You are on page 1of 8

10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 - LỚP 11 - SỐ 03


MÔN VẬT LÝ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn gốc toạ
độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật
A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox
B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox
C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox
D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox
Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách
từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sáng phát bức xạ đơn sắc có bước
sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây đúng?
ia aD λa i
A. λ = B. i = C. i = D. λ =
D λ D aD
Câu 3: Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật nặng đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí
cân bằng thì
A. Năng lượng của vật đang chuyển hóa từ thế năng sang động năng
B. Thế năng tăng dần và động năng giảm dần
C. Cơ năng của vật tăng dần đến giá trị lớn nhất
D. Thế năng của vật tăng dần nhưng cơ năng của vật không đổi
Câu 4: Một sóng cơ hình sin truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ v . Phương trình dao động
của nguồn là u = 12cos ( ωt ) (cm). Khi có sóng truyền qua, điểm M nằm trên dây có tọa độ x có
phương trình li độ là
 x  x
A. uM = 12cosω  t + 2  (cm). B. uM = 12cosω  t −  (cm).
 v  v
 x  x
C. uM = 12cosω  t − 2  (cm). D. uM = 12cosω  t +  (cm).
 v  v
Câu 5: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền âm trong nước.
B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
C. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng ngang.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 1
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng?


A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số ngoại lực.
C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ dao động
D. Biên độ của hiện tượng cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Câu 7: Một chất điểm dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Biết quãng đường mà chất điểm đi được
trong 2 s là 112 cm. Biên độ dao động của chất điểm là
A. 7 cm. B. 6 cm. C. 14 cm. D. 12 cm.
Câu 8: Tia hồng ngoại được phát ra
A. chỉ bởi các vật được nung nóng đến nhiệt độ cao
B. chỉ bởi mọi vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh
C. chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 0C
D. bởi mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K
Câu 9: Khi nói về sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai phần tử môi trường cách nhau một bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.
B. Sóng ngang có các phần tử môi trường dao động trùng với phương truyền sóng.
C. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.
D. Sóng dọc có các phần tử môi trường dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình a = –9x. Tần số góc
của chất điểm có giá trị bằng
A. 9 rad/s B. 9 rad/s2 C. 3 rad/s D. 3 rad/s2
Câu 11: Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A. Tất cả các phần tử nằm trên sợi dây đều đứng yên.
B. Tất cả các phần tử nằm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
C. Trên dây có những bụng sóng nằm xen kẽ với nút sóng.
D. Tất cả các phần tử nằm trên dây đều chuyển động với cùng vận tốc.
Câu 12: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với bước sóng λ . Biết khoảng cách giữa 5 nút
sóng liên tiếp là 64 cm. Giá trị của λ là
A. 40 cm. B. 20 cm. C. 32 cm. D. 16 cm.
Câu 13: Tần số dao động điều hòa là:
A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1 s
B. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một chu kỳ
C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu
D. Khoảng thời gian vật thực hiện hết một dao động toàn phần
Câu 14: Cho vật dao động điều hòa. Li độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí
A. biên âm B. biên dương C. biên D. cân bằng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 2
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 15: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu không thay đổi cấu tạo của con lắc, không thay
đổi cách kích thích dao động nhưng thay đổi cách chọn gốc thời gian thì
A. biên độ, chu kỳ, pha của dao động sẽ không thay đổi
B. biên độ và chu kỳ không đổi; pha thay đổi.
C. biên độ và chu kỳ thay đổi; pha không đổi
D. biên độ và pha thay đổi, chu kỳ không đổi.
Câu 16: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động năng và thế năng của một vật khối lượng không
đổi dao động điều hòa?
A. Trong một chu kì luôn có 4 thời điểm mà ở đó động năng bằng 3 thế năng.
B. Thế năng tăng khi li độ của vật tăng.
C. Trong một chu kỳ luôn có 2 thời điểm mà ở đó động bằng thế năng.
D. Động năng của một vật tăng chỉ khi vận tốc của vật tăng.
Câu 17: Cơ năng của một con lắc lò xo không phụ thuộc vào
A. khối lượng vật nặng B. độ cứng của vật
C. biên độ dao động D. điều kiện kích thích ban đầu
Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B, dao động cùng pha
theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng λ . Một điểm nằm trên vùng giao thoa có
hiệu hai khoảng cách đến hai nguồn bằng 3λ thuộc vân cực đại giao thoa
A. bậc 1. B. bậc 3. C. bậc 2. D. bậc 4.
Câu 19: Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào
A. biên độ dao động. B. cấu tạo của con lắc.
C. cách kích thích dao động. D. pha ban đầu của con lắc.
Câu 20: Tìm phát biểu sai về các điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng cơ.
A. hai sóng có cùng biên độ. B. hai sóng có cùng tần số.
C. hai sóng có phương dao động. D. hai sóng có độ lệch pha không đổi.
Câu 21: Âm nghe được có thể có tần số nào sau đây?
A. 25 kHz. B. 16 kHz. C. 15 Hz. D. 6 Hz.
Câu 22: Chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua được gọi là
A. chu kì của sóng. B. biên độ của sóng. C. năng lượng sóng. D. tốc độ truyền sóng.
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình vận tốc v = v0 cos ( ωt + φ ) . Tại thời điểm
t = 0 , chất điểm có vận tốc và gia tốc đều dương. Giá trị của φ có thể là
π π 5π 5π
A. rad. B. − rad. C. − rad. D. rad.
6 6 6 6
Câu 24: Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định, đầu A của dây được
nối với máy sóng dao động có phương trình u = 3cos ( ωt ) (mm). Bề rộng của một bụng sóng là
A. 3 mm. B. 12 mm. C. 6 mm. D. 9 mm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 3
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 25: Có 4 loại nhạc cụ A, B, C, D lần lượt có đồ thị dao động âm A


như hình vẽ bên. Loại nhạc cụ nào phát ra âm cao nhất? B
A. Nhạc cụ B. C
B. Nhạc cụ C. D
C. Nhạc cụ A.
D. Nhạc cụ D.

Câu 26: Một con lắc đơn dao động điều hòa biên độ góc 10 o tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,86 m / s2
. Biết biên độ cong của con lắc là 8,5 cm. Chu kì dao động của con lắc là
A. 1,4 s. B. 1, 5 s. C. 1,2 s. D. 1,6 s.
Câu 27: Dây tóc bóng đèn thường có nhiệt độ 2200C đặt trong bình khí trơ có áp suất thấp. Tại sao
ngồi trong buồn chiếu ánh sáng bằng đèn dây tóc, ta hoàn toàn không bị nguy hiểm vì tác dụng của
tia tử ngoại?
A. Vì khí trơ có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại
B. Vì ở nhiệt độ 2200C dây tóc chưa phát ra tia tử ngoại
C. Vì mật độ khí trong bóng đèn quá loãng nên tia tử ngoại không truyền qua được
D. Vì vỏ thủy tinh của bóng đèn hấp thụ hết tia tử ngoại do dây tóc phát ra
Câu 28: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa với chu kì T tại nơi có gia tốc
trọng trường g = 9,86 m / s2 . Đưa vật nặng của con lắc đến vị trí mà lò xo dãn 14 cm rồi buông nhẹ
T
để con lắc dao động điều hòa. Kể từ lúc buông vật, sau khoảng thời gian thì vật nặng đến vị trí
3
mà lò xo dãn 2 cm. Giá trị của T là
A. 0, 49 s. B. 0, 40 s. C. 0,60 s. D. 0, 57 s.
Câu 29: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nếu hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn
sắc có bước sóng λ1 = 399 nm thì tại điểm M trên màn là vị trí của vân sáng bậc 5. Thay bức xạ λ1
bằng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ2 (với 450 nm ≤ λ2 ≤ 760 nm) thì tại M là vị trí của một vân tối.
Giá trị của λ2 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 575 nm B. 603 nm C. 698 nm D. 724 nm
Câu 30: Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Gọi d là khoảng cách
từ A đến điểm bụng xạ nó nhất. Khi trên dây có k bụng sóng thì d = 88,0 cm và khi trên dây có
k + 4 bụng sóng thì d = 91, 2 cm. Chiều dài sợi dây AB gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 94,5 cm. B. 96,4 cm. C. 95,2 cm. D. 97,0 cm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 4
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương nằm ngang quanh vị trí cân bằng O, với biên
độ A. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc tức thời a của chất điểm theo thời gian
t. Lấy π2 = 10 .
a (m/s2)
4
2
0,5 t (s)
O
‒2
‒4
a) Viết phương trình gia tốc theo thời gian của chất điểm.
b) Tính tốc độ cực đại của chất điểm.
π
Câu 2: Hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc cách
2
nhau 60 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 330 m/s. Tìm độ lệch pha:
a) giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng, cách nhau 360 cm tại cùng một thời điểm.
b) tại cùng một điểm trên phương truyền sóng sau một khoảng thời gian là 0,1 s.
Câu 3:
a) Quan sát Hình 8.6 và mô tả hình ảnh nhận được trên màn M.
b) Giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng (Hình 8.6)

BẢNG ĐÁP ÁN
1.D 2.A 3.A 4.B 5.D 6.C 7.A 8.D 9.A 10.C
11.C 12.C 13.A 14.B 15.B 16.A 17.A 18.B 19.B 20.A
21.B 22.A 23.C 24.B 25.B 26.A 27.D 28.A 29.A 30.B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 5
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

GIẢI 10 ĐỀ LỚP 11

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


 π
Câu 1: [VNA] Ta có x = Asin ( ωt ) = Acos  ωt −   Lúc t = 0 , vật qua VTCB theo chiều dương trục
 2
Ox.
λD
Câu 2: [VNA] Ta có i = .
a
Câu 3: [VNA] Với một con lắc lò xo, khi chuyển từ VT biên về VTCB thì động năng tăng dần và thế
năng giảm dần.
 x
Câu 4: [VNA] Ta có M sẽ trễ pha hơn O nên phương trình sóng của M là uM = 12cosω  t −  .
 v
Câu 5: [VNA] Sóng âm trong không khí là sóng dọc nên D sai.
Câu 6: [VNA] Dao động duy trì có tần số đúng bằng tần số riêng của hệ, không phụ thuộc vào năng
lượng cung cấp cho hệ dao động  C sai.
Câu 7: [VNA] Ta có f = 2 Hz  T = 0,5 s  Δt = 2 s = 4 T  112 cm = 4.4A  A = 7 cm.
Câu 8: [VNA] Tia hồng ngoại được phát ra bởi mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K.
Câu 9: [VNA] Trong sự truyền sóng cơ, hai phần tử môi trường trên cùng một phương truyền sóng
cách nhau một bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.
Câu 10: [VNA] Ta có a = −ω2 x  ω = 3 rad/s.
Câu 11: [VNA] Khi có hiện tượng sóng dừng, ta quan sát thấy trên dây có những bụng sóng xen kẽ
nút sóng.
λ
Câu 12: [VNA] Khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 4 = 64 cm  λ = 32 cm.
2
Câu 13: [VNA] Tần số dao động điều hòa là số dao động toàn phần vật thực hiện trong 1 s.
Câu 14: [VNA] Trong dao động điều hòa, li độ đạt giá trị cực đại khi vật qua biên dương.
Câu 15: [VNA] Với con lắc lò xo, nếu chỉ thay đổi cách chọn gốc thời gian thì biên độ và chu kì sẽ
không thay đổi, còn pha sẽ thay đổi.
Câu 16: [VNA] Trong một chu kì luôn có 4 thời điểm mà ở đó động năng bằng 3 lần thế năng (ứng
với các vị trí có li độ x = 0,5A ).
Câu 17: [VNA] Cơ năng của con lắc lò xo không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
Câu 18: [VNA] Ta có d2 − d1 = 3λ  Điểm đó thuộc vân cực đại giao thoa bậc 3.
Câu 19: [VNA] Chu kì dao động điều hòa của con lắc lò xo phụ thuộc vào cấu tạo của con lắc.
Câu 20: [VNA] Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng cơ là hai sóng kết hợp (cùng
phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian) nên câu A sai.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 6
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng 16 Hz đến 20 kHz.
Câu 22: [VNA] Chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua được gọi là
chu kì truyền sóng.
Câu 23: [VNA] Lúc t = 0 , chất điểm có vận tốc và gia tốc đều dương nên pha ban đầu của nó có thể

là − rad.
6
Câu 24: [VNA] Bề rộng của một bụng sóng là 4u0 = 4.3 = 12 mm.
Câu 25: [VNA] Nhạc cụ phát ra âm cao nhất khi tần số của nó là lớn nhất  nhạc cụ C.
s0 0,085
Câu 26: [VNA] Ta có T = 2π = 2π = 2π = 1,4 s.
g sinα0 g sin10o.9,86
Câu 27: [VNA] Dây tóc bóng đèn có thể phát ra tia tử ngoại, tuy nhiên vỏ thủy tinh của bóng đèn
hấp thụ hết tia tử ngoại do dây tóc phát ra nên chúng không gây ra nguy hiểm.
T
Câu 28: [VNA] − Sau khoảng thời gian Δt =  Vật đi đến vị trí có li độ là −0, 5A
3
 0,5A + A + 2 = 14  A = 8 cm.
Δ 0,06
− Tính được Δ 0
= 6 cm  T = 2π = 2π = 0, 49 s.
g 9,87
λ1D λD 450 nm  λ2  760 nm
Câu 29: [VNA] Ta có x = k1 = k2 2  5.399 = k2λ2 ⎯⎯ ⎯⎯⎯⎯⎯→ k2 = 3,5  λ2 = 570 nm.
a a
Câu 30: [VNA]
λ
− Gọi là chiều dài của dây. Dây có hai đầu cố định nên =k
2
λ
− Khoảng cách d được xác định bằng công thức d = − = −
4 2k

88 = − 2k (1)

− Dựa vào hai dữ kiện của đề bài, ta thiết lập được hai phương trình: 
91, 2 = −
2( k + 4)
( 2)

 k = 6 ( nhan)
− Từ (1) và (2) suy ra:  . Với k = 6  = 96 (cm).
 k = −9, 5 ( loai )

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 7
10 ĐỀ THI THỬ CUỐI HỌC KÌ 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: [VNA]

a0 = 4 m / s 2
  π
a) Ta có T = 6 ô = 1 s  ω = 2π rad / s. Vậy a = 4 cos  2πt +  m / s2 .
 3
( )
 π
φa =
 3
2
b) Ta có a0 = ωv0  4 = 2πv0  v0 = (m/s)
π
Câu 2: [VNA]
2πd1 π 2π.60 2πd2 2π.360
a) Ta có Δφ1 =  =  λ = 240 cm  Δφ2 = = = 3π rad.
λ 2 λ λ 240
λ 2, 4 2 2πΔt 2π.0,1 55
b) Ta có T = = = s  Δφ = = = π.
v 330 275 T 2 / 275 2
Câu 3: [VNA] a) Trên màn quan sát xuất hiện các vân sáng, vân tối xen kẽ nhau, cách đều nhau.
b) Từ một nguồn sáng sơ cấp, ánh sáng đi qua hai khe hẹp, hai khe trở thành 2 nguồn sáng thứ cấp,
cùng tần số, cùng pha. Hiện tượng quan sát được trên màn chính là kết quả của sự giao thoa sóng
ánh sáng. Tại những điểm vân sáng thì biên độ dao động tổng hợp cực đại, tại những điểm vân tối
thì biên độ dao động tổng hợp cực tiểu.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Trang 8

You might also like