You are on page 1of 4

NGỮ DỤNG HỌC- NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG

I- NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG


- Là một nhánh của ngành ngôn ngữ học, tập trung vào việc xác định, điều tra và
cung cấp các giải pháp cho các vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ trong thực tiễn
cuộc sống.
- Ngôn ngữ học ứng dụng bao gồm tất cả các ứng dụng của lý thuyết ngôn ngữ học
và là sự tích hợp chuyên môn liên quan đến nhiều ngành học.
- Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ học ứng dụng có một nội hàm nhất định, đó là giảng
dạy tiếng, nhất là việc giảng dạy ngôn ngữ thứ II hoặc ngoại ngữ. Xét từ góc độ
trên, những tri thức được ứng dụng bao gồm lý thuyết ngôn ngữ và miêu tả ngôn
ngữ, bao gồm các mô hình ngôn ngữ, quy luật chung, miêu tả ngữ âm, ngữ pháp,
từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ cụ thể.
- Lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học ứng dụng bao gồm phân tích ngôn từ,
phát ngôn
I-NGỮ DỤNG HỌC LÀ GÌ?
Theo từ điển Longman về Giảng Dạy Ngôn ngữ & Ngôn ngữ học Ứng dụng
[tr.284] thì ngữ dụng học là môn học nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp,
đặc biệt các mối quan hệ giữa câu và ngữ cảnh và tình huống mà trong đó chúng
được sử dụng. Ngữ dụng học bao gồm việc nghiên cứu:
- Hiểu và sử dụng các PHÁT NGÔN như thế nào tùy thuộc kiến thức về thế
giới thực.
- Người nói dùng và hiểu các HÀNH ĐỘNG LỜI NÓI như thế nào.
- Cấu trúc của các câu bị ảnh hưởng như thế nào bởi mối quan hệ giữa người
nói và người nghe
- Ngữ dụng học đôi lúc đối lập với NGỮ NGHĨA HỌC là môn học đề cập nghĩa
mà không nói đến người sử dụng và các chức năng giao tiếp của câu.
- Có rất nhiều định nghĩa về ngữ dụng học được đưa ra và chia sẻ từ nhiều học giả
khác nhau, theo Karen Leigh, ngôn ngữ “ngữ dụng” là những kĩ năng ngôn ngữ xã
hội được sử dụng khi chúng ta tương tác với nhau. Bao gồm những gì chúng ta nói
ra, cách biểu đạt lời nói, những cử chỉ khi nói (tương tác bằng mắt, cử chỉ khuôn
mặt, ngôn ngữ cơ thể) và sự phản ứng đúng mực của chúng ta trong những tình
huống giao tiếp cụ thể).
Đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học là về phát ngôn và hành vi ngôn ngữ.
 Tóm lại:  Ngữ dụng học được hiểu như một lĩnh vực nghiên cứu rộng không
chỉ bản thân lời nói mà còn những cử chỉ, hành động và cảm xúc được biểu
lộ không bằng lời nhưng vẫn giúp người nói biểu lộ ý chí, cảm xúc hoặc suy
nghĩ về vấn đề nhất định. Ngữ dụng học đề cập đến vai trò của ngữ cảnh
trong việc làm thay đổi ý nghĩa của lời nói.
Để hình dung rõ hơn về ngữ dụng học bạn có thể quan sát sơ đồ dưới đây:
Phát ngôn Tình huống/ Ngữ cảnh

Nghĩa A Nghĩa B + Nghĩa C

Nghĩa tổng hợp

Ví dụ: Trong phát ngôn “Con của mẹ giỏi nhỉ” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau
trong các trường hợp khác nhau sau đây:

Trường hợp 1: Cậu học sinh đi học đạt điểm cao, cậu hãnh diện về khoe mẹ:

 “Mẹ ơi, hôm nay cô giáo cho con 10 điểm”


 “Đưa mẹ xem nào. Con của mẹ giỏi nhỉ”

Trường hợp 2: Cậu học sinh trốn học đi chơi, về đến nhà cậu bị mẹ phát hiện:

 “Hôm nay con dám trốn học đi chơi à? Con của mẹ giỏi nhỉ?”

- Rõ ràng trong cả hai trường hợp này, người đọc đã cảm nhận được sự khác nhau
rõ rệt trong sắc thái của hai phát ngôn trên. Nếu như trường hợp 1 người mẹ nói
câu “Con của mẹ giỏi nhỉ” với hàm ý khen ngợi con trai mình đã xuất sắc đạt kết
quả tốt, phát ngôn này trong trường hợp 2 mang nghĩa không hài lòng, thậm chí là
tức giận khi con trai của mình trốn học đi chơi, trong trường hợp này người đọc có
thể hiểu là: “Con của mẹ giỏi nhỉ, dám bỏ học đi chơi cơ đấy.”
III- PHÁT NGÔN & NGỮ CẢNH

1/ Phát ngôn

Khi một câu được sử d ụng bởi


một người
nào đó dưới dạng nói hay viết
trong một tình
huống giao tiếp cụ thể, thì ta có
một phát ngôn.
Phát ngôn không phải là một thực
thể trừu
tượng. Nó là một sự kiện, một cái
gì đó đang
diễn ra.
-Khái niệm: khi một câu được sử dụng bởi một người nào đó dưới dạng nói hay
viết trong một tình huống giao tiếp cụ thể, thì ta có một phát ngôn. Phát ngôn
không đơn thuần là một hành động nói năng mà nó có thời gian, không gian, người
nói và ngôn ngữ. Phát ngôn có thể là một câu hoàn chỉnh hoặc cũng có thể chỉ là
một từ.

2/. Ngữ cảnh

- Khái niệm: cho đến nay khái niệm về ngữ cảnh chưa có sự thống nhất, nhưng về
cơ bản có thể hiểu: Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử
dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời
nói.Như vậy có thể hiểu mỗi một phát ngôn đều được sản sinh ra trong một bối
cảnh nhất định, muốn lĩnh hội được đầy đủ, chính xác câu đó ta phải đặt nó trong
bối cảnh mà nó ra đời. Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh.

- Phát ngôn và ngữ cảnh có quan hệ mật thiết với nhau


 Nghĩa của phát ngôn là cái nghĩa mà một người nói truyền đạt nhờ việc sử
dụng một phát ngôn nào đó trong một ngữ cảnh, tình huống. Ví dụ:
Đồng hổ của tôi lại hỏng rồi!
Ta có thể truyền đạt những nghĩa sau đây tùy theo ngữ cảnh tình huống:
- Tôi không thể cho bạn biết bây giờ là mấy giờ
- Đó là lí do tôi đến muộn.
- Tôi phải đem nó đi sửa.
- Tặng cho tôi một cái đồng hồ mới.

You might also like