You are on page 1of 8

CTG

I. NHỊP TIM THAI


1. Nhịp tim thai cơ bản:
- Bình thường: 110-160 nhịp/phút
- Nhanh : >160 l/p kéo dài trên 10p ( nhanh tb: 160-180, rất
nhanh: >180) liên quan đến tình trạng 1. Thiếu oxi, 2. Mẹ
sốt, 3. Nhiễm trùng ối, 4. Sinh non, 5. Mẹ dùng thuốc (chủ
vận chọn lọc beta 2 ( terbutaline) , atropin), 6. Thai nhi bị
kích thích, 7. Rối loạn nhịp tim thai, 8. Mẹ lo lắng, 9. Mẹ bị
nhiễm độc giáp.
- Chậm: < 110 l/p hoặc giảm trên 30 nhịp so với nhịp tim thai
cơ bản bình thường và kéo dài trên 10p. liên quan đến: 1.
Thiếu oxi, 2. Dùng thuốc (mepivacaine, chẹn beta), 3. phản
xạ tk tự động ( tạo áp lực lên đầu thai nhi), 4. Loạn nhịp tim,
5. Hạ thận nhiệt, 6. Mẹ bị hạ huyết áp
2. Dao động nội tại
- Tối thiểu: <= 5 nhịp/p. Nguyên nhân: 1. Thiếu oxi, 2. Thai nhi
ở trạng thái ngủ( chu kì ngủ <= 30p), 3. Dùng thuốc ức chế
tk trung ương( atropin, thuốc an thần, ma túy, thuốc mê), 4.
Sinh non, 5. Nhịp tim cơ bản nhanh, 6. Bất thường về tim
thai hoặc rối loạn nhịp tim, 7. Bất thường tk trung ương của
thai nhi
- Bình thường: 6-25 nhịp/p

- Tăng: > 25 nhịp liên quan đến th thai nhi bị kích thích

3. Nhịp tăng
- ĐN: NTTCB tăng trên 15 nhịp và kéo dài trên 15s (sau 32w),
NTTCB tăng trên 10 nhịp và kéo dài trên 10s ( trước 32w)
- Nhịp tăng kéo dài: NTTCB tăng kéo dài > 2p và < 10p.
4. Nhịp giảm:
- ĐN: NTTCB giảm trên 15 nhịp và kéo dài trên 15s
- Nhịp giảm sớm( Dip I): cân xứng, hằng định cùng với cơn
co, đáy nhịp giảm trùng với đỉnh cơn go. Nguyên nhân: do
đầu thai nhi chèn ép trong tiểu khung khi có cơn co.
- Nhịp giảm muộn( Dip II): hằng định cùng với cơn co, đáy
của nhịp giảm đến sau đỉnh cơn co.

- Nhịp giảm biến đổi( Dip III): không cân xứng có thể xảy ra
trước, trong, sau cơ co. nguyên nhân: cuống rốn bị chèn ép
giữa ngôi thai và khung chậu, dây rốn thắt nút, quấn cổ…
làm cho tuần hoàn bào thai bị thiếu máu nhất thời, nhịp tim
thay đổi thường chậm và lại tăng nhanh bất thường.
- Nhịp giảm kéo dài: giảm >= 15 nhịp/p so với NTTCB, kéo dài
trên 2p nhưng không quá 10p. nguyên nhân: 1. Kích thích
cường phế vị ( chèn ép đầu thai nhi xuống nhanh), 2. Tình
trạng thiếu oxi của thai nhi: cơn co tử cung cường tính,
phong bế giao cảm do gây tê vùng, hạ huyết áp tư thế, chèn
ép dây rốn liên tục, mẹ ngừng hô hấp. nhịp giảm kéo dài có
thể dẫn đến thai chết.
- Nhịp tim thai hình sin: gặp khi thai nhi thiếu máu trầm
trọng, mất máu, hội chứng truyền máu cho nhận trong song
thai hoặc TH thai bị ngạt nặng.
II. CƠN CO TỬ CUNG
1. Tần số: là số cơn co/10p, thay đổi theo giai đoạn chuyển
dạ
2. Tương quan co nghỉ: thời gian co ngắn hơn thời gian
nghỉ
3. Trương lực cơ bản(mmHg)
4. Cường độ cơn co (mmHg)
5. Hoạt độ cơn co ( Montevideo, MU):
III. PHÂN LOẠI NHỊP TIM THAI
1. Nhịp tim thai bình thường ( CTG nhóm I)
- Nhịp tim thai cơ bản: 110-160 l/p
- Dao động nội tại bình thường
- Nhịp tăng: có thể có hoặc không
- Không có nhịp giảm muộn( Dip II) hay nhịp giảm biến
đổi(Dip III)
- Nhịp giảm sớm (Dip I) có thể có hoặc không
2. Nhịp tim thai nghi ngờ ( CTG nhóm II)
3. Nhịp tim thai bất thường (CTG nhóm III)
- Mất giao động nội tại + Dip II lặp lại, Dip III lặp lại, nhịp tim
thai cơ bản chậm.
- Nhịp tim thai hình sin
Ps: phân tích phối hơp:
- Dip I + cơn co tử cung nhẹ ở giai đoạn đầu chuyển dạ hoặc
thai > 42 tuần tiên lượng xấu
- Dip II + dao động nội tại loại 1 tiên lượng rất xấu, suy thai
nặng.
- Dip II trên đường NTTCB <= 120 là dấu hiệu suy thai trầm
trọng.
IV. CÁC THỬ NGHIỆM QUA MONITORING
1. Thử nghiệm không đả kích( non-stress test-NST)
- Mục đích : đánh giá tình trạng tim thai khi không có cơn co
tử cung thời gian tối thiểu 30p
- Chỉ định: tất cả phụ nữ có thai, đặc biệt là thai kì có nguy cơ
cao liên quan đến bệnh lý người mẹ( tim, phổi, nội tiết, tiền
sản giật-sản giật…),bệnh lý của thai( thai chậm phát triển
trong tử cung, thai non tháng, thai già tháng..) hay bệnh lý
phần phụ của thai( nhau tiền đạo)
- Kết quả: thử nghiệm có đáp ứng là tình trạng thai bình
thường, thử nghiệm không đáp ứng: DDNT thấp, không xuất
hiện nhịp tăng hoặc xuất hiện nhịp giảm bất thường thường
do thai ngủ đánh giá lại sau 30p
2. Thử nghiệm đả kích ( contraction stress test- CST)
- Mục đích: đánh giá mức độ chịu đựng của thai trong chuyển
dạ bằng cách gây cơn co 3 cơn/10p để quyết định cho phép
sản phụ chuyển dạ sinh thường hay phải can thiệp lấy thai.
- Chỉ định: thai kì nguy cơ cao: tiền sản giật-sản giật, thai
chậm phát triển, thiểu ối, thai già tháng….
- Chống chỉ định:
+ tuyệt đối: VMC, mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ tạo hình tử
cung, nhau tiền đạo
+ tương đối: PROM, dọa sinh non, đa thai
+ tuổi thai: từ tuần 34 của thai kì
- Kết quả:
+ dương tính: xuất hiện nhịp giảm muộn hơn 50% các cơn
co
+ âm tính: không xuất hiện nhịp giảm muộn hoặc nhịp
giảm biến đổi lặp lại.
+ nghi ngờ: có nhịp giảm muộn không liên tục hoặc nhịp
giảm biến đổi lặp lại
V. HƯỚNG XỬ TRÍ KHI CÓ BIỂU ĐỒ TIM THAI BẤT THƯỜNG
1. Thay đổi tư thế mẹ
Tư thế nằm nghiêng tránh chèn vào các mạch máu lớn
giúp tăng cung cấp oxi cho thai nhi??????
2. Cung cấp oxy: trung bình 5l/p
3. Đối kháng tác dụng của thuốc mê ( do phong bế giao
cảm do gây tê gây tê ngoài màng cứng): truyền dịch
đường TM hoặc ephedrin cải thiện lượng máu đến tử
cung.
4. Điều chỉnh cơn co tử cung ( cường tính do
prostaglandin hoặc oxytocin): truyền dịch qua đường
TM, ngừng sử dụng thuốc tăng co hoặc làm giãn tử cung
bằng terbutaline
5. Giảm chèn ép dây rốn: thay đổi tư thế mẹ, truyền nước
ối( sd trong cạn ối)

You might also like