You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT

NGHỆ AN NĂM HỌC 2021 – 2022


Môn: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 16/10/2021
(Hướng dẫn chấm gồm 12 câu, 11 trang)
Câu 1 (1,5 điểm)
Để tìm hiểu cách thức và con đường mà các protein của virus được tạo ra trong tế bào vật
chủ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập gen mã hóa protein huỳnh quang từ loài sứa và gắn
nó vào gen mã hóa protein X của virus nhằm tạo “gen ghép” và hình thành virus tái tổ hợp, sau đó
tiến hành lây nhiễm các virus này vào tế bào của động vật có vú. Sự biểu hiện của gen ghép tạo ra
“protein dung hợp” và vẫn giữ được chức năng sinh học bình thường của chúng, nhưng có thêm
phần huỳnh quang cho phép các protein dễ dàng được theo dõi. X là một loại protein nằm trên lớp
vỏ ngoài của virus và các quá trình sinh tổng hợp của virus tái tổ hợp trong tế bào vật chủ diễn ra
bình thường. Kính hiển vi được sử dụng để quan sát sự biểu hiện của protein huỳnh quang ở tế bào
vật chủ. Bảng dưới đây tóm tắt những thay đổi về cường độ huỳnh quang quan sát được tại 3 vị trí
trong tế bào sau khi cho lây nhiễm với virus:
Vị trí Cường độ huỳnh quang tương đối theo thời gian (phút)
đo 0 20 40 60 80 100 150 200
A 0.95 0.64 0.38 0.17 0.05 0.00 0.00 0.00
B 0.05 0.29 0.39 0.38 0.28 0.25 0.05 0.00
C 0.00 0.08 0.23 0.44 0.65 0.70 0.77 0.75
a. Vẽ đồ thị thể hiện sự thay đổi cường độ huỳnh quang theo thời gian ứng với mỗi vị trí tương
ứng trong tế bào. A, B, C là các cấu trúc nào trong tế bào? Giải thích
b. Giả sử rằng các tế bào được bổ sung một phân tử ức chế tổng hợp protein đặc hiệu vào thời
điểm virus bắt đầu xâm nhiễm, kết quả thí nghiệm trên sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a 0,5
Vẽ đúng
dạng và
chú
thích
đầy đủ 3
đường
mới cho
điểm

- Ban đầu, cường độ huỳnh quang đạt cao nhất tại A sau đó giảm dần về 0 0,25
chứng tỏ A là vị trí tổng hợp protein ban đầu, vậy A là lưới nội chất hạt.
- Cường độ huỳnh quang sau đó xuất hiện ở B rồi lại giảm dần, điều này
thể hiện rằng protein được vận chuyển đến đây nhưng sau đó lại được tiếp
0,25
tục được vận chuyển đi nơi khác, chứng tỏ B là bộ máy Gôngi.
- Cường độ huỳnh quang xuất hiện muộn nhất ở C và tăng dần theo thời
gian nên C là vị trí đích mà protein được vận chuyển đến, C chính là màng
tế bào. 0,25
b Do cường độ huỳnh quang đo được phụ thuộc vào lượng protein được tổng 0,25
hợp nên chất ức chế tổng hợp protein sẽ làm cường độ huỳnh quang không
(hoặc rất ít) xuất hiện ở lưới nội chất (A) và không xuất hiện ở bộ máy
gôngi (B) và màng tế bào (C).

1
Câu 2 (2,25 điểm)
2.1. Một số chất hóa học có thể ức chế chuỗi chuyền
electron và ATP synthase trong hô hấp tế bào. Trong
đó, Cyanide là chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào
trung tâm của cytocchrome c oxidase; Oligomycin ức
chế tiểu phần F0 của ATP synthase; 2,4 – DNP làm
giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti
thể.
Người ta đã bổ sung hai chất ức chế X và Y
trong quá trình tổng hợp ATP ở ti thể được thể hiện ở
hình 2.1. Em hãy cho biết X và Y có thể là chất nào?
Giải thích
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
2.2 - Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O 2 bị dừng lại, 0,25
chứng tỏ X có thể là Cyanide hoặc Oligomycin
- Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến 0,25
chuỗi truyền điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.
Oligomycin ức chế ATP synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện tử bị
dừng lại. 0,25
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O 2 tiếp tục diễn ra bình thường,
chứng tỏ proton được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự
tổng hợp ATP vẫn không phục hồi, chứng tỏ gradient proton giảm dần
theo thời gian. Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không 0,25
hồi phục vì cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là Oligomycin.

2.2. Năm 1952, David Keilin tiến hành thí nghiệm quan sát các
băng hấp thụ ánh sáng của các cytochrome a3, b, c của ti thể.
Theo đó, sự hấp thụ ánh sáng tạo nên các băng màu tối trên dải
quang phổ. Kết quả thu được cho thấy sự xuất hiện của 3 băng
màu tối trong điều kiện kị khí (hình A). Sự bổ sung các chất như
O2, Urethane (một chất ức chế chuỗi truyền điện tử) vào môi
trường thí nghiệm làm thay đổi kết quả ban đầu (hình B, C). Một
kết quả khác thu được khi Keilin tiến hành thí nghiệm chỉ với
cytochrome c trong môi trường có bổ sung O2 (hình D).
a. Các cytochrome hấp thụ ánh sáng khi ở trạng thái khử hay oxi
hóa? Giải thích.
b. Sắp xếp thứ tự các cytochrome trên trong chuỗi truyền điện tử.
Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a - Khi không có O2 làm chất nhận e cuối cùng, các cytochrome tồn tại ở trạng 0,25
thái mang e, tức trạng thái khử. Lúc này, theo hình A, các cytochrome hấp thụ
ánh sáng.
- Khi có O2 làm chất nhận e cuối cùng, các cytochrome tồn tại ở trạng thái mất 0,25
e, tức trạng thái oxi hóa. Lúc này, theo hình B, các cytochrome không hấp thụ
ánh sáng.
b - Thứ tự các cytrochrome như sau: b – c – a3 0,25
- Vì:
+ Khi có O2 và Urethane, chỉ cytochrome b ở trạng thái khử, chứng tỏ 0,25
2
Urethane chặn sự truyền e từ cytochrome b đến các cytochrome còn lại, và
cytochrome b là thành phần đầu tiên của chuỗi.
+ Khi chỉ có cytochrome c và O2, cytochrome c ở trạng thái khử, chứng tỏ 0,25
không có sự truyền e từ cytochrome c cho O2. Như vậy, cytochrome c không
phải là cytochrome cuối cùng.

Câu 3 (2,0 điểm)


Bốn chủng vi khuẩn khác nhau mới được phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm năng ứng
dụng làm men vi sinh (probiotic) giúp tôm tăng đề kháng đối với 1 số loài vi khuẩn thường gây bệnh
khi nuôi tôm. Trong thí nghiệm thứ nhất, tiến hành kiểm tra khả năng ức chế của 4 chủng vi khuẩn P1,
P2, P3 và P4 đối 4 chủng vi khuẩn khác (a, b, c, d) bằng cách cấy giao thoa lên đĩa thạch. Nếu ức chế
thì không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là vùng ức chế (Hình 3A). Trong thí
nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm chết khi bị nhiễm Vibrio harveyi đồng thời với từng chủng vi khuẩn nêu trên
sau 5 ngày gây nhiễm được ghi lại (Hình 3B).

Hình 3
(Chú thích: K = đối chứng (không có vi khuẩn phân lập);
a = Streptococcus sp (G+); b = Vibrio-harveyi (G-); c = Bacilus sp (G+); d = Samonella sp (G-);
U = môi trường nước sạch; U + V = môi trường có Vibrio harveyi)
a. Những chủng vi khuẩn nào có thể được sử dụng để nghiên cứu làm men vi sinh tăng sức đề kháng
cho tôm đề kháng vi khuẩn Vibrio harveyi? Giải thích.
b. Những chủng vi khuẩn nào có thể được sử dụng để nghiên cứu làm men vi sinh tăng sức đề kháng
cho tôm với cả 4 chủng vi khuẩn a, b, c, d? Giải thích.
c. Tác động của chủng P2 và P3 đến vi khuẩn Vibrio harveyi có giống nhau không? Giải thích.
d. Nhận định “Chủng P4 không thể được sử dụng để tạo men vi sinh đề kháng với chủng vi khuẩn d”
là đúng hay sai? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a - Chủng P2, P3 và P4. (trả lời đúng cả 3 - 0,5; 2 – 0,25; 1 hoặc thừa thì 0,5
không cho điểm)
- Giải thích: Khi bổ sung các chủng P2, P3 và P4 vào môi trường nuôi tôm 0,25
có chứa Vibrio harveyi thì tỉ lệ tôm chết giảm mạnh so với khi nuôi tôm
trong môi trường U + V hoặc U + V + P1.
b - Chủng P3. Vì trong đĩa thạch bổ sung P3 thì cả 4 chủng vi khuẩn a, b, c, d 0,25
đều không sinh trưởng trưởng (không mọc ở phần giao thoa)
c - Khác nhau. 0,25
- Vì:
+ Trong đĩa thạch bổ sung P2 chủng b vẫn sinh trưởng được, nhưng ở điều 0,25
kiện thí nghiệm U + V + P2 thì tỉ lệ tôm chết rất thấp, chứng tỏ chủng P2
không tiêu diệt b mà làm giảm độc lực của Vibrio harveyi.
+ Trong đĩa thạch bổ sung P3 thì chủng b không sinh trưởng được, chứng 0,25
tỏ chủng P3 có thể tiêu diệt Vibrio harveyi  trong thí nghiệm U + V + P3
thì tỉ lệ tôm giảm thấp.

3
d Sai, vì ở đĩa thạch bổ sung P4 không tiêu diệt được chủng d, nhưng có thể 0,25
chúng làm giảm độc lực của d làm d không gây bệnh được. (hoặc: chưa đủ
dữa liệu để trả lời)
Câu 4 (1,0 điểm)
Năm 2002, giáo sư Ekhard Wimmer (Anh) đã tiến hành tổng hợp nhân tạo được genom
ARN(+) của virus bại liệt rồi đưa vào tế bào để cho chúng nhân lên. Khi tiêm các virus bại liệt
nhân tạo này vào chuột thì chuột cũng bị bệnh bại liệt.
Gần đây, một nhà khoa học trẻ đã tách được genom của virus cúm A/H5N1 gồm 8 phân tử
ARN(-), rồi đưa genom tinh khiết này vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm
với hi vọng sẽ thu được kết quả giống như của giáo sư E.Wimmer. Hãy phân tích 2 thí nghiệm này
và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của E. Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có tạo ra được virus cúm A/H5N1 không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a - Do trình tự nucleotide của genom ARN (+) của virus bại liệt giống với 0,25
trình tự của mARN, nên nó hoạt động như mARN.
- Chúng tiến hành dịch mã để tạo enzyme ARN polymerase, rồi sau đó là 0,25
phiên mã, sao chép và nhân lên trong tế bào chất, tạo virus mới.
 Virus nhân tạo của E. Wimmer giống như virus bại liệt trong tự nhiên.
b - ARN (-) khác với mARN nên khi đưa genom ARN (-) tinh khiết của virus 0,25
cúm vào nhân tế bào thì chúng không hoạt động được
- Virus muốn nhân lên cần phải có enzyme replicase (tức ARN polymerase 0,25
phụ thuộc ARN) mang theo.
Câu 5 (1,5 điểm)
Hình a cho thấy một con đường truyền tin ABA ở trong tế bào bảo vệ (khí khổng). Hình b
cho thấy sau khi xử lý ABA có sự thay đổi xảy ra về (1) nồng độ Ca2+ trong tế bào bảo vệ và (2)
kích thước lỗ mở của khí khổng.

Khi xử lý bằng ABA, hãy cho biết:


a. Ca2+ sẽ di chuyển theo hướng nào (từ bên ngoài vào bên trong tế bào bảo vệ hay ngược lại)?
Giải thích.
b. Nồng độ K+ trong tế bào chất của tế bào bảo vệ sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
c. Trong hai kênh K+ (I) và (II), kênh nào hướng ra ngoài, kênh nào hướng vào trong? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a - Ca2+ di chuyển từ bên ngoài vào bên trong tế bào bảo vệ. 0,25
- Theo hình b, khi xử lý với ABA, nồng độ Ca2+ tế bào bảo vệ tăng cao 0,25
hơn so với đối chứng (không được xử lý với ABA). Theo hình a, ABA gắn
4
với thụ thể R dẫn đến thay đổi liên quan đến kênh Ca2+ làm thay đổi nồng
độ Ca2+ trong tế bào bảo vệ. Do đó, khi xử lý với ABA, Ca2+ sẽ di chuyển
từ bên ngoài vào bên trong tế bào bảo vệ.
b - Nồng độ K+ trong tế bào chất của tế bào bảo vệ giảm. 0,25
- Khi xử lý với ABA → độ mở khí khổng giảm (hình b) → tế bào bảo vệ 0,25
mất nước → nồng độ K+ phải giảm trong tế bào chất của tế bào bảo vệ.
c - Kênh (I) hướng vào trong, kênh (II) hướng ra ngoài. 0,25
- Vì khi xử lý với ABA → độ mở khí khổng giảm (hình b) → tế bào bảo vệ 0,25
mất nước → nồng độ K+ phải giảm trong tế bào chất của tế bào bảo vệ →
kênh (I) hướng vào trong bị ức chế (không lấy thêm K+ vào tế bào chất),
kênh (II) hướng ra ngoài được kích thích (bơm K+ ra ngoài tế bào bảo vệ).
Câu 6 (1,5 điểm)
Đồ thị dưới đây thể hiện độ mở khí khổng theo
thời gian trong ngày của loài Crassula ovata và
một thực vật điển hình. Thực vật điển hình được
nghiên cứu trong ba môi trường: bình thường, đất
rất khô và [CO2] thấp.
a. Giải thích sự đóng mở khí khổng ở thực vật
điển hình.
b. Loài Crassula ovata thuộc nhóm thực vật nào
(C3, C4 hay CAM)? Giải thích.
c. Nhân tố nào liên quan đến sự mở khí khổng ở
thực vật điển hình? Giải thích.
Hướng dẫn
Câu Nội dung Điểm
a - Thực vật điển hình có khí khổng mở ban ngày và đóng vào ban đêm. - 0,25
Ban ngày các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ phù hợp cho quang hợp, lỗ 0,25
khí mở để lá hấp thụ CO 2 cho quang hợp. Ban đêm thiếu ánh sáng,
không quang hơp, lỗ khí đóng tránh mất nước.
b - Loài này đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm, ngươc với 0,25
thực vật điển hình.
- Suy ra đây là thực vật mọng nước, quang hợp theo chu trình CAM. 0,25
Ban đêm khí khổng mở hấp thụ CO2 dự trữ để quang hợp khi có ánh
sáng, ban ngày do điều kiện khí hậu lỗ khí phải đóng tránh mất nước.
c - Quan sát biểu đồ, giữa đất khô và [CO2] thấp thì chỉ có [CO2] thấp 0,25
liên quan đến sự mở khí khổng. [CO2] thấp gây ngưng trệ quang hợp, lỗ
khí mở để tiếp nhận CO2.
- Đất khô giảm lượng nước hấp thụ nên cây mất nước, làm lỗ khí đóng 0,25
chứ không mở.
Câu 7 (1,5 điểm)
Hình dưới đây mô tả ảnh hưởng của ethylene ngoại sinh lên cường độ hô hấp của tế bào
trong quá trình chín của quả Anh đào và quả Mơ. Các loại quả này đang ở giai đoạn trưởng thành
và được ủ trong môi trường có ethylene ở các nồng độ từ 0 đến 1000 µL/L. Biết rằng cường độ hô
hấp tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình chín của quả.

5
Quả Anh đào Quả Mơ

(µL.g -1.h -1)


Nồng độ CO 2 (µL.g -1.h-1) 120 120
1000 1000
100 100
10 10
80 80
1

2
60 1 60

Nồng độ CO
40 0 40 0

20 20
0 0
0 2 4 6 8 10 0 2 4 6 8 10
Thời gian (ngày) Thời gian (ngày)
a. Nêu vai trò của ethylene đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
b. Từ đồ thị, hãy cho biết tác động của ethylene ngoại sinh đối với quá trình chín của quả Anh đào
và quả Mơ? Giải thích.
c. Khi không được bổ sung ethylene ngoại sinh, loại quả nào sẽ chín trước? Giải thích.
Hướng dẫn
Câu Nội dung Điểm
a Vai trò của etylen đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực 0,5
vật: (Trả lời
+ Kích thích sự chín quả. được 5 ý –
+ Kích thích rụng lá: Phối hợp với auxin điều hòa sự hình thành tầng 0,5 điểm; 3-
rời. 4 ý – 0,25
+ Đáp ứng 3 bước với stress cơ học điểm. Dưới 3
+ Kích thích sự ra hoa của một số thực vật. ý không cho
+ Kích thích sự xuất hiện rễ phụ ở cành giâm. điểm)
b - Ở quả anh đào: Khi bổ sung ethylene ngoại sinh thì cường độ hô hấp 0,25
tăng lên tỉ lệ thuận với nồng độ ethylene ngoại sinh  Quá trình hô
hấp tăng làm thúc đẩy sự chín của quả.
- Ở quả mơ: Cường độ hô hấp tối đa không tăng thêm khi bổ sung 0,25
ethylen ngoại sinh. Khi tăng nồng độ ethylen ngoại sinh thì thời gian
để quả đạt cường độ hô hấp tối đa ngắn lại  kích thích quả chín sớm
hơn.
c - Khi không được bổ sung ethylene ngoại sinh, quả Mơ sẽ chín trước. 0,25
- Vì Quả Mơ sẽ tăng cường độ hô hấp dần dần và đạt cường độ hô hấp
tối đa sau khoảng hơn 10 ngày. Quả Anh đào có cường độ hô hấp 0,25
không thay đổi trong khoảng thời gian nghiên cứu (khoảng 10 ngày).
Câu 8 (1,0 điểm)
Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất cho
sơ đồ Z của quang hợp (sự vận chuyển
electron trong hai quang hệ I và II) đến từ
việc xác định trạng thái oxi hóa của các
cytochrome ở tảo Chlorella dưới các chế
độ chiếu sáng khác nhau. Sự chiếu sáng
với ánh sáng ở 680 nm gây ra sự oxi hóa
của các cytochrome (biểu thị bởi các
đường đi lên trong hình A). Chiếu sáng
thêm với ánh sáng ở 562 nm gây khử các
cytochrome (biểu thị bằng các đường đi
xuống ở hình A). Khi các ánh sáng bị tắt,
cả hai hiệu ứng được đảo ngược (Hình A).

6
Khi có mặt thuốc diệt cỏ DCMU (một chất ngăn chặn sự vận chuyển electron), không xảy ra sự
khử ở ánh sáng 562 nm (Hình B).
a) Trong tảo Chlorella, bước sóng nào kích thích quang hệ I và bước sóng nào kích thích quang hệ
II? Giải thích.
b) DCMU chặn sự vận chuyển electron ở phía nào của các cytochrome (phía gần PSI hơn hay phía
gần PSII hơn)? Giải thích.
Hướng dẫn
Câu Nội dung Điểm
a – Vì sự kích thích bởi ánh sáng 680 nm sẽ tách các electron khỏi các 0,25
cytochrome, gây ra quá trình oxy hóa của chúng → ánh sáng 680nm phải kích
thích PS I (vận chuyển các electron từ cytochrome đến NADP +).
– Sự kích thích tiếp theo bởi ánh sáng 562nm làm cho các electron đi vào các
cytochrome (nhận electron) với tốc độ nhanh hơn trước, do đó làm cho chúng 0,25
bị khử nhiều hơn. Do đó, ánh sáng 562nm phải kích thích PS II, giúp chuyển
các electron từ nước đến các cytochrome.
b – Những kết quả này chỉ ra rằng DCMU ngăn chặn sự vận chuyển điện tử qua 0,25
các cytochrome ở phía gần PS II.
– Khi PSI bị kích thích bởi ánh sáng 680nm với sự có mặt của DCMU, nó sẽ 0,25
tách các điện tử ra khỏi cytochrome, gây ra quá trình oxy hóa của chúng. Tuy
nhiên, với sự có mặt của DCMU, các electron không thể được chuyển vào các
cytochrome bằng cách kích thích PS II bằng ánh sáng 562nm (không bị khử ở
ánh sáng 562 nm). Hai trường hợp này chỉ ra rằng DCMU chặn sự vận chuyển
điện tử rất gần đầu chuỗi cytochrome.
Câu 9 (1,5 điểm)
9.1. Để đánh giá chức năng hô hấp, dòng và thể tích của khí thở ra được đo đạc trong khi thở ra
gắng sức (dòng dương) theo sau bởi một sự hít vào tận lực (dòng âm). Thể hiện dưới đây là một
kết quả đo được từ 1 bệnh nhân (đường nét liền). Đường nét đứt là ở người bình thường.

Hãy cho biết:


a. Người bệnh bị tắc nghẽn (hẹp) ở khí quản (1) hay ở tiểu phế quản (2)? Giải thích.
b. Thời gian hít vào của người bệnh là dài hay ngắn hơn so với người bình thường? Giải thích.
9.2. CO là một loại khí độc có thể xâm nhập vào
máu qua phổi và làm thay đổi sự vận chuyển oxy.
Hình 9.2 cho thấy ảnh hưởng của CO ở nồng độ
0.4 mmHg đối với sự bão HbO2 trong máu.
a. CO làm thay đổi ái lực của hemoglobin đối
với oxy như thế nào? Giải thích.
b. CO có làm thay đổi lượng hemoglobin chức
năng trong máu ở điều kiện sinh lý bình thường
không (tăng , giảm, không đổi) ? giải thích
c. Từ biểu đồ. hãy cho biết ái lực của Hb với CO
cao hay thấp hơn gấp bao nhiêu lần ái lực của
Hb với Oxi. Nêu cách tính?
Hướng dẫn chấm

7
Câu Nội dung Điểm
9.1a - Bị hẹp khí quản. Vì khi hít vào, khí quản không giãn ra →hẹp làm giảm 0,25
dòng hít vào. Khi thở ra → áp suất trong phổi lớn hơn → tăng dòng thở
ra.
9.1b - Dài hơn. Do lượng khí trong mỗi lần hít vào ít hơn bình thường → thời 0,25
gian hít vào của người bệnh là dài hơn so với người bình thường để lấy đủ
O2 cung cấp cho cơ thể.
9.2a – CO làm tăng ái lực của Hb với O2 ở điều kiện Poxi thấp (0 – khoảng 20 0,25
mmHg) và làm giảm ái lực trong điều kiện Poxi > khoảng 20 mmHg.
(0,25)
9.2b - CO làm giảm lượng Hb chức năng trong máu. Do khi có 0,4 mmHg CO 0,25
thì hàm lượng O2 máu giảm ở mức bão hoà Hb với O2  CO gắn với
Hb làm giảm lượng Hb có chức năng (gắn Oxi) trong máu.
9.2c Gọi ái lực Hb-CO là y, ái lực Hb-Oxy là x 0,5
ở PO2 = 100 mmHg, khi có 0,4 mmHg CO thì hàm lượng O2 máu (ra được
giảm còn 1/2 kết quả
 khi đó lượng Hb gắn O2 còn ½; 1/2 lượng Hb gắn với CO 250 lần
 100x : 1/2 = 0,4y : 1/2  y = 250x mới cho
 ái lực Hb-CO cao gấp 250 lần ái lực Hb-O2 điểm)

Câu 10 (1,25 điểm)


pH máu phải được kiểm soát chặt chẽ. Để đạt được điều này,
phổi bài tiết CO2 ra khỏi cơ thể và thận thay đổi lượng HCO3
trong máu. Các chỉ số hoá sinh máu của người khỏe mạnh
(BT) và người bị bệnh A, B, C, D được phân tích, và kết quả
được thể hiện ở hình 1. Hình 2 mô tả sự vận chuyển các ion ở
ống lượn xa của thận. Các trường hợp sau tương với kết quả
người nào (A, B, C, D)? Giải thích.
a. Người bị nôn mửa kéo dài.
b. Người bị giảm khả năng hô hấp
cấp tính do đột quỵ tác động lên
thân não.
c. Người bị hỏng bơm Na+ /K+ ở tế
bào thành ống lượn xa.
d. Người bị đột biến gen ở tế bào
thần kinh làm giảm hoạt động
của hệ đối giao cảm chỉ liên quan
đến điều hoà hô hấp.
e. Người uống thuốc có chất làm
tăng cường hoạt hoá enzym
carbonic anhydrase ở thận.

Hướng dẫn chấm


Câu Nội dung Điểm
a – người C. Vì nôn mửa làm giảm H+ xoang dạ dày  kích thích tb đỉnh 0,25
tiết H+ vào xoang đồng thời tiết HCO3- vào máu  tăng HCO3- máu 
tăng pH máu
b – người D. Do giảm hô hấp làm giảm thải CO2  CO2 máu cao  làm 0,25
tăng HCO3- và H+ máu theo phương trình….. khi phản ứng với H2O
c – người A. Do hỏng bơm Na/K làm giảm tái hấp thu Na+  giảm thải H+ 0,25
qua đối vận chuyển H+/Na+ và giảm tái hấp thu HCO3-  tăng H+ máu.
8
Giảm HCO3- máu
d – người B. Do giảm hoạt động hệ đối giao cảm  tăng thông khí phổi  0,25
tăng thải CO2  giảm CO2 máu  làm giảm H+ và HCO3- máu theo
phương trình…..
e – người C. Do tăng hoạt động enzyme CA –> tăng tạo HCO3- và H+ trong 0,25
tế bào thành ống lượn xa  tăng thải H+ và tái hấp thu HCO3-  giảm H+
máu, tăng HCO3- máu

Câu 11 (2,5 điểm)


11.1. Hormone Thyroxin được vận chuyển trong máu ở dạng gắn với protein. Globulin bám
thyronxin (kí hiệu TBG) là protein vận chuyển thyroxin chính. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
nồng độ TBG như là estrogen và viên thuốc tránh thai đường miệng (OCP). OCP làm tăng nồng
độ TBG. T3RU là giá trị của protein TBG trong máu trừ đi lượng TBG gắn T3 đánh dấu phóng xạ
được bổ sung từ ngoài vào. Cụ thể, khi mức nồng độ thyroxin của bệnh nhân thấp, thì T3 đánh dấu
phóng xạ sẽ bám vào TBG nhiều lên, do đó giá trị T3RU sẽ giảm xuống. Hàm lượng T3RU trong
máu thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau đây? Giải thích.
a. Người nhược năng tuyến giáp bẩm sinh.
b. Người sử dụng OCP và có chức năng tuyến giáp bình thường.
c. Người nhược năng tuyến giáp thứ cấp (hỏng tuyến yên).
d. Người nhược năng tuyến giáp cấp ba (hỏng vùng dưới đồi).
Hướng dẫn
Câu Nội dung Điểm
a - T3RU thấp. Vì người nhược năng tuyến giáp bẩm sinh có hàm lượng 0,25
Thyroxin thấp. Hàm lượng Thyroxin thấp → T3 đánh dấu phóng xạ sẽ
bám vào TBG nhiều lên, do đó giá trị T3RU thấp.
b - T3RU cao. Vì người có chức năng tuyến giáp bình thường có nồng độ 0,25
TSH và Thyroxin bình thường. Người này sử dụng OCP → tăng nồng độ
TBG → tăng giá trị T3RU.
c - T3RU thấp. Vì người nhược năng tuyến giáp thứ cấp (hỏng tuyến yên) 0,25
giảm tiết TSH → giảm kích thích tuyến giáp tiết Thyroxin. Hàm lượng
Thyroxin trong máu thấp → T3 đánh dấu phóng xạ sẽ bám vào TBG
nhiều lên, do đó giá trị T3RU thấp.
d - T3RU thấp. Vì Người nhược năng tuyến giáp cấp ba (hỏng vùng dưới 0,25
đồi) giảm tiết TRH → giảm kích thích tuyến yên tiết TSH  Hàm lượng
TSH trong máu thấp giảm kích thích tuyến giáp tiết Thyroxin. Hàm lượng
Thyroxin trong máu thấp → T3 đánh dấu phóng xạ sẽ bám vào TBG
nhiều lên, do đó giá trị T3RU thấp.
11.2. Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình
thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng lại
có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng.
Nêu hai phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng
hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động
buồng trứng. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
11.2 - Phương pháp 1: tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự 0,25
thay đổi nồng độ estradiol và progesterone máu.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu tăng lên thì chứng tỏ 0,25
người này bị rối loạn hoạt động tuyến yên.
+ Nếu nồng độ estradiol và progesterone máu không đổi thì chứng tỏ 0,25
người này bị rối loạn hoạt động buồng trứng.

9
11.2 - Phương pháp 2: đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh. 0,25
+ Nếu nồng độ FSH và LH thấp hơn bình thường thì chứng tỏ người này
bị rối loạn hoạt động tuyến yên. 0,25
+ Nếu nồng độ FSH và LH cao hơn bình thường thì chứng tỏ người này
bị rối loạn hoạt động buồng trứng. 0,25
(Có thể sử dụng phương pháp khác (như tiêm GnRH), nếu giải thích
đúng vẫn cho điểm tối đa)

Câu 12 (2,5 điểm)


12.1. Hình dưới thể hiện điện thế màng của tế bào hạch xoang trong một số trường hợp khác nhau.
Các pha khử cực bắt đầu với dòng Na + vào tế bào và tiếp theo là dòng Ca 2+ vào; trong khi sự tái
phân cực gây ra bởi dòng K+ ra.

Hãy cho biết:


a. Mô hình nào trong 3 mô hình trên thể hiện sự hưng phấn giao cảm, hưng phấn đối giao cảm?
Giải thích
b. Tác động của thần kinh giao cảm và đối giao cảm lên thay đổi tốc độ phát xung hạch xoang chủ
yếu thông qua làm thay đổi tính thấm của màng nơron với ion nào: Na +, Ca2+, K+? Giải thích.
c. Khi một người sử dụng thuốc X có tác dụng là bám và khóa thụ thể acetylcholine của tế bào
phát xung hạch xoang, nhịp tim của anh hoặc cô ấy sẽ tăng lên hay giảm xuống? Giải thích.
12.2. Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần kinh (nơron) trong
một môi trường nuôi tiêu chuẩn. Ông ấy đã đo điện thế nghỉ của sợi trục, sau đó kích thích sợi trục
và đo điện thế hoạt động của nó (Kết quả 1).
Tiếp theo, ông ấy đã làm lại thí nghiệm một số lần, mỗi lần với một môi trường nuôi tiêu chuẩn có
thay đổi một số thành phần khác nhau và ghi lại được các kết quả 2, 3, 4 và 5.
Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau.
Kết quả Điện thế nghỉ (mV) Điện thế hoạt động (mV)
1 –70 +40
2 –70 +50
3 –60 +40
4 –70 +30
5 –80 +40
Hãy cho biết với mỗi trường hợp sau, điện thế nơron ghi được ở kết quả nào? Giải thích.
a. Nếu môi trường tiêu chuẩn được bổ sung một chất làm giảm tính thấm của màng nơron với ion
K+.
b. Nếu môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường.
c. Nếu môi trường tiêu chuẩn chứa một chất tăng tính thấm của màng với ion Cl–.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
12.1a - Giao cảm: C. Vì thời gian mỗi xung ngắn nhất → số xung nhiều nhất trên 0,25
một đơn vị thời gian.
- Đối giao cảm: B. Vì thời gian mỗi xung dài nhất → số xung ít nhất trên một 0,25

10
đơn vị thời gian.
12.1 - Ion K+. Do ở B và C → thay đổi mức phân cực của màng khi so với A→ 0,25
b ảnh hưởng của ion K+.
+ Đối với thần kinh giao cảm (C): giảm phân cực điện thế màng → giảm tính 0,25
thấm của màng đối với ion K+ → K+ từ trong tế bào ra ngoài ít.
+ Đối với thần kinh đối giao cảm (B): tăng phân cực điện thế màng → tăng 0,25
tính thấm của màng đối với ion K+ → K+ từ trong tế bào ra ngoài nhiều.
12.1c - Nhịp tim tăng lên. (Vì chất dẫn truyền thần kinh ở thần kinh đối giao cảm là 0,25
acetylcholine, ở thần kinh giao cảm là norepinephrine)
- Khi sử dụng thuốc có tác dụng bám và khóa thụ thể acetylcholine → gây mất 0,25
tác động của đối giao cảm → tế bào hạch xoang giảm ức chế (giảm phân cực)
→ tăng phát xung → tăng nhịp tim.
12.2a Điện thế nơron thu được ở kết quả 3. Bổ sung chất làm giảm tính thấm của 0,25
màng nơron với in K+ làm giảm dòng ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào, làm
giảm phân cực, hay điện thế nghỉ ít phân cực hơn (-60 mV so với -70 mV).
12.2 Điện thế nơron thu được ở kết quả 4. Nếu trong môi trường tiêu chuẩn có 0,25
b nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường, khi có kích thích lượng ion Na + đi vào
phía trong màng ít hơn bình thường, gây khử cực ít hơn bình thường, do đó,
giá trí điện thế hoạt động thấp hơn bình thường (+30 mV so với +40 mV).
12.2c Điện thế nơron thu được ở kết quả 5. Tăng tính thấm của màng với ion Cl -, 0,25
làm lượng ion Cl- đi từ ngoài vào phía trong màng nhiều hơn, làm tăng phân
cực của điện thế nghỉ (-80 mV so với -70 mV).

---HẾT---

11

You might also like