You are on page 1of 9

Nguồn gốc người Việt – bài 13

Đỗ Ngọc Giao 25-Sep-2023

13. Đông Sơn: nước đầu tiên của người Việt


Bài trước, ta đã tìm hiểu vì ‘vua’ đầu tiên của cư dân thời đồ đồng Đông Sơn. Bài này, ta sẽ
tìm hiểu cái ‘nước’ mà vì vua đó làm chủ, và, nhơn tiện, coi lại đôi điều trong huyền sử.
Nước, hiểu theo nghĩa xứ (kingdom), thì không có trong tiếng Austroasiatic. Souvignet (1855–
1943), vị linh mục - học giả người Pháp mất ở Phủ Lý (Hà Nam), cho rằng nước (kingdom) là
mượn của nagar /nɔkɔːr/ trong tiếng Khmer.1 Dù vậy, nước (kingdom) có thể là mượn của nagar
/nə-ɡ͡ɣar˨˩/ trong tiếng Chàm,2 bên cạnh mấy thứ khác mà người Việt đã mượn của người Chàm,
thí dụ thơ lục bát và truyện Tấm Cám.3 Nhưng nagar trong tiếng Khmer và tiếng Chàm cũng đều
là mượn của nagara trong tiếng Sanskrit (Phạn). Ta có:
nag[ar] > nớc > nước

13.1. Nước

13.1.1. Bờ cõi và tên gọi


Kim,4 nhà khảo-cổ-học người Hàn-Việt, cho rằng dữ liệu thu được tới nay thì mới đủ để ta tin
rằng đã từng có một ‘nước’ mà ông tạm gọi là nước Cổ Loa với ‘đô’ là cái thành Cổ Loa [có thực]
đã xây lối 300 BCE, chớ dữ liệu chưa đủ để nối thành Cổ Loa với nước Âu Lạc trong huyền sử
của người Việt – cũng như dữ liệu chưa đủ để nối văn hóa Erlitou [có thực] với trào Hạ trong
huyền sử của người Tàu vậy đó.
Theo cách giải thích như trên, bài này cũng gọi nước của cư dân thời đồ đồng Đông Sơn là
nước Cổ Loa. Bờ cõi nước này là một vùng ở miền bắc Việt Nam, mà bài 9 đã nhắc tới như một
vùng có ‘tương tác tầm ngắn’ (short-range interaction zones) giữa các nơi sản xuất và tiêu thụ đồng
trong mỗi vùng (hình 1).
Đình Tràng, cách vòng ngoài của thành Cổ Loa chừng 1 km, khi xưa ắt cũng là một phần của
thành; ở đó các nhà khảo cổ tìm thấy mộ chôn những người dường như là quân binh chết trận,
trong đó có một cái sọ bị tên đồng xuyên ngang.5,6 Ngược lại, bên trong thành Cổ Loa thì không
có dấu hiệu gì cho thấy chiến sự dữ dội đã từng xảy ra, hay là thành đã bị thất thủ trong một trận
đánh sau cùng, mà ngược lại, thành vẫn còn nguyên một ‘kho’ tên đồng chưa xài tới. Hơn nữa,
theo bài 12, vì vua đầu tiên của nước Cổ Loa được an táng như là ngài đã qua đời một cách yên
ổn, chớ không phải bị tử trận rồi vùi chôn trong thành. Những điều đó gợi ý rằng Cổ Loa là một
nước thanh bình ít nhứt trong ba thế kỷ trước công nguyên (nếu không kể trận chiến giả định xảy
ra một lần ở Đình Tràng).

1
Hình 1. màu vàng: nước Cổ Loa, vẽ lại theo Pryce et al.7

13.1.2. Trống đồng


Imamura8 lấy lịch sử chế tạo trống đồng ở miền bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân
Nam bên Tàu, chia ra 3 ‘phase’ như sau.
1. Thế kỷ 3~1 BCE (hình 2)

Hình 2. vẽ lại theo Imamura.8

2
Đây là lúc hưng thạnh của trống đồng ở Vân Nam, từ đó kiểu trống Shizaishan đưa sang miền
bắc Việt Nam và Quảng Tây để làm mẫu (bài 9). Đây cũng là lúc hưng thạnh của trống đồng Đông
Sơn ở miền bắc Việt Nam.
Ngược lại, Quảng Tây chưa làm trống đồng, có thể là vì lúc đó hàng trăm ngàn quân của trào
Tần (221–207 BCE) đang đóng ở Lãnh Nam, tên gọi chung Quảng Tây và Quảng Đông, để ngừa
bạo loạn.9 (Coi thêm 13.2.2 bên dưới.)
2. Thế kỷ 1 BCE ~ 1 CE (hình 3)

Hình 3. vẽ lại theo Imamura.8

Ở phase này, Vân Nam không còn làm trống đồng nữa, sau khi vua nước Điền ở đó thần phục
trào Hán lối 110 BCE. Quảng Tây vẫn chưa làm trống đồng, có thể là vì xung đột giữa thổ dân với
trào Hán hồi đầu thế kỷ 1 CE (coi thêm 13.2.2 bên dưới). Miền bắc Việt Nam vẫn chế tạo trống
đồng như phase 1.

3
3. Thế kỷ 2 CE ~ (hình 4)

Hình 4. vẽ lại theo Imamura.8

Đây là lúc hưng thạnh của trống đồng Quảng Tây, có thể là nhờ kỹ thuật đúc trống ở miền bắc
Việt Nam đem qua.
(Cho tới ngày nay, ở Quảng Tây, nhiều nhóm thiểu số, thí dụ Yao ‘quần trắng’, vẫn còn giữ
một nền ‘văn hóa trống đồng’ đặc sắc.10)
Ngược lại, ở phase này, miền bắc Việt Nam không có nhiều trống đồng. Vì sao?
Calo,11 nhà khảo-cổ-học người Úc, phân tách hoa văn trang trí trên những trống Đông Sơn tìm
thấy ở vùng đảo Đông Nam Á, cho rằng số trống đó là do nhiều nhóm ‘thương nhơn’ (trader) đem
từ miền bắc Việt Nam xuống vùng đảo Đông Nam Á bán chác trong hai thời kỳ (hình 5):
1. thế kỷ 1~2 CE: kiểu trống Ngọc Lũ 1, ‘date’ thế kỷ 3 BCE ~ 1-2 CE, đi nhiều chuyến, bán ở
phía tây;
2. thế kỷ 3~5 CE: kiểu trống Hữu Chung (với 4 hình cóc trên rìa mặt trống), ‘date’ thế kỷ 3~4
CE, đi một chuyến, bán ở phía đông.

4
Hình 5. đường màu đỏ: kiểu trống Ngọc Lũ 1, đường màu nâu: kiểu trống Hữu Chung,
vẽ trên hình nền của https://aseanup.com/free-maps-asean-southeast-asia/

Vậy, trống đồng miền bắc Việt Nam ở phase 3 ít hơn so với hai phase trước, có lẽ là vì bán bớt
ra nước ngoài chớ không phải vì bị trào Hán [và/hoặc những trào sau đó] cấm làm. Tới thế kỷ 6
CE miền bắc Việt Nam vẫn còn làm trống đồng, dựa theo ‘date’ của những mảnh khuôn đúc tìm
thấy ở Luy Lâu (Bắc Ninh).12
Ta thấy trống đồng Đông Sơn cho tới đầu công nguyên đã trở nên một món đồ quý có giá trị
thương mãi: ngay người Tàu lúc đó cũng ưa dùng đồ đồng Đông Sơn, kể cả trống, trong nếp sống
của họ.13
Tóm lại, việc chế tạo trống đồng ở nước Cổ Loa đã xảy ra đều đặn suôn sẻ suốt 3 phase, từ 300
BCE tới 200 CE và có thể lâu hơn nữa. Điều đó ngụ ý rằng Cổ Loa hẳn là một nước yên ổn trong
khoảng 500 năm đó hoặc lâu hơn mà không xảy ra những biến cố bất lợi cho việc chế tạo trống
đồng, thí dụ can qua, loạn lạc. Thời gian đó đủ lâu để tạo ra trào vua đầu tiên cho nước Cổ Loa –
nước đầu tiên của người Việt.

5
13.2. Suy luận

13.2.1. Những biến cố đáng ngờ trong huyền sử


Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thơ (viết tắt Toàn thơ) có chép hai biến cố xảy ra ở ‘nước ta’ trong
cái ‘time frame’ của 3 phase chế tạo trống đồng, như sau.
phase 1 (thế kỷ 3~1 BCE)
• bị Triệu Đà đem binh đánh chiếm (208 BCE) và sát nhập vô nước Nanyue (207 BCE).
phase 2 (thế kỷ 1 BCE ~ 1 CE)
• hai Bà Trưng khởi nghĩa rồi bị Mã Viện đem binh đàn áp (43 CE).
Tạm thời, ta chấp nhận ‘nước ta’ như ghi trong Toàn thơ, với những tên gọi và cương vực khác
nhau ở mỗi phase. ‘Nước ta’ là nước nào, điều đó sẽ rõ sau khi ta nhìn lại hai biến cố nêu trên từ
quan điểm của nhà khảo-cổ-học.
1. Triệu Đà đem binh đánh chiếm và sát nhập vô nước Nanyue (phase 1)
Biến cố này xảy ra ở nước nào thì chắc chắn chấm dứt việc chế tạo trống đồng ở nước đó, vì
nó:
• cắt đứt mọi nguồn lực dùng để chế tạo trống đồng, từ nguyên liệu (đồng) cho tới nhơn công
(thợ đúc);
• gây ra mối nguy bị cấm làm trống đồng sau khi sát nhập vô nước Nanyue (Imamura8 chỉ ra
rằng ở Quảng Đông, nơi đặt ‘đô’ của nước Nanyue, không có một cái trống đồng nào).
Vậy biến cố này không thể nào xảy ra ở nước Cổ Loa trong khung thời gian của phase 1, xét
rằng:
• số trống đồng làm ra ở nước Cổ Loa trong phase 1 là nhiều nhứt (hình 2),
• bên trong thành Cổ Loa chẳng có dấu hiệu gì cho thấy chiến sự dữ dội đã từng xảy ra, hay là
thành đã bị thất thủ trong một trận đánh sau cùng (13.1.1).
2. Hai bà Trưng khởi nghĩa rồi bị Mã Viện đem binh đàn áp (phase 2)
Biến cố này xảy ra ở nước nào thì chắc chắn cũng chấm dứt việc chế tạo trống đồng ở nước
đó, vì mọi nguồn lực phải để dành cho chiến sự.
Vậy biến cố này cũng không thể nào xảy ra ở nước Cổ Loa, xét rằng:
• số trống đồng làm ra ở nước Cổ Loa trong phase 2 thì xấp xỉ như phase 1 (hình 3),
• bên trong thành Cổ Loa chẳng có dấu hiệu gì cho thấy chiến sự dữ dội đã từng xảy ra, hay là
thành đã bị thất thủ trong một trận đánh sau cùng (13.1.1).

6
13.2.2. ‘Nước ta’ là nước nào?
Nếu hai biến cố trên không xảy ra ở nước Cổ Loa, thì có thể xảy ra ở đâu?
1. Triệu Đà đem binh đánh chiếm và sát nhập vô nước Nanyue (phase 1)
Ở phase này, Quảng Tây không làm trống đồng (hình 2). Rõ ràng Quảng Tây mới là nơi đã
từng bị Triệu Đà đánh chiếm để có một nước Nanyue như hình 6, chẳng dính gì tới nước Cổ Loa
[mà ta cũng không chắc Triệu Đà có biết nước Cổ Loa hay chăng].

Hình 6.14

2. Hai bà Trưng khởi nghĩa rồi bị Mã Viện đem binh đàn áp (phase 2)
Ở phase này, Quảng Tây vẫn chưa làm trống đồng (hình 3). Vậy Quảng Tây mới là nơi đã từng
xảy ra biến cố ‘hai bà Trưng’.
Nhơn tiện, nhà khảo cứu Đỗ Hoàng Ý,15 dùng những tài liệu khác, cũng cho rằng chiến sự giữa
hai bà Trưng với Mã Viện đã xảy ra ở vùng Lãnh Nam (miền nam xứ Tàu ngày nay) chớ không
phải ở châu thổ sông Hồng và Mã Viện mới là bên thua trận lui binh chớ không phải hai bà Trưng.
Tới đây, ta hiểu rằng ‘nước ta’ thời đồ đồng trong Toàn thơ té ra là một nước nào khác
bên Quảng Tây, chớ không phải nước Cổ Loa như đã giải thích ở bài này.

7
13.3. Kết luận

Với dữ liệu khảo cứu trống đồng của Imamura,8 trong khi chờ thêm dữ liệu mới, ta tạm thời
tin rằng:
1. Khi biên soạn Toàn thơ, vì lý do nào đó, các vị sử thần đã lộn ‘nước ta’ trong thời đồng-
sắt (300 BCE – 200 CE) với một nước nào khác bên Quảng Tây, và, vì vậy, ghép vô ‘nước
ta’ hết thảy những gì của nước kia, từ tên gọi, bờ cõi cho tới lịch sử.
2. Cổ Loa mới thực là nước đầu tiên của ta trong gần 500 năm đó, với hàng chục đời vua
và những điều cần hiểu lại cho trúng, như sau:
• Cổ Loa không hề bị sát nhập vô nước Nanyue, bởi vậy, Triệu Đà, vua nước đó, không
có liên quan gì tới lịch sử nước ta.
• Cổ Loa không phải là nơi đã xảy ra biến cố ‘hai bà Trưng’, bởi vậy, Mã Viện không
hề có mặt ở nước Cổ Loa để làm bất cứ chuyện gì thí dụ tịch thâu đồ đồng. Biến cố
‘hai bà Trưng’ dường như đã xảy ra bên Quảng Tây, từ đó câu chuyện truyền sang
nước ta và bén rễ trong dân gian hồi nào không rõ.

13.4. Thảo luận

Vì ‘nước ta’ trong Toàn thơ ngay từ đầu đã bị hiểu trật, nên những gì sau đó gán cho ‘nước ta’
cũng đều trớt huớt. ‘Nước ta’, với những cái tên bí hiểm Văn Lang, Xích Quỷ, Âu Lạc, Giao Chỉ,
đã trở thành một cái ‘trận đồ bát quái’ suốt 300 năm qua làm cho mọi nhà khảo cứu uyên thâm tới
đâu chăng nữa hễ lọt vô đó rồi là không bao giờ tìm thấy lối ra. Hết cãi nhau chuyện Triệu Đà có
dính tới người mình hay chăng, tới cãi nhau chuyện Mã Viện có trồng cột đồng ở nước mình hay
chăng.
Tiếc thay!

8
1
Emmanuel Souvignet (1922) Les origines langue de la Annamite
2
https://nguoicham.com/cdict/inalang/chau-state/
3
Trần Văn Giáp (1935) Di tích văn hóa của người Chiêm thành ở xứ Bắc Kỳ.
4
Nam C. Kim (2015) The origins of ancient Vietnam.
5
Nguyễn Thị Thao Giang, Chu Mạnh Quyền. Đình Tràng trong mối quan hệ với khu di tích thành Cổ Loa. Viện
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Thông báo khoa học số 1 – 2014.
6
Lại Văn Tới, Những phát hiện mới ở di tích Đình Tràng và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu kinh đô Cổ Loa. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học Huế, tập 2, số 2 (2014).
7
T. O. Pryce, Wengcheong Lam, Mélissa Cadet, Zhilong Jiang, Wei Yang & Alice Yao (2022) A late 2nd/early 1st
millennium BC interaction arc between Mainland Southeast Asia and Southwest China: Archaeometallurgical data
from Hebosuo and Shangxihe, Yunnan.
8
K. Imamura (2006) The distribution of bronze drums of the Heger-I and pre-I types: temporal changes and
historical background.
9
Zhou Zhenhe. Migrations in Chinese history and their legacy on Chinese dialects, trans Kathy Lo. Journal of
Chinese Linguistics Monograph Series, No. 3, Language and Dialects of China (1991).
10
William David Nitzky. Moving the living and the dead, The power of bronze drums in contemporary ethnic
China. Asian Ethnology volume 81, numbers 1 & 2 • 2022.
11
Ambra Calò (2009) The distribution of bronze drums in early Southeast Asia, p 117.
12
Trương Đắc Chiến. Phát hiện sưu tập khuôn đúc Luy Lâu (Bắc Ninh) - Thành tựu mói trong nghiên cứu kỹ thuật
đúc trống Đông Son ở Việt Nam. Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 8, số 1 (2022).
13
Nishimura Masanari. Settlement patterns on the Red River plain from the late prehistoric period to the 10th
century AD. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association, Vol. 25: The Taipei Papers (Volume 3), 2007.
14
https://artsandculture.google.com/asset/map-of-the-territory-of-nanyue/bAHbOMh78p9X5Q?hl=en
15
Đỗ Hoàng Ý (2018) Tìm lại sự thật về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng.
http://www.chanphuocliem.com/BaoXuan_2018-E-Bao-CPL/

You might also like