You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN TƯ DUY SÁNG TỌA VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG

ĐỀ TÀI : ÁP DỤNG MÔ HÌNH BỮA TRƯA 9 NGHÌN ĐỒNG ĐỂ ĐÁP ỨNG


NHU CẦU ĂN TRƯA CỦA SINH VIÊN ĐH KHXH&NV

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Thị Thục


Người thực hiện : Nhóm 6
Lớp : LIT1054 3

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học KHXH & NV đã đưa
môn học Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS Trần Thị Thục đã truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham
gia lớp học cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có
thể vững bước sau này.
Bộ môn Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực
tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, mặc
dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Qua một thời gian quan sát, chúng em nhận ra sinh viên Nhân Văn hiện nay đang gặp khó
khăn trong việc ăn uống tại trường do giá cả, chất lượng thức ăn, thời gian, cơ sở vật chất, vấn
đề vệ sinh ,…Hơn nữa, các chi phí ngoại cảnh như tiền trọ, tiền đi lại, tiền nhu cầu cá nhân
cũng đã tạo những áp lực vô hình lên những bạn sinh viên trường mình, đặc biệt là sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn. Điều đó dẫn đến nhiều bạn hiện nay, dù năm nhất, cũng đã đi làm
thêm để đỡ các khoản chi phí tối thiểu cho cuộc sống. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình tạo ra
những nguy cơ không nhỏ về kết quả học tập, tình trạng sức khỏe của cá nhân các bạn sinh
viên Nhân Văn. Chúng em thấy rằng các bạn sinh viên trường mình đều mong muốn có một
bữa trưa phù hợp giá tiền, đảm bảo vệ sinh để giảm bớt gánh nặng về chi phí ăn uống. Cho
nên, chúng em thấy việc cải tạo lại căn tin để phù hợp với nhu cầu sinh viên là điều cần thiết.
Vì vậy, nhóm 4 chúng em đã quyết định chọn đề tài “ Áp dụng mô hình bữa trưa 9 nghìn
đồng để đáp ứng nhu cầu ăn trưa của sinh viên USSH” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp cho sinh viên USSH bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm với giá thành 9 nghìn hướng tới việc giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên
- Tạo điều kiện để sinh viên có thể tiết kiệm thời gian ăn uống, chủ động trong việc nghỉ ngơi
giữa các ca học giao nhau.
- Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong trái tim mỗi sinh viên nhân văn, góp phần xây
dựng cộng đồng sinh viên USSH đoàn kết.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát về nhu cầu ăn trưa của sinh viên USSH dựa trên bảng câu hỏi đã đặt sẵn, từ đó lập
biểu đồ đưa ra kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá tổng quan.
- Lập kế hoạch tổng quan và chi tiết cho dự án, đưa ra những phương hướng giải quyết cụ thể
với những vấn đề phát sinh.
- Liên hệ tới chương trình 10 ngày của căn tin trường USSH.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là sinh viên USSH.
4. Phương pháp nghiên cứu

1
- Phương pháp thu nhập thông tin : Làm khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp, đọc các
chương trình, báo, văn bản có liên quan đến việc hỗ trợ sinh viên nghèo, khuyết tật hoặc giải
quyết vấn đề ăn uống cho sinh viên hiện nay.
- Phương pháp logic : Xâu chuỗi một vấn đề qua các bài khảo sát qua đó đánh giá, rút ra kết
luận, chỉ ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.

1
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Khảo sát nhu cầu
a. Bảng câu hỏi khảo sát

STT Câu hỏi Có Không Bằng chữ

Bạn có thường xuyên ăn trưa tại trường


1  
không?

2 Bạn ăn bằng hình thức nào ? ( chữ )  


Bạn tốn tổng khoảng bao nhiêu thời gian
để ăn xong bữa trưa ( Đợi đồ, ăn, di
3  
chuyển đến địa điểm ăn, lên lớp)

Bạn phải chi trả bao nhiêu tiền cho 1 bữa


4 trưa?  

Bạn có thường ăn những món không phải


5 cơm ( bánh mì, bún, phở,…) vào buổi trưa  
không ?
Bạn có cảm thấy no và ngon khi ăn mãi
6  
những món đó không ?
Bạn có thấy đồ ăn và môi trường chỗ bạn
7 ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  
không?
Bạn có mong muốn có một bữa trưa vừa
đảm bảo an toàn vệ sinh vừa rẻ vừa đầy
8  
đủ chất dinh dưỡng không?

Nếu bữa trưa đó cần đến


sức lao động nhẹ nhàng của mình để có
9 được bạn có chấp nhận không?  
Ví dụ như : rửa 10 cái khay, lau bàn 5 lần,

Và nếu bữa trưa 9k còn có thể giúp bạn
muốn uống và mua được thêm 1 chai
10 nước, 1 cốc Mixue mà giá tiền vẫn như  
những buổi khác thì bạn có thấy vui
không ?

1
b. Kết quả khảo sát
Thực hiện thời gian khảo sát trong 2 ngày, với số lượng hơn 100 bạn sinh viên, chúng em đã
đưa ra được kết quả như sau :

Bạn có thường xuyên ăn trưa tại Bạn thường ăn cơm bằng hình
trường không? thức nào ?

Ăn tại quán, đặt on Mang cơm đi ăn


Có Không Về nhà nấu ăn

Bạn tốn tổng bao nhiêu thời gian Bạn có thường ăn những món không phải
cơm? ( bánh mì, bún, phở,..)
để ăn xong bữa trưa?

10-20p 20-30p 30-45p Có Không

1
Bạn phải chi trả bao nhiêu tiền Bạn có mong muốn có một bữa trưa vừa đảm
bảo an toàn vệ sinh vừa rẻ vừa đầy đủ chất dinh
cho 1 bữa trưa? dưỡng không?

10k-20k 20k-30k 30k-70k Có Không

Nếu bữa trưa đó cần đến sức lao động Nếu bữa trưa 9k còn có thể giúp bạn mua
nhẹ nhàng của mình để có được bạn có được thêm 1 chai nước/cốc mixue mà giá
chấp nhận không? ( rửa 10 khay, lau 5 tiền vẫn như những buổi khác thì bạn có
bàn,..) muốn làm không?

Có Không Yes yes No no

c. Đánh giá tổng quan

Như vậy, nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy được rằng các bạn sinh viên USSH đều ủng hộ với
việc dùng sức lao động của mình để đổi lấy một bữa trưa vừa an toàn vệ sinh thực phẩm vừa
rẻ, phù hợp với giá tiền.

Dựa vào kết quả đó, chúng em đã cùng thảo luận và lên kế hoạch tổng quan và chi tiết cho dự
án của mình.
2. Kế hoạch
2.1. Các giai đoạn của kế hoạch

1
 Giai đoạn 1:
o Khảo sát nhu cầu của sinh viên USSH về bữa trưa 0₫.
o Kêu gọi tài trợ từ các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội.
o Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị nấu ăn.
o Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ tình nguyện viên.
 Giai đoạn 2:
o Chạy thử nghiệm chương trình bữa trưa 0₫.
o Đánh giá kết quả và điều chỉnh chương trình phù hợp.
o Mở rộng chương trình đến toàn thể sinh viên USSH.
 Giai đoạn 3:
o Duy trì và phát triển chương trình bữa trưa 0₫.
o Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên về
chương trình.
o Kêu gọi thêm sự tham gia của các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội.
o Mở rộng chương trình ra phạm vi các trường khác, ngoài xã hội.

2.2. Phương pháp thực hiện


Để dự án diễn ra một cách chỉn chu theo những tính toán trước mắt và lâu dài, chúng em đã tự
đặt những câu hỏi và giải đáp thắc mắc theo những hướng mà chúng em cho rằng thấy hợp lý
nhất.
Vấn đề 1 : Kinh phí
a. Nguồn kinh phí
Đầu tiên, chúng em lấy từ nguồn thu nhập của các bữa ăn thuộc dự án. Bên cạnh đó, chúng
em sẽ gây quỹ dựa trên 2 quỹ : quỹ cá nhân và quỹ xã hội. Trong đó, quỹ cá nhân bao gồm
hiện kim của cá nhân chúng em, từ gia đình, bạn bè thân thiết. Còn quỹ xã hội sẽ là những
nguồn tài trợ được kêu gọi từ các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội. Ngoài ra, mỗi 2 tháng 1 lần,
chúng em sẽ tổ chức bán hàng gây quỹ tại trường và ngoài xã hội với các mặt hàng là đồ ăn,
nước uống như xoài lắc, cà phê muối, trà chanh, hoặc gây quỹ từ đồ dùng thiết yếu của sinh
viên, đồ dùng theo sở thích của sinh viên, nhận làm theo mẫu bằng móc len hoặc làm kẽm
nhung,…
b. Dự toán kinh phí
CSVC, trang thiết
Danh mục Thực phẩm Hoạt động tuyên truyền
bị

 Gạo : 1.000.000 Nước rửa bát : In 1 tấm poster : 50.000


 Thịt (gà, lợn, cá..) : 40.000/can 1,5kg
3.700.000 In phiếu đăng ký và bút
 Món phụ: 600.000 bi: 70.000
 Rau, củ: 600.000
 Gia vị: 400.000
Tổng 6.300.000đ 40.000đ 120.000đ
=> Như vậy, chuỗi 15 ngày đầu tiên của dự án có chi phí dự tính là 6 triệu 6 trăm 4 mươi
nghìn đồng.
1
c. Áp dụng kinh phí
Buổi đầu tiên chúng em sẽ lấy quỹ cá nhân để mua thực phẩm. Trường hợp không thể tích
hợp với căn tin thì chúng em sẽ tự trang bị khay ăn cơm và các dụng cụ thiết yếu đi kèm :
đũa, thìa.
Sau khi dự án phát triển, thì chúng em sẽ dùng nguồn thu nhập từ các bữa cơm để duy trì
nguồn thực phẩm cho các bữa cơm sau.
Đối với các hoạt động tuyên truyền
Vấn đề 2 : Cách liên lạc với các bạn sinh viên
Liên hệ qua ban cán sự khoa, nhờ ban cán sự khoa liên lạc với cán sự lớp xin danh sách các
bạn có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu ăn bữa ăn 9.000đ, gửi danh sách trực tiếp hoặc gửi
qua gmail lại cho chúng em

3. Mô hình
3.1. Mô hình

3.2. Cách thức hoạt động của mô hình

Với số lượng tình nguyện viên hoạt động chính là 15 và số sinh viên nghèo, khuyết tật được
hỗ trợ là 30 thì chúng em có cách thức hoạt động của mô hình như sau :

Đầu tiên, 2 bạn đứng ở lối vào tòa BC, cạnh lối vào căn tin có nhiệm vụ điều phối, hướng
dẫn, giúp đỡ các bạn đứng xếp hàng trong danh sách hôm đó để check in và lấy đồ ăn. Tiếp
theo, 2 bạn check in thì có nhiệm vụ kiểm tra thẻ sinh viên và thu tiền của các bạn đến ăn. Ở
bàn lấy thức ăn sẽ gồm 3 người phụ trách và chịu trách nhiệm đảm bảo phân chia đủ liều
1
lượng thức ăn cho buổi hôm đó. Đối diện căn tin là khu vực để các bạn sinh viên ăn trưa. Ở
khu vực này sẽ có 3 bạn tình nguyện viên có trách nhiệm là dọn và lau bàn, giúp đỡ các bạn
sinh viên cần có người giúp đỡ khi đi lại. Đối với những bạn sinh viên khuyết tật không có
khả năng tự mang khay lại chỗ để khay chung, thì 3 bạn này cũng sẽ thay bạn những bạn ấy
làm nhiệm vụ đó. Cuối cùng là khu vực rửa bát, sẽ chia thành 2 nhóm. Một nhóm 3 người sẽ
nhận nhiệm vụ rửa bát cho 32 bạn gồm 30 sinh viên nghèo, khuyết tật và 2 bạn rửa bát ca sau.
Nhóm còn lại gồm 2 người rửa bát cho các bạn tình nguyện viên còn lại.

Đối với các tình nguyện viên, các bạn sẽ nhận cơm sau khi đã hoàn thành công việc của mình
bằng việc check in với các bạn check in và dọn dẹp chỗ mình ngồi ngay sau khi ăn xong. Nếu
còn thừa thời gian các bạn có thể linh động giúp đỡ các bạn còn lại.

Yêu cầu thái độ làm việc : nhiệt huyết, cử chỉ ăn nói nhẹ nhàng với các bạn sinh viên và đồng
đội.

4. Định hướng tương lai


Nó là một điều đáng mừng nếu như dự án trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của
đông đảo các bạn sinh viên. Điều đó là minh chứng cho sự gắn kết cộng đồng không hề nhỏ
của các bạn sinh viên USSH. Các bạn đã sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại, cũng là biểu
hiện của tình tương thân tương ái của môi trường Nhân Văn. Và dự án thành công, chúng em
mong muốn được mở rộng mô hình và hi vọng rằng mô hình hoạt động này thu hút đông đảo
các tình nguyện viên với tấm lòng nhân ái. Không chỉ là 15 bạn hoạt động chính, không chỉ
là 30 bạn sinh viên nghèo, khuyết tật được nhận hỗ trợ mà trong tương lai, số lượng đó có thể
được tăng lên, là 100 bạn, 200 bạn. Môi trường không chỉ hoạt động trong ngôi trường Nhân
Văn mà có thể được áp dụng ở nhiều nơi khác nữa, không chỉ dưới môi trường học tập mà
còn là môi trường làm việc khác.

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Đinh Thị Thu Hằng 23030564


Bùi Thị Liến 23030378
Nguyễn Thị Mai Anh 23030881
Phạm Ngọc Khánh 23030372
Nguyễn Minh Anh 23030537
Bùi Thị Kim Anh 23030348
Vũ Minh Nhật 23031259
Nguyễn Huyền Diệu 23030550

You might also like