You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
2022-2023
TÊN ĐÊ TÀI : Tệ nạn xã hội thường gặp ở giới trẻ trong khu vực Thủ Dầu Một từ
năm 2020 đến nay.

Sinh viên thực hiện: Lý Nguyên Kha-2222104030181


Nguyễn Trường Duy-2222104030039
Trần Thanh Huy-2222104030192

Lớp, Khoa: D22TKDH05, Khoa công nghiệp văn hóa


Chương trình: Nghiên cứu khoa học
Người hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIM NGOAN
Mục lục:.
Mục lục.....................................................................................................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................................
2.Tính cấp thiết dề tài…………………………………………………………………………………….
3.Mục tiêu đề tài………………………………………………………………………………………….
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài .........................................................................
5.Đối tượng phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................
6.Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................................
7.Cách tiếp cận.........................................................................................................................................
8.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................
9.Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................................
10.Kết luận...............................................................................................................................................
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................................
1.1.Tệ nạn xã hộ là gì...............................................................................................................................
1..2Nguyên nhân.......................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Chương 2: THỰC TRẠNG/QUY TRÌNH................................................................................................
2.1. Thực trạng.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Chương 3: GIẢI PHÁP............................................................................................................................
3.1. Giải pháp...........................................................................................................................................
3.2. ...........................................................................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................................
1. Kết luận ...............................................................................................................................................
2. Khuyến nghị (nếu có) ..........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................
PHỤ LỤC (NẾU CÓ)

1. http://baodongnai.com.vn/phapluat/202103/ngan-chan-tre-vi-thanh-nien-
pham-toi-can-nhieu-giai-phap-dong-bo-3049801/index.htm
2. https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/tinh-hinh-toi-pham-o-viet-
nam-9625-8.html
3. https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=2142
4. https://congan.travinh.gov.vn/ch12/237-Tinh-hinh-mot-so-loai-toi-pham-
vi-pham-phap-luat-tren-dia-ban-tinh-nam-2019.html
5. https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/toi-pham-kinh-te-ngay-cang-tinh-
vi-gia-tang-toi-pham-lien-quan-den-cong-tac-phong-chong-dich-705484
6. https://congan.vinhlong.gov.vn/tin-tuc/-/journal_content/
56_INSTANCE_sJaRkI9m9m1g/10180/601678
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Năm học 2022-2023

1. Tên đề tài: Tệ nạn xã hội thường gặp ở giới trẻ trong khu vực Thủ Dầu Một từ năm 2020 đến
nay.

2. Loại hình nghiên cứu:  Cơ bản  Ứng dụng  Triển khai

3. Lĩnh vực nghiên cứu:


Khoa học Xã hội và Nhân văn  Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ

 Kinh tế  Khoa học Tự nhiên

 Khoa học Giáo dục

4. Thời gian thực hiện: 1 tháng


Từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 4 năm 2023

5. Đơn vị quản lý về chuyên môn:


Khoa : Công nghiệp văn hóa Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu
khoa học

6. Giáo viên hướng dẫn:


Họ và tên: NGUYỄN THỊ KIM NGOAN Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác (Khoa, Phòng):
Địa chỉ nhà riêng:22, Mỹ Phước ,Bến Cát,Bình Dương
Điện thoại nhà riêng:
Di động:0974642854 E-mail: ngoanntk@tdmu.edu.vn

7. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:


Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lý Nguyên Kha
Email: 2222104030181@student.tdmu.edu.vn
SDT:0774443836
Các thành viên tham gia đề tài (không quá 03 sinh viên):

TT Họ và tên Lớp, Khóa Chữ ký

1 Lý Nguyên Kha D22TKDH05

2 Nguyễn Trường Duy D22TKDH05

3 Trần Thanh Huy D22TKDH05

Mở đầu
Lhttps://meet.google.com/pfj-hmkj-sgdý do chọn đề tài: Xã hội ngày càng phát
triển, sự phân hóa giàu nghèo dân hình thành, ở góc độ nào đó đồng tiền siêu lợi
nhuận bất chính từ vi phạm pháp luật mà có được nó đã làm gia tăng các loại tệ
nạn xã hội vô cùng nguy hiểm. Vì lẽ đỏ mà bất chấp sự trừng phạt của pháp luật,
sự lên án của xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức mà các phần tử hám danh lợi
đã lợi dụng các loại tệ nạn xã hội để kiểm tiền. Vì Uy công tác đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội cần phải tăng cường và tập trung cao độ, đổi mới phương
pháp đấu tranh nhằm đẩy lùi các vấn nạn ra khỏi đời sống xã hội. Tại địa bàn
tỉnh Hòa Bình tình hình tệ nạn xã hội đang diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ
yêu cầu cấp bách của xã hội, kinh nghiệm thực tiễn công tác và tiếp thu qua kiến
thức đã học nên tôi chọn đề tài “ Tình hình và giải pháp
8. Tính cấp thiết của đề tài:
Hơn hai năm qua, dịch COVID-19 không chỉ gây ra những tác hại về kinh
tế, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân mà còn làm tăng nguy
cơ tệ nạn xã hội, kể cả thời gian giãn cách xã hội.
Theo đó, tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp với những biến tướng tinh vi
trong hoạt động mại dâm, sử dụng trái phép chất ma túy và mua bán người
của các nhóm tội phạm; nhiều thanh thiếu niên, phụ nữ, trẻ em bị lừa gạt, dụ
dỗ tham gia vào các đường dây buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, mua
bán người và đưa người trái phép ra nước ngoài.

Năm 2022, Bộ LĐTB&XH, Cơ quan thường trực về phòng, chống mại dâm
của Ủy ban Phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại
dâm (UBQG) đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên
cứu, đề xuất xây dựng chính sách về phòng, chống mại dâm; tiếp nhận và hỗ
trợ nạn nhân bị mua bán; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn Luật Phòng, chống ma túy về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai
nghiện ma túy.

Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các bộ ngành, đoàn thể Trung ương và UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện
hiệu quả các nội dung nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại 3 Chương trình phòng,
chống ma túy, phòng, chống mại dâm và phòng, chống mua bán người, hỗ
trợ nạn nhân.
Những năm gần đây, tệ nạn xã hội ngày càng có diễn biến phức tạp và có xu
hướng bùng phát trong giới trẻ. Những tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, game
online, cá độ bóng đá,…đã len lỏi vào đời sống của một bộ phận không nhỏ
thanh, thiếu niên. Mặt trái của các tệ nạn xã hội cùng với sự buông lỏng
quản lý, thờ ơ của một số bậc cha mẹ đã khiến cho không ít thanh, thiếu niên
trượt dài trên bước đường sai lầm; những hành vi vi phạm đã gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với xã hội. Đặc biệt, những năm gần đây, vấn
đề tệ nạn xã hội gắn với tội phạm trong giới trẻ đang diễn biến phức tạp,
khiến dư luận xã hội lo ngại, như: Bạo lực học đường, trộm cắp, cướp giật,
hành xử mang tính chất côn đồ, giang hồ,…Trong đó, vấn đề nhức nhối nhất
hiện nay chính là việc thanh, thiếu niên dính vào tệ nạn ma túy dẫn tới nhiều
hệ lụy khôn lường. Với sự xuất hiện, tiếp cận dễ dàng với ma túy đá như
hiện nay, nó đã khiến không ít thanh, thiếu niên sa ngã vào con đường tội
lỗi, đánh mất tương lai. Hàng loạt các vụ việc vi phạm pháp luật, kể cả vụ
nghiêm trọng của giới trẻ đều có liên quan tới sử dụng ma túy đá, chính
những ảo giác mang lại khi sử dụng ma túy đá khiến thanh niên dễ đi vào
những con đường phạm pháp, tự gây nên nguy hiểm cho bản thân và cộng
đồng,…

Hiện nay, đời sống kinh tế phát triển, điều kiện của thanh niên, sinh viên
không còn khó khăn, thiếu thốn như trước, điều này càng dễ khiến họ tham
gia vào các cuộc chơi, cuộc vui, từ đó, mắc phải các tệ nạn xã hội lúc nào
không hay. Tệ nạn xã hội không chỉ khiến các bạn trẻ rơi vào lối sống buông
thả, sa đọa, mà cờ bạc, lô đề, cá độ,…còn khiến cho một số bạn trẻ rơi vào
cảnh túng quẫn, dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật như trộm cướp,
thậm chí vướng phải vòng lao lý một cách nghiêm trọng, khó có cơ hội làm
lại cuộc đời.

9. Mục tiêu đề tài:


Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn
chặn bạo lực học đường ở đô thị hiện nay. Với mục đích nghiên cứu như
trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong
phòng chống tệ nạn ở giới trẻ
- Đánh giá thực trạng tệ nạn xã hội ở giới trẻ Việt Nam và các nguy cơ phạm
tội mà vị thành niên đang phải đối mặt hiện nay.
- Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn xã hội ở giới trẻ của cộng
đồng của cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng.

10. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2018 đến quý I/2021, cả nước ghi
nhận hơn 10.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với 16.000
đối tượng có liên quan. Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến
95%.
Trung tá Bùi Tiến Nam, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma
túy tỉnh Hòa Bình chia sẻ: Qua thực tế đấu tranh, bắt giữ, xử lý tội phạm về
ma túy từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều đối tượng tham gia và liên quan còn
trong độ tuổi vị thành niên. Không chỉ bị bắt giữ về hành vi sử dụng trái
phép, nhiều đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ về hành vi mua bán,
tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Điều này đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo về tình trạng phạm tội ma túy trong thanh thiếu niên cũng
như xu thế trẻ hóa tội phạm về ma túy.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh
Hòa Bình, tình trạng gia tăng số người nghiện ma túy, nhất là người nghiện
trong thanh thiếu niên chính là sự cảnh báo nghiêm túc về lối sống thiếu lành
mạnh trong giới trẻ. Vấn đề này tiềm ẩn và gây ra những hệ lụy rất lớn đối
với đời sống xã hội nếu không có giải pháp kịp thời, đồng bộ để ứng phó,
giải quyết một cách hiệu quả.
+ Đối với tệ nạn ma túy:
Theo báo cáo thống kê của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (của Bộ Lao
động – Thương binh và xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có
khoảng 10 vạn người nghiện ma tuý. Độ tuổi nghiện ma túy nổi bật nhất là
người dưới 30 tuổi chiếm 70%, đặc biệt người dưới 16 tuổi chiếm 50%. Cứ
hàng năm thì số người nghiện ma túy chỉ có tăng chứ không có giảm, đặc
biệt những người nghiện ma túy có tới 70% là bị nhiễm HIV.
+ Đối với tệ nạn cờ bạc:
Tệ nạn cờ bạc được xác định là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi
đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc nhằm lợi dụng các hình thức vui chơi
giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.

Hiện nay tệ nạn cờ bạc đang có những diễn biến hết sức phức tạp và có xu
hướng gia tăng cả về số vụ việc cũng như tính chất nghiêm trọng, hình thức
đánh bạc theo tính chất ngày càng tinh vi, thậm chí còn liên quan đến người
nước ngoài và phạm vi hoạt động của tệ nạn vượt qua phạm vi lãnh thổ.
+ Đối với tệ nạn mại dâm:
Theo các báo cáo thống kê của các địa phương trên địa bàn cả nước, ước
tính có khoảng hơn 15.000 người bán dâm với phương thức hoạt động ngày
càng tinh vi, đa dạng và khó kiểm soát. Đồng thời theo số liệu gần đây của
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì Việt Nam có khoảng 100.000 người bán
dâm với số lượng người bán dâm là nữ khoảng 75.000 người.

11. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
11.1 -Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến đề tài tệ nạn xã
hội ở giới trẻ hiện nay trong khu vực Thủ Dầu Một.

11.2 -Phạm vi nghiên cứu:


- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại môi trường Đại học Thủ Dầu Một
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2019 trở lại đây
- Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hoạt động của các tiểu hệ thống của
cộng đồng, bao gồm: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng, nhóm bạn, các tổ
chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo, nhóm liên kết
khác (không bao gồm gia đình và nhà trường) trong việc tăng cường sự cố
kết giữa vị thành niên với cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ, ngăn ngừa
vị thành niên đi vào con đường phạm tội. Hành vi phạm tội của vị thành niên
trong luận án này là các hành vi tội phạm truyền thống, không bao gồm các
hành vi phạm tội phi truyền thống như tội phạm công nghệ cao.

Giải thuyết nghiên cứu:


Tôi đặt ra giả thuyết nghiên cứu rằng vấn đề tệ nạn xã hội ở giới trẻ ngày
nay là vấn đề vô cùng nghiêm trọng trong xã hội. Bằng phương pháp tìm
kiếm, tổng hợp và xử lý dữ liệu xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân
dẫn đến tệ nạn ở giới trẻ. Từ những đánh giá tôi có thể nhận ra được tình
trạng thực tế, đồng thời với những biện pháp mà tôi nêu ra góp phần nào tìm
ra biện pháp tốt nhất để cải thiên giới trẻ Thủ Dầu Một ngày nay. Từ đó,
nâng cao chất lượng con người của sinh viên trong và ngoài Đại học Thủ
Dầu Một.
11.3-Cách tiếp cận: phân tích và tổng hợp
11.4-Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu qua Internet, sách báo,…
- Thu thập số liệu nghiên cứu bằng điều tra, phỏng vấn, đi thực tế,…
- Xử lý số liệu nghiên cứu bằng các phần mềm chuyên dụng, phần mềm
thống kê (Excel,…)
- Báo cáo kết quả nghiên cứu ở hội thảo, hội nghị, bài báo,…

12. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện:

12.1. Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tệ nạn xã hội là gì:
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi
sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ
thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây
những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội. Đó là mối
nguy hại to lớn sẽ phá vỡ thuần phong mỹ tục, hủy hoại hệ thống xã hội văn
minh. Các tệ nạn xã hội thường gặp hiện nay như: ma túy, mại dâm, cờ bạc,
mê tín dị đoan, rượu bia, nghiện chơi game online…
Tại tỉnh Lào Cai, theo thống kê 6 tháng đầu năm các tai, tệ nạn xã hội diễn
biến phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy; kết quả rà soát thống kê trên địa bàn
tỉnh đến ngày 14/6/2020, toàn tỉnh hiện có 3.662 đối tượng có hồ sơ quản lý
(nam 3.603 và nữ 59). Trong đó: ở cở sở cai nghiện 546 người; ở các trại, cơ
sở giáo dục, trường giáo dưỡng 62 người; ngoài xã hội đang có mặt tại địa
phương 2.745 người (trong đó 1.427 đối tượng đang điều trị methadol); ở
ngoài xã hội đi làm ở tỉnh, thành phố khác 273 người. Độ tuổi dưới 18 tuổi:
01 người; từ 18 đến 30 tuổi 999 người; trên 30 tuổi: 2662 người.
2. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, trong
đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

+ Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã
hội: Đa phần do chưa biết đến hoặc nhận thức chưa đầy đủ và rõ ràng về
hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội.

+ Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín
dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình. Nhiều người dân theo phong tục tập quán
hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một
cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống
chứ như là hành vi chồng chửi bới, đánh đập vợ và con. + Do lối suy nghĩ
hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh
bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử
dụng trái phép chất ma túy.

– Nguyên nhân khách quan: Đây là những nguyên nhân bên ngoài tác động
vào lối sống, suy nghĩ của người dân.

+ Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo: Tình
trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các
tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy. Với nhu cầu
sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức
để kiếm ra tiền, vật chất dù cho đó có là hành vi sai trái.

+ Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí
còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

+ Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng,
chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để
và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã
hội.

Như vậy ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình tệ nạn xã hội
ngày càng tăng cao, bao gồm cả nguyên nhân khách quan nguyên nhân chủ
quan cũng như các nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh khác nhau tác động
lên đời sống xã hội.

3. Chương 2: THỰC TRẠNG/QUY TRÌNH


4. Thực trang:
Theo đại tá Phan Văn Ứng - Phó Giám đốc Công an tỉnh, trong giai đoạn
2015 - 2020, toàn tỉnh xảy ra 2.127 vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội,
trong đó, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 9,73%,
làm chết 72 người, bị thương 558 người, thiệt hại tài sản gần 40 tỉ đồng. Mặc
dù số vụ giảm gần 19% so với nhiệm kỳ trước, nhưng tình hình tội phạm
diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp, tính chất, mức độ và hậu
quả ngày càng nghiêm trọng, manh động hơn; phương thức, thủ đoạn phạm
tội và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, đa dạng hơn, hình thành các
nhóm, đường dây có kết cấu chặt chẽ, liên kết với nhiều địa phương trong,
ngoài tỉnh, trong đó, nhóm tội phạm chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm là
trộm cắp tài sản (47,1%), cố ý gây thương tích (19,2%), cướp và cướp giật
tài sản (7,6%)... Lực lượng công an toàn tỉnh đã tập trung điều tra làm rõ
1.730 vụ, đạt tỷ lệ 81,29%, trong đó, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng đạt 90,33%, vượt chỉ tiêu đề ra. Phát hiện, xử lý 290 vụ, 548 đối tượng
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 93,69g hêrôin,
1.567,46g ma túy đá... tăng 55,08% về số vụ, 111,58% về số đối tượng, tăng
hàng chục lần về số lượng ma túy bị thu giữ so với nhiệm kỳ trước và xu
hướng càng về sau xảy ra càng nhiều hơn về số vụ, số đối tượng và số ma
túy bị thu giữ, thủ đoạn đối phó ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh, sẵn
sàng sử dụng vũ khí nóng chống trả lực lượng công an. Thực tế các vụ việc
tiếp nhận, xử lý, những đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên vi phạm
pháp luật nêu trên đều thuộc nhóm ham chơi, đua đòi thiếu sự quản lý theo
dõi, giám sát của gia đình. Do đặc thù trên địa bàn huyện Đầm Hà một số
gia đình có bậc phụ huynh làm ăn xa đi biển, trồng rừng; không thường
xuyên ở nhà để chăm sóc, nuôi dạy con cái, là dân tộc thiểu số nhận thức
việc giáo dục, quản lý các con không tốt. Thể hiện nhiều đối tượng phạm tội
bỏ học sớm (không đi học hoặc học hết bậc trung học cơ sở rồi bỏ học), bị
bạn bè rủ rê làm việc xấu, vi phạm pháp luật trong một thời gian dài nhưng
gia đình không biết. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
văn hóa, đạo đức của các cấp chính quyền đối với người chưa thành niên
nhất là đối với người dân tộc có lúc, có nơi còn chưa được thường xuyên, có
chiều sâu dẫn đến việc nhận thức, chấp hành của họ còn hạn chế.
Tội phạm “tín dụng đen” xuất hiện vào khoảng cuối năm 2018 và đã gây ra
rất nhiều hệ lụy. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của
UBND tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo đấu tranh quyết liệt với loại
tội phạm này và đã phát hiện, xử lý 17 vụ 27 đối tượng (khởi tố 6 vụ 8 đối
tượng, xử lý hành chính 11 vụ 19 đối tượng). Sóc Trăng là một trong số ít
địa phương đã đấu tranh mạnh và điều tra, truy tố, xét xử được tội phạm “tín
dụng đen” trong điều kiện các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập.
Về tệ nạn xã hội, nổi lên là tệ nạn ma túy, toàn tỉnh hiện có 105/109 xã,
phường, thị trấn có người nghiện ma túy và 2.349 người liên quan ma túy
(943 người nghiện, 1.406 người sử dụng không thường xuyên), có thể nói
ma túy là “tệ nạn nguồn” của các loại tệ nạn khác, có xu hướng trẻ hóa và đã
len lỏi vào vùng sâu, xâm nhập vào nhiều giai tầng xã hội, kể cả nhóm được
xem có sức đề kháng tốt nhất với ma túy. Bên cạnh tệ nạn ma túy, tệ nạn cờ
bạc, số đề, đá gà... cũng xảy ra ở nhiều nơi, diễn biến tương đối phức tạp.
Trong 5 năm qua, Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo xác lập, triệt phá gần
2.600 điểm cờ bạc với gần 15.000 đối tượng tham gia, đã khởi tố hàng chục
vụ, hàng trăm đối tượng về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc; xử lý hành
chính trên 10.500 trường hợp, thu nộp ngân sách gần 20 tỉ đồng. Đáng chú ý
là tệ nạn cờ bạc trá hình dưới hình thức “game bắn cá” phát triển mạnh giai
đoạn đầu nhiệm kỳ (theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, thời điểm tháng 7-
2016 toàn tỉnh có đến 259 điểm kinh doanh với 380 máy game bắn cá, phân
bổ ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố). Đây là hình thức cờ bạc mới, lạ
nên thu hút rất nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội tham gia, gây ra rất
nhiều hệ lụy xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tình hình an ninh trật tự. Dưới
sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an đã tích cực,
chủ động phối hợp các ngành kiểm tra, xử lý triệt để, quyết liệt nên đến nay
đã giải quyết cơ bản tệ nạn nguy hiểm này.

Bảng số liệu thống kê


8

0
Tháng 1 Tháng 5 Tháng 8 Tháng 12

2020 2021 2022 2023


Trong 6 tháng đầu năm 2022, xảy ra 94 vụ phạm tội về TTXH, so với cùng
kỳ năm 2019 giảm 41 vụ (giảm 30%), so cùng kỳ năm 2021 giảm 48 vụ;
điều tra làm rõ 92/94 vụ (đạt tỷ lệ 98%), bắt xử lý 183 đối tượng. Qua đấu
tranh cho thấy: Tội phạm trộm cắp tài sản, tội phạm liên quan đến cờ bạc
vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (trộm cắp tài sản chiếm 33%;
đánh bạc và tổ chức đánh bạc chiếm 30%); tội phạm cố ý gây thương tích
tiếp tục có dấu hiệu diễn biến phức tạp trở lại, xuất hiện tội phạm với hình
thức “đâm thuê”, tình trạng các nhóm thanh thiếu niên tụ tập gây rối trật tự
công cộng, sử dụng hung khí đâm chém giải quyết mâu thuẫn, gây án đặc
biệt nghiêm trọng còn xảy ra , nhất là tranh giành địa bàn làm ăn khu vực
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải; tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua
hình thức làm đầu thảo “hụi”, chiếm đoạt số tiền lớn, liên quan đến nhiều
người ; tệ nạn đánh bạc còn xảy ra nhiều, một số tụ điểm đá gà với quy mô
lớn ... gây dư luận bất an trong Nhân dân.

Chương 3: GIẢI PHÁP/KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Giải pháp :
Tỉnh Bình Dương cần đưa ra nhiều giải pháp hơn để khắc phục tình trạng
phạm tội của giới trẻ pháp luật là một trong những công cụ giúp Nhà nước
quản lý xã hội, trong đó bao gồm cả việc khắc phục, hạn chế và ngăn chặn
các tệ nạn xã hội diễn ra. Cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, nhà làm
luật quy định về những chế tài xử phạt đối với các tệ nạn xã hội bao gồm có
xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự mang tính chất
răn đe; những quy định về công tác phòng, chống như Luật Phòng, chống
tham nhũng 2018 chuẩn bị có hiệu lực. Đồng thời các văn bản trong hoạt
động quản lý Nhà nước đã đưa ra những hoạch định, chính sách nhằm ngăn
ngừa và hạn chế tệ nạn xã hội.
+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục:
Đây là một trong những cách hạn chế tệ nạn xã hội được áp dụng lâu dài từ
trước đến nay, nhằm mục đích giúp cho suy nghĩ, lối sống, ý thức của người
dân đúng đắn, tránh sự lệch lạc. Giúp người dân hiểu được tác hại của các tệ
nạn xã hội, từ đó kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động với người
thân, bạn bè, hàng xóm để phòng, tránh tệ nạn xã hội. Việc tuyên truyền,
giáo dục thông qua sách, báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng
internet, thông qua hoạt động dạy và học tại nhà trường cũng như các hoạt
động xã hội của các tổ chức, hội, nhóm,…
+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội: Việc thanh
tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh
vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối
với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa
trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong
việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố
cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép
chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,
+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất
nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng
phần nào giảm bớt, vì đời sống người dân ổn định, mức thu nhập bình quân
đầu người cao dần xóa bỏ đi nạn đói, giảm hộ nghèo thì tình trạng tệ nạn xã
hội như trộm cướp, cướp giật tài sản cũng sẽ được hạn chế. Về xã hội thì
nâng cao trình độ dân trí, kinh tế phát triển, người dân được đi học, được
tiếp cận với thông tin, truyền thông, với nền văn hóa văn minh tránh tình
trạng mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ hay gia trưởng dẫn đến bạo lực gia
đình, hiểu biết hơn về tác hại cũng như cách phòng chống các tệ nạn xã hội
nói chung. Chúng ta thấy rằng, do chưa đủ 18 tuổi nên các đối tượng này
đều chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng kiểm soát
được suy nghĩ, hành vi của mình, do đó dễ bị chi phối bởi các tác động bên
ngoài, dễ bị rủ rê, lôi kéo và thực hiện các hành vi sai trái một cách thiếu suy
nghĩ. Đa phần khi thực hiện hành vi phạm tội thì họ đều chủ quan hoặc
không xác định được hành vi ấy sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh
đó, yếu tố về gia đình và môi trường trường sống cũng tác động rất lớn đến
tâm, sinh lý của đối tượng này. Đa phần họ là những người sống trong môi
trường không tốt, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, quản lý của cha mẹ. Vì thế,
bên cạnh việc xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện
hơn, thì nên chú ý đến việc tuyên truyền, phổ biến các quy định và nguyên
nhân dẫn đến tội phạm đến toàn thể người dân nói chung và các bậc phụ
huynh nói riêng, để họ ý thức hơn trong việc xây dựng môi trường sống và
phương thức giáo dục con cái hợp lý, góp phần hình thành cho con một nhân
cách tốt và lối sống lành mạnh.
Cũng chính vì tâm, sinh lý của các đối tượng này còn chưa phát triển hoàn
thiện, chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực tự nhiên,
xã hội, pháp luật nên nhận thức còn hạn chế, vì vậy Bộ luật Hình sự năm
2015 đã dành 01 chương để quy định đối với người chưa thành niên phạm
tội.
Theo quy định tại chương này, thì việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải
bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo
dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích
cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả
năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Có một thực tế là, hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển nhưng đạo
đức và tư cách của con người ngày càng bị suy thoái. Lối sống buông thả,
thích hưởng thụ và lười lao động là một trong những nguyên nhân chính
khiến các bạn nữ sinh, nữ sinh viên rất dễ dính vào con đường mại dâm. Lối
sống buông thả của những chị em rất dễ bị mê hoặc bởi những loại nước
hoa kích dục nữ của các đối tượng xấu.
Thực tế, tình trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên nữ tham gia các đường dây
gái gọi không phải là ít. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều sinh viên bị mắc phải
các chứng bệnh xã hội, đặc biệt là HIV rất nguy hiểm. Đây cũng là một tệ
nạn phổ biến trong sinh viên và học sinh. Với sự phát triển của kinh tế, đời
sống của sinh viên hiện nay không còn khó khăn như những năm trước đây,
hình ảnh những sinh viên hiện nay xuất hiện thưởng xuyên ở những phòng
game, những quán bi-a…đã cẳng còn lạ lẫm. Việc tham gia vào những tệ
nan như cá độ bóng đá , lô đề cờ bạc thu hút một lượng không hề ít sinh viên
và học sinh tham gia.
Tệ nạn cờ bạc khiến cho học sinh, sinh viên dễ dàng đi đến những cảnh túng
quẫn, đặc biệt là những bạn sinh viên xa nhà . Đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến những hành vi trái pháp luật như trộm cướp và vướng vào
vòng lao lý một cách dễ dàng. Tệ nạn xã hội trong vẫn đang diễn biến phức
tạp cần thiết sự chung tay phối hợp của toàn thể các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các ngành, các tổ chức xã hội và toànthể nhân dân. Với những vấn đề
thực tiễn, thực trạng tình hình và những giải pháp,kiến nghị, về công tác đấu
tranh phòng, chống tệ nạn xã hội ở cả nước, các tỉnh, tạinơi địa bàn cư trú
mong được góp phần nhỏ vào việc tăng cường và giữ gìn anninh trật tự
nhằm phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của đất nước ta, vững bước tiếnlên
chủ nghĩa xã hội

12.2. Tiến độ thực hiện

Thời gian Các nội dung, công việc Sản phẩm Người thực hiện
(bắt đầu-kết thúc) thực hiện

Tháng 3-tháng 4 Tiềm kiếm và tổng hợp Tài liệu nghiên cứu Lý Nguyên Kha
dữ liệu
Nguyễn Trường Duy
Trần Thanh Huy
13. Sản phẩm và khả năng ứng dụng:
Sản phẩm:Một tài liệu nghiên cứu về” Tệ nạn xã hội thường gặp ở giới trẻ trong
khu vực Thủ Dầu Một từ năm 2020 đến nay.
Khả năng ứng dụng: có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và giảng viên các
ngành

Ngày …… tháng …… năm 201… Ngày …… tháng …… năm 201…


Giáo viên hướng dẫn đề tài Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên ) chịu trách nhiệm chính
(Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like