You are on page 1of 64

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN DUY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG ÂM NHẠC TẦN SỐ
THẤP ĐẾN BỆNH NHÂN NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI
TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ VẠN PHÚC 2,
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2023-2024

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Cần Thơ – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

TRẦN DUY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TÁC ĐỘNG ÂM NHẠC TẦN SỐ
THẤP ĐẾN BỆNH NHÂN NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI
TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ VẠN PHÚC 2,
THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2023-2024

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt


Mã số: 8720501

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:


TS.BS. ĐỖ THỊ THẢO
TS.BS. PHẠM NGUYÊN QUÂN

Cần Thơ – 2023


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1 Tổng quan phẫu thuật nhổ răng khôn……………………………………..3
1.2 Lo lắng, sợ hãi và đau……………………………………………………..6
1.3 Mức độ hài lòng………………………………………………………….11
1.4 Âm nhạc………………………………………………………………….12
1.5 Tổng quan y văn thế giới và Việt Nam…………………………………..15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….17
2.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………18
2.3 Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………..…….……...27
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………..29
3.2. Mức độ lo âu và mức độ đau của bệnh nhân……………………………32
3.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân………………………………………...34
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
CTM Công thức máu
ĐBHO Độ bão hoà oxy
HATT Huyết áp tâm trương
HATTh Huyết áp tâm thu
KTV Kỹ thuật viên
RCL Răng cối lớn
RHM Răng Hàm Mặt
XHD Xương hàm dưới

Tiếng Anh:
ANSy Autonomic nervous system
BPM Beat per minute
CT scan Computed Tomography Scan
CDA Corah’s Dental Anxiety
STAI State trait anxiety inventory
Danh mục bảng
Bảng 1. 1: Phân loại theo quan điểm phẫu thuật của Parant ............................ 4
Bảng 1. 2: Pell & Gregory- Phân loại mọc răng khôn hàm dưới theo độ sâu . 4
Bảng 1. 3: Pell & Gregory- Phân loại mọc răng khôn hàm dưới theo khoảng
cách tới ngành lên xương hàm dưới ................................................. 4
Bảng 1. 4: Phân loại mức độ khó nhổ theo Mai Đình Hưng............................ 5
Bảng 1. 5: Thang 5- điểm Likert.................................................................... 11
Bảng 1. 6: Cường độ & tần số âm thanh của một số đối tượng ..................... 13
Bảng 2. 1: Bảng các chỉ số dấu hiệu sinh tồn ................................................ 20
Bảng 2. 2: Đánh giá mức độ hài lòng............................................................. 22
Bảng 3. 1: Phân bố theo tuổi .......................................................................... 30
Bảng 3. 2: Phân bố theo giới tính................................................................... 30
Bảng 3. 3: Phân bố theo nghề nghiệp ............................................................ 30
Bảng 3. 4: Phân bố theo trình độ văn hoá ...................................................... 31
Bảng 3. 5: Số tháng từ lần cuối cùng đi khám răng ....................................... 31
Bảng 3. 6: Tự nhận xét sức khoẻ răng miệng ................................................ 31
Bảng 3. 7: Tiền sử khám răng ........................................................................ 32
Bảng 3. 8: Tác động của gia đình & bạn bè về trải nghiệm khám răng......... 32
Bảng 3. 9: Phân loại nguyên nhân nhổ răng hàm .......................................... 32
Bảng 3. 10: Mức độ khó nhổ của răng khôn theo Mai Đình Hưng ............... 33
Bảng 3. 11: Thời gian nhổ răng ..................................................................... 33
Bảng 3. 12: Mức độ khó nhổ răng khôn theo Parant ..................................... 33
Bảng 3. 13: Mức độ lo âu của bệnh nhân trước nhổ răng .............................. 33
Bảng 3. 14: Bảng Mức độ lo âu của bệnh nhân sau nhổ răng........................ 34
Bảng 3. 15: Mức độ đau của bệnh nhân trước nhổ răng ................................ 34
Bảng 3. 16: Mức độ đau của bệnh nhân sau nhổ răng ................................... 34
Bảng 3. 17: Mức độ đau của bệnh nhân trước nhổ răng ................................ 34
Bảng 3. 18: Mức độ đau của bệnh nhân trong nhổ răng ................................ 35
Bảng 3. 19: Mức độ đau của bệnh nhân trước nhổ răng ................................ 35
Bảng 3. 20: Mức độ hài lòng của bệnh nhân nghe nhạc ................................ 35
Bảng 3. 21: Mức độ hài lòng của bệnh nhân không nghe nhạc ..................... 35
Danh mục hình ảnh
Hình 1. 1: Thang đo hình ảnh kết hợp Wong-Baker Faces ........................... 10
Hình 1. 2: Bố trí dàn âm thanh Logitech Z906 .............................................. 14
Hình 2. 1: Thang đo mức độ đau kết hợp Wong-Baker Faces ...................... 21
Hình 2. 2: Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 29
Danh mục biểu đồ
1

MỞ ĐẦU
Nhổ răng khôn là thủ thuật phổ biến trong nha khoa [6], [7]. Theo nghiên
cứu ở miền Nam Việt Nam cho thấy tỉ lệ đối tượng bị mất răng tăng từ 70%
đối với nhóm tuổi trẻ nhất (20 - 29 tuổi) lên 96% đối với đối tượng trên 60 tuổi.
Sau khoảng 35 tuổi, số lượng răng bị mất trung bình tăng gần như tuyến tính,
lên tới khoảng 8 răng bị mất mỗi hàm ở người cao tuổi [4]. Lo lắng là triệu
chứng là phổ biến và xuất hiện trước, trong hoặc sau khi điều trị nhổ răng. Song
song với nhổ răng là nỗi lo sợ khi trải qua một quá trình đâm kim gây tê, chảy
máu và dùng tay khoan, nạy, kềm lấy răng ra khỏi xương ổ. Mức độ lo lắng
chắc chắn sẽ gia tăng khi bệnh nhân ý thức được nhổ răng khôn gây chảy nhiều
máu, đau nhiều và bị tiêm nhiều hơn so với các thủ thuật nha khoa thông thường
khác [10], [35]. Lo lắng về nha khoa có thể tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực cho
cả nha sĩ và bệnh nhân. Việc này gián tiếp gây áp lực cho nhân viên y tế, giảm
chất lượng điều trị, tăng thêm gánh nặng tài chính và sự không hài lòng khi
điều trị nha khoa [20].
Hiện nay đã có nhiều phương pháp được triển khai để làm giảm sợ hãi
khi nhổ răng như sử dụng phương pháp gây mê toàn thân bằng Propofol 10%
[3], dùng Benzodiazepines, Nitrous oxide (N2O) để làm giảm lo âu [14]; liệu
pháp thư giãn cơ trên bệnh nhân sợ hãi [34] hay liệu pháp dùng thảo dược để
giảm lo âu khi nhổ răng [13]. Nhưng các pháp phương trên đều mang tính can
thiệp sâu hoặc rất tốn kém, chưa kể phải huy động một nguồn lực lớn về con
người. Phương pháp dùng âm nhạc để giảm mức độ lo âu [16], [26], [29] trở
nên có ưu thế vì tính tiện dụng, ít xâm lấn và tiết kiệm chi phí.
Trong đó, dùng âm nhạc tần số thấp để giảm lo âu, giảm cảm giác đau
trên bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới. Âm nhạc tần số có tiết tấu và giai điệu
chậm, tạo cảm giác thư giãn về cảm xúc và tình cảm nhẹ nhàng cho người nghe.
Nghiên cứu của Jame (2018) cho rằng âm nhạc tần số thấp mang lại lợi ích tim
mạch khi làm giảm nhịp tim và tăng cường mức độ thư giãn cho người tham
2

gia [19]. Việc nghe nhạc tần số thấp trong nghiên cứu của Di Nasso (2016) đã
làm giảm tất cả các thông số được theo dõi như huyết áp tâm trương, nhịp tim,
nhịp thở của bệnh nhân trong quá trình điều trị nội nha. Tuy nhiên, vai trò cân
bằng tâm lý, ổn định chỉ số sinh hiệu và giảm đau của âm nhạc tần số thấp thấp
trên bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới chưa thực hiện ở Việt Nam. Với tiềm
năng ứng dụng rộng lớn, và ý nghĩa thiết thực hỗ trợ bệnh nhân, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động của âm nhạc tần số thấp và sự hài
lòng của bệnh nhân khi nhổ răng khôn hàm dưới tại bệnh viện Hoàn Mỹ
Vạn Phúc 2 năm 2023-2024” với mục tiêu:
1. Xác định mức độ tác động âm nhạc tần số thấp lên các chỉ số sinh hiệu:
huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim, nhịp thở, độ bão hoà oxy,
mức độ lo âu, mức độ đau trên bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới tại
bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2. Xác định mức độ tác động của âm nhạc tần số thấp lên mức độ hài lòng
của bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới.
3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan phẫu thuật răng nhổ răng khôn
Răng khôn hàm dưới thường mọc trong giai đoạn từ 17-25 tuổi, giai đoạn
này còn được gọi là tuổi mọc răng khôn. Tỷ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch,
ngầm đặc biệt cao nguyên nhân là răng này mọc trễ nhất trên cung hàm nên
thiếu chỗ mọc [6]. Răng khôn mọc lệch, ngầm thường gây biến chứng và tỷ lệ
gây bệnh liên hệ chặt chẽ với hình thái mọc của chính răng đó.
Có nhiều nguyên nhân đưa đến quyết định nhổ răng khôn hàm dưới
nhưng phổ biến nhất là do sâu răng, viêm nha chu và đặc biệt là viêm quanh
thân răng. Ngoài ra, nhổ răng cũng đến từ nguyên nhân phục hình cắm implant
hoặc chỉnh hình răng... Nghiên cứu của Knutsson cho thấy nếu răng khôn có
nướu phủ mặt nhai, tỷ lệ xảy ra viêm quanh thân răng có thể gấp 22-34 lần so
với một răng khôn mọc hoàn toàn [28]. Răng khôn hàm dưới thường được chỉ
định phẫu thuật để lấy ra ngoài, tuy nhiên do răng này thường mọc kẹt, đâm về
phía gần răng cối lớn thứ 2 hoặc răng mọc ngầm, hình dạng chân răng phức
tạp, gần vị trí ống thần kinh răng dưới, thêm vào đó mật độ cứng chắc của
xương hàm dưới làm gia tăng độ khó và gia tăng biến chứng trong phẫu thuật.
Vì vậy tâm lý bệnh nhân càng thêm lo sợ khi đứng trước quyết định nhổ răng.
Việc bảo tồn răng khôn rất khó khăn và tốn công của cả bệnh nhân và
nhân viên y tế. Hiệp hội phẫu thuật miệng và hàm mặt Hoa Kỳ khuyến cáo hầu
hết những răng khôn có triệu chứng đều nên được can thiệp phẫu thuật để tránh
tai biến mọc răng về sau. Việc này cho thấy nhổ răng ảnh hưởng lên một lượng
lớn dân số.
Để tiên đoán độ khó trong phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch, ngầm
hiện tại có nhiều phân loại như sau:
4

Bảng 1. 1: Phân loại theo quan điểm phẫu thuật của Parant
Loại I Mở rộng một phần xương ổ răng, khoan một rãnh ở mặt
ngoài gần răng khôn để tạo điểm tựa đặt nạy.
Loại II Mở một phần xương ổ răng và cắt giữa thân và chân răng.

Loại III Mỏ một phần xương ổ răng, cắt giữa thân và chân răng và
chia chân răng.
Loại IV Nhổ răng khó, mở xương ổ răng và chia cắt chân răng

Nguồn: Nguyễn Quang Khải (2022) [2]


Bảng 1. 2: Pell & Gregory- Phân loại mọc răng khôn hàm dưới theo độ sâu
Loại A Điểm cao nhất của RKD nằm ngang hay cao hơn mặt nhai
RCL thứ hai.
Loại B Điểm cao nhất của RKD nằm ở khoảng giữa mặt nhai và cổ
RCL thứ hai
Loại C Điểm cao nhất của RKD nằm thấp hơn cổ RCL thứ hai

Nguồn: Oğuzhan Demirel (2022) [45]


Bảng 1. 3: Pell & Gregory- Phân loại mọc răng khôn hàm dưới theo khoảng
cách tới ngành lên xương hàm dưới
Loại I Khoảng cách từ mặt xa RCL thứ hai đến bờ trước ngành lên
xương hàm dưới lớn hơn kích thước gần xa thân RKD
Loại II Khoảng cách từ mặt xa RCL thứ hai đến bờ trước ngành lên
xương hàm dưới nhỏ hơn kích thước gần xa thân RKD
Loại III Khoảng cách từ mặt xa RCL thứ hai đến bờ trước ngành lên
xương hàm dưới rất nhỏ hoặc không có

Nguồn: Oğuzhan Demirel (2022) [45]


5

Bảng 1. 4: Phân loại mức độ khó nhổ theo Mai Đình Hưng
Tương quan với ngành lên Điểm số

Loại I 1
Loại II 2
Loại III 3
Vị trí độ sâu
Vị trí A 1-2
Vị trí B 3
Vị trí C 4
Trục răng
Thẳng, hơi lệch gần 1
Ngang, má, lưỡi, xa 2
Thẳng + vị trí B, C 3
Lệch xa+ vị trí B, C 4
Chân răng
Chân chụm, xuôi chiều, thon 1
Hai chân dạng xuôi chiều 2
Ba chân dạng xuôi chiều, nhiều chân chụm ngược 3
chiều, một chân dùi trống

Hai hay ba chân dạng nhiều hướng chân dang rộng hơn 4
cổ và thân răng 4 điểm

Nguồn: Mai Đình Hưng (2006) [1]


6

Tổng điểm: cộng điểm 4 tiêu chí đánh giá theo bảng trên.
+ Mức độ 1: Khó nhổ: từ 1-5 điểm.
+ Mức độ 2: Khó nhổ trung bình: từ 6 – 10 điểm.
+ Mức độ 3: Rất khó nhổ: từ 11-15 điểm.
Thời gian phẫu thuật: được tính từ thời điểm bắt đầu gây tê đến thời điểm
hoàn tất mũi khâu cuối cùng, tính bằng phút. Thời gian phẫu thuật cũng là một
chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân nhổ răng.
+ Mức độ 1: <30 phút
+ Mức độ 2: 30-60 phút
+ Mức độ 3: >60 phút
1.2. Lo lắng, sợ hãi và đau
1.2.1. Lo lắng
Lo lắng là một cảm xúc phổ biến mà nhiều người phải trải qua khi đối
phó với sự căng thẳng, đối mặt với điều không chắc chắn hoặc các mối đe doạ
mơ hồ trong tương lai. Lo lắng có thể hữu ích, trong một số tính huống giúp
cho người bị lo âu chuẩn bị tốt hơn nhưng nếu lo lắng quá thường xuyên và lập
lại nhiều lần thường gây bất lợi tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần. Những người
bị ám ảnh bởi một nỗi sợ nhất định và lặp lại nhưng sự lo sợ nha khoa gây trở
ngại trong điều trị. Những suy nghĩ này có thể dẩn tới các hành vi né tránh,
giảm tiếp xúc với nhân viên y tế [10].
Lo lắng trong nha khoa khá phổ biến khi có đến khoảng 10-20% dân số
bị ảnh hưởng tuỳ theo văn hoá và địa lý [20], [37]. Bệnh nhân có nỗi sợ về điều
trị răng miệng thường có sức khoẻ răng miệng tệ hơn, trả nhiều chi phí hơn và
gặp nhiều biến chứng hơn khi điều trị [41]. Ngoài ra những bệnh nhân này còn
có thể gặp các triệu chứng toàn thân như tim đập nhanh, tăng huyết áp, tăng
nhịp thở… khi tiếp xúc với một số dụng cụ nha khoa như kim tiêm hoặc mũi
khoan nha khoa điều này càng gây thêm khó chịu và làm trầm trọng thêm lo
lắng của họ [21].
7

Có nhiều yếu tố tác động tới mức độ lo lắng của bệnh nhân như tuổi, giới
tính, nghề nghiệp, tác động của gia đình hoặc người thân, tính cách của bệnh
nhân. Trong đó sự tác động của người thân, bạn bè và tiền sử trải qua một hoặc
nhiều lần điều trị răng miệng đau đớn là 2 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất lên
tâm lý bệnh nhân [27].
1.2.2 Sợ hãi
Sợ hãi là một cảm xúc nguyên thủy và mạnh mẽ nảy sinh khi nhận thấy
có mối đe dọa đối với sự an toàn hoặc sự sống còn của chúng ta. Nó được đặc
trưng bởi một phản ứng báo động ngay lập tức huy động cơ thể hành động.
Phản ứng này kích hoạt một loạt các thay đổi sinh lý, chẳng hạn như nhịp tim
tăng lên, căng cơ, chuyển hướng lưu lượng máu từ ngoại vi về nội tạng và huy
động chung cơ thể để phản ứng với mối nguy hiểm được nhận thức [8]. Đây
còn được gọi là phản ứng "chống trả hay bỏ chạy".
Mặc dù cả lo lắng và sợ hãi đều là những tín hiệu cảnh báo về một mối
đe doạ nào đó, và nhắm mục đích chuẩn bị cho cơ thể thực hiện các hành động
khác nhau, lo lắng là một phản ứng tổng quát đối với một mối đe dọa chưa biết
hoặc xung đột nội bộ, trong khi nỗi sợ tập trung vào mối nguy hiểm bên ngoài
đã biết [19], [23], [39]. Lo lắng là một phản ứng kéo dài, hướng tới tương lai
đối với một mối đe dọa mang tính phổ biến, sợ hãi là một phản ứng ngắn hạn
để đối phó với một mối đe dọa hiện tại và có thể xác định rõ ràng. Nỗi sợ hãi
xuất hiện khi phải tránh hoặc thoát khỏi một kích thích gây khó chịu ngay trước
mắt. Nói cách khác sợ hãi được coi là phù hợp và tồn tại trong thời gian ngắn,
trong khi lo lắng có thể kéo dài và dai dẳng. Ngoài ra, lo lắng có thể được phân
biệt với sợ hãi ở chỗ đối tượng của sợ hãi là 'có thật' hoặc 'bên ngoài' hoặc 'đã
biết' hoặc 'khách quan' còn nguồn gốc của lo lắng là không rõ ràng hoặc không
chắc chắn.
Khi đối mặt với một mối đe dọa, con người sử dụng hai loại cơ chế đối
phó: chủ động và bị động. Các cơ chế đối phó chủ động được sử dụng khi có
8

thể thoát khỏi mối đe dọa và chúng kích hoạt các thay đổi tự chủ chủ yếu qua
trung gian kích hoạt hệ giao cảm, chẳng hạn như tăng huyết áp và nhịp tim
nhanh. Mặt khác, các chiến lược đối phó thụ động được sử dụng khi không thể
thoát khỏi mối đe dọa và chúng thường liên quan đến việc chết lặng hoặc đóng
băng. Phản ứng thụ động này thường được đặc trưng bởi sự ức chế hệ thần kinh
tự chủ, dẫn đến hạ huyết áp và nhịp tim chậm. Quá trình này cũng làm tăng
kích thích tiết nội tiết tố ở trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận và tăng
tiết glucocorticoid [39].
Khi đánh giá mức độ lo sợ trong nha khoa, có rất nhiều thang đánh giá
mức độ lo lắng khi nhổ răng như:
+ Bản kiểm mức độ lo âu nhận thức và lo âu thân thể [40]
+ Bảng câu hỏi lo âu thân thể [15]
+ Bảng câu hỏi lo âu Corah (CDA)- Tiến sĩ Norman L. Corah [12]
+ Hồ sơ tâm trạng [36]
+ Biểu mẫu kiểm ke trạng thái lo âu (STAI) [38]
+ Bảng câu hỏi Đau McGill [31]
Mỗi thang đo lường có một giá trị đặc hiệu và mức độ tin cậy khác nhau,
phù hợp trên những đối tượng chuyên biệt của nghiên cứu. Có 2 thang đo mức
độ lo âu nha khoa phổ biến là bảng câu hỏi lo âu Corah (CDA) và bảng câu hỏi
lo âu thân thể. Trong thang đo bảng lo âu thân thể, bệnh nhân phải bỏ ra 15-20
phút để hoàn thành 40 câu hỏi, thang đo CDA chỉ có 4 câu hỏi và được hoàn
tất dưới 5 phút. Mỗi bệnh nhân thường sẽ có 2 lần trả lời bộ câu hỏi này, mỗi
lần trả lời dưới 5 phút. Nếu bệnh nhân không hoàn tất theo thời gian quy định
sẽ được mời ra khỏi nghiên cứu. Mỗi câu trả lời tương ứng với điểm số nhất
định (phụ lục 2) và tổng điểm giúp phân loại mức độ lo âu của bệnh nhân theo
4 mức độ: nhẹ, trung bình, cao và sợ hãi.
9

1.2.3 Đau
1.2.3.1 Định nghĩa
Theo hiệp hội quốc tế nhiên cứu về Đau, Đau là “một trải nghiệm khó
chịu về mặt cảm giác và cảm xúc có liên quan hoặc giống như trải nghiệm tổn
thương mô thực thể hoặc tiềm ẩn." Nỗi đau là một trải nghiệm cá nhân bị ảnh
hưởng ở các mức độ khác nhau bởi các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội của
bệnh nhân [22].
1.2.3.2 Phân loại đau
Theo cơ chế gây đau:
- Đau cảm thụ: đau do tổn thương tổ chức (cơ, da, xương khớp, các cơ quan
trong cơ thể...) gây kích thích vượt ngưỡng đau. Đau cảm thụ có 2 loại: đau
thân thể là đau do tổn thương mô da, cơ, khớp... và đau nội tạng là đau do tổn
thương nội tạng.
- Đau thần kinh: chứng đau do những thương tổn nguyên phát hoặc những rối
loạn chức năng trong hệ thần kinh gây nên. Đau thần kinh chia 2 loại: đau thần
kinh ngoại vi do tổn thương các dây hoặc rễ thần kinh; đau thần kinh trung
ương do tổn thương ở não hoặc tủy sống.
- Đau hỗn hợp: gồm cả 2 cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh.
- Đau do căn nguyên tâm lý.
Theo thời gian gây đau:
- Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, có thể được coi là
một dấu hiệu báo động hữu ích. Thời gian đau cấp tính thường không quá 3
tháng.
- Đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần.
Theo khu trú đau:
- Đau cục bộ: là cảm nhận vị trí đau trùng với vị trí tổn thương.
- Đau xuất chiếu: là cảm nhận vị trí đau ở vị trí khác với vị trí tổn thương.
10

- Đau lan tỏa: là cảm giác đau gây ra do sự lan tỏa từ một nhánh dây thần kinh
này sang một nhánh thần kinh khác.
Đau thường được phân loại dựa theo cường độ đau, thể hiện qua các
thang đo cường độ như thang điểm lời, thang điểm nhìn, thang điểm số. Đau
được phân loại dựa dựa trên mức độ lớn của nó, và mang tính chất chủ quan
của bệnh nhân. Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ đau trong đó thang đo
bằng lời nói và thang đo bằng hình kết hợp Wong-Baker Faces được sử dụng
rộng rãi.
- Thang đo bằng lời nói: có ưu điểm là tiện dụng, phản ánh tức thì và có thể
dùng ngay thời điểm nhổ răng. Trong thực hành lâm sàng, các Bác sĩ nhổ răng
sử dụng thang đo lời nói hằng ngày nhưng không được lượng giá đầy đủ để nói
lên cường độ đau mà bệnh nhân cảm nhận. Để khắc phục nhược điểm đó nghiên
cứu của Alex Mutebi (2016) [33] đã chia thang đo bằng lời nói thành 5 cấp độ:
Câu hỏi thể hiện bằng lời nói: Anh/chị đang cảm thấy như thế nào?
1- Không đau
2- Đau nhẹ thoáng qua
3- Đau trung bình, lâu lâu nhói một lần
4- Đau nhiều liên tục
5- Đau không chịu nỗi
- Thang đo bằng hình ảnh kết hợp Wong-Baker Faces: giúp bệnh nhân tương
tác tốt hơn qua hình vẽ, đây là thang đo lượng giá trực quan, phù hợp cho cả
trẻ nhỏ và người tập trung kém. Bệnh nhân chọn khuôn mặt giống nhất để mô
tả mức độ đau mà người đó đang chịu đựng.

Hình 1. 1: Thang đo hình ảnh kết hợp Wong-Baker Faces


Nguồn: Garra, G. (2013) [17]
11

Khảo sát thang đo mức độ đau bằng lời nói ở 4 thời điểm: trước nhổ răng,
trong nhổ răng (gây tê và khoan xương) và sau nhổ răng. Khảo sát thang đo
mức độ đau Wong-Baker Faces ở 2 thời điểm trước và sau nhổ răng.
1.3 Mức độ hài lòng của bệnh nhân
- Để đo mức độ hài lòng của bệnh nhân trong nhổ răng, có nhiều nghiên cứu
tương đồng trên thế giới đã dùng thang đo 5-điểm Likert để đánh giá. Câu hỏi
đi kèm với mức độ tán thành của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ trả lời lần lượt từng
câu hỏi tương ứng với từng điểm Likert nêu trên.
- Mức độ hài lòng của bệnh nhân sẽ được tính trung bình điểm số cho từng câu
hỏi. Từ đó suy ra mức độ hài lòng của từng hạng mục trong nghiên cứu. Mức
độ hài lòng được thực hiện sau khi kết thúc nhổ răng 10 phút.
- Mức độ hài lòng được khảo sát cho cả bệnh nhân có can thiệp âm nhạc và
không can thiệp âm nhạc. Mức độ hài lòng được khảo sát sau khi nhổ răng 10
phút.
Bảng 1. 5: Thang 5- điểm Likert
Điểm số Mức độ đồng ý
1 điểm Rất không hài lòng, thất vọng

2 điểm Không hài lòng

3 điểm Bình thường

4 điểm Hài lòng

5 điểm Cực kỳ hài lòng, yêu thích

Nguồn Joshi (2015) [46]


12

1.4 Âm nhạc
1.4.1. Âm nhạc trị liệu
Âm nhạc đã được chứng minh là có tác động tích cực trong việc giảm
đau và lo lắng cho bệnh nhân trải qua nhổ răng. Kỹ thuật này được gọi là "liệu
pháp âm nhạc. Âm nhạc trị liệu là việc sử dụng sự hoà hợp các chất liệu trong
âm nhạc như giai điệu, nhịp điệu, hoà âm, tiết tấu để điều trị các rối loạn cảm
xúc, duy trì và cân bằng trạng thái tình cảm, tinh thần của cơ thể. Âm nhạc trị
liệu có 2 hình thức :
- Dạng tích cực, chủ động khi hát, múa, viết bài hát và chơi các nhạc cụ.
- Dạng tiếp thụ khi nghe, cảm nhận và tưởng tượng.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để điều tra tác động giảm sử dụng
thuốc tiền mê khi kết hợp nghe nhạc đối với bệnh nhân trải qua nhổ răng [30].
Nghiên cứu hồi cứu của Gooding thu thập dữ liệu từ những bài báo có bình
duyệt trên các tạp chí lớn trong 10 năm kết luận rằng âm nhạc có khả năng làm
giảm lo âu, giảm đau ở những bênh nhân nhổ răng [42].
Có một số giả thuyết về cách hoạt động của liệu pháp âm nhạc để giảm
đau và lo lắng trong đó âm nhạc đóng vai trò như một công cụ gây phân tán
chú ý, thu hút sự tập trung của bệnh nhân khỏi quy trình nhổ răng cũng như nỗi
đau và sự lo lắng trong cuộc nhổ răng. Một giả thuyết khác cho rằng âm nhạc
có tác dụng sinh lý đối với cơ thể, chẳng hạn như tăng sản xuất hormon chống
lại trạng thái căng thẳng [9], [20].
Nhìn chung, liệu pháp âm nhạc là một can thiệp không xâm lấn, chi phí
thấp đã được chứng minh là có lợi ích trong việc giảm đau và lo lắng ở bệnh
nhân trải qua nhổ răng, thủ thuật điều trị y khoa [5]. Trong đó âm nhạc tần số
thấp 432Hz với tiết tấu chậm, êm dịu có khả năng làm giảm huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm trương, làm ổn định nhịp tim, nhịp thở của bệnh nhân trong
quá trình điều trị nha khoa.
13

1.4.2. Tần số âm thanh và dàn âm thanh lập thể Logitech Z906 5.1
1.4.2.1 Tần số âm thanh
Tần số âm thanh được đặc trưng là những rung động tuần hoàn và đo
bằng đơn vị hertz (Hz). Quãng tần số mà tai người bình thường có thể nghe rõ
là từ 16Hz- 20.000Hz, trong đó tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày vào khoảng
1kHz và tiếng ồn của xe cộ khoảng 10kHz.
Bảng 1. 6: Cường độ & tần số âm thanh của một số đối tượng
(Tay khoan Kavo- Đức)
Cường độ (dB) Tần số cao nhất (Hz)
Lúc làm việc/ không làm việc
Tay khoan nhanh 70-92 6k Hz/ 19 kHz
Tay khoan chậm 70-92 4-5 kHz
Ống hút nước bọt 68-88 5-10 kHz
Tiếng nói chuyện 50-60 ~1kHz
Nhạc dùng trong (Tuỳ chỉnh theo sự 432Hz
nghiên cứu thoải mái của Bn)
Nguồn: Ik-Hwan Kim (2022) [25]
Trong thực hành nha khoa có nhiều loại âm thanh được đặc trưng cả về
độ lớn và tần số của âm thanh đó. Về độ lớn, âm thanh vượt ngưỡng 90dB
(tiếng tay khoan chậm) sẽ gây khó chịu và áp lực cho người nghe; về tần số,
âm trên 10kHz (tiếng tay khoan nhanh lúc không làm việc) gây chói tai. Vì thế
nỗi sợ âm phát ra từ tay khoan nha khoa được xem là một trong những nguyên
nhân phổ biến nhất ngăn chặn bệnh nhân đến khám răng [27].
1.4.2.2 Dàn âm thanh Logitech Z906
Âm thanh lập thể là dạng âm thanh được mô phỏng tạo cảm giác như
đang nghe từ nhiều hướng ở phòng hoà nhạc hay rạp chiếu phim. Hệ thống âm
thanh Logitech Z906 sử dụng 5 loa phụ và một loa siêu trầm được thiết kế để
phát hiệu ứng âm thanh đa chiều, có tần số dao động từ 35Hz đến 20000Hz.
14

Đây là hệ thống phát âm thanh vòm chất lượng cao, đạt chuẩn THX. THX là
tiêu chuẩn về độ trung thực của âm thanh trong các trải nghiệm giải trí như rạp
chiếu phim, chơi game, thưởng thức âm nhạc... Chứng nhận THX được công
nhận toàn cầu về chất lượng, đây là chứng nhận đảm bảo tính nhất quán của âm
thanh khi phát lại trong môi trường thực, đúng với ý đồ thực sự của người nghệ
sĩ khi trình diễn âm thanh đó [43].
Bố trí dàn âm thanh:
- Hai loa trước cánh nhau 1,5- 2m , đặt ở phía chân bệnh nhân.
- Loa siêu trầm, loa trung tâm và bộ điều kiển đặt ở phía chân, giữa thân bệnh
nhân.
- Hai loa sau được đặt ở phía đầu bệnh nhân.
- Tất cả cá loa đều hướng về tai của bệnh nhân và ngang mức đầu người nghe.
Các loa được đặt cách tường ít nhất 20cm để tránh dội âm.

Hình 1. 2: Bố trí dàn âm thanh Logitech Z906


Nguồn: C. Spencer (2019) [47]
15

1.4.2.3 Tiêu chuẩn kiểm soát tiếng ồn


Cách âm là quá trình làm giảm hoặc kiểm soát việc truyền âm thanh giữa
các không gian do đó làm giảm tiếng ồn và tạo sự thoải mái về mặt âm thanh.
Cách âm rất quan trọng trong các môi trường khác nhau trong đó các yếu tố
môi trường truyền âm, vật liệu cách âm, kỹ thuật cách âm, thiết kế phòng… là
những yếu tố quyết định khả năng cách âm của một cơ sở xây dựng.
Tiêu chuẩn mức ồn nền trong thi công cách âm công trình công cộng
theo TCXDVN 175:2005 ở mức “khá” dành cho nhà văn hoá, giảng đường,
phòng làm việc có cường độ âm dao động từ 40-60db, không gian hở và không
yêu cầu cách âm [44]. Đây là mức độ tiếng ồn thấp thích hợp cho các hoạt động
tập trung trí óc để nghe nhạc, đọc sách, nghiên cứu….
1.5 Tổng quan y văn thế giới và Việt Nam
1.5.1 Tại Việt Nam
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam nói lên mối quan hệ giữa
nghe nhạc tần số thấp và các chỉ số sinh hiệu (huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương, nhịp tim, nhịp thở, độ bão hoà oxy), mức độ lo âu, mức độ đau, và sự
hài lòng sau khi nhổ răng.
Nghiên cứu của Đào Hoàng Sơn (2019) tại Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy có mối quan hệ giữa mức độ lo lắng và cảm giác đau
trên bệnh nhân nhổ răng nhổ răng. Kết quả của nghiên cứu cho rằng có mối liên
hệ giữa mức độ lo âu và mức độ đau trên những bệnh nhân nhổ răng nhổ: những
bệnh nhân lo lắng nhiều sẽ cảm thấy đau sau nhổ răng nhiều hơn những bệnh
nhân ít lo lắng [5].
1.5.2 Trên thế giới
Lo âu và sợ hải khi điều trị nha khoa là một vấn đề thường gặp. Trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu về các biện pháp hổ trợ như dùng phương pháp
gây mê, khí cười, dùng thảo dược…để giảm lo âu trong quá trình điều trị. Tuy
nhiên, sự can thiệp của âm nhạc có đặc điểm là ít tốn kém, không xâm lấn và
16

dể thực hiện nên ứng dụng của âm nhạc vào điều trị hổ trợ ngày càng được
quan tâm. Có nhiều tác động tích cực được ghi nhận như làm tăng cường sự
hợp tác của bệnh nhân, cải thiện năng phục hồi sau nhổ răng, giảm cảm giác
đau, giảm nhẹ tình trạng lo âu và giúp bệnh nhân sao nhãng khỏi cơn đau để có
trải nghiệm thoải mái hơn trong nhổ răng. Về ứng dụng giảm cảm giác đau và
lo âu, các nghiên cứu của Ateke Goshvarpour (2013), Diletta Calamassi (2019)
cho thấy thông qua hệ giao cảm và đối giao cảm, âm nhạc có khả năng làm
giảm giá trị trung bình của nhịp tim, giảm nhẹ nhịp thở và giảm các chỉ số sinh
hiệu như huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương qua đó làm giảm sự lo âu và
giảm nhẹ cảm giác đau ở bệnh nhân khi điều trị nha khoa [11], [18]. Trong đó
âm nhạc tần số thấp đã chứng minh giảm nồng độ hormon cortisol (nồng độ
hormon cortisol tăng khi sự lo âu tăng) trong nước bọt của bệnh nhân sau khi
nghe nhạc, theo nghiên cứu của Pedro Christian Aravena (2020) [9]. Trong
nghiên cứu của Ilke Kupeli xuất bản 2019, chứng minh nghe nhạc giao hưởng
làm giảm đáng kể lo lắng khi nhổ răng ở thanh thiếu niên Thổ Nhĩ Kỳ [29]. Về
tác động sao nhãng của âm nhạc, nghiên cứu cứu của Johnson (2005) ghi nhận
âm nhạc làm tăng sự phân tâm đối với nguồn gây đau và khiến cảm nhận thời
gian chịu đau diển ra nhanh hơn, thoải mái hơn [24].
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nhạc nhẹ không lời Trịnh Công
Sơn (Việt Nam) được điều chỉnh đến tần số 432Hz. Tiêu chí chọn nhạc: mức
độ phổ biến (lượt nghe theo youtube), nhạc nhẹ không da diết, nghĩa yêu cuộc
sống, yêu đất nước: Diểm xưa, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Tôi ơi đừng
tuyệt vọng, Một cỏi đi về, Cát bụi, Ru đời đi nhé, Đêm thấy ta là thác đổ.
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được yêu cầu tập trung nghe nhạc, phân
tâm khỏi quá trình nhổ răng. Điều này đã được chứng minh hiệu quả qua 2
nghiên cứu của Rasa (2021) và Johnson (2005): chú ý ra khỏi cơn đau có khả
năng làm giảm trải nghiệm đau đớn và tăng khả năng chịu đau [24], [32].
17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Hoàn
Mỹ Vạn Phúc 2, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bệnh nhân có 2 răng
khôn hàm dưới được chỉ định nhổ.
2.1.2. Tiêu chí chọn mẫu
-Bệnh nhân 17-35 tuổi có 2 răng khôn hàm dưới được chỉ định nhổ.
-Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chí loại trừ
Gồm những bệnh nhân có một hoặc nhiều đặc điểm sau:
-Răng nhổ đơn giản không cần chia hoặc cắt chân răng.
-Nhiễm trùng cấp tính lan toả vùng hàm mặt.
-Bệnh nhân bị khít hàm, sưng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào 10 ngày
trước nhổ răng.
-Bệnh nhân có tiền sử bị chảy máu khó cầm.
-Bệnh nhân đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh như thuốc ngủ,
thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh… trong vòng 30 ngày trước khi
nhổ răng.
-Bệnh nhân không đọc được chữ.
-Bệnh nhân đang mang thai.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
-Địa điểm: phòng khám Răng Hàm Mặt bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2,
thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
-Thời gian: 15/7/2022 đến 15/02/2023
18

2.2 Phương pháp nghiên cứu


2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu nửa miệng có can thiệp lâm sàng
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng công thức ước lượng một tỉ lệ trong quần thể với độ chính xác

P(1 − P)
N = 2
(1 −  / 2 )
tuyệt đối: d2
Trong đó:
N: là cỡ mẫu tối thiểu, đơn vị là người;

: xác xuất sai lầm loại I (∝ = 0,05)


Z(1-α/2) : là hệ số tin cậy, với độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
d: là độ sai lệch so với tỷ lệ thật, chọn d = 0,06
p =0.024 theo nghiên cứu Pedro Christian Aravena năm 2019 [9]. Vậy
tính được n = 70 mẫu. Chọn mẫu 35 cặp răng khôn hàm dưới.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện để nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc tần số
thấp lên chỉ số sinh hiệu và mức độ lo âu của bệnh nhân nhổ răng khôn hàm
dưới. Tất cả bệnh nhân đều phù hợp tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ. Bệnh
nhân tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm
số 1 hoặc 2 tương ứng với lần nhổ răng có nghe nhạc (lần còn lại sẽ được nhổ
răng mà không có can thiệp của âm nhạc).
Bệnh nhân được xét nghiệm máu và chụp X quang chếch nghiêng hoặc
X quang cận chóp sau đó điền phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu và phiếu đồng
ý nhổ răng.
19

2.2.4. Nội dung nghiên cứu


2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi chia thành 2 nhóm:
+ 17-25 tuổi
+ 25-35 tuổi
- Giới phân thành 2 nhóm:
+ Nam
+ Nữ
- Nghề nghiệp phân thành 3 nhóm:
+ Đi học/ đang có việc làm
+ Thất nghiệp
+ Nghỉ hưu
- Trình độ văn hoá phân thành 5 nhóm:
+ Không biết chữ
+ Tiểu học
+ Trung học
+ Đại học
+ Sau đại học
- Số tháng tính từ lần cuối cùng đi khám răng:……...(điền số tháng)
- Tự nhận xét về sức khoẻ răng miệng chia 4 mức độ:
+ Tốt
+ Khá
+ Trung bình
+ Kém
- Tiền sử đau đớn khi đi làm răng:
+ Có
+ Không
- Đánh giá của gia đình về quá trình làm răng:
20

+ Rất đau
+ Đau
+ Bình thường
+ Vui vẻ
+ Thích thú
2.2.4.2. Dấu hiệu sinh tồn:
Bảng 2. 1: Bảng các chỉ số dấu hiệu sinh tồn
Các chỉ số dấu hiệu sinh tồn 5 thời điểm đo
▪ Huyết áp tâm thu ▪ Trước khi nhổ răng
▪ Huyết áp tâm trương ▪ Trong lúc gây tê gai Spix
▪ Nhịp tim ▪ Trong lúc khoan xương
▪ Nhịp thở ▪ Trong lúc khâu đóng phẫu trường
▪ Độ bão hoà oxy ▪ 10 phút sau khi khâu đóng.
- Các số đo dấu hiệu sinh tồn được đo màng máy monitor Nihon Kohden
- Điều dưỡng nha khoa dùng Iphone 10 chụp lại màn hình monitor để lưu
trữ thông tin dấu hiệu sinh tồn tại 5 thời điểm theo dõi và chép lại vào phiếu
thu thập số liệu sau khi nhổ răng (phụ lục 2).
2.2.4.3 Đánh giá mức độ lo âu
- Theo bộ câu hỏi đánh giá mức độ lo âu Corah (biến đổi- phụ lục 2) có tổng
cộng 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 5 lựa chọn tương ứng với số điểm lần lượt từ
1 đến 5.
- Tổng điểm chung:
+ <22= mức độ lo âu nhẹ
+ 23- 30= mức độ lo âu trung bình
+ 31- 35= mức độ lo âu cao
+ 36- 50= mức độ sợ hãi
- Bộ câu hỏi đánh giá mức độ lo âu Corah (biến đổi) được thực hiện tại 2 thời
điểm: ngay sau khi bệnh nhân lên ghế nha và 10 phút sau khi kết thúc nhổ răng.
21

2.2.4.4. Đánh giá mức độ đau trong nhổ răng


- Dựa vào thang đo mức độ đau kết hợp Wong-Baker Faces (phụ lục 2)

Hình 2. 1: Thang đo mức độ đau kết hợp Wong-Baker Faces


Nguồn: Gregory Garra (2013) [17]
0 - Không đau.
2 - Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận được.
4 - Đau rim rim, thỉnh thoảng có đau nhói mạnh.
6 - Đau nhiều, có thể quên cơn đau nếu tập trung nghe nhạc.
8 - Đau nặng, liên tục, đau không chịu nỗi.
10 - Đau nặng, ảnh hưởng đến giác quan như hoa mắt, ù tai.
Phiếu đánh giá mức độ đau được thực hiện vào 2 thời điểm: ngay sau khi
bệnh nhân lên ghế nha và 10 phút sau khi kết thúc nhổ răng.
- Dựa vào thang đo mức độ đau bằng lời (phụ lục 2):
1 - Không đau.
2 - Đau nhẹ thoáng qua.
3 - Đau trung bình, lâu lâu nhói một lần.
4 - Đau nhiều liên tục.
5 - Đau nặng không chịu nỗi.
Điều dưỡng nha khoa hướng dẫn bệnh nhân trả lời theo 5 mức độ đau kể
trên trước khi lên ghế nha. Sau khi lên ghế nha Điều dưỡng nha khoa hỏi bệnh
nhân: anh (chị) cảm thấy như thế nào, và ghi nhận cậu trả lời vào các thời
điểm: sau khi lên ghế nha, đâm kim gây tê, khoan cắt xương, 10 phút sau khi
nhổ răng.
22

2.2.4.5. Đánh giá mức độ hài lòng sau nhổ răng


Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân sau nhổ răng nhổ răng có hoặc
không có kết hợp với thưởng thức âm nhạc tần số thấp.
- Dựa vào thang 5- điểm Likert (phụ lục 2):
1 điểm - Rất không đồng ý
2 điểm - Không đồng ý
3 điểm - Bình thường
4 điểm - Đồng ý
5 điểm - Rất đồng ý
Điểm số đánh giá mức độ hài lòng đi kèm với 6 câu hỏi sau:
Bảng 2. 2: Đánh giá mức độ hài lòng
Đánh giá sau nhổ răng nhổ răng Mức độ hài lòng
Nghe nhạc làm giảm nỗi sợ khi đâm kim gây tê. 1 2 3 4 5

Nghe nhạc làm giảm nỗi sợ khi nhổ. 1 2 3 4 5

Tôi không để ý đến cuộc nhổ răng nhổ răng nhờ 1 2 3 4 5


tập trung nghe nhạc.
Tôi cảm giác không thoải mái khi nghe nhạc lúc 1 2 3 4 5
nhổ răng nhổ răng.
Tôi thích nghe nhạc trong lúc nhổ răng nhổ răng. 1 2 3 4 5

Nghe nhạc giúp tôi giảm lo sợ khi điều trị ở 1 2 3 4 5


phòng khám răng.
- Phiếu đánh giá mức độ hài lòng sau nhổ răng được thực hiện sau khi nhổ răng,
sau khi trả lời phiếu đánh giá mức độ đau.
- Thời gian nhổ răng
+ Dưới 30 phút
23

+ Từ 30- 60 phút
+ Trên 60 phút
Thời gian nhổ răng được tính từ thời gian thực hiện đường rạch đầu tiên
tới khi kết thúc khâu đóng.
2.2.4.10. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ dụng cụ nhổ răng
- Monitor Nihon Kohden, Nhật Bản
- Dàn âm thanh Logitech Z906 5.1
- Bản nhạc: Nhạc nhẹ Trịnh Công Sơn (Việt Nam)
+ Thể loại nhạc: nhạc nhẹ không lời
+ Tần số: 432Hz
+ Bài hát: Diểm xưa, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Tôi ơi đừng tuyệt
vọng, Một cỏi đi về, Cát bụi, Ru đời đi nhé, Đêm thấy ta là thác đổ.
+ Chuyển đổi tần số 432Hz: phần mềm chuyển đổi Audacity 3.2
+ Phát nhạc: phần mềm JetAudio 8.1.9 Premium
+ Bệnh nhân được nghe nhạc trong suốt cả quá nhổ răng, bệnh nhân được
hướng dẫn đưa tay trái lên khi bị đau hay cần trao đổi với nhân viên y tế. Một
nhân viên Điều dưỡng y khoa giúp ghi lại hoặc chụp màn hình monitor thông
số sinh hiệu của bệnh nhân trong quá trình nhổ răng và hỗ trợ bệnh nhân khi
được yêu cầu.
+ Trong quá trình nhổ răng, cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều nghe
chung bài nhạc được phát từ dàn âm thanh Logitech Z906.
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.5.1. Các bước thu thập số liệu
Bước 1: Hỏi bệnh: ghi nhận tiền sử, bệnh sử, bệnh sử, tiền sử dùng thuốc trước
khi đến khám
Bước 2: Khám sàng lọc
-Khám ngoài mặt: lưu ý các dấu hiệu của nhiễm trùng hàm mặt như
24

+Sưng: mất đối xứng 2 bên mặt.


+Sốt: nhiệt độ cơ thể từ 38°C.
+Khít hàm: há miệng dưới 40mm.
+Đau nhói khi sờ nắn
+Vùng da, niêm mạc đổi màu, chảy dịch, mủ.
-Khám trong miệng:
+Khám lâm sàng tình trạng răng miệng, khớp cắn, bệnh lý, dấu hiệu nhiễm
trùng hàm mặt.
+Làm sạch răng và ghi nhận tình trạng sức khoẻ răng miệng.
+Đánh giá tất cả các yếu tố liên quan đến răng khôn hàm dưới.
Bước 3: Chỉ định cận lâm sàng
+Công thức tế bào máu, thời gian máu chảy, thời gian máu đông.
+Chụp phim X quang chếch nghiêng hoặc phim cận chóp.
Bước 4: Chọn bệnh nhân vào mẫu theo tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại
trừ, với mỗi bệnh nhân có R38 và R48 được chỉ định nhổ.
Bước 5: Giải thích nghiên cứu, cho bệnh nhân điền vào phiếu đồng ý tham gia
nghiên cứu và phiếu đồng ý nhổ răng.
Bước 6: Hướng dẫn bệnh nhân lên ghế nha, tiến hành thu thập số liệu nghiên
cứu trước nhổ răng.
-Trả lời phiếu đánh giá mức độ lo âu, phiếu đánh giá mức độ đau bằng lời
và bằng hình ảnh kết hợp.
-Thu thập số liệu: huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, nhịp tim, nhịp
thở, độ bão hoà oxy.
Bước 7: Nhổ răng, thu thập số liệu trong quá trình nhổ răng.
Các giai đoạn thu thập số liệu: gây tê, tạo vạt, mở xương và (hoặc) chia
hoặc cắt chân răng, lấy răng ra ngoài, khâu đóng.
+Thu thập số liệu huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, nhịp tim, nhịp
thở, độ bão hoà oxy trong các giai đoạn: đâm kim gây tê, khoan mở xương
25

(hoặc) chia hoặc cắt chân răng, đâm kim khâu đóng. Điều dưỡng nha khoa dùng
điện thoại để lưu lại thông số trên monitor.
+Phiếu đo mức độ đau bằng lời được ghi nhận tại thời điểm rút kim gây
tê hoàn toàn (kết thúc giai đoạn gây tê) và sau khi mở xương (hoặc) chia hoặc
cắt chân răng.
Bước 8: 10 phút sau khi khâu đóng, thu thập số liệu sau nhổ răng.
- Thu thập số liệu huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, nhịp tim, nhịp thở, độ
bão hoà oxy.
- Trả lời phiếu đánh giá mức độ lo âu.
- Trả lời phiếu đánh giá mức độ đau bằng hình ảnh kết hợp và bằng lời.
- Trả lời phiếu đánh giá sự hài lòng sau nhổ răng.
Bước 9: Điều dưỡng y khoa lưu trữ hồ sơ, số liệu. Hướng dẫn bệnh nhân tái
khám và chăm sau nhổ răng.
2.2.5.2. Nhân lực thu thập số liệu
Đội điều tra gồm 3 người: 1 Bác sĩ Răng Hàm Mặt, 1 Điều dưỡng y khoa
và 1 Kỹ thuật viên Răng Hàm Mặt:
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt:
+Khám bệnh
+Chỉ định lâm sàng, cận lâm sàng
+Tư vấn bệnh nhân tham gia nghiên cứu
+Nhổ răng.
+Tập huấn cho nhân viên y tế tham gia nghiên cứu
- Điều dưỡng y khoa:
+Phỏng vấn, hướng dẫn bệnh nhân điền phiếu đồng ý nhổ răng và phiếu
chấp nhận tham gia nghiên cứu.
+Hướng dẫn bệnh nhân điền phiếu đánh giá mức độ lo âu trước và sau nhổ
răng, phiếu đánh giá mức độ đau trước, trong và sau nhổ răng và phiếu đánh
giá mức độ hài lòng sau nhổ răng.
26

+Tiếp liệu vòng ngoài, chuyển nhỏ âm lượng (trên điều khiển cầm tay)
khi được yêu cầu.
+Ghi lại các thông số dấu hiệu sinh tồn và lưu trữ hồ sơ bệnh nhân.
+Nhập liệu
+Xử lý số liệu nghiên cứu
- Kỹ thuật viên Răng Hàm Mặt:
+Phụ trực tiếp vòng trong kíp nhổ răng.
+Hướng dẫn bệnh nhân: phản hồi để điều chỉnh âm lượng phù hợp, giao
tiếp khi trên ghế nha.
+Chuẩn bị dụng cụ vô trùng, ghế máy, thiết bị nghiên cứu trước nhổ răng.
+Dọn dẹp, tiệt trùng dụng cụ sau nhổ răng.
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số
- Chuẩn hoá kiểm soát tiếng ồn:
+Đảm bảo tiêu chuẩn tiếng ồn nền theo tiêu chuẩn xây dụng Việt Nam
(TCXDVN) 175:2005 xếp loại “khá”, cường độ âm giao động từ 40- 60db,
không yêu cầu cách âm [44] .
+Phòng khám nằm trong khu biệt lập xa đường giao thông, không có nhà
máy, chợ, trường học và các hoạt động gây tiếng ồn ở xung quanh.
+ Sau 16h cả khu khám bệnh bao gồm phòng diển ra tiểu phẫu nhổ răng
khôn dưới không có người và xe qua lại. Tiểu phẫu được diển ra trong khung
giờ từ 16h30- 18h30 để không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do người đi khám
bệnh, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh….
- Chuẩn hoá gây tê:
Bệnh nhân được gây tê ống thần kinh răng dưới (gây tê vùng- gây tê gai
Spix) trước khi nhổ răng. Để đảm bảo không gây thêm lo lắng cho bệnh nhân
và giảm gây nhiễu do cảm giác đau khác nhau trên từng bệnh nhân, trước khi
nhổ răng yêu cầu:
27

+ Thuốc tê sử dụng trong nghiên cứu: Lidocain (INN) hydrochloride


20mg có adrenaline 0,01mg (Lignospan 2%- Septodont).
+ Bệnh nhân được gây tê vùng, kỹ thuật trực tiếp bằng kim Terumo 27G
x 0.4– 30mm (kim dài), gây tê 1 ống lidocain.
+ Gây tê niêm mạc bằng benzocaine 20% (Prime Dental) trước khi đâm
kim và luôn nhỏ thuốc trước đường đi của kim.
+ Bệnh nhân có cảm giác tê cứng môi (không còn cảm giác đau khi véo
môi) trước khi thực hiện đường rạch đầu tiên
+ Sau khi tê vùng, bệnh nhân được chích thêm một mũi tê thần kinh
miệng- 1/3 ống ở phía xa ngoài răng khôn hàm dưới hoặc ở ngách hành lang
của răng chỉ định nhổ.
- Tiến hành phỏng vấn thử trên 10 bệnh nhân để điều chỉnh bảng câu hỏi cho
phù hợp.
- Chuẩn hoá kỹ thuật trước khi tiến hành làm đề tài.
- Tập huấn cho Điều dưỡng y khoa và Kỹ thuật viên nha khoa tham gia nghiên
cứu.
- Kiểm tra đầy đủ các thông tin trên phiếu sau khi phỏng vấn, khám và điều trị
mỗi bệnh nhân.
- Kiểm tra và mã hoá đầy đủ các thông tin trên phiếu trước khi nhập số liệu vào
máy tính.
- Nhập số liệu qua 2 máy và được kiểm tra đối chiếu.
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu
- Điều dưỡng nha khoa phân tích số liệu thu thập.
- Đánh giá kết quả được xử lý theo phép toán thống kê y học với phần mềm
Excel 2016 và phần mềm SPSS20.0.
- Các đặc trưng thống kê mô tả được xác định bao gồm trung bình, tần số, tỉ lệ
% sai số chuẩn, khoảng tin cậy.
- Sử dụng kiểm định Chi bình phương với các biến định tính.
28

2.3 Đạo đức trong nghiên cứu


- Giải thích cho bệnh nhân biết mục đích, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
- Tôn trọng quyền tham gia hay không tham gia.
- Đảm bảo thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mật.
- Dụng cụ khám, dụng cụ dùng trong nhổ răng đảm bảo đầy đủ các yếu tố vô
trùng.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được tư vấn điều trị các vấn đề răng miệng
hiện có để cải thiện tình trạng sức khoẻ răng miệng hiện tại.
- Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đạo đức y học.
29

Chia 2 nhóm:

• Nhóm chứng
• Nhóm nghe nhạc

Hình 2. 2: Sơ đồ nghiên cứu


30

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối trượng nghiên cứu:
Bảng 3. 1: Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỉ lệ (%)

17-25 tuổi

25- 35 tuổi

Bảng 3. 2: Phân bố theo giới tính


Giới tính Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Nam
Nữ
Tổng

Bảng 3. 3: Phân bố theo nghề nghiệp


Nghề nghiệp Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Đi học/
đang có việc làm
Thất nghiệp

Nghỉ hưu

Tổng
31

Bảng 3. 4: Phân bố theo trình độ văn hoá


Trình độ văn hoá Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Không biết chữ
Tiểu học
Trung học
Đại học
Sau đại học

Tổng

Bảng 3. 5: Số tháng từ lần cuối cùng đi khám răng


Nhóm tuổi 17-25 Nhóm tuổi 25-25

Dưới 6 tháng

6 -12 tháng

12-24 tháng

Trên 24 tháng

Bảng 3. 6: Tự nhận xét sức khoẻ răng miệng


Tốt Trung bình Xấu
Nhóm tuổi 17-25

Nhóm tuổi 25-35

Nam

Nữ
32

Bảng 3. 7: Tiền sử khám răng


Rất đau Đau Bình Vui vẻ Thích thú
thường
Nhóm tuổi
17-25
Nhóm tuổi
25-35

Bảng 3. 8: Tác động của gia đình & bạn bè về trải nghiệm khám răng
Số lượng Tỷ lệ

Rất đau

Đau

Bình thường

Vui vẻ

Thích thú

Bảng 3. 9: Phân loại nguyên nhân nhổ răng hàm


Số lượng Tỷ lệ

Sâu răng

Viêm nha chu

Nội nha thất bại

Yêu cầu của


chuyên khoa khác
Tổng
33

Bảng 3. 10: Mức độ khó nhổ của răng khôn theo Parant
Phân độ Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Khó nhổ

Khó nhổ trung bình

Rất khó nhổ

Tổng

Bảng 3. 11: Thời gian nhổ răng


Thời gian Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
<30 phút

30-60 phút

>60 phút

Tổng

Bảng 3. 12: Mức độ khó nhổ răng khôn theo Parant


Số lượng Tỷ lệ
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV

3.2. Mức độ lo âu và mức độ đau của bệnh nhân


Bảng 3. 13: Mức độ lo âu của bệnh nhân trước nhổ răng
Số lượng Tỷ lệ
Mức độ lo âu nhẹ
Mức độ lo trung bình
Mức độ lo cao
Sợ hãi
34

Bảng 3. 14: Bảng Mức độ lo âu của bệnh nhân sau nhổ răng
Lần nghe nhạc Lần không nghe nhạc
Mức độ lo âu nhẹ
Mức độ lo trung bình
Mức độ lo cao
Sợ hãi

Bảng 3. 15: Mức độ đau của bệnh nhân trước nhổ răng
Số lượng Tỷ lệ
Không đau
Đau nhẹ
Thỉnh thoảng đau
Đau nhiều
Đau nặng liên tục

Bảng 3. 16: Mức độ đau của bệnh nhân sau nhổ răng
Lần nghe nhạc Lần không nghe nhạc
Không đau
Đau nhẹ
Thỉnh thoảng đau
Đau nhiều
Đau nặng liên tục

Bảng 3. 17: Mức độ đau của bệnh nhân trước nhổ răng
(Thang lời nói)
Số lượng Tỷ lệ
Không đau
Đau nhẹ
Thỉnh thoảng đau
Đau nhiều
Đau nặng liên tục
35

Bảng 3. 18: Mức độ đau của bệnh nhân trong nhổ răng
(Giai đoạn gây tê- thang lời nói)
Lần nghe nhạc Lần không nghe nhạc
Không đau
Đau nhẹ
Thỉnh thoảng đau
Đau nhiều
Đau nặng liên tục

Bảng 3. 19: Mức độ đau của bệnh nhân trước nhổ răng
(Giai đoạn khoan xương- thang lời nói)
Số lượng Tỷ lệ
Không đau
Đau nhẹ
Thỉnh thoảng đau
Đau nhiều
Đau nặng liên tục

3.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân


Bảng 3. 20: Mức độ hài lòng của bệnh nhân lần nhổ răng nghe nhạc
Số lượng Tỷ lệ
Thất vọng
Không hài lòng
Bình thương
Hài lòng
Rất hài lòng

Bảng 3. 21: Mức độ hài lòng của bệnh nhân lần nhổ răng không nghe nhạc
Số lượng Tỷ lệ
Thất vọng
Không hài lòng
Bình thương
Hài lòng
Rất hài lòng
36

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STT Nội dung thực hiện Thời gian thực hiện

Tìm tài liệu tham khảo,


1 03/2023
Viết, chỉnh sửa đề cương

2 Thông qua đề cương 06/2023

3 Thu thập thông tin và số liệu 07/2023 – 05/2024

4 Xử lý số liệu 05/2024

5 Viết, chỉnh sửa luận văn 05/2024 – 08/2024

6 Bảo vệ luận văn 10/2024

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2023

Học Viên

TS BS Đỗ Thị Thảo TS BS Phạm Nguyên Quân (Đã ký)

(Đã ký) (Đã ký)


37

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Mai Đình Hưng(2006), Bài giảng Răng hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học Hà
Nội, Hà Nội
2. Nguyễn Quang Khải(2022), “Kết quả nhổ răng khôn hàm dưới có sử dụng
vạt bao và vạt tam giác”, Trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
3. Đức Hạnh Mai, Quang Bình Nguyễn, Doãn Tú Vũ, Đắc Tiệp Trần, Tịnh Lê
and Trung Kiên Nguyễn(2021), “Đánh giá mức độ thuận lợi của phẫu
thuật răng khôn bằng phương pháp an thần đích propofol (TCI)”, Tạp
Chí Y học Việt Nam, 498(1)
Tiếng Anh
4. Nguyen T.C., Dick J.W, Ewald M.B., Truong B.N. and Nico H.J. (2010),
“Oral health status of adults in Southern Vietnam - a cross-sectional
epidemiological study”, BMC Oral Health, 10(1),2
6. Anqudi S.M., Sudairy.S., Hosni.A and Maniri.A. (2014), “Prevalence and
Pattern of Third Molar Impaction: A retrospective study of radiographs
in Oman”, Sultan Qaboos Univ Med J, 14(3),pp388-92
7. Ramamoorthy A., Jeya P., Sathiya J., Nadeem J., Sunitha J. and Selva K.
(2012), “Prevalence of Mandibular Third Molar Impaction and
Agenesis: A Radiographic South Indian Study”, Journal of Indian
Academy of Oral Medicine and Radiology, 24, pp173-176
9. Aravena P.C., Almonacid. C., and Mancilla M. I. (2020), “Effect of music at
432 Hz and 440 Hz on dental anxiety and salivary cortisol levels in
patients undergoing tooth extraction: a randomized clinical trial”, J Appl
Oral Sci, 28
38

10. Boyle C.A., Newton T. and Milgrom P. (2009), “Who is referred for
sedation for dentistry and why?”, Br Dent J, 206(6),E12; pp 322-3
11. Calamassi D. and Pomponi G.P. (2019), “Music Tuned to 440 Hz Versus
432 Hz and the Health Effects: A Double-blind Cross-over Pilot Study”,
Explore (NY), 15(4), pp283-290
12. Corah N.L., Gale E.N. and Illig S.J. (1978), “Assessment of a dental anxiety
scale”, J Am Dent Assoc, 97(5),816-9
13. Cunha R.S., Amorim K.S., Gercina A.C., Oliveira A.C, Menezes L.M.,
Groppo F.C and Souza L. M (2021), “Herbal medicines as anxiolytics
prior to third molar surgical extraction. A randomized controlled clinical
trial”, Clin Oral Investig, 25(3),1579-1586
14. M.B. Moares, W.S. Barbier, Raldi F.V., Nascimento R.D., L. M. and Dos
Santos F.R. (2019), “Comparison of Three Anxiety Management
Protocols for Extraction of Third Molars With the Use of Midazolam,
Diazepam, and Nitrous Oxide: A Randomized Clinical Trial”, J Oral
Maxillofac Surg, 77(11),2258.e1-2258.e8
15. Douglas E.D. and Raymond C.T.(1987), “The cognitive-somatic anxiety
questionnaire: Psychometric and validity data”, Journal of
Psychopathology and Behavioral Assessment, 9(1),pp. 75-87
16. Nasso L.D., Nizzardo A., Pace R., Pierleoni F., Pagavino G. and Giuliani
V. (2016), “Influences of 432 Hz Music on the Perception of Anxiety
during Endodontic Treatment: A Randomized Controlled Clinical Trial”,
J Endod, 42(9),pp. 1338-43
17. Garra G., Singer A.J., Domingo A. and Thode H.C. (2013), “The Wong-
Baker pain FACES scale measures pain, not fear”, Pediatr Emerg Care,
29(1),pp. 17-20
39

18. Ateke G., Ata A., AtefehG., Neda K. and Fatemeh G.(2013), “Effects of
Music on Cardiac Functioning in Young Women and Men”, Applied
Medical Informatics, 33, pp. 40-49
19. James H., DebraV., Carl P., Guang H., Steven C., Christine C., Babak B.,
Richard T., Ayman A. and Gaston K.(2018), “Low Frequency Music
Slows Heart Rate and Decreases Sympathetic Activity”, Music and
Medicine, pp. 10
20. Hoffmann B., Erwood K., Ncomanzi S., Fischer V., O'Brien D. and Lee A.
(2022), “Management strategies for adult patients with dental anxiety in
the dental clinic: a systematic review”, Aust Dent J, 67 Suppl 1(Suppl 1),
pp 3-13
21. Humphris G. and King K. (2011), “The prevalence of dental anxiety across
previous distressing experiences”, J Anxiety Disord, 25(2),pp. 232-6
23. Craig K.J., Brown K.J. and Baum A(1995), Psychopharmacology: the
Fourth Generation of Progress., Raven Press, New York
24. Johnson M.H. (2005), “How does distraction work in the management of
pain?”, Curr Pain Headache Rep, 9(2),pp. 90-5
25. Kim I.H., Cho H., Song J.S., Park W., Shin Y. and Lee K.E. (2022),
“Assessment of Real-Time Active Noise Control Devices in Dental
Treatment Conditions”, Int J Environ Res Public Health, 19(15),
26. Kim Y.K., Kim S.M., and Hoon Y. (2011), “Musical Intervention Reduces
Patients' Anxiety in Surgical Extraction of an Impacted Mandibular
Third Molar”, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 69(4),pp
1036-1045
27. Kleinknecht R.A., Klepac R.K. and Alexander L.D. (1973), “Origins and
characteristics of fear of dentistry”, J Am Dent Assoc, 86(4),pp. 842-8
40

28. Knutsson K., Brehmer B., Lysell L. and Rohlin M. (1996), “Pathoses
associated with mandibular third molars subjected to removal”, Oral
Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 82(1), pp. 10-7
29. Kupeli I. and Gülnahar Y. (2020), “Comparing Different Music Genres in
Decreasing Dental Anxiety in Young Adults Who Underwent Third
Molar Surgery in Turkey: Randomized Controlled Trial”, J Oral
Maxillofac Surg, 78(4),546.e1-546.e7
30. Lepage C., Drolet P., Girard M., Grenier Y. and DeGagné R. (2001),
“Music decreases sedative requirements during spinal anesthesia”,
Anesth Analg, 93(4), pp. 912-6
31. Ronald M. and Srinivasa N.R. (2005), “The McGill Pain Questionnaire:
From Description to Measurement”, Anesthesiology, 103(1),pp. 199-202
32. Mladenovic R. and Djordjevic F. (2021), “Effectiveness of virtual reality
as a distraction on anxiety and pain during impacted mandibular third
molar surgery under local Anesthesia”, J Stomatol Oral Maxillofac Surg,
122(4), pp. 15-20
33. Mutebi A., Slack M., Warholak T. L., Hudgens S. and Coons S. J. (2016),
“Interpretation of verbal descriptors for response options commonly
used in verbal rating scales in patient-reported outcome instruments”,
Qual Life Res, 25(12), pp. 3181-3189
34. Park E. S., Yim H. W. and Lee K. S. (2019), “Progressive muscle relaxation
therapy to relieve dental anxiety: a randomized controlled trial”, Eur J
Oral Sci, 127(1), pp. 45-51
35. Schuller A.A., Willumsen T. and Holst D. (2003), “Are there differences in
oral health and oral health behavior between individuals with high and
low dental fear?”, Community Dent Oral Epidemiol, 31(2), pp 116-21
37. Smith T.A. and Heaton L.J. (2003), “Fear of dental care: are we making
any progress?”, J Am Dent Assoc, 134(8), pp 1101-8
41

38. Spielberger, Gorsuch, Lushene, Vagg and Jacobs(1983), “The State-Trait


Anxiety Inventory (STAI)”, American Psychological Association
39. Steimer Th. (2002), “The biology of fear- and anxiety-related behaviors”,
Dialogues in Clinical Neuroscience, 4, pp. 231 - 249
40. Styck K.M., Madeline C.R. and Esther H. Y. (2020), “Dimensionality of
the State–Trait Inventory of Cognitive and Somatic Anxiety”,
Assessment, 29(2), pp.103-127
41. Svensson L., Hakeberg M. and Wide U. (2020), “Evaluating the validity of
the Index of Dental Anxiety and Fear (IDAF-4C(+)) in adults with severe
dental anxiety”, Eur J Oral Sci, 128(5), pp. 423-428
42. Yinger O.S. and Gooding L.F. (2015), “A systematic review of music-based
interventions for procedural support”, J Music Ther, 52(1), pp. 1-77
43. THX CERTIFIED SPEAKER BAR “THX Certified Speaker Bar”,
45. Oğuzhan D. and Aslihan A. (2022), “Retromolar canals and mandibular
third molar position: Is there a possible connection?”, Journal of the
Anatomical Society of India, 71, pp. 47-53
46. Ankur J., Saket K., Satish C. and Dinesh P.(2015), “Likert Scale: Explored
and Explained”, British Journal of Applied Science & Technology, 7, pp.
396-403
42

Phụ lục 1
PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả của
tác động âm nhạc tần số thấp đến bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới tại bệnh
viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2023-
2024.
Người hướng dẫn đề tài:
- TS. BS. Đỗ Thị Thảo, Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y
Dược Cần Thơ.
- TS. BS. Phạm Nguyên Quân, Trưởng bộ môn Phục Hình, Trường Đại học
Quốc tế Hồng Bàng.
Người thực hiện: BS. TRẦN DUY, học viên Cao học Răng Hàm Mặt, Trường
Đại học Y Dược Cần Thơ.
1. Tôi đã đọc các thông tin đưa ra cho nghiên cứu, được giải thích rõ ràng về
nghiên cứu, các quyền lợi và nghĩa vụ, các thủ tục đăng ký tình nguyện tham
gia nghiên cứu
2. Tôi đã có cơ hội để hỏi các thắc mắc trong nghiên cứu và tôi hài lòng với các
câu trả lời và giải thích đưa ra
3. Tôi đã có thời gian để cân nhắc trước khi tham gia vào nghiên cứu
4. Tôi hiểu rằng việc tham gia của tôi là tự nguyên. Tôi có quyền rút khỏi nghiên
cứu vào bất cứ thời điểm nào vì bất cứ lý do gì
5. Tôi đồng ý tham gia nghiên cứu này
………….., ngày … tháng ….năm 2023
Người tham gia nghiên cứu
43

Phụ lục 2
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
Số hồ sơ: ………
I. Đặc điểm chung:
1/ Họ và tên………………..…….
2/ Tuổi……….
3/ Giới: Nam/ Nữ
4/ Địa chỉ: ..........................................................................................................
5/ Điện thoại: ....................................................................................................
6/ Nghề nghiệp:
Đi học/ đang có việc làm □
Thất nghiệp □
Nghỉ hưu □
7/ Trình độ văn hoá:
Không biết chữ □
Tiểu học □
Trung học □
Đại học □
Sau đại học □
8/ Số tháng tính từ lần cuối cùng đi khám răng:………….. tháng
9/ Tự nhận xét về sức khoẻ răng miệng:
□ Tốt
□ Khá
□ Trung bình
□ Kém
10/ Có khi nào bạn cảm thất rất đau đớn khi đi làm răng không
□ Có
□ Không
44

11/ Gia đình và bạn bè nói về việc đi làm răng như thế nào:
□ Rất đau
□ Đau
□ Bình thường
□ Vui vẻ
□ Thích thú
13/ Độ há miệng:
--------------<40mm<-------------
14/ Có nhiễm trùng cấp tính lan toả vùng R cần nhổ không?
□ Có
□ Không
15/ Phân loại độ khó theo Parant :………………….
45

II. Bảng thu thập số liệu dấu hiệu sinh tồn:


Lần nhổ răng thứ 1:
Trước Sau khi Sau khi Sau khi Sau khi
khi nhổ lên ghế gây tê chia cắt nhổ răng
răng nha chân răng 10 phút
Huyết áp tâm thu
Huyết ấp tâm trương
Nhịp tim
Nhịp thở
Độ bão hoà oxy

Lần nhổ răng thứ 2:


Trước Sau khi Sau khi Sau khi Sau khi
khi nhổ lên ghế gây tê chia cắt nhổ răng
răng nha chân răng 10 phút
Huyết áp tâm thu
Huyết ấp tâm trương
Nhịp tim
Nhịp thở
Độ bão hoà oxy
46

III. Bảng thu thập số liệu mức độ đau:


1/ Đo mức độ đau kết hợp Wong-Baker Faces:

0 - Không đau.
2 - Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận được.
4 - Đau rim rim, thỉnh thoảng có đau nhói mạnh.
6 - Đau nhiều, tôi có thể quên cơn đau nếu tập trung nghe nhạc.
8 - Đau nặng, liên tục, đau không chịu nỗi
10- Đau nặng, ảnh hưởng đến giác quan như hoa mắt, ù tai.
Trước nhổ răng Sau nhổ răng
Lần nhổ răng thứ I
Lần nhổ răng thứ II
2/ Đo mức độ đau bằng lời:
Câu hỏi: Anh/chị đang cảm thấy như thế nào?
1- Không đau
2- Đau nhẹ thoáng qua
3- Đau trung bình, lâu lâu nhói một lần
4- Đau nhiều liên tục
5- Đau nặng không chịu nỗi
Trước nhổ răng Trong nhổ răng Sau nhổ răng
Lần nhổ răng thứ I
Lần nhổ răng thứ II
47

IV. Câu hỏi đánh giá mức độ lo âu nha khoa Corah (biến đổi)
(Mỗi bệnh nhân trả lời 2 lần: trước và sau khi nhổ răng)
Họ và tên ____________________________Ngày _____________
1. Bạn cảm thấy như thế nào nếu phải đi khám răng?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng.
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
2. Bạn cảm thấy như thế nào nếu phải đi nhổ răng khôn?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng.
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
3. Bạn cảm thấy như thế nào khi ngồi đợi khám răng?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng.
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
4. Bạn cảm thấy như thế nào khi bị chích (chích ngừa, gây tê nhổ răng….)?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng.
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
48

e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi


5. Bạn cảm thấy như thế nào khi nghe tiếng tay khoan trong phòng răng?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng.
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
6. Lần gần nhất đi làm răng bạn cảm thấy như thế nào?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng.
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
7. Bạn cảm thấy như thế nào khi ngồi trên ghế nha làm răng?
a. Thoải mái.
b. Một chúc lo lắng
c. Căng thẳng.
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
8. Khi Bác sĩ tư vấn và giải thích về phát đồ nhổ răng, bạn cảm thấy như thế
nào?
a. Bớt lo trong quá trình nhỗ
b. Lo lắng hơn trong quá trình nhỗ
c. Không lo lắng trong quá trình nhỗ
d. Rung và tim đập nhanh
e. Đổ mô hôi, tay chân lạnh
9. Sau khi làm răng, bạn cảm thấy như thế nào?
a. Thoải mái.
49

b. Một chúc lo lắng


c. Bình thường
d. Lo sợ.
e. Rất sợ hãi, sợ toát mồ hôi
10. Nếu phải quay lại làm răng, bạn cảm thấy như thế nào?
a. Không quay lại
b. Thoải mái
c. Bình thường
d. Một chút lo lắng
e. Sợ hãi lo âu
Câu trả lời a b c d e
Điểm số 1 2 3 4 5

Tổng điểm: ………….


Bảng kết quả:
<22 23- 30 31 - 35 36 - 50
Lo âu mức độ Lo âu mức độ Lâu âu mức độ Sợ hãi
nhẹ trung bình cao
50

VI. Câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân:
(Mỗi bệnh nhân trả lời 1 lần sau khi nhổ răng)
Họ và tên ____________________________Ngày _____________
1. Anh/chị có hài lòng về các hướng dẫn trước khi nhổ răng không?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
• Hài lòng
• Rất hài lòng
2. Anh/chị cần thêm thông tin trước khi nhổ răng không?
• Có
• Không
Nếu có, xin nêu rõ:……………………….
3. Anh/ chị có sắp xếp được thời gian nhổ răng mà không ảnh hưởng đến
công việc của mình không?
• Có
• Không
Nếu không, xin nêu rõ lý do vì sao:…………………………
4. Anh/chị có ăn no trước khi nhổ răng răng khôn không?
• Có
• Không
5. Anh/ chị có vệ sinh răng miệng sạch trước khi nhổ răng không?
• Có
• Không
6. Thời gian chờ nhổ răng có quá lâu không?
• Có
• Không
Nếu “có” xin nếu rõ chờ lâu ở giai đoạn nào:
51

7. Thời gian chờ xét nghiệm trước khi nhổ răng có lâu không?
• Có
• Không
8. Anh/chị có hài lòng với thái độ giao tiếp của nhân viên làm hồ sơ trước
thuật nhổ răngkhông?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
• Hài lòng
• Rất hài lòng
Nếu không hài lòng xin cho biết cụ thể hơn:…………………
9. Anh/ chị có hài lòng về những tư vấn và giải thích của Bác sĩ trước khi nhổ
răng không?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
• Hài lòng
• Rất hài lòng
Nếu không hài lòng xin cho biết cụ thể hơn:…………………..
10. Anh/ chị có được nhân viên hỏi lại tên, tuổi, địa chỉ trước nhổ răng
không?
• Có
• Không
11. Anh chị có hài lòng khi Điều dưỡng hướng dẫn lên ghế, giải thích trước
quy trình nhổ răng không?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
52

• Hài lòng
• Rất hài lòng
Ý kiến khác liên quan đến hướng dẫn bệnh nhân:
12. Anh/ chị có hài lòng khi Điều dưỡng hướng dẫn cách phản hồi đau và khó
chịu trong lúc phẫu thuật không?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
• Hài lòng
• Rất hài lòng
13. Anh/ chị có an tâm rằng ca nhổ răng của mình sẽ diển ra nhanh chóng và
thoải mái không?
• Có
• Không
14 Anh/chị có hài lòng về thời gian nhổ răng hay không?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
• Hài lòng
• Rất hài lòng
15. Anh/ chị có hài lòng về tiện nghi khu vực khám và chờ nhổ răng: chỗ ngồi
chờ khám và nhổ răng, ghế nha nhổ răng?
• Rất không hài lòng, thất vọng
• Không hài lòng
• Bình thường
• Hài lòng
• Rất hài lòng
Nếu” không” hài lòng xin cho biết, anh/chị không hài lòng ở điểm:
53

15.1 Ghế ngồi chờ:


• Hài lòng
• Không hài lòng vì ……………..
15.2 Không khí thoáng mát:
• Hài lòng
• Không hài lòng vì ……………..
15.3 Có bản tin để giải trí :
• Hài lòng
• Không hài lòng vì ……………..
15.4 Ghế nha khoa khám răng và nhổ răng
• Hài lòng
• Không hài lòng vì………………….
16. Nếu cần thông tin Bác sĩ và phòng khám để nhổ răng Anh/chị sẽ tìm ai để
hỏi?
• Người thân
• Bạn bè
• Nha khoa hoặc bệnh viện gần nhà
• Ý kiến khác
* Chỉ trả lời câu 17-22 nếu bạn có nghe nhạc trong lúc phẫu thuật
17. Nghe nhạc làm giảm nổi sợ khi đâm kim gây tê phải không?
• Phản đối gay gắt
• Không đồng ý
• Bình thường
• Đồng ý
• Quá đúng
18. Nghe nhạc làm giảm nổi sợ trong lúc nhổ răng phải không?
• Phản đối gay gắt
• Không đồng ý
54

• Bình thường
• Đồng ý
• Quá đúng
19. Bạn chỉ tập trung nghe nhạc và quên đi đang nhổ răng cho bạn:
• Phản đối gay gắt
• Không đồng ý
• Bình thường
• Đồng ý
• Quá đúng
20. Tôi cảm giác không thoải mái khi nghe nhạc lúc nhổ răng nhổ răng
• Phản đối gay gắt
• Không đồng ý
• Bình thường
• Đồng ý
• Quá đúng
21. Tôi thích nghe nhạc trong lúc nhổ răng
• Phản đối gay gắt
• Không đồng ý
• Bình thường
• Đồng ý
• Quá đúng
22. Nghe nhạc giúp tôi giảm lo sợ khi điều trị các thủ thuật khác như cạo vôi,
trám răng, làm răng sứ....
• Phản đối gay gắt
• Không đồng ý
• Bình thường
• Đồng ý
• Quá đúng

You might also like