You are on page 1of 7

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA Cơ…khí
…… …………….
--------

TIỂU LUẬN

Đề tài: …THỰC
………… HÀNH
……… KẾ
…MẠCH
………ĐA…HÀI
…………

Huỳnh Công Hảo … .


Giảng viên hướng dẫn : ………………………
Sinh viên thực hiện : Mai
…… Văn
…… Luân
……………….
Lớp ………………
: DHCDT16B ………….
MSSV : …20100371 …
… ………………….

TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm …..


Lời mở đầu

Mạch đa hài hay mạch tạo sóng đa hài là sử dụng các loại linh kiện như
transistor, điện trở, tụ điện,… một trong những dạng mạch đơn giản để tạo
sóng đa hài và được sử dụng phổ biến ở trong cuộc sống. Dưới sự hướng dẫn
của GV. Huỳnh Công Hảo em đã tiếp thu được sâu nhiều kiến thức, đã hiểu
hơn về ứng dụng của mạch này. Trong quá trình tiềm hiểu và nghiên cứu em
đã thực hành tính toán và làm mạch in và đã đạt được kết quả như mong đợi.
Em cảm ơn thầy vì đã nhiệt tính giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Người thực hiện

MaiVăn Luân
Chương1. Vẽ sơ đồ mạch, phân tích nguyên lí hoạt động và ứng dụng
của mạch dao động đa hài sử dụng 2 transistor

1. Vẽ sơ đồ mạch

Mạch gồm có các linh kiện: 2 transistor, 4 điện trở, 2 tụ điện


và 2 con led.

2. Phân tích nguyên lí hoạt động

- Khi cấp nguồn vào mạch thì 2 con tụ C1 và C2 đều chưa được nạp điện,
trong lúc này nó cho dòng điện chạy qua kích vào chân B của Q1 và Q2.

Lúc này Q1 và Q2 được thông mạch 2 đèn led D1 và D2 sáng cùng lúc.
- Giả sử transistor Q2 hoạt động trước ( vì thực tế thì đây đều là 2

transistor cùng lại nhưng không hề giống nhau hoàn toàn, thường thì
trong mạch sẽ có một con nhạy hơn con còn lại). Do điện áp vào cực B

của Q2 tăng từ 0 – 0,6V trước khi điện áp tăng lên 0,6V thì cực âm của

tụ C1 vẫn đang trong quá trình nạp. Dòng điện lúc này sẽ đi từ cực C

của transistor Q2 xuống cực E và xuống mass, lúc này đèn D2 sẽ sáng,

cực dương của tụ C2 không được nạp điện do dòng điện

chỉ xuống mass. Cùng lúc đó thì transistor Q1 không hoạt động nên đèn
D1 sẽ không sáng.
- Cực dương của C1 lúc này sẽ được nạp nhưng sẽ không nạp được nhiều

vì dòng lúc này đang được chạy xuống mass, cực âm của tụ C2 và tụ C1
cũng vậy sẽ không nạp được nhiều. Khi mà Q2 hoạt động thì đồng nghĩa

cực B và E sẽ được nối với nhau và xuống mass. Đồng nghĩa điện áp ở

cực B lúc này sẽ giảm từ 0,6 V – 0 V. Cực âm của tụ C1 lúc này sẽ được

xả, khi điện áp của cực B của transistor Q2 xả hết thì Q2 sẽ ngừng dẫn,

đồng thời đèn LED D2 sẽ tắt và bắt đầu tới chu kỳ tiếp theo.

- Lặp lại quá trình nạp xả của tự điện liên tục ta sẽ có kết quả là 2 con led

D1 và D2 sáng tắt liên tiếp nhau. Tạo nên sóng có tần số riêng biệt và

có thể điều chỉnh theo mong muốn của chúng ta nếu chúng ta thay đổi

thông số của các tụ điện ở trong mạch.

3. Một số ứng dụng của mạch dao động đa hài sử dụng 2 transistor
Mạch dao động đa hài là một mạch được ứng dụng rất nhiều trong thực
tế. Dưới đây là một số ứng dụng mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc
sống
- Phát sóng radio AM: Mạch dao động hai pha có thể sử dụng để tạo ra tín

hiệu sóng radio ở dải tần AM (Amplitude Modulation).


- Làm đèn cứu hộ khẩn cấp cho các xe cứu thương, cứu hoả,…

- Đồng hồ điện tử: Mạch dao động hai pha có thể sử dụng để tạo ra tín hiệu

xung chính để điều khiển mạch đồng hồ điện tử.

- Điều khiển tốc độ động cơ: Mạch dao động hai pha có thể sử dụng để tạo

tín hiệu điều khiển tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số của xung.

- Điều khiển độ sáng đèn LED: Bằng cách điều chỉnh tần số dao động,

mạch có thể sử dụng để điều khiển độ sáng của đèn LED.

- Tạo âm thanh nhạc cụ điện tử: Mạch dao động hai pha có thể được sử

dụng để tạo ra âm thanh của các nhạc cụ điện tử như synthesizer.

- Phát sóng không dây: Mạch dao động hai pha có thể sử dụng để tạo tín

hiệu sóng để truyền thông không dây trong các ứng dụng như cảm biến

từ xa.

- Mạch đếm xung: Mạch dao động hai pha có thể sử dụng để tạo tín hiệu

xung để đếm số lượng sự kiện trong các ứng dụng đếm đơn giản.

Chương 2. Tính toán các thông số của các linh kiện ở trong mạch,
chạy mô phỏng

mạch và làm mạch in trong thực tế

1. Tính toán các thông số


Yêu cầu: tính các giá trị của điện trở để có thời gian chu kì là 2s với 𝑇 =
𝑡1 + 𝑡2
Trong đó: 𝑡1 : + thời gian sáng đèn D1: 𝑡1 = 1𝑠

+ thời gian sáng đèn D2: 𝑡2 = 1𝑠

Ta có công thức tính chu kì của mạch đa hài 2 transistor như sau:
𝑇 = 𝑡1 + 𝑡2
𝑡1 = 0.69. 𝐶1. 𝑅3
𝑡2 = 0.69. 𝐶2. 𝑅2
Để được thời gian sáng 1s: ta chọn 𝑅2 = 𝑅3 = 22𝑘Ω và 𝐶1 = 𝐶2 = 65𝜇𝐹
Vì ta mô phỏng trên phần mềm bị giới hạn về linh kiện nên thông số tính
toán sẽ không giống trên phần. Nên khi mô phỏng ta chọn 𝐶1 = 𝐶2 =
100𝜇𝐹 để được thời gian mong muốn chính xác là 1s.
2. Chạy mô phỏng trên phần mềm

Dựa vào phần mềm ta thấy khoảng thời gian sáng tắt là 1s.
Đúng như kết quả mong đợi.

3. Làm mạch in thực tế

You might also like