You are on page 1of 4

Gia công kim loại bằng áp lực là một trong những phương pháp cơ bản

để chế tạo các sản phẩm kim loại thực hiện bằng cách dùng ngoại lực tác động
lên kim loại ở trạng thái nóng hoặc nguội để làm cho kim loại đạt đến quá giới
hạn đàn hồi và bị biến dạng dẻo, kết quả là có thể thay đổi hình dạng ban đầu
của vật thể. Phương pháp này không những tiết kiệm được vật liệu mà còn làm
tăng cơ tính của sản phẩm. Khả năng tự động hóa cao nên thường được dùng
trong
sản xuất hàng loạt và hàng khối lớn vì thế mà hạ giá thành sản phẩm rất nhiều.
Đây là một trong những ưu điểm của ngành. Vì thế GCAL không thể thiếu trong
một nền công nghiệp phát triển.
Tuy nhiên chúng ta muốn tạo được ra những sản phẩm nói trên bằng
phương
pháp dập tạo hình thì chúng ta cần phải có thiết bị, máy móc. Máy ép thủy lực là
một trong những thiết bị rất cần trong ngành GCAL đặc biệt là được sử dụng
nhiều
trong công nghệ tạo hình tấm do những ưu điểm lớn của nó là có hành trình lớn,
tốc.
Với khả năng tạo ra một lực nén lớn nhờ xi lanh thủy lực, loại máy này có
công dụng rất lớn đồng thời được ứng dụng rộng trong việc sử dụng để ép, tháo
lắp, nắn thẳng, định hình các chi tiết máy móc hoặc các vật liệu trong ngành
công nghiệp. Nó đặc biệt hiệu quả khi ép các khối kim loại có kích thước và
trọng lượng lớn mà con người và nhiều loại thiết bị khác không thể làm được.
Bên cạnh đó, máy ép thủy lực còn được cải tiến để sử dụng trong các ngành
nghề thông dụng như máy ép bùn, máy ép sắt vụn, máy ép giấy vụn, máy ép rác
thải loại…mang lại lợi ích vượt trội. Sử dụng các loại máy thủy lực giúp công
việc trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn, tăng độ chính xác và an toàn so với các
phương pháp thủ công đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả trong cộng việc
và giảm thiểu chi phí sản xuất. Chính vì vậy, các loại máy ép đang trở thành trợ
thủ đắc lực của nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng trong thực tế đời sống sản
xuất.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY ÉP THUỶ LỰC DẬP


1.1. Máy ép thuỷ lực
1.1.1. Khái niệm máy ép thuỷ lực
Máy ép thủy lực hay còn được gọi là một loại máy ép thông dụng trong
đó sử dụng xi lanh thủy lực để tạo ra một lực nén. Hiểu một cách đơn giản hơn
thì đây là loại máy ép sử dụng áp lực tác động lên chất lỏng để nén ép hoặc đè
bẹp một vật dụng hay chất liệu nào đó tùy theo yêu cầu. Hoạt động của loại máy
này tương tự với hệ thống thủy lực của một đòn bẩy cơ khí. Năng lượng của
máy ép thủy lực là rất lớn với khả năng ép được các thanh thép nặng đến vài
trăm tấn thành các hình dạng tùy ý trong thời gian nhanh chóng.
1.1.2. Nguyên lí hoạt động
Nguyên lý tạo ra lực ép chính cho máy được sản xuất theo định luật
truyền áp suất trong chất lỏng. Dựa vào nguyên lý của định luật Pascal. Tức thị
áp suất của đầu trong xy lanh tác dụng lên tất cả những bề mặt xúc tiếp của đế
piston theo phương vuông góc với nó song song chuyển hóa năng lượng thành
P
lực nén, hay còn gọi là trọng tải được tính theo công thức p= f . Như vậy khi tá
có 2 xilanh-pittông được nối với nhau bằng ống dẫn, dưới tác dụng của ngoại
lực P1 sẽ tạo ra áp suất chất lỏng là p1, áp suất p1 truyền lên pittong 2 tạo ra lực
P2. Chính lực này sẽ tạo ra công năng để biến dạng vật liệu.

Từ đó ta có:


Có nghĩa là, lực P2 luôn bằng tích của lực P1 với tỉ số giữa diện tích f2 của
pittông 2 trên diện tích f1 của pittông 1. Như vậy, tỷ số f2/f1 càng lớn thì áp lực
dùng để gia công vật liệu càng lớn.
Hình 1-1. Nguyên lí hoạt động
1.1.3. Cấu tạo của máy ép thuỷ lực
Cấu tạo của máy ép thuỷ lực gồm 3 bộ phận chính:

-Hệ thống điều khiển: Là khu vực có nhiệm vụ điều hành các chi tiết
trong máy nén thủy lực. Bộ phận này dùng để điều khiển để máy ép hoạt động
trơn tru.

-Hệ thống thủy lực: Là bộ phận có chức năng chính là nén các dụng cụ,
vật liệu. Đây là điểm đặc biệt mà các loại máy thông thường khác không có.

-Bộ phận thân khung máy ép thủy lực: Bộ phận thường có cấu tạo, thiết
kế chắc chắn. Đồng thời, các chi tiết máy được làm từ chất liệu tốt, với độ bền
cao. Nhằm đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ của thiết bị trong thời gian dài.

Hình 1-2. Mô hình cấu tạo máy ép thuỷ lực

1.2. Máy ép thuỷ lực dập vuốt song động

1.2.1. Khái niệm máy ép thuỷ lực dập vuốt song động

Máy ép thủy lực song động là máy ép thủy lực được thiết kế và chế tạo có
2 chuyển động ngược chiều nhau là ép và đẩy, tạo ra bởi xi lanh ép chính và xi
lanh ép phụ. Hướng chuyển động cán theo chiều đi ra ( hành trình đẩy ) của xi
lanh thủy lực ép chính sẽ là chiều rút ( hành trình kéo ) của xi lanh ép phụ.

1.2.2 Cấu tạo của máy ép thuỷ lực dập vuốt song động

You might also like