You are on page 1of 17

BỘ MÔN DUYỆT ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG GIÁO VIÊN

Chủ nhiệm Bộ môn (Dùng cho 3 tiết giảng)


Học phần: Chi tiết máy
Bộ môn: Cơ học máy
Trần Quang Dũng Khoa: Cơ khí Trịnh Xuân Hiệp

Bài giảng 1: Chương I+2


Tiết thứ: Tuần thứ: 1
- Mục đích, yêu cầu:
• Nắm sơ lược về nội dung toàn bộ Học phần.
• Nắm được vài khái niệm về chi tiết máy (CTM), bộ phận máy.
• Nắm và phân tích được các yêu cầu đối với CTM, những yêu cầu đối với vật
liệu làm CTM.
• Nắm được định nghĩa và cho ví dụ về các loại bề mặt đối tiếp (BMĐT).
• Nắm và phân tích được các thông số đặc trưng cho khả năng chịu tải của
BMĐT.
- Hình thức tổ chức dạy học: Lý thuyết.
- Thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 3t; Tự học, tự nghiên cứu: 6t
- Địa điểm: Giảng đường do P2 phân công.
- Yêu cầu SV: Đọc trước phần chương 1(trang 11-20), chương 2 (trang 37-45)- Chi
tiết máy T1. 1
Mở đầu
- Đối tượng làm việc của những người KS cơ khí sẽ là những cụm máy.
- Nắm vững đặc điểm kết cấu, điều kiện làm việc, các kỹ năng thiết kế
máy (chi tiết riêng biệt và cả cụm máy) và triển vọng phát triển của
chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Môn học CTM sẽ trang bị cho ta
những kiến thức như vậy.

- Môn học CTM sẽ nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc
và cách thức tiến hành tính toán thiết kế CTM và Bộ phận máy.

Chương trình CTM ở bậc đại học gồm 4 phần:


- Phần I: Cơ sở tính toán thiết kế CTM
- Phần II: Tiết máy ghép
- Phần III: Truyền động cơ khí
- Phần IV: Tiết máy đỡ, trục và khớp nối
2
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Chi tiết máy (2 tập)


Đỗ Quyết Thắng – HV KTQS 2008
2. Chi tiết máy - Tập 1+2 - Nguyễn Trọng Hiệp(NXBGD).
3. Bài tập Chi tiết máy
Nguyễn Đăng Ba, Nguyễn Văn Lục – HVKTQS 2003
4. Thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí (2 tập)
Trịnh Chất, Lê Văn Uyển – NXB GD
5. Hướng dẫn đồ án Chi tiết máy
Bộ môn Cơ học máy- HVKTQS

3
Chương 1
NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN
CỦA CHI TIẾT MÁY

Giáo viên: TS Trịnh Xuân Hiệp


Bộ môn: Cơ học máy-Khoa Cơ Khí
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.1 KHÁI NIỆM CHI TIẾT MÁY.
Chi tiết máy là phần tử nhỏ nhất và hoàn chỉnh của máy mà khi chế tạo không có
nguyên công lắp ráp.

1.1.2 KHÁI NIỆM BỘ PHẬN MÁY.


Bộ phận máy là một đơn vị lắp ráp hoàn chỉnh của máy bao gồm nhiều chi tiết có cùng
một công dụng.
1.1.3 PHÂN LOẠI
 Chi tiết máy, bộ phận máy có công dụng chung:
Là những chi tiết máy, bộ phận máy được dùng phổ biến trong các máy khác nhau,
nếu cùng một loại thì công dụng tương tự nhau và công dụng đó không phụ thuộc vào
chức năng riêng của máy.

 Chi tiết máy, bộ phận máy có công dụng riêng:


Là những chi tiết máy, bộ phận máy chỉ được dùng ở một số máy nhất định và có công
dụng phụ thuộc vào chức năng của máy.
1.1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chi tiết máy, bộ phận máy có công dụng chung.
1.1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Lý thuyết:
* Nghiên cứu đặc điểm hình học, đặc điểm kết cấu của CTM
* Nghiên cứu phương pháp tính toán các chỉ tiêu làm việc của CTM, phương pháp thiết
kế hợp lý và tối ưu các CTM, phương pháp nâng cao độ bền, tuổi thọ của các CTM.
- Bài tập: tính toán thiết kế các bộ truyền, các mối ghép.
- Đồ án môn học
1.1.6 ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
+ Lý thyết kết hợp với thực nghiệm và gắn chặt với thực tế kỹ thuật;

+ Kết quả tính toán mang tính chất gần đúng;

+ Trong tính toán thiết kế chi tiết máy có rất nhiều phương án, điều quan trọng là chọn
được phương án hợp lý nhất;

+ Kết quả tính toán thực tế nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào điều kiện gia công,
lắp ghép.
1.2 NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI CHI TIẾT MÁY
1.2.1 CHI TIẾT MÁY PHẢI ĐẢM BẢO CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG LÀM
VIỆC.
Là trạng thái chi tiết máy có khả năng thực hiện bình thường chức năng cho trước với
những thông số được qui định bằng những tài liệu kỹ thuật định mức.
Các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc: Độ bền, Độ cứng, Độ bền mòn, Độ ổn định
nhiệt, Độ ổn định dao động.

1. Độ bền:
Là khả năng tiếp nhận tải trọng của chi tiết máy mà không bị phá hỏng. Đây là chỉ tiêu
quan trọng nhất đối với phần lớn chi tiết máy.
2. Độ cứng:
Là khả năng của chi tiết máy chống lại sự thay đổi hình dạng dưới tác dụng của tải
trọng. Độ cứng là một trong các chỉ tiêu quan trọng về khả năng làm việc của chi tiết máy.

3. Độ bền mòn:
Là làm việc ổ định trong suốt thời hạn đã định mà không bị mòn quá một lượng cho
phép.
4. Độ chịu nhiệt:
Là khả năng của chi tiết máy có thể làm việc trong một phạm vi nhiệt độ cần thiết mà
không bị nung nóng quá trị số cho phép.
Nung nóng chi tiết sẽ gây lên một số hiện tượng hư hại như:
+ Làm giảm khả năng tải của chi tiết máy vì nhiệt độ cao làm cho giới hạn bền, giới
hạn mỏi giảm, vật liệu trở nên giòn và xảy ra hiện tượng từ biến;
+ Làm giảm độ nhớt của dầu;
+ Làm cong vênh hoặc thay đổi khe hở giữa các chi tiết lắp ghép;
+ Làm thay đổi tính chất của các bề mặt tiếp xúc: Làm giảm hệ số ma sát trong các bộ
phận hãm;
+ Làm giảm độ chính xác của máy.
5. Độ ổn định dao động.
Là khả năng của chi tiết máy có thể làm việc trong một phạn vi vận tốc cần thiết mà
không bị rung quá mức cho phép.
1.2.2 ĐỘ TIN CẬY.
Là khả năng sản phẩm (chi tiết máy, bộ phận máy, máy) thực hiện được chức năng của
mình và duy trì chức năng nhiệm vụ đó trong suốt thời hạn đã định ứng với các điều kiện
vận hành, chăm sóc, bảo dưỡng cụ thể.
Chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy:
+ Xác suất làm việc không hỏng.
+ Cường độ hỏng.
+ Tuổi thọ.
+ Hệ số sử dụng.
1.2.3 TÍNH CÔNG NGHỆ.
Một chi tiết máy có tính công nghệ tức là một mặt nó phải thoả mãn các chỉ tiêu chủ
yếu về khả năng làm việc và độ tin cậy. Mặt khác trong điều kiện sản xuất hiện có phải dễ
gia công chế tạo, ít tốn vật liệu và thời gian.

1.2.4 TÍNH KINH TẾ.


Được đánh giá qua việc tính chi phí thiết kế, chế tạo, vận hành và sửa chữa. Tính kinh
tế của chi tiết máy và bộ phận máy đạt được bằng cách tối ưu hình dạng kích thước của
chúng để giảm chi phí vật liệu, năng lượng và cũng như khó khăn trong sản xuất.

1.2.5 TÍNH THẨM MỸ.


Đó là hình dạng bề ngoài của chi tiết máy, bộ phận máy và máy phải hoàn thiện, hình
thức phải đẹp và bắt mắt. Tính thẩm mỹ nó ảnh hưởng đến thái độ của người sử dụng máy
đối với máy.
1.3 YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CHI TIẾT MÁY
Việc chọn vật liệu cho chi tiết máy dựa trên các tính chất cơ bản sau: Cơ tính (tính kết
cấu), tính công nghệ và tính kinh tế.

1.3.1 CƠ TÍNH CỦA VẬT LIỆU.


1. Độ bền:
2. Tính biến dạng:
3. Tính đàn hồi:
4. Tính dẻo:
5. Độ bền mỏi:
6. Độ cứng:
7. Tính chống mài mòn:
1.3.2 TÍNH CÔNG NGHỆ.
Các tính chất công nghệ quan trọng nhất của vật liệu:
+ Tính hàn được;
+ Tính tăng bền được;
+ Tính dễ gia công cắt gọt;
+ Tính dễ đúc;
+ Tính biến dạng công nghệ.
1.4 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA ĐỘ TIN CẬY
1.4.1 CÁC TÍNH CHẤT CỦA ĐỘ TIN CẬY.

1.4.2 NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA ĐỘ TIN CẬY.

1.4.3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY.


NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Nêu đặc điểm của bài toán tính toán thiết kế chi tiết máy và các chỉ tiêu chủ yếu về
khả năng làm việc của chi tiết máy.
2. Nêu các yêu cầu cơ bản đối với chi tiết máy và các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm
việc của chi tiết máy.
3. Tại sao khi tính toán thiết kế một chi tiết máy chỉ được tính theo một hoặc vài chỉ
tiêu? Cho ví dụ để minh họa.

You might also like