You are on page 1of 5

KHÁI LƯỢC PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY

VẬT

1. Khái niệm biện chứng và siêu hình

1.1. Thuật ngữ siêu hình gồm 2 phần quan trọng là Siêu hình
học/Metaphisica và Phương pháp siêu hình

- Metaphysica

Siêu hình học là tên một tác phẩm của Aristotles, trong tác phẩm này cho rằng
Đằng sau thế giới vật lý là siêu vật lý/ siêu hình/ vô hình , đó cũng chính là tinh
thần, ý thức là bản chất của vạn vật

- Phương pháp siêu hình


 Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời.
 Xem xét sự vật trong trạng thái không vận động, biến đổi.
 Nếu có vận động, biến đổi thì chỉ vận động biến đổi về lượng chứ
không biến đổi về chất.
1.2. Thuật ngữ biện chứng
- Dialektica
 Biện chứng là nghệ thuật đàm thoại, nghệ thuật tranh luận
 Tìm ra chân lý bằng cách giải quyết những mâu thuẫn trong tư duy
- Phương pháp biện chứng

 Xem xét sự vật trọng trạng thái liên hệ, tác động qua lại với nhau.
 Xem xét sự vận động, phát triển không ngừng.
 Xem xét sự vật mềm dẻo linh hoạt: vừa là... vừa là
1.3. Lịch sự phép biện chứng
- Có 3 hình thức phép biện chứng :
Phép biện chứng duy vật thời kì cổ đại
Phép biện chứng duy tâm cổ điển đức
Phép biện chứng duy vật
1.3.1. Phương Đông
Tư tưởng biện chứng Ấn Độ cổ đại:
Phật giáo
Ấn Độ có tư tưởng biện chứng của phật giáo : Biện chứng trong nhân
quả, vô ngã, vô thường.
-) Cả con người và vạn vật đều thường hằng và không ngừng biến đổi
Triết học Jana
Tư tưởng biện chứng của phái Jaina thể hiện ở học thuyết tương đối.
Theo đó, tồn tại vừa bất biến, vừa biến chuyển. Cái vĩnh hằng là bản thể
còn cái không vĩnh hằng luôn biến đổi là các dạng của bản thể. Điều đó
có nghĩa là thế giới bao quanh con người vừa vận động lại vừa đứng im,
đó là một mâu thuẫn mà con người cần phải chấp nhận.

Tư tưởng biện chứng trong triết học Trung Hoa


Trung Quốc có tư tưởng biện chứng trong âm dương- ngũ hành.
Trung Quốc có tư tưởng biện chứng trong tư tưởng của Lão Tử : Luật
Quân bình – Luật phản phục.

1.3.2. Phương tây


Tư tưởng biện chứng phương Tây thời cổ đại
Heraclit

Thứ nhất, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Hêraclít,
không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả
đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại.

Thứ hai, quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự
vật, hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò
của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự trao đổi
của những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập.

Thứ ba, theo Hêraclít, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới
do quy luật khách quan (logos) quy định. Logos khách quan là trật tự khách
quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ, học
thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người. Logos chủ quan phải phù hợp với logos
khách quan.

Tư tưởng biện chứng trong triết học Đức

Phép biện chứng cổ điển đức bắt nguồn từ :

Leibniz – I.Kant – Phicto – Senlinh – Hegel

Hegel

Biện chứng của khái niệm trong khoa học lôgíc bao gồm những nội dung
chủ yếu sau:

- Những khái niệm không những khác nhau mà còn có mối liên hệ với nhau;

- Mỗi khái niệm đều phải trải qua một quá trình phát triển được thực hiện
trên cơ sở của ba nguyên tắc:

+ Nguyên tắc thứ nhất: Chất và lượng quy định lẫn nhau. Những chuyển
hoá về lượng sẽ dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại;

+ Nguyên tắc thứ hai: Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với
tư cách là nguồn gốc và động lực của sự phát triển;

Khi nghiên cứu các nguyên tắc này, Hêghen đã giải quyết một cách biện
chứng mối liên hệ chuyển hoá giữa bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện
thực, nguyên nhân và kết quả.

+ Nguyên tắc thứ ba: Phủ định của phủ định với tính cách là sự phát triển
diễn ra theo hình thức xoáy ốc. Khi lý giải nguyên tắc này, Hêghen đã giải
quyết một cách biện chứng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lôgíc
và lịch sử.

Trong tác phẩm “Triết học tự nhiên”, Hêghen đã nêu lên những tư tưởng
biện chứng tài tình về sự thống nhất của vật chất và vận động; về tính chất mâu
thuẫn của những phạm trù không gian, thời gian và vận động; về sự phụ thuộc
của những đặc tính hoá học vào những thay đổi về lượng...

2. Phép biện chứng duy vật

Định nghĩa về phép biện chứng: Phương pháp duy vật biện chứng hay
chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do
Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật
biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.

 Học thuyết về mối liên hệ phổ biến


 Học thuyết về sự phát triển

Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý 3 quy luật và 6 cặp phạm trù :

3. 2 nguyên lý :

• Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

• Nguyên lý sự phát triển

4. 3 quy luật :

• Quy luật những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và
ngược lại

• Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
• Quy luật phủ định của phủ định

5. 6 cặp phạm trù :

• Cái chung và cái riêng

• Nguyên nhân và kết quả

• Tất nhiên và ngẫu nhiên

• Nội dung và hình thức

• Bản chất và hiện tượng

• Khả năng và hiện thực

You might also like