You are on page 1of 4

Tuổi trẻ khởi nghiệp của bầu Đức: Ngã ở đâu tôi đứng lên ở đó!

Mọi con song đều dẫn ra biển


lớn.

Giới thiệu về Nhân Vật

Đoàn Nguyên Đức ( thường được gọi là Bầu Đức) là một doanh nhân hết sức thú vị trên thương
trường Việt Nam. Thành công lớn nhất trong cuộc đời của ông đến nay có lẽ là bóng đá. Thất bại
lớn nhất của ông đến từ thứ mà ông hi vọng, nhờ nó có thể “ đổi đời” cho Hoàng Anh Gia Lai và
cả tỉnh Gia Lai – cây cao su.

Bối cảnh khởi nghiệp

Khởi nghiệp với nghề mộc sau 3 lần trượt ĐH bầu Đức sinh năm 1962 ở Bình Định, là con thứ 3
trong một gia định làm nông có 10 anh chị em. Năm ông 3 tuổi, cả gia đình ông lên định cư ở An
Phú – Pleiku – Gia Lai. Lớn lên, Bầu Đức cùng ace gánh vác bớt công việ lao động đồng áng
cho gia đình, như chăn trâu, cày bừa, làm cỏ. Sau khi tốt nghiệp lớp 12 năm 1982, Bầu Đức thi
ĐH 3 lần đều ko đậu, ông quay trở lại Gia lai để làm lao động chân tay, để phụ giúp gia đình
nuôi em út. Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, ông đã tự ngửa mặt lên trời và tự nói
với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó”.

Sau một tg làm thuê ở GL, bầu Đức tích góp được một khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng
nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho hs ở quê nhà. Trong khoản năm 1991, tình cờ bầu Đức gặp một
chuyên gia người Đài Loan đi tìm hiểu thị trường đầu tư kinh doanh mặt hàng gỗ ở Gia Lai và
người đó muốn hợp tác đầu tư liên doanh. Năm 1992, xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku ra
đời với hoạt động kinh doanh chế biến xuất khaari các sản phẩm từ gỗ. Năm 1995, sản phẩm gỗ
của Hoàng Anh Pleiku được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới thư Anh, Mỹ, Úc, Đức,
Pháp…Thừa thắng xông lên, bắt đầu từ năm 2000, từ lĩnh vực chế biến gỗ và sp gỗ nội thất,
Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu mở rộng hoạt động sx kinh doanh sang các lĩnh vực khác như đá
granit, chế biến mủ cao su, sx bao bì, đầu tư kinh doanh khách sạn – khu du lịch, TTTM, căn hộ,
văn phòng cùng chuỗi khách sạn tại các thành phố lớn. Ngoài ra doanh nghiệp của ông chính
thức đổi tên thành Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai

Thành công
Năm 2008, Hoàng Anh Gia lai niêm yết chứng khoản tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM
(HoSE) với mã HAG với hơn 1.798 tỷ đồng vốn điều lệ. Ông Đức trở thành người giàu nhất nhì
sàn chứng khoán Việt 2 năm liên tiếp 2008-2009. Thập niên 2000 là thời đại Hoàng kim cỉa
Hoàng Anh Gia Lai, gắn liền với sự phát triển của mảng bđs. Trong gần 10 năm liên tiếp, chính
bđs đã giúp HAGL trở thành tập đoàn kinh tế có tốc độ phát triển tài sản nhanh nhất VN năm
2010 và nhanh thứ 2 năm 2011, giá trị xấp xỉ 1.5 tỷ USD.

Bỏ bất động sản để tiến vào nông nghiệp với đầy tham vọng...

Theo báo cáo thường niên năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai đã bắt đầu chuyển
hướng sang ngành trồng trọt. Từ năm 2007 đến năm 2012, công ty đã đầu tư
hàng tỷ USD để sở hữu 51.000ha trồng cây cao su và cây tràm. Lúc này, bất
động sản vẫn là ngành nghề chính của doanh nghiệp.

Năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư nhà máy chế biến gỗ và khai thác mủ
cao su với tổng chi phí đầu tư 765 triệu USD đồng thời thành lập Công ty cổ
phần Cao su Hoàng Anh Gia Lai, vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Năm 2011, doanh nghiệp tiếp tục trồng thêm mía đường và xây dựng nhà
máy đường công suất 7.000 tấn mía mỗi ngày, nhà máy Ethanol và nhà máy
nhiệt điện công suất 30MW chạy bằng nguồn nhiên liệu là bã mía.

Năm 2013, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia
Lai, gây bất ngờ khi tuyên bố với các nhà đầu tư tiến hành các nghiệp vụ tại
cấu trúc lớn, đặt mục tiêu trọng tâm vào ngành nông nghiệp cắt giảm các
ngành nghề của mình.

Đầu thập niên 2010, HAGL bắt đầu tập trung vào nông nghiệp nhận thấy giá cao su trên thị
trường thế giới liên tục tăng, trong năm 2011 có lúc còn lên đến 6.000 USD/tấn, được gọi là
“vàng trắng” của thế giới, thế là bầu Đức qđ tất tay với cây công nghiệp này, khi tiến hành trồng
cao su với quy mô lớn quanh khu vực ngã 3 Đông Dương và trồng thêm nhiều cây công nghiệp
khác nhau như cọ dầu, mía quy mô mỗi cây trồng trên hàng ngàn héc ta. Tuy nhiên mọi chuyện
bắt đầu trở nên tồi tệ với bầu Đức và HAGL. Bầu Đức đã thất bại khi khởi nghiệp với cây công
nghiệp – tiêu biểu là cao su lao dốc từ 5.750 USD/tấn về 1.000 USD/tấn chỉ sau 4 năm biến giấc
mơ thành đống nợ nần. Vào năm 2008 bầu Đức bắt đầu công bố các dự án mỏ sắt tại VN – Lào –
Campuchia có trữ lượng lên đến 60 triệu tấn với nhu cầu tăng đột biến từ TQ bầu Đức kỳ vọng
nó sẽ mang lại nguồn thu lớn và sẽ thay thế cho bđs. Tuy nhiên những dự định của bầu Đức bị
phá sản, đỉnh điểm là khi chính phủ cấm xuất nhập khẩu quặng sắt vào đầu năm 2012 từ đó lĩnh
vực khoáng sản của HAGL bị thu hẹp và được bán lại HAGL đối diện với số nợ khổng lồ 35.000
tỷ đồng vào năm 2016, giá cổ phiểu giảm sâu và có nguy cơ bán giải chấp để trả nợ cho các
khoản vay đến hạn.

Tuy nhiên với sự kiên trì và nhiệt huyết sự tin tưởng của chính phủ cho phép sự tham gia giải
cứu từ các ngân hàng ông dần đưa HAGL trở lại thương trường với các dự án mới. bầu Đức từng
nói rằng “ Tôi chuyển qua nông nghiệp vì đó là thế mạnh của nước mình và vì tôi tin rằng nó lời
hơn”

Di sản mà ông để lại cho HAGL Agrico ko phải ai cũng làm được: vùng trồng rộng 80.000 ha
trải dài 3 nước VN – Lào – Campuchia.

Trên trang web chính thức, HAGL cho biết bắt đầu tham gia đầu tư ngành chăn nuôi heo từ năm
2020. Năm 2021, tập đoàn đã xây dựng được 07 cụm chuồng trại chăn nuôi heo với công suất
nuôi khoảng 400.000 con heo thịt/năm. Ngay trong năm 2021 doanh thu từ ngành này đã chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu doanh thu của HAGL.

Năm 2021, HAGL ghi nhận 2.230 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế 120 tỷ đồng. Trong khi
đó, lũy kế đến hết tháng 11/2022, kết quả kinh doanh của tập đoàn này đạt 4.100 tỷ doanh thu và
lãi sau thuế 1.115 tỷ đồng, cao nhất kể từ 2015 đến nay. Mặc dù phần lớn lợi nhuận đến từ hoàn
nhập dự phòng tài chính thì cũng không thể phủ nhận mô hình “một cây chuối – một con heo”
đang đem đến sự khởi sắc.

Năm 2022, trong khi hàng loạt các doanh nhân Việt Nam phải vật lộn với khó khăn, xoay sở để
tồn tại thì bầu Đức và HAGL đã trải qua một năm có thể nói là “tươi sáng” nhất sau 10 năm đầy
thăng trầm kể từ khi từ bỏ mảng bất động sản để đầu tư các sản phẩm nông nghiệp. Bầu Đức
tuyên bố, HAGL giờ đang tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc "đại nông nghiệp". Mục tiêu
năm 2023 của vị doanh nhân này là đưa ra thị trường 1 triệu con heo, 10 triệu con gà và 100.000
con bò từ đối tác chiến lược của tập đoàn tại Lào.

Thời điểm phải nợ lương, cbnv vẫn chọn ở lại cống hiến. Dám làm, dám chịu, theo đuổi đam mê
chính là chất riêng của bầu Đức
Giá trị mạng lại

Người hâm mộ bóng đá biết đến bầu Đức qua hình


ảnh ông bầu bóng đá, nhưng ít ai biết rằng ông chủ
CLB HAGL có niềm tự hào còn lớn hơn Học viện
bóng đá HAGL...

Đoàn Nguyên Đức có thêm niềm tự hào khác ở


Gia Lai: Bệnh viện HAGL. Công trình ra đời khi
tập đoàn HAGL kết hợp với Trường Đại Học Y
dược TP.HCM, bệnh viện Đại học Y dược
TP.HCM để thống nhất thành lập bệnh viện Đại
học Y dược - Hoàng Anh Gia Lai.
Tập đoàn HAGL của bầu Đức đã bỏ ra số tiền 200
tỷ để xây bệnh viện Đại học Y dược - HAGL vào
năm 2011, tức sau 4 năm cho ra đời Học viện
bóng đá HAGL (năm 2007). Dù không phải miễn
phí hoàn toàn nhưng gần như phi lợi nhuận bởi
tiền sinh lời chỉ để tái đầu tư, còn bệnh viện
HAGL ra đời với mục đích chính là giúp cho
người dân Gia Lai có địa điểm chăm sóc về y tế ở
mức tốt nhất.

You might also like