You are on page 1of 5

1.

Khái niệm
Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, trong đó, dưới
sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, người
học tự giác, tích cực, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập
của mình đóng vai trò chủ động, để thực hiện các nhiệm vụ dạy học nhằm hình
thành và phát triển nhân cách. Hai hoạt động này tương tác, ăn khớp với nhau, nếu
thiếu một trong hai hoạt động, thì quá trình dạy học không thể tồn tại.
2. Cấu trúc của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là 1 cấu trúc bao gồm 1 hệ thống các thành tố vận động, phát
triển trong mỗi quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó mỗi thành tố có 1 vị trí
nhất định. Cấu trúc của quá trình dạy học bao gồm: giáo viên, học sinh, mục tiêu,
nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học môi trường dạy học và kết quả của
quá trình dạy học. Trong hệ thống các nhân tố đó giáo viên và học sinh là 2 nhân tố
trung tâm phản ánh tính chất 2 mặt của quá trình dạy học (giáo viên dạy, học sinh
học). Mục tiêu là thành tố định hướng, những yêu cầu được đề ra đối vs học sinh
trong quá trình dạy học. Căn cứ vào mục tiêu, quá trình dạy học xác định những
nhiệm vụ dạy học cụ thể. Nhiệm vụ được xây dựng từ mục tiêu và thành quả của
khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn hóa xã hội có liên quan. Phương pháp phương
tiện dạy học chịu sự quy định của mục tiêu và nhiệm vụ. Sự vận hành của 5 thành
tố trên chịu sự chi phối của môi trường dạy học với những điều kiện tương ứng.
Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học tùy thuộc vào kết quả phát triển của
toàn bộ hệ thống tức là tùy thuộc vào chất lượng của các thành tố. Các thành tố cấu
trúc của hoạt động dạy học ko tồn tại biệt lập mà có mỗi quan hệ biện chứng, phản
ánh các tính quy luật của dạy học. Sự biến đổi các thành tố này đòi hỏi sự biến đổi
tương ứng phù hợp của các thành tố khác. Sự vận động và phát triển của hoạt động
dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các thành tố. kết quả dạy
học là kết quả phát triển tổng hợp của toàn bộ hệ thống hoạt động dạy học.
Như vậy, khi nghiên cứu và thực thi quá trình dạy học cần:
 Xác định rõ các thành tố cơ bản của quá trình dạy học
 Xác định mqh giữa các thành tố trong cấu trúc
 Xác định vị trí, vai trò của mỗi thành tố trong cấu trúc
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học, nâng cao chất lượng
của từng thành tố và nâng cao chất lượng tổng hợp của toàn bộ hệ thống. Nghiên
cứu quá trình dạy học phải nghiên cứu toàn diện. Đồng thời nghiên cứu để cải tiến
đổi mới 1 thành tố nào đó của quá trình dạy học phải đặt thành tố đó vào trong hệ
thống.
3. Nhiệm vụ của quá trình dạy học
I. Nhiệm vụ dạy học
Để thực hiện mục đích giáo dục, trên cơ sở tính đến đặc điểm của quá trình
dạy học và đặc điểm hoạt động nhận thức của hs, quá trình dạy học có 3 nhiệm vụ
chủ yếu:

1. Tổ chức, điều khiển hs nắm vững hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại,
phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội - nhân văn, đồng thời
rèn luyện cho hs hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
2. Tổ chức, điều khiển hs hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc
biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
3. Tỏ chức, điều khiển hs hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất
đạo đức cần thiết.

Ví dụ: Đối với bài dạy “Những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội của VN từ
1919 đến 1930 “ Lịch sử 12. Với bài dạy này cần thực hiện 3 nhiệm vụ như sau:
Nv1: Cần trang bị cho hs hiểu biết về thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội của
đất nước trong khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. Đó là sự phân
hóa xã hội ngày càng thêm sâu sắc, là cuộc sống của ndan ngày càng lầm than
cực khổ....
Nv2 : Trên cơ sở nắm vững những tri thức cơ bản, bằng các thao tác tư
duy, giúp cho hs biết phân tích, tổng hợp, đánh giá và bình luận các vấn đề xung
quanh bài học. Học sinh phải suy nghĩ để có thể trả lời được những câu hỏi vì sao
như là: Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất?...
Nv3: Qua bài học, củng cố thêm cho hs lòng yêu nước, biết trân trọng
những giai đoạn lịch sử khó khăn. Khơi dậy ở hs lòng yêu nước và tự hào dân
tộc.
Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ dạy học:
- Nhiệm vụ 1 là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ 2 và 3.
- Nhiệm vụ 2 vừa là kết quả của nhiệm vụ 1 vừa đồng thời là điều kiện để
thực hiện nhiệm vụ 1 ở trình độ cao hơn.
- Nhiệm vụ 3 vừa là kết quả tổng hợp của 2 nhiệm vụ trên, vừa là yếu tố chỉ
đạo, kích thích việc nắm tri thức và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở một mức
cao hơn.
4. Bản chất của quá trình dạy học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức của học sinh nhằm giúp họ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, hình thành và
phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân. Bản chất của quá trình dạy học được
thể hiện ở hai đặc điểm chính:
Thứ nhất, quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa người dạy và người
học: Quá trình dạy học không phải là quá trình đơn phương từ người dạy đến
người học, mà là quá trình tương tác giữa hai chủ thể dạy và học. Người dạy đóng
vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh; học sinh là chủ thể hoạt
động học tập, tự giác, tích cực lĩnh hội tri thức, kĩ năng.
Thứ hai, quá trình dạy học là quá trình biến đổi và phát triển: Quá trình dạy
học không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng mà còn giúp họ phát triển
toàn diện về tri thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất. Do đó, quá trình dạy học phải
được tổ chức và thực hiện một cách khoa học, sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo
dục.

Những nét giống nhau và khác nhau giữa quá trình nhận thức của học sinh
với nhận thức của nhà khoa học:
Giống nhau: đều là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của con
người. Phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của con người. Phản ánh này
mang tính khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức; đều tuân theo quy
luật nhận thức chung của loài người; đều huy động các thao tác tư duy ở mức độ
cao nhất; đều làm cho vốn hiểu biết của chủ thể phong phú thêm, hoàn thiện thêm.
+Khác nhau:
TT Mặt khác biệt Nhận thức của nhà Nhận thức của học
khoa học, của loài sinh trong quá
người trình dạy học
1 Con đường Mò mẫm, thử sai Được nhà khoa
học và loài người
tìm ra
2 Thời gian Dài, tri thúc ít, Ngắn, khối lượng
khó khăn tri thức lớn, thuận
lợi
3 Khối lượng Chiếm lĩnh toàn Lĩnh hội những tri
bộ tri thức của thức cơ bản đã
một ngành khoa được gia công sư
học phạm
4 Các khâu Không cần củng Phải qua củng cố,
cố, vận dụng, vận dụng, kiểm
kiểm tra, đánh giá tra, đánh giá việc
nắm tri thức.
5 Kết quả Tìm ra cái mới Mới cho cá nhân
cho loài người học sinh
6 Tính giáo dục Không có tính Có tính giáo dục.
giáo dục

5. Các khâu của quá trình dạy học (cấu trúc logic của quá trình dạy học
- Mặc dù logic của quá trình dạy học phải mang tính linh hoạt, biện chứng
nhưng nó cũng có một cấu trúc chung gồm một số bước (khâu, giai đoạn)
sau để vừa phù hợp với logic nhận thức của học sinh, vừa phù hợp với logic
môn học.
a. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh
- Giai đoạn này nhằm khơi gợi sự quan tâm và tò mò của học sinh, tạo động
lực cho học sinh muốn tìm hiểu và học tập.
- Với việc kích thích quá trình học tập của học sinh thì người giáo viên có thể
sử dụng phương pháp như là tạo cho học sinh cảm giác thoải mái mái, tự tin
và sẵn lòng tham gia vào quá trình học tập, hay là việc tổ chứ các trò chơi
liên quan về tiết học trước khi vào bài giảng,…
b. Lĩnh hội tri thức mới
- Giai đoạn này giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới thông qua các hoạt động
giảng dạy như giải thích, trình bày, thảo luận, thực hành từ đó hình thành tri
thức mới cho học sinh.
- Ở giai đoạn này thì người giáo viên phải sử dụng các phương pháp và
phương tiện dạy học khác nhau để thực hiện nhiệm vụ dạy học của mình
- Như là việc trình bày bài giảng bằng slide, hình ảnh, video, ví dụ minh hoạ
thực tế để truyền đạt kiến thức kết hợp với phân tích, giải thích vấn đề cho
học sinh dễ nắm bắt. Hay tổ chức thảo luận nhóm để học sinh phát huy được
vai trò của mình và tạo cơ hội cho chúng chia sẻ ý kiến và suy nghĩ của
mình về kiến thức mới
c. Tổ chức và điều khiển học sinh củng cố tri thức
- Đây là giai đoạn nhằm củng cố và hệ thống hoá kiến thức để học sinh có thể
tổng hợp lại được kiến thức vừa học một cách đầy đủ và chính xác nhất để
học sinh có thể hiểu sâu và ghi nhớ sâu.
d. Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
- Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa ra các bài tập từ đơn giản đến
phức tạp, tổ chức thực hành,…
- Nhằm rèn luyện kỹ năng kỹ xảo vận dụng kiến thức, bài học vào trong quá
trình học tập hay trong cuộc sống, học phải đi đôi với hành, tránh trường
hợp chỉ biết lí thuyết mà không biết áp dụng vào trong bài tập hay trong thực
tế.
e. Kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở học
sinh
- Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, đảm bảo những nguyên tắc
kiểm tra, đánh giá
- Khuyến khích ý thức năng lực tự kiểm tra, đánh giá ở học sinh.
- Ví dụ như việc kiểm tra miệng đầu giờ, tổ chức kiểm tra 15p, kiểm tra định
kì, làm bài tập nhanh, đặt câu hỏi vấn đáp nhằm đánh giá được mức độ lĩnh
hội tri thức và áp dụng vào trong từng bài tập, hay trong thực tế của học sinh
như thế nào

f. Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước của quá trình dạy học
- Giai đoạn này giúp cho cả học sinh và giáo viên có thể khẳng định kết quả
đã đạt được và nhận ra những kết quả chưa đạt được và từ đó có biện pháp
khắc phục và điều chỉnh cách dạy, cách học của mình để có thể lĩnh hội đầy
đủ tri thức.

Như vậy, quá trình dạy học hoạt động theo từng bước, từng giai đoạn khác nhau,
nhưng mỗi giai đoạn đều có mỗi liên hệ mật thiết với nhau. Các khâu này đều có
tính tương đối vì nó có thể tương ứng với quá trình dạy học, với sự hoàn thành
nhiệm vụ dạy học của người giáo viên.

You might also like