You are on page 1of 11

NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐO

NHIỆT THỦY HÓA CỦA BÊ TÔNG


Recent advanced in design and production instruments for adiabatic temperature raising hydration of concrete

Bùi Đức Vinh 1*, Nguyễn Minh Nhật,2, Hiroyuki Obata3, Trần Quốc Thọ3, Trần Đình Nguyễn Vũ3
1Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Đại Học Bách Khoa, ĐHQG TpHCM, Vietnam
2Phòng thí nghiệm LAS XD516, Công ty Hoàng Vinh T.R.C.C, Vietnam
3
Công ty Xi măng Nghi Sơn-Việt Nam
*Phản hồi: vinhbd@hcmut.edu.vn

Tóm tắt:

Trong quy trình kiểm soát nhiệt cho bê tông khối lớn, mẫu thử với kích thước lớn và phương pháp đo bán đoạn nhiệt
thường được áp dụng. Kết quả nhiệt độ có được không phản ánh chính xác tốc độ phát nhiệt, nhiệt lượng và nhiệt độ cao nhất
của mẫu thử. Nghiên cứu này tập trung thiết kế chế tạo và phát triển phần mềm máy tính cho thiết bị đo nhiệt thủy hóa của
bê tông dựa trên trên nguyên lý đo đoạn nhiệt. Các kết quả thu được từ thực nghiệm cho thấy, ứng xử nhiệt của mẫu thí
nghiệm phản ánh một cách gần chính xác nhất quá trình nhiệt xảy ra trong khối đổ thực tế. Thiết bị có cấu tạo tương đối đơn
giản với các linh kiện có thể mua được không quá khó khăn, việc làm chủ về công nghệ lõi từ phần mềm điều khiển giúp cho
giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí thí nghiệm và từng bước có thể áp dụng đại trà trong thực tiễn.

Keyword: Nhiệt thủy hóa, bán đoạn nhiệt, đoạn nhiệt, ứng xử nhiệt

I. GIỚI THIỆU

Trong quá trình xi măng phản ứng với nước và các thành phần khác để tạo thành bê tông, một
lượng nhiệt được tỏa ra sau một thời gian phối trộn. Điều này làm khối bê tông nóng lên trong suốt
quá trình đóng rắn và phát triển cường độ. Hiện tượng này gọi là quá trình nhiệt hydrat hóa (thủy hoá)
của xi măng làm cho nhiệt độ trong khối bê tông tăng cao và tác động trực tiếp đến sự thay đổi thể
tích (volume change) của bê tông. Nếu khối bê tông có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng, và
kèm theo các điều kiện kềm giữ thì nó sẽ gây ra ứng suất dẫn đến bê tông bị nứt. Điều này gây nguy hại
cho công trình và luôn được yêu cầu kiểm soát đối với các kết cấu có ứng xử khối lớn.
Biện pháp làm giảm nhiệt được thực hiện bằng nhiều cách có thể được liệt kê như sau: i) sử dụng
loại xi măng tỏa nhiệt thấp, ii) dùng phụ gia khoáng thay thế xi măng trong bê tông, iii) giảm nhiệt bằng
hệ thống nước lạnh hoặc đường ống giai nhiệt (pipe cooling)....Trong các biện pháp được kể ra, kiểm
soát nhiệt từ vật liệu là triệt để và có chi phí thấp nhất, tuy nhiên việc xác định chính xác đỉnh nhiệt độ,
tổng nhiệt lượng tỏa ra của bê tông ngay từ giai đoạn thiết kế cấp phối là điều không dễ dàng.
Phương pháp đo tổng nhiệt lượng của xi măng (ASTM C186) không phản ánh đúng nhiệt lượng
tỏa ra trong bê tông, bởi vì tỉ lệ khối lượng xi măng phản ứng trong cấp phối không dự báo được. Nhiệt
tỏa ra từ các phản ứng puzzolannic sản phẩm phản ứng thủy hóa không được xét đến. Nếu dùng dữ liệu
trực tiếp từ thí nghiệm xi măng sẽ làm cho nhiệt độ dự báo trong khối bê tông cao hơn thực tế.
Phương pháp MOCKUP khối lớn hoặc mẫu nhỏ đang được áp dụng đại trà vẫn có những hạn
chế đáng kể, bởi bản chất của phương pháp đo là bán đoạn nhiệt (semi adiabatic thermal). Nhiệt lượng
của bê tông tỏa ra vẫn bị tổn thất ra bên ngoài qua lớp bọc cách nhiệt, các kết quả thí nghiệm, mô phỏng
và đo đạc thực tế cho thấy nhiệt độ đỉnh của khối bê tông (peak of temperature) thấp hơn thực tế. Tốc
độ tỏa nhiệt (heat rate) chậm hơn và thời gian giảm nhiệt cũng nhanh hơn so với thực tế. Phương pháp
MOCKUP khối lớn có tổng chi phí rất cao và các công trường chật hẹp không thể bố trí một khối mẫu
thí nghiệm kích thước 2m x 2m x 2m = 8m3, việc giải quyết khối mẫu sau thí nghiệm cũng không dễ
dàng và tốn kém.

Trong những năm gần đây Nhật Bản và các nước Châu Âu đã phát triển phương pháp thí nghiệm
đoạn nhiệt cho bê tông và sự ra đời của các tiêu chuẩn JCI-SQA3 [5] (Nhật bản) hay EN 12390-

1
Tiến sĩ kỹ thuật, giảng viên ĐHBK Tp HCM
2
Ks. Công ty Tư Vấn Hoàng Vinh TRCC
3
Ks. Công ty Xi măng Nghi Sơn Việt Nam

1
15:2019 (Châu Âu) giúp cho việc thí nghiệm đoạn nhiệt của bê tông trở nên cụ thể và chính xác hơn.
Các hãng sản xuất thiết bị đã cho ra các thiết bị tương ứng điển hình như Marui của Nhật Bản hay
Controls của Italy.
Dựa trên các ý tưởng phát triển từ nghiên cứu của Gibbon và cộng sự [1,2, 4] và được sự tài trợ
của công ty Xi măng Nghi Sơn Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung xây dựng mô hình và phát triển một
thiết kế cho thiết bị đo đoạn nhiệt của bê tông. Các yêu cầu của thiết bị được dựa trên yêu cầu kỹ thuật
của tiêu chuẩn JCI-SQA3, với thể tích mẫu bê tông lên đến 20L. Việc chế tạo, hoàn thiện phần mềm,
thử nghiệm và áp dụng được thực hiện tại phòng thí nghiệm LAS XD516 công ty Hoàng Vinh TRCC.
Các kết quả cho thấy với bộ thiết bị đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn và có thể được áp
dụng được trong điều kiện Việt Nam. Các chi tiết linh kiện của thiết bị đều có thể mua được ở trong
nước giúp giảm đáng kể chi phí chế tạo và giá thành sản phẩm cuối cùng, góp phần nâng triển vọng áp
dụng của thiết bị.

2. THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐO ĐOẠN NHIỆT


2.1 Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo đoạn nhiệt
Thiết bị đo đoạn nhiệt dựa trên
nguyên lý cân bằng nhiệt độ giữa bên trong
mẫu và môi trường bên ngoài. Khi nhiệt độ
bên trong mẫu tăng lên do nhiệt thủy hóa của
bê tông được xác định bởi cảm biến nhiệt độ
đặt trong mẫu truyền về máy tính qua bộ thu
thập nhiệt độ. Ngay lập tức phầm mềm máy
tính sẽ điều khiển bộ phận gia nhiệt của thiết
bị bật lên và làm cho nhiệt độ buồng đặt mẫu
cũng tăng lên xấp xỉ nhiệt độ bên trong mẫu.
Như vậy sẽ không có quá trình “tổn thất”
nhiệt dẫn đến nhiệt độ bên trong bị hạ thấp.

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo đoạn nhiệt


Sơ đồ nguyên lý cơ bản của thiết bị đo đoạn nhiệt được đề nghị bởi Gibbon và cộng sự [2] được
thể hiện ở Hình 1, trong đó thùng chứa mẫu được đặt trong dung dịch nước. Hai đầu dò nhiệt độ
(temperature probe) được bố trí trong mẫu và trong thùng nước và truyền về máy tính, quá trình cân
bằng nhiệt độ được điều khiển bởi máy tính.
Khác với thiết bị của Gibbon, trong nghiên cứu này môi trường bên ngoài mẫu là không khí được
lựa chọn nhằm đảm bảo an toàn điện. Các điện trở đốt nóng được thay thế bằng đèn halogen có công
suất phù hợp, bên trong buồng đặt mẫu có quạt đảo nhiệt nhằm đảm bảo sự đồng nhất nhiệt độ của môi
trường. Bộ điều khiển nhiệt độ được tích hợp bằng các mô đun SCXI của National Instruments, nó có
thể giao tiếp với hầu hết các loại cảm biến nhiệt độ khác nhau (RTD, Thermisor, Thermocouple…), độ
chính xác cao (phân giải 16 bit) và có thể mở rộng để đo gần như không giới hạn số lượng mẫu. Với
phần mềm PNX_DIACAL chạy trên một máy tính có CPU core I5, cùng 1 lúc có thể điều khiển 04
buồng mẫu với hơn 16 kênh đo nhiệt độ đồng thời.
2.2 Chế tạo thiết bị đo đoạn nhiệt

Hệ thống phần cứng của thiết bị bao gồm các bộ phận chính:
i) Buồng giữ nhiệt là một khối hình hộp làm bằng thép tấm mỏng, có lớp cách nhiệt với môi
trường ngoài bằng sợi thủy tinh. Mẫu được đặt bên trong thùng và ổn định nhiệt khi điều khiển.
Hình 2 mô tả buồng giữ nhiệt và vị trí đặt mẫu.

2
ii) Bộ phận đốt nóng và phân tán nhiệt, giúp tạo ra một vùng thể tích được đốt nóng hay làm lạnh
theo yêu cầu.
iii) Cảm biến nhiệt độ RTD được dùng để đo nhiệt độ trong mẫu, và nhiệt độ buồng bên ngoài, hai
cảm biến này có độ phân giải đến 0.01oC và độ chính xác đến 0.2oC. Ngoài ra một số cảm biến
nhiệt ThermalCouple có độ chính xác thấp hơn được bố trí thêm để kiểm soát độ tin cậy của phép
đo.
iv) Hệ thống thu thập số liệu và điều khiển có kết nối với máy tính
v) Phần mềm xử lý dữ liệu và điều khiển

Gia nhiệt

Mẫu TN

Thermal cup inside

Hình 2. Chế tạo thiết bị thí nghiệm, thùng cách nhiệt (trái) và mẫu thí nghiệm (phải)

2.3 Phần mềm đo lường và điều khiển


Hệ thống phần mềm được phát triển bằng
ngôn ngữ LabVIEW với giao diện trực quan,
thuật toán điều khiển PID kết hợp với Fuzzy
logic (thuật toán có sẵn trong thư viện của
LabVIEW), dòng điều khiển hai chiều (output Data vs time
and input, comparision). Phần mềm cho phép
xem kết quả, xuất báo cáo qua excel ở dạng bảng
và đồ thị. Hình 3 thể hiện giao diện chính của
chương trình gồm ba phần chính bao gồm:
i) vị trí kênh đo và giá trị,
ii) đồ thị diễn biến của nhiệt độ trong mẫu
và nhiệt độ môi trường,
iii) trạng thái điều khiển thiết bị.
Status of
system

Current value

Hình 3. Màn hình giao diện chính của chương trình


2.4. Kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị
Trước khi đưa thiết bị vào sử dụng thử nghiệm với mẫu bê tông, thiết bị phải trải qua bước đánh
giá độ ổn định nhiệt trên mẫu nước, mức độ trôi của nhiệt độ theo thời gian phải nhỏ hơn 0.1 oC/ngày.

Thử nghiêm được thực hiện với mẫu nước 05 lít được đun nóng đến khoảng 70oC, sau đó đặt vào
buồng thử nghiệm và cài đặt nhiệt độ trong buồng là 68.85oC, theo dõi nhiệt độ trong vòng 72 giờ. Kết

3
quả của thí nghiệm được trình bày bằng đồ thị ở Hình 4. Theo đó, độ trôi nhiệt độ gần như không có,
mức độ dao động nhiệt độ quanh ngưỡng cài đặt (68.85oC) là nhỏ hơn 0.1oC. Điều đồng nghĩa là hệ
thống điều khiển nhiệt đạt yêu cầu.

Thay đổi nhiệt độ nước theo thời gian


69

5 lít nước
Nhiệt độ. (oC)

68.9
0.1oC
Nhiệt độ cài đặt
68.8

Tem. Of Water
68.7
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian (h)

Hình 4. Đồ thị kiểm chứng độ ổn định của bộ điều khiển nhiệt

Qua khảo sát với các trường hợp điều khiển tĩnh, tức là nhiệt độ dao động quanh một giá trị cài đặt
trước. Kết quả luôn luôn thỏa mãn các yêu cầu về chênh lệch nhiệt độ ở mức 0,1oC. Đối với trường hợp
điều khiển bám đuổi, nhiệt độ trong mẫu thay đổi liên tục theo thời gian, bộ gia nhiệt (Heater) bị trôi
nhiệt ở nhiệt độ cao do đó quá trình điều khiển kém chính xác hơn. Chênh lệch nhiệt độ lúc này có thể
lên đến 0,5oC.
Các khuyến cáo từ kinh nghiệm của các hãng chế tạo Châu Âu, nhiệt độ của buồng bên ngoài thường
được cài đặt thấp hơn nhiệt độ trong mẫu khoảng 0,5oC, các đầu dò nhiệt phải có độ phân giải đến 0.01oC
và độ chính xác 0.1oC (đầu dò RTD Platinum PT 100, class A).
2. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
4.1 Chương trình thí nghiệm

a) Trộn bê tông b) Lắp cảm biến nhiệt độ c) Đặt mẫu vào buồng và theo dõi
Hình 5. Trình tự tạo mẫu và theo dõi nhiệt độ

Mục tiêu của thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng phát nhiệt, nhiệt độ lớn nhất, tốc độ tỏa nhiệt của một
đơn vị thể tích bê tông tương ứng với từng cấp phối. Tổng cộng có 08 cấp phối được sử dụng trong thí
nghiêm này, vật liệu được cung cấp bởi Xi măng Nghi sơn, các yêu cầu với mẫu bê tông thí nghiệm như
sau:
- Thể tích mẫu: 20 lít
- Xi măng Nghi Sơn PC và PCB, với lượng xi măng từ 350-550 kg/m3

4
- Tỉ lệ N/XM trong mọi cấp phối được cố cố định là 175 lít
- Số lượng cảm biến đo nhiệt độ bên trong mẫu là 02 cảm biến nhiệt độ loại RTD

Hình 5 mô tả ba bước cơ bản thực hiện thí nghiệm: trộn bê tông, lắp đặt cảm biến nhiệt độ và theo
dõi hệ thống hoạt động.
4.2. Thành phần cấp phối

Các cấp phối bê tộng được dùng thí nghiệm trong dự án này do Xi măng Nghi sơn cung cấp, chi
tiết được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1. Thành phần cấp phối bê tông

Cement Xi măng Tro bay Cát sông Đá Nước Mira 188


No. Sample
type kg kg kg kg (kg) (kg)
1 M1 PCB 350 - 877 979 175 3.15
2 M2 PCB 450 - 787 979 175 4.95
3 M3 PCB 550 - 695 979 175 7.15
4 M4 OPC 382.5 67.5 787 979 175 4.95
5 M5 OPC 315 135 787 979 175 4.95
6 M6 OPC 350 - 877 979 175 3.15
7 M7 OPC 450 - 787 979 175 4.95
8 M8 OPC 550 - 695 979 175 7.15

Tổng cộng có 8 cấp phối được kí hiệu từ M1-M8, trong đó cấp phối từ M1-M3 sử dụng xi măng
Nghi Sơn PCB thông thường, các cấp phối từ M4-M8 sử dụng xi măng OPC. Ngoài ra hai cấp phối M4
và M5 có sử dụng tro bay để thay thế một phần hàm lượng xi măng. Đối với mỗi cấp phối, số lượng các
mẫu được tạo cho cả thí nghiệm đoạn nhiệt và thí nghiệm xác định sự phát triển cường độ của bê tông,
các kết quả được trình bày ở mục 5.

5. Kết quả thí nghiệm


5.1. Kết quả sự phát triển nhiệt độ
Kết quả thí nghiệm đo đoạn nhiệt của 8 cấp phối khác nhau được trình bày ở Bảng 2 và chia
thành 2 nhóm chính : i) nhóm sử dụng xi măng PCB, ii) nhóm sử dụng xi măng OPC. Theo Gramham
[3], tổng nhiệt lượng phát ra của khối bê tông tương ứng một khoảng thời gian tính theo công thức (1)
và nhiệt lượng tỏa bởi 1 đơn vị khối lượng xi măng được tính theo phương trình (2) như sau:
q  C p . T .ms (1)
ms
qu  C p T (2)
mc
Trong đó:
- q và qu – lần lượt là tổng nhiệt lượng của khối bê tông và nhiệt lượng đơn vị tỏa ra cho mỗi
đơn vị khối lượng xi măng.
- Cp – Nhiệt dung riêng của bê tông, Cp = 1.15 kJ/kgoC
- ms, mc – khối lượng mẫu và khối lượng xi măng
- T – khoảng biến thiên nhiệt độ
Để thuận tiện cho việc sử dụng dữ liệu thí nghiệm trong mô phỏng, tốc độ phát nhiệt cho mẫu
được tính bằng đạo hàm của nhiệt lượng theo thời gian theo công thức (3):
q  q m T
  Cp. s . (3)
t  t mc  t

5
Bảng 2. Dữ liệu nhiệt độ thí nghiệm
Dữ liệu đường cong đoạn nhiệt (oC)

Loại XM
XM
STT Tuổi bê tông (ngày)
kg/m3 0 0.5 1 1.5 2 3 4 5 6 7 9 11 14
M1 350 PCB 0 27.0 36.2 37.4 37.2 37.1 37.1 37.2 37.1 37.2 37.3 37.2 37.0
M2 450 0 11.5 42.7 45.5 45.4 45.7 45.8 45.5 45.8 45.6 45.7 45.6 45.4
M3 550 0 20.7 53.2 53.6 53.2 53.0 53.1 53.3 53.3 53.2 53.3 53.2 53.0
M4 382.5 0 5.2 35.4 43.5 44.7 44.5 44.4 44.3 44.3 44.5 44.6 44.5 44.3
M5 315 0 22.8 35.3 40.0 40.5 40.6 40.7 40.8 40.9 40.9 40.8 40.9 41.0
OPC

M6 350 0 25.6 37.9 44.5 48.2 49.3 48.7 48.7 48.9 49.0 49.0 49.0 49.0
M7 450 0 28.6 49.4 53.8 53.9 54.1 54.1 53.9 53.7 53.8 53.8 53.8 53.9
M8 550 0 54.3 59.6 60.2 60.4 60.4 60.4 60.3 60.4 59.5 59.5 59.5 59.6
Ghi chú: Nhiệt độ thể hiện trong Bảng 2 được tính bằng độ tăng nhiệt (T) so với nhiệt độ thời điểm
ban đầu (To).

Bảng 3. Nhiệt độ ban đầu và cao nhất của các mẫu


Nhiệt độ ban đầu của mẫu (oC)
Mẫu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8
Nhiệt độ ban đầu 27.71 25.16 26.70 25.86 27.23 27.68 27.34 27.98
Nhiệt độ cao nhất 65.13 71.08 80.42 70.66 67.99 77.15 81.56 88.47
Khoảng tăng nhiệt
37.42 45.92 53.71 44.80 40.75 49.47 54.22 60.49
độ
Lượng XM 350 450 550 382.5 315 350 450 550
Loại XM PCB +Tro bay (FA) OPC

Từ kết quả gia tăng nhiệt độ của mẫu bê tông được trình bày ở Bảng 3 và biểu đồ Hình 6, theo
đó các mẫu M1, M2, M3 có khoảng tăng nhiệt độ lớn nhất (so với nhiệt độ ban đầu khi đúc mẫu) tương
ứng lần lượt là 49.6oC, 54.3oC và 60.5oC. Nhiệt độ cao nhất đo được trong khối mẫu lần lượt là 77.3oC,
81.6oC và 88.5oC. Như vậy có thể thấy rằng các mẫu có lượng xi măng sử dụng nhiều hơn sẽ cho có
nhiệt lượng tỏa ra lớn hơn và nhiệt độ trong mẫu cao hơn.

Hình 6. Sự gia tăng nhiệt độ theo thời gian, nhóm mẫu dùng xi măng PCB (trái) và OPC
(phải) theo cấp phối thí nghiệm

6
Tổng nhiệt lượng tỏa ra của một đơn vị khối lượng xi măng và tốc độ phát nhiệt của 3 mẫu M1,
M2 và M3 được thể hiện ở Hình 7, theo đó nhiệt lượng đơn vị tỏa ra của mẫu M1 > M2 > M3. Điều này
có thể giải thích do tỉ lệ xi măng tham gia phản ứng hydrat hóa và sinh nhiệt trên mỗi đơn vị khối lượng
khác nhau, cấp phối sử dụng lượng xi măng ít hơn sẽ cho hiệu quả phản ứng cao hơn. Xem xét đồ thị
tốc độ phát nhiệt (Heat rate) thì có thể thấy ngược lại, tốc độ phát nhiệt của mẫu M3 > M2 > M1 do
lượng xi măng sử dụng nhiều hơn cho nên tổng nhiệt vẫn lớn hơn và phát nhiệt nhanh hơn.

Hình 7. Tổng nhiệt lượng và tốc độ phát nhiệt trong 100 giờ đầu tiên của mẫu M1, M2

Hình 8. Tổng nhiệt lượng đơn vị và tốc độ phát nhiệt của mẫu M7, M8

Kết quả nhiệt độ theo thời gian của các mẫu M4÷M8 được trình bày trên biểu đồ Hình 6, có thể
nhận thấy cho thấy mẫu tăng nhiệt độ cao nhất tỉ lệ thuận với hàm lượng xi măng sử dụng trong cấp
phối. Hai mẫu cấp phối M4 và M5 sử dụng lượng xi măng ít và có tro bay thay thế cho nên khoảng tăng
nhiệt độ xấp xỉ 40.6oC và 41.2oC. Mẫu M6, M7 và M8 có khoảng tăng nhiệt độ lên đến 49.6 oC, 54.3 oC
và 60.5oC, tương tự tốc độ phát nhiệt cũng tỉ lệ thuận với lượng xi măng sử dụng (Hình 8).
Hai mẫu M4 và M5 có sử dụng tro bay thể hiện tốc độ phát nhiệt chậm hơn các mẫu còn lại, do
lượng xi măng sử dụng đã được thay thế 1 phần bằng tro bay và có sự phản ứng giữa sản phẩm hydrat
hóa của xi măng và tro bay dẫn đến làm chậm quá trình phát nhiệt.

Quan sát trên các biểu đồ của Hình 6 đến Hình 8 có thể thấy rằng, nhiệt được phát ra tập trung trong
khoảng thời gian từ khi bắt đầu ninh kết cho đến gần 48 giờ đầu tiên. Trên biểu đồ cho thấy nhiệt độ
tăng dần và gần như dừng lại sau 40-48h. Tốc độ phát nhiệt giảm dần và gần như không tiến triển thêm
sau thời điểm 60h.

6. SO SÁNH GIỮA THÍ NGHIỆM ĐOẠN NHIỆT VÀ BÁN ĐOẠN NHIỆT


6.1 Mô hình thí nghiệm mockup và đoạn nhiệt
Năm 2018 một dự án lớn về công trình nhà cao tầng ở Q5-Tp HCM được triển khai xây dựng,
nhà thầu chính là công ty xây dựng Hòa Bình, công ty Kiểm định Sài gòn là nhà thầu chính. Công trình
bao gồm 04 khối nhà cao trên 30 tầng, mỗi móng của một khối nhà có thể tích khối đổ bê tông 4000m3,
yêu cầu thi công bê tông đổ liên tục 1 lần. Mặt bằng khối móng điển hình ở Hình 11, có tổng cộng 04
nhà thầu cung cấp bê tông tham gia thử nghiệm vật liệu.

7
Theo quy trình thi của dự án, mẫu thí nghiệm nhiệt thủy hóa MOKUP được triển khai ngay trong
giai đoạn thử cấp phối bê tông. Mô hình MOCKUP với kích thước 2mx 2mx2m = 8m3 bê tông được
chọn để làm mẫu thử chất chất nhiệt của bê tông, một khối móng độc lập được chọn làm mẫu thử. Toàn
bộ bề mặt được bọc xốp cách nhiệt dày 12mm, Hình 9 thể hiện công tác lắp thiết bị đo nhiệt và mẫu
thử tại hiện trường.

Hình 9. Bố trí đo nhiệt độ từ mẫu MOCKUP (trái), lắp đặt thiết bị đo (Phải)

Kết quả thí nghiệm đoạn nhiệt mẫu 20L


80
To = 25.6oC
70
60 T42.5 oC Tmax = 68.1oC
Nhiệt độ (oC)

50
40
30 Mau I2
20 Mau I2
10
0
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Thời gian (h)

Kết quả thí nghiệm MOCKUP hiện trường 2mx2mx2m


80
To = 25.1oC T=32.5 oC Tmax = 58.3oC
70
60
Nhiệt độ (oC)

50
40
30
R1-MAT GIUA-cDAQ1Mod1_ai0
20
R2-TAM GIUA-cDAQ1Mod1_ai1
10
0
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Thời gian (h)

Hình 10. Kết quả đo nhiệt độ cấp phối bê tông bằng phương pháp đoạn nhiệt (trên) và MOCKUP (dưới)

8
Bên cạnh mẫu MOCKUP, nhà cung cấp bê tông cũng tiến hành các thử nghiệm tính chất nhiệt
với mẫu nhỏ có thể tích 20 lít tại Phòng thí nghiệm LAS-XD516 công ty Hoàng Vinh TRCC. Kết quả
đo nhiệt của mẫu đoạn nhiệt và MOCKUP được thể hiện ở Hình 10, theo đó nhiệt độ ban đầu (To) của
cả hai phương pháp đo đều xấp nhau lần lượt là 25,6oC và 25,1oC. Nhiệt độ cao nhất của phương pháp
đoạn nhiệt là 68,1oC trong khi đó của MOCKUP chỉ đạt 58.3oC, chênh lệch nhiệt độ đỉnh đến gần 10oC.
Khoảng gia tăng nhiệt độ của mẫu đoạn nhiệt là 42.5oC còn mẫu MOCKUP là 32,5oC. Sự chêch lệch
này rất đáng kể.
Như vậy với thể tích mẫu MOCKUP 8m3 bê tông, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình thủy hóa đã bị
tổn thất ra môi trường xung quanh, điều này dẫn đến nhiệt độ đỉnh thấp hơn so với phương pháp đo đoạn
nhiệt. Về mặt tốc độ tăng nhiệt, khi bỏ qua khoảng chờ ban đầu thì đường cong nhiệt độ cho thấy tốc độ
phát nhiệt của mẫu đoạn nhiệt cũng nhanh hơn do không bị tổn thất.

6.1 Kiểm chứng với khối đổ thực tế

Nhóm 2: KHU GIỮA (#4, #5, #6)


Hình 11. Mặt bằng móng điển hình và chiều cao khu hố Pit

Kết quả đo nhiệt độ trên khối đổ thực tế

10/28 10/28 10/29 10/30 10/31 11/1 11/2 11/2 11/3 11/4 11/5
75

65
To=29.11oC

55
#4- Giữa Trên
Nhiệt độ (C)

45
T=43.49oC #5-Giữa Giữa
35 #6-Giữa Dưới
#5-#4: Giữa giữa - Giữa trên
25 Tmax=72.6oC #5-#6: Giữa giữa - Giữa dưới
15

-5 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Thời gian (giờ)


Hình 12. Nhiệt độ đo trên khối móng thực tế

9
Khối đổ thực tế móng F2 của công trình có tổng thể tích bê tông xấp xỉ ~ 3809 m3, được thi công
liên tục 24h, sơ đồ của khối đổ được giải thích ở Hình 11. Quy trình đổ và bảo dưỡng được tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chí kỹ thuật đã phê duyệt.
Quan sát trên Hình 12 có thể thấy rằng nhiệt độ ban đầu của khối đổ tại vị trí tâm là 29,11oC.
nhiệt độ đỉnh là 72.6oC và độ gia tăng nhiệt độ là 43.49oC. Có thể thấy rằng mức độ gia tăng nhiệt độ
trên thực tế cao hơn không nhiều so với thí nghiệm đoạn nhiệt và chêch lệch đáng kể so với MOCKUP.
Bảng 4. So sánh kết quả đo theo các phương pháp khác nhau
Thể tích mẫu Nhiệt độ ban Gia tăng nhiệt Nhiệt độ đỉnh
(m3) đầu To(oC) To(oC) Tmax (oC)
Thí nghiệm đoạn nhiệt 0,02 (20 L) 25,5 42.5 68,1
Thí nghiệm MOCKUP 8,00 25,1 32.5 58,3
Khối đổ thực tế 3800 29,11 43.49 72,6

Bảng 4 tổng hợp các kết quả so sánh giữa phương pháp thí nghiệm đoạn nhiệt với thiết bị chế
tạo theo JCI-SQA3 và so sánh với thực tế khối đổ cũng như thí nghiệm MOCKUP. Các kết quả chỉ ra
rằng phương pháp thí nghiệm đoạn nhiệt có độ tin cậy cao hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với phương
pháp MOCKUP. Ngoài ra với cùng một lúc có thể thí nghiệm nhiều mẫu đoạn nhiệt, các kỹ sư có thể
lựa chọn nhanh cấp phối mong muốn mà không cần phải chờ đợi quá lâu.

7. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã trình bày nguyên lý cơ bản của thiết bị đo đoạn nhiệt cho bê tông, mô tả cơ
bản cấu tạo phần cứng và phần mềm của thiết bị đã được giới thiệu. Tổng cộng 04 thiết bị đã được chế
tạo và sử dụng tại PTN LAS-XD516 Công ty Hoàng Vinh TRCC, trong thời gian 3 năm từ 2017 đến
2020 các thiết bị này đã tiến hành thí nghiệm cho hơn 50 mẫu thử của các dự án khác nhau. Về mặt thiết
bị vẫn còn nhiều điểm cần phải cải tiến như hệ thống cấp hơi lạnh để thiết bị có thể thí nghiệm cho các
mẫu có nhiệt độ ban đầu thấp hơn nhiệt độ phòng.

Phần mềm điều khiển và cảm biến đo cần được cải tiến thêm với chức năng Auto Turning để tự
động xác định các thông số điều khiển tốt nhất. Do các giới hạn về chi phí cho nên các loại cảm biết có
độ chính xác cao nhất vẫn chưa được sử dụng.

Các kết quả và phân tích được chỉ ra trong nghiên cứu này cho thấy số liệu đo là thực sự tin cậy
và được sử dụng cho mô phỏng dự đoán nhiệt độ khối bê tông, thiết bị và phương pháp có chi phí thấp
nên triển vọng áp dụng sẽ được mở rộng trong tương lai gần.

CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này được hỗ trợ tài chính bởi công ty Xi măng Nghi sơn Việt Nam, cảm
ơn Công ty xây dựng Hòa Bình đã cho phép và hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm đo nhiệt tại công trình
thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. P C Graham, Y Ballim, J B Kazirukanyo, Effectiveness of the fineness of two South African
Portland cements for controlling early-age temperature development in concrete. Journal Of The South
African Institution Of Civil Engineering, Vol 53 No 1, Pages 39–45, Paper 727, April 2011.
[2] Gibbon, G J, Ballim, Y & Grieve, G R H. A low cost, computer-controlled adiabatic calorimeter
for determining the heat of hydration of concrete. Journal of Testing and Evaluation ASTM), 25(2):
261-266, 1997
[3] Dương Lịch, Mô phỏng quá trình cơ nhiệt trong kết cấu bê tông dụa trên thí nghiệm mô hình nhiệt
hydrat hóa. Luận Văn cao học, Trường Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, 08-2013.

10
[4] Y. Ballim, PC Graham, A numerical model for predicting time-temperature profiles in concrete
structures due to the heat of hydration of cementitious materials. Technical report, University of the
Witwatersrand, 2004.
[5] JCI-SQA3, Test method for Adibatic temperature rise of concrete. Japan Concrete Institute, 2004
[6] Hiroyuki Obata, Mass concrete Technology in Japan, Internal Seminar-Nghi Son Cement,2016
[7] Viện bê tông Nhật bản, Hướng Dẫn Kiểm Soát Nứt Trong Bê Tông Khối Lớn. VCA, 2016
[8]. Bùi Đức Vinh và cộng sự, Báo cáo kết quả thí nghiệm nhiệt thủy hóa của bê tông, Hoàng Vinh
TRCC, 2016.
[9] Bùi Đức Vinh, Nguyễn Văn Chánh, Phân tích nhiệt hydrat hóa và ứng suất
trong cấu trúc bê tông để kiểm soát vết nứt của công trình bê tông cốt thép.
Hội nghị Hư hỏng và sự cố công trình, 2008.

[10] EN 12390-15:2019, Testing hardened concrete - Part 15: Adiabatic method for the determination
of heat released by concrete during its hardening process, European Standards, 2019

11

You might also like