You are on page 1of 4

CÁCH TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM

- Bước 1: Xác định các khái niệm cần trình bày; nên lựa chọn: 5 khái niệm trở xuống
- Bước 2. Các nội dung cần trình bày trong phần khái niệm
 2.1 Lựa chọn nội dung giải thích khái niệm mà nó hộ trợ, gắn gần nội dung phân tích của
mình; đừng trình bày quá xa, không cần thiết; đi thẳng vào nội dung khái niệm luôn
 2.2 Khi nào khái niệm có nhiều cách giải thích: Nên lựa chọn trình bày tối đa 3 cách mà nó
có liên quan đến nội dung phân tích của mình
 2.3 Có câu chốt về cách hiểu khái niệm đó cho nghiên cứu của mình
 2.4 Lưu ý trích dẫn đáng tin cậy
- Bước 3. xem xét làm rõ khái niệm đó bằng cách:
 phân tích thành phần của khái niệm đó
 phạm vi phân tích của khái niệm: đối tượng áp dụng: ví dụ tỷ suất sinh lợi áp dụng cho
doanh nghiệp, cho ngân hàng, cho 1 chi nhánh, cho 1 tập đoản
 đo lường đại diện cho khái niệm đó: Trong tình huống, mà không tiện trình bày đo lường
đại diện cho khái niệm ở mục khái niệm, thì nên tham chiếu đến mục nào đó ở phái dưới
mà có trình bày: Nội dung phân tích các đo lường đại diện của khái niệm XXXX được chi
tiết ở Mục 3.2.1.

CÁCH TRÌNH BÀY CƠ SỞ LÝ THUYẾT

- Xác định lý thuyết cho phân tích của mình; Nên giới hạn 2-3 lý thuyết;

- khi trình bày: lưu ý thứ tự phát sinh thời gian,

- Thứ tự trình bày: cần sắp xếp thứ tự trình bày hợp lý có thể dựa trên: i) thứ tự thời gian ra đời
của lý thuyết đó; hoặc ii) diễn biến của các lý thuyết, tương quan:so sánh, khác biệt GIỮA CÁC
LÝ THUYẾT; hoặc iii) thứ tự tầm quan trọng, mức độ gắn kết của lý thuyết đó cho nội dung
phân tích của các anh chị.

- Nội dung quan trọng của nội dung về lý thuyết cần trình bày: lý thuyết đó trong phạm vi chủ đề
phân tích của các anh chị, việc liên hệ vận dụng lý thuyết đó vào đề tài của các anh chị như thế
nào. Trong tình huống trình bày nhiều lý thuyết thì cần so sánh, phân tích mối quan hệ giữa các
lý thuyết, và đưa ra các lập luận lựa chọn vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu, vì sao lựa
chọn, vì sao không?
- Đối với ngành tài chính: qua khào sát cho thấy tổng quan tài liệu để định hình cơ sở lý thuyết =
được chấp nhận, trọng yếu

- Lưu ý trích dẫn; trích dẫn nội dung lý thuyết, các nhận định, đánh giá về lý thuyết đó một cách
xúc tích
CÁCH TRÌNH BÀY TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Cách 1. Trình bày theo thứ tự các nghiên cứu làm tổng quan

- Mỗi nghiên cứu viết thành 1 đoạn Nguyễn Văn A (20XX) làm gì, làm như thế nào, kết quả ra
sao; Nguyễn Thị B (20XX) làm gì, làm như thế nào, kết quả ra sao; Lê Văn C (20XX) làm gì,
làm như thế nào, kết quả ra sao

- 1 đoạn nhận định, đánh giá chung về ABC, liên hệ với sự lựa chọn của mình, làm căn cứ cho sự
lựa chọn của mình; Hoặc nhận định, đánh giá liên hệ này làm 1 đoạn ở cuối mỗi một nghiên
cứu được trình bày

- Việc tả cảnh làm gì, làm như thế nào, kết quả ra sao KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG VIỆC
nhận định, đánh giá chung về các nghiên cứu của ABC; từ đó, liên hệ với sự lựa chọn của mình,
làm căn cứ cho sự lựa chọn của mình

Cách 2. Trình bày theo thứ tự nội dung nhận định của mình

- Khác với cách 1, ở cách 2: Nội dung trình bày không cần thiết tả cảnh lại nội dung các nghiên
cứu trước làm gì, làm như thế nào và kết quả ra sao. Việc tham chiếu, trích dẫn nhằm mục đích
minh chứng, thuyết phục, làm cho đáng tin cậy, các nhận định, lập luận, cho những lựa chon
hay nội dung trình bày của mình
- Bước 1. Chốt nhận định, lựa chọn, lập luận--- có mấy nội dung này: Mỗi một nhận định, , lựa
chọn, lập luận: xây dựng thành 1 đoạn; hoặc hoặc 1 tiểu mục tùy quy mô trình bày
- Bước 2. Tập hợp những NC trước vào với các nhận định liên quan
- Bước 3. Sắp xếp ý tứ lại,
- Bước 4. Viết đoạn, hoàn thành tiểu mục
- Lưu ý: phái có trích dẫn 1 cách xúc tích
XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH HAY KHUNG KHÁI NIỆM

- Lưu ý khung phân tích hay khung khái niệm phản ánh bức tranh tổng thể về các nội dung các
anh chị làm và chỉ các nội dung các anh chị làm thôi; và thường không có nội dung về phân tích
thực trạng (mặc dù các anh chị có làm) trong khung khái niệm. Nội dung nào không làm thì bỏ
đi trong khung phân tích hay khung khái niệm
- Lưu ý dấu mũi tên thể hiện tương quan giữa 2 (hay 2 nhóm) khái niệm hay đo lường đại diện;
mũi tên chỉ nên làm 1 cấp bậc thôi
- Nhóm các đo lường đại diện hay các khái niệm thành các nhóm để khái quát nội dung phân tích
của tổng thể đề tài
- Nếu là khung phân tích thì phải chi tiết đến đo lường đại diện, còn khung khái niệm thì chỉ giới
hạn trình bày khái niệm thôi
- Hình vẽ và đi kèm với nội dung giải thích

You might also like