You are on page 1of 5

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

TRƯỜNG MẦM NON

------ š&› -------

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Đề tài: Sự kỳ diệu của Baking soda ( Muối nở)

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Thời gian: 30-35 phút


I.MỤC TIÊU:

- Trẻ biết được đặc điểm của Baking soda là một chất có màu trắng, ở thể rắn,
trông rất giống bột. Trẻ biết làm thí nghiệm giữa Baking soda với dấm, nước,...
Biết được ý nghĩa của baking soda đối với cuộc sống của con người.
- Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, khéo léo. Phát triển ngôn ngữ
mạch lạc.
- Trẻ hứng thú giam gia các hoạt động. Giáo dục trẻ chỉ thực hành thí nghiệm khi
có sự giám sát của người lớn không được làm một mình.

II. CHUẨN BỊ:


* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: Điều kì diệu quanh ta.
- video thí nghiệm “hạt gạo nhảy múa”, video về ứng dụng của Baking soda
trong cuộc sống.
- Đồ dùng thí nghiệm núi lửa phun trào: bột baking soda, giấm, nước rửa chén,,
màu thực phẩm, ly nước và muỗng.
* Đồ dùng của trẻ:
- Bộ dụng cụ làm các thí nghiệm với Baking soda: Bột baking soda, giấm, nước,
những hạt gạo lức, muỗng, 2 ly có đánh số 1, 2 (ly 1 dành cho thí nghiệm 1, ly số 2
dành cho thí nghiệm số 2), khăn ướt.
- Tạp dề, bàn thấp để trẻ thí nghiệm.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô giới thiệu chương trình “Nhà khoa học nhí”. Thành phần tham dự gồm: Ban
giám khảo, thành phần không thể thiếu trong chương trình ngày hôm nay đó là
toàn thể các bạn lớp lá 1.
- Cô xin trân trọng giới thiệu chương trình gồm 3 phần:
 Phần 1: Nhà khoa học thông thái.
 Phần 2: Nhà khoa học tài ba.
 Phần 3: Vinh danh các nhà khoa học.
- Và bây giờ các con cùng cô hát vang bài hát “ Điều kỳ diệu quanh ta” của tác
giả để tham gia chương trình nào!
* Hoạt động 2: Nhà khoa học thông thái
- Các con ơi! Mình đã đến nơi tổ chức chương trình rồi. Và bây giờ mời các con
đến với phần 1 của chương trình “Nhà khoa học thông thái”.
- Cô giới thiệu phần quà của chương trình.
- Mời 1 bạn lên mở hộp quà.
 Bên trong hộp quà có gì?
 Bạn nào biết gì về bột baking soda nói cho cô và các bạn cùng nghe?
 Bột baking soda có vị gì? (Cho trẻ nếm thử)
- Cô tóm ý: Đây chính là bột baking soda hay còn gọi là bột nở và có tên khoa
học là natri hidro cacbonat. Bột baking soda là chất rắn tồn tại dưới dạng bột
mịn, có màu trắng và có vị mặn, có thể tan trong nước.
- Cô cho baking soda vào trong nước để kiểm chứng.
- Cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ:
 Bột baking soda đâu mất rồi?
 Vậy theo các con bột baking soda dùng để làm gì?
- Cho trẻ xem video những ứng dụng về bột baking soda.
- Cô tóm ý: Dựa vào các đặc điểm, công dụng và các phản ứng của Baking soda
người ta dùng baking soda để làm bình xịt khử mùi, khử mùi giầy, chùi sạch vỉ
nướng, thông bồn rửa bị tắc… còn có thể dùng đề ngâm rau quả loại bỏ thuốc
trừ sâu; sử dụng Baking soda như một mỹ phẩm làm đẹp: làm trắng da mặt, và
trắng răng. Bột baking soda còn xuất hiện trong các giờ khám phá khoa học làm
cho những giờ thí nghiệm của chúng ta thêm thú vị hơn phải không nào.
* Hoạt động 3: Nhà khoa học tài ba
- Cô giới thiệu phần 2 của chương trình “Nhà khoa học tài ba”. Ở phần này các
con sẽ được trải nghiệm với bột baking soda qua những thí nghiệm.
 Thí nghiệm 1: Núi lửa phun trào
- Cô giới thiệu các đồ dùng làm thí nghiệm: Nguyên liệu không thể thiếu đó là
bột baking soda, giấm, nước rửa chén,, màu thực phẩm, ly nước và muỗng.
- Trẻ quan sát cô thực hành thí nghiệm.
- Cô hướng dẫn cách thực hiện: Đầu tiên cô đặt cái ly lên cái khay tiếp theo cô
múc 1 muỗng baking soda đổ vào trong cốc, tiếp theo cô cho 5 giọt nước rửa
chén vào trong ly, tiếp theo cô cho 3 giọt màu thực phẩm, và cuối cùng cô cho
giấm vào.
 Các con cùng quan sát thấy điều gì xuất hiện? Các con thấy giống với hiện
tượng tự nhiên gì?
- Cô cho trẻ xem video thí nghiệm “hạt gạo nhảy múa”.
- Đàm thoại:
 Các con ơi! Các con vừa quan sát cô thực hiện thí nghiệm gì?
 Bạn nào nhớ cách làm thí nghiệm này nói cho cô và các bạn cùng nghe?
 Phần 2: Nhà khoa học tài ba
- Ở phần này các con sẽ được thực hành thí nghiệm với bột baking soda.
- Cô giới thiệu với trẻ: Để thực hiện thí nghiệm này cô chuẩn bị cho các con một
rổ đồ dùng trong đó có các nguyên liệu như sau: Bột baking soda, giấm, nước,
những hạt gạo lức, muỗng, 2 ly có đánh số 1, 2 (ly 1 dành cho thí nghiệm 1, ly
số 2 dành cho thí nghiệm số 2).
- Cho trẻ kê bàn đeo tập dề để thực hiện thí nghiệm.
- Cô mời trẻ về các nhóm để làm thí nghiệm.
- Trong quá trình trẻ làm thí nghiệm cô quan tâm, hướng dẫn trẻ ở các nhóm.
- Cô hỏi trẻ ở từng nhóm cách làm và kết quả của thí nghiệm.
 Thí nghiệm 1 “Núi lửa phun trào”: cho bột baking soda vào ly, thêm nước
vào, nhỏ thêm màu thực phẩm, cho 5 giọt nước rửa chén vào, sau đó đổ giấm
vào.
- Kết quả: Bột baking soda kết hợp với dấm làm núi lửa phun trào.
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng đem sản phẩm của thí nghiệm 1 lên bàn
- Cho trẻ thực hiện thí nghiệm 2.
 Thí nghiệm 2 “Hạt gạo nhảy múa”: Cho nước vào ly, múc 1 muỗng baking
soda vào ly nước, khoấy đều, cho giấm vào, tiếp theo cho hạt gạo lức vào.
- Kết quả: Hạt gạo nổi lên chìm xuống.
* Hoạt động 3: Vinh danh các nhà khoa học
- Cho trẻ đứng thành quả bóng tròn to.
- Cô củng cố lại:
 Bột baking soda còn có tên gọi khác là gì? (muối nở, bột nở)
 Các con vừa được thực hành thí nghiệm gì?
- Cô giáo dục trẻ: Bột baking soda tuy có rất nhiều công dụng nhưng bột baking
soda có thể phản ứng mạnh với một số loại thuốc làm giảm tác dụng của thuốc
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, vì vậy khi sử dụng các con phải
hỏi ý kiến của người lớn và khi làm thí nghiệm phải có sự giám sát của người
lớn không được làm thí nghiệm một mình.
- Cô nhận xét – Chúc mừng các con đã trở thành nhà khoa học.

You might also like