You are on page 1of 3

Các bạn nghĩ gì về tuổi trẻ?

Tuổi trẻ là tuổi có nhiều hoài bão ước mơ, là tuổi còn
đang ấp ủ những điều chưa đạt được hay là 1 bữa tiệc sôi động náo nhiệt, thậm chí
có thể là thần tượng một idol người nổi tiếng nào đó. Và chính vì vậy, câu chuyện
của Malala có khiến bạn thay đổi cái nhìn về tuổi trẻ không phải là cái cớ cho sự thờ
ơ không?

Cô bé Malala là 1 nhà hoạt động xã hội, cô đã đứng lên phản đổi việc cấm đoán phụ
nữa đi học và ngăn cấm việc phá hủy các trường học dành cho trẻ em. Malala đã
dám đứng lên để lên tiếng bảo vệ cho dù có bị bắn trọng thương nhưng cô không
nản chí thậm chí còn không quan tâm. Tất cả mọi người đều ủng hộ cô đều đứng về
phía cô nên chỉ mới 17 tuổi cô đã được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình. Vậy qua
câu chuyện ta hiểu tuổi trẻ là gì? Tuổi trẻ là cái tuổi đẹp nhất của thanh xuân, là cái
tuổi có những suy nghĩ bồng bột được nảy ra trong suy nghĩ của mình, là cái tuổi có
những khát khao hi vọng còn đang dang dở chưa thực hiện được. Người trẻ thường
có sự thờ ơ, thờ ơ với chính cuộc sống của mình, chúng ta đôi khi không hay biết
quý trọng những giá trị của cuộc sống, không cần biêt nhiều người đã nỗ lực bao
nhiêu công sức mồ hôi nước mắt cho mình để có cho chúng ta cuộc sống đầy đủ
như ngày hôm nay. Chính vì điều đó, ta thường có xu hướng không biết quý, không
biết trân trọng hạnh phúc mình đang có, không giữ gìn vun đắp nó. Chúng ta thậm
chí còn thờ ơ trước cả cuộc sống của cộng đồng, xã hội, ta không quan tâm không
cần biết tới những điều đang diễn ra trong cuộc sống hay làm lơ không giúp đỡ
những người khó khăn ở xung quanh. Vì vậy, ta mới có nhận thức nông cạn về cuộc
sống. Vai trò của tuổi trẻ với đời sống rất quan trọng chúng ta cần nhận ra được giá
trị của bản thân trong xã hội và cuộc sống này.

Vì sao tuổi trẻ thường được coi là cái cớ của sự thờ ơ ? Trước hết có 2 nguyên
nhân chủ yếu là khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do tuổi trẻ
còn là cái tuổi được bao bọc chở che, được sống một cuộc đời sung sướng không
cần phải lo nghĩ nhiều, tha hồ tận hưởng và làm những điều mình muốn và những
điều mình thích. Như ta có thể thấy trong một số nền giáo dục ở Việt Nam hay các
nước khác trên thế giới, tuổi trẻ thường không có tiếng nói của chính mình không
được nêu ra các ý kiến của mình mà nếu có nêu ra thì không được ghi nhận tiếng
nói của chính mình. Người trẻ thường dễ dàng thụ động, không chịu suy nghĩ mà chỉ
biết ỷ lại trông chờ vào người khác. Dù vậy, khi người trẻ có nói ra suy nghĩ của
mình thì lại chẳng được quan tâm.Chính vì thế, tuổi trẻ thường tự rút mình khỏi
những vấn đề những suy nghĩ khó bận tâm, hay khó nghĩ. Nguyên nhân chủ quan là
do đặc tính, đặc trưng của mỗi lứa tuổi từng giai đoạn khác nhau: người trẻ vô tư
đến mức vô tâm hay vô tình. Chỉ thích làm những điều mình thích chỉ quan tâm tới
những điều mính muốn biết. Nếu như có người hỏi về các xu hướng trên mạng xã
hội nào nổi hay các nghệ sĩ thần tượng nổi tiếng thì ta trả lời vanh vách đúng từng
chút một nhưng khi họ hỏi về các vấn đề chính trị kinh tế của nước ta thì lại không
biết gì. Chỉ vì do những người trẻ tuổi quá quen được sống trong cuộc sống bao
bọc, đầy đủ và vui sướng nên không cần quan tâm tới những điều ngoài kia.
Vì sao tuổi trẻ không phải là cái cớ cho sự thờ ơ? Bởi vì tuổi trẻ là tuổi sung sức,
tuổi dám nghĩ dám làm, dám thử thách bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, là
tuổi hồn nhiên vui tươi trong sáng nhất của thanh xuân. Người trẻ thường hay biết
yêu những cái đẹp trong xã hội và cuộc sống, biết tận hưởng những cái đẹp đó. Và
do tuổi trẻ chưa trải sự đời, chưa nếm trải đủ vị cay mặn của cuộc sống chưa được
tiếp xúc nhiều bên ngoài chưa bị bầm dập hay chưa có những khó khăn gian khổ
nên chưa biết hương vị của cuộc sống. Tuổi trẻ của mỗi con người chúng ta cần
đứng lên đấu tranh để bảo vệ cái đẹp bảo vệ những chân lí trước xã hội, trước cuộc
sống nhiều định kiến. Bởi ở đâu đó , tuổi trẻ vẫn còn là cái tuổi ham học hỏi, ham
hiểu biết, ham tìm hiểu về những điều mới lạ thú vị trong đời sống xã hội, để sáng
tạo ra được nhiều ý tưởng hay, đặc sắc. Chính trong câu chuyện của Malala, cô bé
vượt lên nhiều định kiến không ít nhiều những chỉ trích mà thậm chí còn là bị bắn
trọng thương nhưng cô bé Malala ấy vẫn đứng lên, lên tiếng bảo vệ và phản đối việc
phụ nữ không được đi học. Tuổi trẻ hay nhạy cảm, đôi lúc họ mượn những cái cớ để
trốn tránh những định kiến mà chính bản thân mình tự tạo ra.

Vì sao tuổi trẻ là cái cớ cho sự thờ ơ là một sự nguy hại?Bởi người trẻ bây giờ mà
còn thờ ơ như thế này thì không biết xã hội sau này thế nào. Cái ác, cái xấu sẽ dễ
dàng lên ngôi lấn át những cái đẹp cái hay trong cuộc sống. Hơn nữa, tiếng nói của
người trẻ tuổi có sức mạnh vang vọng cực kì lớn. Có một cô bé lớp 5 là Nguyễn
Nguyệt Linh cô bé đã gửi thư đến hơn 40 trường, cho rằng bóng bay thả lên trời sẽ
gây hại cho các loài vật -giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển. Giả sử nếu đó
là một bức thư của người lớn thì sẽ không có tiếng vang vọng như vậy nhưng đây
lại là bức thư của một cô bé lớp 5 nên tiếng nói của cô bé sẽ được nhiều người ủng
hộ và lắng nghe. Người trẻ tuổi không tranh thủ nói lên tiếng nói của mình nói lên
những điều mình muốn bộc lộ mà thơ ơ một các vô tâm đến vô cảm.

Vậy làm như thế nào để tuổi trẻ thoát khỏi được sự thờ ơ? Trước tiên, tuổi trẻ phải
có hiểu biết, ham hiểu biết, ham tìm tỏi và cố gắng tự tìm tòi tự học hỏi những điều
mới lạ. Tuổi trẻ thường quan tâm đến những vấn đề xung quanh không bao gồm xã
hội. Tuổi trẻ không thể thờ ơ bởi đây chính là biểu hiện của người vô tri vô minh, tuổi
trẻ cần có những hành động xã hội bên cạnh những việc học hành hoc tập. Hành
động xã hội ở đây không phải to tác vĩ đại lớn lao gì cả mà chính là những điều nhỏ
nhặt hàng ngày xung quanh ta như là chỉ cần khuyến khích mọi người cùng đổ rác
đúng nơi quy định, tham gia những dự án về cộng đồng xã hội và chúng ta không
ngại cất lên tiếng nói của chính bản thân mình trong một tập thể chung.

Đôi khi tuổi trẻ không phải là cái cớ cho sự thờ ơ không có nghĩa là chúng ta mất
quá nhiều thời gian về việc học hành, quá áp lực về những con số điểm số hay
những cuộc thi lớn đòi hỏi nhiều về tư duy của mình. Chúng ta đôi khi cũng nên nghỉ
một chút cho bản thân một vài ngày nghỉ để thư giãn chứ ta đừng nên phung phí
sức của mình quá nhiều vào một vấn đề nhỏ hay lớn nào đó. Đôi lúc ta cũng đừng
quá căng thẳng quá sốt ruột trong những cái mục tiêu mà mình đặt ra mình chưa
hoàn thành được như mình kì vọng hay mong muốn . “Mua cho mình một chút suy
tư một chút nhớ mong một chút bình yên”, cuộc đời là thế phải nỗ lực mới đạt được
thành công nhưng đôi khi ta cũng nên dừng lại một chút tận hưởng và trân trọng
cuộc sống này hơn

Malala Yousafzai - nhà đấu tranh vì quyền giáo dục của phụ nữ ở Pakistan đã chứng
minh cho ta thấy dù là già trẻ gái trai ta đều có thể đứng lên đấu tranh bảo vệ và
phản đối những việc nên và không nên làm vượt qua hết những định kiến của xã
hội. Vì vậy, chúng ta cần có những tiếng nói của chính bản thân mình.

You might also like