You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC “MỘT CÂY
CHUỐI - MỘT CON HEO ” CỦA TẬP
ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI

GVHD : TS. Nguyễn Văn Dũng


SVTH : Huỳnh Thanh Cúc 33211020192
Lớp: Kinh doanh quốc tế 01 - VB2K24.1
Khóa: K24.1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2022


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI.................................. 3
1.1. Tầm nhìn .......................................................................................................................... 3
1.2. Sứ mệnh............................................................................................................................ 3
1.3. Những cột mốc phát triển ................................................................................................. 3
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY CỦA TRUNG QUỐC ...................................... 4
2.1. Tổng quan......................................................................................................................... 4
2.2. Thị trường trái cây tại Trung Quốc .................................................................................. 4
2.2.1. Thị trường sản xuất ............................................................................................................... 4
2.2.2. Thị trường nhập khẩu ............................................................................................................ 5
2.3. Thị trường chuối tại Trung Quốc ..................................................................................... 6
2.3.1. Sản xuất ................................................................................................................................. 6
2.3.2. Nhập khẩu ............................................................................................................................. 7
2.4. Tổng quan về Philipines ................................................................................................... 8
2.4.1. Lợi thế của Philipines trong ngành trồng chuối .................................................................... 8
2.4.2. Khó khăn của Philipines trong ngành trồng chuối ................................................................ 9
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH “MỘT CÂY CHUỐI – MỘT CON HEO” ..................... 10
3.1. Triết lý kinh doanh ......................................................................................................... 10
3.2. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh .............................................................................. 10
3.3. Lợi thế cạnh tranh........................................................................................................... 10
3.3.1 Lợi thế cạnh tranh của ngành chuối .................................................................................... 10
3.3.2 Lợi thế cạnh tranh của ngành chăn nuôi heo ....................................................................... 12
3.4. Sự kết hợp ngành trồng chuối và chăn nuôi heo tạo nên chiến lược “Một cây chuối –
Một con heo” ............................................................................................................................. 13
3.5. Kết quả mang lại từ chiến lược kinh doanh và hướng phát triển tiếp theo .................... 14
3.5.1. Hiệu quả từ chiến lược kinh doanh ..................................................................................... 14
3.5.2. Hướng phát triển trong tương lai ........................................................................................ 14
3.6. Kết luận .......................................................................................................................... 15
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 16

1
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2013 mở ra cho nền kinh tế Việt Nam đầy khó khăn nói chung và tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai (HAGL) nói riêng. Tuy nhiên, tập đoàn HAGL vẫn giữ lại được lượng lớn số lao
động cùng mức thu nhập ổn định nhờ vào quyết định tái cấu trúc lại tập đoàn vưới hướng đi mới,
hướng đến sự bền vững mà nông nghiệp kết hợp công nghiệ cao đóng vai trò chủ đạo.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản – mảng kinh doanh một thời là chủ chốt của tập
đoàn, trở nên ảm đạm, HAGL đã thực hiện tái cơ cấu bất động sản, chỉ giữ lại khu phức hợp HAGL
Mynamar và một số dự án tốt nhằm tăng tính hấp dẫn với nhà đầu tư.

HAGL chọn chiến lược kinh doanh mới, bền vững hơn khi đưa nông nghiệp lên vị trí ưu
tiên cho sự phát triển trong thời gian tới với các dự án nông nghiệp của công ty nằm tại tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia trong phạm vi khoảng cách khoảng 200km.

HAGL đang xây dựng và phát triển một chiến lược kinh tế khá vững chắc với việc tập
trung vào chiến lược một cây một con, một cây chuối và một con heo. Hai sản phẩm này đã giúp
công ty khép kín được chuỗi sản xuất nông nghiệp với mô hình gắn kết giá trị vườn ao chuồng.
Cây chuối góp phần giúp công ty tạo ra một sản phẩm thức ăn chăn nuôi đặc biệt với thành phần
đến từ chuối chiếm hơn 40% giúp chi phí chăn nuôi của HAG rất cạnh tranh so với thị trường. Bên
cạnh đó, phân heo thì được sử dụng để bón cho cây chuối rất tốt và tiết kiệm chi phí chăm sóc cây.
Do đó chiến lược kinh doanh đặc biệt sẽ là đối tượng phân tích của bài tiểu luận này.

2
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA
LAI
Được thành lập năm 1990, tiền than là một phân
xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tỉnh
Gia Lai. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã
trở thành một tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm nhiều văn
phòng đại diện tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với
tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.

1.1. Tầm nhìn

Trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp.

1.2. Sứ mệnh

Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá cạnh
tranh. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công
nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho khách hàng, cổ đông và toàn xã hội.

1.3. Những cột mốc phát triển

Giai đoạn khởi nghiệp: 1990 – 1993:

Xây dựng nhà máy chế biến gỗ đầu tiên; Thành lập Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh Gia Lai

Giai đoạn đại chúng hóa : 2002 - 2012


Công ty đại chúng: Bất động sản là ngành chủ lực trong khi chiến lược đa dạng hóa được triển
khai.
Chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần giai đoạn năm 2006 - 2007
Niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM 2008 - 2010
Huy động vốn từ thị trường chứng khoán quốc tế 2011 -2012
Giai đoạn tái cấu trúc kinh doanh và tài chính : 2013 - 2018
Chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, tập trung đầu tư nông nghiệp bao gồm các loại cây ăn trái,
cao su, cọ dầu.

Cao su: Tổng diện tích: 31.085 ha

3
Cọ dầu: Tổng diện tích: 10.755 ha

Trái cây: Tổng diện tích: 18.675 ha

Giai đoạn đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững : 2019 – nay
Nông nghiệp là mảng kinh doanh chính hiện tại của Hoàng Anh Gia Lai. Tập đoàn tập trung vào
hai lĩnh vực chính là cây ăn trái và chăn nuôi heo.

II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRÁI CÂY CỦA TRUNG QUỐC
2.1. Tổng quan

Trung Quốc hiện là nước sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ hoa quả tươi lớn nhất thế giới. Năng lực
sản xuất trái cây trong nước là kết quả của tốc độ phát triển kinh tế nhanh tại Trung Quốc .

Trái cây Đông Nam Á là loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu thành công và phổ biến nhất tại thị
trường Trung Quốc. Sầu riêng và chuối nằm trong nhóm trái cây có chất lượng cao dẫn đầu bảng
xếp hạng. Chuối là loại trái cây được nhập khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc trong năm 2018 với
tổng khối lượng nhập khẩu lên đến hơn 1,5 triệu tấn.

2.2. Thị trường trái cây tại Trung Quốc


2.2.1. Thị trường sản xuất

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ trái cây tươi lớn nhất thế giới với sản lượng trái cây tươi
sản xuất tại Trung Quốc năm 2017 chiếm hơn 43% toàn cầu, cao gấp ba lần nước đứng thứ hai là
Ấn Độ. Mặt khác, chỉ xuất khẩu một phần nhỏ trái cây tươi, đồng nghĩa với gần như toàn bộ trái
cây sản xuất trên đều được tiêu thụ nội địa.

Mặc dù là nước sản xuất được số lượng lớn trái cây khắp đất nước, tuy nhiên các loại trái cây nhiệt
đới chỉ có thể trồng chủ yếu tại các tỉnh phía nam, nơi có khí hậu bán nhiệt đới, như Quảng Đông,
Quảng Tây và Hải Nam, sau đó là Vân Nam và Phúc Kiến. Một phần nhỏ hơn được trồng ở Tứ
Xuyên và Trùng Khánh.

4
Biểu đồ 1: Các tỉnh sản xuất trái cây nhiệt đới tại Trung Quốc

2.2.2. Thị trường nhập khẩu

Thu nhập ngày càng cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu về trái cây tươi
chất lượng cao cả về sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều tăng mạnh qua các năm.

Biểu đồ 2: Thu nhập trung bình Biểu đồ 3: Giá trị trái cây tươi nhập khẩu
hàng năm tại thành thi

5
Biểu đồ 4: Loại trái cây được nhập
khẩu nhiều nhất năm 2018

Biểu đồ 5: Các loại trái cây nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc 2019

2.3. Thị trường chuối tại Trung Quốc


2.3.1. Sản xuất

Trung Quốc hiện là quốc gia trồng chuối lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ, phần lớn chuối được trồng
ở các tỉnh phía nam của Trung Quốc. Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Hải Nam
chiếm sản lượng hơn 90% trong tổng sản lượng chuối của Trung Quốc.

Trong 5 năm qua, diện tích trồng chuối Trung Quốc dần bị thu nhỏ do nông dân chuyển
hướng sang Lào, nơi có giá đất, giá nhân công rẻ hơn và hơn hết là khí hậu phù hợp hơn. Những
năm gần đây, nông dân còn đang nhắm tới Campuchia nơi có những điều kiện trồng trọt tương tự
Lào và biến Lào thành một địa điểm sản xuất khác để cung cấp chuối cho thị trường Trung Quốc.
Vào tháng 4/2019, chuối Campuchia chính thức được cấp phép vào thị trường Trung Quốc.

6
2.3.2. Nhập khẩu

Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu chuối hàng đầu từ 12 quốc gia. Trong đó, quốc
gia xuất khẩu chuối hàng đầu vào thị trường Trung Quốc là Philipines với khối lượng hơn 1 triệu
tấn, chiếm khoảng 2/3 tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu chuối của Trung Quốc vào năm 2018.
Các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam, và Thái Lan cũng là nước cung cấp chuối hàng đầu
cho thị trường Trung Quốc. Một số quốc gia khác trong xuất khẩu chuối vào Trung Quốc năm
2018 có thể kể đến là Indonesia và Costa Rica. Lào cũng xuất khẩu một lượng nhỏ chuối vào thị
trường Trung Quốc trong các năm 2015, 2017 và 2018 với giá trị mỗi năm từ 20.000 – 30.000
USD.

Biểu đồ 6: Giá trị nhập khẩu chuối tính trên Biểu đồ 7: Khối lượng nhập khẩu chuối
quốc gia tính trên quốc gia

Philippines và Ecuador xuất khẩu chuối tập trung vào thị trường bán lẻ ở các thành phố lớn, cao
cấp tại Trung Quốc do đó có giá nhập khẩu cao hơn cũng như chất lượng tốt hơn. Chuối của
Philippines và Ecuador khi xuất khẩu vào Trung Quốc gặp ít hư hại, có ngoại hình đẹp và hương
vị tốt hơn nhờ vào các yếu tố như công nghệ trồng trọt, quản lí đất, quản lí vườn cây cùng cơ sở
hạ tầng thu hoạch tốt.

7
2.4. Tổng quan về Philipines

Quả chuối của Philipines được công nhận là một trong những quả chuối chất lượng nhất về tiêu
chuẩn hương vị và hình thức thẩm mĩ. Những quả chuối này phát triển tốt nhất ở phía nam đảo
Mindanao, Davao, Philipines. Đảo này được thiên nhiên ưu đãi với đất đai trù phú, rộng lớn, lượng
mưa dồi dào

Philippines là nước xuất khẩu chuối lớn thứ hai trên thế giới sau Ecuador. Quốc gia này cung cấp
đến 20% sản lượng chuối toàn cầu và 90% tổng lượng xuất khẩu của loại trái cây này sang châu
Á. Trong khi đó, Trung Quốc trong năm 2018 đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà nhập khẩu
chuối Philippines lớn nhất. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã mua đến hơn 37% tổng lượng chuối
xuất khẩu của Philippines sang châu Á.

2.4.1. Lợi thế của Philipines trong ngành trồng chuối

Ngành trồng chuối được xem là ngành chuyên xuất khẩu của Philipines, do đó việc sản xuất được
trồng tập trung, áp dụng được công nghệ theo dây chuyền rất hiện đại.

Các nước châu Âu luôn có những yêu cầu kiểm định gắt gao nên chuối xuất khẩu Philippines đã
được áp dụng quy trình sản xuất theo GAP nhiều năm nay. Philippines đã nghiên cứu áp dụng các
yếu tố như: Sử dụng lao động và phân bón phù hợp, chủ nhân hoạt động kiểu trang trại đa dạng
hóa, điều kiện đất đai phù hợp, khoảng cách giữa các đồi trồng chuối trên dưới 20m và khoảng
cách từ trang trại đến nhà ở của người trồng ngắn…

Hình 1. Hệ thống vận chuyển các buồng chuối tại Philipines

8
Hình 2. Phun thuốc bằng máy bay không người lái trên cánh đồng chuối tại Philipines

2.4.2. Khó khăn của Philipines trong ngành trồng chuối

Do ảnh hưởng của dịch Covid và các yếu tố khách quan khác, giá cước vận chuyển cao, chậm trễ
trì hoãn trong vận chuyển khiến lợi nhuận của xuất khẩu chuối Philipines giảm ít nhất 15%. Chẳng
hạn, hàng từ thành phố Davao (Philippines) tới Trung Đông thông thường hết 25 ngày. Nhưng
nay, thời gian tăng lên từ 30 đến 35 ngày.

Về mặt cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, Philipines đang gặp bất lợi lớn do cước vận chuyển
cao, Việt Nam và Campuchia gần Trung Quốc hơn và ít bị ảnh hưởng hơn bởi giá vận chuyển tăng
do đó giá chuối của Campuchia và Việt Nam dẫn trở nên rẻ hơn Philippines.

Về mặt chính trị: Năm 2018, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu chuối Philippines nhiều nhất,
vượt qua Nhật Bản. Một số công ty Philippines đã từ bỏ đối tác Nhật Bản để ký hợp đồng cung
cấp chuối nguyên năm với các thương gia Trung Quốc.

"Ở một phương diện nào đó, chuối trở thành biểu tượng cho mối quan hệ giữa Philippines và Trung
Quốc" Herman Kraft, giáo sư ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Philippines, nhận xét. Các mối
quan hệ kinh tế và ngoại giao không phải lúc nào cũng êm thắm khi tranh chấp lãnh thổ gay gắt
giữa hai bên ở Biển Đông từng khiến nông dân trồng chuối ở Philippines lao đao.

9
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH “MỘT CÂY CHUỐI – MỘT CON HEO”
3.1. Triết lý kinh doanh
“Tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, cho nên muốn phát triển bền vững phải quan tâm đến đầu tư
và phát triển các nguồn tài nguyên tái tạo”, đó là một trong những triết lý kinh doanh và là hướng
tái cơ cấu của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

3.2. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh


Với chiến lược tập trung vào "một cây một con", trong đó "heo ăn chuối" là sản phẩm được kỳ
vọng rất lớn trong tương lai, bởi có lợi thế chi phí thức ăn chăn nuôi từ việc tận dụng nguồi chuối
thải ra. Theo dự đoán, thị trường Việt Nam một năm có thể tiêu thụ 35 triệu con heo với quy mô
hơn 10 tỷ USD , do đó Tập đoàn HAGL đặt mục tiêu bán một triệu con heo cùng với việc tiếp tục
mở rộng sản xuất để có thể lãi 1.100 tỷ đồng trong năm 2022.

Sản phẩm thịt heo được sản xuất bởi HAGL là sản phẩm khép kín, thức ăn của heo có thành phần
chính là chuối và đạm thực vật, dùng các loại thảo mộc thay thế cho việc dùng kháng sinh. Thịt
heo được nhiều đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn thử và đều được đánh giá rất cao vì thịt heo
ăn chuối có nhiều nạc, thơm và mềm.

Tập đoàn HAGL sẽ liên doanh với một đối tác để thành lập công ty Bapi chủ động chuyên về vấn
đề phân phối thịt heo, trong đó đối tác chịu trách nhiệm mở chuỗi để phân phối thịt heo Bapi còn
HAGL sẽ đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

3.3. Lợi thế cạnh tranh


3.3.1 Lợi thế cạnh tranh của ngành chuối
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay là 3 thị trường lớn nhất trong việc xuất khẩu chuối
của HAGL. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc ký hợp đồng với giá cố định hằng năm thì Trung Quốc
"đấu giá" theo tuần.

Với dân số hơn 1,4 tỉ người cùng thu nhập tăng dần quá các năm, với phong tục biếu trái cây trong
các dịp lễ Tết, thị trường Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ trái cây nhiều nhất thế
giới. Do đó đây là một thị trường màu mỡ đối với sản phẩm chuối. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
hướng tới thị trường này và cạnh tranh với mặt hàng chuối tại thì trường nội địa nước này bằng
việc tận dụng các lợi thế cạnh tranh như:

10
❖ Tận dụng lợi thế lớn về quỹ đất tại cả ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia:

Chuối đã được trồng trên diện tích là 5.000ha bao gồm 2.500ha tại Việt Nam, 1.000ha tại
Campuchia và 1.500ha tại Lào và. Năm 2022, HAGL sẽ trồng thêm 2.000ha chuối nâng tổng diện
tích trồng chuối mà tập đoàn sở hữu lên 7.000ha

❖ Cung đường vận chuyển lợi thế:

Khi biên giới đất liền bị đóng cửa do ảnh hưởng mùa dịch vừa qua, toàn bộ chuối xuất khẩu của
HAGL đều được vận chuyển theo đường biển do đó chiếm lợi thế về chi phí so với đường bộ và
ổn định hơn.

Chuối trồng tại Trung Quốc đa phần ở phía nam, khi vận chuyển dọc theo đất nước đến các thành
phố lớn trung tâm như Bắc Kinh, Thượng Hải làm chi phí tăng cao, đắt hơn nhiều so với vận
chuyển bằng đường biển. Do đó khi vận chuyển chuối (loại trái cây có thể bảo quản tới 45 ngày)
bằng đường biển từ Việt Nam – Lào – Campuchia (cảng Cát Lái) đến các cảng tại thành phố lớn
ở Trung Quốc là một lợi thế.

❖ Đặc trưng khí hậu:

Miền nam Trung Quốc có mùa lạnh giống với miền bắc Việt Nam, chuối nội địa Trung Quốc chỉ
thu hoạch được một mùa, do đó chuối tại Việt Nam – Lào - Campuchia khu vực nắng nóng quanh
năm thu hoạch được cả hai mùa. Nửa cuối năm là thời điểm chuối được mùa nhất do chuối nội địa
Trung gặp khó khăn.

❖ Chính sách nhập khẩu:

Trung Quốc chính thức cấp phép xuất khẩu


chính ngạch cho chuối được trồng tại
Campuchia vào tháng 9/2019. Những trái
chuối đầu tiên xuất khẩu từ Campuchia là của
HAGL trồng tại đây.

11
3.3.2 Lợi thế cạnh tranh của ngành chăn nuôi heo
Khác với ngành trồng chuối được xác định được xuất khẩu để cạnh tranh ở các thị trường nước
ngoài. Thì ngành chăn nuôi heo được tập đoàn HAGL hướng đến cạnh tranh thị trường nội địa.

❖ Tận dụng lợi thế lớn về quỹ đất tại cả ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia:
Đối với ngành chăn nuôi, khó nhất là khâu xin phép xây dựng chuồng trại, do phải có báo cáo đánh
giá tác động môi trường, khu vực xây dựng phải xa khu dân cư, cách ly tuyệt đối, trong khi HAGL
hiện có các vị trí chuồng trại rất tốt, khoảng cách địa lý và điều kiện vận chuyển đến thị trường
tiêu thụ thuận lợi cũng giúp kiểm soát được giá thành chăn nuôi thấp.

Trong năm 2022, HAGL sẽ xây dựng thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt (gồm
2 cụm chuồng trại tại Lào và 2 cụm chuồng trại tại Campuchia), nâng tổng số cụm chuồng trại lên
thành 16 cụm với công suất hơn 1.000.000 con heo thịt mỗi năm.

❖ Tự chủ về nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
Trên thực tế, theo số liệu của Cục Chăn nuôi, với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao từ
năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã tăng 18-22%. Sản lượng thu hoạch các
nguồn nguyên liệu chính cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi như bắp, chuối, đậu nành… giảm do
thời tiết bất lợi khiến giá cả thành cao. Ngoài ra do ảnh hưởng cuộc chiến Nga – Ukraine, 2 quốc
gia cung cấp nguồn nguyên liệu lớn của ngành thức ăn chăn nuôi tác động đến chuỗi cung ứng
nguyên liệu đầu vào.

Sau thời gian dài thử nghiệm, các chuyên gia công ty đã tìm ra công thức chế biến thức ăn cho heo
với 40% thành phần là chuối, nhờ tận dụng những quả chuối không đủ chất lượng để xuất khẩu
sản xuất thức ăn cho heo. Thức ăn đang chiếm 65-70% tổng giá thành sản phẩm do đó giá heo có
lợi thế cạnh tranh lớn.

Song song với việc vận hành nhà máy chế biến thức ăn công suất 600 tấn mỗi ngày được phối trộn
trên dây chuyền hiện đại và tự động hóa, HAGL cũng đã đưa vào hoạt động 5 dây chuyền sấy bột
chuối làm nguyên liệu thức ăn cho heo; đồng thời đang tiến hành lắp đặt dây chuyền thứ 6.

12
❖ Thương hiệu thịt heo sạch, hữu cơ.
Thương hiệu Heo ăn chuối BAPI HAGL
được thị trường đón nhận tích cực. Sản
phẩm được người tiêu dùng, các bà nội trợ
đánh giá thơm, thịt nạt nhiều, mở không
béo, có tính độc đáo, khác biệt.

Tập đoàn HAGL cam kết chất lượng heo ăn chuối của HAGL đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không
thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật... HAGL cũng nhấn mạnh, dù nuôi
với công thức đặc biệt nhưng heo ăn chuối của sẽ bán tương đương giá thị trường

Tập đoàn HAGL tự tin rằng chiến lược kinh doanh này phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện đại của
xã hội, khi mà khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ và chất lượng sản phẩm.

3.4. Sự kết hợp ngành trồng chuối và chăn nuôi heo tạo nên chiến lược “Một cây
chuối – Một con heo”
Tập đoàn HAGL đang tập trung xây dựng một chiến lược kinh doanh “Một cây, một con” vững
chắc khó có doanh nghiệp nào cạnh tranh được. Hai sản phẩm này đã giúp công ty khép kín được
chuỗi sản xuất nông nghiệp với mô hình gắn kết giá trị vườn ao chuồng.

Với việc trồng hàng ngàn hecta chuối ở các vùng đất có thổ nhưỡng tốt tạo ra sản lượng rất tốt,
một phần chuối đạt tiêu chuẩn sẽ được mang đi xuất khẩu với thị trường như Trung Quốc, Nhật
và Hàn. Phần còn lại là chuối thải loại do không đủ tiêu chuẩn sẽ được tận dụng để làm thức ăn
chăn nuôi, giúp tạo ra một sản phẩm thức ăn chăn nuôi đặc biệt với thành phần đến từ chuối chiếm
hơn 40% giảm chi phí thức ăn, giúp giá bán heo trở nên cạnh tranh so với thị trường. Bên cạnh đó,
phân heo thì được sử dụng để bón cho cây chuối rất tốt và tiết kiệm chi phí chăm sóc cây.

13
3.5. Kết quả mang lại từ chiến lược kinh doanh và hướng phát triển tiếp theo
3.5.1. Hiệu quả từ chiến lược kinh doanh
Nhờ triển khai chiến lược “Một cây, một con”, tập đoàn HAGL đã lãi hơn 530 tỷ đồng sau nửa
năm, cao gấp 4 lần lợi nhuận cả năm 2021 và hoàn thành phân nửa kế hoạch đề ra. Công ty đạt
được những kết quả khá tích cực khi tiêu thụ đến 82.529 con heo thịt và 109.807 tấn chuối (trong
đó chuối cho xuất khẩu là 81.569 tấn và 28.238 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi).

Biểu đồ 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của HAGL qua các năm
HAGL sau giai đoạn tái cấu trúc theo hướng "Một cây một con" đang thu về những kết quả tích
cực. Sau giai đoạn lỗ khủng hàng nghìn tỷ đồng năm 2019-2020 thì tập đoàn này bắt đầu có lãi trở
lại 128 tỷ trong năm ngoái. Như vậy, kết quả nửa đầu năm nay tiếp tục khởi sắc, cao gấp hơn 4 lần
số lãi cả năm 2021.
Thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh cũng giúp cổ phiếu HAG bật mạnh. Hiện mã chứng
khoán này đang giao dịch tại vùng giá quanh 11.000 đồng, tức tăng 44% so với một tháng trước.
3.5.2. Hướng phát triển trong tương lai

Tập đoàn HAGL không đơn thuần chỉ dừng ở việc “Trồng chuối, bán heo”, tập đoàn còn hướng
tới quá trình mở rộng hệ sinh thái bao gồm lò mổ, các cửa hàng phân phối thịt và nhà máy chế biến
xúc xích, dăm bông và các sản phẩm khác từ thịt heo.

14
Tập đoàn HAGL cũng sẽ thực hiện phát hành riêng lẻ cổ phần để huy động vốn chủ sở hữu 1.200
tỷ đồng đầu tư vào ngành chuối và chăn nuôi heo.

3.6. Kết luận


Vẫn còn khá sớm để kết luận liệu tập đoàn HAGL có thành công với chuối và heo hay không,
nhưng với chiến lược đầu tư tập trung, bài bản, chú trọng sản xuất các sản phẩm có chất lượng
cao, đạt tiêu chuẩn Global Gap hoặc các tiêu chuẩn tương đương đủ điều kiện xuất khẩu vào các
thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các nước châu Âu… Đặc biệt là chiến
lược lấy thị trường Trung Quốc làm nền tảng và sẽ chiếm giữ vị trí nhà cung cấp trái cây nhiệt đới
lớn nhất tại thị trường này, nhà đầu tư vẫn có niềm tin HAGL trở lại vị trí dẫn đầu, nhưng không
phải là trong ngành BĐS như thời điểm hơn 10 năm về trước, mà là một trong những doanh nghiệp
dẫn đầu của ngành Nông nghiệp Việt Nam.

15
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

(thunguyen, 2020, pp. https://nhaquanly.vn/canh-tranh-voi-chuoi-noi-dia-trung-quoc-


a2473.html)

(cafef.vn, 2022, pp. https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong/bau-duc-va-hanh-trinh-moi-1-cay-1-


con-khi-phat-hien-ra-chuyen-con-heo-an-chuoi-toi-da-khong-ngu-duoc-thang-3-2022-se-cong-
bo-thuong-hieu-heo-hagl-403765.html)

(Đình Đại, 2022, pp. https://diendandoanhnghiep.vn/hoang-anh-gia-lai-lai-dot-bien-voi-chien-


luoc-mot-cay-mot-con-227094.html)

(Bùi Hằng, 2022, pp. https://kinhtemoitruong.vn/heo-an-chuoi-giup-hagl-dat-ke-hoach-2022-lai-


1100-ty-dong-63649.html)

16

You might also like