You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT SƠN TÂY KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2023-2024


Môn thi: VẬT LÍ
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 Ngày thi: … tháng … năm 2023
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 2 trang)

BÀI I: ( 3 điểm) Một con lắc đơn gồm một hòn bi A có khối lượng m=1000 g treo trên một sợi chỉ
dài l=1 m (Hình 2). Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng góc α =30 0 rồi thả ra không vận tốc
đầu. Bỏ qua mọi lực cản môi trường và lực ma sát.

a. Tìm vận tốc của hòn bi A khi qua vị trí cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2.

b. Khi đến vị trí cân bằng, viên bi A va chạm đàn hồi


xuyên tâm với một bi B có khối lượng m 1 = 500 g đang
đứng yên trên mặt bàn. Tìm vận tốc của hai hòn bi ngay A
B
sau va chạm.
0,8m
c. Giả sử bàn cao 0,8 m so với sàn nhà và bi B nằm ở mép
bàn. Xác định quỹ đạo chuyển động của bi B. Sau bao lâu
thì bi B rơi đến sàn nhà và điểm rơi cách chân bàn O bao
nhiêu?

BÀI II ( 4 điểm)
Cho đoạn mạch với R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = 3 V
, R6 là một biến trở, nguồn điện có suất điện
R1 R3
động , tụ có C = 10 , vôn kế có điện
trở rất lớn.
a. Cho R6 = 1 thì vôn kế chỉ 3,6 V. Tính r R6
và điện tích của tụ? C
b. Xác định R6 để công suất trên R6 cực đại,
tính công suất đó?
R2 R4
R5
Bài III (3 điểm) Mỗi lần bơm đưa được V0 = 80cm3 không khí vào ruột xe. Sau khi bơm diện tích
tiếp xúc của các vỏ xe với mặt đường là 30cm2. Thể tích của ruột xe sau khi bơm là 2000cm3. Áp
suất khí quyển p0 = 1 atm. Trọng lượng xe là 600N. Coi nhiệt độ là không đổi. Tìm số lần bơm.

Bài IV: ( 4 điểm)


Một thấu kính hội tụ L được đặt song song với màn (E) trong không khí, trên trục chính
của thấu kính có điểm sáng A. Điểm A và màn (E) giữ cố định. Khoảng cách giữa A và (E)
là a =100 cm. Khi tịnh tiến thấu kính theo trục chính trong khoảng giữa A và (E), người ta
thấy vệt sáng trên màn không bao giờ thu lại thành một điểm. Nhưng khi L cách (E) một
khoảng b = 40 cm thì vệt sáng trên màn có bán kính nhỏ nhất.
a) Tìm tiêu cự của thấu kính.
b) Thấu kính L có dạng phẳng lồi. Thủy tinh làm thấu kính có chiết suất n = 1,5, chỗ
dày nhất của thấu kính là 0,4 cm. Tìm đường kính nhỏ nhất của vệt sáng trên màn.

Bài V ( 3 điểm)
Một thanh trượt MN bằng kim loại có khối lượng m = 10g, có thể trượt không ma sát dọc theo hai
đường ray bằng kim loại đặt song song, nghiêng với phương ngang một góc α = 300 và cách nhau
một đoạn là l = 50cm. Các đường ray được nối kín ở bên dưới bằng một tụ chưa tích điện, có điện
dung C = 10µF. Toàn thể hệ trên được đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B⃗ thẳng
đứng như hình vẽ, B = 0,8T. Vào thời điểm ban đầu, thanh trượt được giữ ở khoảng cách đến cạnh
đáy d = 60cm . Bỏ qua điện trở dây dẫn, lấy g = 10m/s2.
a) Xác định gia tốc của thanh MN sau khi buông?
b) Hỏi sau bao lâu từ lúc buông thanh trượt ra thì nó đạt đến cạnh đáy?
c) Tính vận tốc của thanh MN khi đó?
l
M N
N
d

BÀI VI: (3 điểm) C


Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m = 100(g) và lò xo nhẹ có
độ cứng k = 100(N/m). Nâng vật nặng lên theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo không bị biến
dạng, rồi truyền cho nó vận tốc (cm/s) thẳng đứng hướng lên. Chọn gốc thời gian là lúc
truyền vận tốc cho vật nặng. Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa
độ O ở vị trí cân bằng.
Lấy g = 10(m/s2); .
a) Nếu sức cản của môi trường không đáng kể, con lắc lò xo dao động điều hòa. Tính:
- Độ lớn của lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào vật lúc t = 1/3(s).
- Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian 1/6(s) đầu tiên.
b) Nếu lực cản của môi trường tác dụng lên vật nặng có độ lớn không đổi và bằng F C=0,1(N). Hãy
tìm tốc độ lớn nhất của vật sau khi truyền vận tốc.

You might also like