You are on page 1of 178

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108


-----------

TRẦN THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỦY


RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI HÀM TRÊN
BẰNG KĨ THUẬT THERMAFIL CÓ SỬ DỤNG
PHIM CẮT LỚP VI TÍNH CHÙM TIA HÌNH NÓN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
-----------

TRẦN THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỦY


RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT, THỨ HAI HÀM TRÊN
BẰNG KĨ THUẬT THERMAFIL CÓ SỬ DỤNG
PHIM CẮT LỚP VI TÍNH CHÙM TIA HÌNH NÓN

Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt


Mã số : 62720601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:


GS. TS. Trịnh Đình Hải
PGS. TS. Tạ Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các
số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 10 năm 2020

Trần Thị Lan Anh


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 3
1.1. Đặc điểm hệ thống ống tủy răng ................................................. 3
1.1.1. Đặc điểm chung răng và hệ thống ống tủy răng vĩnh viễn ............................3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu răng HL1HT, HL2HT .....................................................5
1.2. Bệnh tủy răng ............................................................................ 9
1.2.1. Chẩn đoán bệnh tủy răng...................................................................................9
1.2.2. Điều trị bệnh tuỷ răng ......................................................................................10
1.2.3. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng...................................................................20
1.3. Phim Xquang răng....................................................................23
1.3.1. Phim quanh chóp răng .....................................................................................23
1.3.2. Chụp cắt lớp chùm tia hình nón ......................................................................27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........32
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .........................................................................................32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...........................................................................................32
2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................32
2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu .......................................................................33
2.4. Phương tiện, dụng cụ, vật liệu nghiên cứu ..................................33
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................36
2.5.1. Ghi nhận các thông tin trước điều trị..............................................................36
2.5.2. Khảo sát đặc điểm HTOT răng trước điều trị trên phim quanh chóp .........37
2.5.3. Khảo sát đặc điểm HTOT răng trước điều trị trên phim CBCT..................38
2.5.4. Điều trị tủy răng................................................................................................43
2.5.5. Khám kiểm tra răng trên lâm sàng sau 1 tuần ...............................................47
2.5.6. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm:...................................47
2.6. Thu thập số liệu ........................................................................48
2.6.1. Số chân răng, Số OT ........................................................................................50
2.6.2. Khoảng cách các lỗ OT ở răng HL1HT, HL2HT có OT ngoài gần 2........50
2.6.3. Chân răng hợp nhất .........................................................................................50
2.6.4. Phân loại hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần...........................50
2.6.5. Phân loại độ cong OT ......................................................................................51
2.6.6. Đánh giá vùng chóp răng ................................................................................52
2.6.7. Đánh giá tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên ......................52
2.6.8. Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trước, sau điều trị...........................53
2.6.9. Thời gian hàn OT của răng điều trị ................................................................54
2.6.10. Đánh giá kết quả hàn HTOT răng trên phim CBCT ..................................54
2.6.11. Tai biến trong quá trình điều trị ....................................................................55
2.6.12. Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần..........................................................55
2.7. Xử lý số liệu..............................................................................55
2.8. Khống chế sai số .......................................................................55
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu .........................................................56
CHƯƠNG 3: KẾT Q UẢ NGHIÊN CỨU .............................................57
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .........................................57
3.1.1. Phân bố răng bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính ...................................57
3.1.2. Nguyên nhân bệnh lý tuỷ, chóp răng .............................................................58
3.1.3. Phân bố răng theo bệnh lý tủy, chóp răng......................................................58
3.2. Đặc điểm hình thái chân răng và hệ thống OT của răng HL1HT,
HL2HT trên phim CBCT ................................................................59
3.2.1. Số chân răng, số OT.........................................................................................59
3.2.2. Vị trí lỗ OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT, HL2HT ........................................65
3.2.3. Đặc điểm chân răng hợp nhất ........................................................................66
3.2.4. Phân loại hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần...........................66
3.2.5. Phân loại độ cong OT ......................................................................................67
3.2.6. Đánh giá vùng chóp răng trên phim CBCT và phim quanh chóp. .............69
3.2.7. Đánh giá tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên .....................69
3.3. Đánh giá kết quả điều trị...........................................................71
3.3.1. Kết quả hàn HTOT răng trên phim CBCT....................................................71
3.3.2. Thời gian hàn OT .............................................................................................73
3.3.3. Kich cỡ cây hàn sử dụng hàn OT ...................................................................74
3.3.4. Tai biến trong quá trình điều trị ......................................................................75
3.3.5. Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần ............................................................76
3.3.6. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, sau 1 năm, sau 2 năm ......................77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................83
4.1. Đặc điểm, hình thái hệ thống ống tủy răng HL1HT, HL2HT trên
phim CBCT ....................................................................................83
4.1.1. Số chân răng, số OT.........................................................................................83
4.1.2. Khoảng cách giữa các miệng OT ở răng HL1HT, HL2HT có OT NG2 ...92
4.1.3. Đặc điểm chân răng hợp nhất ........................................................................95
4.1.4. Hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần. .........................................96
4.1.5. Độ cong OT ......................................................................................................98
4.1.6. Đánh giá vùng chóp răng trên phim CBCT và phim quanh chóp. .............99
4.1.7. Tương quan sàn xoang hàm - chóp răng hàm lớn hàm trên ..................... 103
4.2. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng HL1HT, HL2HT bằng kĩ thuật
hàn OT Thermafil có sử dụng phim CBCT..................................... 104
4.2.1. Thời gian hàn OT .......................................................................................... 104
4.2.2. Kết quả hàn HTOT trên phim CBCT ......................................................... 105
4.2.3. Tai biến trong quá trình điều trị ................................................................... 110
4.2.4. Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần ......................................................... 112
4.2.5. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm sử dụng phim CBCT. .112
KẾT LUẬN...................................................................................... 119
KI ẾN NGHỊ ..................................................................................... 121
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCT : Cone Beam Computed Tomography-


chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
CR : Chân răng
Cs : Cộng sự
EDTA : EthyleneDiamineTetraAcetic acid
GP : Gutta percha
HT : Hàm trên
HD : Hàm dưới
HL : Hàm lớn
HL1HT : Hàm lớn thứ nhất hàm trên
HL2HT : Hàm lớn thứ hai hàm trên
HTOT : Hệ thống ống tủy
OT : Ống tủy
MS : Mã số
MTA : Mineral Trioxide Aggregate
NG : ngoài gần
NX : ngoài xa
SL : Số lượng
% : Tỷ lệ %
VT KHP : Viêm tủy không hồi phục
VQCR : Viêm quanh chóp răng
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá vùng quanh chóp sau điều trị tủy ....................22
Bảng 2.1. Các bước khám chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị tủy răng. .......37
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá lâm sàng sau hàn tủy 1 tuần ...........................47
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị .............................................48
Bảng 2.4. Các biến số trong nghiên cứu ..................................................49
Bảng 2.5. Tiêu chí phân loại răng có chân răng hợp nhất - Zhang và cs. ..........50
Bảng 2.6. Tiêu chí phân loại hình thái OT theo Vertucci (1984) .................51
Bảng 2.7. Tiêu chí phân loại độ cong OT AAE ........................................51
Bảng 2.8. Chỉ số CBCT PAI theo Estrela C và cs ....................................52
Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá chiều dài hàn OT, theo Schaeffer....................54
Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá hình dạng hàn OT trên phim X quang ...............54
Bảng 2.11. Tiêu chí đánh giá mật độ hàn OT trên phim X Quang ...............55
Bảng 3.1. Phân bố răng bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính...................57
Bảng 3.2. Phân bố răng theo bệnh lý tủy, chóp răng..................................58
Bảng 3.3. Số chân răng của răng HL1HT, HL2HT ....................................59
Bảng 3.4. Số OT của răng HL1HT, HL2HT .............................................59
Bảng 3.5. Số OT từng chân răng ở răng HL1HT ......................................60
Bảng 3.6. Số OT từng chân răng ở RHL2HT ...........................................61
Bảng 3.7. Số lượng và tỷ lệ OT ngoài gần 2 (NG2) của răng hàm lớn hàm trên
theo giới tính ........................................................................61
Bảng 3.8. Số lượng và tỷ lệ OT ngoài gần 2 của răng hàm lớn hàm trên theo
tuổi .....................................................................................62
Bảng 3.9. Số CR của răng HL2HT trên phim quanh chóp (PA) và phim CBCT
...........................................................................................62
Bảng 3.10. Số OT răng HL1HT trên phim quanh chóp và phim CBCT........63
Bảng 3.11. Số OT răng HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT .......64
Bảng 3.12. Tỷ lệ OT ngoài gần 2(NG2) ở răng HL1HT và HL2HT trên phim
CBCT và phim quanh chóp (PA) ............................................64
Bảng 3.13. Khoảng cách giữa các lỗ OT ở răng HL1HT có OT NG2..........65
Bảng 3.14. Khoảng cách giữa các lỗ OT ở răng HL2HT có OT NG2..........65
Bảng 3.15. Phân loại răng HL1HT, HL2HT có chân răng hợp nhất.............66
Bảng 3.16. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL1HT, HL2HT ..........67
Bảng 3.17. Độ cong OT răng HL1HT .....................................................67
Bảng 3.18. Độ cong OT răng HL2HT .....................................................68
Bảng 3.19. Tổn thương quanh chóp răng trước điều trị trên phim quanh chóp
và phim CBCT .....................................................................69
Bảng 3.20. Tương quan (TQ) sàn xoang hàm - chóp răng HL1HT trên phim
CBCT .................................................................................69
Bảng 3.21. Tương quan (TQ) sàn xoang hàm - chóp răng HL2HT trên phim
CBCT .................................................................................70
Bảng 3.22. Đánh giá hình ảnh X quang chiều dài (CD) chất hàn OT ...........71
Bảng 3.23. Đánh giá mật độ (MĐ) hàn OT ở 1/3 chóp trên phim CBCT ......71
Bảng 3.24. Đánh giá mật độ hàn OT ở 1/3 giữa trên phim CBCT................72
Bảng 3.25. Đánh giá mật độ hàn ở 1/3 trên OT trên phim CBCT ................72
Bảng 3.26. Thời gian (TG) hàn OT trung bình (phút) theo nhóm răng .........73
Bảng 3.27. Tương quan giữa độ cong OT và tỷ lệ tai biến chuyển chóp CR .75
Bảng 3.28. So sánh độ dày niêm mạc (NM) xoang hàm trên trước và sau điều
trị (ĐT)................................................................................76
Bảng 3.29. Triệu chứng lâm sàng sau hàn tuỷ ..........................................76
Bảng 3.30. Kết quả điều trị sau 6 tháng, sau 1 năm, sau 2 năm ...................77
Bảng 3.31. Kết quả điều trị sau 6 tháng theo tổn thương trước điều trị.........78
Bảng 3.32. Kết quả điều trị sau 1 năm theo tổn thương trước điều trị..........78
Bảng 3.33. Kết quả điều trị sau 2 năm theo tổn thương trước điều trị...........79
Bảng 3.34. Kết quả điều trị sau 6 tháng theo chiều dài hàn OT ...................79
Bảng 3.35. Kết quả điều trị sau 1 năm theo chiều dài hàn OT.....................80
Bảng 3.36. Kết quả điều trị sau 2 năm theo chiều dài hàn OT.....................80
Bảng 3.37. Kết quả điều trị sau 2 năm theo mật độ hàn 1/3 chóp OT ...........81
Bảng 3.38. Kết quả điều trị sau 2 năm theo mật độ hàn 1/3 giữa OT............81
Bảng 3.39. Kết quả điều trị sau 2 năm theo mật độ hàn 1/3 trên OT ............82
Bảng 4.1. Tỷ lệ răng HL1HT với CR ngoài gần có 2 OT ...........................86
Bảng 4.2. Tỷ lệ răng HL2HT với CR ngoài gần có 2OT ............................89
Bảng 4.3. Khoảng cách giữa các miệng OT ở răng HL1HT có OT NG2 ......92
Bảng 4.4. Khoảng cách giữa các miệng OT ở răng HL2HT có OT NG 2 .....93
Bảng 4.5. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL1HT .........................96
Bảng 4.6. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL2HT .........................97
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Hình ảnh hệ thống ống tủy răng ............................................... 3


Hình 1.2. Diện cắt ngang OT đa dạng ở 1/3 chóp ......................................... 4
Hình 1.3. Răng HL1HT bên phải nhìn từ mặt má và hình ảnh lát cắt ngang
chân răng trên phim CT ......................................................... 5
Hình 1.4. Lát cắt ngang phim CBCT răng HL1HT. . ................................. 6
Hình 1.5. Răng HL2HT trái với các lát cắt ngang chân răng - phim CT. ....... 7
Hình 1.6. Phân loại chân răng hợp nhất ở răng HL2HT ............................. 8
Hình 1.7. Liên quan giữa chân răng răng hàm lớn HT với xoang hàm trên .... 8
Hình 1.8. Hình thái học chóp răng ..........................................................10
Hình 1.9. Hình ảnh mô học của chóp răng ..............................................11
Hình 1.10. Hình ảnh mô học của chóp răng ...........................................11
Hình 1.11. Lò Thermaprep 2 (trái), Cây hàn Thermafil (phải) ....................18
Hình 1.12. Các bước hàn Thermafil ........................................................19
Hình 1.13. Nguyên lý chụp phim quanh chóp...........................................24
Hình 1.14. Phim quanh chóp răng hàm lớn hàm dưới ................................24
Hình 1.15. Phim X quang quanh chóp kỹ thuật số với hình ảnh được tăng
cường tương phản và tô màu ...................................................26
Hình 1.16. Sơ đồ khái niệm cơ bản kỹ thuật chụp phim CBCT ...................28
Hình 1.17. Hình ảnh phim CBCT nội nha răng hàm dưới trái ở các lát cắt
ngang, đứng dọc và đứng ngang và hình dựng 3D......................28
Hình 1.18. (a) Phim quanh chóp răng 37 với mô quanh chóp khỏe mạnh, phim
CBCT nội nha lát cắt đứng ngang (trái) và đứng dọc (phải) với thấu
quang vùng chóp chân răng ở chân gần (b) và chân xa (c) ...........29
Hình 1.19. (a).Phim quanh chóp răng 26 không rõ ranh giới tổn thương quanh
chóp chân răng trong, (d) phim CBCT lát cắt đứng ngang (trái) và
đứng dọc (phải) có thấu quang vùng chóp chân răng trong vào
xoang HT .............................................................................30
Hình 1.20. (a)Phim quanh chóp răng HL1HD bên phải có chân răng gần và
xa. Các lát cắt CBCT đứng ngang (b) và đứng dọc (c) phát hiện
thêm chân răng ngoài xa cong nhiều về phía lưỡi .......................31
Hình 2.1. Phòng chụp phim CBCT Planmeca ProMax 3D, khảo sát phim với
phần mềm Planmeca Romexis trên máy tính, tại khoa X quang,
Bệnh viện RHM TW HN. .......................................................34
Hình 2.2. Từ trái sang ..........................................................................35
Hình 2.3. Từ trái sang ..........................................................................35
Hình 2.4. Từ trái sang ..........................................................................35
Hình 2.5. Từ trái sang ..........................................................................36
Hình 2.6. Bàn làm việc điều trị tủy răng với máy định vị chóp Apex Locator,
Máy kiểm soát moomen xoắn và tốc độ quay dụng cụ nội nha
Xmart Plus kèm tay khoan. .....................................................36
Hình 2.7. Khảo sát răng trên phim quanh chóp ........................................38
Hình 2.8. Khảo sát phim CBCT nội nha, phần mềm Planmeca Romexis .....38
Hình 2.9. Khảo sát số chân răng, số OT trên phim CBCT, lát cắt ngang.......39
Hình 2.10. Đo khoảng cách giữa các lỗ OT..............................................40
Hình 2.11. Phim CBCT Răng 26 có 3 chân răng, chân răng ngoài xa và trong
hợp nhất: khảo sát răng trên mặt phẳng ngang (trái), chân răng xa,
trong trên mặt phẳng đứng ngang (phải) ...................................41
Hình 2.12. Lát cắt đứng ngang phim CBCT ...............................................41
Hình 2.13. Xác định góc cong của OT theo phương pháp của Schneider. .....42
Hình 2.14. Xác định tổn thương quanh chóp chân răng ............................42
Hình 2.15. Hình ảnh lát cắt đứng ngang, đứng dọc phim CBCT răng HL1HT,
HL2HT khảo sát các dạng tương quan chóp răng với sàn xoang
hàm trên ...............................................................................43
Hình 2.16. Đo độ dày niêm mạc xoang hàm ............................................43
Hình 2.17. Hệ thống Thermafil .............................................................45
Hình 2.18. Hàn OT với hệ thống Thermafil .............................................45
Hình 2.19. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt đứng ngang chân ngoài gần
răng HL1HT sau điều trị tủy với các dạng hình thái OT .............46
Hình 2.20. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt đứng ngang chân ngoài gần
răng HL2HT sau điều trị tủy với các dạng hình thái OT ..............47
Hình 2.21. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt ngang phim CBCT ............47
Hình 2.22. Phân loại hình thái OT theo Vertucci ......................................50
Hình 2.23. Tương quan chân răng - sàn xoang hàm trên theo Jung J.H........53
Hình 2.24. Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trên. ...........................53
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều trị tủy bảo tồn răng luôn là ưu t iên hàng đầu đối với các răng có
bệnh tủy răng. Răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên là nhóm răng có hệ
thống ống tủy phức tạp, phải điều trị tủy nhiều nhất trên cung hàm.

Khảo sát đầy đủ hệ thống ống tủy, hàn kín theo ba chiều là các yếu tố
quan trọng giúp điều trị thành công [1]. Điều trị bệnh tủy răng thường sử dụng
phim quanh chóp với hình ảnh răng và vùng quanh răng ở chế độ xem mặc
định theo 2 chiều không gian, gây chồng lẫn hình ảnh, khó đánh giá chính xác
hệ thống OT đặc biệt với các răng hàm phía sau, có nhiều chân, hệ thống ống
tủy phức tạp như răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên (HL1HT, HL2HT).
Đây cũng là nhóm răng khó thao tác, khó điều trị nhất trên cung hàm.

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón - Cone Beam
Computed Tomography (CBCT) là phương pháp chụp cắt lớp ở vùng hàm
mặt, ra đời từ năm 1996, cho hình ảnh 3 chiều của răng và tổ chức xung
quanh cùng mối quan hệ giữa chúng trong các mặt phẳng khác nhau, khắc
phục các nhược điểm của phim quanh chóp [2],[3],[4]. Các nghiên cứu trên
thế giới gần đây về hiệu quả của phim CBCT trong nội nha như: phát hiện tổn
thương quanh chóp của các tác giả Estrela và cs, Venskutonis T. và cs, Patel
và cs, Abella F và cs, Yoshioka T. và cs, Lofthag Hansen và cs,...
[5],[6],[7],[8],[9],[10], đánh giá hình thái của răng trên phim CBCT, đặc biệt
phát hiện ống tủy ngoài gần thứ 2 của răng hàm lớn hàm trên của Zheng và
cs, Neelakantan P. và cs, Abuabara A. và cs, Gupta R. và cs
[11],[12],[13],[14], đánh giá kết quả điều trị tủy sử dụng phim CBCT của Al-
Nuaimi và cs, Patel và cs Liang và cs [15],[16],[17], tuy có nhiều nghiên cứu
nhưng số nghiên cứu trên lâm sàng không nhiều.
2

Kĩ thuật hàn nhiệt Gutta Percha có lõi Thermafil với áp lực thấp, nhanh,
cho kết quả hàn kín khít tốt với mật độ khối hàn đậm đặc, khắc phục khó khăn
khi hàn các OT khó thao tác với cây lèn trong các kĩ thuật hàn lèn ngang hoặc
lèn dọc GP ấm như ở nhóm răng HL1HT, HL2HT. Kĩ thuật hàn này giúp bác
sĩ có thể kiểm soát chiều dài chất hàn và khắc phục nứt dọc OT do sử dụng
cây lèn [18]. Kết hợp ưu điểm, thuận lợi của phim CBCT đặc biệt phim
CBCT nội nha trường nhỏ và kĩ thuật hàn Thermafil khi điều trị tủy nhóm
răng HL1HT, HL2HT với hệ thống ống tủy phức tạp nhằm cải thiện chất
lượng điều trị và đánh giá kết quả sau điều tr ị tủy nhóm răng này. Tại Việt
Nam, một số tác giả nghiên cứu nhóm răng hàm lớn hàm trên như Lê Hưng
nghiên cứu hình thái và hệ thống ống tủy của răng HL1HT đã nhổ, Phạm Thị
Thu Hiền nghiên cứu hệ thống ống tủy và điều trị nội nha răng HL1HT,
Nguyễn Tấn Hưng, Phạm Văn Khoa ngh iên cứu đặc điểm ống tủy ngoài gần
răng HL1HT đã nhổ, Huỳnh Hữu Thục Hiền nghiên cứu đặc điểm hình thái
chân răng và ống tủy răng HL1HT, HL2HT người Việt trên hình ảnh phim
CBCT, . ..chưa có nghiên cứu ứng dụng phim CBCT trên lâm sàng điều trị
tủy nhóm răng này [19],[20],[21],[22].
Vì vậy chúng tôi thực hiện đ ề tài: “Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm
lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kỹ thuật Thermafil có sử dụng phim
cắt lớp vi tính chùm tia hình nón” với mục tiêu sau:

1- Mô tả đặc điểm hình thái hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ nhất,
thứ hai hàm trên có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón.

2- Đánh giá kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên
bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG Q UAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm hệ thống ống tủy răng


1.1.1. Đặc điểm chung răng và hệ thống ống tủy răng vĩnh viễn
Giải phẫu chung răng vĩnh viễn gồm thân răng, chân răng và vùng cổ
răng ở giữa thân và chân răng.
Thân răng có cấu trúc từ ngoài vào trong gồm men răng, ngà răng và
buồng tủy trong có chứa tủy răng. Đường cổ răng là đường tiếp nối men-xi
măng, phân chia thân-chân răng. Chân răng là phần răng được xi măng bao
phủ, được giữ trong xương ổ răng bởi hệ thống dây chằng quanh răng, từ
ngoài vào trong gồm ngà chân răng, ống tủy chân răng [23].

Hình 1.1. Hình ảnh hệ thống ống tủy răng [24].


Hệ thống ống tủy là khoang chứa tủy răng nằm trong khối tổ chức cứng
của răng, gồm buồng tủy và ống tủy (OT), theo Vertucci (2005), hệ thống ống
tủy răng vĩnh v iễn rất phức tạp và nhiều biến đổi [25]. Kích thước buồng tủy
4

giảm dần theo tuổ i do hình thành ngà răng thứ phát sinh lý hoặc bệnh lý (phản
ứng với kích thích tủy răng do sâu răng, mòn răng, chấn thương,…). Các chân
răng có thể hợp nhất thường dẫn đến sự phức tạp của hệ thống ống tủy [24].
OT bắt đầu từ lỗ OT ở sàn buồng tủy, thường tương ứng đường cổ
răng, chạy dọc chân răng và kết thúc ở lỗ chóp. Các lối vào OT thường thẳng
dưới đỉnh núm răng tương ứng (Cleghorn, 2019) [26].
Theo Vertucci, Weine, mỗi chân răng có thể có 1 hoặc nhiều OT, OT
có thể kết thúc với nhiều OT nhỏ như kênh rạch, tận hết ở vùng chóp răng bởi
một hoặc nhiều lỗ chóp, cũng có thể có nhiều OT phụ. Các chân răng dẹt
thường có nhiều hơn 1 OT [27],[28].

Hình 1.2. Diện cắt ngang OT đa dạng ở 1/3 chóp: hình tròn, dẹt, bầu dục [29]
Trên mặt cắt ngang, OT thường hình oval, đường kính lớn nhất ở
miệng OT hoặc ngay dưới m iệng OT. Ngoài ra, diện cắt ngang OT có thể có
hình tròn, hình dẹt, hình chữ C ... [29].
Ở mặt cắt dọc, OT rộng hơn theo chiều ngoài trong so với chiều gần xa,
thuôn hình côn về phía chóp, hẹp nhất ở điểm thắt chóp, thoát ra ngoài ở lỗ
chóp. Lỗ chóp thường nằm ở một bên chân răng, cách chóp răng giải phẫu
0.5-1mm. Lắng đọng can xi thứ cấp có thể đẩy lỗ chóp cách chóp răng giải
phẫu tới 2mm [24].
5

Răng có tuỷ hoại tử do sâu răng, chấn thương, quá trình sâu răng kéo
dài có thể gây canxi hoá buồng tuỷ, OT gây khó khăn khi điều trị tuỷ.
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu răng HL1HT, HL2HT
1.1.2.1. Răng HL1HT
Răng HL1HT là một trong những răng lớn quan trọng, có cấu trúc giải
phẫu OT phức tạp với tỷ lệ thất bại nội nha cao nhất [26].

Hình 1.3. Răng HL1HT bên phải nhìn từ mặt má và hình ảnh lát cắt ngang
chân răng trên phim CT [25].
Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như Vertucci, Gutmann,
Cleghorn,…cho thấy đa số răng HL1HT có ba chân răng riêng biệt
[24],[25],[30]. Chân răng ngoài gần răng HL1HT là chân răng phức tạp nhất
trên cung hàm, diện cắt ngang OT rộng theo chiều ngoài trong, có thể có 1, 2,
hoặc 3 OT trong đó hay gặp nhất là có 2 OT [30]. Tỷ lệ chân răng ngoài gần
có 2 OT cũng khác nhau giữa các nhóm dân tộc, các nhóm tuổi [31].
Các nghiên cứu răng HL1HT của Neelakantan P, Razumova S,
Ratanajirasut R cho thấy hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần
Vertucci loại I chiếm tỷ lệ cao nhất theo sau là loại IV, loại II [32],[33],[34].
6

Theo Razumova S và cs, 40,2% chân răng ngoài gần răng HL1HT có hệ thống
ống tủy loại I, 37,3% loại IV và 22,4% loại II [33].

Hình 1.4. Lát cắt ngang phim CBCT răng HL1HT. A: 2 OT, 2 CR hợp nhất.
B: 4OT. C: 6OT. D: OT ngoài gần2 ở cả 2 bên (mũi tên)[11]
Chân răng ngoài xa và chân răng trong có rất ít biến thể [24],[26]. Theo
Cleghorn, chân răng ngoài xa và chân răng trong có 1 OT với 1 lỗ chóp là
hình thái hệ thống ống tủy chủ yếu. Chân răng trong thường cong về phía má
ở 1/3 chóp, hay gặp diện cắt ngang OT hình oval, rộng hơn theo chiều gần xa.
Chân răng ngoài xa thường thẳng, diện cắt ngang tròn hoặc oval [30].
Nghiên cứu về số OT của răng HL1HT cho thấy răng HL1HT có 4 OT
chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là răng có 3 OT, còn lại là tỷ lệ nhỏ răng có 2 OT,
5 OT và 6 OT [31],[32],[35],[36].
Các bất thường hiếm gặp như răng có 4 chân răng, 5 chân răng, OT
hình chữ C, chân răng trong có 2 OT, răng có 8 OT trên phim CBCT trong
nghiên cứu của Cleghorn, Baratto F. , Kotloor J …[30],[37],[38].
7

1.1.2.2.Răng HL2HT
Cấu trúc giải phẫu của răng HL2HT gần giống răng HL1HT nhưng
thân răng không vuông và to bằng, đường vào các OT thẳng, dễ dàng hơn, ba
chân răng có vị trí gần nhau, có xu hướng hợp làm một và nghiêng xa hơn
răng HL1HT. Các OT song song, thường bị chồng hình trên phim X quang
quanh chóp, chân răng ngắn hơn, không cong như răng HL1HT. Ba lỗ vào OT
thường tạo thành một tam giác bẹt, đôi khi gần như một đường thẳng [26].

Hình 1.5. Răng HL2HT trái với các lát cắt ngang chân răng - phim CT [25].
Chân răng ngoài gần rộng theo chiều ngoài trong. Theo Vertucci, chân
răng ngoài gần răng HL2HT có tỷ lệ 1 OT là 71%, 29% có 2 OT, các nghiên
cứu gần đây của các tác giả Zheng Q., Neelakantan P, Ratanajirasut R, Kim
Y. sử dụng phim CBCT cũng cho thấy tỷ lệ tương đồng [11],[32],[34],[39].
Chân răng ngoài gần có 1 OT thường có diện cắt ngang hình bầu dục
hoặc hình dải hẹp. Theo Weine, việc lắng đọng ngà thứ cấp theo tuổi tại eo
hẹp của OT sẽ tạo thành 2 OT [28]. Chân răng trong thường có diện cắt ngang
OT hình oval, rộng hơn theo chiều gần xa. Chân răng ngoài xa thường có diện
cắt ngang tròn hoặc oval, hơn 99% chân răng trong và chân răng ngoài xa có
1 OT [24]. Theo Zhang Q, ba chân răng có vị trí gần nhau dẫn đến tỷ lệ chân
răng HL2HT hợp nhất và OT hình chữ C cao hơn so với răng HL1HT [40].
8

Dạng I Dạng II Dạng III Dạng IV Dạng V Dạng VI


Hình 1.6. Phân loại chân răng hợp nhất ở răng HL2HT (hàng trên: nhìn từ
mặt ngoài, hàng dưới: nhìn từ chóp chân răng ) [38].
Biến thể phổ biến nhất của răng HL2HT được báo cáo trong các tài liệu
là răng có 4 chân răng, biến thể ít gặp hơn như 1 OT trong 1 chân răng hợp
nhất, chân răng trong có 2 OT,…[26].
1.1.2.3. Liên quan chân răng hàm lớn HT với xoang hàm trên

Hình 1.7. Liên quan giữa chân răng răng hàm lớn HT với xoang hàm trên
Răng hàm lớn HT là nhóm răng liên quan mật thiết đến xoang HT.
Chóp chân răng của răng hàm lớn HT có tỷ lệ sát xoang hoặc nhô vào xoang
cao nhất trong các răng, vì thế khi răng viêm quanh chóp răng hoặc viêm nha
chu, viêm nhiễm từ răng có thể lan ra ngoài g iới hạn của mô quanh chóp vào
xoang hàm trên, gây viêm xoang. Ngoài ra, điều trị tủy răng có thể dẫn đến
9

thông xoang, lỗ rò vào lòng xoang, vì vậy, đánh giá mối quan hệ này là cần
thiết khi lập kế hoạch điều trị các răng hàm lớn hàm trên [41],[42].

1.2. Bệnh tủy răng


1.2.1. Chẩn đoán bệnh tủy răng
Trên lâm sàng, bệnh tủy và bệnh quanh chóp răng thường không điển
hình và tiến tr iển với các dấu hiệu và tr iệu chứng khác nhau tùy thuộc vào
giai đoạn của bệnh và tình trạng bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh tủy răng, bệnh
vùng quanh chóp răng dựa trên các thông tin cần thiết gồm tiền sử y khoa và
nha khoa, triệu chứng cơ năng, các kiểm tra lâm sàng và X quang kết hợp với
đánh giá kỹ lưỡng vùng nha chu và các thử nghiệm lâm sàng [43].
Các thuật ngữ chẩn đoán bệnh tủy răng trên lâm sàng.
Các thuật ngữ và phân loại bệnh tủy răng trên lâm sàng dựa trên đề
xuất của Hội Nội nh a Hoa Kỳ (2008) gồm: Viêm tủy hồ i phục (cấp tính, mãn
tính), viêm tủy không hồi phục (cấp tính, mãn tính), tủy hoại tử (không nhiễm
trùng, nhiễm trùng), răng đã điều trị tủy, răng đã điều trị sơ khởi. Bệnh lý cấp
tính với đặc điểm khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn, triệu chứng
nghiêm trọng: Đau vừa đến nặng. Bệnh lý mãn tính với đặc điểm kéo dài lâu
năm, không đau hoặc chỉ thỉnh thoảng đau nhẹ [44].
Các thuật ngữ chẩn đoán bệnh quanh chóp răng trên lâm sàng
Các bệnh quanh chóp răng thường là kết quả trực tiếp của nhiễm khuẩn
hệ thống ống tủy, tuy vậy, sự thay đổi bệnh lý của các mô quanh răng trong
viêm quanh chóp răng thường không phải do vi khuẩn trực tiếp gây ra, mà do
độc tố của chúng, các sản phẩm phụ trao đổi chất độc hại và mô tủy phân rã
trong hệ thống ống tủy. Những chất kích thích này có khả năng gây ra cả đáp
ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi. Các phản ứng viêm tiếp theo rất đa
dạng gây nên các bệnh lý vùng quanh chóp răng khác nhau, phân loại phổ
biến trên lâm sàng theo Hội Nội nha Hoa Kỳ, Berman, Abbott P.V. và nhiều
10

tác giả khác gồm: Viêm quanh chóp răng cấp tính, viêm quanh chóp răng mãn
tính, áp xe quanh chóp răng cấp tính, áp xe quanh chóp răng mãn tính, viêm
mô tế bào, viêm xương ngưng tụ [44],[45],[46],[47].
1.2.2. Điều trị bệnh tuỷ răng
Điều trị bệnh tủy răng gồm làm sạch, tạo hình và hàn kín hệ thống ống
tủy theo 3 chiều với hai mục tiêu cơ bản: Bảo tồn răng tự nhiên lâu dài cho
bệnh nhân và điều trị hoặc ngăn ngừa viêm vùng quanh chóp răng.
1.2.2.1. Xác định và duy trì chiều dài làm việc, chiều rộng làm việc trong quá
trình làm sạch, tạo hình và hàn kín hệ thống ống tủy
Chiều dài làm việc: Trong quá trình tạo hình, làm sạch và hàn kín OT,
giới hạn dụng cụ vật liệu trong OT không qua nơi thắt chóp - đường kính hẹp
nhất của OT là tốt nhất. Đây là nút chặn tự nhiên do sự thắt lại của OT ở ranh
giới x i măng-ngà:
+ Ngăn không cho các thành phần trong OT, chất bơm rửa, vật liệu hàn
OT ra ngoài chóp.
+ Bảo tồn mỏm xi măng sống làm thành đường bảo vệ hiệu quả cho
răng (Hình 1.10) [48].

Hình 1.8. Hình thái học chóp răng [48].


11

Giải phẫu lỗ chóp bao gồm đường kính chính ở lỗ chóp răng (foramen)
và đường kính nhỏ là nơi thắt chóp, là phần hẹp nhất của OT, khoảng cách
trung bình từ foramen đến điểm thắt chóp là khoảng 0,5 mm- 2,5 mm [1].

Hình 1.9. Hình ảnh mô học của chóp răng: lỗ chóp và điểm thắt chóp [1].
Hầu hết các OT bị lệch sang một bên và kết thúc ngắn hơn chóp răng
giải phẫu, có thể có nhiều lỗ chóp. Khoảng cách giữa lỗ chóp và chóp chân
răng trên X quang thay đổi từ 0 đến 3.0 mm, chệch về phía xa 0.2 - 0.8mm,
khoảng cách này tăng dần theo tuổi do sự bồi phụ của xi măng và ngà thứ
phát. Trên lâm sàng và X quang rất khó xác định vị trí nơi thắt chóp, thông
thường chỉ có thể nhìn thấy chóp chân răng trên X quang. Theo Johnson W.
và cs, có tới trên 50% chân răng không có nơi thắt chóp, đặc biệt là với bệnh
lý chóp răng và tiêu chóp chân răng, vì vậy có sự thống nhất giới hạn điều trị
là lỗ chóp răng [1]. Chiều dài làm việc thường được chọn ngắn hơn chóp chân
răng trên X quang 0,5 đến 1 mm, tuy nhiên, đây chỉ là một ước tính [48].

Hình 1.10. Hình ảnh mô học của chóp răng : lỗ chóp ở vị trí lệch so với
chóp chân răng giải phẫu [1].
12

Tiêu chân răng có thể mất điểm thắt chóp dễ dẫn đến chất hàn ra ngoài
mô quanh chóp.
Xác định và duy trì chiều dài làm việc đúng tránh khả năng tạo hình và
hàn OT thiếu hoặc quá chóp, ảnh hưởng kết quả điều trị tủy. Ng Y.-L. và cs
nghiên cứu thấy hàn đủ (đến cách chóp trên X quang 0-2mm) cho tỷ lệ thành
công điều trị tủy cao nhất trong khi hàn quá chóp cho tỷ lệ thành công thấp
nhất. Nghiên cứu của Friedman S và cs đánh giá thành công điều trị tủy sau
khi k ết thúc điều trị 4 đến 6 năm cho thấy tỷ lệ thành công kh i hàn đủ chiều
dài OT cao hơn (82%) khác biệt có ý nghĩa so với tỷ lệ thành công khi hàn
thiếu chiều dài (22%). Phân tích tổng quan tỷ lệ thành công điều trị tủy dựa
trên chiều dài chất hàn, Schaeffer M.A và cs thấy tỷ lệ thành công cao hơn khi
hàn OT ngắn hơn chóp răng trên X quang [49],[50],[51].
Theo Hiệp hội Nội nha Châu Âu (ESE), chiều dài làm việc trong quá
trình tạo hình và hàn OT phải đạt tới đ iểm cuối của OT, cách chóp răng trên
X quang khoảng 0,5 đến 2 mm, hoặc đến răng giới x i măng-ngà [52].
Định vị chóp chân răng điện tử là một công cụ chính xác để xác định
chiều dài làm việc, tuy nhiên căn cứ để xác định chiều dài làm việc và hàn OT
vẫn là phim chụp X quang. Kết hợp sử dụng cả hai kỹ thuật này được chứng
minh là có độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, có thể kết hợp với cảm giác xúc
giác khi thăm dò ống tủy, kiểm tra với côn giấy, kiến thức về hình thái hệ
thống ống tủy và đôi khi cả phản ứng của bệnh nhân để xác định chiều dài
làm việc khi điều trị tủy [53],[54].
Chiều rộng làm việc: Kích thước và độ thuôn OT khi kết thúc
So với kích thước dọc (chiều dài OT), kích thước ngang của OT không
chỉ phức tạp mà còn khó khảo sát hơn vì thay đổi rất lớn từ miệng OT tới lỗ
chóp. Theo hội nội nha Hoa Kì, chiều rộng làm việc liên quan đến hình thái
hệ thống ống tủy của mỗi răng, không thể có kích thước chung cho tất cả các
13

răng. Kích thước ban đầu của OT, kĩ thuật bơm rửa và kỹ thuật hàn OT quyết
định kích thước cuối cùng của OT khi kết thúc tạo hình [55],[56].
Kỹ thuật chuẩn bị với file nhỏ thụ động làm sạch mà không mở rộng
OT vùng chóp dựa trên quan điểm tạo hình duy trì tính toàn vẹn chóp chân
răng. Yaylali I. E. và cs nghiên cứu thấy duy trì chóp chân răng ở các răng
hàm lớn tủy hoại tử và viêm quanh chóp răng dẫn đến đau sau phẫu thuật ít
hơn khi không bảo tồn được kích thước chóp [56]. Giống như vị trí của nơi
thắt chóp, đường kính lỗ chóp rất khó đánh giá trên lâm sàng. Có thể đo
đường kính chóp OT bằng cách thử lần lượt các file, thường v ới K-file hoặc
K-Flexofiles đưa nhẹ nhàng tới chiều dài làm việc cho đến khi vừa khít với
1/3 chóp OT. Kích thước của file này là yếu tố chính quyết định đường kính
tạo hình OT cuối cùng - chiều rộng làm việc, giúp loại bỏ triệt để tủy răng và
ngà răng bị nhiễm trùng.
Độ thuôn của OT chuẩn bị: Có rất ít bằng chứng trực tiếp về ảnh hưởng
của độ thuôn của OT chuẩn bị đối với kết quả điều trị. Hiệp hội Nội nha Châu
Âu chỉ đề nghị chuẩn bị OT thuôn dần từ thân đến chóp OT mà không quy
định bất kỳ mức độ thuôn cụ thể. Ng Y.-L, Friedman S nghiên cứu phân tích
ảnh hưởng của việc chuẩn bị OT với thành công điều tr ị tủy răng cho thấy
kích thước OT kết thúc tạo hình không ảnh hưởng kết quả điều trị [49],[50].
Quá trình chuẩn bị và làm sạch cơ học hệ thống ống tủy có thể gây nứt
chân răng, cấu trúc răng còn lại sau tạo hình làm sạch OT liên quan trực tiếp
đến khả năng chống gãy của chân răng sau điều trị, vì vậy, nên cân nhắc sử
dụng dụng cụ độ thuôn nhỏ hơn để bảo tồn tối đa cấu trúc răng giảm nguy cơ
nứt hoặc gãy chân răng [55].
1.2.2.2. Làm sạch và tạo hình hệ thống OT
Bơm rửa OT: Dung dịch bơm rửa OT Natri hypochlorite được sử dụng
phổ biến nhất, trong cả điều trị lần đầu và điều trị tủy lại do có cả tác dụng
khử trùng và hòa tan mô hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn của dung dịch bơm
14

rửa OT. Dung dịch EthyleneDiamineTetraAcetic acid (EDTA) có tác dụng


hòa tan mô vô cơ, loại bỏ lớp vụn ngà tại n ơi OT không được tạo hình và bề
mặt OT, mở ống ngà tạo điều kiện cho dung dịch Natri hypochlorite thâm
nhập sâu hơn vào ống ngà. EDTA cũng có thể phá vỡ màng sinh học bám vào
thành OT. Hiện nay, sự kết hợp Natri Hypochlorite và EDTA bơm rửa OT
vẫn là lựa chọn phổ biến cho cả hai mục đích: loại bỏ lớp mùn ngà và diệt
khuẩn. Ng Y.-L và cs nghiên cứu thấy việc sử dụng bổ sung EDTA kh i b ơm
rửa OT có tác dụng cải thiện hình ảnh X quang lành thương quanh chóp răng
sau điều trị tủy [49]. Chuẩn bị cơ, hóa học OT cũng phải đạt được cân bằng
giữa hiệu quả làm sạch OT và tính toàn vẹn của răng, không chuẩn bị quá
mức làm ảnh hưởng đến tính chất cơ học của ngà răng làm răng dễ bị nứt gãy
[57],[58],[59].
Ngoài ra, do sự xuất hiện của nấm trong OT và nhiễm trùng dai dẳng
vùng chóp chân răng nên việc sử dụng các chất chống nấm, cách ly đê cao su
rất quan trọng trong điều trị tủy răng hiện đại [58].
Để tăng cường triệt để hiệu quả bơm rửa OT nhất là các vùng OT khó
làm sạch như chóp OT, OT phụ, rãnh nối trong OT, ống tủy hình chữ C,…
các hệ thống siêu âm nội nha ngày càng được sử dụng rộng rãi. Benjamin,
Sedgley nghiên cứu thấy hiệu quả của siêu âm và độ sâu của đầu bơm rửa
trong quá trình làm sạch 1/3 chóp OT giúp OT sạch sâu, quyết định thành
công của điều trị nội nha [60],[61].
Làm sạch cơ học và bơm rửa OT không loại bỏ được tất cả các vi sinh
vật trong OT, vì vậy có thể kết hợp đặt các thuốc nội tủy chống nhiễm khuẩn
giữa các lần hẹn. Khuyến nghị của Hiệp hội nộ i nh a Châu Âu về một số loại
thuốc đặt trong OT có đặc tính khử trùng bao gồm Canxi hydroxit, Creosote
và dung dịch Iốt. Canxi hydroxit được sử dụng rộng rãi do khả năng hòa tan
mô hữu cơ, diệt khuẩn, giải độc và hoạt động như một chất phóng thích chậm
15

do tính hòa tan trong môi trường nước thấp, tuy nhiên tác dụng đối với lành
thương quanh chóp răng vẫn còn chưa rõ [58].
Tạo hình OT
- Chuẩn bị đường vào: Giúp xác định, thăm dò và mở rộng các OT, là chìa
khoá dẫn đến thành công của quá trình làm sạch, tạo hình và hàn kín OT:
Kiểm soát hoàn toàn buồng tủy, loại bỏ tất cả các mô tủy và khử trùng buồng
tủy, khảo sát buồng tủy: vết nứt, màu ngà răng, sỏi tủy, vôi hóa, định vị tất cả
các OT và các cấu trúc giải phẫu có liên quan, tạo lối vào thẳng tới thân OT.
- Tạo hình hệ thống ống tủy với dụng cụ NiTi xoay
Tạo hình hệ thống ống tủy với dụng cụ NiTi xoay là phương pháp tạo hình
OT phổ biến nhất hiện nay, chuẩn bị OT từ thân răng xuống với các bước:
Tạo đường thẳng vào OT: Giúp dễ dàng đưa dụng cụ tạo hình và bơm
rửa OT, giảm ma sát của dụng cụ do đó làm giảm nguy cơ gãy dụng cụ, giảm
góc cong và tăng bán kính cong OT tạo thuận lợi cho v iệc chuẩn bị 1/3 g iữa
và chóp OT.
Chuẩn bị đường trượt cho các dụng cụ quay hoạt động: Giảm tỷ lệ gãy
dụng cụ NiT i quay, có thể dùng file cầm tay thép không gỉ hoặc file NiTi
quay để tạo đường trượt. File cầm tay như file K số 06, 08, 10 cổ điển để tạo
hình bước đầu cho các OT hẹp và vôi hóa, các file cải t iến như C-Files, MMC
file, được sản xuất từ thép không gỉ đặc biệt cứng và hình dạng tương tự như
file K, C + Files với độ thuôn thay đổi đảm bảo cả độ cứng và tính linh hoạt.
Các hệ thống file NiT i quay như PathFiles, ProGlider giúp tạo đường trượt
nhanh an toàn hơn [54].
Tạo hình OT với các hệ thống NiTi qua y: Trừ các hệ thống tạo hình 1
file gần đây, phần lớn các hệ thống NiTi quay sử dụng theo trình tự xác định:
mở rộng 1/3 trên rồi tạo hình xuống toàn bộ chiều dài làm việc [62].
16

1.2.2.3. Hàn kín hệ thống OT.


Hàn OT lí tưởng phải đảm bảo kín toàn bộ hệ thống OT theo 3 chiều,
ngăn chặn mọi sự xâm nhập của vi sinh vật, sự thấm ngược của dịch mô từ
miệng hoặc từ vùng quanh răng vào hệ thống OT. Cần đặc biệt chú trọng hàn
kín 1/3 OT vùng chóp và kín đường vào ở 1/3 thân OT [1].
Phân tích tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị tủy răng
của Ng Y.-L. và cs cho thấy bốn yếu tố cải thiện thành công điều trị gồm:
không có tổn thương quanh chóp trước điều tr ị, không có lỗ rỗng trong khối
chất hàn OT, hàn hết chiều dài tới vị trí trong khoảng 2,0 mm chóp OT và
phục hồi kín thân răng, cho thấy tầm quan trọng của hàn kín toàn bộ hệ thống
ống tủy [63].
Tuỳ thuộc vào vật liệu và dụng cụ sử dụng sẽ có các phương pháp hàn
OT khác nhau. Theo Johnson W, Castellucci, các phương pháp hàn OT chính
hiện nay gồm: Hàn lèn ngang nguội, hàn lèn dọc GP ấm, hàn lèn sóng liên
tục, bơm GP nhiệt dẻo, hàn GP có lõi (hàn Thermafil nhiệt dẻo, hàn
SimpliFill cắt), hàn lèn cơ nhiệt McSpadden [1],[18].
Các kỹ thuật đều hướng tới lèn chặt GP vào các thành OT, lấp đầy các
OT phụ, bịt kín các lỗ chóp ra vùng nha chu, nén thành một khối hàn lõi rắn.
Kỹ thuật lèn ngang GP nguội: Là kỹ thuật hàn OT được thực hành phổ
biến, kiểm soát được chiều dài hàn ống tủy, có thể hàn với bất kì loại chất gắn
nào nhưng không đảm bảo đạt được khối hàn đồng nhất kín khít theo ba
chiều, không hàn được các ống tủy có hình dạng phức tạp và các ống tủy phụ
như các kỹ thuật hàn nhiệt. Cây lèn có khả năng gây nứt chân răng trong quá
trình hàn lèn nếu kiểm soát lực không tốt, kích thước cây lèn lớn.
Hàn lèn dọc GP ấm: Là kĩ thuật hàn được Schilder giới thiệu năm
1967, đến nay vẫn là phương pháp tối ưu để hàn kín hệ thống OT theo 3
chiều. GP được làm ấm chuyển sang pha anpha mềm, dùng cây lèn dọc lèn
GP chảy vào các OT, hàn kín hệ thống OT theo 3 chiều không gian. Đặc biệt,
17

khi lớp mùn ngà được làm sạch, ống ngà mở, khi lèn GP ấm có thể chảy vào
các ống ngà, có khả năng hàn kín OT phụ và OT bên tốt hơn.
Kĩ thuật này rất thích hợp với OT có nội tiêu, OT hình chữ C, OT nhỏ,
OT hình mạng. Hiện nay, các hệ thống cải tiến System B, Touch’n Heat
(SybronEndo), DownPak (Hu-Friedy) cung cấp nguồn nhiệt chính xác tại đầu
cây lèn, đem lại k ết quả hàn GP ở vùng chóp rất tốt. Hàn OT với kĩ thuật này
cũng có thể gặp nguy cơ nứt dọc chân răng nếu kiểm soát cây lèn dọc không tốt,
kiểm soát chiều dài chất hàn kém hơn kĩ thuật hàn lèn ngang, nguy cơ đẩy vật liệu
vào mô quanh chóp răng, khối trám có thể không đồng nhất. Hàn lèn dọc cũng
khó khăn hơn ở OT cong, nơi các đầu lèn không thể xuống đến độ sâu cần thiết
trong vòng 4 đến 5 mm chóp OT [18].
Hàn lèn sóng liên tục - Hàn nhiệt System B:
Hàn lèn sóng liên tục là một biến thể của hàn lèn dọc GP ấm. GP độ
thuôn tương tự độ thuôn tạo hình OT cho phép lực thủy lực lớn hơn trong quá
trình hàn lèn dọc. Kỹ thuật hàn lèn sóng liên tục sử dụng hệ thống System B
được kết nối với cây lèn dọc độ thuôn tương ứng GP không chuẩn hàn OT.
Kỹ thuật hàn bơm nhựa nhiệt dẻo: Làm nóng GP bên ngoài răng rồi
bơm vào OT, là một biến thể của kỹ thuật hàn nhiệt dẻo. Các thiết bị tiêu biểu
cho kĩ thuật này gồm: Obtura III, Calamus, Elements, HotShot và Ultrafil 3D.
Kim bơm GP có kích cỡ khác nhau bơm GP nhiệt dẻo vào OT. Bộ điều
khiển cho phép điều chỉnh nhiệt độ và độ nhớt của GP. Kỹ thuật này khó kiểm
soát chất hàn vùng chóp nên thường sử dụng để hoàn thiện hàn OT phần thân
sau khi hàn kín 1/3 chóp OT với kĩ thuật khác.
Kĩ thuật hàn Thermafil : Là kĩ thuật do Johnson W.B. mô tả lần đầu
năm 1978. Cây hàn Thermafil có lõi kim loại với lớp phủ GP, được làm ấm trên
ngọn lửa rồi đưa vào hàn OT. Lõi trung tâm làm cây hàn cứng dễ dàng đưa vào OT,
nén GP mềm chảy vào hàn kín OT cùng với lõi được giữ lại trong OT như một
18

phần chất hàn. Tuy nhiên, lõi kim loại làm cho việc đặt chốt OT rất thách thức và
lấy ra khi cần cũng khó khăn, GP thường bị bong khỏi lõi.
Cây hàn Thermafil được thương mại hóa vào đầu những năm 1990, hệ
thống cải tiến với GP pha α phủ ngoài lõi nhựa và một lò nung kiểm soát
nhiệt độ làm ấm GP (Hình 1.12). Cây hàn có lõi nhựa cứng chắc nhưng vẫn
đảm bảo độ linh hoạt, GP pha α phủ ngoài 16mm, vượt quá đầu lõi nhựa
1mm, được làm ấm bởi lò chuyên dụng, đưa vào hàn OT với lõi ở trung tâm
giúp nén GP mềm chảy vào OT bên, OT vùng chóp, hàn kín hệ thống ống tủy.
Kĩ thuật này thích hợp với OT cong, dài, cho kết quả hàn kín OT vùng chóp
các OT bên, OT phụ theo 3 chiều tốt. Lõi nhựa thường có mặt cắt hình chữ U
tạo thuận lợi cho việc lấy vật liệu hàn ra khỏi OT [1],[18],[64].

Hình 1.11. Lò Thermaprep 2 ( trái), Cây hàn Thermafil (phải)


(Dentsply Maillefer)[1].
Cây hàn được thiết kế nhiều loại tương ứng với kích thước file tiêu
chuẩn ISO, các file quay Niken Titan: Profile GT Obturators, GT Series X
Obturators, ProTaper Universal Obturators. Các cây đo kích thước OT có sẵn,
khít sát thụ động ở chiều dài làm việc giúp lựa chọn cây hàn. Có thể dùng file
cuối cùng sử dụng chuẩn bị OT hoặc dùng cây hàn kích thước tương tự được
gỡ bỏ phần gutta-percha như một cây đo. Chọn cây hàn đúng kích thước tránh
nguy cơ đẩy vật liệu hàn quá chóp [64].
19

Gần đây, thế hệ mới nhất của cây hàn GP có lõi là GuttaCore (Dentsply
Tulsa), với lõi GP liên kết chéo với GP nhiệt dẻo phủ bên ngoài, nhờ vậy việc
lấy bỏ vật liệu hàn OT khi cần đơn giản hơn rất nhiều.

Hình 1.12. Các bước hàn Thermafil [1].


Theo Samadi F và cs, kỹ thuật hàn OT Thermafil tạo ra tỷ lệ % GP
trong OT cao hơn, tạo khối hàn đồng nhất hơn so với k ĩ thuật lèn dọc GP ấm
hoặc kỹ thuật lèn ngang GP nguội ở 1/3 OT chóp răng [65]. Theo nghiên cứu
của Zogheib C và cs, các hệ thống cây hàn có lõi cho kết quả hàn OT với lỗ
trống và gián đoạn chất hàn tối thiểu [66]. Gencoglu N. và cs đánh giá khả
năng hàn kín OT bên của sáu kỹ thuật hàn GP khác nhau, cho thấy số OT bên
được hàn kín nhiều hơn với Thermafil, theo sau là System B/ Obtura, lèn
ngang, Microseal, Quick-Fill, Softcore[67].
Hệ thống SuccessFil (Coltène/ Whaledent) là hệ thống cây hàn có lõi
phối hợp với Ultraf il 3D, GP được sử dụng trong kỹ thuật này đi kèm trong
một ống tiêm. Lõi (titan hoặc nhựa cản quang) được đưa vào ống tiêm theo
chiều dài OT đo được. GP bám trên lõi với số lượng và hình dạng được xác
định b ởi tỷ lệ rút khỏi ống t iêm, lõi với GP được đặt trong OT đến chiều dài
chuẩn bị.
Hệ thống SimpliFill (SybronEndo) là GP hoặc Res ilon sử dụng khi
chuẩn bị OT với các dụng cụ LightSpeed (SybronEndo). Cây hàn có một lớp
phủ 5 mm GP ở vùng chóp răng đưa đến chiều dài OT với áp lực ổn định,
20

xoay tay cầm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ sẽ tách thân cây hàn khỏi
phần phủ GP. Hàn kín OT thân sử dụng phương pháp hàn lèn ngang hoặc kỹ
thuật nhiệt dẻo GP ấm.
Hàn lèn cơ nhiệt MC Spadden: Lèn nhiệt cơ học GP được McSpadden
giới thiệu vào năm 1979, sử dụng cây lèn MC Spadden bằng thép không rỉ có
kích cỡ khác nhau, giống dũa Hedstrom với mặt cắt ngược lại, quay bằng tay
khoan định hướng với tốc độ chậm sẽ tạo ra ma sát làm mềm và nén GP về
phía chóp OT, có thể cải thiện độ nén của chất hàn. Kĩ thuật này khó kiểm
soát GP ở phần chóp OT, đẩy GP quá chóp, không thể sử dụng trong các OT
cong và có thể tạo nhiệt quá mức.
Thiết bị Microseal condensers (SybronEndo) và Gutta Condenser
(Dentsply Tulsa Dental Specialties) hiện nay là biến thể của MC Spadden.
Hàn OT tức thì tạo hàng rào chặn chóp: Trong trường hợp chóp răng
chưa hoàn thiện, ngoại tiêu chóp chân răng, dụng cụ tạo hình quá chóp, Canxi
hydroxit, xương đông khô, tricalcium phosphate, hydroxyapatite,…có thể làm
rào chặn chóp chân răng. Hiện nay, vật liệu sinh học MTA được sử dụng phổ
biến làm hàng rào chặn chóp thay thế cho quá trình đóng chóp chân răng bằng
cách tạo ra xi măng và hình thành xương, khi MTA đông cứng có thể hàn kín
OT bằng các kỹ thuật hàn nhiệt dẻo GP [1],[68],[69].
1.2.3. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng.
1.2.3.1. Đánh giá chất lượng hàn OT.
Theo Hội nội nha Hoa Kỳ, ngoài đánh giá lâm sàng, yếu tố cần thiết
nhất là đánh giá x quang kết quả hàn OT về chiều dài, hình dạng và mật độ
chất hàn [53]. Hàn hết chiều dài OT là một trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả điều tr ị tủy răng. Khi hàn không hết chiều dài, phần OT chưa được
hàn kín còn chứa mô hoại tử, vi khuẩn và các chất kích thích gây nguy cơ
nhiễm trùng vùng quanh chóp dẫn đến thất bại điều trị tuỷ [63].
21

Ngoài đánh giá chiều dài hàn OT, vấn đề quan trọng không kém khi sử
dụng GP hàn OT là đánh giá mật độ chất hàn. Hàn OT phải b ịt kín tất cả các
lỗ chóp dẫn vào vùng quanh chóp, chất hàn phải được nén chặt, khít sát và kín
theo hình dạng thành OT. Vật liệu hàn OT lý tưởng nên gắn kết với thành OT
và các cấu trúc hệ thống ống tủy, toàn bộ chiều dài của OT được lèn chặt với
một khối GP đồng nhất. Đánh giá mật độ chất hàn OT dựa vào sự hiện diện
của khoảng trống chất hàn OT, sự khít sát với thành OT.
Hình dạng chất hàn OT phụ thuộc vào kĩ thuật t ạo hình OT, hình dạng
OT ban đầu. Thường hình dạng chất hàn OT phải thuôn đều hình côn. Một số
kĩ thuật hàn cần tạo hình OT độ thuôn lớn hơn, một số OT bất thường, hình
chữ C, hình dải,…khó đánh gía kết quả hàn trên phim quanh chóp, chụp phim
CBCT sẽ đánh giá được đầy đủ sự khít sát của khối hàn trong OT [70].
1.2.3.2. Theo dõi sau điều trị tủy
Mục đích chính của đánh giá kết quả điều trị tủy là theo dõi duy trì
vùng quanh chóp lành mạnh trước điều trị hoặc theo dõi lành thương của tổn
thương trước điều trị. Kết quả thành công có thể đảo ngược nếu nhiễm khuẩn
hoặc tái nhiễm khuẩn trong thời gian theo dõi.
Sau khi điều tr ị tủy không phẫu thuật, lành thương của tổn thương
viêm q uanh chóp răng t heo nguyên tắc chung của lành thư ơng các mô liên
kết tron g cơ thể, với sự hình thành của mô hạt xơ hó a, loại bỏ mô hoại tử,
vi khuẩn chết bởi các đại thực bào và sửa chữa hoặc tái tạo các mô bị tổn
thương. Các mô quanh răng bị tổn thư ơng có thể được phục hồi chủ yếu về
cấu trúc ban đầu của chúng bằng quá trình tái s inh. Các tế bào của dây
chằng nha chu từ bề mặt chân răng liền kề tăng s inh đến che các bề mặt
chân răng viêm quanh chóp có dây chằng nha chu tổn thương.
Khi một tron g các tấm xương vỏ bị phá hủy, các tế bào xương
nguyên thủy ở lớp bên trong của màng xương dư ới niêm mạc miệng cũng
22

có khả năng tăng s inh và biệt hóa thành các nguyên bào xương và có thể
tạo hàng rào xư ơng. Nếu cả hai tấm xương vỏ bị phá hủy bởi tổn thương
viêm quanh chân răng lớn, tổn thư ơng có thể được sửa chữa với mô sẹo x ơ.
Dây chằng nha chu mới được tái tạo qua quá trình sửa chữa với các sợi
collagen bám vào xi măng và xư ơng ổ răng mới hình thành, tái tạo các mô
quanh răng b ị tổn thương [71],[72].
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá vùng quanh chóp sau điều trị tủy

Friedman & Mor [73] Hội nội nha châu Âu - ESE [52]
Đã lành thương Thành công
Lâm sàng: bình thường Lâm sàng: Không có triệu chứng.
XQ: bình thường XQ: chiều rộng và cấu trúc vùng nha chu
bình thường hoặc đường viền nha chu mở
rộng xung quanh vật liệu hàn thừa
Bệnh lý Thất bại
Thấu quang mới xuất hiện Lâm sàng: có các triệu chứng
hoặc không thay đổi, ngay cả XQ: có tổn thương mới hoặc tổn thương
khi lâm sàng bình thường đã có từ trước tăng kích thước hoặc trong
hoặc có triệu chứng lâm sàng thời gian đánh giá 4 năm tổn thương vẫn
ngay cả khi X quang bình giữ nguyên kích thước hoặc chỉ giảm kích
thường thước
Đang lành thương Nghi ngờ (Kết quả không chắc chắn)
Lâm sàng: bình thường Không có triệu chứng lâm sàng, XQ: tổn
XQ: Giảm thấu quang quanh thương vẫn giữ nguyên kích thước hoặc
chóp chỉ giảm kích thước.

Thành công sau khi điều tr ị tủy là răng không có dấu hiệu lâm sàng
và X quang của bệnh qu anh chóp. Đánh giá lâm sàng sau điều trị thường sử
23

dụng các tiêu chí: có hay không có đau răng, sưng, đường dò, đau khi gõ răng,
khi sờ nắn, phải kết hợp với chụp X quang để chẩn đoán xác định. Theo
Friedman, đánh giá kết quả X quang thành công khi không có dấu hiệu của
bệnh quanh chóp với kho ảng dây chằng nha chu bình thường. Hình ảnh thấu
quang quanh chóp kéo dài có thể là lành thương xơ hoặc viêm mãn tính hoặc
nhiễm trùng kéo dài. Nếu răng được điều trị tủy tốt, phần lớn các tổn thương
quanh chóp lành trong vòng 1 năm, tuy vậy, lành thương có thể kéo dài đến 4
năm hoặc lâu hơn. Trong thời gian theo dõi tổn thương quanh chóp, có thể
xác định viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng kéo dài khi có đợt viêm cấp tính
trầm trọng, trong khi lành thương xơ không có triệu chứng [71],[74].

1.3. Phim Xquang răng


1.3.1. Phim quanh chóp răng
Phim quanh chóp răng là phim phổ biến nhất, góp phần quyết định
chẩn đoán, lập kế hoạch, theo dõi sau điều trị nội nha.
Phim có kích thước nhỏ, cho hình ảnh một vài răng và cấu trúc quanh
răng. Trên phim quanh chóp, lợi có hình ảnh đậm độ cản quang ít, không
đánh giá được cấu trúc chi tiết. Vùng dây chằng quanh răng là một viền giảm
tỷ trọng mảnh có mức độ thấu quang khá rõ, sát phía ngoài của mô xương
răng từ cổ răng đến chóp răng. Xương răng không phân biệt được với hình
ảnh của lớp ngà vùng chân răng. Xương ổ răng là phần xương hàm bao bọc
quanh chân răng, gồm lá xương thành trong ổ răng bao quanh chân răng và
bản xương phía ngoài (tiền đình và miệng), ở giữa là xương xốp. Thành trong
xương ổ răng là một lá xương đặc, trên phim X quang có hình ảnh là một
đường cản quang liên tục được gọi là lá cứng (lamina dura). Thành ngoài
xương ổ răng là lớp xương vỏ, thường mặt trong dày hơn mặt ngoài. Xương
xốp nằm giữa các thành xương ổ răng, gồm mạng lưới các bè xương mỏng
24

xen giữa là các khoang tủy. Trên phim X quang, chiều dày màng xoang hơn
2mm được coi là bệnh lý.

Hình 1.13. Nguyên lý chụp phim quanh chóp [46].

Hình 1.14. Phim quanh chóp răng hàm lớn hàm dưới [46].
Phim quanh chóp giá thành thấp, dễ được chấp nhận, tuy nhiên có nhiều
nhược điểm như: Có thể gây biến dạng, chồng lẫn và bỏ sót hình ảnh, chỉ cho
biết hình ảnh theo hai chiều, không cho biết hình ảnh ở chiều trong ngoài. Các
hệ thống OT bất thường, phức tạp (ví dụ ống tủy ngoài gần thứ 2 của răng
hàm lớn hàm trên) không dễ xác định trên phim quanh chóp.
Các đặc điểm giải phẫu bên trong hoặc chồng lên chân răng cần khảo
sát là các yếu tố nhiễu có thể che khuất vùng cần xem. Nhiễu từ hình ảnh
xoang hàm, gò má cung tiếp ngăn cản khảo sát vùng quanh chóp răng hàm
lớn và hàm nhỏ hàm trên. Tổn thương quanh chóp nhỏ có thể khó phát hiện
nếu chỉ khu trú trong xương xốp, xương vỏ dày cùng sự chồng lấp của các cấu
trúc giải phẫu sẽ che lấp tổn thương, vì vậy phim quanh chóp không thể phát
hiện bệnh lý quanh chóp răng giai đoạn sớm [75].
25

Phương pháp chụp phim quanh chóp cải tiến bằng cách chỉnh góc chụp
của chùm tia X tới vùng chụp theo mặt phẳng ngang hoặc mặt phẳng dọc đã
cải thiện hình ảnh X quang răng thu được. Tuy nhiên những hình ảnh này vẫn
chỉ cung cấp thông tin hạn chế.
Biến dạng hình học: Khi chụp phim X- quang quanh chóp, hình ảnh
nhận được chính xác khi phim song song với trục dài của răng và chùm tia X
vuông góc với cả phim và răng. Điều này khó hoặc có thể không thực hiện
được ở một số vùng, một số bệnh nhân như bệnh nhân miệng nhỏ, có phản xạ
nôn, có khó khăn do yếu tố giải phẫu như vòm miệng nông. Vị trí của phim
có thể được định vị đúng khi chân răng tương đối thẳng, đủ không gian để có
thể định v ị chuẩn, nếu không sẽ có biến dạng hình học đặc biệt với răng hàm
lớn hàm trên, làm tăng hoặc giảm chiều dài chân răng trên phim, tăng hoặc
giảm kích thước thậm chí làm mất tổn thương quanh chóp răng [75],[76].
Kĩ thuật chụp song song cho hình ảnh chính xác hơn, hình bị méo ít
hơn so với phương pháp chụp góc. Sử dụng cánh cắn giúp đảm bảo răng và
hình ảnh nhận được là song song với nhau. Sử dụng bóng chụp để đảm bảo
góc chụp chuẩn, hình ảnh nhận được chính xác.
Do tính chất hạn chế là kĩ thuật chụp cho hình ảnh hai chiều nên trên
phim X- quang quanh chóp không thể đo chính xác chiều dài và độ cong tất
cả các chân răng của răng nhiều chân [75].
Sử dụng dụng cụ giữ phim và đ ịnh v ị thiết bị g iúp lấy đủ cấu trúc cần
thiết, giảm th iểu cấu trúc không cần thiết, giảm độ méo hình và cải thiện chất
lượng chẩn đoán. Góc chụp phim tương tự áp dụng trong các lần chụp sau của
quá trình điều trị và theo dõi sau điều trị để đánh giá lành thương [46],[75].
Hiện nay, phim quanh chóp răng kỹ thuật số đã trở nên phổ biến với
nhiều lợi thế như:
- Giảm thiểu tiếp xúc bức xạ với bệnh nhân và người chụp.
26

- Hình ảnh chất lượng cao, không bị biến dạng hình ảnh do xử lý hóa học
không đúng cách
- Cho kết quả hình ảnh X quang nhanh (không quá 30 giây) nhờ có sensor
(bộ cảm biến X quang kỹ thuật số)
- Hình ảnh dễ lưu trữ và sao chép kỹ thuật số, có thể truyền qua Internet
- Hình ảnh X quang có thể được điều chỉnh mật độ, độ phóng đại và màu
cho chất lượng hình ảnh chẩn đoán tối ưu.
- Hình ảnh X quang có thể được in trên giấy ảnh chất lượng hoặc giấy in
thông thường.
- Không sử dụng ph im X quang, không cần sử dụng buồng tối, hóa chất và
các bước rửa phim [46].

-
Hình 1.15. Phim X quang quanh chóp kỹ thuật số với hình ảnh được tăng
cường tương phản và tô màu [46].

Hạn chế: Định vị sensor khi chụp film X quang cận chóp kĩ thuật số
khó hơn do tấm sensor cứng, kích thước lớn so với film thông thường. Đầu
sensor hình chữ nhật thường gây đau cho bệnh nhân khi chụp (Một số đầu
sensor cải tiến tạo độ cong giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái h ơn trong
quá trình chụp, cho hình ảnh răng chính xác hơn).
27

1.3.2. Chụp cắt lớp chùm tia hình nón (Cone Beam Computed Tomography
- CBCT)
Phim CBCT là một phiên bản nhỏ gọn h ơn, nhanh hơn và an toàn hơn
của chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography - CT) với đặc điểm chùm tia
hình nón, liều bức xạ thấp hơn so với chụp CT nhiều lần.
Máy quét quét chùm tia X một vòng (360°) hoặc nửa vòng (180°) quay
xung quanh đầu bệnh nhân. Trong khi làm như vậy một khối hình trụ dữ liệu
được gọi là trường nhìn (FOV - Field of view) được thu thập, hàng trăm hình
ảnh mặt phẳng tham chiếu được lấy từ trường nhìn với các góc khác nhau
trong một vòng cung ít nhất 180°. Những thông tin này sau đó được phân tích
bởi phần mềm để hiển thị hình ảnh trong các mặt phẳng khác nhau một cách
nhanh chóng, trung thực và chính xác, đủ dữ liệu cần thiết để tái tạo hình ảnh.
Thời gian quét dao động trong khoảng 10 - 40 giây tùy chế độ cài đặt và hệ
thống chụp. Thực tế thời gian tiếp xúc bức xạ chỉ khoảng 2 - 5 giây. Hình ảnh
tái tạo được tạo ra trong vòng vài phút, có thể được lưu trên đĩa compact (CD)
hoặc các thiết bị nhớ di động khác và cũng có thể được gửi qua thư điện tử
đến bác sĩ nha khoa, được xem với phần mềm xử lý hình ảnh ở các mặt phẳng
ngang, đứng dọc và đứng ngang, có thể lưu lại bất kì lát cắt nào cần thiết để
thảo luận và chẩn đoán. Phim CBCT cho hình ảnh trực quan của hình thái mô
cứng của răng, hình ảnh tổn thương bệnh lý để hỗ trợ chẩn đoán chính xác: vị
trí và số lượng OT, kích thước buồng tủy và mức độ vôi hóa, cấu trúc chân
răng, hướng và độ cong, nứt gãy xương, các thiếu sót do điều trị, sâu răng, tổn
thương quanh răng, quanh chóp răng. Phim cũng cho hình ảnh đầy đủ của vật
liệu hàn OT, giúp đánh giá kết quả hàn OT, đánh giá quá trình lành thương
sau điều trị giúp tiên lượng sau điều trị [77].
28

Hình 1.16. Sơ đồ khái niệm cơ bản kỹ thuật chụp phim CBCT [75].

Hình 1.17. Hình ảnh phim CBCT nội nha răng hàm dưới trái ở các lát cắt
ngang, đứng dọc và đứng ngang và hình dựng 3D [46].
Trên phim CBCT, lát cắt đứng ngang và đứng dọc được thực hiện suốt
chiều dọc chân răng. Lát cắt ngang (axial p lan) vuông góc với trục dọc chân
răng, độ dày lát cắt thường là 1mm, cho biết hình dạng d iện cắt ngang và số
lượng chân răng, OT, đây là ưu điểm nổi trội nhất của phim CBCT so với các
phim 2 chiều. Lát cắt đứng ngang (coronal plan) cho hình ảnh hình thái OT,
độ cong OT theo chiều ngo ài-trong. Lát cắt đứng dọc (sagital p lan) cho hình
ảnh độ cong OT theo chiều gần-xa, OT phụ (Hình 1.18).
29

Trong điều trị tủy răng, sử dụng phim CBCT nội nha trường nhỏ là phù
hợp với trường nhìn giới hạn gồm răng cần kiểm tra và cấu trúc xung quanh,
tăng độ phân giải để chẩn đoán chính xác các chi tiết nhỏ của hệ thống OT,
liều bức xạ giảm thiểu, tiết kiệm thời gian chụp. Phim CBCT nội nha cho chất
lượng hình ảnh tốt hơn, phân biệt cụ thể các cấu trúc như men răng, ngà răng,
khoang tủy, xương ổ răng và xương vỏ, cấu trúc giải phẫu răng, đặc điểm hệ
thống ống tủy, hình ảnh bệnh lý chóp chân răng,…[3],[76]. Nghiên cứu của
nhiều tác giả như Yoshioka T. và cs, Anita A. và cs, Estrela và cs,Venskutonis
T. và cs,… cho thấy phim CBCT nhạy hơn, xác định các tổn thương quanh
chóp chính xác hơn phim quanh chóp. Sự khác biệt rõ rệt hơn ở răng hàm
[5],[6],[9],[77].
Các nghiên cứu hồi cứu, tổng quan tài liệu khác cũng cho kết quả tương
tự: Abella và cs, Hansen L.và cs, Kruse C và cs thấy ph im CBCT là phương
pháp chẩn đoán nhạy và chính xác khi xác định viêm quanh chóp răng
[8],[10],[78].

Hình 1.18. (a) Phim quanh chóp răng 37 với mô quanh chóp khỏe mạnh,
phim CBCT nội nha lát cắt đứng ngang (trái) và đứng dọc (phải) với thấu
quang vùng chóp chân răng ở chân gần (b) và chân xa (c)[7].
30

Hình ảnh ba chiều trên phim CBCT cũng giúp đánh giá chính xác trước
phẫu thuật chóp răng về kích thước, vị trí và mức độ tổn thương chóp, giúp
khảo sát mối liên quan của chân răng với tổn thương, xác định rõ ràng các
mối quan hệ giải phẫu của chóp răng với các cấu trúc giải phẫu quan trọng
xung quanh như ống thần kinh răng dưới, xoang hàm trong bất kỳ mặt phẳng
nào [41],[42],[79].

Hình 1.19. (a).Phim quanh chóp răng 26 không rõ ranh giới tổn thương
quanh chóp chân răng trong, (d) phim CBCT lát cắt đứng ngang (trái) và
đứng dọc (phải) có thấu quang vùng chóp chân răng trong vào xoang HT [7].

Ứng dụng phim CBCT nghiên cứu hình thái học của răng, Neelakantan
và cs phân tích số OT từ phim CBCT nội nh a trường nhỏ, phim CT và ph im
quanh chóp kỹ thuật số, với tiêu chuẩn tham chiếu là phương pháp khử
khoáng răng và nhuộm, kết quả cho thấy phim CBCT nội nha chính xác tương
tự phim CT và chuẩn tham chiếu [12].
Theo Zheng và cs, Zhang R. và cs, phim CBCT hiệu quả trong nghiên
cứu hình thái ngoài và trong của răng, giúp tối ưu kết quả điều tr ị tủy răng
[11],[40]. Nghiên cứu của Abubara và cs cho thấy phim CBCT xác định số
OT ngoài gần 2 vượt trội so với phim quanh chóp, phim CBCT cho thấy rõ
ràng các OT không được điều trị ở răng đã hàn OT hoặc OT còn sót trong quá
trình điều trị [13]. So sánh với kỹ thuật cắt tiêu chuẩn vàng, phim CBCT đáng
tin cậy khi phát hiện OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT, theo Gupta và cs [14].
31

Theo nghiên cứu của Estrela và cs, phim CBCT đánh giá chính xác
mức độ cong OT, giúp giảm thiểu sai đường, gãy dụng cụ khi điều trị OT
cong [80].

Hình 1.20. (a)Phim quanh chóp răng HL1HD bên phải có chân răng gần và
xa. Các lát cắt CBCT đứng ngang (b) và đứng dọc (c) phát hiện thêm chân
răng ngoài xa cong nhiều về phía lưỡi (mũi tên đỏ) [76].

Phim CBCT đặc biệt hữu ích khi đánh giá răng có giải phẫu bất thường,
phức tạp như răng trong răng, răng sinh đôi,…Gần đây, phần mềm chuyên
dụng có thể giúp tạo m áng hướng dẫn từ dữ liệu ph im CBCT, cho phép định
vị và tìm đường vào OT canxi hóa chính xác và nhanh chóng hơn, giảm đáng
kể mất tổ chức khi chuẩn bị OT [79],[81].
32

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện: các răng HL1HT, HL2HT có chỉ định điều trị tủy của bệnh nhân tại khoa
Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Răng hàm mặt TW Hà nội, trong thời gian
2016-2019, răng đủ tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu và bệnh nhân tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân: từ 18 - 65 tuổi, có răng HL1HT, HL2HT được chỉ đ ịnh đ iều
trị tủy không phẫu thuật.
- Răng được chẩn đoán 1 trong các bệnh lý sau:
Viêm tủy không hồi phục
Tủy hoại tử
Viêm quanh cuống cấp
Viêm quanh cuống mạn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có các bệnh toàn thân: tim mạch, tiểu đường,… hoặc bệnh toàn
thân khác chưa ổn định. Bệnh nhân không thể hợp tác khi thực hiện các kĩ
thuật điều trị tủy và chụp X quang.
- Răng chưa đóng kín chóp, răng viêm quanh răng, răng có nội tiêu, ngoại
tiêu chân răng.
2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả và can thiệp lâm sàng không đối chứng.
33

2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu


- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp lâm sàng

không đối chứng: n=

Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu.
p: tỷ lệ thành công sau điều trị tủy, ước tính là 90% (theo kết quả nghiên cứu
của Peng L. và cs (2002) [50]
: mức ý nghĩa thống kê, được xác định là 0,05 ứng với độ tin cậy 95%.
2
 = 0,05 → = 1,96

d: là độ chính xác mong muốn, lấy d = 0.08


Từ công thức trên, chúng tôi tính được cỡ mẫu như sau:
0,9 x 0,1
n = 1,96 2 = 54
2
0,08
Chúng tôi chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu là 55 răng với phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, chọn bệnh nhân đúng đối tượng, tiêu chuẩn tham gia
nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu, theo đó chọn được 55 răng của 50 bệnh nhân
vào mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả khảo sát đặc điểm HTOT răng trước
điều trị can thiệp lâm sàng.
2.4. Phương tiện, dụng cụ, vật liệu nghiên cứu
- Máy chụp CBCT Planmeca ProMax 3D
- Máy tính hỗ trợ phần mềm đọc phim Planmeca Romexis Viewer
- Ghế chữa răng.
- Máy định vị chóp Apex Locator
- Mô tơ nội nha Xmart Plus.
- Hệ thống hàn nhiệt Thermafil.
34

- Thước đo chiều dài OT


- Cây truyền nhiệt, cắt GP.
- Cây lèn dọc bằng tay
- Bộ dụng cụ khám: gương, gắp, thám trâm nội nha.
- Mũi khoan: mũi khoan Endo-Access, Endo-Z
- Bộ trâm xoay Ni-Ti Protaper
- Giũa K số 06-20, Trâm thăm dò C file, trâm gai.
- Bơm, kim nội nha rửa OT
- Dung dịch bơm rửa OT CanalPro NaOCl 3%, EDTA17%, Glyde, Côn
giấy.
- Thuốc đặt nội tủy Calcium Hydroxide, Chất gắn dán AH Plus.
- Ximăng hàn tạm Caviton

- Acid Etching, Bonding, Composite

Hình 2.1. Phòng chụp phim CBCT Planmeca ProMax 3D, khảo sát phim với
phần mềm Planmeca Romexis trên máy tính, tại khoa X quang, Bệnh viện
RHM TW HN.
35

Hình 2.2. Kính lúp; Dung dịch bơm rửa OT CanalPro EDTA, NaOCl 3 %,
Glyde, Calcium Hydroxide.

Hình 2.3: Giũa K thăm dò OT (số 8,10,15); trâm gai; Chất gắn dán AH Plus;
Ximăng hàn tạm Caviton; Acid Etching, Bonding, Composite.

Hình 2.4. Lò Thermafil, cây hàn Thermafil, thiết bị truyền nhiệt, cây lèn dọc
36

Hình 2.5. Từ trái sang: protaper; côn giấy; thước đo nội nha.

Hình 2.6. Bàn làm việc điều trị tủy răng với máy định vị chóp Apex Locator,
Máy kiểm soát moomen xoắn và tốc độ quay dụng cụ nội nha Xmart Plus.

2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu


Răng được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ được mã hóa bằng số để theo
dõi, thu thập số liệu.
2.5.1. Ghi nhận các thông tin trước điều trị
Thông tin hành chính: tuổi, giới, …
Triệu chứng cơ năng, thực thể: đau, tình trạng tổn thương thân răng,
lung lay răng, đổi màu răng, tình trạng niêm mạc, các thử nghiệm tủy,…theo
phiếu bệnh án.
37

Bảng 2.1. Các bước khám chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị tủy răng [82].
Tiền sử Triệu chứng/ Điều trị/ thuốc dùng gần đây, trước đây
Triệu chứng Đau: Bao lâu, triệu chứng, thời gian đau, v ị trí, yếu tố khởi phát,
cơ năng yếu tố kích thích gây đau, yếu tố giảm đau, thuốc
Khám lâm Sự đối xứng mặt, các triệu chứng sưng, đường dò, tình trạng mô
sàng mềm, nha chu (túi nha chu, lung lay răng), sâu răng, tình trạng
phục hồi răng, rìa phục hồi răng.
Thử nghiệm - Thử tủy: Thử lạnh, Thử điện, Thử nóng
lâm sàng - Vùng quanh chóp: Gõ răng, sờ lợi tương ứng, thử nghiệm cắn
Phim XQ Phim quanh chóp, Phim CBCT
Thử nghiệm - Kiểm tra răng nứt: Thử nghiệm cắn trên từng núm răng, thử
bổ sung nghiệm chiếu ánh sáng qua răng với đ èn sợi quang, gây tê chọn
lọc. - Thử nghiệm lỗ sâu
Chẩn đoán Viêm tủy không hồi phục/ Tủy hoại tử/ Viêm quanh chóp cấp/
Viêm quanh chóp mạn
Đánh giá - Phục hồi răng được không? như thế nào
- Cần thiết của điều trị khác? (điều trị nha chu,..)
- Tiên lượng lâu dài (tủy răng, nha chu, phục hồi răng)

2.5.2. Khảo sát đặc điểm HTOT răng trước điều trị trên phim quanh chóp
Phim quanh chóp kỹ thật số được chụp bằng máy Yoshida (Nhật Bản).
Phim chụp phải lấy được hình ảnh đầy đủ của răng cần chụp và tối thiểu hai
răng kề bên. Hình ảnh răng chụp phải rõ nét và thấy được cấu trúc xương
quanh chóp.
Trên phim quanh chóp khảo sát số chân răng, số OT, xác định có hay
không có hình ảnh thấu quang tổn thương quanh chóp.
38

Hình 2.7. Khảo sát răng trên phim quanh chóp (MS 52)

2.5.3. Khảo sát đặc điểm HTOT răng trước điều trị trên phim CBCT:

Hình 2.8. Khảo sát phim CBCT nội nha, phần mềm Planmeca Romexis: Điều
chỉnh để khảo sát chân trong răng HL2HT, phối hợp quan sát trong 3 mặt phẳng, di
chuyển các lát cắt trong mặt phẳng ngang ghi nhận chân trong có 1 ống tủy, loại I.

Phim CBCT chụp bằng hệ thống Planmeca ProMax 3D (Phần Lan), chế
độ chụp phim nội nha với các thông số: cường độ dòng điện 5mA/ điện áp
96kV/ thời gian quét 12s/ trường quét 5,7 x 5,7cm, kích thước voxel 200µm.
39

Dữ liệu được xuất thành định dạng file DICOM (Digital Imaging and
Communications in Medicine).

Phân tích hình ảnh răng trên máy tính sử dụng phần mềm Planmeca
Romexis (Phần Lan) theo 3 mặt phẳng: đứng ngang, đứng dọc, mặt phẳng
ngang. Mỗi phim đọc 2 lần cách khoảng thời gian 1 tuần, sử dụng kính lúp.
Điền kết quả vào phiếu bệnh án.
Khảo sát răng trước điều trị theo trình tự sau:

2.5.3.1. Khảo sát số chân răng, số OT:


Di chuyển răng khảo sát đến trung tâm cửa sổ quan sát.
Chỉnh độ tương phản, độ sáng tối để quan sát rõ hình ảnh.
Trên mặt phẳng ngang, xác định lát cắt tham chiếu là lát cắt ngang qua
đường nối men ngà của răng, khảo sát lát cắt ngang chân răng từ sàn buồng
tủy đến chóp chân răng.
Ghi nhận: Số chân răng, số OT của răng, số OT từng chân răng, sự xuất
hiện của OT ngoài gần 2.

Hình 2.9. Khảo sát số chân răng, số OT trên phim CBCT, lát cắt ngang
(MS 30, MS 13)
Khảo sát từng chân răng: Tại mặt phẳng ngang, định vị tâm OT trùng
giao các trục khảo sát. Tại mặt phẳng đứng ngang, đứng dọc, định vị trục OT
40

của chân răng cần khảo sát trùng trục dọc, điều chỉnh lại trục để quan sát từng
đoạn với các chân răng cong.

2.5.3.2. Đo khoảng cách giữa các lỗ OT ở răng HL1HT, HL2HT có OT ngoài


gần 2, theo phương pháp của Su và cs.[83]
Xác định lát cắt tham chiếu là lát cắt ngang qua đường nối men ngà của
răng. Quan sát và đo xác định vị trí OT ngoài gần 2 ở lát cắt ngang song song
tương đương mức sàn buồng tủy đầu tiên có hình ảnh 4 OT, chọn điểm chính
giữa các OT trong, ngoài gần 1, ngoài gần 2, ngoài xa. Đo khoảng cách giữa
các OT: ngoài gần 1 - ngoài gần 2, ngoài gần 1 - trong, ngoài gần 2 - trong từ
các mốc vừa chọn.

Hình 2.10. Đo khoảng cách giữa các lỗ OT, MS 27 (Trái), MS 55 (Phải)

2.5.3.3. Ghi nhận hiện tượng chân răng hợp nhất: Quan sát tại mặt phẳng
ngang, đứng ngang, đứng dọc. Chân răng rời khi có đường viền từng chân răng
được xác định rõ ràng, không lẫn vào nhau. Chân răng dính khi các chân răng có
cùng phần ngà. Chân răng được xem là hợp nhất khi tỉ lệ giữa khoảng cách từ
ranh giới xi măng- ngà đến điểm thấp nhất của chân răng dính và khoảng cách
từ ranh giới xi măng - ngà đến chóp ≥ 70%, theo Zhang và cs [40].
41

Hình 2.11. Phim CBCT Răng 26 có 3 chân răng, chân răng ngoài xa và trong
hợp nhất: khảo sát răng trên mặt phẳng ngang (trái), chân răng xa, trong
trên mặt phẳng đứng ngang (phải) (MS29).
2.5.3.4. Khảo sát hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần
Trên mặt phẳng ngang định vị tâm OT trùng giao các trục khảo sát,
chỉnh trục OT trùng trục dọc trên mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang, khảo sát
lát cắt ngang, đứng ngang, đứng dọc xác định hình thái HTOT của chân răng.

Hình 2.12. Lát cắt đứng ngang phim CBCT: CR ngoài gần R 16, hình thái HTOT
loại IV (MS3, Trái), CR ngoài gần R 17 hình thái HTOT loại V (MS 6, Phải)

2.5.3.5. Đo độ cong OT
Đo độ cong từng OT: trên mặt phẳng ngang chỉnh tâm OT cần khảo sát
trùng giao các trục, trên mặt phẳng đứng ngang, đứng dọc chỉnh trục trung
tâm của OT thân trùng trục dọc, dùng công cụ đo góc đo độ cong OT theo
phương pháp của Schneider [84]. Góc nhọn giữa trục thân OT và đường nối
điểm bắt đầu cong của OT với lỗ chóp chân răng là góc cong của OT.
42

Hình 2.13. Xác định góc cong của OT theo phương pháp của Schneider
(MS27).

2.5.3.6. Đánh giá vùng chóp răng trên phim CBCT.


Ghi nhận hình ảnh thấu quang tổn thương quanh chóp ở từng chân
răng theo Estrela C.[85]. Đo kích thước thấu quang quanh chóp trong mặt
phẳng ngang, đứng ngang, đứng dọc nếu có, lựa chọn kích thước lớn nhất, sử
dụng công cụ đo chiều dài của phần mềm Planmeca Romexis.

Hình 2.14. Xác định tổn thương quanh chóp chân răng (MS23). Từ trái sang
phải: Lát cắt ngang, đứng ngang, đứng dọc phim CBCT.

2.5.3.7. Đánh giá tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên:
Xác định tương quan dọc giữa chân răng và sàn xoang hàm trên dựa trên
hình ảnh lát cắt đứng ngang và đứng dọc phim CBCT.
43

Loại 0 (MS12) Loại 1(MS39)

Loại 2 (MS36) Loại 3(MS41)


Hình 2.15. Hình ảnh lát cắt đứng ngang, đứng dọc phim CBCT răng HL1HT,
HL2HT khảo sát các dạng tương quan chóp răng với sàn xoang hàm trên
2.5.3.8. Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trước, sau điều trị
Lựa chọn lát cắt đứng dọc có hình ảnh niêm mạc màng xoang dày nhất
theo quan sát trực quan, đo tại điểm có độ dày nhất từ sàn xoang.

Hình 2.16. Đo độ dày niêm mạc xoang hàm (MS49)


2.5.4. Điều trị tủy răng
2.5.4.1. Làm sạch, tạo hình hệ thống OT
Tạo hình hệ thống OT bằng kỹ thuật Crown-Down với bộ trâm xoay Ni-
Ti Protaper
- Gây tê với răng có tuỷ sống
44

- Mở buồng tuỷ, lấy hết trần buồng tuỷ bằng mũi khoan Endo-Access,
làm nhẵn thành với mũi khoan Endo-Z.
- Xác định các miệng OT bằng thám trâm số 17. Bơm rửa dung dịch
NaOCl 3%.
- Có thể tạo đường thẳng vào OT với trâm SX với chuyển động đi xuống
không có áp lực tới kh i gặp lực cản, loại bỏ tam giác ngà cản trở đường vào
thẳng ở miệng OT nếu có.
- Thăm dò OT với trâm K số 8, 10, 15 hoặc C file nếu cần thiết. Lấy tủy
với trâm gai có đường kính thích hợp. Bơm rửa dung dịch NaOCl 3%.
- Xác định chiều dài làm việc.
- Dùng trâm K số 10, 15, 20 thăm dò, đi hết chiều dài làm việc, kết hợp
trâm xoay PathFile tạo đường trượt mở rộng OT tới số 20. Có thể dùng trâm
K số nhỏ 06 hoặc trâm thăm dò C file với OT hẹp, cong.
- Sửa soạn OT với bộ Protaper, sử dụng mô tơ X Smart duy trì tốc độ
300 vòng/ phút, phương pháp bước xuống:
Dùng trâm S1, S2 lần lượt đi hết chiều dài làm việc. Sau mỗi lần dùng
Potaper bơm rửa dung dịch NaOCl 3% kết hợp dùng trâm tay số 15 làm sạch
mùn ngà và các chất bẩn còn trong OT.
Đo đường kính lỗ chóp
Dùng trâm hoàn thiện (F1, F2, F3) kích thước tương ứng lỗ chóp đo
được đi hết chiều dài làm việc.
- Nếu OT chưa đủ điều kiện để hàn thì hàn Hydroxit Canxi d ạng bột dẻo
trong OT, hàn tạm Cavinton ở trên giữa các lần hẹn.
2.5.4.2. Hàn kín hệ thống OT
- Hàn kín hệ thống OT khi răng hết đau, không còn sưng nề, lỗ dò, OT
khô sạch, không hôi.
- Hàn kín hệ thống OT bằng hệ thống Thermafil:
45

Thử cây đo tương ứng trâm tạo hình cuối cùng được sử dụng, trượt dễ
dàng đến chiều dài làm v iệc mà không cần lực, tạo lực kháng nhẹ kh i rút ra.
Chụp phim quanh chóp kiểm tra.
Chọn cây Thermafil kích thước tương ứng, khử khuẩn bằng dung dịch
NaOCl 3%, cồn 70°.
Chuẩn bị chất gắn dán AH Plus. Làm khô OT bằng côn giấy
Dùng côn giấy với lượng nhỏ AH P lus phết lớp mỏng quanh thành OT
ở 1/3 thân OT.
Làm ấm cây hàn Thermafil, đưa vào OT bằng chuyển động chậm chắc
chắn và liên tục tới vùng chóp, không xoay đến chiều dài làm việc. Nén GP
quanh lõi nhựa bằng cây lèn dọc. Có thể sử dụng thêm côn GP phụ nếu cần
thiết. Chờ GP ổn định sau 2 - 4 phút, cắt trục của cây hàn ở lỗ vào OT bằng
mũi Thermabur. Hàn tạm lỗ mở tủy bằng Caviton.

Hình 2.17.Thử cây đo, làm nóng cây hàn Thermafil với lò Thermafil,.

Hình 2.18. Hàn OT với cây hàn Thermafil


46

- Ghi nhận các tai biến trong quá trình điều trị: Gãy dụng cụ, thủng thành
OT, tạo khấc thành OT, chuyển chóp CR.
- Ghi nhận thời g ian hàn OT.
- Ghi nhận kich cỡ cây hàn sử dụng hàn OT.
- Chụp phim CBCT kiểm tra sau hàn: đánh giá chiều dài hàn OT, mật độ
hàn 1/3 thân, 1/3 giữa và 1/3 chóp OT.
Trên các mặt phẳng đứng ngang, đứng dọc, khảo sát các lát cắt dọc
chân răng đánh giá chiều dài chất hàn, ghi nhận hình ảnh khít sát của khối hàn
với thành OT, lỗ rỗng, vết gián đoạn trong khối hàn.
Trên mặt phẳng ngang, khảo sát các lát cắt ngang từ miệng OT đến
chóp chân răng, ghi nhận hình ảnh khít sát của khối hàn với thành OT, lỗ
rỗng, vết gián đoạn trong khối hàn ở 1/3 chóp OT, 1/3 giữa OT, 1/3 thân OT
(0-4mm, 4-8mm, 8-12mm từ chiều dài làm việc, theo Li G và cs [86]).

MS42 MS 25 MS 10

MS 17 MS 3
Hình 2.19. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt đứng ngang chân ngoài gần
răng HL1HT sau điều trị tủy với các dạng hình thái OT
47

MS16 MS6 MS32 MS18


Hình 2.20. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt đứng ngang chân ngoài gần
răng HL2HT sau điều trị tủy với các dạng hình thái OT

MS 32 MS18 MS18
Hình 2.21. Khảo sát kết quả hàn OT trên lát cắt ngang phim CBCT

2.5.5. Khám kiểm tra răng trên lâm sàng sau 1 tuần: Đánh giá các triệu
chứng cơ năng và thực thể.
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá lâm sàng sau hàn tủy 1 tuần [53]

Kết quả Tiêu chí đánh giá

Tốt Không sưng, đau

Thất bại Đau răng và/ hoặc sưng, đau ngách lợi và/ hoặc cảm giác chồi răng

2.5.6. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm:
Đánh giá kết quả trong quá trình theo dõi sau điều trị đựa vào các triệu
chứng cơ năng, thực thể và phân tích hình ảnh răng trên phim CBCT nội nh a:
48

Đánh giá răng, vùng quanh chóp răng theo chỉ số CBCT PAI, so sánh với
phim trước điều trị.
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị: theo Peak và cs (2001)[87].

Đánh giá Tiêu chí đánh giá


Thành Không đau, sưng và các triệu chứng khác, răng không mất
công chức năng, X Quang không có hình khoảng mất xương,
khoảng dây chằng nha chu quanh chóp răng bình thường
Thất bại Răng có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng.
Và/ hoặc xuất hiện hình ảnh tổn thương X Quang mới
Và/ hoặc tăng kích thước tổn thương X Quang có từ trước.
Nghi ngờ Không có triệu chứng lâm sàng nhưng X Quang vẫn tồn tại tổn
thương với kích thước không đổi hoặc chỉ giảm kích thước

2.6. Thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng cách hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, khảo sát, đo
các phim trước điều trị đánh giá đặc điểm hình thái HTOT, khảo sát phim sau
điều trị, theo dõi sau điều trị 6 tháng, 1 năm, 2 năm đánh giá kết quả điều trị.
Tên răng: Răng h àm lớn thứ nhất hàm trên, răng hàm lớn thứ hai h àm
trên (HL1HT, HL2HT).
Tên chân răng: Ghi theo vị trí, răng HL1HT, HL2HT thường có 3 chân
răng: ngoài gần, ngoài xa và trong. Răng 2 chân thường là chân ngoài và chân
trong hoặc chân gần và chân xa.
Tên ống tủy: Ghi theo tên của chân răng chứa ống tủy đó. Với chân
răng có hơn một ống tủy, các ống tủy được gọi theo thứ tự từ ngoài vào trong.
Chân răng là phần răng không còn men che phủ.
49

Bảng 2.4. Các biến số trong nghiên cứu


STT Biến số Loại biến
1 Số chân răng Định lượng
2 Số ống tủy của răng Định lượng
3 Số ống tủy từng chân răng Định lượng
4 Ống tủy ngoài gần 2 Định tính
5 Khoảng cách các lỗ OT Định lượng
6 Chân răng hợp nhất Định tính
8 Hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần Định tính
9 Độ cong OT Định tính
10 Tổn thương quanh chóp Định tính
11 Chỉ số vùng quanh chóp CBCT PAI Định tính
12 Tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên Định tính
13 Độ dày niêm mạc xoang hàm Định tính
14 Thời gian hàn OT Định lượng
15 Chiều dài hàn OT Định tính
16 Hình dạng hàn OT Định tính
17 Mật độ chất hàn 1/3 thân OT Định tính
18 Mật độ chất hàn 1/3 giữa OT Định tính
19 Mật độ chất hàn 1/3 chóp OT Định tính
20 Tai biến gãy dụng cụ Định tính
21 Tai biến thủng thành OT Định tính
22 Tai biến tạo khấc thành OT Định tính
23 Tai biến chuyển chóp CR Định tính
24 Kết quả lâm sàng sau hàn tủy 1 tuần Định tính
25 Kết quả điều trị sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm Định tính
50

Các tiêu chí đánh giá các biến số:


2.6.1. Số chân răng, Số OT
Số chân răng; số OT của răng trên phim quanh chóp, trên phim CBCT;
số OT từng chân răng trên phim CBCT; có OT ngoài gần 2 trên phim CBCT
2.6.2. Khoảng cách các lỗ OT ở răng HL1HT, HL2HT có OT ngoài gần 2
2.6.3. Chân răng hợp nhất
Bảng 2.5. Tiêu chí phân loại răng có chân răng hợp nhất - Zhang và cs [40].
CR hợp nhất Tiêu chí
Loại I CR ngoài gần dính CR ngoài xa
Loại II CR ngoài gần dính CR trong
Loại III CR ngoài xa dính CR trong
Loại IV CR ngoài gần dính CR ngoài xa, CR trong dính CR ngoài
gần hoặc CR ngoài xa
Loại V CR trong dính CR ngoài gần và CR ngoài xa
Loại VI CR trong, CR ngoài gần và ngoài xa dính làm 1 CR hình côn

2.6.4. Phân loại hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần

Hình 2.22. Phân loại hình thái OT theo Vertucci [25]


51

Bảng 2.6. Tiêu chí phân loại hình thái OT theo Vertucci (1984) [25]

Loại OT Tiêu chí


Loại I (1) 1 OT đi từ buồng tuỷ tới lỗ chóp răng(1).
Loại II (2-1) 2 OT riêng biệt đi từ buồng tuỷ tới 1 đoạn ngắn gần chóp răng
thì hợp nhất thành 1 OT (2-1).
Loại III 1 OT đi từ buồng tuỷ và phân chia thành hai OT; cả hai sau đó
(1-2-1) hợp nhất làm một OT để thoát ra ở 1 lỗ chóp (1-2-1)
Loại IV(2) 2 OT chạy riêng biệt từ buồng tuỷ tới lỗ chóp răng(2).
Loại V(1-2) 1 OT đi từ buồng tuỷ và phân chia 1 đoạn ngắn phía chóp thành
hai OT ngắn, 2 lỗ chóp riêng biệt (1-2)
Loại VI 2 OT riêng biệt từ buồng tuỷ, hợp nhất thành 1ở thân OT, tách ở
(2-1-2) đoạn ngắn gần chóp để thoát ra như hai OT riêng biệt (2-1-2).
Loại VII 1 OT từ buồng tuỷ, chia đôi rồi hợp nhất ở thân OT và cuối cùng
(1-2-1-2) tách ra ở đoạn ngắn gần chóp thành hai OT riêng biệt (1-2-1-2).
Loại VIII(3) Ba OT riêng biệt, đi từ buồng tuỷ tới lỗ chóp răng(3)

2.6.5. Phân loại độ cong OT


Bảng 2.7. Tiêu chí phân loại độ cong OT, AAE [70]

Phân loại độ cong Tiêu chí


OT thẳng Góc cong OT < 10°
OT cong trung bình Góc cong OT từ 10°-30°
OT cong nhiều Góc cong OT > 30°
OT hình chữ S Đường cong kép
52

2.6.6. Đánh giá vùng chóp răng:


Trên phim quanh chóp:
Tiêu chí xác định tổn thương quanh chóp chân răng:
+ Không có tổn thương quanh chóp chân răng: hình ảnh lá cứng nguyên
vẹn, khoảng dây chằng quanh răng bình thường.
+ Có tổn thương quanh chóp chân răng: hình ảnh gián đoạn lá cứng,
khoảng dây chằng quanh răng giãn rộng hoặc có vùng sáng không cản quang
quanh cuống răng.
Trên phim CBCT.
Chỉ số CBCT PAI được xác định bằng phần tổn thương quanh chóp mở
rộng nhất theo tiêu chí:
Bảng 2.8. Chỉ số CBCT PAI theo Estrela C và cs[85]
Điểm Cấu trúc xương quanh chóp
0 Cấu trúc xương quanh chóp nguyên vẹn
1 Đường kính thấu quang quanh chóp > 0,5-1 mm
2 Đường kính thấu quang quanh chóp > 1-2 mm
3 Đường kính thấu quang quanh chóp > 2-4 mm
4 Đường kính thấu quang quanh chóp > 4-8 mm
5 Đường kính thấu quang quanh chóp > 8 mm
Biến E Mở rộng vỏ xương vùng chóp
Biến D Tiêu vỏ xương vùng chóp

Các biến E và D được thêm vào mỗi chỉ số nếu được phát hiện khi phân
tích phim CBCT.
2.6.7. Đánh giá tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên: theo
tiêu chí đánh giá của Jung J.H. [42]
Loại 0: Chân răng không tiếp xúc với ranh giới vỏ xương của xoang.
53

Loại 1: Chân răng tiếp xúc với ranh giới vỏ xương của xoang.
Loại 2: Chân răng ở ngang mức vào xoang nhưng chóp răng nằm
ngoài ranh giới xoang.
Loại 3: Chóp răng vào xoang

Hình 2.23. Tương quan chân răng - sàn xoang hàm trên theo Jung J.H. [42].

2.6.8. Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trước, sau điều trị

Hình 2.24. Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trên. (A) Niêm mạc bình
thường, (B) dày niêm mạc <2mm, (C) dày niêm mạc 2 đến 4 mm, (D) dày
niêm mạc 4 đến 10 mm, và (E) dày niêm mạc> 10 mm [88].
54

Tiêu chí đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trên theo Lu Y.[88]

Bình thường: < 2mm Loại 2 (trung bình): 4-10mm

Loại 1(nhẹ): 2- 4mm Loại 3(nặng): >10mm

2.6.9. Thời gian hàn OT của răng điều trị:

Thời g ian hàn OT (phút) tính từ khi bắt đầu hàn OT đến khi hàn hoàn
thiện đến lỗ vào OT.
2.6.10. Đánh giá kết quả hàn HTOT răng trên phim CBCT

+ Chiều dài hàn OT.


Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá chiều dài hàn OT, theo Schaeffer [51].

Mức đánh giá Tiêu chí đánh giá


Đạt Chất hàn tới cách chóp răng 0 - 1mm
Hàn thiếu Chất hàn tới cách chóp răng > 1mm
Hàn quá chóp Chất hàn quá chóp răng

+ Hình dạng hàn OT:


Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá hình dạng hàn OT trên phim X quang, theo
Himel V.T. và cs [53]

Mức đánh giá Tiêu chí đánh giá

Đạt Hình dạng khối chất hàn thuôn đều hình côn.

Chưa đạt Hình dạng khối chất hàn không thuôn đều, có gờ, khấc.
55

+ Mật độ chất hàn:

Bảng 2.11. Tiêu chí đánh giá mật độ hàn OT trên phim X Quang, theo
Himel V.T. và cs [53]

Mức đánh giá Tiêu chí đánh giá

Đạt Mật độ đậm dặc, kín cả 3 phần (thân, giữa, chóp) OT, GP
khít sát tốt với OT thành 1 khối, không có hình ảnh lỗ rỗng
hay vết của cây lèn trong khối hàn.

Chưa đạt Mật độ không đồng nhất, có hình ảnh lỗ rỗng hay vết của
cây lèn trong khối hàn

2.6.11. Tai biến trong quá trình điều trị:


Gãy dụng cụ, thủng thành OT, tạo khấc thành OT, chuyển chóp CR.
2.6.12. Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần:

2.7. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm
Stata 14.0 của Tổ chức Y tế Thế giới. Các thuật toán kiểm định đối với các
biến định tính bằng thuật toán Chi-Square với độ tin cậy lớn hơn 95%.

2.8. Khống chế sai số


- Chuẩn hóa kĩ thuật điều trị
- Quá trình điều trị chỉ được tiến hành bởi người nghiên cứu
- Khảo sát răng và HTOT trên hình ảnh của 10 phim CBCT có sẵn để
đạt được thống nhất với 1 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh Răng Hàm Mặt chuyên
về phim CBCT trước khi tiến hành nghiên cứu.
56

- Mỗi phim đọc 2 lần cách khoảng thời gian 1 tuần, dữ liệu ghi nhận
dựa trên sự thống nhất của hai lần khảo sát, nếu không thống nhất, thảo luận
lại với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để đạt kết luận cuối cùng.
- Quá trình nhập số liệu vào máy được kiểm tra đối chiếu 2 lần.

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu


- Nghiên cứu được tiến hành sau khi hội đồng khoa học của Viện
Nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108 thông qua đề cương.
- Nghiên cứu được tiến hành theo nguyên tắc đạo đức nghiên cứu trên
người. Bệnh nhân và/ hoặc người nhà bệnh nhân được thông báo và giải thích
cặn kẽ về mục tiêu và nội dung nghiên cứu trước khi tự nguyện chấp nhận
tham gia nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, bệnh nhân có quyền từ chối
hoặc không tham gia b ất kì giai đoạn nào mà không ảnh hưởng đến đời sống
cũng như việc khám chữa bệnh trong những lần sau.
- Số liệu được thu thập, phân tích và xử lý chính xác, tin cậy, đảm bảo
tính đúng của kết quả nghiên cứu.
- Các thông tin của bệnh nhân được đảm bảo giữ bí mật.
57

CHƯƠNG 3
KẾT Q UẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu được trình bày gồm 3 phần: Đặc điểm chung mẫu
nghiên cứu và 2 phần gồm các kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu theo 2
mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm hình thái hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ
hai hàm trên có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón.
- Đánh giá kết quả điều trị tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên
bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón.

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu


3.1.1. Phân bố răng bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính
Nghiên cứu điều trị tủy răng bằng kỹ thuật Thermafil có sử dụng phim
CBCT, chúng tôi t iến hành trên 55 răng với 50 bệnh nhân từ 18 đến 60 tuổi.
Răng của bệnh nhân được chia thành 3 nhóm tuổi trong đó răng của nhóm
tuổi 45 -60 tuổi có tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ 40,0 %), 30,9% răng của bệnh
nhân ở nhóm tuổi 18 - 34 tuổi, răng của nhóm 35 - 44 tuổi có tỷ lệ thấp nhất
với tỷ lệ 29,1%. Răng của bệnh nhân nam chiếm 51,0%, răng của bệnh nhân
nữ chiếm 49% (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Phân bố răng bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính
Răng theo giới Nam Nữ Tổng số răng
Nhóm tuổi SL % SL % SL %
18-34 tuổi 10 18,2 7 12,7 17 30,9
35-44 tuổi 4 7,3 12 21,8 16 29,1
45-60 tuổi 14 25,5 8 14,5 22 40,0
Tổng số răng 28 51,0 27 49,0 55 100,0
58

3.1.2. Nguyên nhân bệnh lý tuỷ, chóp răng

Có 3 nguyên nhân gây nên bệnh lý của các răng trong nghiên cứu gồm
sâu răng, vỡ thân răng và mòn mặt nhai trong đó phần lớn là sâu răng với tỷ lệ
85,5%. Các nguyên nhân bệnh lý chiếm tỷ lệ thấp hơn gồm vỡ thân răng với
tỷ lệ 10,9% và mòn mặt nhai với tỷ lệ 3,6%. (biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 3.1. Phân bố răng theo nguyên nhân bệnh lý

3.1.3. Phân bố răng theo bệnh lý tủy, chóp răng

Bảng 3.2. Phân bố răng theo bệnh lý tủy, chóp răng


Bệnh lý
VTKHP VQC cấp VQC mạn Tổng
Răng SL % SL % SL % SL %
HL1HT 19 34,5 6 10,9 3 5,5 28 50,9
HL2HT 19 34,5 5 9,1 3 5,5 27 49,1
Tổng 38 69 11 20 6 11 55 100

Phân bố răng trong nghiên cứu theo bệnh lý tủy, chóp răng, chúng tôi
thấy có 3 nhóm bệnh lý gồm VT KHP, VQCR cấp và VQCR mạn trong đó
59

chủ yếu là nhóm răng có bệnh lý VTKHP (69%), răng có bệnh lý VQCR mạn
có tỷ lệ thấp nhất (11%), còn lại là răng VQCR cấp với tỷ lệ 20%. (bảng 3.2)

3.2. Đặc điểm hình thái chân răng và hệ thống OT của răng HL1HT,
HL2HT trên phim CBCT
3.2.1. Số chân răng, số OT
Bảng 3.3. Số chân răng của răng HL1HT, HL2HT
CR 2CR 3CR Tổng
Răng SL % SL % SL %
HL1HT 0 0 28 100 28 100
HL2HT 3 11,1 24 88,9 27 100

Nhận xét: Trong các răng nghiên cứu, toàn bộ răng HL1HT có 3 chân
răng gồm chân răng ngoài gần, ngoài xa và chân răng trong, răng HL2HT có
số chân răng đa dạng hơn so với răng HL1HT với 88,9 % răng có 3 chân răng
(chân răng ngoài gần, ngoài xa và chân răng trong), 11,1% có 2 chân răng
(chân răng ngoài và chân răng trong).

Bảng 3.4. Số OT của răng HL1HT, HL2HT

OT 2 OT 3 OT 4 OT 5 OT Tổng
Răng SL % SL % SL % SL % SL %
HL1HT 0 0 11 39,3 16 57,1 1 3,6 28 100
HL2HT 2 7,4 18 66,7 7 25,9 0 0 27 100

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, 57,1% răng HL1HT có 4 OT, chiếm tỷ lệ
cao nhất, 39,3% răng HL1HT có 3 OT, có 1 răng HL1HT có 5 OT chiếm tỷ lệ
3,6%. Trong các răng HL2HT, số răng có 3 OT chiếm tỷ lệ cao nhất 66,7%,
25,9% răng HL2HT có 4 OT, răng HL2HT có 2 OT ít gặp nhất (chiếm tỷ lệ
7,4%).
60

Biểu đồ 3.2. Phân bố số lượng ống tủy ở răng HL1HT, HL2HT

Biểu đồ 3.2 so sánh số lượng OT ở răng HL1HT và răng HL2HT cho thấy
răng HL1HT chủ yếu có 4 OT (gồm OT trong, ngoài xa, ngoài gần 1, ngoài gần 2)
trong khi răng HL2HT chủ yếu có 3 OT (gồm OT trong, ngoài xa, ngoài gần).

Bảng 3.5. Số OT từng chân răng ở răng HL1HT

Ống tủy
Số OT SL %
Chân răng
CR ngoài gần 1OT 11 39,3
2 OT 17 60,7
CR ngoài xa 1 OT 27 96,4
2OT 1 3,6
CR trong 1 OT 28 100

Nhận xét: 100% chân răng tron g của răng HL1HT có 1 OT, 96,4%
chân răng ngoài xa có 1 OT, có 1 biến thể chân răng ngoài xa có 2 OT
(chiếm tỷ lệ 3,6%).

Chân răng ngoài gần có hệ thống OT phức tạp hơn chân răng trong và
ngoài xa, hay gặp nhất là chân răng ngoài gần có 2 OT (chiếm tỷ lệ 60,7%),
còn lại là các chân răng có 1 OT (chiếm tỷ lệ 39,3%).
61

Bảng 3.6. Số OT từng chân răng ở RHL2HT


RHL2HT Chân răng Số OT SL %
3 CR (24/ 88,9%) CR ngoài gần 1OT 17 70,8
2 OT 7 29,2
CR ngoài xa 1 OT 24 100
CR trong 1 OT 24 100
2 CR (3/ 11,1%) CR ngoài 1 OT 2 66,7
2 OT 1 33,3
CR trong 1 OT 3 100

Nhận xét: Trong nhóm răng HL2HT có 3 chân răng: 100% chân răng
trong và chân răng ngoài xa có 1 OT, 70,8 % chân răng ngoài gần có 1 OT,
29,2% chân răng ngoài gần có 2 OT.
Trong nhóm răng HL2HT có 2 chân răng: 100% chân răng trong có 1 OT,
66,7 % chân răng ngoài có 2 OT, 33,3% chân răng ngoài có 1 OT. Không có
răng HL2HT có 1 OT.

Bảng 3.7. Số lượng và tỷ lệ OT ngoài gần 2 (NG2) của răng hàm lớn hàm
trên theo giới tính (n=55)

Giới Nam Nữ
OT NG2 SL % SL % P
Có OT NG2 16 29,2 8 14,5 <0,05
Không có OT NG2 12 21,8 19 34,5
Tổng số 28 51,0 27 49,0
Pearson chi2 = 4.2305 P = 0.040
62

Nhận xét: Khảo sát tỷ lệ OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT, HL2HT theo
giới tính, trong số răng nghiên cứu, kết quả tỷ lệ răng HL1HT, HL2HT có OT
ngoài gần 2 ở nam giới cao hơn nữ giới (29,2 % so với 14,5 %), khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.8. Số lượng và tỷ lệ OT ngoài gần 2 của răng hàm lớn hàm trên
theo tuổi (n=55)
Tuổi 18-34 35-44 45-60 Tổng số
OT NG2 SL % SL % SL % SL %
Có OT NG2 10 18,2 6 10,9 8 14,5 24 43,6
Không có OT NG2 7 12,7 10 18,2 14 25,5 31 58,4
Tổng số 17 30,9 16 29,1 22 40,0 55 100
Pearson chi2 = 2.3123 Pr = 0.315

Nhận xét: Tỷ lệ răng HL1HT, HL2HT trong nghiên cứu có OT ngoài


gần 2 cao nhất ở nhóm 18 - 34 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 35 - 44 tuổi
(10,9%), khác biệt tỷ lệ OT ngoài gần 2 giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa
thống kê.

Bảng 3.9. Số CR của răng HL2HT trên phim quanh chóp (PA)
và phim CBCT
Phim PA CBCT
Số CR SL % SL %
P
1CR 6 22,2 0 0
<0,01
2CR 4 14,8 3 11,1
3CR 17 63,0 24 88,9
Tổng 27 100,0 27 100,0
Pearson chi 2 (2) = 19.4498 Pr = 0.000
63

Nhận xét: Tỷ lệ răng HL2HT có 3 CR cao hơn khi khảo sát trên phim
CBCT so với trên phim quanh chóp ( 88,9% so với 63%), 22,2% răng HL2HT
có 1 CR trên phim quanh chóp tuy nhiên trên phim CBCT không có răng nào
có 1 CR. Tỷ lệ răng có 1 chân răng/ 2 chân răng/ 3 chân răng trên phim quanh
chóp và phim CBCT có tỷ lệ tương ứng là 22,2%/ 14,8%/ 63,0% và 0%/
11,1%/ 88,9%. Số chân răng của răng HL2HT trên phim quanh chóp và phim
CBCT khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)

Bảng 3.10. Số OT răng HL1HT trên phim quanh chóp và phim CBCT
Phim PA CBCT
Số OT SL % SL %
P
3OT 28 100,0 11 39,3
<0,01
4OT 0 0 16 57,1
5OT 0 0 1 3,6
Tổng 28 100,0 28 100,0
Pearson chi 2 (3) = 36.3272 Pr = 0.000

Nhận xét: Trên phim quanh chóp, toàn bộ răng HL1HT có 3 OT, tuy
nhiên khảo sát trên phim CBCT cho thấy chỉ có 39,3% răng có 3 OT. Răng
HL1HT có 4 OT chiếm tỷ lệ 57,1%; có 1 răng có 5 OT chiếm 3,6%.
Số OT của răng HL1HT trên phim quanh chóp và phim CBCT khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Khảo sát số OT đối với răng HL2HT, trên phim quanh chóp và phim
CBCT, răng HL2HT có 3 OT chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ tương ứng là
88,9% và 66,7%, răng HL2HT có 2 OT với tỷ lệ tương ứng là 11,1% và
7,4%. Có 25,9% răng HL2HT có 4 OT, chỉ được phát hiện trên phim CBCT.
64

Số OT của răng HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,01.(bảng 3.11).

Bảng 3.11. Số OT răng HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT
Phim PA CBCT
Số OT SL % SL %
P
2OT 3 11,1 2 7,4
< 0,01
3OT 24 88,9 18 66,7
4OT 0 0 7 25,9
Tổng 27 100,0 27 100,0
R- squared = 0.3033 Prob > F = 0.0029

Bảng 3.12. Tỷ lệ OT ngoài gần 2(NG2) ở răng HL1HT và HL2HT trên


phim CBCT và phim quanh chóp (PA)
PA CBCT
Phim
OT NG 2 Số răng % Số răng % P
Có OT NG2 3 5,8 24 46,2 < 0,05
Không có OT NG2 49 94,2 28 53,8
Tổng 52 100,0 52 100,0
Pearson chi 2 = 4.0986 Pr = 0.043

Nhận xét: So sánh hiệu quả khảo sát OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT,
HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT, trong nghiên cứu của chúng
tôi, 46,2% răng HL1HT và HL2HT có OT ngoài gần 2 trên phim CBCT, cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ 5,8% răng HL1HT và HL2HT có OT
ngoài gần 2 trên phim quanh chóp (p< 0,05).
65

3.2.2. Vị trí lỗ OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT, HL2HT


Bảng 3.13. Khoảng cách giữa các lỗ OT ở răng HL1HT có OT NG2

Khoảng cách Giá trị trung bình (mm) Phạm vi (mm)


NG1-NG2 2.28 ± 0.74 1.60- 3.62
NG2-T 4.23 ± 0.55 3.44 – 5.16
NG1-T 6.03 ± 0.65 5.09 – 7.15

Nhận xét: Khảo sát các khoảng cách giúp định vị lỗ OT ở răng HL1HT
cho kết quả khoảng cách trung bình giữa các lỗ OT của răng HL1HT như sau:
OT ngoài gần 1- OT ngoài gần 2: 2,28mm
OT ngoài gần 1- OT trong: 6,03mm
OT ngoài gần 2- T trong: 4,23mm.

Bảng 3.14. Khoảng cách giữa các lỗ OT ở răng HL2HT có OT NG2

Khoảng cách Giá trị trung bình (mm) Phạm vi (mm)


NG1-NG2 1.91 ± 0.36 1.40- 2.40
NG2-T 4.46 ± 0.37 3.94 – 4.88
NG1-T 5.92 ± 0.39 5.56 – 6.49

Nhận xét: Khảo sát các khoảng cách giúp định vị lỗ OT ở răng HL2HT
cho kết quả khoảng cách trung bình giữa các lỗ OT của răng HL2HT như sau:
OT ngoài gần 1- OT ngoài gần 2: 1,91mm
OT ngoài gần 1- OT trong: 5,92mm
OT ngoài gần 2- T trong: 4,46mm.
66

3.2.3. Đặc điểm chân răng hợp nhất


Bảng 3.15. Phân loại răng HL1HT, HL2HT có chân răng hợp nhất
CR hợp nhất Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 Loại 6 Tổng
1 1
HL1HT
(3,6%) (3,6%)
HL2 3 CR 3 2 2 1 1 9
HT (8,1%) (7,4%) (7,4%) (3,7%) (3,7%) (33,3%)
2 CR 1(3,7%) 1(3,7%)
Tổng 10(37%)

Đánh giá đặc điểm chân răng hợp nhất ở răng HL1HT, HL2HT cho kết
quả: Răng HL1HT hầu hết có 3 chân răng riêng rẽ, 1 răng có chân răng hợp
nhất (chân răng ngoài xa và chân răng trong hợp nhất), chiếm tỷ lệ 3,6%.
Răng HL2HT có tỷ lệ chân răng hợp nhất khá cao với 37,0% răng
HL2HT có chân răng hợp nhất, chủ yếu là răng 3 chân (33,3%), có 1 răng 2
chân với chân răng ngoài và chân răng trong hợp nhất (3,7%). Chân răng hợp
nhất hay gặp nhất là loại 1 (chân răng ngoài gần và chân răng ngoài xa hợp
nhất, chiếm tỷ lệ 8,1%).

3.2.4. Phân loại hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần.

Khảo sát hình thái HTOT chân răng ngoài gần răng HL1HT, HL2HT,
phân loại hình thái OT theo Vertucci chúng tôi thu được kết quả: Chân răng
ngoài gần răng HL1HT có hình thái OT loại I là phổ biến nhất với tỷ lệ
39,3%, 21,4% chân răng ngoài gần có hình thái OT loại II, 21,4% chân răng
ngoài gần có hình thái OT loại IV, 10,7% chân răng ngoài gần có hình thái
OT loại III, hình thái OT chân răng ngoài gần loại V, loại VI có tỷ lệ 3,6%
mỗi loại.
67

Răng HL2HT có 70,8 % chân răng ngoài gần có hình thái OT loại I,
cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở chân răng ngoài gần răng HL1HT, 12,5%
chân răng ngoài gần có hình thái OT loại IV, 8,3% chân răng ngoài gần có
hình thái loại V, chân răng ngoài gần có hình thái OT loại II và loại VI có tỷ
lệ 4,2% mỗi loại (bảng 3.16).

Bảng 3.16. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL1HT, HL2HT
Loại
Hình Loại Loại Loại
Loại I Loại II Loại IV Loại VII
thái III VI VIII
(1) (2-1) (2) V(1-2) (1-2-
OT (1-2-1) (2-1-2) (3)
1-2)
HL1HT 11 6 3 6 1 1 0 0
(39,3%) (21,4%) (10,7%) (21,4%) (3,6%) (3,6%)
HL2HT 17 1 0 3 2 1 0 0
(70,8%) (4,2%) (12,5%) (8,3%) (4,2%)

3.2.5. Phân loại độ cong OT


Bảng 3.17. Độ cong OT răng HL1HT

OT cong OT cong
Răng OT thẳng OT chữ S Tổng
vừa nhiều
HL1HT
SL % SL % SL % SL % SL %
OT trong 10 35,7 17 60,7 1 3,6 0 0 28 100
OT NG1 2 7,2 21 75 4 14,3 1 3,6 28 100
OT NG2 0 0 14 82,3 2 11,8 1 5,9 17 100
OT NX 3 10,7 20 71,4 3 10,7 2 7,2 28 100
68

Nhận xét: Trong các răng HL1HT, các OT cong vừa có tỷ lệ lớn nhất ở
tất cả các OT (tỷ lệ 60,7%/ 75%/ 82,3%/ 71,4% ở các OT trong/ ngoài gần 1/
ngoài gần 2/ ngoài x a tương ứng), OT cong nhiều gặp nhiều nhất ở OT ngoài
gần 1(14,3%), OT ngoài xa có số OT hình chữ S nhiều nhất (7,2%), OT thẳng
gặp nhiều nhất ở OT trong (35,7%).

Bảng 3.18. Độ cong OT răng HL2HT

OT OT cong OT cong OT chữ


Tổng
Răng HL2HT thẳng vừa nhiều S
SL % SL % SL % SL % SL %
3CR OT trong 16 66,7 8 33,3 0 0 0 0 24 100
OT NG1 3 12,5 13 54,2 8 33,3 0 0 24 100
OT NG2 0 0 2 28,6 4 57,1 1 14,3 7 100
OT NX 7 29,2 13 54,2 1 4,1 3 12,5 24 100
2CR OT NG 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0 3 100
OT NX 1 100 0 0 0 0 0 0 1 100
OT trong 1 33,3 1 33,3 1 33,3 0 0 3 100

Nhận xét: Đối với các răng HL2HT 3 chân răng, OT trong tỷ lệ OT
thẳng cao nhất (66,7%), trong các OT ngoài gần 1 và OT ngoài xa, OT cong
vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (54,2%), trong các OT ngoài gần 2, OT thẳng có tỷ
lệ cao nhất (57,1%).

Đối với các răng HL2HT có 2 CR, trong các OT ngoài gần, OT cong
vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (66,7%), OT ngoài xa 100% thẳng, OT trong có tỷ lệ
thẳng, cong vừa, cong nhiều như nhau (33,3%).
69

3.2.6. Đánh giá vùng chóp răng trên phim CBCT và phim quanh chóp.
Bảng 3.19. Tổn thương quanh chóp răng trước điều trị trên phim quanh
chóp và phim CBCT (n=55) (TT: tổn thương; QCR: quanh chóp răng)
Phim Phim quanh chóp CBCT P
TT QCR SL % SL %
Có TT 8 15 27 49
<0.01
Không có TT 47 85 28 51
Tổng 55 100 55 100

Trong nhóm răng nghiên cứu, so sánh khả năng phát hiện tổn thương
quanh chóp răng trên phim CBCT và phim quanh chóp, chúng tôi thấy tỷ lệ
phát hiện tổn thương quanh chóp trên phim CBCT cao hơn đáng kể so với
phim quanh chóp với tỷ lệ tương ứng là 49% so với 15%, gấp hơn 3 lần, khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.2.7. Đánh giá tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên

Bảng 3.20. Tương quan (TQ) sàn xoang hàm - chóp răng HL1HT trên
phim CBCT
Chân răng Trong NG NX
Tương quan SL % SL % SL %

Loại 0 16 57,2 15 53,5 18 64,3

Loại 1 3 10,7 5 17,9 2 7,1

Loại 2 6 21,4 4 14,3 5 17,9

Loại 3 3 10,7 4 14,3 3 10,7

Tổng 28 100 28 100 28 100


70

Tương quan giữa chân răng và sàn xoang hàm trên được phân thành 4
loại trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất ở răng HL1HT là nhóm răng có chóp răng
chưa tiếp xúc với ranh giới vỏ xoang (loại 0) (57,2%/ 53,5%/ 64,3% ở các
chân răng trong/ ngoài gần / ngoài xa). Chóp răng HL1HT vào xoang (loại 3)
hay gặp nhất ở chân răng ngoài gần (14,3%), chóp răng vào xoang với tỷ lệ
10,7% ở chân răng trong và chân răng ngoài xa (bảng 3.20)

Bảng 3.21. Tương quan (TQ) sàn xoang hàm - chóp răng HL2HT trên
phim CBCT
Chân răng Trong Ngoài gần Ngoài xa
Tương quan SL % SL % SL %
Loại 0 13 48,2 10 41,7 11 45,8
Loại 1 8 29,6 7 29,2 7 29,2
Loại 2 1 3,7 2 8,3 2 8,3
Loại 3 5 18,5 5 20,8 4 16,7
Tổng 27 100 24 100 24 100

Khảo sát tương quan giữa chân răng HL2HT và sàn xoang hàm trên
cho kết quả: Răng HL2HT có chóp chân răng chưa tiếp xúc với ranh giới vỏ
xoang (loại 0) với tỷ lệ cao nhất: 48,2%/ 41,7%/ 45,8% tương ứng ở các chân
răng trong/ ngoài gần/ ngoài xa.
Răng HL2HT có chóp răng vào xoang và nhóm răng có chóp răng tiếp
xúc với ranh giới vỏ xoang (loại 1 và 3) có tỷ lệ tương ứng là: 18,5%/ 20,8%/
16,7% và 29,6%/ 29,2%/ 29,2%.
Chóp răng HL2HT vào xoang (loại 3) hay gặp nhất là chân răng ngoài
gần (20,8%), chóp răng vào xoang với tỷ lệ 18,5% ở chân răng trong và
16,7% ở chân răng ngoài xa (bảng 3.21).
71

3.3. Đánh giá kết quả điều trị

3.3.1. Kết quả hàn HTOT răng trên phim CBCT


Bảng 3.22. Đánh giá hình ảnh X quang chiều dài (CD) chất hàn OT
Răng HL1HT RHL2HT Tổng
Răng
CD hàn SL % SL % SL %
Đạt 26 92,9 25 92,6 51 92,7
Hàn thiếu 0 0 0 0 0 0
Hàn quá chóp 2 7,1 2 7,4 4 7,3
Tổng số 28 100,0 27 100,0 55 100,0

Đánh giá kết quả chiều dài hàn OT chúng tôi thu được kết quả sau:
92,7% răng có chiều dài chất hàn đạt yêu cầu trong đó 92,9% răng HL1HT có
chiều dài hàn đạt yêu cầu, 92,6% răng HL2HT có chiều dài hàn đạt yêu cầu.

Hàn quá chóp chiếm tỷ lệ 7,3% với tỷ lệ tương ứng ở răng HL1HT,
HL2HT là 7,1% và 7,4%.
Không có răng nào có chiều dài chất hàn thiếu ( bảng 3.23)

Bảng 3.23. Đánh giá mật độ (MĐ) hàn OT ở 1/3 chóp trên phim CBCT

Răng Răng HL1HT RHL2HT Tổng Tỷ lệ

MĐ hàn số
SL % SL %

Đạt 28 100,0 27 100,0 55 100,0

Chưa đạt 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Tổng số 28 100 27 100 55 100


72

Theo bảng 3.24, mật độ hàn OT ở 1/3 chóp trên ph im CBCT với tỷ
lệ 100% các r ăng trong nghiên cứu có mật độ chất hàn đạt yêu cầu ở 1/3
chóp OT.

Bảng 3.24. Đánh giá mật độ hàn OT ở 1/3 giữa trên phim CBCT

Răng Răng HL1HT RHL2HT Tổng


Tỷ lệ
MĐ hàn SL % SL % số
Đạt 27 96,4 27 100,0 54 98,1
Chưa đạt 1 3,6 0 0 1 1,9
Tổng số 28 100 27 100 55 100

Nhận xét: Đánh giá mật độ hàn ở 1/3 giữa OT chúng tôi thu được kết
quả 98,1% răng trong nghiên cứu có mật độ chất hàn đạt yêu cầu, 1,9% răng
có mật độ chất hàn chưa đạt yêu cầu.

Bảng 3.25. Đánh giá mật độ hàn ở 1/3 trên OT trên phim CBCT

Răng Răng HL1HT Răng HL2HT Tổng


Tỷ lệ
MĐ hàn SL % SL % số

Đạt 27 96,4 27 100,0 54 98,1

Chưa đạt 1 3,6 0 0,0 1 1,9

Tổng số 28 100 27 100 55 100

Nhận xét: Đánh giá mật độ hàn OT ở 1/3 trên OT chúng tôi thu được
kết quả 98,1% răng trong nghiên cứu có mật độ chất hàn đạt yêu cầu, 1,9%
răng có mật độ chất hàn chưa đạt yêu cầu ở 1/3 trên OT
73

3.3.2. Thời gian hàn OT


Bảng 3.26. Thời gian (TG) hàn OT trung bình (phút) theo nhóm răng
Nhóm răng Số lượng R TGTB TG ngắn nhất TG dài nhất
Răng HL1HT 28 5,16 ± 1,65 3 11
Răng HL2HT 27 4,27 ± 1,11 3 6
Tổng 55 4,73 ± 1,47 3 11

Nhận xét: Đánh giá thời g ian hàn ống tủy chúng tôi thu được kết quả:
Thời g ian trung bình hàn OT các răng HL1HT và HL2HT là 4,73 ± 1,47 phút
với mỗi răng trong đó thời gian trung bình hàn OT răng HL1HT là 5,16 ±
1,65 phút, thời gian trung bình hàn OT răng HL2HT ngắn hơn: 4,27 ±
1,11phút.
Thời g ian hàn OT ngắn nhất là 3 phút, thời g ian hàn OT dài nhất là 11
phút ( ở răng HL1HT).
74

3.3.3. Kich cỡ cây hàn sử dụng hàn OT

Biểu đồ 3.3. Kích cỡ cây hàn sử dụng hàn OT


75

Biểu đồ 3.3 cho thấy thống kê về kích cỡ cây hàn sử dụng hàn OT
trong các răng nghiên cứu của chúng tôi: Phần lớn số OT, chiếm 63% số OT
được hàn bằng cây hàn số 20, 32% số OT hàn bằng cây hàn số 25, 5% OT
hàn bằng cây hàn 30, chiếm tỷ lệ thấp nhất.
3.3.4. Tai biến trong quá trình điều trị
Trong nhóm răng nghiên cứu chúng tôi không gặp các tai biến gãy
dụng cụ, thủng thành OT, khấc OT.
Có 2 răng chiếm tỷ lệ 3,6% số răng trong nghiên cứu có tai biến chuyển
chóp chân răng trong quá trình điều trị.

Bảng 3.27. Tương quan giữa độ cong OT và tỷ lệ tai biến chuyển chóp CR

Tai biến Chuyển chóp Không chuyển chóp Tổng số


Độ cong OT SL % SL % SL %

Thẳng 0 0 6 10,9 6 10,9

Cong vừa 0 0 36 65,5 36 65,5

Cong nhiều 2 3,6 10 18,2 12 21,8

Cong chữ S 0 0 1 1,8 1 1,8

Tổng số 2 3,6 53 96,4 55 100

R-squared = 0.0727 P< 0,05

Nhận xét: Phân tích tư ơng quan giữa các mức độ cong OT và tỷ lệ
tai biến chuyển chóp chân răng chúng tôi thấy: 3,6% răng tro ng nghiên
cứu có tai biến chuyển chóp chân răng tron g quá trình điều trị, thuộc
nhóm OT cong n hiều.
76

Bảng 3.28. So sánh độ dày niêm mạc (NM) xoang hàm trên
trước và sau điều trị (ĐT)
NM Trước ĐT Sau ĐT
xoang SL % SL %
Độ dày NM P
NM bình thường 21 38,2 49 89,1 <0,05
Dày NM (Loại I, II, III) 34 61,8 6 10,9%
Tổng 55 100 55 100

Nhận xét: Đánh giá độ dày niêm mạc xoang hàm trên trước và sau điều
trị chúng tôi thu được kết quả: có 38,2% răng có niêm mạc xoang hàm trên
bình thường trước điều trị, còn lại là dày niêm mạc > 2mm với tỷ lệ 61,8%
trường hợp. Sau điều trị chỉ còn 10,9% răng có dày niêm mạc xoang hàm trên
> 2mm, còn lại 81,8% răng có niêm mạc xoang bình thường, giảm tỷ lệ dày
niêm mạc xoang sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
3.3.5. Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần

Bảng 3.29. Triệu chứng lâm sàng sau hàn tuỷ

Răng HL1HT Răng HL2HT Tổng


Triệu chứng lâm sàng
SL % SL % SL %
Không sưng, đau 27 96,4 26 96,3 53 96,4
Sưng, đau 1 3,6 1 3,7 2 3,6
Tổng 28 100,0 27 100,0 55 100,0

Nhận xét: Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần với các triệu chứng
sưng, đau răng thấy: 96,4% răng HL1HT và 96,3% răng HL2HT trong nghiên
cứu không có triệu chứng lâm sàng sau 1 tuần hàn OT, 3,6% răng trong
nghiên cứu có đau sau hàn tủy 1 tuần.
77

3.3.6. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, sau 1 năm, sau 2 năm

Bảng 3.30. Kết quả điều trị sau 6 tháng, sau 1 năm, sau 2 năm
Sau 6 tháng Sau 1 năm Sau 2 năm
Đánh giá
SL % SL % SL %
Thành công 47 85,5 48 87,3 49 89,1
Nghi ngờ 8 15,5 7 12,7 6 10,9
Thất bại 0 0 0 0 0 0
Tổng số 55 100 55 100 55 100

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành công sau điều trị
6 tháng, 1 năm, 2 năm tương ứng là 85,5%; 87,3% và 89,1%, còn lại là các
trường hợp kết quả còn nghi ngờ với tỷ lệ tương ứng là 15,5%; 12,7%; 10,9%.
Không có răng nào có kết quả điều trị thất bại (bảng 3.29)..

Biểu đồ 3.4. Kết quả điều trị sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm

Biểu đồ 3.3 cho thấy kết quả điều trị tủy tốt hơn qua thời gian theo dõi.
78

Bảng 3.31. Kết quả điều trị sau 6 tháng theo tổn thương trước điều trị

KQ sau 6 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


TT tháng
trước ĐT SL % SL % SL % SL %
P
Có TT 19 34,5 8 14,6 0 0 27 49,1
<0,01
Không có TT 28 50,9 0 0 0 0 28 50,9

Tổng 47 85,4 8 14,6 0 0 55 100

R-squared = 0.1765

Nhận xét: T ỷ lệ thành công sau điều tr ị 6 tháng cao hơn với các
răng không có tổn thư ơng quanh chóp răng trư ớc điều tr ị: 50,9%/ 50,9%
so với 34,5%/49,1% ở các răng có tổn thư ơng quanh chóp răng trước điều
trị (p< 0,01).

Bảng 3.32. Kết quả điều trị sau 1 năm theo tổn thương trước điều trị

KQ sau 1 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


TT năm
SL % SL % SL % SL %
trước ĐT P
Có TT 20 36,4 7 12,7 0 0 27 49,1 <0,01
Không có TT 28 50,9 0 0 0 0 28 50,9
Tổng 48 87,3 7 12,7 0 0 55 100
R-squared = 0.1512

Nhận xét: Phân tích tỷ lệ thành công sau điều trị tủy 1 năm ở nhóm
răng không có tổn thương quanh chóp răng trước điều trị so với ở các răng có
tổn thương quanh chóp răng trước điều trị thấy tỷ lệ thành công cao hơn với
các răng không có tổn thương quanh chóp răng trước điều trị so với ở các
79

răng có tổn thương quanh chóp răng trước điều trị với tỷ lệ tương ứng là
50,9% so với 36,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Bảng 3.33. Kết quả điều trị sau 2 năm theo tổn thương trước điều trị

KQ sau 2 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


TT năm
trước ĐT SL % SL % SL % SL %
P
Có TT 21 38,2 6 10,9 0 0 27 49,1 <0,01
Không có TT 28 50,9 0 0 0 0 28 50,9
Tổng 49 89,1 6 10,9 0 0 55 100

Nhận xét: Tỷ lệ thành công sau điều tr ị 2 năm cao hơn với các răng
không có tổn thương quanh chóp răng trước điều trị so với ở các răng có tổn
thương quanh chóp răng trước điều trị với tỷ lệ tương ứng là: 50,9% so với
38,2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Bảng 3.34. Kết quả điều trị sau 6 tháng theo chiều dài hàn OT

KQ sau 6 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


Chiều tháng
dài hàn SL % SL % SL % SL %
P<
Đạt 45 81,8 6 10,9 0 0 51 92,7
0,05
Hàn quá chóp 2 3,6 2 3,6 0 0 4 7,3
Tổng 85,4 8 14,6 0 0 55 100
R - squared = 0.0793

Nhận xét: Phân tích kết quả sau điều trị tủy 6 tháng ở nhóm răng hàn
OT đạt và hàn OT quá chóp cho thấy: hàn OT quá chóp dẫn đến tỷ lệ thành
công sau điều trị 6 tháng thấp hơn so với răng có chiều dài hàn OT đạt yêu
cầu, với tỷ lệ tương ứng là 3,6% so với 81,8%, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p< 0,05).
80

Bảng 3.35. Kết quả điều trị sau 1 năm theo chiều dài hàn OT

KQ sau 1 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


Chiều năm
SL % SL % SL % SL %
dài hàn
P
Đạt 46 83,6 5 9,1 0 0 51 92,7
<0,01
Hàn quá chóp 2 3,6 2 3,6 0 0 4 7,3

Tổng 48 87,2 7 12,7 0 0 55 100

Nhận xét: Phân tích kết quả sau đ iều trị tủy 1 n ăm ở nhóm răng hàn
OT đạt và hàn OT quá chóp cho thấy: Răng hàn OT q uá chóp d ẫn đến tỷ lệ
thành công sau điều tr ị 1 năm t hấp hơn so với r ăng có chiều dài h àn OT đạt
yêu cầu, với tỷ lệ tương ứng là 3,6% so với 83,7%, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p< 0,01).

Bảng 3.36. Kết quả điều trị sau 2 năm theo chiều dài hàn OT

KQ sau 2 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


Chiều năm
SL % SL % SL % SL %
dài hàn
P
Đạt 47 85,4 4 7,3 0 0 51 92,7
<0,01
Hàn quá chóp 2 3,6 2 3,6 0 0 4 7,3

Tổng 49 89,0 6 10,9 0 0 55 100

Nhận xét: Phân tích kết quả sau đ iều tr ị tủy 2 n ăm ở nhóm răng hàn
OT đạt và hàn OT quá chóp cho thấy: Răng hàn OT quá chóp dẫn đến tỷ
lệ thành công sau điều tr ị 2 năm th ấp hơn so với răng có chiều dài h àn OT
đạt yêu cầu với tỷ lệ tư ơng ứn g là 3,6% so với 85,5%, khác biệt có ý
nghĩa thốn g kê (p< 0,01).
81

Bảng 3.37. Kết quả điều trị sau 2 năm theo mật độ hàn 1/3 chóp OT

KQ sau 2 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


Mật năm
SL % SL % SL % SL %
độ hàn
P<
Đạt 49 89,1 6 10,9 0 0 55 100
0,01
Chưa đạt 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 49 89,1 6 10,9 0 0 55 100

Nhận x ét: Phân tích kết quả sau điều trị tủy 2 n ăm theo k ết quả mật
độ hàn 1/3 chóp OT đạt và chưa đạt cho thấy: 100% răng có mật độ hàn
OT ở 1/3 chóp OT đạt yêu cầu dẫn đến kết quả điều tr ị thành công đạt
89,1% sau 2 năm.
Bảng 3.38. Kết quả điều trị sau 2 năm theo mật độ hàn 1/3 giữa OT

KQ sau 2 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng P


Mật năm
SL % SL % SL % SL %
độ hàn
Đạt 48 87,3 6 10,9 0 0 54 98,2
0,73
Chưa đạt 1 1,8 0 0 0 0 1 1,8

Tổng 49 89,1 6 10,9 0 0 55 100

Nhận xét: Phân tích kết quả sau điều trị tủy 2 năm theo kết quả mật độ
hàn 1/3 giữa OT đạt và chưa đạt cho thấy: Răng có mật độ hàn OT ở 1/3 giữa
OT đạt yêu cầu dẫn đến kết quả điều trị thành công sau 2 năm khác biệt
không có ý nghĩa thống kê so với răng có mật độ hàn ở 1/3 giữa OT chưa đạt
yêu cầu (p< 0,01).
82

Bảng 3.39. Kết quả điều trị sau 2 năm theo mật độ hàn 1/3 trên OT

KQ sau 2 Thành công Nghi ngờ Thất bại Tổng


Mật năm
SL % SL % SL % SL %
độ hàn
P
Đạt 49 89,1 5 9,1 0 0 54 98,2
<0,01
Chưa đạt 0 0 1 1,8 0 0 1 1,8

Tổng 49 89,1 6 10,9 0 0 55 100

Nhận xét: Phân tích kết quả sau điều trị tủy 2 năm theo kết quả mật độ
hàn 1/3 trên OT đạt và chưa đạt cho thấy: Răng có mật độ hàn OT ở 1/3 trên
OT đạt yêu cầu dẫn đến kết quả điều trị thành công cao hơn sau 2 năm so với
răng có mật độ hàn chưa đạt yêu cầu, với tỷ lệ tương ứng là 89,1%/ 98,2% so
với 0%/ 1,8%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01).
83

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

Nghiên cứu điều trị tủy răng bằng kỹ thuật Thermafil có sử dụng phim
CBCT trên 55 răng HL1HT, HL2HT, chúng tôi bàn luận các kết quả sau:

4.1. Đặc điểm, hình thái hệ thống ống tủy răng HL1HT, HL2HT trên
phim CBCT
4.1.1. Số chân răng, số OT.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy toàn bộ răng HL1HT có 3
chân răng gồm chân răng ngoài gần, ngoài xa và chân răng trong, chủ yếu 3
chân răng riêng rẽ (96,4%), có 1 răng có 3 chân răng với chân răng ngoài xa
và chân răng trong hợp nhất (3,6%).

Kết quả này thống nhất với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
như: Vertucci F.J. và cs, Zheng Q. và cs nghiên cứu răng người Trung Quốc,
Huỳnh Hữu Thục Hiền trên răng người Việt Nam, Neelakantan P và cs trên
răng người Ấn Độ, Razumova S và cs trên răng người Matxcơva,
Ratanajirasut và cs trên răng người Thái Lan, Kim Y. và cs trên răng người
Hàn Quốc. Các nghiên cứu này cho thấy răng HL1HT chủ yếu có 3 chân răng
riêng rẽ với tỷ lệ từ 97% -100% [11],[22],[25],[32],[33],[34],[39].

Jorge và cs nghiên cứu răng HL1HT ở dân châu Á và dân da trắng thấy
răng 3 chân răng là chủ yếu (99,6% dân châu Á và 91% dân da trắng), sau đó
đến răng có 2 chân răng (0,4% dân châu Á và 8,5% dân da trắng), răng có 1
chân răng chỉ có ở 0,5% dân da trắng, không có răng 4 chân răng. Số lượng
chân răng của răng HL1HT khác nhau giữa các quần thể, tuy không quá lớn,
có thể liên quan đến sự khác biệt chủng tộc [31].
84

Theo Gutmann J.L. và cs, biến thể răng HL1HT 2 chân hiếm gặp, khi
chân răng ngoài xa hợp nhất với chân răng trong hoặc chân răng ngoài gần và
ngoài xa hợp nhất. Răng 1 chân hoặc răng 1OT, răng có OT hình chữ C rất
hiếm gặp [24]. Theo n ghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền, 0,1% răng
HL1HT có 4 chân. Nghiên cứu của Neelakantan P và cs ở người Ấn Độ cho
kết quả 1,3% răng HL1HT có 2 chân răng riêng biệt, 0,9% có 1 chân răng,
0,9% có 4 chân răng riêng biệt. Kim Y. và cs (2012) nghiên cứu răng HL1HT
ở người Hàn Quốc cho kết quả 4,3% có biến thể răng 2 chân răng
[22],[32],[39].

Đối v ới răng HL2HT, kết quả ngh iên cứu của chúng tôi cho thấy răng
HL2HT chủ yếu có 3 chân răng (chân răng ngoài gần, ngoài xa và chân răng
trong) (88,9%), 11,1% răng có 2 chân răng (chân răng ngoài và chân răng
trong), không có răng có 1 chân răng (bảng 3.3).

Tỷ lệ răng HL2HT có 3 chân răng của chúng tôi (88,9%) thấp hơn so
với nghiên cứu của các tác giả như: Vertucci F.J. và cs (100%), Huỳnh Hữu
Thục Hiền (94,9%), Neelakantan P và cs (93,1%), tuy nhiên tỷ lệ răng
HL2HT có 3 chân răng của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu của
Ratanajirasut và cs ở người Thái Lan (87,1%), Kim Y. và cs ở người Hàn
Quốc (74,79%), Zhang Q. ở người Trung Quốc (57,75%)
[22],[25],[32],[34],[39],[40]. Jorge và cs nghiên cứu thấy răng HL2HT của
người châu Á và người da trắng có 3 chân răng là chủ yếu (77,1% người châu
Á và 72,9% người da trắng) [31].

Tỷ lệ răng HL2HT 2 chân răng của chúng tôi là 11,1%, tương đồng với
các tác giả Ratanajirasut (8,7% ), Kim Y. và cs (10,71%), Jorge và cs (11,3%
người châu Á và 13,2% người da trắng) [31],[34],[39]. Các nghiên cứu có tỷ
lệ răng HL2HT 2 chân răng thấp hơn như Huỳnh Hữu Thục Hiền (3,7%),
Neelakantan P và cs (5,8%) [22],[32].
85

Nghiên cứu của chúng tôi không gặp răng HL2HT 1 chân răng, 4 chân
răng, tuy nhiên với các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn cho kết quả có tỷ lệ
nhỏ răng HL2HT 1chân răng, 4 chân răng như Huỳnh Hữu Thục Hiền (0,5%
răng có 4 chân, 0,9% răng 1 chân), Jorge và cs (răng có 4 chân răng ở 1,7%
người châu Á và 0,5% người da trắng), Neelakantan P và cs (0,9% răng có 1
chân răng), Kim Y. và cs (1,9% có 1 chân răng và 1,3% có 4 chân răng)
[22],[31],[32],[39]. Jorge và cs gặp tỷ lệ răng có 1 chân răng khá cao so với
các nghiên cứu khác, với 10,0% người châu Á và 13,3% người da trắng [31].

Như vậy răng HL1HT chủ yếu có 3 chân răng riêng rẽ, biến thể hay gặp
nhất là dính chân răng nhưng cũng có tỉ lệ rất nhỏ (tỷ lệ cao nhất trong số
nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu kể trên là 4,3%). Răng HL2HT
chủ yếu có 3 chân răng, tỷ lệ thấp hơn răng HL1HT. Các biến thể hay gặp hơn
răng HL1HT, hay gặp nhất là răng có 2 chân răng.

Về số OT, trong nghiên cứu của chúng tôi, răng HL1HT có 4 OT chiếm tỷ
lệ cao nhất (57,1%), răng có 3 OT chiếm 39,3%, 3,6% răng có 5 OT (bảng 3.4).
Zheng Q. và cs nghiên cứu ở nhóm dân Trung Quốc cho thấy răng HL1HT có
4 OT chiếm tỷ lệ 50,4 %, răng có 3 OT chiếm 47,21% [11].

Về chân răng ngoài g ần răng HL1HT, 39,3% có 1 OT, 60,7% có 2 OT


(Bảng 3.5). Tỷ lệ chân răng ngoài gần 2 OT ở răng HL1HT trong nghiên cứu
của chúng tôi khá tương đồng so với tỷ lệ trong nghiên cứu của các tác giả
như: Lê Hưng, Nguyễn Tấn Hưn g, Phạm Văn Khoa, Jorge và cs, Razumova
S và cs, Ratanajirasut và cs, Kim Y. và cs, Mohara N. T. và cs, Jorge N.R.
M.và cs [19],[21],[31],[33],[34],[39],[89],[90]. Đánh giá tổng quan của
Cleghorn từ 34 ng hiên cứu trên lâm sàng với 8 399 răng cho thấy tỷ lệ chân
răng ngoài gần răng HL1HT có 1 OT là 43,1%, có 2 OT là 56,8% [30]
(bảng 4.1).
86

Bảng 4.1. Tỷ lệ răng HL1HT với CR ngoài gần có 2 OT


Tác giả Năm Nghiên cứu CR 2 OT
Lê Hưng [19] 2003 Nhuộm cắt răng đã nhổ 59,6%
Nguyễn Tấn Hưng, 2016 Răng đã nhổ 62%
Phạm Văn Khoa [21]
Jorge và cs [31] 2006 Phân tích trên phim CBCT 58,4%
Razumova S và cs [33] 2018 Phân tích trên phim CBCT 59,8%

Ratanajirasut [34] và cs 2018 Phân tích trên phim CBCT 63,6%

Kim Y. và cs [39] 2012 Phân tích trên phim CBCT 63,59%

Cleghorn [30] 2006 Tổng quan 34 nghiên cứu 56,8%


lâm sàng/ 8399 răng

Gupta R. và cs [14] 2017 Phân tích trên phim CBCT 66,67%

Phạm Thị Thu Hiền[35] 2008 Nghiên cứu lâm sàng 71%

Huỳnh Hữu Thục 2019 Phân tích trên phim CBCT 65,8%
Hiền[22]
Mohara N. T. và cs[89] 2019 Phân tích trên phim CBCT 64.22%

Jorge và cs [90] 2018 Phân tích trên phim CBCT Từ 48,0%


5250 răng toàn thế giới đến 97,6%

Zheng Q và cs [11] 2010 Phân tích trên phim CBCT 52,24%

Trần Thị Lan Anh 2020 Phân tích trên phim CBCT 60,7%

Các nghiên cứu có tỷ lệ chân răng ngoài gần 2 OT cao hơn so với k ết
quả nghiên cứu của chúng tôi: nghiên cứu của Gupta R. và cs, Phạm Thị Thu
Hiền, Huỳnh Hữu Thục Hiền [14],[20],[22]. Nghiên cứu của Zheng Q. và cs
có tỷ lệ răng HL1HT có 2OT ở chân răng ngoài gần thấp hơn tỷ lệ trong
nghiên cứu của chúng tôi [11] (bảng 4.1).
87

Theo Cleghorn B.M., tỷ lệ 2 OT ở chân răng ngoài gần trong các


nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (64,0%) cao hơn so với nghiên cứu lâm
sàng (56,8%) [30]. Theo Jorge và cs (2018), răng HL1HT có OT ngoài gần 2
thường gặp ở người da trắng hơn người châu Á (70,9% và 58,4%) [31].
Nghiên cứu khác của Jorge và cs (2018) trên 5250 răng HL1HT trên toàn thế
giới thấy tỷ lệ chân răng ngoài gần 2 OT từ 48,0% đến 97,6% [90].
Nhận định của các tác giả trên có thể là lý do giải thích sự biến động tỷ
số giữa các nghiên cứu về OT ngoài gần 2, tuy nhiên có thể thấy OT ngoài
gần 2 thường gặp với tỷ lệ từ 50% đến 70% răng HL1HT.
Nghiên cứu chân răng ngoài xa và chân răng trong chúng tôi thấy 100%
chân răng trong có 1 OT, 96,4% chân răng ngoài xa có 1 OT. Kết quả này
tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả khác như: Zheng Q. và cs
Razumova S và cs, Kim Y. và cs,…với tỷ lệ 97-98% chân răng ngoài xa và
chân răng trong có 1 OT, còn lại tỷ lệ nhỏ là chân răng 2 OT [11],[33],[39].
Cleghorn báo cáo kết quả từ tổng quan 14 nghiên cứu với 2576 răng thấy
chân răng ngoài xa có 1 OT chiếm 98,3% răng, chân răng trong có 1 OT
chiếm hơn 99% răng [30]. Nghiên cứu của chúng tôi có 1 răng HL1HT có hai
OT ở chân răng ngoài xa (3,6%).
Như vậy, răng HL1HT có 4 OT chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó là 3 OT,
OT thứ 2 chủ yếu gặp ở chân răng ngoài g ần, tỷ lệ trong các nghiên cứu trên
từ 50-70%. Hầu hết chân răng ngoài xa và chân răng trong có 1 OT. Về các
biến thể, nghiên cứu của chúng tôi có 1 răng HL1HT có 5 OT chiếm tỷ lệ
3,6%, cao hơn nghiên cứu của Zheng và cs (1,75%), và Kim Y. và cs
(1,35%), tuy nhiên thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền (9,3%),
không có trường hợp nào có 6 OT như công bố của Huỳnh Hữu Thục Hiền
[11],[22],[37].
88

Trong nghiên cứu của chúng tôi, răng HL2HT chủ yếu có 3 OT
(66,7%), 25,9% răng 4 OT, răng có 2 OT ít gặp nhất (7,4%).
Trong nhóm răng HL2HT có 3 chân răng: 100% chân răng trong và
chân răng ngoài xa có 1 OT, chân răng ngoài gần có thể có 1 OT (70.8%)
hoặc 2 OT ( 29,2%). Trong nhóm răng HL2HT có 2 chân răng: 100% chân
răng trong có 1 OT, 66,7% chân răng ngoài có 2 OT, 33,3% chân răng ngoài
có 1 OT. Không có răng HL2HT có 1 OT (Bảng 3.6).
Toàn bộ chân răng ngoài xa và chân răng trong ở răng HL2HT trong
nghiên cứu của chúng tôi có 1 OT với hình thái HTOT loại I, kết quả này
đồng nhất với nh iều nghiên cứu của các tác giả khác: Huỳnh Hữu Thục Hiền,
Vertucci F.J., Neelakantan P và cs, Ratanajirasut và cs, Kim Y. và cs
[22],[25],[32],[34],[39]. Theo Jorge N.R và cs, 100% răng HL2HT người
châu Á có 1 OT ở chân răng trong và chân răng ngoài x a trong kh i người da
trắng 100% chân răng ngoài xa có 1 OT, 96,8% chân răng trong có 1 OT và
1,4% có 2 OT [31].
Khảo sát chân răng ngoài gần răng HL2HT chúng tôi thấy OT ngoài
gần 2 có trong 29,2% chân răng ngoài g ần, so sánh với các nghiên cứu khác,
tỷ lệ này tương đương kết quả nghiên cứu của Vertucci F.J., Neelakantan P và
cs, Ratanajirasut và cs, Kim Y. và cs [25],[32],[34],[39]. Tỷ lệ OT ngoài gần
2 của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền,
Jorge và cs (ở người da trắng), tuy nhiên tỷ lệ OT ngoài gần 2 của răng
HL2HT trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với kết quả nghiên
cứu của Jorge và cs ở người châu Á [22],[31]. Theo Jorge N.R và cs,
thường gặp răng HL2HT có OT ngoài gần thứ 2 ở người da tr ắng hơn
người châu Á [31]. Như vậy, theo kết quả ngh iên cứu của chúng tôi v à các
tác giả nêu tr ên, chân r ăng ngoài gần răng HL2HT chủ yếu có 1 OT, chân
răng có 2 OT với tỷ lệ 20-40% ( bảng 4.2).
89

Bảng 4.2. Tỷ lệ răng HL2HT với CR ngoài gần có 2OT


Tác giả Năm Nghiên cứu CR 2 OT
Kim Y. và cs [39] 2012 Phân tích trên phim CBCT 34,39%

Mohara N. T. và cs[89] 2019 Phân tích trên phim CBCT 33.56%

Huỳnh Hữu Thục Hiền 2019 Phân tích trên phim CBCT 39,5%
[22]
Jorge và cs[31] 2006 Phân tích trên phim CBCT 43,8%
người da trắng

Jorge và cs[31] 2006 Phân tích trên phim CBCT 18,5%


người châu Á

Vertucci F.J.[25] 2003 Nhuộm cắt răng đã nhổ 29%


Neelakantan P và cs [32] 2010 Phân tích trên phim CBCT 30,7%

Ratanajirasut và cs [34] 2018 Phân tích trên phim CBCT 29,4%

Trần Thị Lan Anh 2020 Phân tích trên phim CBCT 29,2%

Đánh giá mối liên quan giữa giới tính và tỷ lệ OT ngoài gần 2 ở răng
HL1HT và HL2HT trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ răng HL1HT,
HL2HT có OT ngoài gần 2 ở nam giới cao hơn nữ giới (29,2% so với 14,5%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) (bảng 3.7).
Tương tự, Ratanajirasut và cs báo cáo có mối tương quan đáng kể giữa
nam giới và sự phổ biến của OT ngoài gần 2 trong răng HL1HT (p< 0,05)
[34]. Zheng và cs và một số các tác giả khác không thấy có mối liên quan
giữa giới tính và tỷ lệ OT ngoài gần 2 ở răng HL1HT và HL2HT [11].
Về mối tương quan giữa tỷ lệ OT ngoài gần 2 ở các nhóm tuổi, trong
nghiên cứu của chúng tôi, OT ngoài gần 2 gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi trẻ nhất
(18 - 34 tuổi với 18,2%), tuy nhiên, khác b iệt tỷ lệ OT ngoài g ần 2 giữa các
nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.8). Nhiều ngh iên cứu kết luận
90

rằng tỷ lệ OT ngoài gần 2 giảm theo tuổi tác do sự xuất hiện ngà thứ phát thu
hẹp OT ngoài gần 2: Nghiên cứu của Zheng và cs cho thấy tỷ lệ OT ngoài gần
2 cao hơn trong nhóm bệnh nhân 20 đến 30 tuổi, nghiên cứu tổng quan của
Jorge và cs cho thấy OT ngoài gần thứ 2 ít được tìm thấy ở bệnh nhân lớn tuổi
do OT bị vôi hóa [11]. Tuy nhiên, giống như nghiên cứu của Ratanajirasut và
cs, kết quả của chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa tuổi và tỷ lệ OT
ngoài gần 2 của cả răng HL1HT và HL2HT. Nghiên cứu khác của Jorge và
cs(2018) trên 5250 răng HL1HT trên toàn thế giới thấy tỷ lệ 2 OT ở chân răng
ngoài gần cao hơn ở bệnh nhân nam và trẻ tuổi [90]. Những khác biệt tỷ lệ
OT ngoài g ần 2 có thể liên quan đến kích thước mẫu và đặc điểm khác nhau
giữa các quần thể. Tuy nhiên, có thể gặp OT ngoài gần 2 ở bất kỳ nhóm tuổi
nào trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên, vì vậy bác sĩ lâm sàng
cần biết để tìm kiếm và điều tr ị đầy đủ các OT này. OT ngoài gần thứ 2
thường hẹp hơn các OT còn lại nên khó khăn hơn khi làm sạch và tạo hình và
một số trường hợp sau khi tạo hình thì không còn vách ngăn, hợp làm 1 với
OT ngoài gần thứ nhất.
So sánh kết quả khảo sát số chân răng, số OT trên phim CBCT và
trên phim quanh chóp
Số chân răng của răng HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) (bảng 3.9), số OT của răng HL1HT,
HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p< 0,01 (bảng 3.10, 3.11).
Với răng HL2HT kết quả trên phim quanh chóp và phim CBCT khác
biệt rõ rệt ở nhóm răng 1 chân răng và 2 chân răng: trên phim quanh chóp khó
phân biệt các chân răng do chân răng chụm hơn, dễ gây chồng hình ảnh trên
phim 2 chiều vì vậy răng 2 chân răng có thể chỉ hiển thị hình ảnh 1 chân răng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 6 răng trên phim quanh chóp có 1 chân răng
91

trong khi khảo sát trên phim CBCT không có răng có 1 chân răng, 4 răng trên
phim quanh chóp có 2 chân răng trong khi khảo sát trên phim CBCT chỉ có 3
răng có 2 chân răng, 17 răng trên phim quanh chóp có 3 chân răng trong khi
khảo sát trên phim CBCT 24 răng có 3 chân răng.
Trên phim quanh chóp, 100% răng HL1HT có 3 OT, tuy nhiên trên
phim CBCT, chỉ có 39,3% răng có 3 OT, số răng 4 OT chiếm 57,1%, có 1
răng có 5 OT chiếm 3,6%.
Đối với răng HL2 HT, trên phim quanh chóp 88,9% răng có 3 OT,
11,1% r ăng 2 OT, tuy n hiên trên ph im CBCT, chỉ có 66,7% răng có 3 OT,
số răng 4 OT chiếm 2 5,9%, số răng 2 OT chiếm 7,4%, kh ông có răng nào
có 1 OT.
Số OT ngoài gần 2 của răng HL1HT, HL2HT được xác định với
phim CBCT vượt trộ i so với phim quanh chóp: 46,2% răng HL1 HT và
HL2HT có OT ngoài gần 2 trên phim CBCT, so với 5,8% trên phim quanh
chóp (bảng 3.12).
Kết quả của chúng tôi cho thấy phim CBCT hiệu quả rõ rệt so với phim
quanh chóp trong khảo sát số chân răng, số OT, sự có mặt của OT ngoài gần 2
ở răng HL1HT, HL2HT. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của
Abuabara và cs: chỉ có 8% trường hợp có OT ngoài gần 2 trên phim quanh
chóp so với 54% trường hợp có OT ngoài gần 2 trên phim CBCT. Theo
Zheng và cs, Zhang R. và cs, phim CBCT cho thấy số OT ngoài gần thứ 2
được xác định với ph im CBCT vượt trội so với phim quanh chóp, cho thấy rõ
ràng các OT không được điều trị ở răng đã hàn OT hoặc OT còn sót trong quá
trình điều trị [11],[40]. Thành công của điều trị tủy răng phụ thuộc phần lớn
vào việc xác định được tất cả các OT để điều trị triệt để. Phim CBCT giúp bác
sĩ lâm sàng xác định số OT, xác định chính xác vị trí, lối vào, hướng của OT,
sự hội tụ hay chia tách các OT, hỗ trợ trong quá trình điều trị, nhất là các răng
92

có HTOT phức tạp, OT cong, tắc, điều này là không thể khi khảo sát răng trên
phim quanh chóp. Bản chất hai chiều của phim quanh chóp cho hình ảnh
không chính xác về số lượng OT vì thế không xác định hết tất cả các OT,
không tạo hình làm sạch và hàn kín được toàn bộ hệ thống OT, dẫn đến thất
bại điều trị tủy [76].

Khả năng phát h iện OT ngoài gần thứ 2 trên phim CBCT đáng tin cậy
khi so sánh với khảo sát với phương pháp nghiên cứu nhuộm cắt tiêu chuẩn
vàng, theo Neelakantan và cs, Gupta và cs, Razumova S và cs [12],[14],[33].
Nhận biết trước điều trị về số lượng, vị trí các OT nhất là các OT khó phát
hiện như OT ngoài gần thứ 2 của răng HL1HT, HL2HT không chỉ giúp xác
định được tất cả các OT mà còn giúp giảm thiểu kích thước mở lối vào OT
trong quá trình tạo hình HTOT, bảo tồn tối đa tổ chức cứng của răng. Tuy
nhiên, do độ phân giải của CBCT, v iệc xác định OT hẹp, canxi hó a, OT phụ
không dễ dàng.
4.1.2. Khoảng cách giữa các miệng OT ở răng HL1HT, HL2HT có OT NG2

Bảng 4.3. Khoảng cách giữa các miệng OT ở răng HL1HT có OT NG2
Khoảng cách
NG1-NG2 NG1-T NG2-T
Nghiên cứu TB
Su C. và cs (2017) [83] 1,91±0,59mm 5,73 ± 0,66mm 4,11 ±0,79mm
Betancourt P. và cs
2.61 ± 0.64 mm 6.91 ± 1.47mm 1.26 ± 0.36 mm
(2017) [91]
Betancourt P. và cs
2,68 ± 0,49 mm 7.64 ± 1.04 mm
(2016) [92]
Trần Thị Lan Anh 2.28 ± 0.74 mm 6.03 ± 0.65 mm 4.23 ± 0.55 mm

Bảng 4.3 so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một
số nghiên cứu cũng sử dụng phim CBCT đánh giá vị trí hình học và mối quan
93

hệ của lỗ OT ngoài gần 2 với các lỗ OT của răng HL1HT: Các khoảng cách
trong nghiên cứu của Su C. thấp hơn so với kết quả của chúng tôi có thể do
đặc điểm mẫu, hơn nữa, lát cắt ngang đo các khoảng cách lỗ OT trong nghiên
cứu của Su C. và của chúng tôi là lát cắt ngang song song tương đương mức
sàn buồng tủy đầu tiên có hình ảnh 4 OT, tuy nhiên phim CBCT của chúng tôi
và của Su C. có độ dày lát cắt khác nhau ( 0,2mm và 0,15mm). Mặc dù vậy,
trong cả 2 nghiên cứu đều dẫn đến kết quả lỗ OT ngoài gần 2 thường nằm gần
lỗ OT ngoài gần 1 theo hướng trong ngoài, nằm về phía gần của đường nối
OT ngoài gần 1 và OT trong [83].
Kết quả nghiên cứu của Betancourt P. và cs (2017) ở răng HL1HT cho
thấy khoảng cách lỗ OT ngoài g ần 2 và OT trong khá ngắn: 1.26 ± 0.36 mm.
Cách chọn lát cắt để đo khoảng cách lỗ OT của Betancourt P. và cs khác của
Su C. và chúng tôi: Chọn lát cắt ngang song song dưới mức sàn buồng tủy
1mm về phía chóp CR.

Bảng 4.4. Khoảng cách giữa các miệng OT ở răng HL2HT có OT NG 2


Khoảng cách
NG1-NG2 NG1-T NG2-T
Nghiên cứu TB
Vasudev SK và cs 2-3 mm
Betancourt P. và cs
2,41 ± 0,64 mm 7,02 ± 1,30mm
(2016) [91]
Trần Thị Lan Anh 1,91 ± 0.36 mm 5.92 ± 0.39mm 4.46 ± 0.37mm

Bảng 4.4 so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của một
số nghiên cứu cũng sử dụng phim CBCT đánh giá vị trí hình học và mối quan
hệ của lỗ OT ngoài gần 2 với các lỗ OT của răng HL2HT cho thấy: Vasudev
SK và cs trong nghiên cứu răng HL2HT cho thấy: Lỗ OT ngoài gần 2 thường
ở phía gần của đường nối OT ngoài gần 1- trong, khoảng cách lỗ OT ngoài
94

gần 1 – lỗ OT ngoài gần 2 từ 2-3 mm [93]. Trong nghiên cứu của Betancourt
P. và cs, khoảng cách này là 2,41mm, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là
1,91mm, cũng tương tự kết quả của các tác giả trên.
Phim CBCT là một công cụ chẩn đoán hiệu quả, độ chính xác cao nhờ
khả năng khảo sát theo 3 chiều với sự hỗ trợ thêm của các công cụ đo khoảng
cách của phần mềm khảo sát, không chỉ để phát hiện mà còn đánh giá vị trí
hình học và mối quan hệ của lỗ OT ngoài gần 2 với các lỗ OT của răng, hỗ trợ
các bác sĩ lâm sàng định vị lỗ OT ngoài gần 2 với phương pháp không xâm
lấn [92]. Theo Stropko, với chân ngoài gần răng hàm lớn HT, chủ yếu các
nghiên cứu cho thấy lỗ OT ngoài gần 2 nằm gần lỗ OT ngoài gần 1 theo
hướng trong ngoài, ở phía gần của đường nối OT ngoài gần 1 và OT trong,
cách OT ngoài gần 1 khoảng 2 đến 3 mm [94].
OT ngoài gần 2 nhỏ hơn và thường vôi hó a nhiều hơn OT ngoài gần 1
gây khó khăn hơn rất nhiều so với xác đ ịnh OT ngoài g ần 1. Sau kh i đ ịnh vị
lỗ OT ngoài gần 2, có thể sử dụng đầu siêu âm nội nha loại bỏ mô bị vô i hóa
thường thấy ở vài m ilimet đầu tiên của OT tạo đường vào OT thẳng. Đôi khi
OT ngoài gần 2 có lỗ vào chung với OT ngoài gần 1, cần lỗ mở vào OT có
hình bầu dục hơn, cũng có trường hợp lỗ vào OT ngoài gần 2 nằm sâu dưới
OT, sẽ rất khó, hoặc không thể quan sát lỗ OT ngoài gần 2, có thể sử dụng
kính hiển v i nộ i nha hỗ trợ quan sát để định v ị và thăm dò tạo hình OT. Các
biện pháp hỗ trợ để định v ị lỗ OT ngoài gần 2 như thử nghiệm bong bóng với
dung dịch NaOCl, nhuộm sàn buồng tủy với xanh methylen, sử dụng các cây
thám trâm sắc bén, tìm kiếm các dấu hiệu chảy máu, khảo sát kĩ càng HTOT
với phim X quang trước điều trị, đặc biệt có sự hỗ trợ hiệu quả của phim
CBCT trong các trường hợp HTOT phức tạp. Không phải tất cả các lỗ OT
ngoài gần 2 đều dẫn đến một OT thực sự, một OT ngoài gần 2 thực sự chỉ
được tìm thấy trong 84% răng xác định có lỗ OT ngoài gần`thứ hai [24].
95

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất bại nộ i nha cao nhất ở răng HL1HT là do bỏ
sót các OT ngoài gần 2, đây luôn là thách thức đối với bác sĩ lâm sàng nội
nha. Xác định chính xác vị trí của OT ngoài gần 2 tránh bỏ sót OT này là yếu
tố quan trọng để đạt được thành công trong điều trị nội nha răng HL1HT,
HL2HT.
4.1.3. Đặc điểm chân răng hợp nhất
Về biến thể chân răng hợp nhất, nghiên cứu của chúng tôi có 1 răng
HL1HT (3,6%) có 3 chân răng với chân răng ngoài xa và chân răng trong hợp
nhất. Nghiên cứu của Zheng Q. và cs ở người Trung quốc thấy 2,71% răng
HL1HT có chân răng hợp nhất [11]. Tỷ lệ chân răng HL2HT hợp nhất của
chúng tôi là 37%, cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Hữu Thục Hiền (17,1%),
Kim Y. và cs (10,71%) nhưng thấp hơn trong nghiên cứu của Zhang Q.
(42,25%) [22],[39],[40]. Theo phân loại chân răng hợp nhất của Zhang Q.,
nghiên cứu của chúng tôi hay gặp nhất là chân răng HL2HT hợp nhất loại I
với CR ngoài gần dính CR ngoài xa (8,1%), thường gặp các CR dính nhau
thành 2 CR, có 1 trường hợp 3 CR trong, ngoài gần và ngoài xa dính làm 1
CR hình côn. Không gặp răng HL2HT nào có CR ngoài xa dính CR trong
(Bảng 3.15). Theo Cleghorn, Zhang Q., chân răng hợp nhất dẫn đến hệ thống
ống tủy phức tạp do sự thông nối của OT [26],[40]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, hay gặp chân răng hợp nhất với 2 OT nhập thành một OT ở vùng
chóp chân răng của răng HL2HT. Theo Cleghorn chân răng hợp nhất tạo nên
4,9% OT hình chữ C [26]. Theo Huỳnh Hữu Th ục Hiền, tỉ lệ r ăng HL2HT
có thông n ối OT các chân răng là 13,6%, thư ờng gặp nhất là thông nối OT
2 chân răng ngoài, chân ngoài gần và chân tro ng, và thông nối hệ thống
ống tủy ở 3 chân. Tỉ lệ ống tủy hình C ở răng HL2HT là 5,01% [22].
Từ kết quả sơ bộ trong nghiên cứu của chúng tôi và so sánh với các
nghiên cứu khác đã cho thấy sự đa dạng phức tạp về số lượng hình thái chân
96

răng của răng HL2HT so với răng HL1HT. Số chân răng đa dạng, tỷ lệ chân
răng hợp nhất cao với nhiều loại hình thái dính dẫn tới gia tăng sự phức tạp
của hình thái HTOT răng HL2HT do thông nối OT khi dính chân răng.
4.1.4. Hình thái hệ thống ống tủy chân răng ngoài gần.
Khảo sát chân răng ngoài gần răng HL1HT chúng tôi thấy HTOT rất
phức tạp với nhiều loại hình thái khác nhau, phổ biến nhất theo phân loại
Vertucci là HTOT loại I (39,3%), theo sau là loại II, loại I V (21,4%), loại III
(10,7%), thấp nhất là loại V, loại VI (3,6%) ( Bảng 3.16). Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi khá tương đồng với kết quả của các tác giả trên thế giới như
Vertucci F.J., Neelakantan P, Razumova S, Ratanajirasut: hình thái HTOT
chân răng ngoài gần của răng HL1HT phổ biến nhất là hình thái HTOT loại I
( 40-50%), ngoài ra các hình thái hay gặp nữa là HTOT loại II, loại IV.
Bảng 4.5. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL1HT
Hình thái Loại
Loại Loại Loại Loại Loại Loại Loại
OT(%) VII,V
I II III IV V VI khác
Tác giả III

Vertucci F.J.
45 37 0 18 0 0 0 0
và cs[25]
Neelakantan P
51,8 5,5 0 38,6 0 0 0 4,1
và cs[32]
Razumova S
40,2 22,4 0 37,3 0 0 0 0
và cs[33]
Ratanajirasut
36,4 28,8 2,7 25,3 5,3 1,1 0 0,4
và cs[34]
T. T. Lan Anh 39,3 21,4 10,7 21,4 3,6 3,6 0 0
97

Đối v ới chân răng ngoài gần răng HL2HT chúng tôi gặp nh iều nhất là
hình thái HTOT loại I (70,8%), ngoài ra có loại IV (12,5%), loại V (8,3%),
loại II, III, VI mỗi loại gặp 4,2% (Bảng 3.16). Các nghiên cứu của các tác giả
khác cũng hay gặp nhất là hình thái HTOT loại I, IV ở chân răng ngoài gần
răng HL2HT như: Huỳnh Hữu Thục Hiền v ới tỷ lệ hình thái HTOT loại I, IV
ở chân răng ngoài g ần răng HL2HT tương ứng là 59,9%/ 14,8%, nghiên cứu
của Vertucci F.J. là 71%/ 12%), nghiên cứu của Jorge và cs ở người châu Á là
81,5%/ 9,5%, Ratanajirasut và cs là 70,6%/7,5% [22],[25],[31],[34]. Theo
Weine, chân răng ngoài gần răng HL2HT có hình thái hệ thống ống tủy loại I
(1 OT) chiếm tỷ lệ cao nhất [28].
Bảng 4.6. Hình thái OT chân răng ngoài gần răng HL2HT
Hình thái Loại
Loại Loại Loại Loại Loại Loại Loại
OT(%) VII,
I II III IV V VI khác
Tác giả VIII
Vertucci F.J.
71 17 0 12 0 0 0 0
và cs [25]
Neelakantan P
62 6,3 0 24,4 0 0 0 7,3
và cs [32]
Ratanajirasut
70,6 14,6 2,3 7,5 3,5 1,5 0 0
và cs [34]
Trần Thị Lan 39,3 21,4 10,7 21,4 3,6 3,6 0 0
Anh

Như vậy, răng HL1HT thường có 3 chân tách rời, răng HL2HT đa dạng
hơn về số lượng và hình thái chân răng, dẫn đến thông nố i OT, đa dạng hơn
về hình thái hệ thống ống tủy. Răng HL1HT, HL2HT dạng điển hình có 3
chân răng, chân răng ngoài xa và chân răng trong thường có một ống tủy.
Chân răng ngoài gần có hệ thống ống tủy phức tạp hơn, đặc biệt chân răng
98

ngoài g ần răng HL1HT. Răng HL2HT có tỉ lệ một ống tủy ngoài g ần và tỉ lệ


một ống tủy ngoài xa cao hơn răng HL1HT. Không có sự khác biệt về số
lượng ống tủy trong giữa 2 răng.
Phim CBCT đặc biệt hữu ích khi khảo sát răng theo chiều trong - ngoài,
đánh giá chính xác HTOT của chân răng gần ngoài các răng HL1HT, HL2HT.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng nhận định phim CBCT
hiệu quả trong nghiên cứu hình thái HTOT răng, giúp kết quả điều trị tủy răng
tốt nhất. Ratanajirasut và cs nhận định hình ảnh phim CBCT rất hữu ích để
xác định hình thái HTOT [34].
4.1.5. Độ cong OT
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở răng HL1HT, OT cong vừa chiếm số
lượng lớn nhất trong tất cả các chân răng, OT cong nhiều chủ yếu gặp ở các
chân răng ngoài. OT hình chữ S gặp nhiều nhất ở chân răng ngoài xa, OT
thẳng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, gặp nhiều nhất ở chân răng trong (bảng 3.17).
Chân răng ngoài cong nhiều ở chiều gần xa hơn chiều ngoài trong, chân răng
trong thường thẳng theo chiều gần xa nhưng cong theo chiều ngoài trong ở
phần ba chóp.
Đối với các răng HL2HT 3 chân răng, OT trong có loại OT thẳng nhiều
nhất (66,7%), trong các OT ngoài gần 1 và OT ngoài xa, OT cong vừa nhiều
nhất (54,2%), trong các OT ngoài gần 2, OT thẳng nhiều nhất (57,1%). Đối
với các răng HL2HT có 2 CR, trong các OT ngoài gần, OT cong vừa có số
lượng nhiều nhất (66,7%), OT ngoài xa 100% thẳng, OT trong có tỷ lệ thẳng,
cong vừa, cong nhiều như nhau (33,3%) (Bảng 3.18).
Theo Gutmann J.L, OT có thể thẳng (rất ít), cong vừa hoặc nhiều dọc
theo chiều dài OT, hoặc OT cong 2 lần hình chữ S gây khó khăn khi điều trị
tuỷ. OT có thể phân nhánh, chia tách và hợp nhất [24].
99

Các phương pháp đo độ cong OT sớm nhất của Schneider năm 1971 và
Weine năm 1982 đã đo góc giữa các đường thẳng trục OT được vẽ trên phim
X quang. Cickyham và Senia đặt các file K # 8 trong các OT gần của răng
hàm lớn thứ nhất và thứ hai HT nhổ ra và chụp X quang ở cả hai hướng trong
ngoài và gần xa, đo độ cong OT và thấy có độ cong thứ cấp theo hướng
ngược lại với đường cong chính. Điều này khẳng định đ ặc điểm 3D phức tạp
của độ cong OT [84]. Nghiên cứu Lee J.K. và cs phân tích độ cong OT răng
HL1HT, độ cong của từng OT được đo bằng cách sử dụng mô hình toán học
và micro CT [95]. Schafer và cs sử dụng kết hợp bán kính cong, góc và độ dài
của đường cong trên X quang xác định độ cong trong răng đã nhổ, đường
cong trong mặt phẳng gần xa thường lớn hơn các đường cong trong mặt
phẳng ngoài trong [84]. Estrela và cs (2008) xác định b án kính cong của OT
sử dụng phim CBCT, kết luận rằng CBCT là công cụ đáng tin cậy đánh giá
chính xác mức độ cong OT [80]. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng công cụ
đo góc trên phim CBCT của phần mềm Romexis, đo góc giữa các đường
thẳng trục OT được xác định trên phim, phát hiện OT cong thứ cấp hình chữ
S hay gặp ở chân răng ngoài xa răng HL1HT, các OT trong thường cong nhẹ
về phía tiền đình ở 1/3 chóp.
Trong khi phim quanh chóp chỉ đánh giá được độ cong OT theo chiều
gần xa, phim CBCT đặc biệt hữu ích khi đánh giá OT cong theo cả chiều
trong ngoài, cho phép bác sĩ lâm sàng nhận định toàn diện về OT cong để
chọn cách tiếp cận OT tốt nhất. Thông tin về đặc điểm cong của OT rất quan
trọng để giảm thiểu sai đường, gãy dụng cụ khi tạo hình và làm sạch OT.
4.1.6. Đánh giá vùng chóp răng trên phim CBCT và phim quanh chóp.
Trong nhóm răng nghiên cứu, tỷ lệ phát hiện tổn thương quanh chóp
trên phim CBCT so với phim quanh chóp là 49% so với 15%, gấp hơn 3 lần,
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,01 (bảng 3.19).
100

Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ phát
hiện tổn thương quanh chóp trên phim CBCT cao hơn đáng kể so với phim
quanh chóp. Anita A. và cộng sự ( 2018) trong nghiên cứu kết quả điều trị tủy
răng thấy tỷ lệ phát hiện tổn thương quanh chóp của phim CBCT so với ph im
quanh chóp là 2.04 lần (độ tin cậy 95%) [77]. Estrela C. và cs (2008) nghiên
cứu đánh giá tính chính xác khi phát hiện viêm quanh chóp của các phương
pháp chẩn đoán hình ảnh thấy tỷ lệ phát hiện viêm quanh chóp khi chụp phim
toàn cảnh/ Phim quanh chóp/ CBCT tương ứng là 17,6%/ 35,3%/ 63,3% ở răng
đã điều trị tủy và 21,7%/ 36,1%/ 74,7%, (P< .001) ở răng chưa điều trị tủy. Phim
CBCT phát hiện tổn thương sớm hơn, chụp phim toàn cảnh và phim quanh chóp
chẩn đoán chính xác tổn thương khi tình trạng nghiêm trọng hơn [5].
Theo Abella và cs, với răng được chẩn đoán hoại tử tủy, viêm quanh
chóp cấp hoặc áp xe quanh chóp cấp, phát hiện 57,6% chân răng có thấu
quang quanh chóp trên phim CBCT so với 38,8% trên phim quanh chóp, lớn
hơn có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Sự khác biệt tỷ lệ thấu quang quanh chóp
giữa 2 nhóm phim chụp không có ý nghĩa thống kê ở răng được chẩn đoán
viêm quanh chóp mãn tính (P = 0.31) hoặc áp xe quanh chóp mãn tính (P = 1)
[8]. Venskutonis T. và cs nghiên cứu thấy tỷ lệ tổn thương quanh chóp trên
phim CBCT và ph im quanh chóp khác biệt rõ rệt hơn ở răng hàm (P< 0,05),
tương tự kết quả nghiên cứu của Patel và cs [6],[7].
Nghiên cứu lâm sàng của Patel và cs cho thấy tổn thương quanh chóp
răng do bệnh lý tủy răng trên phim quanh chóp và phim CBCT tương ứng là
20% và 48%, phim CBCT đánh giá được nhiều chân răng hơn và phát hiện
nhiều tổn thương quanh chóp hơn phim quanh chóp [7]. Các phát hiện tương
tự đã được báo cáo trong các nghiên cứu của Hansen L. và cs (2007), Kruse C
và cs (2015), Low và cs (2008) [10],[78], [96].
101

Hiện tại, tiêu chuẩn tham chiếu được chấp nhận để phát hiện viêm
quanh chóp trên phim X quang là phim quanh chóp, tuy nhiên, trong giai đoạn
đầu của viêm quanh chóp, sự phá hủy xương ít hoặc bị che khuất bởi cấu trúc
giải phẫu nên không được biểu h iện trên phim quanh chóp dẫn đến chẩn đoán
không rõ ràng, ví dụ trường hợp có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng biểu thị
tủy hoại tử, viêm quanh chóp cấp, abces quanh chóp nhưng trên phim quanh
chóp lại không phát hiện hình ảnh tổn thương.
Các tổn thương trong xương chỉ có thể được phát hiện bằng phương
pháp X quang thông thường kh i có thủng vỏ xương, tiêu từ bên trong bề mặt
của vỏ xương, hoặc tiêu xương lớn hoặc khuyết trên bề mặt ngoài vỏ. Tuy
nhiên, CBCT có thể phát hiện các khuyết xương của xương tủy và xương vỏ
riêng biệt. [5],[6],[7],[8]. X quang thông thường có xu hướng đánh giá thấp
kích thước của tổn thương. Phim CBCT cho phép phát hiện các thấu quang trước
khi chúng được thấy trên phim quanh chóp. Theo Estrela và cs, với phương pháp
chụp phim quanh chóp và toàn cảnh, tổn thương được xác định chính xác khi
tình trạng đã nghiêm trọng.
Trong các trường hợp đau nhưng đánh giá lâm sàng và X quang trên
bệnh nhân không thể kết luận chẩn đoán, không xác định được nguyên nhân
của cơn đau hoặc đau dai dẳng sau khi điều tr ị tủy, chụp CBCT là cần thiết
trong các trường hợp này để giúp bác sĩ phát hiện sớm các tổn thương xương
trong X quang.
Trong các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tại chỗ nghèo nàn liên
quan đến răng không được đ iều trị hoặc đã hàn OT trước đó, khám lâm sàng
và chụp X quang tại chỗ không thấy có dấu hiệu b ệnh lý, phim CBCT có thể
cho thấy tổn thương bệnh lý chưa được chẩn đoán (Patel 2009) [76].
102

Như vậy, so với phim quanh chóp, phim CBCT giúp phát hiện tổn
thương quanh chóp cao hơn đáng kể, phim CBCT là phương pháp chẩn đoán
nhạy hơn khi xác định viêm quanh chóp.
Chế độ chụp phim CBCT nội nha cho độ phân giải tốt nhất với kích
thước khối ảnh (voxel) nhỏ nhất 75 μm [55]. Khối lượng quét càng nhỏ thì độ
phân giải của hình ảnh càng lớn. Dấu hiệu sớm nhất của bệnh lý vùng quanh
chóp là gián đoạn lá cứng và mở rộng khoảng dây chằng nha chu. Độ phân
giải tối ưu không vượt quá 200μm (chiều rộng trung bình của khoảng dây
chằng nha chu) là giới hạn cần thiết của các hệ thống chụp CBCT sử dụng
trong nội nha (Để phát hiện dấu hiệu sớm nhất của bệnh lý vùng quanh chóp).
Tuy nhiên, hình ảnh phim CBCT bị ảnh hưởng do quét qua các khu vực
dễ gây cứng hóa chùm tia như các cấu trúc liền kề mật độ cao như men, vật
liệu cản quang (phục hồi kim loại, chốt kim loại, chất hàn OT dày đặc,
implant…); do chuyển động của bệnh nhân. Các trường hợp này cần phân tích
hình ảnh trong các mặt phẳng tái tạo khác nhau để có thông tin đầy đủ giúp
chẩn đoán chính xác. Có thể dùng ứng dụng bộ lọc nhiễu (artefact filter) trong
trường hợp bệnh nhân có nhiều phục hồi kim loại trong miệng hoặc khó giữ
yên tư thế.
Thời gian quét phim CBCT của chúng tôi kéo dài 12 giây (CBCT
trường nhỏ), dài h ơn đáng kể so v ới chụp X quang trong miệng (<0,3 s) nên
ngay cả chuyển động nhỏ nhất của bệnh nhân trong quá trình quét cũng ảnh
hưởng làm mờ hình ảnh được tái tạo [10]. Bệnh nhân trẻ em, bệnh nhân cao
tuổi và những người bị rối loạn thần kinh như bệnh nhân Parkinson không nên
chụp phim CBCT.
Độ phân giải của hình ảnh phim CBCT (0,4 mm đến 0,076 mm tương
đương 1,25 đến 6,5 cặp dòng trên mm), trên phim của chúng tôi là 200µm-
(0,2mm tương đương 2,5 cặp dòng trên mm), kém hơn so với trên phim
103

quanh chóp (xấp xỉ 20 cặp dòng trên mm) hoặc phim quanh chóp kỹ thuật số
(từ 8–20 cặp dòng trên mm) [18]. Vì vậy so với phim quanh chóp, phim
CBCT khó xác định các đối tượng nhỏ như dụng cụ bị gãy hoặc các vấn đề
khó khăn trong chẩn đoán như nứt dọc chân răng ít, chưa rõ ràng.
4.1.7. Tương quan sàn xoang hàm - chóp răng hàm lớn hàm trên
Điều trị tủy răng hàm lớn hàm trên có chân răng sát xoang hàm trên
hoặc thậm chí vào xoang hàm trên là một thách thức lớn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với răng HL1HT, chóp răng vào xoang
(loại 3) hay gặp nhất là chóp chân răng ngoài gần (14,3%), 10,7% chân răng
trong và chân răng ngoài xa có chóp răng vào xoang (Bảng 3.20).
Răng HL2HT có chóp răng tiếp xúc với ranh giới vỏ xoang và chóp
răng vào xoang (loại 1 và loại 3) chiếm tỷ lệ cao hơn răng HL1HT (18,5%
chân răng trong, 20,8% chân răng ngoài gần HL2HT có chóp răng vào xoang
29,6% chân răng trong, 29,2% chân răng ngoài gần HL2HT có chóp răng tiếp
xúc xoang) (Bảng 3.21).
So sánh với ngh iên cứu của các tác giả khác, Kilic C và cs nghiên cứu
thấy chóp răng ngoài gần răng HL2HT có khoảng cách đến sàn xoang gần
nhất (trung bình: 1,97 mm). Jung Y. H. và cs nghiên cứu thấy thường gặp
nhất chân răng ngoài của răng hàm lớn HT nhô vào xoang. chân răng chiếu
ngang vào xoang phổ biến nhất ở chân răng trong răng HL1HT, chóp răng
ngoài gần của răng HL1HT gần với vỏ xương nhất [41],[42].
Mối quan hệ giải phẫu chặt chẽ của xoang hàm trên và chân răng hàm
lớn hàm trên có thể dẫn đến một số biến chứng nội nha ở xoang hàm trên.
Viêm quanh chóp răng hoặc viêm nha chu các răng này có thể làm niêm mạc
xoang dày lên, dẫn đến viêm xoang hàm trên có nguồn gốc nội nha. Điều trị
nội nha có thể đẩy dựng cụ, chất bơm rửa, vi khuẩn, thuốc đặt nội tủy, chất
hàn OT vào xoang, có thể dẫn đến thủng xoang, gây viêm xoang cấp tính
104

hoặc mãn tính. Mặt khác, khi điều trị nội nha tốt sẽ dẫn đến giảm, lành thương
viêm xoang hàm trên do răng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, niêm mạc bình thường chỉ chiếm
38,2% trường hợp trước điều trị, còn lại là dày niêm mạc xoang hàm trên
>2mm (61,8% trường hợp), sau điều trị chỉ còn 10,9% dày niêm mạc xoang
hàm trên >2mm, giảm tỷ lệ dày niêm mạc xoang sau điều trị có ý nghĩa thống
kê với p< 0,05 (Bảng 3.39).
Theo Nunes C. và cs, hầu hết các bất thường xoang hàm trên liên kết
với ít nhất 1 răng sau hàm trên có tổn thương quanh chóp (P> 0,05). Bất
thường xoang thường gặp nhất khi răng sau hàm trên có tổn thương quanh
chóp là dày niêm mạc xoang [97]. Đau răng bắt nguồn từ xoang HT có thể
gây khó khăn khi chẩn đoán do sự liên quan giải ph ẫu của chân răng hàm lớn
hàm trên với sàn của xoang, bệnh lý ở xoang HT có thể gây ra các triệu chứng
răng. Tương tự như vậy, xoang HT có thể bị ảnh hưởng bởi viêm hoặc nhiễm
trùng tủy răng, viêm quanh chóp răng. Các mặt phẳng ngang và đứng ngang
cho phép đánh giá mối quan hệ của tổn thương quanh chóp với sàn xoang.
Tuy nhiên, sàn của xoang có xương vỏ dày nên nhiễm trùng xoang do răng
không phổ biến.
Theo Trần Cao Bính, tổn thương xoang thường do răng HL1HT,
HL2HT, chủ yếu do tiêu xương quanh răng. Có 3 dạng tổn thương xoang hàm
gồm dày niêm mạc, Polyp, dịch trong xoang [98]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tổn thương dày niêm mạc xoang hàm là chủ yếu.

4.2. Đánh giá kết quả điều trị tủy răng HL1HT, HL2HT bằng kĩ thuật
hàn OT Thermafil có sử dụng phim CBCT.
4.2.1. Thời gian hàn OT
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung bình hàn OT răng
HL1HT 5,16 phút, thời g ian trung bình hàn OT răng HL2HT 4,27 phút, thời
105

gian ngắn nhất 3 phút, thời gian dài nhất 11 phút (bảng 3.22). Hàn OT
Thermafil nhanh với kỹ thuật đơn giản, dễ thao tác, thời gian làm việc lâm
sàng ngắn: cây hàn Thermafil sau khi được làm ấm trong lò (15-45s), đưa vào
OT tới vùng chóp, ổn định một vài giây sau đó nén GP quanh lõi nhựa xuống
ở phần thân OT bằng một cây lèn dọc cầm tay. Có thể sử dụng thêm côn GP
phụ nếu cần thiết nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi hàn mỗi OT chỉ cần 1
cây Thermafil, không cần hàn lèn thêm GP nên tiết kiệm thời gian hàn. Chờ
GP ổn định sau 2-4 phút. Sử dụng mũi khoan cắt Thermabur với tay khoan
nhanh không nước cắt trục của cây hàn ở lỗ vào OT.
4.2.2. Kết quả hàn HTOT trên phim CBCT
Điều tr ị tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật
hàn OT Th ermafil, chúng tôi thu đư ợc kết quả chất lượng hàn kín khít
HTOT như sau:
+ Kiểm soát chất hàn vùng chóp: Tỷ lệ hàn đạt yêu cầu về chiều dài là
92,7% (bảng 3.24).
+ Khả năng hàn kín ba chiều đặc biệt vùng chóp OT: 100% OT vùng
chóp có mật độ hàn đạt yêu cầu. Các phần thân OT, giữa OT cũng đạt mật độ
hàn rất tốt (98,1% mật độ đạt yêu cầu) (bảng 3.25, 3.26, 3.27). Gutta-percha
khi được làm nóng chuyển sang pha alpha trở nên rất dính và có đặc điểm
chảy tốt, dính chặt vào lõi nhựa. Đặc tính chảy cho phép gutta-percha lấp đầy
khít sát thành OT.
Ngoài ra, kĩ thuật hàn OT Thermafil giúp bảo tồn ngà OT chân răng khi
chỉ mở rộng OT phần thân vừa đủ, phần lớn ống tủy ngoài gần, ngoài xa
chúng tôi tạo hình đến file F1, OT trong tạo hình đến file F2, khi hàn OT chỉ
sử dụng 1 cây hàn Thermafil, không cần hàn lèn thêm GP.
Kĩ thuật Thermafil là kết hợp các kĩ thuật hàn OT khác nhau: Trong khi
đưa cây hàn vào, lõi cứng giúp cây hàn có thể ép GP theo lực ngang sang phía
bên và lực dọc xuống chóp. Tuy nhiên kĩ thuật này đòi hỏi tạo hình OT tốt
với độ thuôn liên tục về chóp răng và có điểm thắt chóp. Ngoài ra, cần loại bỏ
106

tam giác ngà ở miệng OT, lấy bỏ toàn bộ ngà cản trở nếu có để tạo đường
trượt tốt, tạo thuận lợi kh i đưa cây hàn vào OT, đặc biệt với răng HL2HT nằm
rất sâu trong cung hàm, khó thao tác.
Tạo hình OT cho hàn Thermafil không cần mở rộng OT vùng thân so
với khi hàn bằng các phương pháp hàn lèn GP ấm khác (lèn dọc hoặc System
B) - những phương pháp đòi hỏi mở rộng ống tủy vùng thân để đưa được cây
lèn dọc vào OT, đặc biệt với OT cong nhiều và OT dài. Cây hàn Thermafil
với độ dẻo cao của lõi nhựa có thể tiếp cận dễ dàng đến hết chiều dài làm
việc. Cây hàn với GP phủ 1mm ngoài mũi của lõi nhựa có kích thước tương
ứng file tạo hình OT để các lõi nhựa chặn ở vị trí cách chiều dài làm việc 0.5 -
1mm. Khi đó khả năng lõi nhựa đi quá chóp là khó.
Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa lõi nhựa và thành OT trong thời g ian hàn:
cây thử chỉ nên chạm ở chóp, mà không có tiếp xúc bên, để đủ khoảng bên
cho cả GP và chất gắn. Chỉ dùng lượng rất ít chất gắn tránh ra ngoài vùng
quanh chóp: Chỉ bôi một lượt với lượng nhỏ ở 1/3 thân OT, sử dụng một cây
côn giấy. Nếu chất gắn đặc sẽ cản trở cây Thermafil đi xuống đến hết chiều
dài làm việc.
Chất lượng của kỹ thuật hàn hệ thống OT được đánh giá theo khả năng
kín ba chiều, kín khít với thành OT, không có khoảng trống, ngăn ngừa vi
khuẩn xâm nhập vùng thân và chóp OT.
Hiệu ứng lèn khi hàn Thermafil cùng với gutta-percha có độ nhớt thấp
khi được làm ấm, tạo điều kiện cho chất hàn xâm nhập vào các OT bên và
ống ngà răng. Khả năng của gutta-percha Thermafil thâm nhập vào các ống
ngà đã được đề cập trong các nghiên cứu; khả năng hàn OT bên được chứng
minh là tương đương với hàn lèn dọc và System B, nhưng vượt trội h ơn hẳn
so với hàn lèn ngang, hàn lèn ngang ấm và bơm GP nhiệt dẻo Obtura
[99],[100].
107

Khả năng thích ứng với thành OT của chất hàn khi hàn Thermafil: Mối
quan hệ giữa gutta-percha, chất gắn, cây hàn và các thành OT khi hàn
Thermafil là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu. Kết quả của các nghiên cứu này
cho thấy kỹ thuật Thermafil giúp GP có khả năng thích ứng hoàn toàn với các
thành OT tương đương với các phương pháp khác như hàn lèn dọc và ngang.
Một OT được chuẩn bị tốt sẽ có đủ không gian để một lớp đồng nhất GP bao
phủ lõi nhựa của cây hàn Thermafil. Ngược lại, GP không có đủ không g ian
cần thiết sẽ bị tách ra khỏi lõi nhựa [65],[66],[67]. Trong các OT thẳng và có
diện cắt ngang hình tròn, cây hàn dễ dàng đi xuống giữa OT ở suốt dọc chiều
dài OT, lõi nhựa được bao quanh với gutta-percha đồng đều mà không có tiếp
xúc với thành OT. Cây hàn sẽ lệch tâm, với lớp gutta-percha mỏng phủ ngoài
lõi nhựa tiếp xúc với thành OT (chạm vào lõi nhựa), thường dễ gặp ở các OT
cong và dài, các OT có mặt cắt không đều (hình chữ nhật, hình bầu dục dẹt,
hình chữ C) và thường xuyên nhất ở phần ba trên và giữa; trong phần ba chóp,
cây hàn tự định vị ở vị trí trung tâm [66],[101].
Khả năng hàn kín chóp OT của kĩ thuật hàn Thermafil:
Hàn kín 1/3 chóp OT, nơi có giải phẫu HTOT phức tạp, là tiêu chí quan
trọng nhất để đánh giá một kỹ thuật hàn ống tủy và là đối tượng của nhiều
nghiên cứu hàn hệ thống OT răng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% răng đạt yêu cầu về mật độ chất
hàn ở 1/3 chóp chân răng. Có 1 trường hợp kết quả sau hàn có lỗ rỗng 1/3
giữa chân răng có thể do lõi nhựa tiếp xúc trực tiếp với thành OT, không có
GP hoặc chất gắn.
Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng cho kết quả tương tự:
Samadi F và cs nghiên cứu thấy kỹ thuật hàn OT Thermafil cho kết quả hàn
OT với lỗ trống và gián đoạn chất hàn tối thiểu [65].
108

Theo Li G. và cs, ở đoạn 4 mm chóp OT, OT được hàn cây hàn có lõi
GuttaCore (cây hàn Thermafil có lõi GP thay thế lõi nhựa) hoàn toàn không
có gián đoạn và lỗ rỗng, trong khi OT hàn bằng kỹ thuật lèn dọc ấm chỉ có
40% không có gián đoạn và 70% không có lỗ rỗng, có thể do kỹ thuật lèn dọc
ấm sử dụng cây lèn dọc nén côn GP chính tới 5 mm từ chiều dài làm việc,
phần ba chóp OT chủ yếu được hàn kín bằng kỹ thuật đơn côn. Các OT hàn
GuttaCore có tỷ lệ gián đoạn và lỗ rỗng thấp nhất, mặc dù kết quả không khác
biệt đáng kể so với h àn lèn dọc ấm. Cả OT hàn GuttaCore và hàn lèn dọc ấm
đều có tỷ lệ gián đoạn và lỗ rỗng thấp hơn đáng kể so với nhóm hàn lèn ngang
lạnh [86].
Ưu điểm của kĩ thuật hàn Thermafil
- Dễ sử dụng, nhanh.
- Kết quả hàn tốt phụ thuộc vào việc chuẩn bị OT và việc tuân thủ các
bước của quá trình hàn.
- Bảo tồn OT: Đường kính OT tạo hình nhỏ hơn so với các kỹ thuật hàn
nhiệt khác như System B hoặc hàn lèn dọc. Trong các OT dài và cong, lựa
chọn kỹ thuật hàn Thermafil giúp tiết kiệm ngà OT và giảm đáng kể thời gian
làm việc.
- Hàn OT cong: với các kỹ thuật hàn nhiệt như System B ho ặc hàn lèn
dọc, hàn những OT cong gặp khó khăn khi đưa cây lèn đến độ sâu cần thiết
trong phần chóp CR. Khi đó, phải tăng đường kính chuẩn bị OT, kéo dài thời
gian làm việc và tăng nguy cơ sai sót, mất tổ chức ngà OT hoặc giảm độ sâu
làm việc của cây lèn với rủi ro hàn thiếu và gutta-percha vùng chóp không
được làm nóng chảy. Hệ thống Thermafil với lõi nhựa mềm dẻo, dễ dàng
thích nghi với đường cong OT, yêu cầu đường kính OT tối thiểu so với kĩ
thuật hàn nhiệt sử dụng cây lèn. Tuy nhiên, sử dụng Thermafil hàn các OT
cong có thể gây tiếp xúc trực tiếp g iữa lõi nhựa và thành OT làm mất lớp GP
109

bao phủ lõi nhựa. Chuẩn bị OT tốt và tuân thủ các bước hàn cho phép khắc
phục vấn đề này. Gambarini G. và cs nghiên cứu thấy hàn GP có lõi
Thermafil và Soft-Core ở OT cong nhiều (30° - 90°) cho kết quả chiều dài hàn
tốt và lỗ rỗng tối thiểu [102].
Hạn chế của kĩ thuật hàn Thermafil: Theo các nghiên cứu về kĩ thuật
hàn Thermafil và trên thực tế nghiên cứu của chúng tôi, có một số hạn chế
của kĩ thuật như:
- Với OT phân nhánh: Có thể lấp các OT còn lại sau khi hàn OT đầu tiên.
- Nguy cơ hàn quá chóp: Theo chúng tôi, nguy cơ này là hạn chế thực
sự duy nhất của kỹ thuật Thermafil; kỹ thuật Thermafil có xu hướng đẩy vật
liệu ra ngoài chóp OT trong các trường hợp chuẩn bị OT không tốt (tạo hình
quá chóp, độ thuôn quá lớn, chuyển chóp CR), lượng chất gắn quá mức, độ
nhớt không phù hợp, sử dụng cây hàn quá nhỏ so với kích thước OT, đẩy cây
hàn quá sâu, lượng gutta-percha chảy quá nhiều ở đầu cây hàn, lực và tốc độ
hàn quá mức [103].
Để đạt kết quả tốt khi hàn với k ĩ thuật Thermafil, cần chọn cây hàn có
kích cỡ chính xác với độ thuôn nhỏ hơn một chút so với ống tủy và có cùng
đường kính ở đầu như kích thước chóp. Bơm rửa tốt nhằm cải thiện khả năng
bịt kín của gutta-percha Thermafil vào thành OT, OT bên và các ống ngà.
Với dụng cụ tạo hình OT Nickel Titanium hiện nay, độ thuôn chính xác
được xác định bởi file làm việc cuối cùng. File cuối cùng được sử dụng sẽ
dùng như một cây đo, tương ứng giữa độ thuôn của file và cây hàn.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng AH Plus là chất gắn tương thích sinh
học cho phép bôi trơn và bám dính tốt, thời g ian làm việc dài và ổn đ ịnh lâu
dài. Trong quá trình hàn có thể đặt côn giấy vào các OT chưa hàn để tránh GP
trào ngược lên sẽ bít kín các lỗ OT chưa hàn.
110

Chất hàn ra ngoài chóp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, 7,3% hàn quá
chóp răng là các trường hợp có chất gắn dán hoặc GuttaPercha ấm chảy ra
ngoài chóp chân răng trong quá trình hàn. Cũng như tất cả các kĩ thuật hàn
nén GP, kĩ thuật hàn Thermafil có thể đẩy GP hoặc chất gắn ra ngoài chóp
[104][106]. Phòng tránh chất hàn ra ngoài OT bằng cách bảo tồn nút chặn
chóp OT khi tạo hình làm sạch HTOT, trộn chất gắn nhất quán (nhuyễn vừa
phải), sử dụng với một lượng nhỏ và đưa cây hàn vào chậm. Chất gắn cần
được dùng như một lớp phủ nhẹ, đồng đều, dọc theo thành OT để tạo ra một
giao diện dán đồng đều, mỏng giữa gutta-percha và thành OT.
Trong những năm gần đây, nhiều kỹ thuật hàn OT được giới thiệu với
mục đích hàn kín HTOT tốt hơn, như kỹ thuật hàn lèn dọc ấm và kỹ thuật hàn
Thermafil, cho phép chất hàn thích ứng tốt hơn với thành OT, mức độ đồng
nhất cao hơn và hàn kín OT vùng chóp tối ưu khi so sánh với hàn lèn ngang.
Kỹ thuật hàn Thermafil tạo ra độ cản quang hơn, độ nhớt và tính chảy của vật
liệu hàn tốt, tạo ra một khối hàn đồng nhất kín khít [107],[108].
4.2.3. Tai biến trong quá trình điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 3,6% răng có tai biến điều trị xảy ra ở
các OT cong nhiều (> 30 °), do tạo hình không tốt gây chuyển chóp OT, tuy
nhiên khác biệt tỷ lệ tai biến điều trị g iữa các nhóm độ cong OT không có ý
nghĩa thống kê (bảng 3.27).
Các OT cong gây khó khăn cho quá trình điều tr ị tủy. OT có thể cong
dần dần dọc toàn bộ chiều dài OT, có thể cong nhiều ở gần chóp răng hoặc
cong dần dọc OT với phần chóp OT cong hình chữ S (độ cong kép). Thành
công điều trị phụ thuộc vào kích thước và cấu trúc của OT, mức độ cong, lựa
chọn kích thước và dụng cụ điều trị thích hợp là rất quan trọng. Đánh giá
trước điều trị là vô cùng cần thiết, kết hợp với tuân thủ qui trình điều trị để
tránh các lỗi đ iều trị như hình thành gờ, khấc, chuyển lỗ chóp và gãy dụng cụ.
111

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18,2% OT cong nhiều. Đối v ới các
OT này, thăm dò OT rất khó khăn và tốn thời gian. Sau kh i thăm dò OT lần
lượt bằng các file kích thước nhỏ như C file, file số 6,8,10,15 với sự hỗ trợ của
pathfile tạo đường trượt tốt, chúng tôi sử dụng các file NiT i quay vì thế toàn
bộ răng có OT cong nhiều không có tai b iến hình thành gờ khấc và gãy dụng
cụ. Tuy nhiên, có 2/55 (3,6%) răng trong nghiên cứu có tai biến chuyển chóp
chân răng do kiểm soát dụng cụ tạo hình HTOT không tốt trong quá trình điều
trị OT cong nhiều có cong kép chữ S ở phần ba chóp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu các OT cong vừa với tỷ lệ
67,3%. Để tránh làm thẳng phần OT này, tr ánh tạo gờ khấc và mất điểm
thắt chóp, chúng tôi chú trọng tạo lối vào OT thẳng t ới ph ần g iữa OT, thăm
dò OT với các dụng cụ cầm tay số nhỏ # 08 hoặc # 10 hoặc C file đư ợc uốn
cong trước theo hướng của độ cong chóp chân răng. Bơm rửa nhiều dung
dịch hypochlorite natri kết hợp EDTA, tạo đường trượt với file NiT i quay
chuyên dụng.
Một số OT cong ở 1/3 giữa, tuân thủ qui trình chuẩn bị OT thận trọng
với các bước mở lối vào, lý tưởng nhất là tạo đường vào dụng cụ thẳng đến
điểm bắt đầu cong của OT mà không chạm thành OT. Thăm dò OT từng
bước, bơm rửa đầy đủ và tạo đường trượt tránh tạo gờ khấc, thủng OT, tắc
OT, ảnh hưởng đến hàn OT. Đối với các OT này, khả năng đưa đầu kim bơm
rửa xuống sâu trong OT là không thể, chúng tôi tăng cường bơm rửa với đầu
siêu âm nội nha giúp dung dịch bơm rửa tới làm sạch OT vùng chóp tốt hơn.
Đánh giá kĩ càng OT trước điều trị với phim CBCT giúp chúng tôi nắm
chắc được vị trí, hướng và độ cong OT, vì thế định vị và tạo hình OT tốt hơn,
không có tai biến gãy dụng cụ, thủng chân răng, hình thành gờ khấc, tỷ lệ
chuyển chóp là 3,6% do kiểm soát chiều dài làm việc không tốt gây lỗi tạo
hình dẫn đến hàn quá chiều dài OT.
112

4.2.4. Đánh giá lâm sàng sau hàn tuỷ 1 tuần


Phần lớn răng không đau sau 1 tuần hàn OT (96,4% và 96,3% răng
HL1HT và răng HL2HT tương ứng) (bảng 3.28). Có 2 bệnh nhân đau sau hàn
do hàn quá chóp răng. Một vài trường hợp đau khi đưa Thermafil vào, có thể
do không khí bị nén vào mô quanh chóp, sau hàn thì hết đau. Khi OT chưa
sạch hoàn toàn, còn mùn ngà và chưa khô, hàn lèn Thermafil có thể đẩy các
thành phần còn lại trong OT qua lỗ chóp, vì vậy chỉ hàn OT khi khô sạch
hoàn toàn.
Như vậy, kĩ thuật Thermafil dễ thao tác, đáng tin cậy và hàn kín OT
theo ba chiều hiệu quả, nhanh. Tuy nhiên kết quả tốt chỉ đạt được khi hệ thống
ống tủy được làm sạch tốt, tạo hình phù hợp. Quyết định sử dụng hệ thống
hàn nào dựa trên các yếu tố như kỹ năng lâm sàng, hiệu quả điều trị, đặc điểm
từng răng, qui trình đơn giản và chi phí điều trị.
4.2.5. Đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm sử dụng phim
CBCT.
Kết quả thành công sau điều trị 6 tháng của chúng tôi là 85,5%, 15,5%
số răng nghi ngờ do còn tổn thương chóp, sau 1 năm tỷ lệ thành công 87,3%,
12,7% nghi ngờ, sau 2 năm tỷ lệ thành công 89,1%, 10,9% nghi ngờ (Bảng
3.30). Tỷ lệ răng thành công sau điều tr ị 6 tháng, 1 năm, 2 năm cao hơn với
các răng không có tổn thương quanh chóp răng trước điều trị (p< 0,01) (bảng
3.30, 3.31, 3.32).
Khác biệt các tiêu chí đánh giá kết quả dẫn đến tỷ lệ thành công khác
nhau của các nghiên cứu điều trị tủy răng. Đánh giá lâm sàng sau đ iều trị tủy
răng thường sử dụng các tiêu chí: Có hay không có đau răng, sưng, đường dò,
đau khi gõ răng, khi sờ nắn. Có bất kì một triệu chứng lâm sàng nào kể trên là
biểu h iện lâm sàng của viêm nhiễm tủy răng dai d ẳng, tuy nhiên để đánh giá
chính xác viêm quanh chóp phải kết hợp với chụp phim X quang.
113

Đánh giá X Quang điều trị tủy thành công khi không có dấu hiệu và
triệu chứng của bệnh quanh chóp với không gian dây chằng nha chu hoàn
toàn bình thường. Hình ảnh XQ có thấu quang quanh chóp kéo dài có thể là
lành thương xơ, viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng kéo dài. Phần lớn các tổn
thương quanh chóp lành trong vòng 1 năm nếu răng được điều trị tủy tốt, tuy
vậy, lành thương có thể kéo dài đến 4 năm hoặc lâu hơn. Thấu qu ang quanh
chóp cùng với triệu chứng viêm cấp tính trong thời g ian theo dõi sau điều trị
sẽ giúp xác định được viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng kéo dài, phân biệt với
lành thương xơ sẽ không có triệu chứng.
Một số răng có tổn thương X quang lớn dù đã lành thương nhưng trên
phim có hình ảnh khoáng hóa bất thường, có thể là mô sẹo chứ không phải là
dấu hiệu của VQCR dai dẳng, nên tiếp tục theo dõi. Răng nhiều chân được
đánh giá theo chân răng tổn thương nặng nhất [52].
Theo dõi kết quả sau điều trị tủy thường định kì khám lại sau 6 tháng, 1
năm, 2 năm hoặc lâu hơn, đánh giá tr iệu chứng cơ năng, lâm sàng và X
quang: Khám lâm sàng đánh giá tình trạng răng, chụp X quang quanh chóp
đánh giá vùng chóp chân răng, so sánh với phim trước điều trị .
Theo dõi k ết quả sau điều trị tủy sau 6 tháng, 1 n ăm, 2 năm, nghiên
cứu của chúng tôi sử dụng phim CBCT nội nha trư ờng nhỏ, khắc phục
được vấn đề chồng lấp các lớp mô và cấu trúc trên hình ảnh phim quanh
chóp, đồng t hời g iảm thiểu liều bức xạ, an toàn cho b ệnh nhân.
Đánh giá X quang sau điều tr ị tủy bằng phim quanh chóp với hạn
chế là độ nhạy thấp, đặc biệt ở các răng sau, khó xác định và định lư ợng
chính xác tiến tr iển của mất xương quanh chóp. Phim CBCT trư ờng nhỏ
chính xác hơn đáng kể tro ng việc phát hiện các tổn thư ơng mất xư ơng
nhỏ, phát hiện lành thư ơng nhạy hơn, xác định kích thư ớc tổn thư ơng
chính xác h ơn theo 3 chiều so với phim quanh chóp.
114

Ng và cs nghiên cứu tổng quan hệ thống về kết quả điều trị tủy lần đầu
cho thấy tỷ lệ thành công của điều trị tủy dao động từ 31% đến 96% [105].
Các tiêu chí đánh giá thành công nghiêm ngặt khi có lành thương hoàn
toàn, X quang vùng quanh chóp bình thường trong khi các tiêu chí lỏng lẻo
cho phép đánh giá thành công khi giảm kích thước thấu quang quanh chóp.
Trong các nghiên cứu, tỷ lệ thành công dựa trên tiêu chí nghiêm ngặt thấp hơn
khi dựa trên tiêu chí lỏng lẻo.
Ngoài ra, Friedman năm 2004 đặt ra thuật ngữ “duy trì chức năng”:
Răng tồn tại không có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng bất kể sự hiện diện
của một tổn thương X quang [74]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các
răng có kết quả nghi ng ờ nếu đánh giá theo Friedman đều ở trong nhóm duy
trì chức năng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hàn OT quá chóp dẫn đến tỷ lệ thành
công sau điều trị 6 tháng, 1 năm, 2 năm thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p< 0,05) (Bảng 3.33, 3.34, 3.35). Mối quan hệ mật độ hàn OT 1/3 chóp,
1/3 trên OT với k ết quả điều tr ị sau 2 năm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<
0,01) (Bảng 3.36, 3.38). Mối quan hệ mật độ hàn 1/3 giữa OT với kết quả
điều trị sau 2 năm khác biệt không ý nghĩa thống kê (p = 0,73) (Bảng 3.38)
Tạo hình OT quá chóp ở răng hoại tử tủy làm giảm tỷ lệ thành công có
thể do đẩy vụn ngà cùng với v i sinh vật còn sống vào vùng quanh chóp, duy
trì bệnh lý quanh chóp. Theo nghiên cứu của Ng và cs, sưng đau xảy ra ở 15%
các trường hợp sau khi tạo hình OT, làm giảm đáng kể lành thương chóp [50].
Ngoài ra, mặc dù tạo hình OT hết chiều dài, đường kính không đều,
oval, dẹt,…của OT là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của
làm sạch tạo hình OT. Trong quá trình làm sạch tạo hình OT, chúng tôi sử
dụng dung dịch EDTA hỗ trợ khử khoáng CR, loại bỏ các mảnh vụn ngà ở bề
mặt OT và phần OT không được tạo hình, tạo điều kiện cho dung dịch bơm
115

rửa NaOCl thâm nhập sâu hơn vào ngà, ngoài ra còn phá vỡ màng sinh học
bám vào thành OT. Theo Ng và cs, sử dụng bổ sung EDTA trong bơm rửa có
tác dụng cải thiện hình ảnh XQ lành thương quanh chóp sau điều trị tủy [49].
Tuy nhiên, OT vùng chóp chân răng khó làm sạch hơn, cần tăng cường
bơm rửa OT cẩn thận và đầy đủ, chúng tôi sử dụng siêu âm nội nha để cải
thiện bơm rửa vùng này, đảm bảo hệ thống OT được làm sạch tối đa.
Với viêm tủy không hồi phục, tủy chết, tủy hoại tử, phòng ngừa viêm
quanh chóp đòi hỏi vô trùng như một yêu cầu chính. Các kỹ thuật điều trị tủy
tập trung vào việc loại bỏ hiệu quả và vô trùng các mô tủy. Khi tổn thương
quanh chóp đã hình thành, điều trị tủy gặp thách thức hơn với mục đích là loại
bỏ màng sinh học vi khuẩn và ngừng phản ứng vật chủ ở quanh chóp. Thách
thức lớn hơn nếu tổn thương quanh chóp lớn do nhiễm trùng đa dạng hơn.
Như vậy, vai trò của vi khuẩn trong bệnh lý chóp là rất lớn và cũng khẳng
định tầm quan trọng của làm sạch và tạo hình hệ thống OT.
Trên thực tế điều trị tủy thường không loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng,
khả năng phòng vệ của cơ thể đóng vai trò cuối cùng quyết định kết quả lành
thương [71]. Lành thương lý tưởng cuối cùng sẽ dẫn đến sự tái sinh và hình
thành xi măng trên các chóp CR, cách ly hệ thống OT với vùng quanh chóp [63].
Trong số nhiều yếu tố điều trị liên quan đến thành công của điều trị tủy,
hàn kín hệ thống OT có ảnh hưởng quan trọng nhất. Hàn đủ cho tỷ lệ thành
công cao nhất trong khi hàn quá chóp cho tỷ lệ thành công thấp nhất [105].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, răng có chất hàn quá chóp vẫn tồn tại thấu
quang quanh chóp sau điều trị, chỉ giảm kích thước nên cần theo dõi thêm.
Như với bất kỳ dị vật ngoài tổ chức, vật liệu hàn ngoài CR sẽ gây trì hoãn
lành thương, nhưng không gây thất bại điều trị nếu các qui trình làm sạch tạo
hình được thực hiện chính xác, OT được hàn kín, thất bại xảy ra khi OT
không được làm sạch và hàn kín [50],[63],[106]. Dung dịch bơm rửa, thuốc
116

đặt OT, hoặc vật liệu hàn quá chóp CR ra mô vùng quanh chóp dẫn đến chậm
lành thương còn do phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, hàn lèn ngang hoặc dọc rất
dễ làm gãy nứt chân răng nếu tạo lực quá mức.
Farzaneh M. và cs đánh giá thành công và thất bại của điều trị tủy sau 4
đến 6 năm thấy tỷ lệ thành công khác biệt với OT được hàn đầy đủ [107]. Kết
quả tương tự cũng được báo cáo trong nghiên cứu lâm sàng tiến cứu về tỷ lệ
thành công và khả năng mất răng sau điều trị tủy lần đầu và điều trị lại sau 2
đến 4 năm [108]. Không hàn quá chóp là một yếu tố tiên lượng ảnh hưởng rất
có ý nghĩa đến thành công của cả điều trị tủy lần đầu v à điều trị tủy lại [63].
Wu và cộng sự ủng hộ các vị trí kết thúc khác nhau khi hàn OT dựa trên tình
trạng tủy: Với tủy sống, tốt hơn là hàn OT ngắn hơn chóp răng trên X quang
2-3 mm. Trong các trường hợp tủy chết, vi khuẩn và các sản phẩm phụ của
chúng cũng như các mảnh vụn ngà bị nhiễm trùng có thể vẫn còn ở phần chóp
OT; những chất kích thích này có thể gây ảnh hưởng lành thương chóp răng,
tỷ lệ thành công cao hơn khi các thủ tục điều trị trong phạm vi 2 mm từ chóp
răng trên phim X quang (0 đến 2 mm) [48].
Schaeffer M.A và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ thành công/ thất bại dựa
trên chiều dài chất hàn khác nhau thấy tỷ lệ thành công tốt hơn khi hàn OT
ngắn hơn chóp răng trên X quang [51].
Nguyên nhân của thất bại còn do nhiều yếu tố như điều trị sót OT, biến
chứng điều trị như thủng CR, gãy dụng cụ. Trong hầu hết các trường hợp, lỗi
trong quá trình điều trị không gây ảnh hưởng đến kết quả của điều trị tủy răng
trừ khi có nhiễm trùng HTOT. Tuy nhiên, lỗi trong quá trình điều trị thường
cản trở hoàn thiện qu á trình điều trị tủy. Khi lỗi điều trị xảy ra trong răng bị
nhiễm trùng sẽ dễ dẫn đến thất bại điều trị hơn [63],[71].
Tạo hình tới lỗ chóp sẽ dẫn đến v iệc tạo hình cả dây chằng nha chu và
xi măng chóp chân răng, có thể chuyển chóp OT 1 đến 3 mm và thay đổi hình
117

dạng của lỗ chóp từ tròn sang hình bầu dục (do OT thường cong về một phía
của CR khi tới lỗ chóp) [71]. Như vậy, giới hạn dụng cụ trong OT không qua
điểm thắt chóp là rất cần thiết, trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 OT bị
chuyển chóp trong quá trình tạo hình OT không tốt, dẫn đến hàn quá chóp.
Thành công lâu dài của răng điều trị tủy cũng phụ thuộc vào điều trị
phục hình sau cùng, chậm phục hồi thân răng sau khi hoàn thành điều trị tủy
có thể gây nhiễm khuẩn HTOT, cho tỷ lệ thành công thấp hơn. Phục hồi thân
răng đạt yêu cầu đảm bảo duy trì kết quả sau điều trị tủy, cho thấy lành
thương vùng chóp tốt hơn đáng kể so với răng có phục hồi không đạt yêu cầu
[105]. Kết quả điều trị sẽ tốt nhất nếu kết hợp cả hàn OT và phục hồi thân
răng đầy đủ, kết quả kém hơn khi thiếu một trong hai yếu tố trên [50],[109].
Nghiên cứu của Peciuliene và cs đánh giá chất lượng hàn OT và mối
liên quan với tình trạng vùng quanh chóp thấy 43,1% răng đã hàn OT có viêm
quanh chóp. Chỉ có 28,6% số răng hàn đạt yêu cầu. Hàn không kín HTOT
răng thường liên quan đến tăng tỷ lệ viêm quanh chóp. Ngược lại, hàn kín
HTOT giảm đáng kể tỷ lệ viêm quanh chóp. Chiều dài hàn OT chưa đạt ở
64,2% răng, các trường hợp hàn OT không có lỗ rỗng dẫn đến 21,0% răng
viêm quanh chóp, trong khi nếu hàn OT có lỗ rỗng, 58,8% răng viêm quanh
chóp (p < 0,001). Viêm quanh chóp ở 23,0% răng với chiều dài hàn OT đủ,
trong khi tổn thương quanh chóp có mặt ở 54,0% răng hàn OT quá ngắn hoặc
quá dài (p < 0,001) [110].
Nghiên cứu hồi cứu của Imura và cs với răng điều tr ị tủy lần đầu và
điều trị tủy lại không phẫu thuật được điều trị bởi một chuyên gia nội nha, tỷ
lệ thành công tổng thể là 91,45%, bao gồm cả các trường hợp điều trị tủy răng
lần đầu và điều trị tủy lại không phẫu thuật. Tỷ lệ thành công cao hơn khi điều
trị lần đầu (94,0%) so với điều trị tủy lại (85,9%) có thể liên quan với khó
khăn trong vô khuẩn HTOT [109].
118

Nghiên cứu của Chu và cs so sánh kết quả điều trị tủy của răng hàn
bằng Thermafil và hàn lèn ngang thấy tỷ lệ thành công là 81% với răng hàn
bằng Thermafil và 29% với răng hàn lèn ngang [99].
Nghiên cứu của Peng L. và cs đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc VQCR mãn tính
cao nhất sau 1 năm hàn OT, và đánh giá dài hạn sau 2, 3 và 4 năm không cho
thấy nguy cơ gia tăng VQCR mãn tính. Tỷ lệ thành công sau khi điều trị tủy 1
năm là 94,2% với hàn lèn ngang, 90,2% với h àn lèn dọc GP ấm. Sau 2 năm,
tỷ lệ lần lượt là 93,2% và 90,0% [100].
Theo Farzaneh M. và cs, răng VQCR trước điều trị có tỷ lệ thành công
thấp hơn (80%) so với răng không VQCR trước điều trị (93%) [107].
Phim quanh chóp thường được chọn là phương pháp chụp phim đánh
giá tình trạng răng sau điều trị tủy. Với sự phát triển của công nghệ hình ảnh
kỹ thuật số và chụp XQ kỹ thuật số trong miệng vào những năm 1980, phân
tích hình ảnh và xử lý hình ảnh bằng cách chỉnh màu xám, độ sáng và độ
tương phản giúp cải thiện hình ảnh quan sát [71]. Hiện nay, chụp phim 3
chiều CBCT đã được ứng dụng trong nội nha, ảnh hưởng đ ến khả năng chẩn
đoán, lập kế hoạch, điều trị và theo dõi sau điều trị. Phim CBCT có thể mô tả
cấu trúc đa chiều thực tế với thông tin chính xác về sự lành thương, kích
thước tổn thương quanh chóp [74],[111]. Phim CBCT nhạy hơn khi phát
hiện viêm quanh chóp, sử dụng phim CBCT khi theo dõi sau điều tr ị tủy
cho kết quả chính xác, dẫn đ ến t ỷ lệ thành công thấp h ơn và thời gian theo
dõi dài hơn đến khi lành thương hoàn toàn so với theo dõi sau điều trị tủy
sử dụng phim quanh chóp [70],[77],[89].
119

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm hình thái, hệ thống OT răng HL1HT, HL2HT trên hình ảnh
phim CBCT.
- Đặc điểm hình thái, HTOT răng HL1HT: Răng HL1HT có một số
đặc điểm hình thái, HTOT chính sau:
+ 100% răng có 3 chân răng trong đó 96,4% răng có chân răng riêng rẽ.
+ 57,1% răng HL1HT có 4 OT, chiếm tỷ lệ cao nhất, 39,3% răng có 3
OT, 3,6% răng có 5 OT.
+ 60,7% chân răng ngoài gần răng HL1HT có 2 OT, 39,3% có 1 OT.
100% chân răng trong có 1 OT, 96,4% chân răng ngoài xa có 1 OT, 3,6%
chân ngoài xa có 2 OT.
+ Hình thái HTOT chân răng ngoài gần: phân loại theo Vertucci, 39,3%
có hình thái HTOT loại I, chiếm tỷ lệ cao nhất, loại II, loại IV chiếm tỷ lệ
21,4% mỗi loại, loại III 10,7% và loại V, loại VI chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,6%
mỗi loại.
+ OT cong vừa có tỷ lệ lớn nhất ở tất cả các OT, OT cong nhiều gặp
nhiều nhất ở OT ngoài gần 1 (14,3%), OT hình chữ S gặp nhiều nhất ở OT
ngoài xa (7,2%). OT thẳng gặp nhiều nhất ở OT trong (35,7%).
+ Khoảng cách trung bình giữa miệng OT ngoài gần 1 và ngoài gần 2:
2,28mm.
- Đặc điểm hình thái, HTOT răng HL2HT: Răng HL2HT có một số
đặc điểm hình thái, HTOT chính sau:
+ Chân răng đa dạng hơn so với răng HL1HT : 88,9 % răng có 3 chân
răng, 11,1% có 2 chân răng. Tỷ lệ răng có chân răng hợp nhất 37,0%.
+ 66,7% răng HL2HT có 3 OT, tỷ lệ 4 OT là 25,9%, thấp hơn so với
răng HL1HT (57,1%), răng có 2 OT ít gặp nhất (7,4%).
120

+ Trong nhóm răng HL2HT có 3 chân răng: 100% chân răng trong và
chân răng ngoài xa có 1 OT, 70,8 % chân răng ngoài gần có 1 OT, 29,2% có 2
OT, tỷ lệ thấp hơn chân răng ngoài gần 2 OT ở răng HL1HT. Trong nhóm răng
HL2HT có 2 chân răng: 100% chân răng trong có 1 OT, 66,7 % chân răng ngoài
có 2 OT, 33,3% chân răng ngoài có 1 OT. Không có răng HL2HT có 1 OT.
+ Hình thái HTOT chân răng ngoài gần của răng HL2HT phong phú
hơn ở răng HL1HT: phân loại theo Vertucci, có 70,8% chân răng ngoài gần
có hình thái OT loại I, chiếm tỷ lệ cao nhất, hình thái OT loại IV chiếm
12,5%, loại II, V,VI chiếm tỷ lệ tương ứng là 4,2%/ 8,3%/ 4,2%.
+ Chân răng trong của răng HL2HT có OT thẳng chiếm tỷ lệ cao nhất,
chân răng ngoài các OT cong vừa chiếm tỷ lệ cao nhất.
+ Khoảng cách trung bình giữa miệng OT ngoài gần 1 và ngoài gần 2:
1,91mm.
2. Kết quả điều trị răng HL1HT, HL2HT bằng k ĩ thuật Thermafil có sử
dụng phim CBCT.
- Kết quả hàn HTOT bằng kĩ thuật Thermafil:
+ 92,7% răng có chiều dài chất hàn đạt yêu cầu, 7,3% hàn quá chóp.
+ Mật độ chất hàn: 100% đạt yêu cầu ở 1/3 chóp OT, 98,1% đạt yêu
cầu ở 1/3 giữa OT và 1/3 trên OT, khối hàn đồng nhất, không có lỗ rỗng, khít
với thành ống tủy.
+ Thời g ian trung bình hàn OT răng HL1HT 5,25 phút, thời g ian trung
bình hàn OT răng HL2HT 4,27 phút.
- Kết quả theo dõi sau điều trị tủy:
+ Tỷ lệ thành công sau điều trị 6 tháng, 1 năm, 2 năm tương ứng là
85,5%, 87,3% và 89,1%.
121

KI ẾN NGHỊ

Chúng tôi xin có một số kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo từ kết quả, kết luận trong nghiên cứu này như sau:
- Chỉ đ ịnh chụp ph im CBCT trường nhỏ có thể được cân nhắc nếu cần
thiết sau khi khám lâm sàng toàn diện và đánh giá phim chụp quanh chóp phù
hợp khi điều trị tủy răng có HTOT phức tạp, khi theo dõi sau điều trị tủy răng,
đặc biệt với các răng có tổn thương quanh chóp hoặc tổn thương phức tạp như
nội tiêu, ngoại t iêu CR,...
- Ứng dụng hàn HTOT bằng kỹ thuật Thermafil nhằm nâng cao chất
lượng điều trị nộ i nha tại Việt Nam.
- Khảo sát hình thái HTOT răng với số lượng lớn để đánh giá đặc điểm
hình thái răng người Việt Nam trên phim CBCT, ứng dụng trong lâm sàng
điều trị bệnh lý răng.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN Q UAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN

1 Trần Thị Lan Anh, Tạ Anh Tuấn (2020), “Đánh giá kết quả điều trị răng
hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật hàn Thermafil có sử
dụng phim Cone Beam Computed Tomography”, Tạp chí Y Dược lâm
sàng 108, (5), tr. 99-106.
2 Trần Thị Lan Anh, Tạ Anh Tuấn (2020), “Nhận xét hiệu quả khảo sát
hình thái hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên sử
dụng phim chụp cắt lớp vi tính hình nón nội nha”, Tạp chí Y Dược lâm
sàng 108, (5), tr. 67-73.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1] Johnson W. et al. (2016). Obturation of the Cleaned and Shaped Root Canal
System. Pathways of the pulp, 11th edition, 280-322.
2] Barnett F. (2011). Endodontics: Colleagues for excellence. Cone beam-
computed tomography in endodontics. Am Assoc Endod, 1-7.
3] AAE & AAOMR (2015). Use of Cone Beam Computed Tomography in
Endodontics 2015 Update. AAE and AAOMR Joint Position Statement. May
2015.
4] Patel S. et al. (2016). The Limitations of Conventional Radiography and
Adjunct Imaging Techniques, Cone Beam-Computed Tomography in
Endodontics, Quintessence Publishing, 13-24, 79-86.
5] Estrela C. et al. (2008). Accuracy of Cone Beam Co mputed Tomography and
Panoramic and Periapical Radiography for Detection of Apical Periodontitis.
J Endod. 34, 273–279.
6] Venskutonis T. et al. (2014). Accuracy of Digital Radiography and Cone
Beam Computed Tomography on Periapical Radiolucency Detection in
Endodontically Treated Teeth. J Oral Maxillofac Res 2014. 5 (2).
7] Patel S. et al. (2012). The detection of periapical pathosis us ing periapical
radiography and cone beam computed tomography – Part 1: pre-operative
status. International Endodontic Journal. 45, 702–710.
8] Abella F. et al. (2014). An evaluation of the periapical status of teeth with
necrotic pulps using periapical radiography and cone-beam computed
tomography. International Endodontic Journal. 47, 387–396.
9] Yos hioka T. et al. (2011). Periapical bone defects of root filled teeth with
persistent lesions evaluated by cone-beam computed tomography.
International Endodontic Journal. 44 (3), 245-252.
10] Hansen S. L. et al. (2007). Limited cone-beam CT and intraoral radiography
for the diagnosis of periapical pathology Oral Surg Oral Med Oral Pathol
Oral Radiol Endod. 103, 114-119.
11] Zheng Q.-h. et al. (2010). A Cone-Beam Computed Tomography Study of
Maxillary First Permanent Molar Root and Canal Morphology in a Chinese
Population. J Endod. 36 (9), 1480-1484.
12] Neelakantan P. et al. (2010). Comparative Evaluation of Modified Canal
Staining and Clearing Technique, Cone-Beam Computed Tomography,
Peripheral Quantitative Computed Tomography, Spiral Co mputed
Tomography, and Plain and Contrast Medium–enhanced Digital
Radiography in Studying Root Canal Morphology. J Endod. 36 (9), 5.
13] Abuabara A. et al. (2012). Efficacy of clinical and radiological methods to
identify second mesiobuccal canals in maxillary first molars. Acta
Odontologica Scandinavica. Early Online, 1-5.
14] Gupta R. et al. (2017). Efficacy of cone beam computed tomography in the
detection of MB2 canals in the mesiobuccal roots of maxillary first molars:
An in vitro study. J Conserv Dent. 20 (5), 332–336.
15] Al-Nuaimi N. et al. (2018). Pooled analysis of 1-year recall data from
threeroot canal treatment outcome studies undertakenusing cone beam
computed tomography. International Endodontic. 51, 216-226.
16] Patel S. et al. (2012). The detection of periapical pathosis using digital
periapical radiography and cone beam computed tomography – Part 2: a 1-
year post-treatment follow-up. International Endodontic Journal. 45, 711–
723.
17] Liang Y. H. et al. (2011). Endodontic Outcome Predictors Identified with
Periapical Radiographs and Cone-beam Computed Tomography Scans. J
Endod. 37, 326–331.
18] Castellucci A. (2019). Obturation of the radicular space. Ingle’s Endodontics.
7, 669-727, 715-718.
19] Lê Hưng (2003). Nghiên cứu hình thái và hệ thống ống tủy các răng số 4, số
6 ứng dụng trong điều trị nội nha. Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y.
20] Phạm Thị Thu Hiền (2008). Nghiên cứu lâm sàng, thực nghiệm hệ thống ống
tủy và điều trị nội nha răng 6 hàm trên. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại
học Răng Hàm Mặt.
21] Nguyễn Tấn Hưng et al. (2016). Nghiên cứu đặc điểm ống tủy gần ngoài
răng cối lớn thứ nhất hàm trên trên răng người đã nhổ.
22] Huỳnh Hữu Thục Hiền (2019). Đặc điểm hình thái chân răng và ống tủy
răng cối lớn thứ nhất và thứ hai người Việt. Luận án tiến sĩ y học, Trường
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 45-49, 66-73.
23] Hoàng Tử Hùng (2003). Chương 4: Nhóm răng cối lớn. Giải phẫu răng.
NXB Y học TP Hồ Chí Minh, 144-182
24] Gut mann J. L. et al. (2016). Tooth Morphology, Isolation, and Access.
Pathways of the Pulp. 130-144.
25] Vertucci F. J. et al. (1984). Root canal anatomy of the human permanent
teeth. Oral Surg Oral Med Oral Pathol. 58, 589-599.
26] Cleghorn B. M. et al. (2019). Anatomy and Morphology of Teeth and Their
Root Canal Systems. Ingle’s Endodontics 7, 16-22.
27] Vertucci F. J. (2005). Root canal morphology and its relationship to
endodontic procedures. Endodontic Topics. 10, 3–29.
28] Weine F. S. et al. (2012). Canal Configuration in the Mesiobuccal Root of
the Maxillary First Molar and Its Endodontic Significance. JOE. 38 (10),
1305-1308.
29] Iqbal M. K. et al. (2007). Instrumentation and obturation of the apical third
of root canals: addressing the forgotten dimension. . C2E, Compendium. 28
(6), 314-320.
30] Cleghorn B. M. et al. (2006). Root and Root Canal Morphology of the
Human Permanent Maxillary First Molar: A Literature Review. JOE. 32 (9),
813–821.
31] Jorge N. R. M. et al. (2018). Differences on the Root and Root Canal
Morphologies between Asian and White Ethnic Groups Analyzed by Cone-
beam Co mputed Tomography. J Endod. 44 (7), 1096–1104
32] Neelakantan P. et al. (2010). Cone-Bea m Co mputed Tomography Study of
Root and Canal Morphology of Maxillary First and Second Molars in an
Indian Population. J Endod. 36, 1622–1627.
33] Razu mova S. et al. (2018). Evaluation of Anatomy and Root Canal
Morphology of the Maxillary First Molar Using the Cone-Beam Co mputed
Tomography among Residents of the Moscow Region. Contemporary
Clinical Dentistry. 9, 133-136.
34] Ratanajirasut R. et al. (2018). A Cone-beam Computed Tomographic Study
of Root and Canal Morphology of Maxillary First and Second Permanent
Molars in a Thai Population. J Endod. 44 (1), 56-61.
35] Phạm Thị Thu Hiền, “”, Tạp chí Thông tin Y Dược số tháng 1, tr. 24-27.
(2008). Khả năng phát hiện ống tủy gần ngoài thứ hai răng 6 hàm trên bằng
kính lúp nha khoa và đầu dò siêu âm. Tạp chí Thông tin Y Dược. số tháng 1,
24-27.
36] Nguyễn Tấn Hưng et al. (2007). Phát hiện và tạo dạng ống tủy gần ngoài thứ
hai răng cối lớn thứ nhất hàm trên. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học Răng hàm mặt, 153-165..
37] Baratto-Filho F. et al. (2002). Clinical and macroscopic study of maxillary
molars with two palatal roots . International Endodontic Journal. 35, 796-
801.
38] Kottoor J. et al. (2011). Endodontic Management of a Maxillary First Molar
with Eight Root Canal Systems Evaluated Using Cone-beam Co mputed
Tomography Scanning: A Case Report. J Endod. 37 (5), 715-719.
39] Kim Y. et al. (2012). Morphology of Maxillary First and Second Molars
Analyzed by Cone-Beam Computed Tomography in a Korean Population:
Variations in the Number of Roots and Canals and the Incidence of Fusion. J
Endod. 38, 1063–1068.
40] Zhang Q. et al. (2014). Root and Root Canal Morphology in Maxillary
Second Molar with Fused Root from a Native Chinese Population merging. J
Endod. 40 (6), 871-875.
41] Kilica C. et al. (2010). An Assessment of the Relationship between the
Maxillary Sinus Floor and the Maxillary Posterior Teeth Root Tips Using
Dental Cone-beam Co mputerized Tomography. European Journal of
Dentistry. 4, 462-467.
42] Jung Y.-H. et al. (2012). Assessment of the relationship between the
maxillary molars and adjacent structures using cone beam computed
tomography. Imaging Science in Dentistry. 42, 219-224.
43] Holland G. R. et al. (2019). Pulpal Pathosis. Ingle’s Endodontics 7, 143-165.
44] Glickman G. N. et al. (2013). Endodontic Diagnosis. Endodontic:
Colleagues for Excellence.Fall 2013, 2-4.
45] Glickman G. N. (2015). Endodontic diagnosis. Roots C.E. Magazine —
4/2015. 4/2015, 6-9.
46] Berman L. H. et al. (2016). Diagnosis. Pathways of the pulp, 11th edition, 2-
32.
47] Abbott P. et al. (2007). A clinical classification of the status of the pulp and
the root canal system. Australian Dental Journal Supplement. 52 (1 Suppl),
S17-S31
48] Wu M. K. et al. (2000). Apical terminus of root canal treatment procedures.
Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and
Endodontology • February 2000. 89 (1), 99-102.
49] Ng Y.-L. et al. (2011). A prospective study of the factors affecting outcomes
of nonsurgical root canal treatment: part 1: periapical health. International
Endodontic Journal. 44, 583–609.
50] Fried man S. et al. (2003). Treatment Outcome in Endodontics: The Toronto
Study. Phase 1: Initial Treatment. JOURNAL OF ENDODONTICS. 29 (12),
787-793.
51] Schaeffer M. A. et al. (2005). Determining the Optimal Obturation Length: A
Meta-Analysis of Literature. JOE. 31 (4), 271-274.
52] Ford T. R. P. et al. (2006). Quality guidelines for endodontic treatment:
consensus report of the European Society of Endodontology. International
Endodontic Journal. 39, 921–930.
53] Himel V. T. et al. (2009). Obturation of Root Canal Systems. Endodontics
Colleagues for Excellence. Fall 2009, 3-4.
54] Peters O. A. et al. (2016). Cleaning and Shaping the Root Canal System
Pathway of the pulp, 209-306.
55] Jou Y. T. et al. (2004). Endodontic working width: current concepts and
techniques. Dent Clin N Am. 48, 323-335.
56] Yaylali I. E. et al. (2017). Maintaining Apical Patency Does Not Increase
Postoperative Pain in Molars with Necrotic Pulp and Apical Periodontitis: A
Randomized Controlled Trial. J Endod 2017, 1-6.
57] Peters O. A. (2004). Current Challenges and Concepts in the Preparation of
Root Canal Systems: A Review. JOURNAL OF ENDODONTICS. 30 (8),
559-567.
58] Haapasalo M. et al. (2019). Irrigants and Intracanal Medicaments. Ingle’s
Endodontics 7, 635-667.
59] Berutti E. et al. (2019). Cleaning and Shaping the Root Canal System.
Arnaldo Castellucci -Endodontics Volume 2, 399-420.
60] Nielsen B. A. et al. (2007). Comparison of the EndoVac System to Needle
Irrigation of Root Canals. J Endod. 33 (5), 611-615.
61] Sedgley C. M. et al. (2007). Influence of irrigant needle depth in removing
bioluminescent bacteria J Endod. 33 (5), 611-615.
62] Michael Hülsmann E. S. (2019). Preparation of the Coronal and Radicular
Spaces. Ingle’s Endodontics 7, 557-626.
63] Ng Y.-L. et al. (2008). Outcome of primary root canal treatment: systematic
review of the literature – Part 2. Influence of clinical factors. International
Endodontic Journal. 41, 6–31.
64] Cantatore G. et al. (2019). The Thermafil System, Endodontics Volume II,
702-727.
65] Samadi F. et al. (2014). A Comparative Evaluation of Efficacy of Different
Obturation Techniques used in Root Canal Treatment of Anterior Teeth: An
in vitro Study. . Int J Clin Pediatr Dent. 7 (1), 1-5.
66] Zogheib C. et al. (2013). Co mparative micro-computed tomographic
evaluation of two carrier-based obturation systems. Clin Oral Invest. 17,
1879–1883.
67] Gencoglu N. et al. (2014). Effect of Six Obturation Techniques on Filling of
Lateral Canals. Journal of Research and Practice in Dentistry, 1-7.
68] Camilleri J. et al. (2006). Mineral trio xide aggregate: a review of the
constituents and biological properties of the material. International
Endodontic Journal. 39, 747–754.
69] Felippe W. T. et al. (2006). The effect of mineral trio xide aggregate on the
apexification and periapical healing of teeth with incomplete root formation.
International Endodontic Journal. 39, 2-9.
70] American Association of Endodontists (2018). Treatment Standards. 1-19.
71] Ng Y. L. et al. (2016). Evaluation of Outcomes, Pathways of the pulp, 11th
edition.
72] Ricucci D. et al. (2009). Wound healing of apical tissues after root canal
therapy: a long-term clinical, radiographic, and histopathologic observation
study. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 108, 609-621.
73] Fried man S. (2008). Treatment Outcome: The Potential for Healing and
retained Funtion. Ingle’s Endodontics. 6, 1162-1232.
74] Fried man S. et al. (2004). The Success of Endodontic Therapy - Healing and
Functionality. CDA.Journal. 32 (6), 493-503.
75] Madhu K. N. et al. (2016). Radiographic Interpretation, Pathways of the
pulp, 11th edition, 33-70.
76] Patel S. et al. (2009). Cone Beam Computed Tomography (CBCT) in
Endodontics. Dental Update. 37 (6), 373-379.
77] Anita A. et al. (2018). Cone-beam Co mputed Tomography Compared with
Intraoral Radiographic Lesions in Endodontic Outcome Studies: A
Systematic Review. J Endod. 44, 1626-1631.
78] Krus e C. et al. (2015). Cone beam computed tomography and periapical
lesions: asystematic review analysing studies on diagnostic efficacy
International Endodontic Journal. 48, 815–828.
79] Patel S. et al. (2019). Cone Beam Computed Tomography in Endodontics - a
review of the literature. International Endodontic Journal. 52, 1138–1152.
80] Estrela C. et al. (2008). Method for Determination of Root Curvature Radius
Using Cone-Beam Computed Tomography Images. Braz Dent J. 19 (2), 114-
118.
81] European Society of Endodontology (2014). European Society of
Endodontology position statement: The use of CBCT in Endodontics.
International Endodontic Journal. 47, 502-504.
82] Abbott P. V. (2019). Examination and Diagnosis of Pulp, Root Canal. Ingle’s
Endodontics 7, 215-266.
83] Su C.-C. et al. (2017). Geo metric features of second mesiobuccal canal in
permanent maxillary first molars: a cone-beam computed tomography study.
Journal of Dental Sciences. 12 (3), 241-248.
84] Hartmann R. C. et al. (2019). Methods for meas urement of root canal
curvature:a systematic and critical review. International Endodontic Journal.
52, 169–180.
85] Estrela C. et al. (2008). A New Periapical Index Based on Cone Beam
Computed Tomography. J Endod. 34, 1325-1331.
86] Li G.-h. et al. (2014). Quality of obturation achieved by an endodontic core-
carrier system with crosslinked gutta-percha carrier in single-rooted canals.
Journal of Dentistry. 42 (9), 1124-1134.
87] Peak J. D. et al. (2001). The outcome of root canal treatment. A retrospective
study within the armed forces (Royal Air Force). British Dental Journal. 190
(3), 140-144.
88] Lu Y. et al. (2012). Associations between Maxillary Sinus Mucosal
Thickening and Apical Periodontitis Using Cone-Beam Co mputed
Tomography Scanning: A Retrospective Study. J Endod. 38, 1069–1074.
89] Mohara N. T. et al. (2019). Root Anatomy and Canal Configuration of
Maxillary Molars in a Brazilian Subpopulation: A 125-µm Cone-Beam
Computed Tomographic Study. Eur J Dent. 13, 82-87.
90] Jorge N. R. M. (2018). Worldwide Analyses of Maxillary First Molar Second
Mesiobuccal Prevalence: A Multicenter Cone-beam Computed Tomographic
Study. JOURNAL OF ENDODONTICS. 44 (11), 1-9.
91] Betancourt P. et al. (2017). CBCT technique for location of the MB2 canal of
maxillary first molar. Biomedical Research. 28 (16), 6937-6941.
92] Betancourt P. et al. (2016). Prevalence and location of the secondary
mesiobuccal canal in 1,100 maxillary molars us ing cone beam computed
tomography. BMC Medical Imaging, 16-66.
93] Vasudev S. et al. (2003). Endodontic Miscellany : Negotiation and
management of MB2 canal in maxillary second molar. ENDODONTOLOGY.
15, 33-36.
94] Stropko J. J. (1999). Canal morphology of maxillary molars: clinical
observations of canal configurations. J Endod. 25, 446–450.
95] Lee J.-K. et al. (2006). Quantitative Three-Dimensional Analysis of Root
Canal Curvature in Maxillary First Molars Using Micro-Computed
Tomography. J Endod. 32 (10), 941-945.
96] Low K. M. T. et al. (2008). Comparison of Periapical Radiography and
Limited Cone-Bea m Tomography in Posterior Maxillary Teeth Referred for
Apical Surgery. J Endod. 34, 557–562.
97] Nunes C. A. B. C. M. et al. (2016). Evaluation of Periapical Lesions and
Their Association with Maxillary Sinus Abnormalit ies on Cone-beam
Computed Tomographic Images. J Endod. 42, 42-46.
98] Trần Cao Bính V. (2017). Mối liên quan giữa tình trạng tiêu xương quanh
chân răng của nhóm răng hàm lớn hàm trên với tổn thương xoang hàm trên
phim CBCT. Cắt lớp vi tính chùm tia hình nón-CT.Cone Beam trong lâm
sàng răng hàm mặt, 339-393.
99] Chu C. H. et al. (2005). Outcome of root canal treatment us ing Thermafil and
cold lateral condensation filling techniques. International Endodontic
Journal. 38, 179–185.
100] Peng L. et al. (2007). Outcome of Root Canal Obturation by Warm Gutta-
Percha versus Cold Lateral Condensation: A Meta-analysis. J Endod. 2007
(33), 106-109.
101] Shivanna V. et al. (2009). Analys is of percentage of gutta-percha filled area
us ing single cone, continuous wave compaction, Thermafil & Obtura II in
0.06 taper prepared root canals. Endodontology December, 2009. Orig inal
Research, 69-74.
102] Gambarin i G. et al. (2016). In vitro evaluation of carrier based obturation
technique: a CBCT study. Annali di Stomatologia 2016. VII (1-2), 11-15.
103] Mittal N. et al. (2002). In-vivo radiographic evaluation of sealing ability of
root canals with various obturation techniques. ENDODONTOLOGY. 14, 46-
51.
104] Bahuguna N K. N. (2017). Comparison of canal volume sealing capacity at
different levels from the root apex us ing various cold and thermal obturating
techniques: An in vitro study. ENDODONTOLOGY. 29, 101-106.
105] Ng Y.-L. et al. (2007). Outcome of primary root canal treatment: systematic
review of the literature – Part 1. Effects of study characteristics on
probability of success. International Endodontic Journal. 40, 921–939.
106] Wu M.-K. et al. (2009). Limitations of previously published systematic
reviews evaluating the outcome of endodontic treatment. International
Endodontic Journal. 42, 656–666.
107] Farzaneh M. et al. (2004). Treatment Outcome in Endodontics—The Toronto
Study. Phase II: Initial Treatment. JOURNAL OF ENDODONTICS. 30 (5),
302-309.
108] Torabinejad M. et al. (2009). Outcomes of Nonsurgical Retreatment and
Endodontic Surgery: A Systematic Review. J Endod. 35, 930–937
109] Imura N. et al. (2007). The Outcome of Endodontic Treatment: A
Retrospective Study of 2000 Cases Performed by a Specialist. J Endod. 33,
1278–1282
110] Peciuliene V. et al. (2006). Apical periodontitis in root filled teeth associated
with the quality of root fillings. Stomatologija, Baltic Dental and
Maxillofacial Journal. 8 (4), 122-126.
111] Fayad M. I. (2018). The Impact of Cone Beam Computed Tomography in
Endodontics: A New Era in Diagnosis and Treatment Planning.
ENDODONTICS: Colleagues for Excellence. Spring 2018, 1-8.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KẾT Q UẢ NGHIÊN CỨU

I. Khảo sát hình thái HTOT răng

Hình 1. Răng 26 có 3 CR, 3OT trên phim quanh chóp (Trái). Phim CBCT lát
cắt đứng ngang chân răng ngoài gần (giữa) và lát cắt ngang (phải) cho thấy
răng 26 có 3 chân răng, 4OT với 2 OT ngoài gần. (MS 17)

Hình 2. Răng 17 với 3 chân răng, 3OT trên phim quanh chóp (trái). Phim
CBCT: lát cắt ngang (giữa), lát cắt đứng ngang chân răng ngoài gần (phải)
cho thấy răng 17 có 3 chân răng, 4OT với 2 OT ngoài gần (MS 24).
MS 8 MS 29

MS 11 MS 26 MS 1
Hình 3. Hình ảnh lát cắt ngang trên phim CBCT minh họa các dạng CR hợp
nhất của răng HL1HT, HL2HT 3 chân theo phân loại của Zhang và cs [40]

MS 46 MS 55 MS 23

MS 3 MS 27 MS 14 MS 39
Hình 4. Hình ảnh lát cắt đứng ngang trên phim CBCT minh họa các dạng
hình thái OT chân ngoài gần răng HL1HT trong nghiên cứu.
MS 9 MS 41 MS 6 MS 24
Hình 5. Hình ảnh lát cắt đứng ngang trên phim CBCT minh họa các dạng
hình thái OT chân ngoài gần răng HL2HT trong nghiên cứu.

Hình 6. Hình ảnh khảo sát R 26 trước và sau điều trị trên phim CBCT. Chân
răng gần ngoài trước điều trị 2 OT, sau điều trị thành 1 OT: Lát cắt đứng
ngang (Trái) và lát cắt ngang (Phải) trước và sau điều trị (MS 13)

Hình 7.
Hình 7. Lát cắt đứng ngang chân răng ngoài gần Răng 16 có 2 OT (trái).
Chất hàn HTOT trên hình ảnh 3D (phải) (MS 43).
Hình 8. Răng 27 có 2 OT, trước và sau điều trị: lát cắt ngang và đứng ngang
với OT thông nối do hợp nhất CR (MS32)

Hình 9. Răng 26 có 5 OT trước điều trị: lát cắt ngang (trái), đứng ngang
chân ngoài gần (giữa), đứng ngang chân ngoài xa và chân trong
(phải)(MS29)

Hình 10. Răng 26 có 5 OT sau điều trị: lát cắt ngang (trái), đứng ngang chân
ngoài gần (giữa), đứng ngang chân ngoài xa và chân trong (phải)(MS29)
Hình 11. Phim CBCT với hình ảnh OT bên sau điều trị: Lát cắt đứng ngang
OT trong, R27 (MS24)
Bệnh nhân: Nguyễn Nam P.
Chẩn đoán: R 27 Viêm tủy không hồi phục

Kết quả hàn OT

Lát cắt ngang 1/3 trên OT, 1/3 giữa OT, 1/3 chóp OT

CR trong CR Ngoài gần CR Ngoài xa


CR trong CR ngoài gần CR trong và ngoài xa
Kết quả sau 6 tháng

CR trong CR ngoài gần CR trong và ngoài xa


Kết quả sau 1 năm

CR trong CR ngoài gần CR trong và ngoài xa


Kết quả sau 2 năm
Bệnh nhân: Trần Hồng N.
Chẩn đoán: Răng 17 Viêm tủy không hồi phục
Kết quả sau hàn OT

Lát cắt ngang 1/3 trên OT, 1/3 giữa OT, 1/3 chóp OT

Chất hàn OT trên hình ảnh 3 chiều


Kết quả sau 6 tháng

CR ngoài gần, CR trong CR ngoài gần, ngoài xa

Kết quả sau 1 năm

CR ngoài gần, CR trong CR ngoài gần, ngoài xa

Kết quả sau 2 năm

CR ngoài gần, CR trong CR ngoài gần, ngoài xa


Bệnh nhân: Nguyễn Trung H
Chẩn đoán: Răng 26 Viêm tủy không hồi phục

Kết quả sau hàn OT

CR ngoài gần

CR trong CR ngoài xa Hình 3D khối hàn OT

Lát cắt ngang 1/3 trên OT, 1/3 giữa OT, 1/3 chóp OT
Kết quả sau 6 tháng

CR ngoài gần CR trong CR ngoài xa

Kết quả sau 1 năm

CR ngoài gần CR trong CR ngoài xa

Kết quả sau 2 năm

CR ngoài gần CR trong CR ngoài xa


Bệnh nhân: Trịnh Thị V.
Chẩn đoán: Răng 16 Tủy hoại tử

Kết quả sau hàn OT

CR ngoài xa CR trong

CR ngoài gần Hình 3D khối hàn OT

Lát cắt ngang 1/3 trên OT, 1/3 giữa OT, 1/3 chóp OT
Kết quả sau điều trị 6 tháng

CR ngoài xa CR trong CR ngoài gần

Kết quả sau điều trị 1 năm

CR ngoài xa CR trong CR ngoài gần

Kết quả sau điều trị 2 năm

CR ngoài xa CR trong CR ngoài gần


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: SƠ ĐỒ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU


Phụ lục 2: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 3: ĐƠN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 4: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỐ OT CỦA CHÂN RĂNG
NGOÀI GẦN RĂNG HL1HT, HL2HT TRÊN PHIM CBCT
Phụ lục 5: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 1: SƠ ĐỒ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

55 RĂNG HL1HT, HL2HT

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM, HÌNH THÁI ĐIỀU TRỊ TỦY BẰNG KỸ THUẬT


HTOT THERMAFIL
Phụ lục 2: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Số TT |_ _||__| Mã bệnh án |__||__||__||__||__||__||__||__|

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


“ĐIỀU TRỊ TỦY R16, R17, R26, R27”

I. PHẦN HÀNH CHÍNH


# NỘI DUNG THÔNG TIN THU THẬP MÃ TRẢ CHUYỂN
LỜI

C101 Họ và tên
|__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__|
C102 Tuổi |__| |__|
Giới tính
C103 NAM 1
NỮ 2
Địa chỉ
C104 Q UẬN/HUYỆN ………………..…………….
TỈNH/TP ………………..………..……….
Điện thoại |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__| |__|
C105
|__| |__|
Nghề nghiệp
GIÁO VIÊN 1
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG 2
C106 HỌC SINH/SV 3
NHÂN VIÊN VĂN PHÒ NG 4
HƯU TRÍ 5
KHÁC (ghi rõ)……………………………………… 6
Chẩn đoán R16 R17 R26 R27
VIÊM TỦY KO HỒI PHỤC 1 1 1 1
C107 TỦY HOẠI TỬ 2 2 2 2
VIÊM QUANH C UỐNG CẤP 3 3 3 3
VIÊM QUANH C UỐNG MÃN 4 4 4 4
Ngày điều trị
Lần 1: |__| |__| / |__| |__| / |__| |__| |__| |__|
C108
Lần 2: |__| |__| / |__| |__| / |__| |__| |__| |__|
Lần 3: |__| |__| / |__| |__| / |__| |__| |__| |__|
Lý do đến khám bệnh
ĐAU RĂNG 1
SÂU RĂNG 2
C109 MẮC THỨC ĂN 3
NỨT VỠ THÂN RĂNG 4
MÒN CỔ RĂNG 5
KHÁC (ghi rõ)…………………………………….. 6

II. TIỀN SỬ B ỆNH TẬT


# NỘ I DUNG THÔ NG TIN THU THẬP MẪ TRẢ LỜ I CHUYỂN
Toàn thân
BÌNH THƯỜNG 1
BỆNH DỊ ỨNG 2
C201 BỆNH CHUYỂN HÓA (Tiểu đường, Bướu cổ...) 3
TIM MẠCH 4
CAO HA 5
KHÁC (ghi rõ)…………………………………….. 6
Răng miệng C K
a) RĂNG BỊ S ANG CHẤN, VỠ, MẺ 1 2
C202 b) RĂNG BỊ S ÂU 1 2
c) ĐAU RĂNG 1 2
d) KHÁC (ghi rõ)…………………………………….. 1 2

III. TRI ỆU CHỨNG LÂM SÀNG


3.1. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG

# NỘ I DUNG THÔ NG TIN THU THẬP MẪ TRẢ LỜ I CHUYỂN


Đau
C311 CÓ 1
KHÔ NG 2  C316
Đau xuất hiện khi C K
ĐAU TỰ NHI ÊN 1 2
C312
ĐAU KHI CÓ KÍCH THÍC H NÓ NG 1 2
ĐAU KHI CÓ KÍCH THÍC H LẠNH 1 2
Diễn biến của cơn đau C K
C313 ĐAU THÀNH CƠN 1 2
ĐAU LIÊN TỤC 1 2

C313a
Thời gian của cơn đau (phút)
|__| |__|
C314 Vị trí đau C K
ĐAU TẠI CHỖ 1 2
ĐAU LAN TỎ A 1 2
Đau tăng khi cắn chạm
C315 CÓ 1
KHÔ NG 2
Cảm giác trồi R, lung lay R
C316 CÓ 1
KHÔ NG 2

3.2. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ

# NỘ I DUNG THÔ NG TIN THU THẬP MẪ TRẢ LỜ I CHUYỂN


Toàn thân
BÌNH THƯỜ NG 1
C321 SỐ T 2
ĐAU ĐẦU 3
KHÁC (ghi rõ)…………………………………….. 4
Tổn thương thân R
SÂU RĂNG 1
VỠ THÂN RĂNG 2
C322 NỨT RĂNG 3
THI ỂU S ẢN MEN RĂNG 4
MÒN MẶT NHAI 5
MÒN CỔ RĂNG 6
Tổn thương Răng hở tủy
C323 CÓ 1
KHÔ NG 2
Răng đổi màu
C324 CÓ 1
KHÔ NG 2
Tổn thương ngách lợi
C325 CÓ 1
KHÔ NG 2  C327
Dạng tổn thương ngách lợi
SƯNG NỀ 1
C326
LỖ DÒ 2
SẸO DÒ 3
Ấn ngách lợi đau
C327 CÓ 1
KHÔ NG 2
C328 Răng lung lay
CÓ 1
KHÔ NG 2  C321
0
Mức độ Răng lung lay
ĐỘ 1 1
C329
ĐỘ 2 2
ĐỘ 3 3
Đau khi gõ ngang Răng
C3210 CÓ 1
KHÔ NG 2
Đau khi gõ dọc Răng
C3211 CÓ 1
KHÔ NG 2
Thử nghiệm tủy
C3212 DƯƠ NG TÍNH 1
ÂM TÍNH 2
Cao Răng, mảng bám Răng
C3213 CÓ 1
KHÔ NG 2
Viêm lợi
C3214 CÓ 1
KHÔ NG 2

IV. X Q UANG
# NỘ I DUNG THÔ NG TIN THU THẬP MẪ TRẢ LỜ I CHUYỂN
Số chân R trên phim quanh chóp
MỘ T C HÂN 1
C401 HAI CHÂN 2
BA CHÂN 3
KHÁC 4
Số chân R trên phim Cone Beam CT (CBCT)
MỘ T C HÂN 1
C402 HAI CHÂN 2
BA CHÂN 3
KHÁC 4
Chân răng hợp nhất
C402a CÓ 1
KHÔ NG 2  C403
Phân loại CR hợp nhất
C402b LO ẠI 1 1
LO ẠI 2 2
LO ẠI 3 3
LO ẠI 4 4
LO ẠI 5 5
LO ẠI 6 6
LO ẠI V 7
Số Ống tủy trên phim quanh chóp
MỘ T Ố NG TỦY 1
C403 HAI Ố NG TỦY 2
BA Ố NG TỦY 3
KHÁC 4
Số Ống tủy trên phim CBCT
MỘ T Ố NG TỦY 1
HAI Ố NG TỦY 2
C404 BA Ố NG TỦY 3
BỐ N ÔNG TỦY 4
NĂM Ố NG TỦY 5
KHÁC 6
Diện cắt ngang chân răng NG khảo sát trên phim
CBCT
TRÒ N 1
C405 BẦU DỤC 2
BẦU DỤC DẸT 3
DẸT 4
BẤT THƯỜ NG 5
Độ cong ống tủy TRONG khảo sát trên phim
CBCT
THẲNG 1
C406 2
CONG VỪA
CONG NHIỀU 3
CHỮ S 4
Giá trị của đọ cong (độ)
C406a |__| |__|
Độ cong ống tủy NG1 khảo sát trên phim CBCT
THẲNG 1
C407 CONG VỪA 2
CONG NHIỀU 3
CHỮ S 4
Giá trị của đọ cong (độ)
C407a
|__| |__|
Độ cong ống tủy NG2 khảo sát trên phim CBCT
C408 THẲNG 1
CONG VỪA 2
CONG NHIỀU 3
CHỮ S 4
Giá trị của đọ cong (độ)
C408a |__| |__|
Độ cong ống tủy NX khảo sát trên phim CBCT
THẲNG 1
C409 CONG VỪA 2
CONG NHIỀU 3
CHỮ S 4
Giá trị của đọ cong (độ)
C410
|__| |__|
Hình thái ống tủy chân răng NG khảo sát trên
phim CBCT
DẠNG I 1
DẠNG II 2
C411 DẠNG III 3
DẠNG IV 4
DẠNG V 5
DẠNG VI 6
DẠNG VII 7
DẠNG VIII 8
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG khảo
C412 sát trên phim CBCT
CÓ 1
KHÔ NG 2  C418b
Nếu có, đường kính (mm)
C412a
|__| |__|
Chỉ số CBCTPAI C K
BẰNG 0 1 2
BẰNG 1 1 2
BẰNG 2 1 2
C412b BẰNG 3 1 2
BẰNG 4 1 2
BẰNG 5 1 2
BẰNG E 1 2
BẰNG D 1 2
Tổn thương vùng chóp chân răng NG khảo sát
C413 trên phim CBCT
CÓ 1
KHÔ NG 2 C419b
Nếu có, đường kính (mm)
C413a |__| |__|
Chỉ số CBCTPAI C K
BẰNG 0 1 2
BẰNG 1 1 2
BẰNG 2 1 2
C413b BẰNG 3 1 2
BẰNG 4 1 2
BẰNG 5 1 2
BẰNG E 1 2
BẰNG D 1 2
Tổn thương vùng chóp chân răng NX khảo sát
C414 trên phim CBCT
CÓ 1
KHÔ NG 2 C421b
Nếu có, đường kính (mm)
C414a |__| |__|
Chỉ số CBCTPAI C K
BẰNG 0 1 2
BẰNG 1 1 2
BẰNG 2 1 2
C414b BẰNG 3 1 2
BẰNG 4 1 2
BẰNG 5 1 2
BẰNG E 1 2
BẰNG D 1 2
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG khảo
C415 sát trên phim X quang quanh chóp
CÓ 1
KHÔ NG 2
Tổn thương vùng chóp chân răng NG khảo sát
C416 trên phim X quang quanh chóp
CÓ 1
KHÔ NG 2
Tổn thương vùng chóp chân răng NX khảo sát
C417 trên phim X quang quanh chóp
CÓ 1
KHÔ NG 2
Quan hệ giữa sàn xoang hàm trên và chóp CR
C418
Trong trên CBCT
LOẠI 0 1
LO ẠI I 2
LOẠI II 3
LOẠI III 4
Quan hệ giữa sàn xoang hàm trên và chóp CR
NG trên CBCT
LOẠI 0 1
C419
LO ẠI I 2
LOẠI II 3
LOẠI III 4
Quan hệ giữa sàn xoang hàm trên và chóp CR NX
trên CBCT
C420 LOẠI 0 1
LO ẠI I 2
LOẠI II 3
LOẠI III 4
Tr ĐT 6M 12 M 24 M
Độ dày niêm mạc xoang hàm trên
a) BÌNH THƯỜ NG 1 1 1 1
C421 b) LOẠI 1 2 2 2 2
c) LOẠI 2 3 3 3 3
d) LOẠI 3 4 4 4 4
Khoảng cách giữa các miệng Ống tuỷ (mm)

C422 a) NG1-NG2 |__|.|__| |__|


b) NG2-T |__|.|__| |__|
c) NG1-T |__|.|__| |__|

V. GHI NHẬN TRO NG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ


# NỘ I DUNG THÔ NG TIN THU THẬP MẪ TRẢ LỜ I CHUYỂN
Cây hàn OT a) F1 b) F2 c) F3 d) Khác
C501

Thời gian hàn ống tủy (phút)


C502
|__| |__|
Tai biến khi tạo hình ống tủy
GÃY DỤNG CỤ 1
THỦNG THÀNH Ố NG TỦY 2
C503
TẠO KHẤC THÀNH Ố NG TỦY 3
CHUYỂN C HÓP CR 4
KHÔ NG TAI BIẾN 5
C504 Chiều dài chất hàn ống tủy T
ĐẠT 1
HÀN THI ẾU 2
HÀN Q UÁ CHÓP 3
Chiều dài chất hàn ống tủy NG1
ĐẠT 1
C505
HÀN THI ẾU 2
HÀN Q UÁ CHÓP 3
Chiều dài chất hàn ống tủy NG2
ĐẠT 1
C506
HÀN THI ẾU 2
HÀN Q UÁ CHÓP 3
Chiều dài chất hàn ống tủy NX
ĐẠT 1
C507
HÀN THI ẾU 2
HÀN Q UÁ CHÓP 3
Mật độ chất hàn 1/3 chóp ống tủy T
C508 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 chóp ống tủy NG1
C509 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 chóp ống tủy NG2
C510 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 chóp ống tủy NX
C511 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 giữa ống tủy T
C512 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 giữa ống tủy NG1
C513 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 giữa ống tủy NG2
C514 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 giữa ống tủy NX
C515 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 thân ống tủy T
C516 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 thân ống tủy NG1
C517 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 thân ống tủy NG2
C518 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Mật độ chất hàn 1/3 thân ống tủy NX
C519 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Hình dạng chất hàn ống tủy T
C520 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Hình dạng chất hàn ống tủy NG1
C521 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Hình dạng chất hàn ống tủy NG2
C522 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
Hình dạng chất hàn ống tủy NX
C523 ĐẠT 1
CHƯA ĐẠT 2
VI. GHI NHẬN TRO NG Q UÁ TRÌNH TH EO DÕ I
6.1. SAU 1 TUẦN ĐI ỀU TRỊ

# NỘI DUNG THÔNG TIN THU THẬP MẪ TRẢ LỜI CHUYỂN


Đau răng
C611 CÓ 1
KHÔ NG 2
Đau khi gõ dọc
C612 CÓ 1
KHÔ NG 2
Sưng đau ngách lợi
C613 CÓ 1
KHÔ NG 2
Lỗ dò
C614 CÓ 1
KHÔ NG 2
Răng lung lay
C615 CÓ 1
KHÔ NG 2

C616 Đánh giá kết quả điều trị


1
THÀNH CÔ NG 2
THẤT BẠI 3
NGHI NGỜ

6.2. SAU 6 THÁNG ĐIỀU TRỊ

# NỘI DUNG THÔNG TIN THU THẬP MẪ TRẢ CHUYỂN


LỜI
Đau răng
C621 CÓ 1
KHÔ NG 2
Đau khi gõ dọc
C622 CÓ 1
KHÔ NG 2
Sưng đau ngách lợi
C623 CÓ 1
KHÔ NG 2
Lỗ dò
C624 CÓ 1
KHÔ NG 2
Răng lung lay
C625 CÓ 1
KHÔ NG 2
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG trên XQ
C626 CÓ 1
KHÔ NG 2  C627
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C626a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C626b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Tổn thương vùng chóp chân răng NG trên XQ
C627 CÓ 1
KHÔ NG 2  C628
Tổn thương vùng chóp chân răng NG trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C627a
GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C627b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Tổn thương vùng chóp chân răng NX trên XQ
C628 CÓ 1
KHÔ NG 2 C629
Tổn thương vùng chóp chân răng NX trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C628a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C628b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Đánh giá kết quả điều trị
THÀNH CÔ NG 1
C629
THẤT BẠI 2
NGHI NGỜ 3

6.3. SAU 12 THÁNG ĐIỀU TRỊ

# NỘI DUNG THÔNG TIN THU THẬP MẪ TRẢ CHUYỂN


LỜI
Đau răng
C631 CÓ 1
KHÔ NG 2
Đau khi gõ dọc
C632 CÓ 1
KHÔ NG 2
Sưng đau ngách lợi
C633 CÓ 1
KHÔ NG 2
Lỗ dò
C634 CÓ 1
KHÔ NG 2
Răng lung lay
C635 CÓ 1
KHÔ NG 2

C636
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG trên XQ
CÓ 1
KHÔ NG 2 C637
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C636a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C636b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Tổn thương vùng chóp chân răng NG trên XQ
C637 CÓ 1
KHÔ NG 2  C638
Tổn thương vùng chóp chân răng NG trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C637a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C637b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Tổn thương vùng chóp chân răng NX trên XQ
C638 CÓ 1
KHÔ NG 2  C639
Tổn thương vùng chóp chân răng NX trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C638a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C638b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Đánh giá kết quả điều trị
THÀNH CÔ NG 1
C639
THẤT BẠI 2
NGHI NGỜ 3

6.4. SAU 24 THÁNG ĐIỀU TRỊ

# NỘI DUNG THÔNG TIN THU THẬP MẪ TRẢ CHUYỂN


LỜI
C641 Đau răng
CÓ 1
KHÔ NG 2
Đau khi gõ dọc
C642 CÓ 1
KHÔ NG 2
Sưng đau ngách lợi
C643 CÓ 1
KHÔ NG 2
Lỗ dò
C644 CÓ 1
KHÔ NG 2
Răng lung lay
C645 CÓ 1
KHÔ NG 2
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG trên XQ
C646 CÓ 1
KHÔ NG 2  C647
Tổn thương vùng chóp chân răng TRONG trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C646a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C646b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Tổn thương vùng chóp chân răng NG trên XQ
C647 CÓ 1
KHÔ NG 2 C648
Tổn thương vùng chóp chân răng NG trên XQ
TĂNG KÍCH THƯỚC 1
C647a GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C647b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Tổn thương vùng chóp chân răng NX trên XQ
C648 CÓ 1
KHÔ NG 2 C649
Tổn thương vùng chóp chân răng NX trên XQ
C648a TĂNG KÍCH THƯỚC 1
GIẢM KÍCH THƯỚC 2
KÍCH THƯỚC KHÔ NG ĐỔ I 3
MỚ I 4
Giá trị tổn thương vùng chóp
C648b b1) ĐƯỜNG KÍNH |__| |__|
b2) CBCTPAI |__| |__|
Đánh giá kết quả điều trị
THÀNH CÔ NG 1
C649
THẤT BẠI 2
NGHI NGỜ 3

ĐÁNH GIÁ KẾT Q UẢ ĐIỀU TRỊ


C701: sau điều C702: 6 M C703: 12M C704: 24M
trị 1W
TC TB NN TC TB NN TC TB NN TC TB NN

Lâm sàng 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

Kích thước tổn thương


vùng chóp 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

CBCT PAI 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

1
Đánh giá kế t quả điều trị 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Phụ lục 3: ĐƠN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tôi tên là: Sinh năm/tuổi: Giới:
Địa chỉ: Số điện thoại:
Tôi đã được Nghiên cứu sinh RHM, ThS.BS. Trần Thị Lan Anh giới
thiệu về đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu điều trị tủy răng số 6, số 7 hàm
trên bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim Cone Beam Computed
Tomography ”.
Tôi hiểu rõ việc chụp phim Cone Beam Computed Tomography
(CBCT) nội nha là cần thiết và hữu ích với việc điều trị tủy răng cho tôi, tôi
hiểu rõ hiệu quả và liều bức xạ của chụp phim CBCT nội nha khi tôi tham gia
nghiên cứu này. Tôi sẽ được khám và điều trị với điều kiện trang thiết bị,
dụng cụ và vật liệu tốt nhất, đúng tiêu chuẩn qui định. Tôi cũng biết trong quá
trình tham gia nghiên cứu, tôi sẽ được chụp CBCT nội nha trước và sau điều
trị, sau điều trị 6 tháng, 1 năm, 2 năm, có trách nhiệm hợp tác với BS để cung
cấp những thông tin trung thực, chính xác về bệnh của mình, tuân thủ quy
trình điều trị, tái khám đúng lịch hẹn. Tôi cũng biết thông tin cá nhân của tôi
sẽ được bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong phạm vi đề tài.
Tôi xin tự nguyện tham gia đề tài của bác sĩ Trần Thị Lan Anh:
“Nghiên cứu điều trị tủy răng số 6, số 7 hàm trên bằng kĩ thuật Thermafil có
sử dụng phim Cone Beam Computed Tomography”.

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 20 …..

Người viết đơn


Phụ lục 4: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỐ OT CỦA CHÂN RĂNG
NGOÀI GẦN RĂNG HL1HT, HL2HT TRÊN PHIM CBCT

BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỐ OT CỦA CHÂN RĂNG NGOÀI GẦN
RĂNG HL1HT, HL2HT TRÊN PHIM CBCT

Lát cắt 1/3 thân CR Lát cắt 1/3 giữa CR Lát cắt 1/3 chóp CR
MS
1 OT 2 OT 1 OT 2 OT 1 OT 2 OT
1 v v v
2 v v v
3 v v v
4 v v v
5 v v v
6 v v v
7 v v v
8 v v v
9 v v v
10 v v v
11 v v v
12 v v v
13 v v v
14 v v v
15 v v v
16 v v v
17 v v v
18 v v v
19 v v v
20 v v v
21 v v v
22 v v v
23 v v v
24 v v v
25 v v v
26 v v v
27 v v v
28 v v v
29 v v v
30 v v v
31 v v v
32
33 v v v
34 v v v
35 v v v
36 v v v
37 v v v
38 v v v
39 v v v
40 v v v
41 v v v
42 v v v
43 v v v
44 v v v
45
46 v v v
47 v v v
48
49 v v v
50 v v v
51 v v v
52 v v v
53 v v v
54 v v v
55 v v v

You might also like