You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA HOÁ HỌC

------------------------------------------------------------

TIỂU LUẬN
HOÁ HỌC PHÂN TÍCH

ĐỀ TÀI:
LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TÍNH TOÁN CÂN
BẰNG ACID-BASE

PGS.TS: Nguyễn Đình Luyện


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Nhung
Lớp: Hoá 3
Mã sinh viên: 21S2010078

Huế, tháng 9 năm 2023


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ HỌC

-----------------------------------------------------------

TIỂU LUẬN
HOÁ HỌC PHÂN TÍCH

ĐỀ TÀI:
LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ TÍNH TOÁN CÂN
BẰNG ACID-BASE

PGS.TS: Nguyễn Đình Luyện


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Nhung
Lớp: Hoá 3
Mã sinh viên: 21S2010078

Huế, tháng 9 năm 2023


LỜI CẢM ƠN!

Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại
Học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất và hệ thống thư viện hiện đại, đa
dạng các loại sách, các tài liệu tham khảo để hỗ trợ em trong việc hoàn thành bài tập
lớp này. Và em cũng bày tỏ lòng biết ơn của mình đến quý thầy, cô giáo khoa Hoá
học đã giảng dạy và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu,
đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn Đình Luyện - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình em hoàn thành bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm để làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến
thức nên trong bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến, phê bình từ thầy để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin một lần nữa chân thành cảm ơn thầy. Em xin kính chúc thầy
sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.

Em chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 10 năm 2023

Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Hồng Nhung
Mục lục
LỜI CẢM ƠN!.............................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................
1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................
2. Nhiệm vụ của đề tài........................................................................
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................
PHẦN II: TỔNG QUAN....................................................
A. NỘI DUNG.................................................
1. TRẠNG THÁI CÁC CHẤT ĐIỆN LI TRONG DUNG DỊCH
1.1. Sự điện li và chất điện li......................................
1.1.1. Sự điện li.....................................................
1.1.2. Chất điện li..............................
1.2. Độ điện li và hằng số điện li.......................
1.2.1. Độ điện li.................
1.2.2. Hằng số điện li...........................
1.3. Phân loại chất điện li.......................
1.3.1. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu.............................
1.3.1.1. Chất điện li mạnh......................................
1.3.1.2. Chất điện li yếu........................................
1.3.2. Biểu diễn trạng thái chất điện li trong dung dịch.........
1.4. Dự đoán tính chiều hướng phản ứng trong dung dịch chất điện li..
2. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC ÁP DỤNG CHO
CÁC HỆ TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
2.1. Định luật hợp thức (tỉ lượng)......................
2.1.1. Toạ độ phản ứng.............................................
2.1.2. Toạ độ cực đại...................................................
2.1.3. Thành phần giới hạn....................................
2.2. Định luật bảo toàn vật chất....................................
2.2.1. Các quy ước biểu diễn nồng độ................
2.2.2. Định luật bảo toàn nồng độ ban đầu..........
2.2.3. Địng luật tác dụng khối lượng............................
2.2.4. Định luật bảo toàn proton.....................
3. CÂN BẰNG ACID-BASE
3.1. Các acid-base
3.1.1. Định nghĩa...............................
3.1.2. Phản ứng acid - base trong H2O.............................
3.2. Cường độ acid - base
3.2.1. Cường độ acid....................
3.2.2 Cường độ base..............................
3.3 Cân bằng trong các dung dịch Acid- Base nhiều cấu tử
3.3.1. Dung dịch các đơn acid và đơn base.
3.3.1.1 Acid mạnh.
3.1.1.2 Base mạnh.
3.1.1.3. Đơn acid yếu.
3.1.1.4. Đơn base yếu.
3.2. Đa acid và đa base.
3.2.1. Đa acid.
3.2.2. Đa base.
3.3. Các chất điện li lưỡng tính.
3.4. Dung dịch đệm.
3.5. Cân bằng tạo phức hiđroxo trong dung dịch nước của các ion kim loại.
3.6. Các chất chỉ thị acid-base.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHI GIẢI BÀI TẬP CÂN BẰNG ACID-BASE...
4.1. Phương pháp giải lặp...............
4.2. Phương pháp giải phương trình bậc cao............
4.3.
B. VẬN DỤNG
LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG ACID-BASE GIẢI BÀI
TẬP PHẦN CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH ACID-BASE
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:

- Hoá học phân tích là môn khoa học về các phương pháp xác định thành phần hoá
học của chất và cấu trúc của các hợp chất có trong chất phân tích. Các phương pháp
của hoá phân tích cho phép xác định định tính một chất, nghĩ là có thê xác định xem
chất phân tích được cấu tạo bởi các nguyên tố nào, nhóm chức nào, phân tích xem
các nguyên tố và các nhóm chức đó sắp xếp và liên kết với nhau như thế nào (phân
tích cấu trúc).

- Hoá học phân tích đóng vai trò quan trọng đối với các môn khoa học khác, các
lĩnh vực khác trong công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội.

- Phản ứng acid-base có vai trò rất lớn, chiếm một vị trí quan trọng trong chương
trình Hoá học phổ thông và đặc biệt là đối với chương trình hoá học phân tích trong
các trường Cao Đẳng và Đại học.

- Về nội dung kiến thức các loại phản ứng trong các tài liệu hiện hành chủ yếu đề
cập nhiều về phản ứng tạo thành hợp chất ít tan. Còn phản ứng acid-base cũng gặp
nhưng phần lớn các tài liệu đưa ra một cách chưa đầy đủ. Chưa có nhiều bài tập liên
quan đến phần các dung dịch tạo phức hiđroxo của các ion kim loại, phần dung dịch
hỗn hợp các axit yếu và bazơ liên hợp,...Chưa có nhiều bài tập gắn kết nội dung
phản ứng của axit-bazơ với các phản ứng oxi hoá-khử, phản ứng của hợp chất ít tan,
phản ứng tạo phức nên khó bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy tổng hợp để giải
quyết các bài tập trong các kỳ thi học sinh giỏi cũng như quốc tế. Vì vậy, em lựa
chọn đề tài “Lí thuyết và bài tập nâng cao về cân bằng acid-base”.

II.Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu nội dung và phân loại kiến thức về hóa học phân tích bậc đại học.

- Vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.

III. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu của đề tài này là hệ thống được các nội dung cơ bản về thuyết cân bằng
axit - bazơ, qua đó phân loại và đưa ra các phương pháp giải bài tập minh hoạ lý
thuyết, bài tập nâng cao; làm phương pháp, để có thể thúc đẩy việc dạy tốt và học
tốt.
III. Phương pháp nghiên cứu:

- Tiến hành thu thập, sưu tầm các thông tin, tài liệu, có liên quan đến đội dung
nghiên cứu từ sách báo, các giáo trình, nội dung chương trình, internet, các đề thi
học sinh giỏi, olimpic Hoá học trong nước cũng như quốc tế...Từ đó sẽ được lựa
chọn và tổng hợp lại làm cơ sở cho quá trình thực hiện đề tài.
PHẦN 2: TỔNG QUAN
A. NỘI DUNG
1. Trạng thái các chất điện li trong dung dịch.
1.1 Sự điện li và chất điện li
- Khi hòa tan các chất có liên kết ion hoặc liên kết cộng hóa trị có cực vào
trong dung môi phân cực (ví dụ nước, rượu…) thì do sự tương tác với các phân
tử lưỡng cực của dung môi mà các phân tử chất tan sẽ phân li hoàn toàn hoặc
phân li một phần thành các ion mang điện tích ngược dấu, tồn tại dưới dạng ion
sonvat hóa (đối với dung môi nước là ion hiđrat hóa). Các chất có khả năng phân
li thành các ion được gọi là chất điện li, và quá trình phân li thành ion được gọi là
quá trình điện li.
1.2 Độ điện li và hằng số điện li
1.2.1 Độ điện li
- Độ điện li α là tỉ số giữa số mol n của chất đã phân li thành ion với tổng
số mol no của chất tan trong dung dịch:

You might also like