You are on page 1of 2

.

Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng
đến cái chung
Đất Nước được tách ra thành hai thành tố nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng
nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng
ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta
tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là dòng sông nơi em tắm
mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương
dâu. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp
lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung
“Khi ta hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng
bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những
không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu
tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao
Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai
đứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm
đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca
dao nổi tiếng:
“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt”.


Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là
vật chứng cho tình yêu đôi lứa
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm (Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn)
Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự
hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn
sâu vào tiềm thức từng người Việt :
Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm
nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc –
Trung – Nam một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Bên cạnh “thời gian đằng
đẵng” là “không gian mênh mông”. Có không gian gắn với sự sinh tồn của cả cộng
đồng: “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Có không gian gắn bó với cuộc đời
riêng tư của mỗi cá nhân; “Đất là nơi anh đến trường - Nước là nơi em tắm”... Sự
song hành của các không gian như thế gợi lên hình tượng đất nước như là sự
thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cộng đồng và cá nhân. Đất Nước thiêng
liêng mà cũng thật gần gũi gắn bó.

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
Vẫn dùng lối chia từ để giải thích, nhưng ở hai câu thơ này, tác giả đã vận dụng
sáng tạo câu hò Bình Trị Thiên để nói về Đất Nước. Cách diễn tả của tác giả gợi ra
liên tưởng: “Đất là con chim…hòn núi bạc”; “Nước là con cá…biển khơi”. Con chim
phượng hoàng và cá ngư ông là hai con vật linh thiêng được nhân dân ta thờ
phụng, nay đưa vào trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm rất gần gũi. Giữa người và
thần dường như không hề có sự ngăn cách, tất cả như hoà vào nhau bình đẳng.
Một lần nữa, nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của
nhân dân.Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tài
nguyên phong phú.
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ từ 4000
năm lịch sử. Dù mỗi người một vùng quê, một
giọng nói khác nhau nhưng chúng ta đều là
con của mẹ Âu Cơ, đều sinh ra từ bọc trăm
trứng trong
truyền thuyết
ngàn đời.

You might also like