You are on page 1of 2

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
M.02B.LEC.CTĐM

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG VI SINH VẬT


MÃ BÀI GIẢNG: LEC24 - S2.2

Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ y khoa năm thứ hai
Thời lượng: 01 tiết (50 phút)
Số lượng: 200 sinh viên
Địa điểm: Giảng đường
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thanh Thúy (nguyenthanhthuy@hmu.edu.vn)
TS Lê Ngọc Anh
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày ba biện pháp chủ yếu mà vi sinh vật dùng để né tránh hệ thống miễn dịch của
vật chủ
2. Trình bày cơ chế bảo vệ đặc hiệu và không đặc hiệu chống vi sinh vật ngoại bào và nội
bào

1. Các khái niệm chính (key concepts)

1. Các biện pháp né tránh củ yếu của vi sinh vât


- Sự ẩn dật trong cơ thế vật chủ: cư trú ngay trong các tế bào của cơ thể chủ và ức
chế khả năng thực bào.
- Thay đổi kháng nguyên bề mặt: bằng cách thay đổi gen mã hóa, làm hệ miễn dịch
của cơ thể chủ không kịp đáp ứng.
- Tác dụng ức chế miễn dịch: Tấn công ngay vào các tế bào của hệ thống miễn dịch
cũng là một biện pháp rất hữu hiệu giúp vi sinh vật tồn tại và phát triển trong cơ thể chủ.
Bằng cách này chúng làm cho tế bào miễn dịch suy giảm cả về số lượng lẫn chức năng.
2. Miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Thực bào, hoạt hóa bổ thể và hoạt hóa phản ứng viêm.
- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể là đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bảo vệ chính
của cơ thể chống lại vi khuẩn ngoại bào.
3. Đáp ứng miễn dịch chống vi khuẩn nội bào.
- Miễn dịch không đặc hiệu: chủ yếu dựa vào thực bào.
- Miễn dịch đặc hiệu: Đáp ứng bảo vệ đặc hiệu với vi khuẩn nội bào chủ yếu là miễn
dịch qua trung gian tế bào
4. Đáp ứng miễn dịch với virus
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
- Miễn dịch không đặc hiệu: Tăng sản xuất IFN và tế bào NK tăng hoạt động.
- Miễn dịch đặc hiệu: Các kháng thể dịch thể đặc hiệu virus có vai trò quan trọng trong
giai đoạn sớm của qúa trình nhiễm, khi virus vẫn còn tự do chưa xâm nhập vào tế bào. Cơ
chế chính của miễn dịch đặc hiệu chống virus là vai trò của miễn dịch tế bào mà chủ yếu là
tế bào lympho độc CTL (Cytolytic Tlymphocyte), tức Tc.
5. Đáp ứng miễn dịch với ký sinh trùng
- Miễn dịch không đặc hiệu: Hoạt hóa bổ thể và thực bào.
- Miễn dịch đặc hiệu: Tăng sản xuất IgE đặc hiệu và tăng bạch cầu ái toan. Đáp ứng
miễn dịch tế bào cũng chỉ cho những hiệu qủa giới hạn.

2. Câu hỏi cần nghiên cứu (nếu có)


1.1. Vi sinh vật muốn xâm nhập vào cơ thể phải trải qua các hình thức đáp ứng nào?
1.2. Bản thân cùng là vi khuẩn thì có các hình thức đáp ứng gì xảy ra ( tụ cầu và lao)
1.3. Đế tồn tại trong cơ thể thì nó sẽ có cách gì để vượt qua các hàng rào?
3. Tài liệu học tập
- Sinh lý bệnh và Miễn dịch, phần “Miễn dịch học” - Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2015
4. Tài liệu tham khảo (chọn 2-3 TLTK dành cho sinh viên)
- Delves, Peter J.; Martin, Seamus J.; Burton, Dennis R.; Roitt, Ivan M. (2016). Roitt's
Essential Immunology, 13th Edition. Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell

Giảng viên biên soạn Xác nhận của Trưởng Bộ môn Xác nhận của Trưởng Module

You might also like