You are on page 1of 22

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - ĐOÀN THỊ NGỌC ANH - KHOA QUỐC TẾ HỌC

1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác.
- Vật chất tồn tại dưới dạng vật thể (vật thể mất đi nhưng vật chất vẫn còn)
- Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi
- VC là cơ sở của sự thống nhất thế giới
- VC là nguyên bản của mọi sự vật đang tồn tại
- Các hình thức:
+ Vận động: là một phương thức tồn tại của vật chất (vật chất tồn tại nhờ vận động , thông qua
vận động thì VC mới tồn tại), là một thuộc tính cố hữu của vật chất ( không thể tách vật chất và
vận động)
 Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn bởi VC không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên
mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác nên vận động cũng chỉ chuyển từ
hình thức này sang hình thức khác.
♣ cơ học (dịch chuyển)
♣ Lý (quá tình biến đổi của điện, trường, các hạt cơ bản)
♣ Hóa (quá trình phân giải, hóa hợp các hợp chất vô cơ, hữu cơ)
♣ Sinh (quá trình trao đổi chất của sinh vật với môi trường)
♣ xã hội (sự biến đổi các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa)
+ Vận động và đứng im: chỉ xảy ra trong 1 mối quan hệ nhất định, chỉ xảy ra với 1 hình thức
vận động, chỉ biểu hiện 1 trạng thái vận động
+ Không gian: bất kì một vật thể nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định trong tương quan về
mặt kích thước so với vật thể khác
+ Thời gian: sự tồn tại của vật thể biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng, ở sự kế tiếp nhau
của các giai đoạn vận động

♣ Tính khách quan


♣ Tính vĩnh cửu và vô tận
♣ Không gian luôn có 3 chiều, thời gian có 1 chiều
2. Nguồn gốc và bản chất của ý thức
- Ý thức là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất, diễn
ra trong bộ óc người, được hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ
- Nguồn gốc:
a) Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc con người và thế giới khách quan
- Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người và hoạt động của nó
cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác
động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của con người về thế giới
khách quan. Như vậy, ý thức chính là sự phản ánh của con người về thế giới khách quan.

– Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá
trinh tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất
song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức: phản ánh vật lý, hoá học; phản ánh sinh học;
phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo (tức phản ánh ý thức). Những hình thức này
tương ứng với quá trình tiến hoá của vật chất tự nhiên.
Phản ánh vật lý, hoá học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh. Phản ánh vật
lý, hoá học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hoá (thay đổi kết cấu, vị trí, tính chất lý – hoá
qua quá trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật
chất vô sinh. Hình thức phản ánh này mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật
nhận tác động.

+ Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh. Tương
ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua
tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là phản ứng của thực vật và động vật
bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu
trúc, v.v. khi nhận sự tác động trong môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật
có hệ thần kinh tạo ra năng lực cam giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình
thần kinh qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường lên
cơ thể sống.

+ Phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc trưng cho động vật đã phát triển đến trình độ có hệ thần
kinh trung ương, được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện đối với những tác động
của môi trường sống.

+ Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh năng động, sáng tạo chỉ có ở con người. Đây là sự
phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ra những thông tin mới,
phát hiện ý nghĩa của thông tin.
b) Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ
- Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi
giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người
đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Trong quá trình
lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm thế giới khách quan bộc lộ những
thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng
nhất định mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của
các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo ra khả
năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung
Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá
trình lao động.

+ Ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của ý thức, tức hình thức vật chất nhân tạo đóng vai trò thể
hiện và lưu giữ các nội dung ý thức.

Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối
quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao
tiếp, trao đổi tri thức, tình cảm, ý chí,… giữa các thành viên trong cộng đồng con người. Nhu
cầu này làm cho ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động sản xuất cũng
như trong sinh hoạt xã hội. Nhờ có ngôn ngữ, con người không chỉ giao tiếp, trao đổi trực tiếp
mà còn có thể lưu giữ, truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…
- Bản chất:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não
người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của
ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình
ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm
thường quan niệm.

– Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cũng có nghĩa là ý thức
là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu
cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình
thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn
hiện thực khách quan. Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa
trên cơ sở phản ánh.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn
và là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất
của ý thức có tính xã hội.
- Ý thức mang bản chất xã hội: sự ra đời gắn liền với hoạt động thực tiễn, nó bị chi phối
bởi quy luật xã hội và gắn liền với điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống XH
- Vật chất và ý thức vó mối quan hệ biện chứng trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức
tác động trở lại vật chất
- VC quyết định nguồn gốc/ nội dung/ bản chất/ sự vận động và phát triển của ý thức
3. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng, hay giữa các mặt, các bộ phận của sự vật ở trong thế giới.
- Quan điểm biện chứng: các sự vật trong thế giới vật chất vừa tồn tại độc lập, vừa quy định,
tác động lẫn nhau.
- Trong thế giới không có hiện tượng nào là không bị quy định. Mỗi hiện tượng của thế giới vật
chất bằng cách này hay cách khác có liên hệ với các hiện tượng khác, bị quy định bởi chúng,
đến lượt mình lại quy định hiện tượng xung quanh mình.
• Tính khách quan: Bởi các sự vật, hiện tượng đa dạng nhưng chúng đều là các dạng tồn
tại của vật chất,sự vật có tính thống nhất vật chất.
• Tính phổ biến: Bất kỳ sự vật nào, ở không gian nào,lĩnh vực nào cũng đều có mối liên
hệ với sự vật khác, các bộ phận trong cấu trúc của sự vật cũng có mối liên hệ.
• Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật có nhiều mối liên hệ,mỗi mối liên hệ có vai trò
riêng trong tồn tại của sự vật
Sự phân chia các mối liên hệ chỉ là tương đối, chúng có thể chuyển hóa cho nhau tùy thuộc
vào phạm vi bao quát và sự vận động của chính bản thân sự vật.
4. Nội dung cặp phạm trù Nguyên nhân – kết quả. Ý nghĩa pp luận. Ví dụ vận dụng trong thực
tiễn.
- Nguyên nhân là cái tạo ra một sự vật, gây nên một sự biến đổi, tạo ra một sự kiện. Kết quả là
một cái gì đó được gây nên bởi nguyên nhân, tất cả những gì đang diễn ra và đang tồn tại.
a. Định nghĩa:
nguyên nhân: Là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra sự biến đổi.
Kết quả: Là phạm trù triết học chỉ sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
VD: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống về bạo lực học đường
Qua những số liệu và đánh giá thực tế cho thấy được hiện tượng bạo lực học đường ngày càng
gia tăng và diễn biến phức tạp. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn đến hiện tượng bạo lực học
đường trên? Bài viết xin Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả vào cuộc sống về bạo lực
học đường để giải đáp. Bạo lực học đường do một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất: Có thể thấy tình trạng bạo lực diễn ở môi trường học tập chủ yếu ở độ tuổi 12-17
tuổi.
Đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm. Bản thân các
em chưa làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân mà dễ cáu gắt, bực tức và có những
hành vi gây bạo lực học đường.
Thứ hai: Từ phía gia đình
Cuộc sống ngày nay ngày càng đòi hỏi vật chất nên phụ huynh bận rộn kiếm tiền, ít quan tâm
đến con cái, thậm chí vù áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình. Nhiều gia
đình lục đục nên con cái chứng kiến và bị ảnh hưởng.
Thứ ba: Từ nhà trường
Nhiều trường học chỉ chú trọng đào tạo giáo dục mà ko để ý giáo dục nhân cách, kĩ năng cư xử
phẩm chất cho học sinh. Hoặc khi có bạo lực không có hướng giải quyết nên học sinh không
sợ.
Thứ tư: Từ phía xã hội
Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được kiểm duyệt. Văn hóa
bạo lực trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực tràn lan
trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành
niên này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời.
Thứ năm: Do biến chất về mặt tâm lý
Nhiều học sinh, giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, có những cách nhìn nhận méo mó,
lệch lạc biến thái.
Kết quả là nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng với sự phức tạp. Các hành vi đánh đập,
bứt tóc, xô đẩy, dứt tóc, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau
hết sức phổ biến trong các trường. Không chỉ vậy mà học sinh còn sử dụng những hành vi hoặc
lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo
ý mình. Hành vi này có thể ở giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau. Việc xâm phạm
tình dục, có thể động chạm những bộ phận nhạy cảm hoặc thậm chí có những hành vi cưỡng ép
tình dục, hiếp dâm, … gây rúng động dư luận thời gian qua cũng rất báo động và cần được xử
lý nghiêm.
Có thể thấy mối quan hệ giữa nguyên nhân của bạo lực học đường dẫn đến những hậu quả đáng
tiếc trên thực tế. Từ những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà học sinh có các hành
vi đánh đập, chế nhạo hoặc xâm phạm, xúc phạm,… bạn bè thầy cô. Từ đó mà bỏ học, nghỉ học
đuổi học kéo theo hệ lụy phía sau.
5. Nội dung cặp phạm trù Bản chất và Hiện tượng. Ý nghĩa pp luận. Ví dụ vận dụng trong
thực tiễn
VD: Cày thủ công là hiện tượng còn sản xuất nhỏ là bản chất
b) Mối liên hệ
• Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng tương ứng, còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu
hiện của bản chất. Khi bản chất thay đổi hiện tượng cũng thay đổi, bản chất mất hiện tượng
cũng biến mất theo.
Thực vậy, không có bản chất nào thuần tuý nằm ở một nơi nào đó bên ngoài các sự vật, bản
chất cũng không phải là cái gì thần bí bên trong sự vật. Bản chất nhất thiết phải bộc lộ qua hiện
tượng. Hiện tượng có tính bản chất, nghĩa là bất cứ hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản
chất, hoặc biểu hiện một mặt nào đó của bản chất. Bản chất như thế nào thì hiện tượng cũng
như thế ấy. Khi bản chất bị tiêu diệt thì sớm hay muộn hiện tượng do nó sinh ra cũng biến mất
theo. Bản chất mới ra đời thì các hiện tượng mới phù hợp với nó cũng dần xuất hiện.
Chính vì có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng mà con người mới có thể thông qua
những hiện tượng để nhận thức bản chất, phát hiện ra những quy luật phát triển của sự vật.
• Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
Hiện tượng có thể xuyên tạc bản chất do tác động của điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Bản chất phản ánh cái chung sâu xa, cái bên trong của sự vật. Hiện tưọng phản ánh cái riêng,
cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Tất cả các hiện tượng biểu hiện bản chất theo nhiều
cách khác nhau: có hiện tượng biểu hiện một phần bản chất, có hiện tượng biểu hiện bản chất
tương đối đầy đủ, đúng đắn, nhưng đôi khi hiện tượng biểu hiện bản chất không hoàn toàn đúng
đắn, thậm chí còn sai lệch bản chất bởi vì nếu hiện tượng nào cũng bộc lộ ngay tức khắc và
hoàn toàn đầy đủ bản chất thì con người chỉ cần dùng giác quan mà nhận thức sự vật, chứ không
cần dùng đến các ngành khoa học, kỹ thuật hiện đại.
- Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn biểu hiện là mâu thuẫn giữa cái tương đối ổn định
và cái thường xuyên biến đổi.
Bản chất của sự vật tồn tại trong suốt quá trình phát triển của nó, chỉ khi nào sự vật mất đi thì
bản chất của nó mới thay đổi hẳn. Chính vì thế bản chất có tính tương đối ổn định. Nhưng trong
quá trình phát triển của sự vật thì bản chất của nó được biểu hiện bằng những hiện tượng khác
nhau và luôn thay đổi tuỳ vào những điều kiện khách quan bên ngoài. Điều đó chứng tỏ hiện
tượng thường xuyên biến đổi.
- Hiện tượng phong phú hơn bản chất còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng.
Hiện tượng phong phú hơn bản chất vì ngoài bản chất chung mà các hiện tượng đều có ra nó
còn chứa đựng những nhân tố cá biệt mà chỉ riêng nó có vì trong hiện tượng có sự thống nhất
giữa cái bản chất và những cái không bản chất vì bản chất là cái tương đối ổn định ở trong còn
hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài. Ngược lại, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng vì nó là
những mối liên hệ tất nhiên bên trong, là những quy luật quyết định sự tồn tại và phát triển của
sự vật, nó được lặp đi lặp lại trong những hiện tượng khác nhau, biểu hiện quy luật phát triển
chung của hiện tượng đó.
Mác nhận xét “nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau, thì tất thảy khoa học
đều thừa”
• Sự thống nhất giưa bản chất và hiện tượng
VD: trong XH có giai cấp bất cứ nhà nước nào cũng là bộ máy trấn áp. Hiện tượng nhà nước
nào cũng có quân đội, cảnh sát, nhà tù.v.v..
Sự mâu thuẫn giưa bản chất và hiện tượng
VD: Quan hệ giưa công nhân và nhà tư bản nhìn bề ngoài rất sòng phẳng…
Nhúng thanh thước thẳng vào nước…
c) Ý nghĩa
• Vì bản chất là cái tất nhiên, ổn định ở bên trong chi phối sự vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng là cái không ổn định, nên nhận thức sự vật không dừng lại ở hiện
tượng mà cần đi sâu vào bản chất
• Vì hiện tượng đôi khi xuyên tạc bản chất, hơn thế nữa bản chất không biểu hiện qua một
hiện tượng. Quá trình nhận thức sự vật cần xem nhiều hiện tượng khác nhau.
• Thông qua một quá trình bản chất mới dần được bộc lộ ra, vì vậy nhận thức bản chất sự
vật cũng đòi hỏi một quá trình từ phiến diện tới toàn bộ, từ kém sâu sắc đến sâu sắc.
VD: Vận dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng để phân tích lối sống của SVVN hiện nay.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng SV hiện nay rất năng động, sáng tạo và
nhạy bén với cuộc sống. Nếu như trước đây, khi cuộc sống đang còn khó khăn, chúng ta chỉ
thấy một lớp SV học hành chăm chỉ cốt sao cho sau này ra trường sẽ xin được một công việc
vào biên chế trong Nhà nước, từ đó cuộc sống cứ thế tiếp diễn. Nhưng ngày nay cơ chế thị
trường mở của, SV đã có điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo do có đầy đủ thông tin, một
cuộc sống chất lượng tốt hơn và chủ động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Tất cả những
yếu tố đó làm cho SV năng động hơn, ngày càng chiếm lĩnh những lĩnh vực mới lạ. Vì thế mà
bốn bạn trẻ: Trịnh Xuân Hảo, Phạm Thị Hoàng lam, Trịnh Minh Khôi và Lê Nguyễn Vũ Bình
( SV ĐH GTVTTPHCM) đã có sự khởi đầu khá ngoạn mục: Khi đang là SV năm thứ 3, họ đã
hoàn thành công trình nghiên cứu "thiết kế bảng đèn thông tin điện tử" - đã đoạt giải nhất SV
nghiên cứu khoa học cấp trường và đoạt giải ba Eureka 2002 do Sở Khoa học Công nghệ và
Môi trường cùngTtrung tâm Khoa học Công nghệ trẻ Thành đoàn TPHCM tổ chức.
Hẳn nhiên, chúng ta chẳng thể nào quên được một chương trình "Người đương thời" trên sóng
VTV3 khi có sự xuất hiện của Bạch Đình Vinh (SV ĐH Bách Khoa HN) trên chiếc xe lăn điện
tử giữa cả gia đình anh - người đã bị một tai nạn bất ngờ ập đến làm cho anh bị liệt toàn thân,
không cử động và cũng không nói được nhưng bằng chính nghị lực vượt khó phi thường của
mình anh đã tập bập bẹ nói, đọc lại sách vở, thể dục trí óc để phục hồi dần sự làm việc của não
bộ và đã đi học trở lại cùng lớp đàn em, để rồi ngày vui thực sự đã đến với anh khi với điểm số
9,5 xác nhận anh đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp. Khi nói về ước mơ của bản thân
mình, mọi người trong trường quay đều lặng đi xúc động khi nghe anh nói "có nơi làm việc ổn
định, chữa bệnh để cải thiện sức khoẻ tốt hơn khi bố mẹ tuổi già sức yếu, và có một gia đình
riêng nho nhỏ…" - một điều tưởng chừng như đơn giản, hiển nhiên đối với tất cả chúng ta
nhưng nó lại là "ước mơ" của Vinh…
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ với tất cả mọi người nên trong cả nước hiện nay
lực lượng SV chiếm đa số và để theo học được một trường ĐH, CĐ, THCN thì vấn đề đầu tiên
mà người học cần phải có là tiền. Đây quả thật không phải là điều dễ chịu đối với những SV
xuất thân từ những gia đình khó khăn. Chính vì thế mà ngoài việc tìm thêm nguồn vốn từ việc
làm thêm, SV đã biết tìm tòi ra những nguồn hỗ trợ tài chính của ngân hàng Nhà nước, tổ chức
kinh tế Xã hội. Không những thế, những SV có học lực khá rất dễ dàng trở thành ứng cử viên
của các chương trình học bổng hỗ trợ SV nghèo vượt khó, học giỏi mà Vũ Ngọc Vinh - đội
trưởng đội Telematic vô địch cuộc thi sáng tạo ro bot Robocon 2002 tại Nhật - đã nhận học
bổng du học theo chương trình "300 tiến sĩ" của UBND TPHCM.
Thêm vào đó, hiện nay cứ mỗi dịp hè đến, phong trào "SV tình nguyện" lại thêm sôi động trên
các hè phố khi ngày thi ĐH mớbắt đầu hay việc những SV tràn đến các vùng nông thôn xa xôi,
hẻo lánh, đem đén ánh sáng văn minh cho những đứa trẻ nghèo đói và giúp đỡ bà con trong
những công việc tưởng chừng như giản dị nhưng lại có những ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần.
Hiện tượng bao hàm bản chất, hiện tượng không thoát ly khỏi bản chất và do đó tất cả những
hiện tượng trên đã phản ánh bản chất tốt đẹp của SV hiện nay là sự kết hợp giữa những phẩm
chất truyền thống và những đức tính hiện đại.
Tuy nhiên cùng với sự xuất hiện của cơ chế thi trường và sự xâm nhập của lối sống phương
Tây, bên cạnh sự tiếp nhận những đức tính hiện đại tốt đẹp, cần thiết đó thì không ít SV hiện
nay cũng tiếp thu luôn cả những thói hư tật xấu trong cơ chế mở cửa này.
Có thể kể ra nạn tiêu cực hiện nay đang nổi cộm trong giới SV đó là cờ bạc, ma tuý.Cờ bạc đã
là một tệ nạn lâu đời và SV hiện nay vẫn có một số lượng không nhỏ tham gia nhất là những
SV từ nông thôn ra thành phố trọ học mà không có sự bảo ban của gia đình và do sự rủ rê, cám
dỗ của người khác đã dại dột sa lầy vào con đường này.Có những SV do mải mê cờ bạc nên
sinh ra học hành chểnh mảng và hậu quả là đã bị đuổi học trong khi đó bố mẹ ở quê lại cứ nghĩ
rằng giờ này ở thành phố con mình đang học hành chăm chỉ. Nghiêm trọng hơn, trong những
năm gần đây, tệ nạn hút ma tuý trong trường học đã trở nên thịnh hành và để lại những hậu quả
đau xót: tiền mất, tật mang, học hành giở dang…Một nguyên nhân của tệ nạn này là: nhiều SV
không có đủ tiền ăn học, không tìm được việc làm, hay những SV trong các gia đình khá giả do
không được quan tâm đầy đủ, mải chơi dẫn đến học hành sa sút, những SV bất mãn Xã hội, tất
cả đều tìm đến ma tuý để "quên sự đời". Thậm chí, nhiều SV có bản chất rất hiền lành, từ trước
tới giờ chỉ biết có việc học nhưng chỉ do trí tò mò thúc đẩy và thêm vài lời rủ rê của bạn bè mà
cũng muốn thử xem thế nào và hậu quả là không thể dứt ra được. Những quan niệm bồng bột,
khờ dại ấy đã dẫn đến những kết quả không cách nào cứu vãn nổi. Đó cũng là cách hiểu sai lệch
về bản chất người lớn, cho rằng hiện tượng và bản chất là một. Còn dư luận Xã hội thì luôn lên
án những con người như thế nhưng thực tế họ đã không hiểu rằng đó không hẳn là bản chất của
tất cả những SV đó mà đấy chẳng qua chỉ là một hiện tượng nhỏ nhoi trong vô vàn hiện tượng
có thể lý giải bản chất con người, từ đó xa lánh không có sự giúp đỡ kịp thời cứu vớt họ. Như
vậy và với tình trạng như thế sẽ có hàng nghìn hàng vạn người mắc phải vòng nghiệt ngã của
ma tuý và cờ bạc mà không thoát ra được.
6. Nội dung quy luật lượng – chất. Ý nghĩa pp luận. VD

Mối quan hệ giữa lượng và chất:


• Lượng được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể, có tính quy định về lượng
không thể biểu thị bằng đơn vị cụ thể.
• Lượng –chất quy định lẫn nhau, một chất nhất định tương ứng với một lượng nhất định.
• Phân biệt giữa lượng và chất - tương đối, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể.
• Vận động của sự vật, chất và lượng biến đổi. Sự thay đổi về lượng ảnh hưởng tới sự
thay đổi về chất và ngược lại, sự thay đổi về chất tương ứng với sự thay đổi về lượng
của nó.
• Không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng làm thay đổi về chất
• Độ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật.
• Điểm nút: là những điểm giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất
của sự vật
• Bước nhảy: là sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra
• Sự tác động của chất mới tới lượng: Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại, làm
thay đổi nhịp điệu vận động của sự vật
Nội dung cơ bản của quy luật:
• Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần về lượng
vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước
nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới.
Ý nghĩa pp luận
• Trong thực tiễn muốn tạo ra bước nhảy cần quan tâm tích lũy dần về mặt lượng, khắc
phục tư tưởng nóng vội, chủ quan.
• Nhận thức đúng đắn quy luật giúp chúng ta khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ khi
lượng đã
tích lũy đủ cần mạnh dạn thực hiện bước nhảy.
VD: Ví dụ như một sinh viên A tốt nghiệp ngành Luật, khi ra trường A xin vào làm thực tập
sinh pháp chế cho 1 công ty sản xuất B. Sau khi trải qua 3 tháng làm thực tập sinh, A được công
ty xét duyệt lên vị trí chuyên viên pháp chế, sau khi làm chuyên viên pháp chế được 5 năm, A
được bổ nhiệm lên chức giám đốc pháp chế của công ty.
Như vậy qua ví dụ trên có thể thấy A từ 1 sinh viên mới ra trường chập chững bước vào nghề,
qua quá trình làm việc chăm chỉ, học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng A đã dần
trở tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc. Đó là
quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi A đã dần bước
qua những vị trí từ thấp đến cao trong công việc của mình.
7. Nội dung quy luật phủ định. Ý nghĩa pp luận. VD vận dụng
- Nội dung:
Phủ định là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá
trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ

Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua
những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế
tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều kiện,
tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng.
=> Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu trên
con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
Ví dụ: Hạt thóc -> Cây mạ -> Cây lúa -> Hạt thóc
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều
hạt)
Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao
hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định.
Nội dung của quy luật quy luật phủ định của phủ định
– Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong
của sự vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá
giữa những mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện
tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời
của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định,
nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức,
sự vật, hiện tượng mới (ra đời do kết quả của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật,
hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật,
hiện tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng
trên cơ sở cao hơn.
– Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ
định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của
phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu
kỳ phát triển tiếp theo.
– Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể;
nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn
thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo
đường xoáy ốc. Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn
những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện
chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện
tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng
định với sự vật, hiện tượng phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự
liên hệ và sự phát triển.
=> Kết luận:
– Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Phủ định biện
chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ
định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do vậy, sự phát
triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của
sự vật, hiện tượng.
– Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa sự vật, hiện tượng bị phủ
định với sự vật, hiện tượng phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phủ định
sạch trơn, loại bỏ tất cả các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển,
duy trì và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được
chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng có tính tiến
lên theo đường xoáy ốc.
- Ý nghĩa pp luận:
Quy luật phủ định của phủ định đem đến một cách nhìn đúng về khuynh hướng phát triển.
Quy luật này phản ánh khái quát sự phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng, sự phát triển đó không
diễn ra theo vòng tròn khép kín, cũng không diễn ra theo đường thẳng, mà diễn ra theo đường
xoáy trôn ốc. Bởi vì:
(1) Nếu dùng hình ảnh đường thẳng để biểu thị phát triển thì chỉ nói lên khuynh hướng
vận động đi lên của sự vật mà không diễn tả được sự kế thừa, lặp lại giữa cái mới và cái cũ.
(2) Nếu dùng hình ảnh đường tròn khép kín để biểu thị phát triển thì chỉ nói lên sự lặp lại
nguyên xi, mà không diễn tả được sự phát triển đi lên của sự vật.
(3) Hình ảnh đường xoáy trôn ốc phản ánh đầy đủ, toàn diện tính chất của sự phát triển.
Vừa bao quát phát triển đi lên vừa nói lên tính kế thừa giữa cái mới với cái cũ. Mỗi vòng của
đường xoáy trôn ốc thể hiện một chu kỳ phát triển, lặp lại tính chất của vòng trước nhưng trên cơ
sở cao hơn, tiến bộ hơn.
Quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ sự thắng lợi của cái mới. Cái mới là cái đại diện
cho sự tiến bộ, sự phát triển, khi mới ra đời cái mới thường non yếu so với cái cũ, nhưng rồi sẽ
trưởng thành và tất yếu chiến thắng cái cũ. Bởi vậy, cần có thái độ bảo vệ, trân trọng, tạo điều
kiện cho cái mới phát triển. Tuy nhiên, cũng cần biết phân biệt cái mới chân chính với cái mới
giả hiệu, tức cái cũ được tân trang bên ngoài.
- VD: Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đỏi mới ở nước:

Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của
sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà
diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng
tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều
hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý
điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã
hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và
đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước, đưa đất nước thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta
không trân trọng cái cũ.

Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc trựng tiến bộ của
nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo định
hướng xã hội chủ nghĩa.chính vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới.

Tuy nhiên để có thành công như hôn nay, trong hoạt động của chúng ta, cả hoạt động nhận thức
cũng như hoạt động thực tiến chúng ta phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật một cách
đầy đủ sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể. Chỉ có như vậy hoạt động
của chúng ta, kể cả hoạt động học tập, mới có chất lượng và hiệu quả cao.
8. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý
Trước khi tìm hiểu vấn đề con đường biện chứng của quá trình nhận thức, ta cần hiểu rõ nhận
thức là gì?
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ
óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.
Quan niệm trên đây về nhận thức cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng về bản chất của
nhận thức. Quan niệm này xuất phát tứ bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
– Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào bộ óc của con
người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận
thức được mà chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được.
– Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá
trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu
sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn, …
– Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận
thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Tìm hiểu con đường biện chứng của quá trình nhận thức
Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn, mà là
một quá trình biện chứng.
Theo Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
– đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách
quan”.
Theo đó, con đường biện chứng của quá trình nhận thức gồm hai khâu sau:
+ Nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác; Tri giác; Biểu tượng
+ Nhận thức lý tính bao gồm: Khái niệm; Phán đoán; Suy luận
Cụ thể như sau:
– Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là những tri thức do các giác quan mang lại. Nét
đặc trưng cơ bản ở giai đoạn này là nhận thức được thực hiện trong mối liên hệ trực tiếp với
thực tiễn thông qua các nấc thang cảm giác, tri giác, biểu tượng. Các thành phần của nhận thức
cảm thức như sau:

+ Cảm giác là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng lên các giác
quan của con người. Cảm giác phản ánh từng mặt, từng khía cạnh, từng thuộc tính riêng lẻ của
sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm giác là thế giới khách quan, còn bản chất
của cảm giác là hình ảnh chủ quan về thế giới đó.

+ Tri giác là sự tổng hợp của nhiều cảm giác riêng biệt vào một mối liên hệ thống nhất tạo nên
một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
+ Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau của các giác quan
và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, trừu tượng và khả năng ghi nhận thông tin của
não người. Đây là nấc thang cao và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính; là hình ảnh
cảm tính tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng được lưu lại trong não người và do tác
động nào đó được tái hiện lại khi sự vật, hiện tượng không còn nằm trong tầm cảm tính. Trong
biểu tượng đã có những phản ánh gián tiếp về sự vật, hiện tượng và với biểu tượng, con người
đã có thể hình dung được sự khác nhau và mâu thuẫn nhưng chưa nắm được sự chuyển hóa từ
sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác
Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính bắt nguồn từ trực quan sinh động và từ những lý luận truyền lại. Nhận thức
lý tính phản ánh sâu sắc, chính xác và đầy đủ hơn về khách thể nhận thức. Các thành phần của
nhận thức lý tính bao gồm:

+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm vừa có tính khách quan, vừa
có tính chủ quan khi phản ánh cả một tập hợp những thuộc tính cơ bản có tính bản chất và
chung nhất của sự vật, hiện tượng nhờ sự tổng hợp, khái quát biện chứng những thông tin đã
thu nhận được về sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức

+ Phán đoán là hình thức tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ
định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng; là hình thức phản ánh mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào ý thức của con người tạo nên
vai trò của phán đoán là hình thức biểu hiện và diễn đạt các quy luật khách quan

+ Suy luận (suy lý) là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức
mới theo phương pháp phán đoán cuối cùng được suy ra từ những phán đoán tiên đề (suy luận
là quá trình đi từ những phán đoán tiên đề đến một phán đoán mới). Suy luận có vai trò quan
trọng trong tư duy trừu tượng, bởi nó thể hiện quá trình vận động của tư duy đi từ cái đã biết
đến nhận thức gián tiếp cái chưa biết.
9. LLSX và QHSX. Mối quan hệ biện chứng của LLSX và QHSX. Vận dụng xem xét vấn đề
thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay
● - LLSX: LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản
xuất. Thể hiện năng lực trinh phục tự nhiên.
● LLSX = Người lao động + Tư liệu sản xuất
● Người lao động, không phải tất cả mọi người, đóng vai trò quyết định trong quá trình
sản xuất. người LĐ sử dụng sức lực(cơ bắp) và trí lực (tri thức, kỹ năng).
● Khả năng LĐ của người lao động được gọi là Sức lao động. Trong đó yếu tố trí lực ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất
● TLSX là các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất. quá trình sản xuất là quá trình kết
hợp giữa người lao động và các yếu tố vật chất này.
● TLSX = đối tượng lao động + tư liệu lao động
● ĐTLĐ là bộ phận của tự nhiên mà con người tác động tới ( không phải là toàn bộ giới
tự nhiên)
● TLLĐ là hệ thống vật thể làm nhiệm vụ truyền tác động của con người tới ĐTLĐ. trong
đó có loại truyền dẫn trực tiếp gọi là Công cụ LĐ (quan trọng nhất) và những vật gián
tiếp như nhà kho, bến bãi.v.v..
● Cùng với sự phát triển của sản xuất, con người không ngừng cải tiến công cụ lao động
dẫn tới năng xuất LĐ tăng. Năng xuất LĐ chính là thước đo trình độ phát triển của
LLSX.
LLSX – Người lao động + công cụ LĐ
● Người lao động: Quan trọng nhất, chủ thể sáng tạo công cụ, nguồn gốc của sản xuất
● Công cụ LĐ: tri thức được vật thể hóa, làm phương tiện vật chất của sản xuất. Là yếu
tố động nhất của LLSX. Nguyên nhân của mọi sự phát triển

ĐĂC TRƯNG:
● LLSX có tính khách quan. Con người không thể tự do lựa chọn LLSX cho mình. LLSX
đương thời là kết quả của hoạt động thực tiễn do con người trước đó tạo nên.
● LLSX có tính xã hội. Năng lực sản xuất tổng thể (LLSX xã hội) là tổng những năng lực
cá nhân. Năng lực này được hình thành thông qua phương thức kết hợp xã hội nhất định,
như hợp tác, phân công.
● LLSX có tính lịch sử. Lao động lấy nhu cầu con người làm động cơ nội tại, nhu cầu
luôn phát triển mang tính lịch sử. Động lực để con người lao động không có giới hạn
cuối cùng.
- QHSX: Là quan hệ giữa người với người nảy sinh khi tham gia trực tiếp hay gián tiếp
trong quá trình sản xuất. Những quan hệ này là tất yếu khách quan
- QHSX bao gồm một hệ thống những quan hệ sau:
- QH sở hữu về TLSX là phương thức kết hợp giữa con người với TLSX(TLSX của
ai, ai giữ quyền phân phối)
- QH về tổ chức và quản lý sản xuất (con người đóng vai trò gì trong SX, thống trị,
bị trị, hợp tác, bình đẳng.v.v)
- QH về phân phối của cải vật chất làm ra (theo nguyên tắc nào?)
Câu 9: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Mối quan hệ biện chứng của LLSX và
QHSX. Vận dụng xem xét vấn đề thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay.
I.Phương thức sản xuất:
• Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật
chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
• Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất (LLSX) ở một
trình độ nhất định và quan hệ sản xuất (QHSX) tương ứng. LLSX và QHSX chỉ
hai mối quan hệ song trùng của con người trong quá trình SXVC đó là: quan hệ
của con người với tự nhiên và quan hệ của con người với con người.
II. Khái niệm “lực lượng sản xuất", "quan hệ sản xuất”:
• LLSX là toàn bộ những nhân tố vật chất – kỹ thuật của quả trình sản xuất, bao
gồm: người lao động và tư liệu sản xuất.
• Kết cấu LLSX, gồm có: Người lao động (thể lực, trí lực, kĩ năng) và tư liệu sản
xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động, các tư liệu phụ trợ). Trong các yếu
tổ cấu thành LLSX thì người lao động giữ vai trò quan trọng nhất.
• QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, bao gồm 3 mặt:
• QH sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu,
• QH trong tổ chức, quản lý sản xuất,
• QH phân phối sản phẩm sản xuất.
Trong đó, QH sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò quyết định đối với các quan
hệ còn lại.
III. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX
• LLSX quyết định sự hình thành và phát triển của QHSX, thể hiện trên hai phương diện
cơ bản:
• Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của LLSX sẽ có một QHSX phù
hợp với nó trên cả 3 phương diện: QH sở hữu đối với tư liệu sản xuất, QH trong
tổ chức, quản lý sản xuất, QH phân phối sản phẩm sản xuất.
• Khi LLSX thay đổi, mâu thuẫn với QHSX thì tất yếu dẫn đến việc xã hội phải
xoá bỏ QHSX cũ và thay thế bằng kiểu QHSX mới phù hợp với trình đổi mới
của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. Khi đó PTSX mới xuất hiện thay
thế PTSX cũ lỗi thời.
• QHSX có tính độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX theo 2 chiều hướng:
• QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX se mở đường cho LLSX phát
triển.
• QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển
của LLSX.
IV. Vận dụng thực tiễn:
• Trước đổi mới: Chúng ta vận dụng quy luật này chưa tốt cả nhận thức và hoạt động thực
tiễn xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX một cách ồ ạt trong khi đó đang tạo địa bàn
cho sự phát triển của LLSX. Xây dựng chế độ công hữu về TLSX một cách tràn lan,
trong khi đó trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng đều.
• Từ đổi mới 1986 đến nay: Chúng ta có những chủ trương đổi mới để sửa chữa những
sai lầm để cải tạo XHCN và quản lý kinh tế. Đó là xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu
bao cấp phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Đối với LLSX: Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc phát triển LLSX
thông qua sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
• Đối với QHSX: Được chú trọng trên cả 3 mặt quan hệ xã hội đối với TLSX,
quan hệ trong tổ chức quản lý,quan hệ trong phân phối sản phẩm làm ra.
Câu 10: Nhà nước, nguồn gốc và bản chất. Vận dụng xem xét vấn đề nhà nước cộng hòa
XHCN Việt Nam hiện nay.
I.Nguồn gốc của nhà nước:
• Nhà nước là một phạm trù lịch sử, không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Nhà
nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển xã hội và
sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
• Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp nên
chưa có nhà nước. Khi lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu
và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không
thể điều hòa được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu
diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thâm họa đó không diễn ra, một cơ
quan quyền lực đặc biệt đã ra đời, đó là nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là
nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không thể điều hòa được giữa
giai cấp chủ nô và nô lệ.
• Nguyên nhân sâu xa của sự ra đời nhà nước là do sự phát triển LLSX dẫn đến
sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu.
• Nguyễn nhân trực tiếp của sự ra đời nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được.
II. Bản chất của nhà nước
• Nhà nước, về bản chất, là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh
tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
• Nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.
Tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành xét đến cùng
đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
III. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
Mỗi nhà nước được tổ chức một cách khác nhau nhưng đều có ba đặc trưng cơ bàn:
• Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
• Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với
mọi thành viên trong xã hội.
• Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền.
IV. Chức năng cơ bản của nhà nước
Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó. Dưới góc độ tính
chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị và chức năng xã
hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và
chức năng đối ngoại.
1. Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính
của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn xã hội. Đây là chức năng cơ
bản có vai trò chi phối chức năng xã hội.
- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động
chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới
sự quản lý của nhà nước.
2. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
- Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện lĩnh vực đối nội
và đối ngoại.
+ Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự mọi mặt đời sống xã hội, thường được
pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nhà nước
còn sử dụng nhiều phương tiện truyền thông, các cơ quan văn hóa giáo dục để xác lập, củng cố
tư tưởng, ý chỉ của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.
+ Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các
mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị
cũng như lợi ích quốc gia khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống
trị.
+ Cả chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước thống nhất biện chứng với nhau, đều xuất
phát từ lợi ích của giai cấp thống trị.
V. Các kiểu và hình thức nhà nước
- Có 4 kiểu nhà nước trong lịch sử: Nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước phong kiến, nhà nước
tư sản, nhà nước vô sản.
+ Các kiểu nhà nước trên đều điểm chung: đều là công cụ thống trị của giai cấp thống trị.
+ Điểm riêng: nhà nước vô sản có sự khác biệt về chất, đó là nhà nước đặc biệt, fia nước của
số đông thống trị số ít, nhà nước "nửa nhà nước".
+ Mỗi kiểu nhà nước lại có cách thức tổ chức, phương thức thực hiện quyền lực khác nhau tạo
nên những hình thức nhà nước khác nhau.
+ Kiểu nhà nước chủ nô quý tộc tồn tại những binh thức nhà nước khác nhau như: Nhà nước
quân chủ chủ nô, nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô.
+ Kiểu nhà nước phong kiến tồn tại những hình thức nhà nước khác nhau như: Nhà nước phong
kiến tập quyền và nhà nước phong kiến phân quyền.
+ Kiểu nhà nước tư sản tồn tại những hình thức nhà nước khác nhau như: Chế độ cộng hòa, chế
độ cộng hòa đại nghị, chế độ cộng hòa tổng thống, chế độ cộng hòa thủ tướng, chế độ quân chủ
lập hiến, nhà nước liên bang, nhà nước phúc lợi chung...
+ Kiểu nhà nước vô sản tồn tại những hình thức nhà nước khác nhau như: Nhà nước công xã,
nhà nước Xô Viết, nhà nước dân chủ nhân dân.
VI. Vận dụng xem xét vấn đề nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý
chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn
bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là
trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội
và thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại.
Quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, Nhà nước phải có đủ quyền lực, đủ năng lực định ra
pháp luật và năng lực tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. Để Nhà nước
hoàn thành nhiệm vụ quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện quyền lực nhân dân, phải luôn
luôn chăm lo kiện toàn các cơ quan nhà nước, với cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả với một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn
giỏi; thường xuyên giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức sống, làm việc theo 3 Hiến pháp và
pháp luật; có cơ chế và biện pháp ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách
nhiệm... của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức; nghiêm trị những hành động gây rối, thù
địch; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tổ chức xã hội, xây dựng và tham gia quản lý nhà
nước.
Nhấn mạnh vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật cần
thấy rằng:
Một là, toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị, kể cả sự lãnh đạo của Đảng cũng phải trong
khuôn khổ của pháp luật, chống mọi hành động lộng quyền coi thường pháp luật.
Hai là, có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quản lý đất nước vì lợi ích của nhân
dân, chứ không phải vì các cơ quan và công chức nhà nước.
Ba là, không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường hiệu lực quản
lý của Nhà nước, mà phải bảo đảm sự thống nhất để làm tăng sức mạnh lẫn nhau. Tính hiệu lực
và sức mạnh của Nhà nước chính là thể hiện hiệu quả lãnh đạo của Đảng.

You might also like