You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

BÀI GIẢNG

ĐỘ ĐO - TÍCH PHÂN

ĐẮK LẮK, 2021


MỤC LỤC

Chương 1. Độ đo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1.1. Đại số tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1


1.1.1. Một số khái niệm về tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.2. Đại số và σ-đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.3. Đại số các gian trong không gian Rk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.2. Độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.1. Hàm tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.2. Độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.3. Định lý thác triển độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

1.3. Độ đo Lebesgue trên R, Rk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23


1.3.1. Độ đo Lebesgue trên R . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
1.3.2. Độ đo Lebesgue trên Rk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

Chương 2. Hàm đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

2.1. Hàm đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29


2.1.1. Khái niệm và tính chất của hàm đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.1.2. Các phép toán về hàm đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

2.2. Cấu trúc của hàm đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33


2.2.1. Hàm đơn giản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.2.2. Cấu trúc hàm số đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

2.3. Hội tụ hầu khắp nơi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36


2.3.1. Hội tụ hầu khắp nơi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.3.2. Hàm số tương đương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

2.4. Hội tụ theo độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38


2.4.1. Hội tụ theo độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.4.2. Mối liên hệ giữa hội tụ hầu khắp nơi và hội tụ theo độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

Chương 3. Tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

3.1. Tích phân Lebesgue . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42


3.1.1. Tích phân hàm đơn giản đo được không âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
3.1.2. Tích phân hàm đo được không âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
3.1.3. Tích phân hàm đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55

ii
3.2. Qua giới hạn dưới dấu tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3.2.1. Một số định lí qua giới hạn dưới dấu tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3.2.2. Mối liên hệ giữa tích phân Rieman và tích phân Lebesgue . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

iii
Chương 1

Độ đo

1.1. Đại số tập hợp

1.1.1. Một số khái niệm về tập hợp

Tập hợp là một khái niệm nguyên thủy của toán học không được định nghĩa. Nó được dùng để mô
tả một nhóm các đối tượng nào đó. Chẳng hạn, tập hợp các thành phố ở Việt Nam, tập hợp các số
tự nhiên,. . .
Cho X là một tập hợp bất kỳ, khi đó hoặc là X có chứa ít nhất một đối tượng x bên trong nó
(ta gọi mỗi đối tượng đó là một phần tử, kí hiệu phần tử x nằm trong tập X là x ∈ X) hoặc là X
không chứa phần tử nào (khi đó ta gọi X là tập hợp rỗng, kí hiệu ∅).
Tập hợp A được gọi là tập con của tập hợp B và được kí hiệu là A ⊂ B, nếu với mọi x ∈ A thì
x ∈ B. Tập hợp A và B được gọi là bằng nhau và được kí hiệu là A = B, nếu A ⊂ B và B ⊂ A.
Một tập hợp mà các phần tử của nó là các tập hợp được gọi là họ các tập hợp. Cho X là một
tập khác rỗng, họ các tập con của X được kí hiệu là P(X) hoặc 2X .
Một dãy các tập hợp là một họ các tập hợp bao gồm một số đếm được các tập hợp. Một dãy tập
hợp mà các phần tử là A1 , A2 , A3 , . . . được kí hiệu là {An }n∈N .
Cho X là tập hợp khác rỗng và A, B, An (n ∈ N) là các tập con của X. Khi đó ta định nghĩa
các phép toán trên tập hợp như sau:

• Phép hợp
A ∪ B = {x ∈ X|x ∈ A hoặc x ∈ B}.

∪ An = {x ∈ X|∃n0 ∈ N : x ∈ An0 }.
n=1

1
• Phép giao
A ∩ B = {x ∈ X|x ∈ A và x ∈ B}.

∩ An = {x ∈ X| n ∈ N : x ∈ An }.
n=1

• Hiệu của hai tập hợp


A \ B = {x ∈ X|x ∈ A và x ∈
/ B}.

• Hiệu đối xứng của hai tập hợp

A 4 B = A \ B ∪ B \ A.

• Phép lấy phần bù (trên X)

B = X\B = {x ∈ X : x ∈
/ B}

P
• Phân hoạch: Họ P gồm các tập rời nhau được gọi là một phân hoạch của X nếu X = P.
P ∈P

Một số tính chất của các phép toán giữa các tập hợp được định nghĩa như sau.

• Tính chất giao hoán

A ∪ B = B ∪ A, A ∩ B = B ∩ A, A 4 B = B 4 A.

• Tính chất kết hợp

A ∩ (B ∩ C) = (A ∩ B) ∩ C, A ∪ (B ∪ C) = (A ∪ B) ∪ C.

• Tính chất phân phối

A ∪ (B ∩ C) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C), A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C),

A ∩ (B 4 C) = (A ∩ B) 4 (A ∩ C).

• Công thức De Morgan


∞ ∞ ∞ ∞
∪ An = ∩ An , ∩ An = ∪ An .
n=1 n=1 n=1 n=1

Sau đây, ta trình bày một số định nghĩa liên quan đến dãy các tập hợp.

• Dãy tăng, dãy giảm: Cho dãy các tập {An } trên X, ta nói dãy {An } là dãy tăng nếu A1 ⊂
A2 ⊂ ... ⊂ An ⊂ ..., kí hiệu An ↑n . Ngược lại, dãy {An } là dãy giảm nếu A1 ⊃ A2 ⊃ ... ⊃
An ⊃ ..., kí hiệu An ↓n .

2
• Giới hạn trên, giới hạn dưới: Cho dãy các tập {An } trên X, giới hạn trên của dãy {An }, được
kí hiệu bởi limn An , là tập hợp được xác định bởi công thức

∞ ∞
limAn = ∩ ∪ Ak .
n n=1k=n

Tương tự, giới hạn dưới của dãy {An }, được kí hiệu bởi limn An , là tập hợp được xác định
bởi công thức
∞ ∞
limAn = ∪ ∩ Ak .
n n=1k=n

Trong trường hợp limn An = limn An = A thì ta gọi A là giới hạn của dãy {An }, kí hiệu
limn→∞ An = A.
Trong trường hợp A1 ⊂ A2 ⊂ ... ⊂ An ⊂ ..., ta có


lim An = ∪ An .
n→∞ n=1

Tương tự, nếu A1 ⊃ A2 ⊃ ... ⊃ An ⊃ ..., ta có


lim An = ∩ An .
n→∞ n=1

1.1.2. Đại số và σ-đại số

Đại số và σ-đại số

Định nghĩa 1.1. Cho X là một tập hợp khác rỗng và A là một họ khác rỗng các tập con của X.
Khi đó, A được gọi là kín đối với phép toán (∗) nếu kết quả thực hiện phép toán (∗) trên những
phần tử thuộc A cũng thuộc A.

Định nghĩa 1.2. Cho X là một tập hợp khác rỗng.

1. Một đại số trên X là một họ các tập con của X chứa ∅, X và kín đối với mọi phép toán hữu
hạn về tập hợp (phép hợp hữu hạn các tập hợp, phép giao hữu hạn các tập hợp, phép hiệu hai
tập hợp và phép hiệu đối xứng hai tập hợp).

2. Một σ−đại số là một họ các tập con của X chứa ∅, X và kín đối với mọi phép toán hữu hạn
hay đếm được về tập hợp (phép hợp hữu hạn hoặc đếp được các tập hợp, phép giao hữu hạn
hoặc đếp được các tập hợp, phép hiệu hai tập hợp và phép hiệu đối xứng hai tập hợp).

Định lí 1.1. 1. Một họ các tập con của X là một đại số trên X khi và chỉ khi nó khác rỗng, kín
với phép hợp hai tập và phép lấy phần bù.

3
2. Một họ các tập con của X là một σ−đại số trên X khi và chỉ khi nó khác rỗng, kín với phép
hợp đếm được các tập hợp và phép lấy phần bù.

Chứng minh. 1. Điều kiện cần có được từ định nghĩa, ta chứng minh điều kiện đủ. Giả sử, một họ
C 6= ∅ các tập con của X kín với hai phép toán:
(i) Hợp hai tập.
(ii) Phép lấy phần bù.
Ta chứng minh C là một đại số. Tức là, ta cần chứng minh thêm C chứa X, ∅ và kín với các phép
toán:
(iii) Hợp hữu hạn các tập.
(iv) Giao hữu hạn các tập.
(v) Hiệu hai tập.
(vi) Hiệu đối xứng hai tập.
Thật vậy, vì C khác rỗng nên ta có thể gọi A là một phần tử của C. Từ giả thiết ta có A ∈ C, suy
ra X = A ∪ A ∈ C và ∅ = X ∈ C.
Từ (i), ta có A ∪ B ∈ C với mọi A, B ∈ C. Giả sử A1 ∪ . . . ∪ Ak ∈ C với mọi A1 , . . . , Ak ∈ C.
Khi đó nếu có Ak+1 ∈ C thì A1 ∪ . . . ∪ Ak ∪ Ak+1 ∈ C. Do đó, theo nguyên lí quy nạp, (iii) được
chứng minh.
Để chứng minh (iv), ta giả sử A1 , . . . , Ak ∈ C, khi đó A1 , . . . , Ak ∈ C (theo (ii)). Suy ra
A1 ∪ . . . ∪ Ak ∈ C. Áp dụng công thức De Morgan, ta được A1 ∩ . . . ∩ Ak ∈ C.
Giả sử A, B ∈ C, vì B ∈ C (theo (ii)) nên A ∩ B ∈ C, do đó A\B ∈ C hay (v) được chứng
minh.
Với A, B ∈ C, ta có A\B ∈ C và B\A ∈ C nên A 4 B ∈ C. Do đó (vi) đúng.
Để chứng minh điều kiện đủ của (b), ta lấy A, B là hai tập bất kì trong C, khi đó A, B ∈ C suy
ra A ∩ B ∈ C. Áp dụng công thức De Morgan ta có A ∪ B ∈ C. Vậy theo câu a, C là một đại số.

Nhận xét 1.1. 1. Dựa vào công thức De Morgan, điều kiện "kín với phép hợp hai tập" và "kín
với phép hợp đếm được các tập" trong định lí trên có thể thay tương ứng bằng điều kiện "kín
với phép giao hai tập" và "kín với phép giao đếm được các tập".

2. Từ định nghĩa ta thấy rằng một σ−đại số là một đại số. Ngược lại, một đại số kín với phép
hợp đếm được hoặc phép giao đếm được các tập hợp là một σ−đại số.

Ví dụ 1.1. 1. Cho X = {1, 2, 3, 4}. Khi đó {∅, {1}, {2, 3, 4}, X} là đại số trên X.

2. Tập hợp P(X) (gồm tất cả các tập con của X) là một σ−đại số trên X.

4
3. Nếu A ⊂ X thì {X, A, A, ∅} là một σ−đại số trên X.

Ví dụ 1.2. Cho (X, T ) là một không gian tô pô. Khi đó, nhìn chung T không phải là một đại số trên
X. Thật vậy, xét X = R, với T là tô pô thông thường trên X. Khi đó A = (0; 3), B = (0; 1) ∈ T .
Nhưng A \ B = [1; 3) ∈
/ T.

Mệnh đề 1.1. 1. Giao của hữu hạn hoặc đếm được các đại số là một đại số.

2. Giao của hữu hạn hoặc đếm được các σ− đại số là một σ− đại số.

Đại số sinh bởi một tập hợp

Định nghĩa 1.3. 1. Cho M =


6 ∅ là một họ các tập con của X. Đại số bao hàm M và chứa trong
tất cả các đại số bao hàm M được gọi là đại số sinh bởi M.

2. Cho M 6= ∅ là một họ các tập con của X. Một σ−đại số bao hàm M và chứa trong tất cả
các σ−đại số bao hàm M được gọi là σ−đại số sinh bởi M.

Định lí 1.2. Cho M =


6 ∅ là một họ các tập con của X, khi đó

1. Đại số sinh bởi M là duy nhất và bằng giao của tất cả các đại số bao hàm M.

2. σ−đại số sinh bởi M là duy nhất và bằng giao của tất cả các σ−đại số bao hàm M.
T
Chứng minh. 1. Vì M ∈ F(M) nên {A : M ⊂ A} ⊂ F(M). Ngược lại, giao của các đại số
T
chứa M lại là một đại số chứa M nên F(M) ⊂ {A : M ⊂ A}.
2. Chứng minh tương tự.

Giả sử (X, T ) là một không gian topo. Khi đó, nhìn chung T không là một đại số trên X.
Chẳng hạn, xét X = R với topo thông thường. Ta có A = (0, 2) ∈ T , B(0, 1) ∈ T nhưng
A \ B = [ 1, 2) ∈
/ T.
Giả sử (X, Td ) là một không gian metric. Ta gọi σ−đại số sinh bởi Td là σ−đại số Borel của
X và được kí hiệu là là BX (Td ) hoặc BX (nếu không sợ nhầm lẫn với topo khác trên X). Các phần
tử của BX được gọi là các tập Borel của X.

1.1.3. Đại số các gian trong không gian Rk

Trong không gian Rk , ta định nghĩa một gian là một tập hợp có dạng

∆ = I1 × I2 × . . . × Ik ,

5
trong đó Ii ⊂ R, i = 1, . . . , k và Ii có một trong các dạng

[a, b], [a, b) , (a, b] , (a, b), [a, +∞) , (a, +∞), (−∞, a), (−∞, a] .

Ta quy ước, nếu a = b thì [a, b) = ( a, b] = (a, b) = ∅. Do đó ∅ cũng là một gian trong Rk .

Ví dụ 1.3. Từ định nghĩa, ta thấy rằng trong không gian R, một gian là một đoạn có dạng

[a, b], [a, b) , (a, b] , (a, b), [a, +∞) , (a, +∞), (−∞, a), (−∞, a] .

Trong không gian R2 , mỗi gian là một hình chữ nhật và trong R3 , mỗi gian là một hình hộp chữ
nhật.

Mệnh đề 1.2. Hợp của các gian là một gian.

Chứng minh. Dễ thấy mệnh đề đúng cho R, ta chứng minh cho trường hợp R2 . Thật vậy, nếu
0 0 0
4 = I1 × I2 , 4 = I1 × I2 thì

0 0 0
4 ∩ 4 = (I1 × I2 ) ∩ (I1 × I2 )
0 0
= (I1 ∩ I2 ) × (I1 ∩ I2 ).

0
Mà giao hai gian trong R là một gian trong R nên 4 ∩ 4 là một gian trong R2 . Trường hợp Rk
chứng minh tương tự.

Mệnh đề 1.3. Tập hợp tất cả các gian trong Rk là đại số các tập con của Rk .

BÀI TẬP

Bài 1.1. Cho A là họ không rỗng các tập con của X thỏa mãn:
+ ∀A ∈ A thì A ∈ A.

+ {Ai , i ∈ N ⊂ A} thì ∩ Ai ∈ A.
i=1
Chứng minh rằng A là σ-đại số các tập con của X.

Bài 1.2. Giả sử f : X −→ Y là một ánh xạ và A là một đại số (tương ứng σ- đại số ) trên Y .
Chứng minh rằng f −1 (A) = {f −1 (B) : B ∈ A} là một đại số (tương ứng σ- đại số ) trên X.

Bài 1.3. Giả sử f : X −→ Y là một ánh xạ, A là một σ- đại số trên X và B = F(C) là σ- đại số
sinh bởi họ C trên Y . Chứng minh rằng nếu f −1 (C) ⊂ A thì f −1 (B) ⊂ A.

Bài 1.4. Cho A là một đại số (tương ứng σ- đại số ) trên X và A ⊂ X. Chứng minh rằng AA =
{B ∩ A : B ∈ A} là một đại số (tương ứng σ- đại số ) trên A.

6
Bài 1.5. Chứng minh rằng σ- đại số Borel B(R) trên R được sinh bởi mỗi họ trong các họ sau.
1. C1 = {(a, b) : a < b, a, b ∈ R}.
2. C2 = {[a, b] : a < b, a, b ∈ R}.
3. C3 = {(a, b] : a < b, a, b ∈ R}.
4. C4 = {[a, b) : a < b, a, b ∈ R}.
5. C5 = {(a, +∞) : a ∈ R}.
6. C6 = {(−∞, a) : a ∈ R}.
7. C7 = {[a, +∞) : a ∈ R}.
8. C8 = {(−∞, a] : a ∈ R}.

1.2. Độ đo
Trước hết ta qui ước một số phép toán và kí hiệu trên tập hợp số thực mở rộng R = R∪{−∞; +∞}
như sau.

• +∞ viết gọn là ∞.

• Với x ∈ R thì −∞ < x < +∞ .

• Với x ∈ R thì x ± ∞ = ±∞.

• 0 × (±∞) = (±∞) × 0 = 0.

• Với x ∈ R thì x × (±∞) = (±∞) × x = ±∞ nếu x > 0, = ∓∞ nếu x < 0.

• −(−∞) = ∞ + ∞ = +∞. + ∞ = −∞. − ∞ = +∞, −∞. + ∞ = +∞. − ∞ = −∞.


• ∞ − ∞ và ∞
không được định nghĩa trong R.

Nếu không nói gì thêm thì X là tập khác rỗng và A là một họ khác rỗng các tập con của X.

1.2.1. Hàm tập

Định nghĩa 1.4. Ánh xạ ϕ : A −→ R được gọi là một hàm tập nếu ϕ chỉ nhận một trong hai giá
trị −∞ hoặc +∞ và không đồng nhất bằng −∞ hoặc +∞ trên A. Ta cũng có thể viết ϕA thay
cho ϕ(A).

Định nghĩa 1.5. Hàm tập ϕ được gọi là không âm trên A và kí hiệu ϕ ≥ 0 nếu ϕ(A) ≥ 0 với mọi
A ∈ A.

7
Định nghĩa 1.6. 1. Hàm tập f : A −→ R được gọi là cộng tính nếu với mọi A1 , A2 ∈ A, A1 ∩
A2 = ∅ và A1 ∪ A2 ∈ A thì f (A1 ∪ A2 ) = f (A1 ) + f (A2 ).

2. Nếu f : A −→ R được gọi là cộng tính hữu hạn nếu với mọi A1 , A2 , . . . , An ∈ A mà
n
Ai ∩ Aj = ∅, i 6= j và ∪ Ai ∈ A thì
i=1

n
[ n
X
f( Ai ) = f (Ai ).
i=1 i=1

3. Hàm tập f : A −→ R được gọi là σ−cộng tính (hay cộng tính đếm được) nếu với mọi

A1 , A2 , . . . , An ∈ A thỏa mãn Ai ∩ Aj = ∅, i 6= j và ∪ Ai ∈ A thì
i=1


∞ X
f ( ∪ Ai ) = f (Ai ).
i=1
i=1

Mệnh đề 1.4. 1. Nếu f là hàm tập cộng tính hoặc σ−cộng tính thì f (∅) = 0.

2. Nếu f là hàm tập cộng tính thì nó cũng cộng tính hữu hạn và ngược lại.

3. Nếu f là hàm tập σ−cộng tính thì f cũng là hàm tập cộng tính.

1.2.2. Độ đo

Định nghĩa 1.7. Giả sử A là một đại số trên X. Hàm tập µ : A −→ R được gọi là một độ đo trên
A nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau

1. µ không âm.

2. µ(∅) = 0.

3. µ là σ−cộng tính.

Khi đó (X, A, µ) được gọi là một không gian độ đo.


Nếu A ∈ A thì ta nói A đo được.
Độ đo µ được gọi là hữu hạn nếu A ∈ A thì µ(A) < ∞.

Độ đo µ được gọi là cộng tính hữu hạn nếu A ∈ A, tồn tại dãy {An } ⊂ A sao cho A = ∪ An
n=1
và µ(An ) < +∞, n ∈ N.
Độ đo µ được gọi là độ đo xác suất nếu µ(X) = 1

8
Ví dụ 1.4. Giả sử A là một đại số trên X. Ta định nghĩa

µ :A −→ R

A 7−→ µ(A) = 0.

Khi đó µ là một độ đo trên A.

Ví dụ 1.5. Cho X là tập bất kỳ, X 6= ∅, A = {∅, X} và µ : A −→ R sao cho µ(∅) = 0, µ(X) = 1.
Khi đó µ là một độ đo trên A.

Ví dụ 1.6. (Độ đo đếm).

µ : P(X) −→ R

A 7−→ µ(A),

với µ(A) bằng số phần tử của A nếu A hữu hạn, µ(A) = +∞ nếu A vô hạn.Khi đó µ là một độ đo
trên P(X) và gọi là độ đo đếm.

Ví dụ 1.7. (Độ đo Dirac). Giả sử a ∈ X.

σa : P(X) −→ R

A 7−→ σa (A),

với σa (A) = 1 nếu a ∈ A, σa (A) = 0 nếu a ∈


/ A. Khi đó σa là một độ đo trên P(X) và gọi là độ
đo Dirac.

Mệnh đề 1.5. Giả sử µ là độ đo trên đại số A. Khi đó

1. µ là cộng tính.

2. Nếu A, B ∈ A, A ⊂ B, thì µ(A) ≤ µ(B).

3. Nếu A, B ∈ A, A ⊂ B, µ(A) < +∞ thì µ(B \ A) = µ(B) − µ(A).

Chứng minh. 1. Áp dụng mệnh đề 1.4.

2. Nếu A, B ∈ A, A ⊂ B thì B = (A ∪ B) \ A, A ∩ (B \ A) = ∅ và B \ A ∈ A. Do đó

µ(B) = µ(A ∪ B \ A) = µ(A) + µ(B \ A).

Mà µ(B \ A) ≥ 0 nên µ(B) ≥ µ(A).

9
3. Theo chứng minh phần 2 ở trên ta có µ(B) = µ(A) + µ(B \ A).
Kết hợp với µ(A) < +∞ ta có điều phải chứng minh.

Mệnh đề 1.6. Giả sử µ : A −→ [0; +∞] là một hàm tập trên đại số A. Khi đó µ là một đo đo trên
A khi và chỉ khi
1. µ(∅) = 0.

2. Nếu A, Ai ∈ A, ∀i ∈ N, ∪ Ai ⊂ A và các Ai đôi một rời nhau thì ta có
i=1


X
µ(Ai ) ≤ µ(A).
i=1


3. (Tính σ− nửa cộng tính). Nếu A, Ai ∈ A, ∀i ∈ N và A ⊂ ∪ Ai thì ta có
i=1


X
µ(A) ≤ µ(Ai ).
i=1

Chứng minh
+Điều kiện cần. Giả sử µ là một độ đo.
1. µ(∅) = 0 hiển nhiên.
p
2. Lấy p ∈ N bất kì. Vì Ai ∈ A, A là một đại số nên ∪ Ai ∈ A.
i=1
p p
Đặt Bi = Ai , i = 1, p, Bp+1 = A \ ∪ Bi = A \ ∪ Ai .
i=1 i=1
p+1
Khi đó Bi ∈ A, i = 1, p + 1, các Bi đôi một rời nhau và A = ∪ Bi .
i=1
p+1
Do đó µ(A) = µ( ∪ Bi )
i=1
p+1
P
= µ(Bi ) (tính chất độ đo)
i=1
Pp
≥ µ(Bi )
i=1
Pp
= µ(Ai ).
i=1

P
Cho p → ∞ ta có µ(A) ≥ µ(Ai ).
i=1
n−1
3. Đặt B1 = A1 , B2 = A2 \ A1 , B3 = A3 \ (A1 ∪ A2 ), ..., Bn = An \ ∪ Ai , ....
i=1
∞ ∞
Vì A là một đại số nên Bi ∈ A, Bi ∩ A ∈ A, ∀i ∈ N và ∪ An = ∪ Bn , An ⊃ Bn .
n=1 n=1
∞ ∞ ∞
Khi đó A = A ∩ ( ∪ Ai ) = A ∩ ( ∪ Bi ) = ∪ (A ∩ Bi ).
i=1 i=1 i=1

Do đó µ(A) = µ( ∪ (A ∩ Bi ))
i=1

P
= µ(A ∩ Bi ) (Do µlà độ đo)
i=1
P∞
≤ µ(Bi )(Do tính đơn điệu của độ đo)
i=1

10

P
≤ µ(Ai )(Do tính đơn điệu của độ đo).
i=1
+ Điều kiện đủ. Giả sử µ thỏa mãn 1, 2, 3 ta chứng minh µ là độ đo.
Thật vậy: µ(∅) = 0 , µ(A) ∈ [0, +∞], nên µ không âm.
Ta chứng minh µ thỏa mãn tính chất σ−cộng tính.
Giả sử {Ai } ⊂ A, các Ai đôi một rời nhau.
∞ ∞ P∞ ∞
Khi đó ∪ Ai ⊂ ∪ Ai nên theo 2 ta có: µ(Ai ) ≤ µ( ∪ Ai ) .
i=1 i=1 i=1 n=i1
∞ ∞
P
Mặt khác theo 3 ta có µ( ∪ Ai ) ≤ µ(Ai ) .
i=1 i=1
∞ ∞
P
Do đó µ( ∪ Ai ) = µ(Ai ).
i=1 i=1

Mệnh đề 1.7. (Bất đẳng thức Boole) µ là một độ đo trên đại số A, ∀{An } ⊂ A ta có: µ( ∪ An ) ≤
n=1

P
µ(An ).
n=1

Chứng minh Đặt:


B1 = A1
B2 = A2 \ A1
B3 = A3 \ (A1 ∪ A2 )
...
n−1
Bn = An \ ( ∪ Ai ).
i=1
...
∞ ∞
Khi đó các Bi đôi một rời nhau, An ⊃ Bn và ∪ An = ∪ Bn .
n=1 n=1
∞ ∞
Ta có µ( ∪ An ) = µ( ∪ Bn )
n=1 n=1

P
= µ(Bn ) (Do tính )
n=1
P∞
≤ µ(An ).
n=1

Mệnh đề 1.8. (Sự liên tục của độ đo) Giả sử A là một đại số và µ là một độ đo trên đại số A. Khi
đó
1. Nếu {An } ⊂ A, A ∈ A và An ↑ A thì µ(An ) ↑ µ(A) (liên tục dưới).
2. Nếu {An } ⊂ A, A ∈ A, An ↓ Avà µ(An0 ) < ∞ với n0 ∈ N nào đó thì lim µ(An ) = µ(A)
n→∞
(liên tục trên).

Chứng minh

1. Do {An } ⊂ A, An ↑ A nên A = ∪ An .
n=1
Đặt:
B1 = A1

11
B2 = A2 \ A1
...
Bn = An \ An−1 .
...
∞ ∞ n
Khi đó Bi ∩ Bj = ∅, i 6= j, ∪ An = ∪ Bn và An = ∪ Bk .
n=1 n=1 k=1
∞ ∞
Do đó µ(A) = µ( ∪ An ) = µ( ∪ Bn )
n=1 n=1

P
= µ(Bn ) (tính của độ đo)
n=1
n
P
= lim µ(Bk )
n→∞ k=1
n
= lim µ( ∪ Bk )
n→∞ k=1
= lim µ(An ).
n→∞

2. Do {An } ⊂ A, An ↓ A, nên A = ∩ An = ∅.
n=1
Đặt Bn = An \ An+1 .

Khi đó Bi ∩ Bj = ∅, i 6= j, An = ∪ Bk .
k=n
Mặt khác µ(An0 ) < ∞ với n0 ∈ N nào đó, không mất tổng quát lấy n0 = 1, ta có µ(A1 ) < ∞, hay

µ( ∪ Bk ) < ∞.
k=1

P ∞
P
Do tính của độ đo ta có µ(Bn ) < ∞ hay chuỗi µ(Bn ) hội tụ.
n=1 n=1

P
Nên phần dư của chuỗi µ(Bk ) → 0.
k=n

Mặt khác µ(An ) = µ( ∪ Bk )
k=n

P
= µ(Bk ) (tính σ−cộng tính).
k=n
Do đó µ(An ) → 0.

Mệnh đề 1.9. (Bất đẳng thức Fatou dưới dạng độ đo) Cho (X, A, µ) là một không gian độ đo,
{An } ⊂ A. Khi đó:
1. µ(limn An ) ≤ limn µ(An ).

2. Nếu µ( ∪ An ) < ∞ thì limn µ(An ) ≤ µ(limn An ).
n=1

Chứng minh
∞ ∞
1. Ta có limn An = ∪ ∩ Ak .
n=1 k=n

Đặt Bn = ∩ Ak , thì {Bn } là dãy tăng và
k=n

∞ ∞ ∞
Bn ↑ ∪ Bn = ∪ ∩ Ak = limAn .
n=1 n=1 k=n n

Theo tính liên tục dưới của độ đo µ(Bn ) ↑ µ(limn An ).

12
Tức là
lim µ(Bn ) = µ(limAn )
n→∞ n

Mặt khác Bn = ∩ Ak ⊂ An , ∀n.
k=n
Theo tính chất đơn điệu của độ đo

limµ(Bn ) ≤ limµ(An ).
n n

Từ 1.2.2 và 1.2.2 ta có µ(limn An ) ≤ limn µ(An ).


∞ ∞
2. Ta có limn An = ∩ ∪ Ak .
n=1 k=n

Đặt Bn = ∪ Ak , khi đó {Bn } là dãy giảm và
k=n

∞ ∞ ∞
Bn ↓ ∩ Bn = ∩ ∪ Ak = limAn .
n=1 n=1 k=n n

Hơn nữa

µ( ∪ An ) = µ(B1 ) < ∞.
n=1

Kết hợp 1.2.2, 1.2.2 và tính liên tục trên của độ đo ta có µ(Bn ) ↓ µ(limn An ), tức là

lim µ(Bn ) = µ(limAn ).


n→∞ n


Mặt khác Bn = ∪ Ak ⊃ An , ∀n.
k=n
Theo tính chất đơn điệu của độ đo thì

limµ(Bn ) ≥ limµ(An ).
n n

Kết hợp 1.2.2 và 1.2.2 ta có limn µ(An ) ≤ µ(limn An ).

Hệ quả 1.1. Cho (X, A, µ) là một không gian độ đo, µ là độ đo hữu hạn. Nếu An −→ A thì
µ(An ) −→ µ(A).

Chứng minh
Ta có lim An = A, tức là limn An = limn An = lim An = A.
n→∞ n→∞
Do đó µ(A) = µ(limn An )
≤ limn µ(An ) (theo mệnh đề 1.9 )
≤ limn µ(An ) (tính chất giới hạn)
≤ µ(limn An ) (theo mệnh đề 1.9 )
= µ(A).
Vậy lim µ(An ) = µ(A).
n→∞

13

P
Mệnh đề 1.10. (Borel - Cantelli) Cho không gian độ đo (X, A, µ), {An } ⊂ A. Nếu µ(An ) <
n=1
+∞ thì µ(limn An ) = 0.

Chứng minh
∞ ∞
Ta có limn An = ∩ ∪ Ak .
n=1 k=n

Đặt Bn = ∪ Ak , khi đó {Bn } là dãy giảm và
k=n

∞ ∞ ∞
Bn ↓ ∩ Bn = ∩ ∪ Ak = limAn .
n=1 n=1 k=n n

Mặt khác

∞ X
µ(B1 ) = µ( ∪ Ak ) ≤ µ(Ak ) < +∞.
k=n
k=1

Kết hợp 1.2.2, 1.2.2 và tính liên tục trên của độ đo ta có

lim µ(Bn ) = µ(limAn ).


n→∞ n

Hơn nữa

∞ X
0 ≤ µ(Bn ) = µ( ∪ Ak ) ≤ µ(Ak ) −→ 0
k=n
k=n

P
(vì là phần dư của chuỗi hội tụ µ(Ak ) < +∞).
k=1
Do đó
lim µ(Bn ) = 0.
n→∞

Từ 1.2.2 và 1.2.2 ta có µ(limn An ) = 0.

BÀI TẬP

Bài 1.6. Giả sử µ là một hàm tập cộng tính trên một họ tập C và A, B ∈ C sao cho A ⊂ B, B \ A ∈
C. Chứng minh rằng nếu µ(B) hữu hạn thì µ(A) hữu hạn và ta có µ(B \ A) = µ(B) − µ(A). Hơn
nữa, nếu µ ≥ 0 thì µ(A) ≤ µ(B).

Bài 1.7. Giả sử µ : A −→ R là một hàm tập không âm, cộng tính trên đại số A và A, B ∈ A.
Chứng minh rằng µ(A) + µ(B) = µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B).

Bài 1.8. Cho µ là độ đo trên đại số A. Chứng minh rằng


∞ ∞
1. Nếu µ(Ai ) = 0, ∀i ∈ N và ∪ Ai ∈ A thì µ( ∪ Ai ) = 0.
i=1 i=1
2. A, B ∈ A, A ∪ B ∈ A, A \ B ∈ A và µ(B) = 0 thì µ(A ∪ B) = µ(A \ B) = µ(A).

14
Bài 1.9. Cho µ là một hàm tập không âm, cộng tính trên đại số A, µ(∅) = 0 và thỏa mãn một trong
các điều kiện sau
1. An ∈ A, An ⊂ An+1 , ∀n ∈ N và ∪ An ∈ A thì µ( ∪ An ) = lim µ(An ).
n∈N n∈N n→∞
2. An ∈ A, An ⊃ An+1 , ∀n ∈ N và ∩ An = ∅ thì lim µ(An ) = 0.
n∈N n→∞
Chứng minh rằng µ là một độ đo trên đại số A.

1.2.3. Định lý thác triển độ đo

Vì một đại số không đóng kín với một số phép toán, ví dụ như phép lấy hợp đếm được của một số
phần tử. Vì vậy khi làm việc với một độ đo trên một đại số ta sẽ gặp một số khó khăn. Do đó cần
mở rộng độ đo µ lên một σ−đại số A∗ nào đó chứa A. Toàn bộ bài này để thực hiện ý tưởng này.

Độ đo ngoài và độ đo ngoài sinh bởi một độ đo

Định nghĩa 1.8. Hàm tập ν : P(X) → R được gọi là độ đo ngoài trên tập hợp X nếu nó thỏa mãn

1. ν(∅) = 0.

2. ν(A) ≥ 0 với mọi A ∈ P(X) (tính không âm).


S∞ P∞
3. Nếu A ⊂ i=1 Ai thì νA ≤ i=1 νAi (tính σ−nửa cộng tính).

Ví dụ 1.8. Độ đo đếm và độ đo Dirac là các độ đo ngoài.





 0, A=∅





Ví dụ 1.9. Giả sử X = {a, b}. Đặt µ (A) = 1, A = {a}



A = {b}, A = {a, b}.

 2,

µ∗ là độ đo ngoài nhưng không là độ đo trên X.

Ví dụ 1.10. Cho X là tập hợp có vô hạn phần tử, khi đó hàm tập

A=∅

 0,




µ∗ : P(X) −→ R, µ∗ (A) = n + 1 , |A| = n
 n



 +∞, |A| = +∞.

là một độ đo ngoài trên X.

15
Nhận xét 1.2. Độ đo ngoài không là một độ đo. Thật vậy, giả sử X = {a, b} và độ đo ngoài
ν : P(X) → R được xác định bởi

0 nếu A = ∅,

νA =
1 nếu A 6= ∅.

Khi đó ν không là một độ đo vì nếu lấy A = {a}, B = {b} thì ν(A1 ∪ A2 ) = 1 6= νA1 + νA2 = 2.

Mệnh đề 1.11. Giả sử ν là một độ đo ngoài trên X. Khi đó


Sn Pn
1. Nếu A ⊂ i=1 Ai thì νA ≤ i=1 νAi (tính nửa cộng tính).

2. Nếu A ⊂ B thì νA ≤ νB (tính đơn điệu).

Định lí 1.3 (Độ đo ngoài sinh bởi một độ đo). Giả sử A là một đại số trên X và µ là một độ đo
trên A. Với mỗi tập con A ∈ P(X), hàm tập µ∗ : P(X) → R xác định bởi
X∞ ∞
[

µ (A) = inf{ µAi : Ai ∈ A, i ∈ N, A ⊂ Ai } (1.1)
i=1 i=1

là một độ đo ngoài trên X. Độ đo ngoài µ được gọi là độ đo ngoài sinh bởi độ đo µ.

Chứng minh. Vì µ là một độ đo nên µ∗ có tính không âm và µ∗ ∅ = 0. Ta kiểm tra tính σ−nửa
cộng tính của µ∗ . Giả sử A ⊂ ∞
S ∗
P∞
n=1 An , ta chứng minh µ A ≤ i=1 An .
P∞ ∗
Nếu n=1 µ An = +∞ thi kết luận đúng.
Giả sử ∞ ∗ ∗ ∗
P
n=1 µ An < +∞. Khi đó µ An < +∞ với mọi n = 1, 2, . . . . Từ định nghĩa của µ ,

với mọi ε > 0 và với mỗi n ∈ N, tồn tại họ đếm được {Anj }j ⊂ A sao cho An ⊂ ∞
S
j=1 Anj và

thỏa mãn

X ε
µAnj < µ∗ An + .
j=1
2n
S∞ S∞
Vì Anj ∈ A và ∞A ⊂ n=1 An ⊂ Anj nên từ định nghĩa của µ∗ ta suy ra
=j=1

∞ ∞ ∞
! ∞  ∞

X X X X
∗ ε X ∗
µ A6 µAaj = µAnj 6 µ An + n 6 µ An + ε
nj=1 n=1 j=1 n=1
2 n=1

Vì ε > 0 tuỳ ý nên ta có µ∗ A 6 n=1 µ∗ An .
P

Mệnh đề 1.12. Giả sử µ∗ là một độ đo ngoài sinh bởi độ đo µ trên đại số A. Nếu A ∈ A thì
µ∗ A = µA.

Chứng minh. Với A ∈ A ta đặt A1 = A1 Ai = φ, i > 2. Khi đó Ai ∈ A và A ⊂ ∞


S
i=1 Ai . Vi vậy ta

có µ∗ A 6 ∞
P
i=1 µAi = µA.

Ngược lại, với mọi họ đếm được {Ai }i ⊂ A và A ⊂ ∞


S
i=1 Ai áp dụng tính σ−nửa cộng tính
P∞
của µ ta thu được µA 6 i=1 µAi . Suy ra µA 6 µ∗ A. Vậy µA = µ∗ A.

16
Nhận xét 1.3. Trong công thức (1.1) thì các tập Ai , i = 1, 2, . . ., có thể chọn đôi một rời nhau.

Ví dụ 1.11. a. Độ đo ngoài sinh bởi độ đo đếm được (hoặc độ đo Dirac) trùng với chính độ đo đó.

b. Cho tập hợp X = {a, b} và A = {φ, X} là một đại số trên X, µ : A −→ R là một độ đo trên
A sao cho µ(φ) = 0, µ(X) = 1. Ta sẽ xác định độ đo ngoài µ∗ sinh bởi µ như sau:

µ∗ ∅ = 0.
∞ ∞
µ∗ ({a}) = inf{
P
µ(Ei ) : Ei ∈ A, i ∈ N, {a} ⊂ ∪ Ei } = µ(X) = 1.
i=1 i=1
∞ ∞
µ∗ ({b}) = inf{
P
µ(Ei ) : Ei ∈ A, i ∈ N, {b} ⊂ ∪ Ei } = µ(X) = 1.
i=1 i=1

Tâp đo được theo nghĩa Carathéodory

Giả sử X là một tập cho trước, A là đại số trên X. µ : A −→ R là độ đo. µ∗ : P(X) −→ R là độ


đo ngoài cảm sinh bởi độ đo µ nhưng không phải là độ đo trên A. Trong mục này ta co miền xác
định về A∗ để µ∗ : A∗ −→ R là độ đo (trên A∗ , µ∗ thỏa mãn tính σ−cộng tính).

Định nghĩa 1.9. Giả sủ µ∗ là một độ đo ngoài trên X. Tập con E ⊂ X được gọi là đo được theo
nghĩa Caratheodory hay µ∗ −đo được nếu với mọi tập con A ⊂ X, ta có

µ∗ (A) = µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E).

Kí hiệu tập tất cả các tập µ∗ −đo được là A∗ .

Nhận xét 1.4. a. E là một tập µ∗ −đo được thì E cũng là một tập µ∗ −đo được. Thật vậy, do E là
một tập µ∗ −đo được nên với mọi tập con A ⊂ X, ta có

µ∗ (A) = µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E)

= µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E)
= µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ (E)).

b. Vì µ∗ có tính chất σ−nửa cộng tính nên ta luôn luôn có

µ∗ (A) ≤ µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E).

Do đó để chứng minh E là một tập µ∗ −đo được ta chỉ cần chứng minh với mọi tập con
A ⊂ X, ta có
µ∗ (A) ≥ µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E).

17
c. A∗ là tập con thật sự của P(X).

Mệnh đề 1.13. A ⊂ A∗ .

Chứng minh
Ta chứng minh ∀E ∈ A thì E ∈ A∗ .
với mọi A ⊂ X, theo định nghĩa độ đo ngoài ta có


X ∞
µ (A) = inf { µ(Ei ) : Ei ∈ A, i ∈ N, A ⊂ ∪ Ei }.
i=1
i=1

Khi đó ∀ > 0 bé tùy ý thì



X

µ (A) +  > µ(Ei )
i=1

P
= [µ(Ei ∩ E) + µ(Ei ∩ E)] (µ σ−cộng tính).
i=1
Do đó

X ∞
X
µ∗ (A) +  > µ(Ei ∩ E) + µ(Ei ∩ E).
i=1 i=1
∞ ∞ ∞ ∞
Mặt khác A ∩ E ⊂ ∪ Ei ∩ E = ∪ (Ei ∩ E), A ∩ E ⊂ ∪ Ei ∩ E = ∪ (Ei ∩ E).
i=1 i=1 i=1 i=1
Theo định nghĩa độ đo ngoài ta lại có


X ∞
µ (A ∩ E) = inf { µ(Ei ∩ E) : i ∈ N, Ei ∩ E ∈ A, A ∩ E ⊂ ∪ (Ei ∩ E)}.
i=1
i=1


X ∞
µ∗ (A ∩ E) = inf { µ(Ei ∩ E) : i ∈ N, Ei ∩ E ∈ A, A ∩ E ⊂ ∪ (Ei ∩ E)}.
i=1
i=1

Suy ra

X ∞
X
∗ ∗
µ (A ∩ E) ≤ µ(Ei ∩ E), µ (A ∩ E) ≤ µ(Ei ∩ E).
i=1 i=1

Từ 1.2.3 và 1.2.3 ta có
µ∗ (A) +  > µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E).

Do ∀ > 0 bé tùy ý nên


µ∗ (A) ≥ µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ E).

Mệnh đề 1.14. Cho E1 , E2 ∈ A∗ , E1 ∩ E2 = ∅, với mọi A ⊂ X thì

µ∗ (A ∩ (E1 ∪ E2 )) = µ∗ (A ∩ E1 ) + µ∗ (A ∩ E2 ).

Chứng minh
Do E1 ∈ A∗ nên

18
µ∗ (A ∩ (E1 ∪ E2 )) = µ∗ [A ∩ (E1 ∪ E2 ) ∩ E1 ] + µ∗ [A ∩ (E1 ∪ E2 ) ∩ CE1 ]
= µ∗ [(A ∩ E1 ) ∪ (A ∩ E2 ) ∩ E1 ] + µ∗ [(A ∩ E1 ) ∪ (A ∩ E2 ) ∩ CE1 ]
= µ∗ [(A ∩ E1 ) ∪ (A ∩ E1 ∩ E2 )] + µ∗ [(A ∩ E1 ∩ CE1 ) ∪ (A ∩ E2 ∩ CE1 )]
= µ∗ (A ∩ E1 ) + µ∗ (A ∩ E2 ∩ CE1 ).
Vì E1 ∩ E2 = ∅ nên E2 ⊂ CE1 . Do đó µ∗ (A ∩ (E1 ∪ E2 )) = µ∗ (A ∩ E1 ) + µ∗ (A ∩ E2 ).

Nhận xét 1.5. Mệnh đề trên cũng đúng cho n bất kỳ. Tức là với E1 , E2 , ..., En ∈ A∗ , Ei ∩ Ej = ∅,
với mọi A ⊂ X ta có
n n
µ∗ (A ∩ ∪ Ei ) = µ∗ (A ∩ Ei ). (Bài tập).
P
i=1 i=1

Mệnh đề 1.15.
1. A∗ là σ−đại số trên X.
2. Nếu Ei ∈ A∗ , i = 1, 2, ..., các Ei đôi một rời nhau thì

∞ X
µ∗ ( ∪ E i ) = µ∗ (Ei ).
i=1
i=1

Chứng minh
1. Ta có ∅ ∈ A ⊂ A∗ nên ∅ ∈ A∗ .
Theo nhận xét 1.4 nếu E ∈ A∗ thì CE ∈ A∗ .
Để chứng minh A∗ là σ−đại số ta cần chứng minh A∗ thỏa (σ − A3 ).
Trước hết ta chứng minh A∗ là đại số.
Giả sử E, H ∈ A∗ , với mọi A ∈ P(X), ta có

µ∗ (A ∩ C(E ∪ H)) = µ∗ (A ∩ CE ∩ CH),


µ∗ (A ∩ (E ∪ H)) = µ∗ [(A ∩ E) ∪ (A ∩ H)]
= µ∗ [(A ∩ E) ∪ (A ∩ H) ∩ E] + µ∗ [(A ∩ E) ∪ (A ∩ H) ∩ CE] (Do E ∈ A∗ )
= µ∗ [(A ∩ E) ∪ (A ∩ H ∩ E)] + µ∗ [A ∩ H ∩ CE].
Do đó
µ∗ (A ∩ (E ∪ H)) = µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ H ∩ CE).

Lấy 1.2.3 cộng 1.2.3 ta có


µ∗ (A ∩ C(E ∪ H)) + µ∗ (A ∩ (E ∪ H)) = µ∗ (A ∩ CE ∩ CH) + µ∗ (A ∩ H ∩ CE) + µ∗ (A ∩ E)
= µ∗ (A ∩ CE) + µ∗ (A ∩ E) (Do H ∈ A∗ )
= µ∗ (A) (Do E ∈ A∗ ).
Vậy với mọi A ∈ P(X) thì µ∗ (A) = µ∗ (A ∩ C(E ∪ H)) + µ∗ (A ∩ (E ∪ H)).

19
Hay E ∪ H ∈ A∗ , suy ra A∗ là đại số.
+Giả sử {Ei } ⊂ A∗ , các Ei đôi một rời nhau. với mọi A ⊂ X ta có:
n n
µ∗ (A) = µ∗ (A ∩ ∪ Ei ) + µ∗ (A ∩ C( ∪ Ei )), do A∗ là đại số
i=1 i=1
n ∞
∗ ∗
≥ µ (A ∩ ∪ Ei ) + µ (A ∩ C( ∪ Ei ))
i=1 i=1
n ∞ n ∞
(vì ∪ Ei ⊂ ∪ Ei do đó C( ∪ Ei ) ⊃ C( ∪ Ei ), kết hợp với tính đơn điệu của µ∗ ).
i=1 i=1 i=1 i=1
Theo nhận xét 1.5 ta có
n

X ∞
µ (A) ≥ µ∗ (A ∩ Ei ) + µ∗ (A ∩ C( ∪ Ei )).
i=1
i=1

Cho n → ∞, thì


X ∞
µ (A) ≥ µ∗ (A ∩ En ) + µ∗ (A ∩ C( ∪ Ei )).
i=1
n=1



∗ ∞ ∗ ∞
X
µ (A ∩ ∪ Ei ) = µ ( ∪ (A ∩ Ei )) ≤ µ∗ (A ∩ Ei ).
i=1 i=1
i=1

Kết hợp 1.2.3 và 1.2.3 ta có

∞ ∞
µ∗ (A) ≥ µ∗ (A ∩ ∪ Ei ) + µ∗ (A ∩ C( ∪ Ei )).
i=1 i=1


Do đó ∪ Ei ∈ A∗ .
i=1
+Giả sử {Ei } ⊂ A∗ , các Ei bất kì.
Đặt
0
E1 = E1 ,
0
E2 = E2 \ E1 ,
0
E3 = E3 \ (E1 ∪ E2 )
...
0 n−1
En = En \ ∪ Ei .
i=1
0 ∞ 0 ∞ 0
Khi đó ta có các Ei đôi một rời nhau và ∪ Ei = ∪ Ei , Ei ∈ A∗ , ∀i ∈ N (A∗ là đại số).
i=1 i=1
∞ 0
Theo chứng minh trên ∪ Ei ∈ A∗ .
i=1

Suy ra ∪ Ei ∈ A∗ .
i=1

Vậy A là σ−đại số.
2. Giả sử {Ei } ⊂ A∗ , các Ei đôi một rời nhau.

Từ bất đẳng thức 1.2.3. thay A bởi ∪ Ei ta có
i=1
∞ ∞ ∞ ∞ ∞
µ∗ ( ∪ E i ) ≥ µ∗ ( ∪ Ei ∩ Ei ) + µ∗ ( ∪ Ei ∩ C( ∪ Ei ))
P
i=1 n=1 i=1 i=1 i=1

µ∗ (Ei ) + µ∗ (∅)
P
=
n=1

20

≥ µ∗ ( ∪ Ei ) (tính chất σ− bán cộng của µ∗ ).
i=1
∞ ∞

µ∗ (Ei ).
P
Do đó µ ( ∪ Ei ) =
i=1 i=1

Nhận xét 1.6. Trên A∗ ta thấy:


1. µ∗ (A) ≥ 0, ∀A ∈ A∗ .
2. µ∗ (∅) = 0.
3. Nếu Ei ∈ A∗ , i = 1, 2, ..., các Ei đôi một rời nhau thì

∗ ∞
X
µ ( ∪ Ei ) = µ∗ (Ei ).
i=1
i=1

Do đó µ∗ là một độ đo trên A∗ .

Mệnh đề 1.16. (Cơ bản về mở rộng độ đo) Cho độ đo µ : A −→ R. Khi đó tồn tại một σ−đại số
0 0 0
A và độ đo µ : A −→ R sao cho:
0
1. A ⊂ A .
0
2. ∀A ∈ A : µ (A) = µ(A).
0
3. Nếu µ là độ đo hữu hạn (σ−hữu hạn) thì µ cũng là độ đo hữu hạn (σ−hữu hạn).

Chứng minh
Ta đã biết cho µ : A −→ R thì tồn tại độ đo ngoài µ∗ sinh bởi µ, σ−đại số A∗ gồm tất cả các tập
µ∗ −đo được và µ∗ là một độ đo trên A∗ , A ⊂ A∗ .
0 0 0 0
Khi đó, đặt A = A∗ , µ = µ∗ |A∗ : A −→ R thì µ là độ đo.
Kiểm tra các điều kiện của mệnh đề, ta có
0
1. A ⊂ A∗ = A .
0
2. ∀A ∈ A : µ∗ (A) = µ(A). Do đó µ (A) = µ(A).
0
3. Nếu µ là độ đo hữu hạn thì µ(X) < +∞, mà X ∈ A nên µ (X) = µ(X) < +∞.
0
Do đó µ cũng là độ đo hữu hạn.
Phương pháp mở rộng độ đo trong mệnh đề 1.16 được gọi là mở rộng tiêu chuẩn hay thác triển tiêu
0
chuẩn, hay mở rộng Caratheodory; còn độ đo µ được gọi là mở rộng tiêu chuẩn của µ.
Để ý rằng tập con của một tập đo được chưa chắc đã là tập đo được, nghĩa là nếu A ∈ A, B ⊂ A
thì có thể B ∈
/A

Định nghĩa 1.10. (Độ đo đủ) Giả sử µ là độ đo trên đại số A, độ đo µ được gọi là đủ nếu với mọi
A ∈ A, µ(A) = 0 và E ⊂ A ta có E ∈ A và µ(E) = 0.
Nếu µ là độ đo đủ thì không gian (X, A, µ) được gọi là không gian đủ.

Ví dụ 1.12. Độ đo đếm là độ đo đủ.

21
Nếu µ là độ đo không đủ ta có thể thác triển µ thành một độ đo đủ theo mệnh đề dưới đây.

0
Mệnh đề 1.17. Kí hiệu µ = µ∗ |A∗ , khi đó
1. Nếu µ∗ (E) = 0 thì E ∈ A∗ .
0
2. µ là độ đo đủ (trên A∗ ).

Chứng minh
1. với mọi A ⊂ X, ta có µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ CE) ≤ µ∗ (E) + µ∗ (A) = 0 + µ∗ (A).
Vậy µ∗ (A) ≥ µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ CE).
Do đó A ∈ A∗ theo nhận xét 1.4.
0
2. Giả sử ∀A ∈ A∗ , µ (A) = 0 và E ⊂ A.
Khi đó do µ∗ có tính chất đơn điệu nên

0
0 ≤ µ∗ (E) ≤ µ∗ (A) = µ (A) = 0 (Do A ∈ A∗ ).

Vì vậy µ∗ (E) = 0 và theo chứng minh trên thì E ∈ A∗ .


0 0
Suy ra 0 ≤ µ (E) = µ∗ (E) ≤ µ∗ (A) = µ (A) = 0.
0
Vậy µ (E) = 0.

BÀI TẬP

Bài 1.10. Giả sử A là đại số trên X và (X, A, µ) là một không gian độ đo, µ∗ là độ đo ngoài sinh bởi
độ đo µ. Chứng minh rằng tập A ⊂ X là µ∗ −đo được khi và chỉ khi µ(E) ≥ µ∗ (E ∩A)+µ∗ (E ∩A)
với mọi E ∈ A và µ(E) < +∞.

Bài 1.11. Cho µ∗ là một độ đo ngoài trên X, En là các tập µ∗ −đo được, đôi một rời nhau. Chứng
minh rằng với mọi A ⊂ X ta có

∗ ∞ X
µ (A ∩ ∪ En ) = µ∗ (A ∩ En ).
n=1
n=1

Bài 1.12. Giả sử µ∗ là một độ đo ngoài trên X, A ⊂ X, A∗ là σ−đại số các tập µ∗ −đo được. Chứng
minh rằng A ∈ A∗ khi và chỉ khi với mọi  > 0, tồn tại E ∈ A∗ , E ⊂ A sao cho µ∗ (A \ E) < .

Bài 1.13. Giả sử µ∗ là một độ đo ngoài trên X, A là một tập con µ∗ −đo được của X. Chứng minh
rằng với mọi E ⊂ X ta có µ∗ (A ∪ E) + µ∗ (A ∩ E) = µ∗ (A) + µ∗ (E).

22
1.3. Độ đo Lebesgue trên R, Rk

1.3.1. Độ đo Lebesgue trên R

Định nghĩa 1.11. Ta gọi một gian trong R là một trong các tập có dạng
[a, b], (a, b), [a, b), (a, b], (−∞, a), (−∞, a], [a, +∞), (a, +∞), (−∞, +∞), với a, b ∈ R.
Gian trong R được kí hiệu là < a, b >, a, b được gọi là các đầu mút của gian. Kí hiệu
n
A = {A = ∪ < ai , bi >: ai , bi ∈ R, n ∈ N}. Khi đó A là một đại số trên R và nó được gọi là đại
i=1
số sinh bởi các gian trên R .
n n
P
Với mỗi A = ∪ < ai , bi >∈ A ta đặt µ(A) = |bi − ai |. Khi đó hàm tập µ : A −→ R cho bởi
i=1 i=1
công thức trên là một độ đo trên A. Ta gọi µ là độ đo sinh bởi độ dài các đoạn thẳng trong R.

0
Định nghĩa 1.12. Mở rộng tiêu chuẩn µ của độ đo µ trên đại số sinh bởi các gian A lên σ−đại số
A∗ các tập µ∗ - đo được được gọi là độ đo Lebesgue trên R; A∗ được gọi là σ−đại số các tập đo
được Lebesgue trên R; mỗi tập thuộc A∗ được gọi là một tập đo được Lebesgue hay L- đo được.

Nhớ lại rằng



X ∞
µ∗ (E) = inf{ µ(Ei ) : Ei ∈ A, i ∈ N, E ⊂ ∪ Ei }.
i=1
i=1

Tuy được xây dựng theo lược đồ tổng quát trong mục 4 nhưng do tính chất đặc thù của tập số thực
R, độ đo Lebesgue trên R có một số tính chất riêng.

Nhận xét 1.7.


1. Tập E là đo được Lebesgue trên R khi và chỉ khi µ∗ (A) ≥ µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ CE), với mọi
0
A ⊂ R, hơn nữa µ∗ (E) = µ (E).
2. σ−đại số F(A) sinh bởi đại số sinh bởi các gian A chính là σ−đại số Borel B(R) trên R. Do
đó mọi tập Borel trên R đều đo được Lebesgue hay B(R) ⊂ A∗ .

Mệnh đề 1.18. Với mọi A ∈ P(R), ta có


∞ ∞
µ∗ (A) = inf { µ(4i ) : 4i là các khoảng mở với mọi i ∈ N và A ⊂ ∪ 4i }.
P
i=1 i=1

Chứng minh
Kí hiệu α và β lần lượt là các giá trị vế trái và vế phải của đẳng thức trên. Vì mỗi khoảng mở là
một gian nên α ≤ β.
Nếu α = +∞ thì β = +∞ và α = β.

Giả sử α < +∞ và {Pi } ⊂ A sao cho A ⊂ ∪ Pi . Không mất tính tổng quát ta có thể coi
i=1

23

P
µ(Pi ) < ∞. Lấy bất kì  > 0, với mỗi i ∈ N ta chọn khoảng mở 4i sao cho Pi ⊂ 4i và
i=1

µ(4i ) < µ(Pi ) + 2i
.

Khi đó A ⊂ ∪ 4i và
i=1
∞ ∞ ∞
X X X 
µ(4i ) ≤ µ(Pi ) + .
i=1 i=1 i=1
2i
Do đó β ≤ α + , với mọi  tùy ý. Vậy β ≤ α.
Từ các trường hợp trên ta có α = β.

Hệ quả 1.2. Tập N ∈ P(R) có độ đo 0 khi và chỉ khi với mọi  > 0 tồn tại đếm được các khoảng
∞ ∞
P
mở {4i }i phủ N và có tổng độ dài bé hơn , nghĩa là N ⊂ ∪ 4i và µ(4i ) < .
i=1 i=1

Chứng minh
Áp dụng mệnh đề 1.18 với N = A.

Hệ quả 1.3. Mọi tập đếm được trong R đều đo được và có độ đo 0.

Chứng minh
 
Đặt N = {xn : n ∈ N} ⊂ R. Với mỗi n ∈ N đặt 4n = (xn − 2n+2 , xn + 2n+2 ), ta có xn ∈ 4n và

P 0 ∞
P  0
µ (4n ) = 2n+1
= 2 < , với mọi  > 0. Áp dụng hệ quả 1.2 ta có µ (N ) = 0.
n=1 n=1

Nhận xét 1.8. Tập Q, Z, N là đo được và có độ đo bằng 0.

Mệnh đề 1.19. (Đặc trưng của tập đo được Lebesgue trên R) Giả sử A ⊂ R, các khẳng định sau
là tương đương.
1. A đo được Lebesgue trên R.
2. Với mọi  > 0 tồn tại G mở và A ⊂ G sao cho µ∗ (G \ A) < .
3. Với mọi  > 0 tồn tại F đóng và F ⊂ A sao cho µ∗ (A \ F ) < .

1.3.2. Độ đo Lebesgue trên Rk

Kí hiệu M là tập tất cả các gian trong Rk . Đặt tương ứng mỗi gian 4 = I1 × I2 × ... × Ik ∈ M,
(Ii là các gian trong R), với một số thực không âm | 4 | với | 4 | = |I1 |.|I2 |...|Ik | và gọi | 4 | là
số đo của gian 4.
Nếu gian 4 được phân tích thành hợp của hữu hạn hay đếm được của các gian rời nhau từng đôi
một thì số đo của 4 bằng tổng số đo của các gian hợp thành, cụ thể:

P
Nếu 4 ∈ M, {4i }i∈I ⊂ M, 4 = ∪ 4i , 4i ∩ 4j = ∅, (i 6= j) thì | 4 | = | 4i |. (I là tập hợp
i∈I i=1
chỉ số hữu hạn hoặc đếm được).

24
Trên đại số C sinh bởi tất cả các gian trong Rk ta định nghĩa một hàm tập hợp µ như sau:
n
P n
µ(A) = | 4i | nếu A ∈ C, A = ∪ 4i , 4i ∩ 4j = ∅, (i 6= j).
i=1 i=1

Mệnh đề 1.20. Số µ(A) được định nghĩa như trên không phụ thuộc vào cách biểu diễn A thành
hợp của hữu hạn các gian rời nhau từng đôi một.

Chứng minh
m 0 0 0 0
Thật vậy nếu A cũng được biểu diễn dưới dạng A = ∪ 4j , 4j ∩ 4j 0 = ∅, (j 6= j ).
j=1
0 0 0 n
Khi đó ta có 4j = 4j ∩ A = 4j ∩ ∪ 4i
i=1
n 0
= ∪ (4j ∩ 4i )
i=1
n
= ∪ 4ij ,
i=1
0
tức là với mỗi j, 4j được phân tích thành hợp của một số hữu hạn các gian rời nhau (vì nếu
0 0 0 0
(i, j) 6= (i , j )) thì hoặc là i 6= i khi đó 4ij ∩ 4i0 j 0 ⊂ 4i ∩ 4i0 = ∅, hoặc là j 6= j ta cũng có
4ij ∩ 4i0 j 0 = ∅).
n
0 P
Do đó | 4j | = | 4ij |.
i=1
Suy ra
m m X
n
0
X X
| 4j | = | 4ij |.
j=1 j=1 i=1

Một cách tương tự ta cũng có


n
X n X
X m
| 4i | = | 4ij |.
i=1 i=1 j=1
m n
P 0 P
Từ 1.3.2 và 1.3.2 ta có | 4j | = | 4i |.
j=1 i=1

Mệnh đề 1.21. Hàm tập hợp µ xác định bởi công thức
Pn n
µ(A) = | 4i | nếu A ∈ C, A = ∪ 4i , 4i ∩ 4j = ∅, (i 6= j),
i=1 i=1
là một độ đo trên đại số C sinh bởi tất cả các gian trong Rk .

Chứng minh
Ta có µ(∅) = 0, µ(A) ≥ 0, ∀A.
0 ∞
Cho Ei ∈ C, Ei ∩ Ei0 = ∅, i 6= i và E = ∪ Ei .
i=1
m
Vì E ∈ C nên tồn tại các gian 41 , 42 , ..., 4m đôi một rời nhau, sao cho E = ∪ 4s .
s=1
m
P
Theo công thức xác định hàm tập µ ta có µ(E) = | 4s |.
s=1
Mặt khác, Ei ∈ C nên tồn tại các gian 4i1 , 4i2 , ..., 4ipi rời nhau từng đôi một sao cho Ei =
pi
∪ 4ik .
k=1
∞ ∞ pi
Do đó E = ∪ Ei = ∪ ∪ 4ik .
i=1 i=1 k=1

25
∞ pi
Khi đó 4s = 4s ∩ E = 4s ∩ ( ∪ ∪ 4ik )
i=1 k=1
∞ pi
= ∪ ∪ (4s ∩ 4ik ).
i=1 k=1
Nên E = ∪ 4sik (Với 4sik = 4s ∩ 4ik là các gian đôi một rời nhau).
s,i,k
Theo công thức xác định µ ta có
X
µ(E) = | 4sik |.
s,i,k
pi m
Ta lại có Ei = Ei ∩ E = ( ∪ 4ik ) ∩ ( ∪ 4s )
k=1 s=1
pi m
= ∪ ∪ (4ik ∩ 4s )
k=1 s=1
= ∪ 4sik .
P k,s
Suy ra µ(Ei ) = | 4sik |.
k,s
Do đó

X X
µ(Ei ) = | 4sik |.
s=1 i,k,s

P ∞ ∞
P
Từ 1.3.2 và 1.3.2 ta có µ(E) = µ(Ei ) hay µ( ∪ Ei ) = µ(Ei ).
s=1 i=1 s=1
0
Định nghĩa 1.13. Mở rộng tiêu chuẩn µ của µ lên σ−đại số A∗ gồm các tập µ∗ −đo được được gọi
là độ đo Lebesgue trên Rk , A∗ được gọi là σ−đại số các tập đo được Lebesgue và mỗi tập thuộc
A∗ được gọi là một tập đo được Lebesgue.

Độ đo Lebesgue trên Rk có tính chất tương tự như độ đo Lebesgue trên R.

Nhận xét 1.9.


1. Tập E là đo được Lebesgue trên Rk khi và chỉ khi µ∗ (A) ≥ µ∗ (A ∩ E) + µ∗ (A ∩ CE), với mọi
0
A ⊂ Rk , hơn nữa µ∗ (E) = µ (E).
2. σ−đại số F(C) sinh bởi đại số sinh bởi các gian C chính là σ−đại số Borel B(Rk ) trên Rk . Do
đó mọi tập Borel trên Rk đều đo được Lebesgue hay B(Rk ) ⊂ A∗ .

Mệnh đề 1.22. Với mọi A ∈ P(Rk ) ta có


∞ ∞
µ∗ (A) = inf { µ(4i ) : 4i là các hình hộp mở với mọi i ∈ N và A ⊂ ∪ 4i }.
P
i=1 i=1

Hệ quả 1.4. Tập N ∈ P(Rk ) có độ đo 0 khi và chỉ khi với mọi  > 0 tồn tại đếm được các hình
∞ ∞
P
hộp mở {4i }i phủ N và có tổng thể tích bé hơn , nghĩa là N ⊂ ∪ 4i và µ(4i ) < .
i=1 i=1
k
Hệ quả 1.5. Mọi tập đếm được trong R đều đo được và có độ đo 0.

Mệnh đề 1.23. (Tiêu chuẩn đo được Lebesgue trên Rk ) Tập E ⊂ Rk đo được Lebesgue khi và chỉ
khi một trong hai điều kiện sau được thực hiện.
1. ∀ > 0, tồn tại tập mở G ⊃ E sao cho µ∗ (G \ E) < .
2. Với mọi  > 0 tồn tại F đóng và F ⊂ E sao cho µ∗ (E \ F ) < .

26
Chứng minh Ta chỉ chứng minh 1. vì 2. là hệ quả trực tiếp của nó.
(Điều kiện cần) Cho E là tập đo được Lebesgue.
Trước hết xét trường hợp µ∗ (E) < ∞. Theo định nghĩa độ đo ngoài ta có, với mọi  > 0, bé tùy ý,
có thể tìm được dãy các gian mở trong Rk {4n }n sao cho:


X ∞
µ (E) +  > µ(4i ), E ⊂ ∪ 4i }.
i=1
i=1


Đặt G = ∪ 4i , G mở, E ⊂ G, khi đó theo tính chất đơn điệu và σ- bán cộng của µ∗ ta có:
i=1


X ∞
X
µ∗ (E) ≤ µ∗ (G) ≤ µ∗ (4i ) = µ(4i ).
i=1 i=1

Từ 1.3.2 và 1.3.2 ta có


X
µ∗ (E) ≤ µ∗ (G) ≤ µ(4i ) < µ∗ (E) + .
i=1
∗ ∗
Nên µ (G) < µ (E) + .
Mà trên A∗ , µ∗ là độ đo nên µ∗ (G \ E) = µ∗ (G) − µ∗ (E)
< µ∗ (E) +  − µ∗ (E)
= .
Trường hợp µ∗ (E) = ∞. Xét dãy 4n = I1 × I2 × ... × Ik , I1 = I2 = ... = [−n, n].

Khi đó Rk = ∪ 4n , | 4n | < ∞.
n=1
Ta biểu diễn tập E dưới dạng

∞ ∞ ∞
E = E ∩ Rk = E ∩ ∪ 4n = ∪ (E ∩ 4n ) = ∪ En .
n=1 n=1 n=1

Khi đó En đo được Lebesgue và µ(En ) < +∞.


Áp dụng điều vừa chứng minh được ở trên cho mỗi tập En , ta tìm được tập mở Gn , Gn ⊃ En sao
cho µ∗ (Gn \ En ) < 
2n
.

Đặt G = ∪ Gn , thì
n=1
∞ ∞ ∞
G \ E = ∪ Gn \ ∪ En ⊂ ∪ (Gn \ En ).
n=1 n=1 n=1

Do đó theo tính chất đơn điệu và σ- bán cộng của µ∗ ta có



X
µ∗ (G \ E) ≤ µ∗ (Gn \ En ) < .
i=1

1
(Điều kiện đủ) Chọn n = n
, (n = 1, 2, ..., ), theo giả thiết với mỗi n ≥ 1 tồn tại tập mở Gn ⊃ E
sao cho µ∗ (Gn \ E) < 1
n
, mọi n ≥ 1.

27

Đặt G = ∩ Gn . Khi đó µ∗ (G \ E) ≤ µ∗ (Gn \ E) < n1 , mọi n ≥ 1.
n=1
Suy ra µ∗ (G \ E) = 0.
Nên F = G \ E ∈ A∗ (Theo mệnh đề 1.17).
Mà A∗ là σ−đại số nên E = G \ F ∈ A∗ .

Ví dụ 1.13. Một tập mở bất kì trong Rk là tập đo được Lebesgue, A = {(x, y) ⊂ R2 |4 < x2 +y 2 <
9} là tập đo được Lebesgue trong R2 .

Tập đóng bất kì có tính chất tương tự không?

Mệnh đề 1.24. Tập con A ⊂ Rk là tập đo được Lebesgue khi và chỉ khi A sai khác tập Borel bởi
một tập có độ đo 0. Tức là A = B ∪ V , B là tập Borel, V là tập có độ đo 0.

Chứng minh
Giả sử A ⊂ Rk là tập đo được Lebesgue, từ mệnh đề 1.23 suy ra với mỗi n ≥ 1, tồn tại tập đóng
Bn ⊂ A sao cho µ∗ (A \ Bn ) < n1 .

Do đó: µ∗ (A \ ∪ Bn ) ≤ µ∗ (A \ Bn ) < n1 , ∀n ≥ 1.
n=1

Đặt B = ∪ Bn , V = A \ B, hiển nhiên khi đó B là tập Borel (Vì B(X) cũng là σ− đại số sinh
n=1
bởi họ các tập con đóng của X) .
Ta có A = V ∪ B và µ∗ (V ) = 0.
Ngược lại, nếu A = V ∪ B, trong đó B là tập Borel, V là tập có độ đo 0. Khi đó B là tập đo được
Lebesgue theo nhận xét 1.9.
Và µ∗ (V ) = 0 nên V ∈ A∗ .
Suy ra A = V ∪ B là tập đo được Lebesgue.

BÀI TẬP

Bài 1.14. Gọi µ∗ là độ đo ngoài cảm sinh bởi độ đo µ trên đại số sinh bởi các gian trên Rk và
E ⊂ Rk . Nếu E là tập đo được Lebesgue thì tồn tại tập K, E ⊂ K sao cho µ∗ (K \ E) = 0.

Bài 1.15. Trên R với độ đo Lebesgue µ, chứng minh rằng


µ∗ (A) = inf {µ(G) : G mở và A ⊂ G}, với mọi A ⊂ R.

Bài 1.16. Giả sử f : Rn −→ R là hàm liên tục. Chứng minh rằng với mọi a ∈ R tập hợp
{x ∈ Rn : f (x) < a} là tập đo được.

28
Chương 2

Hàm đo được

2.1. Hàm đo được

2.1.1. Khái niệm và tính chất của hàm đo được

Định nghĩa 2.1. Giả sử X là tập khác rỗng và A là một σ− đại số trên X. Khi đó cặp (X, A) được
gọi là không gian đo được, mỗi phần tử A ∈ A được gọi là một tập đo được hay A- đo được trên
X.

Định nghĩa 2.2. Xét không gian đo được (X, A), A ∈ A, hàm f : A −→ R được gọi là đo được
trên A đối với σ− đại số A hay là A- đo được nếu với mọi a ∈ R ta có

A[f > a] = {x ∈ A : f (x) > a} ∈ A.

Ví dụ 2.1. Giả sử X, A là không gian đo được, A ∈ A và f là hàm hằng, nghĩa là f (x) = c, ∀x ∈


A. Khi đó f đo được.

Giải
Thật vậy, với mọi a ∈ R ta có:
+ Nếu a ≥ c thì A[f > a] = {x ∈ A : c > a} = ∅ ∈ A.
+ Nếu a < c thì A[f > a] = {x ∈ A : c > a} = A ∈ A.
Vậy với với mọi a ∈ R ta cóA[f > a] ∈ A, suy ra f đo được.

Mệnh đề 2.1. Giả sử f : A −→ R, khi đó các khẳng định sau đây là tương đương
(1) f đo được.
(2) A[f ≥ a] = {x ∈ A : f (x) ≥ a} ∈ A.
(3) A[f ≤ a] = {x ∈ A : f (x) ≤ a} ∈ A.
(4) A[f < a] = {x ∈ A : f (x) < a} ∈ A.

29
Chứng minh
Ta có A[f > a] = A \ A[f ≤ a] và A[f ≥ a] = A \ A[f < a].
Mà A là σ− đại số, A ∈ A, nên
A[f > a] ∈ A tương đương A[f ≤ a] ∈ A và
A[f ≥ a] ∈ A tương đương A[f < a] ∈ A.
Do đó (1) tương đương với (3); (2) tương đương với (4). Vì vậy ta chỉ cần chứng minh (1) tương
đương (2).
Trước hết ta chứng minh

A[f > a] = ∪ Bn ,
n=1

A[f ≥ a] = ∩ Cn ,
n=1

trong đó Bn = {x ∈ A : f (x) ≥ a + n1 } và Cn = {x ∈ A : f (x) > a − n1 }.


Chứng minh 2.1.1.
+ Lấy x ∈ A[f > a], khi đó x ∈ A và f (x) > a. Do tính trù mật của tập số thực tồn tại n0 ∈ N:
1
f (x) ≥ a + n0
> a.

Nên x ∈ Bn0 và do đó x ∈ ∪ Bn .
n=1

1
+Lấy x ∈ ∪ Bn , khi đó tồn tại n0 ∈ N : x ∈ Bn0 , tức là x ∈ A và f (x) ≥ a + n0
> a.
n=1
Do đó x ∈ A[f > a].
Vậy 2.1.1 thỏa mãn.
Chứng minh 2.1.1.
1
+Lấy x ∈ A[f ≥ a], khi đó x ∈ A và f (x) ≥ a. Do đó mọi n ∈ N: f (x) > a − n
> a.

Ta có x ∈ Cn , mọi n ∈ N. Hay x ∈ ∩ Cn
n=1

+ Lấy x ∈ ∩ Cn . Khi đó với mọi a ∈ R, ∀n ∈ N thì x ∈ A và f (x) > a − n1 .
n=1
Lấy giới hạn hai vế ta có f (x) ≥ a. Do đó x ∈ A[f ≥ a].
Vậy 2.1.1 thỏa mãn.
Bây giờ ta chứng minh (1) tương đương với (2).
Giả sử có (1), tức là mọi a ∈ R ta có A[f > a] = {x ∈ A : f (x) > a} ∈ A.
Do đó với mọi n ∈ N ta có Cn ∈ A.

Mà A là σ− đại số nên ∩ Cn ∈ A.
n=1
Tức là A[f ≥ a] ∈ A.
Vậy (2) thỏa mãn.
Giả sử có (2), tức là mọi a ∈ R ta có A[f ≥ a] = {x ∈ A : f (x) ≥ a} ∈ A.
Do đó với mọi n ∈ N ta có Bn ∈ A.

30

Mà A là σ− đại số nên ∪ Bn ∈ A.
n=1
Tức là A[f > a] ∈ A.
Vậy (1) thỏa mãn.

Nhận xét 2.1. Tính đo được của hàm f : A −→ R chỉ phụ thuộc vào σ− đại số A mà không phụ
thuộc vào độ đo trên A.

Hệ quả 2.1.
1. Nếu f đo được trên A ∈ A và B ⊂ A, B ∈ A thì f đo được trên B.

2. f đo được trên A1 , A2 , ... và f xác định trên A = ∪ An thì f đo được trên A.
n=1

Chứng minh
1. Với mọi a ∈ R ta có: B[f > a] = {x ∈ B : f (x) > a} = B ∩ {x ∈ A : f (x) > a} ∈ A.
∞ ∞
2. Với mọi a ∈ R ta có: A[f > a] = {x ∈ ∪ An : f (x) > a} = ∪ {x ∈ An : f (x) > a} ∈ A
n=1 n=1
(Do A là σ− đại số).

Hệ quả 2.2. Giả sử hàm f : A −→ R. Khi đó các khẳng định sau là tương đương.
1. f đo được.
2. f −1 (B) ∈ A với mọi B là tập Borel trong R.

Chứng minh
HD. Ta có σ− đại số Borel trong R là σ− đại số được sinh bởi các gian dạng {(a; +∞), a ∈ R}.

Ví dụ 2.2. (Hàm đặc trưng) Giả sử X, A là không gian đo được và A ⊂ X. Hàm số

χA : X −→ R

x 7−→ χA (x),
trong đó χA (x) = 1 nếu x ∈ A, χA (x) = 0 nếu x ∈
/ A, được gọi là hàm đặc trưng của tập A trên
X. Khi đó hàm đặc trưng đo được khi và chỉ khi A ∈ A.

Giải
Thật vậy, ta có
A[χA > a] = {x ∈ A : χA (x) > a} = a nếu a < 1
= ∅ nếu a ≥ 1.
Khi đó, nếu χA đo được thì A[χA > a] ∈ A và do đó A ∈ A.
Ngược lại, nếu A ∈ A thì A[χA > a] ∈ A và do đó χA đo được.
Tương tự ta cũng có định nghĩa cho hàm đặc trưng của tâp E ⊂ A.

Ví dụ 2.3. (Hàm số Dirichlet )D : R −→ R, D(x) = 1 nếu x ∈ Q, D(x) = 0 nếu x ∈ R \ Q là


hàm đặc trưng của tập Q trên R.

31
2.1.2. Các phép toán về hàm đo được

Ta sẽ chỉ ra hàm đo được là lớp hàm khép kín với các phép toán số học.
Với lưu ý: nếu f (x) = ±∞ và α ∈ R+ thì |f (x)|α = +∞.

Mệnh đề 2.2. Giả sử X, A là không gian đo được, A ∈ A, f, g : A −→ R. Khi đó


1. Nếu f đo được trên A và α ∈ R thì αf đo được trên A. Hơn nữa nếu α > 0 thì |f |α đo được
trên A.
2. Nếu f, g hữu hạn và đo được trên A thì các hàm số f ± g, f g đo được trên A.
f
Hơn nữa nếu g 6= 0 trên A thì g
đo được trên A.

Chứng minh
1.Với αf .
+Nếu α = 0 thì αf (x) = 0 với mọi x. Khi đó:
A[αf > a] = A ∈ A nếu a < 0.
A[αf > a] = ∅ ∈ A nếu a ≥ 0.
Do đó αf đo được trên A.
+ Nếu α 6= 0 thì
A[αf > a] = A[f > αa ] nếu α > 0
= A[f < αa ] nếu α < 0.
Do đó A[αf > a] ∈ A (Vì f đo được trên A).
Suy ra αf đo được trên A.
Với |f |α , α > 0.
+ Nếu a < 0 thì A[|f |α > a] = A ∈ A.
Do đó |f |α đo được trên A.
1
+ Nếu a > 0 thì A[|f |α > a] = A[|f | > a α ].
1 1
= A[f > a α ] ∪ A[f < −a α ].
1 1
Khi đó A[f > a α ] ∪ A[f < −a α ] ∈ A (do f đo được và A là σ− đại số ).
Do đó A[|f |α > a] ∈ A. Hay |f |α đo được trên A.
2. Với x ∈ A, do f, g hữu hạn nên (f (x) + g(x)) > a tương đương với f (x) > a − g(x) khi và chỉ
khi ∃n ∈ N, rn ∈ Q : f (x) > rn > a − g(x) (do tính trù mật của tập số hữu tỉ).
Do đó
A[f + g > a] = {x ∈ A : ∃n ∈ N, rn ∈ Q : f (x) > rn > a − g(x)}

= ∪ (A[f > rn ] ∩ A[g > a − rn ]) ∈ A (Vì f, g đo được và A là σ− đại số).
n=1
Suy ra f + g đo được.

32
f − g đo được.
(f + g)2 đo được, (f − g)2 đo được, g 2 đo được.
1
g2
đo được.
f.g = 14 [(f + g)2 − (f − g)2 ] đo được.
f
g
= f.g. g12 đo được.

2.2. Cấu trúc của hàm đo được

2.2.1. Hàm đơn giản

Mục này dành cho việc nghiên cứu cấu trúc của hàm đo được. Đây là cơ sở cho việc xây dựng tích
phân Lebesgue trong chương sau.

Định nghĩa 2.3. Hàm số f : A −→ R chỉ lấy hữu hạn giá trị thuộc R được gọi là một hàm đơn
giản hay hàm bậc thang trên A.

Ví dụ 2.4. Hàm hằng f : A −→ R, f (x) = c, với mọi x ∈ A là một hàm đơn giản.

Ví dụ 2.5. Hàm đặc trưng χA của tập A là một hàm đơn giản.

Ví dụ 2.6. Hàm Dirichlet là một hàm đơn giản trên R.



 1,

 x ∈ [1; 3)




Ví dụ 2.7. Hàm số f (x) = 2, x ∈ [3; 4]



x ∈ (4; 7)

 4,

là hàm đơn giản trên [1; 7)

Mệnh đề 2.3. Các khẳng định sau là tương đương.


(1) f là một hàm đơn giản trên A.
(2) Tồn tại các số α1 , α2 , ..., αn ∈ R đôi một khác nhau và các Ai đôi một rời nhau với mọi

i = 1, 2, ..., n thỏa mãn A = ∪ Ai và
i=1

n
X
f (x) = αi χAi (x), ∀x ∈ A.
i=1

Chứng minh
Từ (2) suy ra (1) là hiển nhiên.
Bây giờ có (1) ta chứng minh (2) thỏa mãn.

33
Thật vậy, với mọi i = 1, 2, ..., n, đặt Ai = {x ∈ A : f (x) = αi }.
n n
P
Khi đó các Ai thỏa mãn yêu cầu: Ai ∩ Aj = ∅, i 6= j, A = ∪ Ai và ta có f (x) = αi χAi (x),
i=1 i=1
∀x ∈ A. Vậy định lí được chứng minh.
Vế phải của công thức 2.3 được gọi là dạng chính tắc của hàm đơn giản.

Ví dụ 2.8. Từ ví dụ 2.7, đặt A1 = [1; 3), A2 = [3; 4], A3 = (4; 7), α1 = 1, α2 = 2, α3 = 4. Khi đó
các tập Ai rời nhau và f (x) = α1 χA1 (x) + α2 χA2 (x) + α3 χA3 (x), ∀x ∈ [1; 7).

2.2.2. Cấu trúc hàm số đo được

Mệnh đề 2.4. Các khẳng định sau là tương đương.


1.Hàm đơn giản f là đo được.
2. Ai ∈ A, với mọi i = 1, ..., n, hay Ai đo được.

Chứng minh
1. Giả sử hàm đơn giản f là đo được trên A, theo định nghĩa với mọi a ∈ R ta luôn có tập hợp

A[f > a] = {x ∈ A : f (x) > a} ∈ A.

Do đó Ai = {x ∈ A : f (x) = αi } ∈ A, ∀i = 1, ..., n.
Ngược lại, nếu Ai ∈ A, với mọi i = 1, ..., n thì theo ví dụ 2.2 các χAi đo được trên A. Do đó f (x)
bằng tổng, tích các hàm đo được nên theo mệnh đề 2.2 f (x) cũng đo được.

Mệnh đề 2.5. (Cấu trúc của hàm đo được) Giả sử f : A −→ R là một hàm đo được không âm.
Khi đó tồn tại dãy các hàm đơn giản đo được không âm {fn } trên A thỏa
1. 0 ≤ f1 ≤ f2 ≤ ... ≤ fn ... ≤ f .
2. fn (x) −→ f (x) khi n −→ ∞ với mọi x ∈ A.

Chứng minh
Giả sử f 
là một hàm đo được không âm trên A. Đặt
 n,

 f (x) ≥ n
fn (x) =
m−1 m−1
 2n ,

 2n
≤ f (x) < 2mn , m = 1, 2, ..., n2n .

Khi đó
+0 ≤ fn (x) ≤ f (x).
+{fn } là dãy đơn điệu tăng.
+fn là hàm đơn giản đo được trên A. Thật vậy, ∀x ∈ A ta có
n
n2
X m−1
fn (x) = χAm,n (x) + nχBn (x)
m=1
2n

34
với Am,n = {x ∈ A, m−1
2n
≤ f (x) < m
2n
} = A[ m−1
2n
≤f < m
2n
] ∈ A,
Bn = {x ∈ A : f (x) ≥ n} = A[f ≥ n] ∈ A (vì f đo được).
+ lim fn (x) = f (x), ∀x ∈ A, thật vậy
n→∞
Nếu f (x) < +∞ thì với n đủ lớn ta có f (x) < n. Do đó với mọi n đủ lớn tồn tại số tự nhiên
m−1 m
m ∈ {1, 2, ..., n2n } sao cho 2n
≤ f (x) < 2n
.
m−1 1
Vì fn (x) = 2n
nên |fn (x) − f (x)| < 2n
.
Nếu f (x) = +∞ thì fn (x) = n, ∀n, nên lim fn (x) = +∞ = f (x).
n→∞
Vậy lim fn (x) = f (x), ∀x ∈ A trong cả hai trường hợp.
n→∞

Ví dụ 2.9. Cho f (x) = x trên [0; 1]. Xây dựng {fn } theo phương pháp trong mệnh đề trên.

Giải 


 1, x=1




+ Với n = 1, ta có f1 (x) = 0, x ∈ A1,1 = [0; 12 )



1
x ∈ A1,2 = [ 12 ; 1).

 2,





 1, x=1




0, x ∈ A2,1 = [0; 14 )








1
+ Với n = 2, ta có f2 (x) = 4
, x ∈ A2,2 = [ 14 ; 12 )



1
x ∈ A2,3 = [ 12 ; 34 )

 2,






3
x ∈ A2,4 = [ 34 ; 1).

 4,

. . .



 1, x=1




0, x ∈ An,1 = [0; 21n )








1
, x ∈ An,2 = [ 21n ; 2n−1
1
)


 2n


+Với n bất kì, ta có fn (x) =







 . . .








2n −1 n
x ∈ An,2n = [ 2 2−1



 2n
, n ; 1).

35
2.3. Hội tụ hầu khắp nơi

2.3.1. Hội tụ hầu khắp nơi

Định nghĩa 2.4. Giả sử X, A, µ là một không gian độ đo, A là σ− đại số và A ∈ A. Tính chất
P (x) phụ thuộc vào x được gọi là thỏa mãn hầu khắp nơi trên A nếu tồn tại B ⊂ A, B ∈ A sao
cho µ(B) = 0 và P (x) thỏa mãn với mọi x ∈ A \ B.
Lúc đó kí hiệu: P (x) h.k.n trên A hay µ− h.k.n trên A.

Nói cách khác, những điểm x ∈ A mà tại đó tính chất P (x) không thỏa mãn đều thuộc tập hợp
có độ đo không.
Hiển nhiên, một tính chất xảy ra (khắp nơi) trên A thì xảy ra h.k.n trên A.

2.3.2. Hàm số tương đương

Định nghĩa 2.5. Nếu hàm f bị chặn h.k.n trên A thì f được gọi là bị chặn cốt yếu trên A.
Nếu hàm f , g bằng nhau h.k.n trên A thì f , g được gọi là tương đương trên A. Kí hiệu f ∼ g.

Ví dụ 2.10. Hàm số Dirichlet D(x) ∼ 0 trên R vì D(x) = 0, ∀x ∈ R \ Q và Q ⊂ R là tập đo được


và có độ đo không.

1


 x
, x ∈ (0; 1)
Ví dụ 2.11. Hàm số f (x) =
 +∞, x=0



1


 x
, x ∈ (0; 1)
tương đương với hàm số g(x) =
 1, x = 0.

Vì f (x) = g(x) với mọi x ∈ [0; 1) \ {0} và {0} là tập đo được và có độ đo bằng không.

 sinx,

 x ∈ [0; π2 ] ∩ Q
Hàm số f (x) =
 cosx,

 x ∈ [0; π2 ] ∩ Q.

tương đương với hàm số g(x) = cosx trên [0; π2 ] vì f (x) = g(x) với mọi x ∈ [0; π2 ] \ Q và Q là tập
đo được và có độ đo bằng không.

1
Ví dụ 2.12. Hàm số f (x) = 2x
xác định h.k.n trên R.

x2 +4x−sinx2n x2 +4x
Ví dụ 2.13. Dãy hàm số {fn } xác định bởi fn (x) = x−4+x2n
hội tụ h.k.n về f (x) = x−4
.

36
Vì với mọi x ∈ (−1; 1) = [−1; 1] \ {−1; 1} thì fn (x) −→ f (x)và {−1; 1} là tập đo được và
có độ đo bằng không.

 x,

 x∈Q
Ví dụ 2.14. Hàm số f (x) =
 1,

 x∈
/Q

là hàm bị chặn cốt yếu trên R.

Mệnh đề sau là cơ sở để thống nhất hai hàm tương đương trong lớp các hàm đo được khi độ đo
đã cho là độ đo đủ. nói khác đi, khi thay đổi giá trị của hàm số tại một số giá trị sao cho tập các
giá trị này có độ đo bằng không thì tính đo được của hàm số không thay đổi. Đây là điểm khác biệt
giữa hàm đo được và hàm liên tục. Do đó nếu f chỉ xác định h.k.n trên A thì ta vẫn có thể nói tới
tính đo được của f trên A, với tính liên tục thì ta không thể làm được điều đó.

Mệnh đề 2.6. Giả sử (X, A, µ) là một không gian độ đo với µ là độ đo đủ, A ∈ A và f, g : A −→


R. Khi đó nếu f tương đương với g trên A và f đo được thì g đo được.

Chứng minh
Kí hiệu E1 = A[f 6= g] và E2 = A[f = g].
Vì E1 ⊂ A, A ∈ A và µ là độ đo đủ nên E1 ∈ A.
Mà f tương đương với g trên A nên µ(E1 ) = 0.
Do A là σ−đại số nên E2 = A \ E1 ∈ A.
Ta có E2 [f > a] = E2 ∩ A[f > a] ∈ A (do f đo được trên A).
Suy ra f , do đó g đo được trên E2 .
Hơn nữa A[g > a] = (E1 ∪ E2 )[g > a]
= E1 [g > a] ∪ E2 [g > a]
và µ là độ đo đủ nên E1 [g > a] ∈ A (Do E1 [g > a] ⊂ E1 , E1 ∈ A).
Do đó A[g > a] ∈ A hay g đo được trên A.

Mệnh đề 2.7. Cho không gian độ đo (X, A, µ) và A ∈ A. Khi đó


1. Nếu f ∼ g trên A và {fn } hội tụ h.k.n về f trên A thì {fn } hội tụ h.k.n về g trên A.
2. Nếu {fn } hội tụ h.k.n về f trên A và {fn } hội tụ h.k.n về g trên A thì f ∼ g trên A.

Chứng minh
1. Vì f ∼ g trên A nên tồn tại tập B ⊂ A, B ∈ A, µ(B) = 0 sao cho f (x) = g(x) với mọi
x ∈ A \ B.
Mặt khác, vì {fn } hội tụ h.k.n về f trên A nên tồn tại C ⊂ A, C ∈ A, µ(C) = 0 sao cho

37
lim fn (x) = f (x) với mọi x ∈ A \ C.
n→∞
Khi đó B ∪ C ⊂ A, B ∪ C ∈ A, µ(B ∪ C) = 0 và với mọi x ∈ (A \ B) ∩ (A \ C) = A \ (B ∪ C)
ta có
lim fn (x) = f (x) = g(x).
n→∞

Vậy {fn } hội tụ h.k.n về g trên A.


2. Tương tự, do {fn } hội tụ h.k.n về f trên A nên tồn tại tập B ⊂ A, B ∈ A, µ(B) = 0 sao cho
lim fn (x) = f (x). với mọi x ∈ A \ B.
n→∞
Lại do, {fn } hội tụ h.k.n về g trên A nên tồn tại C ⊂ A, C ∈ A, µ(C) = 0 sao cho lim fn (x) =
n→∞
g(x) với mọi x ∈ A \ C.
Khi đó theo tính duy nhất của giới hạn dãy số, với mọi x ∈ (A \ B) ∩ (A \ C) = A \ (B ∪ C) ta
phải có
lim fn (x) = f (x) = g(x).
n→∞

Mà B ∪ C ⊂ A, B ∪ C ∈ A, µ(B ∪ C) = 0 nên f ∼ g trên A.


Từ mệnh đề 2.7 ta suy ra rằng, nếu ta đồng nhất các hàm số tương đương thì giới hạn của một dãy
hàm hội tụ h.k.n là duy nhất.

2.4. Hội tụ theo độ đo

2.4.1. Hội tụ theo độ đo

Ta đã biết một số kiểu hội tụ của dãy hàm: hội tụ điểm, hội tụ đều, hội tụ h.k.n, trong mục này, ta
xét một kiểu hội tụ mới của một dãy hàm xác định trên một không gian độ đo, đó là sự hội tụ theo
độ đo.
Giả sử (X, A, µ) là một không gian độ đo, A là một σ− đại số, A ∈ A.

Định nghĩa 2.6. Giả sử fn , f : A −→ R, với n ∈ N là các hàm đo được trên A. Ta nói rằng dãy
µ
hàm {fn } hội tụ theo độ đo µ đến hàm f trên A, kí hiệu là fn −→ f , nếu với mọi  > 0 ta có

lim µ(A[|fn − f | ≥ ]) = lim µ(x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ ) = 0.


n→∞ n→∞

Nói cách khác, với ∀ > 0, ∀δ > 0, ∃n0 ∈ N∗ sao cho ∀n ∈ N∗ : n > n0 , ta có

µ(x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ ) < δ.

Ví dụ 2.15. Cho các hàm fn : R −→ R, n ∈ N thỏa mãn fn (x) = c, với mọi x ∈ R. Khi đó
µ
fn −→ c trên R.

38
Thật vậy, với ∀ > 0 ta có

µ(A[|fn − f | ≥ ]) = µ(∅) = 0, ∀n ∈ N.

Do đó lim µ(A[|fn − f | ≥ ]) = 0.


n→∞

 Cho dãy hàm {fn (x)} xác định bởi


Ví dụ 2.16.
 x,

 x ∈ [0; 1 − n1 )
fn (x) =
 2,

 x ∈ [1 − n1 ; 1)

µ
và hàm số f (x) = x, x ∈ [0; 1). Khi đó fn −→ f trên [0; 1). (Bài tập)

µ µ
Mệnh đề 2.8. 1. Nếu f, g đo được và f ∼ g trên A, fn −→ f trên A thì fn −→ g trên A.
µ µ
2. Nếu fn −→ f trên A và fn −→ g trên A thì f ∼ g trên A.

Chứng minh
1. Vì f ∼ g trên A nên tập B = {x ∈ A : f (x) 6= g(x)} có độ đo µ(B) = 0 (và f, g đo được trên
A nên B ∈ A).
với mọi  > 0 ta có
{x ∈ A : |fn (x) − g(x)| ≥ } = {x ∈ A \ B : |fn (x) − g(x)| ≥ } ∪ {x ∈ B : |fn (x) − g(x)| ≥
}
⊂ {x ∈ A \ B : |fn (x) − g(x)| ≥ } ∪ B
= {x ∈ A \ B : |fn (x) − f (x)| ≥ } ∪ B (vì f ∼ g trên A)
⊂ {x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ } ∪ B.
Do đó
µ({x ∈ A : |fn (x) − g(x)| ≥ }) ≤ µ({x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ }) + µ(B)
= µ({x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ }) + 0
µ
−→ 0 (Do fn −→ f trên A).
µ
Vậy fn −→ g trên A.
2. Đặt A0 = {x ∈ A : |f (x) − g(x)| > 0} = {x ∈ A : f (x) 6= g(x)}.
A = {x ∈ A : |f (x) − g(x)| ≥ },  > 0.
Ak = {x ∈ A : |f (x) − g(x)| ≥ k1 }, k ∈ N∗ .
Bn = {x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ 2 }, n ∈ N∗ .
Cn = {x ∈ A : |fn (x) − g(x)| ≥ 2 }, n ∈ N∗ .
Các tập hợp này đều đo được (A0 , A , Ak , Bn , Cn ∈ A) vì fn , f, g đo được.
Ta cần chứng minh µ(A0 ) = 0.

39
Trước hết chứng minh

A0 = ∩ Ak .
k=1

Lấy x ∈ A0 , ta có: x ∈ A : |f (x) − g(x)| > 0.


1
Theo tính chất trù mật của tập số thực, tồn tại số tự nhiên k0 sao cho x ∈ A : |f (x) − g(x)| ≥ k0
>
0, suy ra x ∈ Ak0 .

Nên x ∈ ∩ Ak .
k=1

Ngược lại, lấy x ∈ ∩ Ak , tồn tại k0 ∈ N∗ : x ∈ Ak0 , do đó
k=1

1
x ∈ A : |f (x) − g(x)| ≥ > 0.
k0

Nên x ∈ A : |f (x) − g(x)| > 0 hay x ∈ A0 .


Vậy 2.4.1 được chứng minh.
Do tính chất bán cộng của độ đo:

X
µ(A0 ) ≤ µ(Ak ).
k=1

Bây giờ ta chứng minh:


A ⊂ (Bn ∪ Cn ), ∀n ∈ N∗ , ∀ > 0.

Hay A \ A ⊃ A \ (Bn ∪ Cn ) = (A \ Bn ) ∩ (A \ Cn ).
Thật vậy, lấy x ∈ (A \ Bn ) ∩ (A \ Cn ) ta có:

x ∈ A và |fn (x) − f (x)| < 2
và |fn (x) − g(x)| < 2 .
Suy ra x ∈ A và |f (x) − g(x)| = |f (x) − fn (x) + fn (x) − g(x)|
≤ |fn (x) − f (x)| + |fn (x) − g(x)| < .
Do đó x ∈ A \ A .
Vậy 2.4.1 được chứng minh.
Do đó
µ(A ) ≤ µ(Bn ) + µ(Cn ).
µ µ
Hơn nữa, vì fn −→ f trên A và fn −→ g trên A nên lim µ(Bn ) = 0 và lim µ(Cn ) = 0.
n→∞ n→∞
Lấy giới hạn hai vế của 2.4.1 khi n → ∞ ta có µ(A ) = 0.
Suy ra µ(Ak ) = 0 khi  = k1 , với mọi k ∈ N∗ .
Theo 2.4.1 ta có µ(A0 ) = 0.

Nhận xét 2.2. Từ mệnh đề 2.8 ta thấy giới hạn của một dãy hàm theo độ đo là duy nhất nếu ta đồng
nhất các hàm tương đương (bỏ qua một tập có độ đo không).

40
2.4.2. Mối liên hệ giữa hội tụ hầu khắp nơi và hội tụ theo độ đo
h.k.n
Mệnh đề 2.9. Giả sử µ là độ đo đủ, {fn } là dãy hàm đo được và fn −→ f trên A ∈ A. Khi đó
1. f đo được trên A.
µ
2. Nếu µ(A) < +∞ thì fn −→ f trên A.

Nhận xét 2.3. Nói chung hội tụ theo độ đo không kéo theo hội tụ h.k.n và ngược lại.

Mệnh đề 2.10. Nếu {fn } hội tụ theo độ đo đến f trên A thì tồn tại dãy con {fnk } hội tụ h.k.n đến
f trên A.

Chứng minh
µ
Vì fn −→ f trên A, nên với mọi  > 0, ta có

lim µ({x ∈ A : |fn (x) − f (x)| ≥ }) = 0.


n→∞

Do đó, với mọi n, ∃nk sao cho với mọi m ≥ nk


1 1
µ({x ∈ A : |fm (x) − f (x)| ≥ }) < n .
n 2
Đặc biệt
1 1
µ({x ∈ A : |fkn (x) − f (x)| ≥ }) < n .
n 2
Vì có thể lấy nk lớn tùy ý, nên sau khi chọn n1 , ta chọn n2 > n1 , n3 > n2 , ... Như vậy ta chọn được
dãy {fnk } ⊂ {fn }.
Đặt
1 ∞ ∞
Bn = {x ∈ A : |fnk (x) − f (x)| ≥ }, B = ∩ Cm , Cm = ∪ Bn .
n m=1 n=m

Ta chứng minh µ(B) = 0 và lim fnk (x) = f (x) với mọi x ∈ A \ B.


n→∞
1
Thật vậy, ta có µ(Bn ) < 2n
, nên
∞ ∞
∞ X X 1 1
µ( ∪ Bn ) ≤ µ(Bn ) < n
= m−1 .
n=m
n=m n=m
2 2
1
Do đó µ(B) ≤ µ(Cm ) < 2m−1
, ∀m.
Suy ra µ(B) = 0.
Lấy x ∈ A \ B, ∃m0 ∈ N∗ : x ∈
/ Cm0 .
Vì vậy x ∈
/ Bn , n ≥ m0 .
Từ định nghĩa tập Bn ta có x ∈ A \ B
1
|fnk (x) − f (x)| < , ∀n ≥ m0 .
n
Vậy lim fnk (x) = f (x) với mọi x ∈ A \ B, µ(B) = 0.
n→∞
Hay fnk −→ f h.k.n trên A.

41
Chương 3

Tích phân

3.1. Tích phân Lebesgue

3.1.1. Tích phân hàm đơn giản đo được không âm

Kí hiệu SA+ là họ tất cả các hàm đơn giản đo được không âm trên A ∈ A. Với mỗi hàm f ∈ SA+ , f
có thể được biểu diễn dưới dạng
n
X
f (x) = αi χAi (x), x ∈ A,
i=1

n
trong đó các số αi ≥ 0, các tập Ai ∈ A rời nhau từng đôi một, i = 1, 2, ..., n và ∪ Ai = A.
i=1

n
P
Định nghĩa 3.1. Số αi µ(Ai ) được gọi là tích phân Lebesgue hay là tích phân của hàm đơn giản
i=1
R R
đo được không âm trên A, kí hiệu là f dµ hay f (x)dµ.
A A

Z n
X
f dµ = αi µ(Ai ).
A i=1

Nếu E là một tập con đo được của A thì f |E cũng là hàm đơn giản đo được không âm trên E và
R R R
giá trị f |E dµ được gọi là tích phân của f trên E, kí hiệu là f dµ hay f (x)dµ.
A E E

n
P
Mệnh đề 3.1. Giá trị tích phân αi µ(Ai ) không phụ thuộc vào biểu diễn của hàm đơn giản f .
i=1

Chứng minh
Giả sử hàm đơn giản f có hai cách biểu diễn
n
X
f (x) = αi χAi (x), x ∈ A,
i=1

42
m
X
f (x) = βj χBj (x), x ∈ A,
j=1
n m 0 0
trong đó Ai , Bj ∈ A, A = ∪ Ai = ∪ Bj , Ai ∩ Ai0 = ∅, Bj ∩ Bj 0 = ∅, i 6= i , j 6= j .
i=1 j=1
n
P m
P
Ta cần chứng minh αi µ(Ai ) = βj µ(Bj ).
i=1 j=1
m m
Ta có Ai = Ai ∩A = Ai ∩ ∪ Bj = ∪ (Ai ∩Bj ), trong đó (Ai ∩Bj )∩(Ai ∩Bj 0 ) = Ai ∩(Bj ∩Bj 0 ) =
j=1 j=1
0
∅, j 6= j .
m
P
Do đó µ(Ai ) = µ(Ai ∩ Bj ). Nên
j=1

n
X n X
X m
αi µ(Ai ) = αi µ(Ai ∩ Bj ).
i=1 i=1 j=1

Biến đổi tương tự ta có


m
X m X
X n
βj µ(Bj ) = βj µ(Bj ∩ Ai ).
j=1 j=1 i=1

Xét mỗi cặp (i, j) có hai khả năng


+Ai ∩ Bj = ∅ khi đó µ(Ai ∩ Bj ) = µ(Bj ∩ Ai ) = 0. Do đó αi µ(Ai ∩ Bj ) = βj µ(Bj ∩ Ai ).
+Ai ∩ Bj 6= ∅ khi đó tồn tại x0 ∈ Ai ∩ Bj . Do đó f (x0 ) = αi (do x0 ∈ Ai ) và f (x0 ) = βj (do
x0 ∈ Bj ).
Suy ra αi = βj .
Nên αi µ(Ai ∩ Bj ) = βj µ(Bj ∩ Ai ).
n P
P m Pm Pn
Vậy αi µ(Ai ∩ Bj ) = βj µ(Bj ∩ Ai ).
i=1 j=1 j=1 i=1
Mệnh đề được chứng minh.

 1,

 x ∈ [0; 1] ∩ Q
Ví dụ 3.1. Cho hàm Dirichlet trên [0; 1]: D(x) =
 0,

 x ∈ [0; 1] \ Q.

R
Tính D(x)dµ.
[0;1]

Ta thấy A1 = [0; 1] ∩ Q, A2 = [0; 1] \ Q, A1 ∩ A2 = ∅, A1 ∪ A2 = [0; 1] = A.


D(x) = α1 χA1 + α2 χA2 , với α1 = 1, α2 = 0.
Ta có µ(A1 ) = µ([0; 1] ∩ Q) ≤ µ(Q) = 0.
Do đó µ(A2 ) = µ([0; 1] \ Q) = 1.
R
Vậy D(x)dµ = α1 µ(A1 ) + α2 µ(A2 ) = 1.0 + 0.1 = 0.
[0;1]
Ta thấy hàm Dirichlet không khả tích Riemann trên [0; 1] nhưng khả tích Lebesgue trên đó.

43

1
 1,

 0≤x< 2
Ví dụ 3.2. Cho hàm số f (x) =
1
 2,

 2
≤ x < 1.

R
Tính f (x)dµ.
[0;1)

Ta có α1 = 1, α2 = 2, A1 = [0; 21 ), A2 = [ 12 ; 1).
Do đó µ(A1 ) = 12 , µ(A2 ) = 21 .
f (x)dµ = 1. 12 + 1. 12 = 23 .
R
Suy ra
[0;1)

Nhận xét 3.1. Tích phân của hàm đơn giản đo được không âm luôn tồn tại và nhận giá trị trong
[0; +∞].

Mệnh đề 3.2. Nếu hàm đơn giản f có biểu diễn 3.1.1 thì
Z Xn
f (x)dµ = αi µ(Ai ∩ E).
E i=1

Chứng minh
n n
Ta có E = E ∩ A = E ∩ ∪ Ai = ∪ (E ∩ Ai ), trong đó (E ∩ Ai ) ∩ (E ∩ Ai0 ) = ∅.
i=1 i=1
Khi đó theo định nghĩa tích phân Lebesgue của f trên E ta có
Z Xn
f (x)dµ = αi µ(Ai ∩ E).
E i=1

R
Định nghĩa 3.2. Hàm đơn giản f được gọi là khả tích Lebesgue hay khả tích trên A nếu f dµ <
A
+∞.
R
Ví dụ 3.3. Giả sử f (x) = c ≥ 0, ∀x ∈ A ∈ A. Tính f dµ và tìm điều kiện để f khả tích trên A.
A

R n
P
Theo định nghĩa ta có f dµ = αi µ(Ai ) = cµ(A).
A i=1
Vậy để f khả tích trên A thì c = 0 hoặc c < ∞ và µ(A) < ∞.

Ví dụ 3.4. Tính tích phân của hàm đặc trưng χA (x) trên X với A là tập đo được.

 1,

 x∈A
Ta có χA (x) =
 0,

 x∈/ A.

R
Khi đó χA (x)dµ = α1 µ(A1 ) + α2 µ(A2 )
A
= 1µ(A) + 0µ(X \ A)
= µ(A).

44
Nhận xét 3.2. Nếu µ(A) = 0 và f ∈ SA+ thì
R
f dµ = 0.
A

Trong mục này ta giả thiết các hàm được nói đến là đơn giản đo được không âm.

Mệnh đề 3.3. (Tính cộng tính) Nếu A, B ∈ A, A ∩ B = ∅ và f xác định trên A ∪ B thì
Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ.
A∪B A B

n
P n
Chứng minh Giả sử f có biểu diễn f (x) = αi χEi (x), ∪ Ei = A ∪ B.
i=1 i=1
Ta có Ei = Ei ∩ (A ∪ B) = (Ei ∩ A) ∪ (Ei ∩ B); Ei ∩ A, Ei ∩ B rời nhau vì A, B rời nhau.
Khi đó
R n
P
f dµ = αi µ(Ei )
A∪B i=1
n
P Pn
= αi µ(Ei ∩ A) + αi µ(Ei ∩ B)
i=1 i=1
R R n n
= f dµ + f dµ (vì ∪ (Ei ∩ A) = A; ∪ (Ei ∩ B) = B).
A B i=1 i=1

R R
Mệnh đề 3.4. (Tính bảo toàn thứ tự) Nếu A ∈ A và f ≤ g trên A thì f dµ ≤ gdµ.
A A

Chứng minh
Giả sử hàm đơn giản f, g lần lượt có biểu diễn
n
X m
X
f (x) = αi χAi (x), g(x) = βj χBj (x), x ∈ A,
i=1 j=1

n m 0 0
trong đó Ai , Bj ∈ A, A = ∪ Ai = ∪ Bj , Ai ∩ Ai0 = ∅, Bj ∩ Bj 0 = ∅, i 6= i , j 6= j .
i=1 j=1
n
P m
P
Ta cần chứng minh αi µ(Ai ) ≤ βj µ(Bj ).
i=1 j=1
m m
Ta có Ai = Ai ∩A = Ai ∩ ∪ Bj = ∪ (Ai ∩Bj ), trong đó (Ai ∩Bj )∩(Ai ∩Bj 0 ) = Ai ∩(Bj ∩Bj 0 ) =
j=1 j=1
0
∅, j 6= j .
m
P
Do đó µ(Ai ) = µ(Ai ∩ Bj ). Nên
j=1

n
X n X
X m
αi µ(Ai ) = αi µ(Ai ∩ Bj ).
i=1 i=1 j=1

Biến đổi tương tự ta có


m
X m X
X n
βj µ(Bj ) = βj µ(Bj ∩ Ai ).
j=1 j=1 i=1

Xét mỗi cặp (i, j) có hai khả năng


+Ai ∩ Bj = ∅ khi đó: µ(Ai ∩ Bj ) = µ(Bj ∩ Ai ) = 0. Do đó αi µ(Ai ∩ Bj ) = βj µ(Bj ∩ Ai ).

45
Pn Pm
Vì vậy αi µ(Ai ) = βj µ(Bj ).
i=1 j=1
R R
Hay f dµ = gdµ.
A A
+Ai ∩ Bj 6= ∅ khi đó: tồn tại x0 ∈ Ai ∩ Bj . Do đó
f (x0 ) = αi ≤ g(x0 ) = βj , ∀i, j (do x0 ∈ Ai , x0 ∈ Bj ).
Suy ra αi µ(Ai ∩ Bj ) ≤ βj µ(Bj ∩ Ai ).
Pn Pm m P
P n R R
Nên αi µ(Ai ∩ Bj ) ≤ βj µ(Bj ∩ Ai ). Vậy f dµ ≤ gdµ.
i=1 j=1 j=1 i=1 A A

Hệ quả 3.1. Nếu µ(A) < +∞ và f bị chặn cốt yếu trên A thì f khả tích trên A.

Chứng minh
R
Ta cần chứng minh f dµ < +∞. Do f bị chặn cốt yếu trên A nên ∃M > 0, ∃B với µ(B) = 0
A
sao cho |f (x)| ≤ M , ∀x ∈ A \ B.
Khi đó theo mệnh đề 3.3 thì
Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ.
A A\B B
R
= f dµ (Do nhận xét 3.2).
A\B
R
≤ M dµ
A\B
= M µ(A \ B)
≤ M µ(A) < +∞.

Hệ quả 3.2. Nếu f khả tích trên A thì f hữu hạn h.k.n. trên A.

Chứng minh
Đặt B = {x ∈ A : f (x) = ∞}.
Khi đó f khả tích trên B. với mọi x ∈ B. ∀n ∈ N, ta có f (x) > n.
Do f khả tích trên B nên
Z Z
+∞ > f dµ > ndµ = nµ(B), ∀n ∈ N.
B B

Suy ra µ(B) = 0 hay f hữu hạn h.k.n. trên A.

Mệnh đề 3.5. (Tính tuyến tính) Nếu A ∈ A, f, g ∈ SA+ và α, β ∈ R+ thì


Z Z Z
(αf + βg)dµ = α f dµ + β gdµ.
A A A

46
Chứng minh Giả sử f, g lần lượt có biểu diễn
n
X m
X
f (x) = αi χAi (x), g(x) = βj χBj (x), x ∈ A,
i=1 j=1

n m 0 0
trong đó: Ai , Bj ∈ A, A = ∪ Ai = ∪ Bj , Ai ∩ Ai0 = ∅, Bj ∩ Bj 0 = ∅, i 6= i , j 6= j . Ta có
i=1 j=1

Z n
X
f dµ = αi µ(Ai ).
A i=1

Z m
X
gdµ = βj µ(Bj ).
A j=1
R R
Với α ≥ 0 dễ thấy rằng αf dµ = α f dµ.
A A
R R R
Do đó ta chỉ cần chứng minh (f + g)dµ = f dµ + gdµ.
A A A
m m
Ta có Ai = Ai ∩ A = Ai ∩ ∪ Bj = ∪ (Ai ∩ Bj ).
j=1 j=1
n
Tương tự Bj = ∪ (Ai ∩ Bj ).
i=1
n m
Do đó A = ∪ ∪ (Ai ∩ Bj ),
i=1 j=1
R Pn Pm R m P
P n
và f dµ = αi µ(Ai ∩ Bj ), gdµ = βj µ(Bj ∩ Ai ).
A i=1 j=1 A j=1 i=1
Với x ∈ Ai ∩ Bj ta có f (x) + g(x) = αi + βj .
R Pn Pm
Khi đó (f + g)dµ = (αi + βj )µ(Ai ∩ Bj )
A i=1 j=1
n P
P m Pn P m
= αi µ(Ai ∩ Bj ) + βj µ(Ai ∩ Bj )
i=1 j=1 i=1 j=1
R R
= f dµ + gdµ.
A A
Giả sử {fn }n là một dãy đơn điệu không giảm (tương ứng, không tăng) các hàm trên A, nghĩa là
fn ≤ fn+1 (tương ứng, fn ≥ fn+1 ) trên A với n ∈ N và hội tụ đến hàm f trên A. Khi đó ta viết
fn ↑ f (tương ứng, fn ↓ f ).

Mệnh đề 3.6. (Beppo - Levi) Giả sử A ∈ A, {fn }n ⊂ SA+ và f ∈ SA+ nếu 0 ≤ fn ↑ f trên A thì
Z Z Z
lim fn dµ = lim fn dµ = f dµ.
n→∞ n→∞
A A A

Chứng minh
f ∈ SA+ , f có biểu diễn
n
X n
f (x) = αi χAi (x), Ai ∩ Ai0 = ∅, ∪ Ai = A.
i=1
i=1

47
Cố định t ∈ (0; 1), mỗi k ∈ N, với mỗi i = 1, 2, ..., n đặt Aik = {x ∈ Ai : fk (x) ≥ tαi }.
Vì fk là hàm đo được nên với mỗi i và k tập Aik là tập đo được.
Lại vì fk ≤ fk+1 nên Aik ⊂ Ai,k+1 .

Hiển nhiên ∪ Aik ⊂ Ai .
k=1
Lấy x ∈ Ai , với i ∈ N thì do fn (x) ↑ f (x) = αi . Do đó tồn tại k0 ∈ N sao cho fk0 (x) ≥ tαi , tức
là x ∈ Aik0 .

Vậy x ∈ ∪ Aik .
k=1

Nên Ai = ∪ Aik , ∀i = 1, 2, ..., n.
k=1
Theo mệnh đề 1.8 về sự liên tục của độ đo ta có lim µ(Aik ) = µ(Ai ).
k→∞
Pn
Với mỗi m ∈ N, đặt sm (x) = tαi χAi,m (x), x ∈ A.
i=1
Khi đó, với mọi m ∈ N và x ∈ A, từ cách đặt Ai,m ta có

sm (x) ≤ fm (x) ≤ f (x).

Theo mệnh đề 3.4 về tính bảo toàn thứ tự của tích phân
Z n
X Z Z
sm dµ = t tαi µ(Ai,m ) ≤ fm dµ ≤ f dµ.
A i=1 A A

Cho m → ∞ ta có
n
X Z Z
t tαi lim µ(Ai,m ) ≤ lim fm dµ ≤ f dµ.
m→∞ m→∞
i=1 A A

Suy ra
n
X Z Z
t tαi µ(Ai ) ≤ lim fm dµ ≤ f dµ.
m→∞
i=1 A A

Do đó Z Z Z
t f dµ ≤ lim fm dµ ≤ f dµ.
m→∞
A A A
R R
Cho t → 1 ta có lim fm dµ = f dµ.
m→∞ A A

Mệnh đề 3.7. Giả sử A ∈ A, {fn }n ⊂ SA+ và {gn }n ⊂ SA+ . Nếu fn ≤ fn+1 và gn ≤ gn+1
R R
trên A với mọi n ∈ N và lim fn = lim gn thì tồn tại các giới hạn lim fn dµ, lim gn dµ và
n→∞ n→∞ n→∞ A n→∞ A
R R
lim fn dµ = lim gn dµ.
n→∞ A n→∞ A

Chứng minh
Do fn ≤ fn+1 và gn ≤ gn+1 trên A với mọi n ∈ N, theo mệnh đề 3.4 về tính bảo toàn thứ tự của

48
R R
tích phân ta có dãy { fn dµ} và { gn dµ} là đơn điệu, không giảm, do đó tồn tại các giới hạn
A A

Z Z
lim fn dµ, lim gn dµ.
n→∞ n→∞
A A

Cố định m ∈ N và đặt hn = min{fn , gm }, ∀n ∈ N.


Khi đó hn ∈ SA+ , ∀n ∈ N và hn đơn điệu, không giảm (do {fn } không giảm).
Mặt khác, fn ↑ lim fn = lim gn và gm ≤ lim gn nên hn ↑ lim min{fn , gm } = gm khi n → ∞.
n→∞ n→∞ n→∞ n→∞
Theo mệnh đề Beppo Levi ta có
Z Z
lim hn dµ = gm dµ.
n→∞
A A

Mà hn ≤ fn với mọi n ∈ N (cách đặt) ta có


Z Z
hn dµ ≤ fn dµ.
A A

Nên Z Z
lim hn dµ ≤ lim fn dµ
n→∞ n→∞
A A

Do đó Z Z
gm dµ ≤ lim fn dµ.
n→∞
A A

Cho m → ∞ ta có Z Z
lim gm dµ ≤ lim fn dµ.
m→∞ n→∞
A A

Tương tự ta có bất đẳng thức ngược lại do đó có điều phải chứng minh.

BÀI TẬP

Bài 3.1. Giả sử X = [0, 1] và µ là thu hẹp của độ đo Lebesgue trên [0, 1]. Ký hiệu Q1 và K1 lần

các số hữu tỷ trên [0, 1] và tập hợp Cantor trên [0, 1].
lượt là tập hợp
 1,

 x ∈ Q1
Đặt D(x) =
 0,

 x∈/ Q1 ,

 0,

 x ∈ K1
và K(x) =
 1,

 x∈
/ K1 .

49
R R
Tính Ddµ và Kdµ.
[0,1] [0,1]
Trong đó tập K1 được xây dựng như sau.
Bước 1. Chia [0, 1] thành ba khoảng bằng nhau, bỏ đi khoảng giữa G1 = ( 13 , 23 ).
Bước 2. Chia mỗi đoạn còn lại là [0, 31 ] và [ 23 , 1], bỏ đi khoảng giữa chúng, đặt G2 = ( 19 , 92 ) ∪ ( 79 , 98 ).
. . .

Gọi Gn là hợp của 2n−1 các khoảng bỏ đi ở bước thứ n. G = ∪ Gn là hợp của tất cả các khoảng
n=1
bỏ đi. Ta có K1 = [0, 1] \ G.

Bài 3.2. Chứng minh rằng nếu h ∈ SA+ , g ∈ SA+ và h = g h.k.n trên A thì hdµ = gdµ. Đặc
R R
A A
R
biệt nếu h = 0 h.k.n trên A thì hdµ = 0.
A
R R
Bài 3.3. Nếu µ(B) = 0 thì f dµ = f dµ.
A∪B A

3.1.2. Tích phân hàm đo được không âm

Giả sử f : A −→ R là một hàm đo được không âm trên A. Khi đó theo mệnh đề 2.5 (Cấu trúc
của hàm đo được), tồn tại một dãy các hàm đơn giản đo được không âm {fn }n trên A sao cho
0 ≤ fn ≤ fn+1 với mọi n ∈ N và fn ↑ f , n → ∞.
R
Vì vậy theo mệnh đề 3.6 (Beppo - Levi) giới hạn lim fn dµ tồn tại và chỉ phụ thuộc vào hàm f .
n→∞ A

R
Định nghĩa 3.3. Giá trị lim fn dµ được gọi là tích phân Lebesgue hay tích phân của hàm đo
n→∞ A
R R
được không âm f trên A theo độ đo µ, kí hiệu là f dµ hay f (x)dµ.
A A
R
Hàm f được gọi là khả tích Lebesgue hay khả tích trên A nếu f (x)dµ < ∞.
A
Nếu E là tập con đo được của A thì giá trị tích phân của hàm f |E trên E được gọi là tích phân của
R R
f trên E, kí hiệu là f dµ hay f (x)dµ.
E E
R R
Vậy f dµ = f |E dµ.
E A

Nhận xét 3.3. Tích phân của hàm đo được không âm luôn tồn tại và nhận giá trị trong [0; +∞].
R
Ví dụ 3.5. Tính xdµ.
[0;1]

Ta đã biết dãy hàm đơn giản đo được không âm {sn }n : 0 ≤ sn ↑ f (x) = x trên [0; 1].
R R
Khi đó f (x)dµ = lim sn dµ
n→∞
[0;1] [0;1]
n
P n
= αi µ(Ai ) ở đây ∪ Ai = A = [0; 1]
i=1 i=1

50
2n
i−1
P
= 2n
µ(Ai )
i=1
2n
i−1 1
P
= 2n 2n
i=1
2n
1
P
= 4n
(i − 1)
i=1
1 (2n −1)2n
= 4n 2
4n −2n
= 2.4n
1−( 21 )n 1
= 2
−→ 2
khi n → ∞.
R1
Tức là lim sn dµ = 12 .
n→∞ 0
R1 R1
Vậy f (x)dµ = xdµ = 12 .
0 0
R
Nhận xét 3.4. Nếu µ(A) = 0 và f ≥ 0 thì f (x)dµ = 0
A

Trong mục này ta luôn giả thiết các hàm nói tới là hàm đo được không âm.

Mệnh đề 3.8. (Tính cộng tính) Nếu A, B ∈ A, A ∩ B = ∅ và f xác định trên A ∪ B thì
Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ.
A∪B A B

Chứng minh Giả sử {fn }n là dãy hàm đơn giản đo được không âm trên A ∪ B sao cho
R R
0 ≤ fn ↑ f . Khi đó f dµ = lim fn dµ.
A∪B n→∞ A∪B

Áp dụng mệnh đề 3.3 (Tính cộng tính) ta có


Z Z Z Z
f dµ = lim fn dµ = lim ( fn dµ + fn dµ)
n→∞ n→∞
A∪B A∪B A B
R R
= lim fn dµ + lim fn dµ
n→∞ A n→∞ B
R R
= f dµ + f dµ.
A B
R R
Mệnh đề 3.9. (Tính bảo toàn thứ tự) Nếu A ∈ A và f ≤ g trên A thì f dµ ≤ gdµ.
A A

Chứng minh
Giả sử {fn }n , {gn }n lần lượt là dãy hàm đơn giản đo được không âm tăng về f và g trên A

0 ≤ fn ↑ f, 0 ≤ gn ↑ g.
R R R R
Khi đó f dµ = lim fn dµ, gdµ = lim gn dµ và ta chứng minh được fn ≤ gn , ∀n ∈ N,
A n→∞ A A n→∞ A

theo mệnh đề 3.4


Z Z
fn dµ ≤ gn dµ, ∀n ∈ N.
A A

51
R R
Vậy lim fn dµ ≤ lim gn dµ.
n→∞ A n→∞ A
R R
Suy ra f dµ ≤ gdµ.
A A

Hệ quả 3.3. Nếu µ(A) < +∞ và f bị chặn cốt yếu trên A thì f khả tích trên A.

Chứng minh
Vì f bị chặn cốt yếu trên A nên ∃M > 0 và tập B với µ(B) = 0 sao cho |f | ≤ M trên A \ B.
Khi đó theo mệnh đề 3.8 và nhận xét 3.4 ta có
Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ
A A\B B

R
= f dµ
A\B
R
≤ M dµ
A\B
= M µ(A \ B)
< M µ(A) < +∞.

Hệ quả 3.4. Nếu f khả tích trên A thì f hữu hạn h.k.n trên A.

Chứng minh
Đặt B = {x ∈ A : f (x) = +∞}. Khi đó B đo được và f khả tích trên B. với mọi n ∈ N, vì f > n
trên B nên Z Z
+∞ > f dµ > ndµ = nµ(B).
B B

Do bất đẳng thức thỏa mãn với mọi n nên µ(B) = 0.


Suy ra f hữu hạn h.k.n trên A.
R
Hệ quả 3.5. Nếu f ≥ 0 trên A và f dµ = 0 thì f = 0 h.k.n trên A.
A

Chứng minh
với mọi n ∈ N, đặt An = A[f > n1 ], khi đó An ⊂ An+1 và


B = ∪ An = A[f > 0].
n=1

Theo mệnh đề 1.8 chương I ta có µ(B) = lim µ(An ).


n→∞
Mặt khác, với mọi n ∈ N thì
Z Z Z
1 1
0= f dµ ≥ f dµ > dµ = µ(An ).
n n
A An An

52
Vậy µ(An ) = 0, ∀n ∈ N.
Do đó µ(B) = 0.
Suy ra f = 0 h.k.n trên A.

Mệnh đề 3.10. (Tính tuyến tính) Nếu A ∈ A, f, g xác định trên A và α, β ∈ R+ thì
Z Z Z
(αf + βg)dµ = α f dµ + β gdµ.
A A A

Chứng minh Giả sử {fn }n , {gn }n lần lượt là dãy hàm đơn giản đo được không âm tăng về f
và g trên A
0 ≤ fn ↑ f, 0 ≤ gn ↑ g.

Khi đó (αfn + βgn ) là dãy hàm đơn giản đo được không âm tăng về αf + βg trên A. Khi đó theo
mệnh đề 3.5 ta có
Z Z
(αf + βg)dµ = lim (αfn + βgn )dµ
n→∞
A A
R R
= lim (α fn dµ + β gn dµ)
n→∞
RA A
R
= α lim fn dµ + β lim gn dµ
n→∞ A n→∞ A
R R
= α f dµ + β gdµ.
A A

Mệnh đề 3.11. (Beppo - Levi) Nếu A ∈ A và 0 ≤ fn ↑ f trên A thì


Z Z Z
lim fn dµ = lim fn dµ = f dµ.
n→∞ n→∞
A A A

Chứng minh Vì fn , f là các hàm đo được không âm và theo tính chất bảo toàn thứ tự của tích
R R
phân nên tồn tại f dµ và lim fn dµ.
A n→∞ A

Theo mệnh đề 2.5, ∀n ∈ N, tồn tại dãy các hàm đơn giản đo được không âm {fn,k }k sao cho
fn,k ↑ fn trên A khi n → ∞.
Với mỗi n ta đặt hn = max{f1,n , f2,n , ..., fn,n }. Khi đó {hn }n là dãy hàm đơn giản đo được không
âm trên A.
Hơn nữa, vì fm,n ≤ fm,n+1 với mọi m ≤ n nên hn ≤ hn+1 với mọi n ∈ N. Vậy {hn }n là dãy hàm
đơn giản đo được không âm không giảm.
Mặt khác, hn ≤ fn ≤ f với mọi n ∈ N, nên trên A

lim hn ≤ f.
n→∞

53
Lại vì, nếu m ≤ n thì fm,n ≤ hn . Do đó

fm = lim fm,n ≤ lim hn , ∀m ∈ N.


n→∞ n→∞

Cho m → ∞ ta có
lim fm = f ≤ lim hn .
m→∞ n→∞

Kết hợp 3.1.2 và 3.1.2 ta có lim hn = f.


n→∞
Từ định nghĩa của tích phân hàm đo được không âm và tính bảo toàn thứ tự của tích phân ta có
Z Z
f dµ = lim hn dµ
n→∞
A A

R
≤ lim fn dµ, do hn ≤ fn
n→∞ A
R R R
≤ f dµ, vì fn dµ ≤ f dµ, ∀n ∈ N.
A A A
R R R
Từ đó lim fn dµ = f dµ = lim fn dµ.
n→∞ A A A n→∞

Hệ quả 3.6. Nếu gn ≥ 0 trên A ∈ A với mọi n ∈ N thì



Z X ∞ Z
X
gn dµ = gn dµ,
A n=1 n=1 A

∞ R
P ∞
P ∞
P
hơn nữa, nếu gn dµ < +∞ thì gn < +∞ h.k.n trên A và hàm số g(x) = gn (x) khả
n=1 A n=1 n=1
tích trên A.

Chứng minh
n
P ∞
P
Đặt fn = gk , khi đó 0 ≤ fn ↑ gk . Theo mệnh đề 3.11 ta có
k=1 k=1


Z X Z
gn dµ = lim fn dµ
n→∞
A n=1 A

R
= lim fn dµ
n→∞ A
n
R P
= lim gk dµ
n→∞ A k=1
Pn R
= lim gk dµ
n→∞ k=1 A
P∞ R
= gn dµ.
n=1 A
∞ R
P ∞
R P ∞
P
Hơn nữa, theo 3.6 nếu gn dµ < +∞ thì gn dµ < +∞, tức là g(x) = gn (x) khả tích
n=1 A A n=1 n=1

P
trên A và theo hệ quả 3.4 thì gn hữu hạn h.k.n trên A.
n=1

54
Mệnh đề 3.12. (Bất đẳng thức Fatou) Nếu f ≥ 0 trên A ∈ A với mọi n ∈ N thì
Z Z
limn→∞ fn dµ ≤ limn→∞ fn dµ
A A

Chứng minh Với mỗi n ∈ N, đặt gn = inf {fn , fn+1 , ..., }.


Khi đó theo định nghĩa giới hạn dưới 0 ≤ gn ↑ limn→∞ fn .
Theo mệnh đề 3.11 thì
Z Z Z
lim gn dµ = lim gn dµ = limn→∞ fn dµ.
n→∞ n→∞
A A A

Mặt khác, với mỗi n ∈ N thì gn ≤ fn trên A. Nên


Z Z
gn dµ ≤ fn dµ.
A A

Kết hợp 3.1.2 và 3.1.2 ta có


Z Z Z Z
limn→∞ fn dµ = lim gn dµ = limn→∞ gn dµ ≤ limn→∞ fn dµ.
n→∞
A A A A

BÀI TẬP

R R
Bài 3.4. Nếu f và g là các hàm đo được không âm, f = g h.k.n trên A, thì f dµ = gdµ. Đặc
A A
R
biệt, nếu g = 0 h.k.n trên A thì f = 0 h.k.n trên Avà f dµ = 0.
A

Bài 3.5. Giả sử {fn }n là dãy các hàm đo được trên A sao cho 0 ≤ fn ↓ f h.k.n trên A. Chứng
R R R
minh rằng nếu f1 dµ < ∞ thì fn dµ −→ f dµ.
A A A

Bài 3.6. Giả sử {fn }n là dãy các hàm đo được trên A sao cho 0 ≤ fn ↓ f h.k.n trên A. Chứng
R
minh rằng nếu fn dµ ↓ 0 thì f = 0 h.k.n trên A.
A

3.1.3. Tích phân hàm đo được

Bổ đề 3.1. Giả sử f là hàm đo được trên A và f + = max{f ; 0}, f − = −min{f ; 0}. Khi đó f +
và f − là các hàm đo được không âm trên A và f = f + − f − , |f | = f + + f − .

55
Chứng minh
Hiển nhiên f + và f − là các hàm đo được không âm trên A.
+ Với mọi x ∈ A, ta có

 f (x) − 0, f (x) ≥ 0


+ −
f (x) − f (x) = = f (x)
 0 − (−f (x)), f (x) < 0

Vậy f + − f − = f.
 f,

 f ≥0
+ Ta có |f | =
 −f, f < 0.

Hơn nữa
nếu f ≥ 0 thì f + + f − = f + 0 = f ,
nếu f < 0 thì f + + f − = 0 + (−f ) = −f .
Vậy f + + f − = |f |

Định nghĩa 3.4. Cho hàm đo được f : A −→ R và A ∈ A. Giả sử rằng một trong hai tích phân
f dµ, f − dµ là hữu hạn. Khi đó giá trị f + dµ − f − dµ tồn tại và được gọi là tích phân
R + R R R
A A A A
R R
Lebesgue hay là tích phân của f trên A theo độ đo µ. Kí hiệu f dµ hay f (x)dµ.
A A
Nếu E là tập con đo được của A thì giá trị tích phân của hàm f |E trên E được gọi là tích phân của
R R
f trên E, kí hiệu là f dµ hay f (x)dµ.
E E
Z Z
f dµ = f |E dµ.
E A
R
Nếu giá trị f dµ ∈ R thì f được gọi là khả tích Lebesgue hay khả tích trên A. Nói khác đi, f khả
A
tích trên A khi và chỉ khi f + dµ và f − dµ là các giá trị hữu hạn.
R R
A A

Nhận xét 3.5. Tích phân của hàm f có thể tồn tại có thể không tồn tại, nếu tồn tại thì nhận giá trị
thuộc R.
R
Ví dụ 3.6. Nếu f (x) = c, c là hằng số, ∀x ∈ A thì f dµ = cµ(A).
A
R
Nhận xét 3.6. Nếu µ(A) = 0 thì mọi hàm đo được f : A −→ R đều khả tích và f dµ = 0.
A

 1,

 x≥0
Ví dụ 3.7. Hàm f : R −→ R cho bởi f (x) =
 −1, x<0

không có tích phân Lebesgue trên R.

56
Ta có

 1,

 x≥0
+
f = max{f ; 0} =
 −1, x < 0.



 0,

 x≥0

f = −min{f ; 0} =
 1, x < 0.

Khi đó
R +
f dµ = 1.µ[0; +∞) = +∞,
A
R −
f dµ = 1.µ(−∞; 0) = +∞.
A
R
Do đó f dµ không tồn tại.
A

Mệnh đề 3.13. (Tính chất cộng tính) Nếu A, B ∈ A và A ∩ B = ∅ thì


Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ,
A∪B A B

miễn là một trong hai vế của đẳng thức trên có nghĩa.

Chứng minh
Ta có f = f + − f − với f + và f − là các hàm đo được không âm trên A ∪ B. Khi đó theo mệnh đề
3.8 ta có Z Z Z
+ +
f dµ = f dµ + f + dµ,
A∪B A B
Z Z Z
− −
f dµ = f dµ + f − dµ.
A∪B A B

Vì một trong hai vế của 3.13 có nghĩa nên ta giả sử vế trái có nghĩa, vì vậy vế trái của một trong
hai đẳng thức trên phải hữu hạn. Giả sử vế trái của 3.1.3 hữu hạn. Vì vế trái của 3.1.3 hữu hạn nên
hai tích phân ở vế phải đồng thời hữu hạn. Do đó hiệu số f + dµ − f − dµ và f + dµ − f − dµ
R R R R
A A B B
đều có nghĩa. Khi đó trừ vế theo vế 3.1.3 cho 3.1.3 ta có
Z Z Z
f dµ = +
f dµ − f − dµ
A∪B A∪B A∪B

f + dµ − f − dµ + f + dµ − f − dµ
R R R R
=
A
R RA B B
= f dµ + f dµ.
A B

57
R R
Hệ quả 3.7. Nếu A, B ∈ A, B ⊂ A và tồn tại f dµ thì f dµ tồn tại. Hơn nữa nếu f khả tích
A B
trên A thì f cũng khả tích trên B.

Chứng minh
Vì A = (A \ B) ∪ B và (A \ B) ∩ B = ∅, theo mệnh đề 3.13 ta có
Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ
A A\B B

R
và tích phân f dµ tồn tại.
B
R R
Hơn nữa, nếu f khả tích trên A thì f dµ < +∞ do đó f dµ < +∞.
A B
Vậy f khả tích trên B.

Hệ quả 3.8. Giả sử A, B ∈ A. Khi đó


R
1. Nếu µ(B) = 0 và f dµ tồn tại thì
A

Z Z Z
f dµ = f dµ = f dµ.
A∪B A\B A

R R
2. Nếu f ∼ g trên A thì f dµ = gdµ trên A miễn là một trong hai tích phân tồn tại.
A A
R
Hơn nữa, nếu f = 0 h.k.n trên A thì f dµ = 0.
A

Chứng minh
1. Ta có A ∪ B = A ∪ (B \ A) = (A \ B) ∪ B và A ∩ (B \ A) = (A \ B) ∩ B = ∅.
R R
Vì µ(B) = 0 nên µ(B \ A) = 0. Do đó f dµ = f dµ = 0 (Nhận xét 3.6).
B B\A
Theo mệnh đề 3.13 về tính cộng tính ta có
Z Z Z Z Z
f dµ = f dµ + f dµ = f dµ + f dµ.
A∪B A B\A A\B B

Suy ra
Z Z Z
f dµ = f dµ = f dµ.
A∪B A A\B

2. Do f ∼ g trên A nên tồn tại B ∈ A sao cho µ(B) = 0 mà f (x) = g(x), ∀x ∈ A \ B.


Áp dụng 1. ta có

Z Z Z
f dµ = f dµ = f dµ,
A∪B A\B A

58
và Z Z Z
gdµ = gdµ = gdµ.
A∪B A\B A

Mà Z Z
gdµ = f dµ.
A\B A\B

Từ 3.1.3, 3.1.3 và 3.1.3 ta có Z Z


gdµ = f dµ.
A A
R
Từ đó, nếu f = 0 h.k.n A thì f dµ = 0.
A

Nhận xét 3.7. Từ hệ quả 3.8 ta thấy, nếu thay đổi giá trị của hàm trên một tập con có độ đo không
thì không làm thay đổi giá trị tích phân của chúng. Do đó, nếu hàm xác định và đo được trên E ⊂ A
R R
mà µ(A \ E) = 0 thì ta định nghĩa f dµ = f dµ.
A E

Mệnh đề 3.14. (Bảo toàn thứ tự) Giả sử A ∈ A và f, g đo được trên A. Khi đó nếu f ≤ g trên A
R R
và tồn tại các tích phân f dµ, gdµ thì
A A
Z Z
f dµ ≤ gdµ.
A A

Chứng minh f + , f − , g + , g − là các hàm đo được không âm trên A.


Vì f ≤ g trên A nên
f + ≤ g+; f − ≥ g−.

Theo mệnh đề 3.9 ta có


Z Z
+
f dµ ≤ g + dµ.
A A
Z Z
f − dµ ≥ g − dµ.
A A

gdµ tồn tại nên ít nhất một trong hai tích phân f + dµ, f − dµ hữu hạn và
R R R R
Vì tích phân f dµ,
A A A A
ít nhất một trong hai tích phân g + dµ, g − dµ cũng hữu hạn. Trừ vế theo vế 3.1.3 cho 3.1.3 ta có
R R
A A
Z Z Z Z

+
f dµ − f dµ ≤ +
g dµ − g − dµ.
A A A A
R R
Do đó f dµ ≤ gdµ.
A A

59
Nhận xét 3.8. Kết luận của mệnh đề 3.14 vẫn đúng nếu ta thay giả thiết f ≤ g trên A bằng giả
thiết f ≤ g h.k.n trên A.

Hệ quả 3.9. Nếu µ(A) < +∞ và f bị chặn cốt yếu trên A thì f khả tích trên A.

Chứng minh
Vì f bị chặn cốt yếu trên A nên f + , f − là các hàm đo được không âm bị chặn cốt yếu trên A.
Mà µ(A) < +∞ nên theo hệ quả 3.5 ta có f + , f − khả tích trên A. Tức là f + dµ < +∞ và
R
A
R −
f dµ < +∞.
A
Do đó f + dµ − f − dµ < +∞, hay f dµ < +∞.
R R R
A A A
Suy ra f khả tích trên A.

Hệ quả 3.10. Nếu A ∈ A và f khả tích trên A thì f hữu hạn h.k.n trên A.

Chứng minh
Vì f khả tích trên A nên f + , f − khả tích trên A. Theo hệ quả 3.4 thì f + , f − là hai hàm hữu hạn
h.k.n trên A.
Khi đó tồn tại B sao cho µ(B) = 0, f (x) < ∞, ∀x ∈ A \ B, tồn tại C sao cho µ(C) = 0,
f (x) < ∞, ∀x ∈ A \ C.
Suy ra µ(B ∩ C) = 0, ∀x ∈ A \ (B ∩ C) = (A \ B) ∪ (A \ C) thì f (x) < ∞.

Mệnh đề 3.15. (Tính tuyến tính) Giả sử A ∈ A. khi đó các đẳng thức sau đây đúng, miễn là vế
phải có nghĩa
Z Z
cf dµ = c. f dµ, ∀c ∈ R.
A A
Z Z Z
(f + g)dµ = f dµ + gdµ, ∀c ∈ R.
A A A

Chứng minh Ta có f = f + − f − với f + , f − là các hàm đo được không âm trên A và


c ≥ 0 thì (cf )+ = max{cf ; 0} = cf + , (cf )− = −min{cf ; 0} = cf − ,
c < 0 thì (cf )+ = max{cf ; 0} = −cf − , (cf )− = −min{cf ; 0} = −cf + .
Vì f + là hàm đo được không âm trên A nên tồn tại các dãy hàm {fn+ }, {fn+ } tăng về f + , f − :
0 ≤ fn+ ↑ f + , 0 ≤ fn− ↑ f − .
+Nếu c ≥ 0 thì 0 ≤ cfn+ ↑ cf + . Áp dụng mệnh đề 3.6 ta có
Z Z Z Z
+ +
(cf ) dµ = lim cfn dµ = c lim fn dµ = c f + dµ,
+
n→∞ n→∞
A A A A

60
và Z Z Z Z

(cf ) dµ = lim cfn− dµ = c lim fn− dµ =c f − dµ.
n→∞ n→∞
A A A A

Do đó Z Z
cf dµ = [(cf )+ − (cf )− ]dµ
A A

= c f + dµ − c f − dµ (Theo mệnh đề 3.10)


R R
A
R + RA −
= c( f dµ − f dµ)
RA A
= c f dµ.
A
+ Nếu c < 0 thì Z Z
cf dµ = [(cf )+ − (cf )− ]dµ
A A

= (−c)f − dµ − (−c)f + dµ (Theo mệnh đề 3.10)


R R
A
R + RA −
= c f dµ − c f dµ (Theo mệnh đề 3.10)
A A
R
= c f dµ.
A

Mệnh đề 3.16. (Tính khả tích) Giả sử A ∈ A, khi đó


R R R
1. Nếu tồn tại f dµ thì | f dµ| ≤ |f |dµ.
A A A
2. f khả tích trên A khi và chỉ khi |f | khả tích trên A.
3. Nếu |f | ≤ g h.k.n trên A và g khả tích trên A thì f khả tích trên A.
4. Nếu f, g khả tích trên A thì f + g, f − g khả tích trên A.
5. Nếu f khả tích trên A và g bị chặn trên A thì f g khả tích trên A.

Chứng minh
1. Vì tồn tại f dµ nên một trong hai tích phân f + dµ, f − dµ hữu hạn. Khi đó
R R R
A A A

Z Z Z
| f dµ| = | +
f dµ − f − dµ|
A A A

≤ | f + dµ| + | f − dµ|
R R

RA + R A−
= f dµ + f dµ
A A
R
= |f |dµ.
A
2. f khả tích trên A thì hai tích phân f + dµ, f − dµ hữu hạn. Do đó |f |dµ = f + dµ+ f − dµ
R R R R R
A A A A A
hữu hạn.

61
R R R
Ngược lại, nếu |f | khả tích trên A thì |f |dµ < +∞. Do đó | f dµ| < +∞. Suy ra f dµ < +∞,
A A A
hay f khả tích trên A.
R R
3. Vì |f | ≤ g h.k.n trên A nên |f |dµ ≤ gdµ < +∞ (do g khả tích trên A). Vì vậy |f | khả tích
A A
trên A. Theo (2) thì f khả tích trên A.
4. Áp dụng mệnh đề 3.15.
R
5. f khả tích trên A nên f dµ < +∞. g bị chặn trên A nên tồn tại M > 0 mà |g(x)| ≤ M ,
A
∀x ∈ A.
R R R
Khi đó |f g|dµ ≤ M |f |dµ = M |f |dµ < +∞.
A A A
Vậy |f g| khả tích trên A, do đó f g khả tích trên A.

3.2. Qua giới hạn dưới dấu tích phân

3.2.1. Một số định lí qua giới hạn dưới dấu tích phân

Mệnh đề 3.17. (Beppo - Levi) Giả sử {fn }n là dãy hàm đơn điệu (tăng hoặc giảm) các hàm đo
được trên A ∈ A và tồn tại n0 sao cho fn0 khả tích. Khi đó
Z Z
lim fn dµ = lim fn dµ.
n→∞ n→∞
A A

Chứng minh Không mất tổng quát ta xét trường hợp {fn }n là dãy tăng và f1 khả tích. Khi đó
f1− dµ < +∞ và do đó f1− hữu hạn h.k.n trên A (theo hệ quả 3.4).
R
A
Bằng cách thay đổi hữu hạn giá trị hữu hạn giá trị của f1− trên một tập có độ đo không (nếu cần)
thì ta có f1− hữu hạn trên A và fn− ≤ f1− trên A. Như vậy 0 ≤ fn + f1− ↑ f + f1− trên A. Theo
mệnh đề 3.11 ta có
Z Z Z
lim fn dµ + f1− dµ = lim (fn + f1− )dµ
n→∞ n→∞
A A A

lim (fn + f1− )dµ


R
=
A n→∞
= lim fn dµ + f1− dµ.
R R
A n→∞ A
f1− dµ
R
Vì < +∞ nên ta có điều phải chứng minh.
A

Nhận xét 3.9. Nếu {fn }n là dãy hàm đơn điệu tăng (tương ứng, giảm) thì thay vì fn0 khả tích ta
chỉ cần fn−0 dµ < +∞ (tương ứng fn+0 dµ < +∞).
R R
A A

62
Mệnh đề 3.18. (Bất đẳng thức Fatou)
1. Nếu fn ≥ g với ∀n ∈ N và g khả tích trên A thì
Z Z
limfn dµ ≤ lim fn dµ.
n n
A A

2. Nếu fn ≤ 0 trên A ∈ A với mọi n ∈ N thì


Z Z
limfn dµ ≥ lim fn dµ.
n n
A A

Chứng minh
1. Ta có fn − g ≥ 0 trên A ∈ A, ∀n ∈ N. Theo mệnh đề 3.12 ta có
Z Z
lim(fn − g)dµ ≤ lim (fn − g)dµ.
n n
A A

Do đó Z Z Z Z
limfn dµ − gdµ ≤ lim fn dµ − gdµ.
n n
A A A A
R R
Do g khả tích trên A nên gdµ < +∞, trừ hai vế của 3.2.1 cho gdµ ta có điều phải chứng minh.
A A
2. Do fn ≤ 0, áp dụng mệnh đề 3.12 cho {−fn } ta có
Z Z
lim(−fn )dµ ≤ lim (−fn )dµ
n n
A A
R
= limn (− fn dµ).
A
Theo tính chất của limn , limn thì
Z Z
−limfn dµ ≤ −lim fn dµ.
n n
A A

Do đó Z Z
limfn dµ ≥ lim fn dµ.
n n
A A

Mệnh đề 3.19. (Hội tụ bị chặn Lebesgue) Giả sử {fn }n là dãy hàm đo được trên A ∈ A thỏa mãn
|fn | ≤ g với mọi n ∈ N và g là hàm khả tích trên A. Khi đó nếu {fn }n hội tụ h.k.n trên A hay hội
tụ theo độ đo về hàm f trên A thì
Z Z Z
lim fn dµ = lim fn dµ = f dµ.
n→∞ n→∞
A A A

63
Chứng minh
+ Trường hợp fn −→ f h.k.n trên A. Vì tích phân của hai hàm tương đương là bằng nhau nên
không mất tổng quát ta có thể giả sử fn −→ f trên A.
g khả tích và −g ≤ fn ≤ g trên A nên áp dụng mệnh đề 3.18 ta có
Z Z Z Z
limfn dµ ≤ lim fn dµ ≤ lim fn dµ ≤ limfn dµ.
n n n n
A A A A

Vì fn −→ f trên A, tức là limn fn = limn fn = f nên ta có điều phải chứng minh.


µ
+ Trường hợp fn −→ f trên A.
Theo định nghĩa giới hạn trên, tồn tại một dãy con {nk } của dãy số tự nhiên {n} sao cho
Z Z
lim fnk dµ = lim fn dµ.
k→∞ n
A A
µ
Hiển nhiên ta cũng có dãy con {fnk }, ∀k ∈ N cũng hội tụ theo độ đo về hàm f trên A fnk −→ f .
Khi đó theo mệnh đề 2.10 lại có một dãy con {fnki }, i ∈ N, của dãy {fnk }, k ∈ N sao cho
fnki −→ f h.k.n. Do đó
Z Z
lim fn dµ = lim fnk dµ
n k→∞
A A
R
= lim fnki dµ
i→∞ A
R
= f dµ.
A
R R
Tương tự ta có limn fn dµ = f dµ.
A A
R R
Suy ra lim fn dµ = f dµ.
n→∞ A A

Hệ quả 3.11. Giả sử µ(A) < +∞ và |fn | ≤ K với mọi n ∈ N. Khi đó, nếu {fn }n hội tụ h.k.n hay
hội tụ theo độ đo về hàm f trên A thì
Z Z Z
lim fn dµ = lim fn dµ = f dµ.
n→∞ n→∞
A A A

Chứng minh
R
Áp dụng mệnh đề 3.19 với hàm g(x) = M , ∀x ∈ A và gdµ = M µ(A) < +∞.
A

Định nghĩa 3.5. Giả sử (X, A, µ) là không gian độ đo và f : X −→ R là hàm có tích phân trên
X. Hàm tập
λ : A −→ R
R
A 7−→ λ(A) = f dµ được gọi là tích phân bất định của f .
A

64
Mệnh đề 3.20. (Tính σ− cộng tính) Tích phân bất định của hàm f có tính σ− cộng tính, nghĩa là,

nếu {An }n∈N ⊂ A đôi một rời nhau và A = ∪ An thì
n=1
Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ.
A n=1 A
n

∞ R
P
Hơn nữa, f khả tích khi và chỉ khi |f |dµ < +∞.
n=1 An

Chứng minh
n
Giả sử f ≥ 0 trên A. Với mỗi n ∈ N, đặt Bn = ∪ Ai . Khi đó Bn ↑ A, vì 0 ≤ χBn f ↑ f trên A
i=1
nên áp dụng mệnh đề 3.11 ta có
Z Z Z
lim χBn f dµ = lim f dµ = f dµ.
n→∞ n→∞
A Bn A

Mặt khác từ tính cộng tính của tích phân và định nghĩa của tập Bn ta có
Z Xn Z X∞ Z
lim f dµ = lim f dµ = f dµ.
n→∞ n→∞
Bn i=1 A i=1 A
i i

Từ 3.2.1 và 3.2.1 ta có Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ.
A n=1 A
n

Giả sử f là hàm đo được tùy ý. Áp dụng kết quả của trường hợp trên cho các hàm đo được không
âm f + và f − ta được
Z ∞ Z
X Z ∞ Z
X

+
f dµ = +
f dµ; f dµ = f − dµ.
A n=1 A A n=1 A
n n

f dµ tồn tại nên một trong hai tích phân f + dµ, f − dµ hữu hạn. Không mất tổng
R R R
Tích phân
A A A
R −
quát ta giả sử f dµ < +∞.
A
Khi đó, từ 3.2.1 ta có Z Z Z
f dµ = +
f dµ − f − dµ
A A A
∞ R ∞ R
f + dµ − f − dµ
P P
=
n=1 An n=1 An
∞ R
(f + − f − )dµ
P
=
n=1 An
P∞ R
= f dµ.
n=1 An
Vậy
Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ.
A n=1 A
n

65
Hơn nữa Z ∞ Z
X
|f |dµ = |f |dµ.
A n=1 A
n


P R R
Mà |f |dµ < +∞ tương đương với |f |dµ < +∞ tức là |f | khả tích, điều này tương đương
n=1 An A
với f khả tích.

Hệ quả 3.12. Nếu f là hàm đo được không âm trên X thì tích phân bất định của f là một độ đo
trên A và được gọi là độ đo xác định bởi f và µ.

Chứng minh
R
+ Vì µ(∅) = 0 nên λ(∅) = f dµ = 0.

R
+ Do f là hàm đo được không âm nên với mọi A ∈ A thì λ(A) = f dµ ≥ 0.
A
+ Với {An }n ⊂ A, Ai ∩ Aj = ∅, i 6= j thì theo mệnh đề 3.20 ta có
Z ∞ Z ∞
∞ X X
λ( ∪ An ) = f dµ = f dµ = λ(An ).
n=1
∞ n=1 A n=1
n
∪ An
n=1

BÀI TẬP

Bài 3.7. Lấy ví dụ về hàm đơn giản.

Bài 3.8. Lấy ví dụ về hàm đo được.

Bài 3.9. Giả sử f : A −→ R là hàm đo được không âm. Chứng minh rằng nếu A, B ∈ A và
R R
B ⊂ A thì f dµ ≤ f dµ.
B A

Bài 3.10. Chứng minh rằng nếu f : A −→ R là hàm đo được và bị chặn trên E với µ(E) < +∞
thì f khả tích trên E.

Bài 3.11. f : A −→ R là hàm đo được và bị chặn trên E, m ≤ f ≤ M h.k.n trên E. Chứng minh
R R
rằng nếu f dµ tồn tại, thì m.µ(E) ≤ f dµ ≤ M.µ(E).
E E

3.2.2. Mối liên hệ giữa tích phân Rieman và tích phân Lebesgue

Mệnh đề 3.21. Mọi hàm f : [a; b] −→ R khả tích Riemann đều khả tích Lebesgue và hai tích phân
đó trùng nhau, nghĩa là
Zb Zb
f (x)dx = f dµ.
a a

66
Chứng minh với mọi n ∈ N, xét phân hoạch Pn = {x0 , x1 , ..., x2n } của [a; b], với xi =
a + i(b − a)2−n , i = 0, 1, ..., 2n . Đặt
2 n 2n
X X
ϕn = mi χAi , ψn = Mi χAi ,
i=1 i=1

ở đây mi = inf {f (x) : x ∈ [xi−1 ; xi ]}, Mi = sup{f (x) : x ∈ [xi−1 ; xi ]} và Ai = [xi−1 ; xi ) với
mọi i = 0, 1, ..., 2n .
Khi đó trên [a; b]
Z Z
ωn = ϕn dµ; Ω = ψn dµ, ϕn ≤ f ≤ ψn ,
[a;b] [a;b]

với ωn , Ωn lần lượt là tổng Darboux dưới và tổng Darboux trên của f trên [a; b] ứng với phân hoạch
Pn . Vì {ϕn }n là dãy các hàm đơn giản không giảm, còn {ψn }n là dãy các hàm đơn giản không
tăng. Do đó, nếu kí hiệu lim ϕn = ϕ và lim ψn = ψ thì trên [a; b] ta có
n→∞ n→∞

ϕn ↑ ϕ ≤ f, ψn ↓ ψ ≥ f.

Vì ψn − ϕn ↓ ψ − ϕ ≥ 0 nên áp dụng mệnh đề 3.17 và tính khả tích Riemann của hàm f ta có
Z Z
0≤ (ψ − ϕ)dµ = lim (ψn − ϕn )dµ
n→∞
[a;b] [a;b]

R R
≤ lim ψn dµ − lim ϕn dµ
n→∞ n→∞
[a;b] [a;b]
= lim Ωn − lim ωn
n→∞ n→∞
= 0 (do f khả tích Riemann).
Kết hợp với 3.2.2 và 3.2.2 ta được ψ = ϕ = f h.k.n trên [a; b]. Điều này có nghĩa là ϕ ↑ f h.k.n
trên [a; b].
R Rb
Mặt khác, vì ϕn dµ = ωn −→ f (x)dx ∈ R nên tồn tại n0 sao cho ϕn0 khả tích trên [a; b]. Áp
[a;b] a
dụng mệnh đề 3.17 ta có

Z Z Zb
f dµ = lim ϕn dµ = lim ωn = f (x)dx.
n→∞ n→∞
[a;b] [a;b] a

Mệnh đề 3.22. Giả sử f : [a; b] −→ R là hàm bị chặn trên [a; b]. Khi đó f khả tích Riemann nếu
và chỉ nếu f liên tục hầu khắp nơi trên [a; b].

1
R
Ví dụ 3.8. Tính tích phân x2 +1
dµ, với µ là độ đo Lebesgue trên R.
[0;+∞)

67
Giải
1
Đặt f (x) = x2 +1
với mọi x ∈ [0; +∞) và A = [0; +∞), An = [0; n] với mọi n ∈ N. Khi đó
An ↑ A. Vì f > 0 nên hàm tập λ sinh bởi f và µ là một độ đo trên σ− đại số các tập đo được
Lebesgue. Do đó λ(A) = lim λ(An ).
n→∞
R 1 Rn 1
Mà λ(An ) = x2 +1
dµ = x2 +1
dx = arctann.
[0;n] 0

1
Rn1
= lim arctann = π2 .
R
Do đó x2 +1
dµ = λ(A) = lim 2 dx
n→∞ 0 x +1 n→∞
[0;+∞)
Mối quan hệ giữa tích phân Riemann và tích phân Lebesgue trên [a; +∞) Ta đã biết rằng một
hàm không bị chặn thì không khả tích Riemann. Tuy nhiên, cũng có nhiều hàm không bị chặn
nhưng vẫn tồn tại tích phân Riemann suy rộng. Câu hỏi đặt ra là những hàm có tích phân suy rộng
thì có khả tích Lebesgue hay không? Nói chung câu trả lời là không.

Mệnh đề 3.23. Giả sử f : [a; +∞) −→ R là hàm khả tích Riemann trên mọi đoạn con đóng của
R
[a; +∞). Khi đó f khả tích Lebesgue trên [a; +∞) nếu và chỉ nếu tích phân suy rộng |f (x)|dx
[a;+∞)
tồn tại. Hơn nữa
Z Z+∞
f dµ = f (x)dx.
[a;+∞) a

Chứng minh
R
(Điều kiện cần). Giả sử tích phân suy rộng |f (x)|dx tồn tại. Vì f và |f | đo được trên các
[a;+∞)

đoạn [a; n] với mọi n ∈ N và [a; +∞) = ∪ [a; a + n] nên f và |f | đo được trên [a; +∞). Theo hệ
n=1
quả 3.12 hàm tập sinh bởi |f | và µ là một độ đo trên σ− đại số các tập con đo được của [a; +∞)
và từ mệnh đề 3.21 ta có
Z Z a+n
Z Z+∞
|f |dµ = lim |f |dµ = lim |f (x)|dx = |f (x)|dx < +∞.
n→∞ n→∞
[a;+∞) [a;a+n] a a

Vậy f khả tích Lebesgue trên [a; +∞).


(Điều kiện đủ). Giả sử f khả tích Lebesgue
 trên [a; +∞). Khi đó f + khả tích Lebesgue trên
+
 f (x),

 x ∈ [a; a + n]
[a; +∞). với mọi n ∈ N, đặt fn (x) =
 0, x > a + n.

Ta có lim fn (x) = f + (x) và 0 ≤ fn (x) ≤ f + (x) với mọi x ∈ [a; +∞). Áp dụng mệnh đề 3.21,
n→∞

68
R a+n
R
các hàm fn khả tích Lebesgue và fn dµ = f + (x)dx. Theo mệnh đề 3.19 ta có
[a;a+n] a

Z Z a+n
Z
f + dµ = lim fn dµ = lim f + (x)dx.
n→∞ n→∞
[a;+∞) [a;a+n] a

R +∞
R R
Điều này chứng tỏ f + (x)dx tồn tại và f + (x)dx = f + dµ.
[a;+∞) a [a;+∞)
+∞
f − (x)dx tồn tại và f − (x)dx = f − dµ.
R R R
Tương tự, tích phân
[a;+∞) a [a;+∞)
+∞
Từ f = f + − f − , |f | = f + + f − ta suy ra rằng hai tích phân Riemann suy rộng
R
f (x)dx,
a
+∞
R
|f (x)|dx đều tồn tại . Hơn nữa
a

Z+∞ Z Z+∞ Z
f (x)dx = f dµ, |f (x)|dx = |f |dµ.
a [a;+∞) a [a;+∞)

Mệnh đề 3.24. Giả sử f : [a; b] −→ R không bị chặn và khả tích trên mọi đoạn [a + , b] ⊂ [a, b]
với  > 0. Khi đó f khả tích Riemann trên [a, b] nếu và chỉ nếu tích phân Riemann suy rộng
Rb Rb
|f (x)|dx = lim |f (x)|dx tồn tại.
a →0 a+

Rb
Thuật toán Lebesgue tính tích phân Lebesgue trên [a; b] Để tính tích phân Lebesgue f dµ, sử
a
dụng kết quả đã biết về tích phân Lebesgue của hàm đo được và mối liên hệ với tích phân Riemann,
ta tiến hành theo các bước sau.

• Chọn hàm g(x) liên tục h.k.n trên [a; b] sao cho f = g h.k.n trên [a; b] và g(x) bị chặn trên
[a; b].
Rb
• Tính tích phân Riemann g(x)dx của hàm g(x) trên [a; b].
a

Rb Rb
• Ta có f khả tích Lebesgue trên [a; b] và f dµ = g(x)dx.
a a
Vì theo mệnh đề 3.22, g(x) liên tục h.k.n trên [a; b] nên g(x) khả tích Riemann trên đó. Từ
mệnh đề 3.21 thì g(x) khả tích Lebesgue trên [a; b]. Mà f = g h.k.n trên [a; b], nên theo hệ
Rb Rb
quả 3.8 thì f dµ = gdµ.
a a

2
 cos(x + 1),

 x = n1 , n ∈ N∗
Ví dụ 3.9. Cho hàm f (x) =
2x
 e ,

 x 6= n1 , n ∈ N∗ .

R
Chứng minh rằng f khả tích Lebesgue trên [0; 1] và tính f dµ.
[0;1)

69
Giải
Ta xét E = { n1 : n ∈ N∗ },khi đó µ(E) = 0.
Đặt g : [0; 1] −→ R cho bởi g(x) = e2x , x ∈ [0; 1].
Khi đó, vì {x ∈ [0; 1] : f (x) 6= g(x)} = E, µ(E) = 0 nên f = g h.k.n trên [0; 1].
Ta lại có
Z1 Z1
g(x)dx = e2x dx
0 0

1
R1
= 2
e2x d(2x)
0
= 12 e2x |10
= 12 (e2 − 1).
R1 R1
Vì vậy, hàm f (x) khả tích Lebesgue trên [0; 1] và f dµ = g(x)dx = 21 (e2 − 1).
0 0

Ví dụ 3.10. Xét tính khả tích Riemann và khả tích Lebesgue của hàm số sau trên [0; 1] và tính các
tích phântương ứng trong trường hợp khả tích.
3
 x,

 x ∈ [0; 1] ∩ Q
f (x) =
1
 x 12 ,

 x ∈ [0; 1] \ Q.

Giải +Xét tính khả tích Riemann.


Chọn dãy số {xn } ⊂ [0; 1] \ Q sao cho lim xn = 0 thì dãy số tương ứng {f (xn )} = { x1n },
n→∞
lim f (xn ) = ∞, nên f không bị chặn, do đó f không khả tích Riemann trên [0; 1].
n→∞
+Xét tính khả tích
 Lebesgue.
 11 ,
 x ∈ (0; 1]
x2

Đặt g(x) =
 0, x = 0.

Ta có f (x) 6= g(x) với mọi x ∈ [0; 1] ∩ Q. Mà µ{[0; 1] ∩ Q} ≤ µ(Q) = 0, do đó f (x) = g(x)


h.k.n trên [0; 1].
Khi đó, tích phân suy rộng loại hai của g(x) trên [0; 1] là
Z1 Z1
1
g(x)dx = 1 dx
x2
0 0

R1
1
= lim 1 dx
→0 0+ x 2
1
= lim 2x 2 |1 = 2.
→0
Vậy g khả tích Riemann trên [0; 1] và do đó g khả tích Lebesgue.
R1 R1
Mà f (x) = g(x) h.k.n trên [0; 1] nên f khả tích Lebesgue [0; 1] và f dµ = g(x)dx = 2.
0 0

70
BÀI TẬP

2
 x cos5x,

 x∈Q
Bài 3.12. Cho hàm f (x) =
x
 xe ,

 x∈
/ Q.

R
Chứng minh rằng f khả tích Lebesgue trên [0; π] và tính f dµ.
[0;π)

x
Bài 3.13. Trên đoạn [0; 1] cho các hàm x.D(x), 1−D(x)
. Chứng minh rằng các hàm đã cho khả tích
Lebesgue trên [0; 1]. Tính tích phân Lebesgue của các hàm đã cho trên [0; 1].

Bài 3.14. Giả sử ψ là hàm xác định liên tục trên đoạn [0; 1]. Tính tích phân Lebesgue trên [0; 1]
của hàm 
 ψ(x),

 x ∈ Q,
f (x) =
2
 ψ (x),

 x∈
/ Q.

Bài 3.15. Cho hàm số 


2
 x,

 x ∈ Q,
f (x) =
2
 x + cosx,

 x∈
/ Q.

Chứng minh rằng f khả tích Lebesgue trên [a; b] bất kỳ. Tính tích phân đó (−∞ < a < b < +∞).

Bài 3.16. Cho hàm số 


2
 x.sin(x + 1),

 x ∈ Z,
f (x) =
3x
 x.e ,

 x∈
/ Z.

R
Chứng minh rằng f khả tích Lebesgue trên [0; 1]. Tính tích phân f dµ.
[0;1]

R
Bài 3.17. Tính lim f dµ, trong đó {fn }n , n ∈ N, là dãy hàm số xác định bởi
n→∞
[0;1]


sinx 1 n
 ( x + x) ,

 x ∈ (0; 1],
fn (x) =
 1, x = 0.

71
Tài liệu tham khảo

[1] Đặng Đình Áng, Lý thuyết tích phân, NXB Giáo Dục (1998).

[2] Nguyễn Định, Nguyễn Hoàng, Hàm số biến số thực, NXB Giáo Dục (2009).

[3] Trần Văn Ân, Giáo trình Độ đo tích phân, ĐH Vinh (2009).

[4] Nguyễn Văn Khuê, Bùi Đắc Tắc, Không gian tô pô - độ đo và lý thuyết tích phân, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội (1996).

[5] Hoàng Tụy, Giải tích hiện đại, NXB Giáo Dục (1978).

72

You might also like