You are on page 1of 142

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BỘ ĐỀ
ÔN THI GIỮA KÌ 1 – LỚP 12

KẾ HOẠCH HỌC TẬP – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – MAPSTUDY – THẦY VNA

Ngày Giờ Nội dung Địa chỉ học


Thứ 2 20h30 Chữa đề Lý Thuyết Fanpage
Thứ 3 5h00 Chữa đề Lý Thuyết Fanpage
Thứ 4 20h30 Chữa đề thi giữa kì Fanpage
Thứ 6 5h00 Chữa đề thi giữa kì Fanpage
Thứ 6 20h30 Tổng ôn trọng điểm Group 2k6 cày đề

Áp dụng đều đặn hàng tuần – từ ngày 2/10/2023 đến ngày 31/10/2023

Fanpage: https://www.facebook.com/thayhintavungocanh

Group: https://www.facebook.com/groups/2061909827338049

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 1 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA

Câu 1: [VNA] Một vật dao động điều hòa, khoảng cách từ vị trí cân bằng của vật đến vị trí mà vật
có xu hướng đổi chiều chuyển động có giá trị bằng
A. chiều dài quỹ đạo L B. độ lớn li độ dao động của vật
C. biên độ dao động A D. quãng đường vật đi được trong một chu kì
Câu 2: [VNA] Sóng cơ không truyền được trong môi trường nào dưới đây?
A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chân không D. Chất khí
Câu 3: [VNA] Trong giao thoa sóng cơ với hai nguồn kết hợp và dao động đồng pha. Quỹ tích
những điểm dao động với biên độ cực tiểu tạo thành các vân cực tiểu giao thoa. Những vân này có
dạng là những đường
A. tròn B. hình sin C. hypebol D. parabol
Câu 4: [VNA] Ở mặt nước, một nguồn phát sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tạo
ra sóng có bước sóng λ . Trên mặt nước quan sát thấy các gợn sóng tròn đồng tâm, khoảng cách
giữa hai gợn lồi liên tiếp là
A. 1,0λ B. 0,5λ C. 1,5λ D. 2,0λ
Câu 5: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa. Khi chất điểm có li độ âm thì gia tốc của nó có giá
trị
A. âm B. bằng không C. dương D. cực đại
Câu 6: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp và dao động cùng pha. Những
điểm tại đó dao động có biên độ cực tiểu là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn
truyền tới bằng
A. một số chẵn lần bước sóng B. một số nguyên lần bước sóng
C. một số nửa nguyên lần bước sóng D. một số lẻ lần bước sóng
Câu 7: [VNA] Trong điều kiện không có lực cản của môi trường và dây treo đủ dài, con lắc đơn dao
động với biên độ góc nào dưới dây có thể xem là dao động điều hòa?
A. 10o B. 20 o C. 30 o D. 40 o
Câu 8: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng
truyền qua được gọi là
A. biên độ của sóng B. tốc độ truyền sóng C. năng lượng sóng D. chu kì của sóng
Câu 9: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f ở nơi có
gia tốc rơi tự do g . Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn ra một đoạn Δ 0 . Công thức nào sau đây là đúng?
1 g 1 Δ 0 1 Δ 0 1 g
A. f = B. f = C. f = D. f =
2π Δ 0 2π g 2π g 2π Δ 0
Câu 10: [VNA] Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng siêu âm truyền trong chất rắn
B. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz
C. Sóng siêu âm truyền được trong chân không
D. Sóng siêu âm có thể phản xạ khi gặp vật cản

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Cho hai dao động điều hòa x1 = A1 cos ( ωt + φ1 ) và x2 = A2 cos ( ωt + φ2 ) . Dao động
tổng hợp của hai dao động trên có phương trình là x = Acos ( ωt + φ ) . Công thức nào sau đây là
đúng?
A1 cosφ1 + A2 cosφ2 A1 cosφ1 + A2 sinφ2
A. tanφ = B. tanφ =
A1 sinφ1 + A2 sinφ2 A1 sinφ1 + A2 cosφ2
A1 sinφ1 + A2 cosφ2 A1 sinφ1 + A2 sinφ2
C. tanφ = D. tanφ =
A1 cosφ1 + A2 sinφ2 A1 cosφ1 + A2 cosφ2
Câu 12: [VNA] Một con lắc đơn có dây dài dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g . Tần
số dao động của con lắc là
1 1 g g
A. B. C. 2π D. 2π
2π g 2π g
Câu 13: [VNA] Đặc trưng nào của sóng không phụ thuộc vào tính chất của môi trường?
A. Biên độ B. Chu kì và tần số C. Bước sóng D. Tốc độ truyền sóng
Câu 14: [VNA] Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A . Khoảng thời gian để vật đi
được quãng đường dài 4A là
A. T B. 0, 5T C. 1, 5T D. 2,0T
Câu 15: [VNA] Tìm phát biểu sai về hiện tượng giao thoa
A. Giao thoa là hiện tượng rất đặc trưng của mọi quá trình sóng có bản chất khác nhau (cơ, điện
từ, …)
B. Có các sóng, ta có thể khéo léo tạo nên hiện tượng giao thoa
C. Có hiện tượng giao thoa, ta có thể kết luận đó là quá trình truyền sóng
D. Giao thoa là sự cộng hưởng của dao động tổng hợp của hai sóng kết hợp
Câu 16: [VNA] Đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm
đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian được gọi là
A. biên độ âm B. tần số âm C. cường độ âm D. mức cường độ âm
Câu 17: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B, dao động
cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ . Một điểm nằm trên vùng giao
thoa có hiệu hai khoảng cách đến hai nguồn bằng 3λ thuộc vân cực đại giao thoa
A. bậc 1 B. bậc 3 C. bậc 2 D. bậc 4
Câu 18: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với tần số f xung quanh vị trí cân bằng O với
biên độ A . Tốc độ của vật tại vị trí cân bằng là
A. 2πfA B. πfA C. 4πfA D. 3πfA
Câu 19: [VNA] Nối đầu A của một sợi dây đàn hồi có chiều dài giới hạn với máy phát sóng với biên
độ rất nhỏ, đầu B được thả tự do thì trên dây xuất hiện các nút sóng và bụng sóng. Đây là hiện
tượng
A. sóng dừng B. sóng cơ C. sóng âm D. sóng giao thoa
Câu 20: [VNA] Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc
đơn không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ
A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao
B. tăng vì chu kì dao động điều hòa của nó giảm
C. tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường
D. không đổi vì tần số dao động của con lắc không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa thành phần có cùng
phương, cùng tần số. Biết biên độ dao động của vật có giá trị lớn nhất. Hai dao động thành phần
lệch pha nhau
A. π B. 3π C. 7π D. 8π
Câu 22: [VNA] Chọn câu trả lời đúng. Một người đang đưa võng. Sau lần kích thích bằng cách đạp
chân xuống đất đầu tiên thì người đó nằm yên để cho võng tự chuyển động. Chuyển động của võng
trong trường hợp đó là
A. tự dao động B. dao động cưỡng bức
C. dao động tắt dần D. cộng hưởng dao động
Câu 23: [VNA] Trong hiện tượng sóng dừng với hai đầu cố định. Hai điểm M và N thuộc hai bó
sóng kề nhau thì dao động lệch pha
π 3π
A. rad B. 2π rad C. π rad D. rad
2 4
Câu 24: [VNA] Dao động cưỡng bức là dao động của hệ
A. dưới tác dụng của lực đàn hồi
B. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian
C. trong điều kiện không có lực ma sát
D. dưới tác dụng của lực quán tính
Câu 25: [VNA] Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 80 cm với hai đầu cố định. Kể
cả hai đầu A và B, trên dây có 5 nút sóng. Bước sóng trên dây là
A. 20 cm B. 30 cm C. 40 cm D. 60 cm
Câu 26: [VNA] Một chất điểm M chuyển động tròn đều trên một đường tròn, bán kính R, tốc độ
góc ω . Hình chiếu của M trên đường kính của đường tròn biến thiên điều hòa có
A. biên độ R B. biên độ 2R C. pha ban đầu ωt D. độ dài quỹ đạo 4R
Câu 27: [VNA] Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?
A. Tần số âm B. Mức cường độ âm
C. Đồ thị dao động âm D. Độ to của âm
 π
Câu 28: [VNA] Phương trình dao động của một vật có dạng x = − Acos  ωt +  . Pha ban đầu của
 6
dao động là
π π 5π 5π
A. rad B. − rad C. − rad D. rad
6 6 6 6
Câu 29: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng λ . Trên vùng giao thoa, các điểm thuộc vân cực
đại giao thoa bậc ba có hiệu đường đi của hai sóng tới điểm đó bằng
A.  4,0λ B.  2,0λ C.  3,0λ D.  2, 5λ
Câu 30: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox ( O là vị trí
(1)
cân bằng). Gọi li độ, vận tốc, gia tốc và lực kéo về của vật lần lượt là
x , v , a , Fkv . Hình bên là các đồ thị hình sin biểu diễn 2 trong 4 đại (2) t
O
lượng trên của vật theo thời gian t . Đường (1) và (2) tương ứng với
các đại lượng là
A. x và v B. a và v
C. v và Fkv D. Fkv và x

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 31: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng 20 N/m dao động điều hòa với cơ năng
0,12 J. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Tại thời điểm vật nặng có li độ 8 cm thì động năng
của con lắc là
A. 45 mJ B. 56 mJ C. 72 mJ D. 64 mJ
Câu 32: [VNA] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 18, 4 cm có hai nguồn sóng kết hợp,
dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ . Trên đoạn thẳng
AB có 12 điểm cực tiểu giao thoa. Bước sóng λ không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 3, 3 cm B. 3,1 cm C. 2, 9 cm D. 2,8 cm
Câu 33: [VNA] Một con lắc đơn có dây treo dài cm dao động điều hòa ở nơi có gia tốc rơi tự go
g = π2 m / s2 . Khoảng thời gian giữa 16 lần liên tiếp con lắc đi qua vị trí cân bằng là 18 s. Giá trị của

A. 36,0 cm B. 31,6 cm C. 144,0 cm D. 126, 5 cm
Câu 34: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ 3 m/s.
Hai phần tử sóng M và N nằm trên dây cách nhau 105 cm dao động vuông pha với nhau. Giữa M
và N có 3 phần tử sóng dao động ngược pha so với M. Chu kì dao động của phần tử sóng tại N là
A. 0, 4 s B. 0,1 s C. 0, 2 s D. 0, 5 s
Câu 35: [VNA] Một vật có thể tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
nhưng ngược pha nhau. Nếu chỉ tham gia dao động thứ nhất, năng lượng dao động của vật là W1 .
Nếu chỉ tham gia dao động thứ hai, năng lượng dao động của vật là W2 = 2, 25W1 . Khi tham gia
đồng thời hai dao động, năng lượng dao động của vật là
A. 1, 5W1 B. W1 C. 0, 25W1 D. 0, 5W1
Câu 36: [VNA] Một sợi dây căng ngang có hai đầu A và B cố định, M là một điểm nằm trên dây với
MA = 20 cm. Trên dây có sóng dừng. Điểm N trên dây xa M nhất có biên độ dao động bằng biên độ
dao động của M. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng là 36 cm và trong khoảng MN có 5 nút
sóng. Chiều dài sợi dây là
A. 117 cm B. 126 cm C. 108 cm D. 144 cm
Câu 37: [VNA] Hai chất điểm M và N chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính R, hình
chiếu M’ và N’ của hai chất điểm lên một đường kính bất kì của đường tròn dao động điều hòa với
cùng tần số góc ω = 2π rad/s. Tại thời điểm t = 0 , M đang ở vị trí cao nhất của quỹ đạo và N’ có li
độ bằng −8,0 cm. Vào thời điểm t = 0, 3 s, N đang ở vị trí thấp nhất của quỹ đạo và M’ có li độ là
−11,7 cm. Khoảng cách giữa M và N gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12 cm B. 18 cm C. 16 cm D. 14 cm
Câu 38: [VNA] Một sóng ngang hình sin có tần số 3 Hz lan truyền theo chiều dương của trục Ox
với biên độ không đổi, tốc độ truyền sóng là 2,4 m/s. Trên phương truyền Ox , xét các điểm M và N
có tọa độ lần lượt là 70 cm và 290 cm. Ở một thời điểm t, các phần tử sóng tại M và N có li độ lần
lượt là –5 cm và –4 cm. Ngay tiếp theo sau thời điểm t đó, khi phần tử môi trường tại M có li độ
–3 cm thì li độ của phần tử môi trường tại N là
A. + 3,75 cm B. − 4 2 cm C. –2, 40 cm D. + 4 2 cm
Câu 39: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B,
dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB quan sát thấy số điểm cực tiểu
giao thoa nhiều hơn số điểm cực đại giao thoa. Ở mặt chất lỏng, trên đường tròn đường kính AB,
điểm cực đại giao thoa gần A nhất cách A một đoạn 0, 9 cm, điểm cực đại giao thoa xa A nhất cách
A một đoạn 7, 9 cm. Trên đoạn thẳng AB có thể có tối thiểu bao nhiêu điểm cực đại giao thoa?
A. 13 B. 11 C. 7 D. 9
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 40: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, một (N)
con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa với biên 3 (
độ A. Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng. Hình
bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa hiệu độ lớn lực đàn –6 6 x (cm)
O
hồi và độ lớn lực kéo về Fđh – Fkv theo li độ dao động x của nó.
Thế năng đàn hồi cực đại của con lắc gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 0,36 J B. 0,33 J
C. 0,30 J D. 0,39 J

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 2 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Trong giao thoa sóng cơ, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động với cùng biên độ
a . Những điểm cực đại giao thoa sẽ dao động với biên độ bằng
A. 2a B. 4a C. 3a D. a
Câu 2: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường đàn hồi. Xét trên cùng một phương
truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường gần nhau nhất
A. dao động ngược pha là một nửa bước sóng B. dao động vuông pha là một bước sóng
C. dao động ngược pha là một bước sóng D. dao động vuông pha là một nửa bước sóng
Câu 3: [VNA] Dao động điều hòa của một vật là tổng hợp của hai dao động thành phần có cùng
phương, cùng tần số, dao động vuông pha, với các biên độ là A1 và A 2 . Biết dao động của vật có
thể biểu diễn bằng một vectơ quay. Độ dài của vectơ này là
A. A1 − A2 B. A12 + A22 C. A1 + A2 D. A1 − 2A2
Câu 4: [VNA] Gọi φ là góc hợp bởi phương dao động của các phần tử môi trường với phương
truyền sóng của sóng ngang. Giá trị của φ là
A. 45 o B. 90 o C. 60o D. 0 o
Câu 5: [VNA] Chọn mốc thế năng của con lắc lò xo tại vị trí cân bằng của nó. Thế năng đàn hồi của
con lắc tỉ lệ với
A. bình phương biên độ dao động B. bình phương khối lượng vật nặng
C. bình phương vận tốc dao động D. bình phương li độ dao động
Câu 6: [VNA] Gọi φ là độ lệch pha giữa hai dao động điều hòa. Nếu hai này dao động cùng pha
với nhau thì hệ thức nào sau đây là đúng?
A. φ = 2mπ với m = 0;  1;  2; … B. φ = ( 2m + 1) π với m = 0;  1;  2; …
C. φ = mπ với m = 0;  1;  2; … D. φ = 0, 5mπ với m = 0;  1;  2; …
Câu 7: [VNA] Theo phương pháp giản đồ Frenen, dao động điều hòa x = A cos ( ωt + φ ) có thể biểu
diễn được thành một vectơ quay. Tốc độ góc của vectơ này là
A. ω B. 2ω C. 2A D. A
Câu 8: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Trên dây có
tổng cộng 8 bụng sóng được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 8 (bụng số 1 ở gần đầu dây A). Các phần
tử bụng sóng nào sau đây dao động ngược pha với nhau?
A. bụng 1 và bụng 5 B. bụng 2 và bụng 8 C. bụng 6 và bụng 7 D. bụng 4 và bụng 2
Câu 9: [VNA] Dao động cưỡng bức không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tồn tại hai tần số trong một dao động B. Có biên độ không đổi
C. Chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn D. Có thể điều chỉnh để xảy ra cộng hưởng
Câu 10: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa theo phương
nằm ngang với tần số góc ω . Khi gia tốc của vật nhỏ là a lực kéo về tác dụng lên vật được xác định
bằng công thức
A. F = ma B. F = −mω2a C. F = −ma D. F = mω2a

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Một sóng cơ hình sin đang lan truyền trong một môi trường theo trục Ox với tốc
độ v . Xét điểm M nằm trên phương truyền sóng có tọa độ x ( x  0 ). Khoảng thời gian sóng truyền
từ O đến M là
v x
A. B. vx C. 2vx D.
x v
Câu 12: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc ω và biên độ A. Đại lượng được
tính bằng công thức ω2 A được gọi là
A. vận tốc tức thời B. gia tốc tức thời C. vận tốc cực đại D. gia tốc cực đại
Câu 13: [VNA] Chọn câu trả lời sai khi nói về dao động tắt dần
A. Dao động tắt dần của con lắc lò xo trong dầu nhớt có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
C. Nguyên nhất tắt dần là do ma sát
D. Năng lượng của dao động tắt dần không được bảo toàn
Câu 14: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng cơ với hai nguồn kết hợp và dao động cùng pha
với nhau, sóng lan truyền trên vùng giao thoa với tốc độ v và chu kì T . Trên đoạn thẳng nối hai
nguồn, khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa bằng
A. 1, 5vT B. vT C. 2vT D. 0, 5vT
Câu 15: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa trên phương thẳng đứng. Chọn chiều
dương hướng lên, Lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng có giá trị cực đại khi nó qua
A. biên âm B. biên dương C. vị trí tự nhiên D. vị trí cân bằng
Câu 16: [VNA] Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với bước sóng λ . Trên dây, hai
điểm M và N cách nhau một đoạn d . Độ lệch pha giữa hai phần tử sóng tại M và N là
πd λ λ 2πd
A. Δφ = B. Δφ = C. Δφ = D. Δφ =
λ πd 2πd λ
Câu 17: [VNA] Một vật dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Vectơ vận tốc
của vật đổi chiều khi
A. vật có động năng bằng thế năng B. vật có thế năng cực đại
C. vật có động năng cực đại D. vật có động năng gấp hai lần thế năng
Câu 18: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox với phương trình dao động tại O là
uO = 4 cos ( ωt ) ( mm ). Biên độ dao động của sóng là
A. 4 mm B. 8 mm C. 2 mm D. 1 mm
Câu 19: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc
trọng trường g . Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m . Biểu
m
thức có giá trị bằn 2π có cùng đơn vị với biểu thức
k
g 1 g
A. 2π B. 2π g C. 2π D.
g 2π
Câu 20: [VNA] Hộp đàn của các đàn ghita, viôlon, … được thiết kế nhờ ứng dụng của hiện tượng
nào sau đây?
A. cộng hưởng cơ B. dao động tắt dần C. dao động cưỡng bức D. cộng hưởng điện
Câu 21: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây với bước sóng λ . Trên dây, khoảng
cách gần nhất giữa hai phần tử sóng dao động ngược pha với nhau là
λ 2λ λ
A. B. C. D. λ
2 3 4
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 22: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Biết khoảng cách
giữa hai đầu dây đúng bằng bước sóng trên dây. Số bó sóng quan sát được là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 23: [VNA] Đại lượng nào sau đây biến thiên với tần số bằng 2 lần tần số của dao động?
A. Cơ năng B. Động năng C. Lực kéo về D. Pha dao động
Câu 24: [VNA] Khi một con lắc đang dao động tắt dần do tác dụng của lực ma sát thì cơ năng của
con lắc chuyển hóa dần dần thành
A. quang năng B. điện năng C. hóa năng D. nhiệt năng
Câu 25: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB với đầu A cố định và đầu B tự do. Sóng tới và sóng
phản xạ tại B lệch pha nhau
A. π B. 0, 25π C. 0, 5π D. 0
Câu 26: [VNA] Trên mặt nước phẳng ngang, có một nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng
đứng với tần số f = 20 Hz. Khoảng cách từ gợn sóng thứ nhất đến gợn sóng thứ năm là 16 cm. Tốc
độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 2,0 m/s B. 1,0 m/s C. 1,6 m/s D. 0,8 m/s
Câu 27: [VNA] Một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa với lực kéo về là
 π
F = −0, 2cos  ωt +  (N). Kể từ lúc t = 0 , thời điểm đầu tiên vật có li độ cực đại là 1,0 s. Biên độ
 3
dao động của vật là
A. 7, 3 cm B. 38, 2 cm C. 27,0 cm D. 14,6 cm
Câu 28: [VNA] Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m = 0, 25 kg đang dao động điều hòa
trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ A. Tại thời điểm mà vật có thế năng bằng 0,02 J thì vận tốc
của vật là 40 cm/s. Vận tốc cực đại của vật là
A. 40 2 cm/s B. 80 cm/s C. 40 3 cm/s D. 60 cm/s
Câu 29: [VNA] Bước sóng dài nhất của một sóng dừng có thể tạo ra trên một sợi dây dài 15 cm, hai
đầu cố định là
A. 20 cm B. 15 cm C. 30 cm D. 60 cm
Câu 30: [VNA] Vỏ máy của một động cơ rung mạnh dần lên khi trục quay của động cơ tăng dần
tốc độ quay đến 1440 vòng/phút và giảm rung động khi tăng tiếp tốc độ quay động cơ. Chu kì dao
động riêng của vỏ máy là
A. 0,042 s B. 0,083 s C. 0,021 s D. 0,166 s
Câu 31: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi PQ đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng tới và
sóng phản xạ tại Q có phương trình lần lượt là uQ = u0 cos ( ωt ) và u'Q = u0 cos ( ωt + φ ) . Giá trị của φ

A. 2π B. π / 2 C. −π / 2 D. π
Câu 32: [VNA] Một dây đàn ghita có chiều dài 40 cm, ở một độ căng xác định thì tốc độ truyền sóng
trên dây là 800 m/s. Một thính giả có khả năng nghe được âm có tần số tối đa là 14500 Hz. Tần số
của âm cao nhất mà người đó có thể nghe được từ dây đàn là
A. 14500 Hz B. 14000 Hz C. 13200 Hz D. 12000 Hz
Câu 33: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài đang có sóng dừng với hai đầu cố định.
Kể cả hai đầu A và B, trên dây có 10 nút sóng. Biết biên độ dao động tại phần tử bụng là 6 mm.
Trên dây, khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng biên độ 3 3 mm là 3 cm. Giá tri của
bằng
A. 90 cm B. 81 cm C. 72 cm D. 96 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 34: [VNA] Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Tại thời điểm t1 , vật đi qua vị
1
trí cân bằng. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 = t1 +
(s), vật không đổi
6
chiều chuyển động và tốc độ của vật giảm còn một nửa. Trong khoảng thời gian từ thời điểm t 2
1
đến thời điểm t 3 = t 2 + (s), vật đi được quãng đường 6 cm. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình
6
dao động là
A. 0, 38 m/s B. 1, 24 m/s C. 1, 41 m/s D. 1, 37 m/s
Câu 35: [VNA] Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và
B dao động cùng phương trình và lan truyền với tốc độ v = 1, 5 m/s. Điểm M nằm ở mặt nước thuộc
một vân cực đại giao thoa cách hai nguồn A và B lần lượt là 16 cm và 25 cm. Trên đoạn thẳng MB
có số điểm cực đại giao thoa nhiều hơn trên đoạn thẳng MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là
A. 40 Hz B. 50 Hz C. 60 Hz D. 100 Hz
Câu 36: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nặng có Fđh (N)
khối lượng được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường
g = π2 = 10 m / s2 . Hình bên là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lực
đàn hồi của con lắc (Fđh) và vận tốc tức thời v của nó. Biết cơ năng
của con lắc là 125 mJ. Lực đàn hồi cực đại mà lò xo tác dụng lên –43 43 v (cm/s)
con lắc là O
A. 3,2 N B. 3,6 N
C. 4,0 N D. 2,8 N
Câu 37: [VNA] Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số với biên
độ tương ứng là AM = 3 cm và AN = 4 cm dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song
song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và N đều ở trên một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
và vuông góc với trục Ox. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo
phương Ox là 5 cm. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, ở thời điểm mà M có động năng bằng
1
cơ năng thì tỉ số động năng của M và động năng của N là
3
9 16 27 32
A. B. C. D.
32 27 16 9
Câu 38: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB căng ngang, dang có sóng dừng với hai đầu cố định.
Hai điểm M và N trên dây có các vị trí cân bằng với MN = 80 cm. Khi trên dây có 6 bụng sóng thì
M và N là hai phần tử sóng xa nhau nhất dao động cùng biên độ 5, 2 mm. Khi trên dây có 7 bụng
sóng thì phần tử sóng tại M dao động với biên độ 5,6 mm. Coi biên độ của bụng sóng trong hai
trường hợp là như nhau. Chiều dài của sợi dây gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 85 cm B. 90 cm C. 100 cm D. 95 cm
Câu 39: [VNA] Hai con lắc lò xo giống hệt nhau cùng dao động F
điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do
g = π2 (m/s2). Các điểm treo lò xo của hai con lắc cách nhau 12
cm. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc lực đàn hồi của hai t (s)
O
con lắc theo thời gian t . Khoảng cách xa nhất giữa hai con lắc 0,4
trong quá trình dao động là
A. 25,1 cm B. 24,0 cm
C. 22,8 cm D. 23, 5 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 10


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 40: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trên một sợi u (cm)
dây đàn hồi rất dài dọc theo chiều dương của trục Ox .
Hình ảnh của sợi dây vào các thời điểm liên tiếp t1 và 3 t2

t 2 có dạng như đồ thị hình bên. Gọi γ là tỉ số giữa tốc O


55 x (cm)
độ cực đại của một phần tử sóng trên dây và tốc độ t1
truyền sóng. Giá trị của γ là
A. 0,63 B. 0,58
C. 0,54 D. 0,67
--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 11


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 3 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k đang dao động điều hòa theo phương
nằm ngang với biên độ A. Đại lượng được tính bằng biểu thức kA được gọi là
A. lực kéo về cực tiểu tác dụng lên vật nặng B. lực kéo về tác dụng lên vật nặng
C. lực kéo về cực đại tác dụng lên vật nặng D. lực đàn hồi tác dụng lên vật nặng
Câu 2: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình li độ góc α = α0 cos ( ωt + φ ) ( α0
và ω là các hằng số dương). Đại lượng nào sau đây có giá trị luôn dương?
A. α0 B. φ C. α D. ωt + φ
Câu 3: [VNA] Sóng âm có tần số f = 13 Hz được gọi là
A. tạp âm B. siêu âm C. hạ âm D. âm thanh
Câu 4: [VNA] Vận tốc của một vật dao động điều hòa được xác định bằng cách
A. đạo hàm li độ theo thời gian B. đạo hàm gia tốc theo thời gian
C. đạo hàm li độ theo tần số góc D. đạo hàm gia tốc theo tần số góc
Câu 5: [VNA] Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định. Trên dây, các
phần tử sóng thuộc cùng một bó thì dao động
2π π
A. ngược pha với nhau B. lệch pha nhau C. lệch pha nhau D. cùng pha với nhau
3 2
Câu 6: [VNA] Một vật đang dao động cưỡng bức với biểu thức của ngoại lực tuần hoàn là
F = F0 cos ( 4πt ) ( t tính bằng s). Để biên độ dao động của vật đạt cực đại thì tần số góc riêng của vật

A. 4π rad/s B. 0, 25 rad/s C. 2π rad/s D. 0, 5 rad/s
Câu 7: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng với một đầu cố định và một đầu tự do. Sóng
truyền trên dây có bước sóng λ . Chiều dài của sợi dây thỏa mãn
B. = ( 2k + 1) với k = 1; 2; 3; …
λ λ
A. = k với k = 1; 2; 3; …
2 2
D. = ( 2k + 1) với k = 1; 2; 3; …
λ λ
C. = k với k = 1; 2; 3; …
4 4
Câu 8: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 và A 2 .
Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ là A . Giá trị của A không thể là
˙
A. A = A1 + A2 B. A = A12 + A22 C. A = A1 + 2A2 D. A = A1 − A2
Câu 9: [VNA] Trong dao động cưỡng bức với cùng một ngoại lực tác dụng, hiện tượng cộng hưởng
sẽ rõ nét hơn nếu
A. dao động tắt dần có tần số riêng càng lớn
B. ma sát tác dụng lên vật dao động càng nhỏ
C. dao động tắt dần có biên độ càng lớn
D. dao động tắt dần cùng pha với ngoại lực tuần hoàn

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 12


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. thế năng đạt cực đại khi lực kéo về tác dụng lên vật nặng đạt cực tiểu
B. thế năng đạt cực đại khi lực kéo về tác dụng lên vật nặng đạt bằng không
C. động năng đạt cực đại khi lực kéo về tác dụng lên vật nặng đạt cực đại
D. động năng đạt cực đại khi lực kéo về tác dụng lên vật nặng đạt cực tiểu
Câu 11: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng λ . Cực tiểu giao thoa tại các điểm có hiệu
đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới đó bằng
 1  1
A.  k +  λ với k = 0;  1;  2; … B. 2  k +  λ với k = 0;  1;  2; …
 2  4
 1  1
C.  k +  với k = 0;  1;  2; … D. 2  k +  λ với k = 0;  1;  2; …
 4̂   2
Câu 12: [VNA] Những sóng âm có tần số lớn hơn 20 kHz được gọi là
A. siêu âm B. hạ âm C. âm thanh D. tạp âm
Câu 13: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và đầu kia
gắn viên bi nhỏ. Con lắc này dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi tác dụng lên
viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi B. về vị trí mà viên bi có tốc độ cực đại
C. ngược chiều chuyển động của viên bi D. về vị trí mà viên bi có tốc độ cực tiểu
Câu 14: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định đang có sóng dừng bước sóng λ = 26
cm. Chiều dài của sợi dây không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 13 cm B. 26 cm C. 39 cm D. 54 cm
Câu 15: [VNA] Tại một nơi xác định, tần số góc của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
A. căn bậc hai gia tốc trọng trường B. gia tốc trọng trường
C. căn bậc hai chiều dài dây treo D. chiều dài dây treo
Câu 16: [VNA] Một sóng cơ hình sin có tần số góc ω lan truyền trong một môi trường với bước
sóng λ và tốc độ v . Hệ thức nào sau đây là đúng?
λ 2πλ 2πv v
A. ω = B. ω = C. ω = D. ω =
2πv v λ 2πλ
Câu 17: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng λ . Trên vùng giao thoa, các điểm thuộc vân cực
đại giao thoa bậc hai có hiệu đường đi của hai sóng tới điểm đó bằng
A.  4,0λ B.  2,0λ C.  3,0λ D.  2, 5λ
Câu 18: [VNA] Quỹ đạo dao động của vật nặng của một con lắc đơn dao động điều hòa có thể xem

A. đường parabol B. đường hình sin
C. đường thẳng D. đường hypebol
Câu 19: [VNA] Một con lắc đơn có dây dài và vật nặng khối lượng m dao động điều hòa với biên
độ góc nhỏ ở nơi có gia tốc rơi tự do g . Tại một thời điểm, li độ cong của con lắc là s . Lực kéo về
tác dụng lên vật nặng của con lắc được xác định bằng công thức
mg mg mg mg
A. F = − s B. F = s C. F = − D. F =
s s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 13


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi PQ đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng tới và
sóng phản xạ tại Q có phương trình lần lượt là uQ = u0 cos ( ωt ) và u'Q = u0 cos ( ωt + φ ) . Giá trị của φ

π π
A. π C. − B. D. 2π
2 2
Câu 21: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng
B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức
C. Chu kì của dao động cưỡng bức có thể bằng chu kì của dao động riêng
D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức
Câu 22: [VNA] Đại lượng nào sau đây trong dao động điều hòa có giá trị không biến thiên tuần
hoàn theo thời gian?
A. Lực kéo về B. Động năng C. Vận tốc D. Pha dao động
Câu 23: [VNA] Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hoà cuả con lắc lò xo
A. Li độ tỉ lệ thuận với thời gian B. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ
C. Gia tốc tỉ lệ với vận tốc D. Cơ năng tỉ lệ với bình phương li độ
Câu 24: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với đầu A cố định và đầu B tự do. Biết
khoảng cách từ vị trí cân bằng của B đến điểm nút gần nó nhất là 8, 5 cm. Bước sóng trên dây có giá
trị là
A. 17,0 cm B. 8, 5 cm C. 25, 5 cm D. 34,0 cm
Câu 25: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos ( ωt + φ ) . Gia tốc của
con lắc đạt cực đại khi
π π
A. ωt + φ = 0 C. ωt + φ = −
B. ωt + φ = − D. ωt + φ = π
2 2
Câu 26: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang với biên độ A và chu
kì T. Biết khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc lò xo dãn 5 cm đến lúc lò xo nén 5 cm là 0, 25T . Giá trị
của A là
A. 5 3 cm B. 5 2 cm C. 10 cm D. 5 cm
Câu 27: [VNA] Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1,0 m/s và tần số 10 Hz,
biên độ của sóng không đổi. Trong khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp khi một phần tử của môi
trường ở vị trí cân bằng, sóng lan truyền được quãng đường là
A. 4,0 cm B. 10,0 cm C. 8,0 cm D. 5,0 cm
Câu 28: [VNA] Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ của nó giảm 2, 5 %.
Phần năng lượng của con lắc bị mất sau mỗi chu kì là
A. 5,0 % B. 7, 5 % C. 6,0 % D. 9, 5 %
Câu 29: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ = 4 cm. Điểm M nằm trên vùng giao thoa có
khoảng cách đến hai nguồn lần lượt là 18 cm và 8 cm. Phần tử sóng tại M thuộc
A. cực đại giao thoa bậc hai B. cực tiểu giao thoa thứ hai
C. cực đại giao thoa bậc ba D. cực tiểu giao thoa thứ ba
Câu 30: [VNA] Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng 78 g dao động điều hòa với chu kì 1,6
s tại nơi có gia tốc rơi tự do 9,83 m / s 2 . Biết biên độ cong của con lắc là 10 cm. Lực kéo về cực đại
tác dụng lên vật nặng là
A. 0,13 N B. 0,12 N C. 0,11 N D. 0,15 N
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 14


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 31: [VNA] Có hai nguồn âm kết hợp đặt cách nhau một khoảng 5 m dao động ngược pha nhau.
Trong khoảng giữa hai nguồn âm, người ta thấy có 9 vị trí âm có độ to cực tiểu. Biết tốc độ truyền
âm trong không khí là 340 m/s. Tần số f của âm có giá trị thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. 272 Hz  f  340 Hz B. 136 Hz  f  530 Hz
C. 86 Hz  f  340 Hz D. 125 Hz  f  195 Hz
Câu 32: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k = 25 N/m đang dao động điều hòa theo
phương đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do g = π2 m / s2 . Khi lò xo dãn 10 cm thì lực kéo về tác dụng
lên vật nặng của con lắc có độ lớn 1, 5 N. Tại vị trí lò xo không biến dạng, động năng của con lắc
bằng 60 mJ. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà lò xo dãn là
A. 0, 27 s B. 0,13 s C. 0, 30 s D. 0,10 s
Câu 33: [VNA] Một vật tham gia động thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và
lệch pha nhau một góc Δφ . Biết biên độ của các dao động thành phần là A1 = 8 cm và A 2 . Thay đổi
giá trị của A 2 đến 6 cm thì biên độ dao động của vật có giá trị nhỏ nhất. Giá trị của Δφ gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 2, 4 rad B. 2, 3 rad C. 2,0 rad D. 2, 5 rad
Câu 34: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B cách
nhau 26, 5 cm, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Ở mặt nước (C) là đường tròn có tâm
là trung điểm của đoạn thẳng AB, đường kính 23 cm. Trên đoạn thẳng AB và trên (C) có số điểm
cực đại giao thoa lần lượt là m và 2m − 2 . Giá trị lớn nhất của m là
A. 9 B. 11 C. 15 D. 13
Câu 35: [VNA] Hai vật (1) và (2) dao động điều hòa trên cùng một x1x2
trục có chung vị trí cân bằng với các phương trình là x1 = 6cos ( ωt )
và x2 = 7cos ( ωt + φ ) ( x1 , x 2 tính bằng cm) Hình bên là đồ thị biểu t
diễn sự phụ thuộc của tích hai li độ dao động x1 x 2 theo thời gian t. O
Khoảng cách xa nhất giữa (1) và (2) trong quá trình dao động là
A. 12, 5 cm B. 10, 3 cm
C. 11,8 cm D. 11,0 cm
Câu 36: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 40 N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang.
Đựa vật nặng của con lắc đến vị trí lò xo dãn một đoạn Δ rồi buông nhẹ. Lực ma sát trượt tác dụng
lên vật nặng có độ lớn không đổi là 0, 4 N. Kể từ lúc thả vật đến lúc lò xo nén cực đại lần đầu, phần
cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát có giá trị bằng 72 mJ. Giá trị của Δ gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 10, 3 cm B. 8, 9 cm C. 9, 5 cm D. 8, 2 cm
Câu 37: [VNA] Trên sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Tính cả hai đầu A
và B, trên dây đang có tổng cộng 9 nút sóng. Sóng truyền từ A đến B được gọi là sóng tới và sóng
truyền từ B về A được gọi là sóng phản xạ. Trên dây, khoảng cách ngắn nhất từ đầu B của dây đến

điểm mà tại đó sóng tới và sóng phản xạ lệch pha nhau là 7 cm. Chiều dài sợi dây AB gần nhất
5
với giá trị nào sau đây?
A. 68 cm B. 83 cm C. 75 cm D. 91 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 15


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,85 m / s2 , một con lắc đơn có dây treo dài = 58
cm và vật nặng khối lượng m = 60 g đang dao động điều hòa. Tích cho vật nặng một điện tích
q = −8 μC rồi đặt vào không gian có điện trường đều có độ lớn không đổi E = 10 4 V/m và hướng
thay đổi được. Khi E có phương sao cho dây treo con lắc hợp với phương ngang một góc nhỏ nhất
thì con lắc dao động điều hòa với chu kì là
A. 1,64 s B. 1, 43 s C. 1, 52 s D. 1, 53 s
Câu 39: [VNA] Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 25 cm có hai nguồn sóng kết hợp, dao
động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ . Ở mặt nước, gọi Δ là
đường thẳng đi qua A và vuông góc với đoạn thẳng AB. Điểm M nằm trên Δ dao động với biên độ
cực đại. Trên cạnh BM có 11 điểm cực tiểu giao thoa. Biết AM = 30 cm. Trên đoạn thẳng AB, khoảng
cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa xa nhau nhất bằng
A. 21,8 cm B. 22,6 cm C. 23, 2 cm D. 23,9 cm
Câu 40: [VNA] Hai con lắc lò xo giống hệt G k m Wđh, Wt
nhau được gắn vào điểm G của một giá cố
định như hình H1. Trên phương nằm ngang
và phương thẳng đứng, các con lắc dao điều k
hòa cùng biên độ. Chọn mốc tính thế năng
đàn hồi của con lắc lò xo treo thẳng đứng tại t (s)
m O
vị trí lò xo không biến dạng. Hình H2 là đồ thị t1 t2
biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng Wt và H1 H2

thế năng đàn hồi Wđh của hai con lắc theo thời gian t . Độ cứng của mỗi lò xo là k = 25 N/m,
t 2 − t1 = 0, 329 s. Lấy g = π2 m / s2 . Độ lớn lực đàn hồi cực đại mà các lò xo tác dụng lên giá treo G là
A. 5,0 N B. 4,6 N C. 4, 2 N D. 5,5 N

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 16


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 4 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức với tần số của ngoại lực tuần hoàn là f . Biết tần số dao
động riêng của vật là f 0 . Khi f = f0 thì
A. biên độ dao động của vật đạt cực tiểu
B. biên độ dao động của vật đạt cực đại
C. động năng của vật không đổi theo thời gian
D. thế năng của vật không đổi theo thời gian
Câu 2: [VNA] Phương trình vận tốc và phương trình lực kéo về của một vật dao động điều hòa là
v = v0 cos ( ωt ) và F = F0 cos ( ωt + φ ) . Giá trị của φ là
π π
A. B. − C .π D. 2π
2 2
Câu 3: [VNA] Trên một sợi dây dài đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng truyền trên dây
có bước sóng λ . Khi sợi dây duỗi thẳng, khoảng cách giữa hai phần tử bụng sóng dao động ngược
pha với nhau thỏa mãn
 1  1λ
A. d =  k +  λ với k = 0;1; 2;  B. d =  k +  với k = 0;1; 2; 
 2  2 2
k
C. d = λ với k = 0;1; 2;  D. d = kλ với k = 0;1; 2; 
2
Câu 4: [VNA] Tại một nơi trên mặt đất, nếu con lắc đơn có chiều dài dây dao động điều hòa với
tần số góc ω thì con lắc đơn có chiều dài 4 sẽ dao dao động điều hòa với tần số góc là
ω ω
A. B . 4ω C. 2ω D.
2 4
Câu 5: [VNA] Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc
1
ω . Đại lượng được tính bằng công thức mω 2 A 2 được gọi là
2
A. cơ năng của con lắc B. động năng của con lắc
C. lực kéo về của con lắc D. thế năng của con lắc
Câu 6: [VNA] Năng lượng dao động của các phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua được gọi

A. biên độ của sóng B. bước sóng C. tần số của sóng D. năng lượng sóng
Câu 7: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m đang dao động điều hòa với tần số
góc ω . Khi vật có li độ x thì lực kéo về tác dụng lên con lắc là
A. Fkv = −mωx B. Fkv = mω2 x C. Fkv = −mω2 x D. Fkv = mωx
Câu 8: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng truyền
trên dây có bước sóng λ . Trên dây, khoảng cách giữa hai phần tử bụng sóng là
λ  1λ
A. d = k với k = 1; 2; 3;  B. d =  k +  với k = 0;1; 2; 3; 
4  2 2
λ  1λ
C. d = k với k = 1; 2; 3;  D. d =  k +  với k = 0;1; 2; 3; 
2  2 4

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 17


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 9: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa
B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng
C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần
D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức
Câu 10: [VNA] Nghe giọng nói nhận ra tên người quen. Đó là dựa vào đặc trưng nào của âm thanh?
A. Mức cường độ âm B. Âm sắc C. Biên độ âm D. Cường độ âm
Câu 11: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m và lò xo nhẹ độ cứng k đang dao
k
động điều hòa. Tại vị trí có li độ x thì lực kéo về tác dụng lên vật là Đại lượng ω = được gọi là
m
k k
A. F = − x B. F = −kx C. F = kx D. F = x
m m
Câu 12: [VNA] Dao động của một con lắc lò xo sẽ không bị tắt dần nếu nó được đặt trong môi
trường
A. Dầu hỏa B. Nước C. Chân không D. Không khí
Câu 13: [VNA] Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây
là sai?
A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn luôn bằng tần số dao động riêng của hệ
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức
D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức
Câu 14: [VNA] Trong một môi trường truyền sóng không hấp thu năng lượng sóng, sóng tại hai
điểm M và N trên cùng một phương truyền có gì khác nhau?
A. Chu kì B. Biên độ C. Pha ban đầu D. Tốc độ truyền
Câu 15: [VNA] Một sóng cơ hình sin có chu kì T lan truyền trong một môi trường với bước sóng λ
. Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là
λ T
A. v = B. v = λT C. v = 2λT D. v =
T λ
Câu 16: [VNA] Xét hai dao động thành phần x1 và x 2 có biên độ là A1 và A 2 . Khi độ lệch pha giữa
hai dao động thành phần là Δφ = 2nπ (với n = 0;  1;  2;  3; …) thì biên độ của dao động tổng
hợp của x1 và x 2 là
A. A = A1 + A2 B. A = A1 − A2
C. A = A1 + A2 D. A = A12 + A22
Câu 17: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha có
phương trình lần lượt là u1 = u2 = Acos ( ωt ) . Điểm M nằm trên vùng giao thoa có khoảng cách đến
hai nguồn lần lượt là d1 và d 2 . Biên độ dao động của phần tử sóng tại M là
2π ( d2 + d1 ) π ( d2 − d1 )
A. AM = 2A cos B. AM = 2A cos
λ λ
2π ( d2 − d1 ) π ( d2 + d1 )
C. AM = 2A cos D. AM = 2A cos
λ λ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 18


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 18: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Khi có sóng cơ truyền qua, các phần tử môi trường
A. dịch chuyển cùng với sóng theo phương truyền sóng
B. chỉ dao động tại chỗ xung quanh vị trí cân bằng
C. luôn dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
D. vừa dao động vừa dịch chuyển cùng với sóng theo quỹ đạo hình sin
Câu 19: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi chất điểm cách biên âm
một đoạn 10 cm thì
A. gia tốc của chất điểm đạt cực đại B. vận tốc của chất điểm đạt cực đại
C. gia tốc của chất điểm đạt cực tiểu D. vận tốc của chất điểm đạt cực tiểu
Câu 20: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tại vị trí cân bằng
thì lò xo bị nén. Phát biểu nào sau đây là luôn đúng đúng?
A. Khi vật nặng tại vị trí cao nhất của quỹ đạo thì lò xo dãn
B. Khi vật nặng tại vị trí cao nhất của quỹ đạo thì lò xo nén
C. Khi vật nặng tại vị trí thấp nhất của quỹ đạo thì lò xo dãn
D. Khi vật nặng tại vị trí thấp nhất của quỹ đạo thì lò xo nén
Câu 21: [VNA] Một con lắc đơn có dây dài dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g . Số
dao động vật thực hiện trong 1 giây là
1 g g 1
A. 2π B. C. 2π D.
g 2π 2π g
Câu 22: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và
B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra sóng có bước sóng λ = 4 cm. Trên đoạn
thẳng AB, khoảng cách từ A đến điểm cực tiểu giao thoa gần nó nhất không thể nhận giá trị nào
sau đây?
A. 2,1 cm B. 0,9 cm C. 1,2 cm D. 0,4 cm
Câu 23: [VNA] Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m đang dao động điều hòa tại nơi có
gia tốc trọng trường g . Khi vật có li độ góc α (rad) thì lực kéo về (một cách gần đúng) tác dụng lên
vật là
A. mgα B. −2mgα C. 2mgα D. −mgα
Câu 24: [VNA] Hình ảnh sóng dừng trên một sợi dây có dạng như hình vẽ bên. Trên dây các phần
tử sóng dao động cùng pha với nhau là
P
Q

M N R

A. M , N và P B. M , P và Q C. P , Q và R D. M , N và R
Câu 25: [VNA] Đâu không phải là một đặc điểm của dao động cưỡng bức
A. có biên độ không đổi theo thời gian
B. có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động
C. có biên độ thay đổi liên tục theo thời gian
D. có biên độ phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức
Câu 26: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với bước sóng λ . Biết khoảng cách
giữa 5 nút sóng liên tiếp là 64 cm. Giá trị của λ là
A. 64 cm B. 32 cm C. 16 cm D. 48 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 19


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 27: [VNA] Tìm phát biểu sai về dao động tắt dần của con lắc lò xo
A. Cơ năng của con lắc luôn giảm B. Động năng của con lắc có lúc tăng, lúc giảm
C. Động năng của vật luôn giảm dần D. Thế năng của con lắc có lúc tăng, lúc giảm
Câu 28: [VNA] Tìm phát biểu sai về sự lan truyền sóng cơ
A. sóng cơ không truyền được trong chân không
B. Sóng dọc truyền được cả trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
C. Tốc độ truyền sóng cơ trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng
D. Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
Câu 29: [VNA] Lợi ích của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. chế tạo máy phát tần số
B. Chế tạo bộ phận giảm xóc của ôtô, xe máy
C. Lặp đặt động cơ điện trong nhà xưởng
D. Thiết kế công trình ở những vùng có địa chấn
Câu 30: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi
tự do g = π2 m / s2 . Biết độ nén cực đại của lò xo là 5 cm và độ dãn cực đại của lò xo là 13 cm. Chu
kì dao động của con lắc là
A. 0, 4 s B. 0, 5 s C. 0,6 s D. 0, 3 s
Câu 31: [VNA] Tiếng nói chuyện bình thường có mức cường độ âm là 40 dB và có cường độ âm
lớn gấp 1000 lần tiếng nói thầm. Mức cường độ âm của tiếng nói thầm là
A. 0,04 dB B. 0, 40 dB C. 10 dB D. 4 dB
Câu 32: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn vào một lò xo có độ cứng 50
N/m. Tác dụng lên vật một ngoại lực cưỡng bức F = 40 cos ( 10πt − π ) (N) dọc theo trục của lò xo thì
hiện tượng cộng hưởng xảy ra. Lấy π2 = 10 . Giá trị của m là
A. 5 kg B. 50 g C. 5 g D. 0, 5 kg
Câu 33: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi u
dây đàn hồi rất dài dọc theo chiều dương của trục Ox . Vào
M
thời điểm t , hình ảnh của sợi dây có dạng như đồ thị hình
bên. Khoảng thời gian ngắn nhất tính từ lúc M có li độ như O
30 x (cm)
hình vẽ đến lúc nó có li độ cực đại là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng

A. 1,0 m/s B. 1,2 m/s
C. 0,5 m/s D. 0,6 m/s
Câu 34: [VNA] Một con lắc đơn có dây treo dài = 36 cm dao động điều hòa với biên độ góc 8 o tại
nơi có gia tốc rơi tự do g = π2 m / s2 . Chọn mốc thời gian lúc vật nặng qua vị trí cân bằng theo chiều
dương. Thời điểm lần thứ 2023 con lắc có li độ góc −4o là
A. 1213, 9 s B. 1213, 3 s C. 606,7 s D. 607, 3 s
Câu 35: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với đầu A cố định và đầu B tự do. Kể
cả đầu A, trên dây đang có tổng cộng 8 nút sóng. Biết điểm bụng gần đầu dây A nhất dao động
điều hòa với phương trình u = 6 cos ( ωt + φ ) (mm). Trung điểm của sợi dây dao động điều hòa với
phương trình
A. u = 3 3 cos ( ωt + φ) (mm) B. u = −3 2 cos ( ωt + φ) (mm)
C. u = 3 2 cos ( ωt + φ) (mm) D. u = −3 3 cos ( ωt + φ) (mm)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 20


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 36: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B
cách nhau 25 cm, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng 3
cm. Hai điểm C và D trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm cực tiểu giao thoa trên
cạnh BC là
A. 7 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 37: [VNA] Một chất điểm có khối lượng 160 g đang dao Wđ (mJ)
động điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của 2
động năng Wđ của chất điểm theo thời gian t. Lấy π2 = 10 .
Biên độ dao động của chất điểm là
A. 1, 5 cm B. 0,75 cm
C. 3 cm D. 2 cm
O 50 t (ms)

Câu 38: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với phương trình
là x1 = 6 cos ( 2πt ) và x2 = 6 3 cos ( 2πt + φ) ( x1 , x 2 tính bằng cm và t tính bằng s). Vào thời điểm
1 5
t = 0 và thời điểm t = s thì vật có cùng li độ dương. Tốc độ của vật vào thời điểm t = s là
3 4
A. 8π 3 cm/s B. 12π cm/s C. 12π 3 cm/s D. 8π cm/s
Câu 39: [VNA] Một lò xo nhẹ có độ cứng k, treo vào điểm cố định, đầu còn lại gắn vật nhỏ có khối
lượng 100 g để dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T . Tại thời điểm t1 và
T
t 2 = t1 +
độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật đều bằng 0, 9 N nhưng độ lớn lực kéo về tại hai thời
4
điểm đó khác nhau. Tại thời điểm t 3 , lực đàn hồi tác dụng vào vật có độ lớn lực đàn hồi tác dụng
vào vật có độ lớn nhỏ nhất và tốc độ của vật khi đó là 0,6 m / s . Lấy g = 10 m / s . Tốc độ dao động
lớn nhất của vật gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 100 cm / s B. 80 cm / s C. 65 cm / s D. 70 cm / s
Câu 40: [VNA] Cho cơ hệ như hình vẽ bên: lò xo có độ cứng k = 40 N/m; các vật nặng m
và 2m được nối với nhau bằng sợi dây D nhẹ, mãnh, không dãn có chiều dài 20 cm. Ở
trạng thái cân bằng như hình vẽ, lực căng của sợi dây là T = 1,8 N. Tại thời điểm t = 0 , k
cắt dây D, quả nặng m rơi tự do theo phương thẳng đứng. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Khoảng
2m
cách giữa hai vật nặng của các con lắc ở thời điểm t = 0, 2 s gần nhất với giá trị nào sau D
đây?
m
A. 50 cm B. 65 cm C. 55 cm D. 60 cm

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 21


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 5 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng
ngang với biên độ A. Khi vật nặng ở vị trí cân bằng, lực kéo về tác dụng lên con lắc có giá trị là
A. kA2 B. −kA C. kA D. 0
Câu 2: [VNA] Chọn phát biểu đúng
A. Dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều lên đường kính bất kì của đường
tròn
B. Dao động điều hòa có li độ không thay đổi theo thời gian
C. Dao động điều hòa là dao động tuần hoàn
D. Dao động điều hòa có quỹ đạo là một đường thẳng
Câu 3: [VNA] Tìm phát biểu sai về các điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng cơ
A. hai sóng có cùng biên độ B. hai sóng có cùng tần số
C. hai sóng có phương dao động D. hai sóng có độ lệch pha không đổi
Câu 4: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc nhỏ. Chọn mốc thế năng
tại vị trí cân bằng. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật nặng đi từ biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần đều
B. Khi vật nặng đi từ biên về vị trí cân bằng thì thế năng tăng dần
C. Khi vật nặng đi từ vị trí cân bằng ra biên thì động năng giảm dần
D. Khi vật nặng đi từ vị trí cân bằng ra biên thì động năng không đổi.
Câu 5: [VNA] Một chất điểm đang dao động điều hòa. Gọi x, v, a và F lần lượt là li độ, vận tốc, gia
tốc và lực kéo về của chất điểm. Các đại lượng nào sau đây có thể đồng thời nhận giá trị cùng dấu?
A. x, v và F B. v, a và F C. x, a và F D. x, v và a
Câu 6: [VNA] Nối đầu A của một sợi dây đàn hồi có chiều dài giới hạn với máy phát sóng với biên
độ rất nhỏ, đầu B được thả tự do thì trên dây xuất hiện các nút sóng và bụng sóng. Đây là hiện
tượng
A. sóng dừng B. sóng cơ C. sóng âm D. sóng giao thoa
Câu 7: [VNA] Chu kì dao động riêng của con lắc đơn phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. pha ban đầu của dao động B. biên độ dao động
C. gia tốc trọng trường D. độ cứng của lò xo
Câu 8: [VNA] Biết I 0 là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là
I I
A. L = 10lg (dB) B. L = 2lg (dB)
I0 I0
I0 I
C. L = 2lg (dB) D. L = 10lg 0 (dB)
I I
Câu 9: [VNA] Lợi ích của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. chế tạo máy phát tần số
B. chế tạo bộ phận giảm sóc của ô tô, xe máy
C. Lắp đặt các động cơ điện trong nhà xưởng
D. Thiết kế các công trình ở những vùng thường có địa chấn

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 22


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Một con lắc đơn có dây treo dài dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g .
Khi con lắc có li độ góc α thì li độ cong của con lắc là
α α
A. s = α B. s = C. s = gα D. s =
g
Câu 11: [VNA] Khi nói về sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai phần tử môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha với nhau
B. Sóng ngang có các phần tử môi trường dao động trùng với phương truyền sóng
C. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động cùng pha với nhau
D. Sóng dọc có các phần tử môi trường dao động vuông góc với phương truyền sóng
Câu 12: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa. Tại vị trí nào sau đây vận tốc của vật đổi chiều?
A. Vị trí có động năng cực đại
B. Vị trí có động năng bằng một nửa cơ năng
C. Vị trí có động năng cực tiểu
D. Vị trí có động năng bằng một phần tư cơ năng
Câu 13: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng
B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức
C. Chu kì của dao động cưỡng bức có thể bằng chu kì của dao động riêng
D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức
Câu 14: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ
A. luôn ngược pha với sóng tới B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định
C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định
Câu 15: [VNA] Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?
A. Tần số âm B. Mức cường độ âm C. Đồ thị dao động âm D. Độ to của âm
Câu 16: [VNA] Xét hai dao động thành phần x1 và x 2 có biên độ là A1 và A 2 . Khi độ lệch pha giữa
hai dao động thành phần thỏa mãn Δφ = ( 2n + 1) π (với n = 0;  1;  2;  3; …) thì biên độ của dao
động tổng hợp của x1 và x 2 là
A. A = A1 + A2 B. A = A1 − A2 C. A = A1 + A2 D. A = A12 + A22
Câu 17: [VNA] Hai sóng kết hợp là
A. hai sóng chuyển động cùng chiều với cùng tốc độ
B. hai sóng luôn đi kèm với nhau
C. hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian
D. hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên thuần hoàn theo thời gian
Câu 18: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Trong quá trình dao động,
khoảng cách từ chất điểm đến biên âm không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 12 cm B. 8 cm C. 4 cm D. 0
Câu 19: [VNA] Độ to của âm cho ta biết
A. tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tần số chuẩn nào đó
B. cường độ âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một cường độ âm chuẩn nào đó
C. tốc độ âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tốc độ âm chuẩn nào đó
D. bước sóng âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một bước sóng âm chuẩn nào đó

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 23


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Hai con lắc đơn với dây có độ dài bằng nhau, vật nặng của chúng có kích thước
giống hệt nhau, nhưng có trọng lượng khác nhau. Thả cho hai con lắc tự do với li độ ban đầu như
nhau. Chọn kết luận đúng:
A. Con lắc nặng hơn dao động tắt dần nhanh hơn
B. Con lắc nặng hơn dao động tắt dần chậm hơn
C. Hai con lắc dao động tắt dần như nhau
D. Chưa đủ dữ kiện để xác định con lắc nào dao động tắt dần nhanh hơn
 2π 
Câu 21: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos  t + φ  ( A  0,
T 
T  0) . Đại lượng nào trong biểu thức được định nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất vật thực hiện
một dao động toàn phần?
A. x B. T C. t D. φ
Câu 22: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động trong không khí, quan sát thấy biên độ góc của con
lắc giảm dần theo thời gian. Dao động của con lắc đơn là
A. dao động điều hòa B. dao động tuần hoàn
C. dao động cưỡng bức D. dao động tắt dần
Câu 23: [VNA] Hai nhạc cụ cùng phát ra một âm cơ bản nhưng có số các họa âm và cường độ của
các họa âm khác nhau thì các âm tổng hợp không thể giống nhau về
A. độ to B. cường độ âm C. âm sắc D. mức cường độ âm
Câu 24: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi
Δ 0
tự do g . Độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng Δ 0 . Đại lượng được xác định bằng công thức 2π
g
có đơn vị nào sau đây?
A. mét trên giây (m/s) B. giây (s) C. Radian (rad) D. Niutơn (N)
Câu 25: [VNA] Tìm phát biểu sai
A. Sóng âm chỉ truyền được trong không khí
B. Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là sóng siêu âm
C. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm
D. Sóng âm và các sóng cơ học có cùng bản chất
Câu 26: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa theo phương
thẳng đứng với tần số góc ω ở nơi có gia tốc rơi tự do g . Khi vật có li độ x thì lực kéo về tác dụng
lên vật nhỏ là
mg mg mg 2 mg 2
A. F = x B. F = − x C. F = x D. F = − x
Δ 0 Δ 0 Δ 0 Δ 0
Câu 27: [VNA] Trong một chu kì dao động điều hòa, vật đi được quãng đường 24 cm. Biên độ dao
động của vật là
A. 6 cm B. 12 cm C. 4 cm D. 8 cm
Câu 28: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, quanh vị trí cân
bằng O, giữa hai điểm biên B và C. Trong giai đoạn nào thế năng của con lắc lò xo tăng?
A. B đến C. B. O đến B C. C đến O D. C đến B
Câu 29: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp phát ra hai sóng có
bước sóng 3 cm. Trên đoạn thẳng nối giữa hai nguồn, khoảng cách giữa 4 điểm cực tiểu giao thoa
liên tiếp là
A. 12 cm B. 6,0 cm C. 4, 5 cm D. 9,0 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 24


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 30: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos ( ωt + φ ) . Khi pha của

gia tốc tăng một lượng rad thì vận tốc của vật đạt cực đại. Giá trị của φ là
3
5π 5π π π
A. − rad B. rad C. − rad D. rad
6 6 6 6
Câu 31: [VNA] Một nguồn phát sóng đặt tại O, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, phát
ra sóng lan truyền có bước sóng 4, 2 cm. Điểm M nằm trên phương truyền sóng, có vị trí cân bằng
cách vị trí cân bằng của O một đoạn 25 cm. Trong khoảng giữa O và M có bao nhiêu điểm dao động
ngược pha với nguồn?
A. 5 B. 7 C. 6 D. 8
Câu 32: [VNA] Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng 50 g và dây treo dài 64 cm dao động
điều hòa với biên độ góc 10o tại nơi có gia tốc rơi tự do 9,85 m / s 2 . Khi vật nặng của con lắc đi qua
vị trí cân bằng, động năng của con lắc là
A. 48 mJ B. 4,8 mJ C. 27 mJ D. 2,7 mJ
Câu 33: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Bước sóng
trên dây là 24 cm. Biết khoảng cách từ A đến vị trí cân bằng của bụng xa A nhất là 78 cm. Số bụng
sóng quan sát được là
A. 7 B. 8 C. 14 D. 15
Câu 34: [VNA] Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng với chu kì T = 0,6 s tại nơi có gia tốc rơi tự
do g = π2 m / s2 . Đưa vật nặng của con lắc đến vị trí lò xo nén 3 cm rồi thả nhẹ để con lắc dao động
điều hòa. Sau 0,15 s kể từ lúc thả thì tốc độ của con lắc là
A. 20π cm/s B. 30π cm/s C. 40π cm/s D. 50π cm/s
Câu 35: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài dọc theo chiều
dương của trục Ox . Vào thời điểm t , hình ảnh của sợi dây có dạng như đồ thị hình bên. Độ lệch
pha giữa hai phần tử sóng A và B trên dây là
u

A
x
O
B

A. 1, 39 rad B. 1, 46 rad C. 1,14 rad D. 1, 27 rad


Câu 36: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời ba dao động điều hòa cùng phương có các phương
trình tương ứng là x1 = 5 cos ( 2πt ) , x2 = 11sin ( 2πt ) và x3 = −12cos ( 2πt ) ( x1 , x2 , x3 tính bằng cm; t
tính bằng s). Kể từ lúc t = 0 , thời điểm đầu tiên vật có li độ cực đại là
A. 0, 34 s B. 0, 36 s C. 0,86 s D. 0,84 s
Câu 37: [VNA] Hai chất điểm A và B chuyển động tròn đều trên cùng một đường tròn. Gọi A’ và B’
lần lượt là hình chiếu của A và B lên cùng một đường kính bất kì của đường tròn đó. Chọn chiều
dương dao động cho A’ và B’ là như nhau. Khi A’ và B’ trùng nhau tại vị trí có li độ âm thì A cách
biên dương 17 cm, còn B cách biên âm 11 cm. Độ lệch pha giữa A’ và B’ trong quá trình dao động

A. 2, 57 rad B. 2,13 rad C. 2, 34 rad D. 2,71 rad

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 25


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Một con lắc lò xo với vật nặng có khối lượng m đang dao động điều hòa theo
phương thẳng đứng. Chọn gốc thế năng đàn hồi tại vị trí lò xo không biến dạng. Đồ thị động năng,
thế năng đàn hồi của lò xo thời gian được cho như hình vẽ. Lấy π2 = 10 . Khối lượng của vật nặng

Eđh, Eđ (J)

0,64

t
O 0,1 (s)

A. 0,25 kg B. 0,5 kg C. 1,0 kg D. 0,8 kg


Câu 39: [VNA] Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B, dao
động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ . Gọi Δ là đường thẳng
đi qua B và vuông góc với đoạn thẳng AB. Trên Δ có 16 điểm cực tiểu giao thoa, trong đó khoảng
cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa gần nhau nhất là 1, 3λ . Đoạn thẳng AB có độ dài gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 8, 4λ B. 7,6λ C. 7,8λ D. 8,1λ
Câu 40: [VNA] Tại t1 = 0 , đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm O M
(1)
ngang có sóng ngang truyền đến và O bắt đầu dao động đi lên,
điểm M nằm trên dây chưa có sóng truyền đến và sợi dây có dạng (2)
7T
là đường (1). Tại t2 = (với T là chu kì truyền sóng), sợi dây có O
8
dạng là đường (2). Khoảng cách giữa hai điểm O và M ở thời điểm
t 2 gấp 1,21 lần khoảng cách giữa chúng ở thời điểm t1 . Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và
tốc độ dao động cực đại của một phần tử bụng sóng là
A. 0,64 B. 0,72 C. 0,68 D. 0,80

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 26


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 6 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng gọi là
A. sóng dừng B. sóng dọc C. sóng giao thoa D. sóng ngang
Câu 2: [VNA] Trong con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang, lực nào sau đây là
nguyên nhân gây ra sự tắt dần?
A. Lực đàn hồi của lò xo
B. Trọng lực của Trái Đất tác dụng lên quả nặng
C. Lực ma sát với mặt ngang và với không khí
D. Phản lực của mặt ngang tác dụng lên quả nặng
Câu 3: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ v . Phương trình dao
động của nguồn là u = 12cos ( ωt ) (cm). Khi có sóng truyền qua, điểm M nằm trên dây có tọa độ x
có phương trình li độ là
 x  x
A. uM = 12cosω  t + 2  (cm) B. uM = 12cosω  t −  (cm)
 v  v
 x  x
C. uM = 12cosω  t − 2  (cm) D. uM = 12cosω  t +  (cm)
 v  v
Câu 4: [VNA] Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos ( ωt + φ ) ( A và ω là các hằng
số dương). Biết rằng, dao động của vật có thể biểu diễn bằng một vectơ quay, tốc độ góc của vectơ
đó là
A. φ B. x C. A D. ω
Câu 5: [VNA] Bằng cách cung cấp năng lượng cho vật dao động tắt dần để bù lại sự tiêu hao do ma
sát mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của nó thì dao động sẽ kéo dài mãi mãi. Dao động
như trên được gọi là
A. Dao động điều hòa B. Dao động tắt dần
C. Dao động duy trì D. Dao động cưỡng bức
Câu 6: [VNA] Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền âm trong nước
B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc
C. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng ngang
Câu 7: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k đang dao động điều hòa với biên độ A .
Khi vật có li độ x thì động năng của con lắc là
1
A. Wđ = k A 2 + x 2
2
( 2
)
B. Wđ = k ( A + x )
1
C. Wđ = k ( A − x )
1
2
1
D. Wđ = k A 2 − x 2
2
( )
Câu 8: [VNA] Trong cùng một môi trường đồng nhất và truyền âm tốt, gọi 1 , 2 và λ3 lần lượt là
λ λ
bước sóng của hạ âm, âm thanh và siêu âm. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. λ1  λ2  λ3 B. λ2  λ1  λ3 C. λ3  λ2  λ1 D. λ1  λ3  λ2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 27


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 9: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường đàn hồi. Xét trên cùng một phương
truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường gần nhau nhất
A. dao động cùng pha là một bước sóng B. dao động cùng pha là một nửa bước sóng
C. dao động ngược pha là một bước sóng D. dao động vuông pha là một nửa bước sóng
Câu 10: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định, đầu A của dây
được nối với máy sóng dao động có phương trình u = 3cos ( ωt ) (mm). Bề rộng của một bụng sóng

A. 3 mm B. 12 mm C. 6 mm D. 9 mm
Câu 11: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi chất điểm đi từ biên dương về vị trí cân bằng thì gia tốc của chất điểm giảm
B. Khi chất điểm đi từ biên âm về vị trí cân bằng thì gia tốc của chất điểm giảm
C. Khi chất điểm đi từ biên dương về biên âm thì động năng của chất điểm luôn tăng
D. Khi chất điểm đi từ biên âm về biên dương thì động năng của chất điểm luôn giảm
Câu 12: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát. Đại
lượng nào sau đây có giá trị không giảm dần theo thời gian?
A. lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật nặng B. biên độ dao động
C. cơ năng của con lắc D. lực kéo về tác dụng lên vật nặng
Câu 13: [VNA] Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng nào sau đây?
A. Từ 100 Hz đến 20 kHz B. Từ 16 Hz đến 10 kHz
C. Từ 100 Hz đến 20 kHz D. Từ 16 Hz đến 20 kHz
Câu 14: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Trọng lực tác dụng lên vật nhỏ là P. Khi
li độ góc của con lắc là α (độ) thì lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn
π π
A. Fkv = − Pα B. Fkv = − Pα C. Fkv = Pα D. Fkv = Pα
180 180
Câu 15: [VNA] Chọn câu trả lời sai?
A. Sự cộng hưởng luôn có hại trong khoa học, kĩ thuật, đời sống
B. Trong thực tế mọi dao động là dao động tắt dần
C. Khi có cộng hưởng, biên độ dao động đạt cực đại
D. Dao động tự do có tần số bằng tần số riêng
Câu 16: [VNA] Với cùng một ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên cùng một hệ dao động, nếu ma sát
nhớt của môi trường nhỏ hơn thì giá trị cực đại của biên độ dao động cưỡng bức
A. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn B. vẫn không đổi
C. nhỏ hơn D. lớn hơn
Câu 17: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số, có
biên độ lần lượt là A1 và A 2 . Biên độ dao động A của vật thỏa mãn
A. A1 − A2  A  A1 + A2 B. A1 − A2  A  A1 + A2
C. A1 − A2  A  A1 + A2 D. A1 − A2  A  A1 + A2
Câu 18: [VNA] Hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi với bước sóng λ , khoảng cách giữa
hai bụng sóng liên tiếp bằng
λ λ λ
A. B. C. D. λ
3 4 2
Câu 19: [VNA] Chọn kết luận đúng về dao động điều hòa của con lắc lò xo
A. Quỹ đạo là đường hình sin B. Quỹ đạo là một đường thẳng
C. Quỹ đạo là một đường elip D. Quỹ đạo là một đoạn thẳng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 28


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Tìm phát biểu sai về sự lan truyền sóng dọc
A. sóng dọc truyền được trong chất rắn
B. sóng dọc chỉ truyền được trong chất lỏng, chất khí
C. sóng dọc truyền được trong chất khí
D. sóng dọc truyền được cả trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 21: [VNA] Đại lượng nào sau đây tăng gấp bốn lần khi biên độ dao động điều hòa của một con
lắc lò xo tăng gấp đôi?
A. chu kì dao động B. cơ năng của con lắc C. tốc độ cực đại D. động năng con lắc
Câu 22: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình vận tốc là v = −ωAsin ( ωt + φ )
(với ω , A là các hằng số dương). Phương trình li độ của chất điểm là
A. x = Acos ( ωt + φ ) B. x = Asin ( ωt + φ ) C. x = ωAcos ( ωt + φ ) D. x = ωAsin ( ωt + φ )
Câu 23: [VNA] Có 4 loại nhạc cụ A, B, C, D lần lượt có đồ thị dao động âm như hình vẽ bên. Loại
nhạc cụ nào phát ra âm cao nhất?
A
B
C
D
A. Nhạc cụ B B. Nhạc cụ C C. Nhạc cụ A D. Nhạc cụ D
Câu 24: [VNA] Một sóng âm truyền từ môi trường nước ra môi trường không khí thì đại lượng nào
sau đây là không đổi?
A. Tần số truyền sóng B. Bước sóng C. Tốc độ truyền sóng D. Năng lượng sóng
Câu 25: [VNA] Một chất điểm có khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc ω quanh vị trí
cân bằng O. Lực phục hồi tác dụng lên chất điểm khi nó có li độ x là
A. F = −mωx B. F = mωx C. F = −mω2 x D. F = mω2 x
Câu 26: [VNA] Đặt hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha tại hai điểm A và B trên mặt nước.
Điểm M nằm trên vùng giao thoa thuộc vân cực đại giao thoa bậc lẻ có khoảng cách đến hai nguồn
là d1 và d 2 . Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. d1 − d2 = ( 2m + 1) λ ( m = 0; 1;  2; ) B. d1 − d2 = 2mλ ( m = 0;1; 2;  )
C. d1 − d2 = 2mλ ( m = 0; 1;  2; ) D. d1 − d2 = ( 2m + 1) λ ( m = 0;1; 2;  )
Câu 27: [VNA] Đặt tại hai điểm A và B trên mặt nước hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng với biên độ 4 mm, phát ra hai sóng có bước sóng 2, 4 cm. Điểm M nằm
trên mặt nước có khoảng cách đến hai nguồn lần lượt là 20 cm và 8 cm. Biên độ dao động của phần
tử sóng tại M là
A. 4 mm B. 2 mm C. 0 D. 8 mm
Câu 28: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì 0 ,6 s tại
nơi có gia tốc rơi tự do g = π2 m / s2 . Biết khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc lò xo dãn cực đại đến
lúc lò xo không biến dạng là 0 , 3 s. Biên độ dao động của con lắc là
A. 4, 5 cm B. 9,0 cm C. 18,0 cm D. 6,0 cm
Câu 29: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 10 cos ( ωt + φ ) (cm). Tại thời
điểm t = 0 , chất điểm có li độ −5 2 cm và vận tốc âm. Giá trị của φ là
π π 3π 3π
A. rad B. − rad C. − rad D. rad
4 4 4 4
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 29


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 30: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi dài 98 cm đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Biết
khoảng cách ngắn nhất từ nút sóng đến vị trí cân bằng của bụng là 7 cm. Số bụng sóng quan sát
được trên sợi dây là
A. 6 B. 7 C. 14 D. 12
Câu 31: [VNA] Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60
m/s, qua điểm A rồi đến điểm B cách nhau 7, 95 m. Tại một thời điểm nào đó, A có li độ âm và
chuyển động đi lên thì điểm B đang có li độ
A. dương và chuyển động đi xuống B. âm và chuyển động đi lên
C. dương và chuyển động đi lên D. âm và chuyển động đi xuống
Câu 32: [VNA] Một con lắc lò xo dao động tắt dần theo phương ngang với chu kì T = 0, 2 s, lò xo
nhẹ, vật nhỏ có khối lượng 100 g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01 . Lấy
g = π2 = 10 m / s2 . Độ giảm biên độ của vật sau mỗi lần vật đi từ biên này tới biên kia là
A. 0,02 mm B. 0 , 2 mm C. 0,04 mm D. 0, 4 mm
Câu 33: [VNA] Một nguồn âm điểm đặt tại O phát sóng cầu truyền đẳng hướng ra môi trường.
Trên đường thẳng d không đi qua O , chỉ có một điểm mà tại đó có mức cường độ âm là 30 dB và
hai điểm mà mức cường độ âm tại đó đều bằng 20 dB nằm tại M và N . Biết MN = 300 m. Khoảng
cách từ O đến đường thẳng d là
A. 50 m B. 75 m C. 40 m D. 90 m
Câu 34: [VNA] Một con lắc đơn có dây treo dài cm dao động điều hòa với biên độ góc 10o tại nơi
có gia tốc rơi tự do g = π2 m / s2 . Kể từ lúc t = 0 , thời điểm thứ nhất và thời điểm thứ ba dây treo
o
của con lắc có li độ góc 5 2 là 0 ,6 s và 2, 2 s. Li độ cong của con lắc tại thời điểm t = 0 có độ lớn

A. 11, 2 cm B. 9,6 cm C. 7, 5 cm D. 8, 4 cm
Câu 35: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi u (cm)
dây đàn hồi rất dài dọc theo chiều dương của trục Ox với 6
tốc độ 1, 35 m/s. Vào thời điểm t , hình ảnh của sợi dây có 60
dạng như đồ thị hình bên. Tốc độ dao động cực đại của O x (cm)
phần tử dây tại M là M –6
A. 12π cm/s B. 12 3π cm/s
C. 24π cm/s D. 24 3π cm/s
Câu 36: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên phương nằm ngang có quỹ đạo là AB dài 20
cm. M là một điểm nằm trên quỹ đạo dao động của chất điểm. Thời gian ngắn nhất chất điểm đi từ
M đến A là 0, 4 s. Thời gian ngắn nhất chất điểm đi từ M đến B là 0 ,8 s. Tốc độ của chất điểm khi
chất điểm đi qua vị trí cách M một đoạn 13 cm là
A. 5π cm/s B. 5π 3 cm C. 10π cm/s D. 6π cm/s
Câu 37: [VNA] Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Trên
dây có 7 bụng sóng. Biết trung điểm của sợi dây dao động với biên độ 6 cm. M và N là hai điểm trên
dây dao động ngược pha nhau với biên độ lần lượt là uM = 3 cm và uN = 3 2 cm. Biết khoảng cách
xa nhất có thể giữa hai điểm M và N là 67,4 cm. Giá trị của là
A. 84 cm B. 76 cm C. 88 cm D. 80 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 30


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Tại một nơi trên mặt đất có g = π2 m / s2 , hai con lắc đơn (1) và (2) có dây treo dài
1
= 81 cm và 2 (với 47 cm  2
 81 cm ) dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng thẳng
đứng. Chọn mốc thời gian lúc cả hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Sau khoảng
thời gian Δt thì cả hai con lắc đồng thời đến biên dương lần đầu, lúc này con lắc (2) đã thực hiên
được 8 dao động toàn phần. Giá trị của Δt gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12, 5 s B. 13, 5 s C. 12,0 s D. 13,0 s
Câu 39: [VNA] Chất điểm A chuyển động đều trên đường d (cm)
tròn và vật nhỏ B của con lắc lò xo dao động điều hoà trên 10
một đường kính của đường tròn đó. Khoảng cách d giữa A
và B biến thiên theo thời gian t như đồ thị hình bên. Biết vật 5
B nặng 91,2 g. Động năng của vật B ở thời điểm t = 0, 5 s là
A. 12,5 mJ B. 50 mJ
C. 25 mJ D. 37,5 mJ O 0,2 0,4 0,6 t (s)

Câu 40: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và
B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Ở mặt nước, (C) là đường tròn có tâm là trung
điểm của đoạn thẳng AB và có đường kính 11 cm. Trên (C) có 14 điểm cực đại giao thoa, trong đó
điểm cực đại giao thoa gần B nhất cách B một đoạn bằng 6 cm và điểm cực đại giao thoa xa B nhất
cách B một đoạn bằng 15 cm. Số vân cực tiểu giao thoa trên đoạn thẳng AB là
A. 10 B. 8 C. 14 D. 12

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 31


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 7 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ x = 8 sin ( ωt ) (cm). Li độ cực đại
của vật là
A. 4 cm. B. 16 cm. C. 12 cm. D. 8 cm.
Câu 2: [VNA] Mối quan hệ giữa chu kì dao động T và tần số góc ω của một vật dao động là
4π 2π T T
A. ω = . B. ω = . C. ω = . D. ω = .
T T 2π 4π
Câu 3: [VNA] Hai vật dao động điều hòa với biên độ dao động khác nhau nhưng có cùng tần số
góc, khi đó ta có thể kết luận gì về pha của hai dao động?
A. Hai dao động cùng pha với nhau. B. Hai dao động ngược pha với nhau.
C. Hai dao động vuông pha với nhau. D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận.
Câu 4: [VNA] Một vật thực hiện dao động điều hòa có li độ phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức
A. x = At 2 . B. x = vot . C. x = vot + At 2 . D. x = Acos ( ωt + φ ) .
Câu 5: [VNA] Một con lắc lò xo được treo ở phương thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật nặng ở vị trí thấp nhất của quỹ đạo, độ lớn lực đàn hồi cực đại.
B. Khi vật nặng ở vị trí thấp nhất của quỹ đạo, độ lớn lực đàn hồi cực tiểu.
C. Khi vật nặng ở vị trí cao nhất của quỹ đạo, độ lớn lực đàn hồi cực đại.
D. Khi vật nặng ở vị trí cao nhất của quỹ đạo, độ lớn lực đàn hồi cực tiểu.
Câu 6: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc ω ở nơi
có gia tốc rơi tự do g . Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn ra một đoạn Δ 0 . Công thức nào sau đây là
đúng?
Δ 0 Δ 0 g g
A. ω 2 = 4π2 . B. ω 2 = . C. ω 2 = 4π2 . D. ω 2 = .
g g Δ 0 Δ 0
Câu 7: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang. Khi lò xo dãn thì lực
kéo về
A. cùng chiều với hướng chuyển động. B. ngược chiều với hướng chuyển động.
C. hướng về vị trí lò xo dãn. D. hướng về vị trí lò xo không biến dạng
Câu 8: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng truyền
trên dây có bước sóng λ . Trên dây, khoảng cách giữa hai phần tử bụng sóng là
λ  1λ
A. d = k với k = 1; 2; 3;  B. d =  k +  với k = 0;1; 2; 3; 
4  2 2
λ  1λ
C. d = k với k = 1; 2; 3;  D. d =  k +  với k = 0;1; 2; 3; 
2  2 4
Câu 9: [VNA] Trong sóng dừng, một số điểm luôn dao động với biên độ cực đại được gọi là
A. nút sóng. B. hõm sóng. C. bụng sóng. D. đỉnh sóng.
Câu 10: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức với tần số góc của ngoại lực tuần hoàn là ω . Biết tần
số góc dao động riêng của vật là ω 0 . Để có cộng hưởng, tần số góc ω phải có giá trị bằng
A. 2ω0 . B. 3ω0 . C. 4ω0 . D. ω 0 .
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 32


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Phương trình li độ và phương trình gia tốc của một vật dao động điều hòa lần lượt
là v = v0 cos ( ωt ) và a = a0 cos ( ωt + φ ) . Giá trị của φ là
π π
A. B. − C. π D. 0
2 2
Câu 12: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k đang dao
k
động điều hòa trên phương nằm ngang. Đại lượng có giá trị bằng được gọi là
m
A. chu kì dao động của con lắc. B. tần số dao động của con lắc.
C. biên độ dao động của con lắc. D. tần số góc dao động của con lắc.
Câu 13: [VNA] Sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự tăng dần về tần số âm?
A. hạ âm, siêu âm, âm nghe được. B. siêu âm, âm nghe được, hạ âm.
C. âm nghe được, siêu âm, hạ âm. D. hạ âm, âm nghe được, siêu âm.
Câu 14: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ dịch chuyển của mỗi phần tử môi trường.
B. tốc độ dịch chuyển pha của dao động các phần tử dọc theo phương truyền sóng.
C. bằng quãng đường sóng dịch chuyển trong một chu kì.
D. bằng quãng đường mỗi phần tử dịch chuyển trong một chu kì dao động.
Câu 15: [VNA] Sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng gọi là
A. sóng ngang. B. sóng dọc. C. sóng biển. D. sóng âm.
Câu 16: [VNA] Các vật dao động sẽ có xu hướng tắt dần theo thời gian. Nguyên nhân làm tắt dần
dao động là do
A. lực cản và lực ma sát của môi trường.
B. lực kéo về của vật dao động.
C. trọng lực của vật dao động.
D. phản lực từ bề mặt tiếp xúc với vật dao động.
Câu 17: [VNA] Một sóng cơ hình sin đang lan truyền trong một môi trường theo trục Ox với tốc
độ v . Xét điểm M nằm trên phương truyền sóng có tọa độ x ( x  0 ). Khoảng thời gian sóng truyền
từ O đến M là
v x
A. . B. vx . C. 2vx . D. .
x v
Câu 18: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng cơ với hai nguồn kết hợp và dao động cùng pha
với nhau, sóng lan truyền trên vùng giao thoa với tốc độ v và chu kì T . Trên đoạn thẳng nối hai
nguồn, khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa bằng
A. 1, 5vT . B. vT . C. 2vT . D. 0, 5vT .
Câu 19: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với cơ năng W . Tại một thời điểm, động
năng có giá trị cực đại là
A. 0, 5W . B. 0, 25Wđ . C. W . D. 2W .
Câu 20: [VNA] Chọn phát biểu sai.
A. Dao động tắt dần càng nhanh khi độ lớn của lực cản môi trường càng lớn.
B. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 33


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Một sóng hình sin lan truyền trên một sợi dây đàn hồi với bước sóng λ . Trên dây,
hai điểm A và B có độ lệch pha Δφ thì cách nhau một đoạn
2πΔφ Δφ λΔφ 2πλ
A. d = . B. d = . C. d = . D. d = .
λ 2πλ 2π Δφ
Câu 22: [VNA] Khi nói về sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai phần tử môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha với nhau.
B. Sóng ngang có các phần tử môi trường dao động trùng với phương truyền sóng.
C. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.
D. Sóng dọc có các phần tử môi trường dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 23: [VNA] Chọn câu trả lời đúng. Một người đang đưa võng. Sau lần kích thích bằng cách đạp
chân xuống đất đầu tiên thì người đó nằm yên để cho võng tự chuyển động. Chuyển động của võng
trong trường hợp đó là
A. tự dao động. B. dao động cưỡng bức.
C. dao động tắt dần. D. cộng hưởng dao động.
Câu 24: [VNA] Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: “Dao động …là dao động có
biên độ giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân…là do ma sát. Ma sát càng lớn thì sự…cành nhanh”.
A. tắt dần. B. điều hoà. C. tự do. D. cưỡng bức.
Câu 25: [VNA] Sóng cơ không truyền được trong
A. không khí. B. chân không. C. nước. D. kim loại.
Câu 26: [VNA] Tại hai điểm trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng với biên độ a . Tại trung điểm của đoạn thẳng nối hai nguồn, phần tử sóng dao
động với biên độ 8 mm. Giá trị của a là
A. 2 mm. B. 4 mm. C. 8 mm. D. 16 mm.
Câu 27: [VNA] Một vật có tần số riêng 20 Hz đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng
của ngoại lực tuần hoàn F = 20 cos ( 50πt + π ) (N). Tần số dao động của vật trong giai đoạn ổn định

A. 50 Hz. B. 20 Hz. C. 25 Hz. D. 50π Hz.
Câu 28: [VNA] Một vật dao động điều hòa với tần số góc π rad. Ban đầu ( t = 0 ), vật đang tại biên
âm. Thời điểm lần thứ 4 vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương là
A. 6, 5 s. B. 7, 5 s. C. 3, 5 s. D. 4, 5 s.
Câu 29: [VNA] Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài với hai đầu cố định. Kể cả
hai đầu A và B, trên dây đang có 9 nút sóng. Nếu bước sóng trên dây là λ thì giá trị của là
A. 4, 5λ . B. 4,0λ . C. 8,0λ . D. 9λ .
Câu 30: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số f = 1
Hz, có biên độ là A1 = 4 cm và A 2 . Biết tốc độ cực đại của vật là 18π cm/s. Giá trị A 2 không thể nhận

A. 4 cm. B. 6 cm. C. 9 cm. D. 13 cm.
Câu 31: [VNA] Một vật có khối lượng 2 kg có thể dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang
không ma sát với tần số góc 4 rad/s. Kích thích để vật dao động điều hòa, tại thời điểm t = 0 , kéo
vật ra khỏi vị trí cân bằng 10 cm và truyền cho vật một vận tốc có độ lớn 1 m/s hướng về vị trí cân
bằng. Động năng của vật khi đi qua vị trí cân bằng là
A. 1,16 J. B. 0, 94 J. C. 1,05 J. D. 1, 28 J.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 34


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 32: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trên một sợi dây dài có bước sóng 24 cm. Trên dây có
3 phần tử sóng theo thứ tự M, N, P sao cho vị trí cân bằng của ba điểm này cách đều nhau. Gọi uM ,
u N , uP lần lượt là li độ dao động của ba điểm M, N, P trong quá trình truyền sóng. Biết rằng tại mọi
thời điểm thì uM + uN + uP = 0 . Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm M và N là
A. 16 cm. B. 24 cm. C. 48 cm. D. 8 cm.
Câu 33: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài = 91 cm, đang có sóng dừng với hai đầu cố
định. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 65 cm/s, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi
thẳng là Δt = 0, 2 s. Số bụng sóng trên dây là
A. 4 . B. 7 . C. 5 . D. 6 .
Câu 34: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên v (cm/s)
20π
mặt phẳng nằm ngang. Hình bên là đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của vận tốc v của vật theo 10π
150,3 151,3
thời gian t . Quãng đường vật đi được từ lúc O
t (s)
t = 0 đến lúc t = 0,6 s là ‒10π
A. 20,7 cm. B. 25, 9 cm. ‒20π
C. 23,8 cm. D. 27, 3 cm.
Câu 35: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B cách
nhau 25 cm, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Điểm M thuộc đoạn thẳng AB với
MA = 17 cm. Gọi Δ là đường thẳng đi qua M và vuông góc với đoạn thẳng AB. Trên Δ có 5 điểm
cực tiểu giao thoa. Số vân cực đại giao thoa cắt đoạn thẳng MA là
A. 8 . B. 9 . C. 10 . D. 7 .
Câu 36: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa x1 và x 2 cùng phương và cùng
tần số, với các biên độ là A1 = 10 cm và A 2 . Khi A2 = 5 cm hoặc khi A2 = 8 cm thì biên độ dao động
của vật có cùng giá trị. Thay đổi A 2 để biên độ dao động của vật có giá trị cực tiểu, giá trị cực tiểu
này là
A. 7,6 cm. B. 8,0 cm. C. 7, 2 cm. D. 6, 9 cm.
Câu 37: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với O là đầu cố định. Hình ảnh sợi dây
tại ba thời điểm liên tiếp t1 , t 2 = t1 + Δt và t 3 = t1 + 2Δt có dạng như hình vẽ bên. Biết tốc độ truyền
sóng trên dây là 40 cm/s. Tốc độ dao động cực đại của phần tử bụng sóng là
u (cm)
4 t3
2 t2
24
O
x (cm)
–2 t1
–4
A. 26,18 cm/s. B. 22,37 cm/s. C. 20,94 cm/s. D. 24,09 cm/s.
Câu 38: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B
cách nhau 15 cm, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Điểm M nằm trên vùng giao thoa
thuộc một vân cực tiểu giao thoa. Trên đoạn thẳng MA có 9 điểm cực đại giao thoa. Cho các khoảng
cách MA = 13 cm và MB = 7 cm. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách từ A đến điểm cực tiểu giao thoa
gần nó nhất là
A. 0,6 cm B. 0,8 cm C. 0, 5 cm D. 0, 9 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 35


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 39: [VNA] Đế M có khối lượng 300 g đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma m
sát. Một lò xo nhẹ độ cứng k = 40 N/m có một đầu gắn vào đế M, đầu còn lại móc vào
vật m. Từ vị trí cân bằng, đưa vật m đến vị trí lò xo nén một đoạn Δ rồi thả nhẹ thì k
vật m dao động điều hòa với chu kì 0, 4 s. Giá trị lớn nhất có thể của Δ là
A. 11, 5 cm.
M’
B. 7, 5 cm.
C. 15, 5 cm.
D. 9, 5 cm.
Câu 40: [VNA] Trên một mặt bảng thẳng đứng có hai chiếc đinh cố định vuông M
góc với mặt bảng tại hai điểm M và N, hai điểm này cùng nằm trên một đường 60
thẳng đứng và cách nhau một khoảng 20 cm. Một con lắc đơn có chiều dài dây 80 N
cm được treo vào đinh tại M như hình vẽ. Kéo con lắc ra theo phương song song
với mặt bảng cho dây treo lệch với phương thẳng đứng một góc 6o , rồi thả nhẹ cho
vật dao động tự do. Lấy g = 9,8 m / s2 . Tốc độ trung bình của vật trong một dao
động toàn phần là
A. 18,7 cm/s. B. 37, 4 cm/s. C. 17, 5 cm/s. D. 35,0 cm/s.

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 36


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ THI GIỮA KÌ – SỐ 8 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos ( ωt + φ ) . Đại lượng nào
sau đây có giá trị thay đổi theo thời gian?
A. x B. A C. ω D. φ
Câu 2: [VNA] Biết cường độ âm chuẩn là I 0 . Tại điểm M có cường độ âm I thì đo được mức cường
độ âm tại điểm đó là
I I I0 I0
A. L = log (B) B. L = 10 log (B) C. L = log (B) D. L = 10 log (B)
I0 I0 I I
Câu 3: [VNA] Một vật dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Khi vật đi từ biên dương về biên âm thì thế năng giảm dần và động năng tăng dần
B. Khi vật đi từ biên dương về vị trí cân bằng thì thế năng giảm dần và động năng tăng dần
C. Khi vật đi từ biên dương về biên âm thì thế năng tăng dần và động năng giảm dần
D. Khi vật đi từ biên dương về vị trí cân bằng thì thế năng tăng dần và động năng giảm dần
Câu 4: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Biết khoảng cách
giữa hai đầu dây đúng bằng bước sóng trên dây. Số bó sóng quan sát được là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 5: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ là x = Acos ( ωt + φ ) . Phương
trình gia tốc của chất điểm là
A. a = −ωAcos ( ωt + φ ) B. a = −ω2 Acos ( ωt + φ )
C. a = ωAcos ( ωt + φ ) D. a = ω2 Acos ( ωt + φ )
Câu 6: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trong môi trường đàn hồi với phương trình dao động
tại nguồn O là uO = Asin ( ωt ) . Chu kì truyền sóng được xác định bằng công thức
2π ω
A. T = B. T = πω C. T = 2πω D. T =
ω 2π
Câu 7: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang với biên độ 10 cm. Độ
dãn cực đại của lò xo là
A. 10 cm B. 5 cm C. 20 cm D. 5 cm
Câu 8: [VNA] Ở mặt nước, một nguồn phát sóng đặt tại O phát ra sóng truyền đi với tốc độ v . Sau
khoảng thời gian Δt thì sóng đi được quãng đường là x . Công thức nào sau đây là đúng?
v Δt
A. x = B. x = vΔt C. x = 2vΔt D. x =
Δt v
Câu 9: [VNA] Chọn phát biểu đúng khi nói về âm sắc?
A. Âm sắc là màu sắc của âm
B. Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm
C. Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm
D. Âm sắc là một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 37


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Tần số góc dao động của con lắc lò xo sẽ thay đổi nếu ta thay đổi yếu tố nào sau
đây?
A. vị trí nơi đặt con lắc B. biên độ dao động C. khối lượng vật nặng D. cơ năng của con lắc
Câu 11: [VNA] Một vật dao động điều hòa dọc theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây là
không chính xác?
A. Quãng đường vật đi được trong một chu kì dao động bằng 4 lần biên độ dao động
B. Đồ thị li độ theo thời gian của vật là một đường hình sin
C. Chiều dài quỹ đạo chuyển động của vật bằng 2 lần biên độ dao động
D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin
Câu 12: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc
ω và biên độ A. Động năng cực đại của con lắc là
1 1 1 1
A. Wđmax = mωA 2 B. Wđmax = mω2 A C. Wđmax = mω2 A 2 D. Wđmax = mωA
2 2 2 2
Câu 13: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa trong không khí chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Tốc độ của con lắc đạt cực đại khi dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc
A. 0 o B. 45 o C. 10o D. 90 o
Câu 14: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình li độ cong s = s0 cos ( ωt + φ ) .
Li độ cong của con lắc vào thời điểm t = 0 là
A. scos φ B. s0 cos φ C. s sinφ D. s0 sin φ
Câu 15: [VNA] Cấu tạo của một con lắc đơn gồm
A. vật nhỏ được nối với một đầu sợi dây nhẹ không dãn, đầu còn lại treo vào một điểm cố định
B. vật nhỏ được nối với một lò xo nhẹ, đầu còn lại gắn vào một điểm cố định
C. vật nhỏ được nối với một đầu của thanh cứng có khối lượng m, đầu còn lại treo vào một điểm
cố định
D. vật nhỏ được nối với một đầu sợi dây nhẹ, có thể dãn; đầu còn lại treo vào một điểm cố định
Câu 16: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp uA = uB = 3cos ( ωt ) ( mm
) . Tại trung điểm của đoạn thẳng AB phần tử sóng dao động với biên độ là
A. 6 mm B. 3 mm C. 4 mm D. 2 mm
Câu 17: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, biên độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng
truyền qua được gọi là
A. biên độ của sóng B. tốc độ truyền sóng C. năng lượng sóng D. chu kì của sóng
Câu 18: [VNA] Chọn phát biểu đúng khi nói về sóng dọc
A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương
truyền
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung Oy (Nếu xét trong mặt phẳng tọa độ Oxy)
Câu 19: [VNA] Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng siêu âm truyền trong chất rắn B. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz
C. Sóng siêu âm truyền được trong chân không D. Sóng siêu âm có thể phản xạ khi gặp vật cản
Câu 20: [VNA] Khi không còn ngoại lực duy trì, dao động của con lắc đơn trong không khí bị dắt
dần do
A. trọng lực tác dụng lên vật B. lực căng của dây treo
C. lực cản của môi trường D. dây treo có khối lượng không đáng kể
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 38


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 x
Câu 21: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = Acosω  t − 
 v
( A  0) . Biên độ dao động của sóng là
A. x B. u C. A D. ω
Câu 22: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dao động tắt dần
A. Cơ năng của dao động giảm dần theo thời gian
B. Độ lớn lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh
C. Biên độ của dao động giảm dần theo thời gian
D. Tần số của dao động càng lớn thì thì dao động tắt dần càng nhanh
Câu 23: [VNA] Khi hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra thì
A. biên độ dao động đạt cực tiểu B. tần số dao động đạt cực đại
C. tần số dao động đạt cực tiểu D. biên độ dao động đạt cực đại
Câu 24: [VNA] Hai dao động điều hòa x1 và x 2 có cùng phương và cùng tần số. Dao động tổng
hợp của hai dao động trên có li độ là
A. x = x1 + x2 B. x = x1 − x2 C. x = x1 + 2x2 D. x = x1 − x2
Câu 25: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số, có
độ lệch pha là Δφ . Biên độ dao động của vật đạt cực tiểu khi
A. Δφ = 2nπ với ( n = 0;  1;  2;  ) B. Δφ = nπ với ( n = 0;  1;  2;  )
C. Δφ = ( 2n + 1) π với ( n = 0;  1;  2;  ) D. Δφ = ( n + 1) π với ( n = 0;  1;  2;  )
Câu 26: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,18 kg và lò xo nhẹ độ cứng 20 N/m
đang dao động điều hòa. Lấy π2 = 10 . Số dao động toàn phần con lắc thực hiện được trong khoảng
thời gian 4,8 s là
A. 6 B. 8 C. 10 D. 4
Câu 27: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 20 Hz
và tốc độ truyền sóng là 12 m/s. Bước sóng trên dây là
A. 60 cm B. 30 cm C. 90 cm D. 120 cm
 π
Câu 28: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos  ωt −  . Biết quãng
 6
đường chất điểm đi được từ lúc t = 0 đến lúc vận tốc của chất điểm đạt cực tiểu là 11 cm. Giá trị
của A là
A. 8, 9 cm B. 8, 5 cm C. 9, 3 cm D. 9,7 cm
Câu 29: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài 126 cm đang có sóng dừng với hai đầu cố
định. Trên dây, khoảng cách ngắn nhất từ một nút sóng đến vị trí cân bằng của bụng là 9 cm. Số
bụng sóng trên dây là
A. 6 B. 7 C. 13 D. 14
Câu 30: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1,6 s tại nơi có gia tốc trọng trường
g = 9,87 m / s2 . Khi con lắc có li độ cong 6 cm thì lực kéo về tác dụng lên con lắc là −74 mN. Khối
lượng vật nặng của con lắc là
A. 75 g B. 80 g C. 85 g D. 90 g
Câu 31: [VNA] Vật nhỏ nặng 100 g gắn với một lò xo nhẹ đang dao động điều hòa theo một trục
nằm trong mặt phẳng ngang trên đệm không khí có li độ x = 2 sin(100πt) (cm). Nếu tắt đệm không
khí, độ giảm cơ năng của vật đến khi vật hoàn toàn dừng lại là bao nhiêu?
A. 2,0 J B. 0, 2 J C. 1,0 J D. 0,1 J
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 39


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 32: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B
cách nhau 20 cm, phát ra hai sóng có bước sóng 3 cm. Điểm C nằm trên mặt nước sao cho ABC là
tam giác vuông cân tại B. Số điểm cực đại giao thoa trên cạnh AC là
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 33: [VNA] Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ
cứng 40 N/m đang dao động điều hòa với biên độ A. Lúc t = 0 , tốc độ của vật là 1,0 m/s. Vào thời

điểm t = s, động năng của vật là 62, 5 mJ. Lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật nặng con lắc là
40
A. 4,0 N B. 3,0 N C. 2,0 N D. 6,0 N
Câu 34: [VNA] Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có các
 π  π
phương trình lần lượt là x1 = 6 2 cos  ωt +  và x2 = A2 cos  ωt −  ( x1 , x 2 tính bằng cm). Biết
 2  4
phương trình dao động của vật là x = A cos ( ωt + φ ) , trong đó A có giá trị cực tiểu. Giá trị của φ là
A. 1,05 rad B. 0,79 rad C. −0, 26 rad D. 0, 52 rad
Câu 35: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi u
dây đàn hồi rất dài dọc theo chiều dương của trục Ox . Vào thời A
điểm t , hình ảnh của sợi dây có dạng như đồ thị hình bên. 45
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử sóng A và B trong quá O
B x (cm)
trình dao động là
A. 35 cm B. 30 cm
C. 32 cm D. 28 cm
Câu 36: [VNA] Hai chất điểm A và B dao động điều hòa cùng biên độ và cùng tần số trên trục Ox
có chung vị trí cân bằng. Chọn chiều dương chuyển động của hai chất điểm hướng theo trục Ox.
Ban đầu, cả hai chất điểm cùng ở vị trí có li độ 3 cm, chất điểm A có vận tốc dương và chất điểm B
có vận tốc âm. Khi chất điểm A có tốc độ bằng không lần đầu thì chất điểm B đi được quãng đường
dài 5 cm. Khoảng cách xa nhất giữa A và B trong quá trình dao động là
A. 8, 9 cm B. 8, 5 cm C. 9, 2 cm D. 8,0 cm
Câu 37: [VNA] Trên mặt nước có hai nguồn sóng dao động cùng pha đặt tại A và B, phát ra hai sóng
kết hợp có bước sóng λ . Gọi Δ là đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên Δ có 16 điểm cực đại
giao thoa, khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa gần nhau nhất và xa nhau nhất lần lượt là
2,71 cm và 229,55 cm. Độ dài đoạn thẳng AB gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32 cm B. 30 cm C. 26 cm D. 28 cm
Câu 38: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài đang có sóng dừng với hai đầu cố định.
Kể cả hai đầu A và B, trên dây có 11 nút sóng. Biết biên độ dao động tại phần tử bụng là 8 mm. Trên
dây, khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng biên độ 4 mm là 6 cm. Giá tri của bằng
A. 90 cm. B. 81 cm. C. 72 cm. D. 96 cm.
Câu 39: [VNA] Cho con lắc lò xo dao động điều hòa như hình vẽ. Biết độ m3
cứng của lò xo k = 100 N/m, vật m1 = 200 g có thể trượt không ma sát với mặt k m2
m1
nằm ngang; hệ số ma sát nghỉ giữa vật m2 = 100 g và vật m1 là 0,5; hệ số ma
sát nghỉ giữa vật m3 = 50 g và vật m2 là 0,3; lấy g = 9,8 m/s2. Biên độ dao động lớn nhất của con lắc để
các vật m1, m2, m3 không trượt trên bề mặt của nhau là
A. 1,7 cm B. 0,7 cm C. 2,7 cm D. 1,0 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 40


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 40: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng Wđh (mJ)
có khối lượng m và lò xo nhẹ độ cứng k, đang dao động điều hòa
với biên độ A. Chọn gốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.
đường cong hình bên là một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc
20
của thế năng đàn hồi Wđh con lắc theo vận tốc tức thời v của con
lắc. Lấy g = π2 = 10 m / s2 . Giá trị của m gần nhất với giá trị nào v (cm/s)
sau đây? –70,7 O 70,7
A. 195 g B. 152 g
C. 124 g D. 176 g

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 41


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 01

Câu 1: [VNA] Dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều
xuống một
A. đường thẳng bất kỳ
B. đường thẳng xiên góc với mặt phẳng quỹ đạo
C. đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo
D. đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo
Câu 2: [VNA] Một vật dao động điều hòa khi qua vị trí cân bằng
A. vận tốc có độ lớn cực đại, gia tốc có độ lớn bằng không
B. vận tốc và gia tốc có độ lớn cực đại
C. vận tốc có độ lớn bằng không, gia tốc có độ lớn cực đại
D. vận tốc và gia tốc có độ lớn bằng không
Câu 3: [VNA] Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa
A. Khi vật qua VTCB vận tốc cực đại và gia tốc cực đại
B. Khi vật qua VTCB độ lớn vận tốc cực đại và độ lớn gia tốc cực tiểu
C. Khi vật ở vị trí biên vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu
D. Khi vật ở vị trí biên vận tốc bằng gia tốc
Câu 4: [VNA] Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi
A. li độ có độ lớn cực đại B. gia tốc có độ lớn cực đại
C. li độ bằng không D. pha cực đại
Câu 5: [VNA] Con lắc lò xo ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển
động qua
A. vị trí cân bằng B. vị trí có li độ cực đại
C. vị trí làm lò xo không bị biến dạng D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không
Câu 6: [VNA] Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là
A. do trọng lực tác dụng lên vật C. do lực cản môi trường
B. do lực căng dây treo D. do dây treo có khối lượng đáng kể
Câu 7: [VNA] Chọn phát biểu đúng
A. Dao động của hệ chịu tác dụng ngoại lực tuần hoàn là dao động tự do
B. Chu kỳ của hệ dao động tự do không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
C. Chu kỳ của hệ dao động tự do không phụ thuộc vào biên độ dao động
D. Tần số của hệ dao động tự do phụ thuộc vào lực ma sát
Câu 8: [VNA] Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
B. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên
C. Cứ mỗi chu kì dao động, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 9: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc v = 4πcos2πt (cm/s). Gốc
tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là
A. x = ‒2 cm, v = 0 B. x = 2 cm, v = 0 C. x = 0, v = ‒4π cm/s D. x = 0, v = 4π cm/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 42


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần ?
A. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian
C. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương
Câu 11: [VNA] Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
A. và hướng không đổi
B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng
C. tỉ lệ với bình phương biên độ
D. không đổi nhưng hướng thay đổi.
Câu 12: [VNA] Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và năng lượng B. biên độ và tốc độ
C. li độ và tốc độ D. biên độ và gia tốc
Câu 13: [VNA] Một vật dao động điều hòa có biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật
3
có động năng bằng lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn
4
A. 4,5 cm B. 6 cm C. 4 cm D. 3 cm
Câu 14: [VNA] Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, dao động điều
hòa với biên độ 0,1 m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí cân bằng 6 cm thì động
năng của con lắc bằng
A. 0,64 J B. 0,32 J C. 3,2 mJ D. 6,4 mJ
Câu 15: [VNA] Khi một vật dao động điều hòa thì
A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
B. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
C. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng
D. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ
Câu 16: [VNA] Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân
bằng, vận tốc của vật bằng 0 lần đầu tiên ở thời điểm
A. T/4 B. T/6 C. T/8 D. T/2
Câu 17: [VNA] Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
B. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian
C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian
D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
Câu 18: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân
bằng. Ở vị trí con lắc có động năng bằng thế năng thì li độ góc của nó bằng
   
A.  0 B.  0 C.  0 D.  0
2 3 2 3
Câu 19: [VNA] Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương.
Hai dao động này có phương trình là x1 = A1cosωt và x2 = A2cos(ωt + π/2). Gọi E là cơ năng của vật.
Khối lượng của vật bằng
2E E E 2E
A. B. C. 2 2 D. 2 2
2 A12 + A22 2 A12 + A22  A1 + A22
 A1 + A22 ( ) ( )

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 43


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính của quỹ
đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều
B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều
C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động
tròn đều
D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều
Câu 21: [VNA] Vật dao động tắt dần có
A. cơ năng giảm dần theo thời gian B. li độ giảm dần theo thời gian
C. thế năng giảm dần theo thời gian D. pha dao động giảm dần theo thời gian
Câu 22: [VNA] Khi nói về vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa
B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động
C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng
D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa
Câu 23: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động
điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là Δ. Chu kì dao động của con lắc này là
1   1 g g
A. B. 2π C. D. 2π
2π g g 2π  
Câu 24: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
A. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng, luôn cùng chiều với vectơ vận tốc
B. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
C. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên
D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
Câu 25: [VNA] Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng
là chuyển động
A. chậm dần đều B. chậm dần C. nhanh dần đều D. nhanh dần
Câu 26: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số góc của vật
dao động điều hòa là
v v v v
A. max B. max C. max D. max
2A 2 A A A
Câu 27: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị
2A
trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ thì động năng của vật là
3
5W 2W 7W 4W
A. B. C. D.
9 9 9 9
Câu 28: [VNA] Tại một vị trí trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài 1 dao động điều hòa với chu kì
T1; con lắc đơn có chiều dài 2 (2 < 1) dao động điều hòa với chu kì T2. Cũng tại vị trí đó, con lắc đơn
có chiều dài 1 ‒ 2 dao động điều hòa với chu kì
T1T2 T1T2
A. B. C. T12 − T22 D. T12 + T22
T1 + T2 T1 − T2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 44


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 29: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cosπft (F0 và f không
đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là
A. πf B. 0,5f C. 2πf D. f
Câu 30: [VNA] Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình
lần lượt là x1 = Acosωt và x2 = Asinωt. Biên độ dao động của vật là
A. A 3 B. A 2 C. A D. 2A
Câu 31: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi
khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho
con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ dao động của con lắc là
m k 1 m 1 k
A. T = 2π B. T = 2π C. T = D. T =
k m 2π k 2π m
Câu 32: [VNA] Chọn phát biểu sai
A. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động được lặp đi lặp lại như cũ sau
những khoảng thời gian bằng nhau
B. Dao động là sự chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một
vị trí cân bằng
C. Pha ban đầu φ là đại lượng xác định vị trí của vật ở thời điểm t = 0
D. Dao động điều hòa được coi như hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng
nằm trong mặt phẳng quỹ đạo
Câu 33: [VNA] Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo
B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật
Câu 34: [VNA] Con lắc lò xo dao động điều hòa khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao
động của vật
A. tăng lên 4 lần B. giảm đi 4 lần C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần
Câu 35: [VNA] Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi nào ?
A. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ
B. Tần số dao động bằng tần số riêng của hệ
C. Tần số của lực cưõng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ
D. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ
Câu 36: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần ?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương
D. Dao động tắt dần chỉ chịu tác dụng của nội lực
Câu 37: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là
A. Δφ = 2nπ (với n  Z ) B. Δφ = (2n + 1)π (với n  Z )
C. Δφ = (2n + 1)π/2 (với n  Z ) D. Δφ = (2n + 1)π/4 (với n  Z )
Câu 38: [VNA] Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi
A. li độ có độ lớn cực đại B. gia tốc có độ lớn cực đại
C. li độ bằng không D. pha cực đại

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 45


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 39: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một
đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực
đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi B. về vị trí cân bằng của viên bi
C. theo chiều âm quy ước D. theo chiều dương quy ước
Câu 40: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố
định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ
năng
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi B. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động
C. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động D. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo
Câu 41: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần
số dao động riêng của hệ
C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trường ngoài là nhỏ
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 42: [VNA] Câu nào là sai khi nói về dao động tắt dần ?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
B. Nguyên nhân của dao động tắt dần là do ma sát
C. Trong dầu, thời gian dao động của vật kéo dài hơn so với khi vật dao động trong không khí
D. Dao động tắt dần là dao động có cơ năng giảm dần theo thời gian
Câu 43: [VNA] Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, ngược pha có biên
độ là A1 và A2 với A1 = 2A2 thì dao động tổng hợp có biên độ A là
A. A2 B. 2A2 C. 3A1 D. 2A1
Câu 44: [VNA] Vật tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đai khi nào ?
A. Khi li độ có độ lớn cực đại B. Khi li độ bằng không
C. Khi pha cực đại D. Khi gia tốc có độ lớn cực đại
Câu 45: [VNA] Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào ?
A. Khi li độ lớn cực đại B. Khi vận tốc cực đại
C. Khi li độ cực tiểu D. Khi vận tốc bằng không
Câu 46: [VNA] Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi như thế nào ?
A. Cùng pha với li độ. B. Ngược pha với li độ
C. Sớm pha π/2 so với li độ D. Trễ pha π/2 so với li độ
Câu 47: [VNA] Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi như thế nào?
A. Cùng pha với li độ B. Ngược pha với li độ
C. Sớm pha π/2 so với li độ D. Trễ pha π/2 so với li độ
Câu 48: [VNA] Trong dao động điều hoà, lực kéo về biến đổi
A. cùng pha với vận tốc B. ngược pha với vận tốc
C. sớm pha π/2 so với vận tốc D. trễ pha π/2 so với vận tốc
Câu 49: [VNA] Dao động cơ học điều hoà đổi chiều khi
A. lực tác dụng đổi chiều B. lực tác dụng bằng không
C. lực tác dụng có độ lớn cực đại D. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 46


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 50: [VNA] Chu kì của dao động điều hòa là


A. khoảng thời gian vật đi từ li độ cực đại âm đến li độ cực đại dương
B. thời gian ngắn nhất để vật có li độ cực đại như cũ
C. là khoảng thời gian mà tọa độ, vận tốc, gia tốc lại có trạng thái như cũ
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 51: [VNA] Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ
được sóng cơ học nào sau đây ?
A. Sóng cơ học có tần số 10 Hz B. Sóng cơ học có tần số 30 kHz
C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0 µs D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0 ms
Câu 52: [VNA] Phát biểu nào là không đúng ?
A. Sóng âm là sóng cơ có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 kHz
B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16 Hz
C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20 kHz
D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.
Câu 53: [VNA] Vận tốc âm trong môi trường nào là lớn nhất ?
A. Môi trường không khí loãng B. Môi trường không khí
C. Môi trường nước nguyên chất D. Môi trường chất rắn
Câu 54: [VNA] Điều kiện để có sóng dừng trên dây khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là
A.  = kλ B.  = kλ/2 C.  = (2k + 1)λ/2 D.  = (2k + 1)λ /4
Câu 55: [VNA] Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. tần số của nó không thay đổi C. chu kì của nó tăng
B. bước sóng của nó không thay đổi D. bước sóng của nó giảm
Câu 56: [VNA] Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N
lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
A. 1000 lần B. 10000 lần C. 2 lần D. 40 lần
Câu 57: [VNA] Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có
cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó phần tử
nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng B. một số nguyên lần bước sóng
C. một số nguyên lần nửa bước sóng D. một số lẻ lần bước sóng
Câu 58: [VNA] Điều kiện để hai sóng cơ gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất
phát từ hai nguồn dao động
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
B. cùng tần số, cùng phương
C. cùng pha ban đầu và cùng biên độ
D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Câu 59: [VNA] Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm
trong nước.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 47


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 60: [VNA] Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường
truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A và B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2.
r
Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số 2 bằng
r1
1 1
A. 2 C. 4 B. D.
2 4
Câu 61: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ ?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng
mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại
hai điểm đó cùng pha
C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang
D. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc
Câu 62: [VNA] Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương
truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động
A. cùng pha B. ngược pha C. lệch pha π/2 D. lệch pha π/4
Câu 63: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó
bằng
A. một nửa bước sóng B. một phần tư bước sóng
C. hai bước sóng D. một bước sóng
Câu 64: [VNA] Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai phần tử môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha
B. Các phần tử môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần
bước sóng thì dao động cùng pha
C. Các phần tử môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha
D. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900
Câu 65: [VNA] Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây là
đúng ?
A. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
B. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
Câu 66: [VNA] Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động theo phương
thẳng đứng với cùng phương trình u = acos40πt (a không đổi, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng
trên mặt chất lỏng bằng 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn S1S2
dao động với biên độ cực đại là
A. 2 cm B. 6 cm C. 1 cm D. 4 cm
Câu 67: [VNA] Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ
truyền âm là v. Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao động
ngược pha nhau là d. Tần số của âm là
v v 2v v
A. B. C. D.
4d 2d d d

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 48


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 68: [VNA] Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi trường
ở hai điểm nằm trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì
dao động
A. lệch pha nhau π/2 B. cùng pha nhau C. ngược pha nhau D. lệch pha nhau π/4
Câu 69: [VNA] Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1 m/s và chu kì 0,5 s. Sóng cơ
này có bước sóng là
A. 150 cm B. 100 cm C. 25 cm D. 50 cm
Câu 70: [VNA] Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz
B. Sóng âm không truyền được trong chân không
C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2
D. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz
Câu 71: [VNA] Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử
môi trường
A. vuông góc với phương truyền sóng B. là phương ngang
C. là phương thẳng đứng D. trùng với phương truyền sóng
Câu 72: [VNA] Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ v, bước sóng λ. Hệ thức
đúng là
f 
A. v = λf B. v = C. v = D. v = 2πfλ
 f
Câu 73: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = Acos(20πt – πx) cm, với t
tính bằng s. Tần số của sóng này bằng
A. 5 Hz B. 10 Hz C. 15 Hz D. 20 Hz
Câu 74: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt ‒ 2πx) mm. Biên
độ của sóng này là
A. π mm B. 4 mm C. 2 mm D. 40π mm
Câu 75: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ?
A. sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng B. sóng cơ lan truyền được trong chân không
C. sóng cơ lan truyền được trong chất khí D. sóng cơ lan truyền được trong chất rắn
Câu 76: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt ‒ πx) mm. Biên
độ của sóng này là
A. π mm B. 4 mm C. 2 mm D. 40π mm
Câu 77: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Sóng cơ truyền được trong chân không B. Sóng cơ truyền được trong chất rắn
C. Sóng cơ truyền được trong chất khí D. Sóng cơ truyền được trong chất lỏng
Câu 78: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = Acos(20πt ‒ πx), với t tính
bằng s. Tần số của sóng này là
A. 10π Hz B. 10 Hz C. 20 Hz D. 20π Hz
Câu 79: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng, sóng truyền trên dây có bước sóng là λ. Khoảng
cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
A. 2λ B. λ/2 C. λ D. λ/4
Câu 80: [VNA] Sóng cơ truyền được trong các môi trường
A. khí, chân không và rắn B. chân không, rắn và lỏng
C. lỏng, khí và chân không D. rắn, lỏng và khí

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 49


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 81: [VNA] Ở mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, tạo ra hai
sóng kết hợp có bước sóng λ. Tại những điểm có cực đại giao thoa thì hiệu khoảng cách từ điểm đó
tới hai nguồn bằng
A. kλ (với k = 0, ±1, ±2,...) B. (k + 0,5)λ/2 (với k = 0, ±1, ±2,...)
C. 0,5kλ (với k = 0, ±1, ±2,...) D. (k + 1)λ/2 (với k = 0, ±1, ±2,...)
Câu 82: [VNA] Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng
A. từ 16 kHz đến 20000 Hz B. từ 16 kHz đến 20000 kHz
C. từ 16 Hz đến 20000 kHz D. từ 16 Hz đến 20000 Hz
Câu 83: [VNA] Sóng ngang có thể truyền
A. trong chất rắn, lỏng, khí B. trên mặt thoáng chất lỏng và trong chất rắn
C. trong chất rắn D. trong chất lỏng
Câu 84: [VNA] Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = asin20πt (cm) với t tính bằng
giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước
sóng ?
A. 20 B. 40 C. 10 D. 30
Câu 85: [VNA] Trên một sợi dây có chiều dài , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có
một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là
2v v v v
A. B. C. D.
2 4
Câu 86: [VNA] Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai
nguồn sóng kết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động
đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền
đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là
A. 9 B. 11 C. 8 D. 5
Câu 87: [VNA] Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. tần số của nó không thay đổi B. chu kì của nó tăng
C. bước sóng của nó không thay đổi D. bước sóng của nó giảm
Câu 88: [VNA] Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một
đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu
phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM (t) = asin2πft thì phương trình
dao động của phần tử vật chất tại O là
A. uO (t) = asinπ(ft + d/λ) B. uO (t) = asin2π(ft + d/λ)
C. uO (t) = asinπ(ft  λ/d) D. uO (t) = asin2π(ft  d/λ)
Câu 89: [VNA] Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu
kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là
A. âm nghe được B. tạp âm C. siêu âm D. hạ âm
Câu 90: [VNA] Đơn vị đo cường độ âm là
A. oát trên mét vuông (W/m2) B. niutơn trên mét vuông (N/m2)
C. ben (B) D. oát trên mét (W/m)
Câu 91: [VNA] Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình
u = sin ( 20t − 4x ) cm (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng này trong môi trường
trên bằng
A. 5 m/s B. 4 m/s C. 40 cm/s D. 50 cm/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 50


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 92: [VNA] Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa nằm tại những
điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. kλ với k = 0, ±1, ±2,... B. (2k + 1)λ với k = 0, ±1, ±2,...
C. 2kλ với k = 0, ±1, ±2,... D. (k + 0,5)λ với k = 0, ±1, ±2,...
Câu 93: [VNA] Biết cường độ âm chuẩn là 10 W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10‒5 W/m2
‒12

thì mức cường độ âm tại điểm đó là


A. 9 B B. 7 B C. 12 B D. 5 B
Câu 94: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng
A. biên độ nhưng khác tần số
B. pha ban đầu nhưng khác tần số
C. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
D. biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Câu 95: [VNA] Biết cường độ âm chuẩn là 10‒12 W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10‒4 W/m2
thì mức cường độ âm tại điểm đó là
A. 80 dB B. 50 dB C. 60 dB D. 70 dB
Câu 96: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng,
khoảng cách giữa hai phần tử môi trường
A. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng
B. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng
C. dao động ngược pha là một phần tư bước sóng
D. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng
Câu 97: [VNA] Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ.
Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. λ/4 B. 2λ C. λ D. λ/2
Câu 98: [VNA] Trên một mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động cùng pha với tần số
f = 25 Hz. Giữa S1, S2 có 10 hypebol là quỹ tích của các điểm đứng yên. Khoảng cách giữa hai đỉnh
của hai hypebol ngoài cùng xa nhau nhất là 18 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng
A. 0,25 m/s B. 0,8 m/s C. 1 m/s D. 0,5 m/s
Câu 99: [VNA] Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng và chân không B. rắn, khí và chân không
C. rắn, lỏng và khí D. lỏng, khí và chân không
Câu 100: [VNA] Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ.
Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là
A. 2λ B. λ C. λ/2 D. λ/4

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 51


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 02

Câu 1: [VNA] Pha ban đầu của dao động điều hòa
A. phụ thuộc cách chọn gốc tọa độ và gốc thời gian
B. phụ thuộc cách kích thích vật dao động
C. phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 2: [VNA] Vật dao động điều hòa có vận tốc bằng không khi vật ở
A. vị trí cân bằng B. vị trí có li độ cực đại
C. vị trí mà lò xo không biến dạng D. vị trí mà lực tác dụng vào vật bằng không
Câu 3: [VNA] Năng lượng của vật dao động điều hòa
A. tỉ lệ với biên độ dao động
B. bằng với thế năng của vật khi vật ở li độ cực đại
C. bằng với động năng của vật khi vật ở li độ cực đại
D. bằng với thế năng của vật khi qua vị trí cân bằng
Câu 4: [VNA] Trong dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hòa theo phương
trình
A. a = Acos(ωt + φ) B. a = Aω2cos(ωt + φ)
C. a = ‒Aω2cos(ωt + φ) D. a = Aωcos(ωt + φ)
Câu 5: [VNA] Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Cứ sau T (chu kỳ) thì vật lại trở về vị trí ban đầu
B. Cứ sau T thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu
C. Cứ sau T thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu
D. Cứ sau T thì biên độ của vật lại trở về giá trị ban đầu
Câu 6: [VNA] Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là
A. vmax = ωA B. vmax = ω2A C. vmax = ωA D. vmax = ω2A
Câu 7: [VNA] Chọn phát biểu sai khi nói về dao động tắt dần
A. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động
B. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động
C. Tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài
D. Lực cản hoặc lực ma sát càng nhỏ thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài
Câu 8: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần
số dao động riêng của hệ
C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trương ngoài là nhỏ
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 9: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T, ở thời điểm ban đầu
t0 = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t =
T/4 là
A. A/2 B. 2A C. A D. A/4
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 52


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học ?
A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng
hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường
B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên
hệ ấy
C. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số
dao động riêng của hệ
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy
Câu 11: [VNA] Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là1 và 2, được treo ở trần một căn phòng, dao
2
động điều hòa với chu kì tương ứng là 2,0 s và 1,8 s. Tỉ số bằng
1

A. 0,81 B. 1,11 C. 0,90 D. 1,23


Câu 12: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại
t = 2 s, pha của dao động là
A. 40 rad B. 10 rad C. 5 rad D. 20 rad
Câu 13: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính
bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Chu kì dao động là 0,5 s
B. Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s
C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2
D. Tần số của dao động là 2 Hz
Câu 14: [VNA] Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cosωt (cm). Quãng đường vật đi
được trong một chu kì là
A. 10 cm B. 5 cm C. 15 cm D. 20 cm
Câu 15: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn
với tần số f. Chu kì dao động của vật là
1 1 2
A. B. C. D. 2f
2 f f f
Câu 16: [VNA] Một con lắc đơn sao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad; tần số góc 10 rad/s và
pha ban đầu 0,79 rad. Phương trình dao động của con lắc là
A. α = 0,1cos(10t – 0,79) rad B. α = 0,1cos(20πt + 0,79) rad
C. α = 0,1cos(20πt – 0,79) rad D. α = 0,1cos(10t + 0,79) rad
Câu 17: [VNA] Tại một nơi trên mặt đất có gia tốc trọng trường g, một con lắc lò xo gồm lò xo có
chiều dài tự nhiên , độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc ω. Hệ
thức nào sau đây đúng ?
k g m
A. ω = B. ω = C. ω = D. ω =
g m k
Câu 18: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực F = 0,5cos10πt (F tính bằng
N, t tính bằng s). Vật dao động với
A. tần số góc 10 rad/s B. chu kì 2 s C. biên độ 0,5 m D. tần số 5 Hz
Câu 19: [VNA] Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang
với phương trình x = Acosωt. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
1 1
A. mω2A2 B. mω2A2 C. mωA2 D. mωA2
2 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 53


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cosωt (cm). Biên độ của dao động

A. 6 cm B. 2 cm C. 3 cm D. 12 cm
Câu 21: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao
động điều hòa với tần số góc là
m k m k
A. B. C. 2 D. 2
k m k m
Câu 22: [VNA] Một vật dao động theo phương trình x = 5cos(ωt + 0,5π) cm. Pha ban đầu của dao
động là
A. π B. 0,25π C. 0,5π D. 1,5π
Câu 23: [VNA] Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 5cos(2πt + 0,75π) cm và
x2 = 10cos(2πt + 0,5π) cm. Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng
A. 0,25π B. 1,25π C. 0,75π D. 0,50π
Câu 24: [VNA] Một chất điểm dao động có phương trình x = 10cos(15t + π) (x tính bằng cm, t tính
bằng s). Chất điểm này dao động với tần số góc là
A. 20 rad/s B. 10 rad/s C. 5 rad/s D. 15 rad/s
Câu 25: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài  đang dao động
điều hòa. Tần số dao động của con lắc là
1 g g 1
A. 2 B. C. 2 D.
g 2 2 g
Câu 26: [VNA] Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng
xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động
B. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ dao động
C. chu kì của lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động
D. chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động
Câu 27: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Nếu biên độ dao động
tăng gấp đôi thì tần số dao động điều hòa của con lắc
A. không đổi B. giảm 2 lần C. tăng 2 lần D. tăng 2 lần
Câu 28: [VNA] Cho hai dao động cùng phương, có phương trình là x1 = 10cos(100πt – 0,5π) cm,
x2 = 10cos(100πt + 0,5π) cm. Độ lệch pha của hai dao động có độ lớn là
A. 0 B. π C. 0,5π D. 0,25π
Câu 29: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc
dao động điều hòa với tần số góc là
m k k m
A. 2π B. C. 2π D.
k m m k
Câu 30: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A, ω
là các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là
A. (ωt + φ) B. ω C. φ D. ωt
Câu 31: [VNA] Hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 5cos(2πt + 0,75π) cm và
x2 = 10cos(2πt + 0,5π) cm. Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng
A. 0,25π B. 1,25π C. 0,50π D. 0,75π

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 54


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 32: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ), trong đó ω có
giá trị dương. Đại lượng ω gọi là
A. biên độ dao động B. tần số góc của dao động
C. chu kì của dao động D. pha ban đầu của dao động
Câu 33: [VNA] Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Biên độ dao động giảm dần, tần số của dao động không đổi
B. Biên độ dao động không đổi, tần số của dao động giảm dần
C. Cả biên độ và tần số của dao động đều không đổi
D. Cả biên độ và tần số của dao động đều giảm dần
Câu 34: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều
hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
1 1 1 1
A. kA2 B. kx2 C. mωx2 D. mωA2
2 2 2 2
Câu 35: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, lệch pha nhau π/2, với biên
độ A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ là
A. A12 − A22 B. A12 + A22 C. A1 + A2 D. A1 − A2
Câu 36: [VNA] Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Biên độ của dao động duy trì giảm dần theo thời gian
B. Dao động duy trì không bị tắt dần do con lắc không chịu tác dụng của lực cản
C. Chu kì dao động duy trì nhỏ hơn chu kì dao động riêng của con lắc
D. Dao động duy trì được bổ sung năng lượng sau mỗi chu kì
Câu 37: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được
bảo toàn ?
A. cơ năng và thế năng B. cơ năng
C. động năng và thế năng D. động năng
Câu 38: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số được gọi là hai dao động ngược
pha nếu độ lệch pha của chúng bằng
 
A. + k với k  Z B. π + 2kπ với k  Z
2 4
 
C. + k2 với k  Z D. π + k với k  Z
2 4
Câu 39: [VNA] Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng B. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng D. mà không chịu ngoại lực tác dụng
Câu 40: [VNA] Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần ?
A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian
B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa
Câu 41: [VNA] Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin(4πt + π/2) cm
với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kỳ bằng
A. 0,50 s B. 1,50 s C. 0,25 s D. 1,00 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 55


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 42: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa.
Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
A. tăng 4 lần B. giảm 2 lần C. tăng 2 lần D. giảm 4 lần
Câu 43: [VNA] Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc
không đổi) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ
A. tăng vì tần số dao động điều hòa của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường
B. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao
C. không đổi vì chu kỳ dao động điều hòa của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường
D. tăng vì chu kỳ dao động điều hòa của nó giảm
Câu 44: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học ?
A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng không phụ
thuộc vào lực cản của môi trường
B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hòa tác dụng lên
hệ ấy
C. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hòa bằng tần số dao động riêng
của hệ
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy
Câu 45: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và có các pha
ban đầu là π/3 và ‒π/6. Pha ban đầu của dao động tổng hợp hai dao động trên bằng
A. π/12 B. π/6 C. π/4 D. ‒π/2
Câu 46: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản môi
trường) ?
A. Khi vật nặng qua vị trí cân bằng thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng dây
B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần
C. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa
D. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó
Câu 47: [VNA] Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi
B. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật
Câu 48: [VNA] Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn
gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật
A. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox
B. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox
C. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox
D. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox
Câu 49: [VNA] Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây
là sai ?
A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức
B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức
C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ
D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 56


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 50: [VNA] Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo có khối lượng không
đáng kể có độ cứng k, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc rơi tự do là g.
Khi viên bi ở vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δ. Chu kì dao động điều hòa của con lắc này là
1 k  g 1 m
A. B. 2π C. 2π D.
2 m g  2 k
Câu 51: [VNA] Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80 cm. Hai sóng có tần số gần
nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là f1 = 120 Hz và f2 = 160 Hz. Vận tốc truyền sóng trên
dây đó gần giá trị nào nhất sau đây ?
A. 115 m/s B. 60 m/s C. 78 m/s D. 32 m/s
Câu 52: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây sai ?
A. sóng cơ lan truyền trên mặt nước là sóng ngang
B. sóng cơ truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và chân không
C. sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc
D. sóng cơ là sự truyền dao động trong môi trường vật chất
Câu 53: [VNA] Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và chu kì T
của sóng là
v v
A. λ = B. λ = 2πvT C. λ = vT D. λ =
2 T
Câu 54: [VNA] Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ. M và N là hai cực đại nơi sóng truyền
qua. Giữa M và N có 2 cực đại khác. Khoảng cách từ vị trí cân bằng của M đến vị trí cân bằng của N

A. λ B. 3λ C. λ/2 D. 2λ
Câu 55: [VNA] Một nguồn âm tại O, có công suất P không đổi, phát sóng cầu vào không gian qua
M rồi đến N với ON = 2.OM. Gọi IM và IN lần lượt là cường độ âm tại M và N. IM/IN bằng
A. 4 B. 0,25 C. 2 D. 0,5
Câu 56: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn cùng pha S1, S2. Sóng
do hai nguồn phát ra có bước sóng λ. Tại điểm M cách hai nguồn S1 và S2 lần lượt d1 và d2, sóng có
biên độ cực đại. Với k là số nguyên, ta có:
2k + 1 
A. d1 – d2 = . B. d1 – d2 = (k + 0,5)λ
2 2
2k − 1 
C. d1 – d2 = . D. d1 – d2 = kλ
2 2
Câu 57: [VNA] Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha
Câu 58: [VNA] Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc v, chu kì T, tần số f và bước sóng λ. Hệ thức
đúng là
v v v v
A. λ = vT = B. λ = = C. λ = vT = vf D. λ = vf =
f f T T

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 57


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59: [VNA] Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng ?
A. Chu kì sóng là chu kì dao động của các phần tử vật chất môi trường sóng truyền qua
B. Tần số sóng là tần số dao động của các phần tử vật chất môi trường sóng truyền qua
C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì sóng
D. Tốc độ truyền sóng là tốc độ dao động của phần tử vật chất môi trường sóng truyền qua
Câu 60: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp cùng pha, cùng
tần số, bước sóng trên mặt nước là λ. Xét một điểm M trên mặt nước cách hai nguồn lần lượt là d1
và d2. Với mọi k nguyên thì sóng tổng hợp tại M luôn có biên độ cực đại khi
  
A. d2 – d1 = (2k + 1) B. d2 – d1 = k C. d2 – d1 = (2k + 1) D. d2 – d1 = kλ.
4 2 2
Câu 61: [VNA] Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất. Tại một điểm trong môi
trường cách nguồn tạo sóng một khoảng x (m) có phương trình sóng u = 4cos(10t – 2x/3) cm (trong
đó t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là
A. 15 m/s B. 0,15 m/s C. 1,5 m/s D. 120 m/s
Câu 62: [VNA] Đối với sóng cơ học, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào
A. tần số sóng
B. bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng
C. chu kì, bước sóng và bản chất môi trường truyền sóng
D. bản chất môi trường truyền sóng
Câu 63: [VNA] Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có
cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần
tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số nguyên lần nửa bước sóng B. một số nguyên lần bước sóng
C. một số lẻ lần nửa bước sóng D. một số lẻ lần bước sóng
Câu 64: [VNA] Lượng năng lượng được sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với
phương truyền âm, trong một đơn vị thời gian được gọi là
A. năng lượng âm B. độ to của âm C. mức cường độ âm D. cường độ âm
Câu 65: [VNA] Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình sóng u = acos(4πt
– 0,02πx) cm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 0,2 m/s B. 1 m/s C. 0,5 m/s D. 2 m/s
Câu 66: [VNA] Hai âm có cùng độ cao là hai âm có cùng
A. mức cường độ âm B. cường độ âm C. tần số D. biên độ
Câu 67: [VNA] Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N
lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
A. 1000 lần B. 40 lần C. 2 lần D. 10000 lần
Câu 68: [VNA] Một sóng cơ truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính
bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng này là
A. 100 cm/s B. 200 cm/s C. 150 cm/s D. 50 cm/s
Câu 69: [VNA] Sóng cơ truyền qua một môi trường đàn hồi đồng chất với bước sóng λ, hai phần tử
vật chất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau một khoảng nhỏ nhất d. Hai phần tử vật chất
này dao động điều hòa lệch pha nhau
2 d 2d 
A. B. C. D.
d   d

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 58


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 70: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng, gọi λ là bước sóng, khoảng cách giữa hai nút
sóng liên tiếp là
A. λ/2 B. λ C. λ/4 D. 2λ
Câu 71: [VNA] Để phân loại sóng ngang và sóng dọc, người ta căn cứ vào
A. môi trường truyền sóng và phương truyền sóng
B. tốc độ lan truyền sóng và phương truyền sóng
C. phương dao động của phần tử môi trường và phương ngang
D. phương dao động của phần tử môi trường và phương truyền sóng
Câu 72: [VNA] Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng biên độ,
cùng pha theo phương thẳng đứng. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền đi. Phần
tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB
A. dao động với biên độ cực đại
B. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn
C. dao động với biên độ cực tiểu
D. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn
Câu 73: [VNA] Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha
C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
Câu 74: [VNA] Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Tần số sóng B. Bước sóng C. Biên độ sóng D. Tốc độ truyền sóng
Câu 75: [VNA] Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng
Câu 76: [VNA] Một chiếc đàn guitar và một chiếc đàn viôlon cùng phát ra một nốt La, ở cùng độ
cao. Khi nghe, ta có thể phân biệt âm nào do đàn guitar phát, âm nào do đàn viôlon phát là do hai
âm đó có
A. mức cường độ âm khác nhau B. cường độ âm khác nhau
C. âm sắc khác nhau D. tần số âm khác nhau
Câu 77: [VNA] Một nguồn sóng O lan truyền đẳng hướng trong không gian. Xét hai điểm M và N
nằm đối xứng qua O và cách nhau λ/2. Hai phần tử vật chất tại M và N
A. dao động cùng pha B. dao động vuông pha
C. dao động ngược pha D. dao động lệch pha nhau π/3
Câu 78: [VNA] Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với
A. tần số của âm B. độ to của âm C. năng lượng của âm D. mức cường độ âm
Câu 79: [VNA] Sóng cơ không truyền được
A. trong chất lỏng B. trong chất rắn C. trong chân không D. trong chất khí
Câu 80: [VNA] Cho hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha, tạo giao thoa trên mặt nước. Điểm mà
phần tử nước ở đó dao động với biên độ cực tiểu, gần với gợn trung tâm nhất, có hiệu khoảng cách
đến hai nguồn bằng
A. nửa bước sóng B. bước sóng
C. hai lần bước sóng D. một phần tư bước sóng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 59


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 81: [VNA] Một sóng cơ học có biên độ không đổi A, bước sóng λ. Vận tốc dao động cực đại của
phần tử môi trường bằng 4 lần tốc độ truyền sóng khi
A. λ = πA/2 B. λ = 2πA C. λ = πA/4 D. λ = πA
Câu 82: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa giữa hai nguồn kết hợp cùng biên độ và cùng pha trên
mặt nước. Người ta thấy điểm M đứng yên. Bước sóng là λ thì hiệu khoảng cách từ M đến hai nguồn
có thể bằng
A. λ/2 B. λ C. 2λ D. 3λ
Câu 83: [VNA] Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Biên độ dao động của nguồn âm B. Cường độ của âm
C. Đồ thị dao động của nguồn âm D. Tần số của nguồn âm
Câu 84: [VNA] Sóng ngang là sóng
A. trong đó các phần tử vật chất dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng
B. trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
C. trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương nằm ngang
D. lan truyền theo phương song song với phương nằm ngang
Câu 85: [VNA] Trong hiện tượng sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là
A. một nửa bước sóng B. một phần tư bước sóng
C. hai lần bước sóng D. một bước sóng
Câu 86: [VNA] Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang
B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không
C. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc
Câu 87: [VNA] Đơn vị của mức cường độ âm là
A. W/m2 B. N/m2 C. Ws D. B
Câu 88: [VNA] Âm có tần số 10 Hz là
A. âm nghe được B. siêu âm C. hạ âm D. tạp âm
Câu 89: [VNA] Sóng ngang là
A. sóng truyền theo phương ngang
B. sóng truyền trên mặt chất lỏng
C. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương
truyền sóng
D. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng
Câu 90: [VNA] Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng B. bước sóng
C. nửa bước sóng D. hai lần bước sóng
Câu 91: [VNA] Đặc trưng nào sau đây không là đặc trưng sinh lí của âm ?
A. Độ to B. Tần số C. Độ cao D. Âm sắc
Câu 92: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox . Phương trình dao động của một phần tử
trên Ox là u = 2cos10t (mm). Biên độ của sóng là
A. 10 mm B. 4 mm C. 5 mm D. 2 mm
Câu 93: [VNA] Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
A. tần số âm B. cường độ âm
C. mức cường độ âm D. đồ thị dao động âm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 60


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 94: [VNA] Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ.
Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là
A. λ/2 B. λ/4 C. 2λ D. λ
Câu 95: [VNA] Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn, khí và chân không B. rắn, lỏng và khí
C. rắn, lỏng và chân không D. lỏng, khí và chân không
Câu 96: [VNA] Sóng dừng là
A. kết quả của sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một phương truyền
B. kết quả của sự giao thoa của hai sóng kết hợp
C. kết quả của sự giao thoa của một sóng ngang và một sóng dọc
D. kết quả của sự giao thoa của hai sóng kết hợp cùng truyền trên một phương
Câu 97: [VNA] Sóng âm không truyền được trong môi trường
A. rắn B. lỏng C. khí D. chân không
Câu 98: [VNA] Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm ?
A. Độ cao B. Độ to C. Âm sắc D. Cường độ âm
Câu 99: [VNA] Bước sóng là
A. quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ
B. quãng đường sóng truyền được trong nguyên lần chu kỳ
C. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha
Câu 100: [VNA] Sóng dừng xảy ra trên một dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do, chiều dài
L. Để có sóng dừng thì tần số dao động của dây nhỏ nhất phải bằng
v 2L v 4L
A. fmin = B. fmin = C. fmin = D. fmin =
4L v 2L v

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 61


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 03

Câu 1: [VNA] Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
Câu 2: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1
và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là
A. A12 − A22 B. A12 + A22 C. A1 + A2 D. A1 − A2
Câu 3: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo
trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là
1 1
A. F = kx B. F = ‒kx C. F = kx2 D. F = ‒ kx
2 2
Câu 4: [VNA] Vectơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn
A. hướng ra xa vị trí cân bằng B. hướng về vị trí cân bằng
C. cùng hướng chuyển động D. ngược hướng chuyển động
Câu 5: [VNA] Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian
B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian
D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian
Câu 6: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con
lắc có độ lớn tỉ lệ thuận với
A. độ lớn vận tốc của vật B. biên độ dao động của con lắc
C. độ lớn li độ của vật D. chiều dài lò xo của con lắc
Câu 7: [VNA] Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v
thì động năng của nó là
mv 2 m 2v
A. mv 2 B. C. vm 2 D.
2 2
Câu 8: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo
trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là F = ‒
kx. Nếu F tính bằng niutơn (N), x tính bằng mét (m) thì k tính bằng
A. N.m2 B. N/m2 C. N.m D. N/m
Câu 9: [VNA] Khi nói về một vật dao động điều hòa có biên độ A, chu kì T, với mốc thời gian (t = 0)
là lúc vật ở vị trí biên, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Sau thời gian T/2, vật đi được quãng đường 2A
B. Sau thời gian T/8, vật đi được quãng đường 0,5A
C. Sau thời gian T, vật đi được quãng đường 4A
D. Sau thời gian T/4, vật đi được quãng đường A

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 62


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt
là A1, φ1 và A2, φ2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có pha ban đầu φ được tính theo công
thức
A cos 1 + A2 cos 2 A sin 1 + A2 sin 2
A. tanφ = 1 B. tanφ = 1
A1 sin 1 + A2 sin 2 A1 cos 1 + A2 cos 2
A1 sin 1 + A2 sin 2 A1 cos 1 − A2 cos 2
C. tanφ = D. tanφ =
A1 cos 1 − A2 cos 2 A1 sin 1 + A2 sin 2
Câu 11: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng
nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi
A. lò xo không biến dạng B. vật đi qua vị trí cân bằng
C. vật có vận tốc cực đại D. lò xo có chiều dài cực đại
Câu 12: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của
vật
A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật
B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật
C. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật
D. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật
Câu 13: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha, có biên độ lần lượt là
A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A. |A1 − A2 | B. A12 + A22 C. |A12 − A22 | D. A1 + A2
Câu 14: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài  dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g.
Chu kì dao động riêng của con lắc này là
1 1 g g
A. 2π B. C. D. 2
g 2 g 2
Câu 15: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa.
Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Biểu thức thế năng của con lắc ở li độ x là
kx 2 kx
A. 2kx 2
B. C. D. 2kx
2 2
Câu 16: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của
vật
A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật
B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật
C. luôn hướng về vị trí cân bằng
D. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng
Câu 17: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Gọi A, ω và φ lần
lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức li độ của vật theo thời gian t là
A. x = Acos(ωt + φ) B. x = ωcos(tφ + A) C. x = tcos(φA + ω) D. x = φcos(Aω + t)
Câu 18: [VNA] Dao động cơ tắt dần
A. có biên độ tăng dần theo thời gian B. có biên độ giảm dần theo thời gian
C. luôn có hại D. luôn có lợi

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 63


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 19: [VNA] Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài , tại nơi có gia tốc trọng
trường g, được xác định bởi biểu thức
1 g
A. T = 2π B. T = π C. T = D. T = 2π
g g 2 g
Câu 20: [VNA] Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Động năng và thế năng của vật luôn giảm dần theo thời gian
B. Lực ma sát tác dụng lên vật càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh
C. Cơ năng của vật luôn không đổi theo thời gian
D. Biên độ dao động và tốc độ của vật giảm dần theo thời gian
Câu 21: [VNA] Độ lớn gia tốc cực đại của dao động điều hòa có biên độ A và tần số góc ω là
A. ω2A B. ωA2 C. ωA D. (ωA)2
Câu 22: [VNA] Một vật chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức điều hòa F = 5cos2πt (N). Biên
độ dao động của vật đạt cực đại khi vật có tần số dao động riêng bằng
A. π Hz B. 1 Hz C. 2π Hz D. 2 Hz
Câu 23: [VNA] Một vật dao động điều hòa có biên độ A, chu kì T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật
đi từ vị trí có tốc độ cực đại đến vị trí có tốc độ bằng nửa tốc độ cực đại là
A. T/8 B. 5T/12 C. T/12 D. T/6
Câu 24: [VNA] Một vật dao động điều hòa, trong mỗi chu kì dao động vật đi qua vị trí cân bằng
A. 1 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 2 lần
Câu 25: [VNA] Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v là vận tốc của
vật khi vật ở li độ x. Biên độ dao động của vật là
v2 v2 v2 v4
A. x2 + B. x 2
+ C. x + D. x 2
+
2 4 2 2
Câu 26: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động
điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
A. giảm 2 lần B. tăng 4 lần C. tăng 2 lần D. giảm 4 lần
Câu 27: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một vật
nặng khối lượng m. Khi con lắc lò xo dao động điều hòa thì chu kì của nó là
m k 1 k 1 m
A. T = 2π B. T = 2π C. T = D. T =
k m 2 m 2 k
Câu 28: [VNA] Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài  khối lượng không đáng kể, không co dãn và
một hòn bi có khối lượng m. Khi con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g thì tần
số dao động của con lắc là
1 g 1 g
A. f = 2π B. f = C. f = D. f = 2π
g 2 2 g
Câu 29: [VNA] Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
B. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
D. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
Câu 30: [VNA] Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều
hòa theo thời gian và có cùng
A. pha B. chu kì C. pha ban đầu D. biên độ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 64


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 31: [VNA] Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động cưỡng bức ?
A. Khi tần số lực cưỡng bức càng gần tần số riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và
tần số riêng của hệ dao động
C. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức
D. Khi đang có cộng hưởng, nếu tăng tần số của lực cưỡng bức thì biên độ dao động cưỡng bức
cũng tăng theo
Câu 32: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)
thì
A. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu
B. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại
C. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
D. khi vật ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng
Câu 33: [VNA] Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực
B. Tần số của ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng
C. Biên độ dao động phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực
D. Tần số dao động bằng tần số ngoại lực
Câu 34: [VNA] Chu kì dao động của một chất điểm dao động điều hòa là T thì tần số góc của chất
điểm là
1 2 2 1
A. B. C. D.
T T T T
Câu 35: [VNA] Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra ở
A. dao động tắt dần B. dao động duy trì C. dao động tự do D. dao động cưỡng bức
Câu 36: [VNA] Một con lắc đơn chiều dài 80 cm, dao động điều hòa với biên độ dài 10 cm. Biên độ
góc của con lắc đơn này bằng
A. 0,08 rad B. 0,125 rad C. 8 rad D. 1,2 rad
Câu 37: [VNA] Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
D. Dao động cưỡng bức có biên độ không vào biên độ của lực cưỡng bức
Câu 38: [VNA] Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên
A. cùng tần số và cùng pha với li độ B. khác tần số và ngược pha với li độ
C. cùng tần số và ngược pha với li độ D. khác tần số và cùng pha với li độ
Câu 39: [VNA] Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của nó
B. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn
C. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động
D. Khi thế năng của chất điểm giảm thì động năng của nó tăng
Câu 40: [VNA] Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm là x = Acos(ωt + φ). Biểu thức
gia tốc của chất điểm này là
A. a = ‒ω2Acos(ωt + φ) B. a = ωAcos(ωt + φ)
C. a = ω Acos(ωt + φ)
2
D. a = ‒ωAcos(ωt + φ)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 65


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 41: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 12 cm. Dao động này có biên
độ là
A. 12 cm B. 24 cm C. 6 cm D. 3 cm
Câu 42: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một
đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực
đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi C. về vị trí cân bằng của viên bi
B. theo chiều âm quy ước D. theo chiều dương quy ước
Câu 43: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v và a lần lượt
là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là
v2 a2 2 a 2 v2 a2 v2 a2
A. 2 + 2 = A 2
B. 2 + 4 = A 2
C. 2 + 4 = A 2
D. 4 + 2 = A 2
  v     
Câu 44: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)
thì
A. động năng của vật đạt cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại
B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng
D. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu
Câu 45: [VNA] Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
B. dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
C. biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
D. dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
Câu 46: [VNA] Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tăng lên khi chỉ thay đổi yếu tố nào sau
đây ?
A. đưa con lắc lên rất cao B. giảm chiều dài sợi dây
C. giảm khối lượng của quả nặng D. tăng khối lượng của quả nặng
Câu 47: [VNA] Một vật dao động điều hòa, lực hồi phục tác dụng lên vật đổi chiều tại vị trí
A. li độ cực tiểu B. vận tốc cực tiểu
C. gia tốc cực tiểu D. độ lớn lực đàn hồi cực tiểu
Câu 48: [VNA] Vật dao động tắt dần có
A. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian B. li độ luôn giảm dần theo thời gian
C. thế năng luôn giảm dần theo thời gian D. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian
Câu 49: [VNA] Dao động tắt dần là dao động có
A. tần số giảm dần theo thời gian B. động năng giảm dần theo thời gian
C. biên độ giảm dần theo thời gian D. li độ giảm dần theo thời gian
Câu 50: [VNA] Một hệ dao động cưỡng bức đang thực hiện dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng
hưởng xảy ra khi
A. chu kì của ngoại lực cưỡng bức lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ
B. tần số của ngoại lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ
C. tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ
D. chu kì của ngoại lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 66


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 51: [VNA] Hai âm khác nhau về âm sắc thì sẽ khác nhau về
A. dạng đồ thị dao động B. cường độ âm
C. mức cường độ âm D. tần số
Câu 52: [VNA] Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc vào
A. môi trường truyền sóng B. chu kỳ sóng
C. năng lượng sóng D. tần số sóng
Câu 53: [VNA] Xét hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây AB đàn hồi. Nếu đầu A nối với nguồn
dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ
A. ngược pha B. vuông pha C. lệch pha π/4 D. cùng pha
Câu 54: [VNA] Gọi I0 là cường độ âm chuẩn. Nếu một âm có mức cường độ âm là 2 dB thì cường
độ âm của âm đó bằng
A. 100I0 B. 1,58I0 C. 10I0 D. 2I0
Câu 55: [VNA] Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
A. tần số âm B. mức cường độ âm C. cường độ âm D. đồ thị dao động âm
Câu 56: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng
A. pha ban đầu nhưng khác tần số
B. biên độ nhưng khác tần số
C. biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian
D. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Câu 57: [VNA] Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và chu kì
T của sóng là
v v
A. λ = B. λ = 2πvT C. λ = vT D. λ =
2πT T
Câu 58: [VNA] Một sóng cơ truyền trục Ox với phương trình u = 5cos(6πt ‒ πx) mm (trong đó x
tính bằng m, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng bằng
A. 1/6 m/s B. 6π m/s C. 3 m/s D. 6 m/s
Câu 59: [VNA] Sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số không đổi B. bước sóng không đổi
C. bước sóng giảm D. tốc độ truyền âm giảm
Câu 60: [VNA] Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ truyền sóng v = 2 m/s.
Chu kỳ dao động T = 10 s. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha

A. 1,5 m B. 1 m C. 0,5 m D. 2 m
Câu 61: [VNA] Người có thể nghe được âm có tần số
A. từ 16 Hz đến 20000 Hz B. từ thấp đến cao
C. dưới 16 Hz D. trên 20000 Hz
Câu 62: [VNA] Âm sắc phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Độ đàn hồi của nguồn âm B. Biên độ dao động của nguồn âm
C. Tần số của nguồn âm D. Đồ thị dao động của nguồn âm
Câu 63: [VNA] Một sóng ngan truyền dọc trục Ox có phương trình u = 2cos(6πt ‒ 4πx) cm trong đó
t tính bằng giây, x tính bằng mét. Tốc độ truyền sóng là
A. 1,5 cm/s B. 1,5 m/s C. 15 m/s D. 15 cm/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 67


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 64: [VNA] Sóng cơ truyền trong không khí với cường độ đủ lơn, tai ta có thể cảm thụ được
sóng cơ học nào sau đây ?
A. có tần số 13 Hz B. có chu kỳ 2.10‒6 s C. có chu kỳ 2 ms D. có tần số 30000 Hz
Câu 65: [VNA] Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào trong nước thì đại lượng nào sau đây
không đổi ?
A. Tốc độ truyền sóng B. Bước sóng C. Biên độ sóng D. Tần số sóng
Câu 66: [VNA] Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ.
Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. λ/4 B. λ C. λ/2 D. 2λ
Câu 67: [VNA] Đối với sóng cơ học, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào
A. tần số sóng B. bản chất môi trường truyền sóng
C. tần số và bản chất môi trường truyền sóng D. bước sóng và tần số sóng
Câu 68: [VNA] Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý âm gắn liền với
A. tần số âm B. độ to của âm C. năng lượng của âm D. mức cường độ âm
Câu 69: [VNA] Khi một sóng âm truyền từ nước ra không khí thì
A. tần số không đổi, bước sóng tăng B. tần số không đổi, bước sóng giảm
C. tần số giảm, bước sóng không đổi D. tần số tăng, bước sóng không đổi
Câu 70: [VNA] Một dây đàn chiều dài , biết tốc độ truyền sóng ngang trên dây đàn bằng v. Tần số
của âm cơ bản do dây dàn phát ra bằng
v v 2v v
A. B. C. D.
2 4
Câu 71: [VNA] Sóng truyền trên một sợi dây. Ở đầu dây cố định pha của sóng tới và của sóng phản
xạ chênh nhau một lượng bằng bao nhiêu ?
A. 3π/2 + k2π B. k2π C. π/2 + k2π D. (2k + 1)π
Câu 72: [VNA] Đơn vị đo của mức cường độ âm là
A. Oát trên mét W/m B. Jun trên mét vuông J/m2
C. Oát trên mét vuông W/m2 D. Ben B
Câu 73: [VNA] Một sợi dây đàn guitar có chiề dài 40 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là
132 m/s. Tần số họa âm thứ ba do dây đàn này phát ra là
A. 4950 Hz B. 1650 Hz C. 3300 Hz D. 6500 Hz
Câu 74: [VNA] Trong các môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không, sóng cơ học không truyền được
trong môi trường nào ?
A. Khí B. Chân không C. Lỏng D. Rắn
Câu 75: [VNA] Đơn vị đo cường độ âm là
A. Hz B. A C. dB D. W/m2
Câu 76: [VNA] Một sóng có tần số 5 Hz lan truyền trong môi trường đồng tính, đẳng hướng với tốc
độ 2 m/s. Tìm bước sóng.
A. 2,5 m B. 0,4 m C. 10 cm D. 0,4 cm
Câu 77: [VNA] Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây
phải bằng một số
A. nguyên lần nửa bước sóng B. lẻ lần một phần tư bước sóng
C. nguyên lần bước sóng D. nửa nguyên lần bước sóng
Câu 78: [VNA] Một chiếc kèn sacxo và một chiếc sáo cùng phát ra một nốt La. Người ta phân biệt
được âm của hai loại nhạc cụ trên là nhờ vào đặc trưng nào của âm ?
A. Âm sắc B. Độ cao C. Tần số D. Độ to
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 68


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 79: [VNA] Trên dây AB dài 2 m có sóng dừng có hai bụng sóng, đầu A nối với nguồn dao động
(coi là một nút sóng), đầu B cố định. Tốc độ truyền sóng trên dây là 50 m/s. Tần số dao động của
nguồn là
A. 25 Hz B. 50 Hz C. 12,5 Hz D. 100 Hz
Câu 80: [VNA] Một sợi dây đàn hồi, chiều dài , một đầu cố định, một đầu để tự do. Điều kiện để
có sóng dừng trên dây là
A. = ( 2k + 1)
λ
(k  N) B. . = kλ (k  N* )
4
C. = ( 2k + 1)
λ λ
(k  N) D. = k (k  N * )
2 2
Câu 81: [VNA] Chọn câu phát biểu đúng.
A. Sóng ngang có phương dao động trùng với phương truyền sóng
B. Sóng dọc có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
C. Sóng cơ học truyền được trong chân không
D. Sóng trên mặt nước là sóng ngang
Câu 82: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương có
A. cùng tần số
B. cùng pha ban đầu
C. cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
D. cùng biên độ
Câu 83: [VNA] Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với
A. năng lượng của âm B. biên độ dao động của âm
C. chu kỳ dao động của âm D. tốc độ truyền sóng âm
Câu 84: [VNA] Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u =
5cos(6πt ‒ πx) cm (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng trong môi trường này là
1 1
A. cm/s B. 6 m/s C. m/s D. 3 m/s
3 3
Câu 85: [VNA] Đơn vị đo của mức cường độ âm là
A. Ben (B) B. Oát trên mét (W/m)
C. Jun trên mét vuông (J/m2) D. Oát trên mét vuông (W/m2)
Câu 86: [VNA] Các đặc trưng sinh lý của âm gồm
A. độ to, độ cao và cường độ âm B. độ to, âm sắc và mức cường độ âm
C. độ cao, âm sắc và mức cường độ âm D. độ cao, độ to và âm sắc
Câu 87: [VNA] Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây với vận tốc v và bước sóng λ. Hệ thức đúng

f λ
A. v = B. v = λf C. v = 2πfλ D. v =
λ f
Câu 88: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt ‒ πx) mm. Biên
độ của sóng này là
A. π mm B. 4 mm C. 2 mm D. 40π mm
Câu 89: [VNA] Trên một sợi dây dài 80 cm với hai đầu dây cố định, đang có sóng dừng, người ta
đếm được có hai bụng sóng. Bước sóng của sóng dừng trên dây là
A. 20 cm B. 160 cm C. 40 cm D. 80 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 69


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 90: [VNA] Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí tương ứng với đặc trưng vật lí nào dưới đây
của âm?
A. Tần số B. Đồ thị dao động C. Mức cường độ D. Cường độ
Câu 91: [VNA] Khi có sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp
bằng
A. một nửa bước sóng B. một bước sóng
C. Một phần tư bước sóng D. hai bước sóng
Câu 92: [VNA] Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra đối với hai sóng gặp nhau phát ra từ hai nguồn
A. có cùng tần số, cùng phương dao động, độ lệch pha không đổi theo thời gian
B. có cùng tần số, cùng phương truyền
C. có độ lệch pha không đổi theo thời gian
D. cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian
Câu 93: [VNA] Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với
chu kì không đổi và bằng 0,09 s. Âm do lá thép phát ra là
A. âm thanh B. hạ âm C. nhạc âm D. siêu âm
Câu 94: [VNA] Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A với tốc độ vA và khi truyền
trong môi trường B có tốc độ vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ
A. lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A
B. bằng một nửa bước sóng trong môi trường A
C. bằng bước sóng trong môi trường A
D. lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A
Câu 95: [VNA] Một sóng cơ học có biên độ không đổi A, bước sóng λ. Vận tốc dao động cực đại của
phần tử môi trường bằng 4 lần tốc độ truyền sóng khi
A A
A. λ = π B. λ = 2πA C. λ = π D. λ = πA
2 4
Câu 96: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa giữa hai nguồn kết hợp cùng biên độ và cùng pha trên
mặt nước. Người ta thấy điểm M đứng yên. Bước sóng là λ thì hiệu khoảng cách từ M đến hai
nguồn có thể bằng
A. λ/2 B. λ C. 2λ D. 3λ
Câu 97: [VNA] Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Biên độ dao động của nguồn âm B. Cường độ của âm
C. Đồ thị dao động của nguồn âm D. Tần số của nguồn âm
Câu 98: [VNA] Sóng ngang là sóng
A. trong đó các phần tử vật chất dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng
B. trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
C. trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương nằm ngang
D. lan truyền theo phương song song với phương nằm ngang
Câu 99: [VNA] Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc ta dựa vào
A. phương truyền sóng và tần số sóng B. tốc độ truyền sóng và bước sóng
C. phương dao động và phương truyền sóng D. phương dao động và tốc độ truyền sóng
Câu 100: [VNA] Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại một
điểm trên dây u = 4cos(20πt ‒ πx) mm (với x đo bằng m, t bằng s). Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 30 m/s B. 20 m/s C. 60 mm/s D. 60 cm/s
--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 70


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 04

Câu 1: [VNA] Dao động tắt dần có đặc điểm là


A. vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
B. tần số tăng dần theo thời gian
C. biên độ giảm dần theo thời gian
D. chu kì tăng dần theo thời gian
Câu 2: [VNA] Mối liên hệ giữa độ lớn li độ là x, độ lớn vận tốc là v và tần số góc ω của một dao
động điều hòa khi thế năng và động năng của hệ bằng nhau là
A. v = ωx B. ω = xv C. v = ω2x D. x = ωv
Câu 3: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi
A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn B. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn
C. lực ma sát của môi trường D. tần số của ngoại lực tuần hoàn
Câu 4: [VNA] Một hệ cơ học có tần số dao động riêng là 10 Hz ban đầu dao động cưỡng bức dưới
tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hoà F1 = F0cos(20πt + π/12) N (t đo bằng giây). Nếu ta thay
ngoại lực cưỡng bức F1 bằng ngoại lực cưỡng bức F2 = F0cos(40πt + π/6) N (t đo bằng giây) thì biên
độ dao động cưỡng bức của hệ sẽ
A. tăng vì tần số biến thiên của lực tăng B. không đổi vì biên độ của lực không đổi
C. giảm vì mất cộng hưởng D. giảm vì pha ban đầu của lực tăng
Câu 5: [VNA] Dao động duy trì là dao động mà người ta
A. làm mất lực cản của môi trường tác dụng lên vật
B. truyền năng lượng cho vật dao động theo một quy luật phù hợp
C. kích thích lại dao động sau khi dao động đã bị tắt hẳn
D. tác dụng ngoại lực biến đổi theo hàm bậc nhất thời gian vào vật dao động
Câu 6: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình li độ x = 10cos(πt +
π/6) cm. Biên độ dao động là
A. 10π cm B. π cm C. 20 cm D. 10 cm
Câu 7: [VNA] Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài , tại nơi có gia tốc trọng
trường g, được xác định bởi biểu thức
g 1 g
A. T =  B. T = C. T = 2 D. T = 2
2 g g
Câu 8: [VNA] Một vật khối lượng m dao động điều hoà với biên độ A và tần số góc ω. Cơ năng của
vật bằng
m 2 A 2 mA2 mA 22 m 2 A 2 2
A. B. C. D.
2 2 2 2
Câu 9: [VNA] Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 5cos(4πt ‒ π/6) cm. Biên độ dao
động bằng
A. 5 cm B. ‒π/6 cm C. 4 cm D. 4π cm
Câu 10: [VNA] Khi một chất điểm dao động điều hoà trên quỹ đạo thẳng, vectơ gia tốc luôn
A. ngược chiều với vectơ vận tốc B. cùng chiều với vectơ vận tốc
C. hướng về vị trí cân bằng D. hướng về biên dương
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 71


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Nếu giữ nguyên khối lượng của vật, đồng thời tăng độ cứng của lò xo lên gấp đôi
thì chu kì dao động của con lắc lò xo sẽ
A. giảm 2 lần B. tăng 2 lần C. giảm 2 lần D. tăng 2 lần
Câu 12: [VNA] Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0, ω > 0). Pha
của dao động ở thời điểm t là
A. ω B. cos(ωt + φ) C. ωt + φ D. φ
Câu 13: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Khi
vật ở vị trí có li độ x thì lực kéo về tác dụng lên vật có giá trị là
A. –kx B. kx2 C. –0,5kx D. 0,5kx2
Câu 14: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần
lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A. A1 + A2 B. A12 − A22 C. A1 − A2 D. A1 ‒ A2
Câu 15: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa.
Mốc thế năng tại VTCB. Biểu thức thế năng của con lắc ở li độ x là
kx kx 2
A. 2kx 2
B. C. 2kx D.
2 2
Câu 16: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài  dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g.
Chu kì dao động riêng của con lắc này là
1 1 g g
A. B. C. 2π D. 2π
2π g 2π g
Câu 17: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Véctơ gia tốc của
vật
A. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng
B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật
C. luôn hướng về vị trí cân bằng
D. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật
Câu 18: [VNA] Một con lắc đơn chiều dài  đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g.
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động.
1
Biểu thức có cùng đơn vị với biểu thức
LC
1 g
A. B. g C. D.
g g
Câu 19: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Chu kỳ dao động
của vật là
v A v 2πA
A. T = max B. T = C. T = max D. T =
A vmax 2πA vmax
Câu 20: [VNA] Một vật dao động điều hòa với chu kỳ là 0,2 giây. Số dao động toàn phần vật thực
hiện được trong 5 giây là
A. 5 B. 10 C. 20 D. 25

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 72


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa
hai lần động năng bằng cơ năng là
T T T
A. B. C. D. T
2 4 8
Câu 22: [VNA] Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc B. li độ và tốc độ
C. biên độ và năng lượng D. biên độ và tốc độ
Câu 23: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi
A. biên độ của ngoại lực B. tần số của ngoại lực
C. pha ban đầu của ngoại lực D. lực ma sát của môi trường
Câu 24: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa có phương trình x = 6cos(ωt + 0,25π) cm. Pha ban
đầu của dao động là
A. 0,25π rad B. π rad C. 1,5π rad D. 0,5π rad
Câu 25: [VNA] Một vật có khối lượng m dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O trên trục Ox
với phương trình x = Acos(ωt). Lực phục hồi tác dụng lên vật khi vật ở vị trí biên là
A. mω2A B. mA C. ωA D. ω2A
Câu 26: [VNA] Giảm xóc của ôtô là một bộ phận ứng dụng tính chất của
A. dao động tắt dần B. dao động điều hòa C. dao động cưỡng bức D. dao động duy trì
Câu 27: [VNA] Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian
B. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian
C. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
D. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian
Câu 28: [VNA] Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v và a lần lượt là
vận tốc và gia tốc tức thời của vật. Hệ thức đúng là
v2 a2 v2 a2 v2 a2 2 a 2
A. 2 + 2 = A 2 B. 4 + 4 = A 2 C. 2 + 4 = A 2 D. 2 + 4 = A 2
      v 
Câu 29: [VNA] Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
Câu 30: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)
thì
A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu 31: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k đang dao
động điều hòa với phương trình li độ được cho bởi x = Acos(ωt). Biểu thức nào sau đây là đúng ?
A. k = mω B. ω = km C. ω = kA D. k = mω2
Câu 32: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình li độ x = Acos(ωt). Tốc độ
trung bình của vật trong một chu kì dao động là.
ωA 2ωA
A. ωA B. 2ωA C. D.
π π
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 73


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 33: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia
tốc trọng trường g. Biết rằng tại vị trí cân bằng lò xo giãn một đoạn Δ0. Khoảng thời gian giữa hai
lần liên tiếp vật đổi chiều chuyển động là
π Δ 0 Δ 0 π g g
A. B. π C. D. π
2 g g 2 Δ 0 Δ 0

Câu 34: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = Acos(ωt + φ).
Vận tốc tức thời của chất điểm có biểu thức là
 π
A. v = ωA cos  ωt + φ +  B. v = ωA sin ( ωt + φ )
 2
 π
C. v = −ωA sin  ωt + φ +  D. v = −ωA cos ( ωt + φ )
 2
Câu 35: [VNA] Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng
là chuyển động
A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. nhanh dần D. chậm dần
Câu 36: [VNA] Trong thực tế các dao động đều là những dao động tắt dần. Nguyên nhân dẫn đến
sự tắt dần của các dao động này là
A. năng lượng dao động nhỏ B. biên độ dao động nhỏ
C. sức cản của môi trường D. tần số dao động nhỏ
Câu 37: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng lên vật nặng của con
lắc là
A. trọng lực B. lực căng dây
C. hợp lực của trọng lực và lực căng dây D. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật nặng
Câu 38: [VNA] Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn
B. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng
C. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động
D. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của nó
Câu 39: [VNA] Tốc độ cực đại của dao động điều hòa có biên độ A và tần số góc ω là
A. ωA2 B. ω2A C. (ωA)2 D. ωA
Câu 40: [VNA] Một vật dao động điều hòa có chu kỳ T. Thời gian ngắn nhất vật chuyển động từ vị
trí biên về vị trí gia tốc có độ lớn bằng một nửa độ lớn cực đại là
A. T/8 B. T/4 C. T/12 D. T/6
Câu 41: [VNA] Một vật dao động điều hòa chuyển động từ biên về vị trí cân bằng. Nhận định nào
là đúng ?
A. Vật chuyển động nhanh dần đều B. Vận tốc và lực kéo về cùng dấu
C. Tốc độ của vật giảm dần D. Gia tốc có độ lớn tăng dần
Câu 42: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào
A. biên độ của ngoại lực B. tần số riêng của hệ
C. pha của ngoại lực D. tần số của ngoại lực

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 74


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 43: [VNA] Chu kì dao động của một chất điểm dao động điều hòa là T thì tần số của chất điểm
đó là
1 2 2 1
A. B. C. D.
T T T T
Câu 44: [VNA] Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra ở
A. dao động tắt dần B. dao động tự do
C. dao động cưỡng bức D. dao động duy trì
Câu 45: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(πt ‒ π/2) cm. Tần số góc
trong dao động của vật nhỏ là
A. 2π rad/s B. π rad/s C. 0, 5 rad/s D. 1 rad/s

Câu 46: [VNA] Điều nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa ?
A. Khi tốc độ tăng thì động năng tăng B. Động năng lớn nhất khi vật qua vị trí cân bằng
C. Thế năng nhỏ nhất khi vật ở vị trí biên D. Cơ năng toàn phần có giá trị không đổi
Câu 47: [VNA] Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về dao động cơ học tắt dần ?
A. Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian
B. Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần
C. Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian
D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh
Câu 48: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng? Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
B. hệ số cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
Câu 49: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Khi vật đi từ vị trí
biên về vị trí cân bằng thì
A. độ lớn của hợp lực tăng dần B. độ lớn của hợp lực không đổi
C. độ lớn của hợp lực giảm dần D. hợp lực ngược chiều chuyển động
Câu 50: [VNA] Công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo là
k 1 m 1 k m
A. T = 2 B. T = C. T = D. T = 2
m 2 k 2 m k
Câu 51: [VNA] Đại lượng đặc trưng cho độ cao của âm là
A. cường độ B. mức cường độ âm C. tốc độ truyền âm D. tần số của âm
Câu 52: [VNA] Sóng cơ hình sin với tần số 5 Hz truyền trên sợi dây với tốc độ 2 m/s. Sóng truyền
trên dây với bước sóng
A. 0,4 m B. 10 m C. 2,5 m D. 0,1 m
Câu 53: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng với khoảng cách giữa hai điểm nút liên tiếp là
20 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng
A. 40 cm B. 10 cm C. 20 cm D. 80 cm
Câu 54: [VNA] Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha
C. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động hai điểm đó cùng pha
D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 75


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 55: [VNA] Sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. lỏng và khí B. khí và rắn C. rắn, lỏng và khí D. rắn và lỏng
Câu 56: [VNA] Bước sóng lớn nhất của sóng dừng trên sợi dây dài  = 2 m bị kẹp chặt một đầu, đầu
còn lại dao động tự do là
A. 8 m B. 1 m C. 3 m D. 4 m
Câu 57: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Phương trình dao động của một phân tử
trên Ox là u = 2cos2πt (cm), t tính bằng giây. Chu kì dao động của một chất điểm trên trục Ox là
A. 2 s B. 1 s C. 0,5 s D. π s
Câu 58: [VNA] Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
A. đồ thị dao động âm B. mức cường độ âm C. tần số D. cường độ
Câu 59: [VNA] Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 17 cm. Tần số
của sóng âm này là
A. 1000 Hz B. 2000 Hz C. 1500 Hz D. 500 Hz
Câu 60: [VNA] Tốc độ truyền sóng cơ trong môi trường phụ thuộc vào
A. biên độ sóng B. năng lượng sóng
C. tần số sóng D. bản chất môi trường
Câu 61: [VNA] Một sóng âm có tần số 200 Hz truyền đi trong không khí với tốc độ 330 m/s. Sóng
đó là
A. sóng dọc có bước sóng 1,65 cm B. sóng ngang có bước sóng 165 cm
C. sóng ngang có bước sóng 1,65 cm D. sóng dọc có bước sóng 165 cm
Câu 62: [VNA] Một sóng cơ truyền theo trục Ox với phương trình u = 4cos(4πt ‒ 8πx) cm (x tính
bằng m, t tính bằng s). Phần tử môi trường có sóng truyền qua dao động với tần số góc là
A. 4π rad/s B. 8π rad/s C. 4 rad/s D. 2 rad/s
Câu 63: [VNA] Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Sóng âm và sóng cơ có cùng bản chất vật lí
B. Tốc độ truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường truyền sóng
C. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz là hạ âm
D. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng
Câu 64: [VNA] Sóng dọc cơ học là sóng mà phương dao động của phần tử vật chất
A. vuông góc với phương truyền sóng B. trùng với phương truyền sóng
C. là phương thẳng đứng D. là phương ngang
Câu 65: [VNA] Đại lượng đặc trưng cho độ cao của âm là
A. tần số âm B. mức cường độ âm C. tốc độ truyền âm D. cường độ
Câu 66: [VNA] Đơn vị của cường độ âm là
A. V/m B. B C. W/m2 D. Hz
Câu 67: [VNA] Trong sóng cơ, sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường
A. luôn là phương nằm ngang B. vuông góc với phương truyền sóng
C. trùng với phương truyền sóng D. luôn là phương thẳng đứng
Câu 68: [VNA] Xét một sợi dây đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Biết trên
dây có 3 bụng và 3 nút. Dây có chiều dài
A. 2,5λ B. 1,25λ C. 2,25λ D. 1,5λ
Câu 69: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Siêu âm là
A. bức xạ điện từ có bước sóng dài B. âm có tần số trên 20 kHz
C. bức xạ điện từ có bước sóng ngắn D. âm có tần số bé

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 76


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 70: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng
kề nó bằng
A. một bước sóng B. một phần tư bước sóng
C. hai bước sóng D. một nửa bước sóng
Câu 71: [VNA] Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số
của sóng âm này là
A. 500 Hz B. 2000 Hz C. 1000 Hz D. 1500 Hz
Câu 72: [VNA] Đơn vị đo cường độ âm là
A. Oát trên mét (W/m) B. Oát trên mét vuông (W/m2)
C. Ben (B) D. Niutơn trên mét vuông (N/m2)
Câu 73: [VNA] Đơn vị đo của mức cường độ âm là
A. Héc (Hz) B. Oát trên mét vuông (W/m2)
C. Ben (B) D. Oát (W)
Câu 74: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Phương trình dao động của một phần tử
sóng trên Ox là u = 2cos(10πt) mm (t tính bằng giây). Tần số của sóng bằng
A. 10 Hz B. 10π Hz C. 0,2 Hz D. 5 Hz
Câu 75: [VNA] Khoảng cách giữa hai điểm bụng sóng liền kề trên một sợi dây đang có sóng dừng
ổn định với bước sóng 15 cm là
A. 30 cm B. 7,5 cm C. 15 cm D. 3,75 cm
Câu 76: [VNA] Âm có tần số 10 Hz là
A. âm nghe được B. siêu âm C. hạ âm D. tạp âm
Câu 77: [VNA] Sóng ngang là
A. sóng truyền theo phương ngang
B. sóng truyền trên mặt chất lỏng
C. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương
truyền sóng
D. sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền
sóng
Câu 78: [VNA] Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng B. bước sóng
C. nửa bước sóng D. hai lần bước sóng
Câu 79: [VNA] Âm cơ bản của một nhạc cụ có tần số 70 Hz. Hoạ âm thứ 5 của nhạc cụ có tần số là
A. 280 Hz B. 350 Hz C. 420 Hz D. 120 Hz
Câu 80: [VNA] Sóng cơ có bước sóng 5 cm truyền đi với tốc độ 40 cm/s. Sóng có tần số bằng
A. 12 Hz B. 200 Hz C. 8 Hz D. 20 Hz
Câu 81: [VNA] Đặc trưng nào sau đây không là đặc trưng sinh lí của âm ?
A. Độ to B. Tần số C. Độ cao D. Âm sắc
Câu 82: [VNA] Sóng cơ truyền theo trục Ox có phương trình u = 4cos(50πt ‒ 0,125x) mm. Tần số của
sóng cơ này bằng
A. 2,5 Hz B. 5 Hz C. 50 Hz D. 25 Hz
Câu 83: [VNA] Độ cao của âm là một đặc trưng:
A. vật lí của âm gắn liền với tần số âm. B. sinh lí của âm gắn liền với biên độ âm.
C. sinh lí của âm gắn liền với tần số âm. D. vật lí của âm gắn liền với biên độ âm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 77


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 84: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn
C. Sóng cơ lan truyền được trong chân không D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng
Câu 85: [VNA] Sóng ngang không truyền được trong môi trường
A. rắn, lỏng và khí B. rắn và khí C. rắn và lỏng D. khí
Câu 86: [VNA] Trong sóng cơ học, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ của phần tử vật chất B. tốc độ trung bình của phần tử vật chất
C. tốc độ lan truyền dao động D. tốc độ cực đại của phần tử vật chất
Câu 87: [VNA] Một âm cơ học có tần số 12 Hz, đây là
A. âm nghe được B. siêu âm C. tạp âm D. hạ âm
Câu 88: [VNA] Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ
được sóng cơ học nào ?
A. Sóng cơ học có chu kì 2,0 μs B. Sóng cơ học có chu kì 2,0 ms
C. Sóng cơ học có tần số 10 Hz D. Sóng cơ học có tần số 30 kHz
Câu 89: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng các giữa hai cực đại liên
tiếp nằm trên đường nối hai nguồn sóng là
A. λ/3 B. λ/2 C. λ D. λ/4
Câu 90: [VNA] Sóng cơ truyền được trong các môi trường
A. lỏng, khí và chân không B. chân không, rắn và lỏng
C. khí, chân không và rắn D. rắn, lỏng và khí
Câu 91: [VNA] Sóng siêu âm có tần số
A. lớn hơn 2000 Hz B. nhỏ hơn 16 Hz
C. lớn hơn 20000 Hz D. trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz
Câu 92: [VNA] Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm – bổng) khác nhau là do hai âm đó có
A. tần số khác nhau B. biên độ âm khác nhau
C. cường độ âm khác nhau D. độ to khác nhau
Câu 93: [VNA] Một sóng cơ có biên độ A và bước sóng λ. Quãng đường sóng truyền đi được trong
một phần tám chu kì là
A 2 λ A λ
A. B. C. D.
2 4 4 8
Câu 94: [VNA] Một sóng cơ học có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi

A. âm thanh B. hạ âm C. siêu âm D. cao tần
Câu 95: [VNA] Tốc độ lan truyền sóng trong một môi trường phụ thuộc vào:
A. chu kì sóng B. bản chất của môi trường
C. bước sóng D. tần số sóng
Câu 96: [VNA] Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động
cùng pha với nhau gọi là
A. tốc độ truyền sóng B. bước sóng C. tần số sóng D. chu kì sóng
Câu 97: [VNA] Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây với vận tốc v và bước sóng λ. Hệ thức đúng

f λ
A. v = B. v = λf C. v = D. v = 2πfλ
λ f

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 78


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 98: [VNA] Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với bước sóng 4 cm. Quãng đường
mà sóng truyền đi được trong 5 chu kì là
A. 20 cm B. 16 cm C. 24 cm D. 4 cm
Câu 99: Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
A. có phương vuông góc với phương truyền sóng
B. là phương thẳng đứng
C. trùng với phương truyền sóng
D. là phương ngang
Câu 100: [VNA] Âm thanh do hai nhạc cụ phát ra luôn khác nhau về
A. Độ cao B. Độ to C. Âm sắc D. tần số

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 79


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 05

Câu 1: [VNA] Biết Fm và am lần lượt là lực hồi phục cực đại và gia tốc cực đại của con lắc lò xo có độ
cứng k dao động điều hòa thì chu kì T là
Fm k.Fm 1 Fm 1 Fm
A. T = 2 B. T = 2 C. T = D. T =
k.am am 2 k.am 2 k.am
Câu 2: [VNA] Phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Dao động tắt dần là dao động có cơ năng không bảo toàn
B. Dao động cưỡng bức có tần số dao động bằng tần số ngoại lực
C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào ngoại lực duy trì
D. Dao động cộng hưởng khi tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ
Câu 3: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 0,4 s, độ cứng của lò xo là
100 N/m. Lấy π2 = 10. Khối lượng của con lắc là
A. 25 g B. 2,5 kg C. 0,4 kg D. 40 g
Câu 4: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(2πt ‒ π/3) cm. Tại thời
điểm t = 0,5 s, chất điểm có tọa độ là
A. 3 3 cm B. ‒3 cm C. −3 3 cm D. 3 cm
Câu 5: [VNA] Một vật dao động điều hòa, trong 5 giây, vật thực hiện được 25 dao động toàn phần.
Tần số dao động của vật là
A. 0,5 Hz B. 0,2 Hz C. 5 Hz D. 2 Hz
Câu 6: [VNA] Con lắc đơn có chiều dài 2 m, dao động với biên độ s0 = 20 cm. Biết độ góc α0 của dao
động này là
A. 10 rad B. 0,1 rad C. 100 D. 0,10
Câu 7: [VNA] Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về dao động cơ học tắt dần ?
A. Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian
B. Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần
C. Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian
D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh
Câu 8: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số: x1 = A1cos(ωt ‒ π/6);
x2 = A2cos(ωt + 5π/6). Dao động tổng hợp của chúng có biên độ là
A. A2 ‒ A1 B. |A1 ‒ A2| C. A12 + A 22 D. A1 + A2
Câu 9: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (trong đó A,  là các
hằng số dương,  là hằng số). Tần số góc của dao động là

A. B. ωt + φ C. ω D. φ
ω
Câu 10: [VNA] Một vật dao động điều hòa, khi gia tốc của vật có giá trị cực tiểu thì vật cách biên
âm 8 cm. Biên độ dao động của vật là
A. 16 cm B. 8 cm C. 4 cm D. 12 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 80


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài , dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g.
Tần số góc của con lắc là
1 g g
A. B. C. D. 2π
2π g g
Câu 12: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào
A. tần số của ngoại lực B. biên độ của ngoại lực.
C. tần số riêng của hệ D. pha ban đầu của ngoại lực.
Câu 13: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(2πt + π/3) cm ( t tính
bằng s). Quãng đường chất điểm đi được trong một chu kì là
A. 5 cm B. 40 cm C. 10 cm D. 20 cm
Câu 14: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(πt ‒ π/3) cm ( t tính
bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = ‒2 cm lần thứ 2019 tại thời điểm
A. 2019 s B. 4018 s C. 2018 s D. 4037 s
Câu 15: [VNA] Trong dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), gia tốc biến đổi điều hòa theo phương
trình
A. a = Acos(ωt + φ) B. a = ω2Acos(ωt + φ)
C. a = ‒ω2Acos(ωt + φ) D. a = ωAcos(ωt + φ)
Câu 16: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động
điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật
sẽ
A. tăng 4 lần B. giảm 2 lần C. tăng 2 lần D. giảm 4 lần
Câu 17: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài 56 cm dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do
g = 9,8 m/s2 thì chu kỳ là
A. 1 s B. 1,5 s C. 2 s D. 2,5 s
Câu 18: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là
A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là
A. A12 + A22 B. |A1 ‒ A2| C. A12 − A22 D. A1 + A2
Câu 19: [VNA] Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật
chuyển động qua
A. vị trí mà lò xo có độ dài ngắn nhất B. vị trí mà lò xo không bị biến dạng
C. vị trí cân bằng D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không
Câu 20: [VNA] Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m dao động với tần số f. Nếu tăng khối
lượng của vật thành 2m thì tần số dao động của vật là
A. f B. f/ 2 C. 2f D. f 2
Câu 21: [VNA] Một con lắc đơn có dây treo dài  = 100 cm. Vật nặng có khối lượng m = 1 kg, dao
động với biên độ góc α0 = 0,1 rad tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Cơ năng toàn phần của
con lắc là
A. 0,05 J B. 0,1 J C. 0,07 J D. 0,5 J
Câu 22: [VNA] Ở một nơi có gia tốc rơi tự do là g, một con lắc đơn có chiều dài , dao động điều
hòa. Tần số dao động là
1 g g g 1
A. B. 2π C. D.
2π 2π g

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 81


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 23: [VNA] Một vật dao động điều hòa chu kỳ T. Gọi vmax và amax tương ứng là vận tốc cực đại
và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ đúng giữa vmax và amax là
2πvmax v v 2πvmax
A. amax = B. amax = max C. amax = max D. amax = −
T T 2πT T
Câu 24: [VNA] Chọn phương án sai ? Khi một chất điểm dao động điều hòa thì
A. tốc độ tỉ lệ thuận với li độ
B. biên độ dao động là đại lượng không đổi
C. động năng là đại lượng biến đổi tuần hoàn theo thời gian
D. độ lớn của lực kéo về tỉ lệ thuận với độ lớn của li độ
Câu 25: [VNA] Dao động của vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương
trình lần lượt là x1 = 8cos(πt + α) cm và x2 = 6cos(πt) cm. Biên độ dao động của vật bằng 10 cm thì
A. α = π/2 rad B. α = π/3 rad C. α = π rad D. α = 0 rad
Câu 26: [VNA] Trong một dao động điều hòa, lực kéo về biến đổi
A. ngược pha với li độ B. sớm pha π/2 so với vận tốc
C. cùng pha với li độ D. trễ pha π/2 so với li độ
Câu 27: [VNA] Dao động tắt dần có
A. tần số giảm dần theo thời gian B. biên độ giảm dần theo thời gian
C. li độ giảm dần theo thời gian D. động năng giảm dần theo thời gian
Câu 28: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng k, bố trí theo phương thẳng đứng. Đầu trên cố định,
đầu dưới treo một vật nặng m, gọi Δ0 là độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng. Biểu thức
nào sau đây không đúng ?
1 g g g mg
A. f = B. ω =
2
C. T = 2π D. Δ 0
=
2π Δ 0 Δ 0 Δ 0 k
Câu 29: [VNA] Chọn đáp án sai. Khi con lắc đơn dao động với li độ góc α nhỏ thì chu kỳ
A. không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc
B. phụ thuộc vào chiều dài con lắc
C. phụ thuộc vào biên độ dao động
D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường nơi có con lắc
Câu 30: [VNA] Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không
thay đổi theo thời gian ?
A. Động năng; tần số; lực kéo về B. Biên độ; tần số; năng lượng toàn phần
C. Lực kéo về; vận tốc; năng lượng toàn phần D. Biên độ; tần số; gia tốc
Câu 31: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ bằng 0,5 s. Thời gian ngắn nhất
3
để vật đi từ vị trí có li độ x = 0 đến vị trí có li độ x =
A là
2
1 1 1 1
A. s B. s C. s D. s
4 3 12 6
Câu 32: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng
k = 16 N/m đang dao động điều hòa. Tìm chu kỳ dao động T của con lắc
A. 0,50 s B. 1,00 s C. 0,25 s D. 2,00 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 82


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 33: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m và lò xo có độ cứng k đang dao động
điều hòa với biên độ A. Gốc thế năng của vật là vị trí cân bằng. Cơ năng của vật được tính bằng
biểu thức nào?
1 1 2
A. kA B. kA C. kA D. kA2
2 2
Câu 34: [VNA] Một con lắc đơn chiều dài , đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường
g. Chu kỳ của con lắc được tính bởi công thức nào
g 1 1 g
A. T = 2π B. T = C. T = D. T = 2π
2π g 2π g
Câu 35: [VNA] Tần số dao động của con lắc lò xo được tính bởi công thức nào ?
1 m k m 1 k
A. f = B. f = 2π C. f = 2π D. f =
2π k m k 2π m
Câu 36: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = Acos(ωt + φ). Tần số
dao động của vật được tính bởi công thức
A 2π ω
A. B. ωA C. D.
ω ω 2π
Câu 37: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 10cos(5t ‒ π/2) cm. Tính
gia tốc cực đại của vật
A. 2,5 m/s2 B. 2,5π m/s2 C. 5π m/s2 D. 0,5 m/s2
Câu 38: [VNA] Trong dao động tắt dần, đại lượng nào sau đây có giá trị giảm dần theo thời gian
A. Li độ B. Chu kỳ C. Biên độ D. Tốc độ
Câu 39: [VNA] Một con lắc đơn chiều dài  = 0,5 m đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng
trường g = 9,8 m/s2. Tần số dao động của con lắc là
A. f = 0,70 Hz B. f = 0,32 Hz C. f = 1,40 Hz D. f = 3,14 Hz
Câu 40: [VNA] Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương với phương
trình x1 = 5cos10t (cm) và x2 = 5 3 cos(10t ‒ π/2) cm. Vận tốc cực đại của chất điểm là
A. 1 m/s B. 2 m/s C. 100 m/s D. 10 m/s
Câu 41: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB, gọi O là trung điểm của AB. Phát
biểu nào sau đây đúng khi nói về sự biến đổi của động năng và thế năng của vật khi chuyển động ?
A. Khi chuyển động từ O đến A, động năng của vật tăng
B. Khi chuyển động từ B đến O, thế năng của vật tăng
C. Khi chuyển động từ O đến A, thế năng của vật giảm
D. Khi chuyển động từ O đến B, động năng của vật giảm
Câu 42: [VNA] Ở nơi mà con lắc đơn có chiều dài 0,6 m dao động với tần số 2 Hz, thì con lắc đơn
có độ dài 2,4 m sẽ dao động với tần số bằng
A. 0,5 Hz B. 1 Hz C. 4 Hz D. 8 Hz
Câu 43: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 360 g, lò xo có độ cứng k = 64 N/m. Chu
kỳ dao động của con lắc này xấp xỉ bằng
A. 2,65 s B. 0,47 s C. 14,90 s D. 1,49 s
Câu 44: [VNA] Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài  tại nơi có gia tốc trọng
trường g là
1 1 g g
A. T = 2π B. T = C. T = D. T = 2π
g 2π g 2π
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 83


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 45: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 2cos(10t) cm. Gia tốc cực đại của
vật là
A. 2 m/s2 B. 200 m/s2 C. 200π cm/s2 D. 20 cm/s2
Câu 46: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. luôn có giá trị không đổi B. luôn có giá trị dương
C. là hàm bậc nhất của thời gian D. biến thiên điều hòa theo thời gian
Câu 47: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. lực cản môi trường tác dụng vào vật B. biên độ ngoại lực tuần hoàn
C. tần số ngoại lực tuần hoàn D. pha ban đầu của ngoại lực tác dụng vào vật
Câu 48: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(πt + π/3) cm, t tính bằng
giây. Thời điểm đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động, vật có vận tốc bằng 0 là
A. t = 5/3 s B. t = 2/3 s C. t = 1/3 s D. t = 1/6 s
Câu 49: [VNA] Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có
giá trị
A. cực tiểu khi hai dao động thành phần lệch pha π/2
B. bằng tổng biên độ của hai dao động thành phần
C. cực đại khi hai dao động thành phần cùng pha
D. cực đại khi hai dao động thành phần ngược pha
Câu 50: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, biên độ dao động
của vật là
A. 5 cm B. 5 mm C. 10π cm D. 10 cm
Câu 51: [VNA] Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng, các phần tử trên dây thuộc một bó sóng luôn dao
động
A. cùng pha B. vuông pha
C. ngược pha D. tùy vào vị trí giữa các phần tử
Câu 52: [VNA] Cho các môi trường sau: chất khí, chất lỏng, chất rắn và chân không. Sóng âm truyền
nhanh nhất trong
A. chất rắn B. chân không C. chất khí D. chất lỏng
Câu 53: [VNA] Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O đến điểm M các O một đoạn d. Biết phương
trình dao động của phần tử môi trường tại O là uO = acos(ωt). Phần tử môi trường tại M sẽ dao động
với phương trình
 πd 
A. uM = a cos ( ωt ) B. uM = a cos  ωt +
 λ 
 2πd   2πd 
C. uM = a cos  ωt −  D. uM = a cos  ωt +
 λ   λ 
Câu 54: [VNA] Sóng ngang là sóng luôn có phương dao động
A. nằm theo phương ngang B. vuông góc với phương truyền sóng
C. nằm theo phương thẳng đứng D. trùng với phương truyền sóng
Câu 55: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, khoảng cách ngắn nhất giữa
hai phần tử bề mặt chất lỏng không dao động là
A. một bước sóng B. một phần tư bước sóng
C. một nửa bước sóng D. hai lần bước sóng
Câu 56: [VNA] Đặc trưng vật lý gắn liền với độ cao của âm là
A. biên độ B. tần số C. cường độ âm D. đồ thị dao động âm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 84


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 57: [VNA] Gọi I0 là cường độ âm chuẩn. Tại nơi có cường độ âm là I thì có mức cường độ âm

I I I I
A. log dB B. log B C. 10 ln dB D. 10 ln B
I0 I0 I0 I0
Câu 58: [VNA] Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
Câu 59: [VNA] Đơn vị của mức cường độ âm là.
A. dB B. W C. N/m D. J
Câu 60: [VNA] Một nguồn sóng có bước sóng λ truyền trên một sợi dây với hai đầu cố định, chiều
dài L. Điều kiện để xảy ra sóng dừng trên dây là
A. L = kλ với k = ±1, ±2… B. L = 0,5kλ với k = ±1, ±2….
C. L = (k + 0,5)λ với k = ±1, ±2…. D. L = (2k + 1)λ với k = ±1, ±2….
Câu 61: [VNA] Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa,
ngược pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa
nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. 2kλ với k = 0, ±1, ±2,… B. (2k + 1)λ với k = 0, ±1, ±2,…
C. kλ với k = 0, ±1, ±2,… D. (k + 0,5)λ với k = 0, ±1, ±2,…
Câu 62: [VNA] Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng
Câu 63: [VNA] Đại lượng nào sau đây không thay đổi khi sóng cơ truyền từ môi trường đàn hồi
này sang môi trường đàn hồi khác ?
A. Tần số của sóng B. Bước sóng và tốc độ truyền sóng
C. Tốc độ truyền sóng D. Bước sóng và tần số của sóng
Câu 64: [VNA] Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý được quyết định bởi đặc trưng vật lý của âm là
A. Biên độ âm B. Mức cường độ âm C. Tần số âm D. Cường độ âm
Câu 65: [VNA] Sóng cơ truyền qua một môi trường đàn hồi đồng chất với bước sóng λ, hai phần tử
vật chất trên cùng một phươnng truyền sóng cách nhau một khoảng nhỏ nhất d. Hai phần tử vật
chất này dao động điều hòa lệch pha nhau
2 d 2d 
A. B. C. D.
d   d
Câu 66: [VNA] Nhạc âm do kèn săcxô, sáo, đàn ghita phát ra luôn khác nhau về
A. tần số B. mức cường độ C. biên độ D. đồ thị dao động
Câu 67: [VNA] Hai âm khác nhau về âm sắc thì sẽ khác nhau về
A. dạng đồ thị dao động B. cường độ âm
C. mức cường độ âm D. tần số
Câu 68: [VNA] Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc vào
A. môi trường truyền sóng B. chu kỳ sóng
C. năng lượng sóng D. tần số sóng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 85


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 69: [VNA] Xét hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây AB đàn hồi. Nếu đầu A nối với nguồn
dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ
A. ngược pha B. vuông pha C. lệch pha π/4 D. cùng pha
Câu 70: [VNA] Trên mặt nước, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn dao động theo phương thẳng
đứng, phát ra hai sóng u1 = u2 = Acosωt, có bước sóng λ. Trên đoạn thẳng S1S2, hai điểm đứng yên
liên tiếp cách nhau một đoạn bằng
A. 2λ B. λ/2 C. λ/4 D. λ
Câu 71: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với bước sóng λ. Khoảng cách từ một
nút đến một bụng liền kề nó bằng
A. λ/4 B. 2λ C. λ D. λ/2
Câu 72: [VNA] Đối với sóng cơ học, tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào
A. bước sóng và tần số sóng B. tần số và bản chất môi trường truyền sóng
C. bản chất môi trường truyền sóng D. tần số sóng
Câu 73: [VNA] Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này
A. là siêu âm B. là hạ âm C. là âm nghe được D. luôn là sóng ngang
Câu 74: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương
truyền sóng gọi là sóng ngang
B. Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng và dao động cùng pha nhau
luôn là bước sóng
C. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của
phần tử môi trường
D. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền
sóng gọi là sóng dọc
Câu 75: [VNA] Chọn phát biểu sai
A. Tần số âm cơ bản là f1 thì các họa âm của nó có tần số là bội số nguyên lần của f1
B. Nếu mức cường độ âm là 2 dB nghĩa là cường độ âm I lớn gấp 5 10 lần cường độ âm chuẩn I0
C. Đồ thị dao động của nhạc âm luôn có dạng là các đường hình sin hoặc đường hình cos
D. Những âm như tiếng búa đập, tiếng sấm,... không có tần số xác định gọi là các tạp âm
Câu 76: [VNA] Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần
nó nhất bằng
A. một nửa bước sóng B. một phần tư bước sóng
C. một bước sóng D. một số nguyên lần bước sóng
Câu 77: [VNA] Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì bước sóng
A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm
B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng
C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng
D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm
Câu 78: [VNA] Đặc trưng nào của sóng không phụ thuộc vào tính chất của môi trường?
A. Biên độ. B. Chu kì và tần số. C. Bước sóng. D. Tốc độ truyền sóng.
Câu 79: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng mặt nước với hai nguồn kết hợp và dao động cùng
pha, hầu hết các vân cực đại giao thoa và vân cực tiểu giao thoa có dạng là các đường
A. hình sin. B. elip. C. hypebol. D. parabol.
Câu 80: [VNA] Âm nghe được có thể có tần số nào sau đây?
A. 25 kHz. B. 16 kHz. C. 15 Hz. D. 6 Hz.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 86


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 81: [VNA] Tìm phát biểu sai về các điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng cơ.
A. hai sóng có cùng biên độ. B. hai sóng có cùng tần số.
C. hai sóng có phương dao động. D. hai sóng có độ lệch pha không đổi.
Câu 82: [VNA] Bước sóng là
A. quãng đường mỗi phần tử môi trường đi được trong một chu kì.
B. khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất dao động cùng pha.
C. quãng đường mà pha của sóng lan truyền được trong một chu kì.
D. quãng đường mà sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu 83: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với bước sóng λ . Gọi d là khoảng
cách từ một bụng sóng đến một nút sóng. Hệ thức nào sau đây là đúng?
 k 1  1
A. d =  +  λ với k = 0 ; 1; 2; … B. d =  k +  λ với k = 0 ; 1; 2; …
 2 2  4
k 1  1
C. d =  +  λ với k = 0 ; 1; 2; … D. d =  k +  λ với k = 0 ; 1; 2; …
2 4  2
Câu 84: [VNA] Sóng âm có tần số f = 13 Hz được gọi là
A. tạp âm. B. siêu âm. C. hạ âm. D. âm thanh.
Câu 85: [VNA] Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định. Trên dây, các
phần tử sóng thuộc cùng một bó thì dao động
A. ngược pha với nhau. B. lệch pha nhau 2π/3. C. lệch pha nhau π/2. D. cùng pha với nhau.
Câu 86: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng với một đầu cố định và một đầu tự do. Sóng
truyền trên dây có bước sóng λ . Chiều dài của sợi dây thỏa mãn
B. = ( 2k + 1) với k = 1; 2; 3; …
λ λ
A. = k với k = 1; 2; 3; …
2 2
D. = ( 2k + 1) với k = 1; 2; 3; …
λ λ
C. = k với k = 1; 2; 3; …
4 4
Câu 87: [VNA] Một sóng cơ hình sin có tần số góc ω lan truyền trong một môi trường với bước
sóng λ và tốc độ v . Hệ thức nào sau đây là đúng?
λ 2πλ 2πv v
A. ω = . B. ω = . C. ω = . D. ω = .
2πv v λ 2πλ
Câu 88: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng λ . Trên vùng giao thoa, các điểm thuộc vân cực
đại giao thoa bậc hai có hiệu đường đi của hai sóng tới điểm đó bằng
A.  4,0λ . B.  2,0λ . C.  3,0λ . D.  2, 5λ .
Câu 89: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi PQ đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng tới và
sóng phản xạ tại Q có phương trình lần lượt là uQ = u0 cos ( ωt ) và u'Q = u0 cos ( ωt + φ ) . Giá trị của φ

A. π . B. π/2. C. −π/2. D. 2π .
−12
Câu 90: [VNA] Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10 W / m . Tại điểm M có mức cường độ âm là 20
2

dB thì có cường độ âm là
A. 10 −10 W / m2 . B. 2.10−9 W / m2 . C. 2.10−8 W / m2 . D. 10 −11 W / m2 .
Câu 91: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng mặt nước với hai nguồn kết hợp và dao động cùng
pha, hầu hết các vân cực đại giao thoa và vân cực tiểu giao thoa có dạng là các đường
A. hình sin. B. elip. C. hypebol. D. parabol.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 87


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 92: [VNA] Tìm phát biểu sai về các điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng cơ.
A. hai sóng có cùng biên độ. B. hai sóng có cùng tần số.
C. hai sóng có phương dao động. D. hai sóng có độ lệch pha không đổi.
Câu 93: [VNA] Bước sóng là
A. quãng đường mỗi phần tử môi trường đi được trong một chu kì.
B. khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất dao động cùng pha.
C. quãng đường mà pha của sóng lan truyền được trong một chu kì.
D. quãng đường mà sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu 94: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trong môi trường với tốc độ v và tần số f . Quãng
đường sóng truyền đi được trong một chu kì là
f v
A. vf . B. . C. . D. v2 f .
v f
Câu 95: [VNA] Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 60 cm với hai đầu cố định, trên dây đang có
sóng dừng với 4 bụng sóng. Bước sóng trên dây bằng
A. 60 cm B. 20 cm C. 15 cm D. 30 cm
Câu 96: [VNA] Trong giao thoa sóng cơ với hai nguồn kết hợp và dao động đồng pha, ngoài các
dãy cực đại giao thoa có dạng là những đường hypebol thì còn có một dãy cực đại giao thoa khác
có dạng đường thẳng. Dãy cực đại này thuộc vân cực đại bậc
A. một. B. hai. C. không. D. ba.
Câu 97: [VNA] Trong giao thoa sóng cơ, hai nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động với cùng biên
độ a . Những điểm cực đại giao thoa sẽ dao động với biên độ bằng
A. 2a . B. 4a . C. 3a . D. a .
Câu 98: [VNA] Biết cường độ âm chuẩn là I0 . Tại một điểm trong không gian có mức cường độ âm
I
là I . Đại lượng L = log được gọi là
I0
A. mức cường độ âm. B. biên độ âm. C. cường độ âm. D. tần số âm.
Câu 99: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường đàn hồi. Xét trên cùng một
phương truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường gần nhau nhất.
A. dao động cùng pha là một bước sóng. B. dao động cùng pha là một nửa bước sóng.
C. dao động ngược pha là một bước sóng. D. dao động vuông pha là một nửa bước sóng.
Câu 100: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định, đầu A của
dây được nối với máy sóng dao động có phương trình u = 3cos ( ωt ) (mm). Bề rộng của một bụng
sóng là
A. 3 mm. B. 12 mm. C. 6 mm. D. 9 mm.

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 88


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 06

Câu 1: [VNA] Vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với tần số góc là
m m 1 m k
A. ω = 2π B. ω = C. ω = D. ω =
k k 2π k m
Câu 2: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(10πt + π/3) cm, t tính bằng
giây. Tần số dao động của vật là
A. 10 Hz B. 5 Hz C. 10π Hz D. 5π Hz
Câu 3: [VNA] Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có li
độ dao động lần lượt là x1 = A1cosωt và x2 = A2cos(ωt + π). Biên độ dao động của vật là
A + A2
A. A1 + A2 B. A12 + A22 C. 1 D. |A1 ‒ A2|
2
Câu 4: [VNA] Tốc độ cực đại của dao động điều hòa có biên độ A và tần số ω là
A. ωA2 B. ω2A C. (ωA)2 D. ωA
Câu 5: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài  đang dao động
điều hòa. Tần số dao động của con lắc là
1 g g 1
A. 2π B. C. 2π D.
g 2π 2π g
Câu 6: [VNA] Một vật nhỏ khối lượng m, dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) (A,
ω, φ là các hằng số). Cơ năng của vật là
1 2 1 2 2
A. mωA B. mωA2 C. mω A D. mω2A2
2 2
Câu 7: [VNA] Tại một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài , dao động điều hòa với chu kì T.
Nếu chiều dài  tăng bốn lần thì chu kì là
A. T 2 B. T C. 4T D. 2T
Câu 8: [VNA] Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = Acos(4πt + π/3) cm ( t tính bằng
giây). Tại thời điểm t = 0, vật nặng của con lắc có li độ bằng
A 3 A A 3 A
A. B. C. − D. −
2 2 2 2
Câu 9: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(4πt + π/2) cm. Biên độ
dao động của chất điểm là
A. 4 cm B. 2 cm C. 6 cm D. 10 cm
Câu 10: [VNA] Khi chất điểm dao động điều hòa chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. động năng giảm dần, thế năng tăng dần B. động năng tăng dần, thế năng tăng dần
C. động năng tăng dần, thế năng giảm dần D. động năng giảm dần, thế năng giảm dần
Câu 11: [VNA] Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T. Nếu tăng chiều dài của con lắc lên k
lần thì chu kì dao động điều hòa của con lắc sẽ là
T
A. Tk2 B. kT C. T k D.
k

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 89


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 12: [VNA] Ban đầu, người ta kéo vật nhỏ của con lắc đơn lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ
rồi thả nhẹ cho dao động. Nếu có lực cản của không khí đáng kể thì dao động của con lắc là
A. dao động cưỡng bức B. dao động điều hòa C. dao động duy trì D. dao động tắt dần
Câu 13: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A, cơ năng bằng W. Chọn gốc thế
năng tại vị trí cân bằng. Động năng của con lắc tại li độ bằng A/2 là
A. W/4 B. W/2 C. 3W/4 D. W/3
Câu 14: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 5cm, tần số 10Hz. Biết khối lượng
của vật nhỏ bằng 100 g. Lực kéo về tác dụng vào vật có độ lớn cực đại gần đúng bằng
A. 20 N B. 200 N C. 0,5 N D. 50 N
Câu 15: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(4πt + π/2) cm. Pha dao
động của chất điểm tại thời điểm t = 2,5 s là
A. 2,5π B. 8,5π C. 0,5π D. 10,5π
Câu 16: [VNA] Dao động tắt dần có đặc điểm là
A. vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
B. tần số tăng dần theo thời gian
C. biên độ giảm dần theo thời gian
D. chu kì tăng dần theo thời gian
Câu 17: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi
A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn B. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn
C. lực ma sát của môi trường D. tần số của ngoại lực tuần hoàn
Câu 18: [VNA] Dao động duy trì là dao động mà người ta
A. làm mất lực cản của môi trường tác dụng lên vật
B. truyền năng lượng cho vật dao động theo một quy luật phù hợp
C. kích thích lại dao động sau khi dao động đã bị tắt hẳn
D. tác dụng ngoại lực biến đổi theo hàm bậc nhất thời gian vào vật dao động
Câu 19: [VNA] Lực kéo về trong dao động điều hòa
A. biến đổi theo thời gian, cùng pha với vận tốc B. biến đổi theo thời gian, ngược pha với vận tốc
C. biến đổi theo thời gian, ngược pha với li độ D. khi qua vị trí cân bằng có độ lớn cực đại
Câu 20: [VNA] Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. bằng thế năng của hệ vật khi vật tới vị trí biên
B. biến thiên tuần hòa theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật
D. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi
Câu 21: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh điểm O với tần số góc ω, biên độ A
và pha ban đầu φ. Phương trình mô tả li độ x của vật theo thời gian t có dạng
A. x = Atcos(ω + φ) B. x = ωAcos(ωt + φ) C. x = Acos(ωt + φ) D. x = ω2Acos(ωt + φ)
Câu 22: [VNA] Một con lắc đơn gồm vật nhỏ và sợi dây có chiều dài  đặt tại nơi có gia tốc trọng
trường g. Khi dao động nhỏ, con lắc dao động điều hòa với chu kì
1 g 1 g
A. B. C. 2π D. 2π
2π 2π g g
Câu 23: [VNA] Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi
A. trễ pha 0,5π so với vận tốc B. sớm pha 0,5π so với vận tốc
C. cùng pha với vận tốc D. ngược pha với vận tốc

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 90


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 24: [VNA] Con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương trình: x = 12cos(4πt + π/2) cm.
Quãng đường vật đi được trong thời gian 2 s đầu là
A. 180 cm B. 140 cm C. 120 cm D. 192 cm
Câu 25: [VNA] Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), radian (rad) là đơn vị đại
lượng nào sau đây ?
A. Biên độ A B. Tần số góc ω C. Pha ban đầu φ D. Chu kì dao động T
Câu 26: [VNA] Cho con lắc đơn có chiều dài  = 1 m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường
g = π2 (m/s2). Chu kì dao động nhỏ của con lắc là
A. 2 s B. 1 s C. 4 s D. 6,28 s
Câu 27: [VNA] Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc, gia tốc là 3 đại lượng biến đổi theo thời
gian, theo quy luật dạng sin có cùng
A. pha ban đầu B. pha dao động C. biên độ D. tần số góc
Câu 28: [VNA] Cơ năng của một vật có khối lượng m dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A

2π2 mA 2 π 2 mA 2 4π2 mA 2 π 2 mA 2
A. W = B. W = C. W = D. W =
T2 2T 2 T2 4T 2
Câu 29: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0, ω > 0). Biên
độ của dao động là
A. ωt B. Φ C. cos(ωt + φ) D. A
Câu 30: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Khi
vật ở vị trí cân bằng thì lực đàn hồi tác dụng lên vật có giá trị là
A. ‒0,5kx B. 0 C. kx2 D. 0,5kx2
Câu 31: [VNA] Một con lắc đơn dao động với phương trình s = 4cos(2πt) cm (t tính bằng giây). Tại
nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, lấy π2 = 10. Chiều dài của con lắc đơn là
A. 20 cm B. 25 cm C. 2π cm D. π cm
Câu 32: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với tần số góc 4 rad/s tại một nơi có gia tốc trọng
trường 10 m/s2. Chiều dài dây treo con lắc là
A. 50 cm B. 81,5 cm C. 125 cm D. 62,5 cm
Câu 33: [VNA] Một vật dao động điều hòa dọc theo quỹ đạo dài 10 cm với chu kỳ T = 2 s. Quãng
đường vật đi được trong thời gian 1 phút là
A. 9 m B. 3 m C. 12 m D. 6 m
Câu 34: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hoà với tần số 2/π Hz tại nơi có gia tốc trọng trường
10 m/s2. Dây treo con lắc có chiều dài
A. 40 cm B. 62,5 cm C. 50 cm D. 25,5 cm
Câu 35: [VNA] Tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo có độ cứng k, vật nhỏ khối lượng m bằng
m 1 k k 1 m
A. B. C. D.
k 2π m m 2π k
Câu 36: [VNA] Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5sin(4t + π/3) cm. Chiều dài quỹ đạo
chuyển động của vật là
A. 5 cm B. 4 cm C. 10 cm D. 20 cm
Câu 37: [VNA] Để đo gia tốc trọng trường dựa vào khảo sát dao động của con lắc đơn, ta cần các
dụng cụ đo là
A. đồng hồ đo thời gian và thước đo chiều dài B. vôn kế và ampe kế
C. lực kế và đồng hồ đo điện đa năng hiện số D. dao động kí và thước kẹp
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 91


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
B. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
C. độ lớn lực cản tác dụng lên vật
D. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
Câu 39: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo trục Ox. Vecto gia tốc của chất điểm có
A. độ lớn cực tiểu tại vị trí cân bằng và luôn cùng chiều với vecto vận tốc
B. độ lớn cực đại ở vị trí biên và chiều luôn luôn hướng ra biên
C. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ và chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
D. độ lớn không đổi và chiều luôn luôn hướng về vị trí cân bằng
Câu 40: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos6πt, (t tính bằng
s). Chu kì dao động cưỡng bức của vật là
A. 1/3 s B. 1/6 s C. 6 s D. 3
Câu 41: [VNA] Một vật dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng O. Trong quá trình vật đi
thẳng từ biên âm ‒A sang biên dương +A thì lần lượt đi qua các vị trí M, N, O, P. Kết luận đúng là
A. Khi đi từ P đến A vận tốc ngược chiều gia tốc
B. Khi đi từ M đến N vận tốc ngược chiều gia tốc
C. Khi đi từ N đến P vận tốc ngược chiều gia tốc
D. Khi đi từ N đến P vận tốc cùng chiều gia tốc
Câu 42: [VNA] Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Pha ban đầu của dao động là
A. φ B. A C. x D. ω
Câu 43: [VNA] Một con lắc đơn với vật nặng có khối lượng 100 g thì dao động nhỏ với chu kỳ 2 s.
Khi khối lượng của vật nhỏ là 200 g thì chu kỳ dao động nhỏ của con lắc lúc này là
A. 1,41 s B. 2,83 s C. 2 s D. 4 s
Câu 44: [VNA] Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điêu hòa lệch pha nhau π/2 và
có biên độ tương ứng là 9 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là
A. 15 cm B. 10,5 cm C. 3 cm D. 21 cm
Câu 45: [VNA] Cho một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ), A > 0 và ω > 0.
Trong phương trình dao động đó, ωt + φ gọi là
A. pha ban đầu của dao động B. tần số
C. tần số góc D. pha của dao động ở thời điểm t
m
Câu 46: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng k và khối lượng m. Đại lượng 2 là
k
A. lực kéo về B. chu kì C. vận tốc D. tần số góc
Câu 47: [VNA] Một vật dao động điều hòa, trong khoảng thời gian li độ chất điểm dương thì
A. vận tốc có xu hướng giảm B. vận tốc có xu hướng tăng
C. gia tốc có xu hướng giảm D. gia tốc có xu hướng tăng
Câu 48: [VNA] Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình [VNA]
bên. Năm con lắc đơn: (1), (2), (3), (4) và M (con lắc điều khiển) được treo
(2)
trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích
(1) (3) (4)
M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì M
các con lắc còn lại dao động theo. Con lắc dao động sớm nhất là
A. con lắc (4) B. con lắc (3) C. con lắc (1) D. con lắc (2)
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 92


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 49: [VNA] Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng ω = 10π rad/s. Tác dụng
vào vật nặng theo phương của trục lò xo một ngoại lực biến thiên Fn = F0 cos ( 20πt ) N. Sau một thời
gian, vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Tốc độ dao động cực đại của vật bằng
A. 50π cm/s. B. 50 cm/s. C. 25 cm/s. D. 100π cm/s.
Câu 50: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)
thì
A. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu
C. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại
D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
Câu 51: [VNA] Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ v , chu kì T , tần số f thì có bước sóng là
v v v v
A. λ = vT = vf B. λ = vf = C. λ = = D. λ = vT =
T f T f
Câu 52: [VNA] Trên mặt nước đủ rộng có một nguồn điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng
đứng tạo ra một hệ sóng tròn đồng tâm O lan tỏa ra xung quanh. Thả một nút chai nhỏ nổi trên mặt
nước nơi có sóng truyền qua thì nút chai
A. sẽ bị sóng cuốn ra xa nguồn O
B. sẽ dịch chuyền lại gần nguồn O
C. sẽ dao động tại chỗ theo phương thẳng đứng
D. sẽ dao động theo phương nằm ngang
Câu 53: [VNA] Trên một sợi dây có sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
A. một bước sóng. B. nửa bước sóng.
C. một phần tư bước sóng. D. hai lần bước sóng.
Câu 54: [VNA] Một sóng dừng xảy ra trên sợi dây hai đầu cố định với tần số f. Nếu tăng tần số lên
2 f thì:
A. Vẫn có sóng dừng, các nút sóng ban đầu trở thành bụng sóng.
B. Vẫn có sóng dừng, các bụng sóng ban đầu trở thành nút sóng.
C. Không có sóng dừng nữa.
D. Vẫn có sóng dừng, các bụng sóng ban đầu lúc này vẫn là bụng sóng.
Câu 55: [VNA] Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là
A. hiện tượng giao thoa của hai sóng. B. hiện tượng cộng hưởng của hai sóng.
C. hiện tượng phản xạ của hai sóng. D. hiện tượng sóng dừng.
Câu 56: [VNA] Sóng cơ
A. là dao động của mọi điểm trong môi trường.
B. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
C. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.
Câu 57: [VNA] Chỉ ra phát biểu sai. Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể có cùng
A. tần số. B. cường độ. C. mức cường độ. D. đồ thị dao động.
Câu 58: [VNA] Để phân biệt âm thanh do các nhạc cụ khác nhau phát ra, người ta dựa vào
A. cường độ âm. B. tần số âm. C. âm sắc. D. mức cường độ âm.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 93


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59: [VNA] Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với:
A. cường độ âm. B. mức cường độ âm. C. tần số âm. D. đồ thị dao động âm
Câu 60: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường với bước sóng λ. Trên cùng một
hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà phần tử của môi trường tại đó
dao động ngược pha nhau là
A. 2λ. B. λ/4 C. λ. D. λ/2
Câu 61: [VNA] Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường dọc theo chiều dương của
trục Ox với tốc độ v, phương trình dao động của nguồn sóng tại gốc tọa độ O là u0 = Acosωt (ω > 0).
Trên trục Ox, M là một điểm có tọa độ x (x > 0). Phương trình dao động của phần tử tại M khi có
sóng truyền qua là
 x  v  v  x
A. uM = A sin ω  t −  B. uM = A sin ω  t −  C. uM = A cos ω  t −  D. uM = A cos ω  t − 
 v  x  x  v
Câu 62: [VNA] Trên sợi dây PQ có đầu Q cố định, một sóng tới hình sin truyền từ P đến Q thì sóng
đó bị phản xạ và truyền từ Q về P. Tại Q sóng tới và sóng phải xạ
A. lệch pha nhau π / 4 rad B. ngược pha nhau
C. lệch pha nhau π / 3 rad D. cùng pha nhau
Câu 63: [VNA] Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao
động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm
của đoạn S1S2, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
A. ngược pha nhau. B. lệch pha nhau góc π/2.
C. lệch pha nhau góc π/3. D. cùng pha nhau.
Câu 64: [VNA] Trên sợi dây PQ có đầu Q tự do, một sóng tới hình sin truyền từ P đến Q thì sóng
đó bị phản xạ và truyền từ Q về P. Tại Q sóng tới và sóng phải xạ
A. lệch pha nhau π / 4 rad B. ngược pha nhau
C. lệch pha nhau π / 3 rad D. cùng pha nhau
Câu 65: [VNA] Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể có
kết luận nào sau đây? Khi gảy dây đàn, nếu:
A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.
C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
Câu 66: [VNA] Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của
âm?
A. Tần số. B. Cường độ. C. Mức cường độ. D. Đồ thị dao động.
Câu 67: [VNA] Một chiếc đàn ghita, một chiếc đàn viôlon và một chiếc kèn săcxô cùng phát ra một
nốt la ở cùng độ cao. Tai ta vẫn phân biệt được ba âm đó vì chúng khác nhau ở
A. mức cường độ âm. B. cường độ âm. C. âm sắc. D. tần số.
Câu 68: [VNA] Khi một sóng âm truyền từ nước ra không khí thì
A. Tần số tăng, bước sóng không đổi. B. Tần số không đổi, bước sóng giảm.
C. Tần số giảm, bước sóng không đổi. D. Tần số không đổi, bước sóng tăng.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 94


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 69: [VNA] Một sóng cơ có tần số f truyền trong một môi trường với tốc độ v . Bước sóng của
sóng này là
f v 1
A. λ = . B. λ = . C. λ = f .v . D. λ =
v f f v
Câu 70: [VNA] Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A. nửa bước sóng. B. hai lân bước sóng.
C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 71: [VNA] Điêu kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải
xuất phát từ hai nguồn dao động
A. cùng tần số, cùng phương
B. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ
D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Câu 72: [VNA] Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định, chiều dài của sợi
dây
A. bằng một số nguyên lẻ phần tư bước sóng B. có giá trị tùy ý
C. bằng số nguyên lần nửa bước sóng D. bằng một phần tư bước sóng
Câu 73: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng, cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới
đó bằng
A. một số lẻ lần một phần tư bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. một số nửa nguyên lần bước sóng. D. một số nguyên lần bước sóng.
Câu 74: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi có hai đầu cố định đang có sóng dừng với 3 bụng sóng.
Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 60 cm . Chiều dài của sợi dây là
A. 180 cm B. 120 cm . C. 20 cm . D. 90 cm .
Câu 75: [VNA] Xét hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng
pha. Sóng do hai nguồn phát ra có bước sóng λ . Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng
cách tới hai nguồn bằng
λ
A. (2k + 1) (k = 0, 1, 2,) B. kλ(k = 0, 1, 2,)
2
λ λ
C. (2k + 1) (k = 1, 3, 5,) D. k (k = 1, 3, 5,)
4 8
Câu 76: [VNA] Sóng âm truyền trong chất khí là sóng
A. siêu âm B. dọc C. ngang D. hạ âm
Câu 77: [VNA] Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường đàn hồi với tần số f , tốc độ truyền
sóng là v. Quãng đường sóng truyền được trong một chu kì là
1 v f
A. vf B. . C. . D. .
vf f v
Câu 78: [VNA] Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Sóng là dao động và phương trình sóng là phương trình dao động.
B. Sóng là dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động.
C. Sóng là sự lan truyền của dao động, nên phương trình sóng cũng là phương trình dao động.
D. Sóng là sự lan truyền của dao động và phương trình sóng khác phương trình dao động.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 95


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 79: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng
cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. λ. B. 0, 5λ. C. 2λ. D. 0, 25λ.
Câu 80: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo chiều dương của trục Ox. Khoảng cách giữa hai
điểm gần nhau nhất trên Ox mà phần tử môi trường ở đó dao động cùng pha nhau là
A. hai bước sóng. B. một bước sóng.
C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng.
Câu 81: [VNA] Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
Câu 82: [VNA] Một sóng cơ hình sin có tần số f lan truyền trong một môi trường với bước sóng .
Tốc độ truyền sóng trong môi trường là
λ λ
A. v = . B. v = λf . C. v = 2λf . D. v = .
f 2f
Câu 83: [VNA] Sóng cơ ngang không truyền được trong các chất
A. rắn, lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. lỏng và khí.
Câu 84: [VNA] Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần
tử môi trường khi có sóng truyền qua luôn
A. là phương ngang B. là phương thẳng đứng
C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng
Câu 85: [VNA] Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian, qua một đơn
vị diện tích, đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là
A. năng lượng âm B. cường độ âm C. độ to của âm D. mức cường độ âm
Câu 86: [VNA] Ở mặt nước có hai nguồn sóng A và B dao động theo phương vuông góc với mặt
nước, có cùng phương trình u = Acos(ωt) . Khi xảy ra hiện tượng giao thoa, phần tử nước tại trung
điểm của AB sẽ dao động với biên độ bằng
A. A 2 B. 2A C. 0 D. A
Câu 87: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp cùng pha, điều kiện để tại
điểm M cách các nguồn d1 ,d2 dao động với biên độ cực tiểu là
A. d2 − d1 = kλ / 2 . B. d2 − d1 = kλ .
C. d2 − d1 = (2k + 1)λ / 4 . D. d2 − d1 = (2k + 1)λ / 2 .
Câu 88: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây Sai?
A. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng. B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
C. Sóng cơ lan truyền được trong chân không. D. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
Câu 89: [VNA] Các họa âm có tần số 2 f0 , 3 f0 , 4 f0  Họa âm thứ hai có tần số là
A. 4 f0 . B. f 0 . C. 3 f0 . D. 2 f0 .
Câu 90: [VNA] Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương
A. vuông góc với phương truyền sóng. B. thẳng đứng.
C. nằm ngang. D. trùng với phương truyền sóng.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 96


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 91: [VNA] Khi nói về sóng âm, phát biếu nào sau đây sai?
A. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz:
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz .
C. Đơn vị của mức cường độ âm là W / m2 .
D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
Câu 92: [VNA] Tốc độ truyền sóng cơ học trong một môi trường phụ thuộc vào
A. năng lượng sóng. B. tần số sóng.
C. bản chất môi trường. D. biên độ của sóng.
Câu 93: [VNA] Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động
cùng pha với nhau gọi là
A. chu kỳ. B. tốc độ truyền sóng. C. độ lệch pha. D. bước sóng.
Câu 94: [VNA] Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo
phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ . Cực tiểu giao thoa nằm tại những
điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó thỏa mãn
 1λ λ
A. d2 − d1 =  k +  với k = 0; 1; 2 B. d2 − d1 = k với k = 0; 1; 2
 2 2 2
 1
C. d2 − d1 =  k +  λ với k = 0; 1; 2 D. d2 − d1 = kλ với k = 0; 1; 2
 2
Câu 95: [VNA] Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lí của âm?
A. cường độ âm. B. tần số âm. C. độ cao của âm. D. mức cường độ âm.
Câu 96: [VNA] Ứng dụng của sóng dừng là
A. biết được tính chất của sóng. B. xác định tốc độ truyền sóng.
C. xác định tần số dao động. D. đo lực căng dây khi có sóng dừng.
Câu 97: [VNA] Một đoạn dây đang có sóng dừng như hình vẽ.
Số bụng sóng trên đoạn dây là
A. 4. B. 6.
C. 5. D. 3.
Câu 98: [VNA] Sóng âm là gì?
A. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
B. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, chân không
C. Sóng âm là sóng điện từ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
D. Sóng âm là sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng
Câu 99: [VNA] Một sợi dây dài một đầu cố định, một đầu tự do. Trên dây đang có sóng dừng
với bước sóng λ . Chiều dài của sợi dây được xác định bằng công thức nào sau đây?
λ
A. = kλ với (k  Z) . B. = k vớ (k  Z) .
2
λ λ
C. = (2k + 1) với (k  N) . D. = (2k + 1) với (k  N)
2 4
Câu 100: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương
A. cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
B. cùng biên độ nhưng khác tần số
C. cùng pha ban đầu nhưng khác tần số
D. cùng biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 97


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 07

Câu 1: [VNA] Dao động cơ học là


A. Chuyển động có quỹ đạo xác định trong không gian, sau những khoảng thời gian xác định
trạng thái chuyển động được lặp lại như cũ
B. Chuyển động có biên độ và tần số góc xác định
C. Chuyển động trong phạm vi hẹp trong không gian được lặp đi lặp lại nhiều lần
D. Chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại quanh một vị trí cân bằng xác định
Câu 2: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Gọi A, ω và φ lần
lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức li độ của vật theo thời gian t là
A. x = A cos ( ωt + φ ) B. x = ω cos ( tφ + A ) C. x = t cos ( φA + ω ) D. x = φ cos ( Aω + t )
Câu 3: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Phương án nào dưới đây có thể xem như một dao động điều
hòa?
A. Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính
B. Hình chiếu của một chuyển động elip lên một đường thẳng
C. Hình chiếu của một chuyển động hypebol lên một đường thẳng
D. Hình chiếu của một chuyển động xoắn ốc lên một đường thẳng
Câu 4: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k đang dao
động điều hòa theo phương nằm ngang. Khi vật ở vị trí có li độ x thì gia tốc a của vật được tính
bằng công thức nào sau đây?
m k x
A. a = − x B. a = −kx C. a = − x D. a = −
k m k
Câu 5: [VNA] Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí cũ theo
hướng cũ gọi là
A. pha dao động B. pha ban đầu C. tần số dao động D. chu kì dao động
Câu 6: [VNA] Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng
là chuyển động
A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. nhanh dần D. chậm dần
Câu 7: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động
điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là Δl . Chu kì dao động của con lắc này là
g 1 Δl 1 g Δl
A. 2π B. C. D. 2π
Δl 2π g 2π Δl g
Câu 8: [VNA] Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng
B. tỉ lệ với bình phương biên độ
C. không đổi nhưng hướng thay đổi
D. và hướng không đổi
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 98


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 9: [VNA] Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của li độ theo thời gian trong dao động điều hòa là
A. đoạn thẳng B. đường elip C. đường parabol D. đường hình sin
Câu 10: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một
đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực
đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
A. theo chiều chuyển động của viên bi B. về vị trí cân bằng của viên bi
C. theo chiều dương quy ước D. theo chiều âm quy ước
Câu 11: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Khi
vật ở vị trí có li độ x thì lực kéo về tác dụng lên vật có giá trị là
1 1
A. −kx B. kx2 C. − kx D. kx 2
2 2
Câu 12: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc
theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là
F = −kx . Nếu F tính bằng niutơn (N), x tính bằng mét (m) thì k tính bằng
A. N/m2 B. N.m2 C. N/m C. N.m
Câu 13: [VNA] Ta quy ước chiều dương trên đường tròn định hướng
A. Luôn ngược chiều với chiều quay của kim đồng hồ
B. Có thể cùng chiều quay của kim đồng hồ và cũng có thể ngược chiều quay của kim đồng hồ
C. Luôn cùng chiều với chiều quay của kim đồng hồ
D. Không cùng chiều quay của kim đồng hồ và cũng không ngược chiều quay của kim đồng hồ
Câu 14: [VNA] Chu kì của dao động điều hòa là
A. Số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây
B. Số dao động toàn phần thực hiện được trong một chu kỳ
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí ban đầu
D. Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần
Câu 15: [VNA] Mối liên hệ giữa tần số góc ω và tần số f của một dao động điều hòa là
f 2π 1
A. ω = B. ω = C. ω = 2πf D. ω =
2π f f
Câu 16: [VNA] Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = A sin ( ωt + φ ) , vận tốc của vật
có giá trị cực đại là
A. vmax = A2ω B. vmax = 2Aω C. vmax = Aω2 D. vmax = Aω
Câu 17: [VNA] Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với vận tốc B. ngược pha với vận tốc
π π
C. sớm pha so với vận tốc D. trễ pha so với vận tốc
2 2
Câu 18: [VNA] Một con lắc lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m đang dao động điều
hòa. Tần số góc của dao động là
k k m m
A. ω = 2π B. ω = C. ω = 2π D. ω =
m m k k

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 99


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 19: [VNA] Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của vận tốc theo li độ trong dao động điều hòa là
A. đoạn thẳng B. đường elip C. đường parabol D. đường hình sin
Câu 20: [VNA] Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính của quỹ
đạo có chuyển động là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều
B. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều
C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động
tròn đều
D. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều
Câu 21: [VNA] Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình
x = Acos ωt . Thế năng của vật tại thời điểm t là

A. Wt = mA 2ω2 cos2 ( ωt ) B. Wt = mA 2ω2 sin2 ( ωt )


1
2

C. Wt = mω2 A 2 sin2 ( ωt ) D. Wt = 2mω2 A 2 sin2 ( ωt )


1
2
Câu 22: [VNA] Một vật dao động điều hoà với chu kì T . Động năng và thế năng của vật nặng dao
động điều hoà biến đổi theo thời gian
T
A. điều hòa với chu kì B. tuần hoàn với chu kì T
2
T
C. tuần hoàn với chu kì D. điều hòa với chu kì T
2
Câu 23: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có
A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên
B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc
C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng
Câu 24: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)
thì
A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại
B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu
C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng
D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
Câu 25: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = A cos ( ωt + φ ) . Vận tốc của vật
được tính bằng công thức
A. v = −ωA sin ( ωt + φ ) B. v = ωA sin ( ωt + φ )
C. v = −ωA cos ( ωt + φ ) D. v = ωA cos ( ωt + φ )
Câu 26: [VNA] Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi
A. cùng pha với li độ B. ngược pha với li độ
π π
C. sớm pha so với li độ D. trễ pha so với li độ
2 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 100


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 27: [VNA] Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng
thì
A. động năng của chất điểm giảm B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm
C. độ lớn li độ của chất điểm tăng D. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm
Câu 28: [VNA] Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của gia tốc theo li độ trong dao động điều hòa là
A. đoạn thẳng B. đường elip C. đường parabol D. đường hình sin
Câu 29: [VNA] Dao động cơ điều hoà đổi chiều khi
A. lực tác dụng đổi chiều B. lực tác dụng bằng 0
C. lực tác dụng có độ lớn cực đại D. lực tác dụng ngược chiều với vận tốc
Câu 30: [VNA] Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa với tần số góc ω . Khi chất
điểm có li độ x thì thế năng của nó là
mω 2 x 2 mω 2 x mx 2
A. mω2 x2 B. C. D.
2 2 2
Câu 31: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = A cos(ωt + φ) ( A  0 ) . Biên độ dao
động của vật là
A. A B. φ C. ω D. x
Câu 32: [VNA] Biết rằng li độ x = Acos(ωt + φ) của dao động điều hoà bằng A vào thời điểm ban
đầu t = 0 . Pha ban đầu φ có giá trị bằng
π π
A. 0 C. B. D. π
4 2
Câu 33: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = Acos ωt và có cơ năng là
E . Động năng của vật tại thời điểm t là
E E
A. Eđ = sinωt B. Eđ = Ecos2 ωt C. Eđ = Esin2 ωt D. Eđ = cos ωt
2 4
Câu 34: [VNA] Véctơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn
A. hướng ra xa vị trí cân bằng B. cùng hướng chuyển động
C. hướng về vị trí cân bằng D. ngược hướng chuyển động
Câu 35: [VNA] Tốc độ của chất điểm dao động điểu hoà cực đại khi
π
A. li độ cực đại B. gia tốc cực đại C. li độ bằng 0 D. pha bằng
4
Câu 36: [VNA] Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ
x = A cos ( ωt + φ ) . Cơ năng của vật dao động này là
1 1 1
A.mω 2 A 2 B. mω2 A2 C. mωA 2 D. mω 2 A
2 2 2
Câu 37: [VNA] Dao động điều hòa là:
A. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian
B. Dao động mà vật chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng
C. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian
D. Dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời
gian bằng nhau xác định
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 101


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (ω  0) . Tần số góc
của dao động là
A. A B. ω C. φ D. x
Câu 39: [VNA] Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = A cos ( ωt + φ ) với A  0 , ω  0 .
Pha của dao động ở thời điểm t là
A. ω B. cos ( ωt + φ ) C. ωt + φ D. φ
Câu 40: [VNA] Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc
v thì động năng của nó là
mv 2 vm 2
A. mv 2 B. C. vm 2 D.
2 2
Câu 41: [VNA] Chọn câu sai. Cơ năng của vật dao động điều hoà bằng
A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kì
B. động năng vào thời điểm ban đầu
C. thế năng ở vị trí biên
D. động năng khi vật ở vị trí cân bằng
Câu 42: [VNA] Tần số của dao động điều hòa là:
A. Số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây
B. Số dao động toàn phần thực hiện được trong một chu kỳ
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí ban đầu
D. Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần
Câu 43: [VNA] Một vật dao động điều hòa với chu kì T . Tần số dao động của vật được tính bằng
công thức
T 1 2π
A. f = B. f = 2πT C. f = D. f =
2π T T
Câu 44: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật
A. là hàm bậc hai của thời gian B. biến thiên điều hòa theo thời gian
C. luôn có giá trị không đổi D. luôn có giá trị dương
Câu 45: [VNA] Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = A sin ( ωt ) . Nếu
chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật
A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox
B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox
C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox
D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox
Câu 46: [VNA] Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên
A. cùng tần số và ngược pha với li độ B. khác tần số và ngược pha với li độ
C. khác tần số và cùng pha với li độ D. cùng tần số và cùng pha với li độ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 102


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 47: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = 5 cos(10πt)(F tính
bằng N ,t tính bằng s ). Vật này luôn dao động với
A. chu kì 5 s B. tần số 5 Hz
C. biên độ 5 N D. tần số góc 10πt rad/s
Câu 48: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A 2 . Biên
độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng
A. A1 A2 B. A1 − A2 C. A1 + A2 D. A12 + A22
Câu 49: [VNA] Chọn câu đúng? Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào
A. cấu tạo của con lắc lò xo B. biên độ dao động
C. năng lượng của con lắc lò xo D. cách kích thích dao động
Câu 50: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m gắn với một lò xo nhẹ có độ cứng k.
Con lắc này có tần số dao động riêng là
k m 1 m 1 k
A. f = 2π B. f = 2π C. f = D. f =
m k 2π k 2π m
Câu 51: [VNA] Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
B. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
C. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng
Câu 52: [VNA] Khi một nhạc cụ phát ra một âm cơ bản có tần số f 0 thì nhạc cụ đó đồng thời phát
ra một loạt các họa âm có tần số 2 f0 , 3 f0 , 4 f0 , Họa âm thứ ba có tần số là
A. 4 f0 . B. 3 f0 C. 2 f0 D. f 0 .
Câu 53: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần
nhau nhất và dao động cùng pha là
A. bước sóng. B. biên độ của sóng. C. tần số sóng D. tốc độ truyền sóng.
Câu 54: [VNA] Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng của một sóng hình sin?
A. Bước sóng. B. Tốc độ sóng.
C. Chu kì sóng. D. Thời gian truyền sóng.
Câu 55: [VNA] Trong các tốc độ sau đây của âm thanh, tốc độ nào là tốc độ truyền trong không khí
ở 00C?
A. 5850 m/s. B. 331 m/s. C. 1500 m/s. D. 6260 m/s.
Câu 56: [VNA] Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng gần nhau nhất và
dao động cùng pha với nhau gọi là
A. tần số. B. bước sóng. C. chu kì. D. vận tốc truyền sóng.
Câu 57: [VNA] Trong giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, vân giao thoa cực tiểu có dạng là những
đường
A. thẳng B. parabol C. tròn D. hypebol
Câu 58: [VNA] Sóng dừng ổn định trên một sợi dây với bước sóng λ . Khoảng cách giữa n nút sóng
liên tiếp là
λ λ
A. (n − 1)λ B. (n − 1) C. n D. nλ
2 2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 103


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 59: [VNA] Siêu âm là sóng âm có tần số


A. nhỏ hơn 16 Hz và tai người nghe được.
B. lớn hơn 20kHz và tai người không nghe được.
C. nhỏ hơn 16 Hz và tai người không nghe được.
D. lớn hơn 20kHz và tai người nghe được.
Câu 60: [VNA] Một sóng cơ có tần số sóng bằng f lan truyền trong môi trường với tốc độ v thì có
bước sóng là
f v v
A. λ = . B. λ = . C. λ = vf . D. λ = .
v f 2πf
Câu 61: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox. Quãng đường mà sóng truyền được
trong một chu kỳ bằng
A. ba lần bước sóng. B. hai lần bước sóng. C. một bước sóng. D. nửa bước sóng.
 x
Câu 62: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox với phương trình u = A cos ω  t −  , A  0
 v
. Biên độ sóng là
A. x B. A C. v D. ω
Câu 63: [VNA] Một sóng cơ lan truyền theo trục Ox với tốc độ là v. Phương trình dao động tại
nguồn sóng O là uO = A cos(ωt) thì phương trình dao động tại điểm M trên Ox, cách O đoạn x là
 x  x
A. uM = A cos ω  t −  . B. uM = A cos ω  t +  .
 v  v
 x  x
C. uM = A cos  ωt −  . D. uM = A cos  ωt +  .
 v  v
Câu 64: [VNA] Công thức liên hệ giữa bước sóng λ , tốc độ truyền sóng v và chu kì T của một
sóng cơ hình sin là
v V
A. λ = . B. λ = vT 2 . C. λ = 2 . D. λ = vT .
T T
Câu 65: [VNA] Khi sóng cơ lan truyền mà gặp vật cản cố định thì sóng phản xạ tại điểm phản xạ và
sóng tới tại điểm đó luôn
A. lệch pha π/2. B. ngược pha. C. cùng pha. D. lệch pha π/3.
Câu 66: [VNA] Một sợi dây đàn hồi dài 0,8 m đang có sóng dừng, hai đầu dây cố định. Kể cả hai
nút ở hai đầu dây thì trên dây có 3 nút sóng. Bước sóng λ của sóng truyền trên sợi dây là
A. 0, 4 m . B. 0, 5 m . C. 1,6 m . D. 0,8 m .
Câu 67: [VNA] Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần
nó nhất bằng
A. một số nguyên lần bước sóng B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng D. một phần tư bước sóng.
Câu 68: [VNA] Một người quan sát một sóng truyền trên mặt chất lỏng thấy khoảng cách giữa 10
đỉnh sóng liên tiếp là 27 cm , sóng này có bước sóng là
A. 6 cm . B. 3 cm . C. 2,7 cm . D. 5, 4 cm .
Câu 69: [VNA] Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Môi trường truyền sóng. B. Tần số dao động của nguồn sóng.
C. Chu kỳ dao động của nguồn sóng. D. Biên độ dao động của nguồn sóng.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 104


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 70: [VNA] Trong bài hát "Tiếng đàn bầu" của nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc có đoạn: Tiếng đàn
bầu của ta cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát, tích tịch tinh tình
tang. Ở đây "thanh" và "trầm" nói đến đặc trưng nào của âm
A. Âm sắc. B. Độ to C. Độ cao D. Cường độ âm
Câu 71: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài khi duỗi thẳng bằng đang có sóng dừng
với hai đầu là nút sóng. Với bước sóng trên sợi dây là , biểu thức nào sau đây là đúng?
λ
A. = kλ với k = 1,2,3... B. = (2k − 1) với k = 1,2,3...
4
λ λ
C. = k với k = 1,2,3... D. = k với k = 1,2,3...
2 4
Câu 72: [VNA] Một dây đàn dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước
sóng dài nhất là
A. 4L B. 2L C. 0,5L D. L
Câu 73: [VNA] Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng
dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng
A. một số chẵn lần một phần tư bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần bước sóng. D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
Câu 74: [VNA] Sóng dừng xảy ra trên một dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do, chiều dài
L . Để có sóng dừng thì tần số dao động của dây nhỏ nhất phải bằng
v 2L v 4L
A. fmin = B. fmin = C. fmin = D. fmin = .
4L v 2L v
Câu 75: [VNA] Khi trời mưa dông, ta thường nghe thấy tiếng sấm. Vậy vật nào đã dao động phát
ra tiếng sấm?
A. Các đám mây va chạm vào nhau nên đã dao động phát ra tiếng sấm.
B. Các tia lửa điện khổng lồ dao động gây ra tiếng sấm.
C. Không khí xung quanh tia lửa điện đã bị dãn nở đột ngột khiến chúng dao động gây ra tiếng
sấm.
D. Cả ba lí do trên.
Câu 76: [VNA] Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.
Câu 77: [VNA] Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần
tử môi trường
A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng
C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 78: [VNA] Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên
tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng. B. nửa bước sóng.
C. một bước sóng. D. hai bước sóng.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 105


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 79: [VNA] Âm có tần số 15 Hz là


A. hạ âm B. âm nghe được C. siêu âm. D. tạp âm.
Câu 80: [VNA] Khi gõ tay xuống mặt bàn, ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao
động phát ra âm?
A. Mặt bàn dao động phát ra âm.
B. Tay ta gõ vào bàn nên tay đã dao động phát ra âm.
C. Cả tay ta và mặt bàn đều dao động phát ra âm.
D. Lớp không khí giữa tay ta và mặt bàn dao động phát ra âm.
Câu 81: [VNA] Phân biệt sóng ngang và sóng dọc dựa vào
A. vận tốc truyền sóng và bước sóng. B. phương dao động và vận tốc truyền sóng.
C. phương dao động và tần số sóng. D. phương dao động và phương truyền sóng.
Câu 82: [VNA] Sóng dừng là
A. sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.
B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.
C. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.
D. sóng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định.
Câu 83: [VNA] Ta quan sát thấy hiẹ̀n tưọng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng vận tốc.
Câu 84: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng
truyền qua được gọi là
A. năng lượng sóng. B. chu kì của sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. biên độ của sóng.
Câu 85: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, chu kì dao động của một phần tử môi trường có sóng
truyền qua được gọi là
A. năng lượng sóng. B. chu kì của sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. biên độ của sóng.
Câu 86: [VNA] Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều
hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ . Cực tiểu giao
thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. (2k + 1)λ vói k = 0, 1, 2, B. kλ với k = 0, 1, 2,
C. 2kλ với k = 0, 1, 2, D. (k + 0, 5)λ với k = 0, 1, 2,
Câu 87: [VNA] Giọng nữ thanh (cao) hơn giọng nam là do
A. Tần số của giọng nữ lớn hơn. B. Độ to của giọng nữ lớn hơn.
C. Biên độ âm của nữ cao hơn. D. Giọng nữ có nhiều họa âm hơn.
Câu 88: [VNA] Một sóng cơ lần lượt truyền trong các chất: không khí ở 20 0 C , nước, nhôm và đồng.
Tốc độ truyền sóng này nhỏ nhất trong
A. nhôm. B. không khí ở 20 C . C. nước. D. đồng.
Câu 89: [VNA] Ba đặc trưng sinh lí của âm là
A. Độ cao, độ to và âm sắc. B. Độ cao, độ to và tần số.
C. Độ cao, độ to và đồ thị dao động âm. D. Độ cao, độ to và cường độ âm.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 106


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 90: [VNA] Trong sóng cơ, bước sóng là


A. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s.
B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. quãng đường mà sóng lan truyền trong một chu kì.
D. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng.
Câu 91: [VNA] Một sóng cơ hình sin có chu kì T lan truyền trong một môi trường với bước sóng .
Tốc độ truyền sóng trong môi trường là
T λ T λ
A. v = . B. v = . C. v = . D. v = .
2λ T λ 2T
Câu 92: [VNA] Trong âm nhạc các nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô được sắp xếp theo thứ tự
A. tăng dần độ cao (tần số) B. giảm dần độ cao (tần số)
C. tăng dần độ to D. giảm dần độ to
Câu 93: [VNA] Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?
A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp.
C. Khi âm nghe to. D. Khi âm nghe nhỏ.
Câu 94: [VNA] Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm
A. độ to của âm B. độ cao của âm C. âm sắc của âm D. mức cường độ âm
Câu 95: [VNA] Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lý của âm?
A. Tần số của âm B. Cường độ âm. C. Độ cao của âm D. Mức cường độ âm.
Câu 96: [VNA] Trên một sợi dây có chiều dài , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có
một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là
v 2v v v
A. B. C. D.
4 2
Câu 97: [VNA] Sóng âm lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được
sóng âm nào sau đây?
A. Sóng âm có tần số 10 Hz . B. Sóng âm có tần số 30KHz .
C. Sóng âm có chu kì 2ps . D. Sóng âm có chu kì 2 ms .
Câu 98: [VNA] Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
A. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.
B. tổng hợp của hai dao động.
C. tạo thành các gợn lồi, lōm.
D. hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có nhūng điểm
chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
Câu 99: [VNA] Tại những điểm mà hai sóng cơ kết hợp cùng biên độ, giao thoa tăng cường lẫn
nhau, thì năng lượng của dao động tổng hợp so với năng lượng mỗi dao động thành phần, lớn gấp
A. 4 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 6 lần.
Câu 100: [VNA] Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao
động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm
của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
A. lệch pha nhau góc π/3 B. cùng pha nhau
C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc π/2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 107


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ LÝ THUYẾT SỐ 08

Câu 1: [VNA] Khi một chất điểm dao động điều hòa trên quỹ đạo thẳng, vecto gia tốc luôn
A. cùng chiều vectơ vận tốc B. hướng về biên dương
C. hướng về vị trí cân bằng D. ngược chiều với vectơ vận tốc
Câu 2: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Trong thực tế hiện tượng cộng hưởng
A. vừa có ích, vừa có hại. B. luôn có hai.
C. không có ích, không có hại. D. luôn có ích.
Câu 3: [VNA] Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn
A. không đổi nhưng hướng thay đổi.
B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. và hướng không đổi.
Câu 4: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax . Tần số góc của vật
dao động là
v v v v
A. ω = max B. ω = max C. ω = max D. ω = max
πA 2πA 2A A
Câu 5: [VNA] Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k . Con lắc
dao động điều hòa với tần số là
1 m k m 1 k
A. f = B. f = 2π C. f = 2π D. f =
2π k m k 2π m
Câu 6: [VNA] Một vật dao động điều hòa có gia tốc phụ thuộc vào li độ theo phương trình
a = −(10π)2 x . Tần số dao động của vật là
A. 10 Hz. B. 5 π Hz. C. 5 Hz. D. 10 π Hz.
Câu 7: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo đang dao động điều hòa với phương trình
s = S0 cos ( ωt + φ ) ( S0  0 ) . Biên độ góc của con lắc được xác định theo biểu thức
2π 2πS0 S0
A. α0 = . B. α0 = . C. α0 = D. α0 = .
S0 S0
Câu 8: [VNA] Công thức tính tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo có độ cứng k và khối lượng
vật nặng m là
m k 1 k 1 m
A. f = 2π . B. f = 2π . C. f = . D. f = .
k m 2π m 2π k
Câu 9: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài , dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g.
Tần số góc của con lắc là
g 1 g
A. ω = . B. ω = . C. ω = . D. ω =2π .
g 2π g
Câu 10: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài 1m dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường
g = 10 m / s2 . Lấy π2 = 10 . Tần số dao động của con lắc là
1 1
A. Hz B. πHz . C. 2 Hz . D. Hz .
2 π
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 108


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa có phương trình
x1 = A1 cos ( ωt + φ1 ) và x2 = A2 cos ( ωt + φ2 ) . Biên độ dao động tổng hợp được tính theo công thức

A. A = A12 + A22 + 2A1 A2 cos ( φ2 − φ1 ) . B. A = A12 + A22 − 2A1 A2 cos ( φ2 − φ1 ) .

C. A = A12 + A22 + A1 A2 cos ( φ2 − φ1 ) . D. A = A12 + A22 + 2A1 A2 cos ( φ2 + φ1 ) .


Câu 12: [VNA] Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm và vận tốc có độ lớn cực đại là
vmax = 10πcm / s . Chu kì dao động của vật nhỏ là
A. 1 s B. 3 s C. 2 s D. 4 s
Câu 13: [VNA] Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số có phương trình:
 π  π
x1 = 5 cos  ωt +  (cm) ; x2 = 5 cos  ωt −  (cm) . Chọn phát biểu về mối quan hệ về pha của hai dao
 2  2
động.
π
A. Hai dao động ngược pha B. Hai dao động lệch pha nhau
2
C. Hai dao động vuông pha D. Hai dao động cùng pha
Câu 14: [VNA] Chọn phát biểu đúng về dao động cưỡng bức
A. Luôn có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
B. Luôn có tần số khác tần số của lực cưỡng bức.
C. Luôn có tần số bằng tần số riêng của hệ.
D. Luôn có tần số khác tần số riêng của hệ.
Câu 15: [VNA] Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. Biên độ và năng lượng. B. Biên độ và gia tốc.
C. Biên độ và tốc độ. D. Li độ và tốc độ.
Câu 16: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau, có biên độ A1
và A 2 . Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ
1
A.
2
( A1 + A2 )
1
B. A1 − A2 .
2
C. A1 − A2 . D. A1 + A2 .

Câu 17: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, lệch pha nhau π/2, với biên
độ A1 và A 2 . Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ là

A. A12 − A22 B. A12 + A22 C. A1 + A2 . D. A1 − A2

Câu 18: [VNA] Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài ℓ, tại nơi có gia tốc trọng
trường g, được xác định bởi công thức nào sau đây?
l g 1 g 1 l
A. T = 2π . B. T = 2π . C. T = . D. T = .
g l 2π l 2π g
Câu 19: [VNA] Tồng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, cùng pha
ban đầu là một dao động điều hòa:
A. Cùng biên độ, cùng phương, cùng tần số với các dao động thành phần.
B. Cùng pha ban đầu, cùng biên độ, cùng phương với các dao động thành phần.
C. Cùng phương, cùng tần số, cùng pha ban đầu với các dao động thành phần.
D. Cùng tần số, cùng pha ban đầu, cùng biên độ với các dao động thành phần.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 109


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Khi một vật dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng thì
A. cơ năng biến thiên điều hòa.
B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vectơ gia tốc đổi chiều.
Câu 21: [VNA] Một con lăc lò xo dao động điêu hòa với tân só góc 10rad / s . Biêt độ cứng của lò xo
là k = 20 N / m . Khối lượng vật nặng của con lắc là
A. 100 g B. 200 g C. 50 g D. 150 g
Câu 22: [VNA] Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω . Chu kì dao động của vật được tính
bằng công thức
2π 1 ω
A. T = B. T = 2πω C. T = D. T =
ω 2πω 2π
Câu 23: [VNA] Tìm phát biểu sai về năng lượng dao động điều hòa.
A. Động năng đạt giá trị cực đại khi gia tốc đồi chiều
B. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vật đồi chiều chuyền động
C. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm của trục Ox.
D. Thế năng đạt cực tiều khi vật chuyển từ chuyển động nhanh dần sang chậm dần
Câu 24: [VNA] Một cây cầu bắc ngang qua sông Phô-tan-ka ở Xanh Pê-tec-bua (Nga) được thiết kế
và xây dựng đủ vững chắc cho 300 người đồng thời đứng trên cây cầu. Năm 1906, có một trung đội
bộ binh (36 người) đi đều bước qua cầu làm cho cầu bị gãy! Nguyên nhân gãy cầu có liên quan tới
hiện tượng vật lỷ nào dưới đây?
A. Hiện tượng tăng giảm trọng lượng
B. Hiện tượng cộng hưởng cơ
C. Hiện tượng tắt dần dao động do ma sát và sức cản
D. Hiện tượng duy trì dao động nhờ được bù phần năng lượng mất mát sau mỗi chu kỳ.
Câu 25: [VNA] Có câu chuyện về một giọng hát ôpêra cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy
tinh để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?
A. Cộng hưởng điện. B. Dao động tắt dần.
C. Dao động duy trì. D. Cộng hưởng cơ.
Câu 26: [VNA] Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có độ lệch pha Δφ . Biên độ của
hai dao động lần lượt là A1 và A 2 . Biên độ A của dao động tổng hợp có giá trị
A. lớn hơn A1 + A2 . B. nhỏ hơn A1 − A2 .
1
C. luôn luôn bằng ( A + A2 ) .
2 1
D. nằm trong đoạn từ A1 − A2 đến A1 + A2 .

Câu 27: [VNA] Khi biên độ của dao động tổng hợp bằng tổng biên độ của hai dao động thành phần
thì hai dao động thành phần phải dao động
A. cùng biên độ. B. cùng pha. C. vuông pha. D. ngược pha.
Câu 28: [VNA] Xét dao động tổng hợp của hai dao động hợp thành có cùng phương và cùng tần
số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
A. biên độ của dao động hợp thành thứ nhất. B. biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
C. tần số chung của hai dao động hợp thành. D. đó lêch pha của hai dao đông hợp thành.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 110


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 29: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha . Nếu hai
dao động ngược pha nhau thì công thức nào sau đây đúng?
 1  1
A. Δφ =  2n +  π với n = 0; 1; 2;... B. Δφ =  2n +  π với n = 0; 1; 2;...
 2  4
C. Δφ = 2nπ với n = 0; 1; 2;... D. Δφ = ( 2n + 1) π với n = 0; 1; 2;...
Câu 30: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động tắt dần trong không khí, nguyên nhân gây ra sự tắt
dần đó là
A. Lực căng dây B. Trọng lực của vật nặng
C. Lực hướng tâm D. Lực cản của môi trường
Câu 31: [VNA] Trong một dao động tắt dần của một con lắc trong môi trường nhớt, dao động tắt
dần của con lắc càng nhanh trong trường hợp nào?
A. Li độ dao động cực đại càng lớn B. Độ nhớt của môi trường càng nhỏ
C. Tần số của dao động càng tăng D. Cơ năng ban đầu của dao động càng lớn
Câu 32: [VNA] Chọn câu sai.
Trong dao động điều hòa
A. đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đoạn thẳng.
B. gia tốc của vật đạt cực đại khi vật ở biên âm.
C. biên độ, tần số góc và pha dao động không đổi theo thời gian.
D. li độ, vận tốc, gia tốc và lực kéo về biến thiên điều hòa cùng tần số.
Câu 33: [VNA] Chu kỳ dao động riêng của con lắc đơn phụ thuộc
A. chiều dài dây treo và khối lượng quả nặng B. khối lượng quả nặng và biên độ dao động
C. chiều dai dây treo và gia tốc trọng trường D. chiều dài dây treo và biên độ dao động
Câu 34: [VNA] Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ
đo là
A. đồng hồ và thước B. chỉ thước C. cân và thước D. chỉ đồng hồ
Câu 35: [VNA] Chọn câu sai.
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số ngoại lực.
C. Dao động tắt dần có li độ giảm dần theo thời gian.
D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc tần số ngoại lực.
Câu 36: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m dao động điều hòa với
biên độ A . Công thức tính năng lượng của con lắc là
B. W = ( kA ) .
1 1 2 1
A. W = kA. C. W = kA2 . D. W = kA 2 .
2 2 2
Câu 37: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là:
x1 = A1 cos ( ωt + φ1 ) và x2 = A2 cos ( ωt + φ2 ) với A1 , A2 và ω là các hằng số dương. Dao động tổng
hợp của hai dao động trên có pha ban đầu là φ . Công thức nào sau đây đúng?

A1 sinφ1 + A2 sinφ2 A1 sinφ1 + A2 sinφ2


A. tanφ = . B. tanφ = .
A1 cosφ1 − A2 cosφ2 A1 cosφ1 + A2 cosφ2
A1 sinφ1 − A2 sinφ2 A1 sinφ1 − A2 sinφ2
C. tanφ = D. tanφ =
A1 cosφ1 + A2 cosφ2 A1 cosφ1 − A2 cosφ2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 111


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ) . Gia tốc của vật được
tính bằng công thức
A. a = ωAsin(ωt + φ) B. a = −ωAsin(ωt + φ)
C. a = −ω2 Acos(ωt + φ) D. a = ω2 Acos(ωt + φ)
Câu 39: [VNA] Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ vị trí biên âm đến vị trí cân bằng
thì vật chuyển động
A. chậm dần đều B. chậm dần C. nhanh dần D. nhanh dần đều
Câu 40: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp
của hai dao động này có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha của hai dao động bằng:
 1π
A. 2πn với n = 0; 1; 2;... B.  2n +  với n = 0; 1; 2;...
 4 2

D. ( 2n + 1)
π
C. ( 2n + 1) π với n = 0; 1; 2;... với n = 0; 1; 2;...
4
Câu 41: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha nhau, có biên độ
lần lượt là A1 và A 2 . Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là A . Công thức nào sau
đây đúng?

A. A = A1 − A2 . B. A = A1 + A2 C. A = A1 + A2 . D. A = A1 − A2
Câu 42: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A 2 . Biên
độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất là
A. A1 + A2 B. 2A1 C. A12 + A22 D. 2A2
Câu 43: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A . Chọn mốc tính thế năng là vị trí cân bằng
của vật. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn a thì tỉ số giữa động năng và thế năng là
W A2 − a2 Wđ a Wđ A − a Wđ A − a
A. đ = . B. = . C. = . D. = .
Wt a2 Wt A − a Wt a Wt A
Câu 44: [VNA] Trong dao động điều hòa những đại lượng nào dưới đây biến thiên điều hòa theo
thời gian cùng chu kì?
A. Thế năng, động năng vận tốc. B. Li độ, thế năng và lực kéo về.
C. Biên độ, vận tốc, gia tốc. D. Li độ, vận tốc và gia tốc.
Câu 45: [VNA] Một vật dao động điều hòa trên trục Ox thì vận tốc của vật bằng không
A. tại vị trí cân bằng. B. khi vật ở vị trí biên dương hoặc biên âm.
C. chỉ khi vật ở vị trí biên dương. D. chỉ khi vật ở vị trí biên âm.
Câu 46: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt
phằng nằm ngang với chiều dài quỹ đạo là L . Cơ năng dao động của con lắc bằng
1 2 1 2 1 2 1 2
A. kL B. kL C. kL D. kL
2 8 4 6
Câu 47: [VNA] Một chất điểm dao động có phương trình x = 10 cos(2πt + π) ( x tính bằng cm,t tính
bằng s ). Chất điểm này dao động với tần số góc là
A. πrad / s . B. 10rad / s . C. 20πrad / s . D. 2πrad / s .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 112


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 48: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Tại thời điểm t, li độ của hai
dao động lần lượt là x1và x2 , dao động tổng hợp của hai dao động này có li độ là
x1 − x2 x + x2
A. x = B. x = 1 C. x = x1 .x2 D. x = x1 + x2
2 2
Câu 49: [VNA] Dùng phương pháp giàn đồ Fre-nen, có thể biểu diễn được dao động tổng hợp của
hai dao động
A. cùng phương, khác chu kì B. khác phương, cùng chu kì
C. cùng phương, cùng chu kì D. khác phương, khác chu kì
Câu 50: [VNA] Một dao động điều hòa có biên độ A và tần số f. Tốc độ trung bình khi vật đi được
một quãng đường bằng chiều dài quỹ đạo là
4A 2πA
A. . B. 2Af . C. 4Af . D. .
f f
Câu 51: [VNA] Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không
đổi?
A. Tần số của sóng. B. Tốc độ truyền sóng. C. Biên độ sóng. D. Bước sóng.
Câu 52: [VNA] Phương trình sóng
A. chỉ tuần hoàn theo thời gian
B. chỉ tuần hoàn theo không gian
C. không tuần hoàn theo thời gian và không tuần hoàn theo không gian
D. vừa tuần hoàn theo thời gian vừa tuần hoàn theo không gian.
Câu 53: [VNA] Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến
điểm N. Biết khoảng cách MN = d . Độ lệch pha Δφ của dao động tại hai điểm M và N là
2πλ πd πλ 2πd
A. Δφ = B. Δφ = C. Δφ = D. Δφ =
d λ d λ
Câu 54: [VNA] Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi trường
ở hai điểm nằm trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì
dao động
A. cùng pha nhau. B. lệch pha nhau π/2 C. lệch pha nhau π/4 D. ngược pha nhau.
Câu 55: [VNA] Ý nghĩa của hiện tượng giao thoa sóng là: Khi có hiện tượng giao thoa xảy ra ta có
thể
A. kết luận đối tượng đang nghiên cứu có bản chất sóng.
B. kết luận hai sóng giao thoa là 2 sóng cùng biên độ.
C. đo được tốc độ truyển sóng trong môi trường đó.
D. đo được tẩn số và bước sóng của sóng trong môi trường đó.
Câu 56: [VNA] Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không
đổi?
A. Tần số của sóng. B. Tốc độ truyền sóng. C. Biên độ của sóng. D. Bước sóng.
Câu 57: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong
A. một nửa chu kì. B. bốn chu kì. C. một chu kì. D. hai chu kì.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 113


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 58: [VNA] Một chiếc đàn ghi ta, một chiếc đàn violon, một chiếc kèn sacsophon cùng phát ra
một nốt la ở cùng một độ cao. Ta dê dàng phân biệt âm nào do đàn ghi ta phát ra, âm nào do đàn
violon phát ra, âm nào do kèn sacsophon phát ra. Sở dĩ ta phân biệt được như vậy là nhờ các đặc
trưng vật lí, và đặc trưng sinh lí nào sau đây
A. đồ thị dao động âm và âm sắc. B. cường độ âm và độ to.
C. tần số âm và độ cao của âm. D. tần số âm và âm sắc.
Câu 59: [VNA] Hạ âm và siêu âm có cùng bản chất không?
A. Không cùng bản chất
B. Cùng bản chất và giống nhau về tân số
C. Cùng bản chất nhưng khác nhau về tần số
D. Không cùng bản chất nhưng giống nhau về tần số
Câu 60: [VNA] Trong sóng dừng, những điểm nằm giữa hai nút liền kề sẽ:
A. Luôn đứng yên. B. Dao động cùng pha.
C. Dao động cùng tốc độ cực đại. D. Dao động cùng biên độ.
Câu 61: [VNA] Xét sóng dừng trên sợi dây, hai điểm bụng liên tiếp sẽ dao động:
A. Đồng pha nhau. B. Vuông pha nhau. C. Lệch pha nhau. D. Ngược pha nhau.
Câu 62: [VNA] Trong sóng dừng trên dây, hiệu số pha của hai điểm trên dây nằm đối xứng qua
một nút bằng
π π
A. (rad) . B. (rad) . C. π(rad) . D. 0 (rad).
4 2
Câu 63: [VNA] Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây phải bằng
A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. một số lẻ lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.
Câu 64: [VNA] Trong giao thoa sóng cơ, hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động
A. cùng biên độ nhưng khác tần số dao động.
B. cùng tần số nhưng khác phương dao động.
C. cùng phương, cùng biên độ nhưng có hiệu số pha thay đổi theo thời gian.
D. cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 65: [VNA] Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng
A. từ 16 kHz đến 20 000 Hz. B. từ 16 Hz đến 20 000 kHz.
C. từ 16 kHz đến 20 000 kHz. D. từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
Câu 66: [VNA] Hạ âm là âm:
A. Có tần số dưới 16 Hz . B. Có cường độ rất lớn.
C. Có tần số lớn. D. Có tần số dưới 16kHz .
Câu 67: [VNA] Loài động vật nào sau đây "nghe" được hạ âm?
A. Voi, chim bồ câu B. Voi, cá heo C. Dơi, chó, cá heo D. Chim bồ câu, dơi
Câu 68: [VNA] Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây
của âm?
A. Tần số. B. Cường độ. C. Mức cường độ. D. Đồ thị dao động.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 114


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 69: [VNA] Trong sóng cơ học, sóng ngang


A. Chỉ truyền được trong chất rắn.
B. Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng
C. Không truyền được trong chất rắn
D. Truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 70: [VNA] Hai âm RÊ và SOL của cùng một dây đàn ghita có thể có cùng
A. tần số, B. độ cao. C. độ to. D. âm sắc.
Câu 71: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox . Hệ thức liên hệ giữa chu kì T và tần số
f của sóng là
A. T = f . B. T = 2π / f . C. T = 2πf . D. T = 1/ f
Câu 72: [VNA] Nhạc âm là gì?
A. Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các nhạc cụ phát ra.
B. Nhạc âm là những âm có tần số không xác định thường do các nhạc cụ phát ra.
C. Nhạc âm là những âm có tần số xác định thường do các dụng cụ phát ra.
D. Nhạc âm là những âm có tần số không xác định thường do các dụng cụ phát ra
Câu 73: [VNA] Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi.
B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Câu 74: [VNA] Năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương
truyền sóng trong một đơn vị thời gian gọi là
A. cường độ âm. B. mức cường độ âm. C. độ to của âm. D. độ cao của âm.
Câu 75: [VNA] Một sóng hình sin có tần số f = 50 Hz lan truyền theo phương Ox . Tại một thời
điểm đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 10 cm . Tốc độ truyền sóng là
A. v = 2 m / s B. v = 10 m / s C. v = 2, 5 m / s D. v = 5 m / s
Câu 76: [VNA] Hiện tượng giao thoa là hiện tượng
A. hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có những điểm
chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.
B. tạo thành các gợn lồi, lõm.
C. tổng hợp của hai dao động.
D. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.
Câu 77: [VNA] Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm?
A. Người ca sĩ phát ra âm.
B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm.
C. Màn hình tivi dao động phát ra âm.
D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm.
Câu 78: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, năng lượng dao động của các phần tử môi trường có sóng
truyền qua được gọi là
A. biên độ của sóng. B. tần số sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. năng lượng sóng.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 115


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 79: [VNA] Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần
tử môi trường
A. là phương thẳng đứng B. là phương ngang.
C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 80: [VNA] Một sóng cơ hình sin có chu kỳ T lan truyền trong một môi trường với tốc độ . Bước
sóng của sóng này
v v
A. λ = vT . B. λ = . C. λ = . D. λ = 2vT .
T 2T
Câu 81: [VNA] Siêu âm có tần số
A. lớn hơn 20 kHz và tai người không nghe được.
B. nhỏ hơn 16 Hz và tai người không nghe được.
C. nhỏ hơn 16 Hz và tai người nghe được.
D. lớn hơn 20 kHz và tai người nghe được.
Câu 82: [VNA] Ở mặt chất lỏng đang có hai nguồn đồng bộ phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng
. Điểm M trong vùng giao thoa cách hai nguồn đoạn tương ứng d1 và d2 sẽ dao động với biên độ
cực đại khi
A. d2 − d1 = 2kλ với k = 0, 1, 2,… B. d2 − d1 = (2k + 1)λ với k = 0, 1, 2,…
1
C. d2 − d1 = (k + )λ với k = 0, 1, 2,… D. d2 − d1 = kλ với k = 0, 1, 2,…
2
Câu 83: [VNA] Một sóng hình sin truyền trên sợi dây đàn hồi. Tại đầu tự do của dây thì sóng tới và
sóng phản xạ
A. ngược pha. B. lệch pha π / 2 C. lệch pha π/4 D. cùng pha.
Câu 84: [VNA] Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên
tiếp bằng:
A. một bước sóng. B. hai bước sóng.
C. một phấn tư bước sóng. D. một nửa bước sóng.
Câu 85: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng
kề nó bằng
A. hai bước sóng. B. một nửa bước sóng.
C. một phần tư bước sóng. D. một bước sóng.
Câu 86: [VNA] Sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định, bước sóng dài nhất bằng:
A. Độ dài của dây.
B. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
C. Hai lần độ dài của dây.
D. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp.
Câu 87: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng
kề nó bằng
A. một nửa bước sóng B. một bước sóng
C. Hai bước sóng D. một phần tư bước sóng
Câu 88: [VNA] Một sóng hình sin có tần số 25 Hz lan truyền theo trục Ox với bước sóng là 10 cm.
Tốc độ truyền sóng là
A. 5 m/s. B. 0,8 m/s. C. 2,5 m/s. D. 0,4 m/s.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 116


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 89: [VNA] Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần từ
môi trường
A. là phương thẳng đứng. B. trùng phương truyền sóng.
C. vuông góc phương truyền sóng. D. là phương ngang.
Câu 90: [VNA] Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng
tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng
A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 91: [VNA] Độ cao của âm là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào đặc trưng vật lý nào của âm
dưới đây?
A. Tần số của âm. B. Độ đàn hồi của nguồn âm.
C. Đồ thị dao động của âm. D. Cường độ của âm.
Câu 92: [VNA] Sóng cơ là
A. dao động lan truyền trong một môi trường
B. một dạng chuyển động của môi trường
C. dao động của mọi điểm trong một môi trường
D. sự truyền chuyển động của một môi trường
Câu 93: [VNA] Xét một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. sóng truyền trên dây có bước sóng
λ . Khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nó bằng
A. λ / 2 B. λ / 4 C. λ D. 2λ
Câu 94: [VNA] Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng và chân không. B. rắn, lỏng và khí.
C. rắn, khí và chân không. D. lỏng, khí và chân không.
Câu 95: [VNA] Tìm kết luận đúng trong sóng cơ
A. Sóng ngang là sóng lan truyền theo phương nằm ngang.
B. Quá trình lan truyền sóng cơ là lan truyền năng lượng.
C. Sóng dọc là sóng lan truyền theo phương thẳng đứng.
D. Trong chân không sóng cơ lan truyền với tốc độ lớn nhất.
Câu 96: [VNA] Trên một sợi dây đang có sóng dừng, sóng tới và sóng phản xạ tại nút lệch pha nhau
π π
A. + kπ; k = 0, 2, 4  B. π + kπ; k = 1, 3, 5  C. π + kπ; k = 0, 2, 4  D. π + k ; k = 1, 3, 5 
2 2
Câu 97: [VNA] Kết luận nào sau đây không đúng về quá trình lan truyền của sóng cơ?
A. Bản chất là quá trình lan truyền dao động của các phần tử môi trường theo thời gian.
B. Không có sự truyền pha của dao động.
C. Là quá trình truyền năng lượng.
D. Các phần tự vật chất chỉ dao động quanh vị trí cân bằng không chuyền dời theo sóng.
Câu 98: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước
sóng 6 cm . Khoảng cách giữa hai điểm bụng liên tiếp là
A. 6 cm . B. 5 cm . C. 3 cm . D. 4 cm .
Câu 99: [VNA] Loài động vật nào sau đây "nghe" được hạ âm?
A. Dơi. B. Chim bồ câu. C. Chó. D. Cá heo.
Câu 100: [VNA] Khi lấy k = 0,1, 2, Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Điều kiện để
có sóng dừng trên dây đàn hồi có chiều dài khi cả hai đầu dây đều cố định là
v v kv kv
A. = (2k + 1) B. = (2k + 1) C. = D. =
2f 4f f 2f
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 117


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ TỔNG ÔN – SỐ 1 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một chất điểm đang dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc của chất điểm đang
giảm thì khi đó
A. gia tốc dương B. gia tốc âm C. li độ âm D. lực kéo về dương
Câu 2: [VNA] Một chất điểm đang dao động điều hòa. Tại thời điểm t, chất điểm chuyển động
nhanh dần theo chiều dương thì khi đó
A. li độ dương B. gia tốc âm C. li độ giảm D. li độ tăng
Câu 3: [VNA] Một chất điểm đang dao động điều hòa. Tại thời điểm t, gia tốc của chất điểm đang
tăng thì khi đó
A. vận tốc dương B. vận tốc âm C. li độ tăng D. lực kéo về giảm
Câu 4: [VNA] Một con lắc lò xo dao động có phương trình x = Acos(πt + π/3) cm. Vào thời điểm t1 có
li độ x1 = 6 cm, lúc t2 = t1 + 0,5 s có li độ x2 = 8 cm. Tốc độ lớn nhất của vật là
A. 5π cm/s B. 10π cm/s C. 2π cm/s D. 4π cm/s
Câu 5: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại thời điểm t1 = 0 s, vận tốc của
chất điểm là 4 cm/s. Tại thời tiểm t2 = 1,5 s, giá trị gia tốc của chất điểm là bao nhiêu ?
A. 4π cm/s2 B. 2π cm/s2 C. π cm/s2 D. 8π cm/s2
Câu 6: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại thời điểm t1 = 0, li độ của chất
điểm là 3 cm. Tại thời tiểm t2 = 0,5 s, giá trị vận tốc của chất điểm là bao nhiêu ?
A. 3π cm/s B. −3π cm/s C. 2π cm/s D. π cm/s
Câu 7: [VNA] Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(5𝜋t − 𝜋/3) (cm) (t đo bằng giây).
Trong khoảng thời gian từ t = 1 (s) đến t = 2 (s) vật đi qua vị trí x = 0 cm được mấy lần
A. 6 lần. B. 5 lần. C. 4 lần. D. 7 lần.
Câu 8: [VNA] Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh vị trí cân bằng O với phương
trình x = 3cos ( 5πt − π / 6 ) ( cm,s ) . Trong giây đầu tiên nó đi qua vị trí cân bằng
A. 5 lần. B. 3 lần. C. 2 lần. D. 4 lần .
Câu 9: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 4cos2πt (cm).
Trong 2 giây đầu tiên có mấy lần vật đi qua điểm có li độ x = 2 cm.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 10: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Thời gian ngắn nhất để vật đi
được quãng đường có độ dài A 2 là
A. T/6 B. T/3 C. T/4 D. T
Câu 11: [VNA] Vật dao động điều hoà. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ x =
0,5A là 0,1 s. Chu kỳ dao động của vật là
A. 0,24 s B. 0,8 s C. 0,12 s D. 1,2 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 118


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 12: [VNA] Một con lắc lò xo dao động với biên độ A, trong một chu kỳ thời gian ngắn nhất để
con lắc di chuyển từ vị trí có li độ x1 = –A đến vị trí có li độ x2 = A/2 là 1 s. Chu kì dao động của con
lắc là
1
A. s B. 3 s C. 2 s D. 6 s
3
Câu 13: [VNA] Cho dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ của x (cm)
5
li độ vào thời gian như hình vẽ bên. Phương trình dao động của li độ
0,25
là O
0,5 t (s)

–5

Câu 14: [VNA] Cho dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ của x (cm)
5
li độ vào thời gian như hình vẽ bên. Phương trình dao động của li độ
là O
5 11 t (s)
–2,5 12 12
–5

Câu 15: [VNA] Cho dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ của x (cm)
10
li độ vào thời gian như hình vẽ bên. Phương trình dao động của li độ 5

là O
1 7 t (s)
6 6
−10

Câu 16: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo , tại nơi có gia tốc trọng trường bằng g dao
động điều hòa với chu kỳ bằng 0,2 s. Người ta cắt dây thành hai phần có độ dài là 1 và 2 =  ‒ 1.
Con lắc đơn với chiều dài dây bằng  có chu kỳ 0,12 s. Hỏi chu kỳ của con lắc đơn với chiều dài dây
treo 2 bằng bao nhiêu ?
A. 0,08 s B. 0,12 s C. 0,16 s D. 0,32 s
Câu 17: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hoà, nếu tăng chiều dài 25 % thì chu kỳ dao động
của nó
A. tăng 11,80 % B. tăng 25 % C. giảm 11,80 % D. giảm 25 %
Câu 18: [VNA] Một con lắc đơn, quả nặng có khối lượng 40 g dao động nhỏ với chu kỳ 2 s. Nếu gắn
thêm một gia trọng có khối lượng 120 g thì con lắc sẽ dao động nhỏ với chu kỳ
A. 8 s B. 4 s C. 2 s D. 0,25 s
Câu 19: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k mắc vào vật có khối lượng m thì hệ dao
động với chu kì T = 0,9 s. Nếu tăng khối lượng của vật lên 4 lần và tăng độ cứng của lò xo lên 9 lần
thì chu kì dao động của con lắc nhận giá trị nào sau đây?
A. T’ = 0,4 s B. T’ = 0,6 s C. T’ = 0,8 s D. T’ = 0,9 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 119


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo được đặt trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
5
Kéo quả nặng đến vị trí lò xo giãn 4 cm và buông nhẹ cho nó dao động điều hòa với tần số f =

Hz. Tại thời điểm quả nặng đi qua vị trí li độ x = 2 cm thì tốc độ chuyển động của quả nặng là
A. 20 cm/s B. 20 12 cm/s C. 20 3 cm/s D. 10 3 cm/s
Câu 21: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Tại thời điểm t, vận tốc
và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và 2 3 m/s2. Tần số dao động là
10 2 5
A. 10 Hz B. Hz C. Hz D. Hz
  
Câu 22: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m = 0,5 kg. Con
lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 2 cm, ở thời
điểm (t + T/4) vật có tốc độ 20 cm/s. Giá trị của k bằng
A. 100 N/m B. 50 N/m C. 20 N/m D. 40 N/m
Câu 23: [VNA] Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 8 cm, chu kỳ T = 0,5 s, đặt trên mặt phẳng
nằm ngang không ma sát. Khối lượng quả nặng là 100 g. Giá trị lớn nhất của lực đàn hồi tác dụng
vào quả nặng là
A. 2,20 N B. 0,63 N C. 1,26 N D. 4,00 N
Câu 24: [VNA] Một con lắc lò xo m = 0,1 kg, k = 40 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma
sát. Kéo quả nặng đến vị trí lò xo giãn 4 cm và buông nhẹ. Nếu chọn gốc tọa độ O trùng vị trí cân
bằng của quả nặng, chiều dương Ox hướng theo chiều nén của lò xo. Gốc thời gian t = 0 khi vật đi
qua vị trí cân bằng lần đầu tiên, thì phương trình dao động của quả nặng là
A. x = 4cos(10t – π/2) cm B. x = 4cos(20t – π/2) cm
C. x = 4cos(20t + π/2) cm D. x = 4cos(20t – π) cm
Câu 25: [VNA] Một con lắc lò xo m = 0,1 kg, k = 40 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma
sát. Khi vật đang đứng im tại vị trí cân bằng thì truyền cho nó một vận tốc v0 = 0,8 m/s dọc theo trục
của lò xo. Thế năng và động năng của quả nặng tại vị trí li độ x = 2 cm có giá trị lần lượt bằng
A. Et = 8 mJ; Eđ = 24 mJ B. Et = 8 mJ, Eđ = 32 mJ
C. Et = 24 mJ, Eđ = 8 mJ D. Et = 32 mJ, Eđ = 24 mJ
Câu 26: [VNA] Một con lắc lò xo m = 200 g, k = 20 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma
sát. Chọn trục tọa độ Ox có gốc O trùng vị trí cân bằng của quả nặng, chiều dương Ox hướng theo
chiều dãn của lò xo. Kéo quả nặng đến vị trí lò xo dãn 1 cm rồi truyền cho nó vận tốc bằng 0,4 m/s
hướng về vị trí cân bằng. Gốc thời gian t = 0 khi vật bắt đầu chuyển động. Pha ban đầu của dao
động là
A. 2,33 rad B. 1,33 rad C. π/3 rad D. π rad
Câu 27: [VNA] Con lắc lò xo có độ cứng k = 20 N/m dao động điều hoà với biên độ 4 cm. Động năng
của vật khi li độ x = 3 cm là
A. 0,1 J B. 0,014 J C. 0,07 J D. 0,007 J

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 120


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 28: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo k = 40 N/m dao động điều hoà với biên độ
A = 5 cm . Động năng của quả cầu ở vị trí ứng với li độ 3 cm là
A. Eđ = 0,004 J B. Eđ = 40 J C. Eđ = 0,032 J D. Eđ = 3204 J
Câu 29: [VNA] Vật m dao động điều hòa với tần số 1,59 Hz. Khi vật có vận tốc 0,71 m/s thì thế năng
bằng động năng. Biên độ dao động có giá trị
A. 4 cm B. 5 cm C. 8 cm D. 10 cm
Câu 30: [VNA] Một con lắc lò xo được kích thích cho dao động điều hòa với phương trình
x = 5 cos ( 4πt ) cm , biết khối lượng vật nặng của con lắc là 200 g và π2 = 10. Năng lượng đã truyền
cho vật để nó dao động điều hòa là
A. 2 J B. 2.10‒1 J C. 2.10‒2 J D. 4.10‒2 J
Câu 31: [VNA] Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Khi con lắc lò
xo có động năng bằng một nửa thế năng thì li độ của nó bằng
2 A A 3
A. x =  A 3 B. x =  A C. x =  D. x = 
3 2 2
Câu 32: [VNA] Con lắc lò xo có khối lượng m = 1 kg, dao động điều hòa với cơ năng E = 125 mJ. Tại
thời điểm ban đầu vật có vận tốc v = 25 cm/s và gia tốc a = −6, 25 3 m/s2. Biên độ của dao động là
A. 2 cm B. 3 cm C. 4 cm D. 5 cm
Câu 33: [VNA] Con lắc lò xo dao động điều hoà trên phương ngang. Trong quá trình dao động, lực
đàn hồi cực đại tác dụng vào vật bằng 2 N và gia tốc cực đại của vật là 2 m/s2. Khối lượng vật nặng
bằng
A. 1 kg B. 2 kg C. 4 kg D. Giá trị khác
Câu 34: [VNA] Một con lắc lò xo gồm quả cầu m = 100 g dao động điều hòa theo phương ngang với
phương trình x = 2cos(10πt ‒ π/3) cm. Độ lớn cực đại của lực kéo về là
A. 4 N B. 6 N C. 2 N D. 1 N
Câu 35: [VNA] Một con lắc lò xo thực hiện dao động điều hòa theo phương nằm ngang với li độ
x = 4 cos ( 3t − 2π / 3) cm , vật nặng có khối lượng m = 500 g. Lực đàn hồi cực đại của lò xo tác dụng
lên vật nặng có độ lớn
A. 0,2 N B. 0,15 N C. 0,18 N D. 0,12 N
Câu 36: [VNA] Một vật có khối lượng m = 0,2 g dao động điều hòa theo quy luật x = 10cos200πt,
trong đó x tính bằng mm và t tính bằng s. Lực kéo về cực đại tác dụng lên vật trong quá trình dao
động là
A. 0,79 N B. 1,19 N C. 1,89 N D. 0,89 N
Câu 37: [VNA] Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai
 3
dao động này có phương trình lần lượt là x1 = 4cos(10t + ) (cm) và x2 = 3cos(10t − ) (cm). Độ
4 4
lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
A. 100 cm/s. B. 50 cm/s. C. 80 cm/s. D. 10 cm/s.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 121


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai
dao động này có phương trình lần lượt là x1 = 3cos10t (cm) và x2 = 4sin(10t +  /2) (cm). Gia tốc của
vật có độ lớn cực đại bằng
A. 7 m/s2. B. 1 m/s2. C. 0,7 m/s2. D. 5 m/s2.
Câu 39: [VNA] Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương
5 
trình li độ x = 3cos( t − ) (cm). Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ x1 = 5cos( t + )
6 6
(cm). Dao động thứ hai có phương trình li độ là
 
A. x2 = 8cos( t + ) (cm). B. x2 = 2cos( t + ) (cm).
6 6
5 5
C. x2 = 2cos(t − ) (cm). D. x2 = 8cos( t − ) (cm).
6 6
Câu 40: [VNA] Dao động của một chất điểm có khối lượng 100 g là tổng hợp của hai dao động điều
hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1 = 5cos10t và x2 = 10cos10t (x1 và x2 tính bằng
cm, t tính bằng s). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của chất điểm bằng
A. 0,1125 J. B. 225 J. C. 112,5 J. D. 0,225 J.
Câu 41: [VNA] Cho hai dao động điều hòa cùng phương với các phương trình lần lượt là
x1 = A1 cos(t + 0,35)(cm) và x2 = A2 cos(t − 1,57)(cm) . Dao động tổng hợp của hai dao động này
có phương trình là x = 20cos(t + )(cm) . Giá trị cực đại của (A1 + A2) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25 cm B. 20 cm C. 40 cm D. 35 cm
Câu 42: [VNA] Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang
dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox. Biên độ của con lắc một
là A1 = 4 cm, của con lắc hai là A2 = 4 3 cm, con lắc hai dao động sớm pha hơn con lắc một. Trong
quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật dọc treo trục Ox là a = 4 cm. Khi động năng
của con lắc một cực đại là W thì động năng của con lắc hai là
A. 3W/4 B. 2W/3 C. 9W/4 D. 5W/3
Câu 43: [VNA] Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
Câu 44: [VNA] Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian
B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian
D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian
Câu 45: [VNA] Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng. B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 122


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 46: [VNA] Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây
là sai ?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Câu 47: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Câu 48: [VNA] Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật
ngoại lực F = 20cos(10πt) N (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy
π2 = 10. Giá trị của m là
A. 100 g B. 1 kg C. 250 g C. 0,4 kg
Câu 49: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, E (J)
dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường 0,68
g = π2 m/s2. Chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo
không biến dạng, đồ thị của thế năng đàn hồi E
E0
theo thời gian t như hình vẽ. Thế năng đàn hồi E0
tại thời điểm t0 là O 0,1 t0 0,3 0,4 t (s)
A. 0,0612 J B. 0,0756 J
C. 0,0703 J D. 0,227 J
Câu 50: [VNA] Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn có hai con lắc lò xo. Các
I A
lò xo có cùng độ cứng k = 50 N/m. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần
lượt là m và 4 m. Ban đầu, A và B được giữ ở vị trí sao cho hai lò xo đều
bị dãn 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên hai
đường thẳng vuông góc với nhau đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong
quá trình dao động, lực đàn hồi tác dụng lên giá I có độ lớn nhỏ nhất là.
A. 1,8 N B. 2,0 N B
C. 1,0 N D. 2,6 N

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 123


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ TỔNG ÔN – SỐ 2 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại t = 0, vận tốc của chất điểm
dương. Tại t = 0,5 s thì
A. li độ âm B. li độ đang giảm C. li độ đang tăng D. li độ dương
Câu 2: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại t = 0, vecto gia tốc đang hướng
theo chiều dương và vận tốc âm thì tại t = 0,5 s
A. x < 0, v > 0 B. x > 0, v < 0 C. x < 0, v < 0 D. x > 0, v > 0
Câu 3: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại t = 0, gia tốc của chất điểm
đang có xu hướng tăng. Tại t = 0,5 s thì
A. vận tốc âm B. vận tốc đang giảm C. vận tốc đang tăng D. vận tốc dương
Câu 4: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2πt + π/2) cm. Tại
thời điểm t = 0,25 s, chất điểm có li độ
A. − 3 cm B. 3 cm C. –2 cm D. 2 cm
Câu 5: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 4 s. Tại thời điểm t1, chất điểm qua vị trí
có li độ 3 cm. Tại thời điểm t2 = t1 + 1 (s), chất điểm qua vị trí có tốc độ bằng
A. 2 cm/s. B. 2π cm/s. C. 3 cm/s. D. 1,5π cm/s.
π
Câu 6: [VNA] Một chất điểm dao động điều với phương trình li độ x = 4 cos t (x tính bằng cm và
6
t tính bằng s). Tại thời điểm t, chất điểm qua vị trí có li độ 2 3 cm. Tại thời điểm t + 3 (s), chất điểm
qua vị trí có li độ nào sau đây ?
A. −2 2 cm. B. −2 cm. C. 2,5 cm. D. 2 2 cm.
Câu 7: [VNA] Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 9cos(ωt + φ) cm. Chọn gốc thời gian
(t = 0) là lúc vật đi qua vị trí x = –4,5 cm và đang chuyển động về vị trí cân bằng. Giá trị của φ là
A. –2π/3 B. π/3 C. 2π/3 D. –π/3
Câu 8: [VNA] Một vật nhỏ đang dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 5 cm, chu kì 2 s. Tại
thời điểm t = 0, vật nhỏ đi qua vị trí cân bằng O theo chiều dương. Phương trình dao động của vật

A. x = 5cos(πt + π/2) cm B. x = 5cos(2πt – π/2) cm
C. x = 5cos(2πt + π/2) cm D. x = 5cos(πt – π/2) cm
Câu 9: [VNA] Một vật dao động với phương trình x = 6cos(4πt + π/6) cm (t tính bằng s). Khoảng
thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ 3 cm theo chiều dương đến vị trí có li độ –3 3 cm là
A. 7/24 s. B. 1/4 s. C. 5/24 s. D. 1/8 s.
Câu 10: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với tốc độ cực đại bằng 120 cm/s và độ dài quỹ
đạo bằng 8 cm. Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian π/2 s là
A. 240 cm. B. 150 cm. C. 120 cm. D. 180 cm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 124


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa quanh vị
x(cm)
trí cân bằng O trên trục Ox . Một phần đồ thị li độ – thời +4
gian của chất điểm được cho như hình vẽ. Phương trình dao
+2
động của chất điểm là
O t (s)

−4 13
5
12 12
Câu 12: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa quanh vị
trí cân bằng O trên trục Ox . Một phần đồ thị li độ – thời
x(cm)
gian của chất điểm được cho như hình vẽ. Phương trình
+4
dao động của chất điểm là

O t (s)
−2
−4 7
3 5
12 12 12

Câu 13: [VNA] Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m,chiều dài dây treo  = 2,56 m, dao động
điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8596 m/s2. Lấy π = 3,14. Chu kì dao động bằng
A. 2,0 s B. 1,5 s C. 1,6 s D. 3,2 s
Câu 14: [VNA] Ba con lắc đơn 1, 2, 3 có quả nặng giống nhau và có chiều dài lần lượt ℓ1, ℓ2, ℓ3. Ban
đầu cả ba vật ở vị trí cân bằng, cùng truyền cho ba vật một vận tốc như nhau (bỏ qua mọi ma sát).
Biết biên độ dao động của con lắc 1, 2 lần lượt là 0,06 rad, 0,08 rad và 6ℓ3 = 9ℓ1 + 8ℓ2. Biên độ dao
động của con lắc 3 là
A. 0,03 rad. B. 0,07 rad. C. 0,05 rad. D. 0,04 rad.
Câu 15: [VNA] Một vật khối lượng 2 kg treo vào một lò xo có hệ số đàn hồi k = 5000 N/m. Kéo vật
ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 5 cm rồi thả không vận tốc đầu thì vận tốc cực đại là
A. 2,5 cm/s B. 250 m/s C. 2,5 m/s D. 25 cm/s
Câu 16: [VNA] Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng m (có thể thay đổi được) và lò xo có
độ cứng k. Khi m = m0 thì tần số dao động của con lắc là 3 Hz. Khi m = m0 + 320 g thì tần số dao
động của con lắc là 1 Hz. Để tần số đao dộng của con lắc là 2 Hz thì khối lượng của nặng là
A. 90 g B. 50 g C. 120 g D. 100 g
Câu 17: [VNA] Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với phương trình x= 4cos(t − π/3)
(cm). Gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, trục tọa độ Ox trùng với trục lò xo, hướng ra xa đầu cố định của
lò xo. Khoảng thời gian lò xo bị dãn sau khi dao động được 1,5 s (kể từ lúc t = 0) là
A. 4/3 s B. 7/6 s C. 5/12 s D. 5/6 s
Câu 18: [VNA] Một con lắc lò dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 6 cm, mốc thế
năng của vật ở vị trí cân bằng. Lò xo có độ cứng 50 N/m. Động năng cực đại của con lắc là
A. 0,04 J B. 0,05 J C. 0,09 J D. 0,06 J
Câu 19: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A và tần số góc . Tại vị trí vật có
động năng bằng thế năng, vật có cách vị trí cân bằng một đoạn x và có tốc độ v. Biểu thức liên hệ
giữa v, x và  là
A. v = x B. v = 2x C. v = ω / x D. v = 2x / ω

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 125


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng có khối lượng 250 g. Tại vị trí cân
bằng lò xo bị dãn 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động lực đàn hồi cực đại là 7,5N. Năng
lượng của con lắc là
A. 0,2 J B. 0,5 J C. 0,25 J D. 0,4 J
Câu 21: [VNA] Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s , một con lắc đơn dao động điều hòa với
2

biên độ góc 6. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90 g và chiều dài dây treo là 1 m. Chọn mốc
thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng
A. 3,8.10–3 J. B. 4,8.10–3 J. C. 5,8.10–3 J. D. 6,8.10–3 J.
Câu 22: [VNA] Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 40 cm và vật nặng có khối lượng 400 g,
đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Ban đầu kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng
một góc 0,08 rad rồi truyền cho nó vận tốc 16 3 cm/s thì bắt đầu dao động điều hòa. Lấy gốc thế
năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc bằng
A. 10,24 mJ. B. 20,48 mJ. C. 23,04 mJ. D. 11,52 mJ.
Câu 23: [VNA] Một chất điểm có khối lượng 100 g thực hiện dao động điều hòa. Khi chất điểm ở
cách vị trí cân bằng 4 cm thì tốc độ của vật bằng 0,5 m/s và lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn
bằng 0,25 N. Biên độ dao dộng của chất điểm là
A. 4,0 cm B. 10 2 cm C. 5 5 cm D. 2 14 cm
Câu 24: [VNA] Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều
hòa. Gọi ℓ1, s01, F1 và ℓ2, s02, F2 lần lượt là chiều dài, biên độ, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ
F1
nhất và của con lắc thứ hai. Biết 3ℓ2 = 2ℓ1, 2s02 = 3s01. Tỉ số bằng
F2
4 3 9 2
A. . B. . C. . D. .
9 2 4 3
Câu 25: [VNA] Một vật thực hiện hai dao động điều hòa có cùng tần số 0,5 Hz với biên độ lần lượt
là A1 = 6 cm và A2. Biết tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là 20π cm/s. Giá trị lớn nhất
có thể của A2 là
A. 14 cm. B. 28 cm. C. 26 cm. D. 18 cm.
Câu 26: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có
 π  π
phương trình lần lượt là x1 = 8 cos  10πt +  cm và x2 = 8cos  10πt −  cm . Dao động tổng hợp của
 3  6
vật có phương trình là
 π  π
A. x = 8cos  10πt +  cm B. x = 8 2 cos  10πt +  cm
 2  12 
 π  π
C. x = 8 2 cos  10πt −  cm D. x = 16cos  10πt +  cm
 12   4
Câu 27: [VNA] Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình
lần lượt là x1 = 4 cos 2πt ( cm ) và x2 = 4 sin 2πt ( cm ) . Biên độ của dao động tổng hợp là
A. 4 2 cm B. 4 cm C. 8 cm D. 0

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 126


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 28: [VNA] Hai điểm sáng M, N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo
trục Ox. Vị trí cân bằng trùng nhau và trùng O. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất
giữa M và N là 3 cm. Dao động tổng hợp của hai dao động có biên độ 3 cm. Gọi AM và AN lần lượt
là biên độ dao động của hai điểm sáng. Giá trị lớn nhất của AM + AN, gần với giá trị nào nhất sau
đây ?
A. 3,4 cm B. 4,2 cm C. 3,0 cm D. 3,8 cm
Câu 29: [VNA] Dao động cưỡng bức có biên độ càng lớn khi
A. tần số dao động cưỡng bức càng lớn B. tần số ngoại lực càng gần tần số riêng của hệ
C. biên độ dao động cưỡng bức càng lớn D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động
riêng
Câu 30: [VNA] Dao động duy trì
A. có tần bằng tần số riêng của hệ dao động
B. có tần số lớn hơn tần số riêng của hệ dao động
C. không phải là dao động điều hòa
D. có tần số nhỏ hơn tần số riêng của hệ dao động
Câu 31: [VNA] Biên độ dao động của một con lắc lò xo theo thời gian t có
dạng như đồ thị hình bên. Con lắc đang thực hiện dao động
A. Dao động tắt dần
B. Dao động tuần hoàn
C. Dao động duy trì
D. Dao động cưỡng bức
Câu 32: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động có biên độ giảm dần do lực ma sát, lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao
động
B. Lực ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động
C. Tần số dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh
D. Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài
Câu 33: [VNA] Một con lắc dao động tắc dần. Cứ sau mỗi chu kì năng lượng giảm đi 8%. Phần biên
độ dao động mất đi trong một dao động toàn phần là
A. 4% B. 5% D. 6% D. 7%
Câu 34: [VNA] Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình
u = 3cos ( 20t − 4x ) cm , (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Thời gian sóng đó truyền được quãng
đường 120 m trong môi trường này là
A. 24 s B. 12 s C. 6 s D. 10 s
4
Câu 35: [VNA] Hai nguồn phát sóng âm trong không khí có tần số lần lượt là f1 và f2 với f2 =
f .
3 1
Trong cùng một khoảng thời gian sóng âm do nguồn (1) truyền đi được quãng đường S1; sóng âm
do nguồn (2) truyền đi được quãng đường S2. Tỉ số S1/S2 là
A. 1,33 B. 0,75 C. 1,00 D. 1,50

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 127


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 36: [VNA] Một sóng cơ lan truyền với tốc độ 20 m/s và tần số 50 Hz. Xét hai điểm M và N trên
phương truyền sóng cách nhau 500 cm. Biết sóng truyền từ M đến N. Nếu phương trình sóng tại M
là uM = 20cos(t + π/2) (u tính bằng cm, t tính bằng s) thì phương trình sóng tại N là
A. uN = 20cos(50t − 49π/2) (cm) B. uN = 20cos(100t − 51π/2) (cm)
C. uN = 20cos(50t − 20π) (cm) D. uN = 20cos(100t − 49π/2) (cm)
Câu 37: [VNA] Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(8t – 0,04x) (u và
x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 3 s, ở điểm x = 25 cm, phần tử sóng có li độ là
A. 2,5 cm B. 5,0 cm C. –5,0 cm D. 2,5 cm
Câu 38: [VNA] Tại hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha, phát ra hai sóng
lan truyền trên mặt nước với bước sóng 3,2 cm. Điểm M nằm trên đoạn thẳng AB thuộc vân cực đại
giao thoa bậc 3. Biết MA = 6 cm. Trên đoạn thẳng AB có số vân cực tiểu giao thoa là
A. 12. B. 10. C. 14. D. 16.
Câu 39: [VNA] Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp tại A và B cách nhau 16 cm dao động cùng
pha với tần số 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 60 cm/s. Trên đường tròn tâm O (O là
trung điểm AB) có bán kính 6 cm có số điểm dao động với biên độ cực đại là
A. 16. B. 12. C. 18. D. 19.
Câu 40: [VNA] Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha nhau cách nhau 24 cm với tần
số 40 Hz. Tốc độ truyền sóng là 0,8 m/s. Điểm dao động với biên độ cực tiểu trên AB cách A một
khoảng lớn nhất bằng
A. 23,75 cm B. 22,50 cm C. 23,00 cm D. 23,50 cm
Câu 41: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên AB có 15 vị trí mà tại đó các phần
tử dao động với biên độ cực đại. Trên CD, có tối đa bao nhiêu vị trí mà phần tử ở đó dao động với
biên độ cực đại?
A. 7. B. 5. C. 3. D. 9.
Câu 42: [VNA] Một sợi dây AB dài căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng ổn định với
3 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 100 m/s B. 120 m/s C. 80 m/s D. 60 m/s
Câu 43: [VNA] Một sợi dây AB dài 60 cm, hai đầu cố định. Khi sợi dây dao động với tần số 100 Hz
thì trên sợi dây có sóng dừng và trên dây có 4 nút sóng (kể cả A, B). Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 20 m/s B. 40 cm/s C. 4 m/s D. 40 m/s
Câu 44: [VNA] Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một cần rung, đầu kia để tự do. Người
ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số đến giá trị
gần nhất là f2. Tỉ số f2/f1 bằng
A. 2 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 45: [VNA] Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ
truyền âm là v. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao
động ngược pha nhau là d. Tần số của âm là
A. v / 4d B. v / 2d C. 2v / d D. v / d
Câu 46: [VNA] Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc
lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó
sẽ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 128


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

A. giảm 4,4 lần B. giảm 4 lần C. tăng 4,4 lần D. tăng 4 lần
Câu 47: [VNA] Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm
tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó
bằng
A. L + 20 (dB) B. L + 100 (dB) C. 100L (dB) D. 20L (dB)
Câu 48: [VNA] Một nguồn âm đặt tại O trong môi trường đẳng hướng. Hai điểm M, N trong môi
trường, tạo với O thành một tam giác vuông cân tại O. Biết mức cường độ âm tại M và N bằng nhau
và bằng 25 dB. Mức cường độ âm lớn nhất mà máy thu được trên đoạn MN là
A. 28 dB B. 32 dB C. 35 dB D. 27 dB
Câu 49: [VNA] Ba đoạn thẳng song song AB, CD, EF theo thứ tự thuộc bề mặt chất lỏng (CD nằm
giữa AB và EF), có cùng chiều dài 28 cm và có chung đường trung trực, trung trực cắt ba đoạn thẳng
đó theo thứ tự tại O, I, J. Tại A, B đặt hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát
ra hai sóng kết hợp với bước sóng 6 cm. Biết rằng trên CD có đúng 7 điểm cực đại giao thoa, trên
đoạn EF có đúng 3 điểm cực đại giao thoa. Độ dài đoạn thẳng IJ không thể nhận giá trị nào sau
đây?
A. 60 cm. B. 50 cm. C. 40 cm. D. 48 cm.
Câu 50: [VNA] Hai con lắc lò xo giống nhau được gắn cố định vào tường
như hình vẽ. Khối lượng mỗi vật nặng là 100 g. Kích thích cho hai con lắc dao
động điều hòa dọc theo trục cùng vuông góc với tường. Trong quá trình dao
động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật theo phương ngang là 6 cm. Ở thời
π
điểm t1 , vật 1 có tốc độ bằng 0 thì vật 2 cách vị trí cân bằng 3 cm. Ở thời điểm t2 = t1 + s , vật 2 có
30
tốc độ bằng 0. Ở thời điểm t3 , vật 1 có tốc độ lớn nhất thì vật 2 có tốc độ bằng 30 cm/s. Độ lớn cực
đại của hợp do hai lò xo tác dụng vào tường là
A. 0,6 3 N B. 0,3 3 N C. 0, 3 N D. 0,6 N

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 129


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ TỔNG ÔN – SỐ 3 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí có gia tốc cực tiểu đến vị trí có gia tốc
cực đại thì vận tốc của vật
A. giảm rồi tăng B. tăng rồi giảm C. giảm D. tăng
Câu 2: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại t = 0, gia tốc của chất điểm
đang có xu hướng tăng. Tại t = 0,5 s thì
A. vận tốc âm B. vận tốc đang giảm C. vận tốc đang tăng D. vận tốc dương
Câu 3: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Tại thời điểm t1 = 0, li độ của chất
điểm là 3 cm. Tại thời tiểm t2 = 0,5 s, giá trị vận tốc của chất điểm là bao nhiêu ?
A. 3π cm/s B. −3π cm/s C. 2π cm/s D. π cm/s
Câu 4: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa theo phương ngang. Biết ở thời điểm t vật có gia
tốc 80π cm/s2, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 20 cm/s. Tần số dao động của chất điểm là
A. 1 Hz B. 2 Hz C. 3 Hz D. 4 Hz
Câu 5: [VNA] Một vật dao động điều hòa có phương trình li độ x = 8cos(πt + π/6) cm. Khoảng thời
gian ngắn nhất để chất điểm đi từ vị trí có li độ 4 2 cm đến vị trí có li độ 4 3 cm là
A. 1/24 s B. 5/12 s C. 1/6 s D. 1/12 s
 π
Câu 6: [VNA] Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 2cos  2πt +  , với t tính
 6
bằng s và x tính bằng cm. Trong quãng thời gian 3,5 s tính từ thời điểm ban đầu, chất điểm đạt tốc
độ 2π cm / s bao nhiêu lần?
A. 12 lần. B. 13 lần. C. 14 lần. D. 15 lần.
Câu 7: [VNA] Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox có phương trình dao động là
x = 10 cos ( 2πt + π / 3) cm (t tính bằng s). Tại thời điểm t1, chất điểm qua vị trí có li độ 6 cm và đang
chuyển động theo chiều dương. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,25 (s), chất điểm qua vị trí có li độ
A. 1 cm B. 8 cm C. −6 cm D. −8 cm
Câu 8: [VNA] Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(5πt – π/2) cm. Độ dài quãng
đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 1,55 s tính từ lúc vật bắt đầu dao động là

(
A. 140 + 5 2 cm ) (
B. 150 + 5 2 cm ) (
C. 160 − 5 2 cm ) (
D. 160 + 5 2 cm )
Câu 9: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa trên trục
x (cm)
Ox. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ có 7
dạng như hình vẽ bên. Phương trình dao động của chất điểm
3,5

3  O
A. x = 7cos(2t – ) (cm). B. x = 7cos(4t – ) (cm). t (s)
4 6
3  -7
C. x = 7cos(2t – ) (cm). D. x = 7cos(4t + ) (cm).
4 6

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 130


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân αv (rad)
bằng O với chiều dài quỹ đạo là L = 12 cm. Hình bên là đồ thị biểu
diễn pha dao động của vận tốc αv của chất điểm theo thời gian t. π
Phương trình gia tốc của chất điểm là
A. x = 6ωcos ( ωt + π / 4 ) ( cm ) O
t

B. x = 6ωcos ( ωt − 3π / 4 ) ( cm )
C. x = 6ω2 cos ( ωt − 3π / 4 ) ( cm )

D. x = 6ω2 cos ( ωt + π / 4 ) ( cm )

Câu 11: [VNA] Tại nơi có g = 9,8 m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m, đang dao động
điều hòa với biên độ góc 0,1 rad. Ở vị trí có li độ góc 0,05 rad, vật nhỏ của con lắc có tốc độ là
A. 2,7 cm/s. B. 27,1 cm/s. C. 1,6 cm/s. D. 15,7 cm/s.
Câu 12: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài . Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 12 dao
động. Khi giảm chiều dài đi 32 cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt, con lắc thực hiện được 20
dao động. Giá trị của  là
A. 30 cm B. 40 cm C. 50 cm D. 60 cm
Câu 13: [VNA] Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k1, hay lò xo có độ cứng k2 thì tần số dao động của
vật tương ứng là 6 Hz và 8 Hz. Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k = k1 + k2, thì chu kì dao động của
vật là
A. 0,2 s B. 10 s C. 4,8 s D. 0,1 s
Câu 14: [VNA] Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng. Trong quá trình dao động người ta quan
sát đo đạc và thấy lò xo không bị biến dạng tại vị trí gia tốc của lò xo có giá trị bằng một nửa giá trị
cực đại. Tỉ số giữa thời gian là xo nén và dãn là
A. 1/2 B. 1/3 C. 1/4 D. 1/5
Câu 15: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo trục
của lò xo với vị trí lò xo dãn 7,5 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa, sau khoảng thời gian
ngắn nhất π/60 s thì gia tốc của vật bằng nửa gia trốc ban đầu. Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2.
Thời gian mà lò xo bị nén trong một chu kì là
A. π/20 s B. π/60 s C. π/30 s D. π/15 s
Câu 16: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 0,4 kg và lò xo có độ cứng 100 N/m.
Kéo vật khỏi vị trí cân bằng 2 cm rồi truyền cho nó một vận tốc ban đầu 15√5 cm/s. Lấy 2 = 10.
Năng lượng dao động của vật là
A. 0,245 J B. 24,5 J C. 2,45 J D. 245 J
Câu 17: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động
điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acos(t + ). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng.
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1 s. Lấy 2 = 10. Khối
lượng vật nhỏ bằng
A. 400 g B. 40 g C. 200 g D. 100 g

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 131


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 18: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần
liên tiếp động năng bằng ba lần thế năng là 1 s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp
thế năng bằng ba lần động năng là
A. 1,5 s B. 1 s C. 2 s D. 3 s
Câu 19: [VNA] Một con lắc đơn có dây treo dài 50 cm và vật nặng khối lượng 1 kg, dao động với
biên độ góc 0,1 rad tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy 2 = 10. Lấy mốc thế năng ở vị trí
cân bằng. Năng lượng dao động toàn phần của con lắc là
A. 0,012 J. B. 0,023 J. C. 0,025 J. D. 0,002 J.
Câu 20: [VNA] Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos8t (x
tính bằng cm, t tính bằng s). Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là
A. 6,4 N. B. 64 N. C. 0,8 N. D. 0,64 N.
Câu 21: [VNA] Một chất điểm có khối lượng 200 g đang dao động điều hòa trên trục Ox. Phương
trình vận tốc của chất điểm là v = 2cos(2t + π/6) (cm/s). Lấy π2 = 10. Biểu thức lực kéo về của dao
động là
A. F = 8sin(2t − 5π/6) (N) B. F = 0,4cos(2t + π/6) (N)
C. F = 0,04cos(2t − π/6) (N) D. F = 0,08sin(2t − 5π/6) (N)
Câu 22: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m và vật nặng có khối lượng 0,05 kg dao
động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Khi vật nặng có li độ cong 2 cm thì lực kéo
về có giá trị bằng
A. 4,00 N B. 1,00 N C. −1,00 N D. −0,01 N
Câu 23: [VNA] Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần
số với phương trình lần lượt là x1 = 4cos(ωt + 30) và x2 = 8cos(ωt + 90) (x tính bằng cm; ω tính bằng
rad/s và t tính bằng s). Dao động tổng hợp có biên độ là
A. 6,93 cm. B. 10,58 cm. C. 4,36 cm. D. 11,87 cm.
Câu 24: [VNA] Một vật dao động điều hòa là sự tổng hợp của hai dao động thành phần có biên độ
lần lượt là 4 cm và 6 cm. Li dao dao động của vật tại thời điểm bất kì không thể nhận giá trị nào sau
đây?
A. 1 cm. B. −1 cm. C. −11 cm. D. 8 cm.
Câu 25: [VNA] Một vật tham gia đồng thời hai dao động cùng phương, cùng tần số có phương trình
5
lần lượt là x1 = 4cosπt (cm) và x2 = 2 3 cos(t – ) (cm). Dao động tổng hợp của vật có phương
6
trình
2 2
A. x = 4cos(t – ) (cm). B. x = 2cos(t + ) (cm).
3 3
5 
C. x = 2sin(t – ) (cm). D. x = 2sin(t + ) (cm).
6 6
Câu 26: [VNA] Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Chu kì của lực cưỡng bức B. Biên độ của dao động cưỡng bức
C. Pha ban đầu của lực cưỡng bức D. Lực cản của môi trường

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 132


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 27: [VNA] Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây
là sai?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức
Câu 28: [VNA] Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có
tần số f. Tần số của dao động cưỡng bức này là
A. 0,5f B. 2f C. 4f D. f
Câu 29: [VNA] Một tấm ván bắc qua một con mương có tần số dao động riêng là 0,5 Hz. Một người
đi qua tấm ván với bao nhiêu bước trong 12 giây thì tấm ván bị rung lên mạnh nhất?
A. 8 bước B. 6 bước C. 4 bước D. 2 bước
Câu 30: [VNA] Một sóng ngan truyền dọc trục Ox có phương trình u = 2cos(6πt ‒ 4πx) cm trong đó
t tính bằng giây, x tính bằng mét. Tốc độ truyền sóng là
A. 1,5 cm/s B. 1,5 m/s C. 15 m/s D. 15 cm/s
Câu 31: [VNA] Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong
khoảng thời gian 36 s và đo được khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng liên tiếp là 20 m. Tốc độ truyền
sóng
A. 2,8 m/s B. 3,6 m/s C. 1,7 m/s D. 2,5 m/s
Câu 32: [VNA] Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ truyền sóng v = 2
m/s. Chu kỳ dao động T = 10 s. khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động
ngược pha là
A. 1,5 m B. 1 m C. 0,5 m D. 2 m
Câu 33: [VNA] Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền
theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình
truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là uN = 0,08cosπ/2 (t – 4) (m) thì phương trình sóng tại M
A. uM = 0,08cosπ/2(t + 0,5) (m) B. uM = 0,08cosπ/2(t – 2) (m)
C. uM = 0,08cosπ/2(t + 4) (m) D. uM = 0,08cosπ/2(t – 1) (m)
Câu 34: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trên một sợi
u (cm)
dây đàn hồi dọc theo trục Ox. Hình bên là hình dạng của
2
một đoạn dây tại một thời điểm. Biên độ của sóng có giá
trị gần nhất với giá trị nào sau đây? O
50 70 x (cm)
A. 2,6 cm B. 2,7 cm
C. 2,8 cm D. 2,9 cm
Câu 35: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ O đến M rồi đến N với bước
sóng λ = 4 cm, phương trình dao động của phần tử tại O là uO = 4cos20πt (cm) ( t tính bằng s). Hai
điểm M và N nằm trên trục Ox ở cùng một phía so với O và đã có sóng truyền qua. Biết MN = 1 cm.
Tại thời điểm t1, M đang là đỉnh sóng, tại thời điểm t2 = t1 + 1/30 s tốc độ của phần tử tại N là
A. 40π 3 cm/s B. 80π cm/s C. 20π cm/s D. 40π cm/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 133


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 36: [VNA] Trên một sợi dây dài vô hạn có một sóng cơ lan truyền theo phương Ox với phương
trình sóng u = 2cos(10πt – πx) (t tính bằng giây; x tính bằng m). M, N là hai điểm nằm cùng phía so
với O cách nhau 5 m. Tại thời điểm t0, khi phần tử M đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì
phần tử N
A. đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương B. đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm
C. ở vị trí biên dương D. ở vị trí biên âm
Câu 37: [VNA] Hai nguồn A, B trên mặt chất lỏng dao động theo phương thẳng đứng với phương
trình uA = uB = 2cos40t cm. Khi hình ảnh giao thoa sóng ổn định, trên mặt chất lỏng có 9 đường dao
động với biên độ cực đại và khoảng cách hai đường ngoài cùng đo được dọc theo A, B là 7,2 cm.
Tốc độ truyền sóng là
A. 16 cm/s. B. 36 cm/s. C. 32 cm/s. D. 18 cm/s.
Câu 38: [VNA] Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 21 cm trên mặt chất lỏng dao động theo phương
thẳng đứng với phương trình uA = uB = Acos50t (cm). Trên đoạn AB có 11 điểm dao động với biên
độ cực đại và khoảng cách ngắn nhất từ A đến một cực đại bằng một phần tư khoảng cách giữa hai
vị trí cân bằng của hai cực đại gần nhau nhất. Tốc độ truyền sóng là
A. 1,05 m/s. B. 0,5 m/s. C. 1 m/s. D. 0,525 m/s.
Câu 39: [VNA] Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại
A và B dao động theo phương trình uA = uB = acos25πt (a không đổi, t tính bằng s). Trên đoạn thẳng
AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2
cm. Tốc độ truyền sóng là
A. 50 cm/s. B. 25 cm/s. C. 75 cm/s. D. 100 cm/s.
Câu 40: [VNA] Trên mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 24,6 cm có hai
nguồn sóng dao động cùng pha, phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng . Gọi O là trung điểm của

AB và (C) là đường tròn tâm O bán kính 9 cm. Trên (C), có 18 điểm cực đại giao thoa. Trên đoạn
thẳng AB, số điểm cực tiểu giao thoa nhiều nhất là
A. 16. B. 18. C. 14. D. 20.
Câu 41: [VNA] Một sợi dây chiều dài  có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 5 bụng
sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 40 cm. Giá trị của  là
A. 110 cm B. 220 cm C. 200 cm D. 100 cm
Câu 42: [VNA] Một sợi dây đàn hồi AB căng ngang có đầu A cố định, đầu B rung nhờ dụng cụ tạo
sóng trên dây. Biết tần số rung ở đầu B là 100 Hz. Trên dây hình thành sóng dừng có khoảng cách 5
nút liên tiếp là 1 m. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 40 m/s B. 50 m/s C. 25 m/s D. 30 m/s
Câu 42: [VNA] Một dây đàn hai đầu cố định phát âm có tần số bằng tần số sóng cơ gây ra sóng
dừng. Khi tần số âm là 200 Hz thì trên dây có m bó sóng. Khi tần số âm là 125 Hz thì trên dây có n
bó sóng. Biết m – n = 3. Khi trên dây có 4 bó sóng thì tần số âm phát ra bằng
A. 80 Hz B. 120 Hz C. 125 Hz D. 100 Hz
Câu 43: [VNA] Một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với hai tần số liên tiếp 45 Hz và 75 Hz. Tần số
nhỏ nhất để có sóng dừng trên dây là
A. 32 Hz B. 15 Hz C. 60 Hz D. 30 Hz

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 134


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 44: [VNA] Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Hai sóng có tần số gần
nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 15 Hz và 20 Hz. Biết tốc độ truyền của các sóng
trên dây đều bằng nhau. Khi tần số truyền sóng trên dây là 20 Hz thì bước sóng là
A. 25,5 cm B. 65,0 cm C. 12,5 cm D. 37,5 cm
Câu 45: [VNA] Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là
90 dB và 40 dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn gấp bao nhiêu lần so với cường
độ âm tại B?
A. 2,25 lần B. 3600 lần C. 1000 lần D. 100000 lần
Câu 46: [VNA] Cường độ âm tại điểm A trong môi trường truyền âm là I = 10‒7 W/m2. Biết cường
độ âm chuẩn là I0 = 10‒12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm A bằng
A. 60 dB B. 50 dB C. 70 dB D. 80 dB
Câu 47: [VNA] Một nguồn âm đẳng hướng đặt tại O. Hai điểm A, B cùng nằm trên một phương
truyền âm nhưng ở hai phía so với O. Mức cường độ âm tại A 60 dB, mức cường độ âm tại B 40 dB.
Mức cường độ âm tại trung điểm của AB xấp xỉ là
A. 50 dB B. 54 dB C. 47 dB D. 45 dB
Câu 48: [VNA] Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm
A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự xa có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức
cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là a (dB), mức cường độ âm tại B hơn mức cường
OA
độ âm tại C là: 3a (dB). Biết 3OA = 2OB. Tỉ số là:
OC
9 4 81 16
A. B. C. D.
4 9 16 81
Câu 49: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo  = 4 m, được treo vào trần nhà cách mặt đất
8 m. Kéo quả nặng của con lắc đơn sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α0 = 0,1
rad rồi buông nhẹ cho nó dao động điều hòa (bỏ qua mọi ma sát). Khi quả nặng qua vị trí cân bằng,
bất ngờ bị tuột khỏi dây treo. Khoảng cách tính từ vị trí quả nặng bắt đầu tuột khỏi dây đến vị trí
mà nó chạm đất gần nhất với giá trị nào dưới đây ?
A. 6,0 m B. 4,05 m C. 4,5 m D. 5,02 m
Câu 50: [VNA] Sóng dừng ổn định trên một sợi dây nhẹ, đàn D
hồi với hai đầu O, A cố định như hình vẽ bên. Tần số sóng f = C
20 Hz. Tại thời điểm t0 , dây duỗi thẳng và các điểm có tốc độ O A
(1)
bằng 120π ( cm / s ) nằm cách đều nhau những đoạn 6 cm mà (2)
không phải các điểm bụng. Tại thời điểm t1 = t0 + 1/ 240 s , hình
dạng của sợi dây là đường (2). Độ dài đoạn CD trên đồ thị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,8 cm B. 4,5 cm C. 6,3 cm D. 4,1 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 135


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ TỔNG ÔN – SỐ 4 – MÔN VẬT LÝ


LỚP 12 – THẦY VNA
Câu 1: [VNA] Đồ thị quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc với thời gian là đường
A. thẳng B. elip C. parabol D. hình sin
Câu 2: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa, khi chất điểm đi từ vị trí có vận tốc cực tiểu đến
vị trí có vận tốc cực đại thì gia tốc
A. luôn giảm B. luôn tăng C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng
Câu 3: [VNA] Một chất điểm chất điểm dao động điều hòa với chu biên độ 6 cm. Tại thời điểm
t1 = 0 , li độ của chất điểm là 3 cm. Thời thời điểm t2 = t1 + T/2, vận tốc của chất điểm là 9π 3 cm/s.
Chu kì T là
2 3 3 5
A. s B. s C. s D. s
3 2 5 3
Câu 4: [VNA] Một chất điểm đang dao động điều hòa với chu kỳ T. Tại một thời điểm vật có li độ
3 cm, và trước thời điểm đó một quãng thời gian bằng T/4 thì vật có tốc độ là 18 cm/s. Chu kỳ dao
động của chất điểm là
A. π/5 s B. π/3 s C. π/6 s D. π/2 s
Câu 5: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Thời gian ngắn nhất chất
điểm đi từ vị trí có li độ +A đến vị trí có li độ +A/3 là 0,1 s. Giá trị của T là
A. 1,85 s B. 1,20 s C. 0,51 s D. 0,40 s
 π
Câu 6: [VNA] Một vật dao động theo phương trình x = 2cos  5πt +  + 1( cm ) , gốc tọa độ tại vị trí
 6
cân bằng. Trong giây đầu tiên kể từ lúc vật bắt đầu dao động vật đi qua vị trí có tọa độ 2 cm theo
chiều dương bao nhiêu lần?
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 3 lần. D. 5 lần.
Câu 7: [VNA] Cho một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ bằng 6 cm và chu kỳ T. Thời điểm
ban đầu vật đi qua vị trí ly độ bằng 3 cm theo chiều dương. Để sau 4,81 s chuyển động, vật đi qua
vị trí ly độ 3 3 cm đúng 7 lần thì chu kỳ dao động phải thỏa mãn điều kiện nào dưới đây ?
A. 1,84 s  T  2,16 s. B. 1,84 s  T  1,65 s. C. 1, 48 s  T  1, 56 s. D. 1, 48 s  T  1, 56 s.
Câu 8: [VNA] Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 8 cm. Ba thời điểm liên tiếp t1, t2, t3 với
3(t2 ‒ t1) = t3 ‒ t1 li độ có giá trị thỏa mãn: x1 = –x2 = –x3 = –x0 (x0 > 0). Thời điểm t1 vật đi theo chiều
dương. Giá trị của x0 là
A. 4 2 cm B. 4 cm C. 4 3 cm D. 2 3 cm
Câu 9: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với tần số 2 Hz, biết tốc độ cực đại chất điểm đạt
được trong quá trình dao động là 16π cm / s . Tìm tốc độ trung bình từ lúc chất điểm qua ly độ 2 cm
theo chiều âm đến lúc đi qua li độ −2 cm lần thứ hai.
A. 32 cm / s. B. 16 cm / s. C. 24 cm / s. D. 18 cm / s.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 136


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos ( πt + π / 3) , x tính
bằng cm và t tính bằng s. Tính từ thời điểm ban đầu, tốc độ trung bình của vật trong 3,5 s chuyển
động là
A. 6, 36 cm / s. B. 3,93 cm / s. C. 8, 42 cm / s. D. 4, 23 cm / s.
Câu 11: [VNA] Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự
v (cm/s)
phụ thuộc của vận tốc v theo thời gian t của một vật
dao động điều hòa. Phương trình dao động của vật
O
là 0,1 0,2 t (s)
-2,5
-5

Câu 12: [VNA] Một vật dao động điều hòa xung quanh vị trí cân v (cm/s)
bằng O, có gia tốc ở vị trí biên là a . Hình bên là đồ thị mô tả mối
quan hệ giữa vận tốc tức thời v và li độ dao động x của vật. Giá 25
trị của a là
O 6 x (cm)
5 6 5 3
A.  m/s. B.  m/s.
3 2
3 7 4 10
C.  m/s. D.  m/s.
2 3
Câu 13: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài 20 cm, dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường
là g = 9,8 m/s2 với biên độ góc 8. Vật nhỏ có tốc độ lớn nhất là
A. 17,4 cm/s. B. 11,2 cm/s. C. 28,4 cm/s. D. 19,5 cm/s.
Câu 14: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc 9 dưới tác dụng của trọng
lực. Ở thời điểm to, vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là 4,5 và 2,5 cm. Lấy
g = 10 m / s 2 . Tốc độ của vật ở thời điểm t0 bằng
A. 37 cm/s. B. 31 cm/s. C. 25 cm/s. D. 43 cm/s.
Câu 15: [VNA] Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn Δℓ. Kích thích để quả
nặng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với cho kì T. Thời gian lò xo bị nén trong một
chu kì là T/4. Biên độ dao động của vật là
3
A. Δℓ B. √2Δℓ C. 2Δℓ D. 1,5Δℓ
2
Câu 16: [VNA] Một con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nhỏ có khối lượng
100 g , lấy g = 10 m/s2; 2 = 10. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 1 cm rồi truyền cho vật
vận tốc đầu 10 3 cm/s hướng thẳng đứng. Tỉ số thời gian lò xo nén và dãn trong một chu kì là
A. 5 B. 2 C. 0,5 D. 0,2
Câu 17: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, vật nặng có khối
lượng 100 g. Lấy g = 10 m/s2; 2 = 10. Kéo vật xuống khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng
2 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Thời gian lò xo bị nén trong khoảng thời gian 0,5 s
kể từ khi thả vật là
A. 1/6 s B. 1/15 s C. 2/15 s D. 1/30 s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 137


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 18: [VNA] Một vật nhỏ có khối lượng 200 g đang dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian
một chu kì vật đi được một đoạn 40 cm. Tại vị trí có li độ 5 cm thì động năng của vật là 0,375 J. Chu
kì dao động của vật bằng
A. 0,14 s B. 0,28 s C. 0,02 s D. 0,045 s
Câu 19: [VNA] Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một
trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acost. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì
động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy 2 = 10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng
A. 50 N/m B. 100 N/m C. 25 N/m D. 200 N/m
Câu 20: [VNA] Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng 1 kg dao động với phương trình
x = 5 cos ( 2πt + 2π / 3) cm . Tại thời điểm t, thế năng của vật là 12,5 mJ và đang giảm. Tại thời điểm
t + 0,25 s , thế năng của vật là
A. 25 mJ B. 12,5 mJ C. 37,5 mJ D. 50 mJ
Câu 21: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 100 cm và vật nặng có khối lượng 500 g, dao
động với biên độ góc 0,17 rad tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở vị trí
cân bằng. Cơ năng của con lắc là
A. 0,722 J. B. 0,272 J. C. 0,072 J. D. 0,097 J.
Câu 22: [VNA] Đồ thị hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x theo thời x
gian t của một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Ở điểm nào trong P Q
bốn điểm M, N, P, Q thì lực hồi phục có tác dụng tăng tốc cho chất điểm? O
M N t
A. Điểm P B. Điểm N
C. Điểm Q D. Điểm M.
Câu 23: [VNA] Một con lắc đơn có khối lượng vật treo 400 g và chiều dài dây treo 1,2 m đang dao
động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Khi dây treo lệch góc 0,12 rad so với
phương thẳng đứng thì tốc độ vật nặng là 26 cm/s. Lực kéo về cực đại tác dụng lên vật là
A. 0,40 N B. 4,00 N C. 0,48 N D. 0,60 N
Câu 24: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật nặng có khối lượng 1,5 kg.
Kích thích cho con lắc dao động điều hòa quanh vị tri cân bằng. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên
vật là F = 6cos(10t + π/6) (N). Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên con lắc bằng
A. 21 N B. 6 N C. 12 N D. 24 N
Câu 25: [VNA] Khi tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có biên độ thành
phần a và 2a được dao động tổng hợp có biên độ là a 3 . Hai dao động thành phần đó
2 5
A. lệch pha . B. cùng pha với nhau. C. vuông pha với nhau. D. lệch pha .
3 6
Câu 26: [VNA] Một vật thực hiện đồng thời ba dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương
 π  2π   π
trình là x1, x2 và x3. Biết x12 = 6cos  πt +  cm ; x23 = 6cos  πt +  cm và x13 = 6 2 cos  πt +  cm .
 6  3   4
Độ lệch pha của hai dao động x1 và x2 là
 3  2
A. rad. B. rad. C. rad. D. rad.
2 4 3 3
Câu 27: [VNA] Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng
chu kì 0,2 s với các biên độ là 3 cm và 4 cm. Biết hai dao động thành phần vuông pha nhau. Lấy
π2 = 10 . Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
A. 70 m/s2 B. 50 m/s2 C. 10 m/s2 D. 60 m/s2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 138


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 28: [VNA] Một vật tham gia đồng thời hai dao động cùng phương, cùng tần số góc 5 2 (rad/s);

có độ lệch pha bằng và biên độ lần lượt là 4 cm và A2. Biết tốc độ của vật tại thời điểm động
3
năng của vật bằng 2 lần thế năng là 20 cm/s. Giá trị của A2 là
A. 4 cm B. 6 cm C. 2 3 cm D. 2 cm
Câu 29: [VNA] Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, năng lượng của con lắc giảm 5%.
Sau 2 chu kì dao động liên tiếp biên độ giảm
A. 7,5% B. 5% C. 2,5% D. 3%
Câu 30: [VNA] Một người treo chiếc balô trên tàu bằng sợi đây cao su có độ cứng 900 N/m, balô
nặng 16 kg, chiều dài mỗi thanh ray 12,5 m, ở chỗ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp. Vận tốc của
tàu chạy để balô rung mạnh nhất là
A. 54 km/h B. 54 m/s C. 27 m/s D. 27 km/h
Câu 31: [VNA] Tác dụng vào hệ dao động một ngoại lực cưỡng bức tuần A
hoàn có biên độ không đổi nhưng tần số f thay đổi được, ứng với mỗi giá
trị của f thì hệ sẽ dao động cưỡng bức với biên độ A. Hình bên là đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của A vào f. Chu kì dao động riêng của hệ gần nhất với
giá trị nào sau đây? O 4 8 f (Hz)
A. 0,15 s B. 0,35 s
C. 0,45 s D. 0,25 s.
Câu 32: [VNA] Sóng cơ truyền trong không khí với cường độ đủ lơn, tai ta có thể cảm thụ được
sóng cơ học nào sau đây ?
A. có tần số 13 Hz B. có chu kỳ 2.10‒6 s C. có chu kỳ 2 ms D. có tần số 30000 Hz
Câu 33: [VNA] Một nguồn phát sóng nước tại O có phương trình u = Acos2πt (cm) (t tính bằng s).
Cho biên độ sóng không đổi khi lan truyền. Điểm M trên mặt nước cách O một nửa bước sóng. Tại
thời điểm t = 1,125 (s), li độ dao động của sóng tại điểm M là –2 cm. Biên độ dao động của sóng là
A. 2 cm B. 4 2 cm C. 2 2 cm D. 2 cm
Câu 34: [VNA] Một sóng cơ có biên độ 4 cm, tần số 40 Hz truyền trên một sợi dây rất dài, với tốc độ
400 cm/s, qua M rồi đến N cách M một khoảng 27,5 cm. Khi phần tử M có li độ 2 cm thì độ lớn li độ
của N là
A. 2 cm B. 4 cm C. 2 3 cm D. 2 2 cm
Câu 35: [VNA] Một sóng cơ ngang lan truyền với tốc độ không đổi 3m/s và tần số 10 Hz. Trên
phương truyền sóng xét điểm M dao động, tại thời điểm t1, li độ của phần tử tại M là 10 cm và đang
đi lên. Tại thời thời điểm t2 gần t1 nhất, li độ của phần tử tại M là –10 cm và đang đi xuống. Sóng đã
truyền được quãng đường là
A. 3/20 m B. 3/10 m C. 20 cm D. 40 cm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 139


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 36: [VNA] Sóng truyền trên một dây đàn hồi dài theo phương
ngược với trục Ox. Tại một thời điểm nào đó thì hình dạng một đoạn
dây như hình vẽ. Các điểm O, M, N nằm trên dây. Phát biểu nào sau
đây đúng?
A. ON = 30 cm; N đang đi lên
B. ON = 28 cm; N đang đi lên
C. ON = 30 cm; N đang đi xuống
D. ON = 28 cm; N đang đi xuống
Câu 37: [VNA] Hai nguồn sóng cùng biên độ cùng tần số và ngược pha. Nếu khoảng cách giữa hai
nguồn là AB = 16,2 thì số điểm đứng yên và số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB
lần lượt là
A. 32 và 33. B. 34 và 33. C. 33 và 32. D. 33 và 34.
Câu 38: [VNA] Thực hiện giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp A, B trên mặt nước có phương trình
dao động lần lượt là uA = uB = acos10πt mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Tính từ
đường trung trực của đoạn AB, điểm M trên mặt nước có hiệu đường đi đến hai nguồn bằng 15 cm
sẽ nằm trên đường
A. cực tiểu thứ ba. B. cực tiểu thứ hai. C. cực đại bậc 3. D. cực đại bậc 2.
Câu 39: [VNA] Trên mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau 26 cm có hai nguồn kết hợp dao động
cùng pha theo phương thẳng đứng. M là điểm trên mặt nước cách A 10 cm và cách B 24 cm. M là
một cực tiểu giao thoa và trên MB có nhiều hơn 5 cực đại so với số cực đại trên MA. Trên AB có
A. 10 cực tiểu. B. 12 cực tiểu. C. 11 cực đại. D. 13 cực đại.
Câu 40: [VNA] Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và
B dao động cùng phương trình và lan truyền với tốc độ 1,5 m/s. M là điểm trên mặt nước có sóng
truyền đến cách A và B lần lượt 16 cm và 25 cm là điểm dao động với biên độ cực đại và trên MB số
điểm dao động cực đại nhiều hơn trên MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là
A. 40 Hz. B. 50 Hz. C. 60 Hz. D. 100 Hz.
Câu 41: [VNA] Trong thí nghiệm về giao thoa sóng ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 có hai
nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp với tần số 20 Hz. Ở
mặt chất lỏng, tại điểm M cách S1 và S2 lần lượt là 8 cm và 15 cm có cực tiểu giao thoa. Biết số cực
đại giao thoa trên các đoạn thẳng MS1 và MS2 lần lượt là m và m + 7. Tốc độ truyền sóng ở mặt chất
lỏng là
A. 20 cm/s. B. 40 cm/s. C. 35 cm/s. D. 45 cm/s.
Câu 42: [VNA] Một sợi dây dài  có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 3 bụng sóng.
Sóng truyền trên dây có bước sóng là 40 cm. Giá trị của ℓ là
A. 120 cm B. 60 cm C. 70 cm D. 140 cm
Câu 43: [VNA] Một sợi dây đàn hồi AB có hai đầu cố định và chiều dài 1,8 m đang lan truyền sóng
dừng với tần số dao động 10 Hz. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là 3 m/s. Số nút sóng trên dây là
A. 11 B. 5 C. 6 D. 13
Câu 44: [VNA] Một sợi dây AB có chiều dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một
nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A
được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A. 5 nút và 4 bụng B. 3 nút và 2 bụng C. 9 nút và 8 bụng D. 7 nút và 6 bụng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 140


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 45: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi dài 20 cm hai đầu A, B cố định có sóng dừng. Các điểm
trên dây dao động với phương trình u = 0,5sin(0,5πx).cos(20t + π/2) (u và x tính bằng cm; t tính bằng
s). Số nút sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB (kể cả A và B) lần lượt là
A. 8 và 9 B. 9 và 10 C. 10 và 11 D. 8 và 8
Câu 46: [VNA] Một người gõ một nhát búa vào đường ray xe lửa và ở cách đó 528 m một người
khác áp tai vào đường ray thì nghe được hai tiếng búa gõ cách nhau 1,5 giây. Biết tốc độ truyền âm
trong không khí là 330 m/s. Tốc độ truyền âm trong đường ray là
A. 5280 m/s B. 5300 m/s C. 5200 m/s D. 5100 m/s
Câu 47: [VNA] Cho một sóng âm dạng cầu. Điểm M cách nguồn O một khoảng 6m có mức cường
độ âm là 10dB. Tịnh tiến điểm M theo phương vuông góc với OM một doạn 8m thì mức cường độ
âm tại đó có giá trị xấp xỉ
A. 7,50dB B. 14,44dB C. 5,56dB D. 12,50dB
Câu 48: [VNA] Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có 3 điểm
A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự ta có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức
cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là 20 dB, mức cường độ âm tại B hơn mức cường
BC
độ âm tại C là 20 dB. Tỉ số bằng
AB
A. 19 B. 20 C. 9 D. 10
Câu 49: [VNA] Một sợi dây căng ngang có hai đầu cố định đang có sóng dừng, các điểm trên sợi
dây dao động với tần số 10 Hz. Quan sát hình ảnh sóng dừng trên sợi dây đó người ta nhận thấy
những điểm có biên độ a mm (a  0) luôn cách đều nhau một khoảng d1, những điểm có biên độ
b = 8 mm (b > a) cách đều nhau một khoảng d2 = 10 cm. Tỉ lệ giữa tốc độ truyền sóng với tốc độ dao
động cực đại của những điểm có biên độ a là
A. 50/π B. 10 / 8π C. π/50 D. 8π / 50
Câu 50: [VNA] Hai vật nhỏ dao động điều hòa cùng tần số góc d (cm)
10 rad/s, cùng biên độ trên hai đường thẳng vuông góc với 12
nhau tại vị trí cân bằng chung O. Hình vẽ bên là đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của khoảng cách (d) giữa hai vật theo thời 8
gian. Tại thời điểm mà gia tốc của một trong hai vật bị triệt tiêu
4
thì vật còn lại có tốc độ bằng bao nhiêu?
A. 71,55 cm/s B. 58,79 cm/s t
O
C. 53,67 cm/s D. 78,38 cm/s

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 141

You might also like