You are on page 1of 2

BÀI HỌC PLDC CHIA THỪA KẾ

Người lập di chúc: người thành niên minh mẫn sáng suốt khi lập di chúc không bị lừa
dối, đe dọa, cưỡng ép.
Người từ đủ 15t đến dưới 18t muốn lập di chúc phải có sự dồng ý của cha mẹ hoặc người
giám hộ (đồng ý cho lập di chúc chứ ko phải đồng ý với nội dung của di chúc)
Di chúc có 2 hình thức cơ bản: lời nói hoặc văn bản
Di chúc bằng lời nói: có ít nhất 2 người làm chứng, in thành văn bản, kí tên và trong vòng
5 ngày phải công chứng.
Sau 3 tháng người lập di chúc còn sống thì di chúc hết hiệu lực, hôn mê thì còn hiệu lực
Người nhận di sản: người sống, người tồn tại
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: hưởng đủ 2/3 suất thừa kế
2 nhóm đối tượng:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng
+ Con đã thành niên nhưng không đủ khả năng lao động
( hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế)
KHÔNG ÁP DỤNG VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN/ NGƯỜI KHÔNG
ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN
Suất thừa kế chia theo đầu người được hưởng ( vd có 1 người từ chối nhận hoặc không
được hưởng di sản thì phải trừ đi)

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT


 Con dâu, con rể không được thừa hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng,
bố mẹ vợ
 Thai đã hình thai vào thời điểm mở thừa kế và sinh ra con sống được hưởng 1 suất
thừa kế theo PL ( đ635)
 Những người chết cùng một thời điểm không được hưởng di sản của nhau. Di sản
của mỗi người sẽ do người thừa kế của người đó hưởng ( Đ641)
 Quan hệ thừa kế của con riêng, bố dượng, mẹ kế (đ679)

You might also like