You are on page 1of 63

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Thời gian làm bài: 195 phút (không kể thời gian phát đề)
Tổng số câu hỏi: 150 câu
Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm 4 lựa chọn (Chỉ có duy nhất 1 phương án đúng) và điền đáp án đúng
Cách làm bài: Làm bài trên hệ thống trắc nghiệm độc quyền Vuihoc

CẤU TRÚC BÀI THI

Nội dung Số câu (câu) Thời gian (phút)


Phần 1: Tư duy định lượng – Toán học 50 75
Phần 2: Tư duy định tính – Ngữ văn 50 60
3.1. Lịch sử 10
3.2. Địa lí 10
Phần 3: Khoa học 3.3. Vật lí 10 60
3.4. Hóa học 10
3.5. Sinh học 10

PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG


Lĩnh vực: Toán học
50 câu hỏi – 75 phút

Câu 1. Theo thống kê tính đến hết tháng quý III năm 2022, tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm giai đoạn
2011 - 2022 ta có biểu đồ bên dưới.

Giai đoạn 2011 - 2022 tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm của năm nào thấp nhất?
A. 2022 B. 2020 C. 2021 D. 2013
1
Câu 2. Một vật chuyển động theo quy luật s = t 3 − t 2 + 9t , với t là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu
3
chuyển động và s là quãng đường vật đi được trong thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian 10s , kể từ lúc
bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất của vật đạt được bằng bao nhiêu?
25
A. 89 ( m / s ) B. 109 ( m / s ) C. 71( m / s ) D. (m / s)
3
Câu 3. Cho a là số thực dương khác 1. Giá trị của log a
a bằng

1
A. B. 0 C. −2 D. 2
2
mx + (m + 2) y = 5
Câu 4. Cho hệ phương trình:  . Giá trị của tham số m để hệ phương trình có nghiệm âm là
 x + my = 2m + 3
5 5
A. m  2 hay m  B. 2  m 
2 2
5 5
C. m  − hay m  −2 D. −  m  −1
2 2
Câu 5. Cho hai số phức z1 = 1 + i và z2 = 2 + i . Trên mặt phẳng , điểm biểu diễn số phức z1 + 2 z2 có tọa độ là

A. ( 3;5) B. ( 2;5) C. ( 5;3) D. ( 5; 2 )

Câu 6. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho mặt phẳng ( P) : 2 x − 2 y + z + 2021 = 0 , vectơ nào trong các
vectơ được cho dưới đây là một vectơ pháp tuyến của ( P ) ?

A. (−2; 2;1) B. ( 4; −4; 2 ) C. (1; −2; 2) D. (1; −1; 4)

Câu 7. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho ba điểm M (2;3; −1), N (−1;1;1) và P(2; m; 2) . Tìm m để
tam giác MNP vuông tại M .
A. m = −6 B. m = 6 C. m = −4 D. m = 2
3x + 5 x+2
Câu 8. Bất phương trình +2 + x có bao nhiêu nghiệm nguyên lớn hơn −2023 ?
2 3
A. 2023 B. 2000 C. 1999 D. 2001
Câu 9. Phương trình sin 2 x + 3cos x = 0 có bao nhiêu nghiệm trong khoảng (0;  ) ?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 10. Trong hội chợ tết năm Quý Mão 2023 , một công ty bia muốn xếp 900 lon bia theo số lượng 1,3,5,
từ trên xuống dưới (số lon bia trên mỗi hàng xếp từ trên xuống là các số lẻ liên tiếp). Hỏi hàng dưới cùng có
bao nhiêu lon bia?
A. 59 B. 30 C. 61 D. 57
1
Câu 11. Trong các hàm số sau, hàm số nào là một nguyên hàm của f ( x) = trên khoảng (1; +) ?
1− x
1
A. y = ln |1 − x | B. y = − ln |1 − x | C. y = ln D. y = ln | x − 1|
x −1
Câu 12. Cho hàm số f ( x) , hàm số y = f  ( x ) liên tục trên và có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

Bất phương trình f ( x)  3x + m ( m là tham số thực) nghiệm đúng với mọi x  (0;1) khi và chỉ khi
A. m  f (0) B. m  f (2) − 4 C. m  f (0) D. m  f (2) − 4

Câu 13. Một chiếc ô tô chuyển động với vận tốc v(t ) (m / s) , có gia tốc a (t ) = v(t ) =
3
t +1
( )
m / s 2 . Biết vận

tốc của ô tô tại giây thứ 6 bằng 12 ( m / s ) . Tính vận tốc của ô tô tại giây thứ 27 .

A. 3ln 3 ( m / s ) B. 14 ( m / s ) C. 3ln 4 + 12 D. 26

Câu 14. Ông Tuấn gửi 500 triệu đồng vào ngân hàng theo thể thức lãi kép kì hạn một năm với lãi suất là
12% / năm. Sau n năm ông Tuấn rút toàn bộ tiền (cả vốn lẫn lãi). Tìm n nguyên dương nhỏ nhất để ông Tuấn
nhận được số tiền lãi nhiều hơn 100 triệu đồng (giả sử rằng lãi suất hàng năm không thay đổi).
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 15. Số nghiệm nguyên của bất phương trình log 1 ( x + 1)  log 1 (2 x − 1) là
2 2

A. 0 B. 1 C. Vô số D. 2

Câu 16. Cho hình phẳng D giới hạn với đường cong y = x 2 + 1 , trục hoành và các đường thẳng x = 0, x = 1
. Khối tròn xoay tạo thành khi quay D quanh trục hoành có thể tích V bằng bao nhiêu?
4 4
A. B. 2 C. D. 2
3 3
m2 x3
Câu 17. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y =
3
( )
− m2 − 4m x 2 + x + 3 đồng

biến trên ?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 18. Gọi z1 , z2 là các nghiệm của phương trình z 2 + 2 z + 5 = 0 . Giá trị của z1 + z2
2 2
bằng

A. 10 B. 12 C. 2 34 D. 4 5
Câu 19. Cho số phức z thỏa mãn | z + 2 − i |= 1 . Hỏi tập hợp các điểm biểu diễn số phức w = (1 + 2i) z là
đường tròn tâm I có tọa độ là
A. I ( −4; −3) B. I ( 4;3) C. I (3; 4) D. I (−3; −4)

Câu 20. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , tam giác ABC có đỉnh A(−1; −3) . Phương trình đường cao
BB : 5 x + 3y − 25 = 0 , phương trình đường cao CC  : 3x + 8 y − 12 = 0 . Toạ độ đỉnh B là

A. B ( 5; 2 ) B. B ( 2;5) C. B ( 5; −2 ) D. B ( 2; −5)

Câu 21. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy . Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để đường thẳng  : 4 x + 3 y + m = 0
tiếp xúc với đường tròn (C ) : x2 + y 2 = 1 .
A. 3 B. 5 C. 2 D. 1
Câu 22. Trong không gian Oxyz , cho điểm A(−4;1;1) và mặt phẳng ( P) : x − 2 y − z + 4 = 0 . Mặt phẳng (Q )
đi qua điểm A và song song với mặt phẳng ( P ) có phương trình là
A. x − 2 y − z − 5 = 0 B. x − 2 y − z + 7 = 0
C. x − 2 y − z − 7 = 0 D. x − 2 y − z + 5 = 0
Câu 23. Cắt hình nón S bởi một mặt phẳng đi qua trục ta được thiết diện là một tam giác vuông cân, cạnh
huyền bằng a 2 . Thể tích khối nón bằng

a 2  a3 2  a2 2  a3 2
A. B. C. D.
4 6 12 12
Câu 24. Người ta muốn tạo ra một hình trụ bằng cách cắt một tấm tôn hình chữ nhật ABCD thành hai hình
chữ nhật, hình chữ nhật ADFE cuộn thành mặt xung quanh của hình trụ, hình chữ nhật BCFE được cắt thành
hai hình tròn bằng nhau để làm hai đáy của hình trụ (tham khảo hình vẽ bên). Biết thể tích của khối trụ tạo

thành bằng . Diện tích của tấm tôn ABCD bằng
2

A. 2 + 3 B. 2 + 2 C. 36 D. 18 + 18
2a
Câu 25. Cho lăng trụ ABC. ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , độ dài cạnh bên bằng , hình
3
chiếu của đỉnh A trên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm của tam giác ABC . Thể tích khối chóp
ABCCB bằng

a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
6 18 12 36
Câu 26. Cho tứ diện ABCD . Các điểm P, Q lần lượt là trung điểm của AB và CD ; điểm R nằm trên cạnh
SA
BC sao cho BR = 3RC . Gọi S là giao điểm của mặt phẳng ( PQR) và cạnh AD . Tính tỉ số
SD
1 1
A. 3 B. 2 C. D.
2 3
Câu 27. Trong không gian Oxyz , cho mặt phẳng ( P) : x + 2 y + 2 z + 4 = 0 và mặt cầu
(S ) : x2 + y 2 + z 2 − 2 x − 2 y − 2 z − 1 = 0 . Tọa độ của điểm M trên ( S ) sao cho d ( M , ( P)) đạt giá trị nhỏ nhất

5 7 7 1 1 1
A. (1;1;3) B.  ; ;  C.  ; − ; −  D. (1; −2;1)
3 3 3 3 3 3
Câu 28. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho điểm M ( 2; −2;3) và mặt phẳng ( ) : 2 x − y + z + 2 = 0
. Đường thẳng d qua điểm M và vuông góc với mặt phẳng ( ) có phương trình là

 x = 1 + 2t  x = 2 + 2t  x = 2 − 2t x = 2 + t
   
A.  y = 3 − 3t B.  y = −2 − t C.  y = −2 + t D.  y = −3 − 3t
 z = −1 + t z = 3 − t z = 3 − t z = 1− t
   

Câu 29. Cho hàm số bậc bốn y = f ( x ) có đồ thị như hình vẽ bên.

Số điểm cực trị của hàm số g ( x) = f ( x 3 − 3x ) là

A. 5 B. 7 C. 9 D. 11
Câu 30. Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho bốn điểm A(1;0;0), B(0; 2;0), C (0;0;3) và D(1; 2; −3) . Gọi
d là đường thẳng đi qua D sao cho tổng khoảng cách từ các điểm A, B, C đến d lớn nhất. Hỏi đường thẳng
d đi qua điểm nào dưới đây?
A. M ( −1; −2;1) B. N ( 7;5; −1) C. P ( 3; 4;3) D. Q(7;13;5)

(2 m + 1) x − 6
Câu 31. Cho hàm số y = có đồ thị ( Cm ) và đường thẳng  : y = x − 1 . Giả sử  cắt ( Cm ) tại
x +1
hai điểm phân biệt A, B . Gọi M là trung điểm của AB và N là điểm thuộc đường tròn
(C ) : ( x + 2)2 + ( y − 3)2 = 2 . Giá trị của m để tam giác OMN vuông cân tại O ( O là gốc tọa độ) thuộc khoảng
nào dưới đây?
A. (1; 2) B. (2;3) C. (−4; −3) D. (3; 4)

x2 3 x2 3
Câu 32. Số nghiệm của phương trình − 2x + + − 3x + 4 = là
2 2 2 4

A. 3 B. 4 C. 5 D. 7
x+7 3   x
7
a
Câu 33. Cho hàm số f ( x) có f (2) = 0 và f ( x) =
2x − 3
, x   ; +  . Biết rằng
2 
 f  2  dx = b
4
(

a
a, b  , b  0, là phân số tối giản). Khi đó a + b bằng
b
A. 250 B. 251 C. 133 D. 221
Câu 34. Một bạn học sinh có một bộ 8 thẻ chữ, trên mỗi thẻ có ghi một chữ cái, trong đó có 2 thẻ chữ V và 6
thẻ còn lại mỗi thẻ khi một chữ lần lượt là U, I, H, O, C, N . Bạn đó xếp ngẫu nhiên 6 thẻ đó thành một hàng
ngang. Tính xác suất để bạn đó xếp được thành dãy VUIHOCVN.
1 1 1 1
A. B. C. D.
20160 40320 6 34160
Câu 35. Cho hình hộp ABCD. ABCD có AA = a . Gọi M , N là hai điểm thuộc hai cạnh BB và DD sao
a
cho BM = DN = . Mặt phẳng ( AMN ) chia khối hộp thành hai phần, gọi V1 là thể tích khối đa diện chứa A
3
V1
và V2 là thể tích phần còn lại. Tỉ số bằng
V2
3 5
A. B. 2 C. D. 3
2 2
x +1
Câu 36. Tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = tại điểm A(6;1) có hệ số góc bằng bao nhiêu?
x −5
Đáp án: ……………………………………
Câu 37. Tìm số điểm cực trị của hàm số y = x4 − 2 x3 + x2 + 2 .
Đáp án: ……………………………………
Câu 38. Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho tam giác ABC có tọa độ các đỉnh
A(8;0; 22), B(−1;3;3), C (1; 4; 2) và G (a; b; c) là trọng tâm của tam giác ABC . Tính giá trị của biểu thức
P = abc
Đáp án: ……………………………………
Câu 39. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó phải có mặt chữ số 8 và
chữ số 9 đồng thời giữa hai số này có đúng hai chữ số khác?
Đáp án: ……………………………………
f ( x) − 6 f ( x) − 6
Câu 40. Cho f ( x) là một đa thức thỏa mãn lim = 20 . Tính lim
x →1 x −1 x →1 ( x − 1)( 2 f ( x) + 4 + 6)
Đáp án: ……………………………………
1 2
Câu 41. Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được cho bởi công thức F ( x) = x (30 − x) , trong đó x là
40
liều lượng thuốc tiêm cho bệnh nhân ( x được tính bằng miligam) và x  [0;30] . Hãy tìm liều lượng thuốc cần
tiêm cho bệnh nhân để huyết áp giảm nhiều nhất.( Không điền đơn vị)
Đáp án: ……………………………………
Câu 42. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y = m 2 x 4 − ( m 2 − 2023m ) x 2 − 1 có đúng một

cực trị?
Đáp án: ……………………………………
Câu 43. Cho hai hàm số f ( x) = ax3 + bx2 + cx + d ,(a  0) và g ( x) = mx2 + nx + p,(m  0) có đồ thị cắt nhau
tại 3 điểm có hoành độ x1 , x2 , x3 (như hình vẽ). Ký hiệu S1 , S2 lần lượt là diện tích các hình phẳng giới hạn
x3

bởi đồ thị hàm số y = f ( x) và y = g ( x) (phần tô đậm). Biết S1 = 10, S2 = 7 . Tính   f ( x ) − g ( x ) dx


x1

Đáp án: ……………………………………


Câu 44. Cho hàm số y = f ( x ) liên tục trên và có đồ thị như hình bên. Với tham số thực m  (0; 4] thì

phương trình f ( x( x − 3) 2 ) = m có ít nhất bao nhiêu nghiệm thực thuộc [0; 4)?

Đáp án: ……………………………………


Câu 45. Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn: | z + 3 − i |= 2 là đường tròn có tâm I (a; b)
. Tính a + b .
Đáp án: ……………………………………
Câu 46. Cho hình lập phương ABCD. ABCD có cạnh bằng a . Số đo của góc giữa ( BAC ) và ( DAC )
bằng bao nhiêu độ? ( Không điền đơn vị )
Đáp án: ……………………………………
x +1 y + 3 z + 2
Câu 47. Trong không gian Oxyz , cho đường thẳng d : = = và điểm A(3; 2;0) . Gọi A ' là
1 2 2
điểm đối xứng của điểm A qua đường thẳng d . Tính khoảng cách từ điểm A ' đến mặt phẳng (Oxy ) .
Đáp án: ……………………………………
Câu 48. Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn log x + x( x + y )  log(4 − y ) + 4 x . Giá trị nhỏ nhất của biểu
1 147
thức P = 8 x + 16 y + + bằng bao nhiêu?
x y
Đáp án: ……………………………………

Câu 49. Cho hình hộp đứng ABCD. ABCD , có đáy ABCD là một hình thoi cạnh 3, ABC = 60 .Tính
khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và BB . ( Kết quả viết dưới dạng số thập phân điền dấu phẩy)
Đáp án: ……………………………………
Câu 50. Một người đã cắt tấm bìa cát tông và đặt kích thước như hình vẽ. Sau đó bạn ấy gấp theo đường nét
đứt thành cái hộp hình hộp chữ nhật. Hình hộp có đáy là hình vuông cạnh a ( cm ) , chiều cao h ( cm ) và diện

tích toàn phần bằng 6m2 . Tổng (a + h) bằng bao nhiêu cm để thể tích hộp là lớn nhất. (Không điền đơn vị )

Đáp án: ……………………………………


PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn – Ngôn ngữ
50 câu hỏi – 60 phút
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Năm qua, thế giới mất đi một nhà vô địch, vì thế đêm nay, tôi muốn chia sẻ với mọi người ba điều bất
diệt của ông ấy đã ảnh hưởng đến tôi và có thể giúp đỡ cho hành trình khám phá cuộc sống của bạn.
Thứ nhất, như nhà vô địch đã nói, đừng tính từng ngày trôi qua mà hãy khiến cho ngày tháng trở nên
đáng tính. […]
Thứ hai, những việc làm giúp đỡ người khác chính là tiền thuê mà bạn phải trả cho chỗ ở của mình trên
Trái đất này, vì vậy hãy rộng lượng, tử tế và công bằng. Đó không chỉ là điều phải làm mà còn là điều tốt
nên làm. Tất cả chúng ta có thể cùng đồng ý rằng, với tất cả căng thẳng có thể đang chia rẽ chúng ta trong
thế giới ngày nay, mỗi người hãy nên là một phần của giải pháp chứ không phải là vấn đề. […]
Thứ ba và cũng là điều cuối cùng […] Đây là những từ cần phải ghi nhớ. Đừng để ai cố gắng thuyết
phục bạn phải từ bỏ bởi vì họ nghĩ rằng điều bạn làm là vô ích.
“Không thể” chỉ là một từ lởn vởn xung quanh những gã đi tìm sự dễ dàng để sống trên thế giới mà
chưa từng một lần dùng sức mạnh để thay đổi nó. "Không thể" không phải là sự thật; đó chỉ là một quan
điểm, ý kiến. “Không thể” có thể chỉ là một khả năng, mang tính tạm thời hoặc có khi không là gì cả.
[…] Vì vậy hãy đi ra ngoài, làm những điều không thể; chỉ hướng về phía trước và trở thành một thế hệ
vĩ đại.
(Bài phát biểu của Justin Timberlake trong lễ trao giải Teen Choice 2016)
Câu 51. Thông điệp được gửi gắm trong câu “Đừng tính từng ngày trôi qua mà hãy khiến cho ngày tháng
trở nên đáng tính” là gì?
A. Hãy dừng việc tính những ngày tháng mà mình đã sống
B. Hãy sống chậm lại và trân trọng từng phút giây trong cuộc sống
C. Hãy sống đẹp và có ý nghĩa để từng ngày tháng trôi qua đều đáng trân trọng
D. Thời gian đã trôi qua không đáng kể, quan trọng là ta có thể làm gì trong tương lai

Câu 52. “Điều phải làm”, “điều tốt nên làm” được tác giả nhắc đến trong văn bản là gì?
A. Tìm ra giải pháp cho các vấn đề toàn cầu
B. Giúp đỡ người khác, sống rộng lượng, tử tế và công bằng
C. Không phân biệt đối xử
D. Đứng dậy sau khi vấp ngã
Câu 53. Theo tác giả, ai là những người thường nói và nghĩ với hai chữ “không thể”?
A. Những kẻ từng dấn thân và nhiều lần vấp ngã.
B. Những kẻ đi tìm một cuộc sống dễ dàng và chưa từng bao giờ nỗ lực để đổi thay.
C. Những kẻ tự ti ở bản thân.
D. Những kẻ luôn hài lòng với tình trạng sống hiện tại của mình.
Câu 54. Từ nào sau đây KHÔNG phải là cách mà tác giả nói về những điều “không thể”?
A. Một quan điểm
B. Một khả năng
C. Chẳng là gì cả
D. Sự thật
Câu 55. Thế hệ vĩ đại mà Justin Timberlake nói đến ở cuối bài phát biểu là một thế hệ như thế nào?
A. Làm được những điều lớn lao, phi thường.
B. Bứt phá ra khỏi giới hạn của bản thân, thử sức mình với những điều tưởng như không thể.
C. Đứng dậy và lớn mạnh sau khi vấp ngã.
D. Ghi tên mình vào tấm bia bất tử.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Lời không chỉ là một âm thanh hoặc một kí hiệu được viết ra. Lời là một sức mạnh; đó là sức mạnh bạn
phải bộc lộ và truyền đạt, để suy nghĩ, và nhờ đó, để tạo ra các biến cố trong đời bạn. Bạn có thể nói. Có
sinh vật nào trên hành tinh có thể nói đâu? Lời là công cụ mạnh mẽ nhất bạn có được trong tư cách con
người; nó là cây đũa thần. Nhưng cũng như con dao hai lưỡi, lời của bạn có thể tạo ra giấc mơ đẹp nhất, lời
của bạn có thể phá hủy mọi thứ xung quanh bạn. Một lưỡi là sự lạm dụng lời, nó tạo ra một hỏa ngục sống.
Lưỡi còn lại là sự bất khả phạm tội của lời, nó chỉ tạo ra cái đẹp, tình yêu và thiên đàng trên mặt đất. Tùy
vào việc sử dụng nó ra sao mà lời có thể giải phóng bạn, hoặc có thể nô dịch bạn nhiều hơn bạn tưởng. Mọi
phép thuật bạn sở hữu đều dựa vào lời của bạn. Lời của bạn là phép thần, và việc lạm dụng lời là một thứ
ma thuật.
(Trích Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, NXB Tri thức, 2018, 55-57)
Câu 56. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Thuyết minh B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 57. Để làm nổi bật sức mạnh của lời, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chính nào?
A. Chứng minh B. Giải thích C. Bình luận D. Phân tích
Câu 58. Bằng hình ảnh so sánh “con dao hai lưỡi”, tác giả đã làm nổi bật điều gì trong bản chất của lời?
A. Sức mạnh diệu kì của lời nói
B. Khả năng sát thương của lời nói
C. Sự giả tạo, đánh tráo giá trị bằng lời nói
D. Tính chất hai mặt trong sức mạnh của lời nói
Câu 59. Phương án nào sau đây lí giải chính xác sự “giải phóng” và “nô dịch” mà việc sử dụng lời có thể
mang lại?
A. Lời giải phóng con người khỏi những xích xiềng của suy nghĩ, sự giam cầm của cảm xúc, giúp cho con
người tư duy mạch lạc và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
B. Lời có thể giải phóng suy nghĩ, cảm xúc, cho phép con người tự do thể hiện bản thân, làm lan tỏa những
giá trị tốt đẹp nhưng cũng có thể áp đặt, trói buộc tư tưởng, biến bản thân mình và những người xung quanh
trở thành nạn nhân của định kiến.
C. Lời thuộc về cá nhân, hoàn toàn độc lập với tâm thức xã hội, nó khẳng định bản lĩnh cá nhân và giải phóng
con người khỏi sự nô dịch của những định kiến vô hình.
D. Lời là sản phẩm của tâm thức xã hội, không tách rời khỏi những định kiến đã tồn tại trong cộng đồng; lời
tưởng là sự giải phóng nhưng bản chất lại là chôn vùi con người cá nhân.
Câu 60. Từ “bất khả” được in đậm trong đoạn trích trên đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. Khôn nguôi B. Không nên
C. Khôn lường D. Không thể
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu 61 và câu 65:
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng
sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.
Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp
cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ
tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên
đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm
nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà,
có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như
bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt
nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng
sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một)
Câu 61. Phương án nào sau đây nhận xét chính xác về nhịp điệu của đoạn trích trên?
A. Nhịp điệu đều đều, uể oải, gợi sự hoang vắng, cô liêu.
B. Nhịp điệu chậm rãi gợi hình ảnh dòng sông lững lờ trôi cùng dòng chảy của năm tháng.
C. Nhịp điệu nhanh, gấp gáp nhấn mạnh tốc độ chảy xiết của dòng nước sông Đà.
D. Nhịp điệu thong thả, thư thái, nhấn mạnh khung cảnh bình yên, lãng mạn của bờ bãi sông Đà.
Câu 62. Phương án nào sau đây chỉ ra giá trị biểu đạt của từ “lặng tờ” trong đoạn trích trên?
A. Thể hiện một quãng im lặng ngưng đọng, bao trùm lên toàn bộ không gian.
B. Thể hiện sự yên lặng chết chóc của không gian sông Đà.
C. Thể hiện sự ảm đạm, quạnh hiu, thiếu sức sống của không gian bờ bãi sông Đà.
D. Thể hiện sự hoang sơ, hiu hắt của bờ bãi sông Đà.
Câu 63. Đáp án nào dưới đây nêu chính xác nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn: “Bờ sông
hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.” ?
A. Những hình ảnh so sánh độc đáo, những liên tưởng mới lạ giúp khắc họa vẻ đẹp man dại và phóng
khoáng của cảnh vật ven sông Đà.
B. Những hình ảnh so sánh độc đáo, những liên tưởng mới lạ giúp khắc họa vẻ đẹp lãng mạn như Đường thi
của cảnh vật ven sông Đà.
C. Những hình ảnh so sánh độc đáo, những liên tưởng mới lạ giúp khắc họa những vẻ đẹp đa dạng của cảnh
vật ven sông Đà.
D. Những hình ảnh so sánh độc đáo, những liên tưởng mới lạ giúp khắc họa vẻ đẹp cổ tích kì ảo của cảnh
vật hai bên bờ sông Đà.
Câu 64. Đáp án nào dưới đây KHÔNG đúng khi nói về vẻ đẹp của sông Đà trong đoạn trích trên?
A. Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình.
B. Vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình.
C. Vẻ đẹp vừa hoang sơ, cổ kính vừa mới mẻ, đầy sức sống.
D. Vẻ đẹp đượm buồn, hiu hắt, cô đơn.
Câu 65. Trong câu: Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu
tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Từ “Chao ôi” đóng vai trò là thành phần nào dưới đây?
A. Thành phần cảm thán
B. Thành phần gọi đáp
C. Trạng ngữ
D. Khởi ngữ
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu 66 và câu 70:
(1) Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
(2) Mênh mông không một chuyến đò ngang.
(3) Không cầu gợi chút niềm thân mật,
(4) Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

(5) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,


(6) Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
(7) Lòng quê dợn dợn vời con nước,
(8) Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
( Trích Tràng giang, Huy Cận)
Câu 66. Đoạn thơ trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào dưới đây?
A. Miêu tả, tự sự B. Tự sự, biểu cảm
C. Biểu cảm, nghị luận D. Miêu tả, biểu cảm
Câu 67. Trong đoạn thơ trên có bao nhiêu từ láy?
A. 6 B. 2
C. 5 D. 4
Câu 68. Đáp án nào dưới đây chỉ ra chính xác nhất tác dụng của biện pháp điệp từ trong khổ thơ thứ nhất?
A. Thể hiện sự thiếu vắng âm thanh của cuộc sống.
B. Thể hiện sự cô đơn, thiếu kết nối trong cuộc sống con người.
C. Cho thấy hình ảnh con người với kiếp sống trôi nổi, lạc loài.
D. Thể hiện nỗi rợn ngợp trước thiên nhiên bao la, rộng lớn.
Câu 69. Câu thơ nào cho thấy rõ sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn của một sinh linh và cái mênh mông,
bao la của thiên nhiên vũ trụ?
A. (2) B. (5)
C. (6) D. (8)
Câu 70. Đáp án nào dưới đây chỉ ra KHÔNG chính xác về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ trên?
A. Sử dụng những từ Hán Việt tạo nên màu sắc trang trọng, cổ kính.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển tích, điển cố.
C. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.
D. Đoạn thơ trên có sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố cổ điển và hiện đại.
Câu 71. Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Để cái nhìn của ta luôn được rộng lớn thênh thang, ngoại trừ việc loại trừ những thành kiến cũ rích,
ta còn phải vượt qua những cảm xúc sôi nổi hay tự áp đặt mình phải trở thành thế này thế nọ mà không thể
chấp nhận bản thân và hoàn cảnh trong hiện tại.
A. thênh thang B. thành kiến
C. sôi nổi D. áp đặt
Câu 72. Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Một năm nhìn lại ta thấy mình được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực
không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương
không? Có phải ta đã từng cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô thường, những người thân
không còn là cảm hứng để ta phấn đấu nữa không?
A. hiểu biết B. yêu thương
C. cảm hứng D. vô thường
Câu 73. Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Mỗi con người là một phần tử nhỏ nhất của xã hội, nhưng để thay đổi được thực trạng, lại cần (dù
chỉ một) con người nhỏ bé đứng lên thách thức, và biết tận dụng công nghệ để thay đổi tri thức của mọi
người, và tạo ra phép màu kì diệu cho những gì sắp bị mất đi.
A. phần tử B. thực trạng
C. thách thức D. tri nhận
Câu 74. Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Hãy tưởng tượng bạn đang sống mà không sợ yêu và được yêu. Bạn không còn sợ bị khước từ, và bạn
không có nhu cầu được chấp thuận. Bạn có thể nói “Tôi yêu bạn” không phải ngượng ngùng hay biện bạch
chút nào. Bạn có thể bước đi trong thế giới với trái tim rộng mở và không sợ tổn thương.
A. khước từ B. biện bạch
C. chấp thuận D. tổn thương
Câu 75. Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Ngọn lửa là nguyên nhân của sự kết hợp giữa nhiệt, oxy và nhiên liệu. Nhiên liệu là bất kỳ vật liệu
nào có tính nhạy cảm với cả nhiệt và oxy. Khi nhiên liệu và oxy đạt đến nhiệt độ đủ cao, các phân tử của
chúng bắt đầu tương tác, hoán đổi các nguyên tử và trao đổi các electron trong khi sự phóng thích năng
lượng xảy ra.
A. nguyên nhân B. hoán đổi
C. nhạy cảm D. phóng thích
Câu 76. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. rào chắn B. giới hạn
C. lằn ranh D. rào cản
Câu 77. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. thế yếu B. nhu yếu
C. ốm yếu D. yếu ớt
Câu 78. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. phốp pháp B. loắt choắt
C. tí xíu D. nhỏ nhắn
Câu 79. Tác phẩm nào sau đây KHÔNG ra đời trong cùng giai đoạn với các tác phẩm còn lại?
A. Đàn ghi-ta của Lor-ca -Thanh Thảo
B. Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
C. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
D. Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 80. Những cụm từ nào sau đây thể hiện được tư cách của các nhà thơ như Tố Hữu, Chính Hữu, Phạm
Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm trong bối cảnh thời đại của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975?
A. Con người công dân
B. Nạn nhân - chứng nhân của chiến tranh
C. Con người cá nhân
D. Nhà thơ - chiến sĩ
Câu 81. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Hầu hết mọi người khi nhìn thấy ai đó có một cuộc sống “hoàn hảo” đều cho rằng họ lúc nào cũng
hạnh phúc. Trên các trang cá nhân, bạn chỉ nhìn thấy bạn bè đang chia sẻ những bức ảnh về cuộc sống đẹp
đẽ nhất của họ, điều đó đã bóp méo phần nào cái nhìn về hạnh phúc của chúng ta. Trên thực tế, luôn có một
điều gì đó ________, một điều gì đó bị mất mát, hay một điều gì đó không vui.
A. thiếu sót B. thiếu thốn
C. thiếu hụt D. thiếu thời
Câu 82. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Mục đích của cuộc sống chính là hướng tới một đích đến cuối con đường cho thật có ý nghĩa. Bạn đã
làm được gì cho đời, cho người thân và xã hội? Bạn có tạo được sự thay đổi gì có ý nghĩa không? Bạn để lại
________ gì trên cõi trần này?
A. di sản B. di vật
C. danh dự D. danh tiếng
Câu 83. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
________ mọi người khi nhìn thấy ai đó có một cuộc sống “hoàn hảo” đều cho rằng họ lúc nào
cũng hạnh phúc. Trên các trang cá nhân, bạn chỉ nhìn thấy bạn bè đang chia sẻ những bức ảnh về cuộc
sống đẹp đẽ nhất của họ, điều đó đã bóp méo phần nào cái nhìn về hạnh phúc của chúng ta.
A. Hầu hết B. Tất cả
C. Một số D. Một bộ phận
Câu 84. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Ý như cá nhân bây giờ mới được xã hội lần đầu tiên phát hiện. Có thể nói, đó là cuộc trỗi dậy lần
thứ nhất của ý thức cá nhân ở xứ ta (sự trỗi dậy thứ hai chính là sau cuộc chiến chống Mỹ - tất nhiên, theo
một kiểu khác, một tính chất khác). Theo đó, một quan niệm hạnh phúc mới cũng chính thức nảy sinh: được
là mình, được hết mình đó là hạnh phúc. Thơ Mới chính là tiếng nói trữ tình của sự ________ đó.
A. khám phá B. bừng tỉnh
C. bừng ngộ D. phát minh
Câu 85. Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy những điều tốt đẹp, vui vẻ và những giây phút hạnh phúc đến khó tin.
Những giọt nước mắt vui mừng, những tiếng reo sung sướng, và những câu chuyện cười. Nhưng cuộc sống
của bạn cũng sẽ có rất nhiều những bão tố. Nó dường như không có ________, cho đến khi bạn vượt qua.
A. giới hạn B. định mức
C. điểm dừng D. điểm đến
Câu 86. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử- danh tác thơ,
NXB Hội Nhà văn, 2014)
Thế giới nghệ thuật trong đoạn thơ thể hiện điệu cảm xúc riêng nào của thơ Hàn Mặc Tử?
A. Ám ảnh chia lìa, nỗi cô đơn và sự khắc khoải níu giữ những yêu thương, ân tình trong cuộc đời.
B. Ám ảnh về bệnh tật, nỗi đau đớn giày vò thể xác và nỗi cô đơn khắc khoải trong tâm hồn
C. Nỗi khát khao tìm kiếm một tiếng nói tri âm, một niềm yêu thương, an ủi thân phận kẻ tài hoa.
D. Tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt và nỗi khắc khoải về thân phận hữu hạn, mong manh.
Câu 87. Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân,
NXB Văn học, 2007)
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử - danh tác thơ,
NXB Hội Nhà văn, 2014)
Sắc thái riêng của tình yêu cuộc sống trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử được thể hiện như thế nào qua
ngôn ngữ và các hình ảnh thơ?
A. Xuân Diệu yêu đời với một nguồn sức sống dạt dào, mãnh liệt và khát khao sở hữu, tận hưởng vô biên
còn Hàn Mặc Tử gắn bó với cuộc đời bằng sự bình thản đón nhận mọi sự mất mát, phôi pha.
B. Xuân Diệu yêu đời bằng niềm đắm say của người ở giữa một bữa tiệc trần gian còn Hàn Mặc Tử mang
niềm đớn đau, khắc khoải của kẻ bên lề cuộc đời, ngưỡng vọng về vẻ đẹp đã tuột khỏi tầm tay.
C. Xuân Diệu yêu đời trong những vẻ đẹp giản dị, gần gũi của thiên nhiên, đời sống còn Hàn Mặc Tử khát
khao theo đuổi trong cuộc đời những giấc mộng xa hoa.
D. Xuân Diệu yêu đời bằng một sự gắn bó máu thịt, bền bỉ, dài lâu còn Hàn Mặc Tử chỉ đi qua cuộc đời như
một chiếc bóng, mọi yêu thương đều mờ nhạt, mong manh.
Câu 88. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy
đến. Thị đứng trước mặt hắn, sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn vẫn chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách
quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con
mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.
- Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Nào hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu cái đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đấy, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vào túi:
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thì đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.
Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
(Trích Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.27)
Những ấn tượng về chân dung, tính cách của nhân vật thị có ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật giá
trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?
A. Thể hiện niềm cảm thông với những kiếp người nô lệ chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến tàn
bạo, vô nhân tính.
B. Góp phần tái hiện một hiện thực tàn khốc rằng cái đói đã không chỉ tàn phá ngoại hình mà còn làm biến
dạng cả tính cách; từ đó thể hiện sự xót thương cho số phận bất hạnh của người lao động trong nạn đói năm
1945.
C. Nhằm vẽ nên bức chân dung chân thực của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; từ đó
phê phán sự tha hóa của con người trong hoàn cảnh khó khăn.
D. Làm hiện lên hình ảnh giản dị, chất phác của những người phụ nữ chân quê; từ đó bày tỏ tình cảm trân
trọng và ngợi ca những vẻ đẹp bên trong như hạt ngọc ẩn giấu trong lớp vỏ hình thức xù xì của những con
người lao động khổ cực.
Câu 89. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, khi đối thoại với Đế Thích- người đã giúp mình
sống lại trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã nói: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người
khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ
là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết” (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu
Quang Vũ, Nàng Sita- Những vở kịch khai thác tích truyện dân gian, NXB Trẻ, 2018, tr.88)
Nhân vật Hamlet trong vở kịch cùng tên của W. Shakespeare từng độc thoại: “Tồn tại
hay không tồn tại?” (Trích Hamlet & Romeo và Juliet, W. Shakespeare, Đào Anh Kha, Bửu Ý, Bùi Phụng
dịch, NXB Hội Nhà văn, 2018)
Niềm trăn trở nào được gửi gắm trong những lời thoại trên?
A. Trăn trở về bản chất của sự tồn tại của con người.
B. Trăn trở về bản năng sinh tồn của con người.
C. Trăn trở về những giới hạn tồn tại của đời sống con người.
D. Trăn trở về ý nghĩa sự tồn tại của con người.
Câu 90. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng bác ái, đến cướp
đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập một)
Phương án nào chỉ ra chính xác ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái” được nhắc
đến trong câu văn trên.
A. Quốc kì của Hợp chủng quốc Hoa Kì, tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh của nhân dân Hoa Kì.
B. Quốc kì của nước Pháp, tiêu biểu cho lí tưởng tôn trọng quyền con người của nhân dân Pháp.
C. Quốc kì của nước Pháp, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân Pháp.
D. Quốc kì của Việt Nam, tiêu biểu cho ý chí giành độc lập của nhân dân Việt Nam.
Câu 91. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới
và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người
bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số
người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước
đây hầu như vẫn còn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình
Dương.
( Trích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 - 12 - 2003, Cô-phi An-nan)
Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?
A. Diễn dịch B. Quy nạp
C. Móc xích D. Song hành
Câu 92. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
(Trích Đất Nước trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

Đoạn thơ đã thể hiện cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước trên nhiều phương diện, trong đó KHÔNG
có phương diện nào sau đây?
A. lịch sử B. địa lí
C. văn hóa D. chính trị
Câu 93. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai


Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
(Trích Bác ơi, Tố Hữu)
Trong đoạn thơ trên xuất hiện rất nhiều hình ảnh thiên nhiên, chúng được miêu tả như thế nào và miêu tả
chúng có ý nghĩa gì đối với việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình?
A. Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, thân quen, chúng đều gắn với một kỉ niệm đẹp với Bác, chúng khiến nhân
vật trữ tình hồi tưởng lại quá khứ và càng thêm đau xót trước sự ra đi của Người.
B. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài tương phản với nỗi đau mất mát trong lòng người, nó gợi ra
tính chất phi lí tới không thể chấp nhận được về sự ra đi của Bác.
C. Thiên nhiên mang màu sắc tươi sáng, trong trẻo cho thấy dù đau đớn trước sự ra đi của Bác nhưng vẫn còn
đó niềm tin vào sự bất tử của Người trong trái tim người dân Việt Nam.
D. Thiên nhiên mang màu sắc ảm đạm, thiếu sức sống góp phần diễn tả nỗi đau mất mát, tả cảnh mà ngụ tình,
góp phần nhấn mạnh nỗi đau trước sự ra đi của Bác.
Câu 94. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho
dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không
biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để
giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa
vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là
“để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Trích Những ngày đầu của nước Việt Nam mới, Võ Nguyên Giáp)
Trong đoạn trích trên, tác giả đã cho thấy điểm khác biệt nào giữa tư tưởng “thân dân” của những nhân vật
lịch sử (như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly) và của Hồ Chí Minh?
A. Hồ Chí Minh chủ chương “đất nước là của nhân dân”.
B. Hồ Chí Minh biết tận dụng sức dân.
C. Hồ Chí Minh đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.
D. Hồ Chí Minh biết chú trọng phát triển trình độ văn hóa của nhân dân.
Câu 95. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ước được ngàn năm nghe giọng ấy,
Đèo em đi mãi cuối không gian!
- Và khi không nói: em im lặng
Anh vẫn nghe hay tựa tiếng đàn.
(Trích Giọng nói, Xuân Diệu, Tôi giàu đôi mắt, NXB Văn học, 1970)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian B. trung đại
C. thơ Mới D. thơ hiện đại
Câu 96. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa...
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
(Trích Những giọt lệ, Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử - danh tác thơ,
NXB Hội Nhà văn, 2014)
Niềm “đau thương” trong thơ Hàn Mặc Tử được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ nghệ thuật ở đoạn thơ
trên?
A. Các từ ngữ trực tiếp miêu tả trạng thái bệnh tật giày vò thể xác và tâm hồn, giọng điệu rên xiết, đớn đau
đến tột cùng.
B. Các từ ngữ thể hiện sự xa cách, mất mát, chia lìa; giọng điệu khắc khoải níu giữ, hoang mang mong
ngóng một niềm an ủi trong cô đơn.
C. Các từ ngữ thể hiện niềm đắm say, tha thiết với cuộc đời và các từ ngữ thể hiện nỗi cô đơn, sự mất mát
phôi pha; giọng điệu bẽ bàng, cay đắng.
D. Các từ ngữ thể hiện nỗi cô đơn, niềm đắng cay thân phận; giọng điệu chua xót, hoài nghi những ân tình
của con người và cuộc đời.
Câu 97. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thị nghe thấy thế mà lộn ruột. Nhưng thị biết cãi bà làm sao? Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người
ấy năm mươi tuổi rồi còn ai lấy chồng. Thị biết cãi làm sao. Mà không cãi được thì giận dữ nổi lên đùng đùng.
Thị tức lắm! Thị tức lắm! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị lon ton chạy sang nhà nhân ngãi. Thị thấy
hắn đang uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi; bởi phải đợi, hắn
lại lôi rượu mà uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi! Nhưng thị làm gì mà hắn chửi? Mà
hắn có quyền gì chửi thị? Ồ, thị điên lên mất! Thị dẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng.
Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười! Nó nhạo thị, trời ơi! Thị điên lên mất, trời ơi là trời! Thị
chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô.
Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu. Hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít hít thấy
cái hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì. Thị trút giận xong rồi. Cái mũi đỏ dị xuống rồi lại
bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít ra về. Hắn sửng sốt đứng lên gọi lại. Ai mà thèm
lại! Còn muốn lôi thôi cái gì? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay thị. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn
lăn khèo xuống sân. Ðã lăn ra thì hắn phải kêu: bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch toan đập đầu. Nhưng
hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ đập đầu ở đây chỉ thiệt; đập đầu ở đây để mà ăn vạ ai? Hắn phải tự
đến cái nhà con đĩ Nở kia. Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó. Nếu không đâm
được, lúc ấy hãy đập đầu kêu làng. Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm cho máu nó
chảy? Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ơi, buồn!
Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống.
Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: “Tao phải đâm chết nó!”. Nhưng hắn lại cứ thẳng
đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở? Những thằng điên và những thằng say rượu không
bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm.
(Trích Chí Phèo, Nam Cao)
Đáp án nào dưới đây chỉ ra chính xác nhất bi kịch sâu xa đằng sau tình huống Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo?
A. Bi kịch tình yêu đôi lứa bị gia đình và xã hội phản đối.
B. Bi kịch tình yêu đơn phương bị cự tuyệt của Chí Phèo.
C. Bi kịch của những con người nghèo khổ trong xã hội.
D. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Câu 98. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
(Trích Chợ tết, Đoàn Văn Cừ)
Trong đoạn thơ trên xuất hiện bao nhiêu từ láy?
A. 7 B. 6
C. 5 D. 4
Câu 99. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Từ “mặc ” trong đoạn thơ trên có nghĩa là
A. Phó mặc B. Mặc kệ
C. Mặc định D. Mặc sức
Câu 100. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng
các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói
ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.
(Trích Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh)
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phong cách ngôn ngữ báo chí
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học
PHẦN 3: KHOA HỌC
Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội
50 câu hỏi – 60 phút

Câu 101. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phong trào Cần vương?

A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường hệ tư tưởng phong kiến.

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị của giai cấp vô sản.

C. Là phong trào yêu nước của tầng lớp công nhân.

D. Là phong trào yêu nước của tầng lớp tư sản.

Câu 102. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914), chính
quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông không nhằm hướng đến mục đích nào sau đây?

A. Nhằm thúc đẩy xây dựng một Việt Nam ngày càng hiện đại hơn.

B. Nhằm phục vụ công cuộc khai thác lâu dài của thực dân Pháp.

C. Nhằm phục vụ mục đích quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam.

D. Nhằm đáp ứng một số yêu cầu của chính quyền thuộc địa.

Câu 103. Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào sau đây?

A. Đấu tranh báo chí, nghị trường.

B. Bạo động vũ trang giành độc lập.

C. Đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

D. Cải cách để phát triển đất nước.


Câu 104. Nội dung nào sau đây phản ánh khuynh hướng hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(1925)?

A. Khuynh hướng tư sản.


B. Khuynh hướng vô sản.
C. Kết hợp vô sản với tư sản.
D. Khuynh hướng phong kiến.
Câu 105 Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi:

“Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong
kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để, một mặt
nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh
đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm
cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa.
Muốn thực hành được những điều cốt yếu ấy thì phải dựng lên chánh quyền Xôviết công nông. Chỉ có chánh
quyền Xôviết công nông mới là cái khí cụ rất mạnh mà đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, phong kiến, địa chủ, làm
cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ quyền lợi cho mình.”

(Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002, trang 94).

Nội dung nào sau đây phản ánh một trong những điểm khác biệt giữa nội dung Luận cương chính trị đề ra tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất (tháng 10 - 1930) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên được
đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 1 - 1930)?

A. Xác định vai trò của chính quyền Xô viết công nông.

B. Chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là đánh đổ phong kiến.

C. Xác định mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

D. Chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là đánh đổ đế quốc.

Câu 106. Thắng lợi nào sau đây của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-
1954) đã đánh bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.

C. Chiến cuộc đông xuân năm 1953-1954.

D. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.

Câu 107. Nền kinh tế Nhật Bản từ đầu đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có đặc điểm nào sau đây?

A. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh.

B. Nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa.
C. Tư bản nước ngoài đầu tư quy mô lớn vào Nhật Bản.

D. Đã tiến hành cải cách ruộng đất, địa chủ sở hữu không quá 3 hécta.

Câu 108. Trong những năm 1950 - 1973, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của
thế giới không bởi lý do nào sau đây?

A. Sự quản lý và điều tiết hiệu quả của nhà nước.

B. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.

C. Không bị tàn phá bởi chiến tranh.

D. Áp dụng thành tựu của khoa học - kĩ thuật.

Câu 109. Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi dưới đây:

“Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước
nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ”.

(Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 21 (1960), Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002, Tr. 916)

Nội dung nào sau đây phản ánh đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến
chống Mỹ?

A. Tiến hành đồng thời ở mỗi miền Nam Bắc một nhiệm vụ chiến lược.

B. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam.

C. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả hai miền Nam Bắc.

D. Tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn miền Bắc.

Câu 110. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nội dung Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam?

A. Công nhận Việt Nam là một nước tự do, có quân đội, tài chính riêng, nằm trong liên bang Đông Dương và
trong khối Liên hiệp Pháp.

B. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

C. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do.
D. Hoa Kì rút hết quân đội, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của
miền Nam Việt Nam.
Câu 111. Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang
A. phía Nam và ven bờ Đại Tây Dương. B. phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương
C. phía Bắc và ven bờ Thái Bình Dương. D. phía Tây và ven bờ Đại Tây Dương.
Câu 112. Các trung tâm công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga thường được phân bố ở
A. đồng bằng Đông Âu, Tây Âu.

B. đồng bằng Tây Âu, Tây Xi-bia.

C. đồng bằng Tây Âu, Đông Xi-bia.

D. đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia.

Câu 113. Đáp án nào dưới đây không phải là đặc điểm của dân cư nước ta?
A. Dân cư phân bố không đồng đều.

B. Quy mô dân số đông và tăng nhanh.

C. Cơ cấu dân số trẻ và có xu hướng già hóa.

D. Cơ cấu dân số già và già hóa ngày càng nhanh.

Câu 114. Ngành nào sau đây không phải thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

C. Khai thác, chế biến khoáng sản và phát triển thủy điện.

D. Trồng cây công nghiệp, cây dược liệu của vùng cận nhiệt.

Câu 115. Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ được hình thành do sự tác động của
A. đặc điểm khí hậu. B. hướng địa hình.
C. vị trí địa lí và cấu trúc địa hình. D. vị trí giáp biển và núi.
Câu 116. Cảnh quan xa van cây bụi ở nước ta xuất hiện chủ yếu ở
A. sơn nguyên Đồng Văn. B. Tây Nguyên.
C. khu vực cực Nam Trung Bộ. D. khu vực Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu 117. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan.
C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh. D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.
Câu 118. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do
A. chính sách mở cửa của Nhà nước, thị trường thế giới ngày càng mở rộng.
B. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.
C. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
D. chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.
Câu 119. Cho bảng số liệu
Diện tích các loại cây lâu năm của nước ta năm 2010 và 2018
(Đơn vị: Nghìn ha)
Cây công nghiệp lâu
Năm Tổng số Cây ăn quả Cây lâu năm khác
năm
2010 2846,8 2010,5 779,7 56,6
2018 3482,3 2228,4 989,4 264,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây lâu năm của nước ta năm 2010 và
năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền.
C. biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột
Câu 120. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?
A. Trên đường di cư của nhiều loài sinh vật.

B. Nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn.

C. Vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.

D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 121. Định luật Len−xơ dùng để xác định


A. độ lớn của từ thông. B. cường độ dòng điện cảm ứng.
C. chiều của dòng điện cảm ứng. D. chiều của từ trường dòng điện cảm ứng.
Câu 122. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ định hướng cao. B. Độ đơn sắc cao.
C. Cường độ lớn. D. Công suất trung bình có giá trị lớn.
Câu 123. Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng. Nhà đó chắc
chắn phải là
A. nhà sàn. B. nhà lá. C. nhà gạch. D. nhà bê tông.
Câu 124. Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều khiển kiểm soát
phản ứng hạt nhân dây chuyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó
năng lượng nhiệt này được các chất tải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí, kim loại lỏng) truyền tới thiết bị
sinh điện năng như tuabin để sản xuất điện năng. Trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động bình thường
hiện nay, phản ứng nào xảy ra trong lò phản ứng để cung cấp năng lượng cho nhà máy hoạt động?
A. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức tới hạn.
B. Phản ứng nhiệt hạch có kiểm soát.
C. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức vượt hạn.
D. Phản ứng phân hạch dây chuyền được khống chế ở mức dưới hạn.
Câu 125. Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên
quan đến
A. sự truyền thẳng của ánh sáng. B. sự khúc xạ của ánh sáng.
C. sự phản xạ của ánh sáng. D. khả năng quan sát của mắt người.
Câu 126. Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu một đoạn mạch ghép nối tiếp gồm điện trở R, một cuộn cảm
thuần có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời qua
mạch,  là độ lệch pha giữa u và i. Khi điều chỉnh C thì thấy sự phụ thuộc của tan  theo ZC được biểu diễn
như đồ thị hình bên. Giá trị của R là bao nhiêu?

A. 5 . B. 5,8. . C. 10. . D. 7, 2.


Câu 127. Giả sử một ca sĩ muốn thiết kế một phòng nghe, với một căn phòng vuông ca sĩ bố trí 4 loa giống
nhau coi như nguồn điểm ở 4 góc tường, các bức vách được lắp xốp để chống phản xạ. Do một trong 4 loa
phải nhường vị trí để đặt chỗ lọ hoa trang trí, ca sĩ này đã thay thế bằng một số loa nhỏ giống nhau có công
suất như hình và đặt vào trung điểm đường nối vị trí loa ở góc tường với tâm nhà, vậy phải đặt thêm bao nhiêu
loa nhỏ để người ngồi ở tâm nhà nghe rõ như 4 loa đặt ở góc tường (bỏ qua giao thoa sóng âm)?

A. 8. B. 6. C. 2. D. 4.
Câu 128. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc.
Khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 1,2 mm và 1,8 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở
cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6 mm và 20 mm. Trên đoạn MN, số
vân sáng quan sát được là
A. 16. B. 20. C. 18. D. 19.
Câu 129. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000
V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích
điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải.
B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
Câu 130. Một chiếc xe có độ cao H = 30 cm và chiều dài L = 40 cm cần chuyển động thẳng đều để đi qua
gầm một chiếc bàn. Bàn và xe đều đặt trên mặt phẳng ngang. Phía dưới của mặt bàn có treo một con lắc lò xo
gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m và vật nhỏ khối lượng m = 0,4 kg. Xe và con lắc nằm trong cùng một mặt
phẳng thẳng đứng. Khi xe chưa đi qua vị trí có treo con lắc ở trên, người ta đưa vật nhỏ lên vị trí lò xo không
biến dạng, khi đó vật có độ cao h = 42 cm so với sàn. Sau đó thả nhẹ vật. Biết g = 10 m/s2. Coi vật rất mỏng
và có chiều cao không đáng kể. Để đi qua gầm bàn mà không chạm vào con lắc trong quá trình con lắc dao
động xe phải chuyển động thẳng đều với tốc độ nhỏ nhất bằng bao nhiêu? (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ
hai sau dấy phẩy, không điền đơn vị).

Đáp án:
Câu 131. Bom napan là một loại bom mà đế quốc Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam nhằm gây cháy và bỏng. Trong thành phần của bom napan
chứa chất nào sau đây?
A. Photpho đỏ. B. Photpho trắng.
C. Cacbon. D. Lưu huỳnh.
Câu 132. Trong bình cứu hỏa, người ta thường nén khí CO2 vào vì nó không
cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất vì vậy nó có thể chữa cháy. Tuy vậy, CO2 không dùng để dập tắt
đám cháy
A. bắt nguồn từ các chất lỏng như xăng, dầu.
B. bắt nguồn từ các chất khí như metan, gas.
C. bắt đầu từ các thiết bị điện, điện tử, vi mạch.
D. đám cháy Mg.
Câu 133. Cho 12,8 gam dung dịch ancol X trong nước có nồng độ 71,875% tác dụng hết với lượng dư Na
thu được 5,6 lít H2 (ở đktc). Tên gọi của X là
A. etilen glicol. B. propan-1,3-điol. C. propan-1,2-điol. D. glixerol.
Câu 134. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X, thu được 94,38 gam CO2 và 35,802 gam H 2O . Xà phòng
hóa hoàn toàn m gam X cần dùng 117 ml dung dịch KOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp gồm hai muối
của axit oleic và panmitic. Giá trị m là
A. 31,473. B. 30,342. C. 33,462. D. 70,72.
Câu 135. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
B. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
C. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
D. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
Câu 136. Một học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau và ghi chép lại hiện tượng thí nghiệm

Bước 1 Bước 2 Bước 3

(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng trao đổi ion.


(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, dung dịch thu được có màu tím.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì thu được kết quả tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt peptit Ala-Ala với Ala-Ala-Ala.
(f) Ở bước 2, chất rắn màu xanh đọng dưới đấy ống nghiệm, phần dung dịch không màu.
Số ghi chép đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 137. Cho từ từ V ml dung dịch KOH 1M vào 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,12M và Al2 (SO4 )3
0,17M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là

A. 0,034 và 228. B. 0,068 và 228. C. 0,34 và 92. D. 0,68 và 228.


Câu 138. Đốt cháy bột Fe trong oxi, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào HCl dư
thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu dung dịch KMnO4 . Nhỏ AgNO3 đến dư vào dung dịch Y
thu được bao nhiêu chất rắn khác nhau?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 139. Hỗn hợp A gồn 3 axit đơn chức, mạch không phân nhánh. Trong đó có 2 axit no ( A1và A2 ; MA1 <MA2
) , và 1 axit không no, 1 liên kết đôi. Cho A phản ứng với ancol đơn chức B thu được hỗn hợp C gồm 3 este.
Xà phòng hóa hoàn toàn x gam C bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và p gam ancol B. Cho p
gam ancol B vào bình đựng Natri dư sau phản ứng có 2,24 lít khí thoát ra và khối lượng bình đựng Natri tăng
6,2 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x gam X thu được 13,44 lít khí CO2 và 9,9 gam nước. Nếu lấy 8,82
gam A2 phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được m gam muối. Tính giá trị của m (làm tròn đến phần thập phân
thứ ba sau dấu phảy, không ghi đơn vị)

Đáp án:………………………….

Câu 140. Cho 19,1 g hỗn hợp bột kim loại gồm bạc, nhôm, sắt vào bình A chứa HCl dư còn lại chất rắn B.
Lượng khí thoát ra dẫn qua bình chứa CuO nung nóng thấy khối lượng bình giảm 4 gam. Thêm tiếp vào bình
A lượng dư muối natri nitrat thu được 4,48 lít một chất khí màu nâu. Tính phần trăm khối lượng của nhôm
trong hỗn hợp ban đầu

A. 14,14%. B. 21,2%. C. 28,27%. D. 16,96%.

Câu 141. Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết
luận đúng:
A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2

B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.

D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.

Câu 142. Trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, có các tuyến tiêu hóa chủ yếu nào?
A. Tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tụy.
B. Tuyến dạ dày, tuyến tụy, ruột già.
C. Tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến ruột.
D. Tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến gan, tuyến tụy.
Câu 143. Xác định câu đúng (Đ), sai (S) sau đây:

1. Hải ly đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ.

2. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh
thổ.

3. Cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn.

4. Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư.

5. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội.

Phương án trả lời đúng là:

A. 1S, 2Đ, 3S, 4Đ, 5Đ.

B. 1S, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ.

C. 1S, 2Đ, 3S, 4Đ, 5S.

D. 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ, 5Đ.

Câu 144. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời sống cá thể nhờ:
A. tái bản ADN và phiên mã. B. tái bản DNA, phiên mã và dịch mã.

C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. phiên mã và dịch mã.

Câu 145. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc
nhân đôi DNA. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái
bản DNA xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn DNA ngắn khoảng vài trăm cặp
nucleotide. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?
A. Các nucleotide. B. Enzyme ligase.
C. Các đoạn Okazaki và đoạn mồi. D. Enzyme DNA polymease.
Câu 146. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,2 AA + 0,6Aa + 0,2 aa = 1. Sau 3 thế hệ tự phối thì cấu
trúc di truyền của quần thể sẽ là:

A. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625aa = 1 B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425aa =1

C. 0,25AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1 D. 0, 4375 AA + 0,125 Aa + 0,4375 aa = 1

Câu 147. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên thứ cấp của quá trình tiến hóa là
A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. biến dị tổ hợp.
C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Câu 148. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm
giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn
với vốn gen của quần thể ban đầu.

II. Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và
tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

III. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của
quần thể và ngược lại.

IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di
truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 149. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?

A. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

C. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.

D. Quan hệ hội sinh và quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Câu 150. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gene quy định màu thân và hình dạng cánh
đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt
trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt
đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ (P), thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi đực
thân đen, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Ruồi cái thân đen, cánh cụt,
mắt đỏ F1 có tỉ lệ là bao nhiêu?

Đáp án: ....


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: THẦY CÔ CỐ VẤN VÀ BIÊN TẬP VIÊN VUIHOC.VN
PHẦN 1. TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG

1.C 2.A 3.D 4.D 5.C 6.B 7.B 8.B 9.B 10.A

11.B 12.C 13.C 14.B 15.B 16.A 17.C 18.A 19.A 20.B

21.C 22.B 23.D 24.B 25.B 26.A 27. C 28.C 29.C 30.B

39.
31.D 32.A 33.B 34.A 35.B 36.-6 37.3 38.56 40.2
9240
42.
41.20 43.3 44.4 45.-4 46.60 47.4 48.104 49. 1,5 50.2
2023

Câu 1 [NB]. Chọn đáp án C.


Phương pháp giải
Quan sát biểu đồ đường gấp khúc; lựa chọn năm có tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm thấp nhất.
Giải chi tiết
Giai đoạn 2011 - 2022 tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm trong năm 2021 đạt 1,57% thấp nhất.
Câu 2 [TH]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Ta có v ( t ) = s ( t ) = t 2 − 2t + 9 .

Ta có: v = 2t − 2  v = 0  t = 1
Tính: v (1) = 8, v (10 ) = 89, v ( 0 ) = 9 .

Vậy vận tốc lớn nhất là 89( m / s) .


Câu 3 [TH]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
Ta có: log a
a = log 1 a = 2log a a = 2 .
a2

Câu 4 [VD]. Chọn đáp án D.


Giải chi tiết
Ta có
m m+2
D= = m2 − m − 2
1 m
5 m+2
Dx = = −2m2 − 2m − 6
2m + 3 m

m 5
Dy = = 2m2 + 3m − 5
1 2m + 3

Hệ phương trình có nghiệm khi D  0  m  −1, m  2

Dx −2m2 − 2m − 6 Dy 2m2 + 3m − 5
Hệ có nghiệm: x = = ,y= = 2
D m2 − m − 2 D m −m−2
  m  −1
m − m − 2  0 
 m2
2

 
5
Hệ phương trình có nghiệm âm khi  2  −  m  −1 .
2m + 3m − 5  0  5 2

 2  m  1

5
Vậy −  m  −1
2
Câu 5 [TH]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Ta có z1 + 2 z2 = (1 + i) + 2.(2 + i) = 5 + 3i

Vậy điểm biểu diễn số phức z1 + 2 z2 có tọa độ là (5;3) .

Câu 6 [TH]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết

( P) có véctơ pháp tuyến n1 = ( 2; −2;1) suy ra n = 2.n1 = ( 4; −4; 2 ) là véctơ pháp tuyến của ( P ) .

Câu 7 [ TH]. Chọn đáp án B.


Phương pháp giải

a ⊥ b  a.b = 0

Giải chi tiết

Ta có MN = ( −3; −2; 2 ) , MP = ( 0; m − 3;3) .

Tam giác MNP vuông tại M khi và chỉ khi MN .MP = 0


 −3.0 − 2.(m − 3) + 2.3 = 0  m = 6 . Vậy giá trị cần tìm của m là m = 6 .
Câu 8 [TH]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
3x + 5 x+2
Bất phương trình +2 + x  9 x + 15 + 12  2 x + 4 + 6 x  x  −23 .
2 3
Vì x  : − 2023  x  −23  −2022  x  −2023, x  nên có 2000 nghiệm nguyên.
Câu 9 [TH]. Chọn đáp án B.
Phương pháp giải
Sử dụng công thức hạ bậc, đưa về phương trình lượng giác cơ bản, dựa vào khoảng nghiệm xác định nghiệm
cụ thể và tính tổng các nghiệm.
Giải chi tiết
sin 2 x + 3cos x = 0  2sin x.cos x + 3cos x = 0  cos x.(2sin x + 3) = 0

cos x = 0

 x= + k (k  )
sin x = − 3 2
 2

Theo đề: x  (0;  )  k = 0  x = .
2
Câu 10 [VD]. Chọn đáp án A.
Phương pháp giải

n ( u1 + un ) n  2u1 + ( n − 1) d 
Tổng n số hạng đầu của một cấp số cộng là Sn = hay Sn = 
2 2
Công thức tổng quát un = u1 + (n − 1)d

Giải chi tiết


Dễ thấy số lon bia đặt vào từng hàng tạo thành một cấp số cộng với u1 = 1; d = 2.

n  2.1 + ( n − 1) .2
Gọi tháp bia đó có n hàng  Sn = 900 = 
2
 n ( 2 + 2n − 2 ) = 1800  n2 = 900  n = 30 (do n  N * )

Vậy hàng cuối cùng là hàng thứ 30 có số lon bia là u30 = 1 + (30 − 1)2 = 59

Câu 11 [TH]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết
1 1
Áp dụng công thức  ax + b dx = a ln ax + b + C
1
 dx = − ln 1 − x + C
1− x
Câu 12 [VD]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Ta có f ( x)  3x + m  m  f ( x) − 3x(*) . Xét hàm số g ( x) = f ( x) − 3x trên (0;1) . Ta có
g ( x) = f ( x) − 3  0, x  (0;1) nên hàm số g ( x) nghịch biến trên (0;1) . Do đó (*) đúng với mọi x  (0;1)
khi m  g (0) = f (0) .
Câu 13 [VD]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
3
Ta có: v(t ) =  a(t )dt =  = 3ln | t + 1| +C .
t +1
Lại có: v(6) = 12  3ln 7 + c = 12  c = 12 − 3ln 7 . Suy ra v(27) = 3ln 28 + 12 − 3ln 7 = 3ln 4 + 12 .
Vậy vận tốc của ôtô tại giây thứ 27 bằng 3ln 4 + 12 .
Câu 14 [TH]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
Số tiền ông Tuấn nhận được sau n năm là
n
 12 
Tn = 500 1 +  .
 100 
n
 12  600
Tn − 500  100  500 1 +  − 500  100  n  log1+ 12  1,6.
 100  100 500

Vậy giá trị nguyên dương nhỏ nhất của n là 2


Câu 15 [TH]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết

 x  2
 x + 1  2x −1 
Ta có log 1 ( x + 1)  log 1 (2 x − 1)    1.
2 x − 1  0  x  2

2 2

Do x nguyên nên x = 1 .
Câu 16 [TH]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Thể tích khối tròn xoay được tính theo công thức

( )
1
 x3  4
( )
2
V = x + 1 dx =  
1 1
2
x + 1 dx =   + x  =
2
.
0 0
 3 0 3

Câu 17 [VD]. Chọn đáp án C.


Giải chi tiết
Ta có: y = m 2 x 2 − 2 ( m 2 − 4m ) x + 1.

Hàm số đồng biến trên  y  0, x  ( )


 m 2 x 2 − 2 m2 − 4m x + 1  0, x  . (*) .

Với m = 0 , ta có y = 1  0, x   Thỏa mãn bài toán.

( )
2
Với m  0  m2  0 được thỏa mãn khi và chỉ khi  = m2 − 4m − m2  0

(m − 4)2  1 −1  m − 4  1


 m2 (m − 4)2 − 1  0     3  m  5.
 m  0  m  0

 m  [3;5]  {0} thì hàm số đã cho đồng biến trên . Vậy có 4 giá trị m thỏa mãn.
Câu 18 [TH]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
z 2 + 2 z + 5 = 0 . Xét  = 22 − 4.1.5 = −16  0 .
2  i 16
Phương trình có hai nghiệm phức phân biệt là z1,2 = = 1  2i .
2

(1 + 2 ) (1 + (−2) )
2 2
Khi đó: z1 + z2 = + = 10 .
2 2 2 2 2 2

Câu 19 [VD]. Chọn đáp án A.


Giải chi tiết
w x + iy
Đặt w = x + yi, ( x, y  ) . Ta có w = (1 + 2i ) z  z = = .
1 + 2i 1 + 2i
x + iy
Do đó | z + 2 − i |= 1  + 2 − i = 1 | x + yi + (2 − i)(1 + 2i) |=|1 + 2i |
1 + 2i

| x + yi + 4 + 3i |= 5  ( x + 4)2 + ( y + 3)5 = 5 .

Vậy tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn tâm I ( −4; −3) .

Câu 20 [VD]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết
Phương trình đường thẳng AB đi qua A và vuông góc với đường cao CC có dạng
8( x + 1) − 3( y + 3) = 0  8 x − 3 y − 1 = 0

5 x + 3 y − 25 = 0 x = 2
Tọa độ điểm B là nghiệm của hệ phương trình  
8 x − 3 y − 1 = 0 y = 5
Câu 21 [TH]. Chọn đáp án C.
Phương pháp giải

Để  là tiếp tuyến của đường tròn ( C )  d ( I , ) = R với I là tâm của ( C )


Giải chi tiết
4.0 + 3.0 + m m
Đường tròn ( C ) có Tâm I (0;0) có R = 1 ; d ( I , ) = =1 = 1  m = 5
3 +4
2 2 5

Câu 22 [VD]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết

Mặt phẳng ( P ) có một vectơ pháp tuyến nP = (1; −2; −1) .

Mặt phẳng ( Q ) song song với mặt phẳng ( P ) nên ( Q ) có một vectơ pháp tuyến n = n p = (1; −2; −1) .

Phương trình mặt phẳng (Q ) đi qua điểm A(−4;1;1) và có VTPT n = n p = (1; −2; −1) là

( x + 4) − 2( y − 1) − ( z − 1) = 0  x − 2 y − z + 7 = 0
Câu 23 [TH]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
 1 a 2
r = AB =
 2 2 .
Ta có: SAB vuông cân tại S nên 
h = 1 AB = a 2
 2 2
2
1 1 a 2  a 2   a3 2
 V = h r 2 =    = .
3 3 2  2  12

Câu 24 [VDC]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết
BC a
Đặt AD = a suy ra đường kính của hai đường tròn là BE = = .
2 2
a
Khi đó hình trụ có chiều cao h = a , bán kính đáy r = .
4
 a3 
Thể tích khối trụ V =  r 2 h = = a=2
16 2
a
Chu vi đường tròn đáy bằng độ dài cạnh AE nên AE = 2 r = =  ; AB = AE + EB =  + 1 .
2
Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng S = AB. AD = ( + 1) .2 = 2 + 2 .

Câu 25 [VD]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết
Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC . Ta có:
2 a 3
AG = AI = ;
3 3
2
2a   a 3 
2
 a2 a
AG = AA − AG =   − 
2 2 2
 =  AG =
 3   3  9 3

2 2 a2 3 a 2 a3 3 a3 3
VABCCB = VLT = . = = 
3 3 4 3 3 12 18

Câu 26 [TH]. Chọn đáp án A.


Giải chi tiết
Gọi I là giao điểm của BD và RQ . Nối P với I , cắt AD tại S .

Xét BCD bị cắt bởi RI , ta có


ID RB QC ID ID 1
. . =1 .3.1 = 1  =
IB RC QD IB IB 3
Xét ABD bị cắt bởi PI , ta có
SA ID PB SA 1 SA
. . =1 . .1 = 1  =3
SD IB PA SD 2 SD
Câu 27 [VDC]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Mặt cầu ( S ) có tâm I (1;1;1) . Ta có: d ( I , ( P ) ) = 3  R = 2  ( P )  ( S ) =  .

x = 1+ t

Đường thẳng d đi qua I và vuông góc với ( P ) có phương trình:  y = 1 + 2t , t  .
 z = 1 + 2t

5 7 7 1 1 1
Tọa độ giao điểm của d và ( S ) là A  ; ;  , B  ; − ; − 
3 3 3 3 3 3

Ta có d ( A, ( P ) ) = 5  d ( B, ( P ) ) = 1  d ( A, ( P ) )  d ( M , ( P ) )  d ( B, ( P ) )

 d (M ,( P))min = 1  M  B .
Câu 28 [VD]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Đường thẳng d qua điểm M ( 2; −2;3) nhận n = (2; −1;1) là vectơ chỉ phương

 x = 2 + 2t

 Phương trình tham số d :  y = −2 − t
z = 3 + t

Câu 29 [VDC]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Từ đồ thị ta có bảng xét dấu y = f  ( x ) của hàm số y = f ( x ) như sau

Với a  (−; −2), b  (−2;0), c  (0; 2) . Ta có g ( x) = ( 3x 2 − 3) f  ( x 3 − 3x ) .

  x = 1
 2  x3 − 3x = a
3x − 3 = 0
g ( x) = 0     .
 f ( x3 − 3x) = 0  x3 − 3x = b
  3
  x − 3x = c

Xét hàm số h( x) = x3 − 3x . Ta có h( x) = 3x2 − 3, h( x) = 0  x = 1.


Bảng biến thiên của h( x) :

Từ bảng biến thiên trên ta có


+) Phương trình x3 − 3x = a với a  (−; −2) có một nghiệm x1 nhỏ hơn −1 .

+) Phương trình x3 − 3x = b với b  (−2;0) có ba nghiệm phân biệt x2 , x3 , x4 khác 1 và khác x1

+) Phương trình x3 − 3x = c với c  (0; 2) có ba nghiệm phân biệt x5 , x6 , x7 khác 1, x1 , x2 , x3 và x4

Như vậy phương trình g ( x) = 0 có 9 nghiệm phân biệt gồm x1 , x2 , x3 , x4 , x5 , x6 , x7 , −1,1 nên hàm số

( )
g ( x) = f x 3 − 3 x có 9 điểm cực trị.

Câu 30 [VD]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết
x y z
Ta có phương trình mặt phẳng qua A, B, C là: ( ABC ) : + + = 1  6 x + 3 y + 2 z − 6 = 0 .
1 2 3
Dễ thấy D  ( ABC ) . Gọi A, B, C  lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B, C trên d .

Suy ra d ( A, d ) + d ( B, d ) + d (C , d ) = AA + BB + CC   AD + BD + CD .


Dấu bằng xảy ra khi A  B  C .
Hay tổng khoảng cách từ các điểm A, B, C đến d lớn nhất khi d là đường thẳng qua D và vuông góc với
 x = 1 + 6t

mặt phẳng ( ABC )  d :  y = 2 + 3t ; N  d
 z = −3 + 2t

Câu 31 [VDC]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết

(2m + 1) x − 6  x 2 − (2m + 1) x + 5 = 0 (1)


Ta có phương trình hoành độ: = x −1  
x +1  x  −1
Để ( Cm ) và  cắt nhau tại 2 điểm phân biệt

 phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt x1 , x2 khác −1

(2m + 1)2 − 20  0  1   1   7
  m   −; − − 5    − + 5; +  \ −  (*) .
 2m + 7  0  2   2   2

 x + x x + x −2
Khi đó A ( x1; x1 − 1) , B ( x2 ; x2 − 1)  M  1 2 ; 1 2 .
 2 2 
 2m + 1 2 m − 1 
Theo Vi-ét thì x1 + x2 = 2m + 1 suy ra M  ; .
 2 2 

 N  (C) Q   ( M ) = N
   O; 2 
Gọi N ( x; y ) tam giác OMN vuông cân tại O  OM .ON = 0   .
OM = ON Q
  O;− 
  
( M ) = N
   2

 2 m −1
 xN = − 2
Trường hợp 1: Q   ( M ) = N   , thay vào phương trình của ( C ) ta được
 O; 
 2  y = 2 m +1
 N 2
 7
 m=
2m − 1   2m + 1 
2 2
 2
2−  + − 3  = 2  (2m − 5) 2 = 4   .
 2   2  m = 3
 2
 2m − 1
 xN = 2
Trường hợp 2: Q   ( M ) = N   , thay vào phương trình của (C ) ta được
 O; − 
 2  y = − 2m + 1
 N 2

 2m − 1   2m + 1 
2 2
5
 + 2 +  + 3  = 2  8m 2 + 40m + 50 = 0  m = − .
 2   2  2
7
Đối chiếu điều kiện (*) thấy m = thỏa mãn.
2
Câu 32 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
 5+ 6
2 2  x= (L)
x 3 x 3 19 2
TH1: x  1. Phương trình  − 2 x + + − 3x + 4 =  x − 5 x + = 0  
2
.
2 2 2 4 4  5− 6
x = (L)
 2

x2 3 x2 3 7
TH2: 1  x  2 . Phương trình  − + 2 x − + − 3x + 4 =  x = (tm) .
2 2 2 4 4
x2 3 x2 3 25 5
TH3: 2  x  3 . Ta được − + 2 x − − + 3x − 4 =  − x 2 + 5 x − = 0  x = (tm)
2 2 2 4 4 2
x2 3 x2 3 13
TH4 : 3  x  4 . Phương trình  − 2 x + − + 3x − 4 =  x = (tm) .
2 2 2 4 4
 5+ 6
x 3 x 2
3 19 2 x = (L)
− 2 x + + − 3x + 4 =  x − 5 x + = 0   2
TH5: x  4 . Phương trình  2
. Vậy
2 2 2 4 4  5− 6
x = (L)
 2
7 5 13
nghiệm của phương trình là x = , x = , x = .
4 2 4
Câu 33 [VD]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
7 7

x  x x  7
7 2 2
Ta có:  f  2 dx = 2 f  2 d  2  = 2 f ( x )d  x − 2 
4 4 2

u = f ( x ) du = f  ( x )
 
Đặt   7  7
dv = d  x −  v =  x − 
  2   2
7 7
 7 7

2 2
 7  7 2 2
 7 
Khi đó: 2 f ( x )dx = 2 f ( x )d  x −  = 2  x −  f ( x) −   x −  f  ( x ) dx 
2 2  2

2 0 2
2

7 7


2
7 2
 7 x+7 236
= −2  x −  f  ( x ) dx = −2  x −  dx =  a = 236; b = 15  a + b = 251
2  2  2  2  2 x − 3 15
Câu 34 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
8!
Gọi  : "Xếp ngẫu nhiên 8 thẻ đã cho theo một hàng ngang"  n (  ) = = 20160
2!
A : “Các thẻ được xếp thành dãy xếp được thành dãy VUIHOCVN
Ta chỉ có một cách xếp 8 chữ cái thành 1 dãy để được chữ VUIHOCVN
1
 n ( A) = 1 . Vậy P ( A ) = .
20160
Câu 35 [VD]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết

Từ A dựng đường thẳng đi qua trung điểm MN , cắt CC tại E .


BM DN AA CE CE 1 1 2
Ta có: + = +  = + −0 =
BB DD AA CC  CC  3 3 3
Áp dụng công thức tính nhanh ta có
VABCD.MEN a + b + c + d  BM DN AA CE 
=  = a; = c; = b; = d  ở đây a + c = b + d
VABCD.A'B'C'D' 4  BB DD AA CC  
1 1 2
+ +0+
=3 3 3 = 1 = V2  V = 1 V ;V = 2 V
2 1
4 3 V 3 3
V1
Vậy = 2.
V2
Câu 36 [TH]. Đáp án: -6
Giải chi tiết
−6
Ta có y = . Theo giả thiết: k = y(6) = −6 .
( x − 5)
2

Câu 37 [TH]. Đáp án: 3


Giải chi tiết
Tập xác định: D = .

Ta có y = 4 x3 − 6 x 2 + 2 x; y = 0  2 x ( 2 x 2 − 3x + 1) = 0  x = 0, x = 1, x =
1
.
2
Ta có bảng xét dấu của y

Vậy hàm số đã cho có 3 điểm cực trị.


Câu 38 [TH]. Đáp án: 56
Giải chi tiết
Ta có tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC được tính theo công thức
8 −1 + 1 8 0+3+ 4 7 22 + 3 + 2
a= = ;b = = ;c = = 9.
3 3 3 3 3
Do đó P = abc = 56 .
Câu 39 [VD]. Đáp án: 9240
Giải chi tiết
Trường hợp 1: Xếp các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 vào 6 vị trí sao cho phải có mặt chữ số 8 và chữ số 9 đồng thời
giữa hai số này có đúng hai chữ số khác.
Xếp số 8 và số 9 có 2! cách. Xếp 2 số vào giữa số 8 và số 9 có A82 cách.

Coi 4 số vừa xếp là một số X . Xếp X và các số còn lại vào 3 vị trí. Xếp X vào một trong 3 vị trí có 3 cách,
xếp 6 số còn lại vào 2 vị trí có A62 cách.

Vậy trường hợp 1 có: 2.A82 .3.A62 = 10080 số.

Trường hợp 2: Xếp số 0 đứng đầu. Khi đó xếp các số 1,2,3,4,5,6,7,8,9 vào 5 vị trí sao cho phải có mặt chữ số
8 và chữ số 9 đồng thời giữa hai số này có đúng hai chữ số khác.
Xếp số 8 và số 9 có 2! cách. Xếp 2 số vào giữa số 8 và số 9 có A72 cách.

Coi 4 số vừa xếp là một số X. Xếp X và các số còn lại vào 2 vị trí. Xếp X vào một trong 2 vị trí có 2 cách, xếp
5 số còn lại vào 1 vị trí có 5 cách.
Vậy trường hợp 2 có: 2. A72 .2.5 = 840 số.

Vậy có: 10080 − 840 = 9240 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 40 [VD]. Đáp án: 2
Giải chi tiết
f ( x) − 6 f ( x) − 6
Vì lim = 12  f (1) = 6 vì nếu f (1)  6 thì lim =.
x →1 x −1 x →1 x −1
f ( x) − 6 1 f ( x) − 6
Ta có I = lim = lim = 2.
x →1 ( x − 1)( 2 f ( x) + 4 + 6) 10 x→1 ( x − 1)

Câu 41 [VD]. Đáp án: 20


Giải chi tiết
x = 0
Ta có: F( x) =
1
( )
60 x − 3x 2 , x  [0;30] . Khảo sát hàm F  ( x ) , ta có F  ( x ) = 0   .
40  x = 20

Vậy liều lượng thuốc cần tiêm cho bệnh nhân để giảm huyết áp nhiều nhất là 20 mg.

Câu 42 [VD]. Đáp án: 2023


Giải chi tiết
Trường hợp 1: m = 0  y = −1 nên hàm số không có cực trị  m = 0 (loại).

Trường hợp 2: m  0  m2  0 . Hàm số y = m 2 x 4 − ( m 2 − 2023m ) x 2 − 1 có đúng một cực trị

( )
 −m 2 . m 2 − 2023m  0  m 2 − 2023m  0  0  m  2023

Vì m  0  0  m  2023
Do m  nên có 2019 giá trị nguyên của tham số m thỏa mãn đề.
Câu 43 [VD]. Đáp án: 3
Giải chi tiết
x2 x3

Ta có: S1 =   f ( x ) − g ( x )dx; S2 =   g ( x ) − f ( x )dx


x1 x2

x3 x2 x3

Ta có:   f ( x ) − g ( x )dx =   f ( x ) − g ( x )dx +   f ( x ) − g ( x )dx


x1 x1 x2

x2 x3

  f ( x ) − g ( x )dx −   g ( x ) − f ( x )dx = S
x1 x2
1 − S 2 = 10 − 7 = 3

Câu 44 [VD]. Đáp án: 4


Giải chi tiết
Đặt t = x( x − 3)2 khi đó t  = 0  ( x − 3)2 + 2 x( x − 3) = 0  ( x − 3)(3x − 3) = 0 .
Bảng biến thiên

Với x  [0; 4) suy ra t  [0; 4] , có khi t = 4  x( x − 3)2 = 4 có 1 nghiệm x = 1 thuộc [0; 4)

khi 0  t  4 phương trình x( x − 3)2 = t có ba nghiệm phân biệt x  [0; 4) .

Xét phương trình f ( x( x − 3) 2 ) = m khi m  (0; 4]

Đặt t = x( x − 3)2 , từ đồ thị hàm số y = f ( x) đã cho suy ra

Với m = 4 phương trình f (t ) = m có hai nghiệm t = 1, t = 4 khi đó phương trình f ( x( x − 3) 2 ) = m có 4

nghiệm phân biệt x  [0; 4)

Với m  (0; 4) phương trình f (t ) = m có ba nghiệm phân biệt 0  t  4 khi đó phương trình f ( x( x − 3) 2 ) = m

có 9 nghiệm phân biệt x  [0; 4) .

Vậy với tham số thực m  (0; 4] thì phương trình f ( x( x − 3) 2 ) = m có ít nhất 4 nghiệm thực thuộc [0; 4) .

Câu 45 [TH]. Đáp án: -4


Giải chi tiết
Gọi số phức z = x + yi , ( x, y  ) .

Ta có | z + 3 − i |= 2 | ( x + 3) + (− y − 1)i |= 2  ( x + 3)2 + ( y + 1) 2 = 4

Vậy tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn: | z + 3 − i |= 2 là đường tròn có tâm
I (−3; −1)  a + b = −4 .
Câu 46 [VD]. Đáp án: 60
Giải chi tiết
Ta có: ( BAC )  ( DAC ) = AC . Kẻ BI ⊥ AC .

Do BAC = DAC nên DI ⊥ AC .


Do đó: (( BAC ) , ( DAC )) = ( BI , DI ) .
a 6
Tam giác BID có BD = a 2, BI = DI = .
3
6a 2 6a 2
+ − 2a 2
1
cos( BI , DI ) = 9 9 = −  ( BI , DI ) = 120 .
a 6 a 6 2
2. .
3 3

Vậy ( ( BAC ) , ( DAC )) = 60 .


Câu 47 [TH]. Đáp án: 4
Giải chi tiết
Gọi ( P ) là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng d . Phương trình của mặt phẳng ( P ) là:

1. ( x − 3) + 2 ( y − 2 ) + 2 ( z − 0 ) = 0  x + 2 y + 2 z − 7 = 0 .

Gọi H là hình chiếu của A lên đường thẳng d , khi đó H = d  ( P )

Suy ra H  d  H ( −1 + t; −3 + 2t; −2 + 2t )

mặt khác H  ( P )  −1 + t − 6 + 4t − 4 + 4t − 7 = 0  t = 2 . Vậy H (1;1; 2 ) .

Gọi A là điểm đối xứng với A qua đường thẳng d , khi đó H là trung điểm của AA suy ra A(−1;0; 4) .

Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng Oxy là: d ( A; ( Oxy ) ) = 4 .

Câu 48 [VDC]. Đáp án: 104


Giải chi tiết
Điều kiện: y  4

log x + x 2 + xy  log(4 − y) + 4 x  log x + x 2  log(4 − y) + 4 x − xy


 2log x + x 2  log(4 − y) + log x + x(4 − y)  log x 2 + x 2  log(4 − y) x + x(4 − y) (1)
1
Xét hàm số f ( t ) = log t + t , t  ( 0; + )  f  ( t ) = + 1  0, t  ( 0; + )
t.ln10

( )
(1)  f x 2 = f ((4 − y )( x))  x = 4 − y  x + y = 4
1 147 1 147 1 147
P = 8 x + 16 y + + = 4 x + + 12 y + + 4( x + y)  P  2. 4 x. + 2. 12 y. + 4.4 = 104
x y x y x y

7 1
 Pmin = 104  y = ; x = .
2 2
Câu 49 [VD]. Đáp án: 1,5
Giải chi tiết
Ta có ( AAC ) là mặt phẳng chứa AC và song song với BB  d ( BB, AC ) = d ( B, ( AAC ) ) .

Gọi O là tâm hình thoi ABCD  BO ⊥ AC .


Do ABCD. ABCD là hình hộp đứng nên AA ⊥ ( ABCD)  AA ⊥ BO .

 BO ⊥ AC
  BO ⊥ ( AAC )  d ( B, ( AAC ) ) = BO
 BO ⊥ AA

3. 3 3
Hình thoi ABCD có ABC = 60  ABC là tam giác đều cạnh 3  BO = = .
2 2

Vậy d ( BB, AC ) = d ( B, ( AAC ) ) = BO =


3
= 1,5
2
Câu 50 [VDC]. Đáp án: 2
Giải chi tiết

6 − 2a 2
Diện tích toàn phần Stp = 4ah + 2a = 6  h =
2
.
4a
6 − 2a 2 6a − 2a 3
Thể tích khối hộp chữ nhật: V = a.a.h = a . =
2
.
4a 4
6a − 2a 3
Khảo sát hàm f ( a ) = , ta được f ( a ) lớn nhất tại a = 1 .
4
Với a = 1  h = 1  a + h = 2cm .
PHẦN 2. TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

51. C 52. B 53. B 54. D 55. B 56. C 57. D 58. D 59. B 60. D

61. B 62. A 63. C 64. D 65. A 66. D 67. D 68. B 69. C 70. B

71. B 72. D 73. D 74. C 75. A 76. C 77. B 78. A 79. B 80. C

81. C 82. A 83. A 84. B 85. C 86. A 87. B 88. B 89. D 90. B

91. A 92. D 93. B 94. C 95. D 96. B 97. D 98. B 99. A 100. C

Câu 51 [VD]. Chọn đáp án C


Thông điệp được gửi gắm trong câu “Đừng tính từng ngày trôi qua mà hãy khiến cho ngày tháng trở nên đáng
tính” có ý nghĩa “Hãy sống đẹp và có ý nghĩa để từng ngày tháng trôi qua đều đáng trân trọng”.

Câu 52 [TH]. Chọn đáp án B

“Điều phải làm”, “điều tốt nên làm” được tác giả nhắc đến trong văn bản là “Giúp đỡ người khác, sống rộng
lượng, tử tế và công bằng”.

Câu 53 [NB]. Chọn đáp án B

Theo tác giả, những người thường nói và nghĩ với hai chữ “không thể” là những kẻ đi tìm một cuộc sống dễ
dàng và chưa từng bao giờ nỗ lực để đổi thay.

Câu 54 [NB]. Chọn đáp án D

“Sự thật” không phải là cách mà tác giả nói về những điều “không thể”.

Câu 55 [TH]. Chọn đáp án B

Thế hệ vĩ đại mà Justin Timberlake nói đến ở cuối bài phát biểu là một thế hệ bứt phá ra khỏi giới hạn của bản
thân, thử sức mình với những điều tưởng như không thể.

Câu 56 [NB]. Chọn đáp án C

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 57 [NB]. Chọn đáp án D

Để làm nổi bật sức mạnh của lời, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chính là phân tích.

Câu 58 [TH]. Chọn đáp án D

Bằng hình ảnh so sánh “con dao hai lưỡi”, tác giả đã làm nổi bật tính chất hai mặt trong sức mạnh của lời nói.

Câu 59 [TH]. Chọn đáp án B

Phương án lí giải chính xác nhất sự “giải phóng” và “nô dịch” mà việc sử dụng lời có thể mang lại là: “Lời có
thể giải phóng suy nghĩ, cảm xúc, cho phép con người tự do thể hiện bản thân, làm lan tỏa những giá trị tốt
đẹp nhưng cũng có thể áp đặt, trói buộc tư tưởng, biến bản thân mình và những người xung quanh trở thành
nạn nhân của định kiến.”

Câu 60 [TH]. Chọn đáp án D

Từ “bất khả” được in đậm trong đoạn trích trên đồng nghĩa với từ không thể.

Câu 61 [NB]. Chọn đáp án B

Đoạn trích trên có nhịp điệu chậm rãi gợi hình ảnh dòng sông lững lờ trôi cùng dòng chảy của năm tháng.

Câu 62 [TH]. Chọn đáp án A

Từ “lặng tờ” được sử dụng trong đoạn trích thể hiện một quãng im lặng ngưng đọng, bao trùm lên toàn bộ
không gian.

Câu 63 [TH]. Chọn đáp án C

Nguyễn Tuân đã sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng mới lạ và độc đáo để khắc họa những vẻ đẹp
đa dạng, thơ mộng và trữ tình của cảnh vật hai bên sông Đà. Nó vừa mang vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dại lại
vừa lãng mạn, nên thơ như cổ tích.

Câu 64 [NB]. Chọn đáp án D

Đoạn trích thể hiện nhiều vẻ đẹp của sông Đà: vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình; vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả,
thanh bình; vẻ đẹp vừa hoang sơ, cổ kính vừa mới mẻ, đầy sức sống. Tuy nhiên nó không thể hiện vẻ đẹp
đượm buồn, hiu hắt, cô đơn.

Câu 65 [NB]. Chọn đáp án A

Từ “Chao ôi” đóng vai trò là thành phần cảm thán trong câu.

Câu 66 [NB]. Chọn đáp án D

Đoạn thơ sử dụng kết hợp 2 phương thức biểu đạt biểu cảm và miêu tả.

Câu 67 [NB]. Chọn đáp án D

Đoạn thơ trên có 4 từ láy: mênh mông, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn.

Câu 68 [TH]. Chọn đáp án B

Điệp từ “không” liên tiếp với những hình ảnh về “chuyến đò ngang”, “cầu” - đều là những sự vật kết nối bờ
này với bờ kia, điều đó thể hiện sự cô đơn và thiếu kết nối trong cuộc sống con người.

Câu 69 [TH]. Chọn đáp án C

“Chim nghiêng cánh nhỏ” đại diện cho một sinh linh, một sự sống bé nhỏ, nó được đặt cạnh hình ảnh “bóng
chiều sa”- đại diện cho thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn thể hiện sự đối lập, tương phản.

Câu 70 [NB]. Chọn đáp án B

Đoạn thơ trên không sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Câu 71 [VD]. Chọn đáp án B


Để cái nhìn của ta luôn được rộng lớn thênh thang, ngoại trừ việc loại trừ những định kiến cũ rích,
ta còn phải vượt qua những cảm xúc sôi nổi hay tự áp đặt mình phải trở thành thế này thế nọ mà không thể
chấp nhận bản thân và hoàn cảnh trong hiện tại.

Câu 72 [VD]. Chọn đáp án D

Một năm nhìn lại ta thấy mình được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực
không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương
không? Có phải ta đã từng cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên tầm thường, những người thân
không còn là cảm hứng để ta phấn đấu nữa không?

Câu 73 [VD]. Chọn đáp án D

Mỗi con người là một phần tử nhỏ nhất của xã hội, nhưng để thay đổi được thực trạng, lại cần (dù chỉ
một) con người nhỏ bé đứng lên thách thức, và biết tận dụng công nghệ để thay đổi nhận thức của mọi người,
và tạo ra phép màu kì diệu cho những gì sắp bị mất đi.

Câu 74 [VD]. Chọn đáp án C

Hãy tưởng tượng bạn đang sống mà không sợ yêu và được yêu. Bạn không còn sợ bị khước từ, và bạn
không có nhu cầu được chấp nhận. Bạn có thể nói “Tôi yêu bạn” không phải ngượng ngùng hay biện bạch
chút nào. Bạn có thể bước đi trong thế giới với trái tim rộng mở và không sợ tổn thương.

Câu 75 [TH]. Chọn đáp án A

Ngọn lửa là kết quả của sự kết hợp giữa nhiệt, oxy và nhiên liệu. Nhiên liệu là bất kỳ vật liệu nào có
tính nhạy cảm với cả nhiệt và oxy. Khi nhiên liệu và oxy đạt đến nhiệt độ đủ cao, các phân tử của chúng bắt
đầu tương tác, hoán đổi các nguyên tử và trao đổi các electron trong khi sự phóng thích năng lượng xảy ra.

Câu 76 [TH]. Chọn đáp án C

- Rào chắn: rào để ngăn, không cho vượt qua; dùng để ví sự trở ngại lớn khiến ngăn cách, cản trở trong việc
giao lưu, thông thương.
- Giới hạn: phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua.
- Rào cản: rào để ngăn, không cho vượt qua; dùng để ví sự trở ngại lớn khiến ngăn cách, cản trở trong việc
giao lưu, thông thương.
- Lằn ranh: chỉ một giới hạn hoặc ranh giới vô hình được vạch ra nhằm cảnh báo việc không được phép vượt
qua ranh giới này.
➜ Lằn ranh là từ khác nghĩa với các từ còn lại.

Câu 77 [VD]. Chọn đáp án B

Các từ “yếu” trong “thế yếu”, “ốm yếu”, “yếu ớt” có nét nghĩa chỉ sự kém hơn mức bình thường; từ “yếu”
trong “nhu yếu” có nghĩa là quan trọng, cần thiết.

Câu 78 [TH]. Chọn đáp án A

Các từ “loắt choắt”, “tí xíu”, “nhỏ nhắn” để chỉ vóc dáng bé nhỏ; riêng từ “phốp pháp” để chỉ vóc dáng to
lớn, đầy đặn.

Câu 79 [NB]. Chọn đáp án B

Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ra đời vào trước năm 1975, ba tác phẩm còn lại ra đời sau 1975.
Câu 80 [NB]. Chọn đáp án C

“Con người cá nhân” là cụm từ thường dùng để chỉ đặc điểm của các nhà thơ Mới giai đoạn 1932 - 1945.

Câu 81 [VD]. Chọn đáp án C

Hầu hết mọi người khi nhìn thấy ai đó có một cuộc sống “hoàn hảo” đều cho rằng họ lúc nào cũng
hạnh phúc. Trên các trang cá nhân, bạn chỉ nhìn thấy bạn bè đang chia sẻ những bức ảnh về cuộc sống đẹp
đẽ nhất của họ, điều đó đã bóp méo phần nào cái nhìn về hạnh phúc của chúng ta. Trên thực tế, luôn có một
điều gì đó thiếu hụt, một điều gì đó bị mất mát, hay một điều gì đó không vui.

Câu 82 [TH]. Chọn đáp án A

Mục đích của cuộc sống chính là hướng tới một đích đến cuối con đường cho thật có ý nghĩa. Bạn đã làm
được gì cho đời, cho người thân và xã hội? Bạn có tạo được sự thay đổi gì có ý nghĩa không? Bạn để lại di
sản gì trên cõi trần này?

Câu 83 [TH]. Chọn đáp án A

Hầu hết mọi người khi nhìn thấy ai đó có một cuộc sống “hoàn hảo” đều cho rằng họ lúc nào cũng
hạnh phúc. Trên các trang cá nhân, bạn chỉ nhìn thấy bạn bè đang chia sẻ những bức ảnh về cuộc sống đẹp
đẽ nhất của họ, điều đó đã bóp méo phần nào cái nhìn về hạnh phúc của chúng ta.

Câu 84 [VD]. Chọn đáp án B

Ý như cá nhân bây giờ mới được xã hội lần đầu tiên phát hiện. Có thể nói, đó là cuộc trỗi dậy lần
thứ nhất của ý thức cá nhân ở xứ ta (sự trỗi dậy thứ hai chính là sau cuộc chiến chống Mỹ - tất nhiên, theo
một kiểu khác, một tính chất khác). Theo đó, một quan niệm hạnh phúc mới cũng chính thức nảy sinh: được
là mình, được hết mình đó là hạnh phúc. Thơ Mới chính là tiếng nói trữ tình của sự bừng tỉnh đó.

Câu 85 [TH]. Chọn đáp án C

Cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy những điều tốt đẹp, vui vẻ và những giây phút hạnh phúc đến khó tin.
Những giọt nước mắt vui mừng, những tiếng reo sung sướng, và những câu chuyện cười. Nhưng cuộc sống
của bạn cũng sẽ có rất nhiều những bão tố. Nó dường như không có điểm dừng, cho đến khi bạn vượt qua.

Câu 86 [TH]. Chọn đáp án A

Hàn Mặc Tử đã cho ta thấy một thế giới nghệ thuật với những ám ảnh chia lìa, nỗi cô đơn và sự khắc khoải
níu giữ những yêu thương, ân tình ở đoạn thơ trên thông qua những hình ảnh “gió theo lối gió, mây đường
mây”, qua nhịp thơ 4/3 như chia đôi câu thơ, qua câu hỏi tu từ và động từ “kịp”,...

Câu 87 [VD]. Chọn đáp án B

Hai đoạn thơ cho ta thấy được sắc thái riêng trong thơ của hai tác giả, Xuân Diệu yêu đời bằng niềm say
đắm giữa một bữa tiệc trần gian còn Hàn Mặc Tử lại mang niềm đau khắc khoải của một kẻ đứng bên lề
cuộc đời, ngưỡng vọng và khao khát vẻ đẹp cuộc sôngs đang tuột khỏi tầm tay.

Câu 88 [TH]. Chọn đáp án B

Chân dung người vợ nhặt được miêu tả bằng những chi tiết tả thực rất tỉ mỉ, tái hiện một hiện thực tàn khốc
rằng cái đói đã không chỉ tàn phá ngoại hình mà còn làm biến dạng cả tính cách; từ đó thể hiện sự xót thương
cho số phận bất hạnh của người lao động trong nạn đói năm 1945.

Câu 89 [TH]. Chọn đáp án D


Niềm trăn trở trong cả hai đoạn trích trên là niềm trăn trở về ý nghĩa sự tồn tại của con người.
Câu 90 [NB]. Chọn đáp án B
Lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái chỉ quốc kì của nước Pháp, tiêu biểu cho lí tưởng tôn trọng quyền con người
của nhân dân Pháp.

Câu 91 [NB]. Chọn đáp án A

Đoạn trích được trình bày theo quy tắc diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

Câu 92 [NB]. Chọn đáp án D

Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước trên nhiều phương diện: Lịch sử, địa lí, văn
hóa… nhưng trong đó không có phương diện chính trị.

Câu 93 [TH]. Chọn đáp án B

Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện với vẻ tươi tươi sáng, đầy sức sống, nó tương
phản với nỗi đau, nỗi mất mát trong lòng người, từ đó nhấn mạnh tính chất phi lí tới không thể chấp nhận
được trước sự ra đi của Bác.
Cần chú ý tới những câu cảm thán, câu hỏi tu từ bày tỏ niềm tiếc nuối, bất bình: Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!;
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai/ Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Câu 94 [TH]. Chọn đáp án C

Khác với những nhân vật lịch sử được nêu ra ở đoạn trích, Hồ Chí Minh đặt lợi ích cũng là đặt hạnh phúc
của nhân dân lên hàng đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chú ý câu: Làm những việc đó là
“để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.

Câu 95 [NB]. Chọn đáp án D

Bài thơ “Giọng nói” của Xuân Diệu thuộc dòng thơ hiện đại. Bài thơ được sáng tác năm 1963 và in trong tập
thơ “Tôi giàu đôi mắt” xuất bản năm 1970.

Câu 96 [TH]. Chọn đáp án B

Các từ ngữ thể hiện sự xa cách, mất mát, chia lìa; giọng điệu khắc khoải níu giữ, hoang mang mong ngóng
một niềm an ủi trong cô đơn.

Câu 97 [TH]. Chọn đáp án D

Ý nghĩa sâu xa đằng sau tình huống Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo đó chính là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Nguyên nhân Thị Nở từ chối Chí Phèo một cách tàn nhẫn là bởi thị bị bà cô phản đối gay gắt. Đó không chỉ
là sự phản đối của cá nhân, mà còn đại diện cho định kiến của xã hội đối với Chí. Cũng bởi vì vậy sau khi
nhận ra thực tế rằng bản thân không thể quay lại làm người lương thiện, khi ngưỡng cửa trở về thế giới của
con người của Chí đã bị đóng lại trước mắt, Chí Phèo đã lựa chọn kết thúc tấn bi kịch ấy bằng việc giết bá
Kiến - ngọn nguồn của mọi đau khổ và rồi tự sát.

Câu 98 [NB]. Chọn đáp án B

Trong đoạn thơ trên có 6 từ láy: tưng bừng, vui vẻ, lon xon, lom khom, lặng lẽ, ngộ nghĩnh.

Câu 99 [TH]. Chọn đáp án A


Đoạn thơ nằm trong cảnh sau khi bán mình chuộc cha, đêm trước khi ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều
đã trao duyên cho Thuý Vân, mong em gái thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Vì vậy từ “mặc” trong đoạn
thơ mang nghĩa là “phó mặc”.

Câu 100 [NB]. Chọn đáp án C

Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
PHẦN 3. KHOA HỌC
101. A 102. A 103. D 104. B 105. C 106. D 107. A 108. C 109. A 110. A
111. B 112. D 113. D 114. B 115. C 116. C 117. A 118. C 119. A 120. D
121. C 122. D 123. D 124. A 125. B 126. A 127. C 128. A 129. D 130.
2,14
131. B 132. D 133. D 134. C 135. D 136. C 137. B 138. A 139. 140. A
12,054
141. B 142. D 143. A 144. D 145. B 146. A 147. B 148. A 149. A 150. 23

Câu 101 [TH]. Chọn đáp án A.

Giải chi tiết

Phong trào Cần vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu đứng trên lập trường của hệ tư tưởng phong kiến

Câu 102 [TH]. Chọn đáp án A.

Giải chi tiết

Chính quyền thuộc địa cho xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm phục vụ công cuộc khai thác lâu dài
của thực dân Pháp, phục vụ mục đích quân sự => đáp ứng một số yêu cầu của chính quyền thực dân. Do đó,
chỉ có đáp án A là đúng vì chính quyền thực dân không có ý định xây dựng một Việt Nam hiện đại.

Câu 103 [NB] Chọn đáp án D.

Giải chi tiết

Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp
để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Câu 104 [TH]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng, trong đó có việc
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào tháng 6-1925, truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng vô sản vào các thành viên của Hội. Năm 1928, Hội tổ chức phong trào Vô sản hóa.

Câu 105 [VD]. Chọn đáp án C.

Giải chi tiết

Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã
hội cộng sản, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Luận cương tháng 10 xác định: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế
quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.

=> Như vậy cả hai Cương lĩnh đều xác định phải thực hiện 2 nhiệm vụ: đánh thực dân Pháp (dân tộc) và đánh
đổ phong kiến (dân chủ) nhưng mối quan hệ giữa việc thực hiện hai nhiệm vụ mới khác nhau.

Câu 106 [TH]. Chọn đáp án D.

Giải chi tiết

Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng
nhanh” sang “đánh lâu dài”

Câu 107 [NB]. Chọn đáp án A.

Giải chi tiết

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, nền kinh tế Nhật Bản vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc
hậu… Trong khi đó, ở thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày
càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Câu 108 [TH]. Chọn đáp án C.

Giải chi tiết

Kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh là do một số yếu tố sau:

- Các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

- Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.

Câu 109 [VD]. Chọn đáp án A.

Giải chi tiết

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ là tiến hành đồng thời
ở mỗi miền Nam Bắc một nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; giải phóng
miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc
lập và dân chủ trong cả nước.

Câu 110 [TH]. Chọn đáp án A.

Giải chi tiết


“Công nhận Việt Nam là một nước tự do, có quân đội, tài chính riêng, nằm trong liên bang Đông Dương và
trong khối Liên hiệp Pháp” là nội dung Hiệp định Sơ bộ.
Câu 111 [NB]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
Trước đây, dân cư Hoa Kì tập trung đông đúc ở các bang vùng Đông Bắc (vùng được khai thác đầu tiên) dẫn
đến sự quá tải về môi trường, tài nguyên. Do đó, dân cư ở đây đang có xu hướng di cư xuống các bang phía
Nam và các bang ven Thái Bình Dương.
Câu 112 [TH] Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
Các ngành công nghiệp truyền thống của Liên Bang Nga bao gồm: Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim đen,
luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô… Đây là những
ngành được phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia và dọc các đường giao thông quan
trọng để tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu đến cũng như hàng hóa đi tiêu thụ.
Câu 113 [NB] Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
Nước ta là một nước đông dân và tăng nhanh. Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.
Câu 114 [NB]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm có 1 mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta.
Do đó, thế mạnh của vùng không phải là những cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
Câu 115 [TH]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Tất cả các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ đều có 3 dải địa hình: biển và thềm lục địa ở phía đông, đồi núi ở phía
tây và đồng bằng ở giữa. Đây lại là vùng nằm ở vị trí cầu nối Bắc – Nam quan trọng. Do đó, tất cả các tỉnh
trong vùng đều định hướng phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ
cấu kinh tế theo không gian.
Câu 116 [TH] Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Cảnh quan xa van cây bụi là đặc trưng cho kiểu khí hậu khô hạn. Trong các đáp án trên, chỉ có khu vực cực
Nam Trung Bộ là có khí hậu khô hạn với lượng mưa ít (700-800mm/năm) và mùa khô kéo dài 6-8 tháng.
Câu 117 [TH]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, nước ta có một số vịnh biển như vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, vịnh
Xuân Đài… Trong đó, 2 vịnh biển có diện tích lớn nhất là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Câu 118 [TH]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng
những đổi mới trong cơ chế quản lí.
- Sau Đổi mới, nước ta chú trọng mở cửa hội nhập nền kinh tế, đa dạng hóa đa phương hóa hoạt động buôn
bán sản xuất với thị trường quốc tế => do vậy kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh
- Mặt khác nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, sản xuất trong nước phát triển nên nhu cầu nhập
khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu hàng tiêu dùng ngày càng lớn => kim ngạch nhập khẩu tăng lên.
Các đáp án A, B, D đúng nhưng chưa đủ => loại A, B, D
Câu 119 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Từ khóa là “quy mô và cơ cấu”, số mốc thời gian là 2. Vì vậy biểu đồ tròn là thích hợp nhất.
Câu 120 [TH]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
Vị trí địa lí nước ta có đặc điểm: nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, không phải ở trung tâm
=> D sai
Các đặc điểm A, B, C đều đúng.
Câu 121 [NB]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Định luật Len – xơ được dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
Câu 122 [NB]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
Tia laze là ánh sáng kết hợp: có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.
Câu 123 [TH]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
Trong nhà không có sóng điện thoại nên nhà đó chắc chắn là nhà bê tông.
Câu 124 [TH]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Trong các nhà máy điện nguyên tử hoạt động bình thường các phản ứng phân hạch dây chuyền được khống
chế ở mức tới hạn (hệ số nhân nơtron k = 1).
Câu 125 [TH]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên ta nhìn thấy hòn sỏi được nâng lên.
Câu 126 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Z L − ZC
Độ lệch pha giữa u và i: tan  = .
R
ZL − 6
Từ đồ thị ta thấy khi: ZC = 6  tan  = 0  = 0  ZL = 6
R
ZL Z
ZC = 0  tan  = 1, 2V  = 1, 2  R = L = 5 .
R 1, 2
Câu 127 [VD]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết
Theo các dữ kiện bài cho ta có hình vẽ:

Giả sử thay loa lớn ở góc tường B bằng loa nhỏ đặt tại K (K là trung điểm của BO).
Để người ngồi ở tâm nhà nghe rõ như 4 loa đặt ở góc tường thì cường độ âm do 1 loa lớn tại B gây ra tại O
bằng cường độ âm do loa nhỏ gây ra tại O.
Ta có:
1
n P
P 1 n
I BO = I KO  = 8 2 =  n = 2.
4BO 2
4KO BO 2
 BO 
2

8 
 2 
Câu 128 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
i1 1, 2 2
= =  i tr = 3i1 = 2i 2 = 3.1, 2 = 3,6 mm
i 2 1,8 3
Trên đoạn MN có lấy cả điểm M và N nên
6  k1.1,2  20  5  k1  16,7  k1 = 5;...;16 (có 12 giá trị)
6  k 2 .1,8  20  3,3  k 2  11,1  k 2 = 4;...;11 (có 8 giá trị)
6  k tr .3,6  20  1,6  k tr  5,6  k tr = 2;...;5 (có 4 giá trị)
Tổng số vạch sáng trên đoạn MN: 12 + 8 – 4 = 16.
Câu 129 [VD]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
|q|
Khi chưa đổ điện môi: E1 = k.
r2
|q|
Khi đổ điện môi: E 2 = k.
r 2
E1 E 4000
 =   E2 = 1 = = 2000 ( V / m )
E2  2
Khi đổ điện môi vào điện trường thì chiều của vectơ cường độ điện trường không đổi.
Câu 130 [VDC]. Đáp án: 2,14.
Giải chi tiết

mg 0, 4.10 m
Biên độ dao động của vật là: A = lo = = = 8cm , T = 2 = 0,562s.
k 50 k
Để xe đi qua gầm bàn mà không chạm vào con lắc trong quá trình con lắc dao động thì thời gian chuyển động
L
của xe t = phải nhỏ hơn thời gian dao động của vật từ vị trí lò xo không biến dạng ( x = −A = −8 cm ) đến
v
vị trí con lắc cách mặt sàn một đoạn H = 30 cm tương ứng với li độ x = +0,5A = 4 cm
L T T T
→  + = → v  2,14 m/s .
v 4 12 3
Câu 131 [NB]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết
Thực chất đây là một loại bom sử dụng nhiên liệu cháy giống với súng phun lửa nhưng có sức công phá
mạnh hơn rất nhiều, khi phát nổ, không những phát ra nhiệt cực lớn mà còn đốt hết không khí xung quanh
khu vực lân cận, gây ra hậu quả khủng khiếp.
Photpho trắng bốc cháy ở 400 C khi tiếp xúc với không khí.
Photpho đỏ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500 C.
Câu 132 [TH]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết

Khi CO2 gặp Mg là kim loại có tính khử khá mạnh, thì Mg tiếp tục cháy theo phương trình sau:
CO2 + Mg → MgO + CO
Phản ứng trên tỏa nhiệt rất mạnh và tạo ra muội than. Muội than này tiếp tục cháy và làm cho đám cháy
càng khó kiểm soát.
Câu 133 [VD]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết

 9,2

m ancol =12,8.71,875%=9,2 gam n ancol = M
 → ancol

m H2O =12,8-9,2=3,6 gam n =0,2 mol
 H 2O
n H2 =0,25 mol

Giả sử, ancol có công thức là R ( OH )a


R ( OH )a + aNa → R ( ONa )a +a/2 H 2
9,2 9,2 a
.
M ancol Mancol 2
H2O + Na → NaOH + 1/2H2
0,2 mol ← 0,1 mol
→ n H2 =0,25= 9,2 . a a+0,1 → M= 92 a
M 2 3
Với a=1 → M=30,7 (loại)
Với a=2 → M=61,3 (loại)
Với a=3 → M=92 glixerol
Câu 134 [VD]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết

n KOH = 0,117.1=0,117 mol


94,38
n CO2 = =2,145 mol
44
35,802
n H2O = =1,989 mol
18
do tỉ lệ phản ứng xà phòng hóa n X :n KOH =1:3 ⇒ nX = 0,117/3=0,039 mol
Bảo toàn khối lượng ⇒ m= mC + mH + mO = 12.2,145+2.1,989+6.16.0,039=33,462.
Câu 135 [NB]. Chọn đáp án D.
Giải chi tiết
A. Sai vì cao su buna – N điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Sai vì polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.
C. Sai vì tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic.
Câu 136 [TH]. Chọn đáp án C.
Giải chi tiết

(a) đúng: Cu +2OH → Cu ( OH )2 .


2+ -

(b) (d) đúng: phản ứng màu biure, tạo phức màu tím.
(c) Sai: không thay được.
(e) Đúng: Ala-Ala là đipeptit không có phản ứng màu biure, Ala-Ala-Ala là tripeptit có phản ứng màu.
(f) Đúng: Kết tủa xanh là Cu ( OH )2 , phần dung dịch chứa Na ; SO4 ; H2O không màu.
+ 2-

Câu 137 [VD]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết

+ Ta có số mol H+ = 0,024 mol; Al3+ = 0,068 mol


+ Vì kết tủa cực đại bằng số mol Al3+ = 0,068 mol → a =0,068 mol.
+ Từ đồ thị ta cũng có: số mol OH- ứng với b là = n H+ + 3n Al3+ =0,228 mol

 b = 0,228 : 1 = 0,228 lít =228 ml.


Câu 138 [TH]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết

Fe
FeO FeCl2
 
Fe ⎯⎯⎯⎯→ O2
mot thoi gian
hhX  ⎯⎯⎯
HCldd
→ ddY 2+ 3+ + -
FeCl3 (Fe ,Fe ,H ,Cl ) AgNO3 Ag+AgCl
 Fe 2 O 3 HCl
 
Fe3O4
2Fe + O2 → 2FeO
4Fe + 3O2 → 2Fe2 O3
3Fe + 2O2 → Fe3O4

Vậy hỗn hợp X gồm : Fe dư, FeO, Fe2O3 , Fe3O4


Khi cho X tác dụng với HCl dư
Fe + 2HCl → FeCl2 + H 2
FeO + 2HCl → FeCl2 + H 2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H 2O
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H 2O

Vậy dung dịch Y chứa FeCl2 , FeCl3 , HCl dư


Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag (phản ứng oxi hóa khử)
Cl- + Ag+ → AgCl (phản ứng trao đổi ion)
Câu 139 [VDC]. Đáp án 12,054.
Giải chi tiết
Vì este là đơn chức nên axit và ancol tạo ra este đều đơn chức
Đặt công thức của ancol là ROH

Công thức của hai este đồng đẳng kế tiếp là Cn H2n+1COOR (x mol); este còn lại là Cn H2n-1COOR (y mol).
Mol ROH = x+y
→ n H2 =0.5(x+y)=0,1
→ mROH =6,2+mH2 =6,2+0,2=6,4
→ M ROH =32 → CH3OH

y=CO2 -H2O=0,6-0,55=0,05
x=0,2-0,05=0,15
Bảo toàn C: (n+2).x+(m+2).y=0,6
nx+my=0,2
0,15n+0,05m=0,2
3n+ m=4
m=2 → n=0,66
m=3 → n=0,33
Vậy axit có phân tử khối lớn là CH3COOH
m=12,054 gam
Câu 140 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết
Gọi mol của Ag, Al, Fe lần lượt là x, y, z
Khối lượng của kim loại là 19,1 → 108x+27y+56z=19,1
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2
y 1,5y
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
z z
H2 + CuO → Cu + H2O
Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng của Ooxit
n o ( oxit ) =4/16=0,25 mol =n H2
→ 1,5y+z=0,25
Trong bình A sau phản ứng chứa: Fe2+ , Ag, HCl dư. Khi thêm O2 dư vào thì
Fe2+ → Fe3+ + 1e N +5 +1e → N +4
z z 0,2 0,2
Ag → Ag + + 1e
x x
Áp dụng địn luật bảo toàn e: x+z=0,2
Giải hệ ta có: x=y=z=0,1
%mAl =14,14%
Câu 141 [TH]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết

Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2. Vì CO2 thải ra từ
quá trình hô hấp kết hợp với nước vôi trong, hiện tượng nước vôi vẩn đục.

Câu 142 [TH]. Chọn đáp án D.


Giải chi tiết

- Trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, có các tuyến tiêu hóa chủ yếu: tuyến nước bọt, tuyến dạ
dày, tuyến gan, tuyến tuỵ.
- Tuyến tiêu hóa có chức năng tiết ra dịch tiêu hóa chứa enzyme và các hợp chất khác để phân giải thức ăn
thành những hợp chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 143 [VD]. Chọn đáp án A.
Giải chi tiết

(1) Sai vì hải ly đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính kiếm ăn

(2) Đúng

(3) Sai vì cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính di cư

(4) Đúng

(5) Đúng

Câu 144 [NB]. Chọn đáp án D.


Giải chi tiết

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời sống cá thể nhờ phiên mã và dịch

AND → mARN → Protein → Tính trạng

Câu 145 [VD]. Chọn đáp án B.


Giải chi tiết

Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn DNA ngắn khoảng vài trăm cặp nucleotide, các đoạn
ngắn đó chính là các đoạn Okazaki → loại C, D.
Enzyme DNA polymease có vai trò tổng hợp mạch bổ sung cho mạch gốc của gene.

Enzyme ligase nối các đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.

Câu 146 [TH]. Chọn đáp án A.


Giải chi tiết

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
y (1 − 1 / 2n ) y y (1 − 1 / 2n )
x+ AA :
Aa : z + aa
2 2n 2
Áp dụng công thức bên trên ta tính được các tỷ lệ kiểu gen, cấu trúc di truyền của quần thể là . 0,4625 AA +
0,075 Aa + 0,4625aa = 1
Câu 147 [NB]. Chọn đáp án B.
Giải chi tiết

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên thứ cấp của quá trình tiến hóa là biến dị tổ hợp.

Câu 148 [TH]. Chọn đáp án A.


Giải chi tiết

Có 3 phát biểu đúng là I, II và III.

IV sai. Vì kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự
đa dạng di truyền. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng tác động làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt
vong. Nó tác động làm thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định. Một alen nào đó dù có lợi
cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần
thể.

Câu 149 [NB]. Chọn đáp án A.


Giải chi tiết

Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ kí sinh – vật chủ luôn có lợi cho vật kí sinh và có hại cho vật
chủ. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi luôn có lợi cho vật ăn thịt và có hại cho con mồi.

Câu 150 [VD]. Đáp án: 23


Giải chi tiết

+ Theo bài ra ta có: A- thân xám; aa thân đen;


B- cánh dài; bb cánh cụt; D- mắt đỏ; dd mắt trắng.

+ Ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1% => aB/ab XdY = 1%.
Vì cặp gene Dd nằm trên NST X cho nên XdY chiếm tỉ lệ ¼ => aB/ab = 4%.

+ Ruồi giấm cái thân xám, cánh dài lai với ruồi giấm đực thân đen, cánh cụt được F1 có 4% aB/ab => 4%
aB/ab = 4% aB × 1 ab. (Vì ruồi đực thân đen, cánh cụt luôn cho 1 loại giao tử là ab).

+ Ruồi cái thân xám, cánh dài cho giao tử aB = 4%

=> Tần số hoán vị 8%; Kiểu gene của ruồi cái là AB/ab .

Vì ruồi thân đen, cánh dài có tỉ lệ = 4%; Ruồi cái mắt đỏ có tỉ lệ = 1/2.

=> Ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ F1 có tỉ lệ = (50% - 4%) × 1/2 = 23%.

CHÚC CÁC SĨ TỬ CỦA VUIHOC ĐỖ ĐẠI HỌC ĐIỂM CAO!


THANK YOU FOR TRUSTING US!

You might also like