You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Khoa Quản lý và Kinh tế Dược


------

THỰC HÀNH
DỊCH TỄ DƯỢC
TRONG NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG

Hà Nội, Tháng 8 năm 2022

1
DỊCH TỄ DƯỢC
TRONG NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trong hệ thống y tế nói chung và ngành dược nói riêng còn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập. Thực hiện nghiên cứu trong cộng đồng nhằm phát hiện ra những
vấn đề, xác định các vấn đề y tế ưu tiên và những biện pháp khắc phục là việc làm cần
thiết đối với dược sĩ cộng đồng. Môn học thiết kế nghiên cứu cộng đồng được giảng dạy
nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho dược sĩ để thiết kế và triển khai được các
nghiên cứu cộng đồng.
Thiết kế nghiên cứu đóng một vai trò tối quan trọng trong các bước tiến hành
một nghiên cứu. Theo bản chất nghiên cứu, trong thiết kế nghiên cứu cộng đồng, nhà
nghiên cứu có thể sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Chùm bài tập này nhằm yêu cầu sinh viên sử dụng một trong hai
phương pháp nghiên cứu này để thiết kế và hoàn thành một nghiên cứu trong cộng
đồng.
2. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, sinh viên có khả năng:
 Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
 Thiết kế, xây dựng được đề cương của một nghiên cứu cộng đồng sử dụng
phương pháp định tính hoặc định lượng
 Tổ chức thu thập dữ liệu trong một nghiên cứu đã thiết kế
 Xử lý và phân tích dữ liệu
 Trình bày và phiên giải được các kết quả nghiên cứu
3. Lý thuyết cần có trước
Các lý thuyết cơ bản về toán thống kê, dịch tễ dược, dịch tễ dược trong nghiên
cứu cộng đồng
4. Nội dung thực tập:
Chương trình thực tập gồm 5 bài :
Bài 1 : Thực hành xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Bài 2 : Thực hành thiết kế nghiên cứu

2
Bài 3 : Thực hành thu thập dữ liệu
Bài 4 : Thực hành xử lý và phân tích dữ liệu
Bài 5 : Trình bày và phiên giải kết quả nghiên cứu
Ghi chú:
- Mỗi nhóm sẽ gửi nội dung cần chuẩn bị trước (theo yêu cầu của từng bài) vào địa chỉ
email của bộ môn: dtd.nccd@gmail.com. Hạn cuối nộp bài là trước buổi thực tập 24h00
giờ (trước 1 ngày). Tên email và file ghi rõ: Bài 1_Buổi TT_Nhóm_lớp_ Tên chủ đề
Ví dụ: Bài 1_Buổi sáng t4_Nhóm 1_O1_kháng sinh
Lưu ý: Số nhóm phân theo từng buổi thực tập

3
Bài 1
Thực hành xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
------

1. Chuẩn bị của sinh viên trước buổi thực tập


Chia nhóm 5-6 sinh viên/nhóm và dự kiến lựa chọn chủ đề của nhóm mình. Các
nhóm thông báo cho lớp trưởng biết tên chủ đề để đảm bảo không có sự trùng lặp chủ
đề giữa các nhóm.
Mỗi nhóm cần:
- Tổng quan tài liệu về một vấn đề dự kiến nghiên cứu.
- Mỗi thành viên tổng hợp tài liệu theo nội dung được phân công, chỉ rõ tài liệu tham
khảo.
- Tổng hợp kết quả tổng quan tài liệu theo mẫu.
- Gửi bản tổng hợp kết quả tổng quan tài liệu vào email của Bộ môn.
- Mẫu báo cáo:
THỰC TẬP DỊCH TỄ DƯỢC TRONG NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG
Bài 1: Thực hành xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Nhóm…
Phân công nhiệm vụ
STT Nội dung tổng quan Người thực hiện

Kết quả tổng quan tài liệu


1. Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
- Các khái niệm
- Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
- Tại Việt Nam
- Trên thể giới
- Phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
Lưu ý: chỉ rõ tài liệu tham khảo cho các nội dung

4
2. Hoạt động tại lớp
- Mỗi nhóm thảo luận dựa trên nội dung tổng quan tài liệu, làm rõ tính cấp thiết của
vấn đề nghiên cứu, xác định tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu
nghiên cứu
- Trình bày kết quả thảo luận
3. Đánh giá kết quả:
Điểm thực tập của học viên được đánh giá dựa trên:
- Kiến thức (20%)
- Thái độ (20%)
- Kết quả (60%)
+ Kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất ý kiến trong mỗi nhóm
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng trả lời câu hỏi, phản biện vấn đề và bảo vệ ý kiến trước các ý kiến
phản biện

Bài 2

5
Thực hành thiết kế nghiên cứu
------

1. Chuẩn bị của sinh viên trước buổi thực tập


Sinh viên làm việc theo nhóm đã phân công.
Mỗi nhóm cần:
- Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
- Xác định chỉ số/ biến số nghiên cứu, cỡ mẫu (nếu cần)
- Xác định phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu
- Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu
- Gửi bản tổng hợp kết quả vào email của Bộ môn theo mẫu.
- Mẫu báo cáo:
THỰC TẬP DỊCH TỄ DƯỢC TRONG NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG
Bài 2: Thực hành thiết kế nghiên cứu
Nhóm…
Tên đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu:

1. Thiết kế nghiên cứu


2. Chỉ số/ biến số nghiên cứu
Biến số nghiên cứu
STT Tên biến số nghiên Định nghĩa Phân loại Kỹ thuật thu thập dữ
cứu liệu

Chỉ số nghiên cứu


STT Tên chỉ số nghiên cứu Công thức tính

3. Bộ công cụ thu thập dữ liệu


2. Hoạt động tại lớp

6
- Giảng viên hướng dẫn các nhóm thảo luận
- Mỗi nhóm trình bày nội dung theo yêu cầu
3. Đánh giá kết quả:
Điểm thực tập của học viên được đánh giá dựa trên:
- Kiến thức (20%)
- Thái độ (20%)
- Kết quả (60%)
+ Kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất ý kiến trong mỗi nhóm
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng trả lời câu hỏi, phản biện vấn đề và bảo vệ ý kiến trước các ý kiến
phản biện

7
Bài 3
Thực hành thu thập dữ liệu
------

1. Chuẩn bị của sinh viên trước buổi thực tập


Sinh viên làm việc theo nhóm đã phân công.
Mỗi nhóm cần:
- Chỉnh sửa bộ công cụ thu thập số liệu theo kết quả của bài thực tập số 2
- Chuẩn bị phiếu thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm
2. Hoạt động tại lớp
- Thử nghiệm bộ công cụ thu thập dữ liệu
- Tổng hợp kết hợp thử nghiệm bộ công cụ thu thập dữ liệu
- Lập kế hoạch thu thập dữ liệu
- Báo cáo và thảo luận
3. Đánh giá kết quả:
Điểm thực tập của học viên được đánh giá dựa trên:
- Kiến thức (20%)
- Thái độ (20%)
- Kết quả (60%)
+ Kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất ý kiến trong mỗi nhóm
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng trả lời câu hỏi, phản biện vấn đề và bảo vệ ý kiến trước các ý kiến
phản biện

8
Bài 4
Thực hành xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu
------

1. Chuẩn bị của sinh viên trước buổi thực tập


Sinh viên làm việc theo nhóm đã phân công.
Mỗi nhóm cần:
- Tiến hành thu thập dữ liệu
- Lập kế hoạch xử lý và phân tích dữ liệu
2. Hoạt động tại lớp
- Trình bày kế hoạch xử lý và phân tích dữ liệu
- Làm sạch dữ liệu, mã hoá và nhập dữ liệu
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu
3. Đánh giá kết quả:
Điểm thực tập của học viên được đánh giá dựa trên:
- Kiến thức (20%)
- Thái độ (20%)
- Kết quả (60%)
+ Kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất ý kiến trong mỗi nhóm
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng trả lời câu hỏi, phản biện vấn đề và bảo vệ ý kiến trước các ý kiến
phản biện

9
Bài 5
Trình bày và phiên giải kết quả nghiên cứu
------
1. Chuẩn bị của sinh viên trước buổi thực tập
Sinh viên làm việc theo nhóm đã phân công.
Mỗi nhóm cần:
- Tổng hợp và phiên giải kết quả nghiên cứu
- Chuẩn bị báo cáo kết quả nghiên cứu theo mẫu (file word) và slides thuyết trình
- Gửi báo cáo và slides vào email của Bộ môn
- Mẫu báo cáo:

BÁO CÁO THỰC TẬP DỊCH TỄ DƯỢC TRONG NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG
Nhóm…
Tên đề tài:

1. Đặt vấn đề:


Lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu của đề tài
2. Tổng quan
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu
- Thời gian, địa điểm tiến hành
- Thiết kế nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu
- Cách chọn mẫu
- Biến số, chỉ số nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu (kỹ thuật và công cụ)
- Phương pháp xử lý số liệu
- Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Ghi chú: Với nghiên cứu định tính phải mô tả rõ nghiên cứu viên là ai
4. Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả thu được, chú ý lựa chọn các kết quả (chỉ số) giải quyết được mục
tiêu đề ra

10
5. Bàn luận và kết luận
Phụ lục: bộ công cụ thu thập dữ liệu
Ghi chú: Yêu cầu đối với báo cáo hoàn thiện
 Báo cáo cần phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, có đánh số trang, số bảng
biểu, hình vẽ, đồ thị.
 Báo cáo sử dụng phông chữ Times New Roman font Unicode 13pt; mật độ chữ
bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ, dãn dòng
1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm. Số trang được
đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy.

2. Hoạt động tại lớp


- Mỗi nhóm trình bày nội dung theo yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận
3. Đánh giá kết quả:
Điểm thực tập của học viên được đánh giá dựa trên:
- Kiến thức (20%)
- Thái độ (20%)
- Kết quả (60%)
+ Kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất ý kiến trong mỗi nhóm
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng trả lời câu hỏi, phản biện vấn đề và bảo vệ ý kiến trước các ý kiến
phản biện

11

You might also like