You are on page 1of 45

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

Nhóm sinh viên thực hiện:


NGUYỄN THỊ TÌNH THƯƠNG
NGUYỄN THỊ THẢO
LÊ MINH HUY
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
NGUYỄN VĂN NINH

KHẢO SÁT VỊ TRÍ VÀ KÍCH THƯỚC LỖ CẰM XƯƠNG HÀM DƯỚI Ở


NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN PHIM CONE–BEAM CT

NGÀNH RĂNG HÀM MẶT

TT Huế, Năm 2024


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC

Nhóm sinh viên thực hiện:


NGUYỄN THỊ TÌNH THƯƠNG
NGUYỄN THỊ THẢO
LÊ MINH HUY
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
NGUYỄN VĂN NINH

KHẢO SÁT VỊ TRÍ VÀ KÍCH THƯỚC LỖ CẰM XƯƠNG HÀM DƯỚI Ở


NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN PHIM CONE BEAM CT

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn:


TS. TRẦN XUÂN PHƯƠNG

TT Huế, Năm 2024


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành dự án học thuật tại Trường Đại học Y–Dược Huế, bằng tất cả sự
trân trọng chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến Ban Giám
Hiệu Trường Đại học Y Dược Huế, Phòng Đào tạo Đại học, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Răng Hàm Mặt và quý Thầy Cô đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, quý Thầy Cô, Cán bộ và Nhân
viên tại phòng khám Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Trường Đại học Y–Dược Huế đã
nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Xuân Phương
đã trực tiếp hướng dẫn với tấm lòng nhiệt tình, luôn giúp đỡ và truyền đạt cho chúng
tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu cũng như hoàn
thành dự án.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công
bố trong bất kỳ một công trình nào.
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Tình Thương
Nguyễn Thị Thảo
Lê Minh Huy
Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyễn Văn Ninh
MỤC LỤC

Trang phụ bìa


Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................1
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIỆT ANH ...............................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................3
1.1. Giải phẫu xương hàm dưới.......................................................................................................3
1.2. Cắt lớp điện toán chùm tia hình nón ........................................................................................6
1.3. Tình hình nghiên cứu về lỗ cằm xương hàm dưới ...................................................................8
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .................................................................................................................17
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................................................17
3.2. Độ kiên định của người đo .....................................................................................................17
3.3. Kích thước lỗ cằm ..................................................................................................................18
3.4. Vị trí lỗ cằm ...........................................................................................................................20
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..............................................................................................................22
4.1. Mẫu và phương tiện nghiên cứu.............................................................................................22
4.2. Kích thước lỗ cằm ..................................................................................................................23
4.3. Vị trí lỗ cằm ...........................................................................................................................26
4.4. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................................29
KIẾN NGHỊ .....................................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................1
i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCT Cắt lớp điện toán chùm tia hình nón


CT Chụp cắt lớp vi tính
DTK Dây thần kinh
HD Hàm dưới
HT Hàm trên
MSCT Cắt lớp điện toán đầu dò
ÔRD Ống răng dưới
R Răng
RCL Răng cối lớn
RCL1 Răng cối lớn thứ nhất
RCL2 Răng cối lớn thứ hai
RCN Răng cối nhỏ
RCN1 Răng cối nhỏ thứ nhất
RCN2 Răng cối nhỏ thứ hai
XHD Xương hàm dưới
XOR Xương ổ răng
ii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Cắt lớp điện toán chùm tia hình nón Cone beam computed tomography
Động mạch dưới cằm Submental artery
Động mạch mặt Facial artery
Lỗ cằm Mental foramen
Lỗ cằm phụ Accessory mental foramen
Lỗ gai cằm dưới Inferior genial spinal foramen
Mặt phẳng đứng dọc Saggital plane
Mặt phẳng đứng ngang Coronal plane
Mặt phẳng ngang Axial plane
Mặt phẳng thiết diện Cross sectional image
Ống cằm Mental canal
Ống răng dưới Inferior alveolar canal
Thần kinh cằm Mental nerve
Thần kinh xương ổ dưới Inferior alveolar nerve
Vòng ngoặt trước Anterior loop
iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mặt ngoài xương hàm dưới .................................................................................................3


Hình 1.2. Mặt trong xương hàm dưới .................................................................................................4
Hình 1.3. Phân loại vị trí lỗ cằm theo Tebo và Telford (1950) ...........................................................6
Hình 1.4. Phân loại vị trí lỗ cằm theo Fishel .......................................................................................6
Hình 1.5. Nguyên lý tạo ảnh phim CBCT ...........................................................................................7
Hình 2.1. Máy CBCT hiệu Rainbow CT CONE BEAM DENTIUM ...............................................11
Hình 2.2. Phần mềm đọc phim Blue Sky Plan Software Version 4.7.5 ............................................12
Hình 2.3. Đường kính lỗ cằm theo chiều trước sau, trên dưới ..........................................................13
Hình 2.4. Hai mặt phẳng: mặt phẳng ngang; mặt phẳng đứng ngang ...............................................14
Hình 2.5. Vị trí lỗ cằm so với chóp răng ...........................................................................................15
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các biến số độc lập ...........................................................................................................12


Bảng 2.2. Các biến số phụ thuộc .......................................................................................................13
Bảng 3.1. Phân bố mẫu theo giới tính ...............................................................................................17
Bảng 3.2. Hệ số tương quan giữa hai lần đo của một vài biến số nghiên cứu ..................................17
Bảng 3.3. Đường kính trước sau của lỗ cằm .....................................................................................18
Bảng 3.4. Đường kính trước sau của lỗ cằm khi so sánh theo từng giới và từng bên .......................18
Bảng 3.5. Đường kính trên dưới của lỗ cằm .....................................................................................19
Bảng 3.6. Đường kính trên dưới của lỗ cằm khi so sánh theo từng giới và từng bên .......................20
Bảng 3.7. Phân bố vị trí lỗ cằm theo chiều trước sau........................................................................20
Bảng 3.8. Phân bố vị trí lỗ cằm theo chiều trên dưới ........................................................................21
Bảng 4.1. Tổng hợp các nghiên cứu về kích thước lỗ cằm ở Việt Nam và trên thế giới ..................24
Bảng 4.2. Vị trí lỗ cằm trước sau theo phân loại của Tebo và Telford của các nghiên cứu..............28
Bảng 4.3.Vị trí lỗ cằm chiều trên dưới theo phân loại Fishel của các nghiên cứu ............................29
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lỗ cằm là một chi tiết giải phẫu thu hút sự quan tâm nhiều nghiên cứu, do những
đặc điểm về cốt học, nhân học và nhất là cho thực hành Răng Hàm Mặt. Lỗ cằm
thường là một lỗ mỗi bên (87,74%) [3] nằm ở phía má thân xương hàm dưới. Vị trí
thường gặp nhất là chóp răng cối nhỏ thứ hai (71,69%) [3]. Lỗ cằm được quan tâm
trong thực hành Răng Hàm Mặt do nó là nơi đi ra của nhiều nhánh thần kinh, bó mạch
quan trọng vùng hàm mặt. Dây thần kinh răng dưới chạy trong ống răng dưới theo
hướng từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, từ trong ra ngoài và tận cùng ở lỗ cằm.
Ngoài ra, nhánh cằm tách ra động mạch huyệt răng dưới đi ra ở lỗ cằm cung cấp máu
cho vùng cằm. Trong quá trình phát triển xương hàm dưới ở trẻ em, hướng của lỗ
cằm thay đổi từ mặt trước sang mặt bên.
Việc hiểu rõ vị trí và kích thước lỗ cằm so với các cấu trúc giải phẫu lân cận là
rất cần thiết, để có những chẩn đoán, kế hoạch điều trị và xử trí hợp lý, tránh được
các biến chứng trong gây tê, nhổ răng hay trong cắm ghép Implant,… Nhiều nghiên
cứu đã được thực hiện để mô tả và xác định vị trí lỗ cằm so với chóp răng lân cận và
các mốc giải phẫu của xương hàm dưới. von Arx [33] đã chỉ ra rằng phần lớn lỗ cằm
(56%) nằm ở phía chóp giữa 2 răng cối nhỏ và 35,7% lỗ cằm nằm bên dưới răng cối
nhỏ thứ hai. Kích thước trung bình của lỗ cằm cho thấy chiều trên dưới là 3,0mm và
chiều trước sau là 3,2mm. Trong nghiên cứu của Thái Thanh Mỹ (2006) [3], 87,74%
mẫu nghiên cứu có một lỗ cằm mỗi bên, biến thể về số lượng chiếm tỉ lệ đáng kể
(12,26%), lỗ cằm dạng bầu dục chiếm đa số (66,04%) so với dạng tròn (33,96%) trên
phim quanh chóp [3].
Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography – CT) là kỹ thuật được đưa vào
ứng dụng trong lâm sàng vào những năm 1974–1976. Chỉ trong vòng hơn 50 năm kể
từ khi ra đời, hàng loạt thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính ra đời và không ngừng cải tiến
thể hiện sự ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng y học nói chung và Răng Hàm Mặt nói
riêng. Sự phát triển của chụp cắt lớp vi tính cho phép đánh giá theo ba chiều không
2

gian các cấu trúc sọ mặt giúp nó ngày càng trở thành một phương tiện được sử dụng
rộng rãi trong chẩn đoán đầu – mặt – cổ và trong những thủ thuật phẫu thuật miệng
khác. Việc phơi nhiễm với phóng xạ quá nhiều, giá thành cao và không phải phòng
nha nào cũng có thiết bị máy móc làm cản trở việc sử dụng thường quy công nghệ
này trong thực hành nha khoa. Cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (Cone beam
computed tomography – Cone–beam CT/CBCT) là cách tiếp cận thay thế đầy hứa
hẹn nhờ cung cấp hình ảnh có chất lượng chẩn đoán cao và hạn chế được nhược điểm
nêu trên. Toàn bộ thời gian quét thường chỉ dưới một phút, liều bức xạ nhỏ hơn hàng
trăm lần so với các máy cắt lớp vi tính thông thường. Cắt lớp điện toán chùm tia hình
nón được sử dụng trong một số ứng dụng phẫu thuật quan trọng trong miệng và hàm
mặt bao gồm cắm Implant, gãy xương và răng, kiểm tra khớp thái dương hàm, nhổ
răng khôn,…
Cone–beam CT ra đời đã cho chúng ta một cái nhìn chi tiết, rõ ràng hơn về cấu
trúc giải phẫu của lỗ cằm và các cấu trúc liên quan như ống răng dưới, chân răng cối
nhỏ,…Tuy nhiên, ở nước ta thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu này. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát vị trí và kích thước lỗ cằm xương hàm dưới ở
người trưởng thành trên phim Cone–beam CT ” với các mục tiêu sau:
- Xác định vị trí lỗ cằm so với vị trí các răng cối nhỏ hàm dưới.
- Xác định kích thước của lỗ cằm theo chiều trước sau và chiều trên dưới.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIẢI PHẪU XƯƠNG HÀM DƯỚI


Xương hàm dưới (XHD) là xương lớn nhất và khỏe nhất của khối xương mặt,
có các răng hàm dưới và khớp với hố hàm xương thái dương. Xương hàm dưới gồm
một thân hình móng ngựa và ở mỗi đầu có một ngành hàm đi lên gần như thẳng đứng.
1.1.1. Mặt ngoài xương hàm dưới

Hình 1.1. Mặt ngoài xương hàm dưới


Nguồn: Netter F.H 2012, “Atlas giải phẫu người”, Nhà xuất bản Y học

Lồi cằm là cấu trúc nằm ở giữa và dưới nhô ra của thân XHD
Hai bên XHD có hai đường gờ chạy chếch lên trên và ra sau gọi là đường chéo
ngoài, trên đường chéo ngang mức với răng hàm nhỏ thứ hai có lỗ cằm là nơi thoát
ra của động mạch và thần kinh hàm dưới.
4

1.1.2. Mặt trong xương hàm dưới

Hình 1.2. Mặt trong xương hàm dưới


Nguồn: Netter F.H 2012, “Atlas giải phẫu người”, Nhà xuất bản Y học

Mặt trong XHD được chia làm hai phần:


- Thân XHD có:
Bờ trên: có nhiều huyệt răng, các huyệt răng tạo thành cung huyệt răng.
Bờ dưới: có hố cơ hai thân và chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm có một
rãnh nhỏ để động mạch mặt đi qua.
- Ngành hàm xương hàm dưới đi chếch từ dưới lên và hơi ra sau, tạo thành góc
hàm, chỗ bờ dưới và bờ sau ngành hàm gặp nhau.
1.1.3. Ống răng dưới
Ống răng dưới (ÔRD) chứa bó mạch thần kinh răng dưới là mốc giải phẫu rất
quan trọng của XHD trong các thủ thuật can thiệp ở XHD. Khoảng cách từ mào sống
hàm đến ÔRD là chiều cao ứng dụng trong phẫu thuật để cấy implant hàm dưới.
Chiều cao này quyết định cho việc chọn chiều dài của trụ implant.
Dây thần kinh (DTK) răng dưới đi vào từ lỗ gai Spix ở mặt trong ngành lên, đi
trong lòng thân xương hàm vào ÔRD theo hướng từ trên xuống dưới, từ sau ra trước,
từ trong ra ngoài và tận cùng là lỗ cằm, tương ứng mặt ngoài chóp răng cối nhỏ thứ
hai (RCN2) hàm dưới (HD). Vị trí của lỗ cằm thường gặp ở giữa bờ trên và dưới của
cành ngang xương hàm dưới, đôi khi có thể gặp ở 1/3 dưới.
5

1.1.4. Lỗ cằm
Lỗ cằm là một lỗ mở nằm ở mặt ngoài XHD, đánh dấu sự kết thúc của ÔRD
trong XHD và cho bó mạch thần kinh cằm đi ra mặt ngoài XHD. Trên X–quang, lỗ
cằm là vùng thấu quang hình tròn hoặc bầu dục nằm dưới chóp các răng cối nhỏ
(RCN) hoặc chồng lên vùng chóp. Ở mỗi bên của XHD, lỗ cằm thường xuất hiện là
một cấu trúc đơn độc nhưng đôi khi cũng có sự hiện diện lỗ cằm phụ.
1.1.4.1. Kích thước
Nghiên cứu của Thái Thanh Mỹ (2006) [3] trên 53 XHD khô của người Việt ghi
nhận đường kính lỗ cằm theo chiều trước sau trung bình là 3,31mm, theo chiều trên
dưới trung bình là 2,05mm. Phạm Thị Hương Loan (2019) [1] ghi nhận kích thước
trước sau trung bình của lỗ cằm là 3,3mm, kích thước trên dưới trung bình là
3,0±0,7mm. Ở người Mỹ, kích thước trung bình của lỗ cằm theo chiều trên dưới là
3,6mm theo Carruth (2015) [7].
1.1.4.2. Vị trí
Vị trí lỗ cằm thay đổi có liên quan đến tuổi. Ở trẻ em trước khi mọc răng, lỗ
cằm hơi nằm gần với bờ xương ổ; trong giai đoạn mọc răng, lỗ cằm nằm giữa bờ
xương ổ và bờ dưới XHD và ở người trưởng thành còn răng, lỗ cằm nằm gần với bờ
dưới XHD hơn. Ở người mất răng và tiêu xương, lỗ cằm gần với bờ xương ổ. Trong
trường hợp tiêu xương quá nhiều; lỗ cằm và phần nối với ÔRD nằm tại bờ xương ổ,
tại đó DTK cằm từ lỗ cằm nằm gần hơn hoặc ở ngay bờ xương ổ; trường hợp tiêu
xương trầm trọng, DTK cằm và phần cuối của DTK răng dưới có thể được tìm thấy
ngay dưới nướu.
• Vị trí của lỗ cằm theo phân loại Tebo và Telford (1950). Gồm 6 vị trí:
o Vị trí 1: lỗ cằm nằm phía trước răng cối nhỏ thứ nhất;
o Vị trí 2: lỗ cằm nằm trên đường thẳng đi qua trục răng cối nhỏ thứ nhất;
o Vị trí 3: lỗ cằm nằm giữa răng cối nhỏ thứ nhất và răng cối nhỏ thứ hai;
o Vị trí 4: lỗ cằm trên đường thẳng đi qua trục răng cối nhỏ thứ hai;
o Vị trí 5: lỗ cằm nằm giữa răng cối nhỏ thứ hai và răng cối lớn thứ nhất;
o Vị trí 6: lỗ cằm trên đường thẳng đi qua trục răng cối lớn thứ nhất.
6

Hình 1.3. Phân loại vị trí lỗ cằm theo Tebo và Telford (1950)
Nguồn: Chkoura (2013) và Udhaya (2013)

• Vị trí trên dưới của lỗ cằm theo phân loại Fishel. Gồm 3 vị trí:
o Trên chóp chân răng;
o Ngay chóp chân răng;
o Dưới chóp chân răng.

Hình 1.4. Phân loại vị trí lỗ cằm theo Fishel


(A) Trên chóp chân răng, (B) Ngay chóp chân răng, (C) Dưới chóp chân răng
Nguồn: Juodzbalys (2010) [15]

1.2. CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN CHÙM TIA HÌNH NÓN


1.2.1. Nguyên lý tạo ảnh phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón
Cone beam computed tomography (CBCT) là phương pháp chụp cắt lớp điện toán
với chùm tia hình nón. Đây là phương pháp chụp ứng dụng đặc thù cho cấu trúc
xương và răng vùng hàm mặt.
Việc tạo ảnh CBCT được thực hiện bởi bóng phát tia X và cảm biến vùng thu
tín hiệu. Nguồn phát tia X là chùm tia phân kì, được chuẩn trực dưới dạng hình nón
hoặc hình chóp, sau khi đi qua cơ thể bệnh nhân, chùm photons bị suy giảm còn lại
sẽ đập vào detector phía đối diện và được thu nhận. Trong quá trình quay, nhiều hình
7

chiếu 2 chiều nối tiếp nhau được chụp. Các hình chiếu này là nguồn dữ liệu thô, gọi
là ảnh cơ bản. Chuỗi ảnh hoàn chỉnh (thường là hàng trăm) các ảnh cơ bản được gọi
là dữ liệu hình chiếu. Các chương trình phần mềm kết hợp các thuật toán phức tạp
trong đó có thuật toán chiếu ngược có lọc được áp dụng cho các dữ liệu hình chiếu
này để tạo ra một khối lượng hình ảnh dùng để tái tạo ảnh trong 3 mặt phẳng: ngang,
đứng ngang, dọc.

Hình 1.5. Nguyên lý tạo ảnh phim CBCT [21]

Quá trình tạo ảnh CBCT gồm 3 bước chính:


- Tạo ra tia X
- Thu nhận tia X
- Tái tạo hình ảnh
1.2.2. Ứng dụng của phim CBCT trong nghiên cứu
Phim CBCT có các ứng dụng trong ngành răng hàm mặt như tái tạo 3D bề mặt,
ứng dụng định vị ÔRD, ứng dụng cắm implant, ứng dụng đánh giá chất lượng xương
tùy theo mục đích chẩn đoán và điều trị,…
Trên phim CBCT, lỗ cằm là một cấu trúc thấu quang, nằm ở cành ngang XHD,
là chỗ chui ra của thần kinh huyệt răng dưới. Là một cấu trúc độc lập, dễ phát hiện,
tuy nhiên vẫn có thể nhầm bởi các cấu trúc giải phẫu khác như nang răng, u xương,
abscess,…
8

Trong nghiên cứu này, phim CBCT được sử dụng để xác định vị trí, kích thước,
cũng như tương quan của lỗ cằm xương hàm dưới đối với cấu trúc giải phẫu xung
quanh với các ưu điểm:
- Tia X–quang tập trung vào vị trí hơn, vì vậy cho hình ảnh 3D chất lượng tốt
hơn so với phương pháp chụp X–quang răng truyền thống.
- Với hệ thống chụp phim CT 3D, nha sĩ có thể nhìn thấy 3 chiều: trong – ngoài,
gần – xa, trên – dưới của xương. Đồng thời hạn chế thời gian phơi nhiễm đối
với bệnh nhân.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LỖ CẰM XƯƠNG HÀM DƯỚI
1.3.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Các tác giả Thái Thanh Mỹ, Hoàng Tử Hùng, Trần Giao Hòa, Trần Yến Nga
(2006) [3] nghiên cứu đặc điểm hình thái lỗ cằm trên 53 XHD người Việt. Nghiên
cứu đã đưa ra kết quả và kết luận 87,74% có một lỗ cằm. Các biến thể về số lượng
chiếm tỉ lệ đáng kể (12,26%), thường xuất hiện ở bên phải hơn (p < 0,05). Dạng bầu
dục chiếm đa số (66,04%) so với dạng tròn (33,96%). Đường kính lớn và nhỏ trung
bình lần lượt là 3,31±0,90mm và 2,05±0,73mm. Vị trí thường găp nhất là ở vùng
chóp RCN2 (71,69%). Lỗ cằm phải thường ở sau chóp RCN2 và ở gần bờ sau cành
đứng hơn lỗ cằm trái (p < 0,05). Về thực hành, vị trí lỗ cằm so với các chóp răng ở
người Việt mang đặc điểm chung của các nhóm cư dân thuộc chủng Mongoloid, có
xu hướng ở vùng chóp RCN2 và xa hơn (giữa RCN2 và RCL1).
Cao Thị Thanh Nhã (2013) [4] ghi nhận trên hình ảnh MSCT đường kính trên dưới
và đường kính trước sau của lỗ cằm lần lượt là 2,93±0,73mm và 3,69±1,07mm đồng thời
ghi nhận vị trí của lỗ cằm theo chiều trước sau phổ biến nhất là chóp RCN2 HD.
Theo tác giả Phạm Thị Hương Loan (2019) [1] nghiên cứu đường đi của ÔRD
trên hình ảnh CBCT của 345 người Việt trưởng thành cho thấy lỗ cằm ở người Việt
đa số nằm ở chóp RCN2 (71,7%). Đường kính trung bình của lỗ cằm theo chiều trước
sau là 3,3±0,8mm và chiều trên dưới là 3,0±0,7mm.
Tác giả Nguyễn Phước Lợi (2016) [2] nghiên cứu cắt ngang mô tả với mẫu
nghiên cứu gồm 113 hình ảnh CBCT của bệnh nhân và được phân tích ở 3 mặt phẳng
khác nhau (mặt phẳng tiếp tuyến, lát cắt thiết diện và mặt phẳng ngang) cho kết quả
9

đường kính trung bình của lỗ cằm là 3,13±0,79mm (theo chiều trước sau) và
3,03±0,80mm (theo chiều trên dưới). Lỗ cằm thường nằm về phía xa chóp răng kế
cận với khoảng cách trung bình 0,71±2,18mm và phía dưới chóp răng trung bình
2,2±2,19mm. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận: lỗ cằm ở XHD người Việt trên CBCT
thường có hình tròn và nằm ở vị trí phía sau và phía dưới chóp RCN2.
1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Katakami (2008) [17] nghiên cứu trên 16 bệnh nhân và đưa ra kết quả: kích
thước trước sau và trên dưới trung bình của lỗ cằm lần lượt là 3,5mm (phạm vi 1,5–
5,3mm) và 2,6mm (phạm vi 1,3–3,8mm).
von Arx (2013) [33] đã chỉ ra rằng, phần lớn lỗ cằm (56%) nằm ở phía chóp
giữa 2 RCN và 35,7% các vị trí lỗ cằm khác nằm bên dưới RCN2. Kích thước trung
bình của lỗ cằm cho thấy chiều trên dưới là 3,0mm và chiều trước sau là 3,2mm; tuy
nhiên, các trường hợp riêng lẻ cho thấy sự khác biệt lớn về chiều trên dưới (1,8–
5,1mm) và chiều trước sau (1,8–5,5mm).
Chen (2015) [8] nghiên cứu trên 60 hình ảnh CBCT của bệnh nhân sử dụng
phần mềm GALAXY viewer hoặc phần mềm Mimics thu được kết quả đường kính
trên dưới của lỗ cằm trung bình là 2,97±0,61mm; vị trí phổ biến của lỗ cằm là giữa
chóp RCN1 và RCN2 với 51,67%, kể đến là dưới chóp RCN2 HD với 40,83%.
Theo Gümüşok (2017) [13], đường kính trước sau và trên dưới trung bình của
lỗ cằm lần lượt là 2,8±0,99mm và 3,11±0,89mm.
Theo nghiên cứu của Pelé (2021) [26], từ 728 phim có khả năng đủ tiêu chuẩn,
72 phim được đưa vào phân tích định tính và tổng hợp định lượng, đã cung cấp một
đánh giá về giải phẫu của lỗ cằm. Lỗ cằm nằm chủ yếu ở giữa hai RCN (từ 50,4%
đến 61,95%) hoặc ở phía chóp của RCN2 (từ 50,3% đến 57,9%). Đường kính lỗ cằm
trung bình ở nam lớn hơn ở nữ, sự khác biệt giữa chúng có thể đạt tới 0,62mm.
Nghiên cứu của Motiwala (2022) [22] sử dụng phương pháp chụp CBCT của
một mẫu dân số Pakistan: trong số 96 lần chụp cắt lớp, vị trí thường gặp nhất của lỗ
cằm là dọc theo trục dài của RCN2 xuất hiện ở bên phải là 52,1% và 51% ở bên trái,
tiếp theo là giữa RCN1 và RCN2 với tỉ lệ ở bên phải là 29,2% và bên trái là 39,6%.
10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu thuận tiện gồm hình ảnh CBCT hiện đang được lưu giữ tại phòng khám
Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trường Đại học Y–Dược Huế.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Người còn răng từ răng cửa giữa đến răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai bên.
- Người không điều trị chỉnh hình răng.
- Người có phim CBCT chất lượng tốt, thấy rõ hình ảnh lỗ cằm, mô xương,
răng, ống răng dưới.
2.1.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- XHD có sang thương bệnh lý hoặc gãy xương.
- Mất RCL HD gây di chuyển nhiều vị trí RCN vào khoảng mất răng.
- Mất RCN HT đã gây trồi RCN HD.
- Người có răng dư, răng mọc chen chúc ở vùng RCN HD.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Trường Đại học Y–Dược Huế từ tháng
2/2023 đến tháng 11/2023.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2.2. Chọn mẫu
Lập danh sách toàn bộ các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện
Trường Đại học Y–Dược Huế có phim CBCT. Sau đó đối chiếu các tiêu chuẩn chọn
mẫu thu được 51 phim CBCT đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu.
11

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu


❖ Máy CBCT hiệu Rainbow CT CONE BEAM DENTIUM, Hàn Quốc:
• Kích thước FOV: 5x5, 16x10, 16x18 (chế độ chồng hình)
• Thời gian quét: CBCT: 19s
• Cảm biến CBCT: Cảm biến CMOS
• Tiêu điểm: 0.5mm
• Nguồn điện áp: 60 ~ 100 kVp
• Máy phát điện: 4 ~ 12 mA
• Thời gian tái thiết lập: Ít hơn 60s
• Kích thước VOXEL: 300µm (cao 200µm)
• Định dạng dữ liệu hình ảnh tương thích với DICOM 3.0
• Tư thế chụp: Bệnh nhân đứng, lưng thẳng, hai tay giữ cán cầm. Đầu bệnh nhân
được giữ vững bằng dụng cụ hỗ trợ và có tư thế theo hướng dẫn: mặt phẳng
Frankfort (qua hai điểm bờ dưới hốc mắt và điểm cao nhất gờ bình tai) song
song với sàn nhà. Mặt phẳng dọc giữa trùng với đường giữa mặt bệnh nhân.

Hình 2.1. Máy CBCT hiệu Rainbow CT CONE BEAM DENTIUM


Nguồn: Dentium for Dentists by Dentists
12

❖ Phần mềm đọc phim Blue Sky Plan Software Version 4.7.5

Hình 2.2. Phần mềm đọc phim Blue Sky Plan Software Version 4.7.5

2.2.4. Các biến số nghiên cứu


Bảng 2.1. Các biến số độc lập
STT Tên biến Loại biến Giá trị biến
1 Giới tính Nhị giá Nam Nữ
2 Vị trí bên hàm Nhị giá Bên phải Bên trái
(1) Trước RCN 1
Vị trí trước sau của lỗ cằm theo (2) Ngay chóp RCN1
phân loại Tebo và Teflod (3) Giữa RCN 1 và RCN 2
3 Danh định
(1950) (4) Ngay chóp RCN2
(5) Giữa RCN 2 và RCL1
(6) Ngay chóp RCL1
(1) Trên chóp chân răng
Vị trí trên dưới của lỗ cằm theo
4 Danh định (2) Ngay chóp chân răng
phân loại của Fishel (1976)
(3) Dưới chóp chân răng
13

Bảng 2.2. Các biến số phụ thuộc


STT Tên biến Loại biến Giá trị biến
1 Đường kính trước sau của lỗ cằm Định lượng liên tục Milimet (mm)
2 Đường kính trên dưới của lỗ cằm Định lượng liên tục Milimet (mm)

2.2.5. Quy trình thực hiện


2.2.5.1. Thu thập phim
Dữ liệu phim được nhập vào phần mềm BlueSky Plan sau đó lựa chọn các phim
đúng tiêu chuẩn: 51 phim.
2.2.5.2. Đo đạc các kích thước
Hình ảnh được khảo sát trên màn hình Dell U2713HMt, độ phân giải màn hình
2560x1440 WQHD. Tương phản và độ sáng của hình ảnh được điều chỉnh bằng công
cụ xử lý hình ảnh trong phần mềm để đảm bảo hình ảnh tối ưu.
Phần mềm BlueSky Plan hiển thị hình ảnh XHD đồng thời trên ba mặt phẳng định
hướng tham chiếu.
❖ Kích thước: Đo đường kính theo chiều trước sau của lỗ cằm trên mặt phẳng
ngang và theo chiều trên dưới ở mặt phẳng đứng ngang.

A B
Hình 2.3. (A) Đường kính lỗ cằm theo chiều trước sau;
(B) Đường kính lỗ cằm theo chiều trên dưới.
14

Các bước thực hiện theo Carruth (2015) [7]:


▪ Bước 1: điều chỉnh tùy chọn sao cho lát cắt ngang và lát cắt đứng ngang đi qua
lỗ cằm cần khảo sát.
▪ Bước 2: điều chỉnh mặt phẳng ngang đến lát cắt mà lỗ cằm có đường kính
trước sau là lớn nhất. Đo đường kính trước sau lỗ cằm.
▪ Bước 3: điều chỉnh mặt phẳng đứng ngang đến lát cắt có đường kính trên dưới
lỗ cằm là lớn nhất. Đo đường kính trên dưới của lỗ cằm.

A B

Hình 2.4. (A) Mặt phẳng ngang; (B) Mặt phẳng đứng ngang

❖ Vị trí lỗ cằm:
• Vị trí của lỗ cằm theo phân loại Tebo và Telford (1950). Gồm 6 vị trí:
o Vị trí 1: lỗ cằm nằm phía trước răng cối nhỏ thứ nhất;
o Vị trí 2: lỗ cằm nằm trên đường thẳng đi qua trục răng cối nhỏ thứ nhất;
o Vị trí 3: lỗ cằm nằm giữa hai răng cối nhỏ;
o Vị trí 4: lỗ cằm trên đường thẳng đi qua trục răng cối nhỏ thứ hai;
o Vị trí 5: lỗ cằm nằm giữa răng cối nhỏ thứ hai và răng cối lớn thứ nhất;
o Vị trí 6: lỗ cằm trên đường thẳng đi qua trục răng cối lớn thứ nhất.
• Vị trí trên dưới của lỗ cằm theo phân loại Fishel. Gồm 3 vị trí:
o Trên chóp chân răng;
o Ngay chóp chân răng;
o Dưới chóp chân răng.
15

A B

Hình 2.5. (A) Vị trí thứ 4 của lỗ cằm theo phân loại Tebo và Teflord
(B) Vị trí trên dưới của lỗ cằm nằm dưới chóp chân răng theo phân loại Fishel

2.2.5.3. Nhập và xử lý số liệu


Số liệu thu thập được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.
Thống kê mô tả:
- Trung bình và độ lệch chuẩn đường kính trên dưới, trước sau của lỗ cằm
(chung, từng giới, từng bên) .
- Tỉ lệ phân bố lỗ cằm theo chiều trước sau, trên dưới (chung, từng giới, từng
bên).
Thống kê suy lý:
- So sánh các số liệu đo đạc (đường kính theo chiều trước sau, trên dưới của lỗ
cằm) giữa nam và nữ, giữa bên trái và bên phải bằng kiểm định t test giữa hai
mẫu độc lập.
- So sánh sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa bên trái và bên phải về vị trí của lỗ
cằm theo chiều trước sau, trên dưới bằng kiểm định 2.
Tất cả các phép kiểm trên đều được sử dụng với độ tin cậy 95% và được kết luận có
ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
16

2.2.6. Kiểm soát sai số


Các phim CBCT được mã hóa số liệu về tên, giới tính, ngày tháng năm sinh.
Việc xác định vị trí, đo đạc kích thước được định chuẩn và thực hiện bởi một người.
Kết quả cho thấy độ kiên định của người đo với hệ hệ số tương quan Pearson lớn hơn
0,8. Như vậy, cả phép đo và đánh giá có độ kiểm định cao.
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tuân thủ các nguyên tắc về y đức:
- Đề cương nghiên cứu đã nhận được sự chấp thuận của Ban Chủ nhiệm Khoa
Răng Hàm Mặt và Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y–Dược Huế.
- Các thông tin được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối và chỉ dùng với mục đích
nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ nhằm vào việc điều tra vị trí và kích thước của lỗ
cằm XHD trên phim CBCT mà không nhằm mục đích nào khác.
17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU


Từ tháng 2/2023 đến tháng 11/2023, có 51 hình ảnh CBCT đáp ứng được các
tiêu chuẩn chọn mẫu và thu được đầy đủ thông tin trong thời gian nghiên cứu. Trong
đó có 18 bệnh nhân nam, 33 bệnh nhân nữ; tỉ lệ nam: nữ là 1:1,83. Bệnh nhân trong
nghiên cứu này có độ tuổi từ 18 đến 70 tuổi, tuổi trung bình là 32,41±13,48.
Bảng 3.1. Phân bố mẫu theo giới tính

Nam Nữ Tổng
n 18 33 51

Tỉ lệ (%) 35,3% 64,7% 100%

Tuổi trung bình 36,11±12,93 30,39±13,53 32,41±13,48

3.2. ĐỘ KIÊN ĐỊNH CỦA NGƯỜI ĐO


Bảng 3.2. Hệ số tương quan giữa hai lần đo của một vài biến số nghiên cứu

Các giá trị r

Đường kính trước sau phần hàm trái của lỗ cằm 0,912

Đường kính trước sau phần hàm phải của lỗ cằm 0,941

Đường kính trên dưới phần hàm trái của lỗ cằm 0,852

Đường kính trên dưới phần hàm phải của lỗ cằm 0,864
r: hệ số tương quan

Chúng tôi lựa chọn các thông số liên quan đến lỗ cằm để tiến hành đo lần thứ
hai trên 10 cá thể chọn ngẫu nhiên. Hệ số tương quan Pearson các thông số của lỗ
cằm luôn lớn hơn 0.8. Hệ số tương quan cao ở các phép đo cho thấy sự kiên định của
người đo (Bảng 3.2)
18

3.3. KÍCH THƯỚC LỖ CẰM


3.3.1. Đường kính trước sau của lỗ cằm
Bảng 3.3. Đường kính trước sau của lỗ cằm

Đường kính trước sau


p
(TB±ĐLC) (mm)

Nam 3,67±0,95
Giới 0,008
Nữ 3,24±0,67

Trái 3,46±0,81
Phần hàm 0,704
Phải 3,32±0,79

Chung 3,39±0,80

Đường kính trước sau của lỗ cằm có giá trị trung bình là 3,39±0,80, thay đổi từ
1,85mm đến 6,27mm. Đường kính trước sau trung bình ở nam (3,67±0,95mm) lớn
hơn ở nữ (3,24±0,67mm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Đường kính trước sau của lỗ cằm ở phần hàm bên phải (3,32±0,79mm) nhỏ hơn
đường kính trước sau của lỗ cằm ở phần hàm bên trái (3,46±0,81mm), tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.4. Đường kính trước sau của lỗ cằm khi so sánh theo từng giới và từng bên

Giới tính
Đường kính Phần hàm p
Nam Nữ

Phải 3,60±0,99 3,16±0,62 0,054


Trước sau (mm)
Trái 3,73±0,93 3,31±0,71 0,077
(TB±ĐLC)
p 0,768 0,595

Ở phần hàm bên phải, đường kính trước sau của lỗ cằm ở nam (3,60±0,99mm)
lớn hơn ở nữ (3,16±0,62mm) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Ở phần hàm trái, đường kính trước sau của lỗ cằm ở nam (3,73±0,93mm) cũng lớn
hơn ở nữ (3,31±0,71mm) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
19

Ở bệnh nhân nam, đường kính trước sau trung bình ở bên trái lớn hơn ở bên
phải và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tương tự ở bệnh nhân
nữ, đường kính trước sau trung bình không có khác biệt thống kê giữa bên phải và
bên trái (p>0,05).
3.3.2. Đường kính trên dưới của lỗ cằm
Bảng 3.5. Đường kính trên dưới của lỗ cằm

Đường kính trên dưới


(TB±ĐLC) (mm) p

Nam 3,94±0,93
Giới 0,009
Nữ 3,52±0,64

Trái 3,72±0,82
Phần hàm 0,470
Phải 3,62±0,75

Chung 3,67±0,78

Đường kính trên dưới của lỗ cằm thay đổi từ 2,09mm đến 6,10mm với giá trị
trung bình 3,67±0,78mm. Đường kính trên dưới của lỗ cằm trung bình ở nam là
3,94±0,93mm lớn hơn ở nữ (3,52±0,64mm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Đường kính trên dưới của lỗ cằm bên trái (3,72±0,82mm) lớn hơn đường kính
lỗ cằm bên phải (3,62±0,75mm), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
20

Bảng 3.6. Đường kính trên dưới của lỗ cằm khi so sánh theo từng giới và từng bên

Giới tính
Đường kính Phần hàm p
Nam Nữ

Phải 3,96±0,84 3,43±0,63 0,013


Trên dưới
(mm) Trái 4,16±0,97 3,48±0,62 0,004
(TB± ĐLC)
p 0,521 0,236

Ở phần hàm bên phải, đường kính trên dưới của lỗ cằm ở nam (3,96±0,84mm)
lớn hơn ở nữ (3,43±0,63mm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở
phần hàm bên trái, đường kính trên dưới của lỗ cằm ở nam (4,16±0,97mm) lớn hơn
ở nữ (3,48±0,62mm), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Ở bệnh nhân nam, đường kính trên dưới trung bình ở bên trái (4,16±0,97mm)
lớn hơn ở bên phải (3,96±0,84mm) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Tương tự ở bệnh nhân nữ, đường kính trên dưới trung bình không có khác
biệt thống kê giữa bên phải và bên trái (p>0,05).
3.4. VỊ TRÍ LỖ CẰM
3.4.1. Vị trí lỗ cằm theo chiều trước sau
Bảng 3.7. Phân bố vị trí lỗ cằm theo chiều trước sau

Vị trí 3 4 5
p
n (%) n (%) n (%)

Nam 14 (38,9%) 16 (44,4%) 6 (16,7%)


Giới 0,182
Nữ 32 (48,5%) 28 (42,4%) 6 (9,1%)

Phải 20 (39,2%) 25 (49,0%) 6 (11,8%)


Phần hàm <0,01
Trái 26 (51,0%) 19 (37,3%) 6 (11,8%)

Chung 46 (45,1%) 44 (43,1%) 12 (11,8%)


21

Theo chiều trước sau, có 46 (45,1%) lỗ cằm nằm giữa hai RCN HD, 44 (43,1%)
lỗ cằm nằm trên đường thẳng đi qua trục RCN2 HD và 12 (11,8%) lỗ cằm nằm giữa
RCN2 HD và RCL1 HD. Không có lỗ cằm nào nằm ở vị trí phía trước RCN1 HD, vị
trí đường thẳng đi qua trục RCN1 HD, và đường thẳng đi qua trục RCL1 HD. Theo
giới tính, nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí lỗ cằm
(p>0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí lỗ cằm ở phần hàm
trái và phải (p<0,05).
3.4.2. Vị trí lỗ cằm theo chiều trên dưới
Bảng 3.8. Phân bố vị trí lỗ cằm theo chiều trên dưới

Vị trí Trên chóp răng Ngay chóp răng Dưới chóp răng
p
n (%) n (%) n (%)
Nam 1 (2,8%) 6 (16,7%) 29 (80,6%)
Giới 0,306
Nữ 0 (0,0%) 10 (15,2%) 56 (84,8%)

Phải 0 (0,0%) 9 (17,6%) 42 (82,4%)


Phần
0,012
hàm Trái 1 (2%) 7 (13,7%) 43 (84,3%)

Chung 1 (1,0%) 16 (15,7%) 85 (83,3%)

Xét theo chiều trên dưới, lỗ cằm ở vị trí dưới chóp chân răng chiếm tỉ lệ cao
nhất với 83,3%, tiếp theo là ở vị trí ngay chóp chân răng với 15,7%, và tỉ lệ thấp nhất
là ở vị trí trên chóp răng với 1,0%. Phân bố vị trí lỗ cằm theo chiều trên dưới không
có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p>0,05), tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai phần hàm trái và phải (p<0,05).
22

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. MẪU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU


4.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nghiên cứu có liên quan vị trí và kích thước lỗ cằm trước đây được khảo
sát bằng các phương thức khác nhau như quan sát trực tiếp trên xương hàm khô [5],
khảo sát trên thi thể [12] [20] [30], khảo sát bằng hình ảnh X quang trên bệnh nhân
(CT [4] [19], CBCT [7] [8] [11] [16]). Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn
phim CBCT để thực hiện nghiên cứu vì có những thuận lợi trong việc thu thập phim
CBCT. Hiện nay phim CBCT được chỉ định khá rộng rãi để ứng dụng trong chỉnh
nha, cắm ghép implant, theo dõi rạn–gãy xương,... Vì vậy việc thu thập phim dễ dàng
hơn so với quan sát trên xương hàm khô hay khảo sát thi thể. Đồng thời với phim
CBCT, chúng tôi có đầy đủ thông tin tuổi, giới tính để tiến hành phân tích.
4.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu.
Mẫu nghiên cứu này chỉ chọn những bệnh nhân từ trưởng thành từ 18 tuổi trở
lên vì lúc này cấu trúc xương đã hoàn thiện, ít thay đổi theo thời gian. Phim CBCT
còn đủ răng từ răng cửa giữa đến răng cối lớn thứ nhất hàm dưới hai bên vì đây là các
mốc vị trí răng để tiến hành đo đạc, khảo sát lấy số liệu đánh giá. Người không chỉnh
hình răng vì quá trình chỉnh hình răng sẽ di chuyển vị trí các răng điều này dẫn đến
sai lệch kết quả nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hình ảnh CBCT XHD nhằm khảo sát lỗ
cằm giống như nghiên cứu của Apostolakis (2013) [6], von Arx (2013) [33], Carruth
(2015) [7], Chen (2015) [8], Phạm Thị Hương Loan (2019) [1].
4.1.3. Phương tiện nghiên cứu
Lỗ cằm là một cấu trúc giải phẫu dễ xác định trên xương hàm khô hay qua hình
ảnh X quang. Hiện nay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trên mô cứng ngày càng
phát triển, thực hiện nhanh và đem lại hiệu quả thu nhận hình ảnh cao cũng như thuận
tiện trong việc lưu giữ. Ferreira (2013) [10] cho rằng khi khảo sát xương hàm mặt
23

ngoài đồng thời trên cả mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng dọc thì cho kết quả chính
xác hơn so với chỉ khảo sát trên một mặt phẳng. Hai kĩ thuật mới nhất hiện nay là CT
và CBCT được sử dụng nhiều để thực hiện các nghiên cứu về lỗ cằm.
So với CT, CBCT có những ưu điểm hơn để nhóm lựa chọn tiến hành nghiên
cứu. Chỉ với một lần quét duy nhất nhưng đem lại nhiều góc nhìn khác nhau, cho hình
ảnh tái tạo trong không gian 3D. Thời gian chụp và thu nhận hình ảnh của CBCT
ngắn hơn so với CT do CT cần nhiều vòng xoay để thu thập toàn bộ hình ảnh, vì vậy
CBCT giúp giảm thiểu được liều tia lên bệnh nhân mà vẫn đảm bảo được giá trị chẩn
đoán của hình ảnh. Đồng thời điều này giúp giảm tạo ảnh ảo do bệnh nhân cử động
trong lúc chụp.
Phim CBCT thực hiện trong đề tài là những phim được lưu giữ tại phòng khám
Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trường Đại học Y–Dược Huế nên đảm bảo thuận tiện và
chất lượng để thực hiện đề tài. Từ những phim có sẵn, chúng tôi tiến hành chọn lựa
và thu thập dữ liệu cho mục đích nghiên cứu.
4.2. KÍCH THƯỚC LỖ CẰM
Trên 51 mẫu nghiên cứu đều nhìn thấy được lỗ cằm trên hình ảnh CBCT, tương
tự với đa số các nghiên cứu. Mặc dù vậy, trên thế giới vẫn có một số trường hợp
không nhìn thấy lỗ cằm như trong nghiên cứu của Fernandes (2011) [9], Ulu (2016)
[32].
Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi ghi nhận đường kính lỗ cằm trung bình
theo chiều trước sau là 3,39±0,80mm và theo chiều trên dưới là 3,67±0,78mm.
Đường kính lỗ cằm theo chiều trước sau này tương tự với nghiên cứu trên 53 XHD
khô người Việt của Thái Thanh Mỹ (2006) [3] (3,31mm) và tương tự với kết quả
nghiên cứu khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu thần kinh XHD ở người Việt của
Phạm Thị Hương Loan (2019) [1] (3,3mm). Tuy nhiên, đường kính lỗ cằm trung bình
theo chiều trước sau trong nghiên cứu này nhỏ hơn so với kết quả của Cao Thị Thanh
Nhã (2013) [4] (3,69mm) được khảo sát trên hình ảnh MSCT và lớn hơn kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Phước Lợi (2016) [2] (3,13mm) được khảo sát trên CBCT.
24

Kích thước lỗ cằm trung bình theo chiều trên dưới ở nghiên cứu này lớn hơn so với
kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hương Loan (2019) [1] (3,0±0,7mm), cũng lớn hơn
so với kết quả của Cao Thị Thanh Nhã (2013) [4] (2,93mm) và nghiên cứu của Thái
Thanh Mỹ (2006) [3] (2,05mm). Giải thích cho sự khác nhau này, có thể do ở XHD khô
ống thần kinh thường co lại hơn so với XHD ở cơ thể sống, hoặc có thể do cách xác định
điểm mốc đo của hai nghiên cứu khác nhau, hoặc do cỡ mẫu chưa đủ lớn.
So với thế giới, kết quả của nghiên cứu này tương đối phù hợp với nghiên cứu
của von Arx (2013) [33] trên người Thụy Sĩ với đường kính trước sau là 3,2mm;
Carruth (2015) [7] trên người Mỹ với đường kính trên dưới là 3,6mm và Kalender
(2012) [16] trên người Thổ Nhĩ Kỳ với đường kính lỗ cằm theo chiều trên dưới là
3,4mm. Tuy nhiên, đường kính trước sau của nghiên cứu này nhỏ hơn so với nghiên
cứu của Carruth (2015) [7] là 4,1mm và nghiên cứu của Kalender (2012) [16] là
3,7mm. Ngược lại, đường kính lỗ cằm theo chiều trên dưới của nghiên cứu này lại
lớn hơn so với nghiên cứu của von Arx (2013) [33] là 3,0mm và Chen (2015) [8] trên
người Trung Quốc là 2,97±0,61mm.
Bảng 4.1. Tổng hợp các nghiên cứu về kích thước lỗ cằm
ở Việt Nam và trên thế giới
Kích thước Kích thước
Tác giả Mẫu Phương trước sau trên dưới Ghi chú
pháp
(mm) (mm)
Thái Thanh Mỹ
53 Phẫu tích 3,31±0,90 2,05±0,73 Việt Nam
[3]
Phạm Thị
345 CBCT 3,3±0,8 3,0±0,7 Việt Nam
Hương Loan [1]
Cao Thị Thanh
78 MSCT 3,69±1,07 2,93±0,73 Việt Nam
Nhã [4]
Nguyễn Phước
113 CBCT 3,13±0,79 3,03±0,80 Việt Nam
Lợi [2]
von Arx [33] 142 CBCT 3,2 3,0 Thụy Sĩ
Carruth [7] 106 CBCT 4,1 3,6 Mỹ
Kalender [16] 193 CBCT 3,7 3,4 Thổ Nhĩ Kỳ
Chen [8] 60 CBCT – 2,97±0,61 Trung Quốc
Nghiên cứu này 51 CBCT 3,39±0,80 3,67±0,78 Việt Nam
25

Trong nghiên cứu này, kích thước trung bình theo chiều trước sau ở nam là
3,67±0,95mm và theo chiều trên dưới là 3,94±0,93mm. Cả hai kích thước này đều
lớn hơn so với nữ lần lượt là 3,24±0,67mm chiều trước sau và 3,52±0,64mm chiều
trên dưới.
So sánh giữa hai giới nam và nữ về kích thước lỗ cằm ở nghiên cứu này, chúng
tôi ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo chiều trước sau với nam lớn hơn
nữ (p<0,05). Tương tự, đường kính lỗ cằm theo chiều trên dưới ở hai giới trong nghiên
cứu này cũng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê với nam lớn hơn nữ (p<0,05). Kết
quả này phù hợp với kết quả của Phạm Thị Hương Loan (2019) [1] nhưng khác với
Nguyễn Phước Lợi (2016) [2] khi cho kết quả kích thước trung bình theo chiều trước
sau ở hai giới nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, kết
quả này cũng khác với nghiên cứu của von Arx (2013) [33] và Chen (2015) [8] khi
cả hai nghiên cứu này đều cho ra kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
kích thước trung bình chiều trên dưới ở hai giới, nhưng kích thước trung bình chiều
trước sau thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này có thể được
giải thích một phần là do sự khác nhau về chủng tộc, hoặc do phương pháp nghiên
cứu có sự khác nhau về cách đo, mốc giải phẫu được chọn.
Ở phần hàm bên phải, đường kính trên dưới của lỗ cằm ở nam (3,96±0,84mm)
lớn hơn ở nữ (3,43±0,63mm) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở
phần hàm bên trái, đường kính trên dưới của lỗ cằm ở nam (4,16±0,97mm) lớn hơn
ở nữ (3,48±0,62mm), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này
khác với kết quả của Nguyễn Phước Lợi (2016) [2] khi cho rằng đường kính trên dưới
của lỗ cằm ở nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, kết quả trong nghiên cứu này cho rằng hình dạng của lỗ cằm là hình
tròn chiếm đa số, vì kích thước trước sau và trên dưới của lỗ cằm là tương đối bằng
nhau. Đa số các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả tương tự, như kết quả nghiên cứu
của Cao Thị Thanh Nhã (2013) [4], Nguyễn Phước Lợi (2016) [2]. Trên thế giới, các
nghiên cứu cũng cho rằng hình tròn là hình dạng chiếm ưu thế của lỗ cằm, như nghiên
cứu của von Arx (2013) [33], hay nghiên cứu của Kalender (2012) [16],...
26

4.3. VỊ TRÍ LỖ CẰM


Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vị trí của lỗ cằm theo chiều trước sau được
thực hiện và ghi nhận vị trí phổ biến của lỗ cằm thường nằm ở chóp RCN2 HD hoặc
giữa hai chóp RCN2 HD. Nghiên cứu này ghi nhận vị trí theo chiều trước sau của lỗ
cằm phổ biến nhất là ở giữa hai chóp RCN HD chiếm 45,1%, tiếp đến là nằm ở chóp
RCN2 HD chiếm 43,1% và thấp nhất là lỗ cằm nằm giữa RCN2 HD và RCL1 HD
chiếm 11,8%. Không có lỗ cằm nào nằm ở vị trí phía trước RCN1 HD, vị trí đường
thẳng đi qua trục RCN1 HD, và đường thẳng đi qua trục RCL1 HD. Kết quả này
giống với kết quả của Haghanifa và Rokouei (2009) [14] trên người Iran với phần lớn
vị trí lỗ cằm nằm giữa hai RCN HD chiếm 47,2%. Nghiên cứu này cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của von Arx (2013) [33] trên 142 bệnh nhân với độ tuổi trung
bình 39,7 ghi nhận 56% lỗ cằm nằm ở giữa chóp hai RCN HD, tiếp đến là 35,7% vị
trí lỗ cằm nằm ở chóp RCN2 HD. Nghiên cứu của Pelé (2021) [26] với 72 phim được
đưa vào phân tích định tính và tổng hợp định lượng, lỗ cằm nằm chủ yếu ở giữa hai
RCN HD (từ 50,4% đến 61,95%) hoặc ở phía chóp của RCN2 HD (từ 50,3% đến
57,9%) cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu này.
Nghiên cứu này cũng cho kết quả giống với nghiên cứu của Chen (2015) [8] với
phần lớn lỗ cằm nằm phổ biến giữa chóp hai RCN HD chiếm 51,67%, tiếp đến là ở
phía dưới chóp RCN2 HD với tỉ lệ 40,83%.
Tuy nhiên nghiên cứu này khác với nghiên cứu của Phạm Thị Hương Loan
(2016) [4] với 67,3% trường hợp lỗ cằm nằm trên đường thẳng đi qua chóp vùng
RCN2 HD và 17,3% trường hợp nằm giữa hai chóp RCN HD. Còn ở nghiên cứu
của Thái Thanh Mỹ (2006) [3] cho kết quả phần lớn lỗ cằm nằm ở vùng chóp RCN2
HD với tỉ lệ 71,69%.
Nghiên cứu này cũng có kết quả khác so với một số nghiên cứu ngoài nước như
nghiên cứu của Ngeow và Yuzawati (2003) [24] trên người Malaysia với 69,2% lỗ
cằm nằm ở chóp RCN2 HD và 19,6% lỗ cằm nằm giữa chóp hai RCN HD; ở nghiên
cứu của Kim (2006) [18] trên dân số Hàn Quốc có 63,4% trường hợp nằm ở chóp
RCN2 HD và 26,8% nằm giữa chóp hai RCN HD; tiếp đến nghiên cứu của Li (2013)
27

[19] trên người Trung Quốc với 64% lỗ cằm nằm ở chóp RCN2 HD, 22% lỗ cằm nằm
giữa chóp hai RCN HD, 12% lỗ cằm nằm ở giữa chóp RCN2 HD và RCL1 HD; còn
ở nghiên cứu của Singh (2010) [28] trên 100 mẫu XHD khô ghi nhận được vị trí
thường gặp nhất của lỗ cằm là dưới chóp RCN2 HD chiếm 68,8%, tiếp theo là giữa
hai RCN HD chiếm 17,8%, giữa RCN2 HD và RCL1 HD chiếm 11,5%, dưới chóp
RCL1 HD chiếm 2,1%.
Nghiên cứu của Santini (2012) [29] cho rằng vị trí lỗ cằm theo chiều trước sau
liên quan đến chủng tộc, trong đó người Trung Quốc thường có lỗ cằm nằm ở dưới
chóp RCN2 HD, người Châu Âu thì vị trí phổ biến nhất ở giữa hai chóp RCN HD và
người Ấn Độ có lỗ cằm nằm giữa chân RCN2 HD và RCL1 HD. Trong nghiên cứu
này kết quả chưa ghi nhận trường hợp nào có lỗ cằm nằm ở vị trí chóp RCN1 HD
hoặc ra sau đến chóp RCL1 HD tuy nhiên có những nghiên cứu trước đây trên thế
giới đã ghi nhận lỗ cằm có thể nằm ra trước đến vị trí chóp RCN1 HD hoặc ra sau
đến RCL1 HD nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ chiếm 1–2%, điều này cho thấy có thể số
lượng mẫu chưa đủ lớn.
28

Bảng 4.2. Vị trí lỗ cằm theo phân loại của Tebo và Telford
ở các nghiên cứu Việt Nam và trên thế giới
Nghiên Chủng Mẫu Vị Trí (%)
cứu tộc 2 3 4 5 6
Nguyễn
Phước Lợi Việt Nam 113 - 17,3 67,3 15,0 0,4
[2]
Ngeow và
Yuzawati Malaysia 169 3,4 19,6 69,2 6,6 1
[24]
Kim [18] Hàn
72 8,9 26,8 64,43 - -
Quốc
Haghanifa
và Rokouei Iran 400 - 47,2 46 5,3 1,5
[14]
Singh [28] Ấn Độ 100 - 17,8 68,8 11,5 2,1
Li [19] Trung -
68 22 64 12 -
Quốc
von Arx
Thụy Sĩ 142 4,2 56 35,7 4,2 -
[33]
Chen [8] Trung
60 3,33 51,67 40,83 4,17 -
Quốc
Pelé [26] Pháp 72 - 50,4-61,95 50,3-57,9 16,7-19,4 6,7-10,7
Nghiên Việt Nam 51 - 45,1 43,1 11,8 -
cứu này

Theo chiều trên dưới, nghiên cứu này ghi nhận lỗ cằm thường nằm ở dưới chóp
chân răng chiếm 83,3%, tiếp theo là ngay chóp chân răng với 15,7% và cuối cùng là
trên chóp chân răng với 1,0%. Các nghiên cứu tương tự cũng ghi nhận lỗ cằm thường
nằm ở dưới chóp chân răng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là ngay chóp chân răng và
thấp nhất là trên chóp chân răng, cụ thể: nghiên cứu của Parnami (2015) [25] với
72,2% lỗ cằm nằm dưới chóp RCN2 HD, 21,6% nằm ngay chóp răng và 6,2% lỗ cằm
nằm trên chóp răng; nghiên cứu của Sheikhi (2015) [31] là 75,78% lỗ cằm nằm ở
29

dưới chóp RCN2 HD, 18,94% nằm ngay chóp răng và 5,28% lỗ cằm nằm ở trên chóp
chân răng và nghiên cứu của Nguyễn Phước Lợi (2016) [2] là 69,9% lỗ cằm nằm dưới
chóp RCN2 HD, 20,8% nằm ngay chóp răng và 9,3% lỗ cằm nằm trên chóp răng.
Tuy nhiên, tỉ lệ lỗ cằm ở trên chóp chân răng ở nghiên cứu này chỉ chiếm 1,0% khác
biệt so với kết quả tỉ lệ lỗ cằm ở trên chóp chân răng của các nghiên cứu khác. Sự
khác biệt này có thể do cỡ mẫu của nghiên cứu khá nhỏ so với các nghiên cứu khác
(51 mẫu). Các nghiên cứu đều ghi nhận có một tỉ lệ đáng kể lỗ cằm nằm trên chóp
chân răng, điều này cần được chú ý khi thực hiện các thủ thuật ở vùng RCN HD bởi
vì sau khi nhổ răng, xương ổ bị tiêu đi làm cho lỗ cằm càng gần đỉnh sống hàm, đặc
biệt ở những trường hợp mất răng lâu ngày bị tiêu xương với mức độ lớn thì thần kinh
cằm và đoạn cuối của thần kinh xương ổ dưới có thể được tìm thấy trực tiếp ngay
dưới nướu, điều này tạo ra một thách thức trong việc đặt implant tức thì ở vùng này.
Dựa vào kết quả phân bố vị trí lỗ cằm theo chiều trên dưới, có thể thấy được lỗ cằm
thường nằm ở phía dưới chóp chân răng.
Bảng 4.3. Vị trí lỗ cằm chiều trên dưới theo phân loại Fishel
của các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
Tác giả Mẫu Phương pháp 1 (%) 2 (%) 3 (%) Ghi chú

Nguyễn Phước Lợi [2] 113 CBCT 9,3 20,8 69,9 Việt Nam
Parnami [25] 582 Panorama 6,2 21,6 72,2 Ấn Độ
Sheikhi [31] 180 CBCT 5,28 18,94 75,78 Iran
Nghiên cứu này 51 CBCT 1,0 15,7 83,3 Việt Nam

4.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


Việc xác định đặc điểm hình thái, kích thước của lỗ cằm giúp các nhà phẫu thuật
tránh được biến chứng tổn thương thần kinh và xuất huyết khi thực hiện phẫu thuật
can thiệp xương ở vùng này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về đặc điểm vị trí của lỗ
cằm giúp ích một phần nào đó cho phương pháp gây tê thần kinh cằm khi can thiệp
phẫu thuật ở XHD.
30

KẾT LUẬN

Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 51 phim CBCT được lấy từ
kho dữ liệu tại phòng khám Răng Hàm Mặt – bệnh viện Trường Đại học Y–Dược
Huế nhằm xác định về kích thước, vị trí và hình thái của lỗ cằm. Qua quá trình thu
thập, xử lý và phân tích số liệu, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Về kích thước lỗ cằm
Đường kính trung bình của lỗ cằm theo chiều trước sau là 3,39±0,80mm và
theo chiều trên dưới là 3,67±0,78mm.
Đường kính trung bình theo chiều trước sau của lỗ cằm ở phần hàm bên phải là
3,32±0,79mm và ở phần hàm bên trái là 3,46±0,81mm. Đường kính trung bình theo
chiều trên dưới của lỗ cằm ở phần hàm bên phải là 3,62±0,75mm và ở phần hàm bên
trái là 3,72±0,82mm.
Đường kính trung bình của lỗ cằm chiều trước sau ở nam là 3,67±0,95mm và
ở nữ là 3,24mm±0,67mm. Đối với chiều trên dưới ở nam là 3,94±0,93mm và ở nữ
là 3,52±0,64mm.
Đường kính trung bình của lỗ cằm theo chiều trước sau và trên dưới ở nam đều
lớn hơn ở nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê có giá trị p<0,05
2. Về vị trí lỗ cằm
Xét theo chiều trước sau, lỗ cằm nằm ở vị trí giữa hai RCN HD chiếm tỉ lệ cao
nhất là 45,1%, kế đến là lỗ cằm nằm ở trên đường thẳng đi qua trục RCN2 HD với tỉ
lệ 11,8% và vị trí lỗ cằm nằm giữa RCN2 HD và RCL1 HD có tỉ lệ thấp nhất là
11,8%.
Xét theo chiều trên dưới, lỗ cằm ở vị trí dưới chóp chân răng chiếm tỉ lệ cao
nhất với 83,3%, tiếp theo là ở vị trí ngay chóp chân răng với 15,7% và tỉ lệ thấp nhất
là ở vị trí trên chóp răng với 1,0%.
31

KIẾN NGHỊ

Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn,
không những khảo sát lỗ cằm trên CBCT mà còn có thể là nghiên cứu khảo sát lỗ cằm
trên xương khô để có được đặc điểm chung về kích thước và vị trí lỗ cằm của người
Việt nhằm giúp ích cho các nhà lâm sàng cũng như làm rõ hơn những đặc điểm về
giải phẫu của XHD người Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Phạm Thị Hương Loan (2019), Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu thần
kinh xương hàm dưới ở người Việt, Luận án Tiến sĩ Đại học Y–Dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Phước Lợi và Phạm Thị Hương Loan (2016), "Khảo sát đặc điểm lỗ
cằm trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới người Việt", Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 26 (2), tr. 32 - 39.
3. Thái Thanh Mỹ và các cộng sự. (2006), " Đặc điểm hình thái lỗ cằm trên 53 xương
hàm dưới ", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10 (1), tr. 129 - 134.
4. Cao Thị Thanh Nhã (2013), "Đặc điểm ống răng dưới vùng răng sau trên hình
ảnh MSCT", Tạp chí Y học, Đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17
(2), tr. 193 - 201.
5. Nguyễn Thái Phượng (2006), “Hình thái lỗ hàm dưới trên xương khô hàm dưới
người Việt”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 11(2), tr. 41 - 48.

Tiếng Anh
6. Apostolakis D., Brown J. E., (2013), "The dimensions of the mandibular
incisive canal and its spatial relationship to various anatomical landmarks of the
mandible: a study using cone beam computed tomography", Int J Oral
Maxillofac Implants, 28(1), pp. 117 - 124.
7. Carruth P., et al. (2015), "Analysis of the Size and Position of the Mental
Foramen Using the CS 9000 Cone–beam Computed Tomographic Unit", J
Endod, 41(7), pp. 1032 - 1036.
8. Chen Z., et al. (2015), "Relationship between the position of the mental foramen
and the anterior loop of the inferior alveolar nerve as determined by cone beam
computed tomography combined with mimics", J Comput Assist
Tomogr, 39(1), pp. 86 - 93.
9. da Silva Ramos Fernandes L. M., Capelozza A. L., Rubira – Bullen I. R., (2011),
"Absence and hypoplasia of the mental foramen detected in CBCT images: a
case report", Surg Radiol Anat, 33(8), pp. 731 - 734.
10. Ferreira P. P., et al. (2013), "Evaluation of buccal bone coverage in the anterior
region by cone - beam computed tomography", Am J Orthod Dentofacial
Orthop, 144(5), pp. 698-704.
11. Filo K., et al. (2014), "The inferior alveolar nerve's loop at the mental foramen
and its implications for surgery", J Am Dent Assoc, 145(3), pp. 260 - 269.
12. Ganguly R., et al. (2011), "Accuracy of linear measurement in the Galileos cone
beam computed tomography under simulated clinical conditions",
Dentomaxillofac Radiol, 40(5), pp. 299 - 305.
13. Gümüşok M., et al. (2017), "Evaluation of accessory mental foramina
morphology with cone-beam computed tomography", Niger J Clin Prac,
20(12), pp. 1550 - 1554.
14. Haghanifar S., Rokouei M., (2009), "Radiographic evaluation of the mental
foramen in a selected Iranian population", Indian J Dent Res, 20(2), pp. 150-152.
15. Juodzbalys G., Wang H. L., Sabalys G., (2010), "Anatomy of Mandibular Vital
Structures. Part II: Mandibular Incisive Canal, Mental Foramen and Associated
Neurovascular Bundles in Relation with Dental Implantology", J Oral
Maxillofac Res, 1(1), pp. e3.
16. Kalender A., Orhan K., Aksoy U., (2012), "Evaluation of the mental foramen
and accessory mental foramen in Turkish patients using cone-beam computed
tomography images reconstructed from a volumetric rendering program", Clin
Anat, 25(5), pp. 584-592.
17. Katakami K., et al. (2008), "Characteristics of accessory mental foramina
observed on limited cone-beam computed tomography images", J Endod,
34(12), pp. 1441 - 1445.
18. Kim I. S., et al. (2006), "Position of the mental foramen in a Korean population:
a clinical and radiographic study", Implant Dent, 15(4), pp. 404 - 411.
19. Li X., et al. (2013), "The prevalence, length and position of the anterior loop of
the inferior alveolar nerve in Chinese, assessed by spiral computed
tomography", Surg Radiol Anat, 35(9), pp. 823 - 830.
20. Loukas M., et al. (2008), "Anatomical variation in arterial supply of the
mandible with special regard to implant placement", Int J Oral Maxillofac Surg,
37(4), pp. 367 - 371.
21. Mallya S., Lam E., (2019), White and Pharoah's Oral Radiology: Principles
and Interpretation, 8, Elsevier, St. Louis, Missouri.
22. Motiwala M. A., Javed F., Ghafoor R., (2022), "Cone Beam Computed
Tomography based evaluation of position of mental foramen and its relation to
apices of mandibular posterior teeth in a sample of Pakistani population", J Pak
Med Assoc, 72(10), pp. 1963 - 1967.
23. Ngeow W. C., Nambiar P., (2016), "The relative buccolingual position reflects
the horizontal course of the inferior alveolar canal more accurately than
morphometric measurements", Int J Appl Basic Med Res, 6(4), pp. 235 - 236.
24. Ngeow W. C., và Yuzawati Y., (2003), "The location of the mental foramen in
a selected Malay population", J Oral Sci, 45(3), pp. 171 - 175.
25. Parnami P., et al. (2015), "Assessment of the Horizontal and Vertical Position
of Mental Foramen in Indian Population in Terms of Age and Sex in Dentate
Subjects by Pano-ramic Radiographs: A Retrospective Study with Review of
Literature", Open Dent J, 9, pp. 297 - 302.
26. Pelé A., et al. (2021), "Evaluation of Mental Foramen with Cone Beam
Computed Tomography: A Systematic Review of Literature", Radiol Res Pract,
2021, pp. 8897275.
27. Pyun J. H., et al. (2013), "Position of the mental foramen on panoramic
radiographs and its relation to the horizontal course of the mandibular canal: a
computed tomographic analysis", Clin Oral Implants Res, 24(8), pp. 890 - 895.
28. Singh R., Srivastav A. K., (2010), "Study of position, shape, size and incidence
of mental foramen and accessory mental foramen in Indian adult human skulls",
International Journal of Morphology, 28(4), pp. 1141 - 1146.
29. Santini A., Alayan I., (2012), "A comparative anthropometric study of the
position of the mental foramen in three populations", Br Dent J, 212(4), pp. E7.
30. Seki S., et al. (2017), "Gross anatomical classification of the courses of the
human lingual artery", Surg Radiol Anat, 39(2), pp. 195 - 203.
31. Sheikhi M., Karbasi Kheir M., Hekmatian E., (2015), "Cone-Beam Computed
Tomography Evaluation of Mental Foramen Variations: A Preliminary Study",
Radiol Res Pract, 2015, pp. 124635.
32. Ulu M., et al. (2016), "Unilateral Absence of Mental Foramen with Surgical
Exploration in a Living Human Subject", Case Rep Dent, vol. 2016, Article ID
1971925, 4 pages.
33. von Arx T., et al. (2013), "Location and dimensions of the mental foramen: a
radiographic analysis by using cone-beam computed tomography", J Endod,
39(12), pp. 1522-1528.
PHỤ LỤC

You might also like