You are on page 1of 3

CÔNG NGHỆ, LUẬT PHÁP, MÔI TRƯỜNG

1. Công nghệ
Ngày nay, nền kinh tế của Campuchia đã có những bước tiến mạnh mẽ cộng với dân
số trẻ trình độ văn hoá ngày một nâng cao. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng
đangđược phổ cập mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu cải tổ, quá trình quản lí, sản xuất
kinhdoanh nhằm giảm bớt chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.Về nhà máy sữa
Angkor trị giá 23 triệu USD là sự hợp tác liên doanh giữa Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam (Vinamilk) và Công ty TNHH Thương mại BPC. Với cơ sở rộng lên đến
30.000m2 với thời gian xây dựng trong vòng một năm. Với công suất 19 triệu lít sữa
nước, 64 triệu hũ sữa chua và 80 triệu hộp sữa đặc cho mỗi năm để có thể phục vụ
được nhu cầu của người dân.
Toàn bộ dây chuyền, thiết bị của Nhà máy Sữa Angkormilk đều được nhập từ G7,
Liên minh Châu ÂU và các nước có ngành công nghiệp sữa phát triển mạnh. Các giải
pháp chế biến và đóng gói sản phẩm của Angkormilk đang được cung cấp bởi Tetra
Park (Thụy Điển) – nhà cung cấp dịch vụ ngành sữa hàng đầu thế giới.
Về quy trình sản xuất tại Angkormilk được kiểm sát đồng bộ chặt chẽ từ khu chiết rót
cho đến đóng gói vàđược quản lý tự động kết nối với hệ thống quản trị của nguồn lực
doanh nghiệp ERP.
2. Luật pháp
Chính phủ Campuchia duy trì chính sách coi trọng đầu tư của khu vực tư nhân và đầu
tư vốn FDI nước ngoài.
Theo quy định tại Luật Đầu tư, khi các doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia sẽ không
bị phân biệt trong ngoài nước, không bị quốc hữu hoá, không giới hạn vốn đầu
tư,không bị can thiệp vào giá cả, được tự do chuyển tiền về nước nhà và được hưởng
nhiều ưu đãi như quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước, nhất là các
nước ởkhu vực Liên minh châu Âu (EU).
Nhằm khuyến khích đầu tư và tạo ra môi trường thương mại tự do, công bằng, tháng
3/2003, Quốc hội Campuchia đã thông qua sửa đổi luật Đầu tư với một số quy định
đổi mới. Một điểm nổi bật trong chính sách thu hút đầu tư của Campuchia đó là duy
trì chính sách coi trọng đầu tư cửa khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài, Không có sự
phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước, Các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên
doanh liên kết với doanh nghiệp địa phương. Ủy ban Phát triển Campuchia thi hành
chính sách giao dịch “Một cửa” đối với nhà đầu tư và cam kết là cơ quan có tốc độ xử
lý hồ sơ và cấp phép đầu tư nhanh nhất trong khu vực (trong vòng 45 ngày).
Về thuế
Thuế hải quan: Theo nguyên tắc, tất cả các hàng hóa nhập hay xuất đi từ Campuchia
đều phải chịu các loại thuế xuấtnhập khẩu theo quy định của Tổng cục Hải quan và
chịu thuế tiêu thụ.
Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu được thu tại bất cứ điểm vào hay ra của tất cả hàng
hoá qua biên giới, trừ nhữnghàng hoá đặc biệt được miễn thuế hải quan theo luật hay
hàng hoá của các cơ quan đặc biệt.
3. Môi trường
Về tự nhiên: Là một nước rất gần với Việt Nam, có 9 tỉnh giáp biên giới, 9 cửa khẩu
quốc tế, 9 cửa khẩu quốc gia, 30 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, có địa hình tương
đối bằng phẳng. Ngoài ra, còn có cả hệ thống kênh rạch đi lại rất thuận tiện, khoảng
cách từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh đến Phnôm Pênh chỉ có 230 km. Vì thế hai nước
có rất nhiều điều kiện thuận lợi để xúc tiến việc hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Về khí hậu và thời tiết: Campuchia có khí hậu gió mùa khô và mùa mưa thường kéo
dài trong một khoảng thời gian bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm quanh năm thường ở
mức cao. Diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ, và đang bị suy thoái ở một số
khu vực dễ tiếp cận bởi vì đốt rừng làm đất nông nghiệp canh tác. Vào mùa nóng,
nhiệt độ có thể tăng lên tới 35-37 độ C, ngược lại mùa lạnh nhiệt độ giảm xuống dưới
20 độ C cảngày lẫn đêm đều giữ nguyên nhiệt độ.
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN CÓ, SẢN PHẨM THAY THẾ
1. Đối thủ cạnh tranh hiện có
Vinamilk tại Campuchia (Bao gồm Angkormilk – công ty con thuộc Vinamilk) đang
phải đối mặt với rất nhiều hãng sữa có mặt tại thị trường Campuchia như:
- Meiji: Công ty sữa bột của Nhật Bản đang tham gia vào thị trường Campuchia
với công thức tương tự như họ bán tại nhà và tận dụng các tiêu chuẩn thích hợp
để tăng trưởng mạnh ở thị trường này. Meiji bắt đầu vận chuyển các sản phẩm
trong bao bì gốc Nhật Bản trực tiếp đến Campuchia trong tháng này, thêm nhãn
bằng tiếng Khmer bao gồm các thông tin quan trọng như hướng dẫn và ngày
hết hạn.
- Nutifood Việt Nam đã có mặt trên thị trường Việt Nam được 20 năm và có chỗ
đứng nhất định trong lòng khách hàng với nhiều sản phẩm sữa dinh dưỡng và
có hương vị ngon miệng. Nutifood luôn có doanh thu ổn định trong nhiều năm
qua và đã vươn tầm quốc tế khi xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài
như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Myanmar, Lào và
cả Campuchia…).
- Moomoo milk - Moomoo Farms Cambodia là một trang trại bò sữa rất tiềm
năng tại Campuchia chuyên cung cấp những sản phẩm sữa tươi dinh dưỡng.
- Abbott - công ty Abbott Nutrition là sản phẩm sữa bột của Hoa Kỳ chuyên
cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em, người già, chất lượng sản phẩm đi đầu và hiện
nay đang có mặt trên nhiều quốc gia trong đó bao gồm Campuchia.
2. Sản phẩm thay thế
Đối với người tiêu dùng, luôn tìm đến từng cái mới mẻ hay những công nghệ mới, thị
trường sữa hiện tại Campuchia cũng vậy, người tiêu dùng là người bỏ tiền sử dụng sản
phẩm nên họ sẽ sử dụng đa dạng sản phẩm chứ không chỉ trung thành với Vinamilk,
thị trường Vinamilk sẽ ra sao nếu người tiêu dùng sẽ chọn các sản phẩm sữa trái cây
Nutriboost của Coca Cola, sẽ ra sao nếu người tiêu dùng sẽ chọn luôn các sản phẩm
của Coca Cola thay cho Vinamilk. Sản phẩm thay thế sẽ rất đa dạng và thị trường sữa
Campuchia sẽ bị chia nhỏ.

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-hoa-sen/kinh-doanh-quoc-te/bao-cao-
cuoi-ky-de-tai-vinamilk-tai-campuchia/48532693

You might also like