You are on page 1of 34

Đồ án gia công áp lực GVHD: TS.

Đinh Văn Duy

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TRONG NGÀNH GACL ..................... 4
1.1 Các thiết bị dập tạo hình ................................................................................ 4
1.1.1 Nhóm máy búa........................................................................................ 4
1.1.2 Nhóm máy ép thủy lực ............................................................................ 5
1.1.3 Nhóm máy ép cơ khí ............................................................................... 6
1.2 Giới thiệu chung về máy ép thủy lực ............................................................. 7
1.2.1 Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực............................................... 9
1.2.2 Phân loại máy ép thủy lực ....................................................................... 9
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU ............................. 11
2.1 Chọn truyền dẫn .......................................................................................... 11
2.2 Chọn chất lỏng công tác .............................................................................. 11
2.3 Các thông số của máy .................................................................................. 11
2.4 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực .......................................... 12
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC................................................................. 15
3.1 Tính toán và kiểm nghiệm xilanh................................................................. 15
3.1.1 Tính toán xi lanh. .................................................................................. 15
3.1.2 Kiểm nghiệm độ bền xilanh. ................................................................. 17
3.2 Hệ thống thủy lực: ....................................................................................... 18
3.2.1 Diện tích: .............................................................................................. 18
3.2.2 Lưu lượng: ............................................................................................ 18
3.3 Chọn các thành phần của thủy lực: .............................................................. 19
3.3.1 Động cơ điện chính: .............................................................................. 19
3.3.2 Bơm thủy lực: ....................................................................................... 19
3.3.3 Hệ thống van......................................................................................... 20
3.3.4 Bộ lọc. .................................................................................................. 24
3.3.5 Hệ thống đường ống. ............................................................................ 25
3.3.6 Thùng dầu. ............................................................................................ 27
3.3.7 Ống nối. ................................................................................................ 27
3.3.8 Áp kế. ................................................................................................... 28
CHƯƠNG 4 KIỂM NGHIỆM KHUNG THÂN MÁY ........................................... 29

SV: Đặng Ngọc Hùng 1


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

4.1 Thông số của khung thân máy: .................................................................... 29


4.2 Đơn vị ......................................................................................................... 29
4.3 Tải trọng ...................................................................................................... 30
4.4 Kết quả mô phỏng ....................................................................................... 30
4.5 Kiểm nghiệm chuyển vị ............................................................................... 31
4.6 Kiểm nghiệm biến dạng ............................................................................... 31
4.7 Kiểm nghiệm hệ số an toàn.......................................................................... 32
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 34

SV: Đặng Ngọc Hùng 2


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

LỜI NÓI ĐẦU


Công nghệ gia công áp lực là một trong những phương pháp chế tạo chính đã có
từ lâu đời trong lĩnh vực sản xuất cơ khí. Đây là phương pháp dựa vào khả năng biến
dạng dẻo của kim loại để tạo hình sản phẩm nhờ đó tiết kiệm được nguyên vật liệu và
tăng cơ tính cho sản phẩm. Công nghệ gia công áp lực thường được thường được ứng
dụng trong các dạng sản xuất hàng loạt và hàng khối vì thế nên có thể giảm được giá
thành sản phẩm nhiều so với những phương pháp chế tạo khác trong sản xuất cơ khí.
Vì thế gia công áp lực là ngành không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất cơ khí và ngày
càng phát triển mạnh tại những nước có nền công nghiệp đã và đang phát triển.
Hiện nay tai các nước có nền công nghiệp đã và đang phát triển, các sản phẩm
mà ngành gia công áp lực mang lại là rất lớn. Ở Việt Nam những năm gần đây ngành
công nghệ gia công áp lực ngày càng phát triển mạnh mẽ trong việc chế tạo các sản
phẩm cơ khí hiện đai như sản xuất ôto, xe máy,…
Việc chế tạo sản phẩm cơ khí hiện đại cần phải có được những thiết bị phù hợp,
tân tiến hiện đại. Thiết bị trong ngành GCAl ngày càng được phát triển cải tiến và
đem lại hiệu quả cao. Một trong số đó chính là máy ép thủy lực, đây là thiết bị đóng
vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt là công nghiệp
chế tạo và ngành dập tấm…
Với đề tài: “thiết kế máy ép thủy lực 100 tấn 4 cột”. Dưới sự hướng dẫn của
thầy Đinh Văn Duy. Em đã tìm hiểu về hệ thống thủy lực, các kết cấu cơ khí, tính
năng, công dụng của máy ép thủy lực, đồng thời tính toán, chọn, kiểm nghiệm các bộ
phận làm việc trên máy ép thủy lực 100 tấn 4 cột.
Nội dung đồ án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về thiết bị trong ngành gia công áp lực
Chương 2: Phân tích và chọn phương án tối ưu
Chương 3: Tính toán thủy lực
Chương 4: Kiểm nghiệm khung thân máy
Trong quá trình tính toán thiết kế đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô trong bộ môn Gia công áp lực. Do kiến thức và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế nên đồ án này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được
sự bổ sung, góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thiết kế
Đặng Ngọc Hùng

SV: Đặng Ngọc Hùng 3


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TRONG NGÀNH

GIA CÔNG ÁP LỰC

1.1 Các thiết bị dập tạo hình


Hiện nay ngành gia công áp lực đang là một trong những ngành rất được chú
trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những sản phẩm của ngành đóng vai trò
chủ đạo trong sản xuất công nghiệp.Những thiết bị thiết yếu và điển hình của ngành
:máy búa và máy ép thủy lực, máy ép cơ khí ..., trong đó máy ép thủy lực ngày càng
được sử dụng rộng rãi với nhiều chủng loại và tính đa dạng về sản phẩm cũng như công
năng của chúng như : dập thể tích, rèn tự do, ép chảy, ép đùn, uốn-nắn kim loại, dập
vuốt ( dập thủy tĩnh, dập thủy cơ… ).
Trong ngành gia công áp lực, các thiết bị dập tạo hình chia thành 3 nhóm chính bao
gồm :
- Nhóm máy búa .
- Nhóm máy ép thủy lực.
- Nhóm máy ép cơ khí.
1.1.1 Nhóm máy búa

Hình 1.1 Máy búa


- Máy búa : Là loại máy được sử dụng rộng trong các phân xưởng rèn và dập lớn
- Thông số cơ bản của máy :

SV: Đặng Ngọc Hùng 4


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

+ Trọng lượng của vật rơi.


+ Tốc độ của vật rơi.
+ Hiệu suất va đập.
- Phân loại máy búa : Dựa vào cơ cấu phát động
+ Máy búa hơi nước – không khí nén.
+ Máy búa không khí nén.
+ Máy búa cơ khí.
+ Máy búa thủy lực.
+ Máy búa khí cháy.
- Ưu và nhược điểm của máy búa :
+ Ưu điểm : Lực dập lớn, tốc độ dập cao, dập được những phôi cỡ lớn, dập
được nhiều vật trên cùng một lòng khuôn.
+ Nhược điểm : Thân máy cồng kềnh, tiếng ồn lớn, gây rung động mạnh, vật
dập kém chính xác, khó tự động hóa trong quá trình dập và năng suất không
cao so với máy ép cơ khí.
- Công dụng : Rèn tự do, chồn, vuốt, dập khối, …
1.1.2 Nhóm máy ép thủy lực

Hình 1.2 Máy ép thủy lực


- Máy ép thủy lực : Là loại máy ép truyền dẫn bằng chất lỏng (dầu hoặc nước) có
áp suất cao. Máy ép thủy lực hầu như hoạt động ở trạng thái tĩnh.
- Nguyên lý làm việc : Dựa trên cơ sở của định luật Pascal.

SV: Đặng Ngọc Hùng 5


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

- Thông số chính của máy :


+ Lực ép danh nghĩa : PH (tấn).
+ Chiều cao hở khoảng không gian dập : Z.
+ Hành trình xà di động : H.
+ Kích thước bàn máy : A x B.
+ Tốc độ ép, không tải, …
- Phân loại máy ép thủy lực :
+ Phân loại theo hình dáng khung máy : Khung máy chữ C, khung máy 2, 4
trụ (thân kín), khung máy dạng 2, 4 cột (thân kín).
+ Phân loại theo chức năng công nghệ : Máy ép dập tấm, máy ép rèn dập thể
tích, máy ép chảy, máy cắt đột liên hợp, máy ép chuyên dụng.
- Ưu và nhược điểm của máy ép thủy lực :
+ Ưu điểm : lực dập lớn hơn bất cứ một loại máy rèn nào khác, độ ồn thấp, làm
việc êm không gây chấn động, dễ tự động hóa quá trình dập vì thế được sử
dụng nhiều trong các nhà máy.
+ Nhược điểm :
- Công dụng : Rèn, dập khối, ép chảy, dập tấm, …
1.1.3 Nhóm máy ép cơ khí

Hình 1.3 Máy ép trục khuỷu


- Máy ép cơ khí : Là máy được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghành công nghệ
chế tạo máy và dụng cụ, công nghiệp xây dựng, thực phẩm, …

SV: Đặng Ngọc Hùng 6


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

- Thông số quan trọng của máy ép : Lực ép – lực ép thể hiện kích thước và công
suất của máy.
- Phân loại máy ép cơ khí :
+ Máy ép trục khuỷa.
+ Máy loại quay.
+ Máy dập xung.
- Ưu và nhược điểm của máy ép cơ khí :
+ Ưu điểm : kết cấu và sử dụng đơn giản, chế tạo các chi tiết có hình dáng
phức tạp, chất lượng bề mặt chi tiết cao, năng suất cao, độ ồn thấp, ít gây
rung động.
+ Nhược điểm : ít vạn năng trong nguyên công dập thể tích, không thực hiện
được các nguyên công vuốt, ép tụ. Lực ép của máy không thể tăng quá lớn
như máy ép thủy lực, đầu trượt có thể bị kẹt ở điểm chết dưới.
- Công dụng : Dùng để dập tấm, dập thể tích nóng, nguội, cắt phôi và thực hiện
nhiều nguyên công khác trong gia công áp lực, …
1.2 Giới thiệu chung về máy ép thủy lực
Máy ép thủy lực là một máy công cụ sử dụng nguồn lực là hệ thống thủy lực,
hoạt động hầu như theo tác dụng tĩnh dựa trên nguyên lí định luật Pascal.Bên cạnh tính
đa dạng của loại máy này, ta không thể không kể đến những tính năng, ưu điểm cơ bản
của máy ép thủy lực khiến nó được sử dụng rất phổ biến, đó là :
- Làm việc êm, không gây tiếng ồn như các loại máy cơ khí khác.Cho áp
lực cực đại theo lực danh nghĩa và có thể duy trì áp lực đó trong suốt quá
trình công nghệ.

- Tác động riêng biệt hoặc đa tác động.Máy ép thủy lực có thể thiết kế tùy
theo yêu cầu, máy đơn tác động dung cho một động tác ép, máy đa tác
động dung cho nhiều động tác khác nhau như ép biên-ép sâu;ép theo
chương trình, tăng áp theo hàm hoặc theo từng bước biến dạng.Sự điều
khiển lực ép rất mềm dẻo tùy theo yêu cầu công nghệ với kết cấu khuôn
tương ứng.

- Máy ép thủy lực có kết cấu đơn giản, sử dụng các bộ phận được tiêu chuẩn
hóa cao như bơm bánh răng, bơm cao áp piston, các van, các đường
ống...Chính vì vậy đã làm hạ giá thành sản phẩm.

- Máy ép thủy lực không bị lực ép hạn chế.Có thể thiết kế cho lực ép lên
trên, lực ép xuống dưới, lực ép ngang và có thể theo hướng nào đó theo
yêu cầu công nghệ và khuôn.Lực ép có thể nhỏ, cũng có thể tạo lực ép
cực lớn.

SV: Đặng Ngọc Hùng 7


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

- Máy ép thủy lực thiết kế có cơ cấu an toàn.Chính vì vậy lực ép không bao
giờ vượt quá giới hạn cho phép, bảo đảm công nghệ ổn định và độ bền
của máy cao.

- Máy ép thủy lực được lắp nhiều dạng điều khiển khác nhau : điều khiển
thủ công, điều khiển PLC, điều khiển CNC. Nhờ đó, các thông số công
nghệ được kiểm soát và điểu khiển chính xác, đảm bảo hiệu suất máy cao
và tận dụng được hết công suất máy.

- Kết cấu máy có thể theo kiểu đứng, kiểu nằm, đồng thời kết cấu gọn nhẹ
hơn so với kết cấu các máy cơ khí.

Dưới đây là một số loại máy ép thủy lực thường gặp trong các nhà máy ở nước ta:

Hình 1.4 Một số loại máy ép thủy lực thường gặp trong các nhà máy ở nước ta.

SV: Đặng Ngọc Hùng 8


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

1.2.1 Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực.


Nguyên lí hoạt động:
- Máy ép thủy lực làm việc tuân theo định luật truyền áp suất trong lòng
chất lỏng theo định luật Pascal

Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực

P1
- Đặt lực P1 vào piston 1 nó sẽ tạo ra áp suất p = . Theo định luật
f1
Pascal thì áp suất p được truyền đến tất cả các điểm của thể tích chất
lỏng và do có hướng tác dụng vuông góc với mặt đáy của piston 2, nó sẽ
tạo ra lực P2 = p. f 2 và lực này gây ra tác dụng lên phôi 3.
f2
Trên cơ sở định luật Pascal, ta có: P2 = P1. . Khi đó, P2 là lực ta cần sử dụng khi
f1
gia công.
1.2.2 Phân loại máy ép thủy lực
❖ Phân loại theo khung thân máy :
- Khung than máy chữ C.
- Khung máy 2, 4 trụ (thân kín).
- Khung máy dạng 2, 4 cột (than kín).
❖ Phân loại theo chức năng công nghệ :
- Máy ép dập tấm.

SV: Đặng Ngọc Hùng 9


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

- Máy ép rèn, dập thể tích.


- Máy ép chảy
- Máy cắt đột liên hợp.
Máy ép chuyên dụng.
❖ Phân loại theo dạng dẫn động máy ép :
- Dẫn động kiểu bơm :
+ Có bình tích áp.
+ Không có bình tích áp.
- Dẫn động kiểu dùng bộ tăng áp :
+ Bộ tăng áp hơi – khí.
+ Bộ tăng áp kiểu cơ khí.
Kết luận: Chương tổng quan thiết bị trong ngành gia công áp lực cho em nắm được
một cách tổng quát của ngành, các loại máy ép, đặc biệt là máy ép thủy lực.

SV: Đặng Ngọc Hùng 10


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

2.1 Chọn truyền dẫn


Các dạng dẫn động thường dùng đó là :
❖ Dẫn động kiểu bơm :
- Có bình tích áp : Chất lỏng được bơm trực tiếp từ bơm.
- Không có bình tích áp : Chất lỏng bơm từ bơm và trong bình tích áp.
❖ Dẫn động kiểu dùng bộ tăng áp :
- Bộ tăng áp hơi khí : năng lượng tiêu thụ không phụ thuộc và sức cản của
phôi. Thực hiện hành trình ngắn và lặp lại.
- Bộ tăng áp kiểu cơ khí : năng lương tiêu thụ phụ thuộc vào công thực
hiện. Đảm bảo lượng lớn hành trình lặp đi lặp lại.
 Chọn kiểu dẫn động : dẫn động kiểu bơm – không có bình tích áp.
2.2 Chọn chất lỏng công tác
Chất lỏng công tác được sử dụng trong máy ép thủy lực thường là nước (nhũ tương
nước) hoặc là dầu khoáng.
❖ Các chất nhũ tương thường được sử dụng khi : máy ép thủy lực là loại lớn, có
đường kính piston > 1000mm, và khi có hành trình của xà di động khi có nguy
cơ tự bốc cháy hoặc gây bẩn chất lỏng.
❖ Dầu khoáng (dầu máy, dầu công nghiệp,…) thường được sử dụng khi : máy ép
thủy lực nhỏ, có đường kính piston <1000mm.
Vì máy ép thủy lực 100T là loại nhỏ nên ta chọn chất lỏng công tác là dầu khoáng. Áp
suất làm việc 200 bar.
2.3 Các thông số của máy
• Lực ép danh nghĩa : 100 tấn.
• Kích thước bàn máy: 630 x 630 mm x mm
• Hành trình làm việc của xilanh: 500mm.
• Chiều cao hở: 800mm.
• Vận tốc không tải nhanh: 48mm/s.
• Vận tốc ép: 6mm/s.
• Vận tốc đi lên: 55mm/s.
• Áp suất làm việc chất lỏng: 200bar.

SV: Đặng Ngọc Hùng 11


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

2.4 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lí máy ép thuỷ lực

SV: Đặng Ngọc Hùng 12


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

1. Bể dầu
2. Cụm lọc dầu
3. Van an toàn
4. Đồng hồ đo áp
5. Xi lanh công tác
6. Cụm van tiết lưu + van một chiều
7. Van phân phối
8. Bơm thủy lực
9. Động cơ
10. Van điền đầy
11. Van chống lún
Trong sơ đồ thủy lực ta sử dụng các phần tử thủy lực sau :
− Bơm thuỷ lực: Cung cấp áp suất và lưu lượng cho toàn bộ hệ thống thủy lực.
− Van an toàn: Để đảm bảo áp suất của hệ thống không vượt quá giá trị cho phép nhằm
bảo vệ an toàn cho các thiết bị hệ thống không bị phá hỏng và hệ thống làm việc đúng
yêu cầu của thiết kế .
− Đồng hồ đo áp: Dùng để đo áp suất tại đầu ra của bơm ,từ đó xác định được điều kiện
làm việc cụ thể của bơm trong từng trường hợp khác nhau .
− Van phân phối : Van có 4 cửa nhưng hoạt động ở 3 vị trí, van này có đặc điểm là ở chế
độ chờ (không tải) tại vị trí van chưa hoạt động. Dầu sẽ qua van và hồi về bể.
− Van tiết lưu: điều chỉnh lưu lượng vào xilanh.
− Van một chiều: lấy tín hiệu từ áp suất dầu trong hệ thống để hoạt động, Xylanh chính:
Tạo lực cần thiết để ép vật liệu.
− Cụm lọc dầu: Cụm này gồm có bộ lọc đi kèm với van 1 chiều có đặt mức áp suất. Dầu
sẽ qua van 1 chiều khi bộ lọc hoạt động quá mức cho phép .
− Bể dầu: Để đựng lượng dầu cần thiết cho hoạt động của hệ thống.
− Van điền đầy: Sử dụng quá trình không tải nhanh đi xuống.
Nguyên lý làm việc của hệ thống:
Hành trình xuống bàn ép: Van phân phối ở vị trí như hình vẽ, dầu sẽ qua van phân phối
đến không gian trên của xilanh giúp kéo bàn ép xuống. Tiết lưu sẽ giúp điều chỉnh lưu
lượng vào xilanh và điều chỉnh đúng tốc độ yêu cầu.

SV: Đặng Ngọc Hùng 13


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 2.2 Sơ đồ van phân phối trong hành trình ép


Chế độ giữ tải: là chế độ mà xilanh sau khi ép xong sẽ đứng im nhằm làm cho vật liệu ép
gắn kết bền chặt hơn, tạo sản phẩm đạt yêu cầu về độ bền cơ học. Lúc này van an toàn sẽ
hoạt động để áp suất hệ thống không lên cao gây hỏng kết cấu sản phẩm.
Hành trình lùi bàn ép: Van phân phối ở vị trí như hình vẽ, dầu sẽ qua van phân phối đến
không gian dưới của xilanh giúp đẩy bàn ép lên. Trong thời gian này, sản phẩm sẽ được
lấy ra khỏi bàn ép.

Hình 2.3 Sơ đồ van phân phối trong hành trình lùi

SV: Đặng Ngọc Hùng 14


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC

3.1 Tính toán và kiểm nghiệm xilanh.


3.1.1 Tính toán xi lanh.
Các thông số tính toán đã cho :
• Lực ép lớn nhất của xi lanh: Fmax = 100 tấn
• Áp suất làm việc lớn nhất của xi lanh: Pmax = 250 bar
• Hành trình làm việc của xi lanh: S = 500 mm
• Tốc độ không tải đi xuống : v1 = 48 mm/s
• Tốc độ không tải đi lên : v2 = 55 mm/s
• Tốc độ ép : v3 = 6 mm/s

Hình 3.1 Sơ đồ pittong – xilanh


Theo công thức trang 5 sách [3]
Fmax 100.104
Diện tích mặt cắt xilanh: Fb = = 5
= 0, 05 ( m2 ) (3.1)
Pmax 200.10

4 Fb 4.0, 05
Đường kính tính toán của xilanh: dtt = = = 0, 25 ( m ) = 250 (mm) (3.2)
 

Chọn đường kính trong xilanh theo bảng tiêu chuẩn (đường kính trong):
- Kiểu lắp MF3: Bích tròn ở đầu.
- Đường kính trong: D1 = 250(mm).

SV: Đặng Ngọc Hùng 15


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 3.2 Bản vẽ và các kích thước xilanh kiểu MF3


Đường kính của cần xilanh:
Chọn đường kính cần theo bảng tiêu chuẩn: d1 = 125 (mm).

Theo công thức trang 6 sách [3]


D1. pMax 250.20
Chiều dày xi lanh: t = = = 17,5 (mm) (3.3)
 20. ( th / k ) .e  − 2. pMax  20. ( 52 / 3, 2 ) .1 − 2.20

Lấy tròn 20 mm.


Trong đó:
- D1: đường kính trong của xilanh, (mm).
- pMax: áp suất làm việc lớn nhất của xi lanh, (Mpa).
- e: hệ số công nghệ với than xi lanh làm từ thép ống cán, e = 1.
- k: hệ số an toàn, lấy k = 3,2.
-  th : giới hạn đàn hồi của vật liệu vỏ xilanh, (Mpa).

Chọn vật liệu vỏ xilanh từ thép cán ST52.3 (SAE 1026/JIS G3445(1974) STKM –
13C(13EC) Có các thành phần hoá học và đặc trưng vật liệu như sau:

Thành phần hóa học (%) Tính chất cơ học

C Mn P S Si σth
Al σb (%)
(MPa) (MPa)
0,13-0,18 1,02-1,50 ≤0,02 ≤0,015 0,15-0,35 ≥0,02 520 585 18

 th : giới hạn đàn hồi

SV: Đặng Ngọc Hùng 16


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

 b : giới hạn bền

 : độ dãn dài tỉ đối


Đường kính ngoài xinh lanh: D2 = D1 + 2t = 250 + 2.20 = 290 (mm).

3.1.2 Kiểm nghiệm độ bền xilanh.


Công thức ứng suất tại một điểm trên bán kính r của vỏ trụ chịu áp suất trong và ngoài:
Trong trường hợp máy ép thủy lực đang xét, các vỏ xilanh chỉ chịu áp suất trong Pa nên
công thức tính ứng suất hướng kính và ứng suất vòng.
Theo công thức trang 7 sách [3]
 b2   1452 
pa .a 2 1 + 2  200.1252 1 + 2 
 r =  125  = 1357, 4 bar = 136 Mpa
t = ( ) (3.4)
b2 − a 2 1452 − 1252

 b2   1452 
pa .a 2 1 − 2  200.1252 1 − 2 
 r =  125  = −200 bar = −20 Mpa
r = ( ) (3.5)
b2 − a 2 1452 − 1252

pa .a 2 200.1252
z = = = 578, 7 ( bar ) = 58Mpa (3.6)
b 2 − a 2 1452 − 1252

  td =  t 2 +  r 2 +  z 2 −  t r −  r z −  z t = 131Mpa

So sánh ta thấy:  td   th vậy thoả mãn điều kiện bền. Trong đó:

- a và b là bán kính trong và ngoài vỏ trụ


- r là bán kính đang xét ứng suất
-  r và  t ứng suất vòng và ứng suất hướng kính tại r
- p a và pb là áp suất ở mặt trong và mặt ngoài vỏ trụ.

SV: Đặng Ngọc Hùng 17


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 3.3 Sơ đồ tính toán xilanh


3.2 Hệ thống thủy lực:
3.2.1 Diện tích:
Theo công thức trang 9 sách [3]
D12 2502
- Diện tích xilanh: S1 =  = = 49087, 4 ( mm2 ) (3.7)
4 4

- Diện tích hình vành khăn: S2 = 


( D12 − d12 )
=
( 2502 − 1252 )
= 36815,5 ( mm2 ) (3.8)
4 4
3.2.2 Lưu lượng:
Theo công thức trang 9 sách [3]
- Lưu lượng cần thiết khi xi lanh xuống nhanh trong hành trình không tải.
Q1 = S1.v1 = 49087, 4.48 = 2356195, 2 ( mm3 / s ) = 0,14 ( m3 / ph ) (3.9)
- Lưu lượng cần thiết khi xi lanh lên nhanh trong quá trình không tải.
Q2 = S1.v2 = 49087, 4.55 = 2699807 ( mm3 / s ) = 0,16 ( m3 / ph ) (3.10)
- Lưu lượng cần thiết khi xilanh ép:
Q3 = S1.v3 = 49087, 4.6 = 294524, 4 ( mm3 / s ) = 0, 018 ( m3 / ph ) = 18 ( l / ph ) (3.11)
- Áp suất cần thiết khi ép lực 100 tấn đối với xilanh:
PH 100.104
P= = = 27, 2 ( N / mm2 ) = 272 ( bar ) (3.12)
S2 36815,5

SV: Đặng Ngọc Hùng 18


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

3.3 Chọn các thành phần của thủy lực:


3.3.1 Động cơ điện chính:
- Công suất của động cơ điện: Theo công thức trang 42 sách [3]
Pmax .Q3 200.18
N= = .0, 65 = 3,9 ( kW ) (3.13)
600 600
Với:
pmax : Là áp suất làm việc lớn nhất

Q3 : Lưu lượng trong hành trình ép

 : Hiệu suất

Chọn động cơ điện theo [4]:


- Ký hiệu: 3K132S4
- Công suất động cơ: 4,5 (kW)
- Tốc độ quay: 1440 (vòng/phút)
- Hiệu suất động cơ:  = 0,85%
3.3.2 Bơm thủy lực:
Thông thường người ta sử dụng bơm chính tạo ra áp suất là bơm piston, những máy nhỏ
thì dùng bơm bánh răng. Bơm bánh răng thường được sử dụng cung cấp dầu cho hệ
thống điều khiển.
- Dung tích của bơm thủy lực: Theo công thức trang 42 sách [3]
Q3 0, 018.106
Qv = = = 12,5 (cm3) (3.14)
ndc 1440

Tra catalogua [5] của hãng REXROTH: Ta chọn bơm bánh răng ăn khớp ngoài:
- Loại bơm: AZPF/ AZP-10-019RCB20MB18009Sxxx
- Dung tích bơm: 19 cm3
- Áp suất làm việc danh nghĩa: 250 bar
- Áp suất làm việc tối đa: 280 bar
- Tốc độ: 500  4000 vòng/ phút.

SV: Đặng Ngọc Hùng 19


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 3.4 Bơm bánh răng

3.3.3 Hệ thống van.


a) Van phân phối:
Nhiệm vụ : phân chia và định hướng dòng dầu thủy lực vào các đường ống khác nhau
theo các tín hiệu điều khiển và trả dầu về thùng , khi lựa chọn van phân phối , cần phải
căn cứ vào những tính tính năng kĩ thuật như kiểu đóng mở van , áp lực và lưu lượng dầu
qua van
Các loại van phân phối hay sử dụng :
• Van phân phối điều khiển bằng thủy lực
• Van phân phối điều khiển bằng tay
• Van phân phối điều khiển bằng điện tử

SV: Đặng Ngọc Hùng 20


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 3.5 Van phân phối


Hệ thống ép hoạt động liên tục theo một quy trình khép kín và dựa vào tính kinh tế, lưu
lượng và áp suất ta chọn van phân phối điều khiển điện.
Ta chọn van phân phối dạng 4/3 ( 4 cửa 3 vị trí)
Xác định van dựa vào các thông số:
- Lưu lượng qua van: Qv = 18 ( l/ph)
- Áp suất tại van: pv = 280 bar
Theo catalog [6] của hãng REXROTH, ta chọn van phân phối: 4WE6G-6X/EG24N9K4
Đây van có thông số:
- Áp suất max: Pmax = 350 bar.
- Lưu lượng max: Qmax = 80 (l/ph).

Hình 3.6 Van phân phối 4WE


b) Van an toàn:
Van an toàn là một thiết bị thủy lực dùng để điều chỉnh áp suất trong mạch thủy lực. Van an
toàn thuộc nhóm thiết bị điều chỉnh áp suất đầu vào. Nhiệm vụ chính của van an toàn là bảo vệ

SV: Đặng Ngọc Hùng 21


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

mạch thủy lực khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức (giá trị định mực được cài đặt sẵn ). Trong quá
trình làm việc Van an toàn luôn ở trạng thái đóng. Khi áp suất đầu vào của van vượt giá trị định
mức Van an toàn mở ra cho phép một phần chất lỏng chảy qua van về thùng chứa.
Van được tính chọn chủ yếu theo 2 thông số chính là áp lực dầu định mức và lưu lượng
dầu qua van.
• Áp suất làm việc của bơm : Pb = 280 (bar).
• Lưu lượng của bơm: Qb = 18 (l/ph).
Theo catalog [7] của hãng REXROTH, ta chọn van an toàn: Z DB6VA1-4X315 V/60
• Áp suất làm việc max : 315 (bar).
• Lưu lượng max : 60 (l/ph).

Hình 3.7 Van an toàn.


c) Van 1 chiều :
Van một chiều hoạt động tự động , van chỉ cho chất lỏng chuyển động theo một chiều . Nếu van
một chiều có thêm cơ cấu mở van bằng động cơ ( hoặc điều khiển ) nó trở thành van 1 chiều có
điều khiển . Các van như vậy có thể sử dụng như van nạp , để ngăn ngừa sự tự hạ xuống của xà
ngang (van chống nún)
Van này được lắp ở đầu dưới của xilanh, được điều khiển bằng thuỷ lực:
Theo catalog của hang [8] REXROTH , ta chọn van 1 chiều: Z1S 6
• Áp suất làm việc max: 350 (bar)
• Lưu lượng max: 40 (l/ph).

SV: Đặng Ngọc Hùng 22


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 3.8 Valve 1 chiều.


d) Van tiết lưu.
Để chỉnh vận tốc dòng dầu chảy trong hệ thống thủy lực ta dùng cơ cấu được gọi là van tiết lưu ,nó
là cơ cấu mà chúng ta có thể thay đổi được tiết diện tăng hoặc giảm cho dòng chất lỏng đi qua
nhiều hay ít ;tiết diện này được điều khiển bằng cơ khí hoặc bằng điện từ. tác động từ bên
ngoài.Việc điều khiển này có tác dụng làm thay đổi vận tốc các cơ cấu chấp hành ví dụ như vận
tốc của xilanh thủy lực hoặc motor thủy lực được thay đổi theo yêu cầu thực tế công nghệ của
từng thiết bị cụ thể.
Dòng dầu có thể chỉnh theo ý muốn và đáp ứng thực tế công nghệ của thiết bị vì vậy tiết lưu có
các kết cấu khác nhau,
• Tiết lưu chỉnh không có van một chiều có thể chỉnh được cả hai chiều .
• Tiết lưu có van một chiều : van này chỉ cho phép chỉnh dòng chảy cho một hướng còn
dòng chảy ngược lại được chảy tự do

SV: Đặng Ngọc Hùng 23


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Hình 3.9 Van tiết lưu


3.3.4 Bộ lọc.
Nhiệm vụ làm sạch chất lỏng công tác khỏi các chất cặn, bẩn từ bên ngoài vào hoặc
do sự mài mòn các chi tiết khi làm việc, bảo đảm cho hệ thống làm việc ổn định, tăng
tuổi thọ cho các chi tiết. Nhiệm vụ làm sạch chất lỏng công tác khỏi các chất cặn, bẩn từ
bên ngoài vào hoặc do sự mài mòn các chi tiết khi làm việc, bảo đảm cho hệ thống làm
việc ổn định, tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

Hình 3.10 Nguyên lý lọc dầu hồi

SV: Đặng Ngọc Hùng 24


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc: Dầu vào cửa A đi vào bộ lọc qua các mắt lưới
của lưới lọc và thoát ra ở cửa B.
Theo Catalogue ta chọn bộ lọc có thông số:
Kí hiệu: RPL W/HC 6500 F 25
- Áp suất cực đại: pmax = 250(bar )

- Lưu lượng cực đại Qmax = 360 (l/ph)

Hình 3.11 Lọc dầu


3.3.5 Hệ thống đường ống.
Chức năng: có tác dụng phân phối dầu, tạo ra sự liên kết giữa các bộ phận trong hệ thống thủy lực.
Tính toán đường ống dựa vào tiết diện lưu thông của đường ống được tính toán dựa trên cơ sở tốc
độ cho phép của chất lỏng. Yêu cầu cơ bản của ống dẫn dầu là phải có độ bền cao và tính đàn hồi
tốt. Các mối nối phải đảm bảo kín khít, tránh do dầu và không khí từ ngoài lọt vào hệ thống, các
ống của đường dầu áp lực chính làm bằng thép chịu áp lực.
Các mối nối thông thường được làm kín khít bằng gioăng cao su với đường thấp áp, bằng đồng
nếu là đường cao áp.
Đường ống dùng phổ biến trong hệ thống thủy lực là các loại ống thép đúc và ống
mềm (ống cao su) chịu áp.
Đường ống gồm 3 phần: đường ống hút, đường ống đẩy và đường ống xả:

SV: Đặng Ngọc Hùng 25


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

Thông thường, vận tốc cho phép trong các đường ống này như sau:
- Đối với ống hút : vhút = 0,5 1,5 m/s
- Đối với ống đẩy: vđẩy = 6  7 m/s.
- Đối với ống xả : vxả = 0,5 1,5 m/s.

4.Qbom
Đường kính trong của ống tính theo công thức: d =
 .v

❖ Tính toán đường kính ống hút:


Chọn vhút = 1,5 m/s

4Qbom 4.0, 018


Đường kính thiết kế của ống hút: d hut = = = 0, 016(m) = 16(mm)
 .vhut  .1,5.60

Theo tiêu chuẩn về đường ống thủy lực, ta chọn được:


 Đường kính trong ống hút là:dhut = 16 (mm).
 Đường kính ngoài ống hút là: Dhut = 20 (mm).
❖ Tính toán đường kính ống đẩy:
Chọn vđẩy = 7 m/s
4Qbom 4.0, 018
Đường kính thiết kế của ống đẩy: d day = = = 0, 007(m) = 7(mm)
 .vday  .7.60

Theo tiêu chuẩn về đường ống thủy lực, ta chọn được:


 Đường kính trong ống đẩy là:dđẩy = 8 (mm).
 Đường kính ngoài ống đẩy là: Dđẩy = 12 (mm).
❖ Tính toán đường kính ống xả:
Chọn vxả = 1,5 m/s
4Qbom 4.0, 018
Đường kính thiết kế của ống xả: d xa = = = 0, 016(m) = 16(mm)
 .vxa  .1,5.60

Theo tiêu chuẩn về đường ống thủy lực, ta chọn được:


 Đường kính trong ống xả là:dxả = 16 (mm).
 Đường kính ngoài ống xả là: Dxả = 20 (mm).
Ta chọn: Loai ống : ống mềm

SV: Đặng Ngọc Hùng 26


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

• Đường kính ống : hút , đẩy , xả tương ứng 20, 12, 20 (mm)
• Áp suất cực đại của chất lỏng chảy trong ống : 350 (bar)
3.3.6 Thùng dầu.
Kích thước bể dầu được tính toán dựa trên cơ sở đảm bảo về mặt tản nhiệt và hạn chế đến
mức tối đa sự xoáy của dầu trong quá trình hoạt động của hệ thống. Bể dầu thường có xu
hướng kích thước hẹp cao hơn là rộng thấp để tăng khả năng truyền nhiệt của dầu ra bên
ngoài. Lượng dầu trong hệ thống đường ống phải luôn được điền đầy, không có gián
đoạn
Việc tính toán kích thước bể dầu thường dựa trên lưu lượng lưu thông qua hệ thống và
dựa trên điều kiện tỏa nhiệt của hệ thống.
• V = a.b.h
• V = ( 3  5 ) Qbơm = ( 3  5 )x 18 (l/ph) = 48  90 (lit).
Chọn thùng dầu có thể tích: V = 80 (lit)
Chọn các kích thước: a = 500 (mm), b = 400 (mm), h = 400 (mm)
3.3.7 Ống nối.

Hình 3.12 Ống nối vặn ren Hình 3.13 Ống nối siết chặt

SV: Đặng Ngọc Hùng 27


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

• Chọn loại ống nối siết chặt bằng đai ốc, đường kính ống chọn sao cho khớp với
ống dẫn.
3.3.8 Áp kế.
• Dùng áp kế lò xo với chỉ số áp suất max = 350 bar
Căn cứ vào áp suất làm việc cực đại và độ chính xác yêu cầu của hệ thống cần đo ta chọn
loại hợp lí nhất

SV: Đặng Ngọc Hùng 28


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

CHƯƠNG 4 KIỂM NGHIỆM KHUNG THÂN MÁY


Sử dụng phần mềm solidwork để kiểm nghiệm khung thân máy.
4.1 Thông số của khung thân máy:

Model name: METL100T


Current Configuration: Default
Solid Bodies
Document Name Document Path/Date
Treated As Volumetric Properties
and Reference Modified
Thân máy
Khối lượng:5322.15 kg
Thể tích:0.677981 m^3 C:\UsersDocuments\MET
Solid Body Khối lượng riêng:7850 kg/m^3 L100T.SLDPRT
Trọng lượng:52157.1 N

Hình 4.1 Khung thân máy


4.2 Đơn vị
Tiêu chuẩn đơn vị SI (MKS)
Chiều dài mm
Nhiệt độ K
Vận tốc góc Rad/s
Áp lực N/m^2

SV: Đặng Ngọc Hùng 29


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

4.3 Tải trọng

Load name Load Image Load Details


Entities: 1 face(s)
Type: Apply normal force
Value: 1e+006 N
Lực 1

Entities: 1 face(s)
Type: Apply normal force
Value: 1e+006 N
Lực 2

Hình 4.2 Vị trí đặt tải trọng

4.4 Kết quả mô phỏng

Name Type Min Max


Ứng VON: von Mises Stress 1,623.081 N/m^2 48,143,136.000N/m^2
suất Node: 12022 Node: 17996

METL100T-Static 1-Stress-Stress1
Hình 4.3 Kiểm nghiệm ứng suất theo Von-Mises

SV: Đặng Ngọc Hùng 30


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

4.5 Kiểm nghiệm chuyển vị


Name Type Min Max
Chuyển vị URES: Resultant Displacement 0.000 mm 0.148 mm
Node: 1005 Node: 9450

METL100T-Static 1-Displacement-Displacement1
Hình 4.4 Kiểm nghiệm chuyển vị
4.6 Kiểm nghiệm biến dạng
Name Type Min Max
Biến dạng ESTRN: Equivalent Strain 0.000000 0.000185
Element: 12285 Element: 5054

METL100T-Static 1-Strain-Strain1
Hình 4.5 Kiểm nghiệm biến dạng

SV: Đặng Ngọc Hùng 31


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

4.7 Kiểm nghiệm hệ số an toàn


Name Type Min Max
Hệ số an toàn Automatic 11.009 326,539.438
Node: 17996 Node: 12022

METL100T-Static 1-Factor of Safety-Factor of Safety1


Hình 4.6 Kiểm nghiệm hệ số an toàn theo Von-Mises
Kết luận
- Chuyển vị lớn nhất là 0,148 mm / 3000 mm < 0.1mm/1000mm/100 tấn
Suy ra: Chuyển vị không đáng kể so với kích thước khung thân máy.
- Ứng suất lớn nhất trên thân máy là 48,13 (Mpa) < Ứng suất cho phép 530 (Mpa)
Suy ra: Thỏa mãn điều kiện bền.

SV: Đặng Ngọc Hùng 32


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Máy búa. ............................................................................................. 4
Hình 1.2. Máy ép thủy lực................................................................................... 5
Hình 1.3. Máy ép trục khuỷu. .............................................................................. 6
Hình 1.4. Một số loại máy ép thường gặp ở nước ta ........................................... 8
Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực. ................................. 9
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý của máy ép thủy lực ................................................. 12
Hình 2.2. Sơ đồ van phân phối trong hành trình ép........................................... 14
Hình 2.3. Sơ đồ van phân phối trong hành trình lùi .......................................... 14
Hình 3.1. Sơ đồ piston – xilanh. ........................................................................ 15
Hình 3.2. Bản vẽ và các kích thước xilanh kiểu MF3 ........................................ 16
Hình 3.3. Sơ đồ tính toán xilanh ....................................................................... 18
Hình 3.4. Bơm bánh răng ................................................................................. 20
Hình 3.5. Van phân phối. .................................................................................. 21
Hình 3.6. Van phân phối 4WE .......................................................................... 21
Hình 3.7. Van an toàn. ...................................................................................... 22
Hình 3.8. Van 1 chiều. ...................................................................................... 23
Hình 3.9. Van tiết lưu. ...................................................................................... 24
Hình 3.10. Nguyên lý lọc dầu hồi ...................................................................... 24
Hình 3.11. Lọc dầu. .......................................................................................... 25
Hình 3.12. Ống nối vặn ren. ............................................................................. 27
Hình 3.13. Ống nối siết chặt ............................................................................. 27
Hình 4.1. Khung thân máy. ............................................................................... 29
Hình 4.2. Vị trí đặt tải trọng ............................................................................. 30
Hình 4.3. Kiểm nghiệm ứng suất theo Von-Mises.............................................. 30
Hình 4.4. Kiểm nghiệm chuyển vị ..................................................................... 31
Hình 4.5. Kiểm nghiệm biến dạng. .................................................................... 31
Hình 4.6. Kiểm nghiệm hệ số an toàn theo Von-Mises ...................................... 32

SV: Đặng Ngọc Hùng 33


Đồ án gia công áp lực GVHD: TS. Đinh Văn Duy

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]- PGS.TS. Phạm Văn Nghệ, GVC. Đỗ Văn Phúc; Máy búa và máy ép thủy lực; NXB
giáo dục, 2005.
[2]- PGS.TS. Phạm Văn Nghệ, PGS.TS. Nguyên Mậu Đằng, PGS. Nguyễn Đắc Trung, TS.
Lê Trung Kiên, TS. Nguyễn Trường An, ThS. Nguyễn Thị Thu, ThS. Nguyễn Trung Kiên;
Công nghệ gia công áp lực; NXB Bách Khoa Hà Nội, 2007.
[3]- Tài liệu của bộ môn Gia công áp lực.
[4]- HEM, Động cơ điện HEM.
[5]- Rexroth, Cataloge bơm thủy lực Rexroth.
[6]- Rexroth, valves phân phối.
[7]- Rexroth, valves an toàn.
[8]- Rexroth, valves một chiều.

SV: Đặng Ngọc Hùng 34

You might also like