You are on page 1of 2

BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG 3

Câu 1: Trong thương lượng tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến việc phải hoàn
thiện kỹ năng lập luận và hùng biện?
- Hãy cho 01 ví dụ thực tế về kiểu lập luận mà anh/chị đã sử dụng để bác bỏ luận
điểm của đối phương?
- Hãy cho 01 ví dụ thực tế về các kiểu lập luận mà anh/chị đã sử dụng để thuyết
phục đối phương?
Trả lời:
*Trong thương lượng, chúng ta cần phải quan tâm đến việc phải hoàn thiện kĩ năng
lập luận và hùng biên vì:
-Kĩ năng lập luận và hùng biện giúp chúng ta học được cách hình thành ý tưởng và
trình bày ý tưởng đó một cách hợp lý, hoàn thiện.
-Để thực hiện tốt việc lập luận và hùng biện, chúng ta cần có nhiều kiến thức,
thông tin của nhiều lĩnh vực, chính từ đó giúp ta có động lực học hỏi, tìm tòi, nâng
cao hiểu biết, nâng cao trình độ của bản thân.
-Rèn luyện được khả năng giải quyết vấn đề, đưa ra các ý tưởng sáng tạo, tập thói
quen suy nghĩ cẩn thận, thấu đáo để đưa ra quyết định, lựa chọn quan trọng nào đó.
-Ngoài ra, lập luận và hùng biện cũng rất quan trọng, chúng ta cần hoàn thiện ngày
càng tốt, nó rèn luyện cho chúng ta tư duy độc lập, thông minh, sáng tạo để giải
quyết công việc một cách hiệu quả.
* 1 ví dụ thực tế về các kiểu lập luận để bác bỏ luận điểm của đối phương:
-Một người cho rằng: “Việc học ở đại học chỉ cần học lý thuyết trong sách vở là
đủ, không cần thiết phải quan tâm đến việc thực hành, ứng dụng vào thực tế.”
-Chúng ta bác bỏ rằng: “Ở đại học, không những phải học lý thuyết một cách máy
móc, mà cần phải biết cách vận dụng lý thuyết đó như thế nào trong thực tế hằng
ngày hoặc phục vụ cho công việc chúng ta sau khi ra trường. Nếu chỉ học lý thuyết,
sau đi làm liệu rằng có thực hiện được những công việc được giao một cách hiệu
quả không? Đương nhiên là không, chúng ta không thể nào nhớ nỗi lý thuyết trong
sách trước đó đã học qua. Do vậy, khi còn đi học chúng ta nên vận dụng, thực hành
nhiều hơn, sau này đi làm, công việc đó đối với chúng ta dường như là thói quen,
và thực hiện được ngay, hoặc nếu không nhớ hoàn toàn thì ít nhất khi ta tìm hiểu
sơ lược là sẽ biết cách làm nhanh chóng.”
* 1 ví dụ về các kiểu lập luận để thuyết phục đối phương:
Để thuyết phục ba mẹ mua cho mình một chiếc máy tính, thì chúng ta sẽ nói rằng:
“Máy tính rất có ích cho việc của con, nó giúp con tra cứu thông tin phục vụ việc
học, làm việc nhóm, thuyết trình, và rất nhiều công dụng khác. Ở đại học, việc tự
học là rất quan trọng, nên có máy tính là vô cùng cần thiết.”
Câu 2: Bị người khác phê bình cho dù là sai hay đúng cũng không bao giờ là dễ
chịu đối với mỗi người chúng ta. Vì vậy: bằng những kiến thức đã được học,
anh/chị hãy tự xây dựng 01 chiến thuật để giúp giảm thiểu các loại "phê bình
thành kiến" và "phê bình chủ quan" mà người khác nhắm anh/chị? Hãy giải thích
về chiến thuật đó?
Trả lời:
-Trước tiên, không được có phản ứng quá thẳng thừng và thô bạo, ngay cả trong
trường hợp bên sai là đối phương. Chúng ta cần kiềm chế hết mức các cảm xúc,
hành động, ánh mắt, giọng điệu thô lỗ, thiếu lịch sự. Cố gắng nhắc nhở bản thân
phải thật bình tĩnh, thật bình tĩnh, chỉ có như vậy mới giải quyết được vấn đề và
không gây sự khó chịu cho phía đối phương.
-Không được gây cản trở, ngăn các lập luận, ý kiến của phía đối phương. Mặc dù
họ sai đi chăng nữa, nhưng điều thiết yếu là hãy để họ được nói ra hết quan điểm, ý
kiến của riêng mình. Nếu muốn bác bỏ ý kiến của họ, hãy nói thật thận trọng, thái
độ tôn trọng, sau đó hãy nêu lên ý của mình, không được nói tôi không đồng ý
ngay lập tức mà hãy nói rằng theo tôi, chỗ này có vẻ như chưa hợp lý lắm. Tránh
các thái độ coi thường, khinh bỉ đối phương.
-Nếu bên chúng ta là người sai và được đối phương góp ý, điều đó thể hiện lòng tốt
của họ chứ không phải ác ý, vì vậy chúng ta hãy thừa nhận và cảm ơn sự nhắc nhở,
góp ý đó.
-Khi nhận xét mang tính cá nhân, chúng ta nên hết sức lưu ý, không gây nên sự ác
cảm cho đôi bên, góp ý nhẹ nhàng nhưng tinh tế.

You might also like