You are on page 1of 21

QUYỀN THỪA KẾ

I. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN THỪA KẾ


1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế là quá trình dịch chuyển tài sản từ người đã chết cho các chủ thể khác
Thừa kế có các thuộc tính: Là quan hệ xã hội, một phạm trù kinh tế và gắn liền
với sở hữu.
2. Khái niệm quyền thừa kế
- Theo nghĩa rộng: Quyền thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người
khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền,
nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
- Theo nghĩa chủ quan: là quyền của người để lại di sản và quyền của người
nhận di sản.
- Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự: là những quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết cho những người thừa kế
và được các quy phạm pháp luật về thừa kế điều chỉnh.
3. Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu
- Quyền sở hữu là tiền đề cho quyền thừa kế, bởi cá nhân phải có quyền sở hữu
đối với tài sản thì mới có tài sản để lại thừa kế.
- Quyền thừa kế là sự cụ thể hoá quyền năng định đoạt đối với tài sản của chủ sở
hữu.
II. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT THỪA KẾ CỦA VIỆT
NAM (Xem giáo trình).
III. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA QUYỀN THỪA KẾ
(Không được trình bày trong giáo trình)
1. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân
- Cơ sở pháp lí: Điều 609 BLDS 2015;
- Nội dung:
+ Pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá
nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình thì việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật;

1
+ Người thừa kế (theo pháp luật hoặc theo di chúc) được pháp luật bảo đảm cho
việc hưởng di sản của người chết để lại;
+ Tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di
sản thừa kế khi người đó chết.
2. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
- Cơ sở pháp lí: 610 BLDS 2015;
- Nội dung:
+ Mọi cá nhân không phân biệt nam nữ, tuổi tác, thành phần xã hội, tôn giáo,
địa vị chính trị xã hội, ... đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có
quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật;
+ Vợ, chồng đều được thừa kế của nhau;
+ Phụ nữ và nam giới đều được hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp
luật;
+ Con trong giá thú và con ngoài giá thú, con đẻ và con nuôi đều được thừa kế
bằng nhau nếu di sản được chia theo pháp luật.
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người có tài sản, người hưởng di
sản
- Cơ sở pháp lí: Điều 609 BLDS 2015
- Nội dung:
+ Người để lại thừa kế có quyền định đoạt tài sản của mình theo di chúc và ý
nguyện đó được tôn trọng và thực hiện trước, nếu không có di chúc di sản mới được
chia theo pháp luật;
+ Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm
trốn tránh nghĩa vụ về tài sản với người khác (khoản 1 Điều 620 BLDS 2015).
4. Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế
theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân, trong việc bảo vệ
quyền lợi của người đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao động.
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
1. Người để lại di sản thừa kế
- Là người có tài sản khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được
thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật;

2
- Chỉ có thể là cá nhân, có thể là từng cá nhân lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình;
- Khi còn sống họ có quyền đưa các loại tài sản thuộc sở hữu của mình vào lưu
thông dân sự hoặc lập di chúc cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi chết.
Nếu không lập di chúc, tài sản sẽ được dùng để chia thừa kế theo pháp luật.
2. Người thừa kế
- Khái niệm: là người được thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp
luật hoặc vừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc, vừa hưởng thừa kế theo pháp luật;
- Hai loại:
+ Người thừa kế theo di chúc: là người có quyền nhận di sản do người chết để
lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai, có
thể là cá nhân, pháp nhân, nhà nước, ...
+ Người thừa kế theo pháp luật: chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan
hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;
- Điều kiện:
+ Nếu là cá nhân: phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế
chết;
+ Nếu là pháp nhân, tổ chức: phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế:
+ Được nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc;
+ Được quyền từ chối nhận di sản thừa kế, trừ trường hợp nhằm trốn tránh
nghĩa vụ tài sản đối với người khác. Việc từ chối phải được lập thành văn bản, thể hiện
trước thời điểm phân chia di sản.
+ Phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại tương
ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
a. Thời điểm mở thừa kế
- Là thời điểm người để lại thừa kế chết. Trong trường hợp toà án tuyên bố một
người đã chết thì tuỳ từng trường hợp toà án xác định ngày chết của người đó, nếu
không xác định được ngày chết thì ngày mà quyết định tuyên bố chết của toà án có
hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.

3
- Ý nghĩa của việc xác định thời điểm mờ thừa kế:
+ Xác định chính xác di sản, quyền và nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế
gồm có những gì và đến khi chia tài sản còn bao nhiêu;
+ Là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết;
+ Là căn cứ để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo Điều
623.
b. Địa điểm mở thừa kế (Khoản 2 Điều 611)
Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác
định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc
phần lớn di sản.
4. Di sản thừa kế (Điều 612)
- Là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về
tài sản của người đó. Bao gồm: tài sản riêng của người đó và phần tài sản của người
chết trong tài sản chung với người khác.
* Tài sản riêng của người chết: bao gồm
- Thu nhập hợp pháp: tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền
nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số ...
- Tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng: quần áo, giường
tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến...
- Nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh ...
Chú ý: Khi xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản riêng đó bao
gồm:
+ Tài sản có trước thời kỳ hôn nhân nhưng không thể hiện ý chí nhập vào khối
tài sản chung;
+ Tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng,
tài sản đã được chia trong khối tài sản chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản đã
chia đó.
* Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác:
- Đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, khi một trong hai người chết thì
tài sản sẽ được chia đôi, 1/2 giá trị tổng tài sản sẽ trở thành di sản thừa kế của người
chết.
- Đối với trường hợp người chết là đồng chủ sở hữu chung theo phần thì phần
quyền tài sản của người chết trong khối tài sản chung là di sản thừa kế.

4
* Quyền về tài sản do người chết để lại:
- Quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế
chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...
- Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp;
- Quyền sử dụng đất.
5. Người quản lí di sản
- Khái niệm: là người được chỉ định trong di chúc hoặc ho những người thừa kế
thoả thuận cử ra để quan lí di sản thừa kế trong thời gian chưa chia thừa kế;
- Quyền và nghĩa vụ: Xem Điều 617, 618 BLDS 2015.
6.Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời
điểm
Xem Điều 619 và 652 (Thừa kế thế vị) BLDS 2015.
7. Người không được quyền hưởng di sản (người bị tước quyền hưởng di sản)
Xem Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015
a. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh
dự, nhân phẩm của người đó.
Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người khác là hành vi cố ý tước đoạt
tính mạng của người để lại di sản một cách trái pháp luật. Đó là hành vi có khả năng
gây ra cái chết cho người khác. Hành vi này là hành vi trái pháp luật (phân biệt với
những hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính
đáng hay trong trường hợp thi hành án tử hình). Những người đã bị kết án về hành vi
cố ý tước đoạt tính mạng của người khác thì không được quyền hưởng di sản thừa kế
của người để lại di sản. Như vậy, những người chỉ bị kết án về hành vi vô ý làm chết
người để lại di sản thì người đó vẫn được hưởng di sản thừa kế của người đó.
Đối với hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó thì không được hưởng di sản của
người đó, cho dù hành vi đó là cố ý hay vô ý.
b. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng ở đây chính là nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con,
giữa ông bà và các cháu với nhau, giữa anh chi em ruột với nhau. Trong trường hợp
một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người khác mà vị phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đó

5
thì sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, việc xác
định mức độ nghiêm trọng trong trường hợp này là vấn đề rất khó.
c. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng.
Đây là người có mưu đồ chiếm đoạt phần di sản thừa kế mà người thừa kế khác
được hưởng.
- Người bị giết ở đây có thể là người thừa kế cùng hàng với người bị kết án, có
thể là người thừa kế ở hàng trên, có thể là người thừa kế hàng dưới nhưng được chỉ
định hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế theo di chúc.
d. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
- Phải khẳng định chắc chắn rằng: Người có hành vi trên phải là người thuộc
diện thừa kế di sản do người chết để lại.
- Một số khái niệm cần làm rõ:
+ Hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di
chúc là hành vi trái pháp luật làm cho người lập di chúc không thể thể hiện ý chí của
mình trong việc định đoạt tài sản của mình cho người khác;
+ Hành vi giả mạo di chúc là hành vi của một người đã lập một di chúc theo ý
chí của mình nhằm thay thế di chúc của người để lại di sản hoặc làm cho những người
thừa kế khác tưởng lầm rằng người chết để lại di chúc;
+ Hành vi sửa chữa di chúc là hành vi làm thay đổi nội dung của di chúc do
người để lại di sản lập ra, trái với ý chí của người đó khi còn sống.
+ Hành vi huỷ di chúc là hành vi của người đã làm tiêu huỷ di chúc của người
để lại di sản làm cho di chúc đó không còn tồn tại dưới hình thức khách quan nữa.
- Mục đích của người thực hiện những hành vi trên: nhằm chiếm đoạt một phần
hoặc toàn bộ di sản thừa kế do người chết để lại.
8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Xem Điều 623 BLDS 2015
- Khái niệm: là thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời hạn đó kết thúc thì
quyền khởi kiện về thừa kế chấm dứt.
- Ba loại thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

6
+ Thời hiệu 30 năm: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm
đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu khởi kiện là 10 năm: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
là 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế; Thời hiệu để người thừa kế
yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác
là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu khởi kiện là 3 năm: áp dụng đối với những chủ nợ yêu cầu những
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
V. THỪA KẾ THEO DI CHÚC
1. Khái niệm thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc thừa kế di sản của người chết trên cơ sở sự dịch
chuyển di sản của người chết cho những người còn sống theo ý chí của người đó trước
khi chết được thể hiện trong di chúc.
Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ
chức) và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản...
2. Di chúc
a. Khái niệm di chúc
Điều 624: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết”.
Nếu di chúc không nhằm chuyển dịch tài sản của người chết cho những người
còn sống (Ví dụ những lời căn dặn của cha mẹ đối với con cái về việc thờ cúng ông bà
tổ tiên) thì không phải là di chúc theo quy định tại Điều 624 và nó không chịu sự điều
chỉnh của các quy phạm pháp luật. Những di chúc loại này chịu sự điều chỉnh của các
quy phạm đạo đức, bị chi phối bởi các cung bậc của tình cảm gia đình, anh em, họ
hàng, bà con lối xóm.
Như vậy di chúc theo quy định của pháp luật về thừa kế phải thể hiện ý chí của
người lập di chúc nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống.
b. Đặc điểm của di chúc
- Là giao dịch một bên, thể hiện ý chí định đoạt tài sản của người để lại di sản.
Thông qua di chúc, người để lại di sản có quyền xác định phạm vi thừa kế, phạm vi
người hưởng di sản, số di sản mỗi người được hưởng, truất quyền thừa kế của một
người nào đó, di tặng hoặc để lại di sản thờ cúng, chỉ định người quản lí di sản, …
- Mục đích của di chúc là phân chia di sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp:

7
+ Trực tiếp: phân chia di sản cho ai, bao nhiêu;
+ Truất quyền thừa kế của một người, khi chia di sản theo pháp luật thì không
chia cho người bị truất quyền.
3. Người lập di chúc
Theo Điều 625 BLDS 2015 Người lập di chúc là: Người thành niên có đủ điều
kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc
để định đoạt tài sản của mình; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
Người lập di chúc có các quyền quy định tại Điều 626 BLDS 2015, cụ thể:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản thừa kế cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản;
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc (Điều 640 BLDS 2015).
4. Người thừa kế theo di chúc
Người nhận di sản thừa kế (người được chỉ định trong di chúc) là những người
có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc.
Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa
kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả nhà nước. Tuy nhiên, người thừa kế theo di chúc là cá
nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường
hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế.
Các trường hợp trên cần chú ý một số vấn đề sau
– Đối với người thừa kế là thai nhi
– Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.
5. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Hai hình thức thừa kế được quy định tại pháp luật Dân sự nước ta đó là là thừa
kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thì
tài sản được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc.

8
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người có quan hệ thân
thiết với người chết, thể hiện tính nhân văn của pháp luật (bảo vệ cha, mẹ, vợ, chồng,
con chưa thành niên, con tàn tật) pháp luật dân sự có quy định về những người thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Điều đó được quy định cụ thể tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:.
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di
sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Như vậy, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là : con chưa thành
niên, cha mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động của người
lập di chúc là những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng di sản theo di chúc hoặc có
cho hưởng, nhưng phần mà họ được hưởng theo di chúc ít hơn 2/3 của một suất thừa
kế nếu di sản được chia theo pháp luật.
Không cho hưởng được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí truất quyền
hưởng di sản của những người nói trên hoặc là họ không đề cập đến những người này
trong di chúc.
Lưu ý: Số người để tính 2/3 một suất không bao gồm người từ chối hưởng di sản
theo luật, người bị tước quyền hưởng di sản, người thừa kế chết trước hoặc chết cùng
người để lại di sản mà không có người thế vị, người bị truất quyền hưởng di sản mà
không thuộc điều 644.
6. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
a. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể
- Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi trở lên, tại thời điểm lập di chúc phải hoàn
toàn minh mẫn, sáng suốt, có đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình;

9
- Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc
người giám hộ đồng ý cho lập di chúc (nội dung di chúc hoàn toàn do người lập di
chúc quyết định). Di chúc do người từ 15 đến dưới 18 tuổi lập phải lập thành văn bản.
b. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện
- Vì mục đích lập di chúc là định đoạt theo ý chí của cá nhân về di sản của mình
sau khi chết. Đã là ý chí phải hoàn toàn tự nguyện, tức là không bị lừa dối, đe doạ
hoặc cưỡng ép. Nếu không có sự tự nguyện thì di chúc không còn thể hiện quyền tự
định đoạt của chủ thể nữa;
- Sự tự nguyện thể hiện ở sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí
ra bên ngoài, tức là ý nghĩ và việc làm phải có sự tương đồng.
- Vì vậy, sự mâu thuẫn giữa mong muốn bên trong và sự thể hiện mong muốn
đó ra bên ngoài sẽ làm mất đi tính tự nguyện của người lập di chúc. Sẽ bị coi là không
có sự tự nguyện nếu người lập di chúc trong những trường hợp như bị cưỡng ép, đe
doạ, hoặc bị lừa dối.
c. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
- Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định
đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Ý chí của người lập di chúc phải phù
hợp với ý chí của Nhà nước.
- Nếu ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt di sản của mình trái với ý
chí của Nhà nước thì di chúc sẽ vô hiệu.
d. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật
* Di chúc miệng:
- Điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp:
+ Người di chúc miệng phải rơi vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng mà
không thể lập di chúc bằng văn bản;
+ Phải có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng
ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày phải được công
chứng hoặc chứng thực.
Theo khoản 2 Điều 629, sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di
chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
* Di chúc bằng văn bản:
- Nội dung của di chúc bằng văn bản: Điều 631 BLDS 2015
- Các loại di chúc bằng văn bản:

10
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
→ Nội dung di chúc tuân theo các quy định tại Điều 631 BLDS 2015;
→ Do chính người lập di chúc tự tay viết bằng chữ viết của mình và kí vào bản di
chúc.
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
→ Người lập di chúc nhờ người khác viết hộ và có ít nhất hai người làm chứng;
→ Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những
người làm chứng;
→ Người làm chứng xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc và
ký tên vào bản di chúc với danh nghĩa người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có thể được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của
người lập di chúc (Điều 635).
* Người làm chứng cho việc lập di chúc:
Theo quy định tại Điều 632, mọi người có thể làm chứng cho việc lập di chúc,
trừ những trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
7. Hiệu lực pháp luật của di chúc
- Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế;
- Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong những trường hợp
sau:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để
lại di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở
thừa kế;
+ Di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế;
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp
luật.
8. Di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng
a. Di sản dùng vào việc thờ cùng (Điều 645).
b. Di tặng (Điều 646).

11
VI. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng
thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
2. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,
nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Diện và hàng thừa kế theo luật
3.1. Diện thừa kế
a. Khái niệm: Diện thừa kế là phạm vi những người được hưởng di sản thừa kế
của người chết.
b. Cơ sở xác định diện thừa kế: Diện thừa kế được xác định dựa trên một trong
ba mối quan hệ sau:
- Mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng:
+ Là quan hệ kết hôn giữa một nam và một nữ trên cơ sở giấy đăng ký kết hôn
do UBND cấp xã cấp;
+ Quan hệ hôn nhân này phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp
- Mối quan hệ huyết thống:
+ Là quan hệ của những người có cùng dòng máu;
+ Hai loại quan hệ huyết thống:

12
→ Trực hệ: theo chiều dọc giữa những người có khả năng sinh ra nhau;
→ Bàng hệ: theo chiều ngang giữa những người sinh ra cùng một gốc.
- Mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi hợp pháp; quan
hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.
3.2. Hàng thừa kế
a. Hàng 1:
* Vợ - chồng:
Vợ (chồng) thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau, nếu một trong hai bên chết
trước thì bên kia sẽ được thừa kế di sản của người chết. Nhưng theo quy định của pháp
luật, phải là vợ chồng hợp pháp thì khi một bên chết thì bên kia mới được thừa kế di
sản của người chết. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử đất nước trải qua hai cuộc chiến
tranh ác liệt nên những quy định của pháp luật về điều kiện công nhận quan hệ vợ
chồng hợp pháp ở các thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Cụ thể:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng mới được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, những người có nhiều vợ, nhiều chồng
trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc, trước ngày 25/03/1977 ở miền Nam thì tất cả các
quan hệ vợ chồng đó đều được coi là vợ chồng hợp pháp. Do đó, khi một người chồng
chết thì tất cả những người vợ đều được hưởng di sản thừa kế bằng nhau, và ngược lại.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng phải có đăng ký kết
hôn mới được coi là vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên, pháp luật vẫn thừa nhận những
trường hợp hôn nhân thực tế tức là không có đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ
chồng hợp pháp trong những trường hợp sau:
+ Nếu vợ chồng không có đăng ký kết hôn sống với nhau trước thời điểm
03/01/1987 thì vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp;
+ Từ 03/01/1987 đến 01/01/2001 bắt buộc phải đăng ký trong thời hạn từ
01/01/2001 đến 01/01/2003 thì mới được coi là vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên, nếu
một trong hai bên chết trước thời điểm 01/01/2003 mà vẫn chưa đăng ký kết hôn thì
bên còn sống vẫn được thừa kế di sản.
- Trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn nhưng Nhà
nước công nhận nếu hôn nhân vẫn hạnh phúc sau khi kết hôn.
* Cha, mẹ con:
Cha, mẹ và con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau không phân biệt con đẻ
với con nuôi, cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi.

13
- Con đẻ bao gồm cả con trong giá thú và con ngoài giá thú.
- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi:
+ Chỉ phát sinh quan hệ thừa kế giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
+ Cha mẹ nuôi không có quan hệ thừa kế với những người thân của người con nuôi
đó, ngược lại con nuôi cũng không có quan hệ thừa kế với những người thân của cha mẹ
nuôi đó.
+ Nếu người cha nuôi hoặc mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi
không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không phải là người
thừa kế của nhau;
+ Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với những người
thân thích của mình.
- Con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau
như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo điều
654 của BLDS 2015.
b. Hàng 2:
* Ông bà nội ngoại và cháu:
Ông bà nội ngoại và cháu thuộc hang thừa kế thứ hai của nhau, và ngược lại
cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nội ngoại. Đây là trường hợp pháp luật dự
liệu khi ông bà chết di mà con không còn hoặc còn nhưng từ chối nhận di sản hoặc bị
tước quyền hưởng di sản thì cháu sẽ được hưởng di sản của ông bà và ngược lại.
* Anh ruột, chị ruột và em ruột:
Anh chị em ruột là những người cùng cha mẹ hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ. Một
người mẹ có bao nhiêu người con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh chị em ruột của
nhau không phụ thuộc vào việc họ có cùng cha hay không.
Chú ý:
- Con riêng của vợ và con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của
nhau nên không thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau;
- Con nuôi của một người không phải là anh em ruột của con đẻ của người đó,
nên cũng không được hưởng di sản của nhau;
- Người làm con nuôi của người khác vẫn thuộc hàng thừa kế thứ hai của anh
chị em ruột của họ.
c. Hàng 3:
- Cụ nội, cụ ngoại và chắt nội, chắt ngoại của người chết

14
- Cô, dì, chú, bác, cậu ruột của người chết và cháu gọi người chết là cô, di, chú,
bác, cậu ruột.
3.3. Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo hàng:
- Chỉ có một hàng thừa kế được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại, hàng
sau chỉ được hưởng di sản nếu không còn người thừa kế ở hàng trước do chết trước,
bị truất quyền hưởng di sản, bị tước quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.
- Những người thừa kế trong cùng một hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
4. Thừa kế thế vị
- Cơ sở pháp lí: Điều 652 BLDS 2015
- Khái niệm: Thừa kế thế vị là việc các con (hoặc các cháu) được thay thế vào
vị trí của bố mẹ (hoặc ông bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp
bố mẹ (hoặc ông bà) chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà (hoặc cụ).
- Đặc điểm:
+ Chỉ áp dụng đối với thừa kế theo pháp luật;
+ Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế;
+ Nếu cha mẹ được hưởng khi còn sống thì con mới được hưởng thế vị;
+ Tất cả những người thừa kế thế vị được hưởng cùng 1 suất thừa kế theo luật.
VII. THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
1. Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận.
Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp người chết để lại nhiều nghĩa vụ mà di sản
thừa kế không đủ để thanh toán. Vì vậy, theo Điều 658 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán
như sau:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.

15
10. Các chi phí khác.
Sau khi thanh toán nghĩa vụ về tài sản cho người chết để lại theo thứ tự ưu tiên
và các khoản chi phí khác liên quan đến thừa kế, phần di sản còn lại sẽ được phân
chia cho những người thừa kế.
2. Phân chia di sản thừa kế
a. Phân chia di sản theo di chúc (Điều 659 BLDS 2015)
Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, nếu di
chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác của
những người thừa kế.
Nếu người được chỉ định hưởng di sản trong di chúc mà chết trước hoặc chết
cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di sản chỉ định cho người đó sẽ không
phát sinh hiệu lực và mang ra để chia theo pháp luật cho những người có quyền hưởng
theo hàng.
b. Phân chia di sản theo pháp luật (Điều 660 BLDS 2015)
Những người thừa kế có quyền phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể
chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện
vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được
bán để chia.
Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa
sinh ra thì phải dành một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng,
để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra
thì những người thừa kế khác được hưởng.
3. Hạn chế phân chia di sản
- Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của
tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì
chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được phận chia.
- Trong trường hợp nếu có yêu cầu chia di sản thừa kế, mà hậu quả của việc
chia đó sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng
còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu toà án xác định một phần di
sản của mỗi người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong một thời hạn nhất
định.

16
Thời hạn hạn chế phân chia di sản trong trường hợp này không quá ba năm kể
từ thời điểm mở thừa kế.
Nếu thời hạn hạn chế phân chia di sản do toà án xác định đã hết hoặc bên còn
sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu toà án
cho chia di sản thừa kế.
4. Phân chia di sản trong một số trường hợp cụ thể
- Trong trường hợp di sản đã được đem chia thừa kế mà xác định được thêm
người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, những
người thừa kế đã nhận phần di sản được chia có nghĩa vụ thanh toán cho người thừa kế
mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm mở thừa kế
theo tỉ lệ tương ứng với phần di sản thừa kế đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
- Trong trường hợp di sản thừa kế đã được phân chia mà có người thừa kế bị
bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền
tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm mở thừa kế cho những người
thừa kế khác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

GIẢI THÍCH THÊM VỀ CÁC PHẦN KIẾN THỨC SAU ĐÂY:

A1 A2

H A B

K C D E

F G

A có bố mẹ là A1, A 2, có vợ là B, có con thành niên, có khả năng lao động là


C, D. D có vợ là E, có hai con là F, G. A có quan hệ như vợ chồng với H và sinh được
K thành niên, có khả năng lao động.

17
Mục 6. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng
một thời điểm (Điều 619) và Mục 4. Thừa kế thế vị (Điều 652)
A và C là những người có quyền thừa kế của nhau. A chết, C còn sống, C được
hưởng di sản của A. Ngược lại, C chết, A sống, A được hưởng của C. Như vậy, về nguyên
tắc, những người này có quyền thừa kế của nhau.
Tuy nhiên, nếu A, C chết cùng thời điểm thì khi A chết, C không còn sống và ngược
lại. Như vậy, người thừa kế không còn sống vào thời điểm người để lại di sản thừa kế chết
nên những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng thời điểm thì không chia cho
nhau nữa.
Tuy nhiên, trong tương quan mối quan hệ A, C và mối quan hệ A, D, ta thấy đây là
hai mối quan hệ có người có quyền và lợi ích liên quan khác nhau. D có con, C không có
con. Với sự khác nhau này, nếu A, D chết cùng thời điểm thì cũng không chia thừa kế cho
nhau, nhưng phải tính đến việc F, G nhảy lên thế vị vào vị trí của D để hưởng di sản của A
khi và chỉ khi chia thừa kế theo pháp luật.
Ví dụ, chỉ có A và D chết và chết cùng thời điểm, khi A chết, A để lại di chúc cho D
300 triệu. Phần di chúc này vô hiệu do D chết cùng với A nên phần này được chia thừa kế
theo pháp luật cho các đối tượng sau, có tính đến thừa kế thế vị:
A1 = A2 = B = C = (F +G) = K = 300/6 = 50 triệu
Nếu D chết trước A, vẫn giải quyết về thừa kế thế vị tuân theo điều 652, phương án
giải quyết giống như trên.
5. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644)
Trong trường hợp A chết, những người sau đây được thừa kế không phụ thuộc
nội dung di chúc theo điều 644 : A1, A2, B. Những người này nếu đã được thừa kế
một số tiền là (a), a >= 0 nhưng vẫn ít hơn số tiền họ đáng được hưởng là 1 kỷ phần
bắt buộc thì họ vẫn cần phải được hưởng đủ số tiền này.
A1 = A 2 = B = 1 KPBB = 2/3* 1 STK = 2/3*TDS/TH 1
Trong đó, STK là suất thừa kế, TDS là tổng di sản, TH1 là tổng số người ở hàng
thừa kế số 1 (không tính : người bị tước quyền hưởng, người từ chối hưởng, người
chết trước, chết cùng người để lại di sản mà không có con, người bị truất quyền không
thuộc điều 644)

VIII. BÀI TẬP

18
Bài 1. A, B là vợ chồng (hợp pháp), có hai con là C, D (thành niên, có khả năng
lao động). A chết để lại di sản là 120 triệu, A di chúc cho C 60 triệu, cho D 40 triệu.
Hãy chia thừa kế của A.
Bài làm:
B1. Di sản của A = 120 triệu
B2. Chia thừa kế theo di chúc: C = 60 triệu, D = 40 triệu
Như vậy, A không định đoạt 20 triệu, phần này không có di chúc, chia thừa kế
theo pháp luật
B3. Chia thừa kế theo pháp luật: B = C = D = 20/3 = 6.67 triệu
B4. Xem xét những người ở Điều 644: Bà B là người thừa kế không phụ thuộc
nội dung di chúc theo Điều 644
Bà B đã được hưởng 6.67 triệu
Bà B đáng được hưởng :
B = 1 KPBB = 2/3 * 1 STK theo luật = 2/3*TDS/TH1 = 2/3*120/3 = 26.67 triệu
Bà B cần được bổ sung số tiền còn thiếu là : 26.67 – 6.67 triệu = 20 triệu
Số tiền thiếu này được lấy từ tất cả những người thừa kế theo di chúc, trong
khoản tiền họ được hưởng theo di chúc:
C chuyển cho B số tiền: 60/(60+40)*20 = 12 triệu
D chuyển cho B số tiền: 40/100*20 = 8 triệu
Sau khi chuyển tiền :
C = 60 – 12 + 6.67 = 54.67 triệu
D = 40 – 8 + 6.67 = 38.67 triệu
B5. Kết luận :
B = 26.67 triệu
C = 54.67 triệu
D = 38.67 triệu
Bài 2. A, B là vợ chồng, có hai con là C và D (thành niên, có khả năng lao
động). C có vợ là E và 3 con là P, Q, T. A chết để lại di sản là 600 triệu, hãy chia thừa
kế của A trong từng trường hợp dưới đây :
1. A di chúc cho B ½ di sản.
2. A di chúc cho C, D mỗi người 200 triệu, nhưng C chết trước A.
3. A để lại di chúc truất quyền thừa kế của B, A di chúc cho C, D mỗi người
200 triệu, nhưng C chết trước A

19
Bài làm:
1. Di sản của A là 600 triệu
Chia thừa kế theo di chúc: B = 600/2 = 300 triệu
A không định đoạt 300 triệu còn lại, phần này phải chia thừa kế theo pháp luật
B = C = D = 300/ 3 = 100 triệu
2. Di sản của A = 600 triệu
Chia thừa kế theo di chúc: D = 200 triệu
Phần di chúc cho C vô hiệu, do C chết trước A nên phần này phải chia thừa kế
theo pháp luật.
Phần di sản A không định đoạt là 200 triệu, cũng chia thừa kế theo luật
B = (P + Q + T) = D = 400/3 = 133.33 triệu
Xét Điều 644 với bà B:
B = 1 KPBB = 2/3*1STK = 2/3*600/3 = 133.33 triệu
Như vậy, bà B đã hưởng đủ số tiền cần được hưởng
3. Di sản của A = 600 triệu
Chia thừa kế theo di chúc: D = 200 triệu
Phần di chúc cho C vô hiệu, do C chết trước A nên phần này phải chia thừa kế
theo pháp luật.
Phần di sản A không định đoạt là 200 triệu, cũng chia thừa kế theo luật
Chia thừa kế theo pháp luật: (P + Q + T) = D = 400/2 = 200 triệu
Xét Điều 644 với bà B:
B = 1 KPBB = 2/3*1STK = 2/3*600/3 = 133.33 triệu
D phải chuyển cho bà B số tiền 133.33 triệu
Sau khi chuyển tiền, D còn lại: D = 200 – 133.33 + 200 = 266.67 triệu
Bài 3. Ông A kết hôn với bà B và sinh được hai con là C và D (thành niên, có
khả năng lao động). Trong quá trình chung sống với bà B ông A có quan hệ như vợ
chồng với bà E và sinh được F (thành niên, có khả năng lao động). Chị C có chồng là
H và 2 con sinh đôi là M&N. Năm 2018 ông A và chị C cùng chết trong một vụ tai
nạn giao thông. Năm 2019 bà B ốm nặng và cũng chết. Cuối năm 2019, anh F khởi
kiện ra TA y/cầu phân chia di sản thừa kế do bố để lại. Anh H là đại diện của 2 con
chưa thành niên cũng có đơn y/cầu TA cho 2 con mình được hưởng thừa kế của ông
bà. Qua điều tra TA xác định:

20
1, Ông A&bà B tạo dựng được TS là 1 ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng, các TS
khác trị giá 100 triệu đồng.
2, Quá trình chung sống với bà E ông A&E tạo dựng được TS là 200 triệu đồng.
3, Khi ông A chết bà B lo mai táng cho ông A hết 6 triệu đồng đây là TS chung
của vợ chồng nhưng chưa tính vào khối TS nêu ở phần trên.
4, Bà B chết không để lại di chúc, ông A chết có để lại di chúc cho bà E 1/2 di
sản của mình.
Bài giải:
1, Thời điểm mở thừa kế lần 1 (2018):
TS A+B = 300 triệu +100 triệu + 100 triệu + 6 triệu = 506 triệu.
A = B = 506/2 = 253 triệu
A = 253 – 6 = 247 triệu
* Chia thừa kế:
- Theo di chúc: E= 247 triệu/2 = 123,5 triệu. Còn 123,5 triệu A không định
đoạt cho nên chia theo pháp luật.
Chia thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất:
B = D = F = (M+N) = 123.5 triệu /4 = 30.875 triệu.
Xét thấy bà B là đối tượng phải được hưởng kỷ phần bắt buộc. Nếu không có di
chúc thì 1 suất thừa kế theo pháp luật của ông A = 247 triệu/4 = 61,75 triệu. Do vậy bà
B=2/3 x 61,75 triệu = 41,16 triệu. Thực tế bà B mới được hưởng 30,875 triệu do đó bà
B còn thiếu 10,285 triệu. Số tiền thiếu này sẽ được lấy từ di chúc mà ông A di chúc
cho bà E = 123,5 – 10,285= 113,215.
Kết luận:
E = 113,215 triệu
B = 41,16 triệu
D = F = 30,875 triệu
M + N= 30,875 triệu

2, Thời điểm mỡ thừa kế lần thứ 2 khi bà B chết (2019) di sản bà B được xác
định là 253 + 41,16 = 294,16 triệu. Vì bà B chết không để lại di chúc nên di sản thừa
kế để lại của bà B được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất là:
D = (M+N) = 294,16 triệu/2 = 147,08 triệu

21

You might also like