You are on page 1of 49

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA TÀI CHÍNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT CHI TIÊU MỖI THÁNG CỦA SINH VIÊN UEH

Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Chu Nguyễn Mộng Ngọc


Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp : DHK48FNC08
Môn: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những môn học nền tảng của sinh viên kinh tế, “Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế và Kinh doanh” là một môn học quan trọng giúp sinh viên tìm hiểu và học
cách áp dụng vào thực tiễn để giải quyết những vấn đề liên quan. Chúng ta có thể dự
báo tình hình hoặc đưa ra những quyết định phù hợp thông qua các bước thu thập dữ
liệu, phân tích, trình bày, tổ chức dữ liệu, báo cáo thông tin một cách khách quan và
tương thích với nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức nói riêng và xã hội nói chung.
Môn học này sẽ chỉ là những lý thuyết khô khan nếu ta không áp dụng chúng vào
thực tiễn. Nắm bắt và hiểu được điều đó, nhóm sinh viên chúng em quyết định triển
khai dự án với đề tài KHẢO SÁT CHI TIÊU MỖI THÁNG CỦA SINH VIÊN UEH
để có thể vận dụng những công thức, bài học và kĩ năng phân tích dữ liệu vào cuộc
sống sinh viên.
Với tổng số đối tượng tham gia khảo sát là 133 sinh viên UEH, nhóm nghiên cứu
chúng em đã tiến hành thống kê và đi sâu vào để tài, từ đó đưa ra những đánh giá và
giải pháp tối ưu cho vấn đề quản lí chi tiêu đối với sinh viên. Thông qua đề tài, chúng
em mong muốn đề cao tầm quan trọng của việc quản lí, phân bổ chi tiêu sao cho hợp
lí. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất những giải pháp, cách sắp xếp chi tiêu phù
hợp để mỗi bạn sinh viên có thể làm chủ tài chính của bản thân, không rơi vào trạng
thái chi tiêu mất kiểm soát làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Để hoàn thành bài báo cáo này, nhóm chúng em đã phân chia công việc và đánh
giá mức độ hoàn thành như sau:

ST Tên thành viên Đánh giá mức độ tham gia


T

1 Nguyễn Thị Mỹ Lệ (Nhóm trưởng) 100%


2 Nguyễn Thị Thu Hường 100%

3 Nguyễn Nguyên Kha 100%


4 Trương Mỹ Gia Ngân 100%

5 Phạm Ngọc Linh Trang 100%

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................3
NỘI DUNG...................................................................................................................6
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................6
I. Lý do chọn đề tài:................................................................................................6
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:........................................................................6
III. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................6
PHẦN B: CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................7
I. Tìm hiểu về sinh viên..........................................................................................7
II. Quản lý chi tiêu..................................................................................................7
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên UEH................7
IV. Lợi ích của chi tiêu hợp lí.................................................................................8
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................8
PHẦN D: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................9
PHẦN E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................38
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................40
PHỤ LỤC...................................................................................................................41
I. Bảng câu hỏi khảo sát...........................................................................................41
II. Thông tin người làm khảo sát..............................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng biểu
Bảng 1. Bảng tần số thể hiện số sinh viên UEH mỗi khóa tham gia khảo sát
Bảng 2. Bảng phân phối tần số tích lũy, tần suất tích lũy, tần suất phần trăm tích lũy
cho dữ liệu số tiền dự định chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 3. Bảng phân phối tần số tích lũy, tần suất tích lũy, tần suất phần trăm tích lũy
cho dữ liệu chi tiêu thực tế mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 4.1. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
ăn đến tổng chi tiêu
Bảng 4.2. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
trọ đến tổng chi tiêu
Bảng 4.3. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
học tập đến tổng chi tiêu
Bảng 4.4. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
giải trí đến tổng chi tiêu
Bảng 4.5. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
mua sắm đến tổng chi tiêu
Bảng 5. Bảng tần số thể hiện tỉ lệ sinh viên có quỹ dự phòng và sinh viên không có
quỹ dự phòng
Bảng 6. Bảng tần số thể hiện số tiền cơ bản chi trong một ngày của sinh viên UEH
Bảng 7. Bảng tần số thể hiện hình thức lưu trú của sinh viên UEH
Bảng 8. Bảng tần số thể hiện chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 10. Bảng tần số thể hiện phương tiện đi học của sinh viên UEH
Bảng 11.1. Bảng phân phối tần số tích lũy, phân phối tần suất tích lũy, phân phối tần
suất phần trăm tích lũy cho dữ liệu chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng của sinh viên
UEH
Bảng 11.2. Bảng tính toán trung bình mẫu, phương sai mẫu của chi phí nhu yếu phẩm
mỗi tháng của sinh viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm
Bảng 12. Bảng tần số thể hiện các nguồn thu nhập của sinh viên UEH
Bảng 13. Bảng phân tích dữ liệu thu nhập mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 14. Bảng tần số thể hiện số sinh viên có khoản tiết kiệm và số sinh viên không
có khoản tiết kiệm mỗi tháng
Bảng 15.1. Bảng tần số thể hiện khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH

4
Bảng 15.2. Bảng tính toán trung bình mẫu của các khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của
sinh viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm
Bảng 15.3. Bảng tính toán phương sai mẫu của số tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh
viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm
Bảng 16. Bảng tần số thể hiện mốc thời gian sinh viên UEH chi tiêu nhiều
Bảng 17. Bảng tần số thể hiện tần suất sinh viên UEH chi tiêu vượt mức dự định
Bảng 18. Bảng tần số thể hiện nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bản thân
Bảng 19. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về quản lí chi tiêu của bản
thân
Bảng 20.1. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về tầm quan trọng của
việc quản lí chi tiêu
Bảng 20.2. Bảng chéo thể hiện đánh giá của sinh viên từng khóa về tầm quan trọng
của việc quản lí chi tiêu
Bảng 20.3. Bảng chéo phần trăm thể hiện đánh giá của sinh viên từng khoá về tầm
quan trọng của việc quản lí chi tiêu

Biểu đồ
Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên UEH mỗi khóa tham gia khảo sát
Hình 2. Đồ thị Ogive thể hiện số tiền dự định chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH
Hình 3. Đồ thị Ogive thể hiện số tiền chi tiêu thực tế mỗi tháng của sinh viên UEH
Hình 4. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các
khoản chi phí
Hình 5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên có quỹ dự phòng và sinh viên không có quỹ dự
phòng
Hình 6. Đồ thị điểm số tiền (nghìn đồng) chi tiêu trung bình mỗi ngày của sinh viên
UEH
Hình 7. Biểu đồ thể hiện hình thức lưu trú của sinh viên UEH
Hình 8. Biểu đồ thể hiện chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH
Hình 9. Biểu đồ thể hiện số ngày ăn uống ngoài hàng quán mỗi tháng của sinh viên
UEH
Hình 10. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm phương tiện đi học của sinh viên UEH
Hình 11. Đồ thị ogive chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng của sinh viên UEH
Hình 12. Biểu đồ thể hiện các nguồn thu nhập của sinh viên UEH
Hình 13: biểu đồ hộp thể hiện thu nhập mỗi tháng của sinh viên UEH

5
Hình 14. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên có khoản tiết kiệm và sinh viên không có
khoản tiết kiệm mỗi tháng
Hình 15. Biểu đồ thể hiện khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH
Hình 16. Biểu đồ thể hiện mốc thời gian sinh viên UEH chi tiêu nhiều
Hình 17. Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên UEH chi tiêu vượt mức dự định
Hình 18. Biểu đồ thể hiện nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bản thân
Hình 19. Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về quản lí chi tiêu của bản
thân
Hình 20. Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về tầm quan trọng của việc
quản lí chi tiêu

6
NỘI DUNG

PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

I. Lý do chọn đề tài:

Theo bài báo cáo của báo Chính phủ về nội dung “Kinh tế Việt Nam bức phá sau
đại dịch” vào tháng 5/2022 đã chỉ ra rằng: Mặc dù Việt Nam không thể tránh khỏi đại
dịch COVID-19 kèm với những “cơn gió ngược” đối với nền kinh tế, nhưng có thể
cho rằng Việt Nam đã chứng tỏ mình là một trong những nền kinh tế có khả năng
phục hồi tốt nhất ở Đông Nam Á. Chính những nỗ lực sớm và các giải pháp kịp thời,
đất nước ta đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn đại dịch cũng như phục hồi
nền kinh tế. Tuy vậy, các vấn đề về an sinh xã hội vẫn còn nhiều bất cập và chưa được
giải quyết triệt để.

Đối với sinh viên nói chung và sinh viên UEH nói riêng, phần lớn nguồn thu nhập
có được từ sự trợ cấp của gia đình. Tiền chi phí sinh hoạt khi ở thành phố học tập nảy
sinh rất nhiều, dẫn đến sự nhạy cảm về việc chi tiêu. Không những thế, đất nước ta đã
trải qua gần 3 năm chống chọi với đại dịch Covid – 19, tốn kém và thiệt hại rất nhiều
cả về tiền bạc lẫn tính mạng con người. Nhiều hộ gia đình không thể đi làm kiếm tiền,
nhiều doanh nghiệp, công ty phải phá sản. Chính vì thế, nghiên cứu về thu nhập, chi
tiêu và tiết kiệm của sinh viên đã trở thành mối quan tâm của nhiều viện nghiên cứu,
đặc biệt là các trường đại học. Một số ví dụ nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới là
Scottish Student Income and Expenditure Survey được thực hiện bởi London South
Bank University hay NatCen/ IES Student Income and Expenditure (SIES), khảo sát
hàng nghìn sinh viên. Những nghiên cứu này được thực hiện thường kì 2-3 năm một
lần.

Trong phạm vi môn học “Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh”, nhóm
chúng em đã thực hiện đề tài nghiên cứu thống kê về “Khảo sát chi tiêu hàng tháng
của sinh viên UEH”. Qua đó, có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính
cũng như chi tiêu và tiết kiệm của một bộ phận sinh viên khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh.

Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn một số hiểu biết sâu sắc
về tiêu dùng của sinh viên UEH và đúc kết cho bản thân một chiến lược chi tiêu hợp
lí.

II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Trường Đại học UEH, Thành phố Hồ Chí
Minh.

- Phạm vi nội dung: khảo sát về mức chi tiêu của sinh viên đại học UEH trong
vòng 1 tháng.

7
- Phạm vi không gian: trường đại học UEH.

- Kích thước mẫu: 133 sinh viên UEH.

III. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu hành vi tiêu dùng của sinh viên UEH.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu của sinh viên UEH.

- Tìm ra nguyên nhân cho những bất cập trong chi tiêu của sinh viên, từ đó đưa
ra đề xuất, giải pháp cho việc chi tiêu hiệu quả, hợp lí hơn.

PHẦN B: CƠ SỞ LÍ LUẬN

I. Tìm hiểu về sinh viên.

Sinh viên là các bạn trẻ dao động từ 18 đến 25 tuổi, họ theo học chuyên ngành tại
các trường đai học, cao đẳng, trung cấp. Đa phần các ngôi trường này sẽ tập trung ở
những thành phố lớn và sinh viên cũng theo đó mà sinh sống ở các thành phố này. Do
đó phần lớn sinh viên sẽ bắt đầu cuộc sống học tập xa nhà, học cách tự lập, tự quản lí
cuộc sống của bản thân.
Vì tuổi đời còn khá trẻ, chưa định hình được nhân cách, dễ bị tác động bởi các yếu
tố xung quanh, chưa làm quen được môi trường học tập mới nên các bạn sinh viên
thường gặp phải hiện tượng chi tiêu phung phí, vô bổ, mất kiểm soát. Vì thế mà vai trò
của quản lí chi tiêu là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Mỗi bạn sinh viên nói chung và
sinh viên UEH nói riêng cần phải trang bị cho mình kỹ năng quản lí chi tiêu để xây
dựng một cuộc sống lành mạnh, chất lượng hơn.

II. Quản lý chi tiêu

Thời đại ngày nay đang ngày càng phát triển, mức sống của mỗi cá nhân cũng dần
nâng cao. Nếu chúng ta muốn sống thoải mái, đáp ứng đủ nhu cầu cá nhân và đồng
thời hợp lý với mức thu nhập cá nhân thì bản thân phải hiểu rõ và tuân thủ các nguyên
tắc chi tiêu nhằm quản lý chi tiêu hợp lý.

Quản lý chi tiêu là việc mỗi cá nhân lập kế hoạch thu chi phù hợp với thu nhập có
được của bản thân. Kế hoạch bao gồm những việc như theo dõi, đánh giá, điều chỉnh
tình trạng tài chính của cá nhân. Đây là một quá trình có thể kéo dài được chia ra tuỳ
theo mức thời gian từ hàng ngày, hàng tuần cho đến hàng tháng và hàng năm sao cho
phù hợp với mục đích của mình.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên UEH

8
Thông qua bài khảo sát, nhóm nghiên cứu thấy được 5 yếu tố ảnh hưởng đến chi
tiêu hàng tháng của sinh viên: (1) Chi phí nơi ở (nếu có), (2) Chi phí ăn uống, (3) Chi
phí đi lại, (4) Nhu cầu cá nhân. (5) Chi phí dự phòng, (6) Khoản tiết kiệm.

(1) Chi phí nơi ở (nếu có) bao gồm: tiền thuê nơi ở, tiền điện, tiền nước và các
phí dịch vụ khác (VD: chi phí đổ rác, giữ xe, wifi,..)

(2) Chi phí ăn uống bao gồm: tiền mua lương-thực phẩm, tiền nước uống, tiền
gas (nếu có),...

(3) Chi phí đi lại bao gồm: tiền đi xe buýt, tiền xe dịch vụ công nghệ (Grab,
Gojek, Be,..), tiền xăng,..

(4) Nhu cầu cá nhân bao gồm: tiền dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm, quần áo,..

(5) Chi phí dự phòng bao gồm: các khoản chi dự phòng cho những việc như sửa
xe, khám bệnh, tiền thuốc,...

(6) Khoản tiết kiệm (nếu có) bao gồm: số tiền tiết kiệm mỗi tháng và với mục
đích sử dụng trong tương lai, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng,...

IV. Lợi ích của chi tiêu hợp lí

Việc quản lí chi tiêu cá nhân là vô cùng cần thiết, nó mang lại rất nhiều lợi ích.
Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên, khi mà bắt đầu làm quen với việc tự lập thì quản
lí chi tiêu là một kĩ năng hết sức quan trọng. Sau đây là những lợi ích mà chi tiêu hợp
lí mang lại cho sinh viên chúng ta:
- Đảm bảo được số tiền mà ta sử dụng trong mỗi tháng, không bị rơi vào trạng
thái stress khi mà không biết tiền đã chi tiêu cho những thứ gì.
- Chủ động trong các trường hợp khẩn cấp như ốm đau, xe hư,…
- Biết cách sắp xếp chi tiêu sẽ giúp ta có những khoảng tiền tiết kiệm để gửi ngân
hàng, có thể dùng làm kinh phí cho những dự định trong tương lai.
- Loại bỏ được những khoản chi tiêu không cần thiết.
- Cuối cùng là người chủ tài chính sẽ không bị đồng tiền chi phối.

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Lập bảng câu hỏi khảo sát gồm 20 câu hỏi.

- Khảo sát mức chi tiêu của 133 bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh thông qua bảng khảo sát online được tạo trên Google Form.

9
- Thu thập cả hai dữ liệu định tính và định lượng để thực hiện các phương pháp
thống kê.

- Sử dụng các phần mềm như Microsoft Excel, Microsoft Word, Google Sheets,
Minitab để tổng hợp, hỗ trợ thống kê số liệu.

- Phân tích dữ liệu thu được để lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, rút ra những nhận
xét.

- Tiến hành kết luận và hoàn thành bài báo cáo dựa trên kết quả đã được phân
tích.

PHẦN D: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Câu 1: Bạn là sinh viên khóa mấy?


Bảng 1. Bảng tần số thể hiện số sinh viên UEH mỗi khóa tham gia khảo sát
Phân phối tần
Phân phối Phân phối
Khóa suất phần trăm
tần số tần suất
(%)
K45 10 0,075 7,5
K46 11 0,083 8,3
K47 11 0,083 8,3
K48 101 0,759 75,9
Tổng 133 1 100

7.5%
8.3%

8.3%
K45 K46

75.9% K47 K48

10
Hình 1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên UEH mỗi khóa tham gia khảo sát

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 1 và bảng 1:
- Có 75,9% sinh viên UEH tham gia khảo sát là sinh viên K48 (sinh viên năm 1),
chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
- Có 7,5% sinh viên UEH tham gia khảo sát là sinh viên K45 (sinh viên năm 4), chiếm
tỉ lệ thấp nhất.

Câu 2: Số tiền bạn dự định chi tiêu mỗi tháng là bao nhiêu?
Bảng 2. Bảng phân phối tần số tích lũy, tần suất tích lũy, tần suất phần trăm tích lũy
cho dữ liệu số tiền dự định chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH

Phân phối tần


Phân phối Phân phối tần suất phần
Chi tiêu dự định (đồng)
tần số tích lũy suất tích lũy trăm tích lũy
(%)

Nhỏ hơn hoặc bằng 2.000.000 40 0,301 30,1


Nhỏ hơn hoặc bằng 4.000.000 90 0,677 67,7
Nhỏ hơn hoặc bằng 6.000.000 111 0,835 83,5
Nhỏ hơn hoặc bằng 8.000.000 126 0,948 94,8
Nhỏ hơn hoặc bằng 10.000.000 133 1,000 100

11
140

120

100
Tần số tích lũy

80

60

40

20

0
0 2 4 6 8 10 12
Chi tiêu dự định (triệu đồng)

Hình 2. Đồ thị Ogive số tiền dự định chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 2 và bảng 2:
- Với mức chi tiêu ít hơn 2.000.000 đồng: 30,1% sinh viên UEH cảm thấy ở mức chi
tiêu dưới 2 triệu đồng là đủ và mang tính tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày của bản thân.
- Với mức chi tiêu từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng: phần lớn sinh viên dự định chi
tiêu trong khoảng này (chiếm 37,6% tổng số sinh viên UEH tham gia khảo sát), đây là
mức chi tiêu hợp lý cho mỗi cá nhân với nhu cầu cơ bản của mình.
- Với mức chi tiêu từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng: 15,8% sinh viên UEH dự định
chi tiêu ở khoảng này. So với các mức dự định chi tiêu khác thì tương đối ít.
- Với mức chi tiêu từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng: 11,3% sinh viên UEH dự định
chi tiêu ở khoảng này.
- Với mức chi tiêu từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng: 5,2% sinh viên UEH có mức dự
định chi tiêu khá cao. Mức dự định này phù hợp với những sinh viên có mức sống cao
vào thu nhập ổn định.

Câu 3: Số tiền chi tiêu thực tế mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?

12
Bảng 3. Bảng phân phối tần số tích lũy, tần suất tích lũy, tần suất phần trăm tích lũy
cho dữ liệu chi tiêu thực tế mỗi tháng của sinh viên UEH

Phân phối tần


Phân phối Phân phối tần suất phần
Chi tiêu dự định (đồng)
tần số tích lũy suất tích lũy trăm tích lũy
(%)

Nhỏ hơn hoặc bằng 2.000.000 29 0,218 21,8


Nhỏ hơn hoặc bằng 4.000.000 86 0,647 64,7
Nhỏ hơn hoặc bằng 6.000.000 109 0,820 82,0
Nhỏ hơn hoặc bằng 8.000.000 120 0,902 90,2
Nhỏ hơn hoặc bằng 10.000.000 133 1,000 100

140

120

100
Tần số tích lũy

80

60

40

20

0
0 2 4 6 8 10 12
Chi tiêu thực tế (triệu đồng)

Hình 3. Đồ thị Ogive số tiền chi tiêu thực tế mỗi tháng của sinh viên UEH
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 3 và bảng 3:
- Với mức chi tiêu dưới 2.000.000 đồng: 21,8% sinh viên UEH chi tiêu thực tế trong
khoảng này vì có những chi phí phát sinh cần thiết (ít hơn 8,3% so với tổng số sinh
viên dự định chi tiêu ở khoảng này)

13
- Với mức chi tiêu từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng: có 42,9% sinh viên UEH chi tiêu
ở khoảng này (ít hơn 5,3% so với tổng số sinh viên dự định chi ở khoảng này).

- Với mức chi tiêu từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng: có 17,3% sinh viên UEH chi tiêu
ở khoảng này (nhiều hơn 1,5% so với tổng số sinh viên dự định chi tiêu ở khoảng
này).

- Với mức chi tiêu từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng: có 8,2% sinh viên UEH chi tiêu
ở khoảng này (ít hơn 3,1% so với tổng số sinh viên dự định chi tiêu ở khoảng này).

- Với mức chi tiêu từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng: 9,8% sinh viên UEH chi tiêu ở
khoảng này (nhiều hơn 4,6% so với tổng số sinh viên dự định chi tiêu ở khoảng này).

Nhận xét mức tiền chi tiêu dự định và mức tiền chi tiêu thực tế

- Có thể thấy, sinh viên có xu hướng chi tiêu nhiều hơn dự định. Nguyên nhân là do
các khoản phát sinh ngoài dự tính. Đây chính là kết quả của việc sắp xếp chi tiêu
không hợp lí, quản lí tài chính chưa thực sự hiệu quả.
- Các bạn sinh viên cần vạch rõ từng khoản chi tiêu của mình để không bị rơi vào
trạng thái tiêu xài quá lố, mất kiểm soát.
Câu 4: Bạn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dưới đây tác động tới
chi tiêu của bạn như thế nào?
Bảng 4.1. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
ăn đến tổng chi tiêu

Phân phối tần


Phân phối tần Phân phối tần
Yếu tố Mức độ suất phần
số suất
trăm (%)
Không ảnh hưởng 9 0,067 6,7
Rất ít ảnh hưởng 11 0,083 8,3
Ít ảnh hưởng 32 0,241 24,1
Tiền ăn
Ảnh hưởng nhiều 40 0,301 30,1
Ảnh hưởng rất nhiều 41 0,308 30,8
Tổng 133 1 100

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ở hình 4 và bảng 4.1, người tham gia khảo sát đều cho
rằng tiền ăn có ảnh hưởng đến chi tiêu (hơn 60% người làm khảo sát chọn “ảnh hưởng
nhiều” và “ảnh hưởng rất nhiều”). Tiền ăn được coi là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới
sinh viên, đây là một nhu cầu thiết yếu, bắt buộc phải chi trả.

14
Bảng 4.2. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
trọ đến tổng chi tiêu

Phân phối tần


Phân phối tần Phân phối tần
Yếu tố Mức độ suất phần
số suất
trăm (%)
Không ảnh hưởng 75 0,564 56,4
Rất ít ảnh hưởng 5 0,038 3,8
Ít ảnh hưởng 14 0,105 10,5
Tiền trọ
Ảnh hưởng nhiều 23 0,173 17,3
Ảnh hưởng rất nhiều 16 0,120 12,0
Tổng 133 1 100

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ở hình 4 và bảng 4.2, tiền trọ là một yếu tố đặc biệt,
Khoảng 71% sinh viên chọn từ “ít ảnh hưởng” đến “không ảnh hưởng”. Bởi vì sinh
viên chia ra làm 2 nhóm: ở với gia đình và ở trọ. Với nhóm sinh viên không tốn tiền
trọ sẽ không phải quan tâm đến vấn đề này. Còn nhóm sinh viên ở trọ thì khoản chi
phí này là cực kỳ quan trọng, mang tính bắt buộc.

Bảng 4.3. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
học tập đến tổng chi tiêu

Phân phối tần


Phân phối tần Phân phối tần
Yếu tố Mức độ suất phần
số suất
trăm (%)
Không ảnh hưởng 26 0,196 19,6
Rất ít ảnh hưởng 31 0,233 23,3
Tiền Ít ảnh hưởng 29 0,218 21,8
học tập Ảnh hưởng nhiều 28 0,210 21,0
Ảnh hưởng rất nhiều 19 0,143 14,3
Tổng 133 1 100

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ở hình 4 và bảng 4.3, tiền học tập là yếu tố không được
quan tâm nhiều bởi sinh viên, hơn 50% sinh viên chọn từ “ít ảnh hưởng” đến “ không
ảnh hưởng”. Nguyên nhân là do các bạn sinh viên được gia đình chu cấp toàn bộ tiền
học phí, và đa phần là học tập bằng laptop nên sẽ ít tốn chi phí vào việc mua tài liệu,
sách vở, bút thước. Nhưng bên cạnh đó, một phần sinh viên chưa thực sự quan tâm,
đầu tư vào việc học nên không tốn quá nhiều chi phí vào vấn đề này.

15
Bảng 4.4. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
giải trí đến tổng chi tiêu

Phân phối tần


Phân phối tần Phân phối tần
Yếu tố Mức độ suất phần
số suất
trăm (%)
Không ảnh hưởng 26 0,196 19,6
Rất ít ảnh hưởng 26 0,196 19,6
Tiền Ít ảnh hưởng 39 0,293 29,3
giải trí Ảnh hưởng nhiều 24 0,180 18,0
Ảnh hưởng rất nhiều 18 0,135 13,5
Tổng 133 1 100

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ở hình 4 và bảng 4.4, có đến 68,42% sinh viên chọn từ
“không ảnh hưởng” đến “ít ảnh hưởng”. Tiền giải trí không phải là một nhu cầu thiết
yếu, không mang tính bắt buộc, do đó sinh viên hoàn toàn có thể linh động chi tiêu ở
khoản này.

Bảng 4.5. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của tiền
mua sắm đến tổng chi tiêu

Phân phối tần


Phân phối tần Phân phối tần
Yếu tố Mức độ suất phần
số suất
trăm (%)
Không ảnh hưởng 25 0,188 18,8
Rất ít ảnh hưởng 27 0,203 20,3
Tiền Ít ảnh hưởng 39 0,293 29,3
mua sắm Ảnh hưởng nhiều 26 0,196 19,6
Ảnh hưởng rất nhiều 16 0,120 12,0
Tổng 133 1 100

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ở hình 4 và bảng 4.5, tương tự như yếu tố giải trí, mua sắm
cũng không quá ảnh hưởng đến sinh viên (có 31,58% sinh viên chọn “ảnh hưởng
nhiều” và “ảnh hưởng rất nhiều”). Về vấn đề mua sắm, ngoại trừ những món hàng
thiết yếu, sinh viên hoàn toàn có thể điều chỉnh nhu cầu mua sắm ở những món hàng
không cần thiết.

16
Rất 41 16 19 18 16
nhiều

Nhiều 40 23 28 24 26 Tiền ăn

Tiền trọ
Ít 32 14 29 39 39
Tiền học tập

Rất ít 11 5 31 26 27 Tiền giải trí

Tiền mua sắm


Không 9 75 26 26 25

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hình 4. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các
khoản chi phí

17
*Kiểm định giả thuyết

Để tìm hiểu rõ hơn mức độ ảnh hưởng đối với các mục tiêu khảo sát: tiền ăn, tiền trọ,
tiền học tập, tiền giải trí, tiền mua sắm; chúng em đã đưa ra thang đo đánh giá mức độ
từ 1 đến 5 , tương ứng với mức từ “Không ảnh hưởng” đến “Ảnh hưởng rất nhiều”.
Nếu mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 3, thì sinh viên được xem là bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố được nêu ra khi chi tiêu.
Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau:
H: μ ≤ 3
0

H: μ > 3
a

Chọn mức ý nghĩa = 0,05 để kiểm định. Sử dụng bảng tính từ các số liệu đã thu
thập, ta tính được:

Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Bậc Giá trị p


Giá trị
n mẫu mẫu tự do (phía phải)

Tiền ăn 160 3,699 1,186955 6,791547 132 0

Tiền trọ 160 2,248 1,594222 -5,439949 132 0,999999

Tiền học
160 2,872 1,339457 -1,102065 132 0,8603781
tập

Tiền giải
160 2,865 1,301409 -1,196316 132 0,883141
trí

Tiền
160 2,857 1,274118 -1,294351 132 0,901098
mua sắm

- Từ bảng phân tích trên, vì (0 0.05) do đó ta có thể bác bỏ giả thuyết không
( ) và kết luận rằng tiền ăn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên UEH.

- Đồng thời, do như vậy không thể bác bỏ . Và Bên cạnh đó, bảng phân tích
cũng thể hiện các yếu tố như tiền trọ, tiền học tập, tiền giải trí, tiền mua sắm chưa thực
sự ảnh hưởng đến chi tiêu của sinh viên UEH.

Câu 5: Bạn có chuẩn bị quỹ dự phòng (hư xe, bệnh tật,...) không?
Bảng 5. Bảng tần số thể hiện số sinh viên có quỹ dự phòng và số sinh viên không có
quỹ dự phòng

18
Phân phối tần suất
Câu trả lời Phân phối tần số Phân phối tần suất
phần trăm (%)
Có 70 0,53 53
Không 63 0,47 47
Tổng 133 1 100

47% 53% Có
Không

Hình 5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên có quỹ dự phòng và sinh viên không có quỹ dự
phòng

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 5 và bảng 5:
- Tỉ lệ sinh viên có quỹ dự phòng và sinh viên không có quỹ dự phòng chênh lệch khá
ít (6%). Trong đó:
+ Sinh viên có quỹ dự phòng chiếm 53% trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát.
+ Sinh viên không có quỹ dự phòng chiếm 47% trên tổng số sinh viên tham gia khảo
sát.
- Ta thấy rằng nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của quỹ dự phòng chưa cao.
Sinh viên cần có những tính toán hợp lí để bản thân luôn chủ động trong những trường
hợp khẩn cấp.

Câu 6: Mỗi ngày căn bản bạn sử dụng bao nhiêu tiền?
Bảng 6.1. Bảng tần số thể hiện số tiền cơ bản chi trong một ngày của sinh viên UEH

19
Phân phối tần
Phân phối tần Phân phối tần
Số tiền (đồng) suất phần trăm
số suất
(%)
0-49.000 57 0,429 42,9
50.000-99.000 38 0,286 28,6
100.000-149.000 18 0,135 13,5
150.000-199.000 11 0,083 8,3
200.000-249.000 5 0,038 3,8
250.000-299.000 3 0,022 2,2
300.000-349.000 1 0,007 0,7
Tổng 133 1 100

Hình 6. Đồ thị điểm số tiền chi tiêu trung bình mỗi ngày của sinh viên UEH

a) Ước lượng khoảng mức tiền cơ bản chi tiêu mỗi ngày của người tham gia khảo
sát (nghìn đồng)

Bảng 6.2. Bảng giá trị mức tiền cơ bản chi tiêu mỗi ngày của các đối tượng tham gia
khảo sát
120 150 130 200 100 50 30 20

20
40 30 20 20 150 40 50 30
20 30 40 50 90 70 80 80
50 25 15 25 60 80 20 120
15 50 80 120 150 35 30 30

Chọn mẫu ngẫu nhiên gồm mức tiền cơ bản chi tiêu mỗi người của 40 sinh viên từ
133 sinh viên.

Trung bình mẫu = nghìn đồng

Độ lệch chuẩn mẫu = nghìn đồng


Từ một khoảng tin cậy 95%, hệ số tin cậy là . Ta sử dụng
phân phối t với bậc tự do 39, . Với trung bình mẫu , độ lệch
chuẩn và cỡ mẫu ta có:
Ước lượng khoảng của một trung bình mẫu: (chưa biết )

Ước lượng điểm của trung bình tổng thể là nghìn đồng, sai số biên là
nghìn đồng, và khoảng tin cậy 95% là nghìn đồng tới
nghìn đồng.
Do đó, ta tin tưởng ở mức 95% rằng mức tiền trung bình của sinh viên UEH chi tiêu
mỗi ngày nằm giữa và nghìn đồng.
b) Hệ số biến thiên của mức tiền cơ bản chi tiêu mỗi ngày của sinh viên UEH
Đo lường mức độ biến thiên của mức tiền cơ bản chi tiêu mỗi ngày của sinh viên của
một mẫu bao gồm 133 sinh viên UEH.

Độ lệch chuẩn mẫu = .

Trung bình mẫu =

Hệ số biến thiên =
Từ đó, ta nhận thấy hệ số biến thiên cho chúng ta biết độ lệch chuẩn mẫu bằng
84,098% giá trị trung bình mẫu và tỉ lệ của độ lệch chuẩn so với trung bình là khá
cao.
21
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 6 và bảng 6.1:
- 50.000 đồng là số tiền được sinh viên chọn nhiều nhất.
- Bên cạnh đó, các tần số nhóm trong bảng cũng cho thấy 0,429 hay 42,9% số tiền chi
tiêu dao động từ 0 đến 49.000 đồng. Chỉ có 0,7% số chi tiêu từ 300.000 đồng đến
349.000 đồng, mà ở đây cụ thể hơn là chỉ có 1 sự lựa chọn 300 nghìn đồng trong tổng
133 sinh viên tham gia khảo sát.

Câu 7: Bạn đang lưu trú dưới hình thức gì?


Bảng 7. Bảng tần số thể hiện hình thức lưu trú của sinh viên UEH
Phân phối tần
Phân phối tần
Hình thức Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Ở với gia đình 80 0,602 60,2
Ở trọ 41 0,308 30,8
Khác 12 0,090 9,0
Tổng 133 1 100

90
80
80
Số sinh viên (người)

70
60
50
41
40
30
20
12
10
0
Ở với gia đình Ở trọ Khác

Hình 7. Biểu đồ thể hiện hình thức lưu trú của sinh viên UEH
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 7 và bảng 7:

22
- Đa số sinh viên UEH ở chung với gia đình (80 sinh viên chiếm 60,2% số lượng
người tham gia khảo sát).
- Số sinh viên ở trọ xấp xỉ hơn 1/3 so với số lượng người khảo sát.
- Còn lại phần ít là ở những nơi khác như ký túc xá, căn hộ cao cấp, ở nhà họ hàng,...
(12 sinh viên chiếm 9% số lượng người tham gia khảo sát).

Câu 8: Số tiền bạn chi mỗi tháng cho chỗ ở là bao nhiêu?
Bảng 8. Bảng tần số thể hiện chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH
Phân phối tần
Chi phí chỗ ở Phân phối tần
Phân phối tần số suất phần trăm
(triệu đồng) suất
(%)
0,5 - 1 14 0,264 26,4
1,5 - 2 15 0,283 28,3
2,5 - 3 16 0,302 30,2
3,5 - 4 3 0,057 5,7
4,5 - 5 5 0,094 9,4
Tổng 53 1 100

18
16
16 15
14
14
12
10
Tần số

8
6 5
4 3
2
0
0,5-1 1,5-2 2,5-3 3,5-4 4,5-5
Chi phí chỗ ở (triệu đồng)

Hình 8. Biểu đồ thể hiện số chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 8 và bảng 8:

23
- Biểu đồ lệch về phía bên phải. Từ số liệu thống kê, sinh viên thuê trọ với mức tiền
trong khoảng 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng là cao nhất (16 sinh viên chiếm
30,2% so với tổng người ở trọ). Tiếp đến là tiền trọ nằm trong khoảng 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng (15 sinh viên chiếm 28,30% so với tổng người ở trọ). Thấp nhất
là tiền trọ nằm trong khoảng 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (5 bạn sinh viên
chiếm 9,4% so với tổng số người ở trọ).
- Từ đó ta thấy rằng phần lớn sinh viên UEH thuê trọ ở mức 3.000.000 đồng đổ lại, là
một mức giá phù hợp với hầu hết sinh viên. Đa số sinh viên đều lựa chọn ở trọ với
mục đích để đi học cho nên không cần chi quá nhiều tiền cho khoản này.

Câu 9: Mỗi tháng bạn ăn ở ngoài hàng quán bao nhiêu lần?

Đơn vị lá: 1


0 0 0 0 0 1 1 2 2 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5
0 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9
1 0 0 1 1 2 2 2 2 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5
1 6 6 6 6 7 7 8 8 8 8 9 9 9
2 0 0 0 0 0 0 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 4 4 5 5 5 5 5 8 8 8 9 9
3 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1
Hình 9. Biểu đồ thể hiện số ngày ăn uống ngoài hàng quán mỗi tháng của sinh viên
UEH

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 9 và bảng 9:
- Đa số sinh viên UEH mỗi tháng dành từ 0-9 ngày ăn hàng quán (51 sinh viên, chiếm
38,4% tổng số sinh viên tham gia khảo sát).
- Có 40 sinh viên (chiếm 30,1% tổng số sinh viên tham gia khảo sát) ăn hàng quán từ
10-19 ngày mỗi tháng.
- Có 29 sinh viên (chiếm 21,8% tổng số sinh viên tham gia khảo sát) có 20-29 ngày ăn
hàng quán mỗi tháng.
- Thấp nhất là có 13 sinh viên ăn hàng quán từ 30-31 ngày mỗi tháng, chỉ chiếm 9,7%
tổng số sinh viên tham gia khảo sát.
Vấn đề ăn uống là nhu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên, đa số sinh viên UEH chỉ
dành từ 0-9 ngày ăn hàng quán. Việc tự nấu hoặc ăn cơm ở nhà là lựa chọn hợp lý đối
với sinh viên về an toàn thực phẩm và về chi phí. Tuy nhiên, do lịch học hoặc lịch làm

24
việc khá kín, sinh viên không thể dành thời gian tự nấu hoặc về nhà ăn cơm, vì thế sự
lựa chọn thuận tiện nhất cho sinh viên là ăn ở ngoài (nơi gần trường học, gần chỗ làm
việc) hoặc đặt đồ ăn để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên lựa chọn này khá tốn kém so với
việc tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà, vì thế số lượng sinh viên UEH ăn ngoài cả tháng là khá
ít, chỉ chiếm 9,7% trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Sinh viên nên lập kế
hoạch chi tiêu và thời gian biểu sắp xếp thời gian hợp lý để đưa ra lựa chọn ăn ngoài
hay ăn ở nhà là phù hợp và tiết kiệm nhất.

Câu 10: Bạn đi học bằng phương tiện gì?


Bảng 10. Bảng tần số thể hiện phương tiện đi học của sinh viên UEH
Phân phối tần
Phân phối tần
Phương tiện Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Đi bộ 11 0,083 8,3
Xe buýt 18 0,135 13,5
Xe máy 98 0,737 73,7
Xe công nghệ 6 0,045 4,5
Tổng 133 1 100

4.50% 8.30%

Đi bộ

13.50% Xe buýt

Xe máy

73.70% Xe công nghệ (Grab, Gojek,…)

Hình 10. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các phương tiện đi học của sinh viên UEH

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 10 và bảng 10:

25
- Phương tiện đi học của sinh viên có nhiều sự lựa chọn khác nhau.
- Trong tổng số người tham gia khảo sát, phương tiện được sinh viên UEH sử dụng
nhiều nhất là xe máy (73,7%), tiếp đến là phương tiện xe buýt (13,5%) , phương tiện
được dùng ít nhất là xe công nghệ (4,5%).
- Xe máy là phương tiện dễ sử dụng cũng như tiện lợi nhất. Đối với xe buýt, sinh viên
có thể dùng xe buýt công cộng hoặc xe buýt của trường UEH. Tuy nhiên, khi đi xe
buýt công cộng sẽ rẻ hơn nhiều nếu như có thẻ sinh viên. Phần còn lại đi xe công nghệ
thấp là vì giá tương đối cao cho một chuyến đi. Bên cạnh đó, giờ cao điểm của mọi
người đi học, đi làm về bị kẹt xe dẫn đến giá sẽ còn tăng thêm nữa. Vậy xe máy và xe
buýt vẫn là lựa chọn ưu tiên về phương tiện cho sinh viên.

Câu 11: Trung bình mỗi tháng bạn chi bao nhiêu tiền (VND) cho nhu cầu thiết
yếu cá nhân (dầu gội, kem đánh răng,...)?
Bảng 11.1. Bảng phân phối tần số tích lũy, tần suất tích lũy, tần suất phần trăm tích
lũy cho dữ liệu chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng của sinh viên UEH
Phân phối Phân phối Phân phối tần suất
Chi phí nhu yếu phẩm
tần số tích tần suất tích phần trăm tích lũy
(đồng)
lũy lũy (%)
Nhỏ hơn hoặc bằng 500.000 77 0,579 57,9
Nhỏ hơn hoặc bằng 1.000.000 114 0,857 85,7
Nhỏ hơn hoặc bằng 1.500.000 126 0,947 94,7
Nhỏ hơn hoặc bằng 2.000.000 130 0,97 97,0
Nhỏ hơn hoặc bằng 2.500.000 133 1 100

26
140

120

100
Tần số tích lũy

80

60

40

20

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
Chi phí nhu yếu phẩm (triệu đồng)

Hình 11. Đồ thị Ogive chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng của sinh viên UEH

Bảng 11.2: Bảng tính toán trung bình mẫu, phương sai mẫu của chi phí nhu yếu phẩm
mỗi tháng của sinh viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm

Chi tiêu Chênh lệch


Trị số giữa Tần số Chênh lệch bình
trung bình
(triệu phương
( ) ( )
đồng)

0-0,5 0,25 77 19,25 -0,323 0,1043 8,0311

0,5-1 0,75 37 27,75 0,177 0,0313 1,1581

1-1,5 1,25 12 15 0,677 0,458 5,496

1,5-2 1,75 3 5,25 1,177 1,385 4,155

2-2,5 2,25 4 9 1,677 2,812 11,248

Tổng cộng 133 76,25 30,0882

Trung bình mẫu = (triệu đồng)

27
Phương sai chuẩn =

Độ lệch chuẩn =

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình11, bảng 11.1 và bảng 11.2:
- Có đến 77 sinh viên dành số tiền nhỏ hơn 500.000 đồng cho những nhu cầu thiết yếu
của cá nhân. Đây là một khoản chi hợp lí đối với sinh viên, họ chi tiêu cơ bản cho
những việc này, sử dụng tiết kiệm và đơn giản cho nhu cầu của mình.
- Có 37 trong tổng số sinh viên chi từ 500.000 – 1.000.000 đồng và 12 sinh viên có chi
phí 1.000.000 đến 1.500.000 đồng cho vấn đề nhu cầu thiết yếu.
- Có 3 sinh viên dành từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng và 4 sinh viên chi từ
2.000.000 đến 2.500.000 đồng cho vấn đề này. Đây là mức chi tiêu khá cao và phù
hợp hơn với những sinh viên có thu nhập cao và ổn định.
- Dựa theo bảng tính toán cho thấy độ lệch chuẩn là tương đối ít (xấp xỉ 0,477) do đó
bộ số liệu có giá trị gần và có sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình.

Câu 12: Bạn có những nguồn thu nhập nào cho việc chi tiêu của mình?
Bảng 12. Bảng tần số thể hiện các nguồn thu nhập của sinh viên UEH
Phân phối tần
Phân phối tần
Nguồn thu nhập Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Gia đình chu cấp 99 0,744 74,4

Công việc thực tập 22 0,165 16,5


Công việc
10 0,075 7,5
bán thời gian
Học bổng, khoản hỗ
2 0,16 1,6
trợ tài chính khác
Tổng 133 1 100

28
Học bổng, hỗ trợ tài chính 2

Công việc bán thời gian 10

Thực tập 22

Gia đình chu cấp 99

0 20 40 60 80 100 120
Số sinh viên (người)

Hình 12. Biểu đồ thể hiện các nguồn thu nhập của sinh viên UEH
Nhận xét:
- Dựa vào biểu đồ ở hình 12 và bảng 12, các nguồn thu nhập của sinh viên có thể khác
nhau tùy vào mỗi cá nhân, tuy nhiên đa số đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên
năm 1, vì thế chi tiêu là do gia đình chu cấp chiếm phần lớn nhất (74,4%).
- Ngoài ra, sinh viên cũng làm những công việc bán thời gian (chiếm 7,5%) nhằm
kiếm thêm thu nhập và nhận học bổng cũng như các khoản hỗ trợ tài chính khác
(1,6%).
- Sinh viên năm 3 và năm 4 thường có nguồn thu nhập từ việc thực tập (16,5%) hoặc
công việc chính thức của mình.

Câu 13: Số tiền bạn kiếm được từ việc đi làm mỗi tháng
Xét mẫu gồm 20 sinh viên có nguồn thu nhập từ công việc thực tập và công việc bán
thời gian:
Bảng 13. Bảng phân tích dữ liệu thu nhập mỗi tháng của sinh viên UEH

Đại lượng đo lường Thống kê

Trung bình 2.347.500

10% Trimmed Mean 2.268.750

Phương sai mẫu 1.224.862

29
Độ lệch chuẩn 1.106,735

Đại lượng đo lượng Thống kê

Giá trị nhỏ nhất 800.000

Tứ phân vị thứ 1 (Q1) 1.425.000

Trung vị 2.250.000

Tứ phân vị thứ 3 (Q3) 3.250.000

Giá trị lớn nhất 4.650.000

Mode 2.500.000

Khoảng biến thiên 3.850.000

Độ trải giữa 1.825.000


Ước lượng khoảng về trung bình tổng thể
Từ 1.829.538 đến 2.865.462
( Độ tin cậy 95%)

Hình 13. Biểu đồ hộp thể hiện thu nhập mỗi tháng của sinh viên UEH

30
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 13 và bảng 13:
- Số tiền mà sinh viên UEH kiếm được từ việc đi làm dao động ở phạm vi tương đối
rộng.
- Phần lớn người khảo sát kiếm được số tiền trong khoảng 1.425.000 đồng đến
3.250.000 đồng
- Số liệu khảo sát không chênh lệch quá nhiều nên không có giá trị bất thường xuất
hiện. Do đó ta có thể thấy ước lượng về trung bình của tổng thể với độ tin cậy 95% là
đúng. Điều đó cho ta thấy mức tiền lương của sinh viên được trả là phù hợp với mặt
bằng chung.

Câu 14: Bạn có thường tiết kiệm tiền vào mỗi tháng không?
Bảng 14. Bảng tần số thể hiện số sinh viên có khoản tiết kiệm và số sinh viên không
có khoản tiết kiệm mỗi tháng
Phân phối tần suất
Câu trả lời Phân phối tần số Phân phối tần suất
phần trăm (%)
Có 84 0,632 63,2

Không 49 0,368 36,8

Tổng 133 1 100

Có

Không
36.80%

63.20%

Hình 14. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên có khoản tiết kiệm và sinh viên không có
khoản tiết kiệm mỗi tháng

31
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 14 và bảng 14:
- Phần lớn sinh viên UEH tham gia khảo sát dành ra một khoản tiền tiết kiệm mỗi
tháng.
- 36,8% sinh viên không có khoản tiết kiệm. Phần đông sinh viên hơn dành tiền tiết
kiệm mỗi tháng (63,2%), điều này giúp sinh viên có một khoản tiền dù lớn hay nhỏ
nhưng sẽ có ích đối với họ trong tương lai.

15. Bạn dành ra bao nhiêu tiền cho việc tiết kiệm mỗi tháng?
Bảng 15.1. Bảng tần số thể hiện khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH
Phân phối tần
Tiền tiết kiệm Phân phối tần
Phân phối tần số suất phần trăm
(đồng) suất
(%)
100.000-200.000 26 0,31 31
300.000-400.000 22 0,262 26,2
500.000-600.000 18 0,214 21,4
700.000-800.000 4 0,048 4,8
900.000-1.000.000 14 0,166 16,6
Tổng 84 1 100

30
26
25
22

20 18 18
Tần số

15

10

5 4

0
1-2 3-4 5-6 7-8 9-10
Tiến tiết kiệm (trăm nghìn đồng)

32
Hình 15. Biểu đồ thể hiện khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 15.2. Bảng tính toán trung bình mẫu của khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của
sinh viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm
Tiền tiết kiệm (trăm
nghìn đồng) Trị số giữa ( ) Tần số ( )
1-2 1,5 26 39
3-4 3,5 22 77
5-6 5,5 18 99
7-8 7,5 4 30
9-10 9,5 14 133
Tổng 84 378

Trung bình mẫu số tiền tiết kiệm

(trăm nghìn đồng)

Bảng 15.3. Bảng tính toán phương sai mẫu của số tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh
viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm (trung bình mẫu = 4,5)
Tiền tiết kiệm Trị số giữa
(trăm nghin Tần số ( )
đồng) ( )
1-2 1,5 26 -3 9 234
3-4 3,5 22 -1 1 22
5-6 5,5 18 1 1 18
7-8 7,5 4 3 9 36
9-10 9,5 14 5 25 350
Tổng 84 660

Phương sai mẫu

Độ lệch chuẩn mẫu

33
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 15, bảng 15.1, bảng 15.2 và bảng 15.3:
- Có 31% sinh viên dành từ 100.000 đến 200.000 đồng cho việc tiết kiệm, chiếm tỉ lệ
cao nhất.
- Có 4,8% sinh viên dành từ 700.000 đến 800.000 đồng cho việc tiết kiệm, chiếm tỉ lệ
thấp nhất.
- Dựa theo bảng tính toán cho thấy độ lệch chuẩn là tương đối ít (xấp xỉ 2,82) do đó
bộ số liệu có giá trị gần và có sự biến thiên xunq quanh giá trị trung bình.

Câu 16. Bạn thường tiêu xài nhiều vào?


Bảng 16. Bảng tần số thể hiện mốc thời gian sinh viên UEH chi tiêu nhiều
Phân phối tần
Phân phối tần
Mốc thời gian Tần số suất phần trăm
suất
(%)
Đầu tháng 58 0,436 43,6

Giữa tháng 60 0,451 45,1

Cuối tháng 15 0,113 11,3

Tổng 133 1 100

70
60
60 58
Số sinh viên (người)

50

40

30

20
15

10

0
Đầu tháng Giữa tháng Cuối tháng

Hình 16. Biểu đồ thể hiện mốc thời gian sinh viên UEH chi tiêu nhiều

34
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ở hình 16 và bảng 16, đa số sinh viên chi tiêu nhiều vào
đầu tháng (43,6%) và giữa tháng (45,1%), có số ít sinh viên chi tiêu nhiều vào cuối
tháng (11,3%).

Câu 17. Chi tiêu của bạn có thường vượt mức dự định ban đầu không?
Bảng 17. Bảng tần số thể hiện tần suất sinh viên UEH chi tiêu vượt mức dự định
Phân phối tần
Phân phối tần
Câu trả lời Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Có 43 0,323 32,3
Thỉnh thoảng 70 0,526 52,6
Không 20 0,151 15,1
Tổng 133 1 100

15.10%

32.30%

52.60% Có Thỉnh thoảng

Không

Hình 17. Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên UEH chi tiêu vượt mức dự định

Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 17 và bảng 17:

35
- 52,6% sinh viên thỉnh thoảng và 32,3% sinh viên có chi tiêu vượt mức dự định cho
thấy rằng số sinh viên này đã có nhận thức trong việc quản lí chi tiêu nhưng hiệu quả
chưa được tối ưu.
- 15,1% sinh viên thường không vượt mức chi tiêu thể hiện là số lượng sinh viên này
có nhận thức trong việc quản lí khá tốt, có thể kiểm soát hành vi tiêu xài của mình
hiệu quả.
- Tuy vậy, số lượng sinh viên có khả năng kiểm soát chi tiêu là ít (15,1%) do đó, cần
tăng cường nâng cao nhận thức của sinh viên trong vấn đề này.

Câu 18. Bạn nhận xét chi tiêu bản thân như thế nào?
Bảng 18. Bảng tần số thể hiện nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bản thân
Phân phối tần
Phân phối tần
Nhận xét Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Phung phí 13 0,098 9,8%

Hơi phung phí 52 0,391 39,1%

Chi tiêu ổn 50 0,376 37,6%

Chi tiêu hợp lí 12 0,090 9,0%

Chi tiêu tiết kiệm 6 0,046 4,6

Tổng 133 1 100

60
52
50
50
Số sinh viên (người)

40

30

20
13 12
10 6

0
Phung phí Hơi phung phí Chi tiêu ổn Chi tiêu hợp lí Chi tiêu tiết
kiệm

Hình 18. Biểu đồ thể hiện nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bản thân

36
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 18 và bảng 18:
- Phần lớn sinh viên tự nhận thấy bản thân còn chi tiêu hơi phung phí (39,1%) và chi
tiêu ổn (37,6%).
- Số lượng sinh viên cho rằng bản thân tiêu xài phung phí chiếm ít (9,8%).
- Sinh viên tự nhận thấy bản thân chi tiêu tiết kiệm (4,5%) và chi tiêu hợp lí (9%) là ít
nhất, thể hiện rằng số đông sinh viên có kế hoạch chi tiêu chưa thật sự hiệu quả.
- Từ đó ta nhận thấy, sinh viên cần có cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn.

Câu 19. Bạn có hài lòng với việc quản lí chi tiêu của mình không?
Bảng 19. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về quản lí chi tiêu của bản
thân
Phân phối tần
Phân phối tần
Đánh giá Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Không hài lòng 38 0,286 28,6
Bình thường 83 0,624 62,4
Hài lòng 12 0,090 9,0
Tổng 133 1 100

37
90
83
80

70
Số sinh viên (người)

60

50

40 38

30

20
12
10

0
Không hài lòng Bình thường Hài lòng

Hình 19. Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về quản lí chi tiêu của bản
thân
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 19 và bảng 19:
- Đa số sinh viên UEH tham gia khảo sát chưa thực sự hài lòng với việc quản lí chi
tiêu của mình.
+ Có 62,41% sinh viên chọn “Bình thường”, chiếm tỉ lệ cao nhất;
+ Có 28,57% sinh viên chọn “Không hài lòng”.
- Ngược lại, chỉ có 9,02% sinh viên chọn “Hài lòng”, chiếm tỉ lệ thấp nhất.
- Lí do của việc này là do việc lên kế hoạch chi tiêu còn có nhiều hạn chế, sinh viên
chưa thể kiểm soát tốt được hành vi tiêu dùng của mình. Vì vậy, sinh viên cần nâng
cao nhận thức của bản thân trong việc quản lí chi tiêu.

Câu 20: Bạn thấy tầm quan trọng của việc quản lí chi tiêu như thế nào?
Bảng 20.1. Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về tầm quan trọng của
việc quản lí chi tiêu
Phân phối tần
Phân phối tần
Mức độ Phân phối tần số suất phần trăm
suất
(%)
Không quan trọng 23 0,045 4,5
Bình thường 6 0,173 17,3
Quan trọng 104 0,782 78,2

38
Tổng 133 1 100

4.50%

17.30%

Không quan trọng

Bình thường
78.20%
Quan trọng

Hính 20. Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về tầm quan trọng của việc
quản lí chi tiêu
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ở hình 20 và bảng 20.1:
- Sinh viên cho rằng việc quản lí chi tiêu là “quan trọng” chiếm tỉ lệ cao nhất (78,2%),
tiếp theo là tỉ lệ sinh viên cho rằng “bình thường” (17,3%) và cuối cùng chỉ có 4,5%
sinh viên đánh giá là “không quan trọng”. Điều đó thể hiện được sinh viên UEH có
nhận thức về tầm quan trọng của quản lí chi tiêu khá tốt.
- Nhận xét của câu này khá mâu thuẫn với câu 19, chứng tỏ sinh viên biết được việc
quản lí chi tiêu là quan trọng nhưng chưa biết được cách để đạt được hiệu quả tối ưu
trong vấn đề kiểm soát chi tiêu của mình.

Kết hợp dữ liệu từ câu 1 và câu 20, ta có:
Bảng 20.2. Bảng chéo thể hiện đánh giá của sinh viên từng khóa về tầm quan trọng
của việc quản lí chi tiêu
Đánh giá
Niên Số sinh viên
khóa Không từng khóa
Bình thường Quan trọng
quan trọng
K48 2 15 84 101
K47 0 1 10 11
K46 2 3 6 11
K45 2 1 7 10
Tổng 6 20 107 133

39
Bảng 20.3. Bảng chéo phần trăm thể hiện đánh giá của sinh viên từng khóa về tầm
quan trọng của việc quản lí chi tiêu
Đánh giá
Niên Số sinh viên
khóa Không từng khóa
Bình thường Quan trọng
quan trọng
K48 1,98 14,85 83,17 100
K47 0,00 9,09 90,91 100
K46 18,18 27,27 54,55 100
K45 20,00 10,00 70,00 100

Nhận xét:
Dựa vào bảng 20.2 và 20.3:
- Từ K45 đến K48, hơn 50% số sinh viên tham gia khảo sát của mỗi khóa đều nhận
thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu.
- Phần lớn các bạn sinh viên UEH nhận thức được tầm quan trọng của việc chi tiêu,
nhưng bên cạnh đó vẫn có một số ít đối tượng tham gia khảo sát chưa thực sự cho
rằng việc quản lí chi tiêu đóng vai trò to lớn trong đời sống.
- Do vậy, để cải thiện được vấn đề chi tiêu không hợp lí, nhóm chúng em đề ra các
giải pháp:
+ Phân bổ chi tiêu hợp lí;
+ Thay đổi thói quen mua sắm;
+ Tạo một khoản dự trù;
+ Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ quản lí chi tiêu cá nhân.

PHẦN E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng em xin đưa ra một số kết luận và đề
xuất như sau:
Có thể thấy, hầu hết những sinh viên UEH tham gia khảo sát đều ý thức được vấn
đề chi tiêu của bản thân. Các bạn sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của
việc quản lý chi tiêu, sắp xếp tài chính một cách phù hợp ở môi trường đại học. Đa
phần sinh viên chi tiêu nhiều vào các khoản thiết yếu, có tính bắt buộc như: tiền ăn,
tiền trọ. Các khoản khác như tiền mua sắm, giải trí,... sẽ có nhiều chênh lệch giữa từng
cá nhân tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người.

40
Tuy nhiên, bên cạnh những bạn ý thức được tầm quan trọng của chi tiêu, vẫn còn
một số ít chưa nhận thức được tình hình chi tiêu của bản thân, thường bị rơi vào tình
trạng tiêu xài quá lố, vượt mức dự định, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vật chất
lẫn tinh thần của sinh viên.
Nắm bắt được điều đó, chúng em đưa ra các đề xuất về giải pháp quản lý tài chính
cho các bạn sinh viên nói chung và sinh viên UEH nói riêng:
1. Phân bổ chi tiêu hợp lý
Bản thân mỗi sinh viên nên lập cho mình một kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bao gồm
những khoản chi cụ thể cho cá nhân, trong đó có cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Thực hiện phân bổ chi tiêu hợp lý giúp bản thân sinh viên kiểm soát được chi tiêu của
mình, đồng thời có thể linh hoạt sắp xếp kế hoạch chi tiêu cho những dự định sắp tới.
2. Thay đổi thói quen mua sắm
Trước khi mua sắm, sinh viên nên cân nhắc về số tiền bản thân đang có để điều
chỉnh số lượng mua hàng sao cho hợp lý. Mỗi cá nhân cũng cần có một danh sách bao
gồm các mặt hàng thiết yếu cần mua. Sinh viên vẫn nên ưu tiên các mặt hàng có chất
lượng tốt, dù giá khá cao nhưng có thể đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài.
3. Tạo một khoản dự trù
Nhìn vào thực tế, dù việc sắp xếp chi tiêu kĩ càng đến đâu, cũng khó có thể tránh
khỏi những sự cố không dự đoán được. Do đó sinh viên cần tạo một khoản tiền dự trù
để chủ động trong việc chi tiêu và không bị các tình huống đột xuất làm sinh viên rơi
vào thế bị động.
4. Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ quản lí chi tiêu cá nhân
Ngày nay, có rất nhiều cách để giúp việc chi tiêu cá nhân trở nên nhẹ nhàng và đơn
giản, từ phương thức truyền thống đến hiện đại. Các phần mềm ứng dụng trên thiết bị
điện tử được ra đời nhằm mục đích đó.
Các ưu điểm của các ứng dụng:
- Tiện lợi, nhanh chóng.
- Dễ dàng quản lí chi tiêu của 1 tháng, 1 năm.
- Chủ động trong việc kiểm soát nguồn tiền của bản thân một cách hiệu quả.
Có thể kể đến các app như: ứng dụng ngân hàng số thông minh TNEX, sổ thu chi
Misa,....

41
LỜI CẢM ƠN

Dự án khảo sát “Chi tiêu của sinh viên UEH trong vòng một tháng” của nhóm 3 –
Mai Đẹt-ti-ni đã được hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất:
Trước hết, chúng em – nhóm 3: Mai Đẹt-ti-ni xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc, giảng viên bộ môn Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế và kinh doanh, đã truyền đạt những kiến thức hữu ích, cần thiết và hướng dẫn
tận tình cho chúng em để dự án được hoàn thiện nhất có thể. Theo sau đó, Mai Đẹt-ti-
ni cũng xin được cảm ơn những bạn, anh, chị đã tích cực tham gia khảo sát giúp
chúng em có thêm nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho dự án của mình. Và không
thể không nhắc đến sự đóng góp không nhỏ của từng cá thể thành viên trong nhóm
Mai Đẹt-ti-ni đã rất nỗ lực cùng nhau hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
Tuy vậy, dự án của chúng em cũng vẫn còn rất nhiều thiếu xót cần được điều chỉnh
và hoàn thiện, nhóm em rất mong nhận được nhận xét và đóng góp của cô cùng các
bạn trong lớp. Từ đó, chúng em sẽ rút kinh nghiệm và các dự án về sau được cải thiện
tốt hơn.
Và cuối cùng, nhóm 3 xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến mọi
người.

42
PHỤ LỤC

I. Bảng câu hỏi khảo sát

LOẠI
THÔNG TIN
THÔNG CÂU HỎI CHI TIẾT GHI CHÚ
KHẢO SÁT
TIN

1. Bạn là sinh viên khóa mấy?


Về người  K45
Khóa sinh viên
làm làm  K46
UEH
khảo sát  K47
 K48

Mức chi tiêu dự 2. Bạn dự định mức chi tiêu


định hằng tháng (đồng) là bao nhiêu?
Tổng quát
Mức chi tiêu tiêu 3. Số tiền (đồng) chi tiêu thực tế
thực tế mỗi tháng là?
Cụ thể 4. Bạn đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố dưới đây 1: Không ảnh
tác động tới chi tiêu của bạn như hưởng
thế nào? 2: Rất ít ảnh
Đánh giá của ➡ Đánh giá từ 1 tới 5 các yếu tố hưởng
sinh viên lên các sau: 3: ít ảnh hưởng
yếu tố - Tiền ăn 4: Ảnh hưởng
- Tiền trọ nhiều
- Tiền học tập 5: Ảnh hưởng
- Tiền mua sắm rất nhiều
- Tiền giải trí

5. Bạn có chuẩn bị quỹ dự


Chuẩn bị quỹ dự
phòng (hư xe, bệnh tật,...)
phòng
không?

Số tiền căn bản 6. Mỗi ngày căn bản bạn sử Người tham gia
sử dụng mỗi dụng bao nhiêu tiền? khảo sát tự nhập
ngày số liệu

Hình thức lưu trú 7. Bạn đang lưu trú dưới hình Người tham gia

43
thức gì?
 Ở chung với gia đình khảo sát tự nhập
 Ở trọ thông tin
 Khác

Chi phí cho chỗ 8. Số tiền bạn chi mỗi tháng cho
ở chỗ ở là bao nhiêu?

Người tham gia


Tần suất ăn hàng 9. Một tháng bạn ăn ngoài hàng
khảo sát tự nhập
quán quán bao nhiêu lần số liệu

10. Bạn đi học bằng phương tiện


gì?
 Đi bộ
Phương tiện đi
 Xe buýt
học
 Xe máy
 Xe công nghệ (Grab,
Gojek,...)
11. Trung bình mỗi tháng bạn
Chi phí cho nhu chi bao nhiêu tiền (đồng) cho
yếu phẩm nhu cầu thiết yếu cá nhân (dầu
gội, kem đánh răng,...)?
12. Bạn có những nguồn thu
nhập nào cho việc chi tiêu của
mình?
Các nguồn thu  Gia đình chu cấp
nhập  Công việc thực tập
 Công việc bán thời gian
 Học bổng, hỗ trợ tài chính
khác

Người tham gia


Kiếm tiền từ việc 13. Số tiền (đồng) bạn kiếm
khảo sát tự nhập
đi làm được từ việc đi làm mỗi tháng? số liệu

44
14. Bạn có thường tiết kiệm tiền
Tiết kiệm
vào mỗi tháng không?

15. Bạn dành ra bao nhiêu tiền


Số tiền tiết kiệm (đồng) cho việc tiết kiệm mỗi
tháng?

16. Bạn thường tiêu xài nhiều


vào khoảng thời gian nào?
Khung thời gian
 Đầu tháng
tiêu xài nhiều
 Giữa tháng
 Cuối tháng
17. Chi tiêu của bạn có thường
Tình trạng chi
vượt mức dự định so với ban
tiêu
đầu không?

18. Bạn nhận xét chi tiêu bản


thân như thế nào?
 Phung phí
Nhận xét chi tiêu
 Hơi phung phí
của bản thân
 Chi tiêu ổn
 Chi tiêu hợp lí
 Chi tiêu tiết kiệm
Tổng
kết/Đánh giá 19. Bạn có hài lòng với việc
chung.
quản lý chi tiêu của mình
Đánh giá việc
không?
quản lý chi tiêu
của bản thân  Không hài lòng
 Bình thường
 Hài lòng

20. Bạn thấy tầm quan trọng của


việc quản lý chi tiêu như thế
Đánh giá mức độ
nào?
quan trọng của
quản lý chi tiêu  Không quan trọng
 Bình thường
 Quan trọng

45
II. Thông tin người làm khảo sát
Địa chỉ email:
1. nguyenmyle1007@gmail.com
2. phambaotram02022004@gmail.com
3. anhthuphuc512@gmail.com
4. trangpham778@gmail.com
5. nguyenyennhiviettel@gmail.com
6. mmb@gmail.com
7. boombayah2004@gmail.com
8. huonglyvunguyen271004@gmail.com
9. nhungo.31221020370@st.ueh.edu.vn
10. thaitrinh12100@gmail.com
11. ynhi290204@gmail.com
12. namcovid4@gmail.com
13. hoangnhi.acpro@gmail.com
14. kaylyxxxx@gmail.com
15. dinhhoangquan30102004@gmail.com
16. nguyenthaovy5326@gmail.com
17. ducdong.31221020704@st.ueh.edu.vn
18. khanhduong.31221020988@st.ueh.edu.vn
19. voquynhnhu260604@gmail.com
20. nhocvu0594@gmail.com
21. vuuthanhngan243@gmail.com
22. vietkhanh.study@gmail.com
23. dangthanhnhi224@gmail.com
24. tienphuc01012004@gmail.com
25. maile.31221021667@st.ueh.edu.vn
26. huynhthaotien2004@gmail.com
27. trgianguyen170404@gmail.com
28. laitranthanhtruc1854@gmail.com
29. minhtran.31221020737@st.ueh.edu.vn
30. lqalqdnt02032004@gmail.com
31. phamnyaiminh712004@gmail.com
32. thunguyen.31221021485@st.ueh.edu.vn
33. dthnhung05112004@gmail.com
34. tuankhoaanh2104@gmail.com
35. huudatmd1@gmail.com
36. kimnhung21072004@gmail.com
37. linhhuynh.31221021000@st.ueh.edu.vn
38. khacohocpr0@gmail.com
39. annqmta@gmail.com
40. phamyenvy304@gmail.com
41. khoathach2202@gmail.com
42. vptt2004@gmail.com
43. khanhnhuyeudau2802@gmail.com
44. nguyenhuunhanleloi@gmail.com
46
45. anhthi20040507@gmail.com
46. nguyenkha051004@gmail.com
47. kieusuong.thai@gmail.com
48. ngantruong.31221022155@st.ueh.edu.vn
49. tranngocmai231@gmail.com
50. chi.ntq1907@gmail.com
51. thanhoanh2708@gmail.com
52. thucthuvo1106@gmail.com
53. vinh0105q@gmail.com
54. nguyencongminh9981@gmail.com
55. nguyenchengochue@gmail.com
56. duyenpham.31221027067@st.ueh.edu.vn
57. behumble2004@gmail.com
58. duykhaduong2004@gmail.com
59. tuannguyen12a1pro@gmail.com
60. hellotoro010101@gmail.com
61. thaonguyen.31221021221@st.ueh.edu.vn
62. h.yen30012004@gmail.com
63. kimtrinh11959@gmail.com
64. nttthuong2701@gmail.com
65. tritantran04@gmail.com
66. lelele@gmail.com
67. dn0468116@gmail.com
68. khanguyen.31221020983@st.ueh.edu.vn
69. 31221023141@student.isb.edu.vn
70. thgggiang@gmail.com
71. dinhlam.bale@gmail.com
72. leloi.8a2.minhthu.34@gmail.com
73. lenguyen.31221025675@st.ueh.edu.vn
74. youaremyeverything1910@gmail.com
75. minhchau27924@gmail.com
76. baohan082004@gmail.com
77. holong13082004@gmail.com
78. ha.thanh.24.9.2002@gmail.com
79. ballchouxsea@gmail.com
80. ngtrinh1916@gmail.com
81. huongquynhnguyen0401@gmail.com
82. mylinhqh2004@gmail.com
83. dominhquan3082@gmail.com
84. benam889@gmail.com
85. nguyennguyen.31221025444@st.ueh.edu.vn
86. kietmac.31221020996@st.ueh.edu.vn
87. vynguyen.31221025463@st.ueh.edu.vn
88. thieunhuhang25@gmail.com
89. nnthuyy0910@gmail.com
90. hanguyenquynhvy1310@gmail.com

47
91. hangia2404@gmail.com
92. chiennguyen.31221026769@st.ueh.edu.vn
93. thuyvy08072004@gmail.com
94. ngoccdiemm0201@gmail.com
95. pnlam09@gmail.com
96. maidettini@gmail.com
97. myleeng04@gmail.com
98. linhdangngothuy12a621@gmail.com
99. levinget518@gmail.com
100. tranthiminhthu0059@gmail.com
101. luanchitran@gmail.com
102. nguyenhanhnguyen1448@gmail.com
103. tedle200409@gmail.com
104. thunguyen.88224020331@st.ueh.edu.vn
105. nhinguyen.31221026325@st.ueh.edu.vn
106. changkiddo639@gmail.com
107. truonggianganvlg@gmail.com
108. ldmn1803@gmail.com
109. anhtuan126@gmail.com
110. nhathavo48@gmail.com
111. duchuy071103@gmail.com
112. trgb05@gmail.com
113. nuongnguyen1308@gmail.com
114. truongbaogia1903@gmail.com
115. baotruong0408@gmail.com
116. tamdinh.cme@gmail.com
117. thaovytran.work@gmail.com
118. htbaongoc1203@gmail.com
119. lenhut960@gmail.com
120. khangyeu141@gmail.com
121. 22145092@student.hcmute.edu.vn
122. vyvoivlg@gmail.com
123. lengthimy10072004@gmail.com
124. phanquocthaideptrai@gmail.com
125. hgg159111@gmail.com
126. hamynguyen1212@gmail.com
127. giamy120304@gmail.com
128. dungnguyen0105@gmail.com
129. ductran@gmail.com
130. thuhuongngungoc@gmail.com
131. quyennguyenvlg@gmail.com
132. baotruongvin@gmail.com
133. lananhcute@gmail.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48
1. Hoàng Trọng biên dịch, Giáo trình “Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh", NXB
Hồng Đức.
2. Slide bài giảng của TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
3. HN dịch (30/05/2022), “Kinh tế Việt Nam bứt phá sau đại dịch”,
https://baochinhphu.vn/kinh-te-viet-nam-but-pha-sau-dai-dich-
102220530084419455.htm?
fbclid=IwAR0i7_9x_0x54KdmSjGPYAv93Z9aZtWpXQTwTadZZ5QVkxakcpOnj5h
3y0I, trích dẫn ngày 03/01/2023.
4. TNEX, “5 bí kíp giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả”,
https://www.tnex.com.vn/5-bi-kip-giup-ban-quan-ly-chi-tieu-ca-nhan-hieu-qua/?
fbclid=IwAR2eONLzS1HAtb8SL5aS7nyx2bEmYrs6uhLT4C7paOnWKfmXgQUSy
M08WG0, trích dẫn ngày 03/01/2023.
5. Team Cleanipedia (27/09/2021), “14 Cách chi tiêu hợp lý tiết kiệm quản lý tài
chính trong 1 tháng”, https://www.cleanipedia.com/vn/su-ben-vung/meo-hay-chi-tieu-
hop-ly-cho-vo-chong-son.html?fbclid=IwAR0JMUkNqEDPyc-
nHe7bqxe_RG0p3Q4eeP6UJKgBdZIWfbqr6xBrP1rZbVU, trích dẫn ngày
03/01/2022.

49

You might also like