You are on page 1of 13

Leçon 1 Bà i 1

Salutations Chà o hỏ i
Dialogue 1: Trước căn hộ

(Devant un appartement)

Jean : Oh ! Bonjour Monsieur Dupont.


Comment allez-vous ?

Ồ ! Xin chào ông Dupont. Ông có khỏe không ?

Dupont : Très bien, merci. Et vous ?

Rất khỏe, cám ơn. Còn ông thì sao?

Jean : Je vais bien, merci. Où allez-vous ?

Tôi khỏe, cám ơn. Ông đi đâu vậy ?

Dupont : Je vais au bureau. Vous allez à l’université ?

Tôi đi làm. Anh đi đến trường đại học phải không ?

Jean : Non, je vais à la gare pour chercher mon ami.

Không, tôi đi đến nhà ga để đón bạn tôi.

Comment allez-vous ? được dùng để thăm hỏi trong trường hợp người đối thoại
lớn tuổi hơn hoặc không có quan hệ thân thiết hoặc chỉ biết nhau qua công việc.
Khi đó, bạn dùng đại từ nhân xưng vous với người đối diện để tỏ sự tôn trọng.
Dùng động từ aller bien để diễn đạt ý khỏe và chia động từ theo chủ ngữ của câu
như sau :

Je vais bien.

Tôi khỏe.

Tu vas bien.

Bạn khỏe.

Il/Elle va bien.

Anh ấy/Cô ấy khỏe.

Nous allons bien.

Chúng tôi khỏe.

Vous allez bien.

Các bạn khỏe.

Ils/Elles vont bien.


Họ khỏe.

Cách đặt câu hỏi :

Trong tiếng Pháp, thông thường các từ dùng để hỏi được đặt ở đầu câu và chủ
ngữ được đặt sau động từ :

Comment allez-vous ?

Anh có khỏe không ?

Où vas-tu ?

Bạn đi đâu vậy ?


Trong văn nói, người ta có thể đặt câu hỏi dưới dạng câu trần thuật và khi nói thì
lên giọng ở cuối câu, ví dụ :

Vous allez bien?

Anh có khỏe không?

Tu as quel âge?

Em bao nhiêu tuổi ?

Hoặc bắt đầu câu hỏi CÓ/KHÔNG bằng Est-ce que… ?, tiếp theo là câu trần thuật
như :

Est-ce que vous allez bien?

Hoặc đảo động từ ra đầu câu :

Allez-vous bien?

Động từ aller à + nơi chốn có nghĩa là đi đến …, ví dụ :

Je vais à l’école.

Tôi đi học.

Tu vas au cinéma.

Bạn đi xem xi-nê/ xem phim.

Il/Elle va à la piscine.
Anh ấy/ Cô ấy đi hồ bơi.

On* va au théâtre ce soir.

Tối nay chúng tôi đi xem hát.

Nous allons à la plage.

Chúng tôi ra bãi biển.


Vous allez au Japon.

Các bạn đi Nhật Bản.

Ils/Elles vont en France.

Họ đi Pháp.

Từ để hỏi où được dùng để hỏi nơi chốn ở đâu. Nếu muốn hỏi Anh đi đâu vậy ?,
bạn dùng câu hỏi Où allez-vous ? hoặc nếu bạn có thể đoán được người đối diện
sẽ đi đến nơi nào thì bạn hỏi Vous allez à la banque ? Anh đi đến ngân hàng phải
không?.

*on được dùng trong văn nói và có nghĩa là nous chúng tôi. Động từ theo sau on
được chia ở ngôi thứ ba số ít.

Cách dùng aller à + nơi chốn :

 aller à la + danh từ chỉ nơi chốn, giống cái, ví dụ :

Je vais à la poste.

Tôi đến bưu điện.

 aller à l’ + danh từ chỉ nơi chốn, bắt đầu bằng nguyên âm hoặc âm câm h,
ví dụ :

Ils vont à l’école.

Chúng đi học.

Paul va à l’hôpital.
Paul đi đến bệnh viện.
 aller au + danh từ chỉ nơi chốn, giống đực, ví dụ :
Nous allons au restaurant.
Chúng tôi đi nhà hàng.

 aller à + tên thành phố, ví dụ :


Monsieur Leclerc va à Londres.
Ông Leclerc đi Luân Đôn.

Vous allez à Paris ?


Bạn đi Paris phải không ?

Trong trường hợp aller à kèm theo tên nước, ta nói :


 aller en + tên nước, giống cái, ví dụ :
Nathalie et Julie vont en Italie.
Nathalie và Julie đi Ý.

Một số ví dụ khác :

en Grèce ở Hy Lạp

en Espagne ở Tây Ban Nha

en Allemagne ở Đức

en Angleterre ở Anh

en Suède ở Thụy Điển

en Suisse ở Thụy Sĩ

en Thaïlande ở Thái Lan

en Chine ở Trung Quốc

 aller au + tên nước, giống đực, ví dụ :

Je vais au Maroc avec ma mère.

Tôi đi Ma rốc với mẹ tôi.


Một số ví dụ khác :

au Portugal ở Bồ Đào Nha

au Canada ở Canađa

au Danemark ở Đan Mạch

au Mexique ở Mêhicô

au Japon ở Nhật Bản

 aller aux + tên nước, giống đực hoặc giống cái, số nhiều, ví dụ :

Demain, Madame Ledoux va aux États-Unis.

Ngày mai bà Ledoux sẽ đi Mỹ.

Dialogue 2 : Tại nhà ga xe lửa

Jean : Hé! Philippe. Salut.

Ê ! Philippe. Xin chào.

Philippe : Salut, Jean. Comment vas-tu?

Chào Jean. Bạn có khỏe không?

Jean : Je vais bien, merci. Et toi, ça va?

Tôi khỏe, cám ơn. Còn bạn, có khỏe không ?

Philippe : Ҫa va.

Khỏe.

*** Bài đàm thoại bày nói về việc thăm hỏi giữa các nhân vật có quan hệ bạn bè
thân thiết nên xưng hô với nhau là tu. Đại từ tu được dùng để gọi người đối thoại
khi nói chuyện thân mật hoặc người đó nhỏ tuổi hơn. Câu hỏi Bạn có khỏe không?
có thể hỏi theo nhiều cách :

Comment vas-tu ?

Tu vas bien ?

Comment ça va ?

Ҫa va ?

Các dạng câu trả lời có thể dùng là :

Très bien, merci.

Rất khỏe, cám ơn.

Je vais bien.

Tôi khỏe.

Ҫa va bien.

Khỏe.

Ҫa va.

Khỏe.

Comme ci comme ça.

Bình thường.

Ҫa va mal.

Không khỏe.

Dialogue 3 : Thăm hỏi nhau trong quan hệ láng giềng


Nathalie: Salut, Julie. Ҫa va ?

Chào Julie. Bạn có khỏe không?

Julie : Ҫa va, et toi ?

Khỏe, còn bạn thì sao?

Nathalie : Ҫa va. Je vais chez mon voisin, Monsieur Blanc. Aujourd’hui, c’est son
anniversaire.

Khỏe. Tôi đi đến nhà người láng giềng của tôi, ông Blanc. Hôm nay là
sinh nhật của ông ấy.

Julie : C’est super ! Bonne fête, alors.

Tuyệt thật ! Vậy thì chúc vui vẻ nhé .

Nathalie : Merci. Bonne soirée, salut.

Cám ơn. Chúc buổi tối tốt lành, tạm biệt.

*** chez + danh từ chỉ người hoặc tên người có nghĩa là ở tại nhà của… hoặc ở
cửa hàng…, ví dụ :

Je vais chez Nathalie.

Tôi đi đến nhà Nathalie.

Il va chez son ami.

Anh ấy đi đến nhà bạn anh ấy.

Nous allons chez le boulanger.

Chúng tôi đi đến cửa hàng bánh mì.

*Lưu ý: Người Pháp không dùng à la maison de… mà thay bằng chez…, ví dụ :
Je vais à la maison de ma grand-mère.

 Je vais chez ma grand-mère.


Trong mon voisin ông láng giềng của tôi và son anniversaire sinh nhật của ông ấy,
mon và son là tính từ sở hữu (les adjectifs possessifs) + danh từ như sau :

Danh từ giống đực


số ít số nhiều
Mon chien con chó của tôi Mes chiens những con chó của tôi
Ton livre cuốn sách của bạn Tes livres những cuốn sách của bạn
Son sac túi xách của cô ấy/anh ấy/nó Ses sacs những túi xách của cô ấy/anh ấy/nó
Notre enfant đứa con của chúng tôi Nos enfants những đứa con của chúng tôi
Votre gant găng tay của các bạn/ông/bà Vos gants những găng tay của các bạn/ông/bà
Leur stylo cây viết của chúng nó/họ Leurs stylos những cây viết của chúng nó/họ

Danh từ giống cái


số ít số nhiều
Ma clé chìa khóa của tôi Mes clés những chìa khóa của tôi
Ta montre đồng hồ của bạn Tes montres những đồng hồ của bạn
Sa voiture xe hơi của cô ấy/anh ấy/nó Ses voitures những xe hơi của cô ấy/anh ấy/nó
Notre maison ngôi nhà của chúng tôi Nos maisons những ngôi nhà của chúng tôi
Votre photo bức ảnh của các bạn/ông/bà Vos photos những bức ảnh của các bạn/ ông/ bà
Leur gomme cục gôm của chúng nó/ họ Leurs gommes những cục gôm của chúng nó/họ
*Lưu ý : Danh từ giống cái thường tận cùng bằng e.

***ma, ta, sa là tính từ sở hữu của danh từ giống cái, nhưng nếu danh từ giống
cái bắt đầu bằng nguyên âm hoặc âm câm h thì ma, ta, sa sẽ đổi thành mon, ton,
son để phát âm dễ hơn. Ví dụ :

Mon amie bạn gái của tôi

Ton horloge cái đồng hồ của bạn

Son école ngôi trường của anh ấy

Các dạng câu chào hỏi sau đây được dùng tùy theo tình huống :

Bonjour.

Xin chào. (dùng vào ban ngày hoặc có thể dùng vào buổi tối nếu như gặp lần đầu
tiên trong ngày)

Salut.

Chào. (tình huống thân mật)

Bonsoir.

Xin chào. (buổi tối)

Người Pháp rất thích chào hỏi và chúc nhau, nên bạn sẽ gặp nhiều câu hỏi và chúc
nhau bất kể sáng, tối, ở đâu hay làm gì. Ví dụ :

Bonne journée.

Chúc một ngày tốt lành.

Bon après-midi.

Chúc buổi chiều vui vẻ.


Bonne soirée.

Chúc buổi tối vui vẻ.

Bonne chance.

Chúc may mắn.

Bon voyage.

Chúc chuyến đi tốt lành.

Bon weekend/week-end (viết theo lối Pháp)

Chúc ngày cuối tuần vui vẻ.

Bon travail.

Chúc công việc tốt đẹp.

Bon courage.

Can đảm lên.

Bonnes vacances.

Chúc kỳ nghỉ vui vẻ.

Cách chào tạm biệt :

Au revoir. A mardi.

Tạm biệt. Hẹn gặp lại vào thứ ba.

Salut. A lundi.

Tạm biệt. Hẹn gặp lại vào thứ hai.

Bonne nuit. A demain.

Chúc ngủ ngon. Hẹn ngày mai gặp lại.


A bientôt.

Hẹn sớm gặp lại.

A plus tard.
Hẹn sớm gặp lại.

A tout à l’heure.

Lát nữa gặp lại.

A la prochaine.

Hẹn gặp lại sau.

You might also like