You are on page 1of 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN - TIN HỌC


———————o0o——————–

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

Bùi Tấn Phát 47.01.101.110


Châu Cẩm Hào 47.01.101.075
Phạm Vân Giang 47.01.101.071
Phạm Xuân Thảo 47.01.101.040
Nguyễn Tấn Phúc 47.01.101.028
Lương Minh Tuấn 47.01.101.050
Hồ Thị Phương Anh 47.01.101.003
Lê Thị Thảo Nguyên 47.01.101.104
Cáp Ngọc Bảo Phương 47.01.101.032
Chương Ngô Toàn Phúc 46.01.101.114

Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2023.


Mục lục
Bài tập 2.1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Bài tập 2.2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Bài tập 2.3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Bài tập 2.4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Bài tập 2.5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Bài tập 2.6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Bài tập 2.7 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Bài tập 2.8 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Bài tập 2.9 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
Bài tập 2.10 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
Bài tập 2.11 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Bài tập 2.12 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
Bài tập 2.13 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
Bài tập 2.14 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
Bài tập 2.15 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Bài tập 2.16 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Bài tập 2.17 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Bài tập 2.18 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Bài tập 2.19 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
Bài tập 2.20 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
Bài tập 2.21 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
Bài tập 2.22 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Bài tập 2.23 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
Bài tập 2.24 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
Bài tập 2.25 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
Bài tập 2.26 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
Bài tập 2.27 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Bài tập 2.28 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
Bài tập 2.29 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
Bài tập 2.30 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
Bài tập 2.31 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
Bài tập 2.32 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
Bài tập 2.33 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
Bài tập 2.34 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
Bài tập 2.35 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

1
Bài tập 2.36 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

2
Bài tập 2.1

Bài tập 1

Cho ví dụ về các tập lồi đa diện bị chặn và không bị chặn trong hai chiều.

Giải

(*) Ví dụ về tập lồi đa diện bị chặn trong hai chiều


Xét tập lồi đa diện P = {x ∈ R2 : Ax ≥ b}, trong đó
   
−1 −2 −1
A= 1 0  ∈ M3×2 (R) và b =  0  ∈ R3 .
   

0 1 0

Ta chứng minh tập lồi đa diện P bị chặn.


Lấy x = (x1 , x2 ) ∈ P bất kỳ, ta có x1 , x2 ≥ 0 và x1 + 2x2 ≤ 1.
Suy ra
q q
∥x∥ = x1 + x2 ≤ x21 + x22 + 2x1 x2
2 2

p
≤ (x1 + x2 )2 = |x1 + x2 | = x1 + x2
≤ x1 + 2x2 ≤ 1.

Vậy ∥x∥ ≤ 1 với mọi x ∈ P .


Vậy tập lồi đa diện P bị chặn.
(*) Ví dụ về tập lồi đa diện không bị chặn trong hai chiều
Xét tập lồi đa diện P = {x ∈ R2 : Ax ≥ b}, trong đó
   
2 1 1
A = 1 0 ∈ M3×2 (R) và b = 0 ∈ R3 .
   

0 1 0

Ta chứng minh tập lồi đa diện P không bị chặn.


Lấy m > 0 bất kỳ, ta có x = (m + 1, 0) ∈ P (do 2(m + 1) + 0 ≥ 1; m + 1 ≥ 0; 0 ≥ 0).
p
Ta có ∥x∥ = (m + 1)2 = m + 1 > m.
Vậy với mọi m > 0, tồn tại x = (m + 1, 0) ∈ P sao cho ∥x∥ > m.
Vậy tập lồi đa diện P không bị chặn.

Bài tập 2.2

3
Bài tập 2

Chứng minh Nhận xét 2.2(c). Tập rỗng, tập gồm một điểm, các đoạn thẳng và các đường
thẳng trong Rn là các tập lồi đa diện.

Giải

(*) Chứng minh tập rỗng là tập lồi đa diện


Ta chứng minh ∅ = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó
" # " #
1 0 ··· 0 1
A= ∈ M2×n (R), b= ∈ R2 .
−1 0 · · · 0 1

Giả sử {x ∈ Rn : Ax ≥ b} ̸= ∅, khi đó lấy x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ {x ∈ Rn : Ax ≥ b} tùy ý, ta


được  
x ≥ 1 x ≥ 1
1 1
Ax ≥ b ⇔ ⇔ (vô lý).
−x ≥ 1 x ≤ −1
1 1

Do đó ∅ = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}.
Vậy ∅ là tập lồi đa diện.
(*) Chứng minh tập gồm một điểm là tập lồi đa diện
Lấy a = (a1 , a2 , . . . , an ) ∈ Rn là một điểm bất kỳ, ta chứng minh {a} = {x ∈ Rn : Ax ≥ b},
trong đó    
1 0 ... 0 a1
   
0 1 ... 0   a2 
   
 ... ... ... ....   ··· 
   
   
0 0 ... 1   an 
A=
  ∈ M2n×n (R), b=
  ∈ R2n
−1 0 ... 0   −a1 
 
   
 0 −1 ... 0   −a2 
   
 ... ... ... ...   ··· 
   
0 0 ... −1 −an .
Với x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn tuỳ ý, ta có

x ≥ a , i = 1, n
i i
Ax ≥ b ⇔ ⇔ xi = ai , i = 1, n ⇔ x = a ⇔ x ∈ {a}.
−x ≥ −a , i = 1, n
i i

Vậy {a} = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, hay {a} là tập lồi đa diện.


(*) Chứng minh đường thẳng là tập lồi đa điện

4
Với d là đường thẳng bất kỳ trong Rn , phương trình tổng quát của d có dạng

ai1 x1 + ai2 x2 + · · · + ain xn + bi = 0, i = 1, n − 1,

trong đó aij , bi ∈ R với mọi i = 1, n − 1, j = 1, n và ai1 , ai2 , . . . , ain không đồng thời bằng 0 với
mọi i = 1, n − 1.
Ta chứng minh d = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó
   
a11 a12 ··· a1n −b1
   
 a21
 a22 ··· a2n  
 −b2 
 
 ··· ··· ··· ···   ··· 
   
   
 an−1,1 an−1,2 · · · an−1,n   ∈ M(2n−2)×n (R),
−bn−1 
 ∈ R2n−2
A=  b=

 −a11 −a12 · · · −a1n   b1 


   
 −a21 −a22 · · · −a2n   b2 
   
 ··· · · · · · · · · ·   ··· 
   
−an−1,1 −an−1,2 · · · −an−1,n bn−1

Với x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn tuỳ ý, ta có

x ∈ d ⇔ ai1 x1 + ai2 x2 + · · · + ain xn + bi = 0, i = 1, n − 1


⇔ ai1 x1 + ai2 x2 + · · · + ain xn = −bi , i = 1, n − 1

a x + a x + · · · + a x ≥ −b , i = 1, n − 1
i1 1 i2 2 in n i

−a x − a x − · · · − a x ≥ b , i = 1, n − 1
i1 1 i2 2 in n i

⇔ Ax ≥ b.

Vậy d = {x ∈ Rn : Ax ≥ b} hay d là tập lồi đa diện.


(*) Chứng minh đoạn thẳng là tập lồi đa diện
Với hai điểm c, d tuỳ ý trong Rn , giả sử c = (c1 , c2 , . . . , cn ), d = (d1 , d2 , . . . , dn ). Gọi cd và [c, d]
lần lượt là đường thẳng đi qua c, d và đoạn thẳng nối hai điểm c, d.
Đặt si = max{ci , di }, ti = min{ci , di }, i = 1, n.
Ta chứng minh [c, d] = cd ∩ {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó
   
1 0 ··· 0 t1
   
 0
 1 ··· 0  
 t2 
 
· · · · · · · · · · · ·   ··· 
   
   
 0 0 ··· 1   ∈ M2n×n (R),
 tn 
 ∈ R2n
A=  b=

 −1 0 · · · 0 
 −s
 1

   
 0 −1 · · · 0   −s2 
   
· · · · · · · · · · · ·   ··· 
   
0 0 · · · −1 −sn

5
Với mỗi x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ [c, d], tồn tại λ ∈ [0, 1] thoả x = λc + (1 − λ)d. Do đó với mỗi
i ∈ {1, 2, . . . , n}, ta được

ti = λti + (1 − λ)ti ≤ xi = λci + (1 − λ)di ≤ λsi + (1 − λ)si = si .

Do đó x ∈ {x ∈ Rn : Ax ≥ b} hay [c, d] ⊂ {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, mà hiển nhiên [c, d] ⊂ cd nên


[c, d] ⊂ cd ∩ {x ∈ Rn : Ax ≥ b}.
Ngược lại, lấy x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ cd ∩ {x ∈ Rn : Ax ≥ b} tuỳ ý.
Ta có phương trình tham số của cd là

xi = di + (ci − di )t, i = 1, n.

Vì x ∈ cd nên tồn tại λ ∈ R sao cho xi = di + (ci − di )λ = λci + (1 − λ)di .


Do x ∈ {x ∈ Rn : Ax ≥ b} nên ti ≤ xi ≤ si , i = 1, n. Do đó

ti ≤ λci + (1 − λ)di ≤ si , i = 1, n.

Khi đó với mỗi i ∈ {1, 2, . . . , n}, ta có

λti + (1 − λ)ti ≤ λci + (1 − λ)di ≤ λsi + (1 − λ)si



λ(c − t ) + (1 − λ)(d − t ) ≥ 0
i i i i
⇔ .
λ(s − c ) + (1 − λ)(s − d ) ≥ 0
i i i i

 
c = t d = t
i i i i
Với mỗi i ∈ {1, 2, . . . , n}, ta có hoặc . Suy ra ta được
d = s c = s
i i i i

 
(1 − λ)(s − t ) ≥ 0 1 − λ ≥ 0
i i
⇒ ⇒ 0 ≤ λ ≤ 1.
λ(s − t ) ≥ 0 λ ≥ 0
i i

Do đó x ∈ [c, d], hay cd ∩ {x ∈ Rn : Ax ≥ b} ⊂ [c, d].


Vậy [c, d] = cd ∩ {x ∈ Rn : Ax ≥ b}.
Do cd và {x ∈ Rn : Ax ≥ b} là các tập lồi đa diện nên chúng lần lượt là giao hữu hạn các nửa
không gian trong Rn , do đó [c, d] = cd ∩ {x ∈ Rn : Ax ≥ b} cũng là giao hữu hạn các nửa không
gian trong Rn , nên [c, d] là tập lồi đa diện.

6
Bài tập 2.3

Bài tập 3

Chứng minh Mệnh đề 2.3. Tập phương án, tập nghiệm bài toán QHTT cho ở dạng tổng
quát là tập lồi đa diện.

Giải

Bài toán quy hoạch tuyến tính (QHTT) dạng tổng quát có dạng:
(
φ(u) → min
(TT)
fi (u) ≥ ai (i = 1, m)
trong đó φ, fi : Rn → R là các hàm tuyến tính và ai ∈ R.
Ta viết lại bài toán (TT) dưới dạng ma trận.
Do φ, fi (i = 1, m) là các hàm tuyến tính nên tồn tại c = (c1 , c2 , ..., cn ) ∈ Rn và A = [aij ] ∈
Mm×n (R) sao cho
n
X
φ(u) = cj x j ,
j=1
n
X
fi (u) = aij xj
j=1

trong đó u = (x1 , x2 , ..., xn ).


Bài toán (TT) được viết lại như sau
 n
 X



 cj xj → min
j=1
(TT) X n .




 aij xj ≥ ai (i = 1, m)
j=1

Đặt b = (a1 , a2 , ..., am ) và ghép các ràng buộc trong bài toán (TT), ta có thể viết lại bài toán
dưới dạng ma trận như sau (
⟨c, u⟩ → min
(TT) ,
Au ≥ b
trong đó ⟨c, u⟩ là tích vô hướng giữa hai vectơ c và u, Au là tích của ma trận A và vectơ u viết
theo cột, bất đẳng thức Au ≥ b chính là ghép của m bất đẳng thức ràng buộc trong (TT).
(*) Chứng minh tập phương án của bài toán (TT) là tập lồi đa diện
Theo dạng biểu diễn ma trận của bài toán (TT), ta có tập phương án của bài toán (TT) là
M = {u ∈ Rn : Au ≥ b} nên tập phương án của bài toán (TT) là tập lồi đa diện.

7
(*) Chứng minh tập nghiệm của bài toán (TT) là tập lồi đa diện
Gọi M ∗ là tập nghiệm của bài toán (TT).
Nếu M ∗ = ∅ thì theo Nhận xét 2.2 ta có M ∗ là tập lồi đa diện.
Xét trường hợp M ∗ ̸= ∅.
Khi đó tồn tại giá trị tối ưu a của bài toán (TT).
Ta có thể viết lại M ∗ như sau M ∗ = {u ∈ Rn : Au ≥ b, ⟨c, u⟩ = a} = {u ∈ Rn : A∗ u ≥ b∗ },
   
A b
∗   ∗  
trong đó A =  c  , b =  a  .
−c −a

Do đó M là tập lồi đa diện.
Vậy tập nghiệm của bài toán (TT) là tập lồi đa diện.

Bài tập 2.4

Bài tập 4

Chứng minh các phát biểu trong Nhận xét 2.5.

(a) Các siêu phẳng và các nửa không gian là các tập hợp đóng, khác rỗng. Một số trường
hợp đặc biệt:

• n = 1: Các siêu phẳng là các điểm, các nửa không gian là các tia.
• n = 2: Các siêu phẳng là các đường thẳng, các nửa không gian là các nửa mặt
phẳng.
• n = 3: Các siêu phẳng là các mặt phẳng, các nửa không gian là các nửa không
gian theo nghĩa thông thường trong không gian ba chiều.

(b) Các siêu phẳng đi qua gốc là các không gian con của Rn có số chiều n − 1.

(c) Một siêu phẳng là biên của nửa không gian tương ứng. vectơ a trong định nghĩa siêu
phẳng vuông góc với chính siêu phẳng đó.

(d) Các siêu phẳng chứa các đường thẳng đi qua hai điểm bất kỳ nằm trong chúng. Hơn
nữa các siêu phẳng có phần trong là rỗng và các nửa không gian có phần trong là khác
rỗng và phần trong chính là hiệu của nó và siêu phẳng định ra nó.

(e) Tập lồi đa diện là giao hữu hạn các nửa không gian.

Giải

8
Xét a = (a1 , a2 , . . . , an ) ∈ Rn là vectơ khác vectơ không, số thực b, siêu phẳng A = {x ∈ Rn :
⟨a, x⟩ = b} và nửa không gian S = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ ≥ b}.
(a) Ta thấy hàm f : Rn → R xác định bởi f (x) = ⟨a, x⟩, ∀x ∈ Rn là hàm tuyến tính nên là
hàm liên tục.
(*) Chứng minh siêu phẳng A là tập hợp đóng, khác rỗng
Ta có A = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ = b} = {x ∈ Rn : f (x) = b} = f −1 ({b}).
Mà {b} là tập đóng trong R và f là hàm liên tục nên A là tập đóng trong Rn .
 
b b b b
Đặt x = 2
a, ta có ⟨a, x⟩ = a, 2
a = 2
⟨a, a⟩ = ∥a∥2 = b.
∥a∥ ∥a∥ ∥a∥ ∥a∥2
Suy ra x ∈ A nên A là tập khác rỗng.
(*) Chứng minh nửa không gian S là tập hợp đóng, khác rỗng
Ta có S = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ ≥ b} = {x ∈ Rn : f (x) ≥ b} = f −1 ([b, +∞)).
Mà [b, +∞) là tập đóng trong R và f là hàm liên tục nên S là tập đóng trong Rn .
Vì A ⊂ S và A ̸= ∅ nên S ̸= ∅.
(*) Một số trường hợp đặc biệt

• n = 1: Các siêu phẳng là các điểm, các nửa không gian là các tia.
Thật vậy, ta có
 
b
A = {x ∈ R : ⟨a, x⟩ = b} = {x ∈ R : ax = b} = ,
a
S = {x ∈ R : ⟨a, x⟩ ≥ b} = {x ∈ R : ax ≥ b}
 
b
 x∈R:x≥ , nếu a > 0


a
= 
b
 x∈R:x≤ , nếu a < 0


a
 
b
 , +∞ , nếu a > 0


a
=   .
b
 −∞, , nếu a < 0


a
• n = 2: Các siêu phẳng là các đường thẳng, các nửa không gian là các nửa mặt phẳng.
Thật vậy, ta có

A = {(x, y) ∈ R2 : ⟨a, x⟩ = b} = {(x, y) ∈ R2 : a1 x + a2 y = b},


S = {(x, y) ∈ R2 : ⟨a, x⟩ ≥ b} = {(x, y) ∈ R2 : a1 x + a2 y ≥ b}.

Khi đó A xác định đường thẳng có vectơ pháp tuyến là a = (a1 , a2 ) và S xác định nửa
mặt phẳng có bờ là đường thẳng A.

9
• n = 3: Các siêu phẳng là các mặt phẳng, các nửa không gian là các nửa không gian
theo nghĩa thông thường trong không gian ba chiều.
Thật vậy, ta có

A = {(x, y, z) ∈ R3 : ⟨a, x⟩ = b} = {(x, y, z) ∈ R3 : a1 x + a2 y + a3 z = b},


S = {(x, y, z) ∈ R3 : ⟨a, x⟩ ≥ b}{(x, y, z) ∈ R3 : a1 x + a2 y + a3 z ≥ b}.

Khi đó A xác định mặt phẳng có vectơ pháp tuyến là a = (a1 , a2 , a3 ) và S xác định
nửa không gian có bờ là mặt phẳng A.

(b) Chứng minh nếu siêu phẳng A đi qua gốc thì A là không gian con của Rn có số chiều n − 1.
Giả sử siêu phẳng A = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ = b} đi qua gốc tọa độ, khi đó b = ⟨a, 0⟩ = 0.
Suy ra A = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ = 0} = {(x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn : a1 x1 + a2 x2 + · · · + an xn = 0}.
Do đó A là không gian nghiệm của hệ bất phương trình tuyến tính thuần nhất n ẩn
a1 x1 + a2 x2 + · · · + an xn = 0 nên A là không gian con của Rn .
Hơn nữa do các số a1 , a2 , · · · , an không đồng thời bằng 0 nên rankB = 1, với B =
[a1 a2 . . . an ] là ma trận hệ số của hệ phương trình trên.
Do đó dimA = n − rankB = n − 1.
Vậy nếu siêu phẳng A đi qua gốc thì A là các không gian con của Rn có số chiều n − 1.

(c) Chứng minh siêu phẳng A là biên của nửa không gian S và vectơ a vuông góc với siêu
phẳng A.
(*) Chứng minh siêu phẳng A là biên của nửa không gian S

• Giả sử x ∈ A, ta có ⟨a, x⟩ = b.
r
Lấy r > 0 tùy ý và đặt y = x − a, ta chứng minh y ∈ B(x, r) ∩ S c .
2∥a∥

r r r
Vì ∥x − y∥ =
a = ∥a∥ = < r nên y ∈ B(x, r).
2∥a∥ 2∥a∥ 2
   
r r r r
Do ⟨a, y⟩ = a, x − a = ⟨a, x⟩ − a, a = b− ∥a∥2 = b − ∥a∥ < b
2∥a∥ 2∥a∥ 2∥a∥ 2
c
nên y ∈
/ S hay y ∈ S .
Do đó y ∈ B(x, r) ∩ S c nên B(x, r) ∩ S c ̸= ∅.
Hơn nữa vì x ∈ B(x, r) ∩ S nên B(x, r) ∩ S ̸= ∅.
Vì vậy x ∈ ∂S. Dẫn đến A ⊂ ∂S.

10
• Giả sử ∂S ̸⊂ A, khi đó tồn tại x ∈ ∂S sao cho x ∈ S \ A (do S là tập đóng nên
∂S ⊂ S = S).
Vì x ∈ S \ A nên ⟨a, x⟩ > b.
⟨a, x⟩ − b
Đặt r = > 0, ta chứng minh B(x, r) ⊂ S.
∥a∥
⟨a, x⟩ − b
Với mọi y ∈ B(x, r), ta có ∥x − y∥ < r = hay ∥a∥ ∥x − y∥ < ⟨a, x⟩ − b nên
∥a∥
suy ra ⟨a, y⟩ = ⟨a, x⟩ − ⟨a, x − y⟩ ≥ ⟨a, x⟩ − ∥a∥ ∥x − y∥ > ⟨a, x⟩ − (⟨a, x⟩ − b) = b,
dẫn đến y ∈ S.
Suy ra B(x, r) ⊂ S nên B(x, r) ∩ S c = ∅.
Vì vậy x ∈
/ ∂S (mâu thuẫn).
Do đó điều giả sử là sai nên ∂S ⊂ A.

Tóm lại ta có A = ∂S hay A là biên của S.


(*) Chứng minh vectơ a vuông góc với siêu phẳng A.
Lấy x, y ∈ A tùy ý, ta có ⟨a, x⟩ = ⟨a, y⟩ = b.
Suy ra ⟨a, x − y⟩ = ⟨a, x⟩ − ⟨a, y⟩ = 0.
Do đó vectơ a vuông góc với mọi vectơ nằm trong siêu phẳng A nên vectơ a vuông góc với
siêu phẳng A.

(d) Chứng minh siêu phẳng A chứa các đường thẳng đi qua hai điểm bất kỳ nằm trong A, A
có phần trong là rỗng, S có phần trong khác rỗng và phần trong của S chính là S \ A.
(*) Chứng minh siêu phẳng A chứa các đường thẳng đi qua hai điểm bất kỳ
nằm trong A
Lấy u, v ∈ A, u ̸= v tùy ý và gọi d là đường thẳng đi qua hai điểm u, v.
Khi đó d = {λu + (1 − λ)v : λ ∈ R}.
Vì u, v ∈ A nên ⟨a, u⟩ = ⟨a, v⟩ = b.
Suy ra với mọi λ ∈ R ta có ⟨a, λu + (1 − λ)v⟩ = λ⟨a, u⟩ + (1 − λ)⟨a, v⟩ = λb + (1 − λ)b = b
nên λu + (1 − λ)v ∈ A.
Do đó d ⊂ A.
Vậy siêu phẳng A chứa các đường thẳng đi qua hai điểm bất kỳ nằm trong A.
(*) Chứng minh A có phần trong là rỗng
◦ ◦
Giả sử A ̸= ∅, khi đó tồn tại x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ A.

Vì x ∈ A nên tồn tại r > 0 sao cho B(x, r) ⊂ A.

11
r
Đặt y = x − a, ta chứng minh y ∈ B(x, r) nhưng y ∈
/ A.
2∥a∥

r r r
Vì ∥x − y∥ =
a = ∥a∥ = < r nên y ∈ B(x, r).
2∥a∥ 2∥a∥ 2
   
r r r r
Do ⟨a, y⟩ = a, x − a = ⟨a, x⟩ − a, a = b− ∥a∥2 = b − ∥a∥ < b nên
2∥a∥ 2∥a∥ 2∥a∥ 2
y∈/A
Điều này mâu thuẫn với B(x, r) ⊂ A.

Vậy điều giả sử là sai nên A = ∅ hay A có phần trong là rỗng.
(*) Chứng minh S có phần trong khác rỗng và phần trong của S chính là S \ A

Ta có S = S \ ∂S.
Vì S là tập đóng trong Rn nên S = S.
Theo câu (c), ta có ∂S = A.

Do đó S = S \ A = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ > b}.
 
b+1 b+1 b+1 b+1
Đặt x = 2
a, ta có ⟨a, x⟩ = a, 2
a = 2
⟨a, a⟩ = ∥a∥2 = b + 1 > b.
∥a∥ ∥a∥ ∥a∥ ∥a∥2
◦ ◦
Suy ra x ∈ S nên S khác rỗng.
Vậy S có phần trong khác rỗng và phần trong của S chính là S \ A.

(e) Chứng minh tập lồi đa diện là giao của hữu hạn các nửa không gian.
Tập lồi đa diện bất kì có dạng

P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b},
   
a11 a12 . . . a1n b1
 a21 a22 . . . a2n 
   
 ∈ Mm×n (R) và b =  b2  ∈ Rm .
 
trong đó A = 
 .. .. .. .
 . . . .. 

 ... 
 
am1 am2 . . . amn bm
Với mọi x ∈ Rn , ta có
n
X
Ax ≥ b ⇔ aij xj ≥ bi , ∀i = 1, m ⇔ ⟨ai , x⟩ ≥ bi , ∀i = 1, m,
j=1

trong đó ai = (ai1 , ai2 , ..., ain ) , ∀i = 1, m.


m
\
n
Điều đó tương đương P = {x ∈ R : ⟨ai , x⟩ ≥ bi , ∀i = 1, m} = {x ∈ Rn : ⟨ai , x⟩ ≥ bi }.
i=1

Vậy tập lồi đa diện là giao của hữu hạn các nửa không gian.

12
Bài tập 2.5

Bài tập 5

Chứng minh Nhận xét 2.7 b. Tập lồi đa diện, siêu phẳng, nửa không gian là các tập lồi.

Giải

(*) Chứng minh tập lồi đa diện là tập lồi


Tập lồi đa diện bất kì có dạng P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó A là ma trận cấp m × n và b
là vectơ trong Rm .
Với mọi x, y ∈ P và λ ∈ [0, 1], ta có Ax ≥ b, Ay ≥ b, λ ≥ 0, 1 − λ ≥ 0 nên

A [λx + (1 − λ)y] = A(λx) + A((1 − λ)y) = λ(Ax) + (1 − λ)(Ay) ≥ λb + (1 − λ)b = b

hay λx + (1 − λ)y ∈ P .
Vậy tập lồi đa diện là tập lồi.
(*) Chứng minh siêu phẳng là tập lồi
Siêu phẳng bất kì có dạng S = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ = b}.
Với mọi x, y ∈ S và λ ∈ [0, 1], ta có ⟨a, x⟩ = b, ⟨a, y⟩ = b, λ ≥ 0, 1 − λ ≥ 0 nên

⟨a, λx + (1 − λ)y⟩ = ⟨a, λx⟩ + ⟨a, (1 − λ)y⟩ = λ⟨a, x⟩ + (1 − λ)⟨a, y⟩ = λb + (1 − λ)b = b.

hay ⟨a, λx + (1 − λ)y⟩ ∈ S.


Vậy siêu phẳng là tập lồi.
(*) Chứng minh nửa không gian là tập lồi
Nửa không gian bất kì có dạng C = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ ≥ b}
Với mọi x, y ∈ C và λ ∈ [0, 1], ta có ⟨a, x⟩ ≥ b, ⟨a, y⟩ ≥ b, λ ≥ 0, 1 − λ ≥ 0 nên

⟨a, λx + (1 − λ)y⟩ = ⟨a, λx⟩ + ⟨a, (1 − λ)y⟩ = λ⟨a, x⟩ + (1 − λ)⟨a, y⟩ ≥ λb + (1 − λ)b = b.

hay ⟨a, λx + (1 − λ)y⟩ ∈ S.


Vậy nửa không gian là tập lồi.

Bài tập 2.6

Bài tập 6

Chứng minh rằng tập lồi đóng trong R là tập lồi đa diện. Cho ví dụ một tập lồi nhưng
không lồi đa diện.

13
Giải

(*) Chứng minh tập lồi đóng trong R là tập lồi đa diện
Trước hết, ta tìm tất cả tập lồi đóng trong R.
Rõ ràng ∅ là tập lồi đóng trong R.
Giả sử S là tập lồi đóng khác rỗng trong R. Khi đó tồn tại a, b ∈ R sao cho a = inf S và
b = sup S. Suy ra S ⊆ [a, b].
Ta chứng minh (a, b) ⊆ S. Lấy x ∈ (a, b) tùy ý.
Vì x < b = sup S nên x không là cận trên của S, suy ra tồn tại z ∈ S sao cho x < z.
Vì x > a = inf S nên x không là cận dưới của S, suy ra tồn tại y ∈ S sao cho y < x.
Khi đó y, z ∈ S và y < x < z.
z−x
Đặt λ = ∈ (0, 1), ta có x = λy + (1 − λ)z, mà y, z ∈ S và S là tập lồi nên x ∈ S.
z−y
Do đó (a, b) ⊆ S.
Tóm lại ta có (a, b) ⊆ S ⊆ [a, b].
Mà S là tập đóng trong R nên

• Nếu a = −∞, b = +∞ thì S = (−∞, +∞) = R.

• Nếu a = −∞, b ∈ R thì S = (−∞, b].

• Nếu a ∈ R, b = +∞ thì S = [a, +∞).

• Nếu a, b ∈ R thì S = [a, b].

Do đó tất cả tập lồi đóng trong R chỉ có thể là ∅, [a, b], (−∞, b], [a, +∞), R, với a, b ∈ R.
Tiếp theo, ta chứng minh tất cả tập có dạng trên đều là tập lồi đa diện.
Thật vậy, ta có

• ∅ = {x ∈ R : x ≥ 0, −x ≥ 1};

• [a, b] = {x ∈ R : x ≥ a, −x ≥ −b}, với a, b ∈ R;

• (−∞, b] = {x ∈ R : −x ≥ −b}, với b ∈ R;

• [a, +∞) = {x ∈ R : x ≥ a}, với a ∈ R;

• R = {x ∈ R : 0x ≥ 0}.

14
Vậy tất cả các tập lồi đóng trong R là tập lồi đa diện.
(*) Ví dụ về một tập lồi nhưng không lồi đa diện.
Xét khoảng (a, b), với a, b ∈ R.
y ∈ (a, b) và λ ∈ [0, 1] tùy ý.
Lấy x,
λx + (1 − λ)y > λa + (1 − λ)a = a
Ta có .
λx + (1 − λ)y < λb + (1 − λ)b = b
Suy ra λx + (1 − λ)y ∈ (a, b).
Do đó khoảng (a, b) là tập lồi trong R.
Tuy nhiên, khoảng (a, b) không là tập đóng trong R nên không là tập lồi đa diện.

Bài tập 2.7

Bài tập 7

Cho Ω1 là tập con lồi của Rn và Ω2 là tập con lồi của Rp . Chứng minh rằng Ω1 × Ω2 là
tập con lồi của Rn × Rp .

Giải

(*) Chứng minh Ω1 × Ω2 là tập con của Rn × Rp


Lấy (x, y) bất kỳ thuộc Ω1 × Ω2 , khi đó x ∈ Ω1 và y ∈ Ω2 .
Mà Ω1 ⊂ Rn và Ω2 ⊂ Rp nên x ∈ Rn và y ∈ Rp .
Suy ra (x, y) ∈ Rn × Rp .
Do đó Ω1 × Ω2 ⊂ Rn × Rp .
(*) Chứng minh Ω1 × Ω2 là tập lồi
Lấy a = (x1 , y1 ) và b = (x2 , y2 ) bất kỳ thuộc Ω1 × Ω2 .
Khi đó x1 , x2 ∈ Ω1 và y1 , y2 ∈ Ω2 .
Với λ ∈ [0, 1] tuỳ ý, ta có

λa + (1 − λ)b = λ(x1 , y1 ) + (1 − λ)(x2 , y2 ) = (λx1 + (1 − λ)x2 , λy1 + (1 − λ)y2 ).

Lại có x1 , x2 ∈ Ω1 và y1 , y2 ∈ Ω2 , mà Ω1 và Ω2 là các tập lồi nên λx1 + (1 − λ)x2 ∈ Ω1 và


λy1 + (1 − λ)y2 ∈ Ω2 , suy ra λa + (1 − λ)b = (λx1 + (1 − λ)x2 , λy1 + (1 − λ)y2 ) ∈ Ω1 × Ω2 .
Dẫn đến Ω1 × Ω2 là tập lồi.
Vậy Ω1 × Ω2 là tập con lồi của Rn × Rp .

Bài tập 2.8

15
Bài tập 8

Ánh xạ B : Rn → Rp được gọi là affine nếu tồn tại ánh xạ tuyến tính A : Rn → Rp và
b ∈ Rp sao cho B(x) = A(x) + b với mọi x ∈ Rn . Giả sử Ω là tập con lồi của Rn và Θ là
tập con lồi của Rp . Chứng minh rằng B(Ω) là tập con lồi của Rp và B −1 (Θ) là tập con lồi
của Rn .

Giải

(*) Chứng minh B(Ω) là tập con lồi của Rp


Rõ ràng B(Ω) ⊂ Rp , ta chỉ cần chứng minh B(Ω) là tập lồi.
Giả sử m, n ∈ B(Ω), khi đó tồn tại x, y ∈ Ω sao cho m = B(x), n = B(y).
Với mọi λ ∈ [0, 1], ta có λx + (1 − λ)y ∈ Ω nên

λm + (1 − λ)n =λB(x) + (1 − λ)B(y)


=λA(x) + λb + (1 − λ)A(y) + (1 − λ)b
=A(λx) + A((1 − λ)y) + b
=A(λx + (1 − λ)y) + b
=B(λx + (1 − λ)y) ∈ B(Ω).

Suy ra B(Ω) là tập con lồi của Rp .


(*) Chứng minh B −1 (Θ) là tập con lồi của Rn
Rõ ràng B −1 (Θ) ⊂ Rn , ta chỉ cần chứng minh B −1 (Θ) là tập lồi.
Giả sử x, y ∈ B −1 (Θ), khi đó B(x), B(y) ∈ Θ.
Với mọi λ ∈ [0, 1] ta có

B(λx + (1 − λ)y) = A(λx + (1 − λ)y) + b


= λA(x) + λb + (1 − λ)A(y) + (1 − λ)b
= λB(x) + (1 − λ)B(y) ∈ Θ (do Θ là tập lồi).

Do đó λx + (1 − λ)y ∈ B −1 (Θ), ∀λ ∈ [0, 1].


Vậy B −1 (Θ) là tập con lồi của Rn .

Bài tập 2.9

Bài tập 9

Cho Ω1 , Ω2 ⊂ Rn lồi và λ ∈ R. Chứng minh rằng Ω1 + Ω2 và λΩ1 cũng lồi.

16
Giải

(*) Chứng minh Ω1 + Ω2 là tập lồi


Ta có Ω1 + Ω2 = {x + y : x ∈ Ω1 , y ∈ Ω2 }.
Lấy t1 , t2 ∈ Ω1 + Ω2 và λ ∈ [0, 1] tùy ý.
Vì t1 , t2 ∈ Ω1 + Ω2 nên tồn tại x1 , x2 ∈ Ω1 và y1 , y2 ∈ Ω2 sao cho t1 = x1 + y1 và t2 = x2 + y2 .
Do Ω1 , Ω2 là các tập lồi nên λx1 + (1 − λ)x2 ∈ Ω1 , λy1 + (1 − λ)y2 ∈ Ω2 .
Suy ra

λt1 + (1 − λ)t2 = λ(x1 + y1 ) + (1 − λ)(x2 + y2 ) = [λx1 + (1 − λ)x2 ] + [λy1 + (1 − λ)y2 ] ∈ Ω1 + Ω2 .

Vậy Ω1 + Ω2 là tập lồi.


(*) Chứng minh λΩ1 là tập lồi
Ta có λΩ1 = {λx : x ∈ Ω1 }.
Lấy u, v ∈ λΩ1 và β ∈ [0, 1] tùy ý.
Vì u, v ∈ λΩ1 nên tồn tại x, y ∈ Ω1 sao cho u = λx và v = λy.
Do Ω1 là tập lồi nên βx + (1 − β)y ∈ Ω1 .
Suy ra
βu + (1 − β)v = β(λx) + (1 − β)(λy) = λ[βx + (1 − β)y] ∈ λΩ1 .
Vậy λΩ1 là tập lồi.

Bài tập 2.10

Bài tập 10

Kiểm tra tính lồi, lồi đa diện của các tập hợp sau:
n o
(a) M1 = (α + β, 1 − α + β) α ∈ [0, 1], β ≥ 0 .
n o
(b) M2 = (α − β, 1 − α + γ) α ∈ [0, 1], β, γ ≥ 0 .

Giải

(a) Xét tập lồi đa diện N1 = {(x, y) ∈ R2 : Ax ≥ b}, trong đó


   
1 0 0
0 1 0
   
   
A= 1 1  ∈ M5×2 (R), b =  1  ∈ R5 .
   
 1 −1 −1
   

−1 1 −1

Ta chứng minh N1 = M1 .

17
• Lấy tùy ý (x, y) ∈ M1 , tồn tại α ∈ [0, 1], β ≥ 0 thoả x = α + β, y = 1 − α + β, ta được



 x=α+β ≥0+0=0


y = 1 − α + β ≥ 1 − 1 + 0 = 0

.


x + y = 1 + 2β ≥ 1 + 2 · 0 = 1


−1 ≤ x − y = 2α − 1 ≤ 1

Do đó (x, y) ∈ N1 . Suy ra M1 ⊂ N1 .
• Lấy tùy ý (x, y) ∈ N1 .
x−y+1 x+y−1
Đặt α = ,β = . Khi đó x = α + β, y = 1 − α + β. Hơn nữa
2 2
x−y+1

0 ≤ α =
 ≤1
2 .
β = x + y − 1 ≥ 1 − 1 = 0

2 2
Do đó (x, y) ∈ M1 . Suy ra N1 ⊂ M1 .

Vậy M1 = N1 hay M1 là một tập lồi đa diện. Do đó M1 là tập lồi.

(b) Xét tập lồi đa diện N2 = {(x, y) ∈ R2 : Ax ≥ b}, trong đó


" # " #
−1 0 −1
A= ∈ M2×2 (R), b = ∈ R2 .
0 1 0

Ta chứng minh N2 = M2 .

• Lấy tùy ý (x, y) ∈ M2 , tồn tại α ∈ [0, 1], β ≥ 0, γ ≥ 0 sao cho x = α − β, y = 1 − α + γ,


khi đó ta có 
x = α − β ≤ 1 − 0 = 1
.
y = 1 − α + γ ≥ 1 − 1 + 0 = 0

Do đó (x, y) ∈ N2 . Suy ra M2 ⊂ N2 .
• Lấy tùy ý (x, y) ∈ N2 , chọn α = 1, β = 1 − x, γ = y.
Khi đó x = α − β, y = 1 − α + γ. Hơn nữa



 α = 1 ∈ [0, 1]

β =1−x≥0 .


γ = y ≥ 0

Do đó (x, y) ∈ M2 . Suy ra N2 ⊂ M2 .

Vậy M2 = N2 hay M2 là một tập lồi đa diện. Do đó M2 cũng là tập lồi.

18
Bài tập 2.11

Bài tập 11

Với mỗi m ∈ R, xét họ các tập hợp cho bởi

Am := (x1 , x2 ) ∈ R2 : |x1 + |x2 || ≤ 1, x1 + m ≥ 0 .




(a) Biểu diễn hình học của A1 và A2 .

(b) Kiểm tra tính lồi của A1 và A2 .

(c) Chứng minh rằng Am là tập lồi khi và chỉ khi Am là tập lồi đa diện.

Giải

(a) Với mọi (x1 , x2 ) ∈ R2 , ta có


( (
x1 + |x2 | ≤ 1 |x2 | ≤ 1 − x1 (1.1)
|x1 + |x2 || ≤ 1 ⇔ ⇔ (1)
x1 + |x2 | ≥ −1 |x2 | ≥ −1 − x1 (1.2)
 

 1 − x 1 ≥ 0 
 x1 ≤ 1
(1.1) ⇔ x2 ≤ 1 − x1 ⇔ x1 + x2 ≤ 1
 
x2 ≥ −1 + x1 x1 − x2 ≤ 1
 
 (  (
−1 − x1 < 0 x1 > −1
x ∈R x ∈R
 
  2   2
 
(1.2) ⇔   −1 ⇔
  " − x1 ≥ 0   "1 ≤ −1
 x
x2 ≥ −1 − x1 x1 + x2 ≥ −1
 
 
 
x2 ≤ 1 + x1 x1 − x2 ≥ −1
 

Suy ra
   
x ≤1   x ≤ −1
 1 1
 
 x > −1  
 1
(1) ⇔ x1 + x2 ≤ 1 ∧ ∨ x + x2 ≥ −1

 1


  x 2 ∈ R 
 
x − x ≤ 1
  x − x ≥ −1

1 2 1 2

 
 x1 ≤ −1
x1 ≤ 1
 


x + x2 ≤ 1

 

 1
 
x + x ≤ 1
 
1 2
⇔ ∨ x1 − x2 ≤ 1

x 1 − x2 ≤ 1 
 
x + x2 ≥ −1

 

 1
 
x > −1
 

1 
 x − x ≥ −1

1 2

19
  
 −1 < x1 ≤ 1  x ≤ −1  x ≤ −1
 1  1

 
 


⇔ x1 + x2 ≤ 1 ∨ −1 ≤ x1 + x2 ≤ 1 ∨ x1 + x2 ≤ 1

 
 

x − x ≤ 1
 x − x ≤ 1
 −1 ≤ x − x ≤ 1

1 2 1 2 1 2

• A1 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : |x1 + |x2 || ≤ 1, x1 + 1 ≥ 0}.


Suy ra, với (x1 , x2 ) ∈ A1 , ta được
 
 −1 < x1 ≤ 1

 
x1 + x2 ≤ 1  −1 < x1 ≤ 1

 
  
  x1 − x2 ≤ 1 x1 + x2 ≤ 1  −1 ≤ x1 ≤ 1

 (  
 
x1 = −1 ⇔ ⇔
( x1 − x2 ≤ 1 x1 + x2 ≤ 1
 
 
 
0 ≤ x ≤ 2 x1 = −1 x1 − x 2 ≤ 1
  
 ( 2 
x1 = −1 −2 ≤ x2 ≤ 2


−2 ≤ x2 ≤ 2

Biểu diễn hình học của A1 :


x2

−1 O 1 x1

−2

• A2 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : |x1 + |x2 || ≤ 1, x1 + 2 ≥ 0}.

20
Suy ra với (x1 , x2 ) ∈ A2 , ta được
   
 −1 < x1 ≤ 1
 
 −1 < x1 ≤ 1
x1 + x2 ≤ 1 x1 + x2 ≤ 1
 
 
   
  x1 − x 2 ≤ 1   x1 − x2 ≤ 1
   
−2 ≤ x1 ≤ −1 −2 ≤ x1 ≤ −1
 
   
   
  −1 ≤ x1 + x2 ≤ 1
 ⇔
  x1 + x2 ≤ 1
x − x2 ≤ 1 −x1 − x2 ≤ 1
   
  1
 
 
  −2 ≤ x1 ≤ −1   −2 ≤ x1 ≤ −1
   
x1 + x2 ≤ 1 x1 − x2 ≤ 1
 
 
 
−1 ≤ x1 − x2 ≤ 1 x1 + x2 ≤ 1
 

Biểu diễn hình học của A2 :


x2

−1 O 1 x1

−3

(b) (*) Kiểm tra tính lồi của A1


Ta có:

A1 = (x1 , x2 ) ∈ R2 : |x1 + |x2 || ≤ 1, x1 + 1 ≥ 0



  
     x1 ≥ −1 
 −1 ≤ x1 ≤ 1 

 
 


     
 −x ≥ −1 

2 1
= (x1 , x2 ) ∈ R : x1 + x2 ≤ 1 = (x1 , x2 ) ∈ R2 :
  
   −x1 − x2 ≥ −1 
x1 − x2 ≤ 1
  
 
 


 
 −x + x ≥ −1 

1 2

21
Như vậy, A1 là tập lồi đa diện nên là tập lồi.
(*) Kiểm tra tính lồi của A2
Lấy (−2, 1) và (−2, −1) thuộc R2 .
( (
−2 ≤ −2 ≤ −1 −2 ≤ −2 ≤ −1
Vì và nên (−2, 1), (−2, −1) ∈ A2 .
−1 ≤ −2 + 1 ≤ 1 −1 ≤ −2 − (−1) ≤ 1
1
Với λ = ∈ [0, 1], ta có:
2
1 1
(−2, 1) + (−2, −1) = (−2, 0) ∈
/ A2
2 2

Do đó A2 không là tập lồi.

(c) Nếu Am là tập lồi đa diện thì Am là tập lồi nên ta chỉ cần chứng minh Am là tập lồi thì
Am là tập lồi đa diện bằng sơ đồ

Am là tập lồi ⇒ m ≤ 1 ⇒ Am là tập lồi đa diện

Giả sử Am là tập lồi.


(*) Chứng minh Am lồi thì m ≤ 1
Giả sử m > 1. Chọn x = (−m, m − 1), y = (−m, −m + 1) ∈ R2 .
Ta có 
| − m + |m − 1|| = | − m + m − 1| = 1 ≤ 1
−m + m = 0 ≥ 0

và 
| − m + | − m + 1|| = | − m + m − 1| = 1 ≤ 1
−m + m = 0 ≥ 0

nên x, y ∈ Am .
1
Với λ = , ta được
2
1 1
λx + (1 − λ)y = (−m, m − 1) + (−m, −m + 1) = (−m, 0).
2 2

Do | − m + |0|| = m > 1 nên (−m, 0) ∈


/ Am (mâu thuẫn với Am là tập lồi). Do đó m ≤ 1.
(*) Chứng minh nếu m ≤ 1 thì Am là tập lồi đa diện
Giả sử m ≤ 1, ta chứng minh Am = A1 ∩ Pm , trong đó Pm = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 ≥ −m}.

22

|x + |x || ≤ 1
1 2
• Giả sử (x1 , x2 ) ∈ Am , ta có x1 + m ≥ 0 và .
x + 1 ≥ x + m ≥ 0
1 1

Do đó (x1 , x2 ) ∈ A1 ∩ Pm nên Am ⊂ A1 ∩ Pm .

 |x + |x2 || ≤ 1 
 1

 |x + |x || ≤ 1
1 2
• Giả sử (x1 , x2 ) ∈ A1 ∩ Pm , ta có x1 + 1 ≥ 0 , suy ra .
 x + m ≥ 0
 1
x + m ≥ 0

1

Do đó (x1 , x2 ) ∈ Am nên A1 ∩ Pm ⊂ Am .

Vậy Am = A1 ∩ Pm . Do A1 là tập lồi đa diện nên là giao hữu hạn của các nửa không gian
trong R2 , mà Pm cũng là một nửa không gian trong R2 nên Am = A1 ∩ Pm là giao của hữu
hạn các nửa không gian trong R2 . Do đó Am là tập lồi đa diện.

Bài tập 2.12

Bài tập 12

Cho các tập hợp


n o
A= (x, y) ∈ R2 min{|x|, |y|} ≤ 1 ,
n o
Bm = (x, y) ∈ R2 |x| + y + m ≤ 0 , m ∈ R.

(a) Vẽ hình minh hoạ các tập A và B1 .

(b) Tìm tất cả các giá trị của m để tập A ∩ Bm là tập lồi đa diện.

Giải
n o n o
(a) Đặt A1 = (x, y) ∈ R2 x ≤ 1, −x ≤ 1 , A2 = (x, y) ∈ R2 y ≤ 1, −y ≤ 1 .
"
|x| ≤ 1
Với (x, y) ∈ A tuỳ ý, ta được min{|x|, |y|} ≤ 1, nghĩa là . Khi đó
|y| ≤ 1
 
x ≤ 1
" "  "
 −x ≤ 1
 
|x| ≤ 1 −1 ≤ x ≤ 1 (x, y) ∈ A1
⇔ ⇔  ⇔ ⇔ (x, y) ∈ A1 ∪ A2 .
|y| ≤ 1 −1 ≤ y ≤ 1  y ≤ 1
 (x, y) ∈ A2

−y ≤ 1

Do đó A = A1 ∪ A2 . Ta vẽ lần lượt hình minh hoạ A1 và A2 lên mặt phẳng toạ độ Oxy,
khi đó ta được hình minh hoạ của A như sau:

23
y

x
O

n o
Ta có Bm = (x, y) ∈ R2 |x| + y + m ≤ 0 .
n o
′ 2
Với mọi m ∈ R. Đặt Bm = (x, y) ∈ R −x + y ≤ −m, x + y ≤ −m .

Lấy (x, y) ∈ Bm tuỳ ý, ta được |x| + y + m ≤ 0, nghĩa là |x| ≤ −y − m. Khi đó



 
 y ≤ −m
−y − m ≥ 0 

|x| ≤ −y − m ⇔ ⇔ −x + y ≤ −m
y + m ≤ x ≤ −y − m 

x + y ≤ −m


−x + y ≤ −m

⇔ ⇔ x ∈ Bm .
x + y ≤ −m

n o
′ 2
Do đó Bm = Bm = (x, y) ∈ R −x + y ≤ −m, x + y ≤ −m , ∀m ∈ R.
n o
Khi đó B1 = (x, y) ∈ R2 −x + y ≤ −1, x + y ≤ −1 , ta được hình minh hoạ của B1
như sau:

24
y

x
O
−1

(b) Ta có

A ∩ Bm = (A1 ∪ A2 ) ∩ Bm = (A1 ∩ Bm ) ∪ (A2 ∩ Bm ).

Trường hợp 1. m ≥ 0. Khi đó với (x, y) ∈ A2 ∩ Bm , ta được





 y≤1

−y ≤ 1 ⇒ |x| ≤ −y − m ≤ −y ≤ 1 ⇒ −1 ≤ x ≤ 1 ⇒ (x, y) ∈ A1 .


|x| ≤ −y − m

Do đó (A2 ∩ Bm ) ⊂ A1 , mà (A2 ∩ Bm ) ⊂ Bm nên (A2 ∩ Bm ) ⊂ (A1 ∩ Bm ).


Suy ra A ∩ Bm = (A1 ∩ Bm ) ∪ (A2 ∩ Bm ) = A1 ∩ Bm .
Rõ ràng A1 và Bm là các tập lồi đa diện nên A1 ∩ Bm là tập lồi đa diện,
hay A ∩ Bm là tập lồi đa diện.
Trường hợp 2. m < 0. Khi đó chọn (x1 , y1 ) = (1, −2) và (x2 , y2 ) = (−m + 1, −1). Ta có

−1 ≤ 1 ≤ 1
1 ≤ 2 ≤ −(−2) − m



−1 ≤ −1 ≤ 1
| − m + 1| = −m + 1 ≤ −(−1) − m

nên (x1 , y1 ) ∈ A1 ∩ Bm ⊂ A ∩ Bm và (x2 , y2 ) ∈ A2 ∩ Bm ⊂ A ∩ Bm .


1
Với λ = ∈ [0, 1], ta được
2

(x3 , y3 ) = λ(x1 , y1 ) + (1 − λ)(x2 , y2 )

25
 
1 1 −m + 2 3
= (1, −2) + (−m + 1, −1) = ,− .
2 2 2 2

−m + 2
Ta có |x3 | = = −m + 2 > 2 = 1 và |y3 | = 3 > 1 nên
2 2 2 2
(x3 , y3 ) ∈
/ A, do đó (x3 , y3 ) ∈
/ A ∩ Bm .
Suy ra A ∩ Bm không lồi, do đó A ∩ Bm không là tập lồi đa diện.

Vậy A ∩ Bm là tập lồi đa diện khi và chỉ khi m ≥ 0.

Bài tập 2.13

Bài tập 13

Cho tập hợp


P = (x, y) ∈ R2 : |x| + |y| ≤ 1


Q = u ∈ R2 : Au ∈ P , R = Au ∈ R2 : u ∈ P
 

trong đó !
1 1
A= .
1 0
Trong các tập P, Q, R tập nào là tập lồi đa diện? Vẽ hình minh họa các tập P, Q, R.

Giải

• Xét tập P , ta có:



x+y ≤1 ∧ x≥0 ∧ y≥0

 x−y ≤1 ∧ x≥0 ∧ y<0
|x| + |y| ≤ 1 ⇔ 
 −x − y ≤ 1
 ∧ x<0 ∧ y<0
−x + y ≤ 1 ∧ x<0 ∧ y≥0

x+y ≤1 ∧ x ≥ 0 ∧ y ≥ 0 ∧ x − y ≤ 1 − 2y

 x−y ≤1 ∧ x ≥ 0 ∧ y < 0 ∧ x + y ≤ 1 + 2y
⇔ −x − y ≤ 1
 ∧ x < 0 ∧ y < 0 ∧ −x + y ≤ 1 + 2y
−x + y ≤ 1 ∧ x < 0 ∧ y ≥ 0 ∧ −x − y ≤ 1 − 2y

x+y ≤1 ∧ x≥0 ∧ y ≥0 ∧ x−y ≤1

 x−y ≤1 ∧ x≥0 ∧ y <0 ∧ x+y ≤1
⇔ −x − y ≤ 1
 ∧ x < 0 ∧ y < 0 ∧ −x + y ≤ 1
−x + y ≤ 1 ∧ x < 0 ∧ y ≥ 0 ∧ −x − y ≤ 1

26
"
x+y ≤1 ∧ x≥0 ∧ x−y ≤1

−x − y ≤ 1 ∧ x < 0 ∧ −x + y ≤ 1
 
 x+y ≤1
  −x − y ≤ 1

⇔ x≥0 ∨ x<0
 
x−y ≤1 −x + y ≤ 1
 
 

 x + y ≤ 1 
 −x − y ≤ 1
 
 x≥0  x<0

 

 
⇔ x−y ≤1 ∨ −x + y ≤ 1
 
−x − y ≤ −y ≤ 1 − x x+y ≤y ≤1+x

 


 

 
−x + y ≤ y ≤ 1 − x x − y ≤ −y ≤ 1 + x
 
  

 x+y ≤1 
 −x − y ≤ 1 
 x + y ≥ −1
  
 x≥0  x<0

 
 

  −x − y ≥ −1

⇔ x−y ≤1 ∨ −x + y ≤ 1 ⇔ .
   x − y ≥ −1
−x − y ≤ 1 x + y ≤ 1

 
 


 
 

  −x + y ≥ −1

−x + y ≤ 1 x−y ≤1
 

Suy ra
  





 x + y ≥ −1 


  
  −x − y ≥ −1 
P = (x, y) ∈ R2 : |x| + |y| ≤ 1 = (x, y) ∈ R2 : = u ∈ R2 : Bu ≥ b ,
 





 x − y ≥ −1 



 
 −x + y ≥ −1 

trong đó    
" # 1 1 −1
   
x −1 −1 −1
u= ,B = 
 1 −1 ,
 b=
−1 .

y    
−1 1 −1
Do đó P là tập lồi đa diện.
Hình minh họa tập P :

27
y

−1 O 1 x

−1

• Xét tập Q.



 2x + y ≥ −1
" #" # 

1 1 x −2x − y ≥ −1

Đặt u = (x, y)T , khi đó Au ∈ P ⇔ ∈ P ⇔ (x+y, x) ∈ P ⇔ .
1 0 y 

 y ≥ −1


−y ≥ −1

Ta được
  





 2x + y ≥ −1 



 
 


 −2x − y ≥ −1
 

2 2
Q = {u ∈ R : Au ∈ P } = (x, y) ∈ R :





 y ≥ −1 



 
 


 −y ≥ −1
 

= {u ∈ R2 : Cu ≥ b},

trong đó    
2 1 −1
   
 −2 −1  −1
C=
 ,
−1 .
b= 
 0 1 
  
0 −1 −1

Do đó Q là tập lồi đa diện.


Hình minh hoạ tập Q:

28
y

−1 O 1 x

−1

• Xét tập R, ta có:

R = {Au ∈ R2 : u ∈ P } = {x ∈ R2 : x = Au, u ∈ P } = {x ∈ R2 : A−1 x ∈ P }.

Đặt x = (x1 , x2 )T , khi đó





 x1 ≥ −1
" #" # 

0 1 x1 −x ≥ −1

−1 1
A x∈P ⇔ ∈ P ⇔ (x2 , x1 − x2 ) ∈ P ⇔ .
1 −1 x2 

 −x1 + 2x2 ≥ −1


x − 2x ≥ −1

1 2

  





 x1 ≥ −1 



 
 


 −x ≥ −1
 

2 1
Suy ra R = (x1 , x2 ) ∈ R : = {x ∈ R2 : Dx ≥ b},





 −x1 + 2x2 ≥ −1 



 
 


 x − 2x ≥ −1
 

1 2

trong đó    
1 0 −1
   
 −1 0  −1
D=
 −1 2
,
 b=
−1 .

   
1 −2 −1

29
Do đó R là tập lồi đa diện.
Hình minh hoạ tập R:

−1
O 1 x

−1

Bài tập 2.14

Bài tập 14

Cho các tập hợp


P = (x, y) ∈ R2 : max {|x| , |y|} ≤ 1


Q = u ∈ R2 : Au ∈ P , R = Au ∈ R2 : u ∈ P
 

trong đó !
1 1
A= .
1 0
Trong các tập P, Q, R tập nào là tập lồi đa diện? Vẽ hình minh họa các tập P, Q, R.

Giải

• Xét tập P , ta có

P = (x, y) ∈ R2 : max {|x| , |y|} ≤ 1




= (x, y) ∈ R2 : |x| ≤ 1, |y| ≤ 1




30
  





 x ≥ −1 


 
 −x 
 ≥ −1 
= (x, y) ∈ R2 : = u ∈ R2 : Bu ≥ b ,






 y ≥ −1 


 
 −y 
 ≥ −1 

trong đó    
" # 1 0 −1
   
x  −1 0  −1
u= , B= , b=
−1 .

y  0
 1 
  
0 −1 −1
Do đó P là tập lồi đa diện.
Hình minh hoạ tập P :

−1 1
O x

−1

• Xét tập Q.



 x + y ≥ −1
" #" # 

1 1 x −x − x ≥ −1

T
Đặt u = (x, y) , khi đó Au ∈ P ⇔ ∈ P ⇔ (x+y, x) ∈ P ⇔ .
1 0 y 

 x ≥ −1


−x ≥ −1

31
Ta có:
2
Q = {u
 ∈ R : Au ∈P } 





 x+y ≥ −1 


 
 −x − y 
 ≥ −1 
= (x, y) ∈ R2 :





 x ≥ −1 


 
 −x 
 ≥ −1 
= {u ∈ R2 : Cu ≥ b},
trong đó    
1 1 −1
   
 −1 −1  −1
C=
 1
, b=
−1 .

 0 
  
−1 0 −1

Do đó Q là tập lồi đa diện.


Hình minh hoạ tập Q:

y
2

−1 1
O x

−2

• Xét tập R, ta có:


R = {Au ∈ R2 : u ∈ P }
= {x ∈ R2 : x = Au, u ∈ P }
= {x ∈ R2 : A−1 x ∈ P }

32
Đặt x = (x1 , x2 )T , khi đó



 x2 ≥ −1
" #" # 

0 1 x1 −x ≥ −1

2
A−1 x ∈ P ⇔ ∈ P ⇔ (x2 , x1 − x2 ) ∈ P ⇔ .
1 −1 x2 

 x1 − x2 ≥ −1


−x + x ≥ −1

1 2

  





 x2 ≥ −1 



 
 


 −x ≥ −1
 

2 2
Suy ra R = (x1 , x2 ) ∈ R : = {x ∈ R2 : Dx ≥ b},





 x1 − x2 ≥ −1 



 
 


 −x + x ≥ −1
 

1 2

trong đó 
  
0 1 −1
   
 0 −1  −1
D=
 1 −1  ,
 b=
−1 .

   
−1 1 −1
Do đó R là tập lồi đa diện.
Hình minh hoạ tập R:

−2 2
O x

−1

Bài tập 2.15

33
Bài tập 15

Cho tập lồi đa diện P = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : 0 ≤ x1 , x2 ≤ 1}. Viết tập P dưới dạng bao lồi
của hữu hạn điểm.

Giải

Ta chứng minh
4
X
P = P1 , với P1 = {λ1 (0, 0) + λ2 (1, 0) + λ3 (0, 1) + λ4 (1, 1) : λi = 1, λi ≥ 0, i = 1, 2, 3, 4}.
i=1

(*) Chứng minh P1 ⊂ P


Lấy (x1 , x2 ) ∈ P1 tùy ý, ta có:

 (x , x ) = λ1 (0, 0) + λ2 (1, 0) + λ3 (0, 1) + λ4 (1, 1) = (λ2 + λ4 , λ3 + λ4 )
 1 2


λ1 + λ2 + λ3 + λ4 = 1 .


λ , λ , λ , λ ≥ 0

1 2 3 4

Suy ra 
x = λ + λ ≥ 0
1 2 4
(do λ2 , λ3 , λ4 ≥ 0)
x = λ + λ ≥ 0
2 3 4

và 
x = λ + λ = 1 − λ − λ ≤ 1
1 2 4 1 3
(do λ1 , λ2 , λ3 ≥ 0).
x = λ + λ = 1 − λ − λ ≤ 1
2 3 4 1 2

0 ≤ x ≤ 1
1
Do đó , nên (x1 , x2 ) ∈ P .
0 ≤ x ≤ 1
2

Vậy: P1 ⊂ P .
(*) Chứng minh P ⊂ P1
Lấy (x1 , x2 ) ∈ P tùy ý, ta có: 0 ≤ x1 , x2 ≤ 1.

Trường hợp 1. x1 + x2 ≤ 1, khi đó

(x1 , x2 ) = (1 − x1 − x2 )(0, 0) + x1 (1, 0) + x2 (0, 1) + 0(1, 1).



1 − x − x ≥ 0, x ≥ 0, x ≥ 0, 0 ≥ 0
1 2 1 2
Do , nên (x1 , x2 ) ∈ P1 .
1 − x − x + x + x + 0 = 1
1 2 1 2

34
Trường hợp 2. x1 + x2 > 1, khi đó

(x1 , x2 ) = 0(0, 0) + (1 − x2 )(1, 0) + (1 − x1 )(0, 1) + (x1 + x2 − 1)(1, 1).



0 ≥ 0, 1 − x ≥ 0, 1 − x ≥ 0, x + x − 1 ≥ 0
1 2 1 2
Do nên (x1 , x2 ) ∈ P1 .
0 + 1 − x + 1 − x + x + x − 1 = 1
1 2 1 2

Suy ra P ⊂ P1 .
Vậy P1 = P hay P là tổ hợp lồi của 4 điểm (0; 0), (0; 1), (1; 0), (1; 1).

Bài tập 2.16

Bài tập 16

Cho C là tập hợp trong Rn . Ta định nghĩa bao lồi của C là giao của tất cả các tập hợp lồi
chứa C, ký hiệu coC. Chứng minh rằng

(a) coC là tập lồi nhỏ nhất chứa C.

(b) C lồi khi và chỉ khi C = coC.


( m m
)
X X
(c) coC = λ i ai λi = 1, λi ≥ 0, ai ∈ C, m ∈ N .
i=1 i=1

(d) A ⊂ B =⇒ coA ⊂ coB

(e) coC là tập compact nếu C là compact. Cho ví dụ chỉ ra rằng bao lồi của tập đóng là
không đóng.

(f) Nếu C là tập hữu hạn điểm trong Rn thì coC là tập lồi đa diện.

Giải

(a) Chứng minh coC là tập lồi nhỏ nhất chứa C.


\
Gọi (Si )i∈I là họ tất cả các tập hợp lồi chứa C, ta có coC = Si .
i∈I

Theo Định lý 2.11, ta có giao của một họ các tập lồi là tập lồi nên coC là một tập lồi.
Ta chỉ cần chứng minh coC là tập lồi nhỏ nhất chứa C.
\
Gọi S là tập lồi bất kỳ chứa C, khi đó tồn tại i0 ∈ I sao cho S = Si0 nên Si ⊂ Si0 = S
i∈I
hay coC ⊂ S.
Vậy coC là tập lồi nhỏ nhất chứa C.

35
(b) Chứng minh C lồi khi và chỉ khi C = coC.

(⇒) Giả sử C là tập lồi. Do C là tập lồi nhỏ nhất chứa C nên C = coC.
(⇐) Giả sử C = coC. Theo Định lý 2.11, ta có giao của một họ các tập lồi là tập lồi nên
coC là tập lồi, do đó C là tập lồi.
( m )
X X m
(c) Chứng minh coC = λ i ai λi = 1, λi ≥ 0, ai ∈ C, m ∈ N .


i=1 i=1
( m m )
X X
Đặt S = λ i ai λi = 1, λi ≥ 0, ai ∈ C, m ∈ N . Ta chứng minh coC = S.


i=1 i=1

• Chứng minh S ⊂ coC.


m
X
Lấy a ∈ S, khi đó tồn tại m ∈ N, (ai )m
i=1 ⊂ C và (λi )m
i=1 ⊂ [0, +∞) thoả λi = 1
i=1
m
X
sao cho a = λ i ai .
i=1
Vì ai ∈ C, i = 1, m nên ai ∈ coC, i = 1, m. Khi đó a là tổ hợp lồi của m điểm
a1 , a2 , . . . , am trong tập lồi coC. Theo Định lý 2.11, ta được a ∈ coC.
Do đó S ⊂ coC.
• Chứng minh coC ⊂ S.
Lấy a, b ∈ S tuỳ ý và λ ∈ [0, 1] bất kỳ, đặt c = λa + (1 − λ)b, ta chứng minh c ∈ S.
mb b mb
Theo định nghĩa của S, tồn tại ma , mb ∈ N, (ai )m a ma
i=1 , (bi )i=1 ⊂ C và (λi )i=1 , (λi )i=1 ⊂
a

m
Xa m
Xb Xm a m
Xb

[0, +∞) thoả λai = λbi = 1 sao cho a = λai ai và b = λbi bi .


i=1 i=1 i=1 i=1
Khi đó ma mb
X X
c = λa + (1 − λ)b = λ · λai ai + (1 − λ) · λbi bi .
i=1 i=1

Lại có
ma
X mb
X
λ· λai + (1 − λ) · λbi = λ · 1 + (1 − λ) · 1 = 1.
i=1 i=1

Suy ra c ∈ S, do đó S là tập lồi.


Mặt khác, lấy a ∈ C bất kỳ, khi đó với b ∈ C tuỳ ý, chọn λ1 = 1, λ2 = 0, ta được

a = λ1 a + λ2 b ∈ S.

Suy ra C ⊂ S. Do đó S là tập lồi chứa C, suy ra coC ⊂ S.

Vậy S = coC.

36
(d) Chứng minh A ⊂ B ⇒ coA ⊂ coB.
Với A ⊂ B tuỳ ý, vì B ⊂ coB nên A ⊂ coB.
Suy ra coB là tập lồi chứa A. Do đó coA ⊂ coB.

(e) coC là tập compact nếu C là compact. Cho ví dụ chỉ ra rằng bao lồi của tập đóng là không
đóng.
Giả sử C là tập compact trong Rn , khi đó C là tập đóng và bị chặn. Ta chứng minh coC
cũng là tập đóng và bị chặn trong Rn .

• Chứng minh coC là tập bị chặn, tức là chứng minh ∃R > 0, ∃x ∈ Rn : coC ⊂ B(x, R).
Vì C bị chặn nên tồn tại R > 0 và tồn tại x ∈ Rn sao cho C ⊂ B(x, R).
Với a ∈ coC tuỳ ý, theo câu (c), tồn tại m ∈ N, (ai )m m
i=1 ⊂ C và (λi )i=1 ⊂ [0, +∞) thoả
Xm Xm
λi = 1 sao cho a = λi ai . Do C ⊂ B(x, R) nên (ai )mi=1 ⊂ B(x, R).
i=1 i=1
Ta chứng minh B(x, R) là tập lồi. Với mọi x1 , x2 ∈ B(x, R) và λ ∈ [0, 1] tuỳ ý, đặt
z = λx1 + (1 − λ)x2 . Khi đó

|x − z| = |x − λx1 − (1 − λ)x2 | = |λx + (1 − λ)x − λx1 − (1 − λ)x2 |


= |λ(x − x1 ) + (1 − λ)(x − x2 )| ≤ λ|(x − x1 )| + (1 − λ)|(x − x2 )|
< λ · R + (1 − λ) · R = R.

Suy ra z ∈ B(x, R), nên B(x, R) là tập lồi.


Suy ra a là tổ hợp lồi của m điểm trong tập lồi B(x, R) nên a ∈ B(x, R).
Do đó C ⊂ B(x, R) hay B(x, R) là tập lồi chứa C, nên coC ⊂ B(x, R).
Như vậy, coC là tập bị chặn trên Rn .
• Chứng minh coC là tập đóng.
Lấy dãy (xi )i∈N ⊂ coC hội tụ về x bất kỳ, ta chứng minh x ∈ coC.
Với mỗi i ∈ N, ta có xi ∈ coC, nên theo Định lý Carathéodory, ∃ (λij )n+1
j=1 ⊂ [0, +∞),
n+1
X n+1
X
∃ (yji )n+1
j=1 ⊂ C thoả λij = 1 và xi = λij yji .
j=1 j=1

Giả sử tồn tại i0 ∈ N và j0 ∈ N với 1 ≤ j0 ≤ n + 1 sao cho λij00 > 1.


n+1
X
Khi đó 1 = λij0 ≥ λij00 > 1 (vô lý). Do đó λij ≤ 1, j = 1, n + 1, ∀i ∈ N.
j=1

Với mỗi j ∈ N, 1 ≤ j ≤ n + 1, xét hai dãy (λij )i∈N ⊂ [0, 1] và (yji )i∈N ⊂ C. Vì [0, 1]
và C là các tập compact nên tồn tại các dãy con (λijk )k∈N và (yjik )k∈N lần lượt tiến về

37
λj ∈ [0, 1] và yj ∈ C. Khi đó ta có
n+1
X n+1
X n+1
X
x = lim xi = lim xik = lim λijk yjik = lim λijk yjik = λj yj .
i→∞ k→∞ k→∞ k→∞
j=1 j=1 j=1

Lại có
n+1
X n+1
X n+1
X
1 = lim 1 = lim λijk = lim λijk = λj .
k→∞ k→∞ k→∞
j=1 j=1 j=1

Do đó x là tổ hợp lồi của n + 1 điểm trong C, nên theo câu (c) ta được x ∈ coC. Suy
ra coC là tập đóng.

Vậy coC là tập compact trong Rn .


(*) Ví dụ về bao lồi của tập đóng là không đóng:
 
2 1
Chọn S = (x, y) ∈ R : y ≥ 2 . Ta chứng minh S đóng và coS là tập không đóng.
x +1

• Chứng minh S đóng.


Lấy dãy hội tụ tuỳ ý {(xn , yn )}n∈N ⊂ S.
Giả sử (xn , yn ) → (x, y), ta cần chứng minh (x, y) ∈ S.
Ta có
1
yn ≥ , ∀n ∈ N
x2n +1
nên
1 1
y = lim yn ≥ lim = 2 .
n→∞ n→∞ x2
n +1 x +1
Do đó (x, y) ∈ S. Vậy S đóng.
• Chứng minh coS = {(x, y) ∈ R2 : y > 0}. Đặt A = {(x, y) ∈ R2 : y > 0}, ta chứng
minh coS = A.
Lấy (x, y) ∈ coS tuỳ ý.
m
X
Theo câu (c), tồn tại m ∈ N, {(xi , yi )}m
i=1 ⊂ S và (λi )m
i=1 ⊂ [0, +∞) thoả λi = 1 và
i=1
m
X
(x, y) = λi (xi , yi ).
i=1

Ta có  n+1
X

x = λ i xi




i=1
n+1 ,
 X
y = λi yi




i=1

38

1
yi ≥ , i = 1, m.
x2i +1
Suy ra
n+1 n+1 n+1
X X X 1 1
y= λi yi ≥= λi y i ≥ λi ≥ 2 > 0.
i=1 i=1 i=1
x2i +1 x1 + 1

Do đó (x, y) ∈ A, nên coS ⊂ A.


Lấy (x, y) ∈ A tuỳ ý, khi đó y > 0.
1
– Nếu y ≥ 2 , khi đó (x, y) ∈ S nên (x, y) ∈ coS.
x +1
1 1 1 1
– Nếu 0 < y < 2 , khi đó 0 < y < 2 ≤ = 1 nên − 1 > x2 ≥ 0.
x +1 x +1 0+1 y
Chọn
 r  r 
1 1
(x1 , y1 ) = − − 1, y , (x2 , y2 ) = − 1, y ,
y y


1 x
λ= − r .
2 1
2 −1
y
1 1
Rõ ràng y1 ≥ và y2 ≥ 2 nên (x1 , y1 ), (x2 , y2 ) ∈ S. Hơn nữa,
x21 +1 x2 + 1

λ(x1 , y1 ) + (1 − λ)(x2 , y2 ) = (x, y) .

Mặt khác, ta có


rx < √ = |x| = 1
x
2 x2 2|x| 2
2 1 − 1

y

nên
1 x 1
− < r <
2 1 2
2 −1
y

1 1 1 x 1 1
0= − <λ= − r < + = 1.
2 2 2 1 2 2
2 −1
y
Do đó (x, y) là tổ hợp lồi của 2 điểm trong S, nên theo câu (c) ta được (x, y) ∈ coS.
Do đó A ⊂ coS, suy ra coS = A.

39
• Chứng minh coS không đóng.

1
Lấy dãy (xn , yn ) = 0, . Rõ ràng (xn , yn ) ∈ coS, ∀n ∈ N. Ta có
n
 
1
lim (xn , yn ) = lim 0, = (0, 0) ∈
/ coS.
n→∞ n→∞ n
Do đó coS không đóng.

(f) Ta sử dụng Định lý Fourier - Motzkin Elimination làm bổ đề để chứng minh.


Cho P = {x : Ax ≥ b} ⊆ Rn là tập lồi đa diện.
Với k ∈ {1, . . . , n} ta có P k = {(x1 , . . . , xk−1 , xk+1 , . . . , xn ) : (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ P } gọi là
hình chiếu của P theo trục xk . Khi đó P k là tập lồi đa diện.
(*) Chứng minh bài toán
Giả sử C = {s1 , s2 , . . . , sk } ⊂ Rn , với si = (si1 , si2 , . . . , sin ) ∈ Rn , i = 1, k.
Xét
( k k
)
X X
P = z = (z1 , z2 , . . . , zk+n ) sij zi − zk+j = 0, j = 1, n, zi ≥ 0, i = 1, k, zi = 1 .
i=1 i=1

Dễ thấy P là tập lồi đa diện.


Khi đó hình chiếu của P theo trục z1 , z2 , . . . , zk là

P ′ = {(y1 , y2 , . . . , yn ) : (x1 , . . . , xk , y1 , . . . , yn ) ∈ P }.

Theo định lý Fourier - Motzkin Elimination, ta có P ′ là tập lồi đa diện.


Đặt x = (x1 , x2 , · · · , xk ), y = (y1 , y2 , · · · , yn ).
Gọi M là ma trận n × k với cột thứ i là tọa độ của vectơ si .
 
s11 s21 · · · sk1
 1
 s2 s22 · · · sk2 

M = · · · · · ·
.
 · · · · · ·

s1n s2n · · · snk

Khi đó
( k
)
X
P′ = y ∈ Rn : M x = y, xi = 1, x ≥ 0
i=1
( k k
)
X X
= x i si : xi = 1, xi ≥ 0, i = 1, k = coC.
i=1 i=1

Vậy coC là tập lồi đa diện.

40
Bài tập 2.17

Bài tập 17

Chứng minh Định lý 2.11.

(a) Giao của một họ các tập lồi là tập lồi.

(b) Tổ hợp lồi của một họ hữu hạn các điểm của một tập lồi thì nằm trong tập lồi đó.

(c) Bao lồi của hữu hạn các vectơ là một tập lồi, compact.

Giải
T
(a) Xét (Ai )i∈I là một họ các tập lồi. Ta chứng minh Ai là tập lồi.
i∈I
T
Lấy x, y ∈ Ai , khi đó x, y ∈ Ai , ∀i ∈ I.
i∈I

Do Ai là tập lồi với mọi i ∈ I nên bất kỳ λ ∈ [0, 1] ta có λx + (1 − λ)y ∈ Ai , ∀i ∈ I.


T T
Suy ra λx + (1 − λ)y ∈ Ai . Vậy Ai là tập lồi.
i∈I i∈I

(b) Lấy A là tập lồi bất kỳ.


Ta chứng minh bằng quy nạp.
Với n = 1, tổ hợp lồi của một điểm trong A là chính nó và hiển nhiên tổ hợp đó thuộc A.
Giả sử với n = k, ta có tổ hợp lồi của k điểm của một tập lồi nằm trong tập lồi đó.
Ta chứng minh với n = k + 1. Giả sử k + 1 điểm đó là x1 , x2 , · · · , xk+1 .
k+1
X k+1
X
Tổ hợp lồi của các điểm này là z = λi xi , λi ≥ 0, i = 1, m, λi = 1.
i=1 i=1

k
X
TH1: λk+1 = 1, suy ra λi = 0. Khi đó
i=1

k+1
X
z= λi xi = λk+1 xk+1 = xk+1 ∈ A.
i=1

k k
X X λi
TH2: λk+1 ̸= 1, suy ra λi = 1 − λk+1 , khi đó = 1. Ta có
i=1 i=1
1 − λk+1
k+1 k k
X X X λi xi
z= λ i xi = λi xi + λk+1 xk+1 = (1 − λk+1 ) + λk+1 xk+1 .
i=1 i=1 i=1
1 − λk+1

41
k k
X λi X λ i xi
Do = 1 nên ∈ A.
i=1
1 − λk+1 i=1
1 − λk+1
Mặt khác 1 − λk+1 + λk+1 = 1 và xk+1 ∈ A nên z ∈ A.
Vậy theo nguyên lý quy nạp ta được điều phải chứng minh.

(c) Gọi S là bao lồi của x1 , x2 , · · · , xk .


Nếu xi = 0Rn , i = 1, k thì S = {0Rn } là tập đóng và bị chặn, do đó S compact.
Ta xét trường hợp tồn tại i0 ∈ {1, 2, . . . k} sao cho xi0 ̸= 0Rn .

• Ta chứng minh S là tập lồi.


Lấy x, y ∈ S ta có
k
X k
X
x= α i xi , y= β i xi ,
i=1 i=1
k
X k
X
với αi , βi ≥ 0, i = 1, k, αi = βi = 1.
i=1 i=1
Với bất kỳ λ ∈ [0, 1], ta có
k
X k
X k
X
λx + (1 − λ)y = λ αi xi + (1 − λ) β i xi = (λαi + (1 − λ)βi )xi .
i=1 i=1 i=1

k
X k
X k
X
Mặt khác (λαi + (1 − λβi )) = λ αi + (1 − λ) βi = λ + 1 − λ = 1.
i=1 i=1 i=1
Suy ra λx + (1 − λ)y ∈ S nên S là tập lồi.
• Ta chứng minh S là tập compact.
( k k
)
X X
Ta có S = λi xi : λi = 1, λi ≥ 0, ∀i = 1, k .
i=1 i=1
( k
)
X
Xét tập A = λ = (λ1 , . . . , λk ) ∈ Rk : λi = 1, λi ≥ 0, ∀i = 1, k .
i=1
Xét ánh xạ f : A → Rn xác định bởi

f (λ) = λ1 x1 + λ2 x2 + · + λk xk ,

với λ = (λ1 , λ2 , · · · , λk ) ∈ A.
k
X
Lấy ε > 0 tùy ý, do xi0 ̸= 0Rn nên ∥xi ∥ ≥ ∥xi0 ∥ > 0, do đó ta có thể chọn
i=1
ε
δ= , khi đó nếu ∥λ − λ′ ∥ < δ thì
∥x1 ∥ + ∥x2 ∥ + · · · + ∥xk ∥

X k X k
∥f (λ) − f (λ1 )∥ = (λi − λ′i )xi ≤ ∥(λi − λ′i )xi ∥


i=1 i=1

42
k
X k
X k
X
p ′
′ 2
= (λi − λi ) ∥xi ∥ ≤ (λj − λj ) ∥xi ∥
i=1 j=1 i=1

= ∥λ − λ′ ∥(∥x1 ∥ + ∥x2 ∥ + · · · + ∥xk ∥)


< δ(∥x1 ∥ + ∥x2 ∥ + · · · + ∥xk ∥) = ε.

Vậy f liên tục trên A.


Ta chứng minh A là tập compact.
Xét dãy (λm )m ⊂ A sao cho λm → λ′ . Khi đó λm ′
i → λi , ∀i = 1, k.

Với mỗi i ∈ {1, 2 . . . , m}, ta có λm
i ≥ 0, ∀m ∈ N nên λi ≥ 0.

Ta lại có
k
X k 
X  k
X
λ′i = lim λm
i = lim λm
i = lim 1 = 1.
m→∞ m→∞ m→∞
i=1 i=1 i=1

Vậy λ′ ∈ A. Do đó A là tập đóng.


Lấy λ = (λ1 , λ2 , · · · , λk ) ∈ A bất kỳ.
Xk
Ta có: λi ≥ 0, ∀i = 1, k và λi = 1 nên λi ≤ 1, ∀i = 1, k.
i=1
p √ √
Suy ra ||λ|| = λ1 + λ2 + · · · + λ2k ≤ 1 + 1 + · · · + 1 = k.
2 2

Vậy với mọi λ ∈ A, ta có ||λ|| ≤ k nên A bị chặn.
Trong Rn , A đóng và bị chặn nên A compact.
Do f liên tục trên A nên S = f (A) compact. Vậy bao lồi của hữu hạn các vectơ là
tập compact.

Bài tập 2.18

Bài tập 18

Cho C là tập hợp khác rỗng trong Rn . Chứng minh rằng mỗi vectơ trong coC có thể biểu
diễn dưới dạng tổ hợp lồi của không quá n + 1 vectơ trong C.

Giải

Lấy tùy ý điểm x ∈ coC. Theo bài tập 2.16 c, x = λ1 x1 + · · · + λk xk trong đó λ1 + · · · + λk =


1, λi ≥ 0 và xi ∈ C, ∀i = 1, k.
Giả sử k > n + 1, ta chứng minh rằng x có thể biểu diễn lại thành tổ hợp lồi của k − 1 vectơ
trong C.

43
Xét hệ phương trình k − 1 ẩn d1 , d2 , . . . , dk−1 ∈ R :

d1 (x2 − x1 ) + d2 (x3 − x1 ) + · · · + dk−1 (xk − x1 ) = 0. (*)

Do k − 1 > n nên hệ vectơ {x2 − x1 , x3 − x1 , · · · , xk − x1 } phụ thuộc tuyến tính. Vì vậy hệ


phương trình (*) không có duy nhất nghiệm.
Mặt khác 0 là nghiệm của hệ (*) nên tồn tại d∗ ∈ Rk−1 \{0} là nghiệm của hệ phương trình (*).
Đặt d∗ = (d∗1 , d∗2 , · · · , d∗k−1 ).
Suy ra (−d∗1 − d∗2 − d∗3 − · · · − d∗k−1 )x1 + d∗1 x2 + · · · + d∗k−1 xk = 0.
Đặt α1 = −d∗1 − d∗2 − d∗3 − · · · − d∗k−1 , αi = d∗i−1 với i = 2, k.
Ta được α1 , . . . , αk không đồng thời bằng 0 và
k
X k
X
αi = 0 và αi xi = 0.
i=1 i=1

Do đó, ta có
λ1 x1 + λ2 x2 + · · · + λk xk = x

α1 x1 + α2 x2 + · · · + αk xk = 0.
Bằng cách nhân vào phương trình phía dưới một hệ số thích hợp rồi cộng vào phương trình
phía trên ta loại bỏ được ít nhất một trong các hạng tử xi và thu được tổ hợp lồi của x gồm k
phần tử.
k
X
Vì các αi không đồng thời bằng 0 và αi = 0 nên tồn tại ít nhất một phần tử αi > 0, vì vậy
i=1
λi λi
ta có thể chọn αi0 > 0 sao cho 0 ≤ với mọi i thoả αi > 0.
 αi0 αi
λi0
Với 1 ≤ i ≤ k, đặt βi = λi − αi . Khi đó βi0 = 0 và
α i0
k k k
X X λi0 X
βi = λi − αi = 1 − 0 = 1.
i=1 i=1
αi0 i=1

Hơn nữa, mỗi βi ≥ 0. Thật vậy, nếu αi ≤ 0, thì βi ≥ λi ≥ 0. Nếu αi > 0 thì βi =
λi λi0
αi − ≥ 0. Vì vậy, ta có
αi αi0

k−1 k k  
X X X λi0
βi xi = βi xi = λi − αi xi
i=1 i=1 i=1
α i 0

k k k
X λi0 X X
= λ i xi − α i xi = λi xi = x.
i=1
αi0 i=1 i=1

44
Và do đó ta viết được x thành tổ hợp lồi của k − 1 phần tử trong x1 , ..., xk .
Nếu k − 1 ≤ n + 1 ta được điều phải chứng minh.
Nếu k − 1 > n + 1, ta tiếp tục quy trình trên t lần để k − 1 − t ≤ n + 1 (t ≥ 1).
Vậy ta được điều phải chứng minh.

Bài tập 2.19

Bài tập 19

Tìm tập hợp các điểm cực biên của tập lồi đa diện P = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : 0 ≤ x1 , x2 ≤ 1}.

Giải

Tập lồi đa diện P = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : 0 ≤ x1 , x2 ≤ 1}.


Chứng minh (0, 0), (0, 1), (1, 0), (1, 1) là các điểm cực biên của P .
(*) Chứng minh (0, 0) là điểm cực biên của P
Giả sử tồn tại y, z ∈ P đồng thời khác (0, 0) và λ ∈ [0, 1] sao cho:

(0, 0) = λy + (1 − λ)z.

TH1: λ = 0, ta có z = (0, 0) (mâu thuẫn).

TH2: λ = 1, ta có y = (0, 0) (mâu thuẫn).

TH3: 0 < λ < 1, đặt y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 ) ta có:



λy + (1 − λ)z = 0
1 1
.
λy + (1 − λ)z = 0
2 2

Mà y1 , y2 ≥ 0; z1 , z2 ≥ 0; 0 < λ < 1 nên λy1 + (1 − λ)z1 ≥ 0 và λy2 + (1 − λ)z2 ≥ 0.


Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi y1 = y2 = z1 = z2 = 0.
Hay y = z = (0, 0) (mâu thuẫn).

Vậy (0, 0) là điểm cực biên của P .


(*) Chứng minh (0, 1) là điểm cực biên của P
Giả sử tồn tại y, z ∈ P đồng thời khác (0, 1) và λ ∈ [0, 1] sao cho:

(0, 1) = λy + (1 − λ)z.

TH1: λ = 0, ta có z = (0, 1) (mâu thuẫn).

45
TH2: λ = 1, ta có y = (0, 1) (mâu thuẫn).

TH3: 0 < λ < 1, đặt y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 ) ta có:



 −(1 − λ)z1
y 1 =

λy + (1 − λ)z = 0 
1 1
⇔ λ .
λy + (1 − λ)z = 1
2 2
 1 − (1 − λ)z2
y 2 =

λ

Vì z ̸= (0, 1) nên z1 > 0 hoặc z2 < 1.

• Nếu z1 > 0 thì y1 < 0 suy ra y ∈


/ P (mâu thuẫn).
1 − (1 − λ)z2 1 − (1 − λ)
• Nếu z2 < 1 thì y2 = > = 1, suy ra y ∈
/ P (mâu thuẫn).
λ λ
Vậy (0, 1) là điểm cực biên của P .
(*) Chứng minh (1, 0) là điểm cực biên của P
Giả sử tồn tại y, z ∈ P , đồng thời khác (1, 0) và λ ∈ [0, 1] sao cho:

(1, 0) = λy + (1 − λ)z.

TH1: λ = 0, ta có z = (1, 0) (mâu thuẫn).

TH2: λ = 1, ta có y = (1, 0) (mâu thuẫn).

TH3: 0 < λ < 1, đặt y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 ) ta có:



 1 − (1 − λ)z1
y 1 =

λy + (1 − λ)z = 1 
1 1
⇔ λ .
λy + (1 − λ)z = 0
2 2
 −(1 − λ)z2
y 2 =

λ

Vì z1 ̸= (1, 0) nên z1 < 1 hoặc z2 > 0.


1 − (1 − λ)z1 1 − (1 − λ)
• Nếu z1 < 1 thì y1 = > = 1 suy ra y ∈
/ P (mâu thuẫn).
λ λ
• Nếu z2 > 0 thì y2 < 0, suy ra y ∈
/ P (mâu thuẫn).

Vậy (1, 0) là điểm cực biên của P .


(*) Chứng minh (1, 1) là điểm cực biên của P
Giả sử tồn tại y, z ∈ P , đồng thời khác (1, 1) và λ ∈ [0, 1] sao cho:

(1, 1) = λy + (1 − λ)z.

TH1: λ = 0, ta có z = (1, 1) (mâu thuẫn).

46
TH2: λ = 1, ta có y = (1, 1) (mâu thuẫn).

TH3: 0 < λ < 1, đặt y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 ) ta có:



 1 − (1 − λ)z1
y 1 =

λy + (1 − λ)z = 1 
1 1
⇔ λ .
λy + (1 − λ)z = 1
2 2 y = 1 − (1 − λ)z2

 2
λ
Vì z ̸= (1, 1) nên z1 < 1 hoặc z2 < 1.
1 − (1 − λ)z1 1 − (1 − λ)
• Nếu z1 < 1 thì y1 = > = 1 suy ra y ∈/ P (mâu thuẫn).
λ λ
1 − (1 − λ)z2 1 − (1 − λ)
• Nếu z2 < 1 thì y2 = > = 1, suy ra y ∈/ P (mâu thuẫn).
λ λ
Vậy (1, 1) là điểm cực biên của P .
(*) Chứng minh các điểm còn lại không phải điểm cực biên của P
Đặt P0 = P \{(0, 0), (0, 1), (1, 0), (1, 1)}, ta chứng minh P0 ∩ extP = ∅.
Trước hết, ta xét các tập sau:

• P1 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : 0 < x1 < 1, x2 = 0}.


Lấy (x1 , x2 ) ∈ P1 ta có 0 < x1 < 1, x2 = 0. Với (0, 0), (1, 0) ∈ P , ta được

(x1 , x2 ) = (x1 , 0) = (1 − x1 )(0, 0) + x1 (1, 0).

Do đó (x1 , x2 ) không là điểm cực biên của P .


Vậy P1 ∩ extP = ∅.

• P2 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 = 0, 0 < x2 < 1}.


Lấy (x1 , x2 ) ∈ P2 ta có x1 = 0, 0 < x2 < 1. Với (0, 0), (0, 1) ∈ P , ta được

(x1 , x2 ) = (0, x2 ) = (1 − x2 )(0, 0) + x2 (0, 1).

Do đó (x1 , x2 ) không là điểm cực biên của P .


Vậy P2 ∩ extP = ∅.

• P3 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 = 1, 0 < x2 < 1}.


Lấy (x1 , x2 ) ∈ P3 ta có x1 = 1, 0 < x2 < 1. Với (1, 1), (1, 0) ∈ P , ta được

(x1 , x2 ) = (0, x2 ) = (1 − x2 )(1, 0) + x2 (1, 1).

Do đó (x1 , x2 ) không là điểm cực biên của P .


Vậy P3 ∩ extP = ∅.

47
• Xét P4 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : 0 < x1 < 1, x2 = 1}.
Lấy (x1 , x2 ) ∈ P4 ta có 0 < x1 < 1, x2 = 1. Với (0, 1), (1, 1) ∈ P , ta được

(x1 , x2 ) = (x1 , 0) = (1 − x1 )(0, 1) + x1 (1, 1).

Do đó (x1 , x2 ) không là điểm cực biên của P .


Vậy P4 ∩ extP = ∅.

• P5 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : 0 < x1 , x2 < 1}.


Lấy (x1 , x2 ) ∈ P5 ta có 0 < x1 , x2 < 1. Với (x1 , 0), (x1 , 1) ∈ P , ta được

(x1 , x2 ) = (1 − x2 )(x1 , 0) + x2 (x1 , 1).

Do đó (x1 , x2 ) không là điểm cực biên của P .


Vậy P5 ∩ extP = ∅.
5
S 5
S
Ta chứng minh P0 = Pi . Vì Pi ⊂ P0 , i = 1, 5 nên P i ⊂ P0 .
i=1 i=1
5
S
Do đó ta chỉ cần chứng minh P0 ⊂ Pi . Lấy (x1 , x2 ) ∈ P0 tuỳ ý.
i=1

TH1: Nếu x1 = 0 thì 0 < x2 < 1, suy ra (x1 , x2 ) ∈ P2 .

TH2: Nếu x1 = 1 thì 0 < x2 < 1, suy ra (x1 , x2 ) ∈ P3 .

TH3: Nếu 0 < x1 < 1 thì 0 ≤ x2 ≤ 1.

• x2 = 0 suy ra (x1 , x2 ) ∈ P1 .
• x2 = 1 suy ra (x1 , x2 ) ∈ P4 .
• 0 < x2 < 1 suy ra (x1 , x2 ) ∈ P5 .
5
S
Suy ra P0 ⊂ Pi .
i=1

5
S
Do đó P0 = Pi .
i=1  
5
S
Vì Pi ∩ extP = ∅, i = 1, 5 nên P0 ∩ extP = Pi ∩ extP = ∅.
i=1
Vậy tập tất cả các điểm cực biên của P là extP = {(0, 0), (0, 1), (1, 0), (1, 1)}.

Bài tập 2.20

48
Bài tập 20

Chứng minh rằng các nửa không gian đóng, siêu phẳng trong Rn không có điểm cực biên.

Giải

(*) Chứng minh nửa không gian đóng không có điểm cực biên:
Nửa không gian bất kỳ có dạng: G = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ ≥ b}.
Đặt a = (a1 , a2 , . . . , an ). Lấy x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ G ta có ⟨a, x⟩ = a1 x1 + · · · + an xn ≥ b.

TH1: Tồn tại i ∈ {1, 2, . . . , n} sao cho ai = 0, khi đó

⟨a, x⟩ = a1 x1 + · · · + ai−1 xi−1 + ai+1 xi+1 + · · · + an xn ≥ b.

Chọn y = (x1 , . . . , xi + 1, . . . , xn ) và z = (x1 , . . . , xi − 1, . . . , xn ). Ta có



⟨a, y⟩ = a x + · · · + a x = a x + · · · + a x + a x + · · · + a x ≥ b
1 1 n n 1 1 i−1 i−1 i+1 i+1 n n
.
⟨a, z⟩ = a x + · · · + a x = a x + · · · + a x + a x + · · · + a x ≥ b
1 1 n n 1 1 i−1 i−1 i+1 i+1 n n

Do đó y, z ∈ G.
1 1
Mặt khác y, z đồng thời khác x và x = y + z nên x không là điểm cực biên.
2 2
TH2: ai ̸= 0 với mọi i ∈ {1, 2, . . . , n}.
   
a1 a1
Chọn y = x1 + 1, x2 − , x3 , . . . , xn và z = x1 − 1, x2 + , x3 , . . . , xn . Ta có
a2 a2
a 
 
⟨a, y⟩ = a1 (x1 + 1) + a2 x2 − 1 + · · · + an xn = a1 x1 + a2 x2 + · · · + an xn ≥ b

a2 .
 a1 
⟨a, z⟩ = a1 (x1 − 1) + a2 x2 +
 + · · · + an x n = a1 x 1 + a2 x 2 + · · · + an x n ≥ b
a2

Do đó y, z ∈ G.
1 1
Mặt khác y, z đồng thời khác x và x = y + z nên x không là điểm cực biên.
2 2
Vậy nửa không gian đóng không có điểm cực biên.

(*) Chứng minh siêu phẳng không có điểm cực biên:


Siêu phẳng bất kỳ có dạng: S = {x ∈ Rn : ⟨a, x⟩ = b}.
Đặt a = (a1 , a2 , . . . , an ). Lấy x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ S, ta có: ⟨a, x⟩ = a1 x1 + · · · + an xn = b.

49
TH1: Tồn tại i ∈ {1, 2, . . . , n} sao cho ai = 0, khi đó

⟨a, x⟩ = a1 x1 + · · · + ai−1 xi−1 + ai+1 xi+1 + · · · + an xn = b.

Chọn y = (x1 , . . . , xi + 1, . . . , xn ) và z = (x1 , . . . , xi − 1, . . . , xn ). Ta có



⟨a, y⟩ = a x + · · · + a x = a x + · · · + a x + a x + · · · + a x = b
1 1 n n 1 1 i−1 i−1 i+1 i+1 n n
.
⟨a, z⟩ = a x + · · · + a x = a x + · · · + a x + a x + · · · + a x = b
1 1 n n 1 1 i−1 i−1 i+1 i+1 n n

Do đó y, z ∈ S.
1 1
Mặt khác y, z đồng thời khác x và x = y + z nên x không là điểm cực biên.
2 2
TH2: ai ̸= 0 với mọi i ∈ {1, 2, . . . , n}.
   
a1 a1
Chọn y = x1 + 1, x2 − , x3 , . . . , xn và z = x1 − 1, x2 + , x3 , . . . , xn . Ta có
a2 a2
a 
 
⟨a, y⟩ = a1 (x1 + 1) + a2 x2 − 1 + · · · + an xn = a1 x1 + a2 x2 + · · · + an xn = b

a2 .
 a1 
⟨a, z⟩ = a1 (x1 − 1) + a2 x2 +
 + · · · + an xn = a1 x1 + a2 x2 + · · · + an xn = b.
a2

Do đó y, z ∈ S.
1 1
Mặt khác y, z đồng thời khác x và x = y + z nên x không là điểm cực biên.
2 2
Vậy siêu phẳng không có điểm cực biên.

Bài tập 2.21

Bài tập 21

Chứng minh rằng mọi điểm cực biên của một tập lồi luôn nằm trên biên của tập lồi đó.

Giải

Gọi C là tập lồi và P là tập các điểm cực biên của C.


Giả sử x ∈ P và x ∈
/ ∂C.
Do x ∈/ ∂C nên tồn tại r > 0 sao cho B(x, r) ∩ C = ∅ hoặc B(x, r) ∩ C c = ∅.
Mà x ∈ C (do P ⊂ C) nên B(x, r) ∩ C c = ∅. Do đó B(x, r) ⊂ C.
Lấy d ∈ Rn sao cho ∥d∥ < r, khi đó ∥x − (x ± d)∥ < r, suy ra x ± d ∈ B(x, r) ⊂ C.
1 1
Mặt khác x = (x + d) + (x − d) nên x không là điểm cực biên của C. (mâu thuẫn với x ∈ P ).
2 2
Vậy x ∈ P thì x ∈ ∂C.

50
Bài tập 2.22

Bài tập 22

Tìm tập hợp tất cả các điểm cực biên của các tập hợp sau:

(a) M1 = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 1}.

(b) M2 = {(x, y) ∈ R2 : |x| + |y| ≤ 1}.

(c) M3 = {(x, y) ∈ R2 : max{|x|, |y|} ≤ 1}.

Giải

(a) M1 = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 1}.


Gọi H = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 = 1}.
Giả sử điểm x = (x1 , x2 ) ∈ H nhưng không là điểm cực biên của M1 .
Tức là tồn tại y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 ) ∈ M1 và y, z đồng thời khác x và tồn tại λ ∈ [0, 1]
sao cho x = λy + (1 − λ)z.
Ta đánh giá:

x = z1
1
• Nếu λ = 0 thì hay x = z (mâu thuẫn).
x = z2
2

x = y1
1
• Nếu λ = 1 thì hay x = y (mâu thuẫn).
x = y2
2

• Nếu λ ∈ (0, 1). Ta có:



2 2 2 2
λ (y1 + y2 ) ≤ λ



(1 − λ)2 (z12 + z22 ) ≤ (1 − λ)2 .


λ(1 − λ)(2y z + 2y z ) ≤ λ(1 − λ)(y 2 + z 2 + y 2 + z 2 ) ≤ 2λ(1 − λ)

1 1 2 2 1 1 2 2

Suy ra
λ2 y12 + y22 + λ(1 − λ)(2y1 z1 + 2y2 z2 ) + (1 − λ)2 (z12 + z22 ) ≤ 1.


Mặt khác ta có:



x2 = (λy + (1 − λ)z )2 = λ2 y 2 + 2λ(1 − λ)y z + (1 − λ)2 z 2
1 1 1 1 1 1 1
.
x2 = (λy + (1 − λ)z )2 = λ2 y 2 + 2λ(1 − λ)y z + (1 − λ)2 z 2
2 2 2 2 2 2 2

51
Suy ra

λ2 y12 + y22 + λ(1 − λ)(2y1 z1 + 2y2 z2 ) + (1 − λ)2 (z12 + z22 ) = x21 + x22 = 1.


Do đó dấu "=" của bất đẳng thức xảy ra, suy ra y1 = z1 và y2 = z2 .


x = λy + (1 − λ)z = y
1 1 1 1
Khi đó ta được hay x = y (mâu thuẫn).
x = λy + (1 − λ)z = y
2 2 2 2

Vậy H là tập hợp các điểm cực biên của M1 .


Lấy x ∈ M1 \H ta được x = (x1 , x2 ) với x21 + x22 < 1.
Ta chứng minh x không là điểm cực biên.
Do M1 là một hình tròn nên với mọi x ∈ M1 \H tồn tại dây cung là một đoạn thẳng chứa
x nằm trong M1 .
Khi đó tồn tại m, n ∈ M1 và λ ∈ [0, 1] sao cho x = λm + (1 − λ)n.
Suy ra x không là điểm cực biên của M1 .
Vậy H là tập hợp tất cả các điểm cực biên của M1 .

(b) M2 = {(x, y) ∈ R2 : |x| + |y| ≤ 1}.


*Xét x = (1, 0) ∈ M2 . Giả sử x không là điểm cực biên.
Tức là tồn tại y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 )) ∈ M2 và y, z đồng thời khác x và tồn tại λ ∈ [0, 1]
sao cho x = λy + (1 − λ)z.

1 = λy + (1 − λ)z (1)
1 1
Khi đó .
0 = λy + (1 − λ)z (2)
2 2

• Nếu λ = 0 thì ta có z1 = 1, z2 = 0 hay z = (1, 0) (mâu thuẫn).


• Nếu λ = 1 thì ta có y1 = 1, y2 = 0 hay y = (1, 0) (mâu thuẫn).
• Nếu λ ∈ (0, 1) ta đánh giá:
Theo M2 ta có thể đánh giá được −1 ≤ y1 , z1 ≤ 1. Suy ra λy1 + (1 − λ)z1 ≤ 1
Theo (1) thì dấu bằng của các bất đẳng thức trên xảy ra.
Tức là ta có y1 = 1, z1 = 1, do |y1 | + |y2 | ≤ 1, |z1 | + |z2 | ≤ 1 nên y2 = z2 = 0
Suy ra x = y = z (mâu thuẫn).
Vậy x = (1, 0) là điểm cực biên.

*Xét x = (−1, 0) ∈ M2 . Giả sử x không là điểm cực biên.


Tức là tồn tại y = (y1 , y2 ), z = (z1 , z2 )) ∈ M2 và y, z đồng thời khác x và tồn tại λ ∈ [0, 1]
sao cho x = λy + (1 − λ)z.

52

−1 = λy + (1 − λ)z (1)
1 1
Khi đó .
0 = λy + (1 − λ)z (2)
2 2

• Nếu λ = 0 thì ta có z1 = −1, z2 = 0 hay z = (1, 0) (mâu thuẫn).


• Nếu λ = 1 thì ta có y1 = −1, y2 = 0 hay y = (1, 0) (mâu thuẫn)
• Nếu λ ∈ (0, 1) ta đánh giá: Theo (1) thì dấu bằng của các bất đẳng thức trên xảy ra.
Tức là ta có y1 = −1, z1 = −1, do |y1 | + |y2 | ≤ 1, |z1 | + |z2 | ≤ 1 nên y2 = z2 = 0
Suy ra x = y = z (mâu thuẫn).

Vậy x = (−1, 0) là điểm cực biên.


* Đánh giá tương tự ta có thể chứng minh x = (0, 1),x = (0, −1) cũng là các điểm cực biên.
* Đối với các vectơ x ∈ M2 \ {(1, 0), (−1, 0), (0, 1), (0, −1)}, luôn tồn tại một đoạn thẳng
nằm trong M2 chứa x′ .
Tức là tồn tại y ′ , z ′ ∈ M2 , y ′ , z ′ đồng thời khác x và tồn tại λ ∈ [0, 1] sao cho x′ =
λy ′ + (1 − λ)z ′ . Vậy x′ không là điểm cực biên.
Vậy tập hợp các điểm cực biên của M2 là {(0, 1), (1, 0), (−1, 0), (0, −1)}.

(c) M3 = {(x, y) ∈ R2 : max{|x|, |y|} ≤ 1}.


* Chứng minh (1, 1) là điểm cực biên của M3 . Ta thấy (1, 1) ∈ M3 .
Giả sử (1, 1) không là điểm cực biên của M3 .
Khi đó tồn tại (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(1, 1)} và số λ ∈ [0, 1] sao cho

(1, 1) = λ(x, y) + (1 − λ)(a, b).



1 = λx + (1 − λ)a
Suy ra nên λ(x + y) + (1 − λ)(a + b) = 2.
1 = λy + (1 − λ)b

Vì (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(1, 1)} nên x + y < 2 và a + b < 2, suy ra max{x + y, a + b} < 2.
Do đó

λ(x + y) + (1 − λ)(a + b) ≤ λ max{x + y, a + b} + (1 − λ) max{x + y, a + b}


= max{x + y, a + b} < 2, (mâu thuẫn) .

Vậy điều giả sử là sai nên (1, 1) là điểm cực biên của M3 .
* Chứng minh (−1, −1) là điểm cực biên của M3 . Ta thấy (−1, −1) ∈ M3 .
Giả sử (−1, −1) không là điểm cực biên của M3 .

53
Khi đó tồn tại (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(−1, −1)} và số λ ∈ [0, 1] sao cho

(−1, −1) = λ(x, y) + (1 − λ)(a, b).



−1 = λx + (1 − λ)a
Suy ra nên λ(x + y) + (1 − λ)(a + b) = −2.
−1 = λy + (1 − λ)b

Vì (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(−1, −1)} nên x + y > −2 và a + b > −2, suy ra min{x + y, a + b} >
−2.
Do đó

λ(x + y) + (1 − λ)(a + b) ≥ λ min{x + y, a + b} + (1 − λ) min{x + y, a + b}


= min{x + y, a + b} > −2, (mâu thuẫn) .

Vậy điều giả sử là sai nên (−1, −1) là điểm cực biên của M3 .
* Chứng minh (−1, 1) là điểm cực biên của M3 . Ta thấy (−1, 1) ∈ M3 .
Giả sử (−1, 1) không là điểm cực biên của M3 .
Khi đó tồn tại (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(−1, 1)} và số λ ∈ [0, 1] sao cho

(−1, 1) = λ(x, y) + (1 − λ)(a, b).



−1 = λx + (1 − λ)a
Suy ra nên λ(y − x) + (1 − λ)(b − a) = 2.
1 = λy + (1 − λ)b

Vì (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(−1, 1)} nên y − x < 2 và b − a < 2, suy ra max{y − x, b − a} < 2.
Do đó

λ(y − x) + (1 − λ)(b − a) ≤ λ max{y − x, b − a} + (1 − λ) max{y − x, b − a}


= max{y − x, b − a} < 2, (mâu thuẫn).

Vậy điều giả sử là sai nên (−1, 1) là điểm cực biên của M3 .
* Chứng minh (1, −1) là điểm cực biên của M3 . Ta thấy (1, −1) ∈ M3 .
Giả sử (1, −1) không là điểm cực biên của M3 .
Khi đó tồn tại (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(1, −1)} và số λ ∈ [0, 1] sao cho

(1, −1) = λ(x, y) + (1 − λ)(a, b).



1 = λx + (1 − λ)a
Suy ra nên λ(x − y) + (1 − λ)(a − b) = 2.
−1 = λy + (1 − λ)b

54
Vì (x, y), (a, b) ∈ M3 \ {(1, −1)} nên x − y < 2 và a − b < 2, suy ra max{x − y, a − b} < 2.
Do đó

λ(x − y) + (1 − λ)(a − b) ≤ λ max{x − y, a − b} + (1 − λ) max{x − y, a − b}


= max{x − y, a − b} < 2, mâu thuẫn.

Vậy điều giả sử là sai nên (1, −1) là điểm cực biên của M3 .
(*) Chứng minh các điểm thuộc M3 \ {(1, 1), (−1, −1), (−1, 1), (1, −1)} không là
điểm cực biên
  





 x≤1 



 
 


 −x ≤ 1
 

Theo bài tập 2.13, ta có tập M3 = (x, y) ∈ R2 : .

 y ≤ 1
 


 
 

  

 −y ≤ 1
 

- Xét tập P1 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : −1 < x1 < 1, x2 = −1}.


Lấy (x1 , x2 ) ∈ P1 , ta có
1 + x1 1 − x1
(x1 , x2 ) = (x1 , −1) = (1, −1) + (−1, −1).
2 2

1 + x1 1 − x1 1 + x1 1 − x1
Mặt khác (1, −1) ∈ P, (−1, −1) ∈ P và > 0, > 0, + = 1 nên
2 2 2 2
(x1 , x2 ) không là điểm cực biên.
- Xét tập P2 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : −1 < x1 < 1, x2 = 1}.
Lấy (x1 , x2 ) ∈ P2 , ta có
1 + x1 1 − x1
(x1 , x2 ) = (x1 , 1) = (1, 1) + (−1, 1).
2 2

1 + x1 1 − x1 1 + x1 1 − x1
Mặt khác (1, 1) ∈ P, (−1, 1) ∈ P và > 0, > 0, + = 1 nên
2 2 2 2
(x1 , x2 ) không là điểm cực biên.
- Xét tập P3 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : −1 < x2 < 1, x1 = −1}.
Lấy (x1 , x2 ) ∈ P3 , ta có
1 + x2 1 − x2
(x1 , x2 ) = (−1, x2 ) = (−1, 1) + (−1, −1).
2 2

1 + x2 1 − x2 1 + x2 1 − x2
Mặt khác (−1, 1) ∈ P, (−1, −1) ∈ P và > 0, > 0, + = 1 nên
2 2 2 2
(x1 , x2 ) không là điểm cực biên.

55
- Xét tập P4 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : −1 < x2 < 1, x1 = 1}.
Lấy (x1 , x2 ) ∈ P4 , ta có
1 + x2 1 − x2
(x1 , x2 ) = (1, x2 ) = (1, 1) + (1, −1).
2 2
1 + x2 1 − x2 1 + x2 1 − x2
Mặt khác (1, 1) ∈ P, (1, −1) ∈ P và > 0, > 0, + = 1 nên
2 2 2 2
(x1 , x2 ) không là điểm cực biên.
- Xét tập P5 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : −1 < x1 , x2 < 1}.
Lấy (x1 , x2 ) ∈ P5 , ta có
1 − x2 x2 + 1
(x1 , x2 ) = (x1 , −1) + (x1 , 1).
2 2
1 − x2 x2 + 1 1 − x2 1 + x2
Mặt khác (x1 , −1) ∈ P, (x1 , 1) ∈ P và > 0, > 0, + = 1 nên
2 2 2 2
(x1 , x2 ) không là điểm cực biên.
Mặt khác M3 \ {(1, 1), (−1, −1), (−1, 1), (1, −1)} = P1 ∪ P2 ∪ P3 ∪ P4 ∪ P5 .
Suy ra tập hợp tất cả các điểm cực biên của M3 là

extM3 = {(1, 1), (−1, −1), (−1, 1), (1, −1)}.


Bài tập 2.23

Bài tập 23

Cho C là tập lồi và x ∈ C. Chứng minh rằng x ∈ extC khi và chỉ khi C \ {x} là tập lồi.

Giải

(⇒) Giả sử x ∈ extC, ta chứng minh C \ {x} là tập lồi


Lấy y, z ∈ C \ {x} và λ ∈ [0, 1] tùy ý, ta có y, z ∈ C và y, z ̸= x.
Mà C là tập lồi nên λy + (1 − λ)z ∈ C.
Vì x ∈ extC hay x là điểm cực biên nên x ̸= λy + (1 − λ)z.
Do đó λy + (1 − λ)z ∈ C \ {x}.
Từ đó ta có C \ {x} là tập lồi.
(⇐) Giả sử C \ {x} là tập lồi, ta chứng minh x ∈ extC hay x là điểm cực biên.
Vì C \ {x} là tập lồi nên với mọi y, z ∈ C \ {x} và λ ∈ [0, 1], ta có λy + (1 − λ)z ∈ C \ {x} nên
λy + (1 − λ)z ̸= x.
Do đó không tồn tại y, z ∈ C, y, z ̸= x và λ ∈ [0, 1] sao cho x = λy + (1 − λ)z nên x là điểm
cực biên hay x ∈ extC.
Vậy x ∈ extC khi và chỉ khi C \ {x} là tập lồi.

56
Bài tập 2.24

Bài tập 24

Cho C là tập lồi đóng, khác rỗng. Chứng minh rằng C chứa đường thẳng khi và chỉ khi C
không có điểm cực biên.

Giải

(⇒) Chứng minh nếu C chứa đường thẳng thì C không có điểm cực biên
Giả sử C chứa đường thẳng và C có điểm cực biên x∗ .
Vì C chứa đường thẳng nên tồn tại x ∈ C và d ∈ Rn \ {0} sao cho x + λd ∈ C với mọi λ ∈ R.
Ta xét hai trường hợp

TH1: Tồn tại λ∗ ∈ R sao cho x∗ = x + λ∗ d.





 x∗ + d = x + (λ∗ + 1)d ∈ C


x∗ − d = x + (λ∗ − 1)d ∈ C

Khi đó .
∗ ∗


 x + d ̸
= x, x − d ̸
= x
x = 1 [(x∗ + d) + (x∗ − d)]



2

Suy ra x không là điểm cực biên, mâu thuẫn.

TH2: Với mọi λ ∈ R ta có x∗ ̸= x + λd.


Ta chứng minh x∗ + d ∈ C và x∗ − d ∈ C.
Vì C là tập lồi, x∗ ∈ C và với mọi λ ∈ R ta có x + λd ∈ C nên với mọi λ ∈ R và t ∈ [0, 1]
ta có tx∗ + (1 − t)(x + λd) ∈ C.
 
1 1
Xét dãy (xn )n∈N xác định bởi xn = x + 1 − (x∗ + d), ∀n ∈ N.
n n
 
1 1
Khi đó xn = 1 − x∗ + [x + (n − 1)d] ∈ C, ∀n ∈ N.
n n
Hơn nữa lim xn = x∗ + d.
n→∞

Mà C là tập đóng nên x∗ + d ∈ C.


Lập luận tương tự ta cũng chứng minh được x∗ − d ∈ C.



 x∗ + d, x∗ − d ∈ C

Do đó x∗ + d ̸= x, x∗ − d ̸= x .
x = 1 [(x∗ + d) + (x∗ − d)]



2

Suy ra x không là điểm cực biên, mâu thuẫn.

57
Vậy điều giả sử là sai nên nếu C chứa đường thẳng thì C không có điểm cực biên.
(⇐) Chứng minh nếu C không chứa đường thẳng thì C có điểm cực biên (*)
Định nghĩa. Cho y là điểm biên của tập lồi C. Siêu phẳng Hc,z = {x ∈ X : ⟨c, x⟩ = z} là siêu
+ hoặc C ⊆ H − .
phẳng tựa nếu y ∈ Hc,z và C ⊆ Hc,z c,z
Bổ đề. Cho C là tập lồi, đóng và y ∈ +
/ C. Khi đó có một siêu phẳng Hc,z chứa y sao cho C ⊂ Hc,z
− .
hoặc C ⊂ Hc,z
Chứng minh. Vì y ∈
/ C nên y ̸= x, ∀x ∈ C, suy ra δ = inf |x − y| > 0.
x∈C
Xét hàm số f xác định trên tập đóng B(y, 2δ) ∩ C cho bởi công thức

f (x) = |x − y|, ∀x ∈ B(y, 2δ) ∩ C.


ε
Với mọi ε > 0, tồn tại δ ′ = sao cho với mọi x1 , x2 ∈ B(y, 2δ), |x1 − x2 | < δ ′ , ta có
4
|x1 − y| + |x2 − y| ≤ 2δ + 2δ < 4δ ′ = ε.

Suy ra f liên tục trên B(y, 2δ) ∩ C.


Mặt khác B(y, 2δ) ∩ C đóng trong B(y, 2δ) compact (đóng, bị chặn) nên B(y, 2δ) ∩ C compact,
do đó tồn tại x0 sao cho min f (x) = f (x0 ).
x∈B(y,2δ)∩C
Đặt c = x0 − y, z = ⟨c, y⟩ và xét Hc,z = {x ∈ Rn : ⟨c, x⟩ = z}.
Rõ ràng y ∈ Hc,z .
+ .
Ta chứng minh C ⊂ Hc,z
+ .
Giả sử x ∈ C, ta chứng minh x ∈ Hc,z
Do x0 ∈ C nên mọi λ ∈ [0, 1] ta có

λx + (1 − λ)x0 = x0 + λ(x − x0 ) ∈ C.

Ta có |x0 + λ(x − x0 ) − y|2 ≥ |x0 − y|2 (do x0 − y ≤ 0, x − x0 ≥ 0) nên |λ(x − x0 ) + c|2 ≥ |c|2 .
Suy ra 2λ⟨c, x − x0 ⟩ + λ2 |x − x0 |2 ≥ 0 hay 2⟨c, x − x0 ⟩ + λ|x − x0 |2 ≥ 0.
Cho λ → 0+ , ta được ⟨c, x − x0 ⟩ ≥ 0, dẫn đến

⟨c, x⟩ ≥ ⟨c, x0 ⟩ = ⟨c, c + y⟩ = z + |c|2 > z

+ . Vậy C ⊂ H + .
nên x ∈ Hc,z c,z
Trở lại bài toán. Giả sử C không chứa đường thẳng.
(*) Chứng minh C có điểm biên.
Lấy x ∈ C và d ∈ Rn \ {0} tùy ý.
Vì C không chứa đường thẳng nên tồn tại λ ∈ R sao cho x + λd ∈
/ C.
Đặt A = {t ∈ [0, 1] : x + tλd ∈ C}, ta chứng minh A có phần tử lớn nhất.
Lấy (tn )n∈N ⊂ A tùy ý, giả sử lim tn = t0 .
n→∞

58
Khi đó x + tn λd ∈ C, ∀n ∈ N và lim (x + tn λd) = x + λt0 d.
n→∞
Mà C là tập đóng nên x + λt0 d ∈ C hay t0 ∈ A.
Do đó A là tập đóng trong R, mà A bị chặn trong R nên A là tập compact trong R.
Vì A bị chặn trong R nên tồn tại M = sup A.
Khi đó tồn tại (tn )n∈N ⊂ A sao cho lim tn = M .
n→∞
Do A là tập compact trong R và (tn )n∈N ⊂ A nên tồn tại dãy con (tnk )k∈N của (tn )n∈N sao cho
lim tnk = t∗ ∈ A. Mà lim tn = M nên lim tnk = t∗ .
k→∞ n→∞ k→∞
Suy ra M = t∗ ∈ A nên M = max A.
Đặt z = x + M λd, ta có z ∈ C.
Hơn nữa vì C là tập lồi nên với mọi t ∈ [0, 1], t ≤ M , ta có t ∈ A do
 
t t
x + tλd = 1 − x+ (x + M λd) ∈ C.
M M

Ta chứng minh z làđiểm biên của C.


  
r r
Lấy r > 0 và M1 ∈ M − , M , M2 ∈ M, M + tùy ý.
∥λd∥ ∥λd∥
Đặt z1 = x + M1 λd, z2 = x + M2 λd, ta chứng minh z1 ∈ B(x, r) ∩ C, z2 ∈ B(x, r) ∩ (Rn \ C).
Ta có  r
∥z − z1 ∥ = (M − M1 )∥λd∥ <
 ∥λd∥ = r
∥λd∥
r .
∥z − z2 ∥ = (M2 − M )∥λd∥ <
 ∥λd∥ = r
∥λd∥
Suy ra z1 , z2 ∈ B(x, r).
Vì M1 < M nên M1 ∈ A hay z1 ∈ C và do M2 > M = max A nên M2 ∈
/ A hay z2 ∈
/ C.
Do đó z1 ∈ B(x, r)∩C và z2 ∈ B(x, r)∩(Rn \C) nên B(x, r)∩C ̸= ∅ và B(x, r)∩(Rn \C) ̸= ∅.
Điều đó chứng tỏ z là điểm biên của C.
(*) Chứng minh tồn tại một siêu phẳng tựa tại z.
Do z ∈ ∂C nên tồn tại (zk )k∈N ⊂ Rn \C sao cho lim zk = z trong Rn .
k→∞
Với mỗi k ∈ N, theo bổ đề trên, tồn tại một siêu phẳng Hck ,yk chứa zk sao cho C ⊂ Hc+k ,yk .
Khi đó C nằm trong nửa không gian {x ∈ Rn : ⟨ck , x⟩ ≥ ⟨ck , zk ⟩}.
Ta có (ck )k∈N là dãy trong tập compact nên tồn tại dãy con (ckj )j hội tụ về c.
Đặt y = ⟨c, z⟩.
Khi đó với mọi x ∈ C, ta có

⟨c, x⟩ = lim ⟨ckj , x⟩ ≥ lim ⟨ckj , zkj ⟩ = ⟨c, z⟩ = y.


j→∞ j→∞

+ nên H
Vậy C ⊂ Hc,y c,y là siêu phẳng tựa tại z.

(*) Chứng minh C có điểm cực biên bằng quy nạp.


Nếu C ⊂ R, ta chứng minh điểm biên z của C cũng là điểm cực biên của C.

59
Vì C ⊂ R, C ̸= ∅ nên tồn tại a, b ∈ R sao cho a = inf C và b = sup C.
Do C không chứa đường thẳng nên C ̸= R, suy ra a > −∞ hoặc b < +∞.
Rõ ràng C ⊂ [a, b]. Ta chứng minh (a, b) ⊂ C. Lấy x ∈ (a, b) tùy ý.
Vì x < b = sup C nên x không là cận trên của S, suy ra tồn tại y ∈ C sao cho x > y.
Vì x > a = inf C nên x không là cận dưới của S, suy ra tồn tại t ∈ C sao cho t < x.
t−x
Khi đó y, t ∈ C và y < x < t. Đặt λ = ∈ (0, 1), ta có x = λy + (1 − λ)t.
t−y
Mà y, t ∈ C và C là tập lồi nên x ∈ S. Do đó (a, b) ⊂ C.
Tóm lại ta có (a, b) ⊂ C ⊂ [a, b].
Ta chứng minh z = a hoặc z = b.
Nếu z ∈ (a, b) thì r = min{z − a, b − z} > 0 và

(z − r, z + r) ⊂ (a, b) ⊂ C

hay
(z − r, z + r) ∩ (R \ C) = ∅

nên z không là điểm biên, mâu thuẫn.


Nếu z < a thì a > −∞, hơn nữa r = a − z > 0 và (z − r, z + r) ∩ [a, b] = ∅ nên

(z − r, z + r) ∩ C = ∅,

dẫn đến z không là điểm biên, mâu thuẫn.


Nếu z > b thì b < +∞, hơn nữa r = z − b > 0 và (z − r, z + r) ∩ [a, b] = ∅ nên

(z − r, z + r) ∩ C = ∅,

dẫn đến z không là điểm biên, mâu thuẫn.


Do đó z = a hoặc z = b.
Nếu z = a thì a > −∞, khi đó với mọi x, y ∈ C \ {z} và λ ∈ [0, 1], ta có

λx + (1 − λ)y > z

nên z là điểm cực biên.


Nếu z = b thì b < +∞, khi đó với mọi x, y ∈ C \ {z} và λ ∈ [0, 1], ta có

λx + (1 − λ)y < z

nên z là điểm cực biên.


Do đó nếu C ⊂ R thì C có điểm cực biên.
Giả sử nếu C ⊂ Rn−1 thì C có điểm cực biên.
Ta chứng minh nếu C ⊂ Rn thì C có điểm cực biên.

60
Vì z là điểm biên của C nên tồn tại a ∈ Rn , α ∈ R sao cho Hz = {z ∈ Rn : ⟨a, z⟩ = α} là siêu
phẳng tựa tại z và ⟨a, y⟩ ≥ ⟨a, z⟩ với mọi y ∈ C.
Đặt A = C ∩ Hz , ta có A ⊂ Hz ⊆ Rn−1 (tức là dim Hz = n − 1), theo giả thiết quy nạp suy ra
A có điểm cực biên x∗ .
Ta chứng minh x∗ cũng là điểm cực biên của C.
Ta có x∗ ∈ A nên ⟨a, x∗ ⟩ = α.
Giả sử x∗ không là điểm cực biên của C.
x1 + x2
Khi đó tồn tại x1 , x2 ∈ C, x1 ̸= x2 sao cho x∗ = .
2
Giả sử x1 ∈/ A hoặc x2 ∈ / A, ta có ⟨c, x1 ⟩ > α hoặc ⟨c, x2 ⟩ > α.
1
Suy ra ⟨c, x ⟩ = ⟨c, x1 + x2 ⟩ > α = ⟨c, x∗ ⟩ (vô lý).

2
Do đó x1 , x2 ∈ A (mâu thuẫn với x∗ là điểm cực biên của A).
Vậy điều giả sử là sai nên x∗ là điểm cực biên của C.

Bài tập 2.25

Bài tập 25

(Định lý Krein - Milman). Cho C là tập lồi, compact. Chứng minh rằng C chính là
bao lồi của tập hợp các điểm cực biên.

Giải

Ta chứng minh hai ý sau:


(1) Tập các điểm cực biên của C khác rỗng.
(2) C chính là bao lồi của tập hợp các điểm cực biên
Định nghĩa. Một tập F khác rỗng được gọi là một diện của C nếu với mọi x, y ∈ C, tồn tại
λ ∈ (0, 1) sao cho λx + (1 − λ)y = z ∈ F thì x, y ∈ F .
Bổ đề. Với l ∈ X ∗ (không gian các hàm tuyến tính liên tục) bất kỳ, ta có

Fl = {y ∈ C : l(y) = max l(x)}


x∈C

là một diện của C.


Chứng minh. Do C compact và l liên tục nên Fl khác rỗng.
Giả sử z = λz1 + (1 − λ)z2 ∈ F (λ ∈ (0, 1)), ta có

max l(x) = l(z) = λl(z1 ) + (1 − λ)l(z2 ) ≤ λ max l(x) + (1 − λ) max l(x) = max l(x).
x∈C x∈C x∈C x∈C

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi l(z1 ) = max l(x) và l(z@ ) = max l(x).
x∈C x∈C
Do đó z1 , z2 ∈ Fl .

61
Vậy Fl là một diện của C.
Trở lại bài toán.
(*) Chứng minh (1) Tập các điểm cực biên của C khác rỗng.
Trên P là tập các diện của C, ta định nghĩa một quan hệ thứ tự A ≤ B nếu A ⊇ B.
T
Nếu Q ⊆ P được sắp thứ tự toàn phần, ta có A là một diện của C và là một chặn
A∈Q
trên của Q.
Theo bổ đề Zorn, tồn tại một diện M cực đại theo quan hệ ≤. Ta chứng minh |M | = 1.
Giả sử x0 , x1 ∈ M với x0 ̸= x1 .
Theo định lý Hahn - Banach dạng hình học, tồn tại hàm tuyến tính liên tục f sao cho f (x0 ) <
f (x1 ).
Đặt N = {x ∈ M : f (x) = max f (x)}.
x∈M
Theo chứng minh trên, ta có N là một diện.
Mặt khác f (x0 ) < f (x1 ) nên x0 ∈
/ N (mâu thuẫn với tính cực đại của M ).
Do đó |M | = 1. Giả sử M = {a}.
Ta chứng minh a là một điểm cực biên.
Giả sử a không là điểm cực biên của C, khi đó tồn tại y, z ∈ C, y, z ̸= a và λ ∈ [0, 1] sao cho
a = λy + (1 − λ)z.
Do M là diện nên y, z ∈ M = {a} (mâu thuẫn).
Vậy a là điểm cực biên nên (1) đúng.
(*) Chứng minh (2) C chính là bao lồi của tập hợp các điểm cực biên.
Gọi B là bao lồi của các điểm cực biên.
Do C là tập lồi nên B ⊂ C.
Ta cần chứng minh C ⊂ B. Giả sử phản chứng tồn tại điểm x0 ∈ C\B.
Theo định lý Hahn - Banach dạng hình học, tồn tại hàm tuyến tính liên tục f sao cho với mọi
x ∈ B ta 
có f (x) < f (x0 ). 
Đặt A = x ∈ C : f (x) = max f (x) .
x∈C
Ta có A là một diện của C và A ∩ B = ∅.
Do A ⊂ C nên A bị chặn.
Lấy (xn )n ⊂ A sao cho xn → x′ .
Khi đó f (xn ) → f (x′ ) (do f liên tục).
Mà f (xn ) = max f (x), ∀n ∈ N nên f (x′ ) = max f (x) ⇒ x′ ∈ A.
x∈C x∈C
Vậy A đóng. Suy ra A compact. Theo chứng minh (1) ta có A có điểm cực biên x∗ .
Ta chứng minh x∗ là điểm cực biên của C.
Giả sử x∗ không là điểm cực biên của C.
Khi đó tồn tại y, z ∈ P, λ ∈ (0, 1) sao cho x∗ = λy + (1 − λ)z.

62
Do A là diện của C và x∗ ∈ A nên y, z ∈ A. (mâu thuẫn với x∗ là điểm cực biên của A).
Vậy x∗ cũng là điểm cực biên của C. Do đó x∗ ∈ B (mâu thuẫn với A ∩ B = ∅).
Vậy C là bao lồi của tập các điểm cực biên.

Bài tập 2.26

Bài tập 26

Xác định tập hợp các nghiệm cơ sở, nghiệm cơ sở chấp nhập được của tập lồi đa diện P
xác định bởi hệ các bất đẳng thức tuyến tính sau:

 2x − x2 + x3 ≥ 3
 1


x1 + x2 + x3 ≤ 15 .


x , x , x ≥ 0

1 2 3

Giải

Giả sử x∗ là nghiệm cơ sở (x∗ ∈ R3 ), khi đó trong các ràng buộc hoạt tại x∗ , tồn tại 3 ràng
buộc độc lập tuyến tính.
Suy ra ta chỉ cần 3 trong 5 ràng buộc trên hoạt tại x∗ và 3 ràng buộc đó độc lập tuyến tính.
Vậy ta có tối đa C53 = 10 nghiệm cơ sở.
Mặt khác, theo định nghĩa nghiệm cơ sở chấp nhận được là nghiệm cơ sở và thỏa tất cả các
ràng buộc. Vậy nên sau khi tìm ra 10 nghiệm cơ sở thì ta sẽ thử lại xem chúng có thỏa tất cả
5 ràng buộc hay không.
Gọi a1 = (2, −1, 1); a2 = (1, 1, 1); a3 = (1, 0, 0); a4 = (0, 1, 0); a5 = (0, 0, 1).
 
am
Đặt A(m, n, k) =  an .
 

ak
Ta có bảng sau:

63
(m, n, k) DetA Nghiệm cơ sở Nghiệm cơ sở chấp nhận được
T
(1, 2, 3) −2 x1 = (0, 6, 9) Thỏa
(1, 2, 4) −1 x2 = (−12, 0, 27)T Không thỏa
T
(1, 2, 5) 3 x3 = (6, 9, 0) Thỏa
T
(1, 3, 4) 1 x4 = (0, 0, 3) Thỏa
(1, 3, 5) 1 x5 = (0, −3, 0)T Không thỏa
T
(1, 4, 5) 2 x6 = (1.5, 0, 0) Thỏa
(2, 3, 4) 1 x7 = (0, 0, 15)T Thỏa
T
(2, 3, 5) −1 x8 = (0, 15, 0) Không thỏa
(2, 4, 5) 1 x9 = (15, 0, 0)T Thỏa
(3, 4, 5) 1 x10 = (0, 0, 0)T Không thỏa
(Nghiệm cơ sở tìm bằng cách giải hệ phương trình ⟨am , x⟩ = bm , ⟨an , x⟩ = bn , ⟨ak , x⟩ = bk ).
Vậy tập nghiệm cơ sở là {xk : k = 1, 2, ..., 10}.
Và tập nghiệm cơ sở chấp nhận được là {x1 , x3 , x4 , x6 , x7 , x9 }.

Bài tập 2.27

Bài tập 27

Sử dụng phương pháp điểm cực biên giải các bài toán quy hoạch toán học sau:



 −x1 + x2 + 5x3 → min

 x + x − 4x ≤ 2
1 2 3
(a) .


 x1 − x2 + 2x3 ≥ 3

 x , x ≥ 0.
2 3



 x1 − 2x2 + 5x3 → max

 x + x − 4x ≤ 2
1 2 3
(b) .


 x 1 − x 2 + 2x 3 ≥ 3

 x , x ≥ 0.
1 3
(
x1 + 3 |x2 | → min
(c) .
x1 + x2 ≥ 3.

Giải

64
(a) 


 −x1 + x2 + 5x3 → min


x + x − 4x ≤ 2

1 2 3
.


 x1 − x2 + 2x3 ≥ 3


x , x ≥ 0.

2 3

Gọi M, M0 lần lượt là tập phương án, tập nghiệm của bài toán.
• Ta tìm tập hợp điểm cực biên của M .
M = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 : x1 + x2 − 4x3 ≤ 2, x1 − x2 + 2x3 ≥ 3, x2 , x3 ≥ 0}.
 
−1 −1 4
 
 1 −1 2 h i
M = {u ∈ R3 : Au ≥ b} với u = (x, y, z)T , A =  0
 , b = −2300 .
 1 0
0 0 1
Vậy M là tập lồi đa diện.
Theo định lý 2.26, ta có x∗ là điểm cực biên tương đương x∗ là nghiệm cơ sở chấp nhận
được nên ta sẽ tìm tập nghiệm cơ sở chấp nhận được.
Giả sử x∗ là nghiệm cơ sở của M , khi đó trong các ràng buộc hoạt tại x∗ , tồn tại 3 ràng
buộc độc lập tuyến tính. Suy ra ta cần 3 trong 4 ràng buộc của M hoạt tại x∗ và 3 ràng
buộc đó độc lập tuyến tính.
Mặt khác, sau khi tìm được nghiệm cơ sở, ta kiểm tra nghiệm cơ sở có là nghiệm cơ sở
chấp nhận được không.
Đặt a1 = (1, 1, −4); a2 = (1, −1, 2); a3 = (0, 1, 0); a4 = (0, 0, 1), B = (am , an , ak )T ((m, n, k)
tổ hợp 3 chập 4).
Ta có bảng sau

(m, n, k) det B Nghiệm cơ sở Nghiệm cơ sở chấp nhận được


 
8 1
(1,2,3) -6 , 0, Thỏa
 3 6 
5 1
(1,2,4) -2 ,− ,0 Không thỏa
2 2
(1,3,4) 1 (2, 0, 0) Không thỏa
(2,3,4) 1 (3, 0, 0) Không thỏa

(Nghiệm cơ sở tìm bằng cách giải hệ phương trình ⟨am , x⟩ = bm , ⟨an , x⟩ = bn , ⟨ak , x⟩ = bk ).
 
8 1
Vậy , 0, là nghiệm cở sở chấp nhận được hay điểm cực biên duy nhất của M .
3 6

65
• Ta chứng minh hàm mục tiêu của bài toán QHTT bị chặn dưới trên tập phương án.
Đặt hàm mục tiêu là φ(x1 , x2 , x3 ) = −x1 + x2 + 5x3 .
n
Lấy (x1 , x2 , x3 ) ∈ M . Khi đó x1 + x2 − 4x3 ≤ 2 (1)x1 − x2 + 2x3 ≥ 3x2 , x3 ≥ 0.
(1)⇒ −x1 − x2 + 4x3 ≥ −2.
Mặt khác x2 , x3 ≥ 0. Suy ra −x1 − x2 + 4x3 + 2x2 + x3 ≥ −2 ⇒ −x1 + x2 + 5x3 ≥ −2
Vậy φ(x1 , x2 , x3 ) = −x1 + x2 + 5x3 ≥ −2 nên hàm mục tiêu bị chặn dưới trên tập phương
án.
Vậy tập phương án của bài toán có điểm cực biên và hàm mục tiêu bị chặn dưới trên tập
phương án nên theo định lý 2.47 thì ta có extM ∩ M0 ̸= ∅.
n 8 
1 o

8 1

Mà extP = , 0, nên , 0, là nghiệm của bài toán QHTT.
3 6 3 6
 
8 1 8 1 −11
Vậy giá trị tối ưu của bài toán là φ , 0, = − + 0 + 5. = .
3 6 3 6 6
(b) 


 x1 − 2x2 + 5x3 → max

 x + x − 4x ≤ 2
1 2 3


 x1 − x2 + 2x3 ≥ 3

 x , x ≥ 0.
1 3

Ta viết lại bài toán QHTT theo dạng tổng quát:





 −x1 + 2x2 − 5x3 → min

 x + x − 4x ≤ 2
1 2 3


 x1 − x2 + 2x3 ≥

 x , x ≥ 0.
1 3

Gọi M, M0 lần lượt là tập phương án, tập nghiệm của bài toán.
• Ta tìm tập hợp điểm cực biên của M
M = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 : x1 + x2 − 4x3 ≤ 2, x1 − x2 + 2x3 ≥ 3, x1 , x3 ≥ 0}.
 
1 1 −4  
  2
3 T
1 −1 2 
M = {u ∈ R : Au ≥ b} với u = (x, y, z) , A =   , b = 3 .

1 0 0
0
 
0 0 1
Vậy M là tập lồi đa diện.
Theo định lý 2.26, ta có x∗ là điểm cực biên tương đương x∗ là nghiệm cơ sở chấp nhận
được nên ta sẽ tìm tập nghiệm cơ sở chấp nhận được.

66
Giả sử x∗ là nghiệm cơ sở của M , khi đó trong các ràng buộc hoạt tại x∗ , tồn tại 3 ràng
buộc độc lập tuyến tính. Suy ra ta cần 3 trong 4 ràng buộc của M hoạt tại x∗ và 3 ràng
buộc đó độc lập tuyến tính.
Mặt khác, sau khi tìm được nghiệm cơ sở, ta kiểm tra nghiệm cơ sở có là nghiệm cơ sở
chấp nhận được không.
Đặt a1 = (1, 1, −4); a2 = (1, −1, 2); a3 = (1, 0, 0); a4 = (0, 0, 1), B = (am , an , ak )T ((m, n, k)
tổ hợp 3 chập 4).
Ta có bảng sau

(m, n, k) det B Nghiệm cơ sở Nghiệm cơ sở chấp nhận được


 
5
(1,2,3) -2 0, −8, − Không thỏa
 2
5 1
(1,2,4) -2 ,− ,0 Thỏa
2 2
(1,3,4) -1 (0, 2, 0) Không thỏa
(2,3,4) 1 (0, −3, 0) Thỏa

(Nghiệm cơ sở tìm bằng cách giải hệ phương trình ⟨am , x⟩ = bm , ⟨an , x⟩ = bn , ⟨ak , x⟩ = bk ).
 
5 1
Vậy , − , 0 và (0, −3, 0) là nghiệm cở sở chấp nhận được hay điểm cực biên của M .
2 2
• Ta chứng minh bài toán vô nghiệm.
Giả sử bài toán có nghiệm, khi đó extM ∩ M0 ̸= ∅.
Đặt hàm mục tiêu là φ(x1 , x2 , x3 ) = −x1 + 2x2 − 5x3 .
n
Ta có (1, 1, 4) ∈ M vì 1 + 1 − 4.4 = −16 ≤ 21 − 1 + 2.4 = 8 ≥ 31 ≥ 0, 4 ≥ 0.
 
5 1 −7
Mặt khác φ(1, 1, 4) = −18 < φ(0, −3, 0) = −6 < φ ,− ,0 = .
2 2 2
 
5 1
Do đó (0, −3, 0); , − , 0 không là nghiệm của bài toán QHTT (mâu thuẫn).
2 2
Vậy bài toán vô nghiệm.

(c) (
x1 + 3 |x2 | → min
x1 + x2 ≥ 3.

Gọi M là tập phương án của bài toán QHTT.


M = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 + x2 ≥ 3}

67
= {(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 +x2 ≥ 3, x2 ≥ 0}∪{(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 +x2 ≥ 3, x2 ≤ 0} = M1 ∪M2 .
n
• Xét bài toán QHTT (1) x1 + 3|x2 | → minx1 + x2 ≥ 3x2 ≥ 0.

Khi đó M1 là tập phương án của bài toán (1).


+ Ta tìm tập hợp điểm cực biên của M1 .
M1 = {(x1 , x2 ) ∈ R2 : x1 + x2 ≥ 3, x2 ≥ 0}.
" # " #
1 1 3
= {x ∈ R : Au ≥ b} với x = (x1 , x2 )T , A = ,b = .
0 1 0
Vậy M1 là tập lồi đa diện.
Theo định lý 2.26, ta có x∗ là điểm cực biên tương đương x∗ là nghiệm cơ sở chấp nhận
được nên ta sẽ tìm tập nghiệm cơ sở chấp nhận được.
Giả sử (x, y) là nghiệm cơ sở chấp nhận được của M1 , khi đó trong các ràng buộc hoạt tại
(x, y), tồn tại 2 ràng buộc độc lập tuyến tính.
Mặt khác, tập phương án chỉ có hai ràng buộc nên nghiệm cơ sở chấp nhận được nếu có là
duy nhất.
n n
Xét hệ phương trình x1 + x2 = 3x2 = 0 ⇔ x1 = 3x2 = 0.

Do hệ phương trình có nghiệm duy nhất nên {(1, 1), (0, 1)} độc lập tuyến tính.
⇒ hai ràng buộc x1 + x2 ≥ 3, x2 ≥ 0 là độc lập tuyến tính.
Vậy (3, 0) là nghiệm cơ sở của M1 .
Lại có (3, 0) ∈ M1 nên (3, 0) là nghiệm cơ sở chấp nhận được của M1 .
Vậy extM1 = {(3, 0)}. (*)
+ Ta chứng minh hàm mục tiêu của bài toán (1) bị chặn dưới trên tập phương án.
Đặt φ(x1 , x2 ) = x1 + 3|x2 | với (x1 , x2 ) ∈ R2 .

x + x ≥ 3
1 2
Lấy (x1 , x2 ) ∈ M1 ta có ⇒ x1 + 3x2 ≥ 3.
x ≥ 0
2

Suy ra φ(x1 , x2 ) = x1 + 3|x2 | = x1 + 3x2 ≥ 3 với mọi (x1 , x2 ) ∈ M1 .


Vậy hàm mục tiêu của bài toán (1) bị chặn dưới trên tập phương án. (**)
Từ (*) và (**), suy ra bài toán (1) có nghiệm là điểm cực biên của tập phương án.
Mà extM1 = {(3, 0)} nên một nghiệm của bài toán là (3, 0).
Khi đó giá trị tối ưu của bài toán (1) là φ(3, 0) = 3 + 3.|0| = 3.

68

 x + 3|x2 | → min
 1


• Xét bài toán QHTT (2) x1 + x2 ≥ 3


−x ≥ 0.

2

Khi đó M2 là tập phương án của bài toán. (2)


Chứng minh tương tự bài toán (1), ta tìm được extM2 = {(0, 3)}. (3)
+ Ta chứng minh hàm mục tiêu của bài toán (2) bị chặn dưới trên tập phương án.

x + x ≥ 3
1 2
Lấy (x1 , x2 ) ∈ M2 ta có ⇒ x1 − 3x2 ≥ 3.
−x ≥ 0
2

Suy ra φ(x1 , x2 ) = x1 + 3|x2 | = x1 − 3x2 ≥ 3 với mọi (x1 , x2 ) ∈ M2 .


Vậy hàm mục tiêu của bài toán (2) bị chặn dưới trên tập phương án. (4)
Từ (3) và (4), suy ra bài toán (2) có nghiệm là điểm cực biên của bài toán.
Mà extM2 = {(3, 0)} nên một nghiệm của bài toán là (3, 0).
Khi đó giá trị tối ưu của bài toán 2 là φ(3, 0) = 3 + 3.|0| = 3.
Ta quay trở lại bài toán QHTT ban đầu.
Ta có (3, 0) ∈ M vì 3 + 0 = 3 ≥ 3.
"
(x1 , x2 ) ∈ M1
Lấy (x1 , x2 ) ∈ M ⇒
(x1 , x2 ) ∈ M2 .
Nếu (x1 , x2 ) ∈ M1 thì φ(x1 , x2 ) ≥ φ(3, 0) (do (3, 0) là nghiệm của bài toán (1)).
Nếu (x1 , x2 ) ∈ M2 thì φ(x1 , x2 ) ≥ φ(3, 0) (do (3, 0) là nghiệm của bài toán (2)).
Suy ra φ(x1 , x2 ) ≥ φ(3, 0) với mọi (x1 , x2 ) ∈ M .
Vậy (3, 0) là nghiệm của bài toán QHTT. Khi đó giá trị tối ưu của bài toán φ(3, 0) = 3.

Bài tập 2.28

Bài tập 28

Cho m là tham số thực. Giải các bàitoán quy hoạch sau:


x1 + x2 → min


 

mx + x → min x + mx ≥ 1

1 2 1 2
(a) (b)
|x − 1| + |x + 1| ≤ 2.  mx1 + x2 ≤ −2
1 2 



x ≥ 0.

1

69
Giải

(a)Ta có: |x1 − 1| + |x2 + 1| ≤ 2


x1 − 1 + x2 + 1 ≤ 2 ∧ x1 − 1 ≥ 0 ∧ x2 + 1 ≥ 0

 x1 − 1 − x 2 − 1 ≤ 2 ∧ x1 − 1 ≥ 0 ∧ x2 + 1 ≤ 0
⇔  −x + 1 + x + 1 ≤ 2 ∧ x − 1 ≤ 0 ∧ x + 1 ≥ 0
 1 2 1 2

−x1 + 1 − x2 − 1 ≤ 2 ∧ x1 − 1 ≤ 0 ∧ x2 + 1 ≤ 0

x1 + x2 ≤ 2 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x2 ≥ −1

 x1 − x2 ≤ 4 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x2 ≤ −1
⇔  −x + x ≤ 0 ∧ x ≤ 1 ∧ x ≥ −1
 1 2 1 2

−x1 − x2 ≤ 2 ∧ x1 ≤ 1 ∧ x2 ≤ −1

x1 + x2 ≤ 2 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x2 ≥ −1 ∧ x1 + x2 − 2x2 ≤ 2 + 2 · 1

 x1 − x2 ≤ 4 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x2 ≤ −1 ∧ x1 − x2 + 2x2 ≤ 4 + 2 · (−1)
⇔  −x + x ≤ 0 ∧ x ≤ 1 ∧ x ≥ −1 ∧ −x + x − 2x ≤ 0 + 2 · 1
 1 2 1 2 1 2 2

−x1 − x2 ≤ 2 ∧ x1 ≤ 1 ∧ x2 ≤ −1 ∧ −x1 − x2 + 2x2 ≤ 2 + 2 · (−1)



x1 + x2 ≤ 2 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x2 ≥ −1 ∧ x1 − x2 ≤ 4

 x1 − x2 ≤ 4 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x2 ≤ −1 ∧ x1 + x2 ≤ 2
⇔  −x + x ≤ 0 ∧ x ≤ 1 ∧ x ≥ −1 ∧ −x − x ≤ 2
 1 2 1 2 1 2

−x1 − x2 ≤ 2 ∧ x1 ≤ 1 ∧ x2 ≤ −1 ∧ −x1 + x2 ≤ 0
"
x1 + x2 ≤ 2 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x1 − x2 ≤ 4

−x1 + x2 ≤ 0 ∧ x1 ≤ 1 ∧ −x1 − x2 ≤ 2
"
x1 + x2 ≤ 2 ∧ x1 ≥ 1 ∧ x1 − x2 ≤ 4 ∧ −x1 + x2 ≤ 0 ∧ −x1 − x2 ≤ 2

−x1 + x2 ≤ 0 ∧ x1 ≤ 1 ∧ −x1 − x2 ≤ 2 ∧ x1 + x2 ≤ 2 ∧ x1 − x2 ≤ 4



 x 1 + x2 ≤ 2


x − x ≤ 4

1 2

−x1 + x2 ≤ 0




−x − x ≤ 2

1 2

Gọi M, M0 lần lượt là tập phương án, tập nghiệm của bài toán.  





 −x 1 − x 2 ≥ −2 



 
−x + x ≥ −4  
1 2
Khi đó M = {(x1 , x2 ) ∈ R : |x1 − 1| + |x2 + 1| ≤ 2} = (x1 , x2 ) ∈ R2
2
:





 x1 − x2 ≥ 0  


 
 x + x ≥ −2  
1 2
+ Ta chứng minh M khác rỗng và bị chặn.

70



−0 − 0 = 0 ≥ −2


−0 + 0 = 0 ≥ −4

Ta có: (0, 0) ∈ M vì ̸ ∅
nên M =


 0 − 0 = 0 ≥ 0


0 + 0 = 0 ≥ −2

 
−2 ≤ x + x ≤ 2 (x + x )2 ≤ 4
1 2 1 2
Lấy x = (x1 , x2 ) ∈ M , ta có ⇒
0 ≤ x − x ≤ 4 (x − x )2 ≤ 16
1 2 1 2

Mặt khác, 2∥x∥2 = 2(x21 + x22 ) = (x1 + x2 )2 + (x1 − x2 )2 ≤ 4 + 16 = 20 ⇒ ∥x∥ ≤ 10

Vậy ∥x∥ ≤ 10 với mọi x ∈ M . Do đó M bị chặn.
Vậy tập phương án của bài toán bị chặn và khác rỗng. Theo bài tập 1.10, ta được bài toán có
nghiệm.
+ Ta tìm điểm cực biên của M .    
−1 −1 −2
   
2 T
 −1  và b = −4
1   
Ta có: M = {x ∈ R : Ax ≥ b} trong đó x = (x1 , x2 ) , A = 

 1 −1 

0
 
1 1 −2
Vậy M là tập lồi đa diện.
Theo định lý 2.26, ta có x∗ là điểm cực biên tương đương x∗ là nghiệm cơ sở chấp nhận được
của M nên ta sẽ tìm tập nghiệm cơ sở chấp nhận được.
Giả sử x∗ là nghiệm cơ sở của M , khi đó trong các ràng buộc hoạt tại x∗ , tồn tại 2 ràng buộc
độc lập tuyến tính. Suy ra ta cần 2 trong 4 ràng buộc của M hoạt tại x∗ và 2 ràng buộc đó
độc lập tuyến tính.
Mặt khác, sau khi tìm được nghiệm cơ sở, ta kiểm tra nghiệm cơ sở có là nghiệm cơ sở chấp
nhận được không.
Đặt a1 = (−1, −1); a2 = (−1, 1); a3 = (1, −1); a4 = (1, 1), B = (am , an )T ((m, n) tổ hợp 2 chập
4).
Ta có bảng sau

(m, n) det B Nghiệm cơ sở Nghiệm cơ sở chấp nhận được


(1,2) -2 (3, −1) Thỏa
(1,3) 2 (1, 1) Thỏa
(1,4) 0
(2,3) 0
(2,4) -2 (1,-3) Thỏa
(3,4) 2 (-1,-1) Thỏa
(Nghiệm cơ sở tìm bằng cách giải hệ phương trình ⟨am , x⟩ = bm , ⟨an , x⟩ = bn ).

71
Vậy extM = {(3, −1), (1, 1), (1, −3), (−1, −1)}.
Suy ra bài toán có nghiệm và tập phương án của bài toán có điểm cực biên nên M0 ∩ extM ̸= ∅
Đặt φ(x1 , x2 ) = mx1 + x2 với (x1 , x2 ) ∈ R2 là hàm mục tiêu của bài toán.
Ta có: φ(1, 1) = m + 1, φ(3, −1) = 3m − 1, φ(1, −3) = m − 3, φ(−1, −1) = −m − 1
Trườnghợp 1: m ≤ −1


m + 1 ≤ −m − 1

Khi đó 3m − 1 ≤ m − 3 ⇒ φ(3, −1) ≤ φ(1, −3) < φ(1, 1) ≤ φ(−1, −1)


m − 3 < m + 1

Suy ra (3, −1) là một nghiệm của bài toán và giá trị tối ưu của bài toán là φ(3, −1) = 3m − 1.
Trườnghợp 2: −1 < m < 1

−m − 1 > m − 3 

 φ(1, −3) < φ(3, −1) < φ(1, 1)
Khi đó m + 1 > 3m − 1 ⇒

 φ(1, −3) < φ(−1, −1)
3m − 1 > m − 3

Suy ra (1, −3) là một nghiệm của bài toán và giá trị tối ưu của bài toán là φ(1, −3) = m − 3.
Trườnghợp 3: m ≥ 1


3m − 1 ≥ m + 1

Khi đó m − 3 ≥ −m − 1 ⇒ φ(−1, −1) ≤ φ(1, −3) < φ(1, 1) ≤ φ(3, −1)


m + 1 > m − 3

Suy ra (−1, −1) là một nghiệm của bài toán và giá trị tối ưu của bài toán là φ(−1, −1) = −m−1
(b) Gọi M, M0 lần lượt là tậpphương án và tập nghiệm
 của bài toán.
  x + mx2 ≥ 1 
 1

 
 

 
2
Ta có: M = (x1 , x2 ) ∈ R : mx1 + x2 ≤ −2

 
 


 x ≥ 0
 

1

Đặt φ(x1 , x2 ) = x1 + x2 với (x1 , x2 ) ∈ R2 là hàm mục tiêu của bài toán.
Trường hợp 1: m ≥ 1
Giả sử M ̸= ∅.  
 x + mx2 ≥ 1  x + mx2 ≥ 1 (1)
 1  1

 

Lấy (x1 , x2 ) ∈ M , ta có mx1 + x2 ≤ −2 ⇒ −mx1 − x2 ≥ 2 (2)

 

x ≥ 0
 x ≥ 0

1 1

Mặt khác 1 + 2m ≥ 3 > 0 ≥ (1 − m2 )x1 (do m ≥ 1, x1 ≥ 0)


Lấy (1) + m·(2) ta có x1 + mx2 − m2 x1 − mx2 ≥ 1 + 2m ⇒ (1 − m2 )x1 ≥ 1 + 2m (mâu thuẫn)
Vậy M = ∅.
Do đó M0 = ∅ nên bài toán vô nghiệm.
Trường hợp 2: 0 ≤ m < 1

72
- Ta tìm điểm cực biên của tập phương án.    
1 m 1
M = {x ∈ R2 : Ax ≥ b} trong đó x = (x1 , x2 )T , A = −m −1 , b = 2
   

1 0 0
Vậy M là tập lồi đa diện.
Theo định lý 2.26, ta có x∗ là điểm cực biên tương đương x∗ là nghiệm cơ sở chấp nhận được
của M nên ta sẽ tìm tập nghiệm cơ sở chấp nhận được.
Giả sử x∗ là nghiệm cơ sở của M , khi đó trong các ràng buộc hoạt tại x∗ , tồn tại 2 ràng buộc
độc lập tuyến tính. Suy ra ta cần 2 trong 4 ràng buộc của M hoạt tại x∗ và 2 ràng buộc đó
độc lập tuyến tính.
Mặt khác, sau khi tìm được nghiệm cơ sở, ta kiểm tra nghiệm cơ sở có là nghiệm cơ sở chấp
nhận được không.
Đặt a1 = (1, m); a2 = (−m, −1); a3 = (1, 0)B = (am , an )T ((m, n) tổ hợp 2 chập 3).
Ta có bảng sau

(m, n) det B Nghiệm cơ sở Nghiệm cơ sở chấp nhận được


1
(1,2) m2 − 1 < 0 (0, ) Không thỏa
m
(1,3) −m (0, −2) nếu m ̸= 0 Không thỏa
 
−2m − 1 m + 2
(2,3) 1 , Thỏa
m2 − 1 m2 − 1
phương trình ⟨am , x⟩
(Nghiệm cơ sở tìm bằng cách giải hệ = bm , ⟨an , x⟩ = bn ).
−2m − 1 m + 2
Vậy với mọi 0 ≤ m < 1 thì extM = ,
m2 − 1 m2 − 1
 toán có nghiệm,khi đó extM ∩ M0 ̸= ∅.
Giả sử bài
−2m − 1 m + 2
Suy ra , là nghiệm của bài toán.
m2 − 1 m2 − 1 
−2m − 2 4m 2m − 2 2
+ 2 = 2 = ≥1


 


 2
m −1 m −1 m −1 m+1
−2m − 2 4 
m(−2m − 2) 4 2
−2m − 2m + 4
Ta có: 2
, 2 ∈ M vì + 2 = ≤ −2
m −1 m −1  2
m −1 m −1 m2 − 1
−2m − 2 −2


= ≥0


 2
m −1 m−1
Mặt khác,

 
−2m − 2 4 −2m + 2 −2
φ , = =
m2 − 1 m2 − 1 m2 − 1 m+1
 
−2m − 1 m + 2 −m + 1 −1
φ 2
, 2 = 2 =
m −1 m −1 m −1 m+1
   
−2 −1 −2m − 2 4 −2m − 1 m + 2
Do < nên φ , <φ , (mâu thuẫn)
m+1 m+1 m2 − 1 m2 − 1 m2 − 1 m2 − 1

73
Vậy bài toán vô nghiệm.
Trường hợp 3: m < 0 


 1 + ma ≥ 1 (do m < 0, a < 0)

Với a ≤ −2 ta có: (1, a) ∈ M vì m + a ≤ a ≤ −2 do m < 0


1 ≥ 0

Ta có: φ(1, a) = 1 + a
Cho a → −∞ ta được lim φ(1, a) = lim (1 + a) = −∞
a→−∞ a→−∞
Vậy bài toán vô nghiệm.

Bài tập 2.29

Bài tập 29

Mô tả các tập lồi đa diện một chiều.

Giải

(*) P = {x ∈ R : x ≥ 2, −x ≥ 1} ⊂"R là # tập lồi "đa#diện vì P có thể biểu diễn dưới dạng
1 2
P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó A = và b = .
−1 1
Mà P = ∅ nên tập rỗng là tập lồi đa diện.
(*) Lấy a ∈ R tùy ý, P = {x ∈ R : x ≥ a, −x ≥ −a} "⊂ R#là tập lồi" đa #diện vì P có thể biểu
1 a
diễn dưới dạng P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó A = và b = .
−1 −a
Mà P = {a} là tập hợp gồm một điểm nên tập gồm một điểm là tập lồi đa diện.
(*) Lấy a, b ∈ R,a < b, P = {x ∈ R : x ≥ a, −x ≥ −b}"⊂ R#là tập lồi " đa#diện vì P có thể biểu
1 a
diễn dưới dạng P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó A = và b = .
−1 −b
Mà P = [a, b] hay P chính là một đoạn thẳng nên đoạn thẳng là tập lồi đa diện.
(*) Lấy a ∈ R tùy ý, P = {x ∈ R : x ≥ a} h⊂ iR là tập hlồii đa diện vì P có thể biểu diễn dưới
dạng P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó A = 1 và b = a .
Mà P = (a, +∞) là một tia nên tia là một tập lồi đa diện.
(*) P = {x ∈ R : 0.x ≥ −2} ⊂ Rh là i diện vì P có thể biểu diễn dưới dạng
i tập lồih đa
P = {x ∈ Rn : Ax ≥ b}, trong đó A = 0 và b = 2 .
Mà P = R hay P là một đường thẳng nên đường thẳng là tập lồi đa diện.
(*) Chứng minh không còn tập lồi đa diện nào khác trong R. (Chứng minh ở bài 2.6)

74
Bài tập 2.30

Bài tập 30

Cho tập lồi đa diện P = {(x, y) ∈ R, x ≥ 0, y ≥ 0, x+y ≤ 1}. Chứng minh (0, 0), (1, 0), (0, 1)
là các điểm cực biên và cũng là các đỉnh của tập lồi đa diện.

Giải

(*) Chứng minh (0, 0), (1, 0), (0, 1) là các điểm cực biên của tập lồi đa diện P .
+ Xét x = (0, 0).
Ta kiểm tra thấy x ∈ P . Giả sử tồn tại y, z ∈ P, y, z ̸= x và số λ ∈ [0, 1] sao cho x = λy+(1−λ)z.
Khi đó ta gọi y = (a, b), z = (c, d). Ta có y, z ∈ P nên ta có a, b, c, d ≥ 0, a + b ≤ 1, c + d ≤ 1.
Mặt khác ta có x = λy + (1 − λ)z
Suy ra λa + (1 − λ)c = 0, λb + (1 − λ)d = 0.
Suy ra λ(a + b) + (1 − λ)(c + d) = 0
Ta đánh giá được: λ(a + b) ≥ λ min{a + b, c + d} và (1 − λ)(c + d) ≥ (1 − λ) min{a + b, c + d}.
Suy ra λ(a + b) + (1 − λ)(c + d) ≥ min{a + b, c + d} > 0 (do y, z ̸= x nên a + b > 0, c + d > 0
nên min{a + b, c + d} > 0) (mâu thuẫn).
+ Xét x = (1, 0).
Ta kiểm tra thấy x ∈ P . Giả sử tồn tại y, z ∈ P, y, z ̸= x và số λ ∈ [0, 1] sao cho x = λy+(1−λ)z.
Khi đó ta gọi y = (a, b), z = (c, d).
Mặt khác ta có: x = λy + (1 − λ)z
Suy ra λa + (1 − λ)c = 1, λb + (1 − λ)d = 0.
Suy ra λ(a + b) + (1 − λ)(c + d) = 1
Ta đánh giá được λ(a + b) ≤ λ max{a + b, c + d} và (1 − λ)(c + d) ≤ (1 − λ) max{a + b, c + d}.
Suy ra λ(a + b) + (1 − λ)(c + d) ≤ max{a + b, c + d} < 1 (do y, z ̸= x nên a + b < 1, c + d < 1
nên max{a + b, c + d} < 1) (mâu thuẫn).
+ Xét x = (0, 1), ta chứng minh tương tự với x = (1, 0).
(*) Chứng minh (0, 0), (1, 0), (0, 1) là các đỉnh của tập lồi đa diện P .
+ Xét x = (0, 0).
Ta kiểm tra thấy x ∈ P . Ta chọn c = (1, 1). Lấy y ∈ P, y = (a, b) tùy ý, khi đó ta có
⟨c, y⟩ > 0 = ⟨c, x⟩, ∀y ̸= (0, 0), y ∈ P . Vậy (0, 0) là đỉnh của tập lồi đa diện P .
+ Xét x = (1, 0)
Ta kiểm tra thấy x ∈ P . Ta chọn c = (−1, 0). Lấy y ∈ P, y = (a, b) tùy ý, khi đó ta có
−a > −1, ∀y ̸= (1, 0), y ∈ P
Hay ⟨c, y⟩ > −1 = ⟨c, x⟩, ∀y ̸= (1, 0), y ∈ P . Vậy (1, 0) là một đỉnh của tập lồi đa diện P .
+ Xét x = (0, 1), ta đánh giá tương tự với x = (1, 0) với cách chọn c = (0, −1)

75
Bài tập 2.31

Bài tập 31

Kiểm tra hình hộp đơn vị {x ∈ Rn : 0 ≤ xi ≤ 1, i = 1, . . . , n} được cho bởi 2n ràng buộc
tuyến tính có 2n nghiệm cơ sở chấp nhập được.

Giải

Đặt B = {x ∈ Rn : 0 ≤ xi ≤ 1, i = 1, . . . , n}
Ta sẽ chứng minh nghiệm cơ sở chấp nhận được của hình hộp đơn vị có dạng x = (x1 , x2 , . . . , xn )
trong đó xi = 0 hoặc xi = 1 với mỗi i = 1, n.
(⇒) Ta chứng minh các vectơ có dạng x = (x1 , x2 , . . . , xn ) trong đó xi = 0 hoặc xi = 1 với mỗi
i = 1, n là nghiệm cơ sở chấp nhận được.
Do B không có ràng buộc đẳng thức nên ta không cần kiểm tra.
Ta có với mỗi i = 1, n, xi = 0 hoặc xi = 1 nên x sẽ hoạt tại ràng buộc xi ≥ 0 hoặc xi ≤ 1 vỗi
mỗi thành phần thứ i của x. Do x có n thành phần nên có tất cả n ràng buộc hoạt tại x. Trích
từ n ràng buộc hoạt tại x ta được các vectơ sau:


e1 = (1, 0, . . . , 0)


e = (0, 1, . . . , 0)
2

···


en = (0, 0, . . . , 1)

Định thức của hệ vectơ trên bằng 1 nên hệ {→ −


e1 , →

e2 , . . . , →

en } độc lập tuyến tính. Do đó n ràng
buộc hoạt tại x độc lập tuyến tính. Vậy x là nghiệm cơ sở của B.
Dễ thấy x ∈ B nên x là nghiệm cở sở chấp nhận được của B.
(⇐) Ta chứng minh với x = (x1 , x2 , . . . , xn ) là nghiệm cở sở chấp nhận được của B thì xi = 0
hoặc xi = 0 với mỗi i = 1, n
Ta có x là nghiệm cở sở nên x phải hoạt tại n ràng buộc có dạng xi ≥ 0, xi ≤ 1, i = 1, n
Với mỗi thành phần thứ i của x, x chỉ có thể hoạt tại một trong hai ràng buộc xi ≥ 0 hoặc
xi ≤ 1 (do thành phần thứ i không thể đồng thời bằng 0 và 1)
Do x có n ràng buộc hoạt tại nó và có n thành phần nên mỗi thành phần xi của x phải thỏa
xi = 0 hoặc xi = 1 để đảm bảo x có đủ n ràng buộc hoạt.
Vậy tập nghiệm cơ sở chấp nhận được của B là tập các vectơ có dạng x = (x1 , x2 , . . . , xn ) trong
đó xi = 0 hoặc xi = 1 với mỗi i = 1, n. Với mỗi thành phần thứ i ta có hai cách chọn là xi = 1
hoặc xi = 0 nên ta có 2 · 2 · · · 2 = 2n nghiệm cơ sở chấp nhận được.

76
Bài tập 2.32

Bài tập 32

Chứng minh Định lý 2.26 theo sơ đồ

Đỉnh ⇐ Điểm cực biên ⇐ Nghiệm cơ sở chấp nhận được ⇐ Đỉnh

Giải

Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử P là tập lồi đa diện cho bởi các ràng buộc ⟨ai , x⟩ ≥ bi
và ⟨ai , x⟩ = bi .
Đỉnh ⇒ Nghiệm cở sở chấp nhận được
Giả sử x∗ ∈ P là đỉnh của P nhưng không là nghiệm cơ sở chấp nhận được
Đặt I = {i : ⟨ai , x∗ ⟩ = bi }.
Do x∗ không là nghiệm cơ sở chấp nhận được nên trong hệ {ai : i ∈ I} không tồn tại n vectơ
độc lập tuyến tính hay hạng của hệ vectơ này nhỏ hơn n.
Do đó hệ phương trình ⟨ai , x⟩ = 0, i ∈ I có nghiệm không tầm thường.
Vì vậy tồn tại vectơ d ∈ Rn \ {0} sao cho ⟨ai , d⟩ = 0 với mọi i ∈ I.
/ I ta có ⟨ai , x∗ ⟩ > bi hay ⟨ai , x∗ ⟩ − bi > 0 nên có thể chọn số thực dương ε sao cho
Với mọi i ∈
ε|⟨ai , d⟩| < ⟨ai , x∗ ⟩ − bi với mọi i ∈
/ I.
Đặt y = x∗ + εd và z = x∗ − εd, ta chứng minh y, z ∈ P .
Nếu i ∈ I thì ⟨ai , x∗ ⟩ = bi nên

⟨ai , x∗ ± εd⟩ = ⟨ai , x∗ ⟩ ± ε⟨ai , d⟩ = ⟨ai , x∗ ⟩ = bi .

Do đó ⟨ai , y⟩ = ⟨ai , z⟩ = bi với mọi i ∈ I.


/ I thì ε|⟨ai , d⟩| < ⟨ai , x∗ ⟩ − bi nên
Nếu i ∈

⟨ai , x∗ ± εd⟩ = ⟨ai , x∗ ⟩ ± ε⟨ai , d⟩ ≥ ⟨ai , x∗ ⟩ − ε|⟨ai , d⟩| > bi .

Do đó ⟨ai , y⟩ > bi , ⟨ai , z⟩ > bi với mọi i ∈


/ I.
Từ đó ta có y, z ∈ P , hơn nữa vì ε > 0 và d ∈ Rn \ {0} nên y, z ̸= x.
Vì x∗ là đỉnh của P nên tồn tại c ∈ Rn sao cho ⟨c, x⟩ > ⟨c, x∗ ⟩ với mọi x ∈ P \ {x∗ }.
Suy ra 
⟨c, x∗ ⟩ < ⟨c, y⟩ = ⟨c, x∗ + εd⟩ = ⟨c, x∗ ⟩ + ε⟨c, d⟩
⟨c, x∗ ⟩ < ⟨c, z⟩ = ⟨c, x∗ − εd⟩ = ⟨c, x∗ ⟩ − ε⟨c, d⟩

Dẫn đến 0 < ε⟨c, d⟩ < 0, vô lý.


Vậy điều giả sử là sai nên nếu x∗ ∈ P là đỉnh của P thì x∗ là nghiệm cơ sở chấp nhận được.

77
Nghiệm cở sở chấp nhận được ⇒ Điểm cực biên
Giả sử x∗ ∈ P là nghiệm cơ sở chấp nhận được và x∗ không là điểm cực biên của P .
Khi đó tồn tại y, z ∈ P, y, z ̸= x∗ và λ ∈ [0, 1] sao cho x∗ = λy + (1 − λ)z.
Rõ ràng λ ∈ (0, 1) vì nếu λ = 0 thì z = x∗ còn nếu λ = 1 thì y = x∗ .
Đặt I = {i : ⟨ai , x⟩ = bi }.
Khi đó với mọi i ∈ I, ta có

bi = ⟨ai , x∗ ⟩ = ⟨ai , λy + (1 − λ)z⟩ = λ⟨ai , y⟩ + (1 − λ)⟨ai , z⟩.

Do λ ∈ (0, 1) và y, z ∈ P nên λ⟨ai , y⟩ ≥ λbi và (1 − λ)⟨ai , z⟩ ≥ (1 − λ)bi .


Suy ra λ⟨ai , y⟩ + (1 − λ)⟨ai , z⟩ ≥ λbi + (1 − λ)bi = bi .
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi λ⟨ai , y⟩ = λbi và (1−λ)⟨ai , z⟩ = (1−λ)bi hay ⟨ai , y⟩ = ⟨ai , z⟩ = bi
(do λ > 0 và 1 − λ > 0).
Khi đó ⟨ai , x∗ ⟩ = bi = ⟨ai , y⟩ nên ⟨ai , x∗ − y⟩ = ⟨ai , x∗ ⟩ − ⟨ai , y⟩ = 0.
Do x∗ là nghiệm cơ sở nên tồn tại n vectơ trong tập hợp {ai : i ∈ I} độc lập tuyến tính hay
hạng của hệ vectơ này là n.
Suy ra hệ phương trình ⟨ai , x⟩ = 0, i ∈ I chỉ có nghiệm tầm thường.
Dẫn đến x∗ − y = 0 hay y = x∗ , mâu thuẫn.
Vậy điều giả sử là sai nên nếu x∗ ∈ P là nghiệm cơ sở chấp nhận được thì x∗ là điểm cực biên
của P .
Điểm cực biên ⇒ Đỉnh
Giả sử x∗ ∈ P không là đỉnh. Ta chứng minh x∗ không là điểm cực biên.
Lấy tuỳ ý vectơ c ∈ Rn , vì x∗ không là đỉnh nên tồn tại y, z ∈ P, y, z đồng thời khác x∗ sao cho

⟨c, x∗ ⟩ ≥ ⟨c, y⟩, ⟨−c, x∗ ⟩ ≥ ⟨−c, z⟩

Suy ra ⟨c, y⟩ ≤ ⟨c, x∗ ⟩ ≤ ⟨c, z⟩.


Trường hợp 1:⟨c, y⟩ = ⟨c, z⟩
Khi đó: ⟨c, y⟩ = ⟨c, x∗ ⟩ = ⟨c, z⟩.
∗ 1 1 D 1 E D
∗ 1 E
Suy ra ⟨c, x ⟩ = ⟨c, y⟩ + ⟨c, z⟩ = c, (y + z) ⇔ c, x − (y + z) = 0.
2 2 2 2
∗ 1
Do c tuỳ ý nên chọn c = x − (y + z) ta được:
2
D 1 1 E
x∗ − (y + z), x∗ − (y + z) = 0
2 2
1
⇔ x∗ − (y + z) = 0

2
1
⇔x∗ − (y + z) = 0
2
1
⇔x∗ = (y + z).
2

78
Vậy x∗ không là điểm cực biên.
Trường hợp 2: ⟨c, z⟩ > ⟨c, y⟩
⟨c, z⟩ − ⟨c, x∗ ⟩
Đặt λ = ∈ [0; 1].
⟨c, z⟩ − ⟨c, y⟩
Khi đó

⟨c, x∗ ⟩ = λ⟨c, y⟩ + (1 − λ)⟨c, z⟩


⇔⟨c, x∗ ⟩ = ⟨c, λy + (1 − λ)z⟩
⇔⟨c; x∗ − λy − (1 − λ)z⟩ = 0.

Do c tùy ý nên chọn c = x∗ − λy − (1 − λ)z, ta được:

⟨x∗ − λy − (1 − λ)z, x∗ − λy − (1 − λ)z⟩ = 0


⇔∥x∗ − λy − (1 − λ)z∥ = 0
⇔x∗ = λy + (1 − λ)z.

Vậy x∗ không là điểm cực biên.


Tóm lại, x∗ là điểm cực biên của P thì x∗ là đỉnh của P .

Bài tập 2.33

Bài tập 33

Chứng minh không mất tính tổng quát ta có thể giả sử P là tập lồi đa diện cho bởi các
ràng buộc ⟨ai , x⟩ ≥ bi và ⟨ai , x⟩ = bi .

Giải

Một tập lồi đa diện P bất kỳ luôn được cho bởi các ràng buộc đẳng thức và bất đẳng thức
tuyến tính có dạng

⟨ai , x⟩ ≥ bi , i ∈ M1
⟨ai , x⟩ ≤ bi , i ∈ M2 (I)
⟨ai , x⟩ = bi , i ∈ M3

Ta giữ nguyên các ràng buộc đẳng thức và các ràng buộc bất đẳng thức có dấu ≥ và nhân cả
hai vế của các ràng buộc bất đẳng thức có dấu ≤ với −1 để đưa về ràng buộc có dấu ≥.
Do đó ta có thể biểu diễn tập lồi đa diện P lại như sau

⟨ai , x⟩ ≥ bi , i ∈ M1′
(II)
⟨ai , x⟩ = bi .i ∈ M2′

79
Ta cần chứng minh hai dạng biểu diễn trên của P có cùng tập nghiệm cơ sở.
Giả sử tập lồi đa diện P ⊂ Rn được cho bởi m ràng buộc độc lập tuyến tính.
Nếu m < n thì số ràng buộc hoạt tại một điểm bất kỳ phải nhỏ hơn n và khi đó không tồn tại
nghiệm cơ sở và nghiệm cơ sở chấp nhận được.
Nếu m ≥ n, ta lần lượt kiểm tra các bộ n vectơ bất kỳ trong các vectơ ai là độc lập tuyến tính
hay không.
Xét một bộ vectơ bất kỳ trong ai ở dạng biểu diễn (I) là A1 = {ai1 , ai2 , . . . , ain }.
Không mất tính tổng quát giả sử ai1 , ai2 , . . . , aik (với k ≥ 0, k ∈ N) là các vectơ trích từ ràng
buộc đẳng thức và aik+1 , . . . , ain là các vectơ trích từ các ràng buộc bất đẳng thức.
Ta xét hai trường hợp
Trường hợp 1. aik+1 , . . . , ain ∈ M1 thì khi biến đổi qua dạng (II), hệ vectơ này vẫn giữ nguyên.
Do đó nếu hệ này độc lập tuyến tính thì ta tìm được nghiệm cơ sở tương ứng cách 1.
Trường hợp 2. A1 ∩ M2 ̸= ∅. Không mất tính tổng quát giả sử aik+l , . . . , ain ∈ M2 (với l ≥
1, l ∈ N).
Qua dạng (II), bộ n vectơ ban đầu trở thành A2 = {ai1 , . . . , aik , aik+1 , . . . , −aik+l , . . . , −ain }.
det A1 = (−1)n−(l+k)+1 det A2 nên det A1 ̸= 0 ⇔ det A2 ̸= 0.
Vậy các vectơ trong A1 độc lập tuyến tính khi và chỉ khi các vectơ trong A2 độc lập tuyến tính.
Ta có
 
⟨a , x⟩ = bim , m = 1, k  ⟨a , x⟩ = bim , m = 1, k
 im  im

 

⟨aim , x⟩ = bim , m = k + 1, k + l − 1 ⇔ ⟨aim , x⟩ = bim , m = k + 1, k + l − 1

 

⟨a , x⟩ = b , m = k + l, n
 ⟨−a , x⟩ = −b , m = k + l, n

im im im im

Nếu n vectơ độc lập tuyến tính thì hai bộ A1 và A2 cho ra cùng nghiệm cơ sở. Vậy cách biểu
diễn mới không làm thay đổi tập nghiệm cở sở của P .

Bài tập 2.34

Bài tập 34

Chứng minh có thể giả sử I ̸= ∅ trong chứng minh Điểm cực biên ⇒ Nghiệm cơ sở chấp
nhận được.

Giải

Bổ sung thêm các ràng buộc ⟨0, x⟩ ≥ 0 vào hệ bất đẳng thức biểu diễn P thì P không thay đổi
và tập các chỉ số hoạt tại một vectơ x∗ ∈ Rn tùy ý sẽ khác rỗng.

80
Ta chứng minh khi bổ sung các ràng buộc ⟨0, x⟩ ≥ 0 vào hệ bất đẳng thức biểu diễn P thì
tập nghiệm cơ sở của P không thay đổi dẫn đến tập nghiệm cơ sở chấp nhận được của P cũng
không thay đổi.
Một vectơ x ∈ Rn được định nghĩa là nghiệm cơ sở nếu các ràng buộc đẳng thức là hoạt tại x∗
và trong các ràng buộc hoạt tại x∗ tồn tại n ràng buộc độc lập tuyến tính.
Khi bổ sung các ràng buộc ⟨0, x⟩ ≥ 0 vào hệ bất đẳng thức biểu diễn P thì các ràng buộc đẳng
thức vẫn giữ nguyên.
Hơn nữa khi bổ sung vectơ 0 vào một hệ vectơ độc lập tuyến tính bất kỳ ta luôn thu được hệ
vectơ phụ thuộc tuyến tính.
Vì thế sau khi bổ sung thì số ràng buộc độc lập tuyến tính hoạt tại một vectơ x∗ ∈ Rn tùy ý
cũng sẽ không thay đổi.
Do đó khi bổ sung các ràng buộc ⟨0, x⟩ ≥ 0 vào hệ bất đẳng thức biểu diễn P thì tập nghiệm
cơ sở của P không thay đổi nên tập nghiệm cơ sở chấp nhận được của P cũng không thay đổi.
Vì vậy việc bổ sung các ràng buộc ⟨0, x⟩ ≥ 0 vào hệ bất đẳng thức biểu diễn P không làm ảnh
hướng đến chứng minh của bài toán nên ta có thể giả sử I ̸= ∅.

Bài tập 2.35

Bài tập 35

Chứng minh "có thể bổ sung m − k cột độc lập tuyến tính AB(k+1) , . . . , AB(m) sao cho các
cột AB(i) , i = 1, . . . , m là độc lập tuyến tính" trong chứng minh định lý 2.32.

Giải

Do các cột AB(1) , AB(2) , . . . , AB(k) là độc lập tuyến tính nên k ≤ m.
Do A có m dòng độc lập tuyến tính nên A có m cột độc lập tuyến tính.
Xét định thức con Dk cấp k gồm k cột AB(1) , AB(2) , . . . , AB(k) và k dòng đầu tiên của k cột trên
ta có Dk khác 0.
Do rankA = m nên cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A là m.
Do đó tồn tại định thức con Dm cấp m khác 0 của A chứa định thức Dk .
Như vậy các cột trong định thức Dm là độc lập tuyến tính và chứa các cột AB(1) , AB(2) , . . . , AB(k) .
Vì thế bổ sung thêm m − k cột AB(k+1) , AB(k+2) , . . . , AB(m) trong Dm ta thu được các cột
AB(i) , i = 1, 2, . . . , m là độc lập tuyến tính.

Bài tập 2.36

81
Bài tập 36

Chứng minh Hệ quả 2.48. Xét bài toán QHTT cho ở dạng tổng quát. Nếu bài toán có
phương án và hàm mục tiêu của bài toán bị chặn dưới trên tập các phương án thì bài toán
có nghiệm.

Giải

Để thuận tiện trong việc trình bày ta quy ước |(x1 , x2 , ..., xn )| := (|x1 |, |x2 |, ..., |xn |) và nếu
x = (x1 , x2 , ..., xn ), y = (y1 , y2 , ..., yn ) thì (x, y) := (x1 , x2 , ..., xn , y1 , y2 , ..., yn )
Bài toán QHTT dạng tổng quát có dạng ma trận như sau
(
⟨c, x⟩ → min
(TT)
Ax ≥ b

trong đó c là vector trong Rn , A là ma trận cấp m × n và b là vector trong Rm .


Đặt bài toán dạng chuẩn tắc tương ứng với bài toán (TT)

 ⟨c, x1 ⟩ − ⟨c, x2 ⟩ → min

(TT1 ) Ax1 − Ax2 ≥ b

x1 , x2 ≥ 0

Giả sử bài toán (TT) có phương án x0 và hàm mục tiêu của bài toán (TT) bị chặn dưới trên
tập các phương án.
Gọi M và M1 lần lượt là tập phương án của bài toán (TT) và (TT1 ).
1 1
Đặt x1 = (|x0 | + x0 ) và x2 = (|x0 | − x0 ).
2 2
Khi đó x1 , x2 ≥ 0 và Ax1 − Ax2 = A(x1 − x2 ) = Ax0 ≥ b.
Suy ra (x1 , x2 ) là một phương án của bài toán (TT1 ) nên tập phương án M1 của bài toán (TT1 )
khác rỗng.
Do đó tập M1 là một tập lồi đa diện khác rỗng cho ở dạng chính tắc nên có ít nhất một điểm
cực biên (x∗1 , x∗2 ) theo Hệ quả 2.45.
Vì hàm mục tiêu của bài toán (TT) bị chặn dưới trên tập các phương án M nên tồn tại α > 0
sao cho ⟨c, x⟩ ≥ α với mọi x ∈ M .
Với mọi (x1 , x2 ) ∈ M1 , ta có A(x1 − x2 ) = Ax1 − Ax2 = b nên x1 − x2 ∈ M , suy ra ⟨c, x1 ⟩ −
⟨c, x2 ⟩ = ⟨c, x1 − x2 ⟩ ≥ α.
Do đó hàm mục tiêu của bài toán (TT1 ) bị chặn dưới trên tập các phương án M1 .
Theo Định lý 2.47 bài toán (TT1 ) có nghiệm là điểm cực biên (x∗1 , x∗2 ) của tập phương án M1 .
Ta chứng minh x∗1 − x∗2 là nghiệm của bài toán (TT).

82
Vì (x∗1 , x∗2 ) ∈ M1 nên A(x∗1 − x∗2 ) = Ax∗1 − Ax∗2 = b, suy ra x∗1 − x∗2 ∈ M .
1 1
Lấy x ∈ M tùy ý và đặt x1 = (|x| + x), x2 = (|x| − x).
2 2
Khi đó x1 , x2 ≥ 0 và Ax1 − Ax2 = A(x1 − x2 ) = Ax ≥ b.
Suy ra (x1 , x2 ) là một phương án của bài toán (TT1 ).
Vì (x∗1 , x∗2 ) là nghiệm của bài toán (TT1 ) nên ⟨c, x1 ⟩ − ⟨c, x2 ⟩ ≥ ⟨c, x∗1 ⟩ − ⟨c, x∗2 ⟩.
Suy ra ⟨c, x⟩ = ⟨c, x1 − x2 ⟩ = ⟨c, x1 ⟩ − ⟨c, x2 ⟩ ≥ ⟨c, x∗1 ⟩ − ⟨c, x∗2 ⟩ = ⟨c, x∗1 − x∗2 ⟩.
Vậy bài toán (TT) có nghiệm là x∗1 − x∗2 .

—Hết—

83

You might also like