You are on page 1of 2

.

BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT PHÁP

Doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường pháp lý và chính trị. Môi trường này bao
gồm những luật lệ, quy định cùng sự kiểm soát cơ quan chính quyền. Yếu tố này tạo ra khuôn
khổ cho mối quan hệ kinh tế và xã hội.

Bối cảnh chính trị có tính ổn định được nhân dân ủng hộ sẽ phản ánh sự bền vững và tính toàn
vẹn của nền kinh tế toàn quốc, tạo điều kiện có lợi cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Nói cách
khác, chính trị lãnh đạo kinh tế, tạo điều kiện, vạch hướng đi đúng đắn cho kinh tế. Tháng
2/2022 vừa qua, đại dịch COVID-19 đầy cam go vừa trôi qua. Khi nền kinh tế vừa mới bước vào
giai đoạn phục hồi, chiến sự Nga – Ukraine bất ngờ nổ ra, giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế
vốn đã suy kiệt trong hai năm trước đó. Chính trị bất ổn, tất cả mọi thứ rơi vào đình trệ, vì thế chỉ
khi quyền lực chính trị được củng cố và hoàn thiện, thì nền kinh tế mới có khả năng phát triển.

Đảng và Nhà nước cùng hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế,
để bảo vệ các lợi ích rộng lớn của xã hội, tránh khỏi các hành vi sai lạc. Chính phủ vừa có thể ưu
tiên vừa có thể hạn chế. Chính phủ có thể thúc đẩy, khuyến khích mở rộng, phát triển thông qua
việc trợ cấp các nền công nghiệp được lựa chọn hay trợ giúp việc nghiên cứu, đồng thời có thể
hạn chế và điều chỉnh kinh doanh thông qua các điều luật kinh doanh thông qua các bộ luật, nghị
định, thông tư và các quyết định như bộ Luật Lao Động, Luật Thương Mại, Luật Doanh Nghiệp,
Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo Vệ Môi Trường v.v... Trong tương lai, có thể
luật và chính sách cũ không còn phù hợp với thực tế hoặc buộc phải thay đổi do yếu tố môi
trường, vì thế các doanh nghiệp phải dự đoán được xu hướng thay đổi, đồng thời nắm bắt được
điều luật của chính phủ để chủ động điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển.

Việc đặt ra pháp lý chi phối tất cả mọi tổ chức, cá nhân thực thi, đầu tiên là để bảo vệ lợi ích giữa
các doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều tán tụng việc kinh doanh nhưng lại muốn trung hòa nó
khi sự cạnh tranh ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vì thế hệ thống luật pháp tác động đến hành vi
của các doanh nghiệp, tạo nên sự duy trì một môi trường kinh doanh an toàn, công bằng và bình
đẳng cùng sân chơi lành mạnh, cơ hội kinh doanh tích cực, giảm thiểu việc phát triển hình thức
độc quyền. Thứ hai là để thiết lập mối quan hệ công bằng giữa người bán và người mua, đảm bảo
nhà sản xuất có trách nhiệm với sản phẩm cũng như khách hàng của mình, khuyến khích làm ăn
chân chính, xóa bỏ việc nối dối giá cả, chất lượng sản phẩm trong cuộc giao dịch không công
bằng.

Mọi hoạt động doanh nghiệp đều bị chi phối không trực tiếp thì gián tiếp từ Đảng và Nhà nước
thông qua các chính sách tài chính tiền tệ, thuế… Thí dụ như thuế GTGT góp phần điều tiết nền
kinh tế vô cùng hiểu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, điều chỉnh thu nhập, tạo điều kiện cho
hàng xuất khẩu cạnh tranh với thị trường quốc tế, mang tới sự cạnh tranh công bằng giữa hàng
hóa sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu.
BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ

Bối cảnh công nghệ bao gồm những tiến bộ, phát triển về mặt công nghệ, kỹ thuật trong một
ngành hay toàn xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng.

Toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0 diễn biến
với tốc độ rất nhanh, thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng thay đổi bởi đây là yến tố quyết
định năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Những công nghệ số ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự phát triển doanh nghiệp là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IOT), chuỗi khối
(blockchain), thực tế ảo (VR), điện toán đám mây, … tạo ra những cơ hội, đồng thời cũng là
thách thức đối với từng doanh nghiệp.

Công nghiệp mới tạo điều kiện sản xuất sản phẩm với giá thành rẻ đi đôi với chất lượng tốt, nâng
cao tính cạnh tranh. Ngày trước để thu hoạch nông sản, phải thuê hàng chục nhân công với quy
mô nhỏ và hàng tram đối với quy mô lớn, thế nhưng công nghệ cùng sự ra đời của máy móc,
thiết bị hiện đại đã rút ngắn thời gian cũng như chi phí thuê nhân công trong quá trình thu hoạch.
Đồng thời công nghệ cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm mới lạ,
hữu ích phục vụ nhu cầu hằng ngày cho người tiêu dung.

Cơ hội đi đôi với nguy cơ và thách thức. Sự ra đời của công nghệ làm tăng sự cạnh tranh giữa
các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn trong khâu sản xuất và giải quyết các sản phẩm lỗi thời đó. Sự đổi mới không ngừng
tạo áp lực nặng nề đè lên doanh nghiệp hiện hữu, buộc họ phải liên tục đổi mới để cạnh tranh với
các đối thủ.

You might also like