You are on page 1of 9

50 CÂU DAO ĐỘNG CƠ HAY VÀ KHÓ

Câu 101: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ cong s0 = 10 cm và chu kì T tại nơi có gia
T
tốc rơi tự do g = 9,81 m/s 2 . Mốc thời gian được chọn sao cho cứ sau khoảng thời gian là ̂ thì góc
3
o
lệch dây treo của con lắc so với phương thẳng đứng chỉ nhận hai giá trị là α1 = 4 hoặc α2 > α1 . Giá
trị của T là
A. 1,6 s. B. 1,4 s. C. 1,5 s. D. 1,7 s.

Câu 102: Tại nơi có gia tốc rơi tự do g = π2 (m/s2 ), một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương
thẳng đứng với chu kì T. Chọn chiều dương hướng lên. Lúc t = 0, con lắc đi qua biên âm. Từ lúc
5T
t1 = 0 đến lúc t 2 = ̂ , khoảng thời gian mà lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng có giá trị giảm dần
4
55T
là 0,45 s. Vào thời điểm t 3 = ̂ , lực đàn hồi tác dụng lên con lắc bằng không. Tốc độ trung bình
12
của con lắc từ thời điểm t 2 đến thời điểm t 3 là
A. 78,25 cm/s. B. 63,75 cm/s. C. 68,25 cm/s. D. 53,75 cm/s.

Câu 103: Tại nơi có gia tốc rơi tự do g = π2 (m/s2 ), một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương
thẳng đứng với chu kì T. Chọn chiều dương hướng xuống. Lúc t = 0, con lắc đi qua vị trí cân bằng
3T
theo chiều âm. Từ lúc t1 = 0 đến lúc t 2 = ̂ , khoảng thời gian mà lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng
4
49T
có độ lớn tăng dần là 0,2 s. Vào thời điểm t 3 = ̂ , lực đàn hồi tác dụng lên con lắc bằng không.
12
Tốc độ trung bình của con lắc từ thời điểm t 2 đến thời điểm t 3 là
A. 81,0 cm/s. B. 64,5 cm/s. C. 70,5 cm/s. D. 76,0 cm/s.

Câu 104: Hai chất điểm (1) và (2) đang dao động điều hòa với biên độ
tương ứng là A1 và A2 . Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia
tốc tức thời a (ứng với các đường thẳng đứng) theo vận tốc tức thời v (ứng
(1) (2)
với các đường nằm ngang) của mỗi chất điểm trên cùng một mặt phẳng
hình vẽ. Tỉ số A1 /A2 có giá trị là
A. 0,51. B. 1,40.
C. 0,71. D. 1,96.

Câu 105: Ba chất điểm (1), (2) và (3) có cùng khối lượng dao động điều (2)

hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc vận tốc v (ứng với các đường thẳng đứng) của ba chất điểm theo
li độ x (ứng với các đường nằm ngang) của chúng. Biết lực kéo về cực (3)

đại tác dụng lên các chất điểm (1), (2) và (3) lần lượt là 1,25 N, F2 và F3 .
Giá trị của F2 + F3 gần nhất với giá trị nào sau đây? (1)
A. 4,5 N. B. 3,4 N
C. 5,2 N. D. 6,5 N.

© Thái Vĩnh Khang © Trang 1/9


Câu 106: Ba chất điểm (1), (2) và (3) dao động điều hòa trên mặt phẳng a
nằm ngang. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc gia tốc của ba
(1)
chất điểm theo li độ dao động x của chúng. Biết tốc độ cực đại của các
chất điểm (1), (2) và (3) lần lượt là 30 cm/s, v2 và v3 . Giá trị của v2 + v3 𝑥
gần nhất với giá trị nào sau đây? O (3)
A. 49 cm/s. B. 73 cm/s.
(2)
C. 125 cm/s. D. 32 cm/s.

Câu 107: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng 31 N/m dao động điều hòa theo phương thẳng
đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,9 m/s2 . Tại vị trí mà lực kéo về tác dụng lên vật bằng 0 thì lực
đàn hồi tác dụng lên vật có độ lớn 2,8 N. Chu kì dao động của con lắc là
A. 0,60 s. B. 0,64 s. C. 0,67 s. D. 0,72 s.

Câu 108: Hai con lắc đơn có các dây treo dài bằng nhau dao động điều hòa tại cùng một nơi với
cùng biên độ trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Quan sát thấy khi các dây treo của hai con lắc
song song với nhau thì góc lệch của mỗi dây treo so với phương thẳng đứng là 6o , còn góc lệch cực
đại mà các dây treo của hai con lắc tạo với nhau là 10o . Biên độ góc dao động của mỗi lắc là
A. 8,5o . B. 7,8o . C. 8,7o . D. 8,2o .

Câu 109: Hai con lắc đơn có các dây treo dài bằng nhau dao động điều hòa tại một nơi với cùng biên
độ góc 10o trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Quan sát thấy khi các dây treo của hai con lắc
song song với nhau thì góc lệch của mỗi dây treo so với phương thẳng đứng là β, còn góc lệch cực
đại mà các dây treo của hai con lắc tạo với nhau là β. Giá trị của β gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,5o . B. 8,0o . C. 9,0o . D. 7,5o .

Câu 110: Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị li độ dao động 𝑥 (cm)
10
x theo thời gian t được biểu diễn như đồ thị hình bên. Biết quỹ đạo
5
của dao động có chiều dài L. Giá trị của L là 𝑡
O
A. 17,0 cm. B. 18,0 cm.
–5
C. 16,5 cm. D. 17,5 cm. –10

Câu 111: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
π
với biên độ lần lượt là A1 và A2 . Nếu hai dao động thành phần có độ lệch pha là ̂ thì biên độ dao
2
động của vật là 13 cm. Nếu hai dao động thành phần ngược pha thì biên độ dao động của vật là
7 cm. Nếu hai dao động thành phần cùng pha thì biên độ dao động của vật bằng
A. 15 cm. B. 9 cm. C. 20 cm. D. 17 cm.

Câu 112: Hai chất điểm M1 và M2 đang dao động điều hìa cùng chu kỳ T = 0,4π s và cùng biên độ
A = 2 cm trên hai trục song song. Trên M1 có đặt một cảm biến để đo tốc độ của M2 đối với M1. Số
chỉ cực đại của cảm biến là 10√3 cm/s. Khi số chỉ cảm biến bằng 0, tốc độ của mỗi chất điểm là
A. 5,0 cm/s. B. 5√3 cm/s. C. 0. D. 10 cm/s.

© Thái Vĩnh Khang © Trang 2/9


Câu 113: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng F (N)
đứng ở nơi có gia tốc trọng trường g = π2 m/s 2 . Chọn chiều dương
hướng xuống. Đồ thị biểu diễn độ lớn lực đàn hồi F mà lò xo tác
dụng lên vật nặng của con lắc theo thời gian t như đồ thị hình bên. 2,4
Biết t 2 − t1 = 0,282 s. Động năng của con lắc tại thời điểm t1 là
A. 48 mJ. B. 72 mJ.
C. 64 mJ. D. 56 mJ. O 𝑡1 𝑡2 𝑡

Câu 114: [CT – 2021] Dao động của một vật là tổng hợp của 𝑥 (cm)
hai dao động điều hòa cùng phương có li độ lần lượt là x1 và 4 𝑥2
2 𝑥1
x2. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của x1 và x2 theo 2
0,2 0,4 2
thời gian t. Biết độ lớn lực kéo về tác dụng lên vật ở thời điểm O
0,8 𝑡 (s)
t = 0,2 s là 0,5 N. Động năng của vật ở thời điểm t = 0,4 s là –2
A. 14 mJ. B. 24 mJ. –4
C. 8 mJ. D. 6 mJ.

Câu 115: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng 𝑥
với chu kì T tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 . Trong quá trình
dao động, lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng của con lắc là Fđh , li độ và
vận tốc của con lắc lần lượt là x và v. Hình bên là đồ thị mô tả mối quan
−3 P (W)
hệ giữa x và P (với P = Fđh v). Biết Fđh có độ lớn cực đại là 2 N. Giá trị
của T là
A. 0,57 s. B. 0,54 s.
C. 0,56 s. D. 0,55 s.

Câu 116: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang với quả nặng có khối lượng m = 50
g và lò xo nhẹ độ cứng k = 50 N/m. Lấy g = 10 m/s2 . Biết rằng biên độ dao động của vật giảm đi
một lượng ΔA = 1 mm sau mỗi lần vật đi qua vị trí cân bằng. Hệ số ma sát μ giữa vật nặng của con
lắc và mặt ngang là
A. 0,10. B. 0,05. C. 0,08. D. 0,04.

Câu 117: Khảo sát hai dao động điều hòa x1 và x2 , ta thu được đồ thị
của chúng như hình vẽ bên. Khi vẽ đồ thị, người ta đã chuẩn hóa sao
cho mỗi cạnh của ô vuông nhỏ ở hình bên thì cạnh thẳng đứng có trị
số là 5 cm và cạnh nằm ngang có trị số là 0,5 s. Nếu tổng hợp hai dao
động x1 và x2 , ta sẽ thu được dao động điều hòa x có vận tốc cực đại
là v0 . Giá trị của v0 là
A. 5√2π cm/s. B. 10√2π cm/s.
C. 20π cm/s. D. 10π cm/s.

© Thái Vĩnh Khang © Trang 3/9


Câu 118: Một con lắc đơn có vật nhỏ tích điện dương được, treo ở một nơi trên mặt đất, trong vùng
không gian chứa điện trường đều có cường độ không đổi. Thay đổi hướng của cường độ điện trường
thì thấy chu kì dao động bé của con lắc khi kích thích luôn nằm trong khoảng từ 1,47 s đến 1,80 s,
góc lệch dây treo của con lắc so với phương thẳng đứng nằm trong khoảng từ 0o đến α0 . Giá trị của
α0 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11,5o . B. 9,6o . C. 10,3o . D. 10,9o .

Câu 119: Dao động điều hòa của một vật là tổng hợp của hai dao động thành phần cùng phương
π π
với các phương trình là x1 = 7cosω (2πt + ̂ ) và x2 = A2 cosω (2πt − ̂ ) (x1 , x2 tính bằng cm, t tính
2 6
bằng s). Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 0,5 s là 22 cm. Giá trị của A2 là
A. 12,0 cm. B. 10,5 cm. C. 11,2 cm. D. 12,7 cm.

Câu 120: Một con lắc đơn có dây treo dài 81 cm đang dao động điều hòa tại một nơi trên mặt đất có
gia tốc rơi tự do g = π2 (m/s 2 ). Mốc thời gian được chọn sao cho cứ sau khoảng thời gian bằng 0,6
s thì góc lệch dây treo của con lắc so với phương thẳng đứng chỉ nhận một trong hai giá trị là 0o
hoặc 8o . Tốc độ dài của vật nặng của con lắc khi nó qua vị trí cân bằng là
A. 45,4 cm/s. B. 39,5 cm/s. C. 50,2 cm/s. D. 47,1 cm/s.

Câu 121: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và 𝑊đh (J)
vật nặng có khối lượng m = 0,33 kg. Chọn mốc thế năng tại
vị trí lò xo không biến dạng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự
𝑊đh1
phụ thuộc của thế năng đàn hồi Wđh theo động năng Wđ của
vật. Trên trục tung của đồ thị có hai giá trị Wđh1 và Wđh2 . Biết 𝑊
đh2 𝑊đ (J)
Wđh1 + Wđh2 = 0,06 J và lấy g = 10 m/s 2 . Trong một chu kì,
O
khoảng thời gian lò xo dãn là
A. 0,25 s. B. 0,30 s. C. 0,20 s. D. 0,15 s.

Câu 122: Hai chất điểm (1) và (2) dao động điều hòa cùng tần số, cùng biên độ 5 cm và ngược pha
với nhau trên một đường thẳng có vị trí cân bằng tương ứng là O1 và O2 . Chọn chiều dương chuyển
động cho hai chất điểm là như nhau. Trong quá trình dao động, khoảng cách gần nhất và xa nhất
giữa (1) và (2) lần lượt là dmin và 14 cm.
a) Giá trị của dmin là
A. 4,0 cm. B. 2,0 cm. C. 5,0 cm. D. 0.
b) Khoảng cách giữa hai điểm O1 và O2 là
A. 4,0 cm. B. 5,0 cm. C. 9,0 cm. D. 6,0 cm.

Câu 123: Một con lắc đơn có dây dài ℓ = 50 cm được treo vào điểm G cố định, tại G
nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2 . Từ vị trí cân bằng O, kéo con lắc về bên phải
đến điểm A rồi thả nhẹ, hợp với phương thẳng đứng góc α0 = 8o rồi thả nhẹ. Khi α0
vật nhỏ đi từ phải sáng trái thì vướng vào chiếc đinh nằm trên phương GO và cách
G một đoạn 20 cm, sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa. Tốc độ trung bình của
con lắc trong một chu kì là
A
A. 19,6 cm/s. B. 19,2 cm/s. O
C. 18,8 cm/s. D. 18,4 cm/s.
© Thái Vĩnh Khang © Trang 4/9
Câu 124: Hai con lắc đơn A và B có cùng chiều dài dây treo, ∆𝛼 (rad)
dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng
với các biên độ góc là αA = 8o và αB = 10o . Để các con lắc dao
động, người ta đã kéo các dây treo con lắc rồi buông nhẹ
0,07
chúng cách nhau một khoảng thời gian ∆t. Gọi ∆α là góc lệch 𝑡 (s)
giữa các dây treo con lắc. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ O 0,8 1,6
thuộc của ∆α theo thời gian t. Giá trị nhỏ nhất của ∆t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,37 s. B. 0,40 s. C. 0,19 s. D. 0,22 s.

Câu 125: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ độ cứng k = 40 N/m, được
treo vào một điểm cố định. Giữ vật ở vị trí lò xo nén 6 cm rồi thả nhẹ, vật nặng dao động điều hòa
theo phương thẳng đứng có tốc độ cực đại là 50√10 cm/s. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2 . Độ lớn
lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật nặng là
A. 2,8 N. B. 4,0 N. C. 5,6 N. D. 6,4 N.

𝑥𝐵
Câu 126: Hai vật A và B dao động điều hòa cùng phương và cùng
tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc li độ 𝑥𝐴 của A và li
độ 𝑥𝐵 của B theo thời gian t. Hai giao động A và B lệch pha nhau. 𝑥𝐴
2π 3π O
A. ̂ rad. B. ̂ rad.
3 4
4π 5π
C. ̂ rad. D. ̂ rad.
5 6

Câu 127: Tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2 , một Fđh
con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa với biên
độ A. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực đàn
hồi (Fđh) theo độ lớn lực kéo về |Fkv | mà lò xo tác dụng lên con
lắc. Biết F2  F1  0,6 (N) và tại thời điểm mà lực kéo về có giá
200
trị F1 thì tốc độ của con lắc là ̂ cm/s. Cơ năng của con lắc
√3 O |Fkv | (N
gần nhất với giá trị nào sau đây? F1 F2 )
A. 112 mJ. B. 86 mJ.
C. 74 mJ. D. 98 mJ.

Câu 128: Xét cơ hệ như hình vẽ bên: lò xo nhẹ độ cứng k = 40 N/m có một đầu được treo
vào giá đỡ nằm ngang, đầu còn lại móc với vật M có khối lượng 100 g; vật m có khối
lượng 200 g liên kết với vật M bằng một sợi dây nhẹ, không dãn. Khi hệ ở trạng thái cân 𝑘
bằng thì cắt dây nối, sau đó vật M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tốc
độ cực đại v0 . Lấy g = 10 m/s2 . Giá trị của v0 là M’
A. 100 cm/s. B. 50 cm/s.
C. 50√2 cm/s. D. 25√2 cm/s. 𝑚’

© Thái Vĩnh Khang © Trang 5/9


Câu 129: Xét cơ hệ như hình vẽ bên: lò xo nhẹ độ cứng k = 40 N/m có một đầu được treo
vào giá đỡ nằm ngang, đầu còn lại móc với vật M có khối lượng 100 g; vật m liên kết với
vật M bằng một sợi dây nhẹ, không dãn. Từ trạng thái cân bằng, đưa vật M đến vị trí mà 𝑘
lò xo dãn Δl rồi buông nhẹ. Biết giá trị lớn nhất của Δl để hai vật luôn dao động điều hòa
là 12 cm. Lấy g = 10 m/s 2 . Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? M’
A. 114 g. B. 150 g.
C. 136 g. D. 169 g. 𝑚’

Câu 130: Xét cơ hệ như hình vẽ bên: lò xo nhẹ độ cứng k = 40 N/m có một đầu được treo
vào giá đỡ nằm ngang, đầu còn lại móc với vật M có khối lượng 100 g; vật m có khối
lượng 60 g liên kết với vật M bằng một sợi dây nhẹ, không dãn. Từ trạng thái cân bằng, 𝑘
đưa vật M đến vị trí mà lò xo dãn 10,8 cm (trong giới hạn đàn hồi của lò xo) rồi thả nhẹ.
Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = π2 = 10 m/s2 . Kể từ lúc thả vật M, thời điểm đầu M’
tiên sợi dây bị chùng là
A. 0,12 s. B. 0,14 s. 𝑚’
C. 0,16 s. D. 0,10 s.

Câu 131: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng 𝐹đh (N)
2
đứng tại nơi có giá tốc rơi tự do 𝑔 = 𝜋 m/s . Hình bên là đồ thị
2

biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực đàn hồi Fđh tác dụng lên
con lắc theo thời gian 𝑡. Lực kéo về tác dụng lên con lắc ở thời 2
điểm t = 0,2 s có độ lớn là
A. 2√3 N. B. 2,0 N. 𝑡 (𝑠)
C. √3 N. D. 1,0 N. O 0,3

Câu 132: Hai con lắc lò xo A và B giống hệt nhau, mỗi lò xo có độ cứng 25 N/m, được treo trên cùng
một giá đỡ nằm ngang tại nơi có gia tốc rơi tự do g = π2 m/s2 . Đưa vật nặng của con lắc A đến vị trí
lò xo dãn 10 cm và đưa vật nặng của con lắc B đến vị trí lò xo không biến dạng rồi buông nhẹ đồng
thời để cả hai con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sau khoảng thời gian 0,1 s kể từ
lúc thả, hai con lắc có cùng độ cao lần đầu. Giá treo chịu một lực kéo có độ lớn cực tiểu là
A. 1,0 N. B. 1,5 N. C. 1,2 N. D. 2,0 N.

Câu 133: Một con lắc đơn có dây treo dài 64 cm được treo vào điểm O. Trong mặt phẳng quỹ đạo
của con lắc, trên phương thẳng đứng có cắm một chiếc đinh tại M với OM = 28 cm. Ở thời điểm
t = 0, kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc α0 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Ở thời
điểm t = 0,5 s, dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc bằng 5o . Lấy g = π2 (m/s 2 ).
Giá trị của α0 là
A. 7,5o . B. 8,2o . C. 7,2o . D. 7,9o .

Câu 134: Dao động điều hòa của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng
tần số, vuông pha với nhau với các biên độ lần lượt là A1 = 4,0 cm và A2 = 9,6 cm. Biết vận tốc của
vật khi qua vị trí cân bằng là ± 52 cm/s. Tốc độ góc của vật là
A. 4 rad/s. B. 3 rad/s. C. 5 rad/s. D. 6 rad/s.
© Thái Vĩnh Khang © Trang 6/9
Câu 135: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng |𝐹đh 𝑥| (J)
2 2 0,27
đứng ở nơi có gia tốc rơi tự do g = π = 10 m/s . Chọn chiều
dương hướng lên. Trong quá trình dao động, lực đàn hồi mà lò
xo tác dụng lên con lắc là Fđh . Hình bên là đồ thị biểu diễn sự
phụ thuộc độ lớn của tích lực đàn hồi và li độ dao động của con
lắc |Fđh x| theo thời gian t. Động năng của con lắc vào thời điểm
t = 0,4 s là? O 0,3 𝑡 (s)
A. 36 mJ. B. 24 mJ. C. 27 mJ. D. 42 mJ.

Câu 136: Hai chất điểm (1) và (2) dao động điều hòa cùng phương 𝑥
với tần số góc tương ứng là ω1 và ω2 . Hình bên là đồ thị biểu diễn 𝑥1
sự phụ thuộc của li độ x1 và x2 của hai chất điểm theo thời gian t.
ω1 𝑡
Tỉ số ω có giá trị là O
̂2

A. 1,95. B. 2,08.
C. 0,48. D. 2,14. 𝑥2

Câu 137: Tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 m/s 2 , một con lắc đơn có dây treo dài l = 58 cm và
vật nặng khối lượng m = 50 g đang dao động điều hòa. Tích cho vật nặng một điện tích q = 20 μC
rồi đặt vào không gian có điện trường đều có độ lớn không đổi E = 4000 V/m và hướng thay đổi
được. Khi E⃗ = E
⃗⃗⃗⃗1 thì dây treo con lắc hợp với phương ngang một góc nhỏ nhất, khi đó chu kì dao
động riêng là T1 . Khi ⃗E = ⃗⃗⃗⃗
E2 thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T2 . Gọi ΔT = |T1 − T2 |. Giá trị
lớn nhất của ΔT là
A. 0,11 s. B. 0,12 s. C. 0,14 s. D. 0,13 s.

Câu 138: Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,85 m/s2 , một con lắc đơn có dây treo dài l = 58 cm và
vật nặng khối lượng m = 60 g đang dao động điều hòa. Tích cho vật nặng một điện tích q = −8 μC
rồi đặt vào không gian có điện trường đều có độ lớn không đổi E = 104 V/m và hướng thay đổi
được.
a) Khi ⃗E có phương thẳng đứng hướng xuống thì con lắc dao động điều hòa với chu kì là
A. 1,64 s. B. 1,43 s. C. 1,52 s. D. 1,53 s.
b) Khi ⃗E có phương thẳng đứng hướng lên thì con lắc dao động điều hòa với chu kì là
A. 1,64 s. B. 1,43 s. C. 1,52 s. D. 1,53 s.
c) Khi ⃗E có phương nằm ngang thì con lắc dao động điều hòa với chu kì là
A. 1,64 s. B. 1,43 s. C. 1,52 s. D. 1,53 s.
d) Khi ⃗E có phương sao cho dây treo con lắc hợp với phương ngang một góc nhỏ nhất thì con lắc
dao động điều hòa với chu kì là
A. 1,64 s. B. 1,43 s. C. 1,52 s. D. 1,53 s.

Câu 139 (MH 2020 – đợt 1): Một con lắc đơn có vật nhỏ mang điện tích dương được treo ở một nơi
trên mặt đất trong điện trường đều có cường độ điện trường ⃗E. Khi ⃗E hướng thẳng đứng xuống
⃗ có phương nằm ngang thì con lắc dao động
dưới thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T1 . Khi E
T
điều hòa với chu kì T2 . Biết trong hai trường hợp, độ lớn cường độ điện trường như nhau. Tỉ số ̂2
T1
có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 0,89. B. 1,23. C. 0,96. D. 1,15.
© Thái Vĩnh Khang © Trang 7/9
Câu 140: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k = 28 N/m đang dao động điều hòa theo phương
thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 (m/s2 ). Mốc thời gian được chọn sao cho cứ sau
các khoảng thời gian là ∆t1 hoặc ∆t 2 = 5∆t1 thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng lên con lắc bằng không.
Biết lực đàn hồi cực đại của lò xo tác dụng lên vật nặng con lắc là 5,43 N. Giá trị của ∆t 2 là
A. 0,50 s. B. 0,30 s. C. 0,35 s. D. 0,40 s.

Câu 141: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có các phương
π π
trình lần lượt là x1 = A1 cos (ωt + ̂ ) và x2 = 5√3 cos (ωt − ̂ ) (x1 , x2 tính bằng cm). Biết biên độ dao
3 2
động của vật có giá trị cực tiểu. Giá trị cực tiểu này bằng
A. 3,96 cm. B. 4,33 cm. C. 4,78 cm. D. 5,12 cm.

Câu 142: Hai chất điểm A và B dao động điều hòa cùng phương, cùng
𝐹, 𝑣
tần số. Trong quá trình dao động, lực kéo về tác dụng lên chất điểm A
là FA và vận tốc của chất điểm B là vB . Hình bên là đồ thị biểu diễn sự
phụ thuộc của FA và vB theo thời gian t. Hai dao động điều hòa A và B O 𝑡
𝑣𝐴
lệch pha nhau 𝐹𝐵
π 5π π 2π
A. ̂ rad. B. rad. C. rad. D. rad.
3 6̂ 6̂ 3̂

Câu 143: Hai chất điểm A và B dao động điều hòa cùng phương, cùng
tần số. Trong quá trình dao động, gia tốc của chất điểm A là a1 và vận 𝑎, 𝑣
tốc của chất điểm B là v2 . Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc 𝑎1
của a1 và v2 theo thời gian t. Hai dao động điều hòa A và B lệch pha O
𝑡
nhau 𝑣2
π 5π π 2π
A. ̂ rad. B. ̂ rad. C. ̂ rad. D. ̂ rad.
3 6 6 3

Câu 144: Hai chất điểm A và B dao động điều hòa cùng phương, cùng 𝑥, 𝑣
tần số. Trong quá trình dao động, vận tốc của chất điểm A là v1 và li
𝑥2
độ của chất điểm B là x2 . Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
O
của v1 và x2 theo thời gian t. Hai dao động điều hòa A và B lệch pha 𝑡
𝑣1
nhau
3π π 2π 9π
A. ̂ rad. B. rad. C. rad. D. ̂ rad.
10 5̂ 5̂ 10

Câu 145: Hai chất điểm A và B dao động điều hòa cùng phương, cùng
𝐹, 𝑣
tần số. Trong quá trình dao động, lực kéo về tác dụng lên chất điểm
𝐹𝐴
A là FA và vận tốc của chất điểm B là vB . Hình bên là đồ thị biểu diễn
sự phụ thuộc của FA và vB theo thời gian t. Hai dao động điều hòa A O 𝑡
và B lệch pha nhau 𝑣𝐵
π 5π π 2π
A. ̂ rad. B. ̂ rad. C. ̂ rad. D. ̂ rad.
3 6 6 3

© Thái Vĩnh Khang © Trang 8/9


Câu 146: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương
π π
trình x1 = A1 cos (5πt + ̂ ) (cm) và x2 = 8cos (5πt − ̂ ) (cm). Phương trình dao động tổng hợp x =
3 2
Acos(5πt + φ) (cm). A1 có giá trị thay đổi được. Thay đổi A1 đến giá trị sao cho biên độ dao động
tổng hợp A đạt giá trị nhỏ nhất. Tại thời điểm dao động tổng hợp có li độ 2 cm thì độ lớn li độ của
dao động thứ nhất là
A. 4 cm. B. 3 cm. C. 5 cm. D. 6 cm.

Câu 147: Một con lắc lò xo đạt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo
𝑘 𝑚 𝑀
nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ có khối lượng m. Ban
đầu vật m được giữ ở vị trí để lò xo bị nén 5 cm. Vật M có khối lượng
bằng một nửa khối lượng vật m nằm sát m. Thả nhẹ m để hai vật chuyển động theo phương của
trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa
hai vật m và M là
A. 2,56 cm. B. 1,25 cm. C. 2,33 cm. D. 3,54 cm.

Câu 148: Hai chất điểm M, N dao động điều hòa cùng tần số trên các quỹ đạo song song, gần nhau
dọc theo trục Ox. Vị trí cân bằng của các chất điểm nằm trên các đường thẳng đi qua O và vuông
góc với trục Ox. Biết biên độ dao động của M là 8 cm và của N là 6 cm. Xét theo phương Ox, tại thời
điểm hai chất điểm có khoảng cách lớn nhất thì li độ của M là 4√2 cm. Độ lệch pha giữa hai chất
điểm M và N là
A. 1,125 rad. B. 0,152 rad. C. 1,521 rad. D. 1,251 rad.

Câu 149: Hai điểm sáng dao động điều hòa trên trục Ox, xung 𝑥
quanh vị trí cân bằng chung O với biên độ A1 > A2 . Một phần đồ
thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian của hai điểm
sáng như hình vẽ bên. Kể từ t = 0, tại thời điểm mà hai điểm sáng O 𝑡
gặp nhau lần thứ 2023 thì tỷ số giữa giá trị vận tốc của điểm sáng
1 và vận tốc của điểm sáng 2 là
A. 1,55. B. −1,73.
C. 1,73. D. −1,55.

Câu 150: Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định 𝐹 (N)
đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên
là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo 4
tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,3 0,5
s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là O
𝑡 (s)
A. 2,5 N. B. 3,5 N.
C. 4,5 N. D. 1,5 N.

© Thái Vĩnh Khang © Trang 9/9

You might also like