You are on page 1of 5

CÁC KIẾN THỨC NGỮ PHÁP VÀ TỪ VỰNG CƠ BẢN

TIẾNG PHÁP CLC1.1

1/ Ngữ pháp

Giống và số của danh từ và tính từ:

+ đối với danh từ, đứng trước nó có các mạo từ thể hiện giống và số của danh từ đó

Le, un: danh từ giống đực. VD: le tableau, un café

La, une: danh từ giống cái. VD: la table, une chaise

Les, des: danh từ số nhiều. VD: les cadeaux, des exercices

đối với danh từ chỉ nghề nghiệp: giống cái thường thêm “e” ở cuối

đối với danh từ chỉ vật: số nhiều thường thêm “s” hoặc “x” ở cuối

+ đối với tính từ: giống cái thường thêm “e”, số nhiều thường thêm “s” hoặc “x”

Tính từ:

+ tính từ sở hữu: thể hiện một người/vật nào đó CÓ một vật nào đó hoặc CÓ MỐI
QUAN HỆ với một vật/người nào đó. VD: mon vélo: cái xe đạp của tôi

Vật/người sở hữu Vật bị sở hữu Vật bị sở hữu Vật bị sở hữu


mang số ít, giống mang số ít, giống mang số nhiều
đực cái
Je mon ma mes
Tu ton ta tes
Il/Elle/On son sa ses
Nous notre nos
Vous votre vos
Ils/Elles leur leurs
Ví dụ:

Mon vélo: cái xe đạp của tôi; ma chemise: cái áo sơ-mi của tôi; mes élèves: những
học sinh của tôi

Ton vélo: cái xe đạp của bạn; ta chemise: cái áo sơ mi của bạn; tes élèves: những
học sinh của bạn

Son vélo: cái xe đạp của anh/cô ấy; sa chemise: cái áo sơ mi của anh/cô ấy; ses
élèves: những học sinh của anh/cô ấy
Notre vélo: cái xe đạp của chúng tôi; nos vélos: những cái xe đạp của chúng tôi

Votre vélo: cái xe đạp của các bạn; vos vélos: những cái xe đạp của các bạn

Leur vélo: cái xe đạp của họ; leurs vélos: những cái xe đạp của họ

+ tính từ chỉ định: dùng để chỉ định 1 người/vật

Vật giống đực Vật giống cái


Vật số ít ce, cet cette
Vật số nhiều ces ces
Ví dụ: ce garçon: cậu bé này; cette fille: cô bé này; ces pommes: những quả táo
này; cet objet: đồ vật này (với những danh từ giống đực số ít bắt đầu bằng nguyên
âm, thay “ce” bằng “cet”)

+ tính từ phẩm chất + ngoại hình (beau, joli, grand, petit, blond, brun,…)

+ tính từ chỉ màu sắc

Đại từ (pronom):

+ đại từ nhân xưng làm chủ ngữ: je, tu, il, elle, on, nous, vous, ils, elles

Có chức năng làm chủ ngữ trong câu: VD: Nous sommes dans la classe.

+ đại từ nhấn mạnh: moi, toi, lui, elle, nous, vous, eux, elles

Có chức năng nhấn mạnh vào chủ thể khi đứng đầu câu: VD: Lui, il est directeur.

Đứng sau giới từ: J’habite avec toi (tao sống cùng với mày)

+ đại từ “y”

Dùng để thay thế cho thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn đã xuất hiện ở câu trước,
tránh sự lặp lại.

VD: Paris est une belle ville. Je vais à Paris. (Paris là trạng ngữ chỉ nơi chốn của
câu sau và đã xuất hiện ở câu trước)

→ Paris est une belle ville. J’y vais

Câu phủ định (phrase négative)

Đối với thời hiện tại, thêm “ne” và “pas” vào 2 bên động từ để phủ định hành động
đó. Ví dụ:

Je parle français. → Je ne parle pas français.


= Tôi nói tiếng Pháp → Tôi không nói tiếng Pháp

Chú ý: “ne” đứng trước 1 động từ bắt đầu bằng nguyên âm hoặc chữ “h”: ne → n’

Thời hiện tại (Présent): Cần biết cách chia các động từ sau:

+ các động từ đuôi –ER (ví dụ: parler, porter, trouver…) [gồm có các động từ theo
qui tắc chung và các động từ thuộc 5 trường hợp đặc biệt]

+ các động từ khác gồm có: avoir, être, aller, connaître, pouvoir, devoir, savoir,
vouloir, dormir, boire, écrire, lire, faire,

Câu nghi vấn (phrase interrogative)

Có 2 dạng câu nghi vấn:

+ câu nghi vấn không có từ để hỏi

VD: Tu veux un café? → Oui, je veux un café.

Non, je ne veux pas de café.

+ câu nghi vấn có từ để hỏi:

Từ để hỏi Qui (ai):

Qui aime le français? → Minh aime le français.

Từ để hỏi Que/Quoi (cái gì):

Que fais-tu? → Je fais des exercices.

= Tu fais quoi? → Je fais des exercices.

Từ để hỏi Où (ở đâu):

Où travailles-tu? → Je travaille à Paris

Từ để hỏi Quand (bao giờ, lúc nào):

Quand travailles-tu? → Je travaille le matin.

Từ để hỏi Comment (như thế nào):

Comment est-il? → Il est beau et grand.

Từ để hỏi Pourquoi (tại sao):


Pourquoi tu ne manges pas? → Je ne mange pas parce que je n’ai pas faim.

Từ để hỏi Combien (bao nhiêu):

Combien ça coûte? → Ça coûte 50 €.

Combien de pommes manges-tu? → Je mange 3 pommes.

Từ để hỏi Quel, Quelle, Quels, Quelles (nào):

Quelle est ta chanson préférée? Ma chanson préférée est “My love”.

Quelle chanson préfères-tu? C’est la chanson “My love”.

Câu mệnh lệnh (phrase impérative):

+ chủ ngữ không xuất hiện trong câu, câu bắt đầu bằng động từ và kết thúc bằng
dấu chấm than.

VD: Ferme la porte!

+ có 3 chủ ngữ ngầm là đối tượng hướng đến của câu mệnh lệnh: tu, nous, vous

Ferme la porte! (chủ ngữ ngầm là “Tu”)

Fermons la porte! (chủ ngữ ngầm là “Nous”)

Fermez la porte! (chủ ngữ ngầm là “Vous”)

+ các động từ trong câu mệnh lệnh đều chia giống thời hiện tại, trừ 4 động từ sau:

Être: Avoir:
Sois (tu) Aie (tu)
Soyons (nous) Ayons (nous)
Soyez (vous) Ayez (vous)
Savoir: Vouloir:
Sache (tu) Veuille (tu)
Sachons (nous) Veuillons (nous)
Sachez (vous) Veuillez (vous)
2/ Từ vựng: cần nhớ các từ thuộc các chủ đề sau:

+ số đếm từ 1 đến 100: un, deux, trois,...

+ số thứ tự: premier, deuxième, troisième, quatrième,...


+các buổi trong ngày (le matin, l’après-midi, le soir, la nuit), các ngày trong tuần
(lundi, mardi, mercredi, jeudi,...), các tháng trong năm (janvier, février, mars,...),
các mùa (le printemps, l’été, l’automne, l’hiver)

+ một số nghề nghiệp

+ một số quốc gia châu Âu và châu Á

Cách dùng giới từ với tên quốc gia và thành phố:

Au + tên nước giống đực: au Vietnam, au Japon

En + tên nước giống cái và tên nước bắt đầu bằng nguyên âm: en Belgique, en
Allemagne

À + tên thành phố: à Hanoi, à Paris

+ một số tính từ mô tả ngoại hình và tính cách con người (grand, sympa,
méchant,..)

+ một số địa điểm công cộng (la poste, la banque, la boucherie,...)

+ các từ chỉ phương hướng (au nord, au sud, à l’est, à l’ouest,...)

+ một số từ chỉ các loại quần áo và phụ kiện (la chemise, le manteau, le chpeau,...)

+ một số từ chỉ các đồ vật trong lớp học và trong nhà (le lit, l’armoire, la table,...)

+ các giới từ chỉ vị trí của sự vật trong không gian (à côté de, à gauche de, en face
de,...)

You might also like