You are on page 1of 27

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

--❧•❧--

BÀI TẬP LỚN

BỘ MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề bài: Phân tích vai trò của triết học trong đời sống và xã hội. Lựa chọn một
tác phẩm văn học nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm đó dưới
góc độ triết học

Họ và tên: Lê Phương Sang

Mã sinh viên: 11219790

Lớp chuyên ngành: POHE Luật Kinh Doanh

HÀ NỘI 2021
2

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................
MỞ ĐẦU..............................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................3
Chương I. Lý luận về triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội 3
1.1. Khái lược về triết học.................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc của triết học...........................................................3
1.1.2. Khái niệm Triết học.................................................................3
1.1.3. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan.........................5
1.1.3.1. Thế giới quan........................................................................5
1.1.3.2. Hạt nhân lý luận của thế giới quan.......................................6
1.1.3.3. Vai trò của thế giới quan.......................................................7
1.2. Vấn đề cơ bản của triết học........................................................7
1.2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học......................................7
1.3. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội.................................8
Chương II. Vận dụng Triết học phân tích thế giới quan của tác phẩm “Chí Phèo”
của Nam Cao dưới góc độ triết học....................................................12
2.1. Mối liên hệ giữa triết học với sáng tác văn học........................12
2.2. Khái quát về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao....................13
2.2.1. Vài nét chung về tiểu sử của tác giả Nam Cao......................13
2.2.1.1. Quan điểm sáng tác qua thế giới quan của Nam Cao.........14
2.2.1.2. Phong cách nghệ thuật qua thế giới quan của Nam Cao....14
2.3. Tóm tắt tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao............................14
2.4. Phân tích thế giới quan của tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao dưới góc
độ triết học.......................................................................................15
2.4.1. Quan niệm về cuộc đời và con người của Nam Cao thể hiện trong tác
phẩm “Chí Phèo”.............................................................................15
2.4.2. Quan niệm nhân sinh của Nam Cao thể hiện trong tác phẩm “Chí Phèo”
.........................................................................................................17
2.4.3. Vai trò của con người trong cuộc đời....................................18
2.4.3.1. Vai trò của con người trong cuộc đời qua tác phẩm “Chí Phèo” của
Nam Cao..........................................................................................18
3

2.4.3.2. Vai trò của con người trong cuộc đời ở thực tiễn cuộc sống19
2.4.4. Thông điệp, triết lý của Nam Cao nhắn gửi trong tác phẩm “Chí Phèo”
.........................................................................................................21
KẾT LUẬN.........................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................
1

MỞ ĐẦU
Triết học là một phần của cuộc sống, không thể phủ nhận những
vai trò quan trọng của Triết mang tới cho tư duy, góc nhìn để hình thành
nên quan điểm của con người. Một trong những điều thú vị rằng một
trong những vai trò của triết học là phản ánh được thế giới quan của con
người, đối với những tác giả nổi tiếng trong văn học nghệ thuật cũng là
một ví dụ điển hình khi có câu “văn – sử - triết bất phân”.
Vừa thuộc phạm trù nhận thức, vừa thuộc phạm trù phản ánh, là
kết quả và cũng là mục đích hướng tới của con người trong quá trình
khám phá và chinh phục thế giới, yếu tố triết học luôn hiện diện ở mọi
phương diện đời sống văn hóa của con người. Văn học, với ưu thế nổi
bật là sử dụng công cụ ngôn ngữ nên được lựa chọn tìm đến để bộc lộ
nhu cầu triết luận rõ nhất và cũng phong phú nhất. Khi nhà văn là nhà tư
tưởng, tác phẩm của họ sẽ hướng đến những vấn đề có ý nghĩa với cộng
đồng, nhân loại, sẽ không chỉ có ý nghĩa với một thời mà có khả năng
vượt biên giới, vượt thời gian. Nghiên cứu yếu tố như thế giới quan
trong tác phẩm dưới góc độ triết học là một ý tưởng rất hay trong việc
cảm quan về tác phẩm đó, giúp hình thành và đẩy mạnh việc tư duy, góp
phần khám phá, làm tỏa sáng giá trị và tầm vóc tác phẩm đối với mỗi
người.
Từ những lý luận sâu sắc trên, em xin chọn đề tài “ Phân tích vai
trò của triết học trong đời sống xã hội. Lựa chọn một tác phẩm văn học
nghệ thuật và phân tích thế giới quan của tác phẩm đó dưới góc độ của
triết học” để viết nên bài tiểu luận của mình. Đây là một đề tài có ý
nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ sinh viên chúng em hiện nay. Tác phẩm
văn học em lựa chọn để phân tích thế giới quan của tác phẩm đó dưới
góc độ triết học là tác phẩm “Chí Phèo” của tác giả Nam Cao. Đây là tác

1
2

phẩm văn học em tâm đắc về nội dung ý nghĩa cũng như con mắt tạo
hình nhân vật qua quan điểm độc đáo thời thế của nhà văn Nam Cao.
Bài tiểu luận của em gồm có hai chương chính:
Chương I: Lý luận về triết học và vai trò của triết học trong đời
sống xã hội.

Chương II: Vận dụng Triết học phân tích thế giới quan của tác
phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao dưới góc độ triết học.

2
3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.1. Khái lược về triết học

1.1.1. Nguồn gốc của triết học

Là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, triết học ra đời
từ rất sớm (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên), tại
một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại ở cá Phương Đông và
Phương Tây như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Triết học là dạng tri
thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của
nhân loại.

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn
gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

1.1.2. Khái niệm Triết học

Ở Trung Quốc, chữ triết đã có từ rất sớm, với ý nghĩa là sự truy


tìm bản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ
trụ và tư tưởng. Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu
sắc của con người về toàn bộ thế giới thiên - địa - nhân và định hướng
nhân sinh quan cho con người.

Ở Ấn Độ, thuật ngữ Dar'sana (triết học) nghĩa gốc là chiêm


ngưỡng, hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn
dắt con người đến với lẽ phải.

Ở phương Tây, thuật ngữ "triết học" là Philosophia, với nghĩa là


yêu mến sự thông thái. Người Hy Lạp Cổ đại quan niệm philosophia vừa

3
4

mang nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa
nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Như vậy, cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết


học đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ
trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao. Triết học đã tồn tại với tính
cách là một hình thái ý thức xã hội.

Có nhiều định nghĩa về triết học, nhưng các định nghĩa thường
bao hàm những nội dung chủ yếu sau:

Triết học là một hình thái ý thức xã hội.

Khách thể khám phá của triết học là thế giới (gồm cả thể giới bên
trong và bên ngoài con người) trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn vốn có
của nó.

Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và
quan hệ của thế giới, với mục đích tìm ra những quy luật phổ biến nhất
chỉ phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, của con người
và của tư duy.

Với tính cách là loại hình nhận thức đặc thù, độc lập với khoa học
và khác biệt với tôn giáo, tri thức triết học mang tinh hệ thống, lôgíc và
trừu tượng về thế giới, bao gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc
trưng bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại.

Triết học là hạt nhân của thế giới quan.

Triết học là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, được thể hiện
thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới, về con
người và về tư duy của con người trong thế giới ấy.

4
5

Với sự ra đời của Triết học Mác - Lênin, triết học là hệ thống
quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế
giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống
tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu.

Tri thức khoa học triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự
trừu tượng hóa sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người.

Phương pháp nghiên cứu của triết học là xem xét thế giới như một
chỉnh thể trong mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm cách đưa lại một hệ
thống các quan niệm về chinh thể đó.

Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lí luận. Điều đó chỉ có
thể thực hiện được khi triết học dựa trên cơ sở tổng kết toàn bộ lịch sử
của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học.

1.1.3. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan

1.1.3.1. Thế giới quan

Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ
thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về
thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân
loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ,
giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Cấu trúc của thế giới quan: những thành phần chủ yếu của thế giới
quan là tri thức, niềm tin và lý tưởng. Trong đó tri thức là cơ sở trực tiếp
hình thành thế giới quan. Nhưng tri thức chi gia nhập thế giới quan khi
đã được kiểm nghiệm ít nhiều trong thực tiễn và trở thành niềm tin. Lý
tưởng là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan.

5
6

Với tính cách là hệ quan điểm chỉ dẫn tư duy và hành động, thế
giới quan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực, thiếu thế
giới quan, con người không có phương hướng hành động.

Các loại hình thế giới quan: thế giới quan thể hiện dưới nhiều hình
thức đa dạng khác nhau, nên cũng được phân loại theo nhiều cách khác
nhau. Chẳng hạn, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan khoa học và thế
giới quan triết học. Ngoài ba hình thức chủ yếu này, còn có thể có thế
giới quan huyền thoại (mà một trong những hình thức thể hiện tiêu biểu
của nó là thần thoại Hy Lạp). Thế giới quan còn được phân loại theo các
thời đại, các dân tộc, các tộc người, hoặc thế giới quan kinh nghiệm, thế
giới quan thông thường...

Thế giới quan chung nhất, phổ biến nhất, được sử dụng (một cách
ý thức hoặc không ý thức) trong mọi ngành khoa học và trong toàn bộ
đời sống xã hội là thế giới quan triết học.

1.1.3.2. Hạt nhân lý luận của thế giới quan

Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan, bởi:

Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan.

Thứ hai, trong các thế giới quan khác như thế giới quan của các
khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại... triết
học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố cốt
lõi.

Thứ ba, với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh
nghiệm hay thế giới quan thông thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh
hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác.

Thứ tư, thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy định các thế
giới quan và các quan niệm khác như thế.

6
7

Thế giới quan duy vật biện chứng được coi là đỉnh cao của các
loại thế giới quan đã từng có trong lịch sử. Vì thế giới quan này đòi hỏi
thế giới phải được xem xét trong dựa trên những nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

1.1.3.3. Vai trò của thế giới quan

Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
của con người và xã hội loài người. Bởi lẽ:

Thứ nhất, những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp
trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan.

Thứ hai, thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập
phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực trong khám phủ
và chinh phục thế giới. Trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí
quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi
cộng đồng xã hội nhất định.

Như vậy, triết học với tính cách là hạt nhân lý luận, trên thực tế,
chi phối mọi thế giới quan, dù người ta có chú ý và thừa nhận điều đó
hay không.

1.2. Vấn đề cơ bản của triết học

1.2.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải
quyết các vấn đề cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một vấn đề có
ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề
còn lại - vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. Đây chính là
vấn đề cơ bản của triết học. Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của
mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư
duy với tồn tại”.

7
8

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn.

Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào
có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên
nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải
giải thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai
trò là cái quyết định.

Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có
dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không.

Cách trả lời hai câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học
và của trường phái triết học, xác định việc hình thành các trường phái
lớn của triết học.

1.3. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa
học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.

Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật,
của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng và của triết học Mác - Lênin nói
chung là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
phổ biến nhất của hiện thực khách quan. Vì vậy, chúng có giá trị định
hướng quan trọng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
của mình. Chúng giúp cho con người xác định được về đại thể con
đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết
vấn đề, tránh được những lầm lạc hay mò mẫn giữa một khối những mối
liên hệ chằng chịt phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường.

Như vậy, xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau,
chúng ta đã đi đến những cách giải quyết vấn đề khác nhau. Do đó, việc

8
9

chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nhất định sẽ
không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới
quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp
nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ
đạo cho hành động.

Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất, nhưng không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông; ngược lại,
nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định
hướng, cái chỉ đạo cho chúng ta trong hành động. Xuất phát từ một lập
trường triết học đúng đắn, cụ thể là xuất phát từ những quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta có thể có được những cách giải
quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát
từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành
động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng - một trong những
biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học.

Những vấn đề bức bách do cuộc sống, do hoạt động thực tiễn đặt
ra bao giờ cũng là những vấn đề hết sức cụ thể, nhưng để giải quyết
những vấn đề cụ thể ấy của cuộc sống một cách có hiệu quả, không một
ai có thể làng tránh việc giải quyết những vấn đề chung có liên quan.
V.I.Lênin đã từng nhận xét: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng
trước khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ
không bao giờ tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách
không tự giác. Mà mù quảng vấp phải những vấn để đó trong từng
trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có
những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”

Thực tế cho thấy hiệu quả của nghiên cứu triết học chính là ở giá
trị định hướng cho hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và đa dạng

9
10

của những kết luận chung, có tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không
phải và không thể là những lời giải đáp cụ thể cho từng trường hợp cụ
thể. Điều đó cho thấy triết học đóng vai trò hết sức to lớn trong việc giải
quyết những vấn đề rất cụ thể của cuộc sống.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu từ đó lại đi đến chỗ tuyệt đối hóa vai
trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì lập tức sẽ giải
quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của thực tiễn. Quan điểm tuyệt đối
hoá vai trò của triết học nên đã gây ra ở một số người ào tưởng cho rằng,
triết học là cái chìa khóa vạn năng, chỉ cần nắm được nó là tự khắc sẽ
giải quyết được mọi vấn đề. Thiên hướng đố không tránh khỏi dẫn đến
những sai lầm giáo điều do áp dụng một cách máy móc những nguyên
lý, những quy luật chung vào những trường hợp cụ thể rất khác nhau.
Những nguyên lý, những quy luật chung ấy, nói như V.I-Lênin, đều đã
được lịch sử hoàn toàn xác nhận về đại thể, nhưng trong thực tế cụ thể,
sự việc đã diễn ra một cách khác mà chúng ta đã không thể (và bất cứ ai
cũng không có thể) dự đoàn được; nó đã diễn ra một cách độc đáo hơn
và phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, mỗi nguyên lý chung, theo tinh thần của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đều phải được xem xét theo quan điểm lịch sử;
gắn liền với những nguyên lý khác; gắn liền với “kinh nghiệm cụ thể của
lịch sử. Thiếu “kinh nghiệm cụ thể của lịch sử” này, thiếu sự hiểu biết
tình hình thực tế sinh động diễn ra ở từng địa điểm và thời gian nhất
định - thì việc vận dụng những nguyên lý chung không những không
mang lại hiệu quả mà trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến những
sai lầm nghiên trọng.

Như vậy, để có thể giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề
cụ thể hết sức phức tạp và vô cùng đa dạng của cuộc sống, chúng ta cần
tránh cả hai thái cực sai lầm: Hoặc là xem thường triết học và do đó sẽ
sa vào tình trạng mỏ mẫm, tùy tiện, dễ bằng lòng với những biện pháp

10
11

cụ thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng,
thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác; hoặc là tuyệt đối hóa vai trò
của triết học và do đó sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách
máy móc những nguyên lý, những quy luật chung của triết học mà
không tính đến tình hình cụ thể do không nắm được tình hình cụ thể đó
trong từng trường hợp cụ thể.

Kết hợp chặt chẽ cả hai loại tri thức trên đây - tri thức chung
(trong đó có tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành) và tri
thức thực tiễn (trong đó có sự hiểu biết tình hình thực tiễn và trình độ tay
nghề được biểu hiện qua sự nhạy cảm thực tiễn) - đó là tiền đề cần thiết
đảm bảo thành công của chúng ta trong hoạt động cụ thể của mình.

11
12

CHƯƠNG II
VẬN DỤNG TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH THẾ GIỚI QUAN CỦA
TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO
DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC
2.1. Mối liên hệ giữa triết học với sáng tác văn học

Vừa thuộc phạm trù nhận thức, vừa thuộc phạm trù phản ánh, là
kết quả và cũng là mục đích hướng tới của con người trong quá trình
khám phá và chinh phục thế giới, yếu tố triết học luôn hiện diện ở mọi
phương diện đời sống văn hóa của con người. Văn học, với ưu thế nổi
bật là sử dụng công cụ ngôn ngữ nên được lựa chọn hay tìm đến để bộc
lộ nhu cầu triết rõ nhất và cũng phong phú nhất. Song, văn học thiên về
phạm trù nghệ thuật, tư duy văn học chủ yếu là tư duy hình tượng; triết
học thiên về phạm trù khoa học, tư duy triết học là tư duy trừu tượng.
Văn học được dẫn dắt bởi tình cảm, cảm xúc; triết học được triển khai
bằng lý trí, logic. Mặc dù vậy, hai “ngành” thuộc hai phạm trù tưởng rất
đối lập này lại có những liên hệ, gặp gỡ rất thú vị. Ở thời “văn – sử -
triết bất phân” người ta dường như đã đồng nhất hai phạm trù ấy với
nhau, không có ranh giới. Nhiều nhà thơ, nhà soạn kịch cổ đại đồng thời
nhà những triết gia. Tư tưởng “văn - sử - triết bất phân” kéo dài hàng
nghìn năm suốt thời trung đại với điểm đề cao: “dĩ thi quan thủ sĩ”, “văn
dĩ tải đạo”. “thi ngôn chí”.

Tư duy hiện đại khu biệt hóa đặc trưng, chức năng của từng
ngành, từng lĩnh vực, triết học và văn học được tách ra và được khu biệt
ở tính đặc trưng. đặc thù. Tuy nhiên, sự liên hệ, tác động ảnh hưởng giữa
triết học với văn học thì vẫn rất chặt chẽ. Triết học xuyên thấm vào văn
học ở chủ đề tư tưởng tác phẩm. Mối quan hệ này thực chất là mối liên
hệ giữa nhận thức tư tưởng với cảm hứng sáng tạo. Mỗi tác phẩm văn
học trước hết là một thông điệp văn hóa, thể hiện trí tuệ. chiều sâu,

12
13

truyền thống văn hóa – văn minh của mỗi dân tộc. Văn học Việt Nam có
thể tự hào góp phần cho văn học nhân loại những tác phẩm văn chương
giàu trí tuệ, giàu tính triết lý suy ngẫm về cuộc đời hay về một thế hệ.

Yếu tố triết học làm nền tư tưởng và tầm vóc tác phẩm, mang lại
khoái cảm trí tuệ - thẩm mỹ cho độc giả. Mỗi nền văn hóa có cách ứng
xứ và thể hiện tính triết lý - triết luận khác nhau. Các giai đoạn, thời kỳ
của mỗi nền văn hóa cũng có cách ứng xử và biểu hiện khác nhau với
yếu tố triết luận trong các tác phẩm, ấy là chưa kể, mỗi cá tính sáng tạo
lại có cách thể hiện của riêng mình, vì vậy, tìm hiểu, đánh giá yếu tố triết
luận trong tác phẩm văn học nghệ thuật luôn là một thách để thủ vị đại
với giới nghiên cứu nói riêng, người đọc nói chung.

2.2. Khái quát về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

2.2.1. Vài nét chung về tiểu sử của tác giả Nam Cao

Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Trị. Quê ông
ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc
trung. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam
Định học. Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ.
Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may. Khi
trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội. Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa
cứu quốc. Năm 1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và
được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn
hóa cứu quốc. Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm
1950 ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí văn nghệ.

Ông đã trải qua rất nhiều sự kiện trong cuộc đời nên chính điều đó
đã tác động hình thành nên tư duy và ảnh hưởng đến thế giới quan, quan
điểm sống hay sáng tác của ông.

13
14

2.2.1.1. Quan điểm sáng tác qua thế giới quan của Nam Cao

Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” ". “Nghệ thuật
không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ
thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn
lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái,
công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một
cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

2.2.1.2. Phong cách nghệ thuật qua thế giới quan của Nam Cao

Ngòi bút của Nam Cao luôn đề cao con người, tư tưởng, quan tâm
tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con
người trong con người".

Các tác phẩm đều chú ý đi sâu khám phá nội tâm nhân vật, thường
viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.

Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh khiến độc giả đủ tinh
tế và sâu sắc để nhận ra được điều đó.

2.3. Tóm tắt tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Năm Cao được
sáng tác năm 1941. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật Chí Phèo, bị bỏ
rơi từ khi lọt lòng, sau được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm
20 tuổi, Chí Phèo phải đi làm công cho nhà Bá Kiến để tự nuôi thân. Vì
ghen tuông vô cớ Bá Kiến cố ý đẩy Chí Phèo vào tù. Phải ở tù đến 7 – 8
năm khi trở về Chí Phèo trở thành 1 con người hoàn toàn khác, trên

14
15

người có nhiều hình xăm đáng sợ. Hắn nghiện rượu, lúc nào cũng trong
tình trạng say xỉn và luôn đòi đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Lúc này,
Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai, chuyên đâm thuê chém mướn,
ai sai gì cũng làm để có tiền mua rượu. Hắn trở thành một “con quỷ dữ”
của làng Vũ Đại. Luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm, khiến
người dân ai ai cũng khiếp sợ. Vào một đêm trăng, sau khi hắn uống
rượu ở nhà Tư Lãng về. Hắn về lều của mình ngủ và vô tình gặp Thị Nở
- người phụ nữ với nhan sắc “ma chê quỷ hờn”. Đêm đó, họ ăn nằm với
nhau, nửa đêm Chí Phèo đau bụng và nôn mửa. Đến sáng hôm sau, Thị
Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Từ đây, hắn khao khát trở về với
cuộc sống lương thiện và được muốn được sống với Thị Nở. Chí Phèo
tuyệt vọng vừa đi vừa chửi rủa. Hắn cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi trả
lương thiện cho hắn. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở chứng kiến
cảnh đó, nhìn xuống bụng và nghĩ đến lò gạch.

2.4. Phân tích thế giới quan của tác phẩm “Chí Phèo” của
Nam Cao dưới góc độ triết học

2.4.1. Quan niệm về cuộc đời và con người của Nam Cao thể
hiện trong tác phẩm “Chí Phèo”

Trong chi tiết ngay đầu tiên mở đoạn truyện ngắn Chí Phèo, có
một chi tiết viết “Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai”. Quan niệm về
cuộc đời của Nam Cao thể hiện qua cái nhìn của nhân vật Chí Phèo.
Nam Cao có nhiều chi tiết câu triết lý khiến độc giả phải suy ngẫm, được
đề tới trong tác phẩm này. Thường là những câu triết luận không quá
trừu tượng nhưng đều nói lên được suy nghĩ chung của thế hệ, qua vấn
đề của thời kỳ mà cho tới ngày nay tác phẩm “Chí Phèo” vẫn còn mang
giá trị và vẫn bảo toàn được nguyên vẹn các giá trị đó.

15
16

Có rất nhiều các chi tiết theo quan điểm của tác giả được thể hiện
ra như: “Đàn bà vốn chuộng hòa bình; họ muốn yên chuyện thì thôi, gai
nghạnh làm gì cho sinh sự” hay “Gần gũi lâu cũng sinh quen, mà quen
thì ít khi còn sợ. Những người trông coi vườn bách thú thường bảo rằng
hổ báo hiền y như mèo”; “ai có thể ác trong khi ngủ”; “Tình yêu làm cho
con người có duyên”; “Muốn ác, phải là kẻ mạnh”, “Những thằng điên
và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi
chúng định làm”;… tất cả những quan điểm này được bày tỏ trong tác
phẩm đều là cái nhìn được đúc kết từ thế giới quan của tác giả thông qua
hình tượng nhân vật Chí Phèo, một nhân vật tiêu biểu được xây dựng
dưới góc độ phản ánh lên được hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Về nhân vật Chí Phèo, một hình tượng nhân vật điển hình được
Nam Cao xây dựng lên thông quan thế giới quan của mình. Theo góc độ
triết học, con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học, là
đối tượng của nhiều ngành khoa học. Cùng với sự phát triển nhận thức
về giới tự nhiên, nhận thức về con người, cả từ phương diện sinh học lẫn
phương diện xã hội - nhân văn, là quá trình phức tạp, lâu dài tiễn của
vấn đề con người khiến cho nó luôn luôn là chủ đề đối và vô tận. Sự
phức tạp, đa dạng, vô cùng tận và giá trị, ý nghĩa thực tượng suy ngẫm
của các nhà triết học ở tất cả các thời đại.

Chí Phèo từ đầu tới kết thúc câu chuyện vẫn là kẻ được Nam Cao
sắp xếp cho số mệnh đáng thương, từ khi được tìm thấy ở cái lò gạch cũ,
tới khi chết đi vẫn không thể được trả lại sự lương thiện. Chí Phèo bị tha
hóa bởi hoàn cảnh, từ một chàng trai có trẻ 20 tuổi bị bá Kiến đẩy tù oan
tới 7 - 8 năm nhưng sau tất cả, Chí Phèo vẫn khao khát được trở lại
thành một người tử tế, lương thiện. Thị Nở là “chất xúc tác” tác động
vào ý thức của Chí Phèo thông qua bát cháo hành để khiến Chí Phèo
nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống.

16
17

Trong tác phẩm Chí Phèo, có đề cập nhiều tới vấn đề giai cấp từ
lý trưởng (Lý Cường), bá Kiến, quan Tảo,... tác giả sống trong thời
chiến, nên quan điểm thông qua tác phẩm muốn lên án chính các quan
lại tay sai cho giặc Pháp, đày đọa làm khổ nhân dân, đồng bào mình.
Thế giới quan của tác giả chỉ hệ thống các tri thức tích lũy bởi những gì
tác giả đã thấy – trải – cảm nhận được để từ đó thể hiện ra quan điểm,
tình cảm, niềm tin, lý tưởng giữa các nhân vật, xác định về cái nhìn giai
cấp và về vị trí của con người trong giai cấp đó. Thế giới quan trong tác
phẩm ở thời phong kiến quy định các nguyên tắc, thái độ giữa con người
trong giai cấp với nhau, như đối với bá Kiến, Chí Phèo và người dân khi
gặp phải kính cẩn, xưng hô phải phép “thưa cụ”, “bẩm cụ”, giá trị của
người nông dân như Chí Phèo bị coi là rẻ mạt, cho “đời” được cái quyền
hạ thấp, nhục mạ và đánh giá Chí Phèo là “con quỷ của làng Vũ Đại”,
nhưng bản chất tốt đẹp tiềm ẩn bên trong con người Chí Phèo chỉ duy
nhất Thị Nở thấy được điều đó, bởi lẽ Nam Cao để hai con người bị xã
hội khinh rẻ ruồng bỏ mới tìm thấy được trong nhau sự an ủi cuối cùng.

Trong tác phẩm, tác giả không đề cập tới tuổi của các nhân vật,
đặc biệt là Chí Phèo và Thị Nở. Nếu số phận từ khi sinh ra đã khổ cực,
thì có sống ở tuổi nào cũng không còn quan trọng. Sự tha hóa về bản
chất con người tới cuối cùng cũng không tha hóa được sự lương thiện
vốn có ẩn sau “lớp da thịt chằng chịt vết sẹo rạch ăn vạ” của Chí Phèo
hay vẻ “ma chê quỷ hờn” của Thị Nở.

2.4.2. Quan niệm nhân sinh của Nam Cao thể hiện trong tác
phẩm “Chí Phèo”

Cuộc đời và số mệnh của mỗi nhân vật đều được Nam Cao thể
hiện rõ. Lý Cường con trai bá Kiến, cha làm lý trưởng thì tới lượt con
cũng làm lý trưởng. Còn Chí Phèo từ khi sinh ra bị bỏ rơi trong cái lò

17
18

gạch cũ, được đem cho người đàn bà góa mù, sau cùng lại được đem cho
người đàn ông làm cối, và cuối cùng trở thành người ở trong gia đình bá
Kiến và cuối cùng cũng chết cùng bá Kiến. Trong thời kỳ bấy giờ, có lẽ
mơ ước được có cái ăn cái mặc đã là ước vọng của người nông dân nói
chung và Chí Phèo nói riêng chứ chưa đề cập tới khát vọng được thay
đổi số phận. Thị Nở không ai kết bạn, không ai lấy, không có người thân
tích nào ngoài bà cô già quá 50 cũng chưa có chồng, “không ai lấy” đã
từ đời bà cô già sang đời Thị. Suy cho cùng số phận mà Nam Cao xây
dựng cho nhân vật là những cuộc đời có sự liên kết của các đời trước
ảnh hưởng tới họ, số phận xây dựng là vậy nhưng Nam Cao vẫn để cho
các nhân vật của mình vượt lên trên số phận để tìm thấy giá trị của bản
chất con người và cuộc sống của mình, sự vùng vẫy chiến thắng số phận
dù vậy nhưng vẫn không có kết cục viên mãn. Nhân vật có số mệnh
sướng, khổ khác nhau, nhưng về mặt tinh thần thì có lẽ Chí Phèo đã
hạnh phúc từ khi nhận được bát cháo hành và tấm lòng chân thành từ
Thị Nở.

Cuộc đời con người trong tác phẩm “Chí Phèo” có chịu chi phối
bởi quyền lực giai cấp, khi tới đoạn Chí Phèo đâm chết bá Kiến và tự
đâm mình để kết thúc cuộc đời chỉ muốn đòi lại 2 từ “lương thiện”. Câu
nói “Ai cho tôi lương thiện” của Chí Phèo thể hiện rõ cuộc đời của hắn
khổ cực đường cùng như vậy là vì bá Kiến đã đẩy hắn ra nông nỗi ấy và
khiến hắn không còn hình hài và danh dự của một con người để mà được
sống một cuộc sống bình thường tử tế ở làng Vũ Đại.

2.4.3. Vai trò của con người trong cuộc đời

2.4.3.1. Vai trò của con người trong cuộc đời qua tác phẩm “Chí
Phèo” của Nam Cao

18
19

Ngòi bút của Nam Cao luôn đứng về phía những người dân
nghèo, những người ở giai cấp khổ cực dưới đáy của xã hội nên việc viết
nên những câu chuyện để lên án sự áp bức, bóc lột của bọn cường hào,
lý trưởng quan lại. Các tác phẩm khác có cùng giai đoạn sáng tác cùng
với tác phẩm “Chí Phèo” cũng chưa có tác phẩm nào có cái kết viên
mãn, có lẽ trong giai đoạn văn học trước 1945 (Cách mạng tháng 8) diễn
ra, tất cả các nhân vật đều đi vào nơi tối tăm đường cùng của sự sống,
cũng như “Lão Hạc”, gia đình trong “Sống mòn”, hay “Chị Dậu” trong
“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Dù các nhân vật có cố gắng thay đổi cuộc
sống và số mệnh như thế nào cũng không thể thoát được sự lầm than đau
khổ từ cuộc đời họ. Bởi thời phong kiến – thời chiến là vậy, người dân
thoát được vòng vây kìm hãm của giai cấp này thì lại rơi vào vòng vây
kìm hãm của giai cấp khác, nếu đất nước chưa thể độc lập, sự đấu tranh
của nhân dân chưa tìm được con đường giải phóng dân tộc hay tổ chức
lãnh đạo đúng đắn thì người dân vẫn mãi quanh quẩn mắc trong sự
nghèo đói, áp bức bởi các thế lực cầm quyền. Nên việc thay đổi số mệnh
của “Chí Phèo” hay các nhân vật khác trong tác phẩm Nam Cao ngụ ý
cho rằng không thể thay đổi được.

2.4.3.2. Vai trò của con người trong cuộc đời ở thực tiễn cuộc
sống

Theo quan điểm của Phương Đông thì số phận mỗi con người
dường như đã được an bài. Mệnh và Vận đã được định đoạt sẵn và con
người không thể vượt qua được số phận. Thế nhưng cùng lúc đó thì các
nhà học giả lạ cho rằng “Đức năng thắng số” và đưa ra những lời khuyên
để con người có thể cải thiện được vận mệnh, thay đổi số mệnh bằng
việc trả được nghiệp quả và có một cuộc đời bình an hơn.

19
20

Theo đó Mệnh là phạm trù gần như cố định, còn vận thì sẽ được
vận hành tuần tự theo thời gian nhất định. Vận và Mệnh thực tế là một
quy luật khách quan của sự vận động.
Trong cuộc sống hiện nay, vẫn chưa ai có thể lý giải được việc số
mệnh có thật hay không hay có thể thay đổi được số mệnh hay không,
nhưng rất nhiều nhà độc giả hay các diễn giả, những người có tiếng nói
trên thế giới (tỷ phú, nhà thành lập các phần mềm,...) cho ra các cuốn
sách hay các bài diễn thuyết khuyên con người rằng hãy thay đổi số
mệnh của chính mình bằng cách không ngừng cố gắng. Cố gắng từ lối
sống, cố gắng để biến ước mơ thành sự thực, cố gắng làm việc thiện,...
tất cả những lời khuyên ấy theo các quan điểm của nhiều người khác cho
rằng đó chỉ là lời khuyên để ta có động lực để sống trong một cuộc sống
hài lòng và ý nghĩa hơn. Thế giới quan hình thành nên quan điểm của
mỗi người, nhưng sau cùng số mệnh có thực hay không không quan
trọng vì chúng ta vẫn phải tiếp tục sống, tiếp tục cố gắng hết mình và
không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chúng ta có thể có điểm xuất phát
không mấy hoàn hảo, không được sinh ra ở vạch đích nhưng con đường
gập ghềnh chúng ta đi tới đích sẽ có nhiều trải nghiệm và bài học giúp
chúng ta hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn để từ đó có thể tích
lũy được kinh nghiệm và bài học cho cuộc sống.
Nhiều người tin vào bói toán, rằng bất kỳ một sự kiện nào diễn ra
trong cuộc đời đều là ý trời, là số mệnh đã được sắp đặt trước nhưng tất
cả mọi thứ diễn ra trong cuộc sống của chúng ta đều do chúng ta quyết
định. Mọi lựa chọn sẽ dẫn tới kết quả tương ứng, nên nếu chúng ta lựa
chọn những điều không tốt với chúng ta và khi kết quả xảy tới lại đổ lỗi
cho số mệnh và tìm cách thay đổi điều đó là một tư tưởng sai lệch và
một tâm lý không nên. Hãy cố gắng khôn ngoan trong việc định hướng
tư tưởng, thực tế đối diện với bản thân và hoạch định ra những điều cần

20
21

làm để có một cuộc đời viên mãn như bản thân mong muốn. Đừng cố tin
vào 2 từ “số phận:, “số mệnh” mà dễ nản lòng, bỏ cuộc khi gặp khó
khăn, đừng cố gắng thay đổi một điều gì trong quá khứ, hãy học hỏi từ
nó và hoàn thiện lại sự việc đó trong tương lai, mỗi ngày đều là một cơ
hội để thay đổi, đừng cố gắng thay đổi điều gì quá lớn lao khi điều cần
làm duy nhất là thay đổi tư duy và hành động của chính mình.

2.4.4. Thông điệp, triết lý của Nam Cao nhắn gửi trong tác
phẩm “Chí Phèo”

Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua
truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn
Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện
bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh
thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và tâm hồn người nông dân lao
động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả trong
khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Một câu nói hay của Gorki: “Con người, tất cả ở trong con
người”. Cái lớn nhất mà Nam Cao đã làm được với thiên chức một nhà
văn là đã phát hiện ra phẩm chất người trong hình hài của một con quỷ
làng Vũ Đại. Những lời nói cuối cùng của Chí Phèo đã làm sáng lên,
bừng lên ước muốn được làm người, khát vọng được hoàn lương của
hắn. Từ cái chết ấy nhà văn muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp màu
xanh về tác phẩm của mình rằng: Con người, đặc biệt là người nông dân
trong xã hội cũ, dù bị chà đạp, bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi
thì ẩn sâu trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những tia sáng của bản tính
lương thiện, bản chất người.

21
22

KẾT LUẬN
Qua phần nội dung trên chúng ta cũng phần nào có thể hiểu được
hơn về triết học cũng như vai trò của triết trong cuộc sống và triết học
ảnh hưởng và giải đáp, hình thành nên thế giới quan như thế nào. Kể
trong văn học, yếu tố triết học luôn hiện hữu ở các tác phẩm văn chương
nói chung và tác phẩm “Chí Phèo” nói riêng bởi qua tác phẩm khéo léo
phản ánh được quan điểm, tầm nhìn về con người, đánh giá về cuộc sống
cũng như gửi gắm được thông điệp qua tác phẩm của Nam Cao. Sống ở
thời đại nào sẽ hình thành nên cái nhìn về thời đại đó, song quan điểm về
thời đại mang tính triết học thời kỳ nào cũng cần được trân trọng và lưu
giữ bởi các tác phẩm là những “nhân chứng” sống của thời đại đã qua.

Tư duy triết học không chỉ được bật ra từ yêu cầu đời sống mà
còn từ chính nhu cầu của người sáng tác, đặc điểm, cả tính của họ. Nam
Cao là nhà văn ham thích triết lý, triết luận, bởi ông đề cao tinh tư tưởng
của con người, của văn học, đề cao trí tuệ và tư duy phân biện.

Ông là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám, tài năng của ông đã giúp ông tạo nên phong cách triết
luận từ thế giới quan của riêng mình và ông biết tìm kiếm ra cách thức
tái hiện theo con đường riêng đó. Suốt mấy chục năm qua, tác phẩm
“Chí Phèo” của ông đã làm say mê bao thế hệ độc giả bằng giá trị và ý
nghĩa triết có trong tác phẩm về thời đại và con người. Phân tích, nghiên
cứu thế giới quan trong tác phẩm “Chí Phèo” dưới góc độ triết học nhằm
góp thêm tiếng nói khoa học vào việc giải mã đặc diểm trong tư duy và
bút pháp của hai cây bút văn học có đóng góp xuất sắc cho tiến trình vận
động và phát triển của nền văn học nước nhà.

Trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận, dù em đã cố gắng hết sức
trong quá trình viết và tìm hiểu để bài tiểu luận của em được hoàn thiện,

22
23

tuy nhiên do yếu tố khách quan và chủ quan hay tầm nhìn hiểu biết của
em còn hạn chế cần phải trau dồi học hỏi thêm kiến thức nên bài tiểu
luận khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định hay vẫn còn những
nội dung mới để tiếp tục, bổ sung và sửa chữa. Em rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn cũng
như mong sự cố gắng của mình đạt được kết quả tốt.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.

23
24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tuyển tập văn học (2004). Nam Cao – Truyện ngắn Chí Phèo
(Tái bản). Hà Nội, Nhà xuất bản: Văn học Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Triết học Mác –
Lênin. Hà Nội, Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia sự thật.

3. Khoa Lý luận chính trị (2021). Tài liệu hướng dẫn học tập môn
Triết học Mác – Lênin. Hà Nội, Nhà xuất bản: Đại học Lao động – Xã
hội.

4. Thương Linh (2021). Số mệnh của con người. Hà Nội, Nhà


xuất bản: Tâm linh Phật giáo

5. T.S.Nguyễn Tấn Hùng (2020). Quan điểm của Triết học Max
về con người và sự hình thành nên bản chất con người từ xã hội. Web:
123 Đọc, được lấy về từ: https://123docz.net/document/2569177-quan-
diem-cua-triet-hoc-max-ve-con-nguoi-va-su-hinh-thanh-nen-ban-chat-
con-nguoi-tu-xa-hoi.htm

6. Lời giải hay (2020). Hai câu nói cuối cùng của nhân vật Chí
Phèo đã bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm. Hãy phân tích và chứng minh
để tìm ra thông điệp của Nam Cao thông qua tác phẩm. Web: Lời giải
hay, được lấy về từ: https://loigiaihay.com/hai-cau-noi-cuoi-cung-cua-
nhan-vat-chi-pheo-da-boc-lo-ro-chu-de-cua-tac-pham-hay-phan-tich-va-
chung-minh-c38a1081.html

You might also like