You are on page 1of 2

BÀI ÔN TẬP CẢM NHẬN CA DAO ( ĐOẠN VĂN )

( NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH)


Người xưa từng có dạy rằng: “Con người có tổ có tông; Như cây có cội
như sông có nguồn”. Điều ấy nói lên người Việt Nam xem trọng truyền thống
gia đình. Mỗi người là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào của xã hội, xã
hội có phát triển thì đất nước mới phồn vinh. Vậy nên chúng ta luôn dành lòng
kính trọng đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Điều này
được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và ca
dao, dân ca nói riêng. Âm điệu nhẹ nhàng, du dương của bài ca dao sau đây đã
giúp em cảm nhận được công lao của cha mẹ: “ Công cha như núi ngất trời;
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông; Núi cao biển rông mênh mông; Cù lao
chin chữ ghi lòng con ơi!”. Bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm
điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của người mẹ dành cho đứa
con bé bỏng đang ngủ ngon trên vòng tay yêu thương. Lời ru vừa là âm thanh
nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ bình yên vừa là lời nhắc nhở cho con về công lao
trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Mở đầu bài ca
dao đã nhắc nhở về “công cha”, “nghĩa mẹ’. Bài ca dao đã sử dụng nghệ thuật so
sánh để ca ngợi công ơn cha mẹ, lấy cái trừu tượng “công cha”, “nghĩa mẹ” để
so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể “núi ngất trời”, “nước biển Đông”.
Tác giả không chỉ đem đến cho ta nhận thức về công cha vời vợi, nghĩa mẹ bao
la mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công lao cha mẹ.Đỉnh
núi cao lòa nhòa ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của
cha không? Biển Đông mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn?
Công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ không thể tính bằng vật chất, thứ công
lao ấy vẫn còn qua thời gian, năm tháng. Đây là cách nói ví von quen thuộc của
ca dao Việt Nam. Hai hình ảnh so sánh giản dị, mộc mạc đều lấy hình ảnh lớn
lao, vĩnh hằng, kì vĩ, bất biến của thiên nhiên để so sánh với công lao cha mẹ
nhằm khẳng định công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ với con cái là vô
cùng to lớn, không gì sánh được, không kể hết được. Qua đó khơi gợi tình cảm
biết ơn, yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ. Câu thơ thứ ba đã sử dụng nghệ thuật
điệp ngữ: “núi“, “biển“ được lặp lại một lần nữa, cùng với từ láy “mênh mông”
càng khằng định được công lao trời biển của cha mẹ. Bài ca dao đã đi đến hồi
kết bằng cách nhấn mạnh thành ngữ “Cù lao chín chữ". Chín chữ cù lao ấy bao
gồm: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi
lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi), phúc (che chở) để nhắc lại
một lần nữa về nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Thử hỏi ai trong chúng ta mà
không được cha mẹ giành cho những điều ấy, còn nhiều hơn nữa so với những
thứ mà được gói gọn trong thành ngữ. “ Ghi lòng con ơi! “, lời nhắc nhở ngắn
gọn mà thấm thía sau xa, có sức lay động trong lòng ta. Tác giả không nhắc
chúng ta phải trả công ơn cho cha mẹ, trả cho những gì mà ta được nhận. Điều
đó là không thể vì trên đời này, tình cảm là thứ mà người ta không thể đếm và
sòng phẳng được nó. Vì vậy, chúng ta chỉ cần ghi lòng tạc dạ nhưng đó là sự tạc
ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian. Đồng thời cũng là lời
nói tâm tình, truyền cảm, làm lay động trái tim của chúng ta. Nói đến tình cảm,
công ơn cha mẹ thì chúng ta còn biết đến câu ca dao: “ Công cha nặng lắm ai ơi;
Nghĩa mẹ bằng trời chin tháng cưu mang”. Tất cả những câu ca dao ấy là lời ru
chân thành, tha thiết về công lao to lớn vô bờ bến của cha mẹ. Tình cảm ấy thật
đáng trân trọng và gìn giữ biết bao. Bài ca dao trên giản dị mà sâu sắc, nhẹ
nhàng mà xuyên thấm, gieo vào lòng chúng ta cảm giác bâng khuâng, tác động
vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng
con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn ghi lòng công ơn cha
mẹ. Qua bài ca dao trên, em cảm thấy mình cần phải yêu mến, giúp đỡ cha mẹ,
cố gằng học thật giỏi để sau này trở thành niềm tin của cha mẹ và báo đáp
những việc mình có thể làm về bổn phận đạo làm con.

You might also like