You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC UEH

KHOA TOÁN – THỐNG KÊ

BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN


VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM

MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH


Giảng viên:
Lớp HP: 22D1STA50800537
Nhóm sinh viên thực hiện:

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2022

1
TÓM TẮT BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ

Thống kê từ lâu đã được xem là một môn học mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn đời
sống ở nhiều lĩnh vực. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những lý thuyết từ bài
giảng hay sách vở, nhóm chúng em đã cùng nhau thực hiện một dự án mang tên “Khảo sát
quan điểm của sinh viên về việc tham gia CLB/đội/nhóm”.
Bằng cách áp dụng những kiến thức đã được học trong bộ môn “Thống kê trong kinh tế
và kinh doanh” cũng như với những kỹ năng đã có, chúng em đã tiến hành khảo sát qua
Google Forms với 151 sinh viên UEH. Sau đó tiến hành các thống kê mô tả, phân tích để
hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ cũng như mong muốn của sinh viên về việc tham gia,
không tham gia các CLB/đội/nhóm. Ngoài ra, qua dự án lần này, chúng em có thể tích lũy
thêm nhiều kinh nghiệm hơn cho những lần thực hiện tiếp theo cũng như cho công việc
trong tương lai.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 16


Thành viên Tỉ lệ % đóng góp
Dương Ngọc Sam 100%
Văn Thị Thảo Nhi 100%
Vũ Ngọc Phương Nhi 100%
Lê Hoàng Bích Phượng 100%
Lê Thị Như Ý 100%

2
MỤC LỤC

TÓM TẮT BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ...................................................................2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 16.........................................................................2
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH..................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................8
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................8
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu...............................................................................8
1.2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu...................................................................................9
1.3 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.............................................................................10
1.1.1 Mục tiêu chung.......................................................................................................10
1.1.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................10
1.4 Phạm vi và đối tượng khảo sát...............................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................11
2.1 Cơ sở lý thuyết.........................................................................................................11
2.1.1 Định nghĩa về CLB/đội/nhóm................................................................................11
2.1.2 Lợi ích của việc tham gia CLB/đội/nhóm..............................................................11
2.1.3 Những điều cần chuẩn bị khi tham gia CLB/đội/nhóm..........................................12
2.1.4 Các yếu tố của một CLB thu hút được nhiều sinh viên..........................................12
2.2 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................14
3.1 Mục tiêu dữ liệu.......................................................................................................14
3.2 Cách tiếp cận dữ liệu..............................................................................................14
3.3 Kế hoạch phân tích.................................................................................................14
3.4 Độ tin vậy và độ giá trị...........................................................................................15
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THU THẬP VÀ NGHIÊN CỨU...................15
4.1 Giới tính của bạn là gì?...........................................................................................15
4.2 Bạn là sinh viên khóa mấy?....................................................................................15
4.3 Bạn đã tham gia CLB/ đội/ nhóm nào chưa?.......................................................16
4.4 Bạn có định hướng tham gia CLB/Đội/Nhóm gì? (Đối tượng được chọn 1 hoặc
nhiều câu trả lời)...........................................................................................................17
4.5 Nếu gặp áp lực trong khi tham gia CLB/ đội/ nhóm, bạn sẽ làm gì?.................18

3
4.6 Theo bạn, việc tham gia vào CLB/ đội/ nhóm nói chung sẽ phát triển những kỹ
năng gì? (Sinh viên có quyền chọn một hoặc nhiều câu trả lời)...............................18
4.7 Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/
nhóm...............................................................................................................................19
4.8. Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về một CLB/Đội/Nhóm như thế nào
thì nên tham gia.............................................................................................................21
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT CHUNG VÀ KẾT LUẬN...................................................24
5.1 Nhận xét chung........................................................................................................24
5.2 Kết luận và kiến nghị..............................................................................................25
5.3 Những mặt hạn chế của nghiên cứu......................................................................25
5.3.1 Đối với đề tài nghiên cứu.......................................................................................25
5.3.2 Đối với nhóm..........................................................................................................25
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................26
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI DÙNG TRONG CUỘC KHẢO SÁT “QUAN ĐIỂM
CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM”....................................26

4
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Bảng thể hiện tần số nam, nữ thực hiện khảo sát
Bảng 2. Bảng tần số thể hiện khóa học của sinh viên tham gia khảo sát
Bảng 3. Bảng tần số thể hiện tỷ lệ tham gia CLB/ đội/ nhóm của sinh viên
Bảng 4. Bảng thể hiện các loại câu lạc bộ/ đội/ nhóm sinh viên có định hướng tham gia
Bảng 5. Bảng số liệu thể hiện hành vi của hành viên khi gặp áp lực trong việc tham gia
CLB
Bảng 6. Bảng thể hiện số liệu về kỹ năng mà sinh viên được trau dồi khi tham gia CLB
Bảng 7. Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về điều kiện để tham gia CLB
Bảng 8. Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của những điều kiện để tham gia
CLB
Bảng 9.Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về Một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì
nên tham gia.
Bảng 10. Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của Một CLB/Đội/Nhóm như thế
nào thì nên tham gia.

5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ phần trăm sinh viên các khóa tham gia khảo sát
Biểu đồ 2. Tần suất phần trăm sinh viên tham gia các câu lạc bộ/ đội/ nhóm
Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ câu lạc bộ sinh viên có định hướng tham gia
Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng mà sinh viên cho rằng mình được trau dồi khi tham
gia CLB/ đội/ nhóm
Biểu đồ 5. Mức độ đồng ý về điều kiện để tham gia các CLB/Đội/Nhóm.
Biểu đồ 6. Mức độ đồng ý về Một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì nên tham gia.

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mô hình các yếu tố một CLB/đội/nhóm mà sinh viên nên tham gia..........................13

Hình 2 Mô hình lợi ích khi tham CLB/đội/nhóm...................................................................14

7
LỜI MỞ ĐẦU
Với đa phần các bạn tân sinh viên vừa mới bước chân lên môi trường đại học, điều các
bạn có thể quan tâm nhiều nhất chính là việc có nên hay không tham gia các
CLB/Đội/Nhóm. Tại UEH, vấn đề về việc có nên tham gia các CLB/đội/nhóm cũng luôn
được các bạn sinh viên quan tâm, đặc biệt là đối với tân sinh viên. Đối với môi trường năng
động khác hẳn so với thời cấp 3, nhiều bạn sinh viên có xu hướng cởi mở hơn và mong
muốn tìm một vị trí để phát triển bản thân cũng như có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm
tích lũy cho tương lai sau này. Vậy nên việc tham gia CLB/đội/nhóm là sự lựa chọn đáng
quan tâm. Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên khác sẽ lựa chọn không tham gia
CLB/đội/nhóm mà thay vào đó lựa chọn thực hiện những công việc khác như đi làm thêm,
đi tình nguyện hoặc đơn giản là các bạn không có ý định. Việc tham gia hay không đều là
những tùy chọn phụ thuộc vào suy nghĩ lẫn ý muốn của bản thân các bạn sinh viên. Tuy
vậy, khi tham gia, ngoài những mặt tích cực mà các bạn sinh viên có thể nhận được, những
mặt tiêu cực nhất định cũng khó thể tránh khỏi. Lẽ đó, mỗi sinh viên đều có quan điểm riêng
về vấn đề này. Bài báo cáo dự án nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu suy nghĩ của sinh
viên về việc tham gia các CLB/đội/nhóm. Từ đó giúp sinh viên có định hướng rõ ràng mục
đích tham gia các CLB/đội/nhóm hơn.

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Kết thúc quãng thời gian cấp 3, bước chân lên môi trường Đại học đầy lạ lẫm và mới mẻ,
ắt hẳn các bạn sinh viên sẽ phải cần thời gian để có thể làm quen những điều mới. Một trong
số đó chính là CLB/đội/nhóm. Và trong các trường Đại học, có rất nhiều các hoạt động câu
lạc bộ cho sinh viên chọn lựa. Thậm chí có những trường quy mô các CLB/đội/nhóm lên tới
hàng chục. Để bổ sung kiến thức chuyên ngành sinh viên có thể tham gia một CLB có liên
quan đến lợi ích học tập. Hoặc để thỏa mãn sở thích, niềm đam mê của bản thân, sinh viên
cũng có thể chọn lựa các câu lạc bộ năng khiếu, nghệ thuật để thể hiện cũng như phát huy
tài năng.

Việc tham gia CLB/đội/nhóm giúp sinh viên có thể củng cố, áp dụng những vấn đề trong
học thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đương nhiên, bên cạnh nhận được những lợi ích
tích cực, không tránh khỏi việc tham gia cũng đem lại những mặt tiêu cực, vô hình chung áp
lực lên chính những sinh viên tham gia. Một số câu hỏi đặt ra là: Sinh viên lựa chọn như thế
nào trong một môi trường Đại học đầy năng động, không ngừng tiến lên? Các yếu tố nào tác
8
động quyết định tham gia hay không tham gia CLB/đội/nhóm của họ? Trong bối cảnh có rất
nhiều các câu lạc bộ như vậy, làm thế nào để các CLB/đội/nhóm có thể thu hút được sinh
viên và có được một danh tiếng vững chắc trong môi trường Đại học?

Để trả lời được những câu hỏi trên, việc thấu hiểu suy nghĩ và các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hay không tham gia của sinh viên là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đối
với các CLB/đội/nhóm trường Đại học UEH. Nhận thấy được điều đó, nhóm đã lựa chọn đề
tài“KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM
”. Đề tài sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết thang đó từ đó giúp người đọc có những cái
nhìn sâu sắc hơn về CLB/đội/nhóm cũng như hành vi và quan điểm của sinh viên đối với
vấn đề này.

1.2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu


Trong bối cảnh hội nhập không ngừng phát triển ngày nay, con người không thể nào ù lì,
thụ động đón chờ kết quả mà phải biết cách làm thế nào để nắm bắt cơ hội. Đặc biệt là thế
hệ trẻ sinh viên phải sớm hình thành được cho mình những kĩ năng mềm và tìm được một
nơi mà bản thân có thể trau dồi năng lực cũng như phát huy sở trường. Và CLB/đội/nhóm
chính là đáp án cần tìm đó. CLB/đội/nhóm ở môi trường đại học là một phần không thể nào
thiếu. Việc tham gia CLB/đội/nhóm đem lại rất nhiều lợi ích nếu các bạn trẻ sinh viên biết
cách tận dụng đúng. Những kỹ năng mềm căn bản sẽ được hình thành và trau dồi sớm, giúp
sinh viên tích lũy được kinh nghiệm và có “sân chơi” thỏa sức sáng tạo, thể hiện cá tính của
bản thân.

Tuy nhiên, việc tham gia CLB/đội/nhóm cũng đòi hỏi sinh viên phải biết cách sắp xếp
thời gian làm sao cho cân bằng, hợp lí giữa các việc. Nếu không, sinh viên sẽ dễ gặp phải
những áp lực vô hình, làm cho cuộc sống thường ngày và CLB/đội/nhóm bị đảo lộn. Vì vậy,
nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu “Khảo sát quan điểm của sinh viên về việc tham
gia CLB/đội/nhóm” nhằm có thể giúp sinh viên tự trả lời được các câu hỏi mà bản thân thắc
mắc. Cũng thông qua đó hiểu được suy nghĩ và mong muốn rõ nhất của sinh viên về
CLB/đội/nhóm, giúp đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng tính hiệu
quả khi tham gia các CLB/đội/nhóm.

1.3 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu


1.1.1 Mục tiêu chung

9
Phân tích những quan điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia CLB/đội/nhóm
của sinh viên. Qua đó, có thể biết được quan điểm của sinh viên về việc tham gia các
CLB/đội/nhóm. Từ đó, có thể đáp ứng được nhu cầu khách quan của sinh viên và
giúp các CLB/đội/nhóm hiểu rõ được suy nghĩ đa phần của các bạn sinh viên khi lựa
chọn hay không lựa chọn tham gia CLB/đội/nhóm.

1.1.2 Mục tiêu cụ thể


- Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hay không tham gia
CLB/đội/nhóm.

- Những nhận định, ý kiến của sinh viên Đại học UEH đã tham gia CLB/đội/nhóm và
chưa tham gia CLB/đội/nhóm

- Tổng hợp những nhận xét, mong muốn của sinh viên về các CLB/đội/nhóm trong
đại học UEH. Từ đó, có thể giúp các CLB/đội/nhóm hiểu rõ các bạn sinh viên có
mong muốn, lựa chọn như nào và sau đó phát triển các mặt tốt, tích cực của
CLB/đội/nhóm đó hơn.

1.4 Phạm vi và đối tượng khảo sát


- Thời gian khảo sát: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ 15/03/2022 đến 24/03/2022

- Thông tin, dữ liệu được thu thập từ bảng khảo sát câu hỏi với hình thức google biểu
mẫu đến các đối tượng quan sát.

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang theo học Đại học UEH

- Số lượng mẫu: 151

10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Định nghĩa về CLB/đội/nhóm

Khi chúng ta vừa bước sang một môi trường hoàn toàn mới – Đại học. Có rất nhiều
thứ “mới” mà chúng ta sẽ được làm quen một trong số đó là CLB (câu lạc bộ). Khi
tham gia CLB, sinh viên chúng ta có cơ hội trải nghiệm và học hỏi các anh chị khóa
trên và bạn đồng trang lứa.

Tuy nhiên, trong số chúng ta cũng có rất nhiều sinh viên không có định hướng rõ
ràng khi vào CLB mà tham gia theo xu hướng, theo đám đông. Không rõ mục đích
hay mong muốn cá nhân. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ bản thân phù hợp với CLB nào,
mục đích hướng đến khi tham gia CLB để không bị tốn thời gian, tiền bạc.

Ngày nay, càng ngày càng có nhiều CLB ra đời với nhiều mục đích khác nhau đáp
ứng nhu cầu tìm tòi, phát triển bản thân cho giới trẻ. Các CLB trong trường gồm có
nhiều mảng chuyên môn. Các CLB ngoài trường thì đa dạng, phong phú với những
mảng có thể bạn chưa từng biết.

Tóm lại, mỗi CLB/đội/nhóm có những tính chất, đặc điểm riêng phù hợp với từng
hoàn cảnh, tính cách của bạn. Chúng ta nên tham khảo xem liệu bản thân có thích
hợp với CLB/đội/nhóm đó không rồi hẵng quyết định. Việc tham gia CLB trong hay
ngoài trường đều có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sinh viên chúng ra , cả tích cực lẫn
tiêu cực, vậy nên chúng ra cần phải tìm hiểu kĩ trước khi tham gia.

2.1.2 Lợi ích của việc tham gia CLB/đội/nhóm

- Tham gia CLB/đội/nhóm tạo cho chúng ta rất nhiều cơ hội để tìm hiểu về bản thân,
điểm mạnh và điểm yếu của chính chúng ta. Với những công việc, nhiệm vụ mà CLB
đưa ra chúng ta được trải nghiệm và nhận được rất nhiều điều mới. CLB còn giúp
chúng ta học về cách giải quyết tình huống khi gặp một sự bất ngờ, với mỗi sự cố,
chúng ta sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân và phát triển hơn mỗi ngày.

- Tham gia CLB/đội/nhóm cũng giúp chúng ta phát triển kỹ năng mềm. Kỹ năng
mềm là một trong những công cụ giúp chúng ta hoàn thiện và phát triển bản thân. Đó
là những kỹ năng giúp chúng ta tương tác tốt hơn người khác trong giao tiếp, trong
cách xử lý tình huống hay quản lý. Chúng ta sẽ được học hỏi các kỹ năng: kỹ năng
quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…

- CLB là nơi giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ dễ dàng nhất. Trong CLB, có rất
nhiều thành viên với nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta sẽ được làm quen với tất cả
mọi người và xây dựng mối quan hệ từ đó. Đồng thời cũng được học hỏi và mở rộng
tầm nhìn từ những người chúng ta quen.

- Chúng ta có những kỷ niệm trong năm tháng Đại học. Khi tham gia CLB, chúng ta
sẽ có những khoảng thời gian training cuối tuần, những hoạt động ngoại khóa kết nối

11
các thành viên...Khi ra trường chúng ta sẽ mang theo mình những kỷ niệm thanh
xuân tuổi 20 mà không phải ai cũng có.

2.1.3 Những điều cần chuẩn bị khi tham gia CLB/đội/nhóm

Khi chúng ta quyết định tham gia vào CLB có rất nhiều thứ cần chuẩn bị vì nó còn
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Thời gian tham gia bắt buộc, những quy tắc yêu cầu
của CLB hay tổ chức:

- Tìm hiểu thông tin về CLB trong trường và ngoài trường về những lĩnh vực mà
chúng ta quan tâm, xem liệu CLB nào sẽ phù hợp với những tiêu chí mà chúng ta đặt
ra.

- Lên danh sách những CLB mà chúng ta muốn vào, đồng thời liệt kê những thông
tin liên quan của CLB đó.

- Tham gia một vài sự kiện do CLB đó tổ chức để xem xét lại CLB có phù hợp với
bản thân không.

- Chúng ta cũng cần kế hoạch sắp xếp thời gian để cân đối giữa việc học và việc
tham gia CLB.

2.1.4 Các yếu tố của một CLB thu hút được nhiều sinh viên:

- CLB đó có sức ảnh hưởng lớn đối với sinh viên chúng ta.

- CLB có nhiều hoạt động sôi nổi.

- CLB đó được thành lâu năm.

- CLB đó phù hợp với khả năng của bản thân.

2.2 Mô hình nghiên cứu

Với mục đích của nghiên cứu là giúp sinh viên có định hướng rõ ràng mục đích tham gia
CLB/đội/nhóm vì vậy nhóm nghiên cứu đã đưa ra những yếu tố giúp sinh viên có thể dễ
dàng lựa chọn cho mình một CLB phù hợp. Các yếu tố này được đưa vào mô hình các yếu
tố của CLB sinh viên nên tham gia. Đây là những yếu tố quen thuộc, gần gũi mang tính chất
đại diện phù hợp cho mục đích nghiên cứu.

12
có sức ảnh hưởng
lớn

có nhiều hoạt động


Một sôi nổi
CLB/đội/nhóm
mà sinh viên
nên tham gia được thành lập lâu năm

phù hợp với khả


năng của bản thân

Hình 1: Mô hình các yếu tố một CLB/đội/nhóm mà sinh viên nên tham gia

Sau khi sinh viên đã lựa chọn được CLB/đội/nhóm phù hợi với bản thân. Sinh viên cần
tích cực tham gia các hoạt động của CLB/đội/nhóm tổ chức để thấy được lợi ích của việc
tham gia CLB/đội/nhóm. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát và liệt kê ra những lợi ích cơ bản
giúp sinh viên giải đáp thắc mắc về vấn đề có nên tham gia CLB/đội /nhóm hay không?

nâng cao kiến


thức

mở rộng mối
quan hệ
Lợi ích khi
tham gia
CLB/đội/nhóm
phát triển kỹ
năng mềm
phát huy sở
trường của
bản thân

Hình 2: Mô hình lợi ích khi tham gia CLB/đội/nhóm

13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu dữ liệu


Mục tiêu chính của dự án khảo sát là thu thập dữ liệu để lấy các thông tin liên qua đến
quan điểm, suy nghĩ của sinh viên về việc tham gia các lâu lạc bộ/ đội/ nhóm, từ đó giúp
sinh viên định hướng được nhu cầu, sở thích của bản thân để lựa chọn câu lạc bộ/đội/
nhóm thích hợp

3.2 Cách tiếp cận dữ liệu


 Sử dụng dữ liệu sơ cấp, do nhóm thu thập được từ các đối tượng sinh viên trường đại
học UEH
 Dữ liệu sơ cấp

STT Tên biến Thang đo


1 Giới tính Danh nghĩa
2 Khóa Thứ bậc
3 Tham gia Danh nghĩa
4 Định hướng tham gia Danh nghĩa
5 Cách giải quyết khi gặp áp lực Danh nghĩa
6 Kĩ năng nhận được Danh nghĩa
7 Điều kiện để tham gia CLB Khoảng
8 Tiêu chí chọn CLB Khoảng

3.3 Kế hoạch phân tích


Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dùng phương pháp định lượng với mẫu khoảng 150 sinh viên thông qua những câu
hỏi trên Google Forms của các sinh viên thuộc trường Đại học UEH.
- Dùng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để nghiên cứu, phân tích và tính toán các
thông tin, số liệu thu được.
- Thiết kế một bảng câu hỏi liên quan và cần thiết đến đề tài nghiên cứu trên Google
Forms, sau đó đăng đường link ngẫu nhiên lên các trang mạng xã hội, nhóm học tập
sinh viên,… để thu thập câu trả lời của các đối tượng sinh viên
Xây dựng bảng câu hỏi
 Sơ lược qua dữ liệu cần thu thập:
- Định hướng được những nội dung, khía cạnh liên quan đến đề tài mà nhóm nghiên
cứu
- Nêu được các đặc điểm mang tính cá nhân như: giới tính, khóa, tiêu chí chọn câu lạc
bộ, điều kiên tham gia câu lạc bộ...
14
 Các dạng câu hỏi và cách đặt câu hỏi
- Sử dụng câu hỏi mở để có thể đa dạng hóa câu trả lời như câu hỏi chọn một hoặc
nhiều đáp án, câu hỏi đánh giá mức độ…
- Đặt câu hỏi rõ ràng, súc tích, dễ bảo đảm tính minh bạch, tránh đặt câu hỏi dài dòng,
mang tính định kiến, hạn chế câu hỏi phức tạp.
- Dùng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, tránh sử dụng từ ngữ địa phương

3.4 Độ tin vậy và độ giá trị


 Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến độ tin vậy và độ chính xác của dữ liệu: Đối
tượng được khảo sát chỉ làm cho có, không đọc rõ câu hỏi hay câu trả lời được đưa
ra, đối tượng được khảo sát không thực sự hứng thú với đề tài nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu chưa thể đa dạng hóa câu hỏi, câu trả lời cho đề tài nghiên cứu…
 Cách đề phòng và biện pháp khắc phục: Khi thực hiện khảo sát, đối tượng cần đọc
một cách thong thả, rõ ràng từng câu hỏi được nêu ra để có thể đưa ra được câu trả
lời phù hợp. Lựa chọn nơi đăng đường dẫn khảo sát phù hợp, đáng tin cậy (các trang
sinh viên, nhóm học tập sinh viên) để tránh nguồn dữ liệu rác, khảo sát không đúng
đối tượng.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THU THẬP VÀ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới tính của bạn là gì?


Giới tính Tần số Tần suất phần trăm
Nữ 99 65.6%
Nam 52 34.4%
Tổng 151 100 %

Bảng 1. Bảng thể hiện tần số nam, nữ thực hiện khảo sát
Số liệu trên cho thấy, trong khoảng 151 sinh viên thực hiện khảo sát thì có 65.6% tỉ lệ
tham gia khảo sát là sinh viên nữ, còn lại là tỉ lệ sinh viên nam chiếm 34.4 %

4.2 Bạn là sinh viên khóa mấy?


Khóa Tần số Tần suất phần trăm
47 77 51%
45, 46, khác 74 49%
Tổng 151 100%

Bảng 2. Bảng tần số thể hiện khóa học của sinh viên tham gia khảo sát

15
49% 51%

K47 K45,46

Biểu đồ 1. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ phần trăm sinh viên các khóa tham gia khảo sát
Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy được đối tượng tham gia khảo sát chiếm đa số là
sinh viên năm nhất K47, với con số tham gia là 77 sinh viên chiếm 51%, 49% còn lại là sinh
viên các khóa K45 và K46.

4.3 Bạn đã tham gia CLB/ đội/ nhóm nào chưa?


Hành vi tham gia CLB Tần số Tần suất phần trăm
Đã tham gia 74 49%
Chưa tham gia 77 51%
Tổng 151 100%

Bảng 3. Bảng tần số thể hiện tỷ lệ tham gia CLB/ đội/ nhóm của sinh viên

51% 49%

Đã tham gia Chưa tham gia

16
Biểu đồ 2. Tần suất phần trăm sinh viên tham gia các câu lạc bộ/ đội/ nhóm
Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có khoảng 74 sinh viên (49%) đã tham gia các
clb/ đội/nhóm, 77 sinh viên (51%) còn lại là chưa tham gia CLB nào.

4.4 Bạn có định hướng tham gia CLB/Đội/Nhóm gì? (Đối tượng được chọn 1 hoặc
nhiều câu trả lời)

Định hướng tham gia Phần trăm các Ước lượng khoảng tỷ lệ
Tần số
CLB trường hợp phần trăm (độ tin cậy 95%)
Học thuật 49 32.5 Từ 25.4 đến 40.2

Năng khiếu 26 17.2 Từ 11.8 đến 23.8

Phong trào – Tình nguyện 74 49 Từ 41.1 đến 56.9

Giải trí – Thể Thao 49 32.5 Từ 25.4 đến 40.2

Khác 17 11.3 Từ 7 đến 17

Tổng 215 142.5

Bảng 4. Bảng thể hiện các loại CLB/đội/nhóm sinh viên có định hướng tham gia

Định hướng tham gia CLB


Khác 17 (11.3%)

Giải trí- thể thao 49 (32.5%)

Phong trào - Tình nguyện 74 (49%)

Năng khiếu 26 (17.2%)

Học thuật 49 (32.5%)

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ câu lạc bộ sinh viên có định hướng tham gia
Với mẫu khảo sát 151 sinh viên, mỗi sinh viên có quyền chọn một hoặc nhiều thể loại
câu lạc bộ mình yêu thích, ta có thể thấy được rằng:

17
Xu hướng sinh viên các câu lạc bộ về Phong trào - Tình nguyện chiếm đa số (74 lựa
chọn chiếm 49%), tiếp đến là việc lựa chọn câu lạc bộ liên quan đến giải trí- thể thao và các
câu lạc bộ học thuật có sự ưa chuộng ngang bằng nhau (49 lựa chọn chiếm khoảng 32.5%),
có 26 lựa chọn câu lạc bộ năng khiếu, chiếm 17.2%. Ngoài ra có 17 lựa chọn khác, chiếm tỷ
lệ khoảng 11.3% trên tổng thể.
Có thể thấy rằng, bằng việc ước lượng tỷ lệ phần trăm với độ tin cậy là 95%, có khoảng
41.1 đến 56.9 % sinh viên có xu hướng tham gia các câu lạc bộ về Phong trào – Tình
nguyện ở trường Đại học UEH.

4.5 Nếu gặp áp lực trong khi tham gia CLB/ đội/ nhóm, bạn sẽ làm gì?

Hành vi khi gặp áp lực trong việc tham gia CLB Tần số Tần suất phần trăm
Chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người 81 53.6
Tự tìm nguồn thư giãn 32 21.2
Tạo lập kế hoạch làm việc khoa học 18 11.9
Rời CLB/ đội/ nhóm 9 6
Khác 11 7.3
Tổng 151 100

Bảng 5. Bảng số liệu thể hiện hành vi của sinh viên khi gặp áp lực trong việc tham gia CLB
Đối diện với áp lực, stress khi tham gia câu lạc bộ là điều không thể tránh khỏi. Từ số
liệu thu thập được, có rất nhiều giải pháp được sinh viên đưa ra khi gặp phải vấn đề này. Đa
số các sinh viên lựa chọn chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người (81 lựa chọn chiếm
53.6%), một số sinh viên lựa chọn “tự tìm nguồn thư giãn” (32 lựa chọn chiếm 21.2%). Có
18 sinh viên lựa chọn tạo lập kế hoạch làm việc khoa học, chiếm 11,9% trên tổng thể. Ngoài
ra, số ít sinh viên chọn rời CLB/đội/nhóm (9 lựa chọn chiếm 6%). Còn lại 7.3% sinh viên
chọn các biện pháp khác khi gặp phải áp lực trong việc tham gia CLB/đội/nhóm.

4.6 Theo bạn, việc tham gia vào CLB/ đội/ nhóm nói chung sẽ phát triển những kỹ
năng gì? (Sinh viên có quyền chọn một hoặc nhiều câu trả lời)
Ước lượng khoảng tỷ lệ
Kỹ năng được phát triển Phần trăm các
Tần số phần trăm (độ tin cậy
khi tham gia CLB trường hợp
95%)
Quản lý thời gian 71 47 Từ 39.2 đến 55
Giao tiếp 111 73.5 Từ 66.1 đến 80.1
Làm việc nhóm 115 76.2 Từ 68.9 đến 82.4
Lãnh đạo 50 33.1 Từ 26 đến 40.9
Khác 9 6 Từ 3 đến 10.6
Tổng 356 235.8

18
Bảng 6. Bảng thể hiện số liệu về kỹ năng mà sinh viên được trau dồi khi tham gia CLB

Kỹ năng được phát triển khi tham gia CLB

Khác 9 (6%)

Lãnh đạo 50 (33.1%)

Làm việc nhóm 115 (76.2%)

Giao tiếp 111 (73.5%)

Quản lý thời gian 71 (47%)

0 20 40 60 80 100 120

Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng mà sinh viên cho rằng mình được trau dồi khi tham
gia CLB/ đội/ nhóm
Kết quả của khảo sát trên cho thấy phần lớn sinh viên sinh viên cho rằng kỹ năng làm
việc nhóm được phát triển khi tham gia các CLB/ đội/ nhóm (có 115 lựa chọn chiếm 76.2
%). Có 111 lựa chọn kỹ năng giao tiếp, chiếm đến 73.5% trên tổng thể. Ngoài ra, có 71 lựa
chọn kỹ năng quản lý thời gian (47%) và 50 lựa chọn kỹ năng lãnh đạo (33.1%). Các lựa
chọn khác chiếm 6% trên tổng thể.
Khi sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với dộ tin cậy 95% rằng
trong khoảng 68.9 % đến 82.4 % sinh viên cho rằng việc tham gia câu lạc bộ giúp họ phát
triển được kỹ năng làm việc nhóm, giúp họ trau dồi kĩ năng hợp tác để cùng đạt được lợi ích
chung của tập thể.

4.7 Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/
nhóm
Thang đo mức độ đồng ý tương ứng với nội dùng từng câu hỏi được đánh giá theo mức
thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Xử lý dữ liệu bằng
SPSS, ta thu được kết quả sau:

Điều kiện cần có để tham gia CLB/ đội/


Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn mẫu
nhóm
Quản lý thời gian khoa học 3.71 1.105

Quản lý tài chính 3.24 1.005

Xác định rõ mục tiêu tham gia 3.79 1.115

19
Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng và tự tin 3.80 1.058

Tìm hiểu kĩ thông tin CLB/đội/nhóm đó 3.74 1.153

Lên danh sách những CLB/đội/ nhóm bạn 3.59 1.015


mong muốn

Bảng 7. Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về điều kiện để tham gia CLB

Biểu đồ 5. Mức độ đồng ý về điều kiện để tham gia các CLB/Đội/Nhóm.


Để nghiên cứu mức độ đồng ý đối với các mục tiêu khảo sát: “Các phát biểu về quan
điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/ nhóm”, nhóm chúng em đã đưa
ra thang đánh giá mức độ theo thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hoàn toàn
không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Nếu mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 4 thì đối
tượng được xem là đồng ý với các câu hỏi được đưa ra.
Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau:
𝐻0: 𝜇 ≤ 4

𝐻a: 𝜇 > 4

20
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05 để kiểm định
Sử dụng trang tính Excel từ các số liệu thu thập được, ta có thể tính được:

Trung
Điều kiện để tham Mẫ Độ lệch Giá trị Giá trị 𝑝
bình Bậc tự do
gia CLB un chuẩn thống kê phía phải
mẫu x
Lập danh sách CLB 151 3.59 1.015 -4.97092 150 0.99999
Tìm hiểu thông tin 151 3.74 10153 -2.82320 150 0.99762
Chuẩn bị tâm lý 151 3.80 1.058 -2.30753 150 0.98949
Xác định mục tiêu 151 3.79 1.115 -2.26255 150 0.98817
Quản lý tài chính
151 3.24 1.005 -9.31201 150 1.00000

Quản lý thời gian 151 3.71 1.105 -3.24042 150 0.99940

Bảng 8. Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của những điều kiện để tham gia
CLB
Qua bảng phân tích, ta thấy cả mục câu hỏi, giá trị p đều lớn hơn α
 Vậy ta không thể bác bỏ H0
Kết quả tất cả các mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5.
 Vậy có nghĩa là không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quan điểm của sinh
viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/ nhóm.
Tuy nhiên, có thể thấy được rằng, điều kiện chuẩn bị tâm lý được đánh giá trung bình cao
nhất (3.80) và điều kiện quản lý tài chính được đánh giá trung bình thấp nhất (3.24).
 Phần lớn sinh viên đều đồng ý với việc cần chuẩn bị tâm lý để tham gia 1 CLB/đội/
nhóm. Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu và tìm hiểu thông tin về CLB/đội/nhóm
cũng được các bạn hết sức quan tâm.

4.8. Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về một CLB/Đội/Nhóm như thế nào
thì nên tham gia.
Thang đo mức độ đồng ý tương ứng với nội dùng từng câu hỏi được đánh giá theo mức
thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Sau khi xử lý dữ liệu
bằng SPSS, ta thu được kết quả sau:
Tiêu chí chọn CLB Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn mẫu

Có sức ảnh hưởng lớn 3.31 1.021

Có nhiều hoạt động sôi nổi 3.70 1.039

21
Được thành lập lâu năm 3.18 0.967

Phù hợp với định hướng của bản thân 3.94 1.121

Phù hợp với khả năng của bản thân 3.83 1.098

Bảng 9. Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về một CLB/đội/nhóm như thế nào thì
nên tham gia.

Biểu đồ 6. Mức độ đồng ý về một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia.
Để nghiên cứu mức độ đồng ý đối với các mục tiêu khảo sát: “Một CLB/đội/nhóm như
thế nào thì nên tham gia.”, nhóm chúng em đã đưa ra thanh đánh giá mức độ theo thang
điểm từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Nếu
mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 4 thì đối tượng được xem là đồng ý với các câu hỏi
được đưa ra.
Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau:
𝐻0: 𝜇 ≤ 4

22
𝐻a: 𝜇 > 4
Chọn mức ý nghĩa α = 0.05 để kiểm định
Sử dụng trang tính Excel từ các số liệu thu thập được, ta có thể tính được:

Tiêu chí Mẫu Trung bình Độ Giá trị Bậc Giá trị 𝑝
lựa chọn CLB n mẫu x lệch chuẩn thống kê tự do phía phải
Có sức ảnh hưởng lớn 3.31 1.021 -8.28932 1.00000
151 150
Có nhiều hoạt động
151 3.70 1.039 -3.60291 150 0.99984
sôi nổi
Được thành lập lâu
151 3.18 0.967 -10.43534 150 1.0000
năm
Phù hợp với định
151 3.94 1.121 -0.65335 150 0.74324
hướng của bản thân
Phù hợp với khả năng
151 3.83 1.098 -1.85289 150 0.96805
của bản thân

Bảng 10. Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của một CLB/đội/nhóm như thế
nào thì nên tham gia.
Qua bảng phân tích, ta thấy cả mục câu hỏi, giá trị p đều lớn hơn α
 Vậy ta không thể bác bỏ H0
Kết quả tất cả các mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5.
 Vậy có nghĩa là không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quan điểm của sinh
viên về một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia.
Mặt khác, từ bảng phân tích trên, ta dễ dàng nhìn thấy được tiêu chí phù hợp với định hướng
của bản thân được đánh giá với mức điểm trung bình cao nhất (3.94) và tiêu chí được thành
lập lâu năm là được đánh giá thấp nhất (3,18).
 Hầu hết sinh viên đều đồng ý rằng để chọn 1 CLB/đội/nhóm thích hợp thì tiêu chí
phù hợp với định hướng của bản thân được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, việc tham gia
câu lạc bộ đó còn phụ thuộc vào độ phù hợp với khả năng của bản thân và có nhiều
hoạt động sôi nổi.

23
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT CHUNG VÀ KẾT LUẬN

5.1 Nhận xét chung:


Dự án nghiên cứu đã thực hiện khảo sát qua Google Forms với khoảng 151 sinh viên từ
năm 1 đến năm 4 và kể cả những cựu sinh viên đến từ trường đại học UEH để tìm hiểu quan
điểm của sinh viên về việc tham gia CLB/đội/nhóm. Kết quả khảo sát cho thấy quyết định
tham gia vào CLB/đội/nhóm của sinh viên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ định hướng
loại hình CLB, sở thích, khả năng cho đến lời khuyên của mọi người xung quanh. Quan
điểm của họ rất đa dạng, bởi mỗi người sẽ có những con đường để đáp ứng nhu cầu tham
gia CLB và phát triển bản thân. Ta dễ dàng nhận thấy sinh viên có xu hướng tham gia vào
loại hình câu lạc bộ Phong trào - Tình nguyện khi có đến 49% sinh viên lựa chọn. Bởi lẽ,
tiêu chí tuyển chọn của loại hình CLB này thường rất rộng và đa dạng, điều đó thu hút rất
nhiều sinh viên. Và phần lớn sinh viên hiện nay
Bên cạnh đó, đối với sinh viên đang tham gia hoặc có thắc mắc về cách giải quyết việc
gặp áp lực trong khi tham gia như thế nào. Phần lớn sinh viên đều có xu hướng chia sẻ áp
lực mà họ gặp phải và nhận lời khuyên nhủ từ mọi người (53.6%). Có lẽ, đa phần các thành
viên CLB hiện nay có xu hướng cởi mở với nhau hơn, một phần vì muốn các thành viên
mới thích nghi với CLB. Vì vậy, các thành viên đang gặp áp lực thường sẽ được các anh chị
đi trước chia sẻ và quan tâm rất nhiều.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố độ tin cậy 95% rằng giữa từ 68.9% đến
82.4% kỹ năng làm việc nhóm và từ 66.1% đến 80.1% là hai kỹ năng được sinh viên cho
rằng sẽ được phát triển khi tham gia CLB/đội/nhóm. Điều đó cho thấy một cách khách quan
rằng sinh viên sẽ được phát triển rất mạnh ở hai kỹ năng này. Bởi lẽ, đó là hai kỹ năng mà
cộng tác viên có xu hướng trau dồi nhất, được xem là nền tảng vững để có thể học hỏi
những bài học mới. Và đó cũng là hai kỹ năng thường xuyên được tiếp xúc và thực hành
nhất trong đa phần các CLB, bên cạnh các kỹ năng như quản lý thời gian, lãnh đạo…
Không những vậy, nhóm đã khảo sát về các điều kiện để tham gia CLB/đội/nhóm, chúng tôi
đã đưa ra thang đánh giá mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với mức từ hoàn toàn không đồng ý
đến hoàn toàn đồng ý (theo thang đo likert). Giả thuyết về sự đồng ý được đưa và tính toán,
kết quả kiểm định cho thấy không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến điều kiện nên
có cho sinh viên tham gia vào CLB. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên đều chọn việc chuẩn bị
tâm lý sẵn sàng, tự tin (3.80/5) và xác định kỹ mục tiêu (3.79/5); tuy nhiên, điểm trung bình
của điều kiện quản lý tài chính lại thấp nhất (3.24/5). Bên cạnh đó, còn có các điều kiện
khác như lập danh sách các CLB nên tham gia, quản lý thời gian, tìm hiểu thông tin rõ
ràng… Thông thường, khả năng quản lý thời gian (trung bình mẫu là 3.71/5) được xem là
quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng lâu dài đến quá trình bạn tham gia CLB. Và tất cả các điều
kiện đó (trung bình mẫu đều trên 3/5) có xu hướng nghiêng về phía đồng ý và hoàn toàn
đồng ý của đa phần sinh viên.
Cuối cùng, để khảo sát mức độ cần thiết của các tiêu chí về một CLB nên tham gia,
nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo mức độ tán thành để biểu thị các yếu tố cần có của
một CLB về thu hút sinh viên tham gia. Giả thuyết về sự tán thành được đưa và tính toán,
kiểm định giải thuyết được thể hiện ở trên cho thấy họ cảm thấy các tiêu chí đó chưa thực sự
phù hợp và không ảnh hưởng nhiều đến quyết định tham gia CLB/đội/nhóm của họ.
Thông qua dự án nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận xét một cách bao quát về
quan điểm của việc tham gia CLB/đội/nhóm của sinh viên trên các phương diện như định
hướng loại hình, kỹ năng nhận được, tiêu chí lựa chọn và sự chuẩn bị để tham gia câu lạc
bộ. Từ đó, nhóm có thể đưa ra kết luận, kiến nghị và hạn chế giúp sinh viên có định hướng
rõ ràng và mục tiêu cụ thể về việc tham gia CLB/đội/nhóm.
24
5.2 Kết luận và kiến nghị:
Chính vì rất quan tâm đến vấn đề: “Ngoài việc học, sinh viên cần làm gì để tìm ra điểm
mạnh thế yếu của bản thân và phát triển kỹ năng sống?”, sinh viên nhận thấy các
CLB/đội/nhóm trong và ngoài trường rất dễ tiếp cận và nắm bắt các thông tin. Cho nên, để
giúp sinh viên có định hướng cụ thể hơn, nhóm chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát quan điểm của sinh viên về việc tham gia CLB/đội/nhóm” và đã hoàn thành các
mục tiêu của đề tài đó như sau:
 Biết được những loại hình CLB mà sinh viên quan tâm.
 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CLB của sinh viên.
 Biết được sinh viên mong muốn tham gia vào một CLB có tiêu chí như thế nào?
 Biết được các kỹ năng mà sinh viên có thể được phát triển.
 Biết được cách giải quyết áp lực của sinh viên trong CLB.

5.3 Những mặt hạn chế của nghiên cứu:

5.3.1 Đối với đề tài nghiên cứu: Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên nhóm chỉ có
thể thực hiện khảo sát sinh viên thông qua các ứng dụng mạng xã hội nên kết quả chưa
chính xác, khả năng tổng quát chưa cao. Do chưa có nhiều thời gian nên bước đầu còn lúng
túng trong việc thu thập và lọc các dữ liệu không phù hợp.

5.3.2 Đối với nhóm: Vì mới tiếp xúc với bộ môn thống kê năm đầu tiên nên nhóm
vẫn còn thiếu chuyên môn trong việc áp dụng kiến thức cũng là một trở ngại lớn cho việc
thu thập số liệu, phân tích và tính toán dữ liệu một cách hiệu quả. Một phần vì các thành
viên đa số khác lịch học và hoạt động nhóm trực tuyến nên việc bàn bạc đề tài chưa triệt để
và kỹ càng.

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Thống Kê
Ứng Dụng Trong Kinh Tế Và Kinh Doanh – ThS. Hoàng Trọng - một người thầy tâm huyết,
một nhà giáo gương mẫu, có tâm với nghề và với sự nghiệp trồng người . Chúng em xin cảm
ơn đến những gì thầy đã truyền dạy và chia sẻ với chúng em. Trong suốt những buổi học thú
vị của thầy, chúng em đã được tiếp thu và học hỏi rất nhiều những kiến thức bổ ích, kinh
nghiệm thực tiễn và những bài học trong cuộc sống, cả những kinh nghiệm thực tế ở những
tin nhắn với lớp. Những kiến thức thầy đã dạy tạo tiền đề và nền cho các môn học và công
việc sau này. Đây chắc chắn là những hành trang quý báu giúp chúng em vững bước hơn
ngoài cuộc sống. Chúng em rất cảm kích tinh thần nhiệt huyết với sự nghiệp của thầy, đã
không ngại sức khỏe mà luôn nỗ lực chỉ dạy chúng em, đã tạo cho chúng em động lực rất
lớn trong việc học.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, slide bộ môn Thống kê
ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh.
2. File hướng dẫn thực hiện dự án của thầy Hoàng Trọng.
3. Bài dự thi UEH500 (2021). Khảo sát nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay.

PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI DÙNG TRONG CUỘC KHẢO SÁT “QUAN
ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM”

1. Bạn có định hướng tham gia CLB/đội/nhóm gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)

a. Học thuật

b. Năng khiếu

c. Phong trào – Tình nguyện

d. Giải trí và thể thao

e. Mục khác

2. Bạn đã tham gia CLB/đội/nhóm nào chưa?

a. Rồi

b. Chưa

3. Nếu gặp nhiều áp lực trong khi tham gia CLB/đội/nhóm, bạn sẽ? (có thể chọn nhiều
đáp án)

a. Chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người

b. Tự tìm nguồn thư giãn

c. Tạo lập kế hoạch làm việc khoa học

d. Rời CLB/đội/nhóm

e. Mục khác

4. Theo bạn, việc tham gia vào CLB/đội/nhóm nói chung sẽ phát triển những kỹ năng
gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

a. Quản lí thời gian

26
b. Giao tiếp

c. Làm việc nhóm

d. Lãnh đạo

e. Mục khác

5. Để tham gia vào các CLB/đội/nhóm, chúng ta nên:

Hoàn toàn
Không Bình Hoàn toàn
không Đồng ý
đồng ý thường đồng ý
đồng ý

Quản lý thời gian khoa học

Quản lý tài chính

Xác định rõ mục tiêu tham gia

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và tự


tin

Tìm hiểu kỹ thông tin


CLB/đội/nhóm đó

Lên danh sách những


CLB/đội/nhóm bạn mong muốn

6. Một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia?

Hoàn toàn
Không đồng Hoàn toàn
không Bình thường Đồng ý
ý đồng ý
đồng ý

Có sức ảnh hưởng lớn

Có nhiều hoạt động sôi


nổi

Được thành lập lâu


năm

27
Phù hợp với định
hướng của bản thân

Phù hợp với khả năng


của bản thân

7. Bạn đến từ khóa mấy?

a. K47

b. K46

c. K45

d. K44

e. Mục khác

8. Giới tính của bạn là?

a. Nam

b. Nữ

28

You might also like