You are on page 1of 3

PRETEST CHƯƠNG 3:

NGUYÊN LÝ 1 NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC HÓA HỌC

Câu 1: Một hệ khí nhận từ môi trường ngoài nhiệt lượng 150 kJ, hệ khí giãn nở sinh công 120 kJ chống lại áp
suất bên ngoài. Vậy biến đổi nội năng của hệ khí sẽ là:
A. 280 kJ B. 230 kJ C. 80 kJ D. 30 kJ
Câu 2: Cho các phản ứng ở điều kiện chuẩn 298K, 1 atm:
C (gr) + O2 (k) → CO2 (k), ∆H = - 393,51 kJ/mol
H 2 (gr) + ½ O2 (k) → H 2 O (k), ∆H = - 241,83 kJ/mol
Biết nhiệt hóa hơi của nước bằng 44,01 kJ/mol.
A. Nhiệt tạo thành chuẩn của H2 O (l) bằng – 285,84 kJ/mol.
B. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (k) bằng 393,51 kJ/mol.
C. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của C (gr) bằng 393,51 kJ/mol.
D. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của H2 (k) bằng – 241,83 kJ/mol.
Câu 3: Nhiệt sinh (nhiệt tạo thành) CaCO3 (r) là nhiệt từ phản ứng:
A. CaO (r) + CO2 (k) →
B. Ca (r) + C (gr) + 3 /2 O2 (k) →
C. Ca(OH)2 + CO2 (k) →
D. Ca(HCO3 )2 (r) →
Câu 4: Một người sau khi bơi lên bờ thì cần bao nhiêu kJ năng lượng để làm bốc hơi nước ở 298 K (giả sử lượng
nước trên cơ thể là 18 g)? Tính biến đổi nội năng của sự bay hơi ở 298 K. Biết nhiệt hóa hơi nước bằng 44,01
kJ/mol.
A. 41,53 kJ. B. 43,51 kJ. C. 54,21 kJ. D. 50,23 kJ.
Câu 5: Cho biết enthalpy đốt cháy glucose là – 2802 kJ/mol ở 298 K. Cần bao nhiêu gam glucose cho một người
nặng 70 kg leo cầu thang cao 3 m. Biết rằng 25% enthalpy chuyển thành công có ích.
A. 3,890 g. B. 2,058 g. C. 1,532 g. D. 0,529 g.
Câu 6: Một người trong phòng ấm ăn 100 g cheese (giá trị năng lượng của cheese 15,52 kJ/g), giả sử không có sự
tiêu thụ năng lượng từ các cơ quan cơ thể. Hỏi cần bao nhiêu ml nước uống vào để thiết lập nhiệt độ cơ thể
ban đầu.
A. 340 ml. B. 586 ml. C. 635 ml. D. 873 ml.
Câu 7: Nhiệt tạo thành từ protein trong cơ thể là 4,1 kcal. Nhu cầu trung bình hàng ngày cho sinh viên nữ là 96
g protein. Nhu cầu năng lượng từ protein của sinh viên nữ bằng bao nhiêu?
A. 393,6 kcal. B. 452,4 kcal. C. 543,2 kcal. D. 523,4 kcal.
Câu 8: Đốt cháy 1 mol benzen ở điều kiện tiêu chuẩn, tạo ra CO2 (k) và H2 O (l) và 3267 kJ nhiệt lượng phóng
thích. Biết nhiệt sinh CO2 (k) và H2O (l) lần lượt là - 393,50 kJ/mol và - 285,83 kJ/mol. Nhiệt sinh của benzen
là:
A. 48,51 kJ/mol. B. 57,57 kJ/mol. C. 85,71 kJ/mol. D. 97,47 kJ/mol.

Câu 9: Những ví dụ nào sau đây là khái niệm " Hệ " (system) trong nhiệt động lực học hóa học::
A. Ống nghiệm có dung dịch HCl, Zn và môi trường xung quanh .
B. Piston, xy lanh và khí Hydrogen và oxy trong xy lanh.
C. Ống nghiệm có dung dịch HCl, Zn, Hydrogen và môi trường xung quanh .
D. Các đáp án đều đúng.
Câu 10: Khái niệm nhiệt sinh trong nhiệt động lực học hóa học là:
A. Nhiệt tạo thành 1 mol chất từ các đơn chất ở trạng thái bền vững.
B. Nhiệt sinh của các đơn chất bằng không.
C. Nhiệt sinh của CaCO3 là nhiệt từ phản ứng CaO + CO2 .
D. Nhiệt sinh của các chất là nhiệt tạo ra từ phản ứng giữa các phân tử hợp chất với nhau.
Câu 11: Quá trình nào sau đây thu nhiệt:
A. Đun nấu bằng bếp gas trong gia đình, gas cháy.
B. Quá trình làm đá viên trong ngăn đá tủ lạnh, nước lỏng đông đá.
C. Quá trình lau sàn nhà bằng nước, nước bay hơi.
D. Hòa tan CaCl2 trong nước.
Câu 12: Quy ước về dấu của các giá trị nhiệt động lực hóa học nào như sau ĐÚNG:
A. Q > 0 khi phản ứng tỏa nhiệt. B. W > 0 khi hệ nhận công.
C. ∆H > 0 khi phản ứng tỏa nhiệt. D. Các đáp án đều đúng.
Câu 13: Nội dung của định luật Hess được phát biểu:
A. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học không phụ thuộc vào các chất phản ứng ban đầu và sản phẩm tạo
thành cuối, chỉ phụ thuộc đường đi của quá trình tạo sản phẩm.
B. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học sẽ khác nhau theo cách thức khác nhau.
C. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học tùy thuộc vào các cách thức phản ứng xảy ra.
D. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học phụ thuộc vào các chất phản ứng ban đầu và sản phẩm tạo thành
cuối, không phụ thuộc đường đi của quá trình tạo sản phẩm.
Câu 14: Khi hòa tan NH4NO3 tinh thể vào nước ở 25 oC thì nhiệt độ của nước sẽ:
A. Tăng lên, nước ấm lên. B. Giảm đi, nước lạnh đi.
C. 25 C.
o D. Tăng chút ít nhưng nước không ấm lên.
Câu 15: Khi hòa tan CaCl2 vào nước ở 25 oC thì nhiệt độ của nước sẽ:
A. Tăng lên, nước ấm lên. B. Giảm đi, nước lạnh đi.
C. 25 C.
o D. Giảm chút ít nhưng nước không lạnh đi.
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
D A B A D
6 7 8 9 10
C A A B A
11 12 13 14 15
C B D B A

You might also like