You are on page 1of 16

Kế hoạch bài học STEAM

Đề tài 1: Tái chế lồng đèn trung thu


Kế hoạch dự kiến
Bối cảnh của bài học: Nhân sự kiện trung thu sắp tới, trẻ sẽ khám phá đề tài: Tái chế lồng đèn
trung thu.
Nhiệm vụ trọng tâm: Cô và trẻ sẽ cùng nhau tìm ra công thức làm hồ dán từ bột năng, nước,
giấm. Lưu ý: GV không đưa ra công thức chính xác cho trẻ. GV tạo cơ hội để trẻ được làm hồ
dán ít nhất 3 lần.
Chuẩn bị học liệu: Bột năng, nước, giấm, chảo nhỏ vừa tay trẻ, cân, cốc đong nước, bếp điện
từ.
Mục tiêu tích hợp môn học:
Khoa học: Tìm hiểu mức độ đậm đặc, sự kết dính của hỗn hợp bột năng, nước, giấm theo các
tỷ lệ khác nhau khi được đun nóng; Khi thắp nến vào bên trong lồng đèn sẽ làm giấy bóng
kiếng căng ra, không nhăn nhúm nữa.
Công nghệ: Sử dụng bếp điện từ để làm nóng hỗn hợp bột, nước, giấm tạo ra hồ dán; Sử dụng
cọ và màu vẽ để trang trí lồng đèn.
Kỹ thuật: Làm hồ dán từ bột năng, nước, giấm; Quy trình dán giấy kiếng làm lồng đèn.
Nghệ thuật: Trang trí đèn lồng giấy kiếng theo ý thích, cùng hát múa rước đèn trung thu.
Toán học: Đo lường, ghi lại công thức làm hồ dán.
Phát triển kỹ năng:
Ngôn ngữ: rèn kỹ năng vẽ, viết sơ đồ, nói rõ yêu cầu, ý tưởng cá nhân.
Vận động tinh: rèn sự khéo léo khi trộn hồ, nấu hồ, sự khéo léo trong bôi hồ, dán giấy kiếng.
Tư duy phản biện: đánh giá phân tích về hồ dán của mình, của bạn. Biết so sánh hồ mình làm
với hồ dán mua về, chọn lựa học hỏi công thức làm hồ dán tốt nhất.
Sáng tạo: tìm ra công thức làm hồ dán tốt nhất, vẽ trang trí ra nhiều họa tiết trang trí trên đèn
lồng khác nhau.
Giao tiếp: rèn khả năng lắng nghe bạn trình bày, tham gia thảo luận tích cực.
Hợp tác: phân công công việc, chia sẻ đồ dùng.
Tiến trình hoạt động
Bước Dự kiến hoạt động
Trẻ quan sát các lồng đèn trung thu bằng khung tre đã cũ, bị rách.
Chúng ta có thể làm gì với những chiếc lồng đèn này?
Trẻ đề xuất ý kiến là sẽ sửa chữa những chiếc lồng đèn cũ này để chơi trong
ngày hội trung thu sắp tới.
Engage Tình huống: Có thể chúng ta sẽ cần thật nhiều hồ dán, nhưng hồ dán sắp hết
(Thu hút) mất rồi, chúng ta phải làm sao?
Xem video cách làm hồ dán từ bột năng, nước, giấm:
https://www.youtube.com/watch?v=Y18rnp9t3y8.
Cho trẻ quan sat hồ dán được mua về, nêu ý kiến.
Lớp mình cùng làm thử để tìm ra công thức làm hồ dán nha.
GV gợi ý các nhóm cùng thảo luận xem sẽ dùng bao nhiêu bột, nước, giấm
Explore
và viết lại công thức vào giấy.
(Khám
Trẻ chia nhóm và thực hiện.
phá)
Mỗi nhóm thực hiện đo lường và nấu hồ dán theo tỷ lệ tự chọn.
Các nhóm trình bày cách làm hồ dán và đưa ra nhận xét, đánh giá.
Explain Câu hỏi cho trẻ:
(Giải Nhóm đã sử dụng nguyên vật liệu gì?
thích) Tỷ lệ bột, nước, giấm ra sao?
Con thấy hồ dán của nhóm mình như thế nào?
Cả lớp thực hiện dán giấy kiếng lên khung lồng đèn tre.
Elaborate Trẻ nhận ra là nếu hồ dán đặc quá sẽ dính tay, rất khó dán.
(Củng cố, Trẻ rút kinh nghiệm, thực hiện làm hồ dán lại lần nữa theo công thức bột:
mở rộng) nước đã chọn.
Trang trí lồng đèn theo ý thích.
Trẻ trưng bày các sản phẩm, sổ ghi chép của nhóm, nói lên ý tưởng, cảm
xúc của mình, nêu nhận xét về sản phẩm của các bạn.
Evaluate
Câu hỏi cho trẻ:
(Đánh
Nhóm đã làm như thế nào?
giá)
Nhóm có hài lòng với lồng đèn của mình không?
Nếu được làm lại, sẽ thay đổi cái gì?

Đề tài 2: Làm mì sợi – Làm há cảo


Kế hoạch dự kiến
Bối cảnh của bài học: Trẻ vô cùng thích khi được ăn những món do chính tay mình làm nên
sau khi nghiên cứu công thức, tìm hiểu các dụng cụ, chúng tôi đã quyết định sẽ cho trẻ làm mì
và làm há cảo bằng các dụng cụ đơn giản, dễ sử dụng và không quá đắt tiền.
Chuẩn bị học liệu: Bột năng, nước, giấm, chảo nhỏ vừa tay trẻ, cân, cốc đong nước, bếp điện
từ.
Mục tiêu tích hợp môn học:
Khoa học: Làm mì/há cảo để tìm hiểu quá trình chuyển đổi từ bột mì, trứng gà, nước
thành mì sợi/há cảo. Chọn tỉ lệ nguyên liệu, thời gian ủ bột thích hợp để hỗn hợp bột đạt
chuẩn không quá ướt, không quá khô. So sánh sự khác nhau luộc, hấp, chiên.
Công nghệ: Sử dụng thành thạo, tháo lắp dễ dàng dụng cụ làm mì, làm há cảo, sử dụng nồi
cơm điện luộc mì, luộc há cảo, nồi chiên không dầu chiên há cảo.
Kỹ thuật: Nhào bột, cán bột để các thành phần trong hỗn hợp bột, trứng, nước hòa tan hết, ủ
bột trong 30 phút thì sợi mì mới mềm, dai.
Nghệ thuật: Trang trí đĩa mì theo ý thích; Niềm vui, sự phấn khích khi được nhìn thấy, được ăn
mì, há cảo do chính mình làm ra.
Toán học: Đo lường tỷ lệ bột mì, trứng gà theo công thức: 100gr bột mì, 1 quả trứng gà, 10ml
nước, 1 muỗng muối nhỏ, 1 muỗng dầu ăn nhỏ; So sánh kích thước mì: sợi mì dài nhất, sợi mì
ngắn nhất, sợi mì dài hơn, ngắn hơn; sợi mì to, sợi mì nhỏ; So sánh kích thước há cảo: lớn
nhất, nhỏ nhất, lớn hơn, nhỏ hơn.
Phát triển kỹ năng:
Ngôn ngữ: rèn khả năng viết vẽ công thức, sơ đồ
Vận động tinh: sự khéo léo trong nhào bột, cán bột
Tư duy phản biện: không chấp nhận công thức sai của cô, làm theo cảm nhận của bản thân về
độ đạt của bột mì.
Sáng tạo: linh hoạt ứng biến khi gặp khó khăn: biết gia giảm các nguyên liệu để tạo ra bột mì
ăn được.
Giao tiếp: đưa ra những nhận xét tích cực, khuyến khích sự nỗ lực của các bạn
Hợp tác: biết chờ đợi, chia sẻ các nhiệm vụ, hỗ trợ nhau.
Tiến trình hoạt động
Bước Dự kiến hoạt động
Trẻ quan sát, chơi với dụng cụ làm mì sợi.
Xem video cách làm mì.
Engage (Thu https://www.youtube.com/watch?v=BsSXCZPEE-k
hút) Thảo luận nhóm, viết lại quy trình làm mì, chọn các nguyên vật liệu mà
mỗi nhóm cần xếp vào khay.
Chơi tưởng tượng làm mì: nhào bột, cán bột bằng đất sét để luyện tập.
Gợi ý trẻ phân công nhiệm vụ trong nhóm.
Trẻ thực hiện quy trình làm mì:
Kê bàn, lấy dụng cụ, lấy nguyên vật liệu, phân công nhóm lên cân bột, lấy
trứng, dầu ăn, muối, nước ấm.
Trẻ hợp tác cùng nhau nhào bột làm mì.
Explore (Khám
Thời gian ủ bột: cô sử dụng đồng hồ, ghi lại mốc time cho trẻ, hướng dẫn
phá)
trẻ xem đồng hồ, cây kim dài chỉ đến số mấy thì bột đã ủ xong có thể đem
đi nấu.
Cô chuẩn bị sẵn nước nóng để luộc mì trong nồi cơm điện, các nhóm đem
mì đã làm đi nấu.
Trong lúc đợi mì chín, cô gợi ý trẻ phân công dọn dẹp, sắp xếp sẵn bàn
ăn, viết thực đơn.
Trẻ tự trang trí đĩa mì theo ý thích với các nguyên liệu cô chuẩn bị sẵn:
rau, nước dùng, thịt bò bằm, thịt heo, trứng cút và dùng bữa trưa cùng các
bạn.
Hướng dẫn và giải thích thêm trong quá trình trẻ làm, cần đập trứng vào
chén rồi mới đổ vào bột vì đôi khi trứng bị hư, cần rắc thêm bột mì lên
bàn khi nhào bột để bột không bị dính vào bàn, cho chút muối vào mì cho
vừa ăn.
Explain (Giải
Nhào bột mạnh tay để bột đều và mịn. Thiếu trứng thì hỗn hợp bột sẽ
thích)
không có màu vàng đẹp mắt.Thêm thời gian ủ bột để bột dai hơn, sợi mì
ra sẽ dai hơn, dài hơn.
Cùng vẽ lại công thức làm mì của nhóm, thảo luận cùng nhau, chia sẻ
công thức, cách làm mì tốt nhất.
Vận dụng kinh nghiệm làm mì để làm há cảo.
Cô nhắc lại công thức cho trẻ, cố tình đưa sai công thức: 100gr bột mì, 1
Elaborate
quả trứng gà, 50 ml nước, 1 muỗng muối nhỏ, 1 muỗng dầu ăn nhỏ, để trẻ
(Củng cố, mở
có cơ hội học nhiều hơn. Cô nhắc trẻ cho nước từ từ vào hỗn hợp bột.
rộng)
Cô gợi ý: con quan sát xem tại sao màu bột của nhóm không vàng óng
như của bạn? Nếu mình đã thêm bột thì mình có nên thêm trứng không?
Trẻ ăn món ăn mình làm, nêu ý kiến đánh giá
Trẻ xem lại ảnh quá trình làm, nhớ và kể lại các bước thực hiện:
Câu hỏi gợi ý trẻ:
Evaluate (Đánh Con đã làm như thế nào?
giá) Con sử dụng các dụng cụ gì?
Con có cảm thấy hài lòng với mì, há cảo nhóm mình làm chưa?
Nếu được làm lại thì con sẽ làm như thế nào?
Cho trẻ vẽ lại công thức làm mỳ, làm há cảo.

Đề tài 3: Làm nước xà phòng thổi bong bóng


Bối cảnh của bài học: Trẻ rất thích chơi với bong bóng xà phòng nên Giáo viên đã tận dụng lá
hoa dâm bụt trong vườn trường để hướng dẫn trẻ tự tạo ra nước xà phòng thổi bong bóng.
Chuẩn bị học liệu: Nước rửa chén, lá hoa dâm bụt, đường, nước sạch, cối chày, cốc đong nước,
cân, giấy vẽ, màu thực phẩm.
Mục tiêu tích hợp môn học:
Khoa học: Chất nhớt của nước lá hoa dâm bụt, nước đường giúp các phân tử nước xà phòng
liên kết chặt chẽ hơn, nên bong bóng xà phòng có thể to hơn, lâu bể hơn.
Công nghệ: Sử dụng thành thạo các dụng cụ chiết tách nước của lá hoa dâm bụt.
Kỹ thuật: Pha chế nước xà phòng thổi bong bóng; Kỹ thuật chiết tách, ép lấy nước cốt; Tạo ra
các dụng cụ thổi bong bóng
Nghệ thuật: Niềm vui thích của trẻ khi được thổi bong bóng xà phòng; Thấy được vẻ đẹp của
các cấu trúc hình hình học khi nhúng các hình khối 2D, 3D vào nước xà phòng
Toán học: Đo lường đúng tỷ lệ thành phần các chất làm nước xà phòng; Phân biệt được hình
2D và 3D; Đếm số lượng hạt đậu gà để tạo thành 1 hình hình học.
Phát triển các kỹ năng:
Ngôn ngữ: rèn kỹ năng nói mạch lạc, rõ lời.
Vận động tinh: sự khéo léo trong chiết tách tinh chất từ lá cây, lắp ráp các mô hình hình học
Tư duy phản biện: có nhu cầu đặt câu hỏi tại sao, như thế nào, làm cách nào...
Sáng tạo: tạo ra các mô hình, cấu trúc khác nhau từ các hình hình học ghép lại, tạo ra các bức
tranh khác nhau từ nước xà phòng và màu thực phẩm.
Giao tiếp: mạnh dạn tự tin trình bày, thảo luận ý tưởng với bạn
Hợp tác: giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc.
Tiến trình hoạt động
Bước Dự kiến hoạt động
Cô đề nghị cả lớp cùng ra sân chơi với nước và xà phòng.
Engage Cô chuẩn bị góc chơi nước và các dụng cụ chơi nước.
(Thu hút) Trò chuyện, đặt câu hỏi cho trẻ: Nhìn xem, đây là gì? Con thổi mạnh thử xem.
Con thấy bóng xà phòng như thế nào?...
Cô cùng trẻ hái lá hoa dâm bụt trong vườn trường để chuẩn bị nguyên liệu làm
nước thổi bong bóng, đây là một nguyên liệu để làm ra nước xà phòng thổi
bong bóng.
Trẻ kết nhóm, thực hiện công đoạn chiết tách lấy nước lá.
Trẻ cần biết khi đâm lá cần đổ ít nước thôi, nếu không sẽ khó giã lá nhuyễn
được.
Explore Gợi ý trẻ quan sát, đưa ý kiến nhận xét về nước lá của nhóm đã lọc được.
(Khám Cho trẻ giải thích tại sao.
phá) Cô và trẻ cùng viết lại công thức làm nước xà phòng thổi bong bóng: 500ml
nước, 50ml nước lá, 60gr đường, 50ml nước rửa chén.
Trẻ kết nhóm thực hiện pha chế nước xà phòng thổi bong bóng. Để nước qua
đêm để hôm sau thổi.
Hướng dẫn và giải thích thêm trong quá trình trẻ làm, trẻ chơi.
Explain Nói cho trẻ tại sao chúng ta lại cho nước lá hoa dâm bụt và đường vào nước xà
(Giải phòng? Vì nước lá có độ nhớt nên sẽ giúp cho các phân tử nước xà phòng của
thích) chúng ta đứng gần nhau hơn, dính chặt với nhau, làm cho bong bóng khi thổi
ra sẽ to hơn và lâu bể hơn.
Trẻ làm các dụng cụ để thổi bong bóng từ các nguyên vật liệu: kẽm kim tuyến,
chai nhựa, ống hút, thun... Trẻ tìm các vật dụng có sẵn trong lớp có thể thổi
được. Trẻ làm các mô hình 2D, 3D từ que tăm, hạt đậu gà để thổi bong bóng.
Cô hỏi trẻ: Không biết nếu chúng ta dùng hình tam giác để thổi thì bong bóng
Elaborate có ra hình tam giác hay không ha? Nếu chúng ta dùng hình hộp chữ nhật thổi
(Củng cố, thì không biết có ra được nhiều bong bóng hình chữ nhật hay không ha? Trẻ
mở rộng) đưa ra dự đoán.
Trẻ ra sân chơi thổi bóng xà phòng.
GV gợi trẻ nhớ lại quá trình chơi với nước và xà phòng lần nước, cho trẻ suy
nghĩ rút ra những so sánh những như khái niệm của bản thân khi cho thêm
đường và nước lá đâm bụt vào nước xà phòng.
Hoạt động mở rộng:
 Dùng nước xà phòng còn dư lại để vẽ tranh.
Chụp ảnh quá trình trẻ làm, gợi trẻ nhớ lại các bước thực hiện:
Con đã làm như thế nào?
Evaluate Con sử dụng các dụng cụ gì?
(Đánh giá) Nếu được làm lại thì con sẽ làm như thế nào?
Bong bóng của con có hình gì?
Cho trẻ vẽ lại công thức làm xà phòng thổi bong bóng.

Đề tài 4: Tìm hiểu về lá cây – Nhuộm vải tự nhiên – In sinh thái


Bối cảnh của các bài học: Đề tài này gồm nhiều bài học khác nhau, xâu chuỗi với nhau, diễn ra
trong nhiều ngày, được định hướng, dẫn dắt bởi cả cô và trẻ, có ý tưởng do cô đề xướng, có ý
tưởng xuất phát từ việc giải quyết các câu hỏi, vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, có ý tưởng do trẻ
đề xướng.
Từ 2 tuần trước đó, thông qua hoạt động tìm hiểu về sắt và thí nghiệm sắt bị ăn mòn trong
nước và oxy, trẻ đã có cơ hội quan sát hiện tượng này trong 14 ngày, mỗi ngày trẻ đều mô tả
ghi chép sự thay đổi của thí nghiệm trong các giờ sinh hoạt, hoạt động góc.
Giáo viên đã sử dụng nước gỉ sét từ thí nghiệm này để hướng dẫn trẻ kỹ thuật in sinh thái: sử
dụng các nguyên liệu thiên nhiên không độc hại để tạo ra màu nhuộm, hoa văn, họa tiết lên
trên giấy, vải...
Chuẩn bị học liệu: Vải, nghệ, bắp cải tím, baking soda, chanh, cây cỏ trong vườn, giấy vẽ, dây
vải, nón...
Mục tiêu tích hợp môn học:
Khoa học: Màu sắc, hình dạng, kích thước, phong phú của lá cây trong tự nhiên; cấu trúc bên
trong của lá; Hỗn hợp giấm, phèn chua, nước gỉ sét, áp suất, độ ẩm, nhiệt độ tạo ra màu sắc,
họa tiết trên giấy, vải; Sự thẩm thấu, di chuyển của nước, các phân tử màu; Sự thay đổi màu
sắc của nước nghệ, nước bắp cải tím khi gặp chanh, baking soda; Màu sắc từ tự nhiên an toàn
cho con người, động vật, thực vật.
Công nghệ: Sử dụng thành thạo các dụng cụ để nhuộm, in ấn.
Kỹ thuật: Nhuộm tự nhiên, in sinh thái.
Nghệ thuật: Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của các màu sắc, họa tiết thiên nhiên được in lên giấy, vải;
Niềm vui, sự phấn khích khi được thử nghiệm các ý tưởng của mình, nhìn thấy sản phẩm do
chính mình làm ra.
Toán học: Đếm, ghi lại số lượng các loại lá; đo kích thước lá, so sánh lá: lớn nhất, nhỏ nhất,
lớn hơn, nhỏ hơn; Tạo ra các họa tiết theo mẫu lặp trên giấy, vải; đếm số lượng lá đặt lên vải.
Phát triển các kỹ năng:
Ngôn ngữ: rèn kỹ năng vẽ, viết sơ đồ.
Vận động thô: rèn luyện thể lực trong lúc đi bộ ra công viên thu thập lá; vận động tinh: sự khéo
léo của đôi bàn tay xếp lá, cuộn giấy, vải, cột dây, thắt rút.
Tư duy phản biện: đánh giá mức độ nguy hiểm không an toàn khi sử dụng màu từ hóa chất,
giải quyết các tình huống, đánh giá, phân tích các khả năng có thể xảy ra trong khi in vải.
Sáng tạo: sắp xếp, cắt tỉa tạo ra nhiều hình dạng khác nhau từ lá trang trí cho vải; ứng dụng
cách phương pháp in sinh thái vào việc in lên các sản phẩm đất sét mặc dù không thành công;
thiết kế ra nhiều bộ trang phục từ vải mình nhuộm và in được.
Giao tiếp: tham gia thảo luận tích cực, đồng cảm với bạn bè, không trêu chọc hạn chế của bạn,
luôn cỗ vũ bạn.
Hợp tác: phân công công việc rõ ràng, trôi chảy, hiểu ý đồng đội, chia sẻ khó khăn, thành công
cùng nhau.
Tiến trình hoạt động
Bước Dự kiến hoạt động
Cùng trẻ xem tranh ảnh, đọc các câu chuyện về lá cây, hoa cỏ trong góc thư
viện. Cho trẻ xem hình ảnh, video ngắn về các hoạt động in ấn bằng lá cây. GV
Engage khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi nhận câu hỏi, câu trả lời của trẻ.
(Thu hút) Câu hỏi: Các bạn biết gì về lá cây? Màu sắc, hình dạng, kích thước?
Trẻ suy nghĩ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi.
GV: Trong thiên nhiên, lá cây có rất nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước
khác nhau. Lớp mình hãy cùng nhau thu thập một số loại lá có xung quanh
trường và công viên nhé.
Trẻ lắng nghe yêu cầu, hướng dẫn của cô, kết nhóm cùng ra công viên tìm
hiểu, thu thập các loại lá.
Trẻ sử dụng các dụng cụ: kính phóng đại để quan sát cấu trúc bên trong lá,
dùng ống nhòm để quan sát từ phía xa, lắng nghe âm thanh bên ngoài thông
qua dụng cụ khuếch tán âm thanh.
Cô cùng trẻ thảo luận về các loại lá đã thu thập được.
Hướng dẫn cá nhân, nhóm trẻ: vẽ, scan lại các loại lá; đếm, ghi lại số lượng các
loại lá; cùng cô tìm kiếm và sao chép lại tên các loại lá bằng google photo; sử
dụng kính phóng đại để xem cấu trúc bên trong lá, chụp hình cấu trúc bên
trong lá, in ra treo lên góc khoa học.
GV: Chúng ta hãy cùng ngâm những chiếc lá của nhóm mình trong nước gỉ sét
xem chuyện gì sẽ xảy ra nhé?
Khuyến khích trẻ đưa ra các dự đoán về hiện tượng.
Explore
Trẻ quan sát những chiếc lá đã ngâm sau 1 đêm, nêu ý kiến.
(Khám
Cô thấy những chiếc lá đã dần chuyển sang màu nâu và đen giống mực ấy. Cô
phá)
tự hỏi không biết chúng ta có thể in hình những chiếc lá này lên giấy không
nhỉ? Chúng mình cùng làm thử nhé.
Trẻ thực hiện in lá, cô trò chuyện, hướng dẫn trẻ xếp lá lên giấy, cuộn giấy, cột
giấy.
GV gợi ý thêm: Chúng ta thử để những chiếc lá bình thường, không ngâm gỉ
sắt vào 1 tờ giấy xem có in được không nhé, lỡ in được thì sao?
Nhóm thực hiện xong cho giấy vào nồi hấp trong 1 giờ. Trẻ mở giấy và phơi
giấy. Quan sát mẫu in của nhóm mình.
Explain Trẻ thu thập các bản in đã khô, ngồi theo nhóm, xem lại các bản in của nhóm.
(Giải Câu hỏi: Các bạn đã thực hiện việc in lá như thế nào?
thích) Đầu tiên chúng ta đã làm gì? Sau đó thì làm gì...
Các con có thấy những tế bào bên trong lá được in ra hay không?
Chúng như thế nào?
Các bạn xem những mẫu lá đậm nhạt thế nào?
Tại sao lại có những bản in lá rất nhạt, những bản lại rất đậm?
Như vậy là nhờ vào nước gì mà chúng ta mới in hình lá lên cây được đậm và
rõ ràng: Nước gỉ sắt.
Khuyến khích trẻ tưởng tượng về các hình được in ra từ lá. Vẽ thêm các chi tiết
để làm rõ hơn về ý tưởng.
Chúng ta đã làm được cả một bộ sưu tập bản in về các loại lá, bây giờ mỗi
nhóm sẽ sắp xếp các bản in vào sổ tay khoa học của lớp mình nhé, gợi ý để trẻ
viết tên các loại lá kế bên mẫu in.
GV: Mình đã in những chiếc lá lên giấy, cô tự hỏi là nếu mình in lên những
chất liệu khác sẽ như thế nào? Vải chẳng hạn.
In lá lên vải lần 1: Trẻ tiếp tục đi sưu tầm thêm lá về, ngâm nước sắt để hôm
sau in vải, thực hiện in lá lên vải, mở vải đã in, xem kết quả.
Câu hỏi: Các mẫu lá được in lên vải có giống trên giấy không?
Tại sao lại khác? Tại sao lại nhạt hơn? Con nghĩ chúng ta nên làm thêm cái gì
để cải thiện bản in được đậm và rõ hơn.
Elaborate Nhuộm vải tự nhiên:
(Củng cố, Những mảnh vải trắng này thật đơn điệu quá, chúng ta có thể biến chúng thành
mở rộng) những tấm vải màu không nhỉ?
Trẻ nêu ý kiến. Các nhóm chia nhau thu thập các loại lá cây có thể nhuộm vải
trong vườn trường: hạt mồng tơi, rau má, hoa đậu biếc, hương thảo.
GV: Ngoài những loại lá mà các bạn tìm được cô còn chuẩn bị thêm củ nghệ,
bắp cải tím, baking soda để tạo màu nhuộm vải. Chúng mình cùng nhuốm
những tấm vải thật nhiều màu sắc nhé!
Nhưng các bạn có biết cách nào để lấy màu nhuộm từ chúng không?
Trẻ nêu ý kiến.
Trẻ kết nhóm 3, thực hiện các công đoạn chiết tách màu để nhuộm vải: cắt
nhỏ, đâm nhuyễn lá, ngâm nước ấm, lọc lá lấy nước.
GV hướng dẫn trẻ cho thêm baking soda, chanh vào nước nghệ, nước bắp cải
tím, quan sát hiện tượng: với baking soda thì nghệ chuyển sang màu đỏ, nước
bắp cải tím chuyển sang màu xanh lá; với chanh thì bắp cải tím chuyển sang
màu đỏ, nghệ không đổi màu.
GV hướng dẫn trẻ sao chép, dán nhãn tên vào các loại màu đã chiết tách được.
Trẻ ngâm vải vào nước nhuộm để qua đêm.
Hoạt động mở rộng:
Ngoài các màu các bạn đã nhuộm được cô cũng đã làm thêm các màu nhuộm
bằng bột màu hóa chất, các bạn nhìn xem những màu này như thế nào?
Nó sáng, màu sắc sặc sỡ, đẹp hơn rất nhiều. Nhưng các bạn nghĩ xem chúng ta
uống nước vải nhuộm này được không nhỉ?
Các bạn nghĩ sao nếu cô đổ màu nhuộm này vào các con sông nơi các bạn cá
sinh sống? Trẻ nêu ý kiến.
GV hướng dẫn trẻ thực hiện thí nghiệm tưới cây bằng màu nhuộm, cây 1 tưới
bằng màu nhuộm thiên nhiên, cây 2 tưới bằng màu nhuộm hóa chất.
Trẻ quan sát, đàm thoại, ghi nhận lại sự thay đổi của cây.
Cây tưới màu hóa chất sau 2 ngày đã chết. Trẻ thấy được sự nguy hại của việc
nhuộm vải bằng hóa chất.
In lá lên vải lần 2: Cô thấy lần trước mình in lá lên vải nhưng bị mờ quá, chưa
thành công, các bạn nghĩ xem chúng ta nên làm gì? Trẻ nêu ý kiến.
GV: Rút kinh nghiệm lần trước, lần này cô đã ngâm những tấm vải vào giấm
qua 1 đêm, để xem lần này có in có thành công hơn không nha.
Trẻ mang vải phơi ráo nước để in.
Lần trước cô đã giữ lại một phần lá mà lớp mình tìm được và cất trong tủ lạnh,
mình cùng lấy ra xem nhé.
Các bạn thấy những chiếc lá này như thế nào?
À, nó còn rất tươi, giống y như lúc chúng ta mới hái đó, các bạn lấy lá về
nhóm, ngâm nước gỉ sét để hôm sau in vải nhé.
Trẻ thực hiện in lá lên vải, cô gợi ý trẻ đặt thêm những tấm vải đã nhuộm màu
chồng lên trên, khuyến khích trẻ dự đoán về nó sẽ ra như thế nào?
Trẻ mở vải đã in, phơi khô, trò chuyện về kết quả.
Màu từ tấm vải nhuộm đã thấm qua vải trắng bên dưới, những chiếc lá có công
dụng ngăn cản màu tạo ra các họa tiết lá trên vải, nước gỉ sét làm đường viền
và hình các tế bào lá hiện rõ lên vải.
Hoạt động mở rộng:
 GV hướng dẫn trẻ tích trữ màu in để dành.
 GV hướng dẫn trẻ cách in các họa tiết khác lên vải bằng việc sử dụng
các khuôn có sẵn.
Thiết kế thời trang:
Một nhóm trẻ đã sử dụng các tấm vải để thiết kế các bộ trang phục và dự định
sẽ đem trình diễn và bán trong hội chợ xuân.
Hoạt động mở rộng:
 Trẻ có thể nhuộm, in trang trí các túi vải bán làm kinh phí tổ chức hội
chợ xuân.
Trẻ trưng bày các sản phẩm, nói lên ý tưởng, cảm xúc của mình, nêu nhận xét
về sản phẩm của các bạn.
Trẻ xem lại các hình ảnh hoạt động mà cô và trẻ đã chụp.
Evaluate
Chúng ta đã làm gì?
(Đánh giá)
Chúng ta đã làm nó như thế nào?
Nhóm có hài lòng về sản phẩm của mình không?
Nếu được làm lại, sẽ thay đổi cái gì?

Đề tài 5: Robot
Bối cảnh của bài học: Robot không xa lạ với trẻ, trẻ đang sống trong thời đại trí tuệ AI đang
ngày càng chiếm lĩnh thế giới, trẻ được xem rất nhiều bộ phim về robot, những câu chuyện kể
của người lớn về người máy siêu anh hùng đi giải cứu thế giới, người máy hủy diệt thế giới
loài người... dần khiến trẻ có những nhận thức sai lầm về Robot. Đề tài mở ra nhằm hướng trẻ
đến việc nhận thức lại về robot, Robot là tất cả những máy móc xung quanh chúng ta, con
người chế tạo ra robot thường có hình dạng giống con người để phục vụ cho nhu cầu của con
người. Ngoài ra, đề tài này kích thích trí tưởng tượng và khơi gợi các ý tưởng sáng tạo và thiết
kế ra các loại Robot mới.
Nhiệm vụ trọng tâm: thiết kế và chia sẻ ý tưởng về các loại Robot mới do trẻ làm ra, trẻ sẽ điều
khiển robot bằng các thẻ lệnh để thực hiện các nhiệm vụ con người giao cho robot.
Chuẩn bị học liệu: video về robot Sophia, các nguyên vật liệu mở: thùng giấy cũ, chai nhựa, lõi
giấy, nắp chai, ly giấy..., bút màu, hồ dán, keo sữa, băng keo, kim tuyến..., giấy A0, thanh gỗ
nhỏ, thẻ lệnh bắt đầu, kết thúc, tiến lên, lùi, trái, phải...
Mục tiêu tích hợp môn học:
Khoa học máy tính: Lập trình các thẻ lệnh cho robot di chuyển theo ý muốn
Công nghệ: Sử dụng thành thạo các dụng cụ để thiết kế, trang trí robot
Kỹ thuật: Quy trình thiết kế robot từ bản vẽ ra thành phẩm.
Nghệ thuật: Sáng tạo ra nhiều hình dạng robot khác nhau với các chức năng khác nhau.
Toán học: Định hướng không gian
Phát triển kỹ năng:
Ngôn ngữ: rèn kỹ năng vẽ, viết sơ đồ, nói rõ yêu cầu, ý tưởng cá nhân.
Vận động tinh: rèn sự khéo léo khi trộn hồ, nấu hồ, sự khéo léo trong bôi hồ, dán giấy kiếng.
Tư duy phản biện: đánh giá phân tích về hồ dán của mình, của bạn. Biết so sánh hồ mình làm
với hồ dán mua về, chọn lựa học hỏi công thức làm hồ dán tốt nhất.
Sáng tạo: tìm ra công thức làm hồ dán tốt nhất, vẽ trang trí ra nhiều họa tiết trang trí trên đèn
lồng khác nhau.
Giao tiếp: rèn khả năng lắng nghe bạn trình bày, tham gia thảo luận tích cực.
Hợp tác: phân công công việc, chia sẻ đồ dùng.
Tiến trình hoạt động
Bước Dự kiến hoạt động
Xem video. Câu hỏi truy vấn từ cô:
Trong video ai là robot, ai là con người?
Robot có giống người thật không?
Ai tạo ra robot?
Chúng ta tạo ra robot để làm gì?
Kể tên một số robot.
Engage Con người và robot có khác nhau không?
(Thu hút) Robot có biết suy nghĩ không?
Robot có hình dạng như thế nào?
Dành thời gian cho trẻ chia sẻ ý tưởng, đặt câu hỏi và thảo luận
Trò chơi lập trình robot:
Cô sẽ là lập trình viên, các con là robot. Lập trình viên sẽ ra các lệnh,
robot làm theo. Thay đổi lượt chơi, cho trẻ xung phong lên làm lập trình
viên điều khiển các bạn.
Trẻ tự chia nhóm, thảo luận và vẽ robot cũng nhau.
Hướng dẫn trẻ sử dụng các thẻ lệnh, trẻ tô màu các thẻ lệnh, tự tạo ra các
thẻ lệnh mới, chơi với các thẻ lệnh
Trẻ tự chia nhóm, tự phân công nhiệm vụ theo thẻ nhiệm vụ, sử dụng
Explore
nguyên vật liệu tái chế làm robot, viết tên của robot.
(Khám
Trẻ xem thêm sách, xem video về những loại robot mới, hiện đại có chức
phá)
năng giải cứu môi trường, chăm sóc động vật để khơi gợi trí ý tưởng mới
cho trẻ...
Đặt các câu hỏi kích thích tư duy trẻ trong lúc trẻ làm robot: Đây là cái gì?
Con làm nó để làm gì? Nó sử dụng như thế nào?
Explain Trẻ mô tả, giải thích, cách làm, đặc điểm bên ngoài, công dụng của robot
(Giải mình làm ra.
thích) Trẻ thảo luận, đặt câu hỏi về robot của nhóm bạn.
Gợi trẻ nhớ về câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ, kể sáng tạo lại câu
chuyện cho các bạn nghe.
Kết nhóm, vẽ, trang trí bản đồ đường tới nhà bà Cô bé quàng khăn đỏ.
Elaborate Lập trình cho robot bằng các thẻ lệnh để robot tìm đúng đường về nhà.
(Củng cố, Câu hỏi dẫn dắt trẻ:
mở rộng) Nhà bà ở đâu? Nhà cô bé ở đâu? Đây là cái gì? Con đang vẽ cái gì? Con
đang làm gì đó? Làm thế nào để đi đến nhà bà? Robot phải đi như thế
nào? Làm sao di chuyển, điều khiển Robot? Trên đường đi cô bé quàng
khăn đỏ gặp ai? Cô bé cảm thấy như thế nào?
Trẻ tự đánh giá về thiết kế của mình. Gợi trẻ nhớ lại các bước thực hiện
trẻ trình bày cách làm, dự kiến ý tưởng mới.
Evaluate Đặt các câu hỏi:
(Đánh Chúng ta có thể thêm một vài thứ được không, tại sao không?
giá) Con muốn nâng cấp nó thêm không?
Tại sao nó trông không giống với bản vẽ của con? Con có muốn làm lại
không? Con có muốn cải tiến nó thêm không?

You might also like