You are on page 1of 55

3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 09­01­2015, 22:39   #14  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

2 Hôm không quan tâm thôi mà vào thớt đã die rồi. Vậy nên mình xin phép lập topic này để post lại những bài mà bác nvh92 đã post trong thớt 10 Vị
hoàng đế vĩ đại trung quốc. Để các bạn tiếp tục thảo luận và mong bác nvh92, hoa lạc man thiên vào tranh luận tiếp về tài năng Nguyễn Ánh, hôm trước
đang đọc đến đó thì bay mất.

Phần 1. Ngoại giao thời Quang Trung. Phần 1 và phần 2a.

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Đây tạm up phần 1 trong số 3 phần lên bài viết này của mình là bài luận hồi trước viết khi còn đi học đại học giờ có cơ hội sửa lại rồi up lên cho

mọi người xem 

Nhắc tới Quang Trung­Nguyễn Huệ hay nhà Tây Sơn ta hay nhắc tới các võ công đánh đông dẹp bắc 

Ở đây mình không bàn tới tính đúng sai của các cuộc chiến đó cũng như không phán xét tới thái độ của mọi người 

Mình chỉ xin phép khai thác một đoạn sử liệu để cho mọi người thấy một góc khác của Quang Trung cũng như nhà Tây
Sơn để đánh giá công bằng hơn chứ mình không phải là Fanboy của Tây Sơn và Quang Trung nhé 

Trước hết mình xin nói các tài liệu mà mình dựa vào gồm có cuốn:
­Trung Quốc nhân sử cương­bản dịch tạm thời của viện Hán Nôm
­Cuốn Cambridge Illustrated History China link down trên mạng của Ebrey, Patricia
­Trung Quốc Văn Hoá Sử Đại Từ Điển
­ Cao Tông thực lục do Hồ Bạch Thảo (dịch)
­Hoa Bằng: Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc
­Hoàng Xuân Hãn: La Sơn Yên Hồ,
­Thanh Sử Cảo (Bộ chính sử của nhà Thanh)

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 1/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­Tài liệu Quân Cơ xứ của viện Hán­Nôm
­Thanh thực lục của Tác giả Trang Cát phát

­Các bài nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 2012 mà mình được đọc   

Phần lớn mọi người ở đây ai cũng biết về cuộc chiến Việt­Thanh năm Kỷ Dậu cũng như những sự việc làm ta nghe rất đã tai đã mắt nhưng hầu
như tới nay trong lịch sử lại rất ít người để ý tới một vấn đề đó là CÁC SỰ KIỆN NGOẠI GIAO HẬU CHIẾN SAU CHIẾN TRANH KỶ DẬU

Thực ra chính các sự kiện ngoại giao hậu chiến này mới cho thấy khả năng của Quang Trung cũng như triều đình Tây sơn

Cái gọi là sự kiện ngoại giao này bao gồm 3 quá trình 
1) Quá trình hòa giải giữa Tây Sơn và Nhà Thanh từ chiến thắng năm Kỷ Dậu tới hết năm 1790
2)Sự kiện Quang Trung cầu phong vương từ nhà Thanh hợp thức hóa việc mình là chủ quốc gia vào năm 1791 
3) Sự kiện phái đoàn Tây Sơn tới tham dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh vào năm 1792 đồng thời cũng là sự kiện thắng lợi
lớn nhất 

Phần lớn chúng ta cũng biết sơ qua những vấn đề trên nhưng chủ yếu qua tác phẩm "Hoàng Lê Nhất Thông Chí" vốn là tác phẩm văn học có tính
hư cấu rất nhiều cũng như dã sử nên các sự kiện hậu chiến này gần như chỉ gói trong vài dòng đơn giản không cho thấy hết cái tầm quan trọng
của nó với lịch sử 

Cụ thể hơn thì là đây 

Phần 1
Trong giai đoạn 1 quá trình hòa giải chiến tranh từ chiến thắng Kỷ Dậu tới hết năm 1790 vua Quang Trung và Tây Sơn
đã biết khéo léo xóa dụ được mâu thuẫn lợi dụng các mối quan hệ cũng như đoán được ý của Càn Long cũng như triều
đình nhà Thanh để ngăn chặn chiến tranh có thể xảy ra lần nữa 
Ngay sau khi bị đánh bại sau chiến tranh năm Kỷ Dậu năm 1790 nhà Thanh hoàn toàn không có ý định từ bỏ chiến tranh vì dĩ nhiên sợ mất oai
danh thiên triều thêm nữa vua Càn Long muốn hoàn thành cái gọi là "Thập toàn võ công" để lễ mừng thọ 80 tuổi của mình thêm vui việc đánh

nước ta cũng nằm trong seri chiến dịch mừng thọ cho Càn Long giống như đánh Miến Điện,Tân Cương trước đó 

Tuy nhiên sau khi bị đánh bại trong chiến tranh Kỷ Dậu năm 1790 cộng với việc các cuộc chiến trước đanh ở Miến Điển,Tân Cương đều chả thu
được lợi lộc gì ngoài việc đốt tiền nên cả triều đình nhà Thanh đã có ý ngần ngừ vì thế vị 

Tôn Sĩ Nghị vốn chính là người chủ trương dâng tấu đánh nước ta cũng như là tổng chỉ huy quân Thanh đánh nước ta sau trận thua quay về đã bị
cách chứ chuyển công tác người mới được thay vị trí Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An đã nhận rõ được cục diện tình hình đó là nếu đánh
tiếp với nước ta sẽ càng làm ngân khố hao hụt trong khi đó Đại lễ mừng thọ cho vua Càn Long sắp tới gần nếu việc binh đao cứ kéo dài tới tận lễ
https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 2/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

mừng thọ vẫn chưa xong thì sẽ làm "Hụt chỉ tiêu" khiến vua Càn Long mất mặt nên ngày khi nhận chức Phúc Khang An đã làm bản tấu thế này:

"... Địa phương nước này (tức nước ta), từ bắc xuống nam ba nghìn dặm, từ đông sang tây hai nghìn dặm, chặng đường phải nhiều, việc kéo
quân đi khó mà có thể nhanh được, huống chi nơi đó khí hậu bốn mùa, chỉ có ba tháng mùa đông,chướng lệ không nổi lên, còn ba mùa xuân, hạ,
thu kia, đều có sương độc mù mịt, không thể nhiễm được, chẳng khác gì Miến Điện.

  Nếu như kéo đại quân qua, thì ắt phải tiến binh vào tháng mười, tháng mười hai phải thắng, tháng giêng năm sau trở về, có thế mới vạn toàn
không nguy hiểm. Khổ nỗi việc quân lữ, đâu có thể nào định trước thời gian, nếu như trong ba tháng việc chưa xong, đến mùa xuân rồi, chướng
khí bùng lên, nếu triệt binh thì công lao từ trước ắt bỏ đi, lưu binh thì thương vong hẳn lớn. Thành thử chẳng nên dụng binh đất An Nam, không
những địa lợi không tiện, nhân sự không hợp, mà chính vì thiên thời có giới hạn.
Từ xưa đến nay, chưa bao giờ thành công cũng là vì lẽ đó, hiện nay Nguyễn Huệ có thù với họ Lê, khiến phải lao khổ đến binh lính chúng ta, phí
tổn lương hướng. Thế nhưng đại binh tiến quan chưa bao lâu, gã tù (trưởng) kia mấy lần xin hàng rõ là trước khi kháng cự, (cũng như) sau khi
thua (?) trận, lúc nào cũng tỏ vẻ sợ hãi. Xem biểu văn thấy trong đó y xưng là kẻ áo vải đất Tây Sơn, rõ ràng không có ý chiếm nước của người
khác, cũng không có ý chống lại, đủ biết không dám đắc tội với thiên triều 

Thế nhưng lời của y cũng vẫn còn mù mờ, chưa hẳn có thực không kháng cự hay chăng, cần phải phân biện rạch ròi, còn như như y xin đã cho
ngay, e rằng gã tù trưởng này kiêu ngạo, gian dối đã quen, dần dà lại đâm coi thường cả Trung Hoa..."

Đây là bản tấu của Phúc Khan An từ tài liệu Quân cơ xứ (Quân cơ xứ nhà Thanh tương đương lầu năm góc của Mỹ ấy) 

Theo sử nhà Thanh, một mặt Phúc Khang An nhờ Ô Đại Kinh đưa thư hăm doạ, một mặt điều quân đến Trấn Nam Quan phòng ngự quân Tây Sơn
tấn công qua. Quả thực sau trận chiến đầu năm Kỷ Dậu, tình hình giữa hai quốc gia rất căng thẳng, vua Quang Trung cũng chưa dám rút quân về
Phú Xuân và vẫn còn trong tình trạng củng cố đề phòng cuộc tấn công tiếp theo 

Tuy vậy qua các động thái các bên thì Quang Trung và triều đình Tây Sơn cũng đã đoán được tâm lý chung của triều đình nhà Thanh cũng như
vua Càn Long là ngại đánh tiếp bởi vậy Quang Trung đã đánh chơi một kế thực sự rất độc vừa làm mát mặt vua Càn Long vừa bảo đảm lợi ích
nước ta đó là dâng thư xin hàng cùng với một loạt các biện pháp mềm mỏng khác trong ngoại giao cụ thể hơn 

Đây là tờ biểu vừa xin hàng lẫn cầu phong của Quang Trung

"Thần là tiểu mục nước An Nam Nguyễn Quang Bình mạo muội kính cẩn đem tấm lòng thành tâu lên mong đại hoàng đế bệ hạ (là bậc) thụ mệnh
sáng như trời, vua của vạn quốc, ở trên ngôi báu đã trên năm mươi năm, hồng ân rải khắp mọi nơi Hoa cũng như Di đều được thấm nhuần, (cả
đến) nước An Nam của thần tuy ở chỗ viêm nhiệt xa xôi cũng từng được tắm gội, (xin) lấy đức lớn mà nghe cho. 

Hai trăm năm qua, quốc vương họ Lê (nước tôi) mất quyền khiến cho quyền thần họ Trịnh coi giữ việc nước, đến vua trước là Lê Duy Đoan tuổi
già, phụ chính họ Trịnh hèn yếu, binh kiêu dân oán, khiến người trong nước chia rẽ ngả nghiêng. Thần là kẻ áo vải đất Tây Sơn (vì thế) phải tuỳ
thời mà dấy lên, mùa hạ năm Bính Ngọ, hưng binh diệt họ Trịnh, trả lại nước cho họ Lê.
Trong năm đó tiền vương tạ thế, thần lại đưa tự tôn là Duy Kỳ lên nối ngôi. Duy Kỳ là người dâm bạo, không lo quốc chính, mối giềng lỏng lẻo
bên trong, lân bang gây hấn ở bên ngoài, chỉ lo hãm hại trung lương, giết người trong họ, người trong nước cũng như bầy tôi đều chạy về với
thần, xin xuất binh trừ loạn. 

Thần vẫn biết rằng nước đây đã được thiên triều sách phong, đâu dám tự ý phế lập. Mùa đông năm Đinh Mùi mới sai một tiểu tướng đem binh ra
hỏi tội bọn tả hữu dám giúp cho kẻ Kiệt kia, hay đâu Duy Kỳ mới nghe tiếng đã bỏ chạy, tự mình làm khổ mình.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 3/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Đến mùa hạ năm Mậu Thân thần đến Lê thành, đưa con của vua trước là Duy Cẩn trông coi việc thờ tự và giám quốc, rồi sai người sang gõ cửa
quan trình bày mọi việc trong nước.

Khi đó người biên thần (chỉ Tôn Sĩ Nghị) lại trả lại thư, đuổi sứ về, không chịu đề đạt lên. Mùa đông năm ngoái y lại điều động đại binh, xuất
quan qua đánh, thần ở xa nghe tin, tự nghĩ xưa nay một lòng kính sợ thiên triều,định đem tấc lòng giãi bày lên trên, nên mới bảo vương tử Lê
Duy Cẩn và thần dân gõ cửa trình ba bẩm văn, ngờ đâu đại binh tiến thẳng đến Lê thành, giết binh trấn giữ nhiều vô số kể.

Thần chẳng biết tiến thoái ra sao, việc đó chính là do Lê Duy Kỳ không biết tính toán, nên đến ngày mồng năm tháng giêng năm nay tiến đến Lê
thành, đâu có dám chống cự lại quan binh. Thế nhưng quan binh tàn sát quá lắm, thế không thể thõng tay chịu trói nên đành chống trả. Việc đó
cũng khiến cho thần sợ hãi nên đã đem những kẻ dám đối địch chính pháp cả rồi.

Cũng mong đại hoàng đế theo mệnh trời hành hoá, tài bồi cho kẻ ngả nghiêng, thuận theo tự nhiên, tha thứ cho kẻ man di không biết, thấu cho
lòng thành của kẻ cầu xin được chăn dắt ở một cõi mà để cho thần được đứng chắn ở một phương, làm chư hầu tuân phục thì mọi sự được thống
nhiếp, dân chúng được yên ổn làm ăn, cũng đều do đức nhân của đại hoàng đế ban cho
Thần nguyện triều cống theo lệ phiên vương, dâng biểu chí thành, hướng về phương bắc, không khỏi cảm kích trông đợi mệnh lệnh kính cẩn dâng
lên tờ biểu này.
Cung kính đệ lên tiến vật gồm mười dật vàng, hai mươi dật bạc. 

Cung kính sai hai hành nhân là Nguyễn Hữu Chu, Vũ Huy Phác."

Lời lẽ trong tờ biểu này đọc qua ta đều biết là phần lớn viết ra với văn phong nói như ngày nay là chém gió, chủ yếu để nịnh và đánh vào lòng tự

cao của vua Càn Long là chính chứ hẳn nhiên vua Quang Trung và Tây Sơn không hèn yếu hay sợ tới thế 

Và nếu phân tích rõ ra thì vua Càn Long vốn đã có tâm lý ngại đánh tiếp vì không muốn lùm xùm trong lễ mừng thọ 80 tuổi của mình vào năm
1792 nên chỉ cần nước ta xin "hàng" thì trong quan điểm của ông ta "hàng" ở đây nghĩa đã chấp nhận chịu thua coi như quân Thanh đến đánh
nước ta năm 1790 đã thắng coi như chưa bao giờ có chuyện cả tướng cả quân bị đánh cho tóe khói cả 
Triều đình của vua Quang Trung đã đoán được điều này nên đã dâng hàng loạt bài biểu, tấu sớ với nội dung và cách viết tương tự như thế này 

Đồng thời sau đó Quang Trung tiến hành một loạt các biện pháp như thả tù binh quân Thanh bị bắt về nước cho tìm lại xác các tướng Thanh trả
về

Đặc biệt ông đã rất khéo léo tận dụng đội ngũ sĩ phu Bắc Hà vào công tác ngoại giao này những sĩ phu này vốn trước đây có thành kiến với Tây
Sơn và cho rằng Tây Sơn không thể cộng tác được vì chỉ là lũ võ biền giỏi chém giết man rợ thì nay lại ra cộng tác bởi Tây Sơn đã cho họ 1 cơ
hội hiếm có vì sự kiện ngoại giao hòa giải này với Nhà Thanh khiến họ trong 1 dịp hiếm có khi có thể vận dụng sở học của mình về văn chương
miệng lưỡi (Theo ghi chép của quân cơ xứ nhà Thanh thì giai đoạn này 2 bên qua lại thư từ có lúc cân được lên tới 120 kg­các cuộc gặp mặt đàm
phán thì như cơm bữa và chủ yếu là gặp gỡ ở vùng biên giới Lạng Sơn phái đoàn ngoại giao của Tây Sơn với nahf Thanh thường lên tới con số
40­50 người ) vừa có thể làm một việc được cho là giúp nước cứu đời nên trong giai đoạn này có rất nhiều sĩ phu bắt đầu quay ra hợp tác với
Tây Sơn

Quote:
https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 4/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Originally Posted by nvh92 
OK tiếp theo là phần 2 đây 
Lưu ý đấy là đoạn 1 của phần 2 nhé 

Quá trình cầu phong vương của vua Quang Trung chính thức hợp thức hóa việc ông làm chủ đất nước cũng như gạt bỏ toàn bộ mọi ý đính tái
chiến của nhà Thanh cũng như mọi âm mưu chính trị khác của các lực lượng chống Tây Sơn 

Lúc nãy phần 1 bài viết của mình đã nói tới việc Quang Trung cùng triều đình Tây Sơn sau chiến thắng Kỷ Dậu năm 1790 đã đoán được tâm lý
của vua Càn Long cũng như nội bộ triều đình nhà Thanh là chần chừ không muốn đánh tiếp nên từ dó đề ra đường lối ngoại giao mềm mỏng lấy
lòng nhà Thanh

Và có thể nói đường lối này đã thành công tới cuối năm 1790 sau hàng loạt các cuộc đàm phán và thư từ thì nhà Thanh chính thức chấp nhận
việc cầu phong,hẹn tới năm sau (năm 1791) sẽ phong An Nam quốc vương cho Quang Trung 
Thực ra đây mới là mục tiêu Quang Trung nhắm tới nhất vì nó hợp thức hóa việc Tây Sơn làm chủ đất nước cũng như có cớ gạt bỏ mọi sự chống
đối của các lực lượng khác

Cụ thể quá trình cầu phong cho vua Quang Trung như sau

1)Nhà Thanh tuyên bố chấp nhận cầu phong

Ngày 22 tháng 2 năm 1791, sau khi nhà Thanh đã đánh tiếng là họ bằng lòng phong vương cho vua Quang Trung, phái bộ Đại Việt tất cả hơn hai
mươi người, do Nguyễn Hữu Chu cầm đầu, từ Thăng Long đi lên, mang tờ biểu cầu phong đồng thời chuẩn bị lễ lạc và tiệc tùng 
Đây là lần đầu tiên sau cuộc chiến, cửa ải Nam Quan được chính thức mở ra để đón phái bộ nước ta­trước đó mọi cuộc thương thảo đều diễn ra
gần khu vực biên giới và các hành trạm dọc biên giới
Chính vì thế hai bên phải tổ chức đại lễ để tiễn đưa và để đón sứ thần qua Trung Hoa, chánh phó sứ không còn phải đến gõ cửa như những lần
qua đàm phán trước đó. Trước khi sang Tàu sứ bộ Đại Việt nghỉ tạm ở một có tên là Ngưỡng Đức Đài bên trong lãnh thổ nước ta (Ngưỡng Đức
Đài ở bên này cửa ải Nam Quan, đối xứng với Chiêu Đức Đài bên phía Trung Hoa).
Ngày 16 tháng 3 năm 1791 , tổng đốc Phúc Khang An đem quan binh bản bộ đến đóng ở cửa Nam Quan, một mặt truyền cho tuần phủ Tôn Vĩnh
Thanh xây một lễ đài (mà sử Trung Hoa gọi một cách phách lối là thụ hàng thành), cách cửa ải 90 dặm
Ngày 19 tháng 3 năm 1791 , lúc giờ Dần, tổng đốc Phúc Khang An ra lệnh cho tướng sĩ trấn thủ ở Nam Quan dàn đội ngũ, dựng cờ quạt rồi bày
hương án ở Chiêu Đức Đài để làm lễ tiếp nhận biểu văn của nước ta. Nguyễn Quang Hiển cùng cùng 6 viên chức của sứ bộ nước Nam, thêm một
thông ngôn và 60 tuỳ tòng, tổng cộng 68 người tiến qua Trấn Nam Quan
Sau đó 2 phái đoàn cùng bày tiệc 
Đoạn trên mình lược ra từ Thanh Thực lục của Trang Cát Phát cùng các tài liệu của Quân cơ xứ
Đến đây nhà Thanh đã chính thức chấp thuận cho Quang Trung làm An Nam Quốc vương việc òn lại chỉ là phái bộ bên ta sang đó nhận chiếu cầu
phong là xong

2) Phái bộ nước ta sang cầu phong

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 5/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Đến tháng 5 năm 1791 (Trung tuần tháng 5) Phái bộ nước ta chính thức sang nhận chỉ cầu phong, 
Nguyễn Quang Hiển­là cháu của vua Quang Trung, anh cả của gia đình Tây Sơn không phải là Nguyễn Nhạc mà người khác nhưng đến nay sử
sách không ghi rõ và thêm nữa người này mất sớm trước cả khi 3 anh em khởi nghĩa chỉ để lại 1 con trai là Quang Hiển vì thế vua Quang Trung
cho Quang Hiển đại diện thay mình vì vai vế cũng khá lớn 

Phái bộ ta từ Thăng Long đi lên Lạng Sơn. Phúc Khang An nhận được sắc thư liền sai người đem đến Trấn Nam Quan mời sang

Đúng vào ngày 27 tháng 5 năm 1791, phái đoàn nước ta do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu, tất cả là 21 người, từ nhà khách của tỉnh Quảng Tây
do tướng Thang Hùng Nghiệp dẫn đường đi lên kinh đô nhà Thanh. Hai mươi mốt người đó gồm:

­ Ba vị sứ thần: 
阮光顯)
Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển (
Phó sứ Nguyễn Hữu Chu (阮有晭 )
Phó sứ Vũ Huy Phác (武輝璞 )
­ Bồi tòng 1 người:
Nguyễn Ninh Trực ( 阮寧直 )
­ Hành nhân 5 người:
Trương Gia Nghiễm ( 張嘉儼 )
Phạm Bá Nhuận ( 范伯潤 )
Tạ Hữu Định ( 謝有定 )
Nông Đình Cẩn ( 農廷謹 )
Hoàng Huy Dực ( 黃煇翼 )
­ Tòng nhân 12 người:
Hồ Văn Tòng ( 胡文從 )
Nguyễn Công Tuyết ( 阮公雪 )
Nguyễn Văn Cự ( 阮文鉅 )
Nguyễn Văn Bản ( 阮文本 )
Nguyễn Văn Cơ ( 阮文璣 )
Hoàng Văn Thành ( 黃文成 )
Lê Văn Trọng ( 黎文仲 )
Ngô Viết Kiệt ( 吳曰榤 )
Nguyễn Văn Uyển ( 阮文琬 )
Nguyễn Hữu Đễ ( 阮有悌 )
Trần Văn Dũng ( 陳文勇 )
Đỗ Đình Lập ( 杜廷立 )

Phái đoàn ta đi qua các tỉnh tới ngày 24 tháng 7 năm 1791 thì tới khu nghỉ mát Nhiệt Hà tại huyện thừa Đức tỉnh Hà Bắc Trung Quốc hiện nay
(Khu vực này là nơi các vua nhà Thanh đi nghỉ dưỡng tránh nắng mùa hè lúc này vua Càn Long đang ở đó) 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 6/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Phái đoàn ta làm lễ chiêm cận (tức lễ ra mắt nhà vua) xong, vua Càn Long liền mở tiệc đãi yến chung với các vương công đại thần, các bối lặc,
bối tử Mông Cổ, các ngạch phò (con rể vua), đài cát... Sau khi ăn uống, nhà vua nhà vua lại cũng cho tất cả các vương công, đại thần và quan
khách xem hát kinh kịch

Vua Càn Long đặc biệt ban thưởng cho vua Quang Trung tượng Quan Âm bằng ngọc, cây như ý bằng ngọc, gấm thêu chỉ vàng đính hạt châu

Còn Nguyễn Quang Hiển cũng được ban thưởng ngọc như ý, tượng la hán bằng sứ, gấm thêu chỉ vàng, hộp bằng bạc... Các phó sứ, hành nhân
cũng đều được ban thưởng tuỳ cấp bậc các món gấm vóc, hộp bạc hay ngân lượng.

Theo Từ Diên Húc ( 徐延旭
) trong Việt Nam tập lược ( 越南輯略
), bản in lần thứ hai, trang 42 thì những vật dụng ban thưởng cho phái bộ An Nam
ghi rõ như sau: Năm Càn Long thứ 54, vua An Nam sai chánh phó sứ ba người vào triều cống ở Nhiệt Hà vua Càn Long đặc biệt ban cho Quang
Trung 5 lần 

­ Lần thứ nhất: ngọc như ý, ngọc quan âm, chuỗi châu thuỷ tinh màu xanh lục, bình thuỷ tinh, bình bằng sứ màu đỏ mỗi thứ một cái, hai cái hộp
tết bằng chỉ bạc, gấm đoạn 3 tấm, ba cuộn giấy hoa tiên.

­ Lần thứ hai: gấm thêu rồng (mãng ­  ), thiểm đoạn (gấm lấp lánh), trang đoạn (gấm may áo mặc hàng ngày), mỗi thứ hai tấm.
Lần thứ ba: Bốn lọ trà Trịnh Trạch, bảy bánh trà Phổ Nhĩ (trà Vân Nam đóng lại thành bánh), hai hộp trà cao, hai bình thuốc ngửi bằng vàng,
một mâm phật thủ bằng ngọc
­ Lần thứ tư: Ngọc như ý, tị yên hồ, chén bằng gỗ mun (mộc tất oản), một cái chén của Âu Châu (Pháp Lang oản), gấm thêu hoa, bao súc nhung
đất Chương.
­ Lần thứ năm: Bát lớn bằng sứ, mâm sứ, đĩa mun, chén, lò hương hai cái, một con dao nhỏ

Ngoài ra các chánh, phó sứ cũng được ban thưởng đủ năm lần, mỗi người khác nhau chút ít. Những loại vật dụng này, phần lớn lấy trong Phương
Viên Cư Khố ( 芳園居庫 ), ngoại trừ vải mao thanh do Ty Quảng Chư ( 廣儲司
) thuộc nội vụ cung ứng.

Mọi người có thể thấy lạ là sao mình lại cố gắng kể chi tiết các thứ tặng phẩm được vua Càn Long tặng cho Quang Trung tới như thế bởi lí do là
các tặng phẩm này là các tặng phẩm lớn nhất và quý nhất trong lịch sử mà một vị hoàng đế Vn được vua
TQ tặng nhất trong một hoạt động ngoại giao chính thức cấp nhà nước 
như ta đã biết với thái độ coi nước ta như lũ mọi rợ di dịch vua ta chỉ như vương chứ không xứng làm đế
các hoàng đế Tq thường chỉ dùng lễ đón quan lại để đối xử với các vua ta tương tự các vật phẩm dùng để
tặng cũng là chỉ cho các quan chức nhất nhị phẩm và số lần tặng thưởng chưa bao giờ tới con số 3 ấy vậy
mà Quang Trung được tặng tới 5 lần các vật phẩm cực quý đặc biệt là con dao ngắn thì chỉ có các hoàng tử
và đại thân vương mới được ban cho đủ thấy nhà Thanh cũng như Càn Long không hề dám coi thường
nước ta là bọn man rợ di dịch 
Để tỏ thiện chí, trước đó vua Quang Trung trả về cho nhà Thanh hơn 500 binh sĩ bị bắt trong trận đánh 
Việc trao trả một số tù binh cũng khiến cho tự ái vua Càn Long và đình thần nhà Thanh được xoa dịu, Phúc Khang An cũng được tiếng là khéo thu

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 7/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

xếp. Sau đó, nhận thấy tình thế đã thuận chiều, vua Quang Trung lại cho trả về thêm 39 người, lần thứ ba bên ta thả thêm 28 người nữa và sau
cùng, lần thứ tư 18 người.
Về phía nhà Thanh, để đáp lại thiện chí của nước Nam cũng trả 7 tướng của Tây Sơn bị bắt về 
Sau khi nghi lễ trao sắc ấn hoàn tất, phái bộ Nguyễn Quang Hiển lưu lại kinh đô thêm 2 ngày tới 24­8­1791 thì về nước thành công mĩ mãn 

lát nữa sẽ có đoạn 2 của phần 2

Last edited by I.Love.You.Edf; 27­08­2015 at 14:23.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353297&postcount=14 8/8
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 09­01­2015, 22:47   #17  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Tiếp theo là phần 2b và phần 3.

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Đây là đoạn 2 của phần 2 

Chuyến sang cầu phong này (năm 1791) đã thành công tốt đẹp nhưng nó ngoài việc hợp thức hóa quyền làm chủ của Quang Trung thì còn gạt
được các thế lực chống đối Tây Sơn sang một bên mà cụ thể hơn ở đây chính là thế lực của Lê Chiếu Thông và các quan thần nhà Lê lưu lạc sang
TQ sau chiến tranh Kỷ dậu

Bàn riêng về Lê Chiếu Thống một chút thì chúng ta hay coi ông ấy là kẻ cõng rắn cắn gà nhà là vị vua bạc nhược ngu dốt nhưng thực tế Lê Chiêu
Thống thật thì tội nghiệp và cũng không tệ tới thế, dĩ nhiên ông ấy vẫn có các sai lầm cũng như tội ác nhưng hình tượng thực sự của ông không
như chúng ta hay biết có điều mình xin nói cái này sau

Trở lại với Lê Chiêu Thống như ta đã biết sau khi thua trận trong chiến tranh Kỷ Dậu ông ta cùng các quan thần nhà Lê lưu lạc sang Trung Quốc
chịu sự quản lý của nhà Thanh 

Mặc dù nhà Thanh có ý ngại đánh tiếp nhưng họ vẫn giữ vua tôi Lê Chiêu Thống ban đầu an trí tại Bắc Kinh để dùng làm “phương án dự phòng” 
Và dĩ nhiên chả ông vua nào mất nước mà lại không muốn đòi lại nước cả vì vậy Lê Chiêu Thống cùng các quan thần cũng đã rất nhiều lần đề đạt
với nhà Thanh về việc tái chiến hoặc ít nhất cũng là cho mình một khoảng đất gần biên giới nước ta để làm kế lâu dài tuy nhiên Nhà Thanh trong
tâm trạng chung là ngần ngại vẫn chưa đưa ra quyết định dứt khoát về việc của Lê Duy Kỳ(Lê Chiếu Thống từ đây mình xin gọi tên ông ấy bằng
tên thật là Duy Kỳ) ngoài ra sau một thời gian ở Bắc Kinh vua tôi Lê Duy kỳ bị chia cắt ra các tỉnh để kiểm soát tuy vậy họ vẫn liên tục thực
hiện các hoạt động hối thúc nhà Thanh 

Tuy nhiên mọi hoạt động này hoàn toàn bị phá bỏ khi phái đoàn của Nguyễn Quang Hiển tới cầu phong năm 1791 bởi cả nhà Thanh lẫn Tây Sơn
đã dùng những biện pháp khác nhau để khiến lực lượng của Duy Kỳ không còn có cớ để kêu gọi phục quốc nữa 

Đầu tiên là nhà Thanh bức Lê Duy Kỳ cùng các quan thần để duôi sam cạo răng,ăn mặc như người Hán lúc đó duy chỉ có Lê Quýnh không chịu và
nói rằng “Ta đầu có thể mất tóc không thể cạo, da có thể lột quần áo không thể thay” 
Để rồi cuối cùng Lê Quýnh là người duy nhất trong gần 40 năm ở đất Tq lại vẫn ăn mặc như cũ 
https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 1/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Sự kiện này chỉ diễn ra có mấy tháng sau khi Lê Duy Kỳ chạy sang TQ 
Rồi sau đó tới lượt phía Tây Sơn 

Ngày 18 tháng đó [10­7­1789) khi Thang Hùng Nghiệp đưa phái bộ Nguyễn Quang Hiển đến tỉnh, Phúc Khang An tâu lên như sau đây là tờ sớ còn
lại trong hồ sơ cảu Quân cơ xứ nhà Thanh :

"Ðến ngày 18, bọn Tả Giang đạo Thang Hùng Nghiệp hộ tống Nguyễn Quang Hiển đến tỉnh. Bọn thần ra lệnh cho họ đến quán xá để nghỉ tạm,
một mặt truyền gọi Lê Duy Kỳ cùng những cựu thần có tên tuổi như bọn Hoàng Ích Hiểu vài ba người, đến công quán của thần Phúc Khang An
chờ sẵn, sau đó ra lệnh cho Thang Hùng Nghiệp đưa bọn Nguyễn Quang Hiển đến gặp. Bọn họ vọng về cung khuyết hành lễ tạ ân tam quị cửu
khấu xong, lại quay sang thần hành lễ nhất quị tam khấu.

Thần ra lệnh cho họ ngồi một bên rồi cho họ biết rằng chú của ngươi Nguyễn Quang Bình trước đây đã tiến biểu văn, mong được thánh chúa
trông xuống xét cho việc chú ngươi và họ Lê vốn không có phận quân thần, khi đại binh tiến thảo, vốn không dám có bụng kháng cự.

Nay đã được hoàng thượng ân chuẩn cho đầu thành, lại thương mến ban cho sắc thư, thưởng cho vòng trân châu. Cái ơn trời cao đất dày kia, chú
của ngươi Quang Bình có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Còn Lê Duy Kỳ hiện nay đã được thu lưu ở nội địa, đại hoàng đế đã ra lệnh cho họ
thế phát cải phục, xếp vào hạng dân thường, không thể nào còn trở về An Nam được nữa nên đặc biệt ra lệnh cho các ngươi được gặp nhau.

Nguyễn Quang Hiển nghe thần nói như thế bèn rời chỗ ngồi khấu đầu, vẻ mặt vui sướng nói rằng chú tôi là Quang Bình vốn là kẻ áo vải đất Tây
Sơn, chưa từng giao thông với Trung Quốc, nhân vì việc tranh chấp với họ Lê mà phải nhọc đến đại binh để đến nỗi còn lưu lại vết tích kháng cự
nên trong lòng áy náy, ngày đêm không yên. Chú tôi đã hiểu dụ mọi người trong nước, phàm gặp quan binh lạc đường rơi lại phía sau đều phải
cấp cho họ quần áo giày dép lộ phí cơm ăn, hộ tống tiến quan. Tháng Giêng năm nay ở bờ sông nơi các vị đại nhân trận vong đã lập đàn cúng tế,
quả là lòng thành hối tội úy thiên từ gan ruột.
Nay được đại hoàng đế khoan ân vượt mức, thật còn hơn trời bể. Chú tôi Quang Bình khi nhận được sắc thư và đồ quí, ắt rất là vui sướng hân
hoan gửi tạ biểu ngay.

Bọn thần nghĩ Nguyễn Huệ lúc này mới vừa lập quốc, nếu như không được phong tước của thiên triều thì không thể nào là hùng trưởng được,
thành thử sẽ phải gấp gáp cầu phong, ân cần bức thiết xuất tự chí thành.

Bọn thần sau đó lại tuân chỉ gọi Lê Duy Kỳ, ra lệnh cho gặp Nguyễn Quang Hiển. Y nói rằng tôi nay đã là dân thiên triều
rồi, không còn điều gì phải nói với y nữa, còn bọn cựu thần Hoàng Ích Hiểu tuy có vẻ căm hận nhưng vì đông người đàn
áp nên cũng không dám tỏ thái độ gì. Còn bọn Nguyễn Quang Hiển vừa thấy Lê Duy Kỳ thì vẻ mặt hân hoan, dường như
bao nhiêu nghi ngại đều nhẹ nhõm."
Chú ý đoạn cuối mình bôi đỏ nhé cho Nguyễn Quang Hiển người thay mặt Quang Trung sang cầu phong gặp Lê Duy Kỳ thái độ của Quang Hiển

rất vui vẻ gần như là đắc thắng còn Duy Kỳ thì gần như đầu hàng, các quan thần nhà Lê theo Lê Dùy Kỳ căm tức nhưng bất lực 

Có thể thấy rõ ràng các sự việc trên đã được phái bộ Tây Sơn với nhà Thanh thỏa thuận với nhau từ trước và dĩ nhiên nằm trong một chiến lược
chung của Tây Sơn bẻ gãy uy thế và tính chính danh của vua Lê, dằn mặt các cựu thần nhà Lê
Việc phái bộ Nguyễn Quang Hiển gặp Lê Duy Kỳ không ngoài mục tiêu để phái đoàn báo lại về hiện trạng của vua tôi nhà Lê ở Trung Hoa, khiến
vua Quang Trung biết chắc rằng nhà Thanh đã hoàn toàn chấm dứt việc ủng hộ cựu triều mà vui vẻ sang chúc thọ vua Cao Tông.

Hơn nữa, tuy trên danh nghĩa Nguyễn Quang Hiển chỉ là người trung gian mang thư nhưng nhà Thanh đã tiếp đãi như một “phó vương” với nhiều
ưu đãi.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 2/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tiếp theo các cựu thần nhà Lê còn ý phục quốc lại được mời tới Nhiệt Hà chỉ để chứng kiến cái cảnh tượng mà theo Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược
quyển XXIV thì:

"... Bọn Nguyễn Quang Hiển đi thuyền được đón trên đường đi xin yết kiến, thần liền truyền cho vào gặp, hỏi thăm các ngươi lần này tiến kinh,
chiêm ngưỡng thiên nhan, được rất nhiều ân điển của đại hoàng đế, trong dạ có vui thích không?

Họ nói rằng chúng tôi vào tháng Bảy đến Nhiệt Hà liền được vào quì gặp hoàng đế, trong lòng lúc đầu quả là sợ lắm. Ðến khi đại hoàng đế hỏi
xuống thật là trìu mến, dần dần định tâm. Trong hai tuần mấy lần được gần gũi ân quang, đôi phen ban thưởng.

Ðến tháng Tám nhằm lúc vạn thọ thánh đản của đại hoàng đế nên đứng vào hàng cuối của các vương công thai cát [tức là một dạng vương tước
hạng cuối cùng, trên các đại thần nhà Thanh] cùng được tứ yến, thưởng khán hí kịch, lại được thấy đại hoàng đế cưỡi tuấn mã, lễ Phật, và ra

lệnh cho đại thần dẫn chúng tôi đi chiêm ngưỡng các nơi đền đài miếu mạo, thật là trang nghiêm tráng lệ, khó mà hình dung.” 

Tức là cho họ thấy hiện nay nhà Thanh ủng hộ Tây Sơn rồi vì vậy đừng mong tơ hào gì nữa

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Còn đây là phần cuối đây 3 a
3)Quang Trung tham dự lễ Bát tuần vạn thọ (Mừng thọ 80) của vua Càn Long và những thành công mà
trong suốt hơn 1000 năm lịch sử phong kiến Việt Nam chưa từng có
Chính cái lễ mừng thọ 80 tuổi này của vua Càn Long là nguyên nhân trực tiếp gây ra chiến tranh Việt­Thanh năm 1790 đó 
Càn Long khi 65 tuổi đã tự đặt cho mình cái biệt danh là “Thập toàn lão nhân” và cố gắng thực hiện các biện pháp kinh tế­ quân sự­xã hội cho đủ

con số 10 để chạy theo lời hứa đó và dĩ nhiên các quần thần cũng hùa theo để làm đẹp long vua 

Thập toàn võ công của Càn Long tức là 10 lần xuất quân đi đánh các tiểu quốc,các dân tộc thiểu số chưa thần phục mục tiêu đánh thắng cả 10
tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ có 2 lần gọi là thắng thực sự còn lại 8 lần đều hoặc thua hoặc chả ra đâu vào đâu và quan trọng nhất là dù thắng
hay thua cũng….đốt tiền vô số

Theo học giả Lai Phúc Thuận trong sách Càn Long trọng yếu chiến tranh chi quân nhu nghiên cứu thì 

­Chỉ đánh 2 vùng dân tộc tự trị Chuẩn Cát Nhĩ và Hồi Cương đã tốn kém khoảng 23 triệu lượng bạc 
­ Đánh Kim Xuyên 2 lần tổng cộng tốn tới hơn 60 triệu lượng bạc,
­Đánh nước ta dù thực tế là cuộc chiến ngắn và nhỏ nhất trong số 10 võ công nhưng cũng tốn tới 1,5 triệu lượng bạc….

Tổng cộngh số tiền mà nhà Thanh phải bỏ ra cho thập toàn võ công của Càn Long bao gồm mọi chi phí lớn nhỏ lên tới số khổng lồ là gần ….750
triệu lạng bạc và theo Lai Phúc Thuận thì trong thời điểm đó nếu đem số tiền ấy cho nước Anh dùng thì đủ để nuôi sống nước Anh trong ít nhất
https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 3/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

60 năm 

Và dĩ nhiên các con số này chỉ là lý thuyết được báo lên cho vua thôi còn thực tế theo Lai Phúc Thuận thì chắc chắn lớn hơn ít nhất gấp 2 lần vì
các qnan thi nhau bòn rút khai gian, báo láo để dấu tội cũng như hưởng lợi 
Chính vì chiến phí của các cuộc chiến quá lớn hậu quá nặng lại trong tình cảnh lễ mừng thọ cho Càn Long tới gần nên nhà Thanh mới có tâm lý

ngại chiến đủ cho Tây sơn tận dụng ngoại giao 

Quay lại với bài viết chính của mình đó là sau 2 giai đoạn ngoại giao là hòa hoãn và chính thức phong vương thì tới năm 1792 theo như lời hứa
của phái bộ Tây Sơn năm trước đó năm 1791 là đích thân vua Quang Trung sẽ sang tham dự lễ mừng thọ của Càn Long 

Chắc chắn đọc đoạn này chúng ta đều ngờ ngợ chúng ta đều nghe cái giai thoại vua giả đưa sang để tham dự lễ mừng thọ 
Tuy nhiên mình xin tríc đăng lại các ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Quốc Vinh là thầy giáo cũ của mình viết trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số tháng
12 năm 2011 về sự việc giả vương này 
Theo đó thầy Vinh cho rằng thực tế không hề có vua Quang Trung giả sang m,à là Quang Trung xịn bởi các lý do sau 
­Có quá nhiều ghi chép lẫn lộn về Quang Trung trong thời điểm này 
Ví dụ 
Theo Đại Nam Liệt Truyện, sơ tập, quyển 30 do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn đời Minh Mệnh (hoàn tất đời Tự Đức) chép là: ... Huệ lại dâng
biểu tạ, xin đến sang năm vào triều yết. Vua nước Thanh tin lời, tức thì sách phong làm An Nam quốc vương. Ra lệnh cho hậu bộ Quảng Tây là
Thành Lâm đi trước. Khi đến cửa quan, Huệ nói thác rằng: vượng khí thành Thăng Long tiêu hết rồi, xin đến Phú Xuân. Thành Lâm cho rằng
không phải lệ, không chịu đi Phú Xuân. Huệ bèn thác rằng (làm) có bệnh kéo dài, mới đem cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị trá mạo làm Huệ
để đi, rồi sai đem phương vật tạ ơn... Mùa xuân năm Canh Tuất, Phúc Khang An dục Huệ sửa đồ hành trang (Huệ lại nói thác là mẹ chết…. Huệ
bèn lấy Phạm Công Trị đội tên mình, sai bề tôi là Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lỗ, Đỗ
Văn Công cùng đi...

Tuy nhiên cũng theo tài liệu khác là Đại Việt quốc thư, tờ dụ của vua Càn Long gửi cho vua Quang Trung khi được tin Nguyễn Huệ không dám
nhận lãnh những ân điển quá đáng thì chính vua Càn Long khi phong Thế tử cho Nguyễn Quang Thuỳ còn nhắc đến lời tâu của Phúc Khang An là
đã dặn Đặng Văn Chân và Phạm Công Trị (hai người được lệnh đưa Nguyễn Quang Thuỳ trở về vì bị lên cơn sốt rét) hãy săn sóc cho chu đáo.
Như vậy khi phái đoàn nước ta sang dự lễ bát tuần thượng thọ có cả vua Quang Trung lẫn Phạm Công Trị đủ biết tài liệu của triều Nguyễn không
chính xác.

Tài liệu thứ hai nhắc đến việc vua Quang Trung sai người giả làm mình để sang Trung Hoa là HLNTC. Theo bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều
Thu Hoạch thì: Ngô Thì Nhậm bèn kén viên quan võ người làng Mạc Điền, huyện Nam Đường, ở trấn Nghệ An, tên là Nguyễn Quang Thực, dung
mạo đoan trang, giả làm quốc vương;
Thế nhưng, Hoàng Lê Nhất Thống Chí do ba người viết, đoạn về việc vua Quang Trung sang Tàu cầu phong là hồi thứ 15, tương truyền do Ngô
Thời Thuyến vào cuối thế kỷ 19 viết. Bản chất đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, những chi tiết này có lẽ do truyền khẩu, hay có khi được
đặt ra cho thêm ly kỳ, không đáng tin cậy.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 4/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tài liệu thứ ba ghi chép về giả vương sang triều kiến vua Thanh là ghi chép của phái đoàn nước Anh John Barrow trong A Voyage To Cochichina
(nguyên bản năm 1806, do Oxford Uni. Press, Kuala Lumpur in lại năm 1975 ) ở trang 254 như sau:
... Viên tướng mệt mỏi này, tuy vậy, lại nghĩ rằng (việc nhà Thanh mời sang Bắc Kinh) là một ngụy kế của viên tổng đốc để bắt giữ mình; và đời
nào ông lại tin vào kẻ đã bị mình đánh bại một cách nhục nhã, không biết phải tính toán ra sao. Thế nhưng theo lời khuyên của một võ quan
thân tín đã đưa đến quyết định là cử ngay viên tướng này đi Bắc Kinh thay mình làm vị vua mới của nước Đàng Ngoài (Tung­quin) và Đàng
Trong (Cochinchina).

­Tuy nhiên xin nói là khi sang TQ Quang Trung nếu là vua giả thì tại sao laị để cho thái tử tạm thay quyền mình 

­Tiếp nữa nếu là vua giả thì tại sao bộ sử chính cống ­chứ không phải dã sử hoặc tiểu thuyết­ của nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí do
Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn lại không ghi 1 dòng nào về sự việc này trong khi ta đều biết nhà Nguyễn tìm mọi cách để hạ thấp Tây
Sơn cơ mà 
Tóm lại có thể khẳng định Quang Trung sang TQ là xịn chứ không phải hàng giả như lâu nay ta vẫn nghe dã sử 

Tuy nhiên việc này mình xin nói luôn chả có gì nhục cả bởi chuyến đi chúc thọ lần này đã có những thành công lớn mà trong lịch sử hàng ngàn

năm của phong kiến nước ta thậm chí cả nhà Nguyễn sau này cũng chưa có được 

2) Phái đoàn nước ta sang mừng thọ Càn Long đã được đón tiếp thế nào 
Như mình đã nói ở trên phái đoàn nước ta do Quang Trung đích thân dẫn đầu sang mừng thọ Càn Long năm 1792 đã được đón tiếp long trọng

chưa từng có với những đại lễ và vật phẩm cũng như sự kính trọng mà mình nghĩ chính đức Gia Long sau này cũng phải ao ước

Đây là lần đầu tiên một vị quốc trưởng của ta sang Tàu trong một phái bộ ngoại giao, trên danh nghĩa chúc thọ và chấp nhận vị trí phiên thuộc,
nhưng cũng là lần đầu tiên mà vua nước ta được xác định trong thứ bậc, đẳng cấp cao nhất của nhà Thanh, chỉ dưới hoàng đế, ngang hàng với
những chư hầu thậm chí các thân vương trong nội tộc quan trọng của họ

­Nhà Thanh trong hịch dụ trả lời vua Quang Trung cũng nhắc lại là đến khi nhập kinh rồi sẽ được “ban cho tước thân vương, ngang hàng với tông
thất ngoại phiên thân vương, xếp hàng cao hơn tông thất ngoại phiên quận vương” thậm chí trong dip này các quan chức đi theo Quang Trung
cũng được phong tước nhất nhị phẩm của nhà Thanh 

­Trước đây khi phái bộ nước ta sang Bắc Kinh triều cống, thường chỉ gồm một chánh sứ và hai phó sứ, năm nào hậu hĩ lắm mới được đến sáu
người. Ngoài ra phái bộ chỉ được đem theo tối đa là 20 người hầu hạ 
Không phải vì nước ta nghèo khó không đem nổi một đoàn hùng hậu hơn nhưng vì theo lễ tục của Trung Hoa, vị trí của nước ta chỉ đến thế.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 5/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Theo nhà nghiên cứu Trang Cát Phát trong Thanh thực lục

­Để sửa soạn đón tiếp vua Quang Trung, vua Cao Tông ra lệnh trên đường phái đoàn nước Nam tiến kinh các quan phải đối đãi theo lễ chủ
khách, nghĩa là coi như vua ta là một quốc khách chứ không phải là một phiên vương sang chầu. 

Cũng trong vai trò quốc vương, theo điển chế, đoàn tuỳ tùng của vua Quang Trung đoàn tuỳ tùng của vua Quang Trung có thể lên đến 60
người.Tuy nhiên thực tế đoàn tùy tùng này lại là 240 người không kể binh lính đi theo tức là đoàn ngoại giao đông nhất trong lịch sử mà VN từng
có đồng thời cũng là 1 trong các đoàn ngoại giao đông nhất mà nhà Thanh từng đón ấy vậy mà nhà Thanh vẫn vui vẻ chấp nhận ngần đó người
mặc dù việc này trái quy định họ đặt ra 

­Và đích thân tổng đốc Lưỡng Quãng Phúc Khang An được lệnh hộ tống pháo đàon của ta trong khi các pháo đoàn khác chỉ được các võ quan nhỏ
hộ tống
Cũng theo Thanh sử cảo khi phái đoàn nước ta đi qua khu vực Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông là nơi có rất nhiều người nước ngoài sinh sống có cả
phố Tây thì “người Tây Dương thi nhau đứng chật đường xem đoàn rước ” đủ thấy đoàn hộ tống vua Quang Trung sang trọng và hùng hậu đến độ
nào

Và khi đến khu hành cung Nhiệt Hà ở Hà Bắc Trung Quốc ngày nay là nơi tổ chức lễ mừng thọ cho Càn Long thì Quang Trung đã được Càn Long
dùng 1 Đại Lễ hiếm có để đón đó là dùng lễ Bão Kiến Thỉnh An 

Có lẽ mọi người ít hoặc chưa nghe lễ này của nhà Thanh vậy mình xin giới thiệu qua nhé 

Lễ Bão kiến thỉnh an là một nghi lễ long trọng bậc nhất của nhà Thanh của nhà vua để đón các đại khách quý số người
được dùng lễ này đón tiếp trong suốt lịch sử tồn tại của nhà Thanh chỉ có 41 người trong thời Càn Long thì chỉ có 3
người được đón bằng lễ này đó là Phúc Khang An, Triệu Huệ và vua Quang Trung,Quang Trung cũng là người nước ngoài
duy nhất trong thời Càn Long được đón bằng Bão kiến thỉnh an
Cụ thể nghi lễ này sẽ như sau
Mình xin trích trong Trung quốc văn hóa đại điển

Người được đón bằng Bão kiến thỉnh an không phải quỳ trước mặt vua mà nhà vua sẽ đích thân ra khỏi thành để đón, người được nhận lễ sẽ
được nhà vua từ ngai vàng, kiệu, hay xe…bước xuống giang rộng 2 tay ôm lấy như anh em,cha con bạn hữu ôm nhau sau đó quân lính quan thần
đứng 2 bên sẽ cùng hò reo chúc mừng cả vạn người cùng reo hò , chiêng trống nhạc được đánh lên kéo dài không ngớt rồi đích thân nhà vua sẽ

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 6/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

mời người nhận lễ vào dự yến tiệc thậm chí có lúc được ngồi cùng xe với vua…lễ này nếu không là hoàng tử hoặc đại thần có công lớn thì hiếm
ai được 

Đọc xong đoạn này đã thấy hào hùng chưa? 

Khi thực hiện nghi lễ Bão kiến thỉnh an này vua Càn Long đã thể hiện sự công nhận vai vế của nước ta ngang hàng hay chí ít chỉ đứng sau đúng
TQ vốn là điều xưa nay trong lịch sử chưa từng có vị vua hay thời đại VN nào được nhận cả phần lớn các vua TQ nếu không khinh thường thì
cũng chả yêu quý gì vua ta nước ta ấy thế mà Quang Trung đã khiến Càn Long phải nể đến độ đó thì hẳn chả phải tầm thường 

Chính vua Càn Long khi viết bài dụ gửi vua Quang Trung khi nhà vua đến tỉnh Hồ Bắc cũng đã nói là “đại hoàng đế tiết thứ ban cho rất là ưu hậu,
các nước phiên ở ngoài, từ thiên cổ cho đến bây giờ, chưa từng được như thế”

Thế nhưng đó chưa phải là hết đâu 

Tiếp nhé mình xin thống kê tiếp trong những ngày dự đại thọ của Càn Long phái đoàn nước ta được biệt đãi thế nào nhé 

Theo Trang Cát Phát trong Thanh thực lục kể ra 
Ngày 11 tháng 7 năm Càn Long 55 (Năm 1792) vua ta được ban những món sau đây: 
­ Mãng bào: năm cái
­ Đai ngọc: một cái
­ Ngựa: một con
­ Cương màu vàng nạm vàng: một bộ
­ Đai bằng vàng: một cái
­ Mũ bằng vàng: năm cái
­ Tượng Phật bằng ngọc: một pho
­ Ngọc như ý: một cái
­ Bình sứ: một cái
­ Trà lá lớn nhỏ: năm bình
­ Trà bánh: một cái
­ Bình ngửi: hai cái 
­ Quạt: hai cái 
­ Thơ vua làm: một bài 
­ Bạc: một vạn lượng

Đến ngày 17 tháng 7, lại thưởng thêm: 

­ Ngọc như ý: một cái 
­ Gấm: hai tấm 
­ Chương nhung: một tấm 
https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 7/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­ Lụa mỏng (lăng): ba tấm 
­ Bình Âu Tây: hai cái 
­ Đĩa Âu Tây: một cái 
­ Đĩa gỗ mun: một cái 
­ Bình ngửi: một cái

Sáu người bồi thần nước ta mỗi người một tấm gấm đoạn, chương nhung một tấm, lụa hai tấm, chén mun một cái, bình ngửi một cái, đồ đánh
lửa một bộ.

Cũng ngày hôm đó, chánh phó sứ Miến Điện và các đầu mục mười người, mỗi người được một lọ thuốc ngửi bằng sứ, sáu người từ trên xuống
dưới của nước Nam Chưởng (vùng bắc Xiêm La) cũng mỗi người được một lọ ngửi bằng sứ.

Theo tờ biểu tạ ân, vua Quang Trung còn được ban :

­kim hoàng thính đái (đai thắt lưng màu kim hoàng ­  金黃鞓帶 ), 


­mũ “bảo thạch đính tam nhãn hồng tước hoa linh lương (mũ có gắn lông công ba mắt, chỏm bằng bảo thạch ­  寶石頂三眼紅雀花翎涼) 
­bào đới hoàng mã quải (áo bào có khoác áo cánh ngắn màu vàng ­  袍帶黃馬褂). 

Ngoài ra còn:

­bảo thạch đính tam nhãn khổng tước linh vĩ mạo ( 寶石頂三眼孔雀鴒緯帽) 
四團龍補服金黃蟒袍珊瑚朝珠).
­tứ đoàn long bổ phục kim hoàng mãng bào san hồ triều châu (

Cứ gọi là chết ngập trong vàng bạc đến các vị thân vương nhà Thanh cũng chưa từng có ân điển thế

Tuy nhiên quan trọng nhất là chi tiết này nhé trong các quà tặng của Càn Long có  “kim hoàng mãng bào” tức là áo bào thêu rồng năm
móng màu vàng 

Mãng bào nhà Thanh 

Về màu sắc thì chỉ vua mới được mặc áo màu vàng sáng (minh hoàng), hoàng thái tử mặc giống như nhà vua nhưng màu vàng nhạt (hạnh
hoàng), các hoàng tử mặc áo màu vàng kim (kim hoàng), nếu họ xa thì chỉ được mặc màu xanh hay xanh thẫm (trừ trường hợp đặc biệt được
vua cho phép mặc áo màu kim hoàng). Theo sử thì tới cuối triều Càn Long, số thân vương được mặc áo màu kim hoàng rất hiếm.

Ấy thế mà Quang Trung khiến cho Càn Long phải phá lệ tặng áo bào vàng đủ biết vị thế lúc đó của vua ta và nước ta thế nào

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 8/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Ngoài ra cái thứ 2 cần chú ý là Hoàng mã quải là 1 loại áo mặc ngoài, Hoàng mã quải nhắc lại tổ tiên người Mãn Châu là dân du mục, áo ngắn
để dễ di động trên lưng ngựa, màu vàng là màu của vua chúa nên ai được ban áo này là một đặc ân cho những người lập được võ công oanh
liệt.
Hoàng mã quải thì chỉ có người trong hoàng tộc hoặc có họ với vua hoặc đại thần có công cực lớn mới được ban

Hoàng mã quải đời Thanh
Cũng nhân dịp này, vua Càn Long phong cho Ngô Văn Sở hàng nhị phẩm, ban cho mũ chóp bằng san hô. Các bồi thần khác theo vua Quang Trung
cũng được hàng tam phẩm.
Tính theo cấp bậc của nhà Thanh, Ngô Văn Sở ngang hàng tổng binh, các quan khác ngang hàng tham tướng là những chức vụ khá lớn của nhà
Thanh.
Ngoài ra Quang Trung sau khi chuẩn bị về còn được Càn Long đích thân viết thơ tặng như sau theo Đại Việt Quốc thư là
Phiên âm 

Doanh phiên nhập chúc trị thời tuần
Sơ kiến hồn như cựu thức thân 
Y cổ vị văn lai Tượng quốc 
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân
Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch 
Gia hội ư kim miễn thể nhân 
Võ yểm văn tu thuận thiên đạo 
Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân

Dịch nghĩa là
Vào chầu vừa gặp buổi thời tuần 
Mới thấy mà như kẻ vẫn thân 
Thuở trước có đâu chầu Tượng quốc 
Đời xưa đáng bỉ việc kim nhân 
Kẻ xa không quản bao đường trạm 
Hội tốt từ nay gắng việc nhân
Nghỉ võ sửa văn là phải lối
Nhà Thanh lâu mãi vạn nghìn xuân

Vua Quang Trung có sai Phan Huy Ích làm thơ hoạ lại như sau:

Phiên âm

Thượng tái cung chiêm ngọc lộ tuần 
Khuynh quì nhất niệm hiệu tôn thân 
Ba trừng quế hải tuân hầu độ 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 9/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Nhật noãn minh giai kiến thánh nhân
Vạn lý thê hàng qui hữu cực 
Cửu thiên vũ lộ mộc đồng nhân 
Kiền hành cảnh ngưỡng vô cương thọ 
Phổ suất tư đào đế thế xuân
Dịch nghĩa là

Triều cận vừa khi ngọc lệ tuần 
Một lòng quì hoặc gắng tôn thân
Sóng êm bể quế theo hầu độ 
Trời ấm thềm minh thấy thánh nhân 
Muôn dặm thang buồm về hữu cực 
Chín từng mưa móc khắp điều nhân 
Quẻ kiền nguyện chúc muôn năm thọ 
Góc bể chân trời một cảnh xuân

Vua Càn Long đọc thấy hay liền tự tay rót rượu mừng Phan Huy Ích 
Tạm phần 1 thế đã dài quá sợ mọi người sốt ruột cứ úp lên trước

Last edited by I.Love.You.Edf; 07­12­2015 at 22:20.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74353581&postcount=17 10/10
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 11­01­2015, 23:13  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Thật xin lỗi anh em, mình đã post thiếu đoạn này.

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Đây đoạn cuối đây 

Chuyến công du mừng thọ của vua Qaung Trung chính thức bắt đầu từ ngày 29­3­1792 xuất phát từ Nghệ An tới1­8 thì tới được khu nghỉ mát
Nhiệt Hà gặp Càn Long và triều đình nhà Thanh, rồi vào 20­8­1792 thì vua Quang Trung cùng phái đoàn xin từ biệt ra về tới 20­12­1792 thì về tới
Nghệ An

Cả chuyến đi kéo dài gần 9 tháng với đủ mọi loại nghi lễ khác nhau 

Tổng kết chung cho cả hoạt động ngoại giao hậu chiến từ năm 1790 tới 1792 có thể nói bằng cụm từ thành công mỹ mãn

Xin nhắc lại trong lịch sử Vn chưa bao giờ có chuyện mà có thể giảng hòa nối lại thân tình với phương Bắc sau chiến tranh nhanh tới như thế nếu
tính từ lúc chiến tranh Kỷ Dậu kết thúc vào tháng 3 năm 1789 tới tháng 12 năm 1792 thì hoạt động ngoại giao hậu chiến của Quang Trung và Tây
Sơn đã hoàn thành tốt đẹp chỉ trong vẻn vẹn hơn 2 năm tới tận thời hiện đại ngày nay e việc trên cũng là hiếm chứ chớ nói là ngày xưa

Nếu đánh giá khách quan thì thắng lợi ngoại giao này có được 

­Đầu tiên hẳn là do Tây Sơn đã thắng được quân Thanh trong chiến tranh việt Thanh năm 1789 vì không có chiến thắng quân sự thì không thể có
tiếng nói trong đàm phán cái này là chân lý muôn đời 

­Thứ 2 cũng là do cả một quá trình trước kia do các chiến dịch đánh để hoàn thiện thập toàn võ công đã ngốn của quốc khố nhà Thanh quá nhiều
tiền bạc lợi ích thu lại được không bù đủ chiến phí nên lần này đánh nước ta nhà Thanh chủ trương đánh gọn được thì làm tới ủng hộ vua tôi Lê
Duy Kỳ tạo chính phủ bù nhìn phụ thuộc như kiểu Triều Tiên bại thì chuẩn bị sẵn phương án chuồn êm dàn xếp ổn thỏa, chính vì lẽ đó mà vua tôi
Lê Chiêu Thống nhanh chóng bị nhà Thanh vô hiệu hóa,Tôn Sĩ Nghị vừa hoảng hồn về nước đã bị cách chức thay bằng Phúc Khang An là đại thần
https://vozforums.com/showpost.php?p=74415946&postcount=220 1/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

chủ hòa công cuộc đàm phán thỏa thuận giữa 2 phía sớm được mở chỉ mấy tháng sau khi quân Thanh chuồn
Tức là việc phải đàm phán hòa bình với Tây Sơn cũng đã nằm trong dự liệu của nhà Thanh

­Tương tự như vậy Tây Sơn mà cụ thể hơn là Quang Trung cũng đã sớm đoán được mục tiêu của nhà Thanh nên cũng nhanh nhạy đón ý Càn Long
thực hiện các biện pháp mềm dẻo vuốt mặc nể mũi sẵn sang xin nhún nhường nhận hàng 

­Phía nhà Thanh Càn Long thực tế cũng dư biết là quân Thanh đánh nước ta thua chứ không thắng có điều Càn Long khi đó đã là ông già 80 nên
đã có ý an phận không muốn tham công nữa( Chứ nếu Càn Long mà còn trẻ chắc chắn dám chơi khô máu với Quang Trung luôn) chỉ cần sao cho
đẹp mặt mình thì cũng không càn dùng đến quân sự vừa hay Tây Sơn lại gãi đúng chỗ ngứa của ông ta khi xin hàng và triều cống lại còn viết thư
thông cáo với ý chính chém theo kiểu là mình không hề đánh thắng được quân Thanh, cũng chả phải lỗi của Càn Long làm quân Thanh bất lợi mà
là do Tôn Sĩ Nghị khai láo về tình hình nước ta, dẫn quân tới nơi lại càn rỡ lạm sát không nghe theo thánh huấn “phải nhân từ,đề cao chính đạo

của đức hoàng đế” nên bất quá Quang Trung phải đánh “vừa đánh vừa sợ” cúi mong hoàng đế “tha tội”,  chứ Càn Long đại đế thì anh minh

thần võ sáng suốt cơ trí, oai linh đến con chó của nước An Nam chúng tôi còn sợ chứ nói gì Nguyễn Huệ nhát gan,   rồi đại ý lại liên tục thể

hiện ra là mình hối lỗi cúi mong xót thương, thế là đức Càn Long mặt rồng hớn hở gật gù nghĩ là tuy quân ta bất lợi khi đánh An Nam nhưng rồi

quốc vương nước đó sợ sệt mếu má xin hàng xin thường xót thì cũng coi như là quân ta thắng 

­Chính vì vậy Tôn Sĩ Nghị dù có công rất lớn trước kia và khác với những gì chúng ta hay ác cảm về ông ta thực tế Tôn Sĩ Nghị theo đúng sử
sách là người cực kỳ có tài đã 4 lần cầm quân đánh trận dù là quan văn thua trận trong chiến tranh Kỷ Dậu chỉ là một sai lầm trong sự nghiệp
của ông nhưng cũng không có nghĩa là ông ta ngu dốt có điều ông ta cũng vẫn bị cách chức và thuyên chuyển công tác với tốc độ nhanh kỷ lục
chỉ có…15 ngày nhằm đổ sạch tội lỗi của trận thua lên đầu ông ta dù chắc chắn nguyên nhân chính là do Càn Long gây ra tuy nhiên vì Càn Long
cũng không tệ bạc và cũng hiểu lần này thua chủ yếu do mình nên dù các chức thuyên chuyển công tác Tôn Sĩ Nghị nhưng cũng lại chỉ một thời
gian ngắn đến kỷ lục sau đó.....chưa đầy 2 tháng Tôn Sĩ Nghị lại được bổ dụng vào chức to trong Quân cơ xứ sau thăng dần lên tới Quân cơ đại

thần nhất đẳng mưu dũng công,kiêm Binh bộ thượng thư tức là cái chức tổng đốc Lưỡng Quảng so với đó chỉ là con tép 

­Và cũng vì thế nên Quang Trung cùng phái bộ ta được hậu đãi và kính trọng, lại được nahnh chóng công nhận là An Nam quốc vương bởi như
mình nói ở trên Càn Long coi lời xin lỗi đầu hàng của Quang Trung là nhận thua nhưng nếu Quang Trung vẫn chỉ là một tên giặc cỏ thì lời xin lỗi

đầu hàng đó vô giá trị vì Quang Trung không đại diện cho 1 nước cũng coi như quân Thanh thua trắng ở nước ta   vì thế cần phong vương

cho Quang Trung càng sớm càng tốt phải trọng đãi phái bộ ta và vua ta để thể hiện rằng cái gã đã xin thua đó là vua một nước hắn đại diện cho

quốc gia cả nước hắn đều nhận thua và xin thần phục ta rồi đó nhé, thế là quân ta đại thắng đấy nhé!   Đồng thời sự trọng đãi này cũng

muốn nhắn tới các nước khác một thông điệp rởm dằng “Dù thắng hay thua bọn ta các người chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời không kháng cự hay

https://vozforums.com/showpost.php?p=74415946&postcount=220 2/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

làm nhà Thanh mất mặt thì muốn gì cũng có” 

­Dĩ nhiên Quang Trung lẫn Càn Long đều biết rõ bài của nhau nhưng họ vẫn cứ vui vẻ bắt tay vì việc này lợi cả đôi bên Quang Trung gạt được
mối nguy phương Bắc cùng sự kháng cự của các lực lượng phù Lê cũng như có tính chính danh làm chủ quốc gia có thể rảnh tay để đối phó với

các thế lực khác, Càn Long thì đẹp mặt lễ mừng thọ thêm vui vẫn có một nước mang tiếng chư hầu ở phương Nam hàng năm triều cống 

­Cuối cùng như mình đã nói trong lịch sử chưa có khi nào mà vị thế nước ta và vua ta được đánh gía cao như thế 

­Lâu nay ta vẫn cứ cho rằng Quang Trung chỉ giỏi đánh giết trận mạc và đã quen với hình tượng ông là chiến thần bất bại này nọ nhưng con
người thật của Quang Trung là sự tổng hợp của võ tướng­chính trị gia và vua thêm nữa cái mà Quang Trung hướng tới không phải là làm tướng
bách chiến bách thắng mà là làm vu cai trị một nước nên suy cho tới cùng các biện pháp quân sự không phải là cái ông tập trung nhất mà với

ông ấy chỉ là biện pháp cần thiết nhất trong hoàn cảnh đó thôi 

­Nếu nói Quang Trung chỉ biết đánh trận mà văn trị không biết thì cũng phiến diện như chửi Nguyễn Ánh là tội đồ rước

voi giày mồ rõ là biết 1 mà không biết 2   vì không một anh võ biền chỉ quen bắn giết nào lại có thể làm được một loạt các sự kiện

ngoại giao thành công như trên mà làm được điều đó phải là một nhà chính trị giỏi am hiểu các quy luật chính trị. 

Đó bài của mình tạm kết ở đây mình xin phép mai nếu thớt còn sống thì lại góp vài dòng 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74415946&postcount=220 3/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 10­01­2015, 03:52  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

OK ở bài viết về phần Quang Trung ngoại giao với Nhà Thanh mình có dựa theo Thanh Thực lục, Thanh sử cảo, Càn Long ngoại giao chi yếu đồ....liệt kê
ra các món quà mà Quang Trung cùng phái đoàn Việt Nam được vua Càn Long tặng cho trong 2 lần nước ta đi sứ và như nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định các tặng phẩm này là các tặng phẩm lớn nhất và quý nhất trong lịch sử mà một vị hoàng đế Vn được vua TQ tặng nhất trong một hoạt động ngoại
giao chính thức cấp nhà nước 
Như ta đã biết với thái độ coi nước ta như lũ mọi rợ di dịch vua ta chỉ như vương chứ không xứng làm đế các hoàng đế Tq thường chỉ dùng lễ đón quan
lại để đối xử với các vua ta tương tự các vật phẩm dùng để tặng cũng là chỉ cho các quan chức nhất nhị phẩm và số lần tặng thưởng chưa bao giờ tới con
số 3 ấy vậy mà Quang Trung được tặng tới 5 lần các vật phẩm cực quý đặc biệt là con dao ngắn thì chỉ có các hoàng tử và đại thân vương mới được ban
cho đủ thấy nhà Thanh cũng như Càn Long không hề dám coi thường nước ta là bọn man rợ di dịch 

Mình xin nói luôn các hình ảnh cũng như miêu tả về những món quà này chỉ mang tính minh họa vì như ta đã biết nhà Tây Sơn đã bị hủy sạch mọi tài

liệu văn vật, gần như các hiện vật của thời Tây Sơn đến nay 0 còn gì cả nên chắc chắn các món quà kia không còn 

Mình chỉ dựa vào các miêu tả cũng như các nghiên cứu của các chuyên gia rồi tìm hình minh họa gần giống nhất (Hoặc lấy hình minh họa từ chính các

tài liệu, các chuyên gia mình đọc) để giúp mọi người hình dung lại thôi 

Phần bài viết phụ này mình chỉ thống kế các quà tặng ngoại giao được tặng trong 2 lần là năm 1791 và 1792 thôi 

Các tài liệu mình dựa vào ngoài số mình đã thống kê trong bài viết còn có thêm 1 cuốn là Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788 ­ 1792 của

Hoa Bằng, dĩ nhiên...Google 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358829&postcount=47 1/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Bài này chia 2 phần phần 1 mình sẽ tiến hành thống kê các món đồ phần 2 là chú thích và minh họa cụ thể

Trong phần thống kê món nào mình ghi bên cạnh CT tức là có hình chú thích cụ thể 

Món nào mình ghi số 0 bên cạnh là do mình không tìm được hình hay không chắc về độ chuẩn xác nên sẽ không đăng hình 

Món nào mình 0 ghi số 0 cũng như CT là do những món đó đã trùng với những đồ đã được chú thích hoặc quá dễ hiểu không cần chú thích hay minh họa 

Mình minh họa với phương châm lấy càng chuẩn với thời Thanh càng tốt để dĩ nhiên nếu không kiếm được đồ cổ mà phải lấy hình hiện đại thì mong mọi
người thông cảm cho

Phần 1 )Thống kế chi tiết các loại quà tặng 
1) Quà tặng năm 1791
Vào năm 1791, phái đoàn của Tây Sơn do Nguyễn Quang Hiển là cháu của Quang Trung làm chánh sứ thay mặt chú lên đường sang nhận cầu phong của
Nhà Thanh làm An Nam quốc vương 

Các quà đã được vua Càn Long tặng riêng cho như sau:

A) Quà do nhà Thanh tặng cho vua Quang Trung (lúc đó không có mặt, cháu là Quang Hiển thay mặt và cũng nhận thay chú)
­Tượng Quan Âm bằng ngọc­CT
­Cây Như Ý bằng ngọc­CT
­Một chuỗi ngọc trai loại lớn­CT
­Gấm thêu chỉ vàng đính ngọc và ngọc trai­CT
B)Quà tặng riêng cho Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển:
­Ngọc Như Ý
­Tượng la hán bằng sứ­CT
­Gấm thêu chỉ vàng
­Hộp bằng bạc­CT
Các món quà dành cho Nguyễn Quang Hiển gần như của Quang Trung nhưng dĩ nhiên kém quý hơn một chút
Ngoài ra thì các phó sứ cùng các quan chức khác trong đoàn cùng được tặng lớn nhỏ tùy theo cấp cái này mình xin bỏ qua vì lặt vặt quá
C) Quà quốc lễ

Đó là quà tặng riêng còn quà tặng chung làm quốc lễ thì được ban tổng cộng 5 lần 
Lần 1:
https://vozforums.com/showpost.php?p=74358829&postcount=47 2/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­Ngọc Như Ý
­Ngọc quan âm
­Chuỗi châu thuỷ tinh màu xanh lục­CT
­1 Bình thuỷ tinh­CT
­1 Bình bằng sứ màu đỏ 
­2 hộp tết bằng chỉ bạc­0
­3 tấm gấm đoạn­0
­3 cuộn giấy hoa tiên
Lần 2:
­2 tấm thiểm đoạn (gấm lấp lánh)­0 
­2 tấm trang đoạn (gấm may áo mặc hàng ngày)­0
­2 tấm gấm thêu rồng
Lần 3:
­1 mâm phật thủ­CT
­4 lọ trà Trịnh Trạch 
­2 bình thuốc ngửi­CT
­7 bánh trà Phổ Nhĩ­CT
­2 hộp trà cao­0
Lần 4:
­1 Chén bằng gỗ mun
­1 cái chén quý của Pháp
­Gấm thêu hoa­0
­Bao súc nhung đất Chương­CT
­Ngọc như ý
­1 bình thuốc
Lần 5:
­Đĩa gỗ mun
­Chén quý
­2 cái lò hương quý
­1 con dao găm quý­CT
­Bát sứ quý loại lớn
­Mâm sứ quý

2)Các quà tặng nhà Thanh tặng Quang Trung và phái đoàn năm 1792

Vào năm 1792 đích thân vua Quang Trung cùng phái đoàn đã sang mừng thọ Càn Long và được trọng đãi chưa từng có (Chi tiết xin đọc bài trang 1) 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358829&postcount=47 3/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

A)Quà cho vua Quang Trung
Trước khi đến khu cung điện Nhiệt Hà(Hà Bắc­Trung Quốc) ngày nay dự mừng thọ vua Càn Long đã tặng cho Quang Trung 
­1 quyển thơ loại tốt (Chắc là để Quang Trung đọc trên đường đi cho đỡ buồn)
­1 bộ triều phục nhà Thanh dây lưng bằng lụa vàng sậm (Hoàng đai) và dây lưng bằng ngọc (Đai ngọc) (Tuy nhiên Quang Trung đã xin phép với Càn
Long chỉ nhận rồi cảm ơn chứ không mặc vì 0 quen y phục kiểu Mãn­Càn Long đồng ý)­CT
­1 bộ Mãng bão­CT
Tới khu hành cung Nhiệt Hà dự mừng thọ thì phải nói là quà cáp tới như nước Trường Giang chảy

Ngày 11­7­1792 được tặng:
­1 áo Hoàng Mã Quải­CT
­1 cây Ngọc Như Ý
­1 bình sứ quý
­5 bình trà lá thượng phẩm       
­1 bánh trà quý
­1 con ngựa quý
­1 bộ yên cương màu vàng nạm vàng      
­1 Đai bằng vàng
­1 đai ngọc
­5 cái mũ bằng vàng
­1 pho tượng Phật bằng ngọc
­5 Mãng bào        
­2 bình ngửi
­2 cái quạt quý    
­1 bài Ngự thi(Thơ do chính Càn Long làm)
­1 vạn lượng bạc trắng
Ngày 17­7­1792 lại được tặng:
­1 Ngọc như ý   
­2 tấm gấm      
­1 cái đĩa quý của Châu Âu
­2 cái bình kiểu Châu Âu    
­1 cái đĩa gỗ mun    
­1 bình ngửi
­1 tấm Chương nhung­0   
­3 tấm lụa mỏng thượng hạng     

Ngoài ra thì quà cáp lặt vặt được đưa đến có thể kể là:
­1 tấm thiếp mừng chữ Phúc và 1 tấm thiếp mừng chữ Thọ­CT

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358829&postcount=47 4/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­1 bức thư pháp 4 chữ Củng Cực Quy Thành (拱極歸誠)­0
­1 đôi câu đối­0
­1 bài thơ­0
Tất cả đều do đích thân Càn Long tự tay viết và đóng dấu

B) Quà cho thái tử của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Thùy

Vua Càn Long nhờ Quang Trung gửi hộ mình các món sau cho Quang Thùy
­2 đôi hà bao nhỏ                  
­1 hộp hương khí (Tức là hộp xạ hương để làm thơm )                 
­1 cây như ý
­1 đôi ngự dụng hà bao lớn                   

C) Quà cho các quan thần phái đoàn nước ta

6 quan thần đi theo vua Quang Trung được ban mỗi người:
­1 cái chén mun
­1 bình ngửi
­1 bộ đồ đánh lửa
­1 tấm gấm đoạn
­1 tấm chương nhung 
­2 tấm lụa tốt

Ngoài 6 vị đại thần trên các quan lớn nhỏ tới tùy tùng, quân lính đi theo đều được tặng tùy cấp bậc các thứ khác nhau nhưng mình chỉ thống kê như trên
thôi các món khác và người khác lặt vặt 0 đáng kể

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358829&postcount=47 5/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 10­01­2015, 03:57  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Phần 2) Chú thích và minh họa cụ thể các loại quà tặng

­Tượng Quan Âm bằng ngọc
Tài liệu chỉ ghi là bằng ngọc không rõ là bằng ngọc trắng hay ngọc gì nhưng mình thiết nghĩ ngày xưa chế tượng quan âm chủ yếu bằng ngọc trắng và
cho ngọc trắng là thứ thượng phẩm để làm tượng ngọc nên lấy cái hình minh họa là tượng quan Âm bằng Ngọc trắng để minh họa

­Ngọc Như Ý
Đây là loại đồ trang trí quý theo quan niệm xưa là thứ đem lại may mắn hạnh phúc tốt lành vì cái tên của nó, thường được chế tạo bằng vật liệu quý
bằng vàng, bạc, ngọc....nhưng quý và phổ biến nhất là bằng ngọc

Vua Bảo Đại và Hoàng Thái Tử Bảo Long lúc nhỏ cầm cây Như Ý bằng ngọc

Một cây Như Ý hiện nay

­Chuỗi Ngọc trai loại lớn
Ngọc trai ngày xưa là siêu quý vì 100% là tự nhiên đáng tiếc mình không tìm nổi hình của chuỗi ngọc trai nào tương ứng với miêu tả nên tạm dúng hình
này cũng vẫn là ngọc trai đời Thanh đó nhưng chưa phải loại lớn nhất 

Mọi người hẳn sẽ thắc mắc sao ngọc trai thời xưa lại có vẻ tho thế này đơn giản vì nó là hàng tự nhiên không thể tạo hình theo ý muốn được 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358842&postcount=48 1/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­Gấm thêu chỉ vàng đính ngọc và ngọc trai
Gấm thêu chỉ vàng thời Thanh là một đồ thượng phẩm cực tinh xảo

1 tấm gấm thêu rồng thời Thanh

­Tượng La Hán bằng sứ
Tượng La Hán bằng sứ ở tài liệu không nói rõ như thế nào mình phỏng đoán nếu đã là đồ được triều đình dùng làm quà chắc hẳn là tượng la Hán bằng sứ
Tô Châu loại tốt đây vốn là vùng có lịch sử lâu đời chuyên sản xuất các vật phẩm sứ cho triều đình Trung Hoa, các đồ sứ của triều đình Thanh cũng đều
đặt làm ở đây,mình chưa tìm nổi hình tượng La Hán bằng sứ đời Thanh nên lấy tạm tượng thời nay cũng của Tô Châu làm

­Hộp bằng bạc
Cái này thì mình không biết hộp dạng tròn hay vuông nên lấy minh họa cả 2 đều là từ thời Thanh 

­Chuỗi châu màu xanh lục(Triều châu)
Triều châu chính là chuỗi tràng hạt nguyên thuỷ với 108 viên nguồn gốc từ Phật giáo dùng để đếm khi người ta tụng niệm, sau Nhà Thanh vốn ảnh hưởng
nặng bởi Phật giáo đã cải cách biến nó thành đồ phụ kiện cho vua quan mặc kèm triều phục, lễ phục, ai hay xem phim cổ trang TQ về thời Thanh chắc
sẽ rất hay thấy nó xuất hiện, theo quy chế nhà Thanh chỉ quan lại Ngũ phẩm trở lên mới được dùng triều châu

Chân dung vua Thuận Trị với triều châu trên cổ

Triều trâu theo đúng miêu tả được tặng cho Quang Hiển bằng thủy tinh xanh
Ngoài ra theo quy chế nhà Thanh vua đeo triều châu bằng 108 viên ngọc trai, Hoàng Thái tử 108 viên đá quý, dưới nữa thì bằng thủy tinh xanh hay đá có
màu thôi 
Vua Quang Trung được ban Mãng bào thêu rồng tức là được nhà Thanh coi ngang tước vương thì triều châu hẳn là bằng đá quý như Hổ phách hay ngọc

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358842&postcount=48 2/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

sậm màu dây màu vàng sậm như dưới này

­Bình Thủy tinh
Thủy tinh thời Quang Trung vẫn còn là sản phẩm rất quý hiếm và được chế tác rất khéo để làm quà

Bình thủy tinh loại quý thời Thanh

­Mâm phật thủ
Là ngọc được tạc thành hình quả Phật thủ dùng để cầu an, chúc may mắn, hạnh phúc, tài lợi
Ngọc phật thủ có thể được chế tác loại nhỏ thế này 

Có điều tài liệu ghi là mâm quả thì chắc phải to như này

­Bình thuốc ngửi
Là loại đồ dùng cực kỳ thinh hành thời Minh­Thanh, đúng như cái tên nó đơn giản chỉ là 1 bình nhỏ (Chỉ bằng nắm tay hay to hơn ngón tay cái 1 chút)
bên trong chứa các loại hương liệu hay dược liệu dùng để ngửi cho thông mũi mát họng sảng khoái dài lâu, cũng có khi người ta nghiền nhỏ thuốc lá với
hương liệu để ngửi thay cho kiểu hút thuốc bằng điếu đóm, thời Minh­Thanh đàn ông vua quan giàu nghèo đều thích dùng,10 người ra đường thì 5 người
dùng bình ngửi dĩ nhiên chất lượng có từ loại bình dân chỉ làm bằng gỗ tre,sứ tới siêu sang trọng làm bằng vàng bạc,ngọc được trang trí mạ đúc cầu kỳ 
Loại dùng tặng trong ngoại giao thì chẳng thể là loại vớ vẩn được ít nhất phải như này 

hoặc như này

Last edited by nvh92; 10­01­2015 at 04:08.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358842&postcount=48 3/3
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 10­01­2015, 04:02  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

­Bánh trà Phổ Nhĩ
Hầu hết trà chúng ta biết hiện nay được làm dạng sao khô đóng hộp gói hoặc túi lọc nhưng còn có một kiểu trà nữa là dạng bánh nay còn rất ít được làm
nhưng siêu đắt
Còn trước kia để vận chuyển đi xa thì chủ yếu người ta làm trà thành dạng bánh trà
Trước thời Minh, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách nén trà đen thành dạng bánh để dễ bảo quản và vận chuyển. Họ trộn trà cùng với một số chất phụ
gia như bột mì, tiết lợn để kết dính và chống ẩm mốc
Những bánh trà này gọi là trà chuyên (茶磚), người Anh dịch nôm na là tea brick (nghĩa là “cục gạch trà”, vì chữ “chuyên” trong tiếng Hán nghĩa là “cục
gạch đất nung” thật). 

Các bánh trà (Trà chuyên)
Và trà được làm thành dạng bánh thường là loại trà cực quý phải dùng chuyển đi xa 
Vì độ quý hiếm cũng như công dụng chữa bệnh và giải khát của trà mà những bánh trà này được sử dụng như một thứ tiền tệ không chính thức ở Mông
Cổ, Tây Tạng và nhiều nước Trung Á. Đặc biệt là khắp vùng Siberia (Xi­bê­ri) rộng lớn ở Viễn Đông Nga, người ta dùng bánh trà để trả tiền nhiều hơn là
dùng đồng bạc. 

Những người phu vận tải gánh trà chuyên của 1 đoàn buôn thời Thanh

Những bánh trà này đều được sản xuất tại vùng Vân Nam, được coi là nơi khởi nguồn của cây chè. Từ những năm đầu nhà Đường cho đến khi nước Nam
Chiếu được thành lập rồi chiếm giữ vùng sản xuất nguyên liệu chè đầu tiên và duy nhất trên thế giới, một con đường dần hình thành để giao thương trà
khởi nguồn từ huyện Phổ Nhĩ (Pu’er), tỉnh Vân Nam (giáp với Điện Biên và Lai Châu) rồi tỏa ra theo ba nhánh: một đi Tứ Xuyên qua Quý Châu, một đi
Tây Tạng và một đi Đông Bắc Ấn Độ qua Miến Điện. Con đường này được ví như Con đường tơ lụa ở phía nam và được gọi là Trà Mã Đạo ( 茶馬道) tức là
dùng ngựa vận chuyển trà nhưng thực ra sức người là chính. Đến tận năm 2011, mới có một nhà thám hiểm phương Tây đầu tiên tên là Jeff Fuchs đi
được trọn vẹn con đường sáu nghìn cây số này trong bảy tháng rưỡi 

Bản đồ Trà Mã Đạo(Con đường buôn trà) đi qua một loạt các thành phố lớn, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở những vùng núi xa xôi
hẻo lánh này. Con đường này bắt đầu hình thành vào những năm 700 Công Nguyên, phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX khi mà nhu cầu uống trà của

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358852&postcount=49 1/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

phương Tây tăng lên chóng mặt, kéo dài gần một nghìn chín trăm năm cho đến khoảng năm 1960, khi mà Tây Tạng nổi dậy và chiến tranh Trung­Ấn nổ
ra.

Bản thân mình khi học đại học cũng đã từng cùng bạn bè nhân dịp Tết tới thăm thầy giáo, được mời uống thử 1 ấm trà pha từ bánh trà Ô Long Vân Nam,
quả thật rất ngon nhưng uống mà lòng ruột đám sinh viên cứ xót xa vì 1 cái bánh trà 1 kg giá hơn 2 triệu 1 ngụm trà mình uống là nuốt cả đống tiền vào
người

­Bao súc nhung,hà bao,ngự dụng hà bao
Những cách trên thực ra là để dùng gọi cái túi nhỏ buộc vào thắt lưng làm bằng lụa người ta dùng nó để đựng mấy thứ lặt vặt như cái quạt, điếu đóm,túi
hương,son phấn, gương lược...vì y phục này xưa rất ít túi để đựng đồ nên phải có thêm cái bao nhỏ này,dĩ nhiên nó có từ hạng thường tới sang và cái
được tặng ở đây là hạng sang

Hà bao đời Thanh

­ Triều phục nhà Thanh với đai ngọc và đai vàng (Tuy nhiên Quang Trung đã xin phép với Càn Long chỉ nhận rồi cảm ơn chứ không mặc vì 0 quen y phục
kiểu Mãn­Càn Long đồng ý), triều phục sẽ bao gồm áo­mũ­phụ kiện­đai lưng

+)Triều phục(Bổ phục)
Là trang phục quan lại dùng trong lúc làm việc, lên triều gặp vua
Nhà Thanh có quy định râtt chặt về triều phục cho quan lại ở đây chỉ xét vua Quang Trung đã được xếp ngang hàng thân vương nhà Thanh thì theo quy
chế sẽ được mặc áo có bổ phục thêu chim Hạc

Áo triều phục thời Thanh cái miếng vải vuông trước ngực chính là bổ phục, hoa văn thêu trên đó sẽ phân định ra các cấp quan chức 

Bổ phục con hạc vua Quang Trung được tặng sẽ trông thế này

Mình xin bổ sung thêm từ ý kiến của bạn post123456 
Cũng có thể Triều phục của vua Quang Trung có dạng bổ phục tròn với hoa văn Bàn Long (Rồng cuốn) 2 bên vai áo như 2 hình dưới đây

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358852&postcount=49 2/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Mình xét theo quy chế nhà Thanh thì triều phục của Quang Trung trên lý thuyết chỉ có thể là hình vuông thêu hạc, nhưng có điều quy định chỉ trên lý
thuyết nếu vua mà muốn thì quy định cũng chả làm gì được,Quang Trung được đối đãi ngang hàng Vương nên điều này cũng có thể xảy ra, hiện nay
chưa có nghiên cứu cụ thể hơn cái này nên xin cứ ghi thêm ở đây để rộng đường tham khảo 

+)Mũ đội
Nhà Thanh cũng như mọi triều đại Á Đông cũng có quy định rất rõ về các quy chế đội mũ cho quan lại
Vua quang Trung được coi như hàng vương theo quy chế nhà Thanh sẽ được đội mũ có gắn lông công 3 mắt và chóp mũ bằng hồng bảo thạch tức chỉ sau
hoàng đế và Thái tử 

Kiểu mũ quan lại đời Thanh

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358852&postcount=49 3/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Bên trái là lông công 2 mắt, phải là lông công 1 mắt dùng để gắn lên mũ quan lại,lông công 3 mắt gắn trên mũ mà Quang Trung được tặng hẳn mọi
người tưởng tượng ra như thế nào rồi 

+)Thắt lưng 
Thắt lưng cho quan lại có 2 kiểu Triều đai là thắt lưng dùng cho công việc, Yêu đai là thắt lưng thường ngày dùng để chứng tỏ đẳng cấp
Theo quy chế Thanh vua dùng đai màu hoàng kim (Màu vàng sáng ) các cấp thân vương và hoàng tử được dùng màu vàng nhưng không được là màu
vàng sáng mà là màu vàng sậm Quang Trung được ban thắt lưng vàng sậm như này

Triều đai
Yên đai thì hình dáng tương tự chỉ khác chất liệu kém hơn chút cái này không cần minh họa nhiều 

­Hoàng Mã Quải
Là loại áo rất đặc biệt chỉ riêng nhà Thanh có, là loại áo ngắn cổ thấp bắt nguồn từ áo cho kỵ binh
Theo quy định nhà Thanh chỉ những ai lập đại công mới được ban kiểu như được tặng huân chương và 1 triều vua chỉ được phép ban cho 40 người được
mặc Hoàng Mã Quải 
Người nước ngoài được tặng Hoàng Mã Quải trong lịch sử triều Thanh tính ra chỉ có hơn mười mấy người trong đó có Quang Trung 

Hoàng Mã Quải thời Thanh

Hình trên là tướng Anh Charles Gordon người đã giúp nhà Thanh đánh bại khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc và được ban Hoàng Mã Quải 

­Mãng Bào
Đây là kiểu áp gần như mô phỏng lại Long bào của vua chỉ khác màu sắc và họa tiết nhỏ, là một loại lễ phục của thân vương, đại thần phải mặc khi vào
triều kiến, dự tiệc hay những kỳ đại lễ (riêng sinh nhật của nhà vua thì phải mặc năm ngày trước và bốn ngày sau, tổng cộng mười ngày
Sở dĩ phân biệt thành long bào và mãng bào vì chỉ có vua mới được dùng chữ long (long nhan, long sàng, long thể...) người khác phải dùng chữ mãng.
Mãng cũng là rồng, theo sách vở thì chỉ có bốn móng thay vì năm

Mãng bào ban cho vua Quang Trung, lúc đầu theo bậc thân vương màu xanh lam nhưng sau khi triều kiến được đặc tứ màu kim hoàng, ngang hàng với
những hoàng tử con ruột vua Càn Long

Mãng bào thân vương màu lam ban đầu Quang Trung được ban

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358852&postcount=49 4/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Sau đó vua Càn Long đặc cách cho mặc Mãng bào màu vàng sậm như các hoàng tử (Mẫu Mãng bào này được phục dựng lại màu vẫn hơi chói quá nhưng
căn bản là đúng,rồng trên áo vua mới được phép có màu vàng và cao nhất thứ nữa là rồng màu đỏ trên áo hoàng tử)

­Dao găm loại quý 
Mọi người nghe cái món quà này nghĩ là bình thường nhưng thực tế nó cực quý đó bởi vì trước hết ta phải nhớ nhà Thanh có nguồn gốc từ dân du mục
ngoài thảo nguyên sống cuộc sống du cư săn bắt, bên cạnh cung tên đao kiếm thì con dao găm luôn phải gắn bên người và rất hữu dụng, 

Tập tục của người Mãn (Cũng như mọi dân tộc du mục) đàn ông đến tuổi trưởng thành đều phải được cha ông, người thân trong nhà tặng cho 1 con dao
găm(Bên cạnh các thứ khác như cung tên, đao kiếm, roi ngựa...) và nó sẽ theo người ấy suốt cả đời,một người đàn ông Mãn làm mất,hỏng dao găm là
điềm báo rất xấu cho số mạng nên dao găm là vật rất được giữ gìn và qúy trọng 

Các vua chúa, hoảng tộc Mãn Thanh tận đời Phổ Nghi là vị vua cuối vẫn theo tục lệ này 

Con dao găm được đeo bên hông vua Khang Hy vẽ trong tranh thờ

­Tấm thiếp mừng chữ Phúc và 1 tấm thiếp mừng chữ Thọ
Đây là 2 tấm thiệp mừng còn lưu lại được của vua Càn Long viết vào năm 1795 (3 năm sau lần Quang Trung tới) tặng cho sứ thần Triều Tiên, chắc hẳn
thiệp cho Quang Trung cũng gần như này
Chữ Phúc

Chữ Thọ

Trên đây là bài phụ chương các món quà ngoại giao nhà Thanh đã tặng cho Quang Trung của mình, mình kiến thức còn hạn hẹp lại tự mày mò hẳn còn
sai sót vậy mong mọi người nhận xét và góp ý

Last edited by nvh92; 14­03­2015 at 14:56.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74358852&postcount=49 5/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 11­01­2015, 23:44  

Join Date: 12­2014
Location: 590947F1
I.Love.You.Edf   
Posts: 7,171
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Bổ xung tiếp bài viết về hiểu lầm lễ ôm chân. Vì nhiều ảnh nặng nên xin phép chỉ để link.

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Biết ngay là có người nhầm lẫn thế này mà cái chi tiết ôm chân Càn Long là sử sách đời sau đặc biệt là thời Nguyễn đã xuyên tạc cái nghi lễ Bão
Kiến thỉnh an­抱見請安  (Dịch ra là ôm vào lòng để thăm hỏi) được Càn Long đón Quang Trung để thành Bão tất thỉnh an­ 抱膝請安  (Ôm gối để hỏi
thăm) nhằm hạ thấp đối thủ chứ Quang Trung sang Tq là Quang Trung xịn còn vua Càn Long ôm Quang Trung như đón thượng khách ôm chân cái

gì 

Chi tiết của nghi lễ Bão kiến mình đã viết trong bài mấy trang trước rồi đó đây là nghi lễ cực sang trọng chỉ dành cho hoàng tộc lẫn các đại công

thần của nhà Thanh Quang Trung được đón bằng lễ này cho thấy sự trọng thị kính nể   

Các sử liệu sau thời Nguyễn đều bị ảnh hưởng bởi chi tiết này nên viết nhầm làm nhiều người cũng tin nhầm theo luôn 

Sang đến Yên Kinh, vua Càn Long nhà Thanh tưởng là Nguyễn Quang Trung thật, vời đến chầu ở Nhiệt Hà, cho vào làm lễ ôm gối, như là tình cha
con một nhà, 
(Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim)

1/ Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An, tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh cùng đưa đi đến Yên Kinh. Vua nước Thanh muốn nêu khen
khác mọi người thưởng cho rất hậu. Đến hành cung Nhiệt Hà, vào chầu ra mắt, làm lễ bảo tất (ôm gối vua)
Quốc Sử Quán triều Nguyễn: Đại Nam Liệt Truyện, sơ tập, quyển 30: Nguỵ Tây (Tây Sơn) Nguyễn Văn Huệ)­đều từ mấy cái dòng này này mà

đời sau nhầm cả đấy 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74417255&postcount=222 1/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Khi “quốc vương” tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết đó là Quang Trung giả. Lúc “quốc vương” vào yết kiến, vua Thanh cho cùng
ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối
Hoàng Lê Nhất thống chí 

các tài liệu trên đều dựa vào sử nhà Nguyễn xuyên tạc mà viết nhầm 

Bão kiến ( 抱見) khác với Bão tất (抱膝) đừng có lẫn lộn 

Quote:

Originally Posted by nvh92 
Mình không bịa những việc này ra tất cả mọi cái mình nói mình đều dựa vào tài liệu lịch sử rõ ràng các bài nghiên cứu của các học giả rồi tổng
kết lại mình cố gắng viết thật nhất có thể 

Ngay từ đầu mình đã nêu rõ danh mục các tài liệu mình dùng và phương châm mình viết là cố gắng công bằng nhất có thể 

Bạn có thể tìm các tài liệu mình đã nêu để kiểm chứng độ xác thực nếu bạn có thể tìm được chỗ sai sót của mình thì xin cứ đóng góp để cùng

hiểu biết ra 

Và ít nhất trong các tài liệu về hoạt động đi sức của Quang Trung thì phía Thanh triều ghi nhận họ đã dùng đại lễ rất trọng thể và chưa từng có
để đón tiếp Quang Trung 

Và một điều quan trọng nữa đó là kể cả Quang Trung Quỳ thì đã làm sao ? 
Mình đã nói ngay từ đầu rồi Quang Trung hay Nguyễn Ánh đều là con người mà đã là con người lại là chính trị gia thì có lúc biết đứng có lúc biết
cũng có lúc cần quỳ để đạt được mục tiêu lớn biết nhẫn nhịn một chút có cái gì mà phải lằng nhằng 
Cứ cho là nếu như là Quang Trung quỳ đi chăng nữa thì cũng là để vì mục tiêu hòa hảo bang giao tránh chiến tranh đổ máu lâu dài thế thì có gì
mà phải xoắn 
Và nếu chỉ nhìn vào cái hành động quỳ mà phán người ta hèn thì quả là vớ vẩn Mạc đăng Dung ngày xưa cùng phải quỳ phải trói để tránh quân
Minh tái xâm lược đó thôi
Kẻ quỳ mà làm được việc tốt cho đất nước vẫn hơn kẻ đứng thẳng mà bán nước
Và mình cũng nói luôn có bạn lúc này yêu cầu hokten đưa ra dẫn chứng về việc Quang Trung quỳ khi gặp Càn Long hokten chưa đưa ra thì mình
đưa ra hộ 
Đây 

link ảnh

Đây là một phần bức tranh Càn Long bát tuần vạn thọ khánh điển đồ ( 乾隆八旬萬壽慶典圖), vẽ năm 1790. Đoàn kiệu rước hoàng đế Càn Long
(1711 – 1799), bá quan lạy chào. 
Nhìn rõ ảnh phóng to này nhé 
https://vozforums.com/showpost.php?p=74417255&postcount=222 2/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

ttxva.net/wp­content/uploads/2013/11/Nguy%E1%BB%85n­Quang­Hi%E1%BB%83n­600x527.jpg
Theo chú thích người đang quỳ đây chính là Quang Trung bản tiếng Trung chú là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình ( 安南國王阮光平)
Có rất nhiều người đã dựa vào chi tiết này để nói Quang Trung hèn thế này thế nọ nhưng trước hết họ cần phải hiểu Càn Long bát tuần vạn thọ
khánh điển đồ (乾隆八旬萬壽慶典圖 ), vẽ năm 1790 là dạng tranh vẽ theo ý chỉ của vua, vua muốn vẽ thế nào họa sĩ phải vẽ như vậy tới nay đối
chiếu với lịch sử nhiều cảnh trong tranh này cũng không chuẩn với sự thực nên ta chưa thể biết chắc là Quang Trung có quỳ thật hay không 

Và như mình nói rồi có quỳ cũng chả sao cả vì  đây là chính trị chứ không phải giang hồ hảo hán đánh nhau mà đầu gối dát vàng quyết không

quỳ kẻ địch,đến Câu Tiễn còn phải ăn phân Phù Sai cơ mà 

Sao ta cứ đính chặt lấy cái hình tượng Quang Trung là dùng tướng anh hùng hiên ngang mà không chịu chấp nhận Quang Trung là chính trị gia và
hành động theo mục tiêu chính trị nhỉ?

Quote:

Originally Posted by sephirothmda101 
Mạc Đăng Dung không có quỳ nhé. Các chi tiết phủ phục, quỳ gối, mang roi chịu tội , dâng sổ sách đất đai, quân dân cả nước, dâng các động
v..v... đều là do Toàn Thư ghi, mà Toàn thư thì của nhà Lê, coi Dung là giặc, có việc xấu nào mà không bôi vào cho Dung.
Mạc Đăng Dung (Người dưới thềm chào) đến gặp quan nhà Minh, chữ Hán bên cạnh: Ngụy vương Mạc Đăng Dung
upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7c/An_Nan_Lai_Wei_Tu_Ce.JPG

Quote:

Originally Posted by hie1202 
Đại lễ BÃO KIẾN ( 抱見 ) này sau này không biết vì vô tình hay cố ý mà có người cho nó là lễ BÃO TẤT ( 抱膝
) nghĩa là ôm gối và "tán" thêm là
"như tình cha con" làm người đọc dễ dẫn đến liên tưởng là vua Quang Trung (dù là QT thật hay QT giả) khi gặp Càn Long đã phải "chạy lại" rồi
quì xuống "ôm chân" CL như thể cha con và sẽ dẫn đến việc cho rằng hành động đó của QT (dù là QT thật hay QT giả) làm mất quốc thể nếu
không muốn nói là làm nhục quốc thể. Trong khi nghi lễ nhà Thanh không hề có kiểu cách nào là "ôm gối" mà chỉ có Bão kiến thỉnh an ( 抱見 請
 
安 ) như "thím" nvh92 nói.

Thêm một điều nữa là trước Quang Trung, khi các quan nước ta được cử đi sứ Tàu tuy có vinh dự thật nhưng vẫn coi đó như 1 cuộc phưu lưu
đáng sợ, quan lại được cử đi thường phải trối trăn coi ngày đi là ngày dỗ ngoài việc đường đi gian nan hung hiểm lại còn phải trong tư thể sẵn
sàng đón nhận thử thách để làm sao không làm nhục quốc thể... thông thường trước QT đoàn sứ nước ta ba năm mới đi sứ 1 lần, có khi 6 năm 1
lần thì chỉ duy nhất có thời Tây Sơn việc đi sứ trở thành 1 vinh dự, người nào đi sứ cũng có thơ để lại (phần nào cho ta thấy được tinh thần hứng
khởi của các sứ thần thời Tây Sơn, nó khác với sự lo lắng trong các sứ đoàn nước ta trước đó), lễ vật được ban tặng trọng hậu, vị thế quốc gia
được nâng tầm... Việc đi sứ thời Tây Sơn cũng trở nên thường xuyên hơn. Trong thời gian từ 1661 đến 1911 nước ta tất cả có 45 lần đi sứ sang
TQ thì chỉ riêng thời vua QT từ 1789 đến 1793 mỗi năm có ít nhất 1 phái bộ sang TQ, có năm đến 2 phái bộ. Và quan trọng hơn là, tuy quan hệ
giữa nước ta với triều đình nhà Thanh dưới thời vua QT trở nên mật thiết hơn sau chiến tranh nhưng nước ta vẫn giữ được quyền tự chủ, độc lập
và vẫn tự do theo đuổi những chính sách riêng có khi đi ngược lại chủ trương của Thanh triều.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74417255&postcount=222 3/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Rõ ràng một nghi lễ chào đón long trọng như vậy với vua nước ta ­ điều chưa từng có trong lịch sử bang giao 2 nước như vậy không những
không được nhắc tới để đương thế cũng như hậu thế lấy làm tự hào lại bị hô biến thành một hình thức diện kiến mất thể diện hơn rất nhiều
chẳng phải là thiệt thòi, oan uổng cho vua Quang Trung cho Đại Việt lắm sao... và liệu những điều tiếng xấu mà nhiều người nghe được về QT
liệu có bao nhiêu phần là thực, bao nhiêu phần là do sự cố ý bôi nhọ, lấp liếm của triều đại tiếp sau ­ triều đại có mỗi thâm thù đại hận với Tây
Sơn và luôn muốn phủ nhận sạch trơn Tây Sơn, phủ nhận sạch trơn Quang Trung ­ Nguyễn Huệ...

Đương nhiên mình không có ý định phủ định hết những điều thiếu sót nếu có của vua QT vì đơn giản mình luôn cho rằng con người chẳng ai toàn
vẹn, một chiến thần bách chiến bách thắng như QT thì cũng chẳng có lý do gì mà không có sai lầm cả nhưng quan trọng là hậu thế khi nhìn nhận
tiền nhân cần phải cố gắng có cái nhìn công tâm, cần phải nhìn được công và tội, đúng và sai của tiền nhân để không chỉ tung hô công trạng, chỉ
trích sai lầm mà còn qua đó được tự hào vì những công trạng hiển hách và được học những bài học từ chính sai sót của tiền nhân... Đôi điều

muốn nói, có gì thiếu sót mong mọi người góp ý chân thành, đừng chửi bới nhau làm mất đi cái hay của thớt.   

************

đoạn màu cũng như toàn bộ những gì mình viết ở trên mong được các cao nhân vào xác nhận, có gì sai sót ace/thím/mợ gạch đá nhẹ tay để

cùng nhau nâng cao hiếu biết, đừng war nhau   làm mất hòa khí 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74417255&postcount=222 4/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 07­04­2015, 08:38   #888  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: Quốc sử Quán vOz

À nhắc tới vụ Quang Trung đi sứ nhà Thanh anh Trần Quang Đức trên face của anh ấy có cung cấp thêm một thông tin nữa, mình trích đăng lại để rộng
lối tham khảo 

Đọc Loan Dương lục của Liễu Đắc Cung, quan Triều Tiên, thấy có đoạn miêu tả đoàn sứ thần Phan Huy Ích, Võ Huy Tấn cùng ngài Quang Trung giả sang
Thanh thế này: "Nguyễn Quang Bình, xưa tên Huệ, dòng dõi thế tộc ở An Nam. Năm Càn Long thứ 54, cất quân phản đánh kinh đô [...] Hoàng đế phong
Quang Bình làm An Nam vương [...] Người Yên Kinh xì xào bảo Quang Bình đút lót vàng bạc của báu cho Phúc Khang An, nên được phong vương. Tôi trò
chuyện cùng sĩ đại phu Trung châu, khi đề cập đến việc An Nam đều nói rằng, cây đã nghiêng thì cho đổ mà còn trồng được thì vun vào, ấy là đạo trời.
Hỏi thêm nữa thì bảo đêm nay chỉ nói chuyện gió trăng, rốt không chịu nói. Một vị Lang trung bộ Hình, quên mất họ tên, có vẻ là người khẳng khái, lúc ở
triều phòng nói chuyện với tôi, thấy bồi thần An Nam đi ngang qua, liền chửi: Nghịch tặc Nguyễn Quang Bình! Câu chuyện nghịch tặc Quang Bình hối lộ
Khang An, bất quá là chuyện ngồi lê đôi mách. Còn việc Quang Bình đến Nhiệt Hà, gặp Hòa Thân, Phúc Trường An ở ban chầu, cuống cuồng quỳ nửa gối,
thì không ai không thấy. Thói tục Mãn châu này là cái lễ kẻ hèn thờ người sang. Không dám trái lễ với đại thần của Trung triều, ra cái vẻ xiểm nịnh thô
bỉ này, đủ biết họ không gì không làm. Vua tôi Quang Bình đều mặc áo mũ Mãn châu. Có người nói Quang Bình đích thân xin được cạo tóc, hoàng đế
không cho, chỉ ban cho áo mũ, cởi búi tóc mà bện lại. Việc có được nước chính đáng hay không tạm bỏ qua. Riêng đã gọi là bậc chúa mở mang cơ
nghiệp thì ngờ rằng phải có tướng mạo dị thường. Tôi nhiều lần quan sát, thấy hơi thanh tú, nhưng không thật khác với người thường. Ngồi kiệu đỉnh
vàng thì vênh vang nhưng khi vào triều thì quỳ gối khom lưng kiểu Mãn châu rất thạo [...] Tụng thần Phan Huy Ích, Thượng thư bộ Lại và Hạo Trạch hầu
Võ Huy Tấn, Thượng thư bộ Công hai người, dáng người thấp nhỏ, sắc mặt khô xạm, răng thưa mà đen. Những kẻ theo hầu còn lại đều nhỏ thó. Trông
vậy mới thấy Quang Bình là kẻ cao to của nước ấy vậy [...] Hai người ấy lần nào nói chuyện với sứ nước ta cũng đều bảo vua nước ấy là người áo vải
đất Quảng Nôm, với họ Lê mà nói thì không có nghĩa quân thần [...] Lại nói các đồ tiến cống lần này có một đôi hạc vàng, một đôi kỳ lân vàng, ngoài ra
còn có rất nhiều cân thông tê, nhục quế. Lời khoe mẽ phần nhiều đáng ghét. Mỗi khi vào ban tiệc, vua nước ấy ngồi trước, bề tôi ngồi sau. Khi có trao
nhận vật gì thì vất vào cạnh vua. Vua nước ấy ngẫu nhiên hỏi sứ thần nước ta rằng cách Nhật Bản gần hay xa. Sứ thần đáp lời. Vua ấy định nói tiếp thì
đám Phan Huy Ích đưa mắt ngăn cấm, hết sức đáng sợ [...] Ơn đức ba trăm năm của họ Lê mà còn, ắt đã có kẻ xiết tay lau mắt, truyền hịch kể tội, nổi
lên đánh họ Nguyễn rồi."

Ở đây xin nhắc lại là quan điểm mỗi người khác nhau, người thì tin Quang Trung sang TQ là giả kẻ thì tin là thật, người cho là nhục kẻ nghĩ là vinh, ghi
chép các bên cũng theo quan điểm của mình, sứ thần Triều Tiên nhìn phái đoàn Tây Sơn có phần hơi nghiệt, cũng không thể loại trừ trường hợp các sứ
https://vozforums.com/showpost.php?p=76537293&postcount=888 1/2
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

thần Triều Tiên thấy phái bộ Tây Sơn được tiếp kiến trọng đãi quá cao nên đâm ra ghét viết có phần thiếu khách quan 

Mà cứ như Yeavon comment ngay bên dưới thì thấy cũng đúng thật: "cười cười các bác chứ. Thấy ông Quang Trung giả ôm gối bác Long ( bảo là cho có
tình cha con) mà bảo toàn được quốc gia thì than là nhục. Vậy chứ 300 năm nhà Lê quật khởi từ Lam Sơn mà lại đến 2 lần chạy sang cầu cứu TQ sang
để giữ ngai vàng. Kết quả là 1 lần thì mất đất mà lãnh tụ thì bị hạ từ Quốc Vương xuống Đô Thống Sứ, lần kia thì vua phải chầu chực trước dinh...tướng
soái nhà Thanh ( mà tình bác Nghị với bác Kỳ ta cùng lắm là tư lệnh thiên triều với tù trưởng phiên bang, chứ làm gì mà nhà được như " cha con" Càn
Long ­ Nguyễn Huệ), không dám dùng cả niên hiệu của mình trong tấu chương. Cái nào nhục hơn và thiệt hơn? Mấy bác cựu thần nhà Lê lưu vong bên ấy
cũng mặt dày lắm vậy."

Last edited by nvh92; 07­04­2015 at 08:56.

https://vozforums.com/showpost.php?p=76537293&postcount=888 2/2
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 20­01­2015, 00:47  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Quote:

Originally Posted by aori 

Đọc bài bác mới biết kế lui về Tam Điệp là của Ngô Văn Sở, làm em lâu nay cứ tưởng do Ngô Thì Nhậm nghĩ ra   Cho em hỏi bác lấy thông

tin này từ đâu ạ? Em hỏi để tìm đọc chứ không có ý gì đâu   

Ngàn lời cảm ơn đến bác 

À thông tin thì mình lấy từ thầy giáo cũ của mình là giảng viên khoa Sử thầy ấy đã viết mấy bài luận về vấn đề "Đánh giá lại vai trò của sĩ phu Bắc Hà
trong biến động chính trị­xã hội thế kỷ 17­18 ở VN"

Trong đó khi bàn về Ngô Thì Nhậm thầy đại ý nói ông là nhà văn hóa lớn có các đóng góp trên nhiều phương diện nhưng ông cũng có rất nhiều vai trò
khác nhau như nhà chính trị­quân sự....tuy nhiên nếu chỉ nhìn thấy những đóng góp về văn hóa của ông mà đánh đồng vào cả vai trò chính trị­quân sự
thì còn chưa công bằng

Thực tế cho thấy ta biết qua hình ảnh của Ngô Thì Nhậm chủ yếu qua tác phẩm "Hoàng Lê Nhất thống chí" mà HLNTC lại là do Ngô gia văn phái tức là do
con cháu của chính Ngô Thì Nhậm viết ra, lại được viết cách các sự kiện chính của cuộc đời NTN rất xa nên chắc chắn sẽ có sai sót cũng như không thể
trách khỏi sự tâng bốc quá đà với cha ông mình 

Còn thực tế trong lịch sử thì vai trò của ông trên mỗi lĩnh vực đều có sự khác biệt, đóng góp lớn nhất của ông chỉ là trên mặt văn hóa còn trên mặt chính
trị­quân sự thì không có gì đáng kể, lâu nay ta do ảnh hưởng của HLNTC nên bị hiểu nhầm về NTN 

Thầy giáo mình đã chỉ ra các điểm sau:

Xét về đóng góp trên mặt quân sự trong cuộc chiến tranh năm Kỷ Dậu 1789 với quân Thanh thì xét trên 3 nguồn tài liệu 
Theo chính bản tường thuật của các tướng Thanh đã tham gia đánh trận với quân Tây Sơn,theo sử nhà Nguyễn, theo ghi chép đương thời 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74534981 1/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Khâm định việt sử thông giám cương mục của nhà Nguyễn có ghi rằng 

“... Văn Sở sai tướng chẹn giữ bến đò Xương Giang. Lại sai nội hầu Phan Văn Lân đem hơn một vạn quân tinh nhuệ ở Thăng Long lên đóng ở Thị Cầu. Sau
khi phá vỡ luôn được mấy cánh quân của Tây Sơn, quân Thanh tiến lên chiếm đóng núi Tam Tằng. Văn Lân, nhân đang đêm, xông pha rét lạnh, lén vượt
sông Nguyệt Đức, vây doanh trại Tôn Sĩ Nghị. 

Nhưng thế trận của Sĩ Nghị vững chắc, không lay chuyển, đồng thời súng hoả sang của quân Thanh lại cùng bắn ra: giặc không đến gần được. Trương Sĩ
Long, tiên phong quân Thanh, xung phong giết giặc. 

Cung tên của hai cánh quân tả dực và hữu dực nhà Thanh lại bắn châu vào: quân giặc bị chết vô kể. Trước đó, Sĩ Nghị ra quân kỳ, do phía thượng lưu,
vượt qua sông, đánh úp doanh trại Thị Cầu. Trông thấy trong trại bốc lửa, giặc cả sợ, phải vượt luỹ mà chạy. Quân Thanh thừa thắng, ruỗi dài, cả phá
được giặc. Văn Lân chạy về Thăng Long. Sĩ Nghị tiến đến bờ phía Bắc sông Nhị.

Sau đó Sở lệnh Lân làm đoạn hậu bảo vệ cho tiền đội rồi ồ ạt rút lui khỏi Thăng Long"

Bản tấu của Tôn Sĩ Nghị với vua Càn Long tường thuật lại diễn biến của chiến dịch (Mình tóm gọn lại vì bản gốc rất dài)

"....lược một đoạn râu ria không quan trọng lắm

...mình lược bớt 1 đoạn ghi chép chiến sự không quan trọng,đoạn dưới đây mới đáng chú ý.....

Khi nghe tin quân mình (Tây Sơn­TS ) bị thua ở sông Thương, nội hầu Phan Văn Lân (潘文璘) lập tức điều động 5000 quân, đích thân chỉ huy chống giữ
phòng tuyến Thị Cầu. Y chia quân đóng trên các sườn núi và chỗ hiểm yếu ở bờ sông phía nam, lại thiết lập nhiều đồn luỹ bằng tre, gỗ dọc theo bờ sông
phòng ngự. Ngày 15 tháng 11 năm Mậu Thân (Càn Long 53, 1788), quân ta (Quân Thanh­QT) từ núi Tam Tằng (三層) tiến xuống đóng ở bắc ngạn sông.
Phía bắc sông Thị Cầu đất thấp, Văn Lân trải quân thành hình vòng cung, tập trung súng lớn bắn sang, quân ta (QT) bị bất lợi nên cố hết sức theo cầu
phao vượt sông ùa lên. 

Quân giặc (TS) chặn cầu phao và dùng thuyền nhỏ đánh tới, hoả lực rất mạnh khiến cho quân ta(QT) tổn thất, du kích Vu Tông Phạm (于宗範) trúng đạn
chết, du kích Trần Thượng Cao (陳上高), thủ bị Trương Vân (張雲) thiên tổng Trần Liên (陳連) đều bị trọng thương, ngay cả tổng binh Thượng Duy Thăng

https://vozforums.com/showpost.php?p=74534981 2/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

cũng bị thương ở ngón tay, Hứa Thế Hanh sai quân đắp tường đất để ngăn đạn, hết sức chống giữ. Quân ta (QT) cầm cự từ giờ Tỵ (khoảng gần trưa)
ngày 15 đến chiều tối ngày 16, bèn dàn đại pháo bên bờ sông bắn trả nhưng quân giặc có lợi hơn vì từ trên cao bắn xuống.

Tôn Tổng binh (Tôn Sĩ Nghị) thấy dòng sông ngoằn ngoèo, địa thế tối tăm, nên sai dân quân dùng thuyền chở tre gỗ giả vờ như định làm cầu nổi để qua
sông nhưng bí mật sai tổng binh Trương Triều Long đem 2000 quân nhân lúc tối trời đi xuống 20 dặm dùng cầu phao và thuyền nhẹ, mang theo lương
khô lén vượt qua.
Trương Triều Long cho để lại 500 quân chặn giữ cửa sông, đem 1500 quân tiến lên trước, sai các thổ dân dẫn đường. Tôn Sĩ Nghị lại sợ quân đi quá ít
nên sai tổng binh Lý Hoá Long (李龍) đem 500 quân đi tiếp ứng. 

Đến giờ sửu ngày 17 tháng 11 (khoảng 2, 3 giờ sáng) quân ta (QT) ôm ống tre làm phao, men theo cầu nổi từ chính diện tiến sang, trong khi Trương
Triều Long dẫn quân men theo sườn núi tập hậu đánh bất ngờ vào đại doanh của Văn Lân. 

Khi thấy lửa nổi bốn bề, quân giặc (TS) ban đêm không biết địch đông ít ra thế nào nên tan vỡ phải bỏ đồn chạy trở về Lê thành (Thăng Long). 

Thấy thế quân ta (QT) như vũ bão, Ngô Văn Sở bàn với các tướng rồi theo kế rút về Tam Điệp để tập trốn tránh chờ Nguyễn Huệ từ Phú Xuân 
Quân ta (QT) tiến vào Lê thành (Thăng Long)....."

Chú thích: Quân Thanh trận này chết phải hơn 1000 người, hơn 500 bị bắt. Tôn Sĩ Nghị muốn thị uy nên ngoài một số dân công bị cắt tai cho về báo tin,
còn chém đầu 423 người bị họ bắt được, và tịch thu 314 khẩu đại pháo. Số quân của Phan Văn Lân chạy về được đến Thăng Long chỉ còn độ 1, 2 ngàn.

Tài liệu mình vừa trích là bản tường thuật do Tôn Sĩ Nghị gửi lại cho vua Càn Long dĩ nhiên do để tâng công với vua nên Tôn Sĩ Nghị có chém gió quá đà
lên về diễn biến trận đánh cũng như khai khống số địch giết được hạ số thương vong của quân Thanh lại kịch tính hóa trận đánh lên giống như quân

Thanh đánh rất tài tình, thần diệu, oai dũng dù thực tế trận đánh rất nhanh gọn và đơn giản   nhưng tài liệu này cũng cho thấy không hề có mặt

Ngô Thì Nhậm trong suốt quá trình đánh đấm giữa Quân Thanh và Tây Sơn.

Tài liệu nữa là từ Việt Thanh Chiến Sử của tác giả Ngụỵ Nguyên do giáo sư , Hoàng Xuân Hãn dịch có ghi chép tương tự 

Còn cụ Lê Quýnh vốn là bồi thần của vua Lê Chiêu Thống trong Bắc Hành Tùng Ký có ghi chép là 

"....Đến khi đại binh (Quân Thanh) tiến đến núi Tam Tằng, cách địch con sông. Lê Duy Đản nói (mưu ấy) với quan lớn Tôn. Quan lớn bèn nghe kế. Ngày
20, qua sông Thị Cầu, phá doanh giặc, tiến đến bờ bắc sông Phú Lương (muốn nói sông Nhị).Tướng giặc Tây Sơn là Sở (Ngô Văn Sở) bàn cùng các tướng
bỏ thành Thăng Long chạy về phương nam. Các tướng chấp thuận ý đó, sau đó Sở lệnh rút quân...”

Ít nhất trong cả 3 tài liệu của cả 3 phía đều ghi chép việc người chủ trì rút lui cũng như chủ động đón đánh quân Thanh là Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân
cùng các võ tướng Tây Sơn cũng như nắm quyền chỉ huy là Ngô Văn Sở, tịnh không có dòng nào nói về Ngô Thì Nhậm 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74534981 3/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Bài luận của thầy mình chỉ ra là nếu Ngô Thì Nhậm có vai trò lớn trong trận đánh với Quân Thanh như vậy sao sử sách của Nhà Nguyễn,Nhà Thanh lẫn
ghi chép đương thời không có chút lưu lại nào? Chỉ có đúng tác phẩm HLNTC do con cháu Ngô Thì Nhậm viết là nói tới

Lại nữa thầy mình còn đặt ra nghi vấn là có thực sự Ngô Thì Nhậm có vai trò lớn với nhà Tây Sơn như ta vẫn nghĩ lâu nay hay không?
Bởi trước hết như ta đã biết sau khi lên ngôi lập ra nhà Nguyễn vua Gia Long đã tiến hành trả thù, cấm đoán, trừng phạt những người theo Tây Sơn rất
nặng

Tất cả những ai từng cộng tác với Tây Sơn đều bị giết hại truy bức, nếu không bị giết thì cũng tù ngục mọt gông, đi dày xa xứ hoặc tịch biên gia sản, gia
tộc coi như bị "Lí lịch đen" vĩnh viễn không ngẩng mặt lên được 

Sau này con cháu đến mấy đời đều dính vạ, có người chỉ vì cha ông có chút dính líu tới Tây Sơn mà sau đó không được đi thi hoặc đã đỗ đạt lại bị hủy bỏ
danh tước, có người bỏ đi biệt xứ 

Cứ theo như những gì ta biết về lý lịch Ngô Thì Nhậm hiện nay thì ông theo Tây Sơn làm đến thượng thư bộ binh tức là về lý thuyết có lúc chính ông đã
giúp Tây Sơn điều binh tướng truy giết Gia Long và đánh nhau với quân Nguyên, không những thế lại còn đóng góp rất nhiều với Tây Sơn về ngoại giao
chính trị, xét ra là thành phần cực nguy hiềm với chế độ

Theo cái lý lịch đại nghịch tày trời đó thì Ngô Thì Nhậm cũng nhà họ Ngô Thì sau này không bị nhà Nguyễn tru di thì cũng bị đày đọa cho tàn bại, con
cháu đừng mơ còn đứng thẳng nổi 

Ấy thế mà cuối cùng Ngô Thì Nhậm cùng vài danh sĩ Bắc Hà đã cộng tác với Tây Sơn chỉ bị nọc ra đánh có 100 roi rồi đuổi về (Nhưng do Ngô Thì Nhậm
tuổi già sức yếu chịu không nổi đòn roi nên sau đó 1 thời gian thì mất) , con cháu họ Ngô Thì không bị truy bức sau này vẫn có người nhà họ Ngô Thì
làm quan to dưới triều Nguyễn lại còn đủ bút lực để mà viết ra HLNTC, tất cả các thông tin trên trện nay đều đã có trên wiki mọi người có thể tra sẽ
thấy

Sao lại có chuyện như vậy cơ chứ? Vua Gia Long đột nhiên nhân từ hay sao? Đến chỉ là lính quèn cho Tây Sơn mà đã bị trừng trị nặng rồi thì làm quan to
với đóng góp lớn như Ngô Thì Nhậm lại đáng để tha à? 

Vì thế thầy mình kết luận rất có thể Ngô Thì Nhậm không hề làm đến thượng thư bộ binh hoặc có làm cũng chỉ là làm chức hờ cho có, cũng như không
có đóng góp lớn tới thế cho nhà Tây Sơn, rất nhiều công lao và thành tích của ông là được bịa ra bởi con cháu ông hoặc chính ông nhằm cứu vãn chút

danh dự cho sĩ phu Bắc Hà trong thời mạt Nho 

Cũng chính vì vậy vua Gia Long không hề trừng trị ông cũng như nhà Ngô Thì nặng bởi ông không cộng tác nhiều với Tây Sơn không gây nguy hiểm được
cho Nhà Nguyễn và có thể Tây Sơn dùng ông cùng các sĩ phu Bắc Hà chỉ là để lấy lòng người, chứ thực quyền cũng như vai trò chính vẫn là của các
tướng lĩnh,quan thần đã theo Tây Sơn từ lâu 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74534981 4/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Và trên thực tế ta cũng thấy trong các sử liệu ít ỏi lẫn lộn về những sự kiện của triều Tây Sơn sau khi vua Quang Trung mất tới lúc bị diệt thì Ngô Thì

Nhậm cũng hầu như vắng mặt 

Tuy nhiên do chúng ta lâu nay bị ảnh hưởng bởi bộ tiểu thuyết dã sử HLNTC do chính nhà họ Ngô Thì viết nên lẫn lộn văn học với lịch sử, phóng đại quá

lớn vai trò của Ngô Thì Nhậm 

Last edited by nvh92; 20­01­2015 at 10:41.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74534981 5/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 20­01­2015, 11:22  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Thôi được rồi mình sẽ viết lại đoạn quật mồ mả đó nhé

Như ta đã biết các đời chúa Nguyễn bắt đầu từ Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan năm 1636 đã đóng chính dinh ở khu vực Phú Xuân tức là Huế ngày nay,dù
các đời chúa sau có người rời đi sang chỗ khác nhưng loanh quanh vẫn là ở khu vực Phú Xuân tức là tương ứng địa phận tỉnh Thừa Thiên­Huế ngày nay

Lăng tẩm mồ mả của các đời chúa Nguyễn đều ở khu vực Phú Xuân mà cụ thể hơn là 2 bên bờ sông Hương 

Tuy nhiên tới năm 1774 quân Trịnh do Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc theo lệnh Trịnh Sâm lợi dụng tình hình rối loạn ở Đàng Trong đã tiến đánh chiếm
được Phú Xuân chính quyền chúa Nguyễn phải chạy vào Quy Nhơn

Tây Sơn nổi lên từ năm 1771 nhưng tới tận năm 1786 thì quân Tây Sơn cụ thể là quân do Nguyễn Huệ chỉ huy mới chiếm được Phú Xuân từ tay quân
Trịnh 
Tức là trong suốt hơn 15 năm Tây Sơn không bước ra nổi Phú Xuân thì đập phá xâm phạm mồ mả lăng tẩm các Chúa Nguyễn thế nào được?

Trong khi đó suốt 15 quân Trịnh mới là người đóng chiếm Phú Xuân, quân Trịnh chả nhẽ lại không là kẻ thù của các chúa Nguyễn hay sao? Quân Trịnh
tốt tới mức sau khi chiếm được Phú Xuân gần 15 năm lại đi hương khói, canh giữ lăng tẩm, đèn hương cúng giỗ cho các chúa Nguyễn chắc?
Chả tội gì quân Trịnh không đập phá, đào mồ mả lăng tẩm của các chúa Nguyễn cả, mà kể cả quân Trịnh không làm thì các khu lăng mộ quý tộc với
nhiều đồ quý báu để tơ hơ không ai canh gác suốt 15 năm thì đừng nói là ngày xưa, đến ngày nay chắc nó cũng bị dân chúng với trộm cướp cho ra bã ấy
chứ.

Tây Sơn sau này có chiếm được muốn đập phá thì cũng chỉ đập được cái đống phế tích chứ còn có cái gì nữa?

Vậy nên Tây Sơn đã gây ra rất nhiều tội, giết không ít người, phá hủy không ít thứ nhưng từ sau có liệt kê ra thì nên bỏ cái vụ phá lăng tẩm mồ mả các
chúa Nguyễn đi hoặc ít nhất đặt nó vào nghi án, vì xét thực tế lịch sử họ khó có thể làm được, sau này sử sách nhà Nguyễn đã gán thêm tội đó cho Tây

sơn hẳn là vì muốn che bớt cái nhục do trận thua của cha ông khiến Phú Xuân mất, lăng mộ tổ không bảo vệ được 

Last edited by nvh92; 03­05­2015 at 21:14.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74542092 1/2
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 23­01­2015, 21:56  

Join Date: 05­2012
Posts: 2,950
nvh92   
Đã tốn tiền

Re: [nvh92] tài năng Quang Trung và Nguyễn Ánh.

Quote:

Originally Posted by Tuan.Anh.08 
thím nhv phân tích về hành trình đánh quân Thanh của QT cho e vs, thấy nhiều vấn đề mù mờ quá. trước có người bảo 29 vạn là fake, chỉ có
tầm 5 vạn quân Thanh thôi, cách hành binh của QT cũng khó lý giải

À về vụ Quang Trung đánh quân Thanh thì thú thật mình muốn cũng không viết nổi vì sử liệu của nhà Tây Sơn­sử liệu quan trọng nhất để biết được
Quang Trung đánh quân Thanh thế nào­ đã mất sạch
Các tư liệu còn lại của phía nhà Thanh và phía triều Nguyễn thì đều bị định hướng quá nhiều 
Số còn lại chỉ là dã sử không đáng tin cậy
Nếu mọi người từng đọc các sách và nghiên cứu về thời Tây Sơn sẽ thấy dù hết lời ca ngợi võ công của Quang Trung nhưng thực sự các thông tin về các

chiến dịch quân sự của Tây Sơn đều rất mù mờ, có một số phải dựa vào dã sử 

Còn quân số nhà Thanh đưa sang thì dĩ nhiên không phải là lên tới 29 vạn quân như Hoàng Lê Nhất Thống Chí nói, có điều cũng không thể chỉ có 5000
quân như vài học giả khác nói 

Mình từng dựa vào cuốn lịch sử nội chiến của cụ Tạ Chí Đại Tường, cuốn Quang Trung Nguyễn Huệ­Anh hùng dân tộc của Hoa Bằng, cuốn Tìm Hiểu Thiên
Tài Quân Sự của Nguyễn Huệ của Nguyễn Lương Bích ­ Phạm Ngọc Phụng, cuối cùng là bản dịch tác phẩm Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh Chi Quân Nhu
Nghiên Cứu của học giả Lai Phúc Thuận thì có thể đưa ra tổng kết thế này 

Quân Thanh sang nước ta không phải giống như ta vẫn hay đọc trong dã sử là ồ ạt mà là chia làm 2 cánh quân để tiến sang, một cánh quân là quân
Lưỡng Quảng và một cánh là quân Vân Quý

Cũng xin lưu ý một điểm là theo tác giả Phạm Ngọc Phụng cũng như theo các tài liệu phía nhà Thanh thì quân Thanh sang nước ta năm 1789 không hề có
lực lượng quân Bát kỳ Mãn Châu vốn là lực lượng kỵ binh tinh nhuệ, là nòng cốt của quân đội nhà Thanh.

Thay vào đó nhà Thanh chỉ điều động lực lượng quân của Lục doanh quân vốn là bộ binh người Hán được nhà Thanh tuyển mộ, và số quân Lục doanh

https://vozforums.com/showpost.php?p=74658606 1/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

sang nước ta hầu hết là quân Lục Doanh thuộc 4 tỉnh Vân Nam­Quý Châu­Quảng Đông Quảng­Quảng Tây chứ ít lính nào thuộc các tính miền Bắc TQ, số
lính là người Mãn lại càng ít hơn(Có chăng thì chỉ là lính riêng của bộ chỉ huy đem theo) 

Cụ thể hơn thì cánh Quân Vân Quý (Vân Nam­Quý Châu) theo học giả Lai Phúc Thuận thống kê có 
­3000 quân lấy từ 3 phủ là Quảng Nam­Quý Châu của tỉnh Vân Nam
­2000 quân lấy từ phủ Khái Hóa­Lâm An của Quý Châu
­2000 quân có sẵn tại khu vực Mã Bạch Quan (cửa khấu giáp với nước ta thuộc Vân Nam)
­ 500 thổ binh người Miêu thuộc phủ Phú Châu­Vân Nam
Tác giả Nguyễn Lương Bích đưa ra con số gần giống chỉ có khác quân người Miêu lấy ở Phú Châu theo tác giả này là 1500 người 

Tuy nhiên tổng kết lại có thể thấy cánh quân Vân Quý có số quân vào quãng 8000 người hơn một chút 

Cánh quân thứ 2 là cánh quân Lưỡng Quảng có quân số theo Lai Phúc Thuận là 
­5000 quân lấy ở Quảng Đông
­10000 quân lấy ở Quảng Tây (1 vạn) 
­Sau đó Tôn Sĩ Nghị xuất phát nhưng lại thấy chưa đủ liền điều động thêm 3000 quân Quảng Đông và 3500 quân Quảng Tây

Tổng cộng quân Lưỡng Quảng có khoảng 2,2 vạn quân 

Cộng cả 2 cánh quân Vân Quý và Lưỡng Quảng lại thì số lính dùng để chiến đấu quân Thanh đưa sang nước ta là 3 vạn 

Tuy nhiên đó là lính thôi phải tính tiếp nữa là số phu 

Theo tác giả Nguyễn Lương Bích thì toàn số dân phu phục vụ cho chiến dịch lên tới con số 5 vạn người, nhưng đó là tính tổng số thôi, còn số dân phu
theo quân Thanh sang nước ta là khoảng 3 vạn người 

Con số này được tác giả Nguyễn Lương Bích đưa ra dựa trên quy định của nhà Thanh về dân phu theo đó mỗi người dân phu khi đi theo quân đội ra nước
ngoài sẽ được cấp 1 thăng gạo 1 ngày để ăn, theo sổ sách còn lại thì riêng để cung ứng cho dân phu nhà Thanh đã cấp hơn 24 000 thạch gạo đủ để ăn
trong 3 tháng (Sau đó lại cấp tiếp) tính ra số dân phu là khoảng 3 vạn người (Theo như tác giả tính toán còn thú thật mình dốt đặc môn toán nên chịu

chả hiểu tính thế nào  ) dĩ nhiên con số 3 vạn này chỉ là lý thuyết thực tế có thể lớn hơn

Tuy nhiên, theo học giả Lai Phúc thuận thì con số dân phu là 8,5 vạn người; vì tỉnh Quảng Tây điều tới 5 vạn dân phu phục dịch cộng với số hơn 3 vạn
của Vấn Quí thành hơn 8 vạn.
Vì vậy cuối cùng tổng kết lại tổng số nhân lực nhà Thanh đưa sang nước ta là tầm hơn 6 hoặc 12 vạn người trong đó lính chiến

https://vozforums.com/showpost.php?p=74658606 2/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

đấu là hơn 3 vạn, dân phu 3 hoặc 8,5 vạn

Ngoài ra một chí tiết đáng chú ý mà tác giả Hoa Bằng đưa ra trong phần phụ lục của cuốn Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc là số ngựa chiến
mà quân Thanh mang theo rất ít
Cụ thể là theo tấu sớ của lực lượng quân nhu gửi về triều Thanh thì 
­Đạo quân Lưỡng Quảng mang theo hơn 800 con ngựa 
­Quân Vân Quý mang theo 600 con ngựa 

Tổng cộng khoảng 1400 con, phần lớn lại là ngựa thồ chứ ngựa chiến rất ít (Chủ yếu cho tướng soái cưỡi) 

Tỉ lệ 1400 con ngựa với 3 vạn lính đủ để hiểu trong chiến dịch này 90% lính Thanh là bộ binh   sau này nếu có phim nào làm về trận chiến Kỷ Dậu

mà cho quân Thanh rầm rập dùng kỵ binh tấn công là sai lầm so với thực tế   

Cái này cũng dễ hiểu vì chiến dịch 1789 quân Thanh rất ít dùng quân Mãn, quân Bát Kỳ lại càng không

Lí do là bởi điều động được kỵ binh bát kỳ không phải dễ đều cần có sự thương nghị, cho phép rất lằng nhằng nên nhà Thanh chỉ dùng lực lượng này
trong trường hợp quan trọng, chiến dịch năm 1789 nhà Thanh cũng như Tôn Sĩ Nghị cho rằng rất dễ dàng nên không cần điều động quân Bát kỳ làm gì 

Thêm nữa quân Bát kỳ là lực lượng tinh nhuệ nhất của nhà Thanh đồng thời cũng là lực lượng...đốt tiền nhiều nhất, lính Bát Kỳ bình thường không đánh
nhau cũng đã nhận lương gấp 3­4 lần lính thường, cùng với các ưu đãi khác, khi có chiến sự được điều động thì các khoản ưu đãi phụ cấp lại càng cao
hơn

Rồi còn phải kể nữa là quân trạng quân dụng của quân Bát kỳ luôn là tốt nhất khi đánh trận lại càng được bổ sung tốt hơn, vì thế điều động quân Bát Kỳ
đi đánh nhau tốn một khoản tiền khổng lồ

Lính cùng các cấp chỉ huy Bát Kỳ lại có kiểu cậy được triều đình chiều chuộng nên khai gian báo láo, vũ khí, quân trang...thường làm hỏng hoặc báo
hỏng để nhận tiền bù hay đồ mới rồi đem bán đi, cắt xen ăn chặn tiền, bởi thế điều động Bát Kỳ càng tốn hơn 

https://vozforums.com/showpost.php?p=74658606 3/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Tới năm 1789 sau nhiều lần đánh dẹp tài chính của nhà Thanh đã không cỏn rủng rỉnh nữa nên phải tính tới tiết kiệm chi phí trong chiến dịch này 

Cũng cần bổ sung thêm là trong 2 đạo quân thì quân Lưỡng Quảng do đích thân Tôn Sĩ Nghị chỉ huy là đạo quân nòng cốt đến nước ta trước, quân Vân
Quý thì phải tới tận khi Tôn Sĩ Nghị đã vào Thăng Long mới tiến vào nước ta, nhưng cũng chính vì đi sau đến muộn nên quân Vân Quý lại may mắn hơn

vì không phải đụng độ nhiều với quân Tây Sơn vì thế thiệt hại nhẹ hơn   

Một vài thông tin về binh lực quân Thanh năm 1789 như thế 

Last edited by nvh92; 26­07­2016 at 00:44.

https://vozforums.com/showpost.php?p=74658606 4/4
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

View Single Post Thread: Quốc sử Quán vOz

 05­05­2015, 22:18   #1314  

batuocbongdem_ht88   
Join Date: 02­2014
Posts: 2,771
Đã tốn tiền

Re: Quốc sử Quán vOz

Có bài này phân tích về số lượng quân Thanh sang xâm lược nước ta hay:
Quote:

Tổng hợp về vấn đề tranh cãi giữa mọi người về chiến dịch quân Tây Sơn đánh quân Thanh.
Phe thứ 1 :
­ Quan điểm : quân Thanh có rất ít chỉ khoảng 3 vạn
Phe thứ 2 :
­ Quan điểm : quân Thanh có khoảng 13 vạn.
Các điểm mấu chốt cần giải quyết :
­ Vấn đề cung cấp lương thực bao gồm 2 vấn đề nhỏ : khả năng cung cấp lương thực của 4 tỉnh Vân ­ Qúy, Lưỡng Quảng, phương thức cung cấp
lương thực.
­ Vấn đề bố trí quân đội của quân Thanh khi vào Thăng Long có thực sự hợp lý so với quân số đem theo ko.
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
Tôi xin trình bày quan điểm của mình về các vấn đề trên :
Vấn đề cung cấp lương thực :
T1 : Khả năng cung cấp lương thực của 4 tỉnh Vân ­ Qúy, Lưỡng Quảng.
Khả năng cung cấp lương thực của 4 tỉnh Vân ­ Qúy, Lưỡng Quảng phụ thuộc vào các vần đề sau :
­ Diện tích canh tác đất của 4 tỉnh trên.
­ Tình hình kinh tế xã hội của 4 tỉnh trên.
Về diện tích canh tác đất của 4 tỉnh trên :
Tôi có 1 dẫn chứng như thế này :
Sông Châu Giang được tạo thành từ hợp lưu của ba con sông là Tây Giang, Bắc Giang và Đông Giang. Con sông này chảy qua các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, một phần các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, tạo thành lưu vực Châu Giang có diện tích 409.480 km².
Từ thông tin địa lý này chúng ta có thể nhận ra rằng lưu vực Châu Giang có thể là khu vực canh tác của 4 tỉnh Vân­Qúy, Lưỡng Quảng. Thêm nữa
tổng diện tích của 4 tỉnh này là 984.800 km2. Từ đó có thể nhận định khu vực có khả năng canh tác của 4 tỉnh Vân ­ Quý, Lưỡng Quảng sau khi
giảm thiểu đi ~ 200.000km2. Đây là một diện tích rất lớn => Chúng ta có thể nhận định Vân­Qúy, Lưỡng Quảng có thừa khả năng cung cấp
lương thực cho 3 vạn quân Thanh hoặc thâm chí cả 13 vạn quân Thanh vẫn hoàn toàn được.
Về tình hình kinh tế xã hội của 4 tỉnh trên thì tôi có mấy nhận định thế này :
1 ­ Nhà Thanh lúc đó vào thời cực thịnh cũng được gần 100 năm nếu tính cả từ thời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long cộng lại.
2 ­ 4 tỉnh Vân ­ Qúy, Lưỡng Quảng trong 1 time dài chưa phải động binh => tình hình kinh tế xã hội cũng tốt.
Sau khi phân tích 2 vấn đề diện tích đất canh tác và tình hình kinh tế xã hội tôi nhận định : 4 tỉnh Vân ­ Qúy, Lưỡng Quảng hoàn toàn có khả
năng cung cấp lương thực cho 1 đạo quân lớn > 10 vạn đi xâm lược Việt Nam.
T2 : Khả năng vận lương của quân Thanh cho Tôn Sỹ Nghị.
Về vấn đề này có mấy điểm chú ý sau đây.
1 ­ Việc vận lương cho anh Nghị có được Càn Long coi trọng ko ? Câu trả lời là có vì bác Long cử anh An, coi rơi và cũng là thân cận của bác
ấy đi vận lương cho anh Nghị => ko thể nói bác Long ko coi trọng việc vận lương cho đội quân này được.
https://vozforums.com/showpost.php?p=77317532&postcount=1314 1/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

2 ­ Việc vận lương có được lo chu đáo, cẩn thận ko ? Về vấn đề này tôi xin trích dẫn 1 ý Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An
Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam
tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân.. Từ
dẫn chứng này có thể nhận thấy công việc vận lương cho anh Nghị được anh An lo rất chu đáo và cẩn thận.
3 ­ Việc vận lương có trở ngại gì ko ?
Những điều kiện có thể gây trở ngại cho việc vận lương là :
­ Đường sá xa xôi, hiểm trở.
­ Thời tiết ko thuận lợi.
­ Bị địch quân tập hậu.
+ Về đường sá vận lương thì khoảng cách từ ải Nam Quan đến Thăng Long ~ 150km => ko thể gọi là xa được.
+ Về độ hiểm trở của đường sá thì thời vẫn toàn là đường đất nhưng so với thời nhà Minh ( 1427 ) tức là cách đó 362 năm => chắc tốt hơn rất
nhiều.
+ Về thời tiết : anh Nghị xuất quân vào cuối tháng 10 âm lịch (28/10) vào khoảng trung tuần tháng 11/1788 đây là mùa khô nên khả năng có
mưa lớn là rất ít.
+ Bị địch quân tập hậu : khi anh Nghị tiến quân đến Lang Sơn thì anh Đức đã xin hàng rồi lại thêm quân Tây Sơn rút hết về Tam Điệp chỉ có 1
anh Lân đem 1000 quân đi
=> ko có địch quân tập hậu
Như vậy việc vận lương ko có trở ngại gì cả.
Tóm gọn 2 cái T1 + T2 => Vấn đề cung cấp lương thực của quân Thanh giành cho 13 vạn quân đã được giải quyết.
Vấn đề bố trí quân đội của quân Thanh khi vào Thăng Long có thực sự hợp lý so với quân số đem theo ko ?
T1 : Cách bố phòng của quân Thanh :
Quân Thanh chia đóng quân ở các khu đồn : thành Thăng Long, đồn Nam Đồng, đồn Khương Thượng, đồn Ngọc Hồi, đồn Hà Hồi, đồn Nhật Tảo,
đồn Nguyệt Quyết, đồn Sơn Tây.

https://vozforums.com/showpost.php?p=77317532&postcount=1314 2/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

Từ bản đồ mọi người có thể quân Thanh đóng trên một khu vực rất lớn với các điểm đầu mút là Sơn Tây ­ Thăng Long ­ Nguyệt Quyết. 
Cách bố trí quân của tôi : 13 vạn như sau :

https://vozforums.com/showpost.php?p=77317532&postcount=1314 3/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

1 ­ Vị trí Sơn Tây.
­ Người nắm giữ : anh Ô Đại Kinh tổng đốc Vân Qúy ngang vai anh Nghị => chắc chắn toàn bộ quân Vân ­ Quý sẽ ở đây.
­ Từ Thăng Long => Sơn Tây vào khoảng 45km đây là 1 khoảng cách tương đối xa cho việc chi viện binh mã.
Từ 2 nhận thức này => quân Thanh ở Tây Sơn là 1 lực lượng tác chiến độc lập có tầm quan trọng và có lực lượng chắc chắn ko thua kém
nhiều so với quân của anh Nghị.
­ Số quân dự đoán : 50.000.
2 ­ Vị trí Thăng Long.
­ Người nắm giữ : anh Nghị tổng đốc Lưỡng Quảng.
­ Nhận định với vai trò của 1 tổng tốc nên quân của anh Nghị ở Thăng Long cũng là một lực lượng lớn.
­ Số quân dự đoán : 30.000
3 ­ Vị trí Nam Đồng.
­ Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Thăng Long.
­ Nhận định : số lượng quân ko cần lớn vì gần đó có đồn Khương Thượng.
­ Số quân dự đoán : 5.000.
4 ­ Vị trí Khương Thượng.
­ Người nắm giữ : anh Sầm Nghi Đống thái thú Điền Châu => toàn bộ quân Điền Châu sẽ ở đây.
­ Nhận định : quân Điền Châu là 1 trong 3 cánh quân tiến vào Việt Nam nên ko thể là một lực lượng yếu được.
­ Số quân dự đoán : 15.000.
5 ­ Vị trí Ngọc Hồi.
­ Người nắm giữ : anh Hanh, Long, Thăng.
­ Nhận định : đây là đội quân tiên phong của quân Thanh khi tiến vào Việt Nam => số lượng cũng rất khá.
­ Số quân dự đoán : 20.000.
6 ­ Vị trí Hà Hồi.
­ Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Ngọc Hồi.
­ Nhận định số quân ko lớn lắm nhưng cũng phải đủ sức để ứng cứu Ngọc Hồi.
­ Số quân dự đoán : 5.000.
7 ­ Vị trí Nguyệt Quyết & Nhật Tảo
­ Vai trò : canh phòng từ xa có tác dụng hỗ trợ cho Gián Khẩu.
­ Nhận định lượng quân ko cần nhiều nhưng phải có đủ lực lượng để hỗ trợ cho Gián Khẩu và chiến đấu độc lập vì ở khá xa so với Thăng Long
nên ko thể trông chờ vào cứu viện được.
­ Số quân dự đoán : 5.000.
Tổng cộng quân lực : 125.000 quân.
Cách bố trí quân của bác chauphihwangza : 3 vạn như sau :
1 ­ Vị trí Sơn Tây.
­ Người nắm giữ : anh Ô Đại Kinh tổng đốc Vân Qúy ngang vai anh Nghị.
­ Từ Thăng Long => Sơn Tây vào khoảng 45km.
­ Số quân dự đoán : 2.000.
2 ­ Vị trí Thăng Long.
­ Người nắm giữ : anh Nghị tổng đốc Lưỡng Quảng.
­ Nhận định với vai trò của 1 tổng tốc nên quân của anh Nghị ở Thăng Long cũng là một lực lượng lớn.
­ Số quân dự đoán : 5.000
3 ­ Vị trí Nam Đồng.
­ Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Thăng Long.
­ Nhận định : số lượng quân ko cần lớn vì gần đó có đồn Khương Thượng.

https://vozforums.com/showpost.php?p=77317532&postcount=1314 4/5
3/2/2018 vozForums ­ View Single Post ­ Quốc sử Quán vOz

­ Số quân dự đoán : 5.000.
4 ­ Vị trí Khương Thượng.
­ Người nắm giữ : anh Sầm Nghi Đống thái thú Điền Châu => toàn bộ quân Điền Châu sẽ ở đây.
­ Nhận định : quân Điền Châu là 1 trong 3 cánh quân tiến vào Việt Nam nên ko thể là một lực lượng yếu được.
­ Số quân dự đoán : 5.000.
5 ­ Vị trí Ngọc Hồi.
­ Người nắm giữ : anh Hanh, Long, Thăng.
­ Nhận định : đây là đội quân tiên phong của quân Thanh khi tiến vào Việt Nam => số lượng cũng rất khá.
­ Số quân dự đoán : 5.000.
6 ­ Vị trí Hà Hồi.
­ Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Ngọc Hồi.
­ Nhận định số quân ko lớn lắm nhưng cũng phải đủ sức để ứng cứu Ngọc Hồi.
­ Số quân dự đoán : 2.000.
7 ­ Vị trí Nguyệt Quyết & Nhật Tảo
­ Vai trò : canh phòng từ xa có tác dụng hỗ trợ cho Gián Khẩu.
­ Nhận định lượng quân ko cần nhiều nhưng phải có đủ lực lượng để hỗ trợ cho Gián Khẩu và chiến đấu độc lập vì ở khá xa so với Thăng Long
nên ko thể trông chờ vào cứu viện được.
­ Số quân dự đoán : 4.000.
Tổng cộng quân lực : 30.000 quân.
Nhận xét : 
­ Số quân 30.000 của bác chauphihwangza trải dài từ Sơn Tây ­ Thăng Long ­ Nguyệt Quyết với khoảng cách Sơn Tây ­ Thăng Long = 45 km,
Thăng Long ­ Nguyệt Quyết ~ 40km tức là lực lượng bị phân phán cực mỏng. Đây là 1 sai lầm nghiêm trọng trong chiến thuật quân sự. Các bác
lưu ý đây là năm 1789 vũ khí của Thanh và Tây Sơn ngang nhau. Còn về đại bác thì ko thể nào so sánh với pháo binh của Napoleon được =>
một lượng quân nhỏ 2.000 hay 5.000 sẽ ko có tác dụng khi phải đối đầu với 1 lượng quân lớn hơn mình vài lần được.
­ Việc phân tán 30.000 quân trên 1 dải 85 km từ Sơn Tây ­ Thăng Long ­ Nguyệt Quyết là 1 việc làm ngu ngốc. Thông thường khi ra trận với 1
lượng quân 3 vạn thì sẽ chỉ co cụm ở 1 cụm cứ điểm thôi chứ ko trải dài như vậy. Bác chauphihwangza nên lưu ý vào năm 1954 mặc dù quân
Pháp có ưu thế hơn quân ta về vũ khí và với số quân lên tới 15.000 + 4.000 culi mà vẫn chỉ dám trọn Điện Biên 1 khu vực nhỏ hẹp để làm cứ
điểm thôi.
­ Anh Kinh là tổng đốc Vân ­ Qúy theo lẽ thường của nhà binh thì lượng quân ở Sơn Tây sẽ là toàn bộ số quân Vân Qúy mà bác lại cho anh Kinh
chỉ có 2.000 quân. Từ đó nẩy sinh các vấn đề sau :
+ Quân Vân ­ Quý tham gia chiến dịch chỉ có 2.000 quân. Đây là điều hoang tưởng vì quân Vân ­ Qúy là 1 in 3 cánh quân vào Đại Việt nên ko
thể ít thế được. Trong lịch sử chống giặc phương Bắc tôi chưa bao giờ thấy một cánh quân vào Việt Nam mà chỉ có 2.000 người cả. Hơn nữa, Vân
­ Qúy cũng ngang ngửa Lưỡng Quảng chứ ko thua gì.
+ 2.000 quân ko xứng đáng với vai trò tổng đốc của anh Kinh.
­ Anh Sầm Nghi Đống thái thú Điền Châu => toàn bộ quân Điền Châu sẽ ở đồn Khương Thượng. Cũng với lập luận như với quân Sơn Tây của
anh Kinh tôi thấy bác chỉ cho anh Đống có 5.000 quân là rất ko hợp lý.
Từ đó có thể nhận thấy rằng : Số quân 30.000 của bác chauphihwangza là ko hợp lý một tý nào.

https://vozforums.com/showpost.php?p=77317532&postcount=1314 5/5

You might also like