You are on page 1of 2

VĂN CUỐI HỌC KỲ 2

A. VĂN BẢN
*Câu hỏi gợi ý:
1. Cảm nhận ngắn (3-4 câu)
a. Những điều người cha đã nói với con qua hai đoạn thơ
“..Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp
của quê hương.
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Người đồng mình tuy mộc mạc, chân chất, nghèo về vật chất nhưng không hề nhỏ bé về tinh thần, không sống tầm
thường, thấp kém. Trên đường đời, con hãy sống mạnh mẽ, tự tin để xứng đáng với quê hương. Con không bao giờ
được “nhỏ bé” dù con đường phía trước còn nhiều chông gai. Con hãy tự tin bước đi, bởi sau lưng con có gia đình,
quê hương và trong tim con luôn có những phẩm chất quý báu của người đồng mình. Hai tiếng “Nghe con” chứa
đựng tấm lòng yêu thương, kỳ vọng và niềm tin sâu nặng cha đặt nơi con. Từ đó người cha mong muốn con sống có
tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó có ý chí và khát vọng vươn lên, tự bước đi trong cuộc đời bằng niềm tin, nghị lực
của chính mình.
b. Ý nghĩa hai câu thơ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Bằng nghệ thuật tả thực ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ nói chung cũng như bài thơ nói riêng qua hai
câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
“Sấm” - âm thanh của những cơn mưa giông, đã không còn “bất ngờ” như trước nữa; ngoài ra, “sấm” cũng được
xem là những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời, và sự đổi thay của hoàn cảnh, cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi" có
thể hiểu như là những cây đã sống lâu năm; đồng thời, hình ảnh ấy chỉ những người đã trải nhiều thử thách, gian nan,
nhiều đắng cay của vòng xoáy cuộc đời. Từ đó, tác giả muốn nói lên: con người từng trải, đã trưởng thành thì sẽ
không bị tác động bởi hoàn cảnh làm cho nản lòng; có trải qua gian nan, thử thách thì con người mới càng vững vàng
hơn. Sâu xa hơn, các dòng thơ cuối thể hiện sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng
cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để bảo vệ Tổ quốc, quê hương và nền độc lập của nước nhà.
2. Phân tích (5-7 câu)
a. Những phẩm chất cao đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi”
(Của 93)
Nho, thao và Phương Định là ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những cô gái
còn rất trẻ, cá tính và đều có những phẩm chất chung của chiến sĩ trong chiến trường. Đó là tinh thần trách nhiệm
cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các
cô gái trẻ, dễ cảm xúc, nhiều mơ mộng, dễ xúc cảm cũng dễ rơi vào trầm tư. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của
mình ngày cả trong hoàn cảnh chiến trường: Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, còn Phương Định thì
thích ngắm mình trong gương và ôm gối mơ mộng hát.
b. Nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi"
(Của 93)
Phương Định là một nữ sinh Hà Nội đã vào chiến trường được 3 năm nhưng vẫn còn nhiều mơ mộng, nhạy cảm và
hồn nhiên. Trong những ngày sống ở chiến trường gian khổ phải giáp mặt với cái chết nhưng cô vẫn không mất đi
sự hồn nhiên trong sáng về những ước mơ tương lai. Cô cũng được sống với kỉ niệm về quê hương và gia đình, điều
đó giống như một sức mạnh tinh thần động viên Phương Định nơi chiến trường ác liệt. Ở nơi gian khổ này tình cảm
thương yêu của cô luôn dành cho đồng đội và những người bạn trong tổ trinh sát của mình. Cô còn cảm phục và quý
mến những anh bộ đội mà cô gặp trên trọng điểm. Tính cách của Phương Định còn thể hiện tinh tế và cụ thể qua
một lần phá bom trên đồi. Trong không khí đầy căng thẳng đó đã thể hiện được lòng dũng cảm và khơi dậy được
những tình cảm trong cô. Cô đã bình tĩnh trong mọi thao tác, quyết đoán trong mọi hành động để thấy được phẩm
chất gan dạ, 1 ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ dù cho cô có phải hi sinh. Tóm lại Phương định là một cô gái
mang những phẩm chất đẹp, trong sáng cao thượng của người lính bộ đội.
c. Phân tích luận điểm về tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua văn bản “Bàn về
đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
ĐOẠN NÀY CẦN SỬA TỪ NGỮ CHO PHÙ HỢP
Qua văn bản “BVĐS”, em đã rút ra được một bài học rất quan trọng: Đọc sách là vô cùng quan trọng, nhưng để việc
đọc sách có giá trị, ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Thứ nhất, chọn sách thì phải chọn cho tinh, lựa chọn
những quyển sách có giá trị, không ham đọc nhiều. Đồng thời, nên chọn hai loại sách: phổ thông và chuyên môn.
Thứ hai, chọn sách xong thì ta phải biết cách đọc sách, đọc kĩ nhiều lần để tích lũy và thấm thía những kiến thức bổ
ích mà sách mang lại. Điều cuối cùng và vô cùng quan trọng, ta phải kết hợp giữa việc đọc sâu và đọc rộng. Một mặt,
tác giả thừa nhận đọc chuyên sâu là cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là ta nên bác bỏ hoàn toàn học vấn phổ
thông, bởi vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bác bỏ học vấn phổ thông chính là tự cô lập, đóng kín bản
thân mình. Tóm lại, qua bài văn, em đã hiểu thêm nhiều điều về vai trò của học vấn, của sách và của cách đọc sách
đúng đắn, cho em thấu hiểu hơn về văn hóa đọc.

You might also like