You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KINH DOANH
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Mục lục
RESHAM -THƯƠNG HIỆU LỤA TƠ TẰM HÀNG ĐẦU ẤN ĐỘ...................................................................4
Sơ lược về công ty.............................................................................................................................4
Địa điểm kinh doanh Việt Nam..........................................................................................................4
Sơ lược về sản phẩm.........................................................................................................................4
I/ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM...............................................................................................4
1.1 Dân Cư.........................................................................................................................................4
1.2 Thu Nhập.....................................................................................................................................5
1.3 Mức Độ Chi Trả............................................................................................................................5
1.4 Khí Hậu........................................................................................................................................6
1.5 Hành Vi Mua Hàng.......................................................................................................................6
1.6 Khả Năng Tiêu Thu.......................................................................................................................7
1.7 Truyền Thống...............................................................................................................................7
1.8 Văn Hóa.......................................................................................................................................8
1.9 Quy Định Chính Phủ...................................................................................................................10
1.10 Đối Thủ Cạnh Tranh.................................................................................................................11
1.11 Điểm Mạnh..............................................................................................................................11
1.12 Điểm Yếu.................................................................................................................................12
1.13 Cơ Hội......................................................................................................................................12
1.14 Thách Thức..............................................................................................................................13
II/ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH............................................................................................13
2.1 Sứ Mệnh Và Mục Tiêu Chiến Lược Của Doanh Nghiệp..............................................................13
2.2 Hình Thức Thâm Nhập Thị Trường Và Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế...................................13
2.2.1 Hình thức thâm nhập thị trường.........................................................................................13
2.2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế...........................................................................................14
2.3 Phân Khúc Khách Hàng..............................................................................................................14
2.3.1 Phân khúc theo nhân khẩu học...........................................................................................14
2.3.2 Phân khúc theo tâm lý học.....................................................................................................14
2.3.3 Phân khúc theo địa lý..............................................................................................................14
2.4 Dòng Tiền...................................................................................................................................14
2.4.1 Vốn.....................................................................................................................................14
2.4.2 Hoàn Vốn............................................................................................................................15
2.5 Marketing Mix...........................................................................................................................15

1
2.5.1 Sản Phẩm............................................................................................................................15
2.5.2 Phân Phối............................................................................................................................17
2.5.3 Giá.......................................................................................................................................18
2.5.4 Truyền Thông......................................................................................................................18
2.6 Những Rủi Ro Và Biện Pháp Khắc Phục Khi Kinh Doanh............................................................20
2.6.1 Đối với sản phẩm................................................................................................................20
2.6.2 Đối với dịch vụ khách hàng.................................................................................................20
2.7 Chính Sách Chăm Sóc Khách Hàng.............................................................................................21
2.7.1 Chính sách tích điểm và cấp độ khách hàng........................................................................21
2.7.1 Chính sách khuyến mại.......................................................................................................21
2.7.2 Tư vấn và giải quyết khiếu nại.............................................................................................21
2.8 Kiểm Soát Chất Lượng...............................................................................................................21
2.9 Tìm Kiếm Nguồn Nhân Lực........................................................................................................22
III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY....................................................................................................23
3.1 Cấu Trúc Chung Của Công Ty.....................................................................................................23
3.2 Cấu Trúc Phòng Quốc Tế Của Công Ty.......................................................................................23
3.3 Sự Phối Hợp Trong Tổ Chức.......................................................................................................24

2
RESHAM -THƯƠNG HIỆU LỤA TƠ TẰM HÀNG ĐẦU ẤN ĐỘ

Sơ lược về công ty

RESHAM là công ty chuyên cung cấp và thiết kế các loại loại vải lụa thiên nhiên
cao cấp.

Địa điểm kinh doanh Việt Nam

Mượt mà, óng ả và quý phái, từ hàng nghìn năm trước, tơ lụa đã được xem là
mặt hàng may mặc thượng hạng, xa xỉ, là biểu tượng của quyền lực và địa vị
của giới thượng lưu. Thậm chí có thời kì, nó còn có giá trị cao hơn cả vàng,
được sử dụng như một đơn vị tiền tệ trong việc giao thương, mua bán, trao
đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên con đường tơ lụa huyền thoại.Các quốc gia
như Ấn Độ, Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Ý, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản,
Việt Nam, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh, Đức và
Hàn Quốc là một số nước tiêu thụ lụa và các sản phẩm tơ tằm lớn.Vì vậy tôi
nghĩ sản phẩm lụa tơ tằm cao cấp rất có tiềm năng ở đây và đó là lý do tôi
muốn kinh doanh chúng ở Việt Nam . 

Sơ lược về sản phẩm

Vải lụa tơ tằm là loại vải được xem là tự nhiên và được dệt 100% từ tơ tằm. Tơ
tằm được nuôi trong các giai đoạn thủ công. Từ việc nuôi tằm, lấy kén cho đến
thu tơ và làm lụa. Tất cả các quá trình nó đều được làm bằng thủ công không
hề có sự can thiệp của máy móc. Trước đây nhắc đến loại vải này thì thường
nhắc đến vua chúa, giới thượng lưu. Nhưng với sự phổ biến như bây giờ, nó đã
được sử dụng rộng rãi đối với mọi người, chỉ cần yêu thích chúng là được. Đó
cũng chính là lý do mà loại vải này được dùng nhiều trong việc may mặc hay
phụ kiện và ngay cả đồ trang trí.

I/ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Thái độ của người dân Việt Nam về lụa tơ tằm phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1.1 Dân Cư

- Theo số liệu thống kê mới nhất từ Liên Hợp Quốc thì cho đến nay là năm
2023 thì dân số Việt Nam là 99.446.144 người, chiếm 1,24% dân số thế giới.
Mật độ dân số Việt Nam là 321 người/km2 (trích nguồn:
https://danso.org/viet-nam/)

3
- Hiện nay Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các
nước và vùng lãnh thổ.

- Mật độ dân số Thủ đô Hà Nội là: 2.398 người/km2. (trích nguồn:


http://vi.wikipedia.org – Ha Noi )

- Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh là: 4.375 người/km2 (trích nguồn:
http://vi.wikipedia.org – Ho Chi Minh )

->Theo thống kê thì Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất cả nước, cao hơn
cả Hà Nội.

1.2 Thu Nhập

-Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương
đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành
ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD

-Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô GDP theo giá hiện
hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. Như
vậy, có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 10 lần so với năm
2000. Với quy mô GDP như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá
hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393
USD so với năm 2021. Như vậy, GDP bình quân đầu người ở nước ta đã tăng
gấp nhiều lần sau 20 năm, nâng bậc vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng
như thương mại và đầu tư toàn cầu

-Theo báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của Tổng cục Thống kê, thu
nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2021 (theo giá hiện
hành) đạt 4,2 triệu đồng

-Trong đó, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị đạt gần 5,4 triệu
đồng và cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn xấp xỉ 3,5 triệu đồng.

1.3 Mức Độ Chi Trả

- Người tiêu dùng Việt Nam được cho là vô cùng nhạy cảm về giá, nhưng họ
vẫn sẵn sàng chi trả, đánh đổi cho những sản phẩm mang lại lợi ích cho sức
khỏe bản thân. Họ sẵn sàng chi trả cho các khoản phí riêng về sức khỏe mà
không cần đắn đo, suy nghĩ.

4
-Xu hướng chi tiêu của người Việt Nam nhiều hơn vào các sản phẩm đảm bảo
độ an toàn, vệ sinh, thân thiện với môi trường, đặc biệt là các nhóm sản phẩm
hữu cơ (organic) với nguồn  nguyên liệu sạch từ tự nhiên 100%.

-Đặc biệt, là tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, họ càng sẵn sàng chi trả nhiều hơn
cho các sản phẩm lành mạnh, dinh dưỡng có nguồn gốc từ tự nhiên để đảm
bảo tốt cho sức khỏe của họ. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp tạo được niềm
tin với đối tượng khách hàng trên thì doanh nghiệp sẽ luôn là nơi mà họ ưu
tiên lựa chọn dù cho sản phẩm đó ở các mức giá nào đi nữa thì họ vẫn sẵn sàng
chọn sản phẩm đó khi mua sắm hoặc tiêu dùng.

1.4 Khí Hậu

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt
Nam phân bố thành 3 vùng theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc
là khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc gồm 2 mùa: mùa Hạ và mùa
Đông. Miền Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới
gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới
xavan. Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục
địa, giáp với Biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên còn chịu
ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở
các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có 2 mùa: mùa mưa và mùa
khô. Cần phân biệt vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, vùng khí hậu ôn
đới có 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông còn vùng khí hậu nhiệt đới chỉ hai
mùa là mùa nắng và mùa mưa. Ở Việt Nam, miền Bắc có 2 mùa (mùa
xuân, thu ngắn là giai đoạn chuyển tiếp) nên nó không hoàn toàn trong
vùng ôn đới, miền Nam 2 mùa nên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.

1.5 Hành Vi Mua Hàng

-Thu nhập của người Việt tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn chỉ
ở mức trung bình so với khu vực và thấp so với thế giới, đây là một trong
những nhân tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của người Việt Nam.
Thêm vào đó, với khoảng 65% dân số ở nông thôn và chỉ 35% dân số thành thị,
giá cả vẫn là yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng
Việt. Chính vì thể, hàng hóa nhập khẩu phổ biến trên thị trường Việt Nam vẫn
là hàng Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước châu Á khác với giá cả cạnh
tranh, phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng Việt. Hơn nữa
khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước này tương đối gần, dẫn đến chi
phí vận chuyển thấp mà đây lại yếu tố quan trọng giúp giảm giá thành sản
phẩm.

-Tuy nhiên, trên thực tế, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang ngày càng gia
tăng cùng với tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt, các sản
5
phẩm nhập khẩu chất lượng cao từ các nước châu Âu, châu Mỹ đang ngày càng
được quan tâm. Ngoài ra, sự phố biến của mạng internet cùng với sự phát
triển của thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng ngày càng hiểu biết
nhiều hơn về các sản phẩm có thương hiệu của nước ngoài.

-Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng "thông minh" và kỹ tính
hơn trong việc mua sắm, đặc biệt đối với các sản phẩm giá thành cao. Thời đại
internet và mạng xã hội phát triển khiển cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận
các thông tin về sản phẩm, do đó họ sẽ dễ dàng so sánh giá cả và đánh giá về
sản phẩm trước. Khi quyết định mua hàng. Thêm vào đó, người Việt cũng
thường rất quan tâm đến nguồn gốc của hàng hóa, họ có xu hướng tin tưởng
về chất lượng sản phẩm của một số thị trường nhập khẩu (như châu Mỹ, châu
Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản...) nhiều hơn so với các thị trường khác (Trung
Quốc...) và so với hàng nội địa. Các mặt hàng người tiêu dùng Việt Nam đặc
biệt quan tâm về chất lượng và thường ưa chuộng sản phẩm ngoại nhập từ các
nước phát triển là: thực phẩm dành cho trẻ em, thực phẩm chức năng, thuốc
và mỹ phẩm, ô tô, một số hàng hóa xa xi (đồng hồ, trang sức..).

1.6 Khả Năng Tiêu Thu

-Lụa là một sản phẩm , nguyên liệu phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng rộng
rãi bởi nhiều người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm này còn phụ thuộc vào
độ thoải mái của người dùng

-Giá cả của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của người dùng.
Các sản phẩm lụa tơ tằm cao cấp có thể có giá cả đắt đỏ hơn, trong khi các sản
phẩm giá rẻ hơn có thể phù hợp hơn với người dùng có thu nhập thấp.

-Sở thích cá nhân cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm lụa của
người Việt. Nhiều người có thể sử dụng các sản phẩm lụa vì họ thích sự thoải
mái, mềm mại . Tuy nhiên, nhiều người khác có thể không quan tâm đến việc
ăn mặc hay chất lượng, họ sử dụng các loại vải khác. 

1.7 Truyền Thống

-Áo dài là trang phục truyền thống của người dân Việt Nam. Áo dài là trang
phục được cách tân theo hướng Tây hóa từ Áo ngũ thân lập lĩnh.[1] Chính vì thế,
áo dài còn gọi là áo tân thời[2] (sau này còn được chiết eo). Chúa Nguyễn Phúc
Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo ngũ thân - tiền thân của
áo dài. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường là người có công định hình áo tân thời
6
như ngày nay. Đặc điểm của trang phục này là dáng áo rộng thùng thình, 4 tà
thẳng trước sau và hai bên. Các nhà thiết kế không áp dụng hoa văn truyền
thống, phụ kiện trang sức lên Áo dài. 

-Áo dài được may chủ yếu sử dụng lụa vì lụa có các đặc tính nổi bật như sau :

+Có bề mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác cùng các góc tròn. Nhờ vậy
ánh sáng có thể chiếu vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp cho sợi tơ có vẻ óng
ánh một cách hoàn toàn tự nhiên. 

+Khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mịn, mượt khác hẳn so với những loại vải
dệt từ sợi nhân tạo. 

+Vốn có nguồn gốc từ sợi tơ tự nhiên, nên vải lụa cực kỳ bền và chắc chắn,
nhưng khi bị ướt độ chắc sẽ giảm chỉ còn khoảng 20%. 

+Thêm vào đó, độ co giãn thường ở mức trung bình hoặc kém. Đây cũng chính
là nhược điểm lớn nhất của chất liệu vải này. 

+Ngoài ra, lụa còn có khả năng giữ nước rất tốt, tính dẫn nhiệt và điện kém

1.8 Văn Hóa

Ngoài việc được sử dụng trong lĩnh vực thời trang như nguyên vật liệu sản xuất
quần áo tơ lụa, khăn lụa tơ tằm, cà vạt lụa tơ tằm,…thì lụa còn có khá nhiều
ứng dụng khác được con người khai thác như trang trí nội thất, đồ nội thất, hội
hoa,..Văn hóa sử dụng lụa đã được hình thành từ lâu đời.

1.8.1 Trang Trí Nội Thất

-Tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kinh tế phát triển nhu cầu làm
đẹp nơi ăn chốn ở, nơi nghỉ ngơi, nơi làm việc của con người ngày càng tăng.
Thêm vào đó là phải làm đẹp bằng những nguyên liệu bền chắc, sang trọng và
lụa là một trong số những nguyên liệu được chọn để sử dụng làm bọc ghế sofa,
may rèm cửa…

-Rèm cửa lụa có độ rũ cao, bóng mịn, óng ánh mang đến cho cửa hàng không
gian sang trọng và cao cấp. Không chỉ có rèm cửa căn nhà của bạn sẽ càng
thêm phần sáng trọng khi có thêm một chiếc ghế sofa được bọc bằng vải lụa.

-Độ bóng nhẹ của lụa sẽ làm cho nhà  bạn trở nên bừng sáng mà vẫn nhẹ
nhàng, ấm cúng. Lụa tơ tằm màu nâu, kem, vàng,.. là những màu thường được

7
lựa chọn, nó sẽ khiến phòng khách của ngôi nhà thêm đẹp lộng lẫy, sang trọng
thể hiện cá tính của chủ nhà.

1.8.2 Chăn Ga Gối Lụa Tơ Tằm

-Sẽ tuyệt vời biết mấy nếu sau một ngày dài ngồi làm việc mệt mỏi và về nhà
được ngả lưng vào chiếc giường êm ái, chiếc chăn mềm mại ấm áp và có một
giấc ngủ thật thoải mái. Chăn ga gối lụa sẽ giúp bạn làm điều này. Vỏ chăn, gối
được làm từ lụa tơ tằm tự nhiên, truyền thống mang lại sự mềm mại, sang
trọng vì được sản xuất từ lụa thiên nhiên vừa an toàn vừa chất lượng lại mềm
mại êm ái sẽ khiến bạn ngủ ngon nhất có thể.

-Có 5 lí do khiến bạn ngay lập tức chọn lụa tơ tằm làm áo gối ngủ, chăn mền
cho mình đó chính là : giữ ẩm cho da, giúp da có khả năng tái tạo trong khi bạn
đang ngủ; bảo vệ mái tóc, giữ tóc luôn bóng mượt mà không bị gãy, rối; lụa tơ
tằm tự nhiên có thể giúp giữ ấm cơ thể và điều chỉnh thân nhiệt một cách
chuẩn xác; chất liệu mềm mịn của lụa tơ tằm nhằm hạn chế tác động xấu lên
da, da sẽ  không bị nhăn; đặc biệt lụa tơ tằm không gây dị ứng cho da.

1.8.3 Chăn Lụa Tơ Tằm Tự Dệt

-Gần đây người ta đang kháo nhau về chiếc chăn tơ tằm tự dệt. Chỉ nghe đến
tên thôi đã thấy độ đặc biệt của nó. Và đúng như tên gọi đây là chiếc khăn do
lụa từ dệt nên và không có bất kỳ sự can thiệp nào từ phía con người được
nghệ nhân Phan Thị Thuận nghiên cứu thành công.

-Chăn tơ tằm được tằm dệt trong khoảng từ 3 đến 4 ngày là xong. Sau đó chắn
sẽ được mang đi luộc để làm tan hết keo sericin do tằm tiết ra trong quá trình
nhả tơ. Sau khi luộc chăn sẽ trở nên nhẹ hơn và tơi xốp hơn nhưng các lợi tơ
vẫn được liên kết chặt chẽ với nhau rất chắc chắn.

-Để có được một chiếc chăn tơ tằm tự dệt hoàn thiện là khá tốn thời gian công
sức hơn nữa với tính đặc trưng của lụa chăn lụa phù hợp với cả thời tiết mùa
đông lẫn mùa hè – hè mát, đông ấm. Bởi vậy mà giá loại chăn này là không hề
rẻ lên đến hơn chục triệu đồng tùy thuộc vào độ nặng của chăn.

1.8.4 Ứng Dụng Trong Hội Họa

8
-Tơ lụa trong hội họa thường được biết đến với cái tên tranh lụa. Ở lĩnh vực
hội họa, duy nhất tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền
tranh chứ không theo chất liệu vẽ lên trên nền đó. Đây là thể loại nghệ thuật
độc đáo luôn mang lại cho người xem tranh cảm giác trong trẻo, mềm mại,
thanh thoát và đậm chất Á Đông. 

-Nét nổi bật nhất của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam là đã tìm được một mảng
màu riêng cho lụa, thật kiệm màu mà vẫn tạo nên sự phong phú về màu sắc.
Và càng không thể phủ nhận rằng tranh lụa chính là một niềm tự hào của mỹ
thuật Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm đã được tham gia triển lãm ở các nước
trên thế giới.

-Tơ lụa ngày nay ngoài được sử dụng trong may mặc thời trang thì nó còn có
rất nhiều ứng dụng khác mà chúng ta chưa thể khám phá hết. Nhưng nhìn
chung mà nói thì hầu hết các sản phẩm làm từ lụa tơ tằm đều vô cùng sang
trọng, quý giá mang lại vẻ hào nhoáng cho người sử dụng và giá trị kinh tế cao
cho người làm  nghề.

1.9 Quy Định Chính Phủ

Theo thông tin hiện có, lụa tơ tằm được coi là một sản phẩm vải và thường
không yêu cầu quy định cụ thể của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các
quy tắc. 

-Nguyên liệu để dệt vải thử kèm phải theo đúng các quy định trong phụ lục của
tiêu chuẩn này.

- Vải thử kèm phải theo đúng các quy định trong bảng sau:

Mật độ
Vải Khối lượng Độ trắng Độ mao
Kiểu (sợi/10cm)
thử 1m2 vải tối thiểu dẫn sau 30 Chú thích
dệt
kèm (g) (%) phút (cm)
dọc ngang

Định hình ở
Lụa tơ Vân 490 nhiệt độ 200
450 ± 5 50 ± 5 70  
tằm điểm ± 5 0C trong 40
sec

9
- Vải thử kèm theo không được chứa các hóa chất làm ảnh hưởng đến chất
lượng của vải.

- Vải thử kèm từ nguyên liệu bông, xơ vitcô phải được tẩy trắng. Vải thử kèm
từ nguyên liệu khác chỉ tiến hành giặt để rũ hồ và loại trừ các tạp chất khác.

Quy định và thủ tục tại thời điểm bán

-Các sản phẩm chất vải nhập khẩu phải tuân thủ những yêu cầu về nhãn mác
theo quy định của Luật Gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng.

Đạo luật chống cách bán hàng có thường không chính đáng và cách trình bày
gây hiểu nhầm.

-Luật Kiểm soát hàng gia dụng có chứa chất gây hại yêu cầu rằng tất cả hàng
gia dụng đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hàm lượng chất gây hại đối với
những chất có khả năng gây hại đối với da (kể cả chất formalin và dieldrin).

1.10 Đối Thủ Cạnh Tranh

Nhắc đến tơ lụa, không thể không nhắc đến những làng nghề nổi tiếng với chất
lượng lụa tuyệt hảo như Cổ Đô, Vạn Phúc (Hà Nội), Nha Xá (Hà Nam), Cổ Chất
(Nam Định), Duy Duyên, Mã Châu (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang)…

1.11 Điểm Mạnh

-Lụa tơ tằm cao cấp của ấn độ có chất lượng rất tốt.

-Họa tiết và màu sắc vô cùng độc lạ  

-Dòng tiền mạnh

1.12 Điểm Yếu

-Giá cả mắc vì đây là loại lụa tơ tằm tự nhiên 100%

-Là một doanh nghiệp nước ngoài nên chưa hiểu rõ các văn hóa của người Việt
Nam

10
-Nguồn vốn còn hạn chế vì là một doanh nghiệp mới 

1.13 Cơ Hội

-Thị trường xuất khẩu lụa tơ tằm của Ấn Độ  lớn thứ 2 trên thế giới sau Trung
Quốc. Năm 2012, sản lượng lụa của Ấn Độ đạt 23679 tấn và chiếm 15,49% tổng
sản lượng lụa thế giới. Có bốn loại lụa tự nhiên nổi tiếng và sản xuất thương
mại trên thế giới: lụa tơ tằm, Eri, Tasar và Muga, trong đó, lụa tơ tằm chiếm
gần 79% tổng sản lượng tơ lụa của cả nước.

-Thị trường lụa ở Việt Nam vô cùng lớn và đang ngày một phát triển vì có trang
phục truyền thống là áo dài, áo dài được may chủ yếu từ lựa vì nó mang đến
cho người mặc một cảm giác mềm mại.

-Thị trường lụa ở Việt Nam vô cùng lớn và đang ngày một phát triển vì có trang
phục truyền thống là áo dài, áo dài được may chủ yếu từ lựa vì nó mang đến
cho người mặc một cảm giác mềm mại.

-Người Việt Nam đông chưa kể còn có khách du lịch, đa phần họ rất thích các
sản phẩm làm từ lụa nên khách hàng tiềm năng rất lớn.

-Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ có thể giúp các doanh nghiệp mới tiết cận
đến nhiều khách hàng nhanh chóng.

-Việt Nam ít xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa

- Chính phủ ban hành Nghị định 122/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày
30/12/2022) quy định về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực
hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ thuộc Hiệp định Khung về
Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2022 – 2027 và điều kiện
được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương
mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ.

1.14 Thách Thức

-Cạnh tranh cực kì gay gắt với các sản phẩm lụa trong nước và nước ngoài.

-Là một doanh nghiệp mới nên chưa có tệp khách hàng thân quen và chưa
được nhận diện thương hiệu.

11
-Tác động của dịch bệnh: Tác động của dịch bệnh có thể gây ra những khó khăn
cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam, bao gồm khó khăn
trong việc vận chuyển sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới.

II/ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.1 Sứ Mệnh Và Mục Tiêu Chiến Lược Của Doanh Nghiệp

-Sứ mệnh: Mang vải lụa tơ tằm cao cấp của Ấn Độ ra khắp thế giới

-Mục tiêu: Mở rộng thị trường kinh doanh, tìm kiếm các thị trường tiềm năng,
tiết kiệm chi phí sản xuất, hợp tác quốc tế

2.2 Hình Thức Thâm Nhập Thị Trường Và Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế.

2.2.1 Hình thức thâm nhập thị trường

- Doanh nghiệp sử dụng hình thức đầu tư trực tiếp để thâm nhập thị trường vì:

+Các nhà đầu tư nước ngoài thường nhận được các ưu đãi về thuế cho dù họ
chọn lĩnh vực kinh doanh nào.

+Tự mình hoạch định ra các chiến lược, nắm quyền quản lý, trực tiếp kiểm
soát, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về doanh thu và
chi phí.

2.2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế

-Doanh nghiệp sử dụng chiến lược quốc tế hoá vì đây là dòng sản phẩm cao
cấp với các hoạ tiết độc quyền. Không cần phải chạy theo xu hướng.

2.3 Phân Khúc Khách Hàng

2.3.1 Phân khúc theo nhân khẩu học

Độ tuổi: 25 – 40

Giới tính: Nữ

12
Thu nhập: 10.000.000 VND

Nghề nghiệp: Giáo viên, diễn viên, người mẫu, ….

2.3.2 Phân khúc theo tâm lý học

Những người thích chất liệu lụa hay là thích những chất liệu 100% thiên nhiên.

Những người bị nhạy cảm với các chất liệu có sử dụng hóa chất

Những người khá giả muốn ở hữu những thiết kế độc lạ.

2.3.3 Phân khúc theo địa lý

Đầu tiên là tập trung ở Miền Nam Việt Nam sau đó khi mà đã phát triển, được
nhiều người biết đến, có chỗ đứng trên thị trường thì sẽ bắt đầu tiến hàng
sang miền Bắc, miền Trung, miền Tây,..

2.4 Dòng Tiền

2.4.1 Vốn

Với vốn chủ sở hữu 4500 USD ta sẽ phân chia như sau

50% Cơ sở vật chất (máy móc, công nghệ, nhà máy, xưởng, nguyên vật liệu)

10% Nhân công

10% Marketing

30% Chi phí dự trù

2.4.2 Hoàn Vốn

-Phải dựa vào rất nhiều yếu tố để có thể xác định giá vốn ban đầu của một sản
phẩm khi đưa ra thị trường nhưng giả sử trung bình lợi nhuận thu được từ các
sản phẩm là 20% trên doanh thu bán hàng thì:

-Lợi nhuận trung bình từ doanh thu bán hàng: 20% x doanh thu

13
-Doanh thu bán hàng hàng năm để hoàn vốn: 100 tỷ VNĐ / 20% = 500 tỷ VNĐ

-Doanh thu bán hàng hàng tháng để hoàn vốn: 500 tỷ VNĐ / 12 tháng = 41,67
tỷ VNĐ/tháng

-Với một mức giá trung bình của sản phẩm khoảng 1.500.000 VNĐ/m, để đạt
doanh thu 41,67 tỷ VNĐ/tháng, bạn cần bán được khoảng 27.777m/năm hoặc
2.314,8 m/tháng, và 77,16 m/ngày.

2.5 Marketing Mix

2.5.1 Sản Phẩm

-Thương hiệu Resham có rất nhiều dòng sản phẩm đa dạng về màu sắc và họa
tiết:

+ Lụa Banarasi hay lụa Banarasi là một trong những loại lụa tốt nhất được sản
xuất tại Ấn Độ. Được dệt chủ yếu ở thành phố linh thiêng Varanasi. Những tấm
lụa ở đây được các thợ dệt sử dụng các loại chỉ vàng, bạc hoặc zari và các sợi
tơ mịn để thêu. Nó không chỉ tốt về chất lượng mà còn được biết đến trên
toàn thế giới vì những chi tiết, họa tiết sắc nét, độc đáo, tinh xảo và sang trọng.
Lụa Banarasi trong các thiết kế được lấy cảm hứng từ Mughal như foliate, họa
tiết hoa, ben, kalga, jhalla ở biên đường viền là đặc điểm chính của sarees này.
Sari Banarasi thường được phụ nữ Ấn Độ ưa thích nhất trong những dịp đặc
biệt như đám cưới, thời gian lễ hội. 

+ Lụa Kanjeevaram hoặc lụa Kancheepuram có nguồn gốc từ thị trấn


Kancheepuram ở Tamil Nadu. Được làm từ sợi tơ tằm nguyên chất, loại tơ này
nổi tiếng với độ bền, độ bóng và độ hùng vĩ. Saree lụa Kanjeevaram là một
trong những loại sare lụa phổ biến nhất trên thế giới. Với màu sắc phong phú,
đường viền rộng quyến rũ và thiết kế đầy mê hoặc, loại lụa này đã làm tăng
thêm vẻ đẹp của phụ nữ Ấn Độ từ lâu. Những chiếc saree này thường được
mặc bởi cô dâu và các dịp đặc biệt của hầu hết phụ nữ miền nam Ấn Độ. Một
phần thú vị của saree lụa Kanjeevaram là Sari, đường viền và thân của saree
được dệt riêng và sau đó được lồng vào nhau. Ngành hàng tơ lụa 27 

+ Lụa Pat hay lụa Pat là một trong ba loại lụa được sản xuất tại Assam. Nó được
biết đến với sắc thái rực rỡ và màu trắng tự nhiên. Lụa bền, được sử dụng để
sản xuất trang phục truyền thống của phụ nữ như mekhela chador, saree,
dhoti, Kurta, v.v. 

14
+ Balut Hari silk Là một thương hiệu của Tây Bengal, lụa Baluchi có tên từ làng
Bouchard nơi truyền thống dệt phong phú này bắt nguồn từ hơn 200 năm
trước. Điểm độc đáo của lụa Baluchi là sự thể hiện công phu của những cảnh
thần thoại trên pallu và đường viền bằng những sợi tơ

1. Tính chất vật lý

 Kết cấu sợi vải hình đa giác khi được ánh sáng chiếu vào các góc khác
nhau sẽ cho màu sắc khác nhau

 Bề mặt mịn, sờ một lúc sẽ thấy bề mặt vải ấm dần lên

 Vải nhẹ dễ bay trong gió

 Tích điện kém

2. Tính chất hóa học

 Khả năng trượt nước nhẹ, nhanh khô

 Dễ hư hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

 Dẫn nhiệt kém, phù hợp mặc dưới thời tiết nóng hoặc lạnh

 Tiếp xúc với mồ hôi có thể bị ố (vải trắng)

 Độ liên kết sợi vải giảm 20% khi tiếp xúc với nước (nên giặt khô)

3. Tính chất cơ học

 Sở hữu độ bền khá tốt

 Độ co giãn không cao

 Cho trải nghiệm mặc tốt, thân thiện với da

Ưu điểm của vải lụa

-Vải lụa nổi tiếng là chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Cùng với đó là các yếu tố
tích cực khác, ví dụ như:

-Vải lụa có sự mềm mại, với độ óng ánh bồng bềnh. Tạo cho nó một sức hấp
dẫn, sự sang trọng, quý phái.

15
-Đây cũng chính là một trong những loại sợi tự nhiên nên an toàn cho da. Đặc
biệt, không gây ra bất kỳ sự kích ứng giống như những loại vải nhuộm hóa
chất. 

-Thân thiện với môi trường, an toàn tuyệt đối với người sử dụng.

Các dòng sản phẩm khác: áo, khăn, cột tóc,.. để nhắm đến phân khúc giá rẻ.

2.5.2 Phân Phối

-Xây dựng trụ sở chính ở Miền Nam Việt Nam: để phân phối trực tiếp sản
phẩm của mình. Sau đó có thể mở rọng ra miền Bắc, miền Trung, miền Tây.

-Mở các cửa hàng bán vải trên các chợ chuyên về vải như là Chợ vải Soái Kình
Lâm, Chợ vải Tân Bình, Chợ vải Phú Thọ Hòa, Chợ vải Kim Biên, Chợ vải Trần
Hữu Trang,…

-Mở các cửa hàng bán thời trang trên các con đường chuyên bán quần áo:
Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng, Lê Văn Sỹ , Phố thời trang bình dân Cách mạng
tháng 8, Lý Chính Thắng,….

-Sau đó mở các showroom trong các trung tâm thương mại như ,Saigon Centre
- Quận 1, Nowzone Sài Gòn - Quận 1, Bitexco Tower - Quận 1, Vạn Hạnh Mall -
Quận 10, Aeon Mall Bình Tân, Vincom Đồng Khởi - Quận 1, Aeon Mall Tân Phú -
Quận Tân Phú, Crescent Mall - Quận 7,….

-Hợp tác với các nhà thiết kế để cho ra mắt các sản phẩm độc quyền, trình diễn
trên các show thời trang. Các nhà thiết kế có tiếng ở Việt Nam mà ta có thể
hợp tác: Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường, Nhà thiết kế Minh Trí, Nhà thiết kế
Hoàng Hải, Nhà thiết kế Minh Hạnh, Nhà thiết kế Quỳnh Paris, Nhà thiết kế
Trương Thanh Hải, Nhà thiết kế Đặng Phạm Anh Thư, Nhà thiết kế Cao Minh
Tiến,…

-Phân phối sỉ vải lụa cho các tiệm vải có nhu cầu.

-Mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…

- Tham gia triển lãm thương mại: Việt Nam có nhiều triển lãm thương mại về
thời trang, có thể đăng ký để trưng bày và phân phối sản phẩm tại đây.

-Cung cấp lớp lót cho các thương hiệu khác để may túi sách, bóp tiền,…

2.5.3 Giá

16
-Xác định mục tiêu giá: Bạn xác định rằng mức giá hợp lý cho sản phẩm là
1.500.000VND/mỗi tấm có kích thước rộng 1.15m dài 6.3m. Có thể may được 2
áo dài, hoặc 1 áo dài + 1 váy dài, hoặc 2 váy + 1 áo.

-Các sản phẩm như áo sẽ có mức giá 200.000VND

-Các phụ kiện sẽ có giá dao động 50.000 – 100.000 VND

-Tối ưu hóa chi phí: Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu có giá cả cạnh tranh
và đàm phán giá vận chuyển với nhà vận chuyển để giảm chi phí vận chuyển.
Có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển như máy bay, tàu, xe,…

-Tích hợp công nghệ vào sản phẩm: Sử dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản,
giảm thời gian sản xuất và tăng hiệu quả. 

-Áp dụng chiến lược giá khuyến mãi: Giảm giá cho các khách hàng thân thiết
khi mua sản phẩm của cửa hàng, để giá ưu đãi cho các bên lấy sỉ.

2.5.4 Truyền Thông

Để đưa sản phẩm lụa cao cấp đến với khách hàng tiềm năng, tôi có các phương
án truyền thông sau:

-Quảng cáo trên mạng xã hội: hiện nay mạng xã hội hoạt động cực kì mạnh mẽ
ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng nằm trong những quốc gia đó thế nên Sử
dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok... để quảng bá
sản phẩm. Nó sẽ giúp cho chúng ta:

+Tiết kiệm chi phí: Quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội thường ít tốn kém
hơn so với quảng bá truyền thống như quảng cáo trên truyền hình hoặc báo
chí.

+Đối tượng khách hàng rõ ràng: Mạng xã hội cho phép định tuyến đối tượng
khách hàng cụ thể hơn, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với đúng đối tượng mục tiêu
của mình.

+Tăng tương tác: Quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội giúp tạo ra tương tác
giữa bạn và khách hàng tiềm năng, qua đó giúp tăng cơ hội để giới thiệu sản
phẩm một cách hiệu quả hơn.

+Đa dạng các kênh: Các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,
TikTok... cung cấp cho bạn nhiều kênh khác nhau để quảng bá sản phẩm và
tương tác với khách hàng tiềm năng.

17
+Đo lường kết quả: Mạng xã hội cung cấp cho bạn nhiều công cụ để đo lường
hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và đánh giá kết quả của các hoạt động
quảng bá sản phẩm.

-Và chính vì mạng xã hội rất đông người sử dụng thì việc tiếp cận đối tượng
mục tiêu của chúng ta là vô cùng cao và sản phẩm của chúng ta có thể phụ
nhiều nơi trên các trang mạng xã hội.

-Hợp tác với các blogger và influencer: ở Việt có rất nhiều diễn viên nổi tiếng và
các diễn viên này rất có tầm ảnh hưởng đến với người dân nên họ cũng là nơi
chúng ta có thể gửi gắm sản phẩm của của mình. Họ có thể giúp sản phẩm của
mình được biết đến nhiều hơn thông qua tầm ảnh hưởng truyền thông của họ.

-Sự kiện quảng bá sản phẩm: khi muốn kinh doanh một sản phẩm nào nào đó
ta cần đi kèm các sự kiện để nhằm thu hút các khách hàng tiềm ẩn đến với
mình có thể họ không biết quá nhiều về mạng xã hội chính vì thế ta cần tổ chức
các sự kiện đề các khách hàng này biết đến ta một khi đã kinh doanh ta không
thể nào bỏ sót khách hàng tiềm ẩn nào dù chỉ một người.

 -Tạo trang web chuyên về sản phẩm: Tạo một trang web chuyên về sản phẩm
của bạn để giới thiệu thông tin chi tiết về sản phẩm, các đánh giá và phản hồi
từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm. Nó sẽ giúp chúng ta tiếp nhận các đánh
giá của các khách hạng để từ đây ta sẽ đưa những những phương án thích hợp
hơn để phục vụ họ.

-Về Quảng cáo trên các kênh truyền hình và báo chí

-Hợp tác với các nhãn hàng lớn để ra mắt các sản phẩm độc quyền 

2.6 Những Rủi Ro Và Biện Pháp Khắc Phục Khi Kinh Doanh 

2.6.1 Đối với sản phẩm

* Rủi ro

-Bán không được hàng, tồn hàng

-Sản phẩm hư do quy trình đóng gói và bảo quản, vận chuyển

-Các sản phảm giả, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.

-Cạnh tranh cực kì gay gắt với các sản phẩm bải lụa trong nước

18
-Sản phẩm bị làm giả.

* Cách khắc phục

-Thực hiện các chương trình ưu đãi, giảm 20%, hay mua 1 tặng 1

-Đẩy mạnh marketing trên các phương tiện truyền thông hoặc trực tiếp.

-Cấp các giấy chứng nhận, các giấy bảo hành nếu gặp các lỗi về sản phẩm sẽ
được đổi trả.

2.6.2 Đối với dịch vụ khách hàng

* Rủi ro

-Nhân viên tư vấn không đầy đủ

-Khách hàng không thực hiện đúng quy trình bảo quản.

-Khách mua hàng xong nhưng lại không vừa ý.

* Cách khắc phục

-Thực hiện các chương trình đào tạo nhân viên trước khi làm việc chính thức.

-Nhân viên nên tư vấn đầy đủ và nhấn mạnh các điều cần lưu ý. In các tờ
hướng dẫn bảo quản và giặt sấy đổi với từng loại vải.

-Có các chính sách đổi trả nếu khách hàng giữ lại hoá đơn và còn nguyên vẹn.

2.7 Chính Sách Chăm Sóc Khách Hàng

2.7.1 Chính sách tích điểm và cấp độ khách hàng 

Mỗi lần mua hàng sẽ dc dc tích luỹ 1 điểm . Có 4 cấp độ ưu đãi đối với khách
hàng

-Thành viên ( 5 điểm) : Giảm giá 5% cho mỗi đơn hàng với điều.

-Bạc ( 10 điểm) : Giảm 10% cho mỗi đơn hàng.

-Vàng ( 30 điểm ): Giảm 15% cho mỗi đơn hàng, các dịp lễ và sinh nhật sẽ được
giảm thêm 5% nữa.

19
-Kinh cương ( 50 điểm ): Giảm 20% cho mỗi đơn hàng, được tặng quà vào sinh
nhật, được giới thiệu các sản phẩm giới hạn và tham gia các sự kiện ra mắt sản
phẩm mới. 

2.7.1 Chính sách khuyến mại

-Tổ chức các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ liên quán đến phụ nữ và
nhà giáo vì đây là 2 tếp đối tượng khách hàng mà công ty nhắm đến:
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), Ngày của Mẹ, Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn
(15/10), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối
với Phụ nữ (25/11),Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11),…

2.7.2 Tư vấn và giải quyết khiếu nại

-Luôn có nhân viên chăm sóc khách hàng trực tiếp tại tất cả các chi nhánh và
hỗ trợ qua điện thoại, mail,…

-Tiếp nhận những vấn đề, khiếu nại của khách hàng, tìm kiếm nguyên nhân,
giải quyết ngay cho khách hàng nếu có thể còn không thì phải ghi chú lại để xin
ý kiến giải quyết từ cấp trên.

- Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không được có thái độ không đúng mực với
khách hàng.

- Đặt quyền lợi của khách hàng lên trên để khách hàng yên tâm và tin tưởng
hơn.

2.8 Kiểm Soát Chất Lượng

Để kiểm soát chất lượng sản phẩm, các biện pháp sau đây có thể được thực
hiện:

- Kiểm tra nguồn nguyên liệu: Cần đảm bảo rằng nguồn nguyên liệu được sử
dụng để sản xuất đáp ứng chất lượng. Do đó, việc lựa chọn các nhà cung cấp
tin cậy và đáng tin cậy là rất quan trọng.

- Kiểm tra quy trình sản xuất: Các quy trình sản xuất cần được kiểm soát chặt
chẽ để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
và an toàn.

20
- Kiểm tra sản phẩm: Sản phẩm cần được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng đáp
ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

- Đào tạo nhân viên: Các nhân viên tham gia sản xuất, kiểm soát chất lượng và
tiếp thị sản phẩm cần được đào tạo về các quy trình sản xuất, kiểm soát chất
lượng và an toàn để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng và an toàn.

2.9 Tìm Kiếm Nguồn Nhân Lực

-  Sử dụng các trang web tuyển dụng: Các trang web tuyển dụng như
VietnamWorks, Jobstreet, CareerBuilder và các trang tương tự có thể giúp bạn
đăng tuyển vị trí tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên phù hợp.

-  Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,
Instagram để quảng bá vị trí tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên phù hợp.

-  Tham gia các sự kiện tuyển dụng: Tham gia các sự kiện tuyển dụng tại trường
đại học, hội chợ việc làm, sự kiện liên quan đến ngành công nghiệp mỹ phẩm
để tiếp cận ứng viên tiềm năng.

-  Tìm kiếm qua các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp: Những đối tác, khách
hàng và nhà cung cấp tiềm năng của bạn có thể giới thiệu ứng viên phù hợp
cho bạn.

-  Sử dụng dịch vụ tuyển dụng: Sử dụng các dịch vụ tuyển dụng của các công ty
tuyển dụng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tuyển dụng để giúp
bạn tìm kiếm nhân lực phù hợp.

-  Đăng tin tuyển dụng trên website của doanh nghiệp: Đăng tin tuyển dụng
trực tiếp trên website của doanh nghiệp để tiếp cận ứng viên quan tâm đến
doanh nghiệp của bạn.

III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

3.1 Cấu Trúc Chung Của Công Ty

21
3.2 Cấu Trúc Phòng Quốc Tế Của Công Ty

Trụ sở chính

Vải Lụa Thời trang

Bộ phận mua Bộ phận sản Bộ phận Bộ phận tài


hàng xuất Marketing chính

Các đơn vị Các nhà máy các đơn vị Các đơn vị kế


mua hàng sản xuất kinh doanh toán

22
Trụ sở chính

Đơn vị nội địa Giám Đơn vị nội địa Giám Đơn vị quốc tế Giám
đốc đơn vị Vải lụa đốc đơn vị Thời trang đốc thị trường quốc tế

Các đơn vị chức năng Các đơn vị chức năng Việt Nam Giám đốc
(Lụa và thời trang )
3.3 Sự Phối Hợp Trong Tổ Chức

-Liên kết và kết nối hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ và hệ thống
riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả mục tiêu.

-Chức năng và hoạt động của các nhóm, đơn vị, hoặc bộ phận khác nhau

-Sử dụng quy trình vận hành tiêu chuẩn yêu cầu: Báo cáo theo tháng và quý về
chi phí, doanh thu và lợi nhuận cho trụ sở chính, điều này cho phép nhân viên
trong công ty phối họp các dòng tiền trong từng chi tiêu và nhanh chóng xác
định các thị trường đang gặp vấn đề.

-Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật

-Các công cụ cơ cấu

-Giám sát trực tiếp

-Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý

23

You might also like