You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SEMINAR

CÁCH THỨC VIẾT CÂU HỎI


TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Học phần: Kiểm tra đánh giá trong dạy học hoá học ở trường phổ thông

Nhóm 6
Họ và tên: Trần Ngọc Huy 46.01.201.046
Thạch Nhất Linh 46.01.201.058

Đỗ Thị Tuyết My 46.01.201.064


Đinh Thị Phương Thảo 46.01.201.116

Trương Thị Yến Nhi 46.01.201.082

GVHD: ThS. Đào Thị Hoàng Hoa


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ .............................................................................................................. 1

1.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 1

1.2. Phân loại................................................................................................................ 1

2. TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.............................. 3

2.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 3

2.2. Ưu điểm và hạn chế ............................................................................................. 4

2.2.1. Ưu điểm ................................................................................................................ 4

2.2.2. Hạn chế ................................................................................................................. 4

2.3. Phân loại................................................................................................................ 4

3. CÁC LOẠI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN .......................................... 4

3.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple – choice question) .............................. 4

3.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 4

3.1.2. Ưu điểm ................................................................................................................ 5

3.1.3. Hạn chế ................................................................................................................. 5

3.2. Trắc nghiệm đúng sai (True/False items hoặc Yes/No question) .................... 5

3.2.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 5

3.2.2. Phân loại................................................................................................................ 5

3.2.3. Ưu điểm ................................................................................................................ 6

3.2.4. Hạn chế ................................................................................................................. 6

3.3. Trắc nghiệm điền khuyết (Completion question) ............................................. 6

3.3.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 6


3.3.2. Ưu điểm ................................................................................................................ 6

3.3.3. Hạn chế ................................................................................................................. 6

3.4. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching question) ...................................................... 7

3.4.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 7

3.4.2. Ưu điểm ................................................................................................................ 7

3.4.3. Hạn chế ................................................................................................................. 8

4. CÁCH VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ................... 8

4.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ............................................................................... 8

4.2. Trắc nghiệm đúng sai .......................................................................................... 9

4.3. Trắc nghiệm điền khuyết ................................................................................... 10

4.4. Trắc nghiệm ghép đôi ........................................................................................ 10

5. VÍ DỤ ................................................................................................................. 11

5.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ............................................................................. 11

5.2. Trắc nghiệm đúng sai......................................................................................... 12

5.3. Trắc nghiệm điền khuyết ................................................................................... 13

5.4. Trắc nghiệm ghép đôi ........................................................................................ 15

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 17


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HS Học sinh
GV Giáo viên
TN Trắc nghiệm
TNKQ Trắc nghiệm khách quan
1

1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TRONG KIỂM TRA


ĐÁNH GIÁ
1.1. Định nghĩa
Theo PGS. TS Trần Khánh Đức, trắc nghiệm là một phép thử (kiểm tra) để nhận
dạng, xác định, thu nhận những thông tin phản hồi về những khả năng, thuộc tính,
đặc tính, tính chất của một sự vật hay hiện tượng nào đó. Ví dụ: trắc nghiệm đo chỉ
số thông minh (IQ); trắc nghiệm đo thị lực mắt; trắc nghiệm do nồng độ cồn ở người
lái xe.
Trắc nghiệm trong giảng dạy cũng là một phép thử (một phương pháp kiểm tra
đánh giá) nhằm đánh giá khách quan trình độ, năng lực cũng như kết quả học tập của
người học trước, trong quá trình và khi kết thúc một giai đoạn học tập nhất định (phần
hoặc bài giảng lý thuyết hoặc thực hành); một chương hoặc một chương trình đào
tạo…
Theo GS. TSKH Lâm Quang Thiệp, trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép
lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một
người cụ thể nào đó.
1.2. Phân loại
Người ta có nhiều cách để phân loại các hình thức trắc nghiệm:
• Theo cách thức thực hiện đề trắc nghiệm:
+ Trắc nghiệm quan sát: Giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản
ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng
hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.
+ Trắc nghiệm vấn đáp có các tác dụng sau:
✓ Lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học.
✓ Khuyến khích khả năng tư duy và khả năng lĩnh hội của học sinh.
✓ Ôn lại các nội dung quan trọng.
✓ Đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
✓ Đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu một cách tự phát trong
một tình huống cần kiểm tra.
✓ Thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại
là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại...
2

+ Trắc nghiệm viết được sử dụng nhiều nhất vì có các ưu điểm sau:
✓ Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc.
✓ Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
✓ Có thể đánh giá một vài loại tư duy ở mức độ cao.
✓ Cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm.
✓ Dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm
tra.
• Theo cách chuẩn bị đề trắc nghiệm
+ Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá
Loại trắc nghiệm này thường do các chuyên gia trắc nghiệm soạn thảo, thử
nghiệm, tu chỉnh. Mỗi câu trắc nghiệm được gắn với các chỉ số cho biết thuộc
tính và chất lượng của nó (độ khó, độ phân biệt, phản ánh nội dung và mức độ
kỹ năng nào). Mỗi đề thi trắc nghiệm có gắn với một độ tin cậy xác định, ngoài
ra có những chỉ dẫn cụ thể về cách triển khai trắc nghiệm và giải thích kết quả
trắc nghiệm.
Quy trình xây dựng
✓ Xây dựng ma trận hai chiều của môn học
✓ Cá nhân viết câu hỏi
✓ Trao đổi trong nhóm
✓ Duyệt lại câu hỏi
✓ Làm đề TN thử
✓ TN thử
✓ Phân tích kết quả TN thử
✓ Chỉnh lí các câu hỏi để đưa vào ngân hàng
✓ Lập đề thi từ ngân hàng
✓ Tổ chức thi
✓ Chấm thi và phân tích kết quả
+ Trắc nghiệm trong lớp học
Trắc nghiệm dùng ở lớp học (hoặc trắc nghiệm do giáo viên soạn) là trắc nghiệm
do giáo viên tự viết để sử dụng trong quá trình giảng dạy. Loại trắc nghiệm này
có thể chưa được thử nghiệm và tu chỉnh công phu, thường chỉ sử dụng trong
3

các kỳ kiểm tra với số lượng học sinh không lớn và không thật quan trọng.
• Theo thời gian làm đề trắc nghiệm
+ Trắc nghiệm theo tốc độ thường hạn chế thời gian, chỉ một ít thí sinh làm
nhanh mới có thể làm hết số câu của bài trắc nghiệm, nhằm đánh giá khả
năng làm nhanh của thí sinh.
+ Trắc nghiệm không theo tốc độ thường cung cấp đủ thời gian cho phần lớn
thí sinh có thể kịp suy nghĩ để làm hết bài trắc nghiệm.
• Theo phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm
+ Trắc nghiệm chuẩn mực/Trắc nghiệm quy chiếu nhóm chuẩn: là trắc nghiệm
được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các
các nhân khác cùng làm một bài trắc nghiệm.
+ Trắc nghiệm tiêu chí/Trắc nghiệm quy chiếu tiêu chí: là trắc nghiệm được
sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với một tiêu
chí xác định nào đó cho trước.
• Theo mục đích đánh giá của đề trắc nghiệm
+ Trắc nghiệm thành quả/kết quả học tập (learning achievement) để đo lường
kết quả, thành quả học tập của người học trên các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng và
thái độ.
+ Trắc nghiệm năng khiếu hoặc năng lực (aptitude) để đo lường khả năng và
dự báo tương lai. Ví dụ test vận động (motor), nghệ thuật, âm nhạc, kỹ thuật, tài
năng khoa học….
2. TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Việc cho điểm các câu hỏi này là khách quan vì người cho điểm là giáo viên
không cần phải dùng sự lượng giá nào để xác định xem liệu người học trả lời như vậy
là đúng hay sai. Các câu trả lời của người học có thể chỉ đơn giản được so sánh với
đáp án có sẵn.
Các loại trắc nghiệm khác được gọi là chủ quan vì chúng đòi hỏi sử dụng sự phán
xét và diễn giải trong việc cho điểm.
2.1. Định nghĩa
Một hệ thống gồm nhiều câu hỏi kèm theo phương án trả lời, mỗi câu nêu lên vấn
đề và những thông tin cần thiết để HS có chọn một đáp án thích hợp.
4

2.2. Ưu điểm và hạn chế


2.2.1. Ưu điểm
• Đo được khá rộng khả năng nhận thức của HS theo 6 mục tiêu cần đạt: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.
• Phạm vi nội dung kiểm tra rộng, HS không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp,
buộc HS phải nắm được tất cả các nội dung kiến thức đã học, tránh được tình
trạng học tủ, học lệch.
• Việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến
mức thấp nhất hiện tượng quay cóp và trao đổi bài.
• Tiết kiệm được thời gian và công sức chấm bài của GV.
• Việc tính điểm rõ ràng, cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch.
2.2.2. Hạn chế
• TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của HS mà không cho biết quá trình suy
nghĩ, nhiệt tình, hứng thú của các em đối với nội dung được kiểm tra, do đó
không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch lạc của kiểm tra.
• Việc soạn thảo bài trắc nghiệm tốn nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn phức
tạp, đòi hỏi người soạn phải có kĩ thuật, kinh nghiệm.
2.3. Phân loại
Dựa vào các hình thức đặt câu hỏi, TNKQ có thể chia thành 4 loại:
• Trắc nghiệm đúng sai.
• Trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
• Trắc nghiệm ghép đôi.
• Trắc nghiệm điền khuyết.
3. CÁC LOẠI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
3.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple – choice question)
3.1.1. Định nghĩa
Là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong các hình thức trắc nghiệm. Bởi vì
có thể đo lường những kết quả học tập đơn giản lẫn phức tạp theo các mức độ nhận biết
(knowledge), thông hiểu (understanding) và vận dụng (application).
Cấu trúc của một câu TNKQ nhiều lựa chọn gồm 2 phần:
• Vấn đề: là phần dẫn dắt của câu hỏi trắc nghiệm.
5

• Danh sách các phương án: Thường từ 2 đáp án trở lên, là các lựa chọn gồm
những từ ngữ, số, ký hiệu. Lựa chọn đúng được gọi là đáp án (key), các lựa
chọn còn lại được gọi là phương án nhiễu (distractors).
3.1.2. Ưu điểm
• Là loại đa năng nhất trong tất cả câu hỏi trắc nghiệm.
• Đo lường một cách hiệu quả nhiều loại kiến thức và kết quả học tập phức tạp.
• Hạn chế câu trả lời của HS trong phạm vi các câu trả lời cho sẵn.
• Có độ tin cậy cao.
• Cho phép phân tích được đáp ứng của HS đối với các phương án nhiễu để suy
đoán những khó khăn hoặc sai lầm của HS trong quá trình học tập.
3.1.3. Hạn chế
• Là hình thức TNKQ tốn nhiều thời gian để thiết kế nhất.
• Không đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS.
• Không đánh giá được các kĩ năng quan trọng như: Giải quyết vấn đề, trình bày
và diễn giải ý kiến.
• Vẫn còn tồn tại tỉ lệ đoán mò.
3.2. Trắc nghiệm đúng sai (True/False items hoặc Yes/No question)
3.2.1. Định nghĩa
Là hình thức có hai sự lựa chọn cố định bao gồm một phát biểu trong đó yêu
cầu HS cho biết phát biểu này đúng hay sai, thật hay giả, phải hay không phải, đồng ý
hay không đồng ý,… hoặc bao gồm một câu hỏi hay một câu chưa hoàn thành với hai
đáp án và HS phải dựa vào hiểu biết của mình để chọn một đáp án đúng.
Thường được dùng để đo lường khả năng nhận ra sự đúng đắn của các phát
biểu, chi tiết về dữ kiện, các định nghĩa của các thuật ngữ, khái niệm, các phát biểu về
nguyên tắc, ý nghĩa của sự kiện, chi tiết,…
3.2.2. Phân loại
• Dạng 1: Khoanh tròn các câu đúng.
• Dạng 2: Chọn một đáp án để hoàn thành câu trả lời.
• Dạng 3: Đọc câu hỏi dưới đây câu nào đúng thì khoanh đúng, câu nào sai thì
khoanh sai.
• Dạng 4: Khả năng nhận ra mối liên hệ nhân quả.
6

3.2.3. Ưu điểm
• Bao quát nhiều mục tiêu kĩ năng lẫn kiến thức.
• Tốn ít thời gian để biên soạn câu hỏi.
• Chấm điểm dễ dàng hơn.
3.2.4. Hạn chế
• Có phần trăm may rủi, HS có thể đoán mò.
• HS có thể học vẹt nếu trích nguyên văn từ sách giáo khoa.
3.3. Trắc nghiệm điền khuyết (Completion question)
3.3.1. Định nghĩa
Trắc nghiệm điền khuyết là những câu hỏi không đưa ra câu trả lời sẵn, HS phải
tự viết câu trả lời bằng cách điền vào chỗ bị khuyết bằng một từ, một cụm từ, một con
số hoặc một ký hiệu tùy thuộc vào giới hạn từ và yêu cầu trong hướng dẫn làm bài.
3.3.2. Ưu điểm
• Phạm vi ứng dụng rộng rãi, có thể dùng ở hầu hết các môn học.
• Xây dựng các câu hỏi đơn giản, tiết kiệm thời gian do đó có thể bao quát được
nhiều nội dung và sử dụng được nhiều hình thức như tranh ảnh, bảng biểu, sơ
đồ...
• Hạn chế được khả năng đoán mò của HS do yêu cầu nhiều về việc nhớ lại kiến
thức hoặc tính toán để tìm ra câu trả lời.
3.3.3. Hạn chế
• Thiên về kiểm tra về khả năng ghi nhớ kiến thức, không đánh giá được những
năng lực nhận thức và tư duy bậc cao.
• Các câu hỏi thường có xu hướng trích nguyên văn trong văn bản, sách... vô tình
khuyến khích khả năng ghi nhớ một cách máy móc.
• HS có thể đưa ra câu trả lời khác với đáp án đã định sẵn, do đó làm hạn chế tính
khách quan khi chấm.
7

3.4. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching question)


3.4.1. Định nghĩa
Một câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi thường có cấu trúc gồm 3 phần:
(i) Hướng dẫn làm bài.
(ii) Phần để hỏi.
(iii) Phần lựa chọn để trả lời.
Nhiệm vụ của người học là ghép mỗi phần để hỏi với một trong những câu trả
lời. Người dạy có thể sử dụng câu trắc nghiệm ghép đôi để kiểm tra việc ghi nhớ
kiến thức của người học, đánh giá mức độ nắm vững các khái niệm hay nguyên tắc
đã học của người học.
Theo hình thức truyền thống, trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi bao gồm hai cột
song song.
Cột 1 Cột 2
yếu tố cần tìm các tiền đề
các câu trả lời các hồi đáp
Các dạng câu ghép đôi thường gặp:
▪ Cột 1 ghép với cột 2 thành 1 câu hoàn chỉnh.
▪ Cột 1 là câu hỏi, cột 2 là câu trả lời.
▪ Cột 1 ghép với cột 2 để thành phương trình phản ứng hoàn chỉnh.
Một số ví dụ về câu trắc nghiệm ghép đôi có nội dung hoá học:
Cột 1 Cột 2
Công thức cấu tạo. Tên gọi.
Chất tham gia phản ứng. Sản phẩm tạo thành.
Kí hiệu hóa học. Cấu hình electron.
Mệnh đề kết quả. Mệnh đề nguyên nhân.

3.4.2. Ưu điểm
• Hình thức ngắn gọn, có thể đo lường một lượng lớn kiến thức có liên quan với
nhau trong một thời gian ngắn.
• Dễ xây dựng.
• Hiệu quả trong việc đánh giá khả năng nhận thức các hệ thức hay thiết lập mối
8

tương quan.
3.4.3. Hạn chế
• Bị giới hạn trong việc đo lường các hiểu biết có tính dữ kiện, các chi tiết dựa
vào việc học thuộc lòng.
• Có xác suất học sinh đoán mò ra đáp án đúng.
• Không phù hợp cho việc đánh giá khả năng vận dụng cao kiến thức. Nếu soạn
các câu hỏi ghép đôi để đo lường kiến thức cao đòi hỏi nhiều kĩ năng, công
sức.
4. CÁCH VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khi soạn một câu hỏi TNKQ, trước hết cần phải xác định nội dung chính cần
đánh giá, các yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình tổng thể môn Hóa
học 2018 và các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận
dụng và vận dụng cao để từ đó có thể soạn nội dung câu hỏi cho phù hợp.
Tùy vào hình thức trách nhiệm khách quan, các câu hỏi được biên soạn phải thỏa
một số tiêu chí hay nguyên tắc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm. Sau đây là một số tiêu
chí khi biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm đều được TS. Sái Công Hồng và Tom
Kubiszyn, Gary D. Borich khuyến nghị.
4.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Khi soạn các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn, phải đảm bảo các tiêu chí sau:
• TC1: Các câu hỏi phải sử dụng ngôn ngữ đúng chính tả, phổ thông, đơn
giản, trực tiếp và không tối nghĩa, tránh tình trạng có thể hiểu được theo
nhiều cách.
• TC2: Các câu hỏi phải độc lập với nhau, tránh việc một câu hỏi này gợi ý
cho một câu hỏi khác.
• TC3: Mỗi câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng trong chương trình và
chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể.
• TC4: Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng duy nhất.
• TC5: Không nên làm nổi bật một lựa chọn lên so với các lựa chọn còn lại.
• TC6: Các lựa chọn phải liên quan trực tiếp và nhất quán về ngữ pháp với câu
dẫn.
• TC7: Hạn chế tối đa việc sử dụng các từ phủ định và hạn định như “không bao
9

giờ”, “luôn luôn”, “tất cả”. Khi buộc phải dùng nên in đậm, nghiêng, đánh dấu
những từ chỉ ý phủ định.
• TC8: Tránh việc sử dụng các lựa chọn kiểu “tất cả đều đúng”, “tất cả đều sai”
hay “cả A và B” đều đúng; trong đó lựa chọn “tất cả đều sai” nên tránh nhất. Nên
sắp xếp các phương án đúng một cách ngẫu nhiên (không theo một thói quen).
• TC9: Tránh việc sử dụng các từ giống nhau trong cả câu dẫn lẫn phần đáp án
(câu trả lời đúng).
• TC10: Nên có từ 4 – 5 phương án lựa chọn. Nếu không soạn được từ 3 – 4 câu
nhiễu tốt nên chuyển thành dạng câu hỏi đúng sai. Đối với những bài toán,
phương án nhiễu có thể là chuyển vị trí dấu phẩy hay đảo thứ tự của những chữ
số hay đảo vị trí các lựa chọn.
• TC11: Nên xây dựng phương án nhiễu dựa trên những sai lầm mà HS hay mắc
phải hay những khái niệm HS còn mơ hồ, chưa phân biệt đúng hay sai.
4.2. Trắc nghiệm đúng sai
• TC1: Câu hỏi phải được diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, tránh các ý diễn đạt có thể
gây hiểu nhầm hoặc không xác định được đúng hay là sai.
• TC2: Tránh sử dụng các câu dài, phức tạp, không quan trọng, không nên trích
dẫn nguyên văn nội dung sách giáo khoa.
• TC3: Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên bao hàm một vấn đề cần kiểm tra, không
nên đưa nhiều hơn một ý tránh câu hỏi nửa đúng, nửa sai.
• TC4: Không nên viết câu hỏi có mục đích bẫy người học. Chỉ nên viết các câu
hỏi để kiểm tra mức độ đạt được mục tiêu dạy học mà ta dự định đánh giá.
• TC5: Hạn chế dùng câu phủ định, đặc biệt là câu phủ định kép.
• TC6: Tránh sử dụng từ ngữ mang ý nghĩa ám thị tránh làm cho người học đoán
mò câu hỏi. Ví dụ như một số từ ngữ: nói chung, thông thường, thường thường,
có thể… thường được đoán mò là Đúng. Ngược lại những từ ngữ như: mọi, tất
cả, luôn luôn, nhất định, không bao giờ, duy nhất… thường được đoán mò là
Sai.
• TC7: Để viết về số lượng nên khai thác tối đa cách diễn đạt định lượng thay vì
định tính để tránh gây tranh cãi đáp án. Một số từ định tính như: nhiều, ít, lớn,
nhỏ, già, trẻ…
10

• TC8: Trong một đề thi, độ dài và số lượng đáp án đúng và sai nên tương đối
nhau và tránh sắp xếp các câu cùng đáp án nằm cạnh nhau.
4.3. Trắc nghiệm điền khuyết
• TC1: Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. HS phải biết chỗ trống phải điền dựa trên nội
dung nào.
• TC2: Không lấy nguyên văn từ sách để tránh việc HS học thuộc lòng.
• TC3: Những từ và cụm từ cần điền vào chỗ trống phải là những nội dung quan
trọng, mang ý nghĩa then chốt, cần thiết để đánh giá khả năng nhận thức của
học sinh.
• TC4: Chỗ trống cần hoàn thành không nên ở ngay đầu câu mà nên ở một vị trí
từ giữa trở về cuối câu.
• TC5: Không nên để trống quá nhiều chỗ quan trọng, dẫn đến câu hỏi tối
nghĩa, tránh việc bắt HS phải đoán xem ý GV muốn hỏi gì. Thông thường chỉ
có 1 – 2 chỗ trống trong một câu hỏi.
• TC6: Các khoảng chỗ trống nên đủ rộng và có kích thước như nhau để HS
không bị ảnh hưởng bởi kích thước khoảng trống để tìm câu trả lời phù hợp.
• TC7: Các từ khóa cần điền khuyết nên là đáp án duy nhất, để không phải lường
trước các phương án trả lời của học sinh, đồng thời giảm thiểu tính chủ quan
khi chấm điểm.
4.4. Trắc nghiệm ghép đôi
• TC1: Cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cách thức ghi câu trả lời, chẳng hạn
yêu cầu HS nối một từ/cụm từ ở cột bên phải với mệnh đề phù hợp ở cột bên trái,
hoặc ghi ký hiệu của cặp ghép hợp (ví dụ 1 – A) vào phần để trống ở bên dưới…
trong phần hướng dẫn làm bài cũng cần chỉ rõ các đáp án (trong cột bên phải)
được sử dụng một lần hay nhiều lần.
• TC2: Phải đảm bảo tính nhất quán, tương đồng giữa các vấn đề và lựa chọn trong
cùng một bài tập ghép đôi.
• TC3: Trong một bài trắc nghiệm ghép đôi không nên có quá nhiều cặp cần ghép.
Thông thường nên để từ 5 – 7 cặp và không cho quá 10 cặp. Số lượng đáp án hay
vấn đề để trả lời (cột bên phải) nên nhiều hơn vấn đề để hỏi (cột bên trái) từ 1
– 2 vấn đề.
11

• TC4: Việc sắp xếp vị trí các vấn đề và lựa chọn trong mỗi cột nên theo một logic
nhất định để hạn chế HS đoán mò.
• TC5: Khi trình bày, một bài trắc nghiệm ghép đôi nên được đặt gọn trên một
trang giấy, tránh tình trạng HS phải lật đi lật lại trang giấy để làm bài, sẽ mất thời
gian của HS một cách vô ích.
5. VÍ DỤ
5.1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Xác định nội dung chính cần đánh giá: Chủ đề “Nguyên tố nhóm IA và nhóm
IIA” là một nội dung quan trọng trong chương trình môn Hóa học lớp 12, chiếm 13%
thời lượng số tiết dạy. Trong đó, nội dung về “Nước cứng và làm mềm nước cứng” có
liên quan đến thực tế cuộc sống.
Xác định yêu cầu cần đạt: Thông qua câu hỏi này có thể đánh giá được yêu cầu
về “Đề xuất được cơ sở các phương pháp làm mềm nước cứng”.
Xác định mức độ tư duy: Mức độ Thông hiểu, yêu cầu HS phải lựa chọn ra hóa
chất phù hợp để làm mềm một loại nước cứng bất kỳ.
Nội dung câu hỏi:
Chất nào sau đây có khả năng làm mềm được nước cứng vĩnh cửu?
A. CaCl2. B. Na2CO3. C. NaCl. D. Na2SO4.
Câu hỏi trên đáp ứng được các tiêu chí sau:
• TC1: Câu hỏi đúng chính tả, cách hỏi đơn giản, trực tiếp.
• TC2: Câu hỏi hoàn toàn không để lộ đáp án.
• TC3: Câu hỏi đánh giá nội dung quan trọng trong chương trình là “Nguyên tố
nhóm IA và nhóm II” chiếm 13% thời lượng và tập trung vào vấn đề cụ thể là
“Cách làm mềm nước cứng”.
• TC4: Câu hỏi trên chỉ có một đáp án đúng duy nhất là đáp án B.
• TC5: Đáp án không nổi bật so với các phương án gây nhiễu: đều là các muối
tan được trong nước.
• TC7: Câu hỏi trên hoàn toàn không sử dụng từ phủ định hay hạn định.
• TC8: Các lựa chọn đều không có phương án “Tất cả đều đúng/sai” hoặc “A và
B đều đúng/sai”.
• TC9: Ở câu dẫn và câu trả lời đúng không có từ khóa liên quan đến nhau.
12

• TC10: Có đến 4 phương án lựa chọn giúp hạn chế sự mò đáp án của HS.
• TC11: Các phương án nhiễu được thiết kế dựa trên những sai lầm của HS và HS
còn mơ hồ giữa ba khái niệm: nước cứng toàn phần, nước cứng vĩnh cửu và nước
cứng toàn phần.
A. HS nhớ nhầm nước cứng vĩnh cửu chứa các loại ion HCO-3 sẽ được làm
mềm bằng base nhưng không biết Ca2+ trong base làm tăng hàm lượng Ca2+
→ Vi phạm nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+.
B. Là đáp án đúng, HS nhớ thành phần của nước cứng vĩnh cửu và vận dụng
phương pháp làm mềm nước cứng, sử dụng các loại muối Na2CO3 hoặc
Na3PO4.
5.2. Trắc nghiệm đúng sai
Xác định nội dung chính cần đánh giá: Chủ đề “Cấu tạo của nguyên tử” là một
nội dung quan trọng trong chương trình môn Hóa học lớp 10, chiếm 18% thời lượng số
tiết dạy, đồng thời cũng là nội dung cơ sở để HS hiểu được các chủ đề sau.
Xác định yêu cầu cần đạt: Thông qua câu hỏi này có thể đánh giá được yêu cầu
về:
“Trình bày được thành phần nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ, nguyên tử gồm hai
thành phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p),
neutron (n); lớp vỏ tạo nên bởi các hạt electron (e); điện tích, khối lượng mỗi hạt)”.
Xác định mức độ tư duy: Mức độ Nhận biết, yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức
đã học.
Nội dung câu hỏi:
Khoanh tròn vào các câu ĐÚNG:
a) Trong nguyên tử, số electron luôn luôn khác số proton.
b) Điện tích của neutron được quy ước là +1.
c) Các nguyên tử đều trung hòa về điện.
d) Trong nguyên tử, khối lượng của hạt neutron là không đáng kể so với hạt
proton và hạt electron.
e) Thành phần của nguyên tử bao gồm hạt nhân (gồm hạt proton và neutron) và
vỏ nguyên tử tạo nên bởi các hạt electron.
Các đáp án đúng: c, e.
13

Câu hỏi trên đáp ứng được các tiêu chí sau:
• TC1, TC2: Các câu hỏi đều ngắn gọn, rõ ràng và đơn giản.
• TC3: Các câu hỏi đều chỉ đưa ra một vấn đề duy nhất và chỉ có đúng hoặc sai.
+ Câu a, e: Thành phần của nguyên tử;
+ Câu b, c: Điện tích của mỗi hạt;
+ Câu d: Khối lượng của mỗi hạt.
• TC4: Các câu hỏi đều đề ra để kiểm tra mức độ làm chủ mục tiêu dạy học mà ta
dự định đánh giá chứ không có câu hỏi bẫy HS, đáp ứng được các yêu cầu cần đạt
và nằm trong phần kiến thức trọng tâm của bài học.
• TC5: Các câu hỏi đều là câu khẳng định.
• TC7: Các câu hỏi không diễn đạt định tính.
• TC8: Độ dài các câu hỏi và số lượng các câu hỏi đúng/sai (2/3) gần bằng nhau;
các câu có cùng đáp án xen kẽ chứ không nằm cạnh nhau.
Câu hỏi chưa đáp ứng được tiêu chí sau:
• TC6: Ý đầu có sử dụng từ “luôn luôn” là một từ ngữ mang nghĩa ám thị làm cho
người học đoán mò đáp án là sai.
5.3. Trắc nghiệm điền khuyết
Xác định nội dung chính cần đánh giá: Chủ đề “Hydrocarbon” là một nội
dung quan trọng trong chương trình môn Hóa học lớp 11, chiếm 17% thời lượng số tiết
dạy, đồng thời cũng là nội dung đầu tiên trong các hợp chất hữu cơ, là cơ sở quan trọng
để HS hiểu được các nội dung sau này.
Xác định yêu cầu cần đạt: Thông qua câu hỏi này có thể đánh giá được yêu
cầu về:
“Nêu được khái niệm về alkane, công thức chung của alkane;
Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa học của alkane;
Trình bày được các đặc điểm về tính chất vật lý của một số alkane;
Trình bày được các phản ứng của alkane.”
Xác định mức độ tư duy: Mức độ Nhận biết, yêu cầu HS nhớ lại các kiến
thức đã học.
14

Nội dung câu hỏi:


Điền những từ, cụm từ sau đây vào chỗ trống sao cho phù hợp:
Đơn lỏng cộng tan nhiều
CnH2n thế mạch vòng CnH2n+2
rắn không tan đôi cracking
trùng hợp mạch hở khí
Các phân tử alkane, hay còn gọi là paraffin, là những hợp chất hydrocarbon no, (1)
. Các alkane có công thức chung là (2) . Trong phân tử
alkane chỉ bao gồm các liên kết (3) . Ở điều kiện thường, 4 alkane
đầu dãy đồng đẳng tồn tại ở thể (4) . Tất cả các alkane hầu như
(5) trong nước và (6) trong dung môi hữu
cơ. Do đặc điểm liên kết của chúng, các alkane dễ dàng tham gia các phản ứng (7)
, (8) và phản ứng cháy.
Đáp án:
(1) mạch hở; (2) CnH2n+2;
(3) đơn; (4) khí;
(5) không tan; (6) tan nhiều;
(7); (8) thế; cracking
Câu hỏi trên đáp ứng được các tiêu chí sau:
• TC1: Các lời chỉ dẫn rõ ràng: yêu cầu HS lựa chọn những cụm từ đã cho để điền
vào chỗ trống, giúp HS biết được nên điền gì.
• TC2: Các câu văn được tham khảo từ SGK Hóa học lớp 11, tuy nhiên không viết
giống hoàn toàn.
• TC3: Các cụm từ được chừa trống đều là các từ/cụm từ quan trọng nằm trong
yêu cầu cần đạt của bài học và đánh giá được mức độ Nhận biết do chỉ cần HS
nhớ lại.
+ (1) Thỏa yêu cầu cần đạt về “Nêu được khái niệm về alkane”;
+ (2) Thỏa yêu cầu cần đạt về “Nêu được công thức chung của alkane”;
+ (3) Thỏa yêu cầu cần đạt về “Trình bày được đặc điểm về liên kết hóa
học của alkane”;
15

+ (4); (5); (6) Thỏa yêu cầu cần đạt về “Trình bày được các đặc điểm về
tính chất vật lý của một số alkane”;
+ (7); (8) Thỏa yêu cầu cần đạt về “Trình bày được các phản ứng của
alkane”.
• TC4: Các chỗ trống đều nằm ở giữa hoặc cuối câu.
• TC5: Số lượng các chỗ trống đều hợp lý, từ 1 đến 2 ô trống, không quá nhiều,
để học sinh có thể lựa chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống.
• TC6: Các khoảng trống đều đủ rộng và đều bằng nhau, ngăn HS dự đoán đáp
án.
• TC7: Các từ/cụm từ cần điều vào chỗ trống đều là đáp án duy nhất vì đã được
cung cấp từ/cụm từ có sẵn trên đề.
5.4. Trắc nghiệm ghép đôi
Xác định nội dung chính cần đánh giá: Chủ đề “Dẫn xuất Halogen – Alcohol
- Phenol” là một nội dung quan trọng trong chương trình môn Hóa học lớp 11, chiếm
14% thời lượng số tiết dạy. Trong đó, việc gọi tên được các hợp chất hữu cơ là một điều
cần thiết cho HS khi học hóa học hữu cơ.
Xác định yêu cầu cần đạt: Thông qua câu hỏi này có thể đánh giá được yêu cầu
về “Gọi tên được theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông
thường một vài alcohol thường gặp”.
Xác định mức độ tư duy: Mức độ Vận dụng, yêu cầu HS vận dụng quy tắc đọc
tên alcohol để gọi tên được các hợp chất alcohol bất kỳ.
16

Nội dung câu hỏi: Ghép một tên gọi ở cột A tương ứng với một công thức cấu
tạo ở cột B, mỗi đáp án chỉ sử dụng một lần.

Cột A Cột B

1. Methyl alcohol a. CH3CH2OH


2. Tert-butyl alcohol b. CH3CH(OH)CH(CH3)CH3
3. Ethanol c. CH3CH(OH)CH3
4. Isopropyl alcohol d. CH3OH
5. 3-methylbutan-2-ol e. (CH3)3COH
6. Sec-butyl alcohol f. CH2=CH-CH2OH
7. g. CH3(CH2)4OH
8. h. CH3CH2CH(OH)CH3

Trả lời: 1- 2- 3- 4- 5- 6-
Câu hỏi này đáp ứng được các tiêu chí:
• TC1: Đề bài yêu cầu rõ ràng hình thức trả lời là ghi ký hiệu của cặp ghép đôi
ở phần Trả lời, có lưu ý rõ chỉ một đáp án chỉ sử dụng một lần.
• TC2: Các vấn đề và lựa chọn đều tương đồng với nhau:
+ Các vấn đề đều là tên gọi.
+ Các lựa chọn đều là các công thức cấu tạo.
• TC3: Số lượng các cặp ghép phù hợp (6 cặp) và các lựa chọn nhiều hơn phần
câu hỏi để tránh tình trạng đoán mò.
• TC4: Các vấn đề và lựa chọn đều được xếp theo một logic nhất định:
+ Các vấn đề được sắp xếp theo bảng chữ cái từ A – Z.
+ Các lựa chọn được sắp xếp theo số Carbon giảm dần và số bậc tăng
dần.
• TC5: Bảng trắc nghiệm ghép đôi được điều chỉnh phù hợp để nằm trên một
trang giấy
17

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra. Hà Nội. Bộ Giáo
dục và Đào tạo. (2018). Chương trình tổng thể môn Hóa học. Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Chương trình ETEP trường ĐHSP Hà Nội.
Đào Thị Hoàng Hoa. (2012). Hướng dẫn học tập học phần Kiểm tra đánh giá kết quả
học tập. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế Pisa. Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan (tr.16 – 21).
Đào Thị Hoàng Hoa. (2012). Hướng dẫn học tập học phần Kiểm tra đánh giá kết quả
học tập. Tổng quan về các phương pháp trắc nghiệm. Biên soạn đề trắc nghiệm (tr.1 –
5).
Đào Thị Hoàng Hoa. (2012). Hướng dẫn học tập học phần Kiểm tra đánh giá kết quả
học tập. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm, các thông số kĩ thuật của câu hỏi trắc nghiệm (tr.1 – 6).
Kubiszyn, T., & Borich, G. (2013). Educational Testing and Measurement: Classroom
Application and Practice (10th ed.). Writing objective test item (tr.129 – 155). John
Wiley & Sons, Inc.
Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà & Lê Đức Ngọc. (2017). Giáo trình
kiểm tra đánh giá trong dạy học. Phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy
học (tr.75 – 92).

You might also like